Chi phí sản xuất có vị trí hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, nó phản ánh toàn bộ hao phí về lao đọng sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trính sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kì nhất định. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm, phát triển sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương trình thực tập tại công ty khoá Minh Khai đã giúp em vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn. Nó còn giúp cho các sinh viên vững vàng, tự tin hơn khi bước vào nghề vì thực tế và lí luận luôn luôn có một khoảng cách nhất định.
54 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ci phí sản xuất tại công ty khoá Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng
KCS
Phòng
kĩ
thuật
Phòng QL
sản xuất
Chú thích:
: Quan hệ hướng dẫn chức năng.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất của công ty
khoá Minh Khai.
Việc tổ chức sản xuất ở công ty khoá Minh Khai được diễn ra ở các phân xưởng và xí nghiệp cơ khí I với tổng số công nhân hiện nay là 277 người (chiếm 79.7% tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty). Sơ đồ tổ chức sản xuất ở công ty như sau:
Sơ đồ tổ chức sản xuất ở công ty khoá Minh Khai.
Phòng quản
lí sản xuất
Xí nghiệp
cơ khí I
Phân xưởng
cơ khí
Phân xưởng
cơ điện
Phân xưởng
lắp ráp
Phân xưởng
bóng mạ sơn
...
Tổ
rèn
Tổ
khuôn
Tổ
điện
Tổ gia công cơ
...
Tổ lắp 1-4
Tổ gia công 1-2
...
Tổ bóng
Tổ mạ
Tổ sơn
Chú thích: : Quan hệ quản lí trực tiếp.
: Quan hệ sản xuất.
Các phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Cụ thể là:
* Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập, định hình các khuân mẫu như phôi, ke... Một số sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể tự hoàn chỉnh như bản lề, then cài chốt cửa...Hiện nay, công ty đang thực hiện mô hình thử nghiệm nâng một phần phân xưởng cơ khí trước đây lên thành xí nghiệp cơ khí I tiến hành hạch toán kinh tế độc lập.
* Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên, trung đại tu máy móc, thiết bị về phần cơ và phần điện. Phân xưởng này đảm bảo cho các phân xưởng khác được hoạt động liên tục, không bị gián đoạn vì các sự cố về điện. Ngoài ra, phân xưởng còn tạo các khuân mẫu như đúc ke, bản lề khoá...
* Phân xưởng lắp ráp: có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết,...thành sản phẩm hoàn chỉnh.
* Phân xưởng bóng mạ sơn: có nhiệm vụ mạ quai khoá, bản lề...Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh nên quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm.
Công ty khoá Minh Khai sản xuất rất đa dạng mặt hàng trong đó khoá là sản phẩm chính. Đặc điểm sản phẩm của công ty là có kĩ thuật phức tạp và đòi hỏi kĩ thuật cao, sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều phân xưởng, nhiều công đoạn sản xuất, thành phẩm được tạo ra từ việc lắp ráp cơ học các chi tiết nhỏ, đòi hỏi sự khéo léo cao. Quy trình công nghệ sản xuất chung cho các loại sản phẩm của công ty là từ chế tạo phôi đến gia công , bóng mạ sơn rồi lắp ráp hoàn chỉnh. Quy trình như sau:
Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty khoá Minh Khai.
Nguyên vật liệu
Phân xưởng
cơ khí
Phân xưởng
cơ điện
Phân xưởng bóng mạ sơn
Phân xưởng
lắp ráp
Thành phẩm
nhập kho
Với một quy trình sản xuất phức tạp như vậy nên việc lập chứng từ ban đầu để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty khoá Minh Khai là rất khó khăn. Và thực tế hiện nay, công ty vẫn chưa tính được chính xác giá thành của các loại sản phẩm hoàn thành trong kì.
Chương 2: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
khoá Minh Khai.
I. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty khoá Minh Khai.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh mang tính chất đặc thù nên bộ máy kế toán của công ty khoá Minh Khai được tổ chức theo mô hình tập trung, quản lí theo kiểu vừa tham mưu vừa trực tuyến. Với 7 người, bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ thu thập, xử lí, cung cấp thông tin trong và ngoài đơn vị đồng thời lên các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị hỗ trợ cho việc ra các quyết định của Ban giám đốc. Chức năng và nhiệm vụ của các kế toán viên như sau:
* Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của công ty trước Ban giám đốc, đồng thời là người theo dõi và quản lí trực tiếp phòng tài vụ của công ty.
* Kế toán vật tư: là người chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật tư, công nợ với khách hàng, nhà cung cấp đồng thời kiêm nhiệm tạm thời quản đốc xí nghiệp cơ khí I.
* Kế toán tiền lương kiêm theo dõi bán thành phẩm: là người chịu trách nhiệm tính lương, các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Hàng tháng có nhiệm vụ tạm ứng, thanh toán tiền lương cho họ...Đồng thời còn theo dõi kho bán thành phẩm về tình hình nhập, xuất, tồn.
* Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành kiêm theo dõi thành phẩm: là người có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, tính giá thành cho từng loại thành phẩm, tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh toán công nợ với khách hàng đồng thời lập các báo cáo kế toán định kì hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo.
* Kế toán thanh toán: là người có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở đó mở sổ theo dõi thu, chi bằng tiền phát sinh hằng ngày.
* Thủ quỹ kiêm kế toán TSCĐ: là người có nhiệm vụ thu, chi quỹ đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích lập khấu hao tháng, quý, năm.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty khoá Minh Khai.
Kế toán trưởng
Thủ quỹ kiêm kế toán tài sản cố định.
Kế toán thanh toán.
Kế toán vật tư kiêm theo dõi công nợ với khách hàng, người bán.
Kế toán tiền lương kiêm theo dõi bán thành phẩm,
SPDD.
Kế toán tập
hợp CP, tính giá thành, theo dõi kho thành phẩm,
công nợ với khách hàng, lập các báo cáo kế toán.
Chú thích:
: Quan hệ trực tuyến.
: Quan hệ tham mưu.
Thực tế xem xét tổ chức bộ máy kế toán ở công ty khoá Minh Khai cho thấy: yêu cầu khách quan của hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được đáp ứng đầy đủ. Cụ thể là: kế toán vật tư kiêm nhiệm theo dõi công nợ với nhà cung cấp đồng thời là kế toán( duy nhất) và quản đốc xí nghiệp cơ khí I, kế toán tiêu thụ kiêm theo dõi công nợ với khách hàng. Để đáp ứng được yêu cầu khách quan của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty, phòng tài vụ của công ty nên có những thay đổi nhỏ trong trách nhiệm công việc của 02 kế toán viên này.
II. Hình thức sổ kế toán áp dụng.
Kể từ quý I năm 1996, công ty bắt đầu áp dụng hình thức kế toán Nhật Kí Chung theo đăng kí với Bộ Tài Chính. Song do vẫn quen với cách hạch toán của hình thức kế toán cũ( Nhật kí- Chứng từ) nên các phần hành kế toán đã áp dụng đan xen cả 02 hình thức kế toán đó. Ví dụ:
* Kế toán vật tư sử dụng bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2, sổ chi tiết TK 131, 331, NKC, SC tài khoản 152, 153,...
* Kế toán tiền lương sử dụng bảng phân bổ số 1, NKC, SC tài khoản 334, 338...
* Kế toán TSCĐ sử dụng bảng phân bổ số 3, NKC, SC tài khoản 211, 214,... Như vậy hiện nay, công ty không áp dụng thống nhất một hình thức sổ kế toán nào mà đan xen giữa hình thức sổ NKC và NK-CT. Tuy nhiên, công ty áp dụng kế toán máy để xử lí và lên báo cáo theo hình thức sổ NKC đồng thời có đối chiếu với kế toán thủ công chủ yếu theo hình thức NK-CT.
Chứng từ gốc
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức NKC.
Máy tính
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Các sổ NK đặc biệt.
Nhật kí
chung.
Sổ tổng
hợp chi
tiết.
Sổ cái.
Bảng cân đối số phát
sinh.
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày.
Báo cáo
: Ghi cuối tháng.
: Quan hệ đối chiếu.
III. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong công tác kế toán của
công ty khoá Minh Khai.
* Những yếu tố thuận lợi:
Công ty khoá Minh Khai có đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có bề dầy kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc. Bên cạnh đó, hệ thống quản lí sản xuất dưới sự chỉ đạo của trợ lí giám đốc được bố trí một cách tương đối khoa học và hợp lí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã ổn định. Tất cả những nhân tố trên kết hợp với đặc điểm sản phẩm của công ty gồm những chủng loại mặt hàng đều đã là những sản phẩm truyền thống đã giúp cho công ty có những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp.
* Những yếu tố khó khăn:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm rất phức tạp, qua nhiều công đoạn, liên quan đến nhiều phân xưởng, có nhiều loại sản phẩm được tạo ra trên các công đoạn khác nhau của dây chuyền nên việc phân bổ chi phí cũng như tính giá thành sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, sản phẩm hỏng và sản phẩm kém chất lượng chiếm tỷ trọng không phải là nhỏ đòi hỏi đội ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân phải có trình độ tay nghề cao. Thực tế tại công ty khoá Minh Khai cho thấy: công ty cũng đã đáp ứng được một phần việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao do việc hạch toán của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các định mức kinh tế kĩ thuật nhưng các định mức này được xây dựng còn chưa sát với thực tế. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, em chỉ xin được trình bày những nguyên tắc chung nhất trong việc tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất của một số sản phẩm điển hình của công ty khoá Minh Khai.
Phần II
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán CPSX tại công ty
khoá Minh Khai.
I. Đặc điểm tổ chức kế toán CPSX và phân loại CPSX ở
công ty khoá Minh Khai.
CPSX ở công ty khoá Minh Khai phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nhưng để thuận lợi cho công tác quản lí và hạch toán, CPSX được tính toán, tập hợp theo từng tháng. Chỉ những CP mà công ty thực sự bỏ ra phục vụ cho quá trình sản xuất mới tính vào CPSX trong kì. Sau đó, tuỳ thuộc vào các tiêu thức phân bổ khác nhau công ty tiến hành phân bổ các CPSX cho các đối tượng tập hợp chi phí (các loại sản phẩm). CPSX gồm:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm và được chia thành nhiều loại khác nhau.
Ví dụ: Gang, đồng nhôm, các loại thép (thép lá, thép tấm, ống thép,...)
Các bán thành phẩm mua ngoài: thân khoá, lõi khoá, phôi chìa để
gia công lắp ráp.
- Vật liệu phụ: gồm nhiều loại, tuy không cấu thành nên sản phẩm nhưng có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất như: dầu mỡ các loại (dầu AC, dầu pha sơn...), giẻ lau, sơn...
Nhiên liệu: như xăng, dầu ma dút, gaz, ôxy, khí CO2...
Công cụ, dụng cụ lao động nhỏ: lưỡi cưa máy, găng tay sợi...
* Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) bao gồm:
- tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
- các khoản trích theo lương( KPCĐ, BHYT, BHXH) của CNTTSX.
* Chi phí sản xuất chung( CPSXC):
Là chi phí phục vụ và quản lí sản xuất trong phạm vi phân xưởng bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng ( bao gồm lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng), chí phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
II. Sơ đồ tập hợp và phân bổ CPSX ở công ty khoá Minh Khai.
Các CPSX (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) ở công ty khoá Minh Khai được tập hợp hằng ngày. Cuối tháng, các chi phí này được kết chuyển về tài khoản 154 và phân bổ cho từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng còn việc tính giá thành sản phẩm được tiến hành theo quý. Cụ thể việc tập hợp và phân bổ CPSX được tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tập hợp và phân bổ CPSX ở công ty khoá MK.
TK 152, 153,... TK 621(Chi tiết) TK 154
Xuất NVL cho sản xuất trực tiếp
TK 1388 Kết chuyển
Xuất NVL cho CPNVLTT
xí nghiệp CK I
TK 334, 338 TK 622(Chi tiết)
CP lương của CNSXTT
TK 1388 Kết chuyển
CP lương của CPNCTT
CN xí nghệp CK I
TK 152, 334, 338, 111... TK 627(Chi tiết)
Tập hợp CPSXC
TK 1388 Kết chuyển
Tập hợp CPSXC CPSXC
của xí nghiệp CK I
III. Phương pháp tập hợp và phân bổ CPSX ở công ty khoá MK.
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty khoá Minh Khai trong quá trình sản xuất đã phải bỏ ra một lượng chi phí khá lớn mà lúc đâù được biểu hiện dưới dạng yếu tố chi phí sau đó được kế toán phân thành các khoản mục và tiến hành tập hợp, phân bổ cho từng loại sản phẩm. Cụ thể: Đối với CPNVLTT kế toán tập hợp ngay cho từng loại sản phẩm. Đối với CPNCTT thì tập hợp cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất rồi phân bổ gián tiếp cho từng loại sản phẩm. Còn đối với CPSXC thì tập hợp cho toàn bộ các phân xưởng rồi sau đó mới phân bổ gián tiếp cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là CPNVLTT. Việc tiến hành tập hợp và phân bổ CP được tiến hành như sau:
1. Kế toán tập hợp và phân bổ CPNVLTT.
Ở công ty khoá Minh Khai, CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí (70- 75%) với đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm dựa trên định mức tiêu hao NVL định trước. Phương pháp tập hợp CPNVLTT được tiến hành như sau:
Trước hết căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng tháng, quý, năm, phòng kế hoạch lên kế hoạch cung ứng vật tư. Nghiệp vụ xuất kho phát sinh khi tổ trưởng tổ đội sản xuất viết phiếu yêu cầu về từng loại vật liệu gửi lên phòng cung ứng để làm căn cứ viết phiếu xuất vật tư theo yêu cầu. Tổ trưởng hoặc công nhân sản xuất của tổ đội sản xuất mang phiếu xuất xuống kho lĩnh vật tư. Thủ kho ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho.
Ở công ty, khi xuất vật tư cho sản xuất thì loại vật tư nào, số lượng bao nhiêu được theo dõi trên thẻ kho. Cuối tháng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp theo từng loại NVL và từng đối tượng tập hợp CPSX (loại sản phẩm) vào bảng kê xuất vật tư (chi tiết cho các TK 1521, 1522, 1523, 1524, 1528, 153 và cho các loại sản phẩm). Số liệu tổng cộng ở cuối mỗi bảng là tổng trị giá của từng loại NVL xuất dùng cho từng loại sản phẩm trong tháng.
Toàn bộ trị giá NVL xuất kho trong phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật tư là giá hạch toán do phòng kế hoạch xây dựng và được giám đốc xét duyệt. Cơ sở xây dựng giá hạch toán cho từng loại NVL là dựa vào một trong những giá thực tế của các loại vật tư mua vào trong tháng trước.
Giá hạch toán của NVL được kế toán vật tư sử dụng để hạch toán chi tiết hàng ngày nhằm theo dõi thường xuyên, kịp thời và dễ dàng tình hình N-X-T kho NVL. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ giá trị của NVL tồn kho đầu kì và nhập kho trong kì theo 2 loại giá thực tế và hạch toán cũng như trị giá của NVL xuất kho theo giá hạch toán, kế toán xác định được trị giá NVL xuất kho thực tế trong kì cũng như giá trị tồn kho thực tế cuối kì đồng thời tiến hành điều chỉnh trị giá NVL xuất kho trong tháng từ giá hạch toán về giá thực tế. Giá thực tế của NVL xuất kho trong kì được tính như sau:
Giá TTNVL xuất kho trong tháng = Hệ số giá * Giá HTNVL xuất kho trong tháng
Trong đó:
Giá TTNVL tồn đầu tháng + Giá TTNVL nhập kho trong tháng
Hệ số giá =
Gía HTNVL tồn đầu tháng + Giá HTNVL nhập kho trong tháng
Toàn bộ công tác tính giá thực tế NVL xuất dùng trong tháng tại công ty được thực hiện trên bảng kê số 3- Bảng tính giá thực tế NVL và công cụ, dụng cụ nhỏ. Kết cấu của bảng như sau:
I. Dư đầu tháng: Lấy số liệu từ dòng tồn kho cuối tháng trước của bảng kê số 3
II. Số phát sinh trong tháng: lấy số liệu tổng cộng của bảng kê nhập vật tư chi tiết cho các đối tượng.
III. Cộng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng( I + II).
IV. Hệ số giá: Lâý số liệu trên cột giá thực tế chia cho cột giá hạch toán ở mục III
V. NVL xuất dùng trong tháng.
+ Phần giá hạch toán: lấy số liệu tổng cộng của mỗi nhóm vật liệu (1521, 1522, 1523, 1524, 1528, 153) của bảng phân bổ số 2.
+ Phần giá thực tế = Giá hạch toán * Hệ số giá.
VI. Tồn kho cuối tháng = Mục III - Mục V.
Để tính toán, phân bổ CPNVLTT cho các đối tượng tập hợp chi phí, công ty đã dùng bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ NVL, công cụ, dụng cụ với cơ sở và phương pháp lập như sau:
* Cơ sở lập: các chứng từ xuất kho vật liệu (theo giá hạch toán) và hệ số giá lấy từ bảng kê số 3
* Phương pháp lập:
+ Các cột phản ánh các loại NVL xuất dùng trong tháng theo 2 loại giá hạch toán và thực tế.
+ Các dòng phản ánh các đối tượng tập hợp chi phí.
Ví dụ: về tập hợp và phân bổ CPNVLTT tại công ty vào tháng 5 năm 2001.
Tháng 4/ 2001, CPNVLTT được tập hợp vào TK 621như sau:
Nợ TK 621 (Chi tiết) : 465 840 988
Có TK 153 : 1 306 170
Có TK 152 : 464 534 818
(Chi tiết: TK 1521: 434 106 916
TK 1522: 20 150 184
TK 1523: 424 769
TK 1528: 9 852 949)
CPNVLTT lại được tập hợp cho từng loại sản phẩm. Ví dụ: với sản phẩm khoá MK10 như sau:
Nợ TK 621 (MK10): 717 810
Có TK 153 : 0
Có TK 152 : 717 810
(Chi tiết: TK 1521: 665 330
TK 1522: 29 820
TK 1528: 32 660)
Việc phân bổ CPNVLTT cho các loại sản phẩm khác tương tự.
Cuối tháng, CPNVLTT được kết chuyển về TK 154 như sau:
Nợ TK 154 : 465 840 980
Có TK 621 : 465 840 980
Biểu số 2:
Đơn vị: Công ty khoá Minh Khai. Mẫu số: 02- VT.
Địa chỉ: 125D- Minh Khai. Ban hành theo QĐ số 1141- TC/ QĐ/ CĐKT
ngày 1 tháng 11 năm 1995.
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 6 tháng 4 năm 2001 Số : 185
Nợ: 621
Có: 1521
Họ tên người nhận hàng: Hoa .Bộ phận: Lắp 1.
Lí do xuất kho: Lắp khoá.
Xuất tại kho: Kho công ty.
Số Tên, nhãn hiệu Mã số Đơn Số lượng Đơn Thành tiền
thứ quy cách, phẩm vị giá
tự chất vật tư( sản tính Yêu Thực
phẩm, hàng hoá) cầu xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Lò so MK10 kg 0.0284 0.0284 82.000 2329
2 Lõi đồng MK10 cái 142 142 780 110.760
Cộng 113.089
Cộng thành tiền( bằng chữ): .......... Xuất, ngày ...tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Biểu số 3:
Đơn vị: Công ty khoá Minh Khai
Bảng kê xuât vật tư
Tháng 4 năm 2001
Ghi nợ các TK: 621, 6272, 154, 1388
Ghi có TK : 1521
TK 621
TK 6272
TK 154
TK 1388
Tổng
MK10
MK10S
MK10N
MK10NS
...
PX
Tiền
PX
Tiền
PX
Tiền
PX
TIền
...
PX
Tiền
PX
Tiền
PX
Tiền
185
113 089
313
300 000
168
600 000
313
1 200 000
...
167
180 000
193
390 000
11877
1 492 200
196
54 368
353
15 230
202
39 000
325
1 350 000
...
173
150 000
211
1 440 000
11893
1 791 900
197
34 567
357
25 613
204
23 495 000
349
1 200 000
...
198
22 500
217
27 869 000
...
...
243
52 096
358
21 492
207
20 793 000
356
7 250 000
...
236
37 500
289
4 125 800
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
670 071
Cộng
2 179 400
Cộng
75 934 000
Cộng
25 643 000
...
Cộng
10 194 410
Cộng
92 161 200
Cộng
3 221 120
551 594 446
Biểu số 4: Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ lao động nhỏ
(Bảng kê số 3) Tháng 4 năm 2001
Nội dung
TK 152- NVL
TK 153
1521
1522
1523
1524
1528
Công cụ, dụng cụ
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
I. Số dư ĐT
927 786 111
937 332 314
112 026 955
119 352 946
2 169 900
2 357 180
30 319 190
29 876 512
155 801 101
154 286 525
67 636 200
70 212 313
II. Số PS
846 960 450
798 435 333
50 338 144
58 281 756
1791 780
1 908 640
20 826 800
20 385 457
10 562 250
10 261 750
8 385 000
8 516 014
Có 331
69 907 880
63 864 708
39 868 000
48 940 480
794 990
912 459
156 000
264 000
10 562 250
10 261 750
1 775 000
2 472 000
Có 111
16 622 170
16 344 917
10 470 144
9 341 276
996 190
996 190
20 670 800
20 120 457
65 600
5 994 014
...
...
...
...
...
III. Cộng I+II
1 774 746 561
1 735 767 647
162 365 099
177 634 702
3 961 080
4 265 757
51 145 990
50 261 969
166 383 351
164 548 257
76 021 200
78 728 321
IV. Hệ số giá
0.978
1.09
1.077
0.982
0.988
1.035
V. Xuất TT
551 594 446
539 459 368
54 294 957
59 181 503
3 497 800
3 767 130
21 686 800
21 296 437
10 456 160
10 330 686
5 755 400
5 956 839
VI. Tồn kho CT
1 223 152 115
1 196 308 279
108 070 142
118 453 199
463 280
498 627
29 459 190
28 965 532
155 927 191
154 217 571
70 265 800
72 771 488
Biểu số 5:
Công ty khoá Minh Khai
Bộ phận: Tài vụ Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ lao động nhỏ
( Bảng phân bổ số 2) Tháng 4 năm 2001
Có
TK 1521- VLC
TK 1522- VLP
TK1523- Nhiên liệu
TK 1524- PTTT
TK 1528- Bao bì
TK 153- CCDC
Tổng
Nợ
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
I.SXKDC
1.Khoá MK10
670 071
655 330
27 356
29 820
33 057
32 660
717 810
2.Khoá MK10S
2 179 400
2 131 453
678 325
739 374
156 250
168 281
159 600
156 727
125 000
129 375
3 325 210
3.Khoá MK10N
75 934 000
74 263 452
112 500
122 625
1 288 900
1 273 433
28 000
28 980
75 688 490
4.Khoá MK10NS
25 643 000
25 078 854
2 549 763
2 779 242
1 345 600
1 450 288
150 500
155 767
29 464 151
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Tổng TK 621
446 017 716
434 106 916
18 486 407
20 150 184
394 400
424 769
9 972 620
9 852 949
1 262 000
1 306 170
465 840 988
II.TK 6272- SXC
1 0 194 410
9 970 132
35 793 550
39 036 319
3 103 400
3 342 361
21 686 800
21 296 437
483 540
477 737
4 493 400
4 650 669
78 753 655
III. TK 154
92 161 200
92 161 200
92 161 200
IV. TK 1388
3 221 120
3 221 120
15 000
15 000
3 236 120
V. Tổng
551 594 446
539 459 368
54 294 957
59 181 503
3 497 800
3 767 130
21 686 800
21 296 437
10 456 160
10 330 686
5 755 400
5 956 839
639 991 963
2. Kế toán tập hợp và phân bổ CPNCTT.
Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của người công nhân đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ở công ty khoá Minh Khai, tiền lương theo thời gian và theo sản phẩm gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Ngoài tiền lương theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần cho người lao động.
- Đối với CPCĐ, công ty trích theo quy định của NN là 2% tính vào chi phí kinh doanh trong đó 1% nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên và 1% giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn ở công ty.
- Đối với BHXH, theo đúng quy định của NN công ty trích 20% tiền BHXH trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng trong đó 15% được tính vào chi phí kinh doanh còn 5% trừ vào thu nhập của người lao động.
- Đối với BHYT, công ty trích theo quy định của NN là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Quá trình tập hợp và phân bổ CPNCTT ở công ty khoá Minh Khai được tiến hành như sau:
Hàng tháng, sau khi bộ phận KCS lập phiếu kiểm tra xác nhận sản phẩm đã hoàn thành, thủ kho sẽ kí xác nhận nhập kho, tổ trưởng các tổ sản xuất căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu KCS chi tiết sản phẩm đã hoàn thành và đơn giá tiền lương( do phòng tổ chức lao động tiền lương cung cấp) để ghi vào bảng kê khối lượng công việc thực hiện trong tháng. Tổ trưởng tập hợp tất cả các bảng kê khối lượng công việc thực hiện, phiếu kiểm tra sản phẩm (của KCS), phiếu giao việc, lệnh sản xuất, bảng chấm công, phiếu nhập kho, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH... chuyển sang phòng lao động tiền lương kí xác nhận, cuối cùng chuyển cho phòng tài vụ để kế toán tiền lương tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân trong tháng.
Tiền lương phải trả cho công nhân trong tháng = Tiền lương SP phải trả + Tiền lương TG + Tiền thưởng từ quỹ lương + Các khoản phụ cấp trong tháng( nếu có).
Trong đó:
- Tiền lương SP = Số lượng SP đạt tiêu chuẩn * Đơn giá tiền lương SP
- Tiền lương TG = Số ngày công * Đơn giá TLCB theo từng cấp bậc.
- Tiền thưởng từ quỹ lương=Số ngày công * Mức lương CB một ngày * HS thưởng.
Ngoài ra, công nhân viên còn được hưởng lương trong trường hợp nghỉ lễ tết, nghỉ phép, hội họp, học tập...
Căn cứ vào bảng kê khối lượng công việc thực hiện của mỗi công nhân và bảng chấm công của các tổ, kế toán tính ra tiền lương sản phẩm và lương thời gian cho từng công nhân sau đó ghi vào cột SP1 và cột không ra SP của bảng tổng hợp lương khoán cho từng tổ. Kết quả của cột M trong bảng tổng hợp lương khoán sẽ được ghi vào cột số tiền (Lương TG, lương SP) của bảng thanh toán tiền lương cho từng tổ và cuối cùng kế toán lập bảng phân tích lương cho toàn công ty. Qua bảng phân tích lương, kế toán tính được số tiền lương trực tiếp cho sản xuất cần phải phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Công thức phân bổ:
T
H =
S( Si * gi)
Ti = H * ( Si * gi)
(Trong đó: T: Tổng số tiền lương trực tiếp trong tháng.
Si: Số lượng sản phẩm loại i dự tính hoàn thành trong tháng.
gi: Đơn giá tiền lương 1 đơn vị sản phẩm loaij hoàn thành trong tháng.
H: Hệ số phân bổ.
Ti: Tổng số tiền lương trực tiếp phân bổ cho sản phẩm loại i)
Biểu số 6: Bảng tổng hợp lương khoán
Tháng 4/2001 Tổ: Tiện
STT
Họ và tên
Bậc lương
Tổng tiền lương khoán
M
SP 1
Tổ trưởng
Tính điểm
PGV
Không ra SP
Độc hại
SP 2
1
Phan Thị Mùi
596 400
606 932
21 000
34 407
662 339
2
Nguyễn Thị Ngọc
489 300
663 808
28 228
692 036
3
Vũ Văn Giáo
403 200
662 385
15 342
23 261
700 988
4
Nguyễn Văn Bình
403 200
920 025
23 261
943 286
5
Nguyễn Sĩ Minh
403 200
511 990
10 786
23 261
546 037
6
Tạ Thuý Vân
403 200
364 825
23 261
388 086
7
Nguyễn Hữu Xuân
361 200
754 169
5 432
20 838
780 439
8
Đoàn Văn Đông
294 000
218 758
5 432
16 961
331 151
Cộng
4 792 692
21 000
10 864
26 128
193 478
5 044 362
Ngày tháng năm
Kế toán
Biểu số 7: Mẫu số 02-LĐTL
Đơn vị: Công ty khoá Minh Khai. Ban hành theo QĐ186-TC/CĐKT của Bộ Tài Chính
Bộ phận: Tiện.
Bảng thanh toán tiền lương
Tháng 4 năm 2001
STT
Họ và tên
Bậc lương
Ngày lương
Hệ số
lương
Lương TG Lương SP
Lương TG và ngừng việc, nghỉ hưởng 100% lương
Nghỉ việc, ngừng việc hưởng BHXH
Phụ cấp độc hại
Tổng số
Tạm ứng
Các khoản phải khấu trừ
Thanh toán lương
Số công
Số tiền
Số công
Số tiền
Kì I
Kì II
BHXH
BHYT
A
B
C
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1
Phan Thị Mùi
596 400
22.938
1
23
662 339
1
22 938
684 277
250 000
250 000
29 820
5 964
394 493
2
Nguyễn Thị Ngọc
489 300
18.819
1
24
692 036
0
0
692 036
200 000
200 000
24 406
4 893
262 678
3
Vũ Văn Giáo
403 200
15.508
1
24
700 988
0
0
700 988
160 000
160 000
20 160
4 032
356 796
4
Nguyễn Văn Bình
403 200
15.508
1
22.5
943 286
1.5
23 262
966 548
200 000
200 000
20 160
4 032
542 356
5
Nguyễn Sĩ Minh
403 200
15.508
1
23
546 037
1
15 508
561 545
160 000
160 000
20 160
4 032
217 353
6
Tạ Thuý Vân
403 200
15.508
1
21
388 086
3
46 523
434 609
160 000
160 000
20 160
4 032
90 417
7
Nguyễn Hữu Xuân
361 200
13.892
1
24
780 439
0
0
780 439
140 000
140 000
18 060
3 612
478 767
8
Đoàn Văn Đông
294 000
11.308
1
24
331 151
0
0
331 151
100 000
100 000
14 700
2 940
113 511
Cộng
5 044 362
5 152 593
1 370 000
1 370 000
167 685
33 537
2 211 371
Bằng chữ: Hai triệu hai trăm mười một nghìn ba trăm bảy mốt đồng.
Kế toán tiền lương Kế toán trưởng Giám đốc công ty
( Kí, họ tên) ( Kí, họ tên)
Biểu số 8:
Bảng phân tích lương tháng 4 năm 2001( Trích)
STT
Nợ các TK 334
Số người
Số tiền trên PC
Số tiền PB
BHXH
TK 622
TK 6271
TƯ1
TƯ2
BHXH(5%)
BHYT(1%)
T.nhà
1
QLSX
5
438 430
3 343 538
22 292
3 321 246
1 330 000
1 330 000
174 090
34 818
36 200
2
Sửa chữa
3
555 151
1 899 685
1 899 685
610 000
610 000
74 445
14 889
35 200
3
Điện
5
1 588 869
3 979 849
3 979 849
1 110 000
1 110 000
134 400
26 880
9 700
4
Gia công cơ
11
1 466 434
5 809 298
368 065
5 441 233
2 000 000
2 000 000
248 220
49 644
4 500
5
Tiện
8
2 211 371
5 152 593
5 152 593
1 370 000
1 370 000
167 685
33 537
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Tổng
350
62 800 666
177 751 124
4 290 138
125 549 110
9 200 780
53 040 000
52 580 000
6 713 065
1 342 593
1 264 800
Chú thích: Số tiền trên phiếu chi (PC) = Số tiền phân bổ (PB) – Các khoản phải thu khác (Tạm ứng kì I + Tạm ứng
kì II + 5% BHXH + 1% BHYT + Tiền nhà).
Trong tháng 4/2001 công ty có:
Tổng CPNCTT toàn công ty: 125 549 110.
Tổng CPNCTT (dự tính) toàn công ty: 147 312 293.
Vậy hệ số phân bổ là:
125 549 110
H = » 0.85226
147 312 293
CPNCTT cho từng loại sản phẩm được cho dưới bảng sau:
Biểu số 9: Bảng phân bổ CPNCTT cho các loại sản phẩm
Nhóm SP
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
( Si*gi)
Ti( H=0.85226
1. Khoá MK10
Cái
142
1600
227200
193633
2. Khoá MK10S
Cái
520
2000
1040000
886350
3. Khoá MK10N
Cái
4008
2500
10020000
8539645
4. Khoá MK10NS
Cái
2460
2500
615000
5241399
..
...
...
...
...
...
Tổng
147312293
125549110
Căn cứ vào bảng phân tích lương và tiêu thức phân bổ như trên, kế toán tiến hành tập hợp tiền lương thực tế phải trả, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động (Ghi nợ TK 622, 6271- Chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí). Toàn bộ công việc được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 10).
Trên cơ sở số liệu đã tính toán về các khoản phải trả CNV, các khoản trích theo lương tính vào chi phí kinh doanh, kế toán tập hợp vào bên nợ TK 622 và ghi sổ như sau: Nợ TK 622 (Chi tiết): 149 403 441
Có TK 334 : 125 549 110
Có TK 338 : 23 854 331
(Chi tiết: -TK 3382: 2 510 982
-TK 3383: 18 832 367
-TK 3384: 2 510 982)
Ví dụ: CPNCTT phân bổ cho khoá MK như sau:
Nợ TK 622 (MK10): 230 426
Có 334 : 193 635
Có 338 : 36 791
(Chi tiết: -TK 3382: 3873
-TK 3383: 29 045
-TK 3384: 3 873)
Việc phân bổ CPNCTT cho các sản phẩm khác tương tự.
Cuối tháng, CPNCTT được kết chuyển sang TK 154 như sau:
Nợ TK 154 : 149 403 441
Có TK 622 : 149 403 441
Biểu số 10:
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng 4/2001
Có
Nợ
TK 334
TK 338
Tổng
Lương
Khoản khác
Cộng
3382
(2%)
3383
(15%)
3384
(2%)
Cộng
1. TK 622
125 549 110
125 549 110
2 510 982
18 832 367
2 510 982
23 854 331
149 403 441
*Khoá MK10
193 635
193 635
3 873
29 045
3 873
36 791
230 426
*Khoá MK10S
886 350
886 350
17 727
132 953
17 727
168 407
1 054 757
*Khoá MK10N
8 539 645
8 539 645
176 793
1 280 947
176 793
1 634 533
10 174 178
*Khoá MK 10NS
5 241 399
5 241 399
104 828
786 210
104 828
995 866
6 237 265
...
...
...
...
...
...
...
...
2. TK 627
9 220 780
9 220 780
184 016
1 380 117
184 016
1 748 149
10 948 929
Tổng cộng
134 749 890
134 749 890
2 694 988
22 634 932
2 694 988
28 024 908
162 774 798
3. Kế toán tập hợp và phân bổ CPSXC.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuát khác, công ty khoá Minh Khai cũng tổ chức ra các bộ phận phục vụ và quản lí sản xuất tại các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Song đồng thời với việc tổ chức các bộ phận này, công ty đã phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng (6271), chi phí nguyên vật liệu (6272), chi phí công cụ, dụng cụ lao động (6273), chi phí khấu hao TSCĐ (6274), chi phí dịch vụ mua ngoài (6277), chi phí bằng tiền khác (6278) với mục đích duy trì hoạt động của các tổ, đội sản xuất. Để đảm bảo có nguồn bù đắp các khoản chi phí này, trước hết kế toán phải tập hợp toàn bộ CPSXC đã chi ra sau đó phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí .
Ở công ty, CPSXC khi phát sinh được hạch toán theo từng yếu tố sau đó tập hợp cho toàn bộ các phân xưởng, tổ đội sản xuất và tiến hành phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí. Tiêu chuẩn để phân bổ CPSXC là theo CPNVLTT.
Riêng đối với chi phí khấu hao TSCĐ, hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đều. Số khấu hao trong tháng được xác định dựa vào nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao quy định cho từng TSCĐ hoặc nhóm TSCĐ cùng loại.
Công ty tính KHTSCĐ như sau:
Mức khấu hao phải trích trong năm = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao năm(%)
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao = 1/ Số năm sử dụng.
Mức khấu hao phải trích trong tháng = Mức khấu hao phải trích trong năm/12
Sau khi tính mức khấu hao hàng tháng của TSCĐ, kế toán tập hợp lại theo từng đối tượng sử dụng TSCĐ và tập hợp chung cho toàn bộ doanh nghiệp
Thực tế do TSCĐ trong doanh nghiệp ít biến động, nên mức trích khấu hao TSCĐ trong tháng này chỉ khác tháng trước khi có sự tăng giảm TSCĐ.Vì vậy, để giảm nhẹ
khối lượng công việc tính toán hàng tháng kế toán chỉ tính khấu hao tăng thêm hoặc giảm đi trong tháng đồng thời căn cứ vào mức khấu hao đã trích trong tháng trước để xác định mức khấu hao phải trích trong tháng này.
Số KHTSCĐ phải trích trong tháng = Số KH TSCĐ đã trích tháng trước + Số KHTSCĐ tăng trong tháng – Số KHTSCĐ giảm trong tháng.
Theo chế độ KH quy định, những TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao, những TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi trích khấu hao. Việc trích KHTSCĐ hàng tháng ở công ty được thực hiện trên bảng tính và phân bổ KHTSCĐ- Bảng phân bổ số 3( Biểu số 13)
Ví dụ: Tháng 4/2001, CPSXC của các phân xưởng được tập hợp chung vào TK 627. Cụ thể như sau:
* Căn cứ vào bảng phân bổ số 1 (Biểu số 10) xác định tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của họ và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì (TK 6271) như sau:
Nợ TK 6271 : 10 948 929
Có TK 334 : 9 200 780
Có TK 338 : 1 748 149
(Chi tiết: - TK 3382: 184 016
- TK 3383: 1 380 117
- TK 3384: 184 016)
* Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 (Biểu số 9) kế toán tập hợp chi phí NVL, CCDC chi dùng cho sản xuất chung theo định khoản:
Nợ TK 6272 : 74 102 986
Có TK 152 : 74 102 986
(Chi tiết: -TK 1521: 9 970 132
-TK 1522: 39 016 319
-TK 1523: 3 342 361
-TK 1524: 21 296 437
-TK 1528: 477 737)
và Nợ TK 6273 : 4 650 669
Có TK 153: 4 650 669
* Căn cứ vào bảng phân bổ số 3 (Biểu số 13) kế toán tập hợp chi phí KHTSCĐ dùng chung cho sản xuất trong tháng. Kế toán ghi:
Nợ TK 6274 : 40 039 500
Có TK 214: 40 039 500
* Căn cứ vào HĐ của người bán, PC kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
(tiền điện, nước, điện thoại...) và ghi sổ như sau:
Nợ TK 6277 : 46 429 820
Nợ TK 133 : 4 642 982
Có TK 331: 50 240 850
Có TK 111: 831 952
* Căn cứ vào PC , kế toán tập hợp chi phí bằng tiền khác vào CPSXC và ghi sổ như sau:
Nợ TK 6278 : 435 500
Nợ TK 133 : 43 550
Có TK 1111 : 479050
Cuối tháng, toàn bộ CPSXC được tập hợp sang tài khoản 154 như sau:
Nợ TK 154 : 140 571 854
Có TK 627: 140 571 854
CPSXC sau khi đã tập hợp được tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức phân bổ là CPNVLTT.
Hệ số phân bổ H = CPSXC/ CPNVLTT.
CPSXC phân bổ cho loại sản phẩm i = H * CPNVLTT phân bổ cho loại sản phẩm i.
Trong tháng 5/2001, công ty có:
H = 140 607 404/ 465 840 988 = 0.30183
Vậy CPSXC được phân bổ cho từng loại sản phẩm như sau:
Biểu số11: Bảng phân bổ CPSXC cho các loại sản phẩm.
Loại SP
Hệ số PB
CPNVLTT
CPSXC
1
Khoá MK10
0.30183
717 810
216 660
2
Khoá MK10S
0.30183
3 325 210
1 003 665
3
Khoá MK10N
0.30183
75 688 490
22 845 435
4
Khoá MK10NS
0.30183
29 464 151
8 893 312
...
...
...
...
...
Tổng
465 840 988
140 571 854
Để tập hợp chi phí sản xuất trong tháng, căn cứ vào số liệu của bảng phân bổ số 1, 2 và số liệu tính toán phân bổ chi phí SXC , kế toán tiến hành lập bảng tập hợp cho phí theo khoản mục như sau:
Biểu số 12: Bảng tập hợp CPSX theo khoản mục
STT Đối tượng tập hợp CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng
CPSX
1 Khoá MK10 717 810 193 633 216 660 1 128 103
2 Khoá MK10S 3 325 210 886 350 1 003 665 5 215 225
3 Khoá MK10N 75 688 490 8 539 645 22 845 435 107 073 570
4 Khoá MK10NS 29 464 151 5 241 399 8 893 312 43 598 862
... ... ... ... ...
Tổng 465 840 988 125 549 110 140 571 854 731 961 952
Mặt khác, định kì các phần hành kế toán tiến hành cập nhật thông tin kế toán vào máy và lên các báo cáo. Kết quả thu được ở kế toán thủ công sẽ được đối chiếu với máy tính.
Biểu số 13:
(Bảng phân bổ số 3) Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 4/2001
STT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ KH hoặc TG sử dụng
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK 6274
TK 6414
TK 6424
NGTSCĐ
Số KH
1
Số KH TSCĐ đã trích T3/2001
50 841 228
39 868 667
5 067 615
5 904 946
2
Số KHTSCĐ tăng trong tháng
* Máy vi tính
* Máy tiện
5 năm
7 năm
29 418 200
8 918 200
20 500 000
319 469
148 636
170 833
170 833
0
170 833
148 636
148 636
0
3
Số KH TSCĐ giảm trong tháng
*Máy dập
7 năm
12 747 362
12 747 362
151 754
151 754
4
Số KHTSCĐ trích trong T4/2001
51 008 943
40 039 500
5 067 615
6 053 582
Biểu số 14:
Sổ Nhật kí chung
Tháng 5/2001
Chứng từ
Nội dung kinh tế
TK đối ứng
Nợ
Có
SH
NT
30
Xuất NVLC cho SXTT
621/1521
434 106 916
434 106 916
30
Xuất NVLP cho SXTT
621/1522
20 150 184
20 150 184
30
Xuất nhiên liệu cho SXTT
621/1523
424 769
424 769
30
Xuất bao bì cho SXTT
621/1528
9 852 949
9 852 949
30
Xuất công cụ, dụng cụ cho SXTT
621/153
1 306 170
1 306 170
30
Xuất NVLC cho SXC
6272/1521
9 970 132
9 970 132
30
Xuất VLP cho SXC
6272/1522
39 036 319
39 036 319
30
Xuất nhiên liệu cho SXC
6272/1523
3 342 361
3 342 361
30
Xuất PTTT cho SXC
6272/1524
21 296 437
21 296 437
30
Xuất bao bì cho SXC
6272/1528
477 737
477 737
30
Xuất công cụ, dụng cụ cho SXC
6273/153
4 650 669
4 650 669
30
Lương của công nhân SXTT
622/334
125 549 110
125 549 110
30
Trích KPCĐ của CNSXTT
622/3382
2 510 982
2 510 982
30
Lương của nhân viên phân xưởng
6271/334
9 200 780
9 200 780
30
Trích KPCĐ của n/v phân xưởng
6271/3382
184 016
184 016
30
Chi phí khấu hao của bộ phận SX
6274/214
40 039 500
40 039 500
30
Chi phí bằng tiền khác
6278/111
479 050
479 050
..
30
Kết chuyển CPNVLTT
154/ 621
465 840 988
465 840 988
30
Kết chuyển CPNCTT
154/ 622
149 403 441
149 403 441
30
Kết chuyển CPSXC
154/ 627
140 571 854
140 571 854
Biểu số 15:
Sổ cái TK 621- CPNVLTT
Tháng 4/2001
Chứng từ
Nội dung kinh tế
TK đối ứng
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kì
0
30
Xuất VLC cho SXTT
1521
434 106 916
30
Xuất VLP cho SXTT
1522
20 150 184
...
30
Kết chuyển CPNVLTT
154
465 840 988
30
Cộng phát sinh
465 840 988
465 840 988
30
Số dư cuối tháng
0
Biểu số 16:
Sổ cái TK 622 - CPNCTT
Tháng 4/2001
Chứng từ
Nội dung kinh tế
TK đối ứng
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kì
0
30
Trả lương
334
125 549 110
30
Trích KPCĐ
3382
2 510 982
30
Trích BHXH
3383
18 832 367
30
Trích BHYT
3384
2 510 982
30
Kết chuyển CPNCTT
154
149 403 441
30
Cộng phát sinh
149 403 441
149 403 441
30
Số dư cuối tháng
0
Biểu số 17: Sổ cái TK 627 CPSXC
Tháng 4/2001
Chứng từ
Nội dung kinh tế
TK đối ứng
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kì
0
30
Xuất NVLC cho SXC
1521
9 970 132
30
Trích KHTSCĐ
214
40 039 500
...
30
Kết chuyển chi phí SXC
154
140 571 854
30
Cộng phát sinh
140 571 854
140 571 854
30
Số dư cuối tháng
0
Biểu số 18:
Sổ cái TK 154- CPSXKDD
Tháng 4/2001
Chứng từ
Nội dung kinh tế
TK đối ứng
Nợ Có
SH
NT
Số dư đầu kì
1 601 965 030
30
Kết chuyển CPNVLTT
621
465 840 988
30
Kết chuyển CPNCTT
622
149 403 441
30
Kết chuyển CPSXC
627
140 571 854
30
Thành phẩm nhập kho
155
1 254 642 118
Cộng phát sinh
755 816 283
1 254 642 118
Số dư cuối kì
1 103 139 195
Căn cứ vào NKC, kế toán lên sổ cái các TK 621, 622, 627 (Biểu mẫu số 15, 16,17). Căn cứ vào NKC và sổ cái các TK chi phí, doanh nghiệp lên sổ cái TK 154 (Biểu mẫu số 18).
Phần III.
Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất và tổ chức hạch toán kế toán CPSX tại công ty khoá
Minh Khai.
I. Những vấn đề rút ra từ thực tế hạch toán kế toán CPSX ở công ty
khoá Minh Khai.
1.Ưu điểm:
Kể từ khi bắt đầu thành lập cho đến nay, trải qua gần 30 năm hoạt động SXKD với không ít những khó khăn, công ty khoá Minh Khai đã có nhiều nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tích đáng kể. Đặc biệt trong thời kì chuyển đổi nền kinh tế, trước những đòi hỏi khách quan của cơ chế mới, tuy bước đầu vẫn còn nhiều bỡ ngỡ song với sự năng động linh hoạt của mình, công ty đã nhanh chóng khắc phục khó khăn đi vào sản xuất ổn định , có lãi và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường.
Với bộ máy kế toán được tổ chức tương đối hợp lí, đội ngũ nhân viên kế toán làm việc lâu năm, trình độ vững vàng.Do vậy mà tại công ty, việc xử lí và cung cấp thông tin kế toán được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đảm bảo cho kế toán tại công ty thực sự là công cụ để tính toán, xây dựng, kiểm tra việc mua vào và sử dụng TS, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính.
Với quy trình công nghệ phức tạp bao gồm nhiều công đoạn, nhiều bộ phận sản xuất, sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại. Việc công ty tập hợp và phân bổ được chi phí sản xuất chi tiết đến từng loại sản phẩm có thể nói đó là một thành tích của công ty.
Hơn nữa, công ty cũng đã xây dựng được một hệ thống dự toán CPSX cho các mặt hàng chủ yếu tương đối khoa học và hợp lí. Thông qua hệ thống dự toán đó, các nhà quản lí có thể giám sát tình hình sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất, đánh giá cũng như đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời trong việc sử dụng các nguồn lực này.
2. Những vấn đề cần hoàn thiện:
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà thực tế hiên nay việc tập hợp và phân bổ chi phí SXKD cũng như tính giá thành sản phẩm ở công ty khoá Minh Khai còn nhiều vướng mắc mà nếu không sớm giải quyết sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của công ty.
* Đối với CPNCTT, sau khi tập hợp cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất sẽ được phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí (loại sản phẩm) theo tiền lương định mức. Song do tiêu thức tiền lương định mức xác định cho từng loại sản phẩm chưa được chính xác dẫn đến việc phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm cũng chưa được chính xác, ảnh hưởng đến việc tính giá thành và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
*Về hạch toán thiệt hại trong sản xuất: Thực tế tại công ty trong quá trình sản xuất có lúc bị ngưng trệ sản xuất hoặc trục trặc về mặt kĩ thuật do một số nguyên nhân khách quan dẫn đến có một số sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Số sản phẩm này vẫn được hạch toán như sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Như vậy, vô hình chung công ty đã xác định sai trị giá sản phẩm hoàn thành trong kỳ do đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Thực tế ở công ty khoá Minh Khai, việc tính chính xác trị giá sản phẩm hoàn thành trong kì là chưa làm được vì với đặc điểm quy trình sản xuất như vậy công ty phải áp dụng việc tính giá thành theo nguyên tắc phân bước . Tuy nhiên, do việc tính toán quá khó khăn nên công ty đã áp dụng cách tính giá như trên.
* Hiện nay, công ty đang áp dụng song song giữa kế toán thủ công và kế toán máy. Kết quả tính toán trên máy và sổ sách sẽ được đối chiếu với nhau. Công tác thực hiện như vậy là có sự trùng lắp, lãng phí thời gian và nhân lực.
* Về sử dụng sổ sách kế toán ở công ty hiện nay vẫn chưa hợp lí vì theo đăng kí với Bộ Tài Chính, công ty áp dụng hình thức sổ NKC song thực tế công ty áp dụng song song cả 2 loại sổ. Điều này là trái với quy định.
Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty cũng có những điểm không hợp lí . Trước hết là về việc đảm bảo yêu cầu của kiểm soát nội bộ. Cụ thể: kế toán vật tư kiêm theo dõi thanh toán với người bán và người mua, kế toán doanh thu tiêu thụ kiêm theo dõi thanh toán với người mua, kế toán vật tư kiêm quản đốc phân xưởng đồng thời là kế toán duy nhất của xí nghiệp cơ khí I.
II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán CPSX tại công ty khoá Minh Khai.
Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp, trên cơ sở những kiến thức đã học ở trường kết hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác kế toán tại doanh nghiệp với mong muốn công ty sẽ khắc phục được những hạn chế và tìm ra những biện pháp nhằm củng cố và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và hạch toán kế toán CPSX nói riêng nhằm tăng cường công tác quản lí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh em xin có một số ý kiến sau:
* Ý kiến thứ nhất: Trong NKC của công ty, riêng với phần hành tập hợp CPSX, kế toán chi phí tiến hành cập nhật dữ liệu kế toán (mang tính chất tương đối tổng hợp) vào ngày cuối cùng của tháng. Điều này mâu thuẫn với công dụng của NKC là cập nhật thông tin kế toán phát sinh hằng ngày đồng thời gây khó khăn cho công tác đối chiếu, kiểm tra chi tiết với kế toán thủ công. Để thực hiện đúng quy định, kế toán nên cập nhật các nghiệp vụ CPSX phát sinh hằng ngày vào NKC.
* Ý kiến thứ hai: Để thực hiện đúng quy định của NN, công ty nên nghiên cứu và thay đổi một số sổ sách công ty đang áp dụng để đảm bảo áp dụng đúng hệ thống sổ NKC mà công ty đang đăng kí sử dụng.
* Ý kiến thứ ba: Để hạch toán đúng trị giá thành phẩm hoàn thành trong kì, công ty cần phải đánh giá sản phẩm hỏng và hạch toán như sau:
Nợ TK 1388 : Số tiền bồi thường
Nợ TK 821 : Tính vào chi phí bất thường
Có TK 154 : Giá trị thiệt hại sản phẩm hỏng
* Ý kiến thứ tư: Để thuận lợi cho việc tính giá thành từng loại sản phẩm hoàn thành, công ty nên mở sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154 cho từng loại sản phẩm.
* Ý kiến thứ năm: Công ty nên nghiên cứu, xây dựng một phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất cũng như tính giá thành sản phẩm chính xác theo kiểu phân bước, phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
* Ý kiến thứ sáu: Phòng kế toán nên phân công lại phạm vi công việc cho từng kế toán viên để đảm bảo yêu cầu về kiểm soát nội bộ. Cụ thể là, phòng kế toán nên bố trí cho kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh kiêm theo dõi thanh toán với người bán, kế toán vật tư chỉ kiêm theo dõi thanh toán với người mua và không kiêm nhiệm chức vụ quản đốc phân xưởng hoặc bố trí công tác kiểm tra chéo đối với kế toán của xí nghiệp cơ khí I.
* Ý kiến thứ bảy: Hiện nay, công ty đang áp dụng một phần mềm kế toán có tên là AC- NET do Bộ Xây Dựng thiết kế với nhiều tính năng ưu việt, phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, số đầu máy trong phòng kế toán doanh nghiệp còn quá ít, hiệu quả sử dụng máy vi tính còn chưa cao. Vì thế, để nâng cao tốc độ xử lí thông tin kế toán cũng như chống mất mát dữ liệu, công ty nên trang bị thêm một số máy khác và có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân viên kế toán về công nghệ thông tin .
* Ý kiến thứ tám: Hiện nay, chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty còn thấp và giảm rất nhiều so với những năm trước. Do đó, trong thời gian tới công ty cần nghiên cứu để đưa ra những chính sách quản lí và sản xuất hiệu quả hơn nhằm nâng cao các chỉ tiêu kinh tế này.
* Ý kiến thứ chín: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty khoá Minh Khai hiện nay đã tương đối hợp lí. Tuy nhiên, cơ cấu này sẽ hợp lí hơn rất nhiều nếu công ty chuyển phòng hành chính quản trị, ban bảo vệ và trạm y tế riêng, trực thuộc 1 trợ lí giám đốc. Còn chức danh trợ lí giám đốc hiện nay nên đổi là giám đốc sản xuất. Mặt khác, do công ty khoá Minh Khai hiện nay thuộc mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như tại mỗi phân xưởng đều có 1 quản đốc hoặc tổ trưởng làm chức năng quản lí tại phân xưởng. Do đó, việc tổ chức ra phòng quản lí sản xuất là không cần thiết.
Kết luận
Chi phí sản xuất có vị trí hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, nó phản ánh toàn bộ hao phí về lao đọng sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trính sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kì nhất định. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm, phát triển sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương trình thực tập tại công ty khoá Minh Khai đã giúp em vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn. Nó còn giúp cho các sinh viên vững vàng, tự tin hơn khi bước vào nghề vì thực tế và lí luận luôn luôn có một khoảng cách nhất định.
Báo cáo thực tập này được hoàn thành dựa trên cơ sở lí luận giảng dạy tại nhà trường và thực tiễn thực tập tại công ty khoá Minh Khai. Các kiến nghị đưa ra hoàn toàn là của cá nhân em. Do đó không thể tránh khỏi những hạn chế và phiến diện. Em mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em cũng xin được cảm ơn cô giáo Đặng Thuý Hằng cùng toàn thể phòng kế toán công ty khoá Minh Khai đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I. Đặc điểm tổ chức quản lí, sản xuất và tổ chức công tác kế toán 2
tại công ty khoá Minh Khai.
Chương I. Đặc điểm tổ chức quản lí, sản xuất ở công ty khoá Minh Khai 2
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty khoá Minh Khai 2
II. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ của công ty 4
khoá Minh Khai.
III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và sản xuất ở công ty 4
khoá Minh Khai.
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí ở công ty khoá Minh Khai. 4
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất của 7
công ty khoá Minh Khai.
Chương 2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty khoá Minh Khai. 11
I . Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty khoá Minh Khai. 11
II . Hình thức sổ kế toán áp dụng 13
III . Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong công tác kế toán ở 14
công ty khoá Minh Khai
Phần II. Hoàn thiện tổ chức kế toán CPSX đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu 15
quả sản xuất kinh doanh ở công ty khoá Minh Khai
I. Đặc điểm tổ chức kế toán CPSX và phân loại CPSX ở công ty
khoá Minh Khai 15
II. Sơ đồ tập hợp và phân bổ CPSX ở công ty khoá Minh Khai. 16
III. Phương pháp tập hợp và phân bổ CPSX 17
1. Kế toán tập hợp và phân bổ CPNVLTT 17
2. Kế toán tập hợp và phân bổ CPNCTT 24
3. Kế toán tập hợp và phân bổ CPSXC 34
Phần III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất
và tổ chức hạch toán CPSX tại công ty khoá Minh Khai. 42
I. Những vấn đề rút ra từ thực tế về công tác kế toán CPSX ở công ty
khoá Minh Khai 42
1. Ưu điểm 42
2. Những vấn đề cần hoàn thiện 43
II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất
và tổ chức hạch toán CPSX tại công ty khoá Minh Khai. 44
Kết luận 46
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
KHOÁ MINH KHAI.
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA CÁC THẦY CÔ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8432.doc