Qua việc thực tập tại Công ty Thuốc lá Thăng Long kết hợp với những bài giảng của các thầy cô giáo, trong trường em đã học tập được và rút ra những phương pháp đánh giá một cách rất bổ ích.
Mặc dù hiện nay trong nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời đồng nghĩa với những áp lực cạnh tranh cho Công ty. Nhưng nhờ có uy tín có đội ngũ công nhânhân vật iên có trình độ, máy móc thiết bị hiện đại và một bộ máy quản lý có năng lực, Công ty đã có những hướng đi mới để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
28 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý vốn tại Công ty Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định. Các doanh nghiệp có thể phát triển không ngừng hay bị phá sản thì một trong những nguyên nhân quan trọng là do việc quản lý vốn có hiệu quả hay không hiệu quả. Vì vậy các doanh nghiệp phải biết cách tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, phải tiến hành phân phối quản lý và sử dụng số vón hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chính sách, chế độ về kinh tế, tài chính và kỷ luật thanh toán với Nhà nước. Từ đó bộ phận quản lý doanh nghiệp sẽ nắm được thực trạng sử dụng vốn, xác định rõ ưu nhược điểm trong công tác quản lý vốn để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Xuất phát từ nhận thức đó, qua thời gian thực tập tại Công ty Thuốc lá Thăng Long Hà Nội em nhận thấy Công ty sử dụng vốn có hiệu quả đặc biệt là thời gian luân chuyển vốn nhanh. Do vậy em đã chon nghiên cứu đề tài: "Công tác quản lý vốn trong doanh nghiệp".
Nội dung đề tài gồm ba phần:
Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty Thuốc lá Thăng Long.
Phần II: Tình hình thực tế công tác quản lý vốn tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.
Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn tại Công ty.
Phần I
Giới thiệu tổng quan về Công ty
thuốc lá thăng long
I. Sự ra đời và phát triển của Công ty
Nhà máy "Thuốc lá Thăng Long" hiện nay là một doanh nghiệp Nhà nước nằm dưới sự quản lý của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.
- Giai đoạn 1955 - 1957.
Giữa năm 1955 theo quyết định 2999 - QĐ của Thủ tướng Chính phủ vụ quản lý xí nghiệp đã cử một số cán bộ lập hồ sơ bàn địa điểm để xây dựng một Nhà máy thuốc lá Quốc doanh địa điểm đầu tiên được chọn là Nhà máy bia Hà Nội. Tháng 4 năm 1956 Bộ Công nghiệp lại có quyết định khôi phục nhà máy nhóm khảo sát chọn cơ sở Nhà máy diêm cũ (số 139 đường Bà Triệu - Nay là nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo).
Cuối năm 1956 Nhà nước quyết định chuyển bộ phận sản xuất Nhà máy Diêm về khu vực tiểu thủ công nghệ Hà Đông.
Ngày 6 tháng 1 năm 1957 bao thuốc lá đầu tiên xuất hiện.
- Giai đoạn 1957 - 1959.
Bộ Công nghiệp quyết định lấy địa điểm Thượng Đình xây dựng khu công nghiệp Nhà máy thuốc lá Thăng Long dành một phần đất trên trục đường Nguyễn Trãi để xây dựng nhà máy (Nhà máy thuốc lá Thăng Long bây giờ).
Tháng 9 năm 1959 máy móc được chuyển từ cơ sở cũ về lắp đặt ở khu nhà xưởng mới.
- Giai đoạn 1960 - 1964.
Tháng 1 năm 1960 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm mới.
- Giai đoạn 1965 - 1975.
Là giai đoạn vừa sản xuất vừa chiến đấu.
- Giai đoạn 1975 - 1985.
Là giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh cùng cả nước xây dựng cuộc sống mới.
- Giai đoạn 1985 - 1995.
Là thời kỳ chuyển đổi kinh tế, tuy có gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà máy thuốc lá Thăng Long vẫn đứng vững trên thị trường.
Ngày 20 tháng 7 năm 1996 căn cứ vào Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quyết định số 407/TTG ngày 17 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và từ đó đến nay tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Thăng Long vẫn cố gắng khắc phục và đứng vững trên thị trường.
II. Nhiệm vụ của Công ty
Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thuốc la Việt Nam do đó có chức năng:
- Tham mưu cố vấn cho Tổng Công ty thuốc là về công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, nguyên liệu thuốc.
Nhà máy có nhiệm vụ: Lập kế hoạch sản xuất dài hạn năm, quý, tháng, hàng năm.
+ Đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ về thuế, đảm bảo cuộc sống cho công nhân viên trong nhà máy.
+ Theo dõi quản lý toàn bộ trang thiết bị về số lượng, chất lượng.
+ Hàng tháng lập kế hoạch về nhu cầu vật tư để có kế hoạch điều động.
III.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Mặt hàng sản xuất của nhà máy thuốc lá gồm các loại Dahill, Vinataba, Hồng Hà, Tam Đảo, Thăng Long sắt, Viland, Sapa, Thăng Long, Thủ đô, Hoàn Kiếm, Điện Biên đầu lọc, Điện biên bạc. Sản lượng sản xuất hàng năm gần đạt 200 triệu bao mỗi năm. Mặt hàng luôn được cải tiến và đa dạng chủng loại, việc sản xuất được tiến hành trên máy.
Khách hàng của nhà máy không hạn chế, từ các đại lý lớn nhỏ, đến các cá nhân bán buôn bán lẻ, không phân biệt tuổi tác.
Trong lĩnh vực kinh doanh có hai thị trường là thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Thị trường quen thuộc trong việc xuất nhập là các nước thuộc khu vực Đông Nam á.
Trong nền kinh tế thị trường chịu sức ép rất nặng nề từ sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía từ thuốc nhập lậu từ nước ngoài và từ các đối thủ cạnh tranh. Nhà máy đã liên tục cải tiến mặt hàng tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước để đứng vững trên thị trường. Để có thể cạnh tranh trên thị trường Nhà máy đã mở đại lý ở 21 tỉnh thành trên cả nước và có cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay cổng nhà máy.
Để sản xuất kinh doanh hơn nữa Nhà máy cũng đề ra chính sách cao cả cho tăng thu giảm chi.
III.2. Đặc điểm của hệ tống tổ chức bộ máy quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này Giám đốc là người có quyền cao nhất trong Công ty. Có 4 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc theo các lĩnh vực kinh doanh và kinh tế.
Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc theo chức năng của mình.
- Phòng tổ chức bảo vệ: Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về công tác lao động. Tổ chức và an ninh quốc phòng. Phòng có nhiệm vụ giúp việc giám đốc lập phương án về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ lao động tiền lương quản lý về bảo hiểm lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đào tạo công nhân kỹ thuật giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy, phòng cháy chữa cháy an ninh chính trị, kinh tế, trật tự trong nhà máy, thực hiện nhiệm vụ về công tác quân sự địa phương.
- Phòng tài vụ: Tổ chức quản lý mọi hoạt động liên quan đến công tác tài chính kế toán của nhà máy như tổng thu chi, công nợ, giá thành, hạch toán, dự toán sử dụng nguồn vốn quản lý tiền mặt ngân phiếu, thanh toán tin học, quản lý nghiệp vụ thống kê ở các đơn vị.
- Phòng kế hoạch vật tư: thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Phòng có nhiệm vụ về lập kế hoạch sản xuất dài hạn năm, quý, tháng. Điều hành sản xuất theo kế hoạch của thị trường, tham ra xây dựng kế hoạch, định mức kinh doanh kỹ thuật giá thành, thống kê hoạch định mức kinh tế kỹ thuật giá thành, thông kê và theo dõi công tác tiết kiệm. Lập kế hoạch về nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo năm, quý, tháng ký kết hợp đồng tìm nguồn mua sắm vật tư, bảo quản, cấp phát phục vụ kịp thời cho sản xuất. Tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo định kỳ tình hình sản xuất tháng, tuần.
- Phòng nguyên liệu.
Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về công tác nguyên liệu thuốc lá theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ về nông nghiệp - nghiên cứu thổ nhưỡng giống thuốc lá. Thực hiện tổ chức hợp đồng chỉ đạo kế hoạch về gieo trồng chăm sóc hái sấy. Lập kế hoạch ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu theo vùng cấp chủng loại theo chỉ thị của giám đốc, tổ chức bảo quan nhập xuất theo quy định, quản lý cung ứng vật tư nông nghiệp (nếu có), quản lý kho phế liệu phẩm.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Thực hiện chức năng quản lý máy móc thiết bị, điện, hơi, nước lạnh của nhà máy.
Phòng có nhiệm vụ: theo dõi quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật cơ khí thiết bị chuyên dùng chuyên ngành: điện, hơi, nước... cả về số lượng và chất lượng. Trong quá trình sản xuất lập kế hoạch về phương án đầu tư chiều sâu phụ tùng thay thế.
Tham gia công tác an toàn lao động - vệ sinh lao động và đào tạo thợ cơ khí kỹ thuật.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: thực hiện chức năng về công tác kỹ thuật của nhà máy.
- Phòng có nhiệm vụ: Nhận chỉ thị trực tiếp của Giám đốc và thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu vật tư, hương liệu trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu phối chế sản phẩm mới cả về nội dung và hình thức bao bì phù hợp với thị hiếu thị trường từng vùng. Quản lý quy trình công nghệ, quản lý chỉ tiêu lý hoá về nguyên liệu sản phẩm, nước tham gia công tác môi trường và đào tạo thợ kỹ thuật.
- Phòng KCS: Thực hiện chức năng về việc quản lý chất lượng sản phẩm.
Phòng có nhiệm vụ kiểm tra giám sát chất lượng nguyên liệu vật tư, vật liệu khi khách hàng đưa về nhà máy. kiểm tra giám sát về chất lượng trên từng công đoạn, trên dây truyền sản xuất, phát hiện sai sót để báo cáo giám đốc có chỉ thị khắc phục.
- Phòng tiêu thụ: Thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm Nhà máy.
Phòng có nhiệm vụ: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tháng, quý, năm cho từng vùng mòn dân cư kết hợp với phòng thị trường để mở rộng diện tiêu thụ, thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ bán hàng. Tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ về số lượng chủng loại để giám đốc đánh giá và có quyết định về phương hướng sản xuất.
- Phòng thị trường: Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc lãnh đạo nhà máy về công tác thị trường và chịu sự lãnh đạo của Nhà máy về công tác thị trường.
Phòng có nhiệm vụ: theo dõi phân tích diễn biến thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị đại lý soạn thảo đề ra các chương trình kế hoạch chiến lược tham gia công tác điều hành hoạt động Marketing. Tìm các hình thức quảng cáo các sản phẩm tham gia công tác thiết kế quảng cáo, thiết kế sản phẩm, tham gia triển lãm hội chợ.
III.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ.
Giám đốc
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phó giám đốc
kinh doanh
Tổ Hương Hồ
Kho NVL
Phòng KCS
Phòng NVL
Phòng KTCĐ
Phòng KTCN
Phòng tiêu thụ
Phòng tài vụ
Phòng thị trường
Phòng tổ chức LĐTL
Phòng hành chính
Phòng kỹ thuật vật tư
Kho thành phẩm
Kho vật liệu
Kho cơ khí
Xây dựng cơ bản
Nhà nghỉ
Nhà trẻ
Nhà ăn
Đội bốc xếp
Đội bảo vệ
Phân xưởng Dunhill
Phân xưởng cơ điện
Đội xe
Phân xưởng bao cứng
Phân xưởng chuẩn bị
Phân xưởng bao mềm
Phân xưởng sợi
III.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Với năng lực thiết bị hiện có và đầy đủ ở nhà máy được sử dụng một cách có hiệu quả và thiết thực. Trong thời kỳ bao cấp máy móc thiết bị còn nghèo nàn lạc hậu nhưng nay trong cơ chế thị trường đầy biến động máy móc đã được đổi mới và có nhiều thuận lợi để sản xuất kinh doanh.
Thống kê máy móc thiết bị
STT
Tên thiết bị
Nhãn hiệu
Số lượng
Năm sử dụng
Nguyên giá (ĐV: 1.000đ)
Giá trị còn lại (%)
1
Máy hấp chân không
Bỉ - TQ
1
1993
46.957.844
80
2
Máy cắt ngọn
VN - TQ
1
1998
174.912
76
3
Máy dánh lá
TQ
1
1999
1.745.706
75
4
Máy dịu lá ngọn
Pháp
4
1990
4.450.449
85
5
Máy gia liệu
Hà Lan
2
1993
2.923.128
75
6
Máy dịu cuộng
Pháp
3
1997
823.215
80
7
Máy hấp cuộng
Bỉ - TQ
3
19973
276.197
8
Máy thái cuộng
Anh
4
1985
1.321.320
9
Máy nạp liệu
Đức
3
1975
965.188
10
Máy trương nổ cuộng
Nhật
3
1990
1.035.083
11
Máy sấy sợi cuộng
Anh
2
1974
414.742
12
Máy thái sợi lá
Anh
4
1994
523.106
13
Máy sấy sợi lá
Anh
2
1991
707.163
14
Máy phun hương
Anh
2
1993
232.135
15
Máy nén khí
Bỉ - Liên Xô
2
1972
573.200
16
Máy cuốn C7
Anh
4
1985
174.912
17
Máy cuốn AC11
Tiệp
4
1985
124.326
18
Máy cuốn M8
TQ
3
1985
230.760
19
Máy cuốn IJ
Hà Lan
1
1995
563.231
20
Máy đóng bao Đông Đức
Đông Đức
5
1992
431.263
21
Máy đóng bao Tây Đức
Tây Đức
3
1973
134.201
22
Máy xé điếu phế phẩm
Hà Lan
1
1985
197.232
23
Máy phân ly sợi cuộng
Việt Nam
2
1996
429.000
Phần II
Tình hình thực tế công tác quản lý vốn tại nhà máy thuốc lá thăng long
Như ta đã biết, để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản, việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn mà đây là một doanh nghiệp Nhà nước nên nguồn vốn ban đầu phải là của Nhà nước sau đó nguồn vốn được bổ sung bằng vốn vay và nợ hợp pháp (vay quá hạn, nợ quá hạn, chiếm dụng người mua...) có thể phân loại nguồn vốn thành hai loại.
- Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn vay dài hạn, trung hạn.
- Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được tạm thời sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nắng. thuộc nguồn tài trợ tam thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp.
* Trong thời kỳ đổi mới hay là những năm gần đây nguồn vốn của Công ty thuốc lá Thăng Long được hình thành chủ yếu từ lợi nhuận để lại, nợ phải trả.
Để có thể biết được tình hình quản lý vốn của Công ty có hiệu quả hay không, ta đi vào phân tích các chỉ tiêu liên quan tới công tác quản lý vốn như sau: (Số liệu được trích từ bảng CĐKT và BCTC của Công ty trong hai năm 2000 và 2001).
I. Nguồn vốn
1. Cơ cấu vốn.
Như trên ta đã đề cập nhiều về vốn và tầm quan trọng của vốn trong hoạt động của đơn vị. Vậy "Vốn sản xuất trong doanh nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng hợp lý, kế hoạch, tiết kiệm vào loại hình kinh doanh".
+ Xét về hình thái vật chất vốn sản xuất gồm hai yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động tạo nên thực thể của sản phẩm, tư liệu lao động là phương tiện để chuyển hoá đối tượng thành thực thể sản phẩm. Cả hai bộ phận này đều là những nhân tố rất quan trọng trong các doanh nghiệp.
+ Xét về hình thái giá trị ta thấy: Giá trị của đối tượng lao động được chuyển một lần vào giá trị sản phẩm, còn giá trị của tư liệu lao động do tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất nên giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm.
Do đó người ta chia vốn sản xuất thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động (VCĐ và VLĐ).
- Vốn cố định: là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiền vốn của toàn bộ TSCĐ hữu hình và vô hình đang phát huy tác dụng trong sản xuất.
+ TSCĐ là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn, tiêu chuẩn cụ thể được quy định phù hợp với tình hình thực tế và các chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước.
Hiện nay, Nhà nước quy định những tư liệu lao động có đủ hai điều kiện. Thời gian sử dụng hơn một năm trở lên và có giá trị lớn hơn năm triệu đồng thì được gọi là TSCĐ.
+ TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. Trong quá trình sản xuất kinh doanh những tài sản vẫn giữ nguyên hình thái vật chất nhưng nó bị hao mòn dần và giá trị được chuyển dịch từng phần vào giá trị được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm.
+ TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một giá trị đầu tư, tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các lợi ích hoặc các nguồn lợi có tính kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyển của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí chuẩn bị sản xuất kinh doanh, giá trị bằng phát minh sáng chế, chi phí về lợi thế thương mại...
- Vốn lưu động: là một bộ phận của vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu động và vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất trong kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường.
Về mặt hiện vật, vốn lưu động được biểu hiện là giá trị của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ lao động thuộc TSCĐ, thành phẩm, vốn tiền mặt.
Qua mỗi chu kỳ sản xuất, vốn lưu động lần lượt trải qua các hình thái khác nhau. Tiền - đối tượng lao động - sản phẩm dở dang - bán thành phẩm - thành phẩm và trở lại hình thái tiền sau khi tiêu thụ sản phẩm. Sau mỗi chu kỳ như vậy, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm.
Tóm lại, tổng nguồn vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, do đó ta có:
Cơ cấu vốn cố định =
Vốn cố định
x 100%
Tổng nguồn vốn
Cơ cấu vốn lưu động =
Vốn lưu động
x 100%
Tổng nguồn vốn
Sau đây là bảng phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu vốn của Công ty trong hai năm 2000 và 2001.
Bảng 1: Cơ cấu vốn cố định, vốn lưu động trong tổng nguồn vốn
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
1. Vốn cố định
77.849.000.000
106.864.000.000
2. Vốn lưu động
28.155.000.000
30.862.000.000
3. Tổng nguồn vốn [(1) + (2)]
106.004.000.000
137.726.000.000
4. Cơ cấu VCĐ/nguồn vốn
73,44%
77,5%
5. Cơ cấu VLĐ/nguồn vốn
26,56%
22,41%
Nhận xét: Để đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường, về chất lượng sản phẩm cũng như việc mở rộng quy mô sản xuất nên Công ty đã chú trọng đầu tư chiều sâu thể hiện ở chỉ tiêu cơ cấu vốn cố định/ nguồn vốn, năm 2001 tăng so với năm 2000 cụ thể là:
Vốn cố định năm 2001
=
106.864.000.000
= 137%
Vốn cố định năm 2000
77.849.000.000
137% - 100% = 37%
Hay vốn cố định năm 2001 tăng so với năm 2000 là:
106.864.000.000 - 77.849.000.000 = 29.015.000.000đ
Tuy cơ cấu vốn lưu động
Của năm 2001 có giảm so với năm 2000 nhưng thực tế
Nguồn vốn
Vốn lưu động năm 2002 lại tăng
30.862.000.000
- 100% = 9,6%
28.155.000.000
Hay tăng.... 30.862.000.000 - 28.155.000.000 = 2.707.000.000 đ
Sự tăng lên củ vốn cố định và vốn lưu động năm 2001 đã làm tổng nguồn vốn tăng so với năm 2000 là:
137.726.000.000
= 100% - 29,92%
106.004.000.000
Hay tăng 137.726.000.000 - 106.0004.000.000 = 31.722.000.000 đ.
Đây là một dấu hiệu rất tích cực cho thấy Công ty ngày càng phát triển.
2. Khả năng sinh lời của vốn.
Trong hai năm 2000 và 2001, khả năng sinh lời của vốn trong Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Khả năng sinh lời của vốn
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
1. Lợi nhuận trước thuế
14.500.000.000
19.700.000.000
2. Nguồn vốn kinh doanh
106.004.000.000
137.726.000.000
3. Hệ số sinh lời của vốn ((1)/(2)) (%)
13,68%
14,32%
Nhận xét:
Chỉ tiêu hệ số sinh lời của vốn =
Lợi nhuận trước thuế
Nguồn vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu năm 2001 cao hơn năm 2000, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả hơn. Nếu như một đồng vốn kinh doanh năm 2000 đem lại... đồng lợi nhuận thì năm 2001 con số đó là .... (đồng). Đây là một thành tích đáng khích lệ trong công tác quản lý vốn tại Công ty.
3. Mối liên hệ giữa nguồn hình thành vốn và các chỉ tiêu thanh toán nợ vay.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là tốt hay chưa tốt ta có thể thấy được ở các chỉ tiêu thanh toán nợ vay. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Để do khả năng thanh toán ta có các chỉ tiêu sau:
* Tỷ suất thanh toán ngắn hạn =
Tổng TSCĐ
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.
* Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động =
Vốn bằng tiền
Tổng TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSCĐ.
* Tỷ suất thanh toán tức thời =
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Tỷ suất trên cho biết khả năng đáp ứng tức thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
* Tỷ suất thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp, cho biết tổng tài sản có đủ đáp ứng các khoản nợ hay không?
Sau đây là một số chỉ tiêu về tình hình thanh toán nợ vay của Công ty trong hai năm 2001 và 2000.
Bảng 3: Chỉ tiêu thanh toán nợ vay
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
1. Tổng TSCĐ (VLĐ)
28.155.000.000
30.862.000.000
2. Tổng tài sản (nguồn vốn kinh doanh )
106.004.000.000
137.726.000.000
3. Vốn bằng tiền
26.592.000.000
16.945.000.000
4. Nợ ngắn hạn
33.209.000.000
28.313.000.000
5. Nợ phải trả
1,059
35.956.000.000
6. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn
0,441
1,090
7. Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động
0,467
0,549
8. Tỷ suất thanh toán tức thời
3,192
0,598
9. Tỷ suất thanh toán tổng quát
3,830
Nhận xét: Qua bảng trên, tình hình thanh toán nợ của Công ty biểu hiệu cụ thể như sau:
* Tỷ suất thanh toán ngắn hạn: tỷ suất này năm 2001 cao hơn 2000 và đều lớn hơn. Chứng tỏ Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là rất tốt.
* Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động chỉ tiêu này năm 2001 tăng nhẹ sơ với năm 2000 và cũng không quá lớn hoặc quá nhỏ để có thể dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán. Như vậy Công ty nên duy trì tỷ lệ đã đạt được.
* Tỷ suất thanh toán tức thời: nếu như năm 2000 Công ty còn gặp một số khó khăn nhỏ trong việc thanh toán tức thời công nợ, thì năm 2001, con số 0,598 cho biết tình hình là hoàn toàn khắc phục được tỷ suất như vậy là một trong những tiền đề để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
* Tỷ suất thanh toán tổng quát: tỷ suất này tại Công ty rất cao và năm sau tăng hơn năm trước, chứng tỏ tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn ngày càng tăng hay có thể nói Công ty đang gắng để đỡ phụ thuộc vốn Nhà nước và vốn bên ngoài để có thể tự quyết định việc sản xuất kinh doanh cho mình.
Tóm lại: Qua một số chỉ tiêu trên, ta thấy khả năng thanh toán nợ của Công ty thuốc lá Thăng Long là rất tốt. Hy vọng Công ty luôn duy trì và phát huy kết quả đã đạt được để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
II. Tình hình công tác sử dụng vốn cố định tại Công ty
Bảng 4:
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
1. Tổng doanh thu thuần (đồng)
537.163.000.000
680.965.000.000
2. Vốn cố định bình quân (đồng)
77.002.000.000
91.547.000.000
3. Lợi nhuận trước thuế (đồng)
14.500.000.000
19.700.000.000
4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định (đồng)
0,19
0,22
5. Sức hao phí vốn cố định (đồng)
5,31
4,65
Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn cố định tăng 0,08 đồng (hay tăng 15,78%) hao phí vốn cố định giảm 0,66 đồng hay goảm (12,43%) là do lợi nhuận trứơc thuế năm 2001 tăng lên rất nhiều so với năm 2000. Điều này cho thấy tình hình sử dụng vốn cố định ở nhà máy là rất tốt. Thêm vào đó, cơ cấu vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn (hơn 70%) trong tổng nguồn vốn nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là một vấn đề thích yếu của Công ty.
III. vốn lưu động
III. Tình hình công tác sử dụng vốn lưu động
1. Cơ sở lý luận
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.1. Phân tích chung
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu.
* Sức sản xuất của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt và ngược lại.
* Sức sinh lời của vốn lưu động =
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt và ngược lại.
1.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
* Số vòng quay của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu vòng quay nhanh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao và ngược lại.
* Thời gian của 1 vòng luân chuyển VLĐ =
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay VLĐ trong kỳ
=
Thời gian kỳ phân tích x vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày để vốn lưu động quay được một vòng số ngày đó càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn và ngược lại.
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhưng có hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyênr vốn lưu động là:
- Do số vốn lưu động bình quân thay đổi.
Thời gian của một vòng luân chuyển vốn =
Thời gian kỳ phân tích x VLĐ BQ
Doanh thu thuần
Gọi:
T: là thời gian kỳ phân tích (t = 360 ngày)
V: là vốn lưu động bình quân
T: là doanh thu thuần
Ta có ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân tới số ngày là:
T xV1
-
T x V0
= ± ngày
T0
T0
Trong đó:
V1: là vốn lưu động kỳ phân tích
V0: là vốn lưu động kỳ gốc
T1: là doanh thu thuần kỳ phân tích
T0: là doanh thu thuần kỳ gốc.
+ Số ngày (+) là do vốn lưu động tăng lên
+ Số ngày (-) là do vốn lưu động giảm xuống
- Do doanh thu thuần thay đổi.
Công thức:
T xV1
-
T x V1
= ± ngày
T1
T0
+ Số ngày (+) là doanh thu bị giảm
+ Số ngày (-) là doanh thu tăng lên.
Kết hợp ảnh hưởng của hai nhân tố ta có số ngày của một vòng luân chuyển năm phân tích với năm gốc tăng hay giảm.
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Hệ số này cho ta biết để có một đồng doanh thu cần mấy đồng vốn lưu động. Hệ số càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm càng được nhiều.
2. Tình hình thực tế công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
2.1. Phân tích chung.
Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lời của vốn lưu động.
Bảng 5: Chỉ tiêu sản xuất và sinh lời của vốn lưu động
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
1. Doanh thu thuần (đồng)
537.163.000.000
680.965.000.000
2. Vốn lưu động bình quân (đồng)
25.084.000.000
29.901.000.000
3. Lợi nhuận trước thuế (đồng)
14.500.000.000
19.700.000.000
4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (đồng)
21,41
22,77
5. Sức sinh lời của vốn lưu động (lần)
0,58
0,66
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, sức sản xuất của vốn lưu động năm 2001 tăng 0,36 lần (hay tăng 6,35%) so với năm 2000, đồng thời sức sinh lời của vốn lưu động cũng tăng 0,08 lần ( hay tăng 13,79%). Sở dĩ như vậy là do tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân. Đây là một dấu hiệu rất tốt của Công ty. Điều đó biểu hiện năng lực quản lý, đặc biệt là công tác quản lý vốn của lãnh đạo Công ty là rất đáng biểu dương.
2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Sau đây là bảng phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong hai năm 2000 và 2001.
Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
1. Doanh thu thuần (đồng)
537.163.000.000
680.965.000.000
2. Vốn lưu động bình quân (đồng)
25.084.000.000
29.901.000.000
3. Vòng quay của vốn lưu động (vòng)
21,41
22,77
4. Thời gian luân chuyển VLĐ (ngày)
17
16
5. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (lần)
0,047
0,044
Nhận xét: Vòng quay của vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 tăng 0,36 vòng (hay tăng 6,35%) dẫn tới thời gian luân chuyển vốn giảm một ngày. Thêm vào đó, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhỏ để có một đồng doanh thu thuần chỉ cần 0,047 đồng vốn lưu động vào năm 2000, năm 2001 hệ số này tiếp tục giảm 0,044 lần. Đây đều là những dấu hiệu tích cực trong công tác quản lý vốn của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Hai nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động đó là: vốn lưu động bình quân (V) và doanh thu thuần (T).
- Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân
ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân tới số ngày luân chuyển là:
áp dụng công thức:
T xV1
-
T x V0
= ± ngày
T0
T0
Thay số vào ta có: (trang 24)
360 x 29.901.000.000
-
360 x 25.084.000.000
= 3 ngày
537.163.000.000
537.163.000.000
Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân tăng dẫn đến thời gian luân chuyển vốn kéo dài thêm 3 ngày.
- Do ảnh hưởng của doanh thu thuần.
T xV1
-
T x V1
= ± ngày
T1
T1
Thay số vào ta có:
360 x 29.901.000.000
-
360 x29.901.000.000
= - 4 ngày
680.965.000.000
537.163.000.000
Do ảnh hưởng doanh thu thuần tăng lên dẫn đến thời gian luân chuyển vốn giảm đi 4 ngày.
* Kết hợp hai nhân tố trên ta được thời gian một vòng luân chuyển vốn năm 2001 giảm 1 ngày so với năm 2000, qua việc phân tích ta dẫn tới kết luận rằng: Nếu Công ty muốn giảm thời gian một vòng luân chuyển vốn thì phải đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cách tốt nhất là Công ty phải tìm ra các biện pháp mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, các biện pháp đẩy nhanh tiêu thụ để có thể tăng doanh thu thuần, nếu như số vốn lưu động bình quân cũng tăng thì tốc độ của doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân. Có như vậy thì vòng luân chuyển với giảm nhanh và tại được điều kiện thuận lợi sản xuất cho Công ty.
Phần III
Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn tại Công ty thuốc lá thăng long
I. Đánh giá công tác quản lý vốn tại Công ty
Hiện nay kinh tế ở thời mở cửa, Công ty đang trên đà phát triển, khối lượng hàng hoá sản xuất ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú về mẫu mã cũng như chất lượng. Doanh thu về các mặt hàng năm sau cao hơn năm trước, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, công nhân lành nghề, trang thiết bị máy móc hiện đại...
Vì vậy mặt hàng của Công ty được khách hàng trong nước tín nhiệm và xuất khẩu ra nước ngoài. Đạt được thành tích đó là do Công ty có đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý đặc biệt là quản lý vốn.
Những thành tích cũng như một số hạn chế trong công tác quản lý vốn tại Công ty trong thời gian qua như sau:
Tích cực: Những chỉ tiêu làm tăng hiệu quả sử dụng vốn
- Hệ số sinh lời của vốn năm 2001 so với năm 2000 tăng 0,62 lần.
- Tỷ suất thanh toán ngắn hạn tăng 0,041 lần
- Tỷ suất thanh toán tức thời tăng 0,131 lần
- Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động tăng 0,108 lần
- Tỷ suất thanh toán tổng quát tăng 0,638 lần.
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 tăng 0,36 vòng dẫn tới thời gian luân chuyển vốn giảm 1 ngày.
- Sức sinh lời hay hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng 0,03 lần, vốn lưu động tăng 0,08 lần.
- Sức hao phí vốn cố định giảm 0,66 lần.
Những tích cực trên góp phần nâng tổng nguồn vốn năm 2001 lên 137.726.000.000 đồng, tăng 29,92% hay 31.722.000.000 đ so với năm 2000. Hơn nữa, nếu xét mối quan hệ giữa nguồn vốn hình thành do vậy nợ với các chỉ tiêu về khả năng thanh toán thì khả năng thanh toán của Công ty là rất tốt. Đây là những yếu tố tốt giúp Công ty mở rộng quy mô sản xuất mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
2. Hạn chế.
Tuy tập thể cán bộ, công nhân viên của Công ty đã cố gắng và tích cực trong hoạt động sản xuất nhưng còn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hy vọng trong những năm tới của cơ chế thị trường Công ty sẽ phát huy hơn nữa kết quả đã đạt được. Để xứng với một doanh nghiệp Nhà nước.
II. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty.
Xuất phát từ những hạn chế chưa được như mong muốn trong công các quản lý vốn tại Công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý vốn nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho Công ty.
* Về công tác trang bị máy móc thiết bị.
- Doanh nghiệp nên đầu tư mua máy mới và hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
- Máy móc thiết bị mua về cần đưa vào sử dụng ngay.
- Trong quá trình sử dụng, Công ty cố gắng tận dụng triệt để thời gian và công suất sử dụng, làm tăng công tác boả dưỡng và sửa chữa khi cần thiết để hạ thấp chi phí sử dụng.
- Những máy móc hoạt động không có hiệu quả thì Công ty nên nhanh chóng làm thủ tục thanh lý và có kế hoạch thay thể còn nếu tài sản nào không cần dùng thì nên nhượng bán hoặc cho thuê.
* Về sản xuất kinh doanh
- Đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để thích nghi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thị trường.
- Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất, đối với cán bộ quản lý nên chọn thước đo hiệu quả, kết quả công tác của từng người, từng khâu tạo động lực thúc đẩy mọi thành viên gắn bó quan tâm đến cơ quan công tác.
- Xây dựng các quy định khuyến khích vật chất, nhằm thúc đẩy khai thác tiềm năng về chất xám, về vật tư, về nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng chương trình tiếp cận thị trường, khai thác nhu cầu giới thiệu sản phẩm.
- Giành một phần vấn đề bổ sung thiết bị làm giàu công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo tiền đề hợp tác với bên ngoài.
* Tăng cường công tác thanh toán của khách hàng.
Để đem lại hiệu quả kinh doanh cao, Công ty nên có một số chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán ngay tiền hàng như: chiết khaúa thanh toán nhanh. Nhằm thu hồi vốn nhanh để đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh kỳ sau.
* Công tác xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Công ty phải quy định định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, luôn tìm biện pháp cải tiến định mức tiêu hao đó. Ngoài ra, Công ty tìm nguồn nguyên vật liệu có chất lượng và giá cả hợp lý, số lượng nguyên vật liệu vừa đủ lượng dự trữ cần thiết. Định kỳ Công ty nên kiểm kê vật tư để phát hiện kịp thời vật tư ứ đọng, có biện pháp giải quyết nhanh, giảm tình trạng ứ đọng vốn.
* Công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu tiêu thụ.
- Công ty phải hoàn thành theo kế hoạch sản xuất, gia công về mặt số lượng và chất lượng.
- Tổ chức tốt công việc ký kết hợp đồng với khách hàng nhằm nhanh chóng có doanh thu, thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển nhanh để thu hồi vốn, tái đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Nhanh chóng thu hồi nợ, giải quyết vốn ứ đọng trong thanh toán.
kết luận
Qua việc thực tập tại Công ty Thuốc lá Thăng Long kết hợp với những bài giảng của các thầy cô giáo, trong trường em đã học tập được và rút ra những phương pháp đánh giá một cách rất bổ ích.
Mặc dù hiện nay trong nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời đồng nghĩa với những áp lực cạnh tranh cho Công ty. Nhưng nhờ có uy tín có đội ngũ công nhânhân vật iên có trình độ, máy móc thiết bị hiện đại và một bộ máy quản lý có năng lực, Công ty đã có những hướng đi mới để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đó là những quyết định đúng đắn hứa hẹn sự thành công, phát triển hơn nữa trong thời kỳ hiện đại này.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Thuốc lá Thăng Long em đã đi sâu tìm hiểu về công tác tổ chức quản lý vốn của Công ty. Em nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô, các chú trong Công ty cùng sự hướng dẫn của cô giáo Phương Mai Anh, em đã hoàn thành báo cáo này.
Vì thời gian thực tập có hạn, sự tìm hiểu về Công ty chưa sâu sắc nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong các thầy cô thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày...... tháng...... năm 2002
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hữu Tiến
Nhận xét của đơn vị thực tập
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Phần I: giới thiệu tổng quan về Công ty thuốc lá thăng long
I. Sự ra đời và phát triển của Công ty
II. Nhiệm vụ của Công ty
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
.2. Đặc điểm của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
3.Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ
4. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Phần II: tình hình thực tế công tác quản lý vốn tại nhà máy thuốc lá thăng long
I. Nguồn vốn
1. Cơ cấu vốn
2. Khả năng sinh lời của vốn
3. Mối liên hệ giữa nguồn hình thành vốn và các chỉ tiêu thanh toán nợ vay
II. Tình hình công tác sử dụng vốn cố định tại Công ty
III. Vốn lưu động
III. Tình hình công tác sử dụng vốn lưu động
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phân tích chung
1.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
2. Tình hình thực tế công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty
2.1. Phân tích chung
2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Phần III: phương hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn tại Công ty thuốc lá thăng long
I. Đánh giá công tác quản lý vốn tại Công ty
1. Thành tích
2. Hạn chế
II. Phương pháp hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34495.doc