1. Mục đính, đề tài và nội dung thực tập
1.1. Mục đích thực tập
Trong chương trình đào tạo cử nhân Hành chính hệ chính quy của Học viện Hành chính, bên cạnh những kiến thức lý luận đã được học tại trường, Sinh viên phải tham gia đợt thực tập do Học viện tổ chức. Mục đích của đợt thực tập là nhằm:
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hành chính nhà nước, chức năng, nhiệm vụ cũng như nhiệm vụ quyền hạn của Cán bộ, Công chức tại nơi thực tập.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, bước đầu rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước.
Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi với Cán bộ nơi thực tập.
1.2. Nội dung thực tập
- Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của Phòng Nội vụ quận nói riêng và ngành Nội vụ nói chung;
- Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan;
- Nắm được thủ tục hành chính, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan;
- Tìm hiểu cụ thể về công tác xử lý kỷ luật Cán bộ, Công chức nói chung và công tác xử lý kỷ luật Công chức nói riêng;
- Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một Công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan giao cho.
1.3. Đề tài thực tập
“Công tác xử lý kỷ luật Công chức tại Ủy ban nhân dân Quận 12”.
2. Quá trình thực tập
2.1. Thời gian và địa điểm thực tập
2.1.1. Thời gian thực tập:
Thời gian thực tập 02 tháng;
Từ ngày 15/3/2010 đến ngày 14/5/2010.
2.1.2. Địa điểm thực tập:
Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân Quận 12 – Tp. Hồ Chí Minh
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác xử lý kỷ luật Công chức tại Ủy ban nhân dân Quận 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bộ máy phòng ban được chấn chỉnh nề nếp, tạo nên sự chuyển biến trong hoạt động của bộ máy.
Những khó khăn
- Trong phát triển kinh tế, tuy thương mại dịch vụ có tăng lên nhưng các loại hình dịch vụ chủ yếu là phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, các khu thương mại dịch vụ đã có quy hoạch nhưng chưa hình thành, các dịch vụ cao cấp như tín dụng chăm sóc sức khỏe, giải trí…chưa được đầu tư. Sản xuất công nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ tự phát không tập trung mà phân bố xen kẻ trong khu dân cư chỉ có một số doanh nghiệp lớn là có đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại còn lại đa số công nghệ sản xuất, trình độ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường.
- Lĩnh vực xây dựng cơ bản tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu. Việc thực hiện các dự án còn chưa có sự phối hợp thống nhất, xuyên suốt giữa các phòng ban ngành đoàn thể quận và Ủy ban nhân nhân các phường từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công bố chủ trương thực hiện dự án đến giai đoạn giải tỏa mặt bằng, xác định đơn giá bồi thường và giá bố trí tái định cư.
- Công tác điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị và lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất thực hiện chậm so với yêu cầu xã hội. Công tác môi trường chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và khiếu nại về môi trường.
- Với tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều dự án nâng cấp mở rộng các tuyến đường, xây dựng công trình, dự án liên quan đến đền bù giải tỏa tái định cư, tình trạng dân nhập cư các tỉnh đến ngày càng đông, nhu cầu mua đất - nhà, chưa đủ điều kiện lập theo quy định…nên tình trạng vi phạm xây dựng nhà ở không phép, sai phép vẫn còn diễn ra và còn diễn biến phức tạp, tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề đường và các chợ tự phát làm mất trật tự an toàn giao thông. Việc kiểm tra xử lý vi phạm còn gặp khó khăn do lực lượng còn thiếu và yếu, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp.
- Công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng hiện nay còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời các dự án trọng điểm cũng như nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn quận.
- Nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận dân cư còn thấp nên vệ sinh môi trường không đảm bảo, việc chiếm dụng lòng lề đường để mua bán chưa giải quyết triệt để ở một số phường.
- Trong xây dựng chính quyền, tính chủ động trong công việc của các ngành, các phòng ban, đơn vị chưa cao, việc phối hợp còn hạn chế dẫn đến việc hiệu quả không như mong muốn.
- Thủ tục hành chính vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu sự liên thông của một số phòng ban nên chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người dân, vẫn còn phàn nàn về thủ tục, thái độ của cán bộ công chức.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của UBND Quận 12
Khái quát cơ cấu tổ chức của UBND Quận 12
Cơ cấu tổ chức của UBND Quận 12
Hiện nay UBND quận 12 có 09 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch UBND;
Phó Chủ tịch UBND phụ trách kinh tế;
Phó Chủ tịch UBND phụ trách quản lý đô thị;
Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa – xã hội;
Ủy viên UBND phụ trách Công an là trưởng Công an quận;
Ủy viên UBND phụ trách Quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận;
Ủy viên UBND phụ trách Thanh tra là Chánh Thanh tra;
Ủy viên UBND phụ trách Nội vụ là Trưởng phòng Nội vụ;
Ủy viên UBND phụ trách Văn phòng là Chánh Văn phòng UBND.
Cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận 12:
Phòng Nội vụ;
Văn phòng UBND;
Thanh tra Nhà nước;
Phòng Tài chính – Kế hoạch;
Phòng Kinh tế;
Phòng Văn hóa – Thông tin;
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
Phòng Quản lý đô thị;
Phòng Tài nguyên – Môi trường;
Phòng Tư pháp;
Phòng Y tế;
Phòng Giáo dục và Đào tạo;
Thanh tra Xây dựng: Thực hiện thí điểm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 133/2007/QĐ-UBND ngày 23/11/2007 của UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ - UBND Quận 12
Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ quận là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận.
Phòng Nội vụ quận có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
Phòng Nội vụ quận có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; Cán bộ, Công chức, viên chức Nhà nước; Cán bộ, Công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng trên địa bàn quận.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1/ Trình UBND quận các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn quận và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2/ Trình UBND quận ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
3/ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
4/ Về tổ chức, bộ máy:
a) Tham mưu giúp UBND quận quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn quận theo hướng dẫn của UBND thành phố;
b) Trình UBND quận quyết định hoặc để UBND quận trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận;
c) Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tham mưu giúp Chủ tịch UBND quận quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành quận theo quy định của pháp luật.
5/ Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch UBND quận phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;
b) Giúp UBND quận hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp;
c) Giúp UBND quận tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp quận và UBND phường.
6/ Về công tác xây dựng chính quyền:
a) Giúp UBND quận và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của UBND quận và hướng dẫn của UBND thành phố;
b) Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND quận phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của UBND phường; giúp UBND quận trình UBND thành phố phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu, giúp UBND quận xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình Hội đồng nhân dân quận thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của quận;
d) Giúp UBND quận trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của khu phố, tổ dân phố trên địa bàn quận theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó khu phố, tổ dân phố.
7/ Giúp UBND quận trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, phường trên địa bàn quận.
8/ Về Cán bộ, Công chức, viên chức:
a) Tham mưu giúp UBND quận trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với Cán bộ, Công chức, viên chức;
b) Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý Công chức phường và thực hiện chính sách đối với Cán bộ, Công chức và Cán bộ không chuyên trách phường theo phân cấp.
9/ Về cải cách hành chính:
a) Giúp UBND quận triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn quận và UBND phường thực hiện công tác cải cách hành chính ở quận;
b) Tham mưu, giúp UBND quận về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn quận;
c) Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở quận báo cáo UBND quận và thành phố.
10/ Giúp UBND quận thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
11/ Về công tác văn thư, lưu trữ:
a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
b) Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận và Lưu trữ quận.
12/ Về công tác tôn giáo:
a) Giúp UBND quận chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn quận để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật.
13/ Về công tác thi đua, khen thưởng:
a) Tham mưu, đề xuất với UBND quận tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn quận; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng quận;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn quận; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
14/ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
15/ Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND quận và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn.
16/ Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn.
17/ Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Cán bộ, Công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của UBND quận.
18/ Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND quận.
19/ Giúp UBND quận quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
20/ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND quận.
Tổ chức bộ máy
Trưởng Phòng
Phó Trưởng Phòng 1
Phó Trưởng Phòng 2
Chuyên viên
(1,2,3,4,5)
Chuyên viên
(6,7,8)
Sơ đồ tổ chức
Phòng Nội vụ có 01 Trưởng Phòng, 02 Phó Trưởng Phòng và 8 chuyên viên. Phòng Nội vụ làm việc theo chế độ thủ trưởng; 02 Phó Trưởng Phòng phụ trách những lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công, trực tiếp giải quyết các công việc phát sinh; 08 chuyên viên có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo phòng theo các nhiệm vụ được giao.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND quận, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội vụ về thực hiện các mặt công tác chuyên môn và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng.
Phó Trưởng phòng thứ nhất giúp Trưởng phòng chỉ đạo công tác tổ chức Cán bộ khối phường, khối hành chính – sự nghiệp; quy chế dân chủ; tổng hợp báo cáo.
Phó Trưởng phòng thứ hai giúp Trưởng phòng chỉ đạo công tác cải cách hành chính, thi đua khen thưởng và tôn giáo.
Các chuyên viên được phân công nhiệm vụ theo từng chức năng của phòng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo phòng, cụ thể như:
+ Chuyên viên 1: Phụ trách về công tác Cán bộ 06 phường (Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp); công tác quy chế dân chủ cơ sở; xử lý vi phạm về công tác nội vụ; thủ quỹ;
+ Chuyên viên 2: Phụ trách về công tác Cán bộ 5 phường (Hiệp Thành, Thới An, Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông); kế toán (lương, thi đua, đào tạo, quy chế dân chủ, mua sắm tài sản,...); chương trình phần mềm Cán bộ Công chức; báo cáo chuyên đề khối phường;
+ Chuyên viên 3: Phụ trách về tổng hợp, báo cáo; chế độ chính sách Cán bộ Công chức quận; chỉ tiêu biên chế hành chính nhân sự; thi tuyển, xét tuyển Cán bộ Công chức; công tác Cán bộ khối giáo dục, y tế; chương trình phần mềm Cán bộ Công chức; xử lý các vi phạm về công tác nội vụ;
+ Chuyên viên 4: Phụ trách về đơn vị sự nghiệp khác (trung tâm văn hóa, trung tâm dạy nghề, trung tâm thê dục thể thao); quản lý địa giới hành chính; quản lý Hội, tổ chức Phi chính phủ, tổ chức phối hợp liên ngành;
+ Chuyên viên 5: Phụ trách văn thư, lưu trữ Nhà nước; đào tạo bồi dưỡng; bảo quản con dấu; quản lý hồ sơ, thẻ Cán bộ Công chức;
+ Chuyên viên 6: Phụ trách về công tác tôn giáo;
+ Chuyên viên 7: Phụ trách về công tác cải cách hành chính;
+ Chuyên viên 8: Phụ trách về công tác thi đua – khen thưởng.
CHƯƠNG III: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Khái quát chung về xử lý kỷ luật Công chức
Một số khái niệm cơ bản
Tại Điều 4 của Luật Cán bộ Công chức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, thì quy định như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Tại Điều 32 của Luật Cán bộ Công chức, Công chức được phân loại như sau:
- Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
- Công chức trong cơ quan nhà nước;
- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP có hiệu lực ngày 05 tháng 3 năm 2010 quy định những người là Công chức, nhấn mạnh:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Công chức trong cơ quan nhà nước được phân thành Công chức lãnh đạo và Công chức không giữ vai trò lãnh đạo.
+ Công chức lãnh đạo là người được bổ nhiệm để lãnh đạo, quản lý một tổ chức (kèm theo nghĩa vụ và quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ chung của tổ chức đó). Ví dụ: Các trưởng phòng, phó trưởng phòng, chủ tịch UBND các phường nơi thí điểm bỏ tổ chức hội đồng nhân dân, ...
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo là Công chức chuyên môn, nghiệp vụ, là chuyên viên, nhân viên trong các phòng ban, ...
Nội dung công tác xử lý kỷ luật Công chức
Nghĩa vụ và những điều Cán bộ Công chức không được làm
Tại Luật Cán bộ Công chức, Công chức vi phạm các điều sau sẽ bị xử lý kỷ luật
Nghĩa vụ của Cán bộ, Công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân:
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nghĩa vụ của Cán bộ, Công chức trong thi hành công vụ:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của Cán bộ, Công chức là người đứng đầu:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của Cán bộ, Công chức.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh Cán bộ, Công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;.
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Những việc Cán bộ, Công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Những việc Cán bộ, Công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước:
- Cán bộ, Công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
- Cán bộ, Công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
- Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà Cán bộ, Công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Ngoài những việc không được làm quy định trên, Cán bộ, Công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức, thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật đối với Công chức
Hình thức kỷ luật:
Khiển trách;
Cảnh cáo;
Hạ bậc lương;
Giáng chức;
Cách chức;
Buộc thôi việc
Thời hiệu xử lý kỷ luật: Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, là khoảng thời gian quy định phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật Công chức và được tính từ thời điểm Công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến khi xem xét xử lý kỷ luật (thời điểm Hội đồng kỷ luật hop). Quá thời gian này, Công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của Công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
Áp dụng hình thức kỷ luật
Công chức vi phạm quy định của pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ vi phạm thì áp dùng một trong các hình thức xử lỷ kỷ luật sau:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Hạ bậc lương;
+ Giáng chức;
+ Cách chức;
+ Buộc thôi việc.
a. Hình thức khiển trách
Áp dụng đối với Cán bộ, Công chức có thái độ hách dịch, phiền hà, cửa quyền trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ đã được nhắc nhở, phê bình nhưng không sửa chữa; Cán bộ, Công chức chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ đã được nhắc nhở, phê bình nhưng không sửa chữa; Cán bộ, Công chức gây bè phái, mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Cán bộ, Công chức tự ý bỏ việc lần đầu nhưng chưa quá 3 ngày làm việc; Cán bộ, Công chức lần đầu mắc khuyết điểm do thiếu trách nhiệm trong việc xác nhận hồ sơ và văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Cán bộ, Công chức được giao quản lý hồ sơ, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đã cố ý gây trở ngại cho quá trình thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp.
b. Hình thức cảnh cáo
Áp dụng đối với Cán bộ, Công chức đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng; vi phạm lần đầu nhưng liên quan đến tư cách, phẩm chất của Cán bộ, Công chức, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm nghĩa vụ Cán bộ, Công chức liên quan đến trách nhiệm rèn luyện, học tập, kỷ cương, tác phong của Cán bộ, Công chức; làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp nhưng chưa gây hậu quả; vi phạm ở mức độ nhẹ quy định những việc Cán bộ, Công chức không được làm của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức.
c. Hình thức hạ bậc lương
Áp dụng đối với Cán bộ, Công chức vi phạm nghĩa vụ Cán bộ, Công chức đang trong thời gian bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm; liên quan đến đạo đức công vụ và vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định; làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được nâng bậc lương hoặc nâng ngạch; vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; vi phạm tương đối nghiêm trọng những điều Cán bộ, Công chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, Công chức.
d. Hình thức giáng chức
Áp dụng đối với Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, là việc Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.
e. Hình thức cách chức
Áp dụng đối với Cán bộ, Công chức giữ chức vụ có hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng không thể để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ được giao.
f. Hình thức buộc thôi việc
+ Áp dụng đối với Công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù giam.
+ Hội đồng kỷ luật có thể kiến nghị người có thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với các trường hợp sau:
Công chức đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật cách chức mà tái phạm hoặc tiếp tục vi phạm kỷ luật;
Công chức tuy có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ Công chức;
Công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước;
Công chức nghiện ma túy;
Công chức tự ý bỏ việc và đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi giấy gọi 3 lần mà không đến.
Hội đồng kỷ luật
Hội đồng kỷ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thành lập, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho người có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của Cán bộ, Công chức.
Số lượng thành viên tham gia Hội đồng kỷ luật là 5 người, bao gồm các thành phần cụ thể như sau:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Một ủy viên Hội đồng là đại diện Cán bộ, Công chức của bộ phận công tác có người vi phạm kỷ luật (do tập thể Cán bộ, Công chức ở bộ phận đó cử ra);
+ Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ của người vi phạm kỷ luật;
+ Một ủy viên Hội đồng là người phụ trách tổ chức Cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm.
Trường hợp người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý. Trong trường hợp này, thành phần Hội đồng kỷ luật bao gồm :
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp;
+ Một ủy viên là đại diện Đảng ủy cấp trên trực tiếp của đảng ủy cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Một ủy viên là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị có Cán bộ, Công chức vi phạm kỷ luật.
Khi thành lập Hội đồng kỷ luật không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của Cán bộ, Công chức vi phạm kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:
+ Khách quan, công khai, dân chủ và theo các quy định hiện hành.
+ Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng.
+ Kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật được thực hiện thông qua biểu quyết bằng phiếu kín và theo nguyên tắc đa số.
+ Hội đồng kỷ luật họp phải có biên bản và được Hội đồng thông qua trước khi Chủ tịch Hội đồng ký.
Các thành phần được mời tham dự họp Hội đồng kỷ luật bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ Việt Nam hoặc đại diện nữ công, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Thành phần này được tham gia phát biểu ý kiến và đề xuất mức thi hành kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết hình thức kỷ luật.
Thư ký Hội đồng kỷ luật
-+Thư ký Hội đồng kỷ luật là Cán bộ, Công chức thuộc bộ phận tổ chức Cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.
+ Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
Quy trình xem xét và xử lý kỷ luật
a. Chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật
- Cán bộ, Công chức vi phạm kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng Cán bộ, Công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để người vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị. Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật; biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm kỷ luật, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật.
- Cán bộ, Công chức vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng kỷ luật họp 07 ngày.
Trường hợp nếu Cán bộ, Công chức vi phạm vắng mặt thì phải có lý do chính đáng. Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt hoặc trường hợp người vi phạm kỷ luật không chịu viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý Cán bộ, Công chức thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
b. Trình tự họp Hội đồng kỷ luật
+ Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
+ Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan.
+ Người vi phạm kỷ luật đọc bản kiểm điểm. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng đọc giúp bản kiểm điểm.
+Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm của tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến.
+ Cán bộ, Công chức vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật trước khi Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín.
+ Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.
+ Kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp.
c. Thời hạn và trách nhiệm ra quyết định kỷ luật
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) gửi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý Cán bộ, Công chức.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.
+ Trường hợp Cán bộ, Công chức vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn quyết định thì thời hạn ra quyết định kỷ luật là 30 ngày.
+ Trường hợp kiến nghị của Hội đồng kỷ luật (hoặc ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị) khác với ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền mà sau khi trao đổi, thảo luận không thống nhất thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Thẩm quyền xử lý kỷ kuật
a/ Trường hợp người vi phạm là Công chức lãnh đạo
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận xem xét và quyết định kỷ luật đối với Công chức lãnh đạo giữ các chức vụ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận bổ nhiệm.
+ Nếu Công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, buộc thôi việc mà việc nâng bậc lương, tuyển dụng do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét và đề nghị bằng văn bản lên Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định kỷ luật.
b/ Trường hợp người vi phạm là Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo
+ Công chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận bị xử lý kỷ luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ra quyết định xử lý kỷ luật theo thẩm quyền được phân cấp từ Ủy ban nhân dân thành phố.
+ Trường hợp Công chức ở ngạch chuyên viên và chuyên viên chính trở lên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương và buộc thôi việc thì sau khi Hội đồng kỷ luật có kiến nghị về hình thức kỷ luật, căn cứ vào thẩm quyền được phân cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị bằng văn bản lên Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định kỷ luật (qua cơ quan tổ chức Cán bộ).
Giải quyết khiếu nại
a/ Thẩm quyền
a.1. Người đứng đầu tổ chức trực thuộc UBND quận có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành theo phân cấp.
a.2. Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền;
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành;
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà người đứng đầu tổ chức trực thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu những còn có khiếu nại.
b/ Trình tự, thủ tục
b.1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần 1
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật, nếu Công chức không đồng ý và khiếu nại thì Công chức hoặc người đại diện theo pháp luật phải gửi đơn khiếu nại kèm theo bản sao quyết định kỷ luật và các tài liệu liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết.
Nội dung đơn khiếu nại phải nêu rõ:
Ngày, tháng, năm khiếu nại;
Họ tên, địa chỉ của Công chức khiếu nại hoặc người dại diện theo pháp luật;
Nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của Công chức khiếu nại;
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
Các tài liệu khác có liên quan.
Đơn khiếu nại phải có chữ ký của Công chức khiếu nại hoặc người đại diện theo pháp luật.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp Công chức bị kỷ luật không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiên vụ án hành chính tại Toà án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho người có thẩm quyền giải quyết lần hai hoặc Toà án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
Thời hạn giải quyết lần 1 không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với trường hợp phức tạp thì không quá 45 ngày.
b.2. Trình tự thủ tục giải quyết lần 2
Khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Công chức nhận được quyết định nếu Công chức không đồng ý và tiếp tục khiếu nại thì Công chức hoặc người đại diện theo pháp luật phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại trước đó và các tài liệu liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Nội dung đơn khiếu nai lần hai gồm:
Ngày, tháng, năm khiếu nại;
Họ tên, địa chỉ của Công chức khiếu nại hoặc người đại diện theo pháp luật;
Nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của Công chức khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải do Công chức khiếu nại hoặc người đại diện theo pháp luật ký tên và không được sử dụng bản photocopy.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý đế giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Công chức khiếu nại hoặc người đại diện theo pháp luật và người giải quyết khiếu nại trước đó biết.
Cơ quan thanh tra hoặc bộ phận quản lý nhân sự cùng cấp có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện những thủ tục nói trên.
Người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền yêu cầu Công chức khiếu nại hoặc người đại diện theo pháp luật, người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tố chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ vụ khiếu nại cho người giải quyết khiếu nại lần hai.
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu, biên bản đối thoại trực tiếp (trong trường hợp bắt buộc tổ chức đối thoại), kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra hoặc bộ phận quản lý nhân sự cùng cấp về việc giải quyết khiếu nại và những bằng chứng hợp pháp khác về nội dung khiếu nại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu lại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Đối với những khiếu nại quyết định kỷ luật phức tạp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh thì trước khi ban hành quyết định giải quyết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải tham khảo ý kiến của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kế từ ngày nhận được đề nghị.
Thực tiễn công tác xử lý kỷ luật Công chức tại UBND Quận 12
Thực tiễn công tác xử lý kỷ luật Công chức
Các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật Công chức
Quy định chung:
+ Người có thẩm quyền quyết định kỷ luật: Chủ tịch UBND quận;
+ Cơ quan tham mưu và thực hiện: Phòng Nội vụ UBND quận;
+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND quận, cơ quan có liên quan;
+ Quy trình:
Bước 1: Công chức tự kiểm điểm trước cơ quan;
Bước 2: Phòng Nội vụ tham mưu cho Chủ tịch UBND quận thành lập Hội đồng xét kỷ luật, tổng hợp hồ sơ kỷ luật;
Bước 3: Hội đồng xét kỷ luật họp, kiến nghị hình thức kỷ luật;
Bước 4: Phòng Nội vụ giúp Hội đồng xét kỷ luật dự thảo văn bản gửi Văn phòng UBND quận thẩm định và trình Chủ tịch UBND quận ra quyết định thi hành kỷ luật;
Bước 5: Chủ tịch UBND quận ra quyết định kỷ luật;
Bước 6: Văn thư vào sổ, lấy số và gửi văn bản và thực hiện quyết định.
+ Hồ sơ kỷ luật bao gồm:
1. Bản tự kiểm của Công chức;
2. Văn bản, biên bản họp của cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng Công chức;
3. Hồ sơ vi phạm kỷ luật cá nhân, sơ yếu lý lịch trích ngang của Công chức vi phạm kỷ luật;
4. Văn bản, biên bản Hội đồng xét kỷ luật Công chức.
Các bước tiến hành xử lý kỷ luật Công chức
+ Quy trình xem xét xử lý kỷ luật Công chức
Bước 1: Công tác chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật:
Công chức vi phạm kỷ luật làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật;
Lãnh đạo các phòng, ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm triệu tập cuộc họp để Công chức vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước cơ quan. Biên bản họp phải có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan;
Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng kỷ luật họp 07 ngày cho Công chức vi phạm. Trường hợp nếu Công chức vi phạm vắng mặt thì phải có lý do chính đáng. Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt hoặc trường hợp người vi phạm kỷ luật không chịu viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý Công chức thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
Bước 2: Họp Hội đồng kỷ luật:
Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;
Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan của Công chức vi phạm;
Người vi phạm kỷ luật đọc bản kiểm điểm. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng đọc giúp bản kiểm điểm;
Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm của tập thể cơ quan có Công chức vi phạm;
Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến;
Công chức vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật trước khi Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín;
Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật;
Kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) gửi lên Ủy ban nhân dân quận thông qua Phòng Nội vụ để tham mưu.
Bước 3: Ra quyết định xử lý kỷ luật
Phòng Nội vụ dự thảo quyết định kỷ luật và chuyển dự thảo cho Văn phòng UBND quận thẩm định, trình Chủ tịch UBND quận ký;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản;
Bước 4: Văn thư gửi quyết định cho các đơn vị thi hành, lưu các tài liệu liên quan đến xử lý kỷ luật vào hồ sơ Công chức, ghi hình thức kỷ luật vào lý lịch Công chức.
Kết quả xử lý kỷ luật trong thời gian qua
Từ năm 2006 đến nay, phát hiện và xử lý kỷ luật 25 trường hợp, trong đó:
+ 12 trường hợp kỷ luật là Công chức giữ chức vụ lãnh đạo bao gồm các chức danh như Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các phường, Phó Trưởng Phòng, lãnh đạo quân sự các phường.
+ 13 trường hợp kỷ luật là Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo vi phạm trong các hoạt động tiếp dân, hoạt động liên quan đến địa chính – xây dựng và ngân sách.
Từ 2006 – 5/2010, có đến 09 trường hợp vi phạm là Chủ tịch, Phó Chủ tịch các phường, 01 Phó Trưởng Phòng, 04 hình thức kỷ luật là cảnh cáo, 06 trường hợp là khiển trách.
Hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc thấp nhất là khiển trách, trong đó có 16 trường hợp là khiển trách, 07 trường hợp là cảnh cáo, 02 trường hợp là buộc thôi việc. Lĩnh vực chủ yếu xảy ra vi phạm là đất đai, xây dựng, ngân sách và hoạt động tiếp dân.
Bảng mô tả chi tiết
Năm
STT
Chức vụ
Hình thức kỷ luật
Giữ chức vụ lãnh đạo
Đơn vị
2006
01
Phó Trưởng Phòng
Khiển trách
Có
Phòng Quản lý đô thị
02
Phó Chủ tịch UBND
Cảnh cáo
Có
UBND P. TMT
03
Chỉ huy trưởng quân sự
Buộc thôi việc
Có
UBND P. TMT
04
Phó Chủ tịch UBND
Cảnh cáo
Có
UBND P. TA
05
Phó Chủ tịch UBND
Cảnh cáo
Có
UBND P. TA
2007
06
Công chức
Khiển trách
Không
VP. HĐND – UBND Quận
07
Công chức
Cảnh cáo
Không
UBND P. APĐ
08
Công chức
Cảnh cáo
Không
UBND P.HT
09
CC Địa chính – xây dựng
Khiển trách
Không
UBND P. TX
10
CC Địa chính – xây dựng
Khiển trách
Không
UBND P.TX
11
CC Địa chính – xây dựng
Khiển trách
Không
UBND P. TMT
12
Chủ tịch UBND
Cảnh cáo
Có
UBND P.TTH
2008
13
CC Địa chính – xây dựng
Cảnh cáo
Không
UBND P.TA
14
CC Địa chính – xây dựng
Khiển trách
Không
UBND P.APĐ
15
Phó Chủ tịch UBND
Khiển trách
Có
UBND P.APĐ
16
CC Địa chính – xây dựng
Khiển trách
Không
UBND P.TTH
2009
17
Chủ tịch UBND
Khiển trách
Có
UBND P.HT
18
Phó Chủ tịch UBND
Khiển trách
Có
UBND P.HT
19
Chủ tịch UBND
Khiển trách
Có
UBND P.TL
20
CC Tài chính – kế toán
Khiển trách
Không
UBND P.TL
21
Chỉ huy trưởng quân sự
Khiển trách
Có
UBND P.TL
Đến
5/2010
22
Công chức
Khiển trách
Không
Phòng Quản lý đô thị
23
CB BTC Quận ủy (trước đây là chuyên viên thuộc UBND)
Khiển trách
Không
BTC Quận ủy
24
CC Địa chính – xây dựng
Buộc thôi việc
Không
UBND P.TTH
25
Chủ tịch UBND
Khiển trách
Có
UBND P.TTH
Nhận xét, đánh giá về công tác xử lý kỷ luật Công chức
Nhận xét, đánh giá
Hành vi vi phạm chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực đất đai, xây dựng và quản lý đô thị. Người giữ chức vụ trực tiếp tiếp xúc với nhân dân lạm dụng quyền hạn được giao để thực thi các hành vi vi phạm. Khi phát hiện một hành vi vi phạm thường kéo theo nhiều đối tượng liên quan do có hành vi che dấu, móc nối trong quá trình vi phạm nên thời gian phát hiện hành vi vi phạm rất khó khăn. Ngoài ra, Công chức bị kỷ luật còn do thiếu trách nhiệm không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và trong hoạt động tiếp dân.
Công tác xử lý kỷ luật Công chức là hoạt động phải được đảm bảo về tính sẵn sàng về thủ tục, quy trình, nội dung và Công chức chuyên môn để tăng cường pháp chế trong cơ quan. Công tác kỷ luật là quá trình áp dụng pháp luật mà đối tượng hướng tới là con người trong cơ quan nên hoạt động này cần phải chính xác, rõ ràng và minh bạch. Kết quả của một quyết định kỷ luật phải thõa mãn người vi phạm và phù hợp với quy định của pháp luật.
Công tác kỷ luật trong cơ quan đảm bảo tăng cường pháp chế, răng đe Công chức tránh khỏi các hoạt động dựa dẫm vào pháp luật để vi phạm (nhất là Công chức giữ vai trò lãnh đạo). Công tác kỷ luật đảm bảo kỷ cương và quy chế của cơ quan được tuân thủ và thi hành. Công tác xử lý kỷ luật cần phải được sự quan tâm của lãnh đạo, nhất là lãnh đạo phòng, người chịu trách nhiệm về công tác này. Lãnh đạo phòng cần chỉ đạo các chuyên viên xây dựng đề án về công tác xử lý kỷ luật, xây dựng quy trình xử lý kỷ luật,...để trình UBND.
Hiện tại, UBND quận chưa có quy trình xử lý kỷ luật riêng, công tác xử lý kỷ luật Công chức vẫn áp dụng theo quy trình chung quy định tại Nghị định 35/2005NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản khác hướng dẫn thi hành của cấp trên. Nhất là trong giai đoạn Luật Cán bộ, Công chức có hiệu lực thì có thêm nhiều khái niệm mới. Cán bộ, Công chức còn lúng túng trong quá trình áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình xử lý kỷ luật. Vấn đề này, cơ quan cần nhạy bén tổ chức tập huấn tạm thời đề phù hợp với tình hình luật mới chờ văn bản hướng dẫn.
Nhìn chung, công tác xử lý kỷ luật vẫn được tăng cường và chú trọng trong thời gian qua tại quận. Điển hình là có quy định tạm thời về quy trình xử lý kỷ luật. Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn công tác xử lý kỷ luật cho Công chức, nâng cao khả năng, kiến thức cho Công chức về hoạt động nắm bắt, phát hiện và xử lý Công chức. Nội dung công tác xử lý kỷ luật được Công chức nắm bắt và vận dụng tốt.
Những mặt đạt được
Công chức đủ năng lực đảm bảo thực hiện tốt công tác xử lý kỷ luật. Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn để trau dồi, nâng cao nghiệp vụ công tác. Công chức nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phục vụ có hiệu quả công tác xử lý kỷ luật. Áp dụng hiệu quả các quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 03/2006/TT-BNV của Bộ Nội vụ và các văn bản hướng dẫn khác của Trung ương và của thành phố.
Những khó khăn
Hệ thống văn bản về công tác xử lý kỷ luật phức tạp. Từ khi Luật Cán bộ, Công chức có hiệu lực mà chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, công tác xử lý kỷ luật trở nên khó khăn, Công chức lúng túng khi chọn văn bản để áp dụng. Chưa tổ chức tập huấn cho Công chức chuyên môn về công tác xử lý kỷ luật tại quận khi luật mới có hiệu lực. Chưa xây dựng được quy trình mẫu, quy chế mẫu của quận về công tác xử lý kỷ luật.
Thủ tục hành chính trong công tác xử lý kỷ luật ở quận chưa được quy định rõ ràng chủ yếu dựa trên quy định của Nghị định 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Hoạt động xử lý kỷ luật chưa được quan tâm nên công tác xử lý kỷ luật gặp nhiều khó khăn.
Hành vi vi phạm của Công chức rất tình vi và có hình thức liên kết giữa các đơn vị, chức vụ khác nhau nhất là những đối tượng thuộc nhóm Công chức lãnh đạo cấp phường, Công chức tại các phòng ban về địa chính, xây dựng, cấp phép, quản lý đô thị, tài nguyên – môi trường, ngân sách, kinh tế,...
Những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xử lý kỷ luật Công chức tại UBND Quận 12
Những giải pháp hoàn thiện công tác xử lý kỷ luật Công chức tại UBND Quận 12
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác xử lý kỷ luật Công chức tại quận dựa trên cơ sở pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xử lý kỷ luật Công chức của Thành phố và của Trung ương;
Tập huấn, đào tạo cho các bộ Công chức phụ trách về công tác xử lý kỷ luật Công chức, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng công tác xử lý kỷ luật Công chức nhằm nâng cao kiến thức pháp luật và thực tế cho Cán bộ Công chức thực hiện công tác xử lý kỷ luật Công chức; nâng câo trình độ, kiến thức cho Cán bộ Công chức tham gia Hội đồng kỷ luật, nhất là thành viên chuyên trách về công tác kỷ luật Công chức;
Cải cách thủ tục hành chính trong công tác xử lý kỷ luật Công chức; Áp dụng tiêu chuẩn ISO nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng và đúng luật trong công tác xử lý kỷ luật Công chức;
Kiện toàn bộ máy về công tác xử lý kỷ luật Công chức, phân bố Công chức chuyên môn chịu trách nhiệm về công tác kỷ luật: từ xây dựng quy trình xử lý kỷ luật, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đến giám sát, đánh giá quá trình thi hành quyết định xử lý kỷ luật.
Kiến nghị
Xây dựng tiêu chuẩn ISO trong công tác xử lý kỷ luật Công chức, tại quận cần có những quy định và quy trình rõ ràng trong thủ tục xử lý kỷ luật Công chức (từ khi có kết luận vi phạm kỷ luật của thanh tra đến khi có quyết định xử lý Công chức của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận). Xây dựng tiêu chuẩn ISO trên tiêu chí “xử lý kịp thời, đúng người và đúng luật”;
Tham mưu cho UBND quận xây dựng và ban hành quy trình xử lý kỷ luật Công chức mẫu áp dụng cho Công chức cấp phường, Công chức cấp quận; phổ biến rộng rãi tại UBND phường và các phòng ban (lưu ý đối tượng chủ yếu là Cán bộ, Công chức tại phường, quận);
Tham mưu cho UBND ban hành quyết định kiện toàn bộ máy chuyên công tác xử lý kỷ luật nhằm tăng cường pháp chế trong đội ngũ Công chức, bố trí Công chức chuyên trách về công tác kỷ luật Công chức tại Phòng Nội vụ.
UBND quận ban hành các văn bản rà soát công tác xử lý kỷ luật Công chức, đôn đốc thi hành các văn bản chỉ đạo của quận, các văn bản hướng dẫn của thành phố và Trung ương về công tác cải cách hành chính, rút gọn quy trình xử lý kỷ luật;
Tham mưu UBND rà soát các hoạt động dễ gây ra tiêu cực để kịp thời ngăn chặng các hành vi vi phạm và xử lý kịp thời các trường hợp đã xảy ra.
KẾT LUẬN
Như vậy, gần 02 tháng thực tập tại Phòng Nội vụ quận, quá trình thực tập đã giúp em củng cố thêm kiến thức lý luận và thực tế về công tác xử lý kỷ luật nói chung và công tác xử lý kỷ luật Công chức nói riêng. Qua nghiên cứu thực tiễn công việc tại Phòng Nội vụ quận phần nào đã giúp em hiểu hơn về hoạt động công vụ trong bộ máy Nhà nước, đặt biệt là hoạt động của ngành Nội vụ.
Công tác xử lý kỷ luật là công tác cần thiết trong quá trình hoạt động công vụ, nhằm tăng chức pháp chế, răng đe Công chức, hướng người Công chức thực sự trở thành người công bộc của nhân dân, trung thành với Đảng, tận tụy với đất nước. Nâng cao công tác xử lý kỷ luật là nâng cao trách nhiệm, minh bạch, tăng cường pháp chế trong công tác xử lý kỷ luật.
Trong quá trình thực thi cộng vụ, công tác xử lý kỷ luật không chỉ làm răng đe, ngăn ngừa những hành vi vi phạm của Công chức mà còn bảo vệ nhà nước, những người liên quan, nhân dân chịu hậu quả của hành vi vi phạm, xử lý thích đáng những hành vi vi phạm.
Trong một thời gian ngắn thực tập tại Phòng Nội vụ, chắc chắn còn nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu kỹ, vì vậy chắc chắn bài báo cáo thực tập của em còn có những thiếu sót nhất định. Do đó rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Tổ chức nhân sự Hành chính Nhà nước
- Luật Cán bộ, Công chức;
- Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về Cán bộ, Công chức xã, phường, thị trấn;
- Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật Cán bộ, Công chức;
- Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ rưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2005/NĐ-CP;
- Thông tư số 03/2007/TT-BNV của Bộ rưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật Công chức xã;
- Thông tư số 01/2006/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 13/01/ 2006 hướng dẫn chi tiết việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật Công chức trong cơ quan hành chính nhà nước;
- Quyết định số 70/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/5/2007 về ban hành quy định thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật Cán bộ, Công chức phường – xã, thị trấn;
- Các tài liệu tham khảo khác của UBND quận và các nguồn từ Internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- k7_bc_xu ly ky luat cong chuc_q12.doc