Công ty giầy Thượng Đình với quy mô sản xuất lớn , sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn và phong phú ,đa dạng nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm từng đơn đặt hàng được chính xác là một vấn đề hết sức cần thiết . Qua thời gian thực tập tại công ty, tôi đã hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp với đề tài “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty giầy Thượng Đình ”.
92 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin kinh tế và hạch toán chung toàn doanh nghiệp.
Tại các phân xưởng sản xuất:nhân viên thống kê tại phân xưởngco nhiệm vụ theo dã từ khâu nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến lúc giao sản phẩm cho công ty và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho công nhân viên.
Tại phòng kế toán – tàI chính của công ty:
Mô hình bộ máy kế toán của công ty gồm 11 người và họ được phân công những việc cụ thể .
- Kế toán trưởng: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán theo chế độ quy định . Hoạch toán tổnghợp từng tháng, lập bảng cân đối kế toán hàng quý , năm . Kiểm tra và ký các chứng từ thanh toán , các phiếu thu , phiếu chi , ,phiếu nhập kho và hồ sơ vay vốn . Đề xuất với giám đốc về công tác quản lý tài chính , giá cả .
- Kế toán phó : Giúp việc và thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng , chịu trách nhiệm với kế toán trưởng phần việc được phân công . Ngoài ra trực tiếp làm kế toán thành phẩm và tiêu thụ , kế toán các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước .
- Kế toán thanh toán bảo hiểm xã hội , quỹ tiền mặt : kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu , phiếu chi . Tính và trích các khoản bảo hiểm xã hội , bảo hiểmt y tế, kinh phí công đoàn hạch toán và quýêt định theo quy định
- Kế toán thanh toán với ngưoi bán : Theo dõi chi tiết với từng công nợ thanh toán với từng đơn vị bán hàng trong nước và các công ty nước ngoài . Đối chiếu các vật tư hàng nhập với hoá đơn xác định công nợ phải thanh toán với công ty nước ngoài .
- Kế toán vật tư ( ba người ) :Hàng ngày giám sát vật tư nhập kho , ký xác nhận vế số lượng và chủng loại vật tư nhập kho đảm bảo chính xác . Đối chiếu các phiếu xuất kho của từng phân xưởng và định mức vật tư cấp theo đơn đặt hàng của phòng kế hoạch vật tư trước khi đưa cho phụ trách phong ký . Đôn đốc việc viết phiếu nhập kho , xuất kho vật tư kịp thời ( tránh các trường hợp để các sổ sách âm ) . Phát hiện và đề xuất với lãnh đạo các loại vật tư tồn kho ứ đọng . Kiến nghị với lãnh đạo các loại vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng và biện pháp xử lý .
- Kế toán tài sản cố định _công cụ đụng cụ : hàng tháng theo dõi và hạch toán sự biến động tăng giảm tàI sản cố định căn cứ vào số lượng và nguyên giá tài sản cố định để trích khấu hao . Sau đó phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng liên quan . Theo dõi hạch toán công việc nhập xuất và sử dụng công cụ dụng cụ hàng tháng , theo dõi nguồn vốn tài sản cố định .
Tham gia vào các công việc có liên quan như thanh lý với cấp trên các loại vật tư ứ đọng , tài sản cố định tồn kho
- Kế toán tiền lương , thanh toán tạm ứng : Căn cứ vào ngày công và tiền lương khoán đã được phòng Hành chính _ Tài chính xác nhận kế toán tiền lương tính tiền lương và các khoản phụ cấp của từng người ở các bộ phận phòng ban . Kiểm tra đối chiếu tiền lương từng phân xưởng và toàn công ty . Phân bổ tiền lương theo quy định , theo dõi tạm ứng các khoản vay mượn của từng đối tượng .
- Kế toán ngân hàng , tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các khoản chứng từ thanh toán hợp đồng kinh tế đã được phê duyệt lập uỷ nhiệm chi chuyển thanh toán với khách hàng . Hạch toán các chứng từ với ngân hàng , theo dõi các khoản thu chi số dư trên tài khoản tiền gửi , tiền vay giúp lãnh đạo cân đối tình hình tàI chính của công ty . Hàng tháng tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất cho tưng đơn đặt hàng , tính giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành sang tháng sau . Lập biểu tính giá thành thực tế và so sánh vơi giá bán .
- Thủ quỹ hàng ngày căn cứ vào phiếu thu , phiếu chi đã được phụ trách phòng xem xét kỹ ( phiếu chi phải đựơc giám đốc phê duyệt , thực hiện thu và chi tiền đối với khách hàng, cuối ngày vào sổ tổng hợp thu chi _ tồn qũy . chi tiêu tới các tổ chức sản xuất tại phân xưởng vào kỳ lương . II Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty giầy Thượng Đình .
1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất ở công ty .
Để thuận tiện và đảm bảo sự phù hợp giữa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , để đơn giản hoá công tác tính giá thành , chi phí sản xuất ở công ty được phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm . Như vậy chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm (giá thành công xưởng ) ở công ty gồm :
_ Chi phí NVL trực tiếp
_ Chi phí nhân công trực tiếp
_ Chi phí sản xuất chung
+ Trong đó:
_ Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty là khoản chi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản xuất ( từ 58% - 70%) . Đối với khoản chi phí này , kế toán ở công ty sử dụng TK 621 – chi phí NVL trực tiếp để hạch toán . Chi phí NVL trực tiếp ở công ty gồm NVL chính và vật liệu sử dụng trực tiếp .
+ Chi phí về nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất từng đơn đặt hàng phát sinh chủ yếu ở phân xưởng Bồi-Cát và phân xưởng Cán , tỷ lệ của khoản chi này trong giá thành của từng đơn đặt hànglà rất khác nhau , mức độ giao động tương đối lớn chính vì vậy mà kế toán nguyên vật liệu chính chiếm một vị trí đáng kể trong công tác quản lý chi phí .
+ Chi phí NVL chính cho sản xuất trực tiếp bao gồm:……..là những nguyên vật liệu tạo lên đôi giày như vải bạt ,cao su , hoá chất.
+ Chi phí NVL phụ cho sản xuất trực tiếp gồm dây giầy , dây xăng , kếp…Khoản chi nàycủng chiếm tỷ trọng không ổn định trong giá thành sản xuất của các đơn hàng
- Chi phí nhân công trực tiếp :
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH , BHYT , KPCĐ )19% của công nhân trực tiếp sản xuất.
Các khoản chiphí này được tổng hợp và ghi trên TK 622 theo từng tháng đối ứng với có các TK 334 , 338 .Khoản chi nhân công trực tiếp chiếm 13% -25%trong giá thành sản phẩm .
- Chi phí sản xuất chung :
ở công ty khoản mục chi phí sản xuất chung đươc theo dõi gồm :
+ Chi phí nhân viên phân xưởng : Gồm tiền lương và các khoản trích theo lươngcủa công nhân viên quản lý , phục vụ phân xưởng .
+ Chi phí vật liệu : Vật liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định , công cụ,dụng cụ phân xưởng…
+ Chi phí dụng cụ sản xuất : chi phí cho phân xưởng như khuôn , dưỡng mẫu động cơ , định mức dao kéo , bảo hộ lao động…
+ Khấu hao TSCĐ : Khoản chi phí này phản ánh giá trị hao mòn của tàisản cố định ở các phân xưởngnhư nhà xưởng , máy móc , thiết bị chuyên dùng như máy bồi , máy khâu , hàn hơi, sưả chữa …
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm các chi phí như chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài : điện , nước , hàn hơi sửa chữa...
- Chi phí bằng tiền khác : là các khoản chi như chi phí tiền bồi dưỡng độc hại, ca 3 , hội nghị phân xưởng , xà phòng…
Các khoản chi phí này được tập hợp và theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 627
2. Đối tượng và phương pháp hạch toán .
Chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng . Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất hạch toán theo từng đơn đặt hàng .
Theo phương pháp này , chi phí sản xuất phát sinh thuộc đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp theo đơn đặt hàng đó . Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp chung từ phân xưởng sẽ được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp . Tiêu thức này phân bổ chi phí sản xuất chung áp dụng ở công ty hiện nay là sản lượng sản phấm sản xuất trong tháng.
3 . Hạch toán các khoản chi phí sản xuất ở công ty giầy Thượng Đình.
3.1. Hạch toán chi phi nguyên vật liệu trực tiếp .
Để tiến hành sản xuất sản xuất sản phẩm , nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu .ở công ty giầy Thượng Đình , riêng nguyên vật liệu đã chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Nguyên vật liệu trong công ty được sử dụng gồm nhiều loại , mỗi loại đều có vài trò riêng để cùng tạo ra sản phẩm . Bởi vậy việc quản lý vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của giá thành sản phẩm cũng như toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty . Từ những lý do trên cho thây việc phân loại , thu mua, xuất dùng cũng như hạch toán nguyên liệu cần được kế toán tổ chức thưc hiện tốt .
Như đã nói ở trên , nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty được phân thành nguyên vật liệu chính , nguyên vật liệu phụ , việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp ở sơ đồ sau :
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp
TK 621
TK 151,152 TK 154
331,111,112 kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp
ật liệu dùng trực tiếp chế tạo
TK 152
Sản phẩm vật liệu dùng không hêt
NK hay chuyển kỳ sau
Do việc sản xuất theo đơn đặt hàng nên nguyên vật liệu sử dụng cho các đơn đặt hàng thường khác nhau , tuỳ thuộc yêu cầu của mỗi đơn đặt hàng. Khi nhận được đơn đặt hàng hay ký kết hợp đồng kinh tế thì công ty mới tổ chức mua nguyên vật liệu cho đơn đặt hàng đó . Trừ một số ít vật liệu dự trữ ít trong kho co thể sử dụng chung cho các đơn đặt hàng như xăng , kếp để pha keo,một số loai cao su, hoá chất …còn lại nếu đi mua thêm vật liêụ cho riêng từng đơn đặt hàng thì đó là rải bạt,chỉ,phẩm mầu…kế toán vật liệu dùng phương pháp bình quân gia quyền để tính đơn giá từng loại vâtk liệu xuất dùng .Do đặc trưng của phương pháp này nên cuối tháng công ty mới tính giá tự nguyện vật liệu xuất kho con fhàng ngày kế toán chỉ ghi nguyên vật liệu xuất .
Giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính như sau :
Giá tự nguyên liệu i = Số lượng NVL i xuất x đơn giá bình quân
sử dụng trong tháng dùng trong tháng của nguyên liệu i
Giá thực tế của NVL i + giá thực tế của NVL i
tồn đầu tháng nhập trong tháng
Đơn giá bình quân =
Số lượng của NVL i + Số lượng của NVL i
Tồn đầu tháng nhập trong tháng
Việc tính giá bình quân này được thự hiện ở số đối chiếu luân chuyển cho từng loại vật tư .
Cũng do đặc điểm tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng ,vì vậy trước khi bắt đầu sản xuất một đơn đặt hàng nào đó thì công ty phải lập chỉ lệnh sản xuất .Mỗi đơn đặt hàng có thể có một hoặc một số lệnh sản xuất tuỳ thuộc điều kiện khả năng sản xuất hiện tại cũng như thời gian tới .Chẳng hạn đơn đặt hàng Foot Tech 2004, 118 thì trong tháng 12 công ty phát lệnh sản xuất tương ứng với nó là lệnh sản xuất 12/1. Nhưng tháng 9 năm 2004 công ty nhận một đơn đặt hàng mẫu giầy Bian ký hiệu là BA 04 – 861, đơn đặt hàng này phải đến tháng 11 năm 2004 mới đến hạn giao hàng. Trong tháng 9 do dỗi việc nên công ty quyết định sản xuất dần đơn đặt hàng trên trong tháng 9 nhưng chỉ ở phân xương Bồi – Cắt và phân xưởng May. Vì vậy tháng 9 năm 2004 có lệnh sản xuất 9/1 cho đơn đặt hàng đó nhưng đến tháng 11 năm 2004 mới sản xuất phần còn lại nên có thêm lệnh sản xuất 11/2 .
Trên mỗi lệnh sản xuất có ghi kiểu giầy , ký hiệu của đơn đặt hàng , ngày giao hàng ngày hoàn thành và số lượng giầy đủ tiêu chuẩn của đơn đặt hàng đó theo các cỡ … (mẫu chỉ lệnh sản xuất – Biểu số 3) .
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giầy nên phân xưởng đến nhận vật tư đầu tiên là phân xưởng Bồi – Cắt , sau đó mới chuyển các chi tiết đã pha cắt cho phân xưởng May. Phân xưởng May nhận những chi tiết này và đem lệnh sản xuất đi nhận vật tư bổ sung. Sản phẩm của phân xưởng May là mũ giầy các cỡ được chuyển cho phân xưởng Gò .Phân xưởng Cán cũng nhận vật tư ghi theo lệnh sản xuất về để sản xuất đế giầy các loại , số lượng đế giầy sản xuất ở phân xưởng này phù hợp với số lượng mũ giầy ở phân xưởng May. Căn cứ vào định mức vật tư các phân xưởng theo đó mà nhận vật tư cho phù hợp.
Do vậy , với từng đơn đặt hàng thì việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ cho sản xuất trực tiếp sản phẩm thì được thì được thực hiện theo phương pháp trực tiếp ( chi phí nguyên vật liệu của đơn đặt hàng nào thì tập hợp cho đơn đặt hàng đó).
Hàng thán căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức vật tư cho từng đơn đặt hàng, phòng kế hoạch – vật tư làm chỉ lệnh sản xuất cho các phân xưởng . Căn cứ vào định mức vật tư cho tổng số lượng sản phẩm của một đơn đật hàng, phân xưởng nào làm đến định mức đó thì lên phòng vật tư viết phiếu xuất kho . Nhân viên phân xưởng căn cứ vào định mức và phiếu xuất kho sẽ xuống kho vật tư để lấy nguyên vật liệu về phân xưởng mình sản xuất Phiếu xuất kho được lập thành hai liên :
Biểu số 3
- Một liên thủ kho giữ
- Một liên lưu ở phòng kế toán
Kế toán công ty hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển .
ơ kho: Thủ kho căn cứ vào đinh mức vật tư và phiếu xuất kho và theo dõi về mặt số lượng trên thẻ kho .
ở phòng kế toán : Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị của từng loại vật tư theo từng kho .Định kỳ năm đên mười ngày kế toán thu nhận chứng từ để làm cơ sở ghi sổ . Cuối tháng đối chiếu số lượng vật liệu trên sổ với thẻ kho , phiếu nhập phiếu xuất để hạch toán và kiểm tra sự chính xác để nhập xuất vật tư .
Dựa vào giá bình quân gia quyền cuối tháng tính được giá thực tế của từng loại vật liệu và số liệu trên phiếu xuất kho cho từng đơn đặt hàng, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí vật tư theo đơn đặt hàng. Bảng này thể hiện giá trị của các loại vật tư xuất dùng cho các đơn đặt hàng trong tháng ( Biểu số 4) .
Sổ tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho được lập vào cuối tháng . Nội dung của sổ tổng hợp vật liệu xuất kho phản ánh chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng. Trên cơ sở các phiếu xuất kho , bảng tổng hợp chi phí vật tư kế toán tiến hành cộng tổng giá trị các loại vật tư xuất dùng cho từng đơn đặt hàng để vào sổ tổng hợp vật liệu xuất kho. (Biểu sô5).
Bảng phân bổ và công cụ dụng cụ ( Bảng phân bổ số 2) dùng để phản ánh giá trị vật liệu , công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng .( ghi Có TK 152 – chi tiết tiểu khoản , Có TK 153, Nợ các tài khoản liên quan ) ( biểu số 6)
VD : Trong bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ tháng 12 năm 2004 kế toán ghi :
Nợ TK 621 : 3.457.308.563
Golden Step VC.8005 : 42.762.279
Yoen Bong YB 10 : 83.218.119
Melcosa Mel 01 : 95.471.292
Có TK 1521 : 3.457.308.563
Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ ở công ty thể hiện tình hình xuất dùng và phân bổ vật tư cho các đối tượng là các đơn đặt hàng (xuất cho sản xuất trực tiếp). Ngoài ra còn phản ánh việc xuất dùng cho sản xuất chung, phục vụ quản lý doanh nghiệp … Bảng được lập dựa vào sổ tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho và các phiếu xuất kho . Số liệu từ bảng phân bổ này được sử dụng để tính giá thành sản phẩm.
Bảng kê số 3 ( tính giá thành thực tế vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty , chỉ phản ánh tổng hợp về tình hình nhập xuất tồn . Số dư đầu tháng , số nhập , số xuất trong tháng và số dư cuối tháng ) vật tư theo chi tiêu giá trị , bảng kê số 3 được lập căn cứ vào các nhật ký chứng từ sô 1,2,5…
Biểu số 4
Biểu số 5
Biểu số 6
Số nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng cuối tháng còn thừa ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở cột TK 621 (Biểu số 9) ( là số sau khi đã trừ đi phần nguyên vật liệu nhập lại kho do không sử dụng hết .
3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp :
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm . Bởi vây tổ chức theo dõi và hạch toán chính xác chi phí tiền lương, thể hiện đúng đắn chế độ tiền lương, tính đúng , tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy công ty sử dụng hợp lý lao động, nâng cao năng suất chất lượng lao động ,tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm , đồng thời đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động , đời sống công nhân viên không ngừng được nâng cao . Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty chủ yếu là tiền lương và các khoản trích theo lương ( BHXH , BHYT ,KPCĐ ) của công nhân trực tiếp sản xuất .
Trong chi phí về tiền lương của công nhân sản xuất ở công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất chủ yếu nhất là tiền lương theo sản phẩm ( tiền lương chính ). Ngoài ra người lao động hàng tháng còn nhận được các khoản tiền khác ngoài lương chính như : tiền nghỉ lễ , nghỉ phép , thưởng AB , phụ cấp .
Hiện nay , công ty giầy Thượng Đình đang áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất ( thuộc bốn phân xưởng : Bồi – Cắt , May ,Cán, Gò ). Vì vậy tiền lương của nhóm nàyphụ thuộc rất lớn vào đơn giá và khối lượng sản xuất ra .
Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất khác nhau ( phân xưởng Bồi –Cắt sản phẩm hoàn thành là vải đã pha cắt , phân xưởng May là mũ giầy các cỡ , phân xưởng Cán là đế giầy , phân xưởng Gò – Bao bì là sản phẩm giầy hoàn chỉnh ) nên đơn giá tiền lương đối với sản phẩm là khác nhau .
Khi sản xuất mẫu cho mỗi đơn đặt hàng thì phòng kỹ thuật công nghệ có trách nhiệm sản xuất thử , từ việc sản xuất chế thử đó sẽ kết hợp với bộ phận lao động – tiền lương để tính đơn giá tiền lương sản phẩm của đơn đặt hàng đó . Sản xuất thử giầy mẫu thì cũng phải trải qua các công đoạn sản xuât giầy , mỗi phân xưởng tuơng ứng với một hay một số công đoạn nào đó . ở từng phân xưởng việc sản xuất qua công đoạn nào thì tính đơn giá lương công đoạn đó.
Chính vì vậy mà công ty sẽ tính được đơn gia sản phẩm của từng đơn đặt hàng được sản xuất ở từng phân xưởng .
Tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất ở phân xưởng được tính theo công thức :
Lspsx = ĐGi x Si
Trong đó Lspsx: Tổng lương sản phẩm công nhân sản xuất ở phân xưởng
ĐG : Đơn giá sản phẩm thuộc đơn đặt hàng i
Si : Số lượng sản phẩm thuộcđơn đặt hàng i sản xuất trong kỳ
n : Số loại đơn đặt hàng sản xuất trong kỳ
Tuy nhiên để thuân tiện cho việc hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng và theo chi tiết cho từng đơn đặt hàng , kế toán hạch toán khoản chi tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất như sau :
Trước hết tính tiền lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo từng đơn đặt hàng ở từng phân xưởng .
Lđđh(px) = ĐG x S
Trong đó : Lđđh(px) : lương sản phẩm của một đơnđặt hàng ở một phân xưởng
ĐG : Đơn giá lương sản phẩm của đơnđặt hàng đó ở PX đó
S : Số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng được sản xuất trong tháng ở phân xưởng .
Sau đó tính được chi phí tiền lương công nhân sản xuất của đơn đặt hàng bằng cách cộng lương của công nhân sản xuất sản phẩm của đơn đặt hàng đó phát sinh ở từng phân xưởng lại , hay :
L đđh = ĐGj x Sj
Trong đó :
L đđh: Tiền lương sản phẩm công nhân sản xuất một đơn đặt hàng
M : Số phân xưởng ( m = 4)
ĐG: Đơn giá lương sản phẩm của đơn đặt hàng đó ở phân xưởng j
Sj : Số lượng sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó được sản xuất ở phân xưởng j trong tháng .
Nếu đơn hàng nào mà việc sản xuất hoàn thành có liên quan đến từ hai tháng trở nên thi tháng này sản xuất nó ở phân xưởng ( công đoạn) nào thì chỉ tính lương công nhân sản xuất ở phân xưởng ( công đoạn ) đó , phần hoàn thành vào tổng tiền lương phải trả trong tháng và nằm trong chi phí dở dang cuối kỳ .
VD : Đơn đặt hàng Golden Step VC .8005 , trong tháng 11 năm 2004 mới được sản xuất trong phân xưởng Bồi – Cắt ,số lượng hoàn thành sản phẩm ở phân xưởng này là 6520 đôi ( mới chỉ là cắt vải ) , đơn giá là 1.091,7đồng một đôi . Như vậy tiền lương sản xuất của đơnđặt hàng này ở phân xưởng Bồi- Cắt là :1.091,7 x 6520 = 7.117.844 đồng . Số này được tính vào tổng tiền lương phải trả tháng trước ( nằm trong chi phí dở dang đầu kỳ này).
Tương tự , với đơn giá lương , số lượng hoàn thành tính được chi phí nhân công trực tiếp ở ba phân xưởng còn lại của đơn đặt hàng Golden Step VC .8005 ( tổng này tính vào tiền lương phải trả tháng 12 ) như sau :
Phân xưởng
ĐG
S
L đ đh(px)
May
1.694,00
6520
11.044.880,00
Cán
1.226,20
6496
7.965.395,20
Gò
1.677,96
6496
10.900.036,80
Lđđh
29.910.312,00
Cách tính áp dụng tương tự cho các đơn đặt hàng khác .
ở các phân xưởng , hàng ngày nhân viên thống kê ở từng phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi sản xuất sản phẩm , thời gian sản xuất của từng công nhân ở phân xưởng ,chi tiết theo từng đơn đặt hàng và phản ánh vào bảng chấm công và bảng cân đối ( xác nhân tiền lương ) sản phẩm . Sau đó lấy số liệu về tiền lương và số bảo hiểm xã hội trừ vào lương của mỗi công nhân ghi vào bảng thanh toán lương của từng tổ ( phân xưởng ) . Cuối tháng nhân viên phân xưởng gửi bảng chấm công , báo cáo tình hình sản xuất của phân xưởng và bảng thanh toán tiền lương lên phòng kế toán tài chính để nhận và trả lương cho công nhân .
ở phòng kế toán hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng , báo cáo kết quả sản xuất của từng phân xưởng , các chứng từ chi tiền mặt và bảng thanh toán lương để tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất theo từng đơn đặt hàng . Việc theo dõi hạch toán tổng tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất theo từng đơn đặt hàng và của chung toàn công ty được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( bảng phân bổ số 1) ( Biểu số 7)
Bảng này dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả ( gồm lương chính , lương phụ, và các khoản khác ) bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động ( ghi Có TK 334 , TK 338 ( 3382, 3383, 3384 ).
Các cột dọc ghi Có TK 334, TK 338 (3382, 3383,3384 ) . Các dòng ngang phản ánh tiền lương bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn tính cho các đối tượng sử dụng( chi tiết các đơn đặt hàng đối với công nhân trực tiếp , sản xuất chung và phục vụ quản lý doanh nghiệp ).
Căn cứ vào các bảng thanh toán lương , thanh toán làm đêm làm thêm giờ. Kế toán tập hợp , phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng , tính toán số tiền ghi vào bảng phân bổ số 1 theo dòng phù hợp cột ghi Có TK 334.
VD : trong bảng phân bổ số 1 tháng 12 năm 2004kế toán hạch toán chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo từng đơn đặt hàng sau :
Nợ TK 622 : 853.852.600
Thượng Đình TĐ 01 : 105.561.500
Golden Step VC .8005 : 29.910.300
Yoen Bong YB 10 : 26.763.000
….
Có TK 334 : 853.852.600
Ngoài tiền lương , để đảm bảo tái sản xuất sức lao động , bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người công nhân , tại công ty giầy Thượng Đình còn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn .
Bảo hiểm xã hội được trích để chi trợ cấp cho từng trường hợp công nhân công ty tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm , đau , thai sản , tai nạnlao động ,ghỉ hưu …
Bảo hiểm y tế sử dụng để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm lo sức khoẻ của công nhân công ty.
Kinh phí công đoàn để phục vụ chi tiêu trong hoạt động công đoàn các cấp ( là tổ chức của người lao động , có nhiệm vụ chăm lo , bảo vệ quyền lợi của người lao động).
Việc trích lập quỹ bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn ở công ty theo tỷ lệ :
Bảo hiểm xã hội 15% tính theo quỹ lương cơ bản cộng với 5% trừ vào lương người công nhân .
Bảo hiểm y tế :2% tính theo quỹ lương cơ bản cộng với 1% trừ vào lương của người công nhân .
Kinh phí công đoàn : 2% tính vào tiền lương thực chi và được hạch toán theo sơ đồ sau:
TK338
TK 111, 112 TK 622,627,642
Nộp BHXH , BHYT, KPCĐ BHXH, BHYT, KPCĐ của
Công ty trích 19% theo lương
TK 334 , 111 TK 334
BHXH phải trả công nhân viên BHXH ,BHYT công nhân
Chi KPCĐ tại đơn vị viên phải nộp
TK111, 112
Chi BHXH đã được quyết toán
Vượt chi KPCĐ đã cấp bù
Biểu số 7
ở công ty , đối với các khoản trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế kế toán phải tiến hành phân bổ cho tứng đơn đặt hàng . Muốn tiến hành việc phân bổ trước tiên kế toán cần xác định hệ số phân bổ sau đó nhân hệ số đó với lương thực chi của tứng đơn đặt hàng .
VD : Quỹ lương cơ bản của công ty : 364 .544.520 đồng
Tổng lương thực chi tháng 12 năm 2004 : 1.176.251.800 đồng
Lương thực chi tính cho đơn đặt hàng Golden Steps VC .8005 tháng12 năm 2004 là : 29.910.300.
Các công thức kế toán dùng phân bổ các khoản trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế gồm :
Bước 1 : Xác định hệ số phân bổ :
Tổng quỹ BHXH ( hay tổng quỹ BHYT )
H =
Tổng lương thực chi
Trong đó : H là hệ số phân bổ
Tổng quỹ BHXH = Quỹ lương cơ bản x 15 % ( hay 2% )
( hay tổng quỹ BHYT) của công ty
Bước 2 : Xác định chi phí bảo hiểm ( hay chi phí y tế) của đơn đặt hàng i ( TK 3383 hay TK 3384)
BHXH đơn đặt hàng i = lương thực chi đơn x H
( hay BHYT đơn đặt hàng i ) đặt hàng i
áp dụng vào ví dụ ta có :
364.544.520 x 15%
H = = 0,046.488
1.176.251.800
Suy ra : chi phí bảo hiểm xã hội của đơn đặt hàng Golden Steps VC .8005 là :
29.910.300 x 0,046.488 = 1.390.470
Số liệu về các khoản trích theo lương được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội theo từng đơn đặt hàng .
Chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp cho các đơn đặt hàng được ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Biểu số 9) ở cột TK 622
3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung .
Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí cần thiết khác phát sinh trong phạm vi phân xưởng để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm . Chi phí sản xuất chung của công ty không được tập hợp riêng cho từng phân xưởng mà được theo dõi chung của tất cả các phân xưởng , chúng gồm :
Chi phí nhân viên phân xưởng : 6271
Chi phí vật liệu : 6272
Chi phí dụng cụ sản xuất : 6273
Chi phí khấu hao tài sản cố định : 6274
Chi phí bằng tiền khác : 6278
Các chi phí này được kế toán tập hợp vào TK 627 – chi phí sản xuất chung và đến cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng
Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng :
Chi phí nhân viên phân xưởng là các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng bao gồm bao gồm : chi phí tiền lương , các khoản phụ cấp , bảo hiểm xã hội …phải trả hoặc phải trích cho nhân viên phân xưởng gồm quản đốc , phó giám đốc , nhân viên thống kê , thủ kho của phân xưởng , nhân viên tiếp liệu , vận chuyển nội bộ … ở công ty giầy Thượng Đình chế độ trả lương theo thời gian được áp dụng đối với các cán bộ công nhân viên thuộc nhóm này và cán bộ ở các phòng ban.
Chế độ trả lương theo thời gian ở công ty là thời gian đơn giản có kết hợp thưởng .
Tiền lương thời gian nhận được do xuất lương cấp bậc , thời gian làm việc thực tế , mức hoàn thành trách nhiệm , thưởng xét bình bầu lao động suât sắc .
Công ty áp dụng hình thức lương ngày cho công nhân viên làm theo thời gian . Để tính lương thời gian cho công nhân viên phân xưởng phải xác định xuất lương ngày và số ngày làm việc thực tế của nhân viên đó .
Suất lương ngày được tính ra từ các thang lương theo quy định một tháng làm việc 26 ngày công , do đó tiền lương ngày công được tính theo công thức sau :
L cb
Lngày =
26
Lngày : Xuất lương ngày của nhân viên phân xưởng
Lcb : Lương cấp bậc
Trưởng hoặc phó phòng ban và nhân viên phân xưởng là những người theo dõi chấm công cho lao động thuộc bộ phận mình . Trên cơ sở chấm công theo dõi của các phòng ban phân xưởng bộ phận tổ chức lao động tính ra tiền lương chính được nhận của từng người theo công thức sau:
L = Ngày công x Xuất lương ngày
Ngày công là số công được chấm của từng người .
Xuất lương ngày được tính theo từng cấp bậc chức vụ.
Kế toán căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương để tổng hợp tiền lương phải trả và tính các khoản phải trả trích theo lương của nhân viên phân xưởng và lao động quản lý khác . Số liệu này cũng được thể hiện trên bảng phân bổ số 1.
Hạch toán chi phí vật liệu , dụng cụ sản xuất .
Chi phí vật tư , dụng cụ sản xuất là những chi phí dùng trong các phân xưởng để bảo dưỡng , sửa chữa máy móc thiết bị như dầu mỡ , than… Các chi phí phục vụ sản xuất ở phân xưởng như kéo , khuôn , dưỡng mẫu … Các chi phí cho quản lý phân xưởng như giấy, bút … Chi phí về quần áo , đồ dùng bảo hộ lao động.
Căn cứ vào phiếu xuất vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho sản xuất chung để tính số tiền chi phí về vật liệu , công cụ dụng cụ theo phương pháp tính đã quy định , kế toán phản ánh vào sổ đối chiếu luân chuyển , sổ tổng hợp vật liệu , bảng phân bổ số 2.
Đây là khoản chi cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất chung .
Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định .
Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí khấu hao máy móc thiết bị ,nhà xưởng, nhà kho và phương tiện vận tải .
Về nguyên tắc , mỗi máy móc nên có một phương pháp khấu hao riêng nhưng do đặc điểm máy móc tổ chức sản xuất kinh doanh nên kế toán công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian và đồng thời việc tính khấu hao được áp dụng theo quyết định 1062 của Bộ tài chính tức căn cứ vào QD 1062 để tính tỷ lệ khấu hao cụ thể đối với từng loại tài sản cố định .
Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao
TSCĐ năm định mức
Mức khấu hao TSCĐ một năm
Mức khấu hao = -------------------------------------------------
TSCĐ một tháng 12 tháng
Kế toán tài sản cố định theo dõi chi tiết từng loại tài sản cố định về số lượng , nguyên giá , số khấu hao , giá trị còn lại , để quản lý tình hình sản xuất sử dụng . Việc theo dõi tổng hợp ở bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định ( Biểu số 8) .
Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác .
Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài , chi phí về điện nứơc , hàn hơi …
Chi phí bằng tiền khác ở công ty không nhiều , gồm những chi phí như chi phí về bồi dưỡng độc hại cho công nhân , hội nghị phân xưởng , xà phòng .
Căn cứ vào các loại hóa đơn của người bán về các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung và các chứng từ khác về chi phí sản xuất chung khác như phiếu chi tiền mặt , giấy báo nợ của ngân hàng , giấy thanh toán tạm ứng … kế toán phản ánh các khoản chi phí này vào các nhật ký chứng từ số 1 ,2 …
Cuối tháng kế toán dựa vào số liệu tính toán , phân bổ ở các sổ bảng trên để vào sổ tổng hợp TK 627 . Số liệu tập hợp TK 627 tháng 12 năm 2004 từ sổ tổng hợp TK 627 được máy tính in ra theo kiểu tài khoản chữ T như sau :
Biểu số 8
Tổng hợp tài khoản 627 tháng 12 năm 2004:
Nợ TK 627 Có
1111 14.549.187 2.239.600 1111
1121 619.090 2.176.630 1524
1388 2.000.000 2.116 948 1524
1521 9.978.474 1.192.208.037 154
5.404.183
25.750.000
24.422.941
578.543.958
142.362.000
232.483.000
129.389.600
9.404.738
Cộng phát sinh : 1.198.741.215 1.198.741.215
Việc ghi chép trên tài khoản này thực hiện theo kiểu đối ứng giữa TK 627 và các tài khoản có liên quan . Số chi phí sản xuất chung được kết chuyển vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm bằng tổng số chi phí sản xuất chung tập hợp được trừ đi số giảm chi , số giảm chi tháng 12 năm 2004 gồm vật tư xuất dùng không hết nhập kho và tiền bán phế liệu .
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm (đơn đặt hàng) trong phân xưởng được sản xuất trong tháng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng sản phẩm ( đơn đặt hàng ) theo tiêu thức phù hợp . Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung của công ty của công ty hiện nay là số lượng sản phẩm của các đơn đặt hàng được sản xuất trong tháng . Trong đó , vì giá bán của sản phẩm giầy ( đơn đặt hàng) xuất khẩu thường đắt gấp đôi giá bán của sản phẩm ( đơn đặt hàng) nội địa nên công ty phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm ( đơn đặt hàng ) nội địa bằng một nửa số chi phí sản xuất chung phân bổ cho hàng xuất khẩu .
VD : Tổng chi phí sản xuất chung được tính vào giá thành sản phẩm tháng 12 năm 2004 là 1.192.208.037 đồng .
Sản lượng sản phẩm trong tháng : 414 210 đôi
Trong đó : Sản phẩm nội địa : 233.738 đôi
Sản phẩm xuất khẩu : 108.472 đôi
Sản lượng sản phẩm của đơn đặt hàng Thượng Đình . TĐ 01 ( giầy nội địa ) 9032 đôi .
Sản lượng sản phẩm của đơn đặt hàng Golden Steps VC 8005 ( giầy xuất khẩu ) 1020 đôi .
Trước tiên , kế toán xác định số chi phí sản xuất chung phân bổ cho một đôi giầy
Tổng CPSXC được tính vào giá thành SP trong tháng
CPSXC phân bổ cho =
1 đôi giầy xuất khẩu sản lượng giầy nội địa + sản lượng giầy
trong tháng xuất khẩu
2
CPSXC phân bổ cho CPSXC phân bổ cho một đôi giầy xuất khẩu trong tháng
1 đôi giầy nội địa =
trong tháng 2
Sau đó tính được chi phí sản xuất chung của từng đơn đặt hàng .
CPSXC phân bổ cho 1.192.208.038
1 đôi giầy xuất khẩu = =4.009,56 đồng/đôi
tháng 12 năm 2004 233.738 + 180.472
2
CPSXC phân bổ cho 4.009,56
1 đôi giầy nội địa = = 2.004,78 đồng / đôi
2
CPSXC của đơn đặt hàng
Golden Steps VC 8005 = 1020 x 4.009,56 = 4.089.751 đồng
CPSXC của đơn đặt hàng
Thượng Đình TĐ 01 = 9030 x 2.004,78 = 18.103.163 đồng
Các đơn đặt hàng khác được tính tương tự và số liệu được ghi vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng ( biểu số 9) theo dòng và cột tương ứng .
3.4) Hạch toán các khoản chi phí trả trước , chi phí phải trả và chi phí sản phẩm hỏng.
Trong một năm , quá trình sản xuất kinh doanh của công ty không có biến động gì lớn . Công ty luôn tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động , các chi phí phát sinh trong tháng nào được tập hợp ngay vào chi phí sản xuất chung của tháng đó như chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng , sửa chữa máy móc nhà xưởng … Hiện thời công ty không lập định mức kế hoạch sản phẩm hỏng . Từ những lý do cơ bản trên nên hiện thời công ty không sử dụng tài khoản 142 – chi phí trả trước và tài khoản 335 – chi phí phải trả .
Đối với thiệt hại về sản phẩm hỏng (rất ít ) sẽ được trừ vào lương người chịu trách nhiệm theo một tỷ lệ tuỳ thuộc vào quýêt định của giám đốc .
3.5 . Đánh giá sản phẩm dở dang .
Việc đánh giá thành sản phẩm dở dang là một công đoạn cần thiết khi muốn tính giá thành sản phẩm chính xác và đầy đủ . Do đặc điểm của mình là doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng nên ở công ty giầy Thượng Đình đến cuối tháng mà đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành chính là giá trị sản phẩm dở dang của đơn đặt hàng đó . Tổng giá trị sẩn phẩm dở dang cuối tháng của các đơn đặt hàng chính là tổng giá trị sản phẩm dở dang của toàn công ty .
VD : Giá trị sản phẩm dở dang của đơn đặt hàng Thượng Đình TĐ 01 cuối tháng 12 năm 2004 chuyển sang tháng 1 năm 2005 :
Đơn đặt hàng
TK 621
CPNLTT
TK 622
CPNCTT
TK 627
CPSXC
Cộng CP
phát sinh
tháng 12
CPSXdở dang tháng 11
Giá thành
CPSXdở dang tháng sau
Thượng Đình TĐ 01
260181278
113.225.212
18.103.163
391509673
391.509.673
3.6. Tổng hợp chi phí sản xuất .
ở các bảng phân bổ số 1 , số 2 phần tập hợp chi phí trực tiếp vào TK 621, sổ tổng hợp TK 627 ,phần tính giảm chi phí các loại chi phí liên quan đến giá thành ( TK 621 , TK 622 ,TK 627) sẽ đươc tổng hợp vào bên Nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( hiện công ty không mở bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7 mà việc tổng hợp chi phí snả xuất được thực hiện ở Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm – Biểu số 9) cụ thể:
Khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán kết chuyển phân bổ nguyên vật liệu theo bút toán :
Cuối tháng căn cứ vàNợ TK 154 : Chi tiết theo từng đơn đặt hàng
Có TK 621 : Chi tiết theo từng đơn đặt hàng
Kết chuyển vào tài khoản 154 chi phí nhân công trực tiếp của từng đơn đặt hàng :
Nợ TK 154 : Chi tiết theo từng đơn đặt hàng
Có TK 622 : Chi tiết theo từng đơn đặt hàng
Căn cứ vào chi phí sản xuất chung tập hợp được , kế toán phân bổ cho từng đơn đặt hàng và ghi :
Nợ TK 154 : Chi tiết theo từng đơn đặt hàng
Có TK 627 : Chi tiết theo từng đơn đặt hàng .
4 . Công tác tính gía thành sản phẩm ở công ty giầy Thượng Đình .
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng kế toán công ty đã xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đật hàng , đồng thời xác định đối tượng tính giá thành cũng là từng đơn đặt hàng ( công ty không tính giá thành riêng cho từng loại kích cớ sản phẩm trong một đơn đặt hàng ) .
Trong công tác tính giá thành việc áp dụng phương pháp tính như thế nào để phù hợp với công ty cũng rất quan trọng . Tại công ty kế toán chọn phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng . Giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành là tổng chi phí đã tập hợp cho đơn đặt hàng đó .
Giá thành đơn vị của một đơn đặt hàng chính là giá thành đơn vị bình quân của đơn đặt hàng đó .
Cuối tháng kế toán căn cứ vào báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng đơn đặt hàng và kết quả tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành và giá thành đơn vị bình quân cho từng đơn đặt hàng .
Giá thành đơn vị Giá thành đơn đặt hàng i
Sản phẩm bình quân =
Của đơn đặt hàng i Khối lượng sản phẩm (số đôi ) các cỡ hoàn thành
Của đơn đặt hàng i (tức sản lượng nhập kho )
Số liệu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được thể hiện trong Biểu số 9 , kế toán ghi theo từng đơn đặt hàng như TĐ 01 , GS .VC 8005 , YB 10… Đến đây kết thúc quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biểu số 9
Chương 3
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty giầy Thượng Đình .
I . Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty .
Trong cơ chế thị trường hiện nay mỗi doanh nghiệp đều cần phải bíêt sử dụng giá cả một cách linh hoạt, thích ứng , biết tính toán chi phí bỏ ra , biết dựa vào khả năng chính của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất nhằm mục đích thu được lợi nhuận tối đa sau mỗi kỳ sản xuất . Muốn vậy chỉ có hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành đầy đủ , chính xác và hợp lý mới cho ta biết được các yếu tác động lên giá thành , qua đó sẽ tìm ra các yếu tố hạ giá thành , tiết kiệm chi phí từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sau thời gian thực tập tại công ty giầy Thượng Đình , qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế về bộ máy kế toán cũng như công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm của công ty , tôi nhận thắy từ ngày thành lập đến nay trải qua trải qua gần năm mươi năm công ty đã lớn mạnh và có một bề dầy thành tích , kinh nghiệm quản lý cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm . Để có được những thành tích đó công ty phải trải qua nhiều khó khăn thử thách với công sức đóng góp của các thế hệ cán bộ công nhân viên toàn công ty , trong sự đóng góp đó không thể không kể đến những nỗ lực của cán bộ nhân viên làm công tác kế toán của công ty .
Bộ máy kế toán gồm 11 nhân viên có trình độ và năng lực đảm bảo đăp ứng yêu cầu của công ty , được bố trí công việc phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người . Nhờ đó tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao cho mỗi người , giúp việc hạch toán nội bộ có hiệu quả góp phần đắc lực vào công tác quản lý của công ty . Ngoài ra việc quản lý và xử lý trên máy vi tính đảm bảo chính xác ,khoa học kịp thời cho các thông tin kế toán nhằm nâng cao chức năng quản trị doanh nghiệp của công tác kế toán .
Để đáp ứng yêu cầu quản lý , kế toan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được quan tâm ở mức độ nhất định với các biện pháp quản lý kinh tế noi chung .
Công ty đã tổ chức công tác lập dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành linh hoạt nhưng tách rời phạm vi giới hạn hợp lý của chi phí sản xuất đã giúp việc đánh giá từng đơn đặt hàng tương đối hiệu quả khi giá thành chưa được xác định .
Dựa vào đặc điểm là sự phối hợp giữa các phân xưởng với nhau ở công ty tổ chức việc luân chuyển chứng từ sổ sách ở từng phân xưởng với phòng kế toán , ở bộ phận thủ kho với kế toán tạo điều kiện cho việc tiến hành tập hợp chi phí và xác định giá thành được kịp thời , chính xác . Điểm nổi bật là công ty xác định kỳ tính giá thành sản phẩm từng tháng vào thời điểm cuối tháng , việc xác định như vậy là thuận lợi , hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý .
Việc chỉ mua sắm các vật tư được sử dụng cho các đơn đặt hàng đã giúp công ty không bị ứ đọng vốn cho bộ phận hàng tồn kho cũng như giúp công ty sử dụng vật tư không lãng phí . Mặt khác điều này còn giúp kế toán tính giá vật tư xuất dùng được chính xác , nhanh chóng ,không phải qua sử dụng giá hạch toán , giảm bớt khối lượng ghi chép .Ngoài ra do tỷ trọng nguyên vật liệu tại công ty khá lớn nên việc tiết kiệm được chi phí , hạ giá thành cũng phần lớn phụ thuộc vào việc tiết kiệm được chi phí về nguyên vật liệu hay không .Biết được tầm quan trọng trong việc quản lý nguyên vật liệu như vậy nên công ty tổ chức quản lý rất cụ thể và rõ ràng : Hàng tháng phòng kế hoạch- vật tư lập kế hoạch sản xuẩt trong đó có kế hoạch về nguyên vật liệu. Căn cứ vào đó thủ kho sẽ xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng sản xuất sản phẩm qua phiếu xuất kho . ở từng phân xưởng sẽ có những nhân viên thống kê theo dõi việc sử dụng nguyên vật liệu . Đến cuối mỗi tháng ,nguyên vật liệu đưa vào sản xuất được phản ánh trên báo cáo sản xuất và chuyển lên phòng tài vụ làm cơ sở tính giá thành thực tế của sản phẩm .Do công ty có công tác tổ chức quản lý rất chặt chẽ như vậy nên góp phần tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất sản phẩm .
Hơn nữa việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm xuất theo phương pháp trực tiếp ( cho từng đơn đặt hàng ) cũng giúp cho việc tính giá thành được chính xác . Mỗi đơn đặt hàng tương ứng với một hay một số lệnh sản xuất , các lệnh sản xuất này còn phản ánh vật tư sử dụng ở các phân xưởng cho mỗi đơn đặt hàng , ngày hoàn thành đơn đặt hàng, điều đó đảm bảo cho các đơn đặt hàng hoàn thành đúng tiến độ để giao hàng kịp thời cho khách hàng . Công ty cũng rất năng động trong việc tổ chức sản xuất các đơn đặt hàng trong điều kiện các đơn đặt hàng nhận được sớm hay muộn quá so với thời hạn hoàn thành.
Trong công tác trả lương cho cán bộ công nhân viên , công ty sử dụng hai hình thức trả lương : trả lương theo thời gian có kết hợp thưởng đối với bộ phận gián tiếp sản xuất và trả lương theo sản phẩm ,đối với công nhân trực tiếp sản xuất với hình thức trả lương ở bộ phận gián tiếp sản xuất , chế độ trả lương này không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn găn với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng . Với hình thức trả lương ở bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm , công ty đảm bảo được việc gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động họ đạt được , tăng cường ý thức làm việc .
Đặc điểm nổi bật của quy trình sản xuất là công nhân được chuyên môn hóa. Một chi tiết của sản phẩm sau khi gia công ở khâu này được chuyển đến khâu tiếp theo . Trong quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm được chia
ra làm các bước công việc rõ ràng , tính ổn định của công nghệ cao điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định hao phí lao động của từng bước công
viêc ,đánh giá mức độ phức tạp của công việc . Trên cơ sở tiến hành chuyên môn hóa lao động ,được dễ dàng .Ngoài ra , quy trình công nghệ còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm , chất lượng của từng bước công việc ở bất cứ khâu nào trong dây chuyền sản xuất . Từ đó giúp cho việc áp dụng mức lao động vào sản xuất được nhanh chóng và chính xác . Từ việc sản xuất nhiều đơn đặt hàng nhiều loại sản phẩm giầy có đơn gía khác nhau nên đòi hỏi viêc trả lương theo sản phẩm rất linh hoạt theo từng bước,từng sản phẩm , từng đơn đặt hàng cho phù hợp , đảm bảo công bằng với mức hao phí lao động từ đó mới thúc đẩy người lao động gắn bó với công việc , hăng say làm việc để tăng năng suất lao động . Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực trên thì còn một số vấn đề cần quan tâm.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng mà không phải là từng phân xưởng và chi tiết cho từng đơn đặt hàng chỉ cho biết được chi phí sản xuất đơn đặt hàng . Vì vậy chưa giúp cho quá trình tập hợp chi phí sản xuất , theo dõi tình hình chi phí được cụ thể , chi tiết cho các phân xưởng và cũng chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho việc quản lý , hướng tiết kiệm cho chi phí sản xuất ở các phân xưởng ,cho các đơn đặt hàng . Vì vậy trong quá trình trong quá trinh tập hợp chi phí sản xuất trên các sổ kế toán tổng hợp và các bảng phân bổ chưa thể hiện được chi phí sản xuất phát sinh ở các phân xưởng .Hệ thống sổ tính giá thành riêng cho từng đơn đặt hàng. Vì vậy những đơn đặt hàng mà quá trình sản xuất có liên quan đến nhiều tháng thì việc theo dõi rất phức tạp và sẽ phải có nhiều trang sổ. Số dư đầu tháng ở các phần tính giá thành của các đơn đặt hàng là sổ tổng hợp, vì vậy số liệu ở đó không tách ra được các khoản chi về nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, muốn theo dõi kế toán phải xem lại những trang sổ trứơc .
II .Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty giầy Thượng Đình .
Trong quá trình tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty tôi thấy bên cạnh những ưu điểm nổi bật trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành còn tồn tại một số điểm cần phải xem xét nghiên cứu thêm nhằm ngày càng hoàn thiện công tác quản lý được tốt hơn .
1. Về việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty hiện nay là đơn đặt hàng . Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất này giúp thuận lợi cho việc tính giá thành nhưng chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi quản lý chi phí phát sinh ở từng phân xưởng . Vì vậy nên chăng công ty mở rộng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng và từng đơn đặt hàng ở phân xưởng đó . Việc này giúp cho quản lý theo dõi và phản ánh chi phí sản xuất được cụ thể hơn , tăng hiệu quả công tác quản lý chi phí để có hướng giảm giá thành sản phẩm .
2. Về việc vận dụng hệ thống sổ để hạch toán chi phí sản xuất .
Việc xuất vật liệu cho sản xuất các đơn đặt hàng và cho quản lý được phản ánh tổng hợp ở sổ tổng hợp vật liệu xuất .Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ ( Bảng phân bổ số 2). Thực ra kết cấu và cách ghi vào bảng phân bổ này giống Sổ tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho . Như vậy một trong hai loại này sẽ không cần nữa.
Mặt khác cả bảng phân bổ số 2 và cả sổ tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho mới chỉ phản ánh chi phí nguyên vật liệu cho các đơn đặt hàng mà chưa phản ánh chi phí nguyên vật liệu cho các phân xưởng . Do vậy theo tôi công ty nên sử dụng mẫu bảng tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu(Biểu sô 10) để thay cho hai loại này.
Chi phí tiền lương bảo hiểm xã hội tính cho các đơn đăt hàng và phục vụ quản lý thể hiện trên Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( Bảng phân bổ số 1 ) cũng mới chỉ phản ánh việc tập hợp chi phí sản xuât cho đối tượng là đơn đặt hàng mà chưa phản ánh chi phí nhân công trực tiếp theo từng đơn đặt hàng ở mỗi phân xưởng . Vì vậy , theo tôi công ty nên sử dụng mẫu Bảng tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội (Biểu số 1) để thay thế cho bảng cũ .
Sự thể hiện chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất trên các bảng này ( Biểu số 10 ,11)không phức tạp hơn trên các bảng cũ là mấy nhưng lại phản ánh được các chi phí trực tiếp một cách chi tiết theo từng phân xưởng cho từng đơn đặt hàng . Từ đó giúp việc phân tích chi phí sản xuất trực tiếp ở các phân xưởng , cho từng đơn đặt hàng ở các phân xưởng .
Ngoài ra nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phân xưởng và chi tiết cho từng đơn đặt hàng thì công ty nên sử dụng thêm Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7 để giúp cho việc hạch toán .
3 . Về việc tính giá thành ở công ty .
Đối tượng tính giá thành hiện nay ở công ty là đơn đặt hàng ( và giá thành đơn vị chỉ là giá thành bình quân của đơn đặt hàng đó )mà chưa tính riêng cho các loại kích cỡ .Do vậy nên chăng công ty khi áp dụng hệ thống máy vi tính cho phòng kế toán thì kế toán sẽ tính giá thành cho từng kích cỡ giầy ở các đơn đặt hàng. Việc tính toán này có thể thực hiện theo phương pháp hệ số hay phương pháp tỷ lệ .
Giá thành này sẽ giúp cho nhà quản trị tính toán được hiệu quả của công việc sản xuất từng loại ,kích cỡ giầy trong một đơn đặt hàng việc quản lý chi phí sẽ chặt chẽ hơn .
Biểu số 10
4. Về việc mở các phiếu tính giá thành cho các đơn đặt hàng .
ở công ty thông thường thì tháng nào cũng có một đơn đặt hàng đã được sản xuất dở tháng trước . Vì vậy nếu kế toán chỉ có Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành như hiện nay thì việc theo dõi và tính giá thành của các đơn đặt hàng mà liên quan đến nhiều tháng sẽ phải xem ở nhiều bảng. Đồng thời cũng không biết được các khoản mục chi phí đầy đủ của đơn đặt hàng đó khi nhìn vào bảng.
Để khắc phục hạn chế này kế toán nên lập phiếu (hay thẻ ) tính giá thành để theo dõi tình hình chi phí và giá thành của mỗi đơn đặt hàng ( hàng tháng căn cứ vào các sổ kế toán liên quan kế toán ghi vào phiếu tính giá thành thích hợp (mẫu biểu số 12)
Cột số lượng thể hiện số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng , kế toán sẽ căn cứ vào sổ này để phân bổ chi phí sản xuất.
Biểu số 11
Biểu số 12
Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay , các doanh nghiệp nhà nứơc được giao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh , thưc hiện hạch toán độc lập .Để xác định được chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần thiết phải hạch toán đầy đủ , chính xác , kịp thời các khoản chi phí đã bỏ ra trong sản xuất kinh doanh để sản xuất sản phẩm . Bên cạnh việc hạch toán đầy đủ các khoản thu nhập ,việc tổ chức hạch toán đúng ,đâỳ đủ hợp lý và chính xác chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí giá thành , tổ chưc kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp , nói chung ở từng bộ phận , từng đối tượng nói riêng góp phần quản lý vật tư , lao động , tiền vốn tiết kiệm có hiệu quả .Mặt khác tạo điều kiện và có biện pháp phấn đấu hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm .Đó là một trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, để nó có điều kiện cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Công ty giầy Thượng Đình với quy mô sản xuất lớn , sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn và phong phú ,đa dạng nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm từng đơn đặt hàng được chính xác là một vấn đề hết sức cần thiết . Qua thời gian thực tập tại công ty, tôi đã hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp với đề tài “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty giầy Thượng Đình ”.
Do trình độ có hạn cộng với thời gian thực tập ngắn , báo cáo này chỉ mới đề cập đến những ý kiến bước đầu , chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót nên tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ phòng kế toán công ty giầy Thượng Đình , các thầy cô giáo đã giúp đỡ hoàn thành bài báo cáo này ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34187.doc