Đề tài Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội

Thuê tài chính là một hợp đồng kinh tế giữa người đi thuê và người cho thuê trong đó người chủ sở hữu tài sản (người cho thuê ) chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản cho người thuê để nhận được một khoản trong thời gian thoả thuận gọi là thời hạn thuê, thời hạn thuê có thể là ngắn, trung hay dài hạn. Có 2 hình thức thuê tài chính cơ bản: ỉ Thuê mua; Là hình thức cho thuê tài chính mà sau khi hết hạn hợp đồng, doanh nghiệp được quyền mua lại tài sản đã thuê với giá ưu đãi theo thoả thuận. ỉ Thuê vận hành: Là hình thức cho thuê tài chính mà sau khi hết hạn hợp đồng , người ta không dự kiến là quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển giao cho bên thuê. Hình thức này , thông thường người thuê chỉ sử dụng một phần thời gian hữu ích của tài sản phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Thuê vận hành thường được giới hạn trong các tài sản có thời gian sử dụng dài hoặc một thị trường thiết bị khá năng động. Đối với Công ty dệt 19/5 Hà Nội, việc áp dụng hình thức thuê tài chính đã được thực hiện đầu tiên vào năm 2001 với giá thuê là 16.136.566.433 VND. Nhưng đến năm 2002, con số này chỉ còn 4.313.437.376 VND. Như vậy số tài sản cố định thuê tài chính năm 2002 đã giảm rất nhiều so với năm 2001.Thiết nghĩ với nhu cầu đầu tư như hiện nay , Công ty nên tiếp tục tăng cường áp dụng hình thức thuê tài chính để giảm bớt gánh nặng vốn vay.

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh toán của Công ty là rất yếu và luôn giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty đối với các chủ nợ ngắn hạn. tất nhiên nó cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng huy động nguồn vốn ngắn hạn của Công ty. Tỷ lệ dự trữ/NWC năm 2001 là 14,35%, tăng so với năm 2000 là 11,15 (ứng với 348,4%), nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức thấp, doanh nghiệp chỉ cần dùng 14,35% vốn lưu động ròng là đã đủ để tài trợ cho dự trữ của mình. Nhưng đến năm 2002 tỷ lệ này là âm do vốn lưu động ròng giảm mạnh xuống còn –9453285331 VND, tức doanh nghiệp đã dùng cả nguồn nợ ngăn hạn để tài trợ cho tài sản cố định( nợ ngắn hạn đã vượt tổng tài sản lưu động). Điều đó cho thấy tình hình tài chính của Công ty năm 2002 là rất mạo hiểm. Nói chung, tình hình dự trữ của Công ty năm 2000 và 2001 là khá hiệu quả, đến năm 2002 thì rất xấu. 2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn. Nhóm chỉ tiêu này dùng để đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu Công tyso với phàn tài trợ của các chủ nợ đối với Công ty. Nó thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định và yêu cầu khi cho vay của các chủ nợ. Nhóm chỉ tiêu này gồm 2 chỉ tiêu cơ bản là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và khả năng thanh toán lãi vay. Bảng 10: khả năng cân đối vốn của HATEXCO. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng tài sản VND 66029815958 102892097844 109514389431 Tổng nợ VND 49267416649 85944080654 85427154300 EBIT VND 1366392260 1541053906 3180984185 Lãi vay VND 794052819 1305177957 2889440825 ă Hệ số nợ -Mức tăng: -Tỷ lệ tăng(%): Lần 0,746 ________ ________ 0,835 0,09 12 0,78 0,034 4,5 ă Khả năng thanh toán lãi vay - Mức tăng: -Tỷ lệ tăng(%): Lần 1,72 _________ _________ 1,11 -0,61 -35,5 1,1 0,62 36 Bảng trên cho biết hệ số nợ (tỷ lệ nợ/ tổng tài sản) có khuynh hướng gia tăng, cao nhất là năm 2001với mức 0,835 lần, tăng 12% so với năm 2000. năm 2002 tỷ lệ này có giảm so với năm 2001 nhưng vẫn tăng so với năm 2000 là 4,5%. chỉ tiêu này ở 3 năm qua đều ở mức rất cao, điều đó cho thấy Công ty chủ yếu hoạt động trên vốn vay, nó rất dễ đưa Công ty đến chỗ mất khả năng thanh toán nếu Công ty không kiếm được mức lợi nhuận cần thiết. chỉ tiêu 6 trong bảng phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Tỷ lệ này năm 2000 là rất thấp(1,74 lần), nhưng đến năm 2001 và 2002 lại giảm xuống thấp hơn. năm 2002, nếu Công ty dùng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay(EBIT: earning Before Interest and Taxes) thì xem như vừa đủ để trả lãi ( dư 10% lãi vay là lợi nhuận trước thuế). Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là rất thấp. Như vậy Công ty khó có thể huy động vốn vay được nữa vì tỷ lệ nợ/tổng tài sản của Công ty đã quá cao mà khả năng hoàn trả lãi vay rất thấp. Công ty đang đứng trong “vùng nguy hiểm “ của viếc tài trợ. Tuy nhiên nếu ta xem xét trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, trong khi hàng ngàn doanh nghiệp Nhà nước hoà vốn, hơn 300 doanh nghiệp Nhà nước lỗ vốn, thì Công ty là một tỏng khoảng 200 doanh nghiệp làm ăn có lãi thì đó cũng là kết quả của một nỗ lực lớn của CBCNV toàn Công ty. 2.1.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của Công ty. Khả năng hoạt động của Công ty thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn. Nó được đánh giá bằng 4 chỉ tiêu cơ bản là vòng quay của tiền, vòng quay dự trữ, kỳ thu tiền bình quân, và hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Bảng 11. khả năng hoạt động của HATEXCO. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 ăDoanh thu thuần VND 41599535399 31153283181 68702951340 ăTiền và chứng khoán ngắn hạn VND 182787857 3346621383 1294936890 ăTồn kho VND 10145291655 14112659646 15575236135 ăCác khoản phải thu VND 41298103981 42974857693 31370701337 ă Tài sản cố định VND 11659901865 37154413756 36084645765 ă Vòng quay của tiền -Mức tăng: -Tỷ lệ tăng(%): vòng 227.5 ________ ________ 9.31 -218.2 -95.9 53 -174.5 -76.7 ă Vòng quay dự trữ - Mức tăng: -Tỷ lệ tăng(%): Vòng 4.1 _______ _______ 2.21 -1.89 -46.1 4.41 0.31 7.56 ăKỳ thu tiền bình quân. -Mức tăng: -Tỷ lệ tăng(%) Vòng 357 _______ ________ 946.6 584.6 165 164.4 -192.6 -5.4 ăHiệu suất sử dụng TSCĐ -Mức tăng: -Tỷ lệ tăng(%) Vòng 3.57 ________ ________ 0.835 -2.735 -76.6 1.9 -1.6 -46.7 * Chỉ tiêu vòng quay của tiền của Công ty năm 2000 là rất cao (227.5 vòng/năm), làm tốc độ luân chuyển vốn rất nhanh, nhưng đến năm 2001, chỉ tiêu này giảm mạnh đến mức không thể chấp nhận được (còn 9.31 vòng/năm), tức đã giảm so với năm 2000 là 218.2 vòng/năm (ứng với 95.9%). Nguyên nhân do lượng tiền mặt tăng cao trong khi doanh thu tiêu thụ giảm mạnh. Đến năm 2002, chỉ tiêu này được cải thiện(53 vòng/ năm), đây là mức có thể chấp nhận được. * Vòng quay tồn kho năm 2001của Công ty rất thấp(2.21 vòng/năm), điều này thể hiện những bất cập trong chính sách dự trữ của doanh nghiệp: Dự trữ nhiều nhưng tiêu thụ chậm. Nhưng đên năm 2002, chỉ tiêu này đã được cải thiện (4.41 vòng/năm), tăng so với năm 2000 là 7.56%. Đây là mức chấp nhận được. * Kỳ thu tiền bình quân của Công ty năm 2000 là 375 ngày (tức tương đương 1 năm), đây là mức rất cao chứng tỏ năm 2000 Công ty bị chiếm dụng vốn rất nhiều. Đến năm 2001, chỉ tiêu này đã tăng lên đến 946.6 ngày, chứng tỏ năm 2001 Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, vốn bị ứ đọng. Năm 2002, chỉ tiêu này được rút ngắn xuống còn 164.4 ngày, đây là mức còn cao nhưng so với hai năm trước thì đây quả là một điều chỉnh lớn. * Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty năm 2000 là 3.57, nhưng thông thường tỷ lệ này phải là >5 thì mới tốt. Như vậy Công ty năm 200 sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả. Hơn nữa năm 2001, tỷ lệ này lại giảm xuống chỉ còn 0.835. Đến năm 2002, tỷ lệ này được cải thiện hơn so với năm 2001, nhưng vẫn còn ở mức thấp và thấp hơn nhiều so với năm 2000. Nhin chung trong 3 năm 2000, 2001 và 2002 thì năm 2000 Công ty Công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn cả, năm 2001 do môi trường kinh doanh có nhiều biến động, thị trường bị thu hẹp nên Công ty sử dụng vốn kém hiệu quả. Đên năm 2002 tình hình sử dụng vốn của Công ty đã có bước khởi sắc. các chỉ tiêu tài chínhphản ánh khả năng hoạt động của Công ty năm 2002 đều bién động theo hướng tích cực, chứng tỏ Công ty đã có những điều chỉnh kịp thời. Đây là một tín hiệu đáng mừng. 2.1.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi. Nếu như các nhóm tỷ lệ nêu trên phản ánh hiệu quả của từng hoạt động riêng biệt của Công ty thì tỷ lệ khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của Công ty. Nhóm chỉ tiêu này gồm 3 chỉ tiêu cơ bản là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, doanh lợi vốn tự có và doanh lợi vốn. Bảng 12: khả năng sinh lãi của HATEXCO. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Doanh thu thuần VND 41599535399 31153283181 68702951340 2.Vốn tự có VND 16762399309 16948017190 24087235131 3.Tổng vốn VND 66029815958 102892097844 50001033093 4. Lợi nhuận sau thuế VND 472385620 69273952 291543360 5. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. -mức tăng: -Tỷ lệ tăng: % % 1.135 _______ _______ 0.22 -0.915 -80.6 0.425 -0.71 -62.5 6.Doanh lợi vốn tự có. -Mức tăng: -Tỷ lệ tăng: % % 2.82 ________ ________ 0.41 -2.41 -85.5 1.21 -1.61 -57.1 7. Doanh lợi vốn -Mức tăng: -Tỷ lệ tăng % 0.715 ________ ________ 0.067 -0.648 -90.6 0.045 -0.67 -93.7 Tỷ lệ doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2001 và 2002 đều suy giảm nhiều so với năm 2000 và ở mức rất thấp doanh lợi vốn của Công ty năm 2002 là rất thấp (0.045%), thấp nhất trong ba năm nhưng tỷ lệ doanh lợi vốn tự có là 1.21%, tăng so với năm 2001. từ bảng khả năng sinh lãi trên ta có nhận xét chung là từ 2000 đến 2002, tình hình kinh doanh của Công ty giảm sút, gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả. Nghiêm trọng nhất là năm 2001 , đến năm 2002 đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn ở mức thấp. Do vậy Công ty cần phải tiếp tục điều chỉnh cính sách tài chính để cải thiện tình hình khó khăn hiện nay, đem lại niềm tin cho các nhà đâu tư và từng giá trị cho chủ sở hữu. 2.2. Rủi ro của các nguồn tài trợ. Chính sách cơ cấu vốn liên quan tới việc’’trao đổi’’ giữa rủi ro và lãi suất: Việc tăng sử dụng nợ làm tăng rủi ro của luồng tiền thu được của Công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ cao hơn thường dẫn đến lãi suất mong đợi cao hơn. Vì vậy rủi ro cao hơn cùng với nợ lớn hơn có khuynh hướng làm giảm giá trị dành cho chủ sở hữu, nhưng lãi suất mong đợi cao hớn sẽ làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Cơ cấu vốn tối ưu của Doanh nghiệp phải hướng về sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất. Rủi ro của Doanh nghiệp thường bao gồm 2 loại là rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. + Rủi ro có hệ thống: là loại rủi ro tác động đến toàn bộ các tài sản trong nền kinh tế quốc dân. Đây là những rủi ro bất khả kháng đối với Doanh nghiệp(như rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua, rủi ro thị trường). 4Rủi ro thị trường: Xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với các sự kiện hữu hình hay vô hình. Sự phán đoán với chiều hướng suy giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thường giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Các sự kiện vô hình nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay phản ứng thái quá đối với các sự kiện đó. Những sự giảm sút đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Những phản ứng dây chuyền làm tăng vượt số lượng giá bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thâp so với giá trị sơ sở. 4Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai do dao động trong mức lãi suất chung. Chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro như lãi suất tín phiếu hay lãi suất trái phiếu kho bạc sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán có rủi ro. Giả sử lái suất trái phiếu Chính phủ tăng từ 7% lên 8% thì những người đang nắm giữ trái phiếu có lãi suất 7% sẽ bị thiệt do giá chứng khoán giảm xuống. Vì lãi suất cố định là 7% ngay từ lúc phát hành nên những người năm giữ chứng khoán chỉ có thể bán được nếu họ chịu giảm giá xuống tới mức đảm bảo cho lãi suất đáo hạn của những trái phiếu này đạt 8%. Do lãi suất trái phiếu của Chính phủ tăng, nó trở nên hấp dẫn hơn và các loại chứng khoán khác sẽ bị kém hấp dẫn đi. Hệ quả là những người mua trái phiếu sẽ mua trái phiếu Chính phủ thay vì trái phiếu Công ty, cho nên lãi suất trái phiếu Công ty sẽ tăng lên, tức là chi phí nợ tăng lên. Rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể được định nghĩa là những biến cố về số tiền thu được hiện nay của các nhà Doanh nghiệp. rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư . Nếu coi khoản đầu tư là một khoản thu nhập ngay thì chi phí cơ hội mà nhà đầu tư mất đi để nắm giữ cổ phiếu đó là lượng hàng hoá và dịch vụ có thể mua được. Trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó , nếu giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Do vậy rủi ro sức mua tác động lớn đến giá của các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu công ty. + Rủi ro không có hệ thống: gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh bắt nguồn từ bản thân ngành nghề kinh doanh mà Doanh nghiệp lựa chọn và không thể tránh được. Rủi ro tài chính là kết cục bất lợi cho Doanh nghiệp như phá sản do tác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính, tức là Doanh nghiệp sử dụng nợ quá nhiều dẫn đến mất khả năng thanh toán. Do đó, tổng rủi ro mà Doanh nghiệp có thể phải gánh chịu là rất lớn. Đồng thời việc định lượng rủi ro là công việc hết sức khó khăn và thường mang tính chất cảm tính. Mức dộ định lượng chính xác phụ thuọc vào sự nhạy cảm của các nhà đầu tư khi đánh giá Doanh nghiệp. Từ việc đánh giá rủi ro, Doanh nghiệp có thể biết được việc huy động vốn của mình có hiệu quả không và nên huy động từ nguồn nào thì có lợi, cụ thể: Khi nền kinh tế hưng thịnh, rủi ro hệ thống thấp(bỏ qua rủi ro kinh doanh ) thì Doanh nghiệp nên huy động nợ, bởi vì như vậy Doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh htuận lợi và có thể khuyếch đại mức lợi nhuận của mình. Tuy nhiên khi những cơ hội kinh doanh mất đi trong nền kinh tế suy thoái thì việc tài trợ cho tài sản của Doanh nghiệp bằng nợ lại có tác động tiêu cực, lúc này việc huy động vốn chủ là có hiệu quả nhất vì tránh cho Doanh nghiệp phải chịu gánh nặng tài chính, hạn chế nguy cơ phá sản. * Đối với vốn chủ. Đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, hoạt động trong lĩnh vực nào thì thì đều phải sử dụng vốn chủ với một lượng nhất định. Thông thường nhà nước quy định lượng vốn chủ tối thiểu mà doanh nghiệp phải có và nó được gọi là vốn pháp định. Trong qúa trình kinh doanh doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn chủ nhưng không được thấp hơn vốn pháp định. Sử dụng được coi là an toàn nhất, nhưng không phải là không có rủi ro. Rủi ro của vốn chủ thường được gọi là rủi ro kinh doanh của Công ty, đó là rủi ro cố hữu trong tài sản của Công ty nếu Công ty không sử dụng nợ. Thông thường trong trường hợp Công ty gặp khó khăn, khả năng sinh lời thấp thì Công ty ưu tiên sử dụng vốn chủ hơn để đảm bảo khả năng thanh toán và tránh cho Công ty đi đến chỗ phải phá sản. * Đối với vốn nợ. Trong nền kinh tế thị trường, hầu như doanh nghiệp nào cũng sử dụng nợ cho việc tài trợ của mình, các doanh nghiệp thường có xu hướng sử dụng nợ cao. Vì như vậy, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp được san sẻ cho củ nợ gánh chịu. Mặt khác, tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ sở hữu vốn nắm quyền quản lý điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra , nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay lớn hơn số tiền lãi phải trả thì lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ tăng đáng kể. Việc sử dụng nợ sẽ làm tăng rủi ro của luồng tiền thu được của Công ty, đó là vì Công ty phải chịu sức ép hoàn trả lãi và vốn gốc theo đúng thời hạn quy định. Và theo quy định của pháp luật, nếu Công ty mất khả năng thanh toán trong thời hạn nhất định thì sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Nhìn chung, quyết định sử dụng nợ của Công ty phụ thuộc vào bốn nhân tố chính: Thứ nhất: là rủi ro kinh doanh của Công ty, rủi ro kinh doanh càng cao thỉ tỷ trọng vốn nợ càng thấp. Thứ hai: Đó là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì viêc sử dụng nợ có lợi hơn. Thứ ba: Đó là khả năng linh hoạt tài chính. Một sự cung cấp vốn vững chắc là cần thiết cho sự ổn định, đến lượt nó, đấy là sự sống còn cho sự thành công dài hạn. Thứ tư: Là sự “bảo thủ” hay phóng khoáng của nhà quản lý. Có nhiều giám đốc sẵn àng tăng nợ để tăng lợi nhuận, nhưng có những giám đốc khong muốn tăng nợ để đảm bảo an toàn. 2.3. Quan hệ của Công ty với các chủ nợ. Hiện tại, các chủ nợ chủ yếu của Công ty bao gồm: ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương, khách hàng, nhà cung cấp, CBCNV, các đơn vị nội bộ. * Ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương: Đây là hai ngân hàng mà Công ty có quan hệ lâu dài, thường xuyên. Công ty luôn giữ uy tín với những ngân hàng này, vay trả đúng hạn. Vốn vay của ngân hàng giữ vai trò rất quan trọng trong nguồn tài trợ của Công ty. * Khách hàng. Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng mua với khối lượng lớn có quan hệ lâu dài như các Công ty giầy vải, Công ty Da giầy Hà Nội, Công ty Giầy Thụy Khuê...Hoạt động tín dụng thương mại của Công ty và khách hàng luôn phát sinh. Nguồn vốn tín dụng thương mại với khách hàng giữ một tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn vay. Tuy nhiên do ngành giầy hiện nay đang suy giảm nên việc huy động từ nguồn này bị hạn chế nhiều. * Nhà cung cấp. Quan hệ giữa Công ty với nhà cung cấp rất tốt, Công ty luôn giữ uy tín trong vay trả, thanh toán đúng hạn. Vì vậy trong những năm qua, nguồn tín dụng thương mại của Công ty với nhà cung cấp là rất đáng kể. * Cán bộ công nhân viên. Công ty Dệt 19/5 Hà Nội là một tổ chức có nội bộ đoàn kết, toàn thể cán bộ công nhân viên đồng lòng cùng ban lãnh đạo phấn đấu thực hiện mục tiêu mà Công ty đã đề ra. Trong bộ phận CBCNV và anh em, gia đình họ luôn có những khoản tiền nhàn rỗi. Khi có nhu cầu vốn, Công ty có thể huy động nhanh chóng từ nguồn này. 3. Chính sách huy động nguồn. Hiện tại Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đang thực hiện chính sách huy động nguồn phân tán, đa dạng hoá nguồn huy động để tăng khả năng linh hoạt tài chính, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí sử dụng vốn và hướng tới một cơ cấu vốn tối ưu. Để thực hiện được chính sách đó, Công ty đang tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ mới như vay từ các tổ chức phi chính phủ, huy động vốn ODA. Phần II Một vài đánh giá về việc đảm bảo nguồn tài trợ của HATEXCO 1. Những kết quả đã đạt được. 1.1. Công ty đã tìm kiếm được nhiều nguồn vốn có chi phí thấp. Với những lợi thế do cơ chế tài chính mang lại cho các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty có một nguồn rất quan trọng từ NSNN cấp. Công ty cũng tích cực bỏ sung vốn từ lợi nhuận sau thuế. Với nguồn vốn vay, Công ty đã sử dụng thế mạnh và các mối quan hệ rộng rãi của mình để huy động các nguồn vốn có chi phí thấp, như huy động từ các đơn vị nội bộ, các nguồn phải trả CNV. Trong quan hệ mua bán rộng rãi với nhà cung cấp và khách hàng, Công ty đã chiếm dụng được nguồn vốn tín dụng thương mại đáng kể. 1.2. Tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Thực hiện chính sách huy động phân tán, Công ty không ngừng tìm cách tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Đên nay các nguồn tài trợ của Công ty đã được đa dạng hoá, bao gồm:vay ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng với CBCNV, với các đơn vị nội bộ, vốn vay của các tổ chức phi chính phủ, vốn ODA..., và việc huy động từ các nguồn này khá thuận lợi. Vì vậy trong thời gian qua Công ty luôn đảm bảo đủ vồn cho hoạt động, chr động vốn cho sản xuất và chủ động vốn cho đầu tư. 2. Những vấn đề còn tồn tại. 2.1. Cơ cấu vốn chưa hợp lý. Hệ số mắc nợ K của Công ty quá cao. Năm 2000 là 2.94, năm 2001 lad 5.07 và năm 2002 là 3.54. trong khi đó ở các nước phát triểnthì tỷ lệ này tố đa là 2, còn nếu tốc độ phát triển của Công ty ở mức trung bình thì tỷ lệ này nên giao động xung quanh 1. vốn nợ của Công ty chiếm tỷ trọng quá cao trong khi tỷ suất lợi nhuận của Công ty thấp, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của chủ sở hữu(làm giảm doanh lợi vốn chủ), đồng thời đặt Công ty trong tình trạng rủi ro cao. Bên cạnh đó, mặc dù đã tiếp cận được nhiều nguồn vốn có chi phí thấp nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn còn rất nhỏ. Cơ cấu vốn chưa tối ưu dẫn đến chi phí bình quân gia quyền (WACC) của Công ty ở mức cao và có khuynh hướng tăng như đã phân tích ở trên đây. 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Do còn nhiều bất cập trong chính sách huy động nguồn, thêm vào đó tình hình kinh doanh những năm gần đây ảm đạm làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn thấp. Hầu hết các chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng hoạt động của vốn và khả năng sinh lãi đều thấp và có xu hướng giảm . Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty và khả năng huy động vốn trong tương lai của Công ty sẽ không tránh khỏi những khó khăn. 3. Nguyên nhân. những tồn tại trong việc đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty trên đây có thể do một vài nguyên nhân chủ yếu sau: ã Do nhu cầu đầu tư lớn nhưng Nhà nước chưa cấp bổ sung vốn , kể cả 30% vốn lưu động 1 lần mà Công ty được cấp theo quyết định 55 QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy Công ty đã phải huy động vốn vay với chi phí khá cao để thực hiện đầu tư. ã Do môi trường kinh doanh có nhiều biến độngtheo chiều hướng xấu, cạnh tranh khốc liệt, thị trường ngành giầy suy giảm làm doanh thu và lợi nhuận của Công ty giảm. ã Tình hình tài chính của Công ty không ổn định, công nợ cao, công tác quản trị tài chính chưa được quan tâm đúng mức. ã thị trường tài chính chưa phát triển: Thị trường tài chính nước ta chưa phát triển cũng có thể là nguyên nhân làm cho Công ty gặp những khó khăn trong việc đảm bảo nguồn. Các doanh nghiệp mới chỉ huy động vốn qua các kênh tài chính trung gian vì thị trường của kênh huy động trực tiếp chưa đầy đủ. Thị trường chứng khoán vẫn còn mới mẻ và xa lạ đối với hầu hết các doanh nghiệp. Thị trường tín dụng ngầm (phi chính thức) phát triển nhưng rải rác. ãCơ chế chính sách còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, chẳng hạn như quy định: Các doanh nghiệp Nhà nước phải bảo toàn và phát triển vốn (vốn ở đây là tổng vốn). Nhưng nếu khi tình hình sản xuất kinh doanh đi xuống , buộc doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất thì quy định này thực sự không phù hợp chút nào. Thêm vào đó, tính chất sở hữu Nhà nước của doanh nghiệp quá cao đã làm hạn chế khả năng đa dạng nguồn vốn trong cơ cấu vốn của Công ty vì mỗi doanh nghiệp Nhà nước được quyền huy động vốn từ bên ngoài nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. phần II một số giải pháp và kiến nghị I . Phương hướng phát triển của Công ty. Trong thời gian tới, (từ nay đến 2010), Công ty tập trung phát triển theo hướng chuyên môn hoá vào 4 khâu: kéo sợi, dệt, nhuộm và may. Tích cực mở rộng và phát triển thị trường, đặc biệt là hướng ra xuất khẩu. Hiện nay Công ty đang tích cức chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng hội nhập AFTA vào 2005. Sau đây là những mục tiêu thể hiện phương hướng phát triẻn của Công ty: ă Mục tiêu sản xuất. Công ty Dệt 19/5 Hà Nội thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn. Hiện nay, quy mô của Công ty còn nhỏ, sản phẩm chủ yếu là vải và sợi. Riêng khâu nhuộm, Công ty vẫn phải đi gia công ngoài. Từ nay đến năm 2010, chiến lược của Công ty là mở rộng sản xuất, xây dựng xong một quy trình sản xuất khép kín gồm đủ 4 khâu là sợi, dệt vải, may và nhuộm, cụ thể: * Năm 2003 : Đầu tư đổi mới công nghệ, đồng bộ hoá dây chuyền kéo sợi với máy kéo sợi Trung Quốc, một phần máy kéo sợi của Châu Âu hiện đại. * Từ 2003 đến 2005 : Công ty ổn định đây chuyền kéo sợi và dệt. Đến năm 2005 đầu tư nhà máy may, đổi mới những máy dệt đã bị cũ, năng suất thấp, xây dựng xong xưởng nhuộm và đưa vào hoạt động. *Đến năm 2010, hoàn thành đồng bộ dây chuyền sản xuất khép kín gồm 4 khâu: kéo sợi, dệt, nhuộm và may. Nhà máy được chuyển về Khu công nghiệp ở ngoại thành. Để đạt được mục tiêu đó, ngay từ bây giờ, Công ty chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại CBCNV, từ nhà quản trị cấp cao đến người lao động bằng nhiều hình thức khác nhau: *Đối với cán bộ quản lý : Đào tạo và đào tạo lại theo hướng chuyên sâu hoặc chuyên môn hoá ngành nghề, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào quản lý: học về xuất nhập khẩu, ngoại thương, ngoại ngữ, tin học, biết sử dụng mạng... * Đối với người lao động : Đào tạo lại 100% lý thuyết cơ bản , nắm vững quy chuẩn các bước công việc. ãVề sản lượng: Mục tiêu kéo sợi từ 2003->2005 đạt 1250 tấnđến 1700 tấn/năm, dệt đạt 1700 ngàn mét đến 3 triệu mét/năm, may đạt 3600 ngàn sản phẩm /năm vào năm 2005. Đến năm 2010, phân xưởng nhuộm có thể đáp ứng đủ nhu cầu nhuộm vải mà Công ty sản xuất ra, mục tiêu doanh thu vào năm 2010 là 300 tỷ->500 tỷ VND/năm, thu hút khoảng 2500->3000 lao động. Về dự trữ, do quá trình sản xuất của Công ty mang tính mùa vụ, nên Công ty luôn có kế hoạch dự trữ sao cho quá trình quá trình sản xuất được liên tục, cung cấp đủ nhu cầu thị trường và mang lại hiệu quả cao. Kế hoạch dự trữ được căn cứ vào kết quả phân tích, dự báo nhu cầu thị trường cho năm tiếp theo, trên cơ sở đó tiến hành dự trữ sản phẩm theo nguyên tắc chi phí dự trữ thấp, hiệu quả và phù hợp với mục tiêu phát triển của Công ty (thông thường mức dự trữ tối thiểu bằng 50% nhu cầu thị trường ). ă Mục tiêu kinh doanh. Căn cứ vào kết quả phân tích môi trường ngành và phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp, Công ty đặt mục tiêu kinh doanh của mình qua một số chỉ tiêu sau: *Mục tiêu doanh thu : Năm 2003 đạt 100 tỷ VND, năm 2004 đạt từ 150->200 tỷ VND, năm 2005 đạt 250->500 tỷ VND (do Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng thêm phân xưởng may hướng ra xuất khẩu). * Mục tiêu giá thành : Thực hiện các biện pháp hạ giá thành, đến năm 2005, sản xuất ra sản phẩm có giá cạnh tranh trong khu vực để bước vào hội nhập AFTA. * Mục tiêu lợi nhuận : Từ năm 2003 -> 2005, lợi nhuận sau thuế đạt từ 1tỷ lên 3 tỷ VND. ă Mục tiêu tài chính : Để đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nói trên, Công ty thực hiện chính sách đa dạng hoá nguồn vốn huy động , tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn có chi phí thấp, như nguồn vốn vay ODA, vay của CBCNV, vay các tổ chức phi chính phủ, nhận vốn góp liên doanh liên kết... nhưng luôn đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính , giữ uy tín với các chủ nợ, hoàn trả các khoản vay đúng hạn. II. Một số giải pháp đảm bảo nguồn tài trợ của của HATEXCO . Một số giải pháp trước mắt. Cơ cấu lại vốn. Xác định một cơ cấu vốn tối ưu là điều rất quan trọng để làm đẹp bức tranh tài chính của doanh nghiệp , là cơ sở để doanh nghiệp đề ra các quyết định huy động vốn đúng đắn, hợp lý nhất, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Hiện nay, việc xác định cơ cấu vốn tối ưu không được quan tâm đúng mức không chỉ ở Công ty dệt 19/5 Hà Nội mà ở hầu hết các doanh nghiệp Việt nam hiện nay. Do vậy trong thời gian trước mắt, Công ty cần phải xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này. Cần thống nhất hiểu rằng, cơ cấu vốn tối ưu phải là một cơ cấu động , nó có thể thay đổi theo thời gian khi những điều kiện có ảnh hưởng đến nó thay đổi. Nhưng tại bất thời điểm nàocho trước, ban quản lý của Công tyđều phải xác định được một cơ cấu vốn nhất định, và những quyết định tài trợ riêng lẻ phải thích hợp với mục tiêu này. Nếu tỉ lệ nợ thực tế thấp hơn mục tiêu, việc mở rộng vốn có thể được thực hiện bằng việc tăng sử dụng nợ, nếu tỉ lệ nợ thực tế lớn hơn mục tiêu, vốn chủ sẽ được ưu tiên huy động. Sau đây em xin kiến nghị với Công ty một phương pháp để xác định cơ cấu vốn tối ưu và phương pháp kiểm soát cơ cấu vốn của Công ty trong thời gian tới. *Phương pháp xác định cơ cấu vốn tối ưu. Ta có thể minh hoạ những ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính thông qua những số liệu cho trong Bảng 1.1.a đối với Công ty để xác định xem trong giai đoạn hiện nay, Công ty nên sử dụng tỉ lệ nợ là bao nhiêu là hợp lý nhất. Bảng 1.1.a Số liệu của Công ty dệt 19/5 Hà Nội ( Giả định trường hợp Công ty không sử dụng vốn nợ). Phần I. Bảng cân đối tài chính ngày 31/12/2002. Đơn vị: VND Tài sản lưu động 50.001.033.093 Nợ phải trả 0 Tài sản cố định 59.153.356.338 Vốn chủ 109.514.389.431 Tổng tài sản 109.514.389.431 Tổng vốn 109.514.389.431 Phần II. Báo cáo thu nhập của Công ty năm 2002(đơn vị:VND). Doanh thu 69.719.991.302 Tổng chi phí 66.539.007.217 Lợi nhuận trước thuế và lãi(EBIT) 3.180.984.185 Lãi tiền vay 0 Lợi nhuận trước thuế 3.180.984.185 Thuế thu nhập doanh nghiệp (32%) 1.017.914.939 Lợi nhuận sau thuế 2.163.069.246 Doanh lợi vốn chủ(%) 1.97 Bảng 1.1.b Lãi suất cho Công ty trong những trường hợp tỉ lệ lợ trên tài sản(D/A) là khác nhau: Số lượng vay Tỉ lệ nợ trên tài sản(D/A) Lãi suất 10.951.438.945 10% 2% 21.902.877.880 20% 2.5% 32.854.316.820 30% 3% 43.805.755.760 40% 4.5% 54.757.194.700 50% 5% 65.708.633.640 60% 6% Ta hãy bắt đầu bằng việc phân tích những ảnh hưởng của việc sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) và tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ ( doanh lợi vốn chủ ROE). Những thay đổi trong việc sử dụng nợ sẽ dẫn đến thay đổi trong doanh lợi vốn chủ (phản ánh giá trị dành cho chủ sở hữu). Để hiểu được quan hệ việc sử dụng đòn bẩy tài chính và ROE, chúng ta hãy xem trong bảng 1.1.b và sẽ thấy chi phí vốn vay thay đổi như thế nào nếu Công ty sử dụng tỉ lệ nợ khác nhau trong cơ cấu vốn. Rõ ràng là khi tỉ lệ nợ càng cao thì người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất càng cao, Giả định rằng, Công ty phải vay số tiền ban đầu là 21.902.877.880 VND( tương ứng với D/A = 20%), và Công ty không có khả năng vay quá 65.708.633.640 VND (tương ứng với D/A =60%). Với những giả định đó, ta sẽ lập bảng 1.1.c như sau: Bảng 1.1.c Phần I. Tính EBIT( đơn vị: VND). Xác suất khối lượng bán 0,2 0.6 0.2 Doanh thu 40.000.000.000 69.719.991.302 100.000.000.000 Chi phí cố định 24.401.996.960 24.401.996.960 24.401.996.960 Chi phí biến đổi(60% DT) 24.000.000.000 42.137.016.157 60.000.000.000 Tổng chi phí(chưa lãi) 48.401.996.960 66.539.007.117 84.401.996.960 EBIT (8.401.996.960) 3.180.984.185 15.698.003.040 Phần II. Tình hình của Công ty nếu D/A = 0. EBIT(từ giai đoạn I) (8.401.996.960) 3.180.984.185 15.698.003.040 Lãi 0 0 0 Lợi nhuận trước thuế(EBT) (8.401.996.960) 3.180.984.185 15.698.003.040 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.520.599.088 (1.017.914.939) (5.023.360.973) Lợi nhuận sau thuế (5.881.397.872) 216.369.246 10.674.642.077 ROE(%) (5,37) 1.97 9.75 ROE mong đợi(%) 2.12 Độ lệch chuẩn của ROE 4.87 Hệ số biến đổi(CV=∂/ROE mong đợi) 2.25 Phần III. Tình hình nếu D/A= 10%. EBIT (8.401.996.960) 3.180.984.185 15.698.003.040 Trừ lãi vay 2.737.859.735 2.737.859.735 2.737.859.735 EBT (11.139.856.695) 443.124.450 12.690.143.305 Thuế thu nhâp DN 3.564.754.146 (141.799.824) (4.147.245.858) Lợi nhuận sau thuế (7.575.102.549) 301.324.626 8.812.897.447 ROE(%) (13,8) 0,55 16,1 ROE mong đợi 0,95 Độ lệch chuẩn ROE 9,46 Hệ số biến đổi CV 9.96 Phần I của bảng trên bắt đầu với sự phân bố xác suất của doanh thu. Giả sử ở đây chỉ có 3 mức doanh thu là :40 tỷ, 69.72 tỷ, và 100 tỷ. Sự phân bố của ROE trong 2 trường hợp cơ cấu nợ khác nhau được biểu diễn băng đồ thị dưới đây: Hình a: Như vậy, có thể thấy ROE mong đợi của Công ty sẽ lớn hơn khi Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính. * Một cách nhìn khác về quan hệ giữa ROE mong đợi , rủi ro và đòn bẩy tài chính được thể hiện trong hình b. Hình này được dựng dựa vào bảng số liệu 1.1.d dưới đây. Cách tính các chỉ tiêu trong bảng này tương tự như cách tính từ bảng 1.1.c . Bảng 1.1.d . Tỷ lệ nợ trên tài sản D/A (%) ROE mong đợi(%) Độ lệch chuẩn của ROE Hệ số biến đổi CV 0 2.12 4.78 2.25 10 2.25 5.26 2.33 15 2.27 5.62 2.47 20 2.21 5.9 2.67 30 1.93 6.76 3.5 40 1.25 8.68 6.94 50 0.95 9.46 9.96 Hình b ROE mong đợi(%) Rủi ro(CV) 3 9.96 2.12 (ROE = 2.27) rủi ro tài chính 2 3.5 rủi ro kinh doanh (ROE mong đợi) 0 10 15 20 30 40 50 D/A(%) 0 10 20 30 40 50 (D/A) Như vậy chúng ta thấy ROE mong đợi tăng lên cho đến khi công nợ được tài trợ bằng khoảng 15%. Khi nợ tăng lãi suất sẽ tăng lên nhưng ảnh hưởng này không mạnh bằng ảnh hưởng của sự giảm vốn chủ khi nợ được sử dụng thay thế cho vốn chủ. Tuy nhiên, ROE được tối đa tại mức D/A = 15%. Vượt qua mức này lãi suất sẽ tăng nhanh, ROE sẽ giảm mặc dù số vốn chủ vẫn giảm đi. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng cả tốt lẫn xấu. Đòn bẩy càng cao sẽ làm tăng ROE mong đợi ( trong ví dụ trên cho đến D/A =15%), nhưng cũng làm tăng rủi ro của Công ty. Rõ ràng tỉ lệ nợ D/A của Công ty không nên vượt quá 15%. Như vậy nếu ban quản lý của Công ty dám chấp nhận rủi ro cao để kỳ vọng đạt được ROE lớn thì nên chọn D/A =15%, nếu ban lãnh đạo của Công ty không muốn chấp nhận rủi ro để giữ an toàn cho Công ty thì nên chọn D/A =10%. * Phương hướng kiểm soát cơ cấu vốn bàng hệ số nợ K. Như đã nói, cơ cấu vốn của doanh nghiệp là một cơ cấu động. Tại mỗi thời kỳ, Công ty có những cơ cấu vốn khác nhau. Sự thay đổi trong cơ cấu vốn sẽ làm thay đổi hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy việc kiểm soát cơ cấu vốn bằng hệ số mắc nợ được coi là chìa khoá giúp doanh nghiệp tránh rủi ro phá sản , đồng thời đạt được hiệu quả kinh doanh thoả đáng. Hệ số mắc nợ K của doanh nghiệp được tính như sau: K= Vốn vay/vốn chủ. Gọi : - Lợi nhuận sau thuế là Ln. Vốn vay là Vv. Vốn chủ là Vc. Lãi vay là Lv. Chỉ số doanh lợi vốn là Lnv. Chỉ số doanh lợi vốn chủ là Lnc. Lãi suất vốn vay bình quân là i. Thì: Lnv=(Ln+Lv)/ ( Vv+Vc) Lnc = Ln/Vc =>Lnc = Lnv + K(Lnv-i). Nhìn vào công thức, ta thấy Lnc phụ thuộc vào : Lnv: Là kết quả của nỗ lực kinh doanh của toàn doanh nghiệp. i: Được quyết định bởi rất nhiều nhân tố, đây có thể coi là nhân tố khách quan, nó hầu như nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. K : Là nhân tố rất nhạy cảm, phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của doanh nghiệp. Như vậy Công ty cần thường xuyên thưo dõi, và phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình để xác định Lnv trong từng thời kỳ, tính toán xác định lãi suất bình quân vốn vay i và thực hiện so sánh . Nếu Lnv > i thì Công ty tăng cường tài trợ cho các tài sản bằng vốn vay để khuyếch đại Lnc. Ngược lại Lnv < i thì Công ty nên dãn bớt công nợ và tăng cường nguồn vốn chủ. 1.2 Tăng cường nguồn vốn trung và dại hạn, giảm bớt nguồn vốn ngắn hạn Hiện nay hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 19/5 Hà Nội là rất thấp, nên một sự tài trợ mạo hiểm trong thời kỳ này là không thích hợp chút nào vì nó rất dễ đưa Công ty rơi vào tình trạng phá sản. do vậy Công ty cần có sự điều chỉnh theo hướng tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn và giảm nguồn vốn ngắn hạn bằng cách : Tăng cường huy động từ vốn ngân sách bổ sung. Vốn chủ sở hữu thuộc loại vốn trung và dài hạn. nguồn vốn này gồm có nguồn vốn từ ngân sách cấp , và nguồn vốn từ lợi nhuận để lại. Trong tình hình khó khăn như hiện nay, lợi nhuận sau thuế của Công ty còn hạn chế nên việc tăng vốn chủ từ lợi nhuận để lại là không đáng kể. Do vậy để giảm tỉ lệ nợ, giảm rủi ro và thực hiện đượcmục đích tài trợ cân bằng thì Nhà nước cần quan tâm cấp thêm vốn cho Công ty. Công ty cần giải trình rõ ràng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những khó khăn của mình để xin cấp thêm vốn và cam kết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Huy động vốn trung và dài hạn từ các ngân hàng thương mại. Trong cơ cấu vốn của Công ty dệt 19/5 Hà Nội, số vốn vay nợ đã quá nhiều nên việc huy động vốn nợ là rất khó khăn, đặc biệt là vốn nợ trung và dài hạn vì nguồn vốn này có độ rủi ro cao hơn, và tâm lý các ngân hàng cũng không muốn cho vay với thời hạn dài. Theo em ,để huy động được nguồn vốn trung và dài hạn nhằm thay cho vốn ngắn hạn thì Công ty nên chủ động đề xuất giải pháp đồng tài trợ. Theo phương thức này, một dự án đầu tư của doanh nghiệp có thể do nhiều ngân hàng cùng cho doanh nghiệp vay vốn. xét về khía cạnh các ngân hàng thì điều này sẽ giúp các ngân hàng chia sẻ bớt rủi ro với những khoản vay lớn mà vẫn có điều kiện để tiếp cận với các khoản đầu tư đó, và uy tín của ngân hàng cũng được củng cố. Về phía Công ty, rủi ro được chia sẻ nên các ngân hàng cũng áp dụng với mức lãi suất thấp hơn, doanh nghiệp được lợi về chi phí. Xét trong bối cảnh thị trường vốn trong nước hiện nay, việc thực hiện giải pháp này để đảm bảo một phần nhu cầu vốn là hoàn toàn có thể thực hiện được với uy tín trong việc thanh toán công nợ của Công ty như hiện nay. Nếu Công ty huy động được thêm vốn trung và dài hạn mà không có nhu cầu đầu tư lớn thì Công ty nên hạn chế vay ngắn hạn, sau đó giảm dần nguồn vốn nay( đặc biệt là những nguồn vốn có chi phí cao). 1.3 Xây dựng kế hoạch huy động vốn nước ngoài. Chính sách mở cửa nền kinh tế, giao lưu thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới của Chính phủ đã tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế thị trường. Thương mại quốc tế là đường ống dẫn giúp cho nền kinh tế các nước được khơi thông với nhau, làm tăng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước. Đây là cơ hội tốt giúp cho doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm thị trường mà còn tìm kiếm nguồn vốn tiềm năng to lớn từ bên ngoài. Trong điều kiện thiếu vốn của nền kinh tế trong nước như hiện nay thì việc tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài là điều mà doanh nghiệp cần quan tâm. Sau đây là một số nguồn vốn từ bên ngoài mà doanh nghiệp có thể huy động: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Là tất cả những khoản hỗ trợ không hoàn loại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn với lãi suất thấp) của các chính phủ , các tổ chức liên hiệp quốc , các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế ( IMF, ABO, WB...) dành cho các nước nhận viện trợ. ODA bao gồm các hình thức: Hỗ trợ cán cân thanh toán : Là viện trợ tài chính trực tiêp ( chuyển giao tiền tệ), hoặc viên trợ hàng hoá hay hỗ trợ nhập khẩu. Tín dụng thương mại; Là một dạng viẹn trợ cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, không cần biết chính xác nó được sử dụng như thế nào? Hỗ trợ dự án: Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là vì xây dựng( đường xá, bệnh viện, cầu cống...) và hỗ trợ kỹ thuật chủ yếu tập trung vào chuyển giao công nghệ , lập các chương trình tư vấn đào tạo. Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI): Là lịa hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn cũng đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. FDI bao gồm nhiều hình thức khác nhau, trong đó có 2 hình thức mà doanh nghiệp nên chú ý: Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là văn bản ký kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Trong đó quy định trách nhiệm và kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước khác. Để thu hút được nguồn vốn này, Công ty phải tìm kiếm và lập được các dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả cao; đẩy mạnh sản xuất các hàng hoá hướng ra xuất khẩu; xây dựng được hệ thống thông tin nhanh, chính xác , đặc biệt, tích cực khai thác thác các thông tin qua mạng. Bên cạnh đó cần kiến nghị với Nhà nước những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút được những nguồn vốn này như : Xây dựng lựa chọn đối tác đầu tư, hoàn thiện thủ tục đầu tư nước ngoài, hoàn thiện hệ thống ngân hàng , đào tạo đội ngũ quản lý và những người làm công tác đầu tư để làm tư vấn cho doanh nghiệp. áp dụng nhiều hơn nữa hình thức thuê tài chính. Thuê tài chính là một hợp đồng kinh tế giữa người đi thuê và người cho thuê trong đó người chủ sở hữu tài sản (người cho thuê ) chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản cho người thuê để nhận được một khoản trong thời gian thoả thuận gọi là thời hạn thuê, thời hạn thuê có thể là ngắn, trung hay dài hạn. Có 2 hình thức thuê tài chính cơ bản: Thuê mua; Là hình thức cho thuê tài chính mà sau khi hết hạn hợp đồng, doanh nghiệp được quyền mua lại tài sản đã thuê với giá ưu đãi theo thoả thuận. Thuê vận hành: Là hình thức cho thuê tài chính mà sau khi hết hạn hợp đồng , người ta không dự kiến là quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển giao cho bên thuê. Hình thức này , thông thường người thuê chỉ sử dụng một phần thời gian hữu ích của tài sản phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Thuê vận hành thường được giới hạn trong các tài sản có thời gian sử dụng dài hoặc một thị trường thiết bị khá năng động. Đối với Công ty dệt 19/5 Hà Nội, việc áp dụng hình thức thuê tài chính đã được thực hiện đầu tiên vào năm 2001 với giá thuê là 16.136.566.433 VND. Nhưng đến năm 2002, con số này chỉ còn 4.313.437.376 VND. Như vậy số tài sản cố định thuê tài chính năm 2002 đã giảm rất nhiều so với năm 2001.Thiết nghĩ với nhu cầu đầu tư như hiện nay , Công ty nên tiếp tục tăng cường áp dụng hình thức thuê tài chính để giảm bớt gánh nặng vốn vay. * Những ưu điểm của hình thức huy động này: + Với người cho thuê: Thu được khoản lợi nhờ tổng số tiền cho thuê thường lớn hơn giá trị tài sản. Cung cấp thêm một loạt các dịch vụ liên quan đến tài sản cho thuê, điều đó giúp đẩy mạnh hàng hoá của các nhà sản xuất. + Với người đi thuê: Tiết kiệm được vốn đầu tư cho các hoạt động. Giảm bớt được các rủi ro đối với các tài sản trong quá trình khai thác sử dụng. Giải pháp trong thời gian tới. Trong thời gian tới, đặc biệt là từ nay đến 2010, Công ty có kế hoạch đầu tư rất lớn, quan trọng nhất là xây dựng thêm nhà máy may và xưởng nhuộm để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của mình, mở đường cho việc hội nhập và khu vực mậu dịch tự do Châu á (AFTA). Vì vậy trong tương lai nhu cầu vốn của Công ty là rất lớn. Cơ chế quản lý kính tế của Nhà nước hiện nay đối với các doanh nghiệp quốc doanh còn nhiều cứng nhắc, làm hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Chỉ riêng việc huy động đủ vốn về mặt lượng cho đầu tư đã là cả một vấn đề chứ chưa nói đến việc huy động vốn từ những nguồn nào, khối lượng bao nhiêu để đạt được mục tiêu chi phí vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Với bức tranh tài chính của Công ty như đã phân tích , thì tỏng tương lai , xét cho cùng giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty là tiến hành cổ phần hoá. Tức là chuyển đổi loại hình Công ty từ DNNN( hoạt động theo luất DNNN năm 1995) sang công ty cổ phần ( hoạt động theo luật doanh nghiệp ngày 12 tháng6 năm 1999). Công ty cổ phần là một pháp nhân tồn tại độc lập với chủ sở hữu của nó, có trách nhiệm hữu hạn . vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần gọi là một cổ phần và được thể hiện bằng một cổ phiếu. Người góp vốn sẽ mua các cổ phiếu của Công ty tuỳ theo khả năng tài chính của mình, và họ trở thành các cổ đông của Công ty. Các cổ đông với tư cách là các chủ sở hữu có quyền tham gia vào các quyết định của Công ty thông qua hình thức bỏ phiếu với số phiếu tương ứng với số cổ phiếu mà họ nắm giữ. Ưu điểm của công ty cổ phần là có khả năng mở rộng quy mô hoạt động theo nhu càu phát triển kinh doanh, vì chỉ có loại hình công ty này mới có thể và được phép huy động vốn của công chúng và cũng dễ dàng hơn trong việc vay vốn ngân hàng , do có ưu thế hơn trong việc đảm bảo các khoản vay. Công tác quản trị kinh doanh thường có hiệu quả cao, do Công ty có thể thuê những người có năng lực chuyên môn và quản lý để điều hành Công ty. Nói tóm lại, chỉ có chuyển đổi thành công ty cổ phần mới có khả năng huy động vốn nhanh , linh hoạt và hiệu quả nhất vì đây là loại hình Công ty duy nhất được phép huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Nhà nước hiện nay đang có chủ trương tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần trong đó có ngành dệt may. Với chủ trương của Nhà nước là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nên sự ra đời của các công ty cổ phần là một xu hướng tất yếu. Công ty dệt 19/5 Hà Nội thuộc loại hình DNNN loại vừa , trong 3 năm vừa qua Công ty luôn làm ăn có lãi. Do vậy Công ty đang là đối tượng ưu tiên để tiến hành cổ phần hoá. Tuy nhiên, để tiến hành cổ phần hoá thành công thì Công ty cần làm rất nhiều việc khác nữa, trước hết phải nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về công ty cổ phần và cổ phần hoá, như Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 về chuyển đổi một số DNNN thành công ty cổ phần; Nghị định 46/CP ngày 1/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán; luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999; Thông tư số 01/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 về cổ phần hoá DNNN; để tìm hiểu và thoả mãn các điều kiện quy định đối với một DNNN muốn chuyển thành công ty cổ phần. Theo em để tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với Công ty sau khi tiến hành cổ phần hoá và tránh nguy cơ bị thôn tính của các đối thủ cạnh tranh lớn thì doanh nghiệp nên cổ phần hoá theo hướng mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Theo quy định hiện hành, Nhà nước nắm cổ phần chi phối khi thoả mãn 1 trong 2 điều kiện sau: + Số cổ phần của Nhà nước lớn hơn 50% tổng số cổ phần của Công ty. + Số cổ phần của Nhà nước lớn hơn 2 lần số cổ phần của cổ đông lớn nhất. Điều kiện thứ hai đối với Công ty là dễ thực hiện hơn, bởi vốn chủ của Công ty hiện tại khoảng 25 tỷ trong khi tổng vốn hiện nay là khoảng 110 tỷ đồng, thì tỷ lệ vốn chủ là thấp. Công ty có thể thoả mãn điều kiện thứ hai bằng cách cổ phần hoá theo phương thức giữ nguyên giá trị thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại Công ty, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn cho phát triển Công ty( phương thức thứ nhất trong 4 phương thức cổ phần hoá quy định tại điều 7 Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998). Trong đó khống chế mỗi pháp nhân chỉ được mua không quá 10%, mỗi cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của Công ty, đối với những cổ phần Công ty phát hành lần đầu. Một số kiến nghị với Nhà nước và các tổ chức trung gian tài chính. Những kiến nghị với Nhà nước. Lập quỹ hỗ trợ đầu tư đối với ngành dệt may. Dệt may là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành liện tục tăng và chiểm tỉ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Lượng ngoại tệ thu về cho nền kinh tế từ việc xuất khẩu những sản phẩm của ngành là rất đáng kể. Vì vậy bên cạnh một số ngành công nghiệp nhẹ như ngành da giầy, ngành chế biến thực phẩm thì ngành dệt may trong những năm gần đây đã dược Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để phát triển. Tuy nhiện hhiện nay ngành này đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức cần được sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, đặc biệt là về vấn đề vốn. Do vậy đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho lập Quỹ hỗ trợ đầu tư cho ngành dệt may để cho các doanh nghiệp trong ngành vay với lãi suất ưu đãi, thời gian dài. Bổ sung vốn ngân sách của Công ty: Thực tế vốn NSNN cấp cho Công ty cấp cho doanh nghiệp còn thiếu hụt, do đó tỏng quá trình hoạt động, Nhà nước cần thực hiện cấp bổ sung vốn cho doanh nghiệp, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp cân bằng nguồn vốn của mình. Trước mắt kính đề nghị các cấp lãnh đạo Thành phố xem xét cấp đủ 30% vốn lưu động một lần theo QĐ/55-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Hoàn thiện cơ chế quản lý về tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Việc quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước hiẹn nay được điều hcỉnh theo luật DNNN năm 1995, Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN. Quy chế này có rất nhiều hạn chế, không còn phù hợp cần phải sửa đổi. Chẳng hạn như quy định việc trích lập các quỹ theo những mức nhất định quy định tại mục 6 điều 32, chương IV và việc sử dụng các quỹ quy định tại điều 33. Như trích tối thiểu 50% phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp thực hiện hết nghĩa vụ với Nhà nước và các khoản giảm trừ thu nhập, các khoản phạt vào quỹ đầu tư phát triển để đầu tư phát triển kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị...Nếu như tình hình kinh doanh gặp khó khăn, Công ty phải thu hẹp sản xuất thì việc buộc phải trích và quỹ đầu tư phát triển để đầu tư mở rộng sản xuất thực sự là một sai lầm. Thiết nghĩ, Nhà nước nên để cho doanh nghiệp toàn quyền trích lập các quỹ tuỳ theo mục tiêu kinh doanh của mình. Nên chăng chỉ quy định đối với quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm để tránh việc trục lợi lợi nhuận doanh nghiệp. Một điểm nữa mà Nhà nước cần quan tâm sửa đổi là việc quy định các doanh nghiệp phải bảo và phát triển vốn tại điều 10 của Luật DNNN tỏ ra không còn phù hợp. Bởi vì tuỳ tình hình kinh doanh mà doanh nghiệp đièu chỉnh vốn cho phù hợp, chẳng hạn nếu doanh nghiệp muốn ROE cao để tăng giá trị cho chủ sở hữu hoặc các cổ đông, làm đẹp tình hình tài chính thì có thể doanh nghiệp phải làm giảm vốn chủ hoặc khi cần thu hẹp sản xuất thì doanh nghiệp phải giảm vốn để đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình. Việc Nhà nước áp đặt mức khấu hao cho doanh nghiệp như hiện nay là không hợp lý, bởi mỗi loại tài sản có những đặc điểm hao mòn khác nhau. Vì vậy nếu giao cho doanh nghiệp toàn quyền thực hiện phương pháp khấu hao của mình đối với từng loại tài sản sẽ mang lại hiệu qủa hơn cho doanh nghiệp. Trên đây chỉ là một vài điểm chưa hợp lý trong cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp quốc doanh hiện nay, và sẽ còn rất nhiều vấn đề bất cập trong cơ chế mà các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu, xem xét để sửa đổi kịp thời. 3.2 Kiến nghị đối với các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian nên nghiên cứu để thành lập các quỹ cho vay mạo hiểm. Các doanh nghiệp muốn vay vốn từ các quỹ này thì chỉ cần trình luận chứng kinh tế kỹ thuật để các tổ chức này xem xét cho vay chứ không phải thế chấp tài sản. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tân dụng được cơ hội lớn trong cơ chế thị trường, và các trung gian tài chính cũng tăng cường được uy tín và đa dạng hoá hoạt động của mình. Thực tế ở các nước việc hoàn trả vốn vay từ các quỹ này là rất cao do các luận chứng kinh tế kỹ thuật là rất khả thi. Kết luận Qua hơn bốn mươi năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm , nhưng Công ty đã dần vượt qua và đang trên đà phát triển. Công cuộc đổi mới của đất nước ta đang đặt ra cho toàn ngành dệt may nói chung và cho HATEXCO nói riêng nhiều thời vận mới và cũng không ít những thách thức. Để thực hiện được những mục tiêu của mình, trong thời gian tới, Công ty cần phải tập trung mọi nỗ lực của mình để giải quyết những vấn đề bất cập đang đặt ra, trong đó có việc đảm bảo nguồn tài trợ. Qua khảo sát và phân tích nguồn tài trợ của Công ty, em nhận thấy rằng Công ty đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài trợ . Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc đảm bảo của Công ty còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh. Em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để tăng cường đảm bào nguồn tài trợ trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của Công ty HATEXCO trong những năm gần đây. Em không giám chắc tất cả những giải pháp đó sẽ được Công ty thực hiện nhưng hy vọng rằng nó sẽ được Công ty chý ý xem xét. Do thời gian thực tập có hạn cùng với khả năng bản thân còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô, các cô chú trong Công ty và các bạn. Danh mục Tài liệu tham khảo 1.Chứng khoán và thị trường chứng khoán. Những kiến thức cơ bản - UBCK Nhà nước 2. Giáo trình quản trị doanh nghiệp - NXB thống kê năm 2000 3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - PGS. TS. Nguyễn Văn Nam 4. Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999 5. Luật DNNN năm 1995 6. Nghị định 59CP ngày 3/10/1996 Ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh 7. Nghị định 28CP ngày 7/5/1996 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần 8. Nghị định 48CP ngày 1/7/1998 về chứng khoán và Thị trường chứng khoán 9. Nghị định 44CP ngày 29/6/1998 về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0070.doc
Tài liệu liên quan