Đề tài Cơ cầu và quy trình nghiệp vụ của ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương

• Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay. • Kiểm tra việc xử lý phát sinh trong quá trình quản lý khoản vay. • Kiểm tra việc thanh lý HĐTD, HĐ bảo đảm tiền vay và giải chấp tài sản. • Kiểm tra giải chấp tài sản bảo đảm. • Rà soát việc nhập dữ liệu của khoản vay thuộc phần công việc của mình trên hệ thống INCAS. • Thực hiện kiểm tra, giám sát hồ sơ sau khi giải ngân. Trường hợp phát hiện các sai sót sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý, trình người có thẩm quyền xem xét giải quyết. • Ký xác nhận trên phiếu thông báo lỗi do phòng quản ký rủi ro cung cấp (nếu có)  Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện  Bố trí, đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, đề xuất của cán bộ tín dụng và yêu cầu hoàn thiệnm bổ sung các nội dung còn chưa đầy đủ theo quy định.  Sau khi đọc biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, biên bản kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, báo cáo phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và quan hệ tín dụng phù hợp phải ghi "đã xem" và ký tên.  Đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS của cán bộ tín dụng; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc phần hành công việc của mình.  Ghi rõ ý kiến trên tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý của cán bộ tín dụng và trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định (nếu có).

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ cầu và quy trình nghiệp vụ của ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỘT KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG I. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Chương Dương 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương Tên đơn vị: Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương Trực thuộc: Ngân hàng Công thương Việt Nam Tên giao dịch: Vietinbank MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH TRỤ SỞ CHÍNH 32/298 Ngọc Lâm-Q.Long Biên- HN Phòng giao dịch Tràng An 175 - Giảng Võ - Q.Đống Đa - HN Phòng giao dịch Hà Thành 83 Hàng Điếu - Q.Hoàn Kiếm - HN Phòng giao dịchThành Công 21 - Huỳnh Thúc Kháng - HN Điểm giao dịch 60 07 - Hàng Giấy - Q.Hoàn Kiếm - HN Điểm giao dịch 62 156 Nguyễn Sơn - Q.Long Biên -HN Điểm giao dịch 63 124 Quán Thánh - Q.Ba Đình - HN Điểm giao dịch 78 135 Nguyễn Văn Cừ-Q.Long Biên-HN Điểm giao dịch 79 147 Ngô Gia Tự - Q.Long Biên - HN Điểm giao dịch 88 28 Tăng Bạt Hổ - Q.Hai Bà Trưng - HN Điểm giao dịch 89 30 Tràng Tiền - Q.Hoàn Kiếm - HN Điểm giao dịch 99 809 Giải Phóng - Q.Hoàng Mai - HN Điểm giao dịch 68 106 Ngọc Lâm - Q.Long Biên - HN Điểm giao dịch 69 55R Đức Giang - Q.Long Biên - HN 2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh. Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT) chi nhánh Chương Dương được thành lập từ tháng 8 năm 1988, trên cơ sở tách Ngân hàng Nhà nước huyện Gia Lâm thành chi nhánh NHCT Chương Dương và chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Gia Lâm. Chi nhánh Chương Dương là chi nhánh ngân hàng cơ sở trực thuộc chi nhánh NHCT Hà Nội, đến đầu năm 1993 được nâng cấp thành chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương trực thuộc NHCT Việt Nam. Từ một chi nhánh có quy mô nhỏ, nguồn vốn khi mới thành lập chỉ có 13 tỷ đồng nay đã lên tới 520 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay ngày thành lập là 5,7 tỷ đồng nay lên tới 420 tỷ đồng. Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước, nay các mặt hoạt động của ngân hàng đã phát triển đa dạng, bao gồm: huy động vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu banừg VND và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh. Năm đầu thành lập chỉ có 344 khách hàng giao dịch, trong đó có 80 khách hàng vay vốn, đến nay đã có 1800 khách hàng, trong đó có 1400 khách hàng vay vốn. Khách hàng của chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương trước đây chủ yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm, nay nhiều khách hàng nội thnàh, Đông Anh, Từ Sơn cũng đến mở tài khoản và vay vốn. Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chủ yếu ở Hội sở và 4 quỹ tiết kiệm ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên và Gia Lâm. Với sự tăng trưởng và phát triển tốt trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh đã thành lập thêm 3 phòng giao dịch (PGD) ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên, Đông Anh và 4 quỹ tiết kiệm trong đó 3 quỹ ở nội thành và 1 quỹ ở Sài Đồng. Riêng phòng giao dịch Đông Anh đã được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam từ tháng 1 năm 1997. Hiện nay, chi nhánh đã mở thêm 3 phòng giao dịch tại nội thành, gồm có: PGD Hà Thành (83 - Hàng Điếu), PGD Thành Công (21 - Huỳnh Thúc Kháng), PGD Tràng An (175 - Giảng Võ). Trong những năm hoạt động, chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương được sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Gia Lâm, NHCT Việt Nam và chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội, chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương đã không ngừng đổi mới, năng động sáng tạo và vương lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành, đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số chi nhánh lớn của hệ thống NHCT Việt Nam. II. Tổ chức bộ máy và các hoạt động chủ yếu của NHCT chi nhánh Chương Dương 1. Tổ chức bộ máy của NHCT chi nhánh Chương Dương Chi nhánh NHCT Chương Dương, đứng đầu là ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và 3 phó Giám đốc, chi nhánh có 10 phòng ban với đội ngũ nhân viên hơn 165 người, trong đó nhiều nhân viên trẻ với nhiệt huyết, năng động và trình độ cao. Về cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHCT chi nhánh Chương Dương Ban giám đốc Phòng kế toán Phòng tổng hợp Phòng thông tin - điện toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức - hành chính Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý nợ có vấn đề Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân 2. Các hoạt động chủ yếu của NHCT chi nhánh Chương Dương NHCT Chương Dương được huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ từ mọi nguồn trong nước dưới các hình thức chủ yếu sau: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của tất cả các tổ chức dân cư: Huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại kỳ hạn. Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh. Trực tiếp thực hiện hoặc làm đại lý cho thuê tài chính theo sự ủy nhiệm của Tổng giám đốc hoặc Công ty tài chính NHCT Việt Nam. Chiết khấu các chứng từ có giá. Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước giữa các khách hàng. Tham gia đấu thầu mua tría phiếu, tín phiếu Chính phủ, trái phiếu NHNN, Kho bạc Nhà nước trên thị trường mở do NHNN tổ chức khi được TGĐ cho phép. Dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư dự án theo yêu cầu. Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng. Các dịch vụ khác như: dịch vụ rút tiền tự động ATM, Home Banking… 3. Định hướng và phương châm hoạt động của chi nhánh Chi nhánh Chương Dương là một đơn vị thành viên của Ngân hàng Công Thương Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực NHTM. Chi nhánh Chương Dương hoạt động theo mô hình một cửa, cung cấp sản phẩm , dịch vụ ngân hàng truyền thống và hịên đại theo tiêu chuẩn của các ngân hàng khu vực. Với chính sách và định hướng khách hàng của chi nhánh Chương Dương: chi nhánh cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các nhu cầu về sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của cá nhân. Chi nhánh Chương Dương luôn mong muốn đem lại cho khách hàng nhữn sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất và nhiều tiện ích nhất. Về chính sách sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng Công Thương Việt Nam xác định chi nhánh Chương Dương là đơn vị đi đầu về phát triển và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo mô hình của các ngân hàng hiện đại trên thế giới hiện nay. Phương châm hợp tác toàn diện, phát triển bền vững, hướng tới tương lai đã và đang được chi nhánh Chương Dương thực hiện có hiệu quả nhằm hướng tới nhóm khách hàng sẵn có và nhóm khách hàng tiềm năng. III. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc NHCT chi nhánh Chương Dương Căn cứ quyết định số 704/QĐ - NHCT1 của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT, đồng thời dựa trên tình hình thực tế tế tại đơn vị, chi nhánh NHCT Chương Dương được tổ chức thành 11 phòng, ban với các chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng như sau: 1. Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở sát nhập phòng khách hàng doanh nghiệp lớn với phòng khách hàng 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ). 1.1. Chức năng Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dich với khách hàng là các doanh nghiệp; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Phòng là bộ phận trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. 1.2. Nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam; lám đầu mối bán các sản phẩm của ngân hàng đến khách hàng là các doanh nghiệp; nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng doanh nghiệp. Thẩm định, xác đinh, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT Việt Nam Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT Việt Nam Đưa ra các đề xuất chấp thuận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký; Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản vay. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCT Việt Nam Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT Việt Nam. Cập nhật và phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quna hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. Phản ánh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng Làm công tác khác khi được Giám đốc giao. 2. Phòng khách hàng cá nhân 2.1. Chức năng Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. 2.2. Nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và NHCT Việt Nam. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam; làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam đến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là cá nhân. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT Việt Nam Đưa ra các đề xuất chấp nhận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký; Theo dõi các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCT. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Điểm giao dịch; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngân hàng cho Điểm giao dịch; kiểm tra giám sát các hoạt động của Điểm giao dịch theo quy chế tổ chức hoạt động của Điểm giao dịch. Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trogn cơ chế nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng Làm công tác khác khi được Giám đốc giao. 3. Phòng quản lý rủi ro 3.1. Chức năng Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng…chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCT Việt Nam và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kỳ để: - Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế…phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương. - Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng Thực hiện thẩm định độc lập (theo cấp độ quy định của NHCT Việt Nam hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc tái thẩm định: - Thẩm định, xác đinh giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết định; - Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các quy định của NHCT trong từng thời kỳ hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng (HĐTD) chi nhánh - Thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở. Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng chi nhánh. Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích lập dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo quy đinh hiện hành. Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh; Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng tại chi nhánh (đối với những khoản vay /dự án/khách hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro tham gia quản lý theo các quy định của NHCT Việt Nam) sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ thủ tục tín dụng do các phòng liên quan lập, đảm bảo tuân thủ theo đúng điều kiện của khoản tín dụng đã được duyệt; - Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu khoản tín dụng vào hệ thống máy tính của phòng có liên quan sau khi cấp tín dụng, đảm bảo sự chính xác, phù hợp về hồ sơ tín dụng trên máy tính và trên giấy. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc NHCT Việt Nam. Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm. Tham gia HĐTD, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro theo quy định của NHCT Việt Nam hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh/Chủ tịch HĐ Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về qủn lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán,…của NHCT Việt Nam nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro. Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng có liên quan tại chi nhánh và trụ sở chính NHCT Việt Nam khi có yêu cầu. Làm đầu mối liên hệ với trung tâm thông tin tín dụng NHNN trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo quy định của NHNN. Lưu trữ hồ sơ số liệu, lập báo cáo theo quy định hiện hành và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và NHCT Việt Nam. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. 4. Phòng quản lý nợ có vấn đề 4.1. Chức năng Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nahừm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. 4.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu chủ trương, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của các ngành và NHCT Việt Nam có liên quan đến hoạt động ngân hàng để thực hiện xử lý, thu hồi các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro: - Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khaỏn nợ quá hạn (gốc lãi), thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này; - Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm nợ vay có vấn đề phù hợp với quy đinh của pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ; - Thực hiệ phân loại nợ, tính toán trích dự phòng rủi ro, phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của chi nhánh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHCT Việt Nam Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lý của chi nhánh. Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của NHCT Việt Nam trình cấp có thẩm quyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng (nếu có) theo yêu cầu của NHCT Việt Nam. Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam. Tham gia HĐTD, HĐ xử lý rủi ro, HĐ miễn giảm lãi theo yêu cầu của Chủ tịch HĐ. Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ có vấn đề và tài sản bảo đảm tồn đọng. Làm các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và NHCT Việt Nam. 5. Phòng kế toán 5.1. Chức năng Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch; quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. 5.2. Nhiệm vụ Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; nhận các dữ liệu/tham số mới nhất từ NHCT Việt Nam; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: - Mở/đóng các tài khoản (ngoại tệ và VND) - Thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền từ tài khoản; - Bán séc, ấn chỉ thường…cho khách hàng theo quy định; - Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND; chuyển tiền ngoại tệ. - Thực hiện các giao dịch về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phi thương mại…, - Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xóa nợ…; - Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng từ có giá theo quy định; - Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động); - Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két…) - Hạch toán các khoản mua, bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của NHNN, NHCT, do bộ phận kinh doanh ngoại tệ chuyển sang (có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền). Thực hiện kiểm soát sau: - Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh - Thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VND) với trụ sở chính; tra soát với ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch vủa doanh nghiệp và cá nhân; - Kiểm tra, đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán; - Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu. lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định; - Kiểm soát sau tất cả các bút toán giao dịch, điều chỉnh của phòng giao dịch, điểm giao dịch theo quy định. Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng. Quản lý thông tin: - Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng; - Quản lý mẫu dấu chữ ký của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân; Quản lý séc và giáy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc…của các giao dịch viên và toàn chi nhánh. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày (quỹ tiền mặt của các giao dịch viên); thực hiện việc kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với phòng tiền tệ kho quỹ theo quy định. Lưu trữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy định hiện hành. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo hướng dẫn của NHCT. Tổ chưc quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh; phối kết hợp với phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định…xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc chi nhánh quyết định. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định; là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng 6. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu 6.1. Chức năng Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh 6.2. Nhiệm vụ Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp - Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu; thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu; - Thực hiện các nghiệp vu nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu (nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm bộ chứng từ, nhờ thu séc thương mại); - Phối hợp với phòng khách hàng doanh nghiệp để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối; - Phát hành thông báo bảo lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm vi được ủy quyền; - Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc; Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ: - Xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn chi nhánh; - Thực hiện nghiệp vụ liên quan để ký kết hợp đồng mua, bán ngoại tệ (chuyển khoản) với các tổ chức kinh tế, cá nhân, chuyển phòng kế toán để hạch toán kế toán theo quy định - Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý Hỗ trợ phòng kế toán thực hiện chuyển tiền nước ngoài (nếu cần): kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục của các khoản chuyển tiền khác theo quy định Phối hợp với bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng kế toán kiểm soát, đối chiếu các bút toán phát sinh trên tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các khoản sai sót, chênh lệch theo quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán hiện hành. Phối hợp với các phòng khách hàng thực hiện công tác tiếp thị để khai thức nguồn ngoại tệ cho chi nhánh; tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu. Tham gia HĐTD, HĐ miễn giảm lãi, HĐ xử lý rủi ro (khi có yêu cầu). Tổng hợp báo cáo, lưu giữ chứng từ, tài liệu theo quy định. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ 7. Phòng tiền tệ kho quỹ 7.1. Chức năng Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam; Ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. 7.2. Nhiệm vụ Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND & ngoại tệ, thẻ trắng thẻ tiết kiẹm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp..) theo đúng quy định của NHNN & NHCT Việt Nam. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. Phối hợp với phòng kế toán, tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, các NHCT trên địa bàn, các điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý; lập kế hoạch sữa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời; làm các báo cáo theo quy định của NHNN & NHCT Việt Nam. Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. 8. Phòng tổ chức - hành chính 8.1. Chức năng Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. 8.2. Nhiệm vụ Thực hiện các quy đinh về chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.. Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sữa chữa nhà làm việc, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh; Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết.. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan Tổ chức thực hiện công tác y tế tại cơ quan. 9. Phòng thông tin điện toán 9.1. Chức năng Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh; bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. 9.2. Nhiệm vụ Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy Bảo trì bảo dưỡng hệ thống thiết bị ngoại vi, mạng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để đề xuất các sản phẩm mới và công nghệ mới đưa ra các yêu cầu về nâng cấp, sửa đổi hệ thống; triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh. Thiết kế nghiệp vụ đầu mối về thẻ Kết hợp với các phòng nghiệp vụ khác thực hiện quản lý, duy trì về kỹ thuật các hoạt động giao dịch ngoài quầy trên các kênh giao dịch của NHCT (như: ATM, EBANK, TELEPHONE BANKING và các sản phẩm thương mại). 10. Phòng tổng hợp 10.1. Chức năng Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. 10.2. Nhiệm vụ Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh; Làm đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN & NHCT Việt Nam Làm công tác thi đua của chi nhánh Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình NHCT Việt Nam quyết định; là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học của chi nhánh. IV. Những kết quả đạt được trong thời gian qua 1. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng * Thuận lợi - Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với tốc độ cao, môi trường kinh tế, xã hội, chính trị ổn định, các chương trình kinh tế trọng điểm các dự án lớn được triển khai mạnh và phát huy hiệu quả. - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo NHCT VN và ban giám đốc Ngân hàng nhà nước TP Hà Nội. - Truyền thống đoàn kết và ý chí thồng nhất và quyết tâm cao để giữ vững truyền thống là đơn vị xuất sắc dẫn đầu hệ thống, cộng với đội ngũ cán bộ được đào tạo khá cơ bản và đầy đủ. - NH là đơn vị được áp dụng những chương trình, hệ thông phần mềm hiện đại nhất trong toàn hệ thống. - NH đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9000 – 2000, đồng thời dự án hiện đại hóa Ngân hàng đã đi vào hoạt động và sự tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ và lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của NH. * Khó khăn: - Tình hình chính trị kinh tế thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi. Xung đột chiến tranh tại nhiều điểm nóng trên thế giới, có sự phát triển không ổn định của một số nền kinh tế lớn trên thế giới. - Nền kinh tế trong nước tuy có sự tăng trưởng phát triển nhưng phải chịu không ít những trở ngại do thiên tai dịch bệnh, nhất là sự biến động về giá cả và lạm phát trong thời gian qua. - Tiềm lực về vốn của nền kinh tế hạn chế, quá trình cải cách các doanh nghiệp còn chậm. Thêm vào đó là sự cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng ngày càng gay gắt, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận càng ít và khoảng chênh lệch thu chi tính trên một đồng vốn ngày càng bị thu hẹp. - NH là 1 trong những đơn vị đầu tiên được thí điểm thực hiện dự án HĐH, không có những kinh nghiệm của những đơn vị đi trước, đồng thời lại diễn ra trong thời điểm gần cuối năm. Do đó những trở ngại ban đầu của chương trình mới cộng với khối lượng công việc lớn dồn vào cùng một thời điểm là những khó khăn không nhỏ phải đối mặt và vượt qua. 2. Kết quả đạt được của NHCT chi nhánh Chương Dương trong những năm gần đây. 2.1. Công tác huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì huy động vốn được xem là một trong những khâu trọng yếu. Với phương châm “nhận gửi để cho vay”. Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như nhận tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức với nhiều kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng được trả lãi trước hoặc trả lãi sau. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu bằng đồng nội tệ để tăng thêm nguồn vốn dài hạn cho Ngân hàng. Sử dụng nhiều biện pháp huy động vốn, trong những năm qua ngân hàng đã đạt được các kết quả sau: Bảng 1:Tình hình huy động vốn tại NHCT Chương Dương: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % tăng Số tiền Tỷ trọng % tăng Tổng vốn huy động 3128 100 4120 100 31,71 5290 100 28,4 1. Theo khách hàng gửi Tiền gửi của các TCKT 2095 66,9 2727 66,2 30,2 3099,3 58,6 13,65 Tiền gửi dân cư 1033 33,1 1393 33,8 35 2190,7 41,4 57,26 2. Phân theo thời gian Không kỳ hạn 1000,9 31,9 1094,4 26,56 9,34 1262 23,86 15,31 Có kỳ hạn 2127,1 68,1 3025,6 73,44 42,24 4028 76,14 33,13 3. Phân theo đơn vị tiền VNĐ 2502,4 80 3310,2 80,35 32,28 4021 76,01 21,5 USD quy ra VNĐ 625,6 20 809,8 19,65 29,44 1269 23,99 56,7 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của NHCT chi nhánh Chương Dương) 2.2. Hoạt động sử dụng vốn của NHCT chi nhánh Chương Dương Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống và trọng tâm mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM, ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và kinh doanh số vốn đó nhằm thu lợi nhuận. Sử dụng vốn “an toàn – hiệu quả” là phương châm hoạt động của NHCT Chương Dương. Ngân hàng thực hiện đầu tư tín dụng cho mọi thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định cho khách hàng. Trong những năm qua quan hệ tín dụng của ngân hàng được mở rộng. Việc tập hợp thông tin, đánh giá, phân loại khách hàng được thực hiện thườn xuyên đã tạo ra sự gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng. Nhờ đó dư nợ tín dụng luôn tăng trưởng lành mạnh qua các năm. Bảng 2:Doanh số cho vay - Thu nợ - Dư nợ Đơn vị :tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 A. Doanh số cho vay 1647,631 1662,615 3020 I. Cho vay ngắn hạn 1367,212 1403,736 2818,739 1. Cho vay bằng VNĐ 1018,541 1128,984 1826,361 2. Cho vay bằng ngoại tệ qui VNĐ 348,671 274,752 992,378 II. Cho vay trung hạn – dài hạn 280,419 258,879 201,261 1. Cho vay bằng VNĐ 280,29 258,395 200,986 2. Cho vay bằng ngoại tệ qui VNĐ 0,129 0,484 0,275 III. Cho vay tài trợ uỷ thác đầu tư 0 0 0 1. Cho vay bằng VNĐ 0 0 0 2. Cho vay bằng ngoại tệ qui VNĐ 0 0 0 B. Doanh số thu nợ 1579,176 1586,009 2157,775 I.Thu nợ ngắn hạn 1369,381 1379,021 1946,438 1. Thu nợ bằng VNĐ 1368,918 1378,543 1945,465 2. Thu nợ bằng ngoại tệ 0,463 0,478 0,973 II. Thu nợ trung - dài hạn 209,795 206,988 211,337 1. Thu nợ bằng VNĐ 209,769 206,943 211,251 2. Thu nợ bằng ngoại tệ 0,026 0,045 0,086 III. Thu nợ bằng VTTUTĐT 0 0 0 1. Thu nợ bằng VNĐ 0 0 0 2. Thu nợ bằng ngoại tệ 0 0 0 C. Dư nợ 1649 1768 1826 I. Dư nợ ngắn hạn 769,395 792,13 869 1. Dư nợ bằng VNĐ 569,695 583,675 613,798 2. Dư nợ bằng ngoại tệ 199,7 200,455 255,202 II. Dư nợ trung – dài hạn 878,888 975,87 957 1. Dư nợ bằng VNĐ 687,388 805,731 796,813 2. Dư nợ bằng ngoại tệ 191,5 170,139 160,187 III. Dư nợ cho vay bằng TTUTĐT 0 0 0 1. Dư nợ bằng VNĐ 0 0 0 2. Dư nợ bằng ngoại tệ 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của NHCT chi nhánh Chương Dương) 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3:Lợi nhuận của NHCT Chương Dương. Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng lợi nhuận của NH 102,8 150,585 218,205 Lợi nhuận từ hđtd 101,782 148,296 216,241 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Chương Dương) PHẦN HAI CƠ CẦU & QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1. Cơ cấu của phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng doanh nghiệp gồm 17 cán bộ, bao gồm: trưởng phòng, 3 phó phòng phụ trách và 13 cán bộ tín dụng. Hiện tại, phòng khách hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với khoảng 120 doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Chương trình tiết kiệm năng lượng. Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp phụ trách công tác quản lý rủi ro, phát triển nguồn vốn; phụ trách công tác học tập, triển khai văn bản; tiếp thị khách hàng, theo dõi trực tiếp các khách hàng quan trọng và 10 khách hàng khác. Phó phòng 1 phụ trách công việc theo sự phân công của trưởng phòng, thay trưởng phòng khi trưởng phòng vắng mặt; phụ trách chung công tác tiếp thị khách hàng; phụ trách công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu phát triển hoạt động kinh doanh; phụ trách gián tiếp 18 khách hàng. Phó phòng 2 thay trưởng phòng và phó phòng 1 khi cả hai đều vắng mặt; thực hiện công tác tiếp thị khách hàng; phụ trách công tác phát triển thẻ; phụ trách và thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tại phòng; theo dõi quản lý trực tiếp Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam; phụ trách công rác báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất của phòng; phụ trách gián tiếp 15 khách hàng. Phó phòng 3 thay trưởng phòng, phó phòng1,2 khi cả ba đều vắng mặt; phụ trách cho vay chứng khoán; thực hiện công tác tiếp thị khách hàng; phụ trách cho vay Chương trình tiết kiệm năng lượng; phụ trách triển khai, thực hiện chương trình INCAS; phụ trách gián tiếp 21 khách hàng. Cán bộ tín dụng 1,2 có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo thống kê của phòng và phụ trách 16 khách hàng Cán bộ tín dụng 3,4 thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của phòng và phụ trách 16 khách hàng Cán bộ tín dụng 5 phụ trách chương trình cho vay tiết kiệm năng lượng và 8 khách hàng Cán bộ tín dụng 6,7,8,9 thực hiện công tác tiếp thị khách hàng; thực hiện công tác văn thư lưu trữ văn bản của phòng; làm công tác báo cáo thống kê đột xuất, định kỳ; hỗ trợ cán bộ tín dụng, phòng trong công tác tín dụng Cán bộ tín dụng 10,11,12,13 thực hiện các công việc khác theo sự phân công của trưởng phòng và phụ trách 16 khách hàng. Khi phòng tiếp thị được thêm khách hàng mới thì căn cứ theo từng cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng sẽ phân công phụ trách thêm khách hàng mới cho từng cán bộ tín dụng. 2. Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng tại phòng khách hàng doanh nghiệp. Bước 1: Trước khi giải ngân Cán bộ tín dụng thực hiện Kiểm tra hồ sơ pháp lý Kiểm tra hồ sơ khoản vay Kiểm tra hồ sơ đảm bảo tiền vay Kiểm tra hồ sơ giải quyết cho vay Kiểm tra hình thức và nội dung của HĐTD, HĐ bảo đảm tiền vay Kiểm tra việc nhập dữ liệu của khoản vay thuộc phần hành công việc của mình trên hệ thống INCAS. Thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện kịp thời các thiếu sót trên hồ sơ được phát hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát. Trường hợp các sai sót được phát hiện sau khi khoản vay đã được người có thẩm quyền phê duyệt, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định hiện hành, trình người có thẩm quyền giải quyết. Ký xác nhận phiếu thông báo lỗi do phòng quản lý rủi ro cung cấp (nếu có). Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện Bố trí đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, đề xuất của cán bộ tín dụng và yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các nội dung còn chưa đầy đủ theo quy định Đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS của cán bộ tín dụng; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc phần hành công việc của mình. Ghi rõ ý kiến trên tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý của cán bộ tín dụng và trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định (nếu có). Sau đó, hồ sơ tín dụng được chuyển qua phòng quản lý rủi ro để kiểm tra, rà soát lại các yếu tố rủi ro về hồ sơ khách hàng và hồ sơ liên quan đến khoản vay trên cơ sở hồ sơ do phòng khách hàng doanh nghiệp cung cấp. Bước 2: Trong khi giải ngân Cán bộ tín dụng thực hiện Kiểm tra điều kiện giải ngân Kiểm tra nội dung giải ngân Kiểm tra việc xử lý phát sinh khi giải ngân Rà soát lại việc nhập dữ liệu của khoản vay thuộc phần công việc của mình trên hệ thống INCAS. Thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện kịp thời các thiếu sót trên hồ sơ được phát hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát. Trường hợp phát hiện các sai sót sau khi khoản vay đã được giải ngân, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định hiện hành, trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Ký xác nhận phiếu thông báo lỗi do phòng quản lý rủi ro (nếu có). Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện Bố trí đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, đề xuất của cán bộ tín dụng và yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các nội dung còn chưa đầy đủ theo quy định Đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS của cán bộ tín dụng; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc phần hành công việc của mình. Ghi rõ ý kiến trên tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý của cán bộ tín dụng và trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định (nếu có). Bước 3: Sau khi giải ngân Cán bộ tín dụng thực hiện Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Kiểm tra việc xử lý phát sinh trong quá trình quản lý khoản vay. Kiểm tra việc thanh lý HĐTD, HĐ bảo đảm tiền vay và giải chấp tài sản. Kiểm tra giải chấp tài sản bảo đảm. Rà soát việc nhập dữ liệu của khoản vay thuộc phần công việc của mình trên hệ thống INCAS. Thực hiện kiểm tra, giám sát hồ sơ sau khi giải ngân. Trường hợp phát hiện các sai sót sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý, trình người có thẩm quyền xem xét giải quyết. Ký xác nhận trên phiếu thông báo lỗi do phòng quản ký rủi ro cung cấp (nếu có) Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện Bố trí, đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, đề xuất của cán bộ tín dụng và yêu cầu hoàn thiệnm bổ sung các nội dung còn chưa đầy đủ theo quy định. Sau khi đọc biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, biên bản kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, báo cáo phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và quan hệ tín dụng phù hợp phải ghi "đã xem" và ký tên. Đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS của cán bộ tín dụng; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc phần hành công việc của mình. Ghi rõ ý kiến trên tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý của cán bộ tín dụng và trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định (nếu có).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37227.doc
Tài liệu liên quan