Công tác Thông tin đối ngoại (TTĐN) đóng một vai trò không thể phủ nhận trong thời đại hội nhập ở nước ta hiện nay. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, báo hình là một trong nhiều loại hình báo chí sở hữu những ưu thế rõ rệt so với nhiều loại hình báo chí khác.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của người xem, ngày càng có nhiều thể loại, chương trình phong phú xuất hiện trên truyền hình. Tuy nhiên, bản tin luôn là thể loại “nền tảng” của báo hình, là món ăn không thể thiếu trên truyền hình dành cho khán giả. Bản tin cũng chính là một phương thức ngôn luận đối ngoại trực tiếp và hiệu quả của nước ta. Đối với nhiệm vụ công tác TTĐN, bản tin thời sự tiếng Anh, gọi tắt là Bản tin tiếng Anh (BTTA) của Ban truyền hình đối ngoại (THĐN) VTV4 là một chương trình cần có những đánh giá nghiên cứu cụ thể và định hướng phát triển tăng tính hiệu quả nhiệm vụ đối ngoại của nước nhà.
Đối với những người làm công tác TTĐN, BTTA của VTV4 - với đặc thù là bản tin nói bằng Tiếng Anh và phát ra nước ngoài - rõ ràng là một chương trình hết sức quan trọng cần được chú ý nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao hiệu quả trực tiếp trong việc phát ngôn cũng như xây dựng và nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với kênh THĐN Việt Nam – VTV4, BTTA là một chương trình không thể thiếu, thậm chí quyết định không nhỏ uy tín và số lượng khán giả theo dõi. Sự xuất hiện cuả BTTA đã góp phần làm phong phú thêm nội dung của kênh THĐN VTV4 nhưng đồng thời cũng tạo ra “khoảng trống” lý luận. Cho đến nay, trong các tài liệu lý luận truyền hình Việt Nam, vẫn chưa có một nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến nội dung này. Thực tiễn có lý luận “dẫn đường” bao giờ cũng mang lại kết quả tốt hơn. Thực tiễn đang đặt ra các vấn đề cấp bách đòi hỏi THĐN phải kịp thời đổi mới và nâng cao chất lượng. Để làm được điều này cần có sự nghiên cứu để phát hiện vấn đề, đề xuất các biện pháp khắc phục các bất cập, thiếu sót. Rõ ràng, đã đến lúc cần phải có những nghiên cứu, khảo sát về BTTA của VTV4 để thu hẹp “khoảng trống” lý luận, phục vụ hoạt động báo chí thực tế cũng như công tác nghiên cứu ứng dụng hoạt động TTĐN.
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác TTĐN trên truyền hình đối với NVNONN :
1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác TTĐN đối với NVNONN
1.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với Truyền hình Việt Nam
1.2. Vị trí, vai trò của kênh truyền hình VTV4 trong công tác TTĐN
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG BTTA TRÊN VTV4
2.1. Về nội dung chương trình
2.1.1 Thông tin tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan trực tiếp cụ thể đến đời sống NVNONN.
2.1.2. Quảng bá một Việt Nam đổi mới, chủ động hội nhập và phát triển
2.1.3. Giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 2.1.4. Phản bác các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch
2.1.5. Thắt chặt tinh thần đại đoàn kết, hòa giải, hòa hợp dân tộc
2.2. Về hình thức thể hiện
2.2.1 Kết cấu chương trình BTTA
2.2.2. Thể loại
2.2.3. Ngôn ngữ đặc trưng của truyền hình
2.3. Một số nhận xét, đánh giá về nội dung và hình thức của BTTA
2.3.1 Thành công
- Bám sát mục tiêu thông tin tuyên truyền đối ngoại
- Tính định hướng của thông tin được bảo đảm
- Thông tin có trọng tâm, trọng điểm
2.3.2. Những hạn chế
- .
- .
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO
NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền của BTTA trên VTV4 trong thời gian qua.
2.1.2.3. Trực tiếp đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch
Thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong gần 20 năm qua đã chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt và đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta. Từ nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta đã vươn lên trở thành một nước có nền kinh tế tăng trưởng khá; đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân được cải thiện; tình hình chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại tăng cường đã nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Nhưng cũng nhiều năm qua, chúng ta đã bền bỉ đấu tranh chống sự phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch quốc tế. Chúng cấu kết với một bộ phận người Việt phản động lưu vong thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá sự nghiệp cách mạng, khối đại đoàn kết nhân dân của ta. Chúng nắm giữ hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền khống chế dư luận, xuyên tạc, bóp méo, sự thật, bôi xấu chế độ ta. Tạo ra sự hồ nghi về tình hình hình đất nước trong cộng đồng NVNONN.
Trước thực tế đó, vai trò của BTTA thuộc kênh THĐN đã thường xuyên phản ứng tích cực, kịp thời phê phán các quan điểm sai trái, đấu tranh chống âm mưu diễn biến hóa bình của các thế lực phản động đối địch. Âm mưu diễn biến hòa bình mà chúng sử dụng chống phá ta tập trung trên các lĩnh vực:
Thứ nhất là phá hoại về chính trị, tư tưởng. Chúng ra sức tuyên truyền chống chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong đó có chính sách đối với cộng đồng NVNONN. Thứ hail là thực hiện “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực kinh tế. Chúng sử dụng bao vây, cấm vận làm suy yếu rồi dùng thủ đoạn liên kết, hợp tác, viện trợ kinh tế để tạo sức ép về chính trị đối với ta. Thứ ba là lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm kích động, gây mất ổn định xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động quốc tế và người Việt đối địch lưu vong, thời gian vừa qua BTTA cùng các chương trình của VTV4 đã liên tục có những tin, nào vạch trần các chiêu bài của chúng. Đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” là một mảng nội dung quan trọng của VTV4. Nó được thể hiện ở khắp các chuyên mục trên những khía cạnh khác nhau: Khẳng định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên CNXH ở nước ta; Tăng cường thông tin về thành tựu mọi mặt của công cuộc đổi mới của đất nước; Vạch trần âm mưu phá hoại của địch trong việc sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; Phê phán tư tưởng, lối sống tư sản; Tuyên truyền về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chương trình thời sự bằng tiếng Anh đã có nhiều tin, bài kịp thời phê phán những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá ta. Các tin tức cũng tăng cường phản ánh sự đổi mới, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội để cộng đồng hiểu rõ hơn về tình hình của đất nước. Điều này có tác dụng như liều thuốc vắc-xin giúp kiều bào ta ở nước ngoài tự đề kháng trước những luồng thông tin độc hại, sai lệch nhằm kích động, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết giữa cộng đồng NVNONN.
Tuy không có nhiều bài phân tích, bình luận, đấu tranh trực tiếp nhưng qua BTTA, các mục tin tức, sự kiện đã đề cập tới lĩnh vực chính trị tư tưởng một cách mềm dẻo; khẳng định được lập trường quan điểm của Đảng và nhân dân ta kiên định con đường đi lên CNXH với nền tảng, ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những dịp lễ, tết, kỷ niệm sinh nhật Bác, ngày thành lập Đảng, Quốc khánh 2/9, ngày giải phóng miền Nam 30/4, theo định hướng của Ban THĐN, BTTA của VTV4 luôn kịp thời chuyển tới kiều bào những hoạt động kỉ niệm sôi nổi cả bề rộng lẫn chiều sâu của nhân dân cả nước. Qua đó biểu hiện ý chí toàn dân tộc đoàn kết xung quanh Đảng kiên định con đường, mục tiêu XHCN mà Đảng và Bác Hồ lựa chọn.
Vấn đề dân tộc, tôn giáo được BTTA của VTV4 phản ánh ở nhiều bình diện và góc độ. Những tin bài về các chương trình hỗ trợ đồng bào vùng sâu vùng xa, lễ hội dân tộc,.v.v…thường là những tin, bài không thể thiếu trong BTTA. Điều này giúp cộng đồng giải tỏa được những thông tin sai sự thật về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta mà một số phương tiện báo chí của các thế lực thù địch nước ngoài và bọn phản động người Việt lưu vong vẫn thường công kích xuyên tạc.
Với chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhiều năm gần đây vấn đề này đã được cải thiện đáng kể. Trên địa bàn cả nước, nhiều phong tục tập quán, lễ hội được khôi phục nhằm duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thực tế là vậy, nhưng các thế lực thường xuyên kích động, xúi giục dựng chuyện xuyên tạc sự thật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết của ta. Đấu tranh với những âm mưu thâm độc này, BTTA đã có nhiều tin, bài phản ánh đời sống, hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào có đạo.
Tuy nhiên, như Đảng ta đã xác định, đấu tranh với những âm mưu gây chia rẽ, diễn biến hòa bình là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp. Nhờ linh hoạt, mềm dẻo trong cách thức tuyên truyền, thời gian qua, công tác đấu tranh dư luận của BTTA đã đạt hiệu quả tích cực.
Qua khảo sát chúng tôi thấy, thời gian qua BTTA là một chương trình tiêu biểu của VTV4 đã có tác dụng to lớn trong việc hướng dẫn dư luận xã hội lành mạnh, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho cộng đồng kiều bào. Trên cơ sở đó, chương trình đã giúp cho kiều bào ta hiểu rõ hơn về thực tế đời sống và sự phát triển của đất nước trong công cuộc đổi mới. Từ đó giúp kiều bào nhận thức đúng đắn hơn về công cuộc phát triển đất nước theo con đường CNXH mà Đảng và Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Đồng thời kêu gọi cộng đồng NVNONN, đồng bào trong nước không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quá khứ, nguồn gốc xuất than, địa vị xã hội đoàn kết một long, cùng chung sức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.1.3. Giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Về phương diện lý luận, vấn đề khai sang và nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu văn hóa, giải trí là một chức năng của báo chí. Thực hiện chức năng này, báo chí góp phần “nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội: [41, tr.41.42].
Nền văn hóa Việt Nam được hình thành, bồi tụ, gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước quật cường của dân tộc trải qua hgàn ngàn năm. Đồng thời, nó còn là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Có thể nói, văn hóa Việt Nam chính là bản lĩnh, trí tuệ, cốt cách và là linh hồn của cả dân tộc.
NVNONN là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Bởi vậy cộng đồng có quyền được hưởng thụ và có trách nhiệm gìn giữ, phát huy những gía trị cao đẹp của văn hóa Việt Nam.
Trong hoàn cảnh xa sống xa Tổ quốc NVNONN luôn phải chịu sức ép hòa nhập vào văn hóa và đời sống xã hội của nước sở tại, do đó nhu cầu về văn hóa dân tộc trong cộng đồng là rất lớn. Mặc dù sống ở các nước phát triển, trong điều kiện toàn cầu hóa thông tin, hang giờ, kiều bào có thể cập nhật tin tức thời sự quê nhà qua các trang báo điện tử, nhưng họ vẫn luôn khao khát được nhìn thấy, được nghe thấy những hình ảnh thuộc về nguồn cội, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, không có điều kiện tìm hiểu về quê hương. Với ưu thế là một loại hình báo chí hiện đại, VTV4 có khả năng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và giải trí lành mạnh của kiều bào. Tác giả G.V Cu-đơ-nhet-xốp trong cuốn Báo chí truyền hình cũng đã khẳng định: “Ở mức độ khác nhau, mọi chương trình truyền hình đều đưa người xem tiếp cận với văn hóa” [8, tr.75].
Với bất cứ quốc gia nào, việc truyền bá, giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là một nhiệm vụ đặt ra với BTTA trong công tác tuyên truyền. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà BTTA hàng ngày giới thiệu cho cộng đồng kiều bào thông qua những tin tức phản ánh bao gồm toàn bộ cái hay cái đẹp trong nền văn hóa tinh thần, sự hiểu biết về những giá trị sáng tạo của nhân dân qua các thời đại, những phong tục tập quán, lễ hội có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, những tình cảm tốt đẹp của cộng đồng như tình yêu đất nước, quê hương, sự cảm thông chia sẻ đoàn kết dân tộc, những truyền thống đáng được trân trọng, phát huy như hiếu học, cần cù lao động, tôn kính người già.v.v… Thông qua những nội dung này, BTTA không chỉ thỏa mãn nhu cầu thông tin đơn thuần mà còn đáp ứng nhu cầu giải trí lẫn giáo dục, xây dựng lối sống tích cực cho cộng đồng NVNONN. Hiểu biết sâu sắc truyền thống văn hóa của dân tộc là cơ sở để cộng đồng hòa nhập xã hội một cách tự tin ở đất nước sở tại. Mặt khác, nó khơi dậy trong cộng đồng niềm tự hào, ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về cội nguồn.
Là một chương trình phát bằng tiếng Anh nhưng BTTA luôn đề cao và tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng kiều bào ở nước ngoài. Đặc biệt đối với những thế hệ thứ hai, thứ ba thì việc định hướng dạy tiếng Việt là hết sức cần thiết. Chương trình BTTA có thể được coi như là nối nhịp cầu giữa con cháu Việt với quê cha đất Việt.
2.2. Về hình thức thể hiện
Theo từ điển tiếng Việt, hình thức được hiểu là “Toàn thể nói chung những gì làm thành bề mặt ngoài của sự vật, cái chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung” [51, tr 427]. Bởi vậy, khi nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm hình thức của chương trình truyền hình dành cho NVNONN, ta phải tìm hiểu những yếu tố chứa đựng nội dung như kết cấu chương trình, ngôn ngữ, thể loại.v.v…
2.2.1 Kết cấu chương trình BTTA
Kết cấu được hiểu: “Là sự tổ chức, mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong một tác phẩm báo chí” [40, tr 167]. Là một chương trình truyền hình làm công tác TTĐN, phục vụ đối tượng công chúng đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở khắp các châu lục trên thế giới với điều kiện địa, chính trị, văn hóa khác nhau nên việc kết cấu của BTTA phải phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ làm nên diện mạo của một chương trình THĐN mà còn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền tới cộng đồng.
Hiện nay BTTA có tổng thời lượng phát sóng chính trên VTV4 là 1 tiếng 45 phút chia làm 3 bản tin 15 phút, 30 phút và 60 phút nhằm tạo điều kiện cho bà con kiều bào có thể xem vào bất cứ giờ nào trong ngày và cập nhật thông tin tốt hơn. Kết cấu chương trình BTTA thường được sắp xếp như sau:
Sau phần hình hiệu chương trình là phần tin Headlines (những tin nổi bật), sau đó là những tin tức, phóng sự cụm nhỏ, rồi đến bản tin Daily Biz (gồm có tin, cụm tin, phóng sự). Tiếp đó là phần tin Quốc tế với những vấn đề nổi bật của thế giới. Nếu trong bản tin 60 phút sẽ có them những chuyên mục nhỏ liên quan đến văn hóa, nghệ thuật như Culture Mosaic, Week in Review, Fine Cuisine, On the mic, Crossing VN, Insight Vietnam…
Thông tin của BTTA được khai thác từ Bản tin tiếng Việt, chương trình thời sự VTV1 và một phần tin, bài do các biên tập viên tự sản xuất.
Để có thể hiểu rõ hơn chúng tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể về kết cấu chương trình phát sóng của BTTA 15 phút ngày 6/10/2008:
Thứ tự tin, bài trong BTTA:Headlines:
- Đối thoại chiến lược Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ I
- Phóng sự: VAVA gửi đơn thỉnh cầu lên tòa án tối cao Hoa Kỳ
Tin:
- Kỳ họp thứ X UB hỗn hợp VN – CPC
- Sẽ tiêu hủy 300 tấn sữa bột melamine
- 15 tỷ đồng cho đường sắt đô thị Việt
- Đổi số điện thoại gọi cố định
Cụm tin:
- Ký kết thủy điện giữa SBV và ADB
- Ký kết giai đoạn 2 đường Hồ Chí Minh
Trailer Daily Biz
Tin:
- Khai mạc hội văn hóa các vùng miền toàn quốc
Phóng sự:
- Quảng bá du lịch Khánh Hòa qua chuyến thăm của Famtrip
Tin
- Biểu diễn đàn bầu tại Nga
Thời tiết + Chào kết
Tóm lại, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng kết câu của chương trình BTTA hiện tại tương đối ổn định, khoa học, chặt chẽ, rõ rang, đồng thời đảm bảo được tính linh hoạt. Với kết cấu này, BTTA hàng ngày đã cung cấp cho khán giả - kiều bào ta ở nước ngoài, người nước ngoài một khối lượng thông tin lớn về các vấn đề sự kiện lớn trong nước và quốc tế mang tính thời sự đến các chương trình văn hóa, giải trí, bảo đảm sự hấp dẫn của chương trình đối với công chúng.
2.2.2. Về thể loại
Là một chương trình thuộc kênh truyền hình quốc gia có thời lượng phát sóng 1 tiếng 45 phút và diện phủ song khăp toàn châu lục nên yếu tố hấp dẫn công chúng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả tuyên truyền là một yêu cầu đặt ra với BTTA của VTV4.
Cho đến nay, lý luận về thể loại còn có nhiều quan điểm chưa đồng nhất ngay trong giới nghiên cứu. Trong khi đó, trên thực tế, truyền hình vẫn không ngừng phát triển. Nhiều thể loại mới ra đời chiếm ưu thế, nhiều thể loại cũ giảm dần trên truyền hình. Đây cũng là một quá trình không thể tránh khỏi về mặt lịch sử. Và, ở một khía cạnh khác “sự giao thoa giữa các thể loại, sự tan vỡ của những thể loại nhiều khi lại là sự phản ánh một cách chính xác hơn những quan hệ phức tạp của cuộc sống” [9,tr.11].
Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, thể loại “là sự thống nhất mang tính quy luật, lặp đi lặp lại của các yếu tố trong một loạt tác phẩm báo chí” [40.tr167]. Ở một số nước có nền báo chí phát triển, người ta xếp các sản phẩm truyền hình thành 5 loại cơ bản: loại thuyết trình; loại phỏng vấn; loại thảo luận, loại kịch bản và loại sản xuất trực tiếp. Trong cuốn “Sản xuất chương trình truyền hình” tác giả Trần Bảo Khánh xếp loại thành các nhóm: nhóm tạo hình, nhóm hội thoại, nhóm các tác phẩm TV games – show. Theo chúng tôi, đây là cách phân loại tương đối phù hợp với tình hình thực tế của loại hình báo chí truyền hình đang phát triển ở Việt Nam.
Qua khảo sát cho thấy, có một số thể loại khá đa dạng thường xuất hiện trong BTTA của VTV4 sau đây:
- Tin truyền hình: Có thể nói, tin là thể loại quan trọng xuất hiện với tần số lớn trong các bản tin thời sự bằng tiếng Anh trên VTV4 cũng như những bản tin thời sự khác. Trong một bản tin tiếng Anh 30 phút, thông thường có 8 đến 10 tin truyền hình. Thể loại tin phản ánh nhanh nhạy, sinh động, đầy đủ và hiệu quả nhất qua các vấn đề, sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế đến cộng đồng kiều bào trên khắp thế giới. Ví dụ như ở bản tin thời sự tiếng Anh ngày 7/10/2008 đã có các tin sau: Đối thoại chiến lược Việt Nam–Hoa Kỳ lần 1 (tin ngắn); VAVA gửi đơn cầu thỉnh lên tòa án tối cao Hoa Kỳ (tin ngắn); Kỳ họp thứ X UB hỗn hợp Việt Nam – Campuchia (tin ngắn); Hội nghị các tỉnh trọng điểm về ma túy (tin vắn); Sẽ tiêu hủy 300 tấn sữa bột melamine (tin vắn); Cụm tin: - ký kết thủy điện giữa SBV và ADB, ký kết giai đoạn 2 đường Hồ Chí Minh.v.v…
- Ngoài các loại tin ngắn, tin vắn, tin sâu (phân loại trên cơ sở nội dung) trên BTTA của VTV4 còn có dạng tin: tin hình, tin ảnh, tin lời. Cơ sở của sự phân loại này dựa trên tiêu chí hình thức. Để đảm bảo tính thời sự cập nhật, trong điều kiện không có khả năng ghi hình hoặc khai thác từ nguồn khác như báo cáo, cộng tác viên, lúc này người ta sử dụng tin lời. Tin lời thường chiếm tỷ lệ 7-9% số lượng tin bài của BTTA của VTV4. Trên thực tế không phải bất cứ sự kiện nào phóng viên cũng có thể có mặt để thực hiện ghi hình. Tin ảnh được sử dụng ở tỷ lệ thấp hơn so với tin lời. Tin hình là dạng tin chính, chiếm một thời lượng lớn và làm nên đặc trưng cơ bản của các bản tin thời sự truyền hình.
Có thể nói, với đặc điểm sử dụng hình ảnh động và âm thanh để chuyển tải thông tin nhanh nhạy, cập nhật nên thể loại tin đã giúp BTTA khẳng định ưu thế của mình so với các chương trình, chuyên mục khác. Và thể loại này đáp ứng đa dạng, tích cực nhu cầu thông tin về mọi mặt đời sống xã hội trong nước, quốc tế của cộng đồng NVNONN
- Các dạng bài phản ánh: đây là thể loại cũng được sử dụng nhưng không nhiều trong BTTA của VTV4, và thường được rút gọn hơn về thời lượng.
- Phóng sự: là thể loại được sử dụng rất thường xuyên cùng với thể loại tin trong bản tin. Nêu bật vấn đề cụ thể, đề cao tính vấn đề là đặc trưng của thể loại này. Với những bài phóng sự xuất hiện trong BTTA đã làm tăng chiều sâu của nội dung thông tin trong bản tin đó.
- Phỏng vấn: Có nhiều loại phỏng vấn trong truyền hình, phỏng vấn nhanh, phỏng vấn sâu.v.v…thể loại phỏng vấn cung cấp cho BTTA một cái nhìn trực diện, tin cậy về thông tin.
Trên thực tế, việc xác định thể loại sẽ giúp cho người làm báo tận dụng mọi khả năng biểu đạt của nó để chủ động trong hoạt động sáng tạo của mình. Cùng với nội dung, chính sự hấp dẫn và hiệu qủa thông tin đã tạo nên sức hút cho BTTA. Tuy nhiên BTTA mới phát huy được thế mạnh về thể loại tin, các dạng bài phản ánh. Các thể loại này mới bước đầu đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của khán giả. Đây cũng là lý do để chỉ có 30% khán giả cho rằng hình thức thể hiện của BTTA là hấp dẫn. Như vậy, BTTA cần tăng cường hơn nữa các thể loại là thế mạnh của truyền hình để chuyển tải thông tin một cách sâu sắc, tạo nên sức hấp dẫn của chương trình đối với công chúng.
2.2.3. Ngôn ngữ đặc trưng của truyền hình
Mỗi loại hình báo chí đều có những đặc trưng riêng, gắn liền với một ký hiệu thông tin. Với báo in, ký hiệu thông tin là con chữ, phát thanh là âm thanh (gồm tiếng động và âm nhạc). Còn với truyền hình, ký hiệu thông tin chính là hình ảnh động kết hợp với âm thanh. Đây là đặc trưng đồng thời là ngôn ngữ của truyền hình.
“Ngôn ngữ là một yếu tố sống còn của tác phẩm báo chí” [40, tr.172]. Ngôn ngữ chính là hệ thống tín hiệu vật chất để chuyển tải các thông điệp. Nó là phương tiện để người làm báo sáng tạo tác phẩm. Sẽ không thể có một nhà báo tài năng nếu nhà báo đó hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Tương tự như vậy, truyền hình chỉ thực sự hấp dẫn công chúng nếu trong mỗi tác phẩm yếu tố hình ảnh và âm thanh được phát huy tối đa vai trò của mình.
Đối với một tác phẩm truyền hình, hình ảnh là yếu tố chính hay còn có thể gọi là chính ngôn. Chỉ có nó mới có khả năng thực hiện việc phản ánh thực tế một cách sinh động và hấp dẫn cho công chúng. Nói một cách khác, để chương trình truyền hình đạt được hiệu quả thông tin tuyên truyền, cần phải quan tâm đúng mức đến yếu tố hình ảnh. Không có sự thể hiện nào lột tả được bản chất nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố đầy đủ hơn khi các thiết bị truyền hình ghi lại và phát đi hình ảnh những kẻ khủng bố dùng máy bay hành khách tấn công tòa tháp đôi của Mỹ trong sự kiện 11/9. Cũng không bài báo, chương trình của phát thanh nào mô tả được sự tàn khốc, sức mạnh khủng khiếp của tự nhiên trong nạn động đất và sóng thần ở châu Á diễn ra năm 2004. Hình ảnh đã làm nhiệm vụ khắc họa sự kiện một cách sáng rõ nhất thông qua những cảnh then chốt hay còn gọi là cảnh lột tả bản chất. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin còn phụ thuộc chất lượng hình ảnh. Yếu tố chất lượng hình ảnh không chỉ khẳng định giá trị nội dung mà còn tạo nên giá trị thẩm mỹ cho mỗi tác phẩm truyền hình. Cộng đồng kiều bào không thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc nếu không xem một vở kịch, một tích tuồng của VTV4 với hình ảnh không rõ nét, kém chất lượng. Để hình ảnh của chương trình truyền hình đảm bảo bảo chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là hai yếu tố: kỹ thuật và con người. Hình ảnh trong BTTA của VTV4 trong thời gian 1.5 năm qua về cơ bản đã có sự chú trọng đến yếu tố hình ảnh.
Bên cạnh hình ảnh, âm thanh có vai trò không kém phần quan trọng. Âm thanh trong truyền hình bao gồm tiếng động tự nhiên, âm nhạc nhưng để biểu đạt nội dung thông tin thì yếu tố lời (bao gồm lời nói, lời bình) là quan trọng nhất. Lời trong truyền hình đóng vai trò khẳng định những nội dung mà hình ảnh không thể diễn tả được. Chẳng hạn, nếu trong chương trình BTTA đưa hình ảnh thiền sư Thích Nhất Hạnh và các tăng ni trở về Tổ quốc thì công chúng chỉ mới hiểu được tầng thông tin thứ nhất. Nhưng chính yếu tố lời đã nhấn mạnh thông điệp, khắc sâu dụng ý của chương trình muốn gửi đến người xem. Yếu tố lời bính đã làm rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hòa hợp, hòa giải, đại đoàn kết dân tộc. Còn lời nói, lại bộc lộ tâm tư, tình cảm, nhận thức của người xa xứ khi trở về Tổ quốc sau nhiều năm xa cách. Ý nghĩa và hiệu quả tuyên truyền nằm chính ở tầng thông tin này và chỉ được khẳng định đầy đủ khi người làm truyền hình biết kết hợp hài hòa giữa yếu tố hình và lời. Trên cơ sở đặc trưng của loại hình báo chí, để đạt hiệu quả thông tin, khi viết cho truyền hình cần lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc: dễ hiểu; trực tiếp không vòng vo; dùng thời hiện tại khi viết; thay danh từ bằng động từ, tránh những từ sáo rỗng…Khi viết cho truyền hình nên sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, bởi “một lời bình tốt không phải là một văn bản độc lập, nó không thể được đọc tách rời khỏi hình ảnh và âm thanh đi kèm” [9, tr.145].
Âm thanh còn bao gồm tiếng động tự nhiên, tiếng động nhân tạo và âm nhạc. Nếu biết sử dụng hợp lý, âm thanh sẽ làm cho chương trình truyền hình sinh động và giàu sức thuyết phục hơn.
Qua những lập luận trên đây, có thể khẳng định: các yếu tố ngôn ngữ kết cấu, thể loại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và sức hấp dẫn của một chương trình truyền hình. Nhờ đó, nội dung thông tin được chuyển tải tới công chúng đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. Xác định được tầm quan trọng của yếu tố hình thức, thời gian vừa qua BTTA chú trọng phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của thể loại báo truyền hình. Chương trình BTTA của VTV4 đã thu hút được công chúng, bảo đảm được hiệu quả thông tin về mọi mặt đời sống, xã hội đến với cộng đồng NVNONN. Kết quả trưng cầu ý kiến khán giả đã cho chúng ta một cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá về hình thức của VTV4. Khi được hỏi về hình thức thể hiện của VTV4,có 30,2 đánh giá là hấp dẫn, 38,6% cho là bình thường. Kết quả này ghi nhận những tiến bộ bước đầu của BTTA, đồng thời cho thấy cần phải quyết tâm phấn đấu hơn nữa để dành được sự quan tâm của khán giả.
2.3. Một số nhận xét, đánh giá về nội dung và hình thức của BTTA
Về cơ bản, trong suốt quá trình phân tích những đặc điểm nội dung và hình thức (phần 2.1 và 2.2), có một điều dễ dàng nhận thấy rằng BTTA vẫn còn tồn tại khá nhiều mặt hạn chế. Ở đây, người thực hiện khóa luận chỉ xin đưa ra một số nhận xét về mặt hạn chế của BTTA về nội dung và hình thức để từ đó có được những ý kiến nhằm xây dựng BTTA phát triển tốt hơn gắn với mục đích TTĐN.
2.3.1 Tổng hợp ý kiến của khán giả
Để có thể nắm bắt được nhu cầu của công chúng và chất lượng, hiệu qủa thông tin, tuyên truyền của BTTA VTV4 đối với cộng đồng NVNONN, người thực hiện khóa luận đã tiến hành điều tra xã hội học. Do điều kiện khó khăn về nhiều mặt, nên người viết khóa luận đã tiến hành điều tra qua thư điện tử. Trên cơ sở địa chỉ thư của khán giả gửi về cho chương trình BTTA, thuộc phòng Biên tập tiếng Anh, tôi đã gửi đi 300 phiếu thăm dò ý kiến. Đối tượng được tiến hành gửi phiếu trưng cầu ý kiến là kiều bào ở một số nước đại diện các châu lục có đông cộng đồng người Việt sinh sống, học tập như châu Âu, châu Mỹ, châu Á. Số phiếu trả lời nhận được là 235 phiếu. Trong đó, số phiếu hợp lệ là 215 phiếu (chiếm 71,66% so với tổng phiếu gửi đi).
Qua tổng hợp, phân tích cho kết quả theo các tỷ lệ điều tra sau:
Số liệu người tham gia trả lời phiếu điều tra.
Về giới tính: Có 68,9 % nam giới tham gia trả lời, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ là 31,1%. Về độ tuổi Dưới 25 tuổi có 10,7% tham gia; từ 25 đến 45 tuổi cí 63,8%; trên 45 tuổi có 20,1%. Số người tham gia trả lời có kiều bào ở các châu lục: châu Mỹ 35,3%; châu Âu 48,8%, châu Á là 15,9%. Về nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên chiếm 22,8%, nghề tự do 34,9%; công nhân 25%; kỹ sư 17,2%. Về quốc tịch Việt Nam 40,5%, người có quốc tịch nước sở tại chiếm 59,5%. Về mốc thời gian ra nước ngoài: trước 1954 có 8,8%; năm 1975 có 20,9%; thời gian khác 70,3%. Về ngôn ngữ: sử dụng tiếng Việt có 83%, sử dụng tiếng nước sở tại 17%.
Tổng hợp kết quả trả lời nội dung câu hỏi:
Có 33% tổng số phiếu hợp lệ thu về trả lời yêu thích chương trình BTTA của VTV4. Phần cuối của trưng cầu ký kiến, câu hỏi đưa ra là: Để chương trình BTTA của VTV4 – Đài THVN thực sự đạt chất lượng hiệu quả thông tin tuyên truyền, đáp ứng, phù hợp với nhu cầu NVNONN, quý vị có đề xuất gì? Vì sao? Đã có 67,9% số người tham gia trả lời hưởng ứng câu hỏi này với nhiều ý kiến vắn tắt nhưng chân tình, thẳng thắn và không kém phần sâu sắc. Dưới đây xin dẫn ra một số ý kiến mà chúng tôi thấy có thể giúp nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu của công chúng là NVNONN. Đồng thời những ý kiến này còn là gợi ý cho các nhà quản lý, những người làm truyền hình trong việc xây dựng kế hoạch, cải tiến nội dung, hình thức để chương trình BTTA ngày một đáp ứng hiệu quả nhu cầu thông tin về mọi mặt đời sống, xã hội của đất nước đến với cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc.
- Một khán giả ở Hoa Kỳ đề xuất: “Chương trình thời sự tiếng Anh nên thêm thời lượng phát song, vì đa số người Việt ở nước ngoài đều muốn biết tin tức của mọi miền đất nước ở quê nhà. Hiện nay các chương trình ít chú trọng tới tin về các địa phương. Chương trình quốc tế quá ngắn và nhiều khi không có. Một số người xem không hiểu hết tiếng Việt, và cũng mong muốn tìm hiểu về quê hương nên chúng tôi nghĩ quý đài nên cho phát lại một số chương trình của đài nước ngoài để những người lớn tuổi không rành tiếng Việt hiểu thêm thông tin về quê hương.
- Một khán giả ở Pháp góp ý: “Hiện chương trình còn thiếu nhiều thông tin nói về đời sống văn hóa xã hội hàng ngày.”
- Một khán giả ở Canada viết: “Phát âm của các biên tập viên của BTTA chưa thật sự chuẩn, gây khó nghe cho người xem. Nội dung thông tin chưa thực sự phong phú và hấp dẫn.”
- Liên quan đến vấn đề này, một khán giả ở Vương quốc Bỉ đề nghị: BTTA là một chương trình thể hiện hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, phát ngôn, hình ảnh, thông tin của chương trình phần nào biểu hiện hình ảnh của đất nước. Do vậy, cần có những sự đổi mới về nội dung, hình ảnh biên tập viên, phát âm, hình thức thể hiện chuyên nghiệp hơn, tăng sức hấp dẫn cho bản tin”.
Số liệu khảo sát cũng cho thấy ngoài việc quan tâm đến nội dung, khán giả còn chú ý tới yếu tố thể hiện và chất lượng kỹ thuật của chương trình BTTA trên VTV4. Trong số ý kiến bổ sung có tới 72,6% khán giả quan tâm tới nội dung của chương trình; có 45,5 % quan tâm tới các yếu tố hình thức như thời lượng, kết cấu, người dẫn chương trình, âm nhạc. Có 23,9% đề cập tới vấn đề chất lượng kỹ thuật như âm thanh, hình ảnh.
Ngoài sử dụng phương pháp điều tra xã hội, người thực hiện khóa luận cũng tiến hành nghiên cứu, phân tích trên 1000 thư của kiều bào gửi về cho chương trình BTTA, Phòng Biên tập tiếng Anh - VTV4 trong khoảng thời gian 1,5 năm qua. (Chúng tôi lấy số liệu là tròn 1000 thư).Nguồn thư này bao gồm ý kiến khán giả gửi bằng thư viết tay về Ban THĐN, thư điện tử qua email của VTV4: vtv4@vtv.org.vn.
Kết quả khảo sát về nhu cầu công chúng qua tổng hợp cả hai nguồn thư này thể hiện.: có 75% khán giả khẳng định BTTA VTV4 đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của cộng đồng, đóng vai trò là câu cầu tinh thần nối cộng đồng NVNONN với Tổ quốc. Có 43.7% khán giả có những ý kiến xây dựng về nội dung chương trình, 27,5% người đóng góp ý kiến xây dựng về hình ảnh biên tập viên và phát âm của biên tập viên. Có 34,9% thư góp ý về hình thức thể hiện như cơ cấu giờ phát song của BTTA, cách sử dụng ngôn ngữ, độ dài của chương trình.
Qua phân tích, tổng hợp, chúng tôi thấy: thứ nhất, cộng đồng NVNONN khá quan tâm đến chương trình BTTA của VTV4. Điều này được thể hiện ở số lượng và sự đa dạng về thành phần, lứa tuổi, nguồn gốc di cư, giới tính, địa bàn sinh sống của các đối tượng tham gia trả lời phiếu điều tra và viết thư gửi về chương trình BTTA của VTV4. Thứ hai, khán giả rất quan tâm đến bản tin thời sự, trong đó có bản tin tiếng Anh, và có những nhận xét, đánh giá xác đáng về nội dung và hình thức chương trình. Bởi vậy, ngoài những nội dung câu hỏi được đặt ra trong phiếu câu hỏi, có tới 67,9% số người tham gia trả lời đã có những đề xuất góp ý sâu sắc cho chương trình. Ý kiến của khán giả cho thấy vấn đề nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của chương trình BTTA là một đòi hỏi cấp bách đặt ra. Bởi, số lượng khán giả đánh giá chất lượng chương trình tốt có 22,8%, vẫn còn 16,3% cho là yếu, còn lại là trung bình (Bảng 2).
2.3.2. Những hạn chế
Tìm hiểu thực trạng chương trình Bản tin thời sự tiếng Anh dành cho NVNONN trên sóng VTV4, chúng ta đã phân tích và làm rõ những ưu điểm, thế mạnh của chương trình trong công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại thời gian qua. Cùng với việc khẳng định ưu điểm, chỉ ra những mặt hạn chế của chương trình là một việc hết sức cần thiết. Nó giúp cho chương trình ngày một hoàn thiện hơn và phục vụ tốt hơn cho công tác thông tin, tuyên truyền vận động, tập hợp cộng đồng NVNONN.
- Về nội dung: Hạn chế dễ nhận thấy là BTTA của VTV4 còn mang tính tuyên truyền áp đặt khá nặng nề. Lượng thông tin chưa thực sự dồi dào và hấp dẫn. Hay nói cách khác là BTTA chưa có sự cạnh tranh về thông tin. Điều này hết sức rõ ràng khi so sánh BTTA của VTV4 với những kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như CCTV9, Arirang, CNN, Reuters…về nguồn thông tin, tốc độ cập nhật thông tin cũng như hình thức đưa tin. Nếu xét về những tin về Việt Nam, người xem có thể theo dõi các kênh như Reuters, AP – những kênh rất thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, chất lượng thông tin được đưa lên sóng chưa cao, kém sức hấp dẫn. Nội dung thông tin còn nghèo nàn, kém phong phú, thông tin chủ yếu là phát lại, khai thác lại, hạn chế tính thời sự của thông tin.
Nguyên nhân của hạn chế này là do đội ngũ biên tập chương trình chưa chủ động trong sản xuất; còn lệ thuộc quá nhiều vào khai thác các chương trình trong nước. Các thông tin này được sử dụng để phục vụ công tác thông tin đối nội, chưa được xử lý ở mức phù hợp với TTĐN. Nhiều thông tin chỉ mới xử lý ở mức chuyển ngữ mà chưa chú trọng đúng mức về nội dung.
Khảo sát chương trình BTTA trong thời điểm tháng 7 năm 2007 cho chúng ta thấy rõ vấn đề này. Chương trình BTTA có tổng số 30 bản tin 30 phút với 54 tin trong đó chỉ có 15 tin phát mới do Ban đối ngoại sản xuất (chiếm tỷ lệ 27,8%).
Trên thực tế, năng lực sản xuất của Ban Truyền hình Đối ngoại còn rất khiêm tốn. Ngoài hạn chế về đội ngũ nhân sự, thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho sản xuất chương trình chưa đảm bảo so với yêu cầu. Hiện tại phòng biên tập tiếng Anh chỉ có 01 máy quay hệ DVCAM, 01 máy quay BETACAM liền xe lưu động, 01 phòng dựng chuyên cho bản tin từ 17-23 giờ hàng ngày. Bởi vậy, chương trình khai thác được sử dụng là rất lớn.
Trong BTTA của VTV4 còn thấy rõ một vấn đề về sự mất cân đối giữa tin trong nước và tin ngoài nước. Điều này có nguyên nhân sâu xa từ quan điểm chính trị của nước ta. Trước nhiều vấn đề nhạy cảm của quốc tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát ngôn bình luận về những sự kiện đó. Bản than cách đưa tin cũng là một hình thức thể hiện quan điểm của ta, do vậy việc thận trọng trong phát ngôn đưa ra quan điểm, tránh dẫn đến tình trạng bất lợi cho nước ta trong ngoại giao cũng là một lý do trong việc mất cân đối giữa tin trong nước và tin nước ngoài.
Qua khảo sát cho thấy ở nhiều lĩnh vực, thông tin về các vấn đề, sự kiện trong BTTA phát trên sóng VTV4 chưa tương xứng với vai trò, vị trí của một chương trình bản tin của kênh truyền hình quốc gia thực hiện nhiệm vụ TTĐN. Hạn chế này bộc lộ rõ hơn nếu so với các loại hình truyền thong đại chúng khác trong hệ thống TTĐN như Đài TTVN, TTXVN…Đơn cử sự kiện một số giáo dân tranh chấp đất đai ở phường Thái Hà, quận Đống Đa. Việc tranh chấp đất đai diễn ra khá căng thẳng trong khoảng thời gian tháng 8 năm 2008. Lợi dụng vấn đề này, một số báo chí của các phần từ phản động đã thổi phồng, xuyên tạc sự thật gây hoang mang trong dư luận thế giới và cộng đồng NVNONN.
Rất nhiều báo chí trong nước, các báo đối ngoại đã tích cực thông tin làm rõ bản chất của sự kiện này. Qua khảo sát liên tục trong tháng 8 năm 2008, hầu hết trong chương trình đều có đề cập đến vụ việc. Tuy nhiên, ngoài một số tin, phóng sự ngắn của các bản tin thời sự, có rất ít bài đi sâu vào phân tích, bình luận làm sang tỏ sự việc. Đây cũng là một hạn chế của VTV4. Hạn chế này cũng được phản ánh qua phân tích ý kiến khán giả. Có tới 60,9% số người được hỏi đánh giá chất lượng chương trình BTTA của VTV4 là bình thường; có 16,3% cho là yếu (Bảng 2). Có tới 54,9% ý kiến cho rằng đề tài phản ánh của BTTA trên VTV4 phù hợp với đối tượng công chúng là NVNONN ở mức bình thường.
- Về hình thức: Chúng ta đã phân tích hình thức đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí hay của chương trình phát thanh, truyền hình. Như vậy, những hạn chế của yếu tố hình thức cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền. Đối tượng của chương trình BTTA đa phần sống tập trung ở các nước phát triển, có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện truyền thong hiện đại. Bởi vậy, ngoài vấn đề nội dung, hình thức của các chương trình VTV4 cũng là yếu tố kiều bào quan tâm. Điều này thể hiện trong số 1000 thư của khán giả gửi về cho Phòng Biên tập tiếng Anh có 34,9% thư góp ý về hình thức của chương trình.
Ý kiến đánh giá cho rằng, có 38,6% số người được hỏi cho rằng hình thức thể hiện của BTTA trên VTV4 ở mức bình thường; 31,2% nhận xét là kém hấp dẫn (Bảng 5). Ở những câu hỏi cụ thể hơn về yếu tố hình thức, như số lượng các tin, bài, có tới 32,1% ý kiến cho là thiếu (Bảng 6).
Hình thức cũng có thể được hiểu về “diện mạo” của BTTA trên VTV4, cụ thể hơn là hình ảnh của Biên tập viên, giọng nói, cách phát âm, những hình ảnh của chương trình…Những vấn đề này vẫn còn là điều thiếu sót trong BTTA của VTV4 bởi vì nguồn nhân lực thực hiện chương trình chưa thực sự được nâng cao và đảm bảo. Ngôn ngữ chưa được chuẩn về văn phong và phát âm. Những hình cắt, hình hiệu…chưa bắt mắt, hấp dẫn.
Thể loại là cơ sở để những người làm báo sang tạo tác phẩm, Truyền hình với đặc trưng là hình ảnh và âm thanh làm phươnng tiện chuyển tải thông tin, nên thế mạnh của truyền hình tập trung ở một số thể loại như tin, phóng sự, bình luận,…Nếu như các thể loại tin, bài truyền hình, BTTA cơ bản đã phát huy được vai trò của mình, thì các thể loại như phóng sự, bình luận vẫn còn rất mờ nhạt. Thế mạnh của phóng sự, theo Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn: “Là cái nhìn tươi rói của một mảnh sinh động từ cuộc sống” [31, tr.295], thì VTV4 nói chung và BTTA thiếu cái mà nó mạnh nhất – đó là nét tươi rói ấy.
Hạn chế về việc sử dụng thể loại phóng sự có nhiều lý do, nhưng theo người viết có hai lý do cơ bản. Thứ nhất: do VTV4 nói chung và BTTA nói riêng chưa chủ động trong sản xuất chương trình, đa số khai thác nội dung từ các kênh khác để phát sóng. Tỷ lệ khai thác ở chương trình lên tới 70 – 80%. Thứ hai, lý do nằm ở yếu tố con người. Hiện nay, trên phương diện lý luận vẫn chưa có sự thống nhất về phóng sự truyền hình. Bởi vậy tình trạng hiểu chưa đúng về phóng sự hoặc chưa nắm vững tiêu chí của thể loại gắn liền với đặc trưng của loại hình báo hình vẫn còn coi trọng việc phân định “rạch ròi dẫu chỉ là tương đối” ranh giới giữa phóng sự truyền hình với các thể loại khác [31, tr.293]. Nhiều người vẫn quan niệm đơn giản phóng sự chỉ là sự kéo dài của tin và khu biệt với các thể loại khác bằng dung lượng tác phẩm. Điều này dẫn tới sự dễ dãi trong cách khai thác, xử lý đề tài, lựa chọn nhân vật, cách phỏng vấn, viết lời bình, tiếng động âm nhạc.v.v..Hệ quả tất yếu là hiệu quả thông tin, sức lay động của tác phẩm tới cộng động bị hạn chế.
Qua phân tích thực tế và ý kiến của khán giả VTV4, người viết khóa luận thấy có một số hạn chế như sau: Thứ nhất, về nội dung: nhiều tin bài chưa bám sát nhu cầu của khán giả. Một số chương trình thông tin còn nặng về tuyên truyền áp đặt một chiều. Các sự kiện liên quan đến vấn đề quan trọng chưa được phân tích, bình luận đúng mức. Nội dung thông tin nghèo nàn, kém hấp dẫn, thiếu tính cạnh tranh với các đài khác. VTV4 chưa chủ động trong việc sản xuất chương trình, công tác biên tập cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, về hình thức: Kết cấu chương trình chưa thật sự linh hoạt, chưa tạo bản sắc riêng, chưa phát huy thế mạnh của thể loại phóng sự. Đội ngũ biên tập viên chưa thực sự có tính chuyên nghiệp về hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ, phát âm tiếng Anh. Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh, tiếng động, lời bình, âm nhạc trong sáng tạo tác phẩm chưa hiệu quả…
Chỉ ra những mặt hạn chế đó từ đó tìm ra giải pháp khắc phục cũng chính là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của BTTA cũng như VTV4 để chương trình phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin của công chúng là NVNONN và người nước ngoài.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO
NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI.
Trong thời gian qua, BTTA nói riêng và VTV4 cũng đã khẳng định vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu thong tin về mọi mặt đời sống xã hội và là nhịp cầu tinh thần nối cộng đồng NVNONN với Tổ quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt đã đặt BTTA trước nhiều thử thách mới. Bởi vậy, cải tiến nâng cao chất lượng chương trình không chỉ là đòi hỏi của công chúng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên , liên tục của đội ngũ biên tập viên chương trình BTTA cũng như của VTV4 nhằm duy trì và phát huy những ưu thế của truyền hình trong công tác tuyên truyền, vận động kiều bào ở nước ngoài.
Để nâng cao chất lượng, duy trì và tạo sức hút với công chúng khán giả VTV4, cần tìm ra những giải pháp hữu hiệu. Từ điển tiếng Việt định nghĩa, giải pháp là: “phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Tìm giải pháp tốt nhất…”[51. Tr.373]. Có nhiều giải pháp để cải tiến nâng cao chất lượng của chương trình BTTA; có giải pháp giải quyết những vấn đề trước mắt, có giải pháp cơ bản lâu dài. Nhưng theo người viết, dù là giải pháp nào cũng cần phải tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản, đó là con người và cơ chế, phương thức hoạt động.
3.1 Nhóm giải pháp trước mắt, tạm thời
Theo đề án quy hoạch phát triển đến 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2006-2010, Đài THVN sẽ phát triển thêm 3 kênh chương trình quốc gia đó là VTV6, VTV7 và VTV8 trong đó kênh VTV8 bằng tiếng Anh thực hiện nhiệm vụ TTĐN (cho người nước ngoài làm việc, học tập tại Việt Nam và phát ra thế giới). Theo đó, VTV8 sẽ là chương trình dành riêng cho người Việt Nam ở nước ngoài không biết tiếng Việt và người nước ngoài. Đây cũng là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn đặt ra với BTTA trong tình hình hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu của đề án, trước mắt cần thực hiện một số giải pháp sau:
3.1.1 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hóa, ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị của những người làm thông tin đối ngoại
Yếu tố đầu tiên có vai trò quyết định đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình BTTA cũng như các chương trình của VTV4 là con người. Bởi vậy, có thể nói, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hóa, ngoại ngữ chính là bản lĩnh chính trị của những ngi làm THĐN vừa là giải pháp có tính trước mắt, vừa là giải pháp cơ bản, lâu dài.
Trong một công việc, yếu tố con người bao giờ cũng là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công, thất bại. Trên thực tế, Ban THĐN mới chính thức được thành lập từ tháng 2/2002. Đội ngũ nhân sự của phòng tiếng Anh chưa thực sự hoạt động có hiệu quả tốt nhất và còn có nhiều sự thay đổi, không ổn định. Bởi vậy, như trong đề án nâng cao chất lượng chương trình, Ban THĐN đã đánh giá về đội ngũ làm truyền hình của VTV4 “mặc dù có thừa nhiệt tình, tâm huyết với công việc, nhưng hầu như chưa được đào tạo qua một khóa đào tạo cơ bản nào về TTĐN, sự hiểu biết về công tác này còn hạn chế, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu”.
Hiện nay, đa số cán bộ, công chức và hợp động lao động dài hạn của Ban THĐN nói chung và Phòng biên tập tiếng Anh nói riêng cơ bản đều có trình độ đại học, trên đại học. Tuy nhiên số người học chuyên ngành báo chí không nhiều. Đa phần thuộc các chuyên ngành khác mà chủ yếu là ngoại ngữ. Phần lớn các phóng viên, biên tập viên của chương trình BTTA, tuổi đời còn trẻ. Điểm mạnh của họ là năng động, xông xáo, nhiệt tình nhưng lại thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí đối ngoại, kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị lại là những đòi hỏi hết sức quan trọng đối với những người làm báo. Sẽ không thể có một tác phẩm đối ngoại sâu sắc, hấp dẫn nếu tác giả của nó không có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có bản lĩnh và nhạy cảm chính trị, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân. Bởi vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt và lâu dài là phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung lực lượng những người làm truyền hình giỏi chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị giàu tâm huyết để đảm bảo đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình BTTA của VTV4 phục vụ nhu cầu thông tin của cộng đồng NVNONN và người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam. Ở đây, cần nói thêm rằng, sản phẩm truyền hình là kết quả của quá trình lao động, sáng tạo tập thể. Bởi vậy, những người làm truyền hình phải được hiểu bao gồm đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật và cả những người làm công tác quản lý, hành chính. Điều này cũng đã được Đài THVN khẳng định, để thực hiện được mục tiêu của đề án phát triển Truyền hình đến 2010, một trong những giải pháp chủ yếu là phải “xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của truyền hình; cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp với các hình thức đào tạo trong nước và ngoài nước với một tỷ lệ hợp lý; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ được giao và chủ động nguồn cán bộ quản lý cho Đài THVN”.
Trong xã hội có sự cạnh tranh gay gắt, để đáp ứng yêu cầu của công việc, người làm truyền hình hiện đại cần phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa và phải tinh thông về nghiệp vụ kỹ thuật. Bởi mỗi thông điệp, mỗi tác phẩm báo chí mà người làm báo chuyển đến công chúng phải là đại diện cho sự chuẩn mực. Muốn làm được điều đó, người làm báo phải am hiểu sâu sắc, toàn diện vấn đề mà mình phản ánh trong tác phẩm.
Đây cũng là yêu cầu đòi hỏi của Đảng ta về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà báo với nội hàm cụ thể: “Chất lượng nhà báo bao gồm nhiều mặt : từ vốn kiến thức chung và kiến thức chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và khả năng nhanh nhạy nắm bắt tình hình và định hướng đúng đắn suy nghĩ, cho đến đạo đức, tác phong và phẩm chất chính trị…”[6,tr75]. Với những người làm BTTA, ngoài những kiến thức được đề cập, mỗi cán bộ, mỗi phóng viên, biên tập viên cần không ngừng trau dồi trình độ ngoại ngữ của mình bảo đảm đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, cần có sự học hỏi, quan sát những đồng nghiệp của mình trong Ban THĐN, cũng như ở các kênh THĐN nổi tiếng trên thế giới.
Cần đặc biệt quan tâm đến nâng cao vốn kiến thức văn hóa cho những người làm truyền hình. Thứ nhất, nghề làm báo là nghề đòi hỏi phải giao tiếp rộng rãi với nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp xã hội. Bởi vậy người làm báo cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức văn hóa sâu rộng mà trước hết là văn hóa giao tiếp, ứng xử. “Trình độ tri thức và kinh nghiệm là yếu tố nền móng tạo nên tầm văn hóa của nhà báo” [40, tr.149]. Người làm báo chí truyền hình phải là người đại diện cho sự chuẩn mực từ lời ăn tiếng nói, phong cách giao tiếp. Sẽ không thể có một tác phẩm báo chí nào đạt đến độ chuẩn mực về phông kiến thức văn hóa. Đây không phải là vấn đề lý thuyết mà đòi hỏi của hiện thực. Trên thực tế, có nhiều phóng viên, biên tập viên rất thành thạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại yếu về kiến thức văn hóa. Những yếu kém này biểu hiện qua sự thiếu chuẩn mực trong cử chỉ, lời nói, thái độ, phong cách khi phỏng vấn, quay phim, lên hình…Điều này gây phản cảm với công chúng. Không thể truyền bá cái hay, cái đẹp với công chúng – mà ở đây là đối tượng công chúng đặc biệt, những NVNONN và người nước ngoài – nếu bản thân những người làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền lại thiếu đi cái cơ bản nhất đó là văn hóa.
Thứ hai, sản phẩm của nhà báo viết và nghề báo có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Thông qua sản phẩm báo chí, người làm báo vừa cung cấp thông tin, vừa hướng dẫn, định hướng tư duy cho xã hội. Do đó, người làm báo cần phải có kiến thức văn hóa sâu rộng, thậm chí nhiều lĩnh vực họ phải am hiểu sâu sắc và trước mọi người. Kiến thức văn hóa phải đủ cho người làm báo có khả năng nắm bắt, phản ánh sự vật, hiện tượng nhanh và chính xác hơn mọi người. Có như vậy, người làm báo mới có thể làm tốt sứ mệnh cao cả của “loài chim báo bão”. Từ những phân tích trên, có thể nói nâng cao vốn kiến thức văn hóa cho những người làm cũng là một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chương trình BTTA trên VTV4.
Trong xã hội, nghề nghiệp nào cũng cần lấy cái gốc là đạo đức. Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc mang tính kế thừa luôn được xã hội thừa nhận và bổ sung. Các quan niệm về đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội, hay nói cách khác, mỗi cá thể trong xã hội có bổn phận gìn giữ và tuân theo đạo đức. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người không mang tính chất cưỡng chế mà trên cơ sở tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng về phẩm cách đạo đức của dân tộc Việt Nam. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Người ta thường nhắc đến luận điểm “chính tâm, tu than…” của Khổng Tử, từ đó rút ra ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của mỗi người. Phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày. Đó cũng là công phải phải làm kiên trì, bền bỉ suốt đời không người nào có thể chủ quan, thỏa mãn bởi: “đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [28, tr.293].
Do phân công xã hội, với đặc điểm của từng ngành nghề, trên cơ sở những nguyên tắc đạo đức chung đã xuất hiện trong các mối quan hệ giữa những người cùng nghề nghiệp và giữa những người có nghề nghiệp khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp gắn với cá nguyên tắc đạo đức của xã hội, tạo điều kiện cho mỗi người hoàn thành tốt hơn trách nhiệm, công việc chuyên môn của mình, mang lại lợi ích cho xã hội. Đó là nguyên nhân hình thành nên đạo đức thầy thuốc, nhà giáo, luật sư…
Với nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là phấn đấu vì sự công bằng, lẽ phải, vì hạnh phúc và tiến bộ nhân loại: đấu tranh với sự bất công, các tệ nạn, mặt trái của xã hội. Bản quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam (nay là quy định) là một trong những chuẩn mực để nhân dân thẩm định, kiểm tra hoạt động của báo chí và tư cách của đội ngũ người làm báo, đồng thời cũng là ràng buộc tinh thần đối với đội ngũ nhà báo. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, một số ít nhà báo đã có những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp.
Với những người làm THĐN, đạo đức nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Đạo đức phải được rèn luyện thẻ thách thường xuyên, lien tụcl nó phải đợc kahwngr định qua từng chương trình; từng nội dung mà ngowif làm truyền hình thể hiện trên song. “Đường từ trái tim sẽ đến với trái tim”, những thông điệp được phát đi từ tấm lòng, suy nghĩ, tình cảm của người làm báo chắc chắn sẽ lay động con tim và khối óc của công chúng. Đây là cơ sở để chương trình BTTA của VTV4 thuyết phục, tập hợp, đoàn kết coong chúng và kiều bào ta ở nước ngoài hướng về Tổ quốc.
Nâng cao bản lĩnh chính trị của người làm THĐN là một vấn đề quan trọng cần phải đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “người hoạt động báo chí xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, luôn gắn bó với thực tiễn đất nước”.
Bản lĩnh chính trị của người làm báo nói chung và của những người làm THĐN nói riêng được hình thành trên cơ sở sự thấm nhuần sâu sắc Chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản lĩnh chính trị giúp cho người làm truyền hình biết lựa chọn sự kiện bản chất trong vô vàn sự kiện trong nước, quốc tế để TTĐN. Nhờ có bản lĩnh chính trị mà người làm truyền hình điều tiết được liều lượng, mức độ thông tin, nhanh nhạy, khách quan nhưng bảo đảm được tính định hướng, tuyên truyền sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, xã hội; về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các vấn đề quốc kế dân sinh nhưng không làm lộ bí mật quốc gia, tổn hại tới lợi ích đất nước.
Làm báo là một nghề đặc thù bởi lao động cua nhà báo là lao động khoa học, tinh vi, phức tạp, có tính khám phá và phát hiện. Những người làm báo phải lăn lộn, bám sát thực tiễn, bởi báo chí phản ánh cuộc sống bằng thực tiễn, chi tiết, sự kiện, không chấp nhận sự lặp lại của thông tin cũ, nhàm chán. Truyền hình với đặc điểm thông tin trực tiếp lại càng không thể chấp nhận sự lặp lại nhàm chán đó. Hơn nữa, cộng đồng kiều bào xa Tổ quốc đa phần sống ở các nước phát triển, thường xuyên chịu áp lực về thông tin, thời gian, họ sẽ không thể kiên nhẫn tiếp nhận những thông tin đơn điệu, tẻ nhạt về cả nội dung lẫn hình thức.
Tóm lại, muốn đổi mới, nâng cao chất lượng của BTTA của VTV4 trên lĩnh vực TTĐN, giải pháp quan trọng vừa mang tính trước mắt, vừa cơ bản lâu dài là phải nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ những người làm truyền hình. Đội ngũ này bao gồm các nhà làm quản lý, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật…Những lĩnh vực cần chú trọng là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức nghề nghiệp; kiến thức văn hóa; trình độ ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị. Đây là cơ sở để thực hiện một đội ngũ những người làm truyền hình vận động cộng đồng NVNONN trong tình hình mới.
3.1.2. Nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức, tạo bản sắc riêng của chương trình BTTA trên VTV4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TT272N cho NVNONN qua VTV4.doc