Đề tài Đảm bảo tiền vay và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lý Nhân tỉnh Hà Nam

Bảo đảm tiền vay không đơn thuần chỉ bằng tài sản để đảm bảo mà đảm bảo tiền vay còn được thực hiện bằng uy tín, tiềm lực tài chính của khách hàng có nhu cầu về vốn Ngân hàng thực hiện phân tích, đánh giá khách hàng cũng như tính khả thi của các phương án mà khách hàng đưa ra, từ đó xác định các phương án trả nợ thích hợp đối với khách hàng. Mặc dù khách hàng đã có tài sản cầm cố thế chấp, song không có nghĩa là tài sản đó đảm bảo an toàn, không gặp rủi ro nếu như Ngân hàng chỉ nhìn một khía cạnh đòi hỏi tài sản được đảm bảo mà không quan tâm đến biện pháp an toàn khác để thu hồi vốn thì khoản vay đó có thể sẽ trở thành nợ khó đòi. Do vậy, cho vay được bảo đảm bằng uy tín, tiềm lực tài chính, tính khả thi của dự án cần được quan tâm đó là hướng phát triển chủ yếu.

doc39 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đảm bảo tiền vay và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lý Nhân tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại điều 2 Nghị định số 178 CP nagỳ 29/12/1999 Chính phủ Việt Nam quy định “Tài sản đảm bảo tiền vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm: tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyến sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lãnh, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh và doanh nghiệp nhà nước, tài sản từ vốn vay. Với quan điểm nay cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi nợ trong công tác đảm bảo tiền vay chính là nguồn thu nợ thứ hai (tài sản cầm cố thế chấp) khi nguồn thu nợ thứ nhất gặp bất chắc. Bảo đảm tiền vay không đơn thuần chỉ bằng tài sản để đảm bảo mà đảm bảo tiền vay còn được thực hiện bằng uy tín, tiềm lực tài chính của khách hàng có nhu cầu về vốn Ngân hàng thực hiện phân tích, đánh giá khách hàng cũng như tính khả thi của các phương án mà khách hàng đưa ra, từ đó xác định các phương án trả nợ thích hợp đối với khách hàng. Mặc dù khách hàng đã có tài sản cầm cố thế chấp, song không có nghĩa là tài sản đó đảm bảo an toàn, không gặp rủi ro nếu như Ngân hàng chỉ nhìn một khía cạnh đòi hỏi tài sản được đảm bảo mà không quan tâm đến biện pháp an toàn khác để thu hồi vốn thì khoản vay đó có thể sẽ trở thành nợ khó đòi. Do vậy, cho vay được bảo đảm bằng uy tín, tiềm lực tài chính, tính khả thi của dự án cần được quan tâm đó là hướng phát triển chủ yếu. Đặc điểm của đảm bảo tiền vay: - Bảo đảm tiền vay phát triển trong mọi quan hệ tín dụng được phát triển lâu dài và bền chặt là dựa trên cơ sở lòng tin về sự hoàn trả trong tương lai của các khoản nợ và khả năng cung cấp vốn đầy đủ kịp thời. Mối quan hệ của khách hàng và Ngân hàng phải được xây dựng trên sự tin tưởng dù cho vay có đảm bảo hay không đảm bảo bằng tài sản. Trong đảm bảo tiền vay yêu tố đạo đức được hiểu là dù trong trường hợp nào thì người đi vay phải coi đảm bảo tiền vay là lợi ích, tài sản của chính mình, gắn liền với công việc và sự thành công của họ. Sử dụng tiền vay có hiệu quả và hoàn trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ đúng hạn là mục tiêu của người đi vay. Sự thành công đó của khách hàng là sự đảm bảo chắc chắn cho Ngân hàng. Công tác thẩm định để lựa chọn dự án đầu tư khả thi, theo dõi kiểm tra tiến trình sử dụng vốn, khách hàng phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý và công việc rất quan trọng góp phần làm giảm bớt rủi ro mang lại hiệu quả cho đồng vốn. Do đó giúp khách hàng phải tính kỹ, sản xuất kinh doanh phải có lợi nhuận duy trì sản xuất kinh doanh, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Như vậy phải khẳng định sự đảm bảo cao nhất đối với Ngân hàng chính là sự thành công trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế thông qua các dự án đầu tư hiệu quả. Vai trò của công tác bảo đảm tiền vay * Đối với Ngân hàng: Bảo đảm tiền vay là yếu tố quan trọng nhất của tín dụng. Khi khách hàng không có khả năng trả được nợ thì tài sản bảo đảm tiền vay sẽ làm nguồn thu nợ thứ hai, Ngân hàng sẽ có đủ điều kiện pháp lý để ưu tiên xử lý, thu hồi khoản vay từ tài sản đảm bảo. Nhưng nếu khoản vay không được bảo đảm bằng tài sản mà có thể bằng uy tín , khả năng tài chính, sự khả thi của dự án thì Ngân hàng phải thẩm định chặt chẽ và sẽ quyết định cho vay với mức khác nhau tùy thuộc vào uy tín, độ tin cậy của khách hàng đối với Ngân hàng. * Đối với khách hàng: Ngân hàng sẽ đáp ứng cho bất kỳ khách hàng nào, bất kỳ khoản vốn nào, trong bất kỳ thời điểm nào, ngay lập tức và kịp thời, do đó khách hàng muốn vay vốn phải có tín nhiệm hoặc có tài sản bảo đảm. Như vậy khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm, ràng buộc và nếu như không trả được nợ, tài sản bảo đảm sẽ thuộc về Ngân hàng. Chính vì vậy người vay có ý thức sử dụng tiền vay một cách hợp lý nhất. * Đối với nền kinh tế: Chất lượng tín dụng được nâng cao là nền tảng cho việc phát triển hệ thống tài chính, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khơi dậy khả năng đầu tư vào các dự án tạo nên sức đẩy cho nền kinh tế. Do đó bảo đảm tiền vay có tác dụng gián tiếp đối với nền kinh tế đảm bảo chuyển vốn đúng địa chỉ, sử dụng vốn đúng mục đích thúc đẩy kinh tế phát triển. Các hình thức bảo đảm tiền vay. 4.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản: a. Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: * Cầm cố: Là hình thức nhận tiền tài trợ từ ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản bảo đảm sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết (thường là thời gian vay vốn). Cầm cố thích hợp với những tài sản Ngân hàng có thể kiểm soát và bảo đảm tương đối chắc chắn, đồng thời việc Ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ. Các tài sản gọn nhẹ dễ quản lý không ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường tự nhiên. Ngân hàng yêu cầu cầm cố khi xét thấy việc Ngân hàng nắm giữ tài sản bảo đảm là không an toàn cho Ngân hàng. Thường là các động sản mà khách hàng dễ bán dễ chuyển nhượng. Đối với tài sản cầm cố bao gồm: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ, trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá. Các quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền được nhận tiền bảo hiểm, tàu biển theo quy định của bộ luật hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định thuộc luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố, các tài sản khác theo quy đinh của pháp luật: Lợi tức, hoa lợi, tài sản hình thành từ vốn vay Đối với các tài sản cầm cố đòi hỏi Ngân hàng phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, an toàn của vật cầm cố. * Thế chấp: Theo quy định của bộ Luật dân sự và Luật đất đai có 2 loại thế chấp là bất động sản và giá trị quyền sử dụng đất. Do vậy người vay vốn phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu các tài sản thế chấp sang cho Ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. Còn các doanh nghiệp tài sản chủ yếu là hàng hóa và tài sản cố định, mà các tài sản này lại tham gia vào quá trình sản xuất do đó khách hàng không thể cầm cố, bên cạnh đó đây là các loại tài sản cồng kềnh, phân tán, có giá trị lớn nên chuyển nhượng phức tạp, Vì vậy bảo đảm bằng thế chấp tài sản là phổ biến đặc biệt với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hình thức này cho phép khách hàng được sử dụng bảo đảm phục vụ cho sản xuất kinh doanh đó là một thuận lợi, song trong quá trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản, khả năng kiểm soát của tài sản bị hạn chế gây thiệt hại cho Ngân hàng. Đối tượng của tài sản thế chấp bao gồm: Bất động sản là tài sản không di rời được và các tài sản khác gắn liền với đất, giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định việc thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có thoả thuận, tàu biển theo QĐ bộ luật hàng hải Việt Nam, máy bay theo QĐ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trương hợp được thế chấp. Tài sản hình thành trong tương lai là bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận, các tài sản theo quy định của pháp luật. Bảo đảm tài sản của bên thứ 3( của người bảo lãnh ). Là việc bên thứ 3 (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Đối với hình thức bảo đảm này bên thứ 3 được coi như con nợ của Ngân hàng và phải co tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cho vay có bảo đảm tài sản của bên thứ 3có thể sẽ rủi ro nhiều hơn cho Ngân hàng so với hình thức có tài sản cầm cố thế chấp, do đó khi chấp nhận bảo lãnh đòi hỏi Ngân hàng phải tiến hành thẩm định, kiểm tra bên bảo lãnh một cách chặt chẽ, chu đáo. * Nội dung bảo đảm tài sản của bên thứ 3: - Đối với người bảo lãnh: Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy đinh của pháp luật Việt Nam, có khả năng về vốn, có tài sản đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh và các tổ chức tín dụng có thể thỏa thuận việc bên bảo lãnh cầm cố thế chấp tài sản hoặc không thực hiện cầm cố thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. - Xác định giá trị tài sản bên thứ 3 cầm cố thế chấp và mức cho vay. Giá trị tài sản bên thứ 3 cầm cố thế chấp cũng được đánh giá kỹ như tài sản cầm cố thế chấp của chính khách hàng vay vốn, và các điều khoản về khách hàng vay, tài sản bảo đảm, nghĩa vụ bảo đảm còn các khoản mục về người bảo lãnh, các thỏa thuận, cam kết của người bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ cùng với việc xử lý tài sản bảo lãnh khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ cùng với việc xử lý tài sản bảo lãnh khi đến hạn mà không thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh. Mức cho vay: Phải nhỏ hơn so với giá trị tài sản đảm bảo và xác định theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định. c. Bảo đảm tài sản từ vốn vay. * Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay tức là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với các tổ chức tín dụng. Hình thành này áp dụng cho vay trung và dài hạn hoặc do Chính phủ giao trong một số trường hợp. * Điều kiện đối với khách hàng và tài sản hinh thành từ vốn vay: - Điều kiện đối với khách hàng là nhưng khách hàng có tín nhiệm, uy tín đối với tổ chức tín dụng; có năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ; có dự án đầu tư; phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi. Có mức vốn tự có tham gia tối thiểu bằng 20% mức vốn đâu tư của dự án. - Điều kiện đối với tài sản hình thành từ vốn vay: phải xác định được quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc quyền quản lý, sử dụng, xác định được giá trị số lượng, đặc điểm của tài sản và được phép giao dịch, không có tranh chấp, mua bảo hiểm. Các tổ chức tín dụng phải có khả năng quản lý, giám sát tài ản bảo đảm đối với các tài sản là vật tư hàng hoá. 4.2. Bảo đảm tiền vay bằng tín chấp ( không co tài sản bảo đảm ): Các tổ chức tín dụng, lựa chọn khách hàng vay có đặc điểm sau: - Có tín nhiệm đối với các tổ chức cho vay trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ gốc và lãi đúng hạn. - Có khả năng tài chính và các nguồn thu hợp pháp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. - Các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm xét vay vốn, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có kết quả hoặc có dự án đầu tư, phương án khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. - Có mức vốn tự có tham gia tối thiểu bằng 20% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án. Mức vay: Tổ chức tín dụng tự quyết định mức dư nợ tối đa được vay không có tài sản bảo đảm cho khách hàng trên cơ sơ mức độ tín nhiệm, đặc điểm quy mô và chất lượng hoạt động, khả năng tài chính của khách hàng. Ngoài ra, đối với các dự án thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm, chương trình kinh tế xã hội, đối với khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi thì các tổ chức tín dụng phải cho vay theo chỉ thị của Chính phủ. b. Bảo đảm bằng uy tín của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại cơ sở của Hội nông dân Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội CCB bằng uy tín của mình được thực hiện bảo lãnh cho cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viên của một trong các tổ chức đoàn thể chinh trị xã hội quy đinh trên khi cho vay một khoản tiền nhỏ (với mức vay tối đa là 5 triệu) tại các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh làm dịch vụ. III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO ĐẢM TIỀN VAY: 1. Các nhân tố chủ quan: * Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Để mang lại hiệu quả cho đồng vốn lưu chuyển, tức là cả vốn và lãi sẽ quay lại với NHCV sau một thời gian nhất định đòi hỏi NHCV phải thực hiện tốt chất lượng thẩm định và quy trình cho vay. Thẩm định ở đây chính là thẩm định dự án đầu tư, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, đánh giá tài sản bảo đảm để đánh giá khả năng trả nợ của khoản vay. Làm tốt khâu thẩm định này sẽ làm tăng khả năng thu hồi gốc và lãi đẩy mạnh quá trình cho vay, hạn chế bất lợi xảy ra và bảo đảm độ an toàn của vốn tín dụng. * Các nhân tố thuộc về khách hàng: Khách hàng là một nhân tố chủ quan quan trọng đối với bảo đảm tiền vay. Nếu như khi nhận được vốn vay mà khách hàng biết sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có năng lực quản lý giỏi, khả năng kinh doanh tốt sẽ mang lại lợi nhuận cao thì dễ dàng hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn làm tăng hiệu quả chất lượng khi cho vay. Nhưng nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích như vốn ngắn hạn dùng đầu tư tài sản cố định thì khó thu hồi vốn kịp thời để hoàn trả nợ đúng hạn, hay khả năng tài chính của doanh nghiệp không ổn định, khả năng sản xuất kinh doanh kém, làm ăn thua lỗ, làm cho chất lượng bảo đảm tiền vay không hiệu quả gây khó khăn và rủi ro cho Ngân hàng. 2. Nhân tố khách quan: Các nhân tố khách quan là các nhân tố thuộc về môi trường, chính trị xã hội và kinh tế bao gồm các chiến lược, đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, do đó trong quá trình thực hiện nhà nước cần quan tâm điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế phù hợp, tạo thuận lợi cho khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, nhân tố môi trường cũng tác động không nhỏ tới hoạt động bảo đảm tiền vay của Ngân hàng như thiên tai, hoả hoạn. Chương II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH NHN0&PTN THUYỆN LÝ NHÂN – HÀ NAM I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHN0&PTNT LÝ NHÂN. 1. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh và phát triển của NHN0&PTNT Lý Nhân Huyện Lý Nhân có vị thế địa lý ở phía đông bắc tỉnh Hà Nam, có diện tích tự nhiên 168km2 nằm giữa 2 con sông Hồng Hà và sông Châu Giang, diện tích đất canh tác 9.325 km2 với dân số trên 191 ngàn người sống trên địa bàn hành chính là 22 xã và 01 Trị trấn. Ngành nghề chính của người dân là trồng lúa và phát triển ngành nghề truyền thống như dệt vải, mây tre đan xuất khẩu và chế biến nông sản thực phẩm. Đặc điểm kinh tế xã hội là yếu tố tác động hoạt động của NHN0&PTNT Lý Nhân trong các hoạt động như huy động vốn, cho vay và hoạt động dịch vụ của Ngân hàng. Chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân được thành lập và hoạt động bắt đầu từ năm 1958 với 50 năm kinh nghiệm và trưởng thành, Ngân hàng đã góp một phần công sức không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế huyện Lý Nhân. Tỷ lệ dư nợ hµng năm tăng 14,10% đáp ứng kịp thời, chính xác cho nhu cầu vốn để phát triển sản xuất và kinh doanh. Ngân hµng đã giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn hoạt động tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện. Nhiệm vụ chính của chi nhánh là huy động vốn, nhận các loại tiền gửi của các cá nhân và đơn vị, đồng thời tiến hành xem xét và cho vay vốn ngắn hạn, trung dài hạn cho các đơn vị khách hàng, làm dịch vụ thanh toán chuyển tiền và các dịch vụ khác. Để đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh tiền tệ NHN0&PTNT Lý Nhân có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả với hai chi nhánh Ngân hàng cấp III trực thuộc đặt cách trung tâm huyện bán kính từ 5-15 km ở vị trí quan trọng trên địa bàn, nhằm phục vụ thuận tiện nhanh chóng nhu cầu tiền gửi, vay vốn của các đơn vị kinh tế. Chi nhánh Ngân hµng cấp III chợ Chanh cách Ngân hµng huyện 15 km thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn 7 xã. Chi nhánh Ngân hµng cấp III Chợ Cầu có trụ sở cách Ngân hµng huyện 5km thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và cho vay trên địa bàn 5 xã. Hội sở chính của NHN0&PTNT Lý Nhân nằm tại trung tâm thị trấn Vĩnh Trụ và cạnh các cơ quan chính của huyện như Kho bạc, Bưu điện, Chi cục thuế, nghiệp vụ của chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân là quản lý điều hành hoạt động Ngân hµng, đồng thời cập nhật th«ng tin số liệu của các chi nhánh Ngân hàng cấp III, điều hành kiểm tra kiểm soát hoạt động của Ngân hµng cấp III, điều hành kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2. Nhiệm vụ chủ yếu : Chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân thực hiện các nhiệm vụ sau: - Huy động vốn nhàn rỗi bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ trong dân cư và các tổ chức kinh tế. - Tổ chức và tiến hành cho vay tất cả các thành phần kinh tế, nhân dân trên địa bàn huyện. - Thực hiện các nhiệm vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế và thanh toán không dùng tiền mặt. - Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác như: Thu chi tiền mặt, chi trả kiều hối. 3. Tổ chức bộ may điều hành: NHN0&PTNT Lý Nhân là một trong những Ngân hàng cấp II trực thuộc NHN0&PTNT Lý Nhân tỉnh Hà Nam với 36 cán bộ, ban giám đốc và 3 phòng nghiệp vụ tại các chi nhánh Ngân hàng cấp III. - Phòng tín dụng. - Phòng kế toán và ngân quỹ. - Phòng hành chính nhân sự. - Hai chi nhánh Ngân hàng cấp III. m« h×nh cña chi nh¸nh NHN0&PTNT Lý Nh©n: Ban gi¸m ®èc Phßng kÕ to¸n ng©n quü Phßng Hµnh chÝnh C¸c chi nh¸nh ng©n hµng cÊp III Phßng TÝn dông 4. Chøc n¨ng c¸c phßng ban: NHN0&PTNT Lý Nhân là một trong những Ngân hµng cấp II trực thuộc NHN0&PTNT tỉnh Hà Nam với 33 cán bộ, ban giám đốc và 3 phòng nghiệp vụ tại các chi nhánh Ngân hµng cấp III - Phòng tín dụng. - Phòng kế toán và ngân quỹ. - Phòng hành chính nhân sự. 4.1. Phßng tÝn dông: Biên chế chiếm 45% số cán bộ của cơ quan, phòng tín dụng chiếm vị trí khá quan trọng, nhiệm vụ của phòng là huy động và cho vay đối với các hộ sản xuất và các tổ chức kinh tế. Hoạt động tín dụng mà phát triển thì lợi nhuận của Ngân hàng thu được cũng tăng lên. Thông qua hoạt động vay vốn còn thực hiện nhiệm vụ tiếp cận thị trường, cung ứng vốn cho nền kinh tế, bên cạnh đó còn thực hiện nhiều dịch vụ khác như bảo lãnh, cầm đồ dịch vụ đời sống. Phòng tín dụng tập trung nghiên cứu chiến lược khách hµng, phân loại khách hµng, tham mưu, cố vấn cho giám đốc về mục tiêu, chiến lược, huy động kinh doanh, chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hµng nhằm mở rộng đầu tư, đồng thời đề ra chiến lược khách hµng. 4.2. Phßng KÕ to¸n vµ Ng©n quü: Nhiệm vụ mở tài khoản cho khách hàng huy động vốn tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, thanh to¸n chuyển khoản, thanh toán điện tử, truy cập thông tin, cập nhật tích luỹ số liệu hạch toán các khoản cho vay thu nợ, thu lãi chính xác kịp thời. Ngoài ra kế toán cßn cã bộ phận chuyên làm kho quỹ thực hiện thu chi tiền mặt, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu tiền bán hàng qua cửa hàng xăng dầu VÜnh Trụ, chi nhánh Điện lực, công ty Thương mại một lượng tiền mặt thường xuyên qua quỹ Ngân hàng. Bên cạnh đó còn thực hiện quản lý kho quỹ, sổ tiết kiệm, các giấy tờ giá trị khác. 4.3. Phßng Hµnh chÝnh nh©n sù: Thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc tại cơ quan, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông vận tải, bảo vệ y tế, công văn lưu tr÷, tham mưu mở rộng mạng lưới kinh doanh định mức lao động trực tiếp quản lý hồ sơ, cán bộ thực hiện công tác thi đua khen thưởng. 4.4. Chi nh¸nh Ng©n hµng cÊp III chî CÇu, chî Chanh: Được đặt ở 2 vị trí thuận lợi 2 Ngân hàng cấp III đã tạo điều kiện thuận lợi và tiện ích cho hoạt động giao dịch với khách hàng, hoạt động huy động vốn và cho vay linh hoạt, góp phần và tạo điều kiện rất tốt cho NHN0&PTNT Lý Nhân ngày một phát triển hơn. II. T×nh h×nh vµ kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh t¹i chi nh¸nh NHN0&PTNT Lý Nh©n 1. Hoạt động huy động vốn. B¶ng 1: KÕt qu¶ huy ®éng vèn qua c¸c n¨m t¹i NHN0&PTNT Lý Nh©n §¬n vÞ: triÖu ®ång ChØ tiªu N¨m 2006 N¨m 2007 So s¸nh 2007/2006 Tû träng (%) Tû träng (%) T¨ng (+) Gi¶m (-) Tû lÖ (%) Tæng nguån vèn huy ®éng 109.854 100 116.445 100 6.591 106,0 1. Ph©n theo tÝnh chÊt Có kỳ hạn < 12 tháng 18.148 16,5 18.329 15,7 181 101,0 Cã kú h¹n >12 tháng 78.290 71,3 84.553 72,6 6.263 108,0 Kh«ng kú h¹n 13.416 12,2 13.563 11,7 147 100,1 2. Ph©n theo kh¸ch hµng TiÒn göi cña TCKT 15.489 14,1 16.768 14,3 1.279 108,25 TiÒn göi cña d©n c­ 94.365 85,9 99.677 85,7 5.302 105,63 3. Ph©n theo lo¹i tiÒn tÖ Vèn huy ®éng VND 108.313 98,6 114.564,5 98,4 6.251,5 106,0 Vèn huy ®éng ngo¹i tÖ (®· quy ®æi) 1.541 1,4 1.880,5 1,6 339,5 122,0 (Số liệu bảng cân đối vốn của NHN0&PTNT Lý Nhân ) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn huy động vốn của chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân trong những năm sau đều cao hơn năm sau đều cao hơn năm trước, điều này chứng minh được rằng công tác huy động vốn của chi nhánh ngày càng có hiệu quả. Năm 2006 đạt 109.854 triệu đồng, năm 2007 đạt 116.445 triệu đồng tăng 6591 ( bằng 106% so với năm 2006 ). Trong đó tăng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng, năm 2006 chiếm tỷ trọng 71,3%; năm 2007: 72,6%. Nếu phân theo khách hàng thì nguồn huy động chủ yếu là từ dân cư năm 2006 chiếm 85,9%, năm 2007 chiếm 85,6%. Đây là nguồn vốn có lãi xuất và tốc độ tăng trưởng vững chắc ổn định nên mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động về sử dụng vốn. Qua số liệu trên ta thấy được tiềm năng huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng rất lớn, điều này chứng tỏ được uy tín của Ngân hàng Lý Nhân trên địa bàn ngày càng tăng lên. Mặc dù từ năm 2000 đã có 1 Ngân hàng cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng là chi nhánh Ngân hàng công thương Hà Nam, song ngồn vốn huy động trong các tầng lớp dân cư của NHN0&PTNT Lý Nhân không ngừng tăng lên. Có được kết quả trên là do mở rộng công tác huy động vốn đến từng cán bộ CNV kể cả cán bộ tín dụng nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động không kỳ hạn, có kỳ hạn phát hành trái phiếu v.v Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng lại chiếm vị trí quan trọng vì đây là nguồn vốn có quy mô thường rất lớn, chi phí trả lãi thấp hơn so với các loại tiền gửi khác. Trong nhưng năm gần đây, chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân đã nỗ lực trong việc khơi tăng loại tiền gửi này để giảm lãi xuất đầu vào từ đó tăng khả năng cạnh tranh thị trường. Cụ thể năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 1.279 triệu đồng, tăng 108,25% so với năm 2006 Việc huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ song đã thấy tăng qua các năm: năm 2006 là 1,4; năm 2007 là 1,6 tăng 339,5 triệu đồng. Điều này dễ hiểu do người dân có người nhà đi nước ngoài còn ít và đa số người dân là nông dân nên không có ngoại tệ. 2/ Hoạt động tín dụng Bảng 2: Kết quả công tác tín dụng §¬n vÞ: triÖu ®ång ChØ tiªu N¨m 2006 N¨m 2007 So s¸nh 2007/2006 Tû träng (%) Tû träng (%) T¨ng (+) Gi¶m (-) Tû lÖ (%) 1. Doanh sè cho vay 103.487 100 118.906,5 100 15.419,5 144,9 - Ng¾n h¹n 63.959 61,8 71.186 59,84 7.227 111,3 - Trung, dµi h¹n 39.528 38,2 47.720,5 40,16 8.192,5 121,0 2. Doanh sè, thu nî 101.261 100 123.133 100 21.872 121,6 - Ng¾n h¹n 71.047 70,2 85.328 69,3 14.281 120,1 - Trung, dµi h¹n 30.214 29,8 37.805 30,7 7.591 103,5 3. D­ nî 91.942 100 94.241,5 100 2.299,5 102,5 - Ng¾n h¹n 52.085 56,65 52.502 55,7 417 100,8 - Trung, dµi h¹n 38.983 42,4 40.465,5 42,94 1.482,5 103,8 - Nî qu¸ h¹n 874 0,95 1.274 1,36 400 145,76 (Số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh tín dụng năm 2007 NHN0&PTNT Lý Nhân) Song song với nghiệp vụ về huy động vốn, nghiệp vụ về cho vay vốn đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng sai lầm trong công tác sử dụng vốn cho vay sẽ dẫn đến hậu quả không lường không chỉ ảnh hưởng đến chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống Ngân hàng. Từ bảng 2 cho thấy hoạt động cho vay của NHN0&PTNT Lý Nhân có bước tăng trưởng rõ rệt, doanh số cho vay hàng năm tăng hàng chục tỷ đồng, năm 2007 so với năm 2006 là 15419,5 triệu đạt tỷ lệ 144,9. Xét về cơ cấu tín dụng thì tỷ lệ doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm 38,2 năm 2006, 40,16 so với năm 2007. Doanh số thu nợ cũng tăng dần qua các năm. Năm 2006 thu nợ được 101.261 triệu đồng; năm 2007 là 123.133 triệu đồng tăng 21.872 triệu đồng so với năm 2006. Có được kết quả trên NHN0&PTNT Lý Nhân đã thực hiện tốt công tác thu nợ, từ việc thực hiện phân tích nợ, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng kiểm tra phát hiện kịp thời những món vay sử dụng sai mục đích để đôn đốc thu nợ đúng hạn, đồng thời kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan chức năng trong việc đôn đốc thu hồi những món nợ có khó khăn giảm mức thấp nhất dư nợ quá hạn. Tổng dư nợ cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.299,5 triệu đồng tăng 102,5. Sự gia tăng dó là do sự tăng lên rất lớn về cho vay ngắn hạn 417 triệu đồng và cho vay trung, dài hạn 1.482,5 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do người đã dần dần ổn định đời sống kinh tế làm giầu cho bản thân và xã hội, do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng được cải thiện nâng cao, các khu công nghiệp mới được xây dựng, do đó nhu cầu vay vốn của ngân hàng tăng đáng kể. Tình trạng nợ quá hạn tuy thấp là 1,36%, nhưng có xu hướng tăng đã ảnh hưởng không tốt cho hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, NHN0&PTNT Lý Nhân chưa có cơ cấu tín dụng hợp lý cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có xu thế tăng so với vay trung hạn, cũng một phần do địa bàn nông nghiệp nông thôn dự án dài hạn rất ít, xét về nguyên tắc cho vay vốn với dự án ngắn hạn phải vay vốn ngắn hạn. Bên cạnh đó lãi suất vay trung hạn bao giờ cũng cao hơn lãi xuất cho vay ngắn hạn. 3. Các hoạt động khác: - Thu, chi tiền mặt: Do đặc điểm, hoạt động ngân hàng trên địa bàn nông thôn người dân chưa quen với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nên phần lớn hoạt động thu chi tại NHNo&PTNN huyện Lý Nhân đều không dùng tiền mặt. Doanh số thu chi hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 doanh số thu tiền mặt là 314.545 triệu đồng tăng 18% so với năm 2004. Tổng chi tiền mặt cũng tăng nhiều năm 2005 là: 419.393 triệu đồng so với năm 2004 tăng 21,1%. - Dịch vụ ngân hàng: Hoạt động dịch vụ ngân hàng như chuyển tiền điện tử trong nước và chi trả kiều hối (chi trả bằng VND) đều do bộ phận kế toán ngân quỹ đảm nhiệm. Toàn ngân hàng có hơn 700 tài khoản của các thành phần kinh tế và cá nhân có quan hệ giao dịch thanh toán và hàng chục ngàn người gia dịch thanh toán bằng chứng minh thư nhân dân. Dịch vụ này đã làm tăng thu nhập ngoài dịch vụ tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lý Nhân, năm 2004 là 117 triệu đồng, năm 2005 là 209 triệu đồng. Qua số liệu đáng mừng trên chứng tỏ chất lượng và số lượng của công tác dịch vụ thanh toán của NHNo&PTNT huyện Lý Nhân ngày càng được nâng lên. III. Thùc tr¹ng ®¶m b¶o tiÒn vay vµ kiÕn nghÞ hoµn thiÖn c«ng t¸c hiÖn nay t¹i chi nh¸nh NHN0&PTNT Lý Nh©n TØnh Hµ Nam Trong hoạt động kinh doanh cã muôn ngàn lý do dẫn đến nguồn thu nợ không thực hiện được, nếu không có nguồn bổ sung tất yếu Ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng. Do đó để bảo vệ lợi ích của mình các ngân hàng thường yêu cầu ngươi đi vay phải có các đảm bảo cần thiết, tức khách hàng phải trao cho Ngân hàng tài sản, các giấy tờ sở hữu tài sản hoặc phải có tín chấp (có tín nhiệm với Ngân hàng) Như vậy bảo đảm tiền vay là yêu cầu thiết yếu trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng. 1. Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay mà NHN0&PTNT Lý Nhân đang áp dụng: Các hình thức bảo đảm tiền vay. Các hình thức cho vay có bảo đảm chi nhánh đang áp dụng theo Nghị định 178/ CP: - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh tài sản của bên thứ 3, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (bảo đảm bằng tín chấp). Ngân hàng quyết định dựa trên bảo đảm bằng khả năng tài chính của đơn vị đi vay, bằng hiệu quả của dự án, phương án vay vốn, cho vay bảo đảm theo chỉ thị của Chính phủ, cho vay cá nhân hộ gia đình nghèo bảo đảm bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể và chính trị xã hội. 1.2. Cách xác định mức bảo đảm tiền vay. Thực hiện Nghị định 178/1999/NĐ – CP ngày 29/12/1999 về việc bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng. Hội đồng quản trị NHN0&PTNT Việt Nam ban hành quy định: a. Mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm. Khách hàng vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Ngân hàng được phép lựa chọn khách hàng vay, xác định được giá trị tài sản vốn vay như sau: Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. Tài sản cầm cố: Tài sản do khách hàng giữ hoặc bên thứ 3 giữ và mức cho vay bằng 50% giá trị tài sản cầm cố; bộ chứng từ xuất khẩu thì cho vay bằng 90% giá trị thanh toán mà khách hàng được hưởng từ bộ chứng từ hoàn hảo. Tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa bằng 70% vốn đầu tư của dự án, phương án vay vốn. Tỷ lệ vốn tự có của khách hàng vay vốn phải cao hơn và do giám đốc NHCV quyết định dựa trên kết quả thẩm định, mức độ rủi ro và hiệu quả của dự án vay. b. Vay không có tài sản đảm bảo ( bằng tín chấp ). Đối với cán bộ công nhân viên chức thực hiện theo công văn số 34/CV –NHNN ngày 28/01/2000 của thống đốc Ngân hàng Việt Nam thì việc cho vay có thể thu nợ bằng tiền lương, trợ cấp và các khoản thu khác. Đồng thời các tổ chức tín dụng có thể quyết định khách hàng cho vay không có tài sản bảo đảm dựa trên mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, dự án khả thi. 1.3. Công tác thẩm định vay vốn tại chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lý Nhân Căn cứ vào bộ hồ sơ khách hàng gửi đến cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiến hành thẩm định trước khi cho vay. * Nội dung thẩm định: Bên cạnh thẩm định và xem xét hồ sơ vay theo đơn xin vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng phải đánh giá được khả năng tài chính của khách hàng mức dư nợ có đủ điều kiện hay không trên vốn vay, trong đó vốn tự có là bao nhiêu. Thông thường vốn tự có tham gia dự án bằng 20% vốn vay. Từ đó cán bộ tín dụng có khả năng đánh giá được khả năng sinh lời của dự án trên nhu cầu vay vốn của khách hàng. Sau khi thẩm định xong cán bộ tín dụng phải đưa ra nhận xét và đề xuất với nhu cầu vay của khách hàng trình lên giám đốc. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng phải thẩm định chính xác các hồ sơ mà khách hàng gửi đến như hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, thẩm định xong cán bộ tín dụng phải đưa ra nhận xét và đưa ra đề xuất với nhu cầu vay vốn của khách hàng để trình lên ban giám đốc. 2. Kết quả công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân Biểu 3: Cơ cấu các hình thức bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân: §¬n vÞ: triÖu ®ång ChØ tiªu N¨m 2006 N¨m 2007 So s¸nh 2007/2006 Tû träng (%) Tû träng (%) T¨ng (+) Gi¶m (-) Tû lÖ (%) Tæng d­ nî 96.246 100 103.272 100 7.026 107,3 - B»ng tÝn chÊp 89.371 93 99.559 96,4 10.188 111,4 - B»ng tµi s¶n thÕ chÊp cña ng­êi b¶o l·nh. 3.017 3,1 1.740 1,7 -1277 -57,67 - B»ng TSCC, TC cña ng­êi vay vµ tµi s¶n tõ vèn vay 3.858 3,9 1.973 1,9 -1885 -51,14 (Số liệu báo cáo về tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân) Qua biểu 3 cho thấy: Trong 3 hình thức bảo đảm tiền vay thì cho vay bằng tín chấp là chủ yếu. Đó là sự tín nhiệm của Ngân hàng đối với người vay thông qua tổ vay vốn. Đó là những hộ sản xuất hay tổ chức kinh tế, vay trả sòng phẳng không có nợ quá hạn; hoặc đơn vị có tình hình tài chính tốt, làm ăn có lãi, hoặc dự án vay vốn có hiệu quả rõ ràng người vay vốn không cần có tài sản cầm cố, thế chấp. Qua 2 năm hình thức này chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2006 chiếm 93%; năm 2007 chiếm 96,4% tăng 111,4 so với năm 2006. Các hình thức còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ và có chiều hướng giảm, xu thế phát triển này là đúng hướng và phù hợp với hoạt động tín dụng của chi nhánh bởi lẽ: địa bàn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là cho vay hộ sản xuất, các hộ sản xuất vay vốn với quy môn nhỏ như chăn nuôi trồng trọt do đó chỉ vay với mức 10 triệu đồng là chủ yếu mà với hình thức này không phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản mà chỉ dự trên quan hệ tín nhiệm. 3. Cơ cấu các loại tài sản được sử dụng để bảo đảm nợ tại NHNo&PTNT Lý Nhân Biểu 4: Các loại tài sản được sử dụng để bảo đảm nợ §¬n vÞ: triÖu ®ång ChØ tiªu N¨m 2006 N¨m 2007 So s¸nh 2007/2006 Sè tiÒn Tû träng (%) Sè tiÒn Tû träng (%) T¨ng (+) Gi¶m (-) Tû lÖ (%) D­ nî tÝn dông cã tµi s¶n ®¶m b¶o 21.420 100 22.705 100 1.285 106,0 1. Tµi s¶n thÕ chÊp 11.732 54,77 12.858 56,6 1.126 109,6 - Nhµ cöa 5.955 27,8 6.813 52,9 818 144,4 - QuyÒn sö dông ®Êt 5.762 26,9 6.045 3,7 -96 98,333 2. Tµi s¶n cÇm cè, thÕ chÊp 9.688 45,2 9.903 43,4 215 102,22 - M¸y mãc, thiÕt bÞ 2.892 13,5 2.478 19,3 -414 85,7 - Th­¬ng phiÕu, sæ tiÕt kiÖm 4.091 19,2 5.020 22,1 929 122,7 - Tµi s¶n kh¸c 2.678 12,5 2.405 2 -273 89,8 (Số liệu: Báo cáo tình hình hoạt động cho vay có bảo đảm tại chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân) Qua biểu 4 cho thấy các loại tài sản được thế chấp cầm cố tại chi nhánh cũng khá đa dạng nhưng tập trung chủ yếu với số lượng lớn ở các loại tài sản như nhà cửa quyền sử dụng đất, điều này cũng bởi lẽ các loại tài sản này hiện nay ở Lý Nhân được coi là có tính pháp lý cao và có giá trị. Các tài sản thế chấp, cầm cố có biến đổi dao động. Năm 2007 tài sản thế chấp quyền sử dụng đất có giảm chút ít là 98,33% giảm 96 triệu đồng so với năm 2006, ngược lại tài sản cầm cố là thương phiếu sổ tiết kiểm lại tăng. Đây cũng một phần do các thủ tục cầm cố sổ tiết kiệm, thương phiếu đơn giản, thuận tiện cho cán bộ tín dụng cũng như cho khách hàng. Tài sản cầm cố như máy móc thiết bị, tài sản khác giảm qua 2 năm bởi lẽ các tài sản này có giá trị thay đổi theo thời gian, gây cản trở cho việc đánh giá thẩm định cho cán bộ tín dụng, ít an toàn, nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cao. 4. Tình hình cho vay tín chấp (không có tài sản bảo đảm): Biểu 5: Tổng dư nợ bằng tín chấp (Không có tài sản bảo đảm): §¬n vÞ: triÖu ®ång ChØ tiªu N¨m 2006 N¨m 2007 So s¸nh 2007/2006 Sè tiÒn Tû träng (%) Sè tiÒn Tû träng (%) T¨ng (+) Gi¶m (-) Tû lÖ (%) Tæng d­ nî kh«ng cã tµi s¶n ®¶m b¶o (tÝn chÊp) 80.232 100 86.163 100 5.931 107,4 1. Tæ chÊp kinh tÕ 35.783 44,6 40.927 47,5 5.144 114,4 2. D©n c­ 43.325 54 44.115 51,2 1.790 101,8 3. C«ng nh©n viªn chøc 1.134 1,4 1.21 1,3 -13 98,8 ( Số liệu: báo cáo tình hình cho vay không có tài sản đảm bảo ) Qua biểu 5 cho ta thấy: Tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu là dân cư và các tổ chức kinh tế. Đối với tầng lớp dân cư dư nợ cho vay bằng tín chấp năm 2006 chiếm 51,2%, năm 2007 chiếm 48,5%; đây cũng là điều hợp lý bởi lẽ địa bàn hoạt động của Ngân hàng huyện Lý Nhân chủ yếu cho vay đối với tầng lớp dân cư có quan hệ tín nhiệm đối với Ngân hàng, cho vay với mức vốn thấp chủ yếu để sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ như chăn nuôi, trồng trọt, khinh doanh với quy mô nhỏ, quay vòng vốn nhanh. Đối với các tổ chức kinh tế cho vay bằng tín chấp cũng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng năm 2006 chiếm 47,5%, năm 2007 chiếm 49,5% tăng 4.893 triệu đồng; các doanh nghiệp ở đây chủ yếu là các công ty TNHH, HTX kinh doanh chủ yếu là thu mua và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Do nắm bắt đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Chính phủ chi nhánh đã tích cực mạnh dạn mở rộng cho vay các tổ chức kinh tế bằng tín chấp và đã có kết quả đó là sự tăng lên 114,4% so với năm 2006. Cho vay bằng tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ vì phần lớn chi vay với đối tượng này có mục đích sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cho tiêu dùng sinh hoạt và được đảm bảo bằng lương hàng tháng và có xu hướng giảm dần. Chương III GIẢI PHẢP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH NHN0&PTNT LÝ NHÂN. I. Những kết quả chủ yếu đã đạt được và định hướng phát triển hoạt động tín của chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân. Những kết quả đã đạt được. Mặc dù còn gặp khó khăn nhưng năm 2007 Chi nhánh đã đạt nhưng kết quả khích lệ. Tổng dư nợ luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Dù tốc độ tăng tổng dư nợ chưa cao nhưng chất lượng có xu hướng tốt lên rõ rệt, thể hiện không có tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 các khoản cho vay của NH luôn đảm bảo không vượt quá 15% vốn tự có. Tích cực mở rộng tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh nagỳ càng phat triển, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích của NH. Để có được kết quả trên, Chi nhánh đã áp dụng một số giải pháp chủ yếu sau: - Tăng quy mô kinh doanh đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh môi giới quá hạn. - Đối với các khoản nợ, vì lý do khách quan phát sinh từ các năm trước, chi nhánh đã sử dụng các biện pháp như trình lên NH cấp trên xem xét cho giãn nợ, giảm lãi xuất quá hạn nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vốn, duy trì sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho Chi nhánh. - Đối với trường hợp tài sản có thế chấp những người vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khởi kiện trước pháp luật và niêm phong tài sản thế chấp chờ xử lý. - Chi nhánh đã thận trọng xem xét, thẩm định kỹ hồ sơ vay vốn của khách hàng, xác định chính xác đối tượng cho vay, thực hiện đúng các nguyên tắc và các điều kiện vay vốn. Ngoài ra chi nhánh còn tư vấn cho khách hàng nhưng phương án kinh doanh đúng đắn nhằm tránh được rủi ro cho khách hàng, giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Chính nhờ công tác này mà công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng đã đạt được những kết quả khả quan trọng thời gian gần đây. 2. Định hướng phát triển hoạt động tín của chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân. 2.1 Về nguồn vốn: Bằng mọi biện phát mở rộng thêm mạng lưới huy động vốn. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, huy động tại bàn mở theo các quy tiết kiệm. Tại những địa điểm có môi trường hoạt động kinh doanh phát triển, dân cư đông xây dựng các phòng giao dịch nhằm thu hút nguồn tiền gửi, tăng cường công tác thu hút nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Huấn luyện bồi dưỡng cách giao tiếp, kiến thức tư vấn cho khách hàng cho cán bộ giao dịch, tạo ấn tượng giao tiếp văn minh lịch sự, hiện đại đối với khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng có các chính sách linh hoạt ưu đãi về lãi xuất với khách hàng truyền thống, có số dư tiền gửi lớn. 2.2 Về tín dụng: Chú trọng củng cố chất lượng tín dụng thông qua nâng cao chất lượng thẩm định phương án, dự án vay vốn, tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng. Phấn đấu hạn chế nợ quá hạn dưới 1%/ tổng số nợ và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn để mở rộng tín dụng. Tiếp tục đổi mới cơ cấu cho vay theo hướng giữ vững thị phần nông nghiệp nông thôn là thị phần chủ yếu, vừa cơ bản vừa lâu dài, từng bước mở rộng các thị phần ra các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, không tập trung cho vay vào một ngành, một khách hàng tăng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản. 2.3 Về công tác bảo đảm tiền vay: Cần đa dạng hơn các hình thức bảo đảm tiền vay bảo đảm bằng tín chấp mà mở rộng các hình thức bảo đảm bằng tài sản của người bảo lãnh, bằng tài sản cầm cố thế chấp của người vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Các quy chế, quy định, giấy tờ hợp đồng cho vay cần tinh giản hơn, nhanh gọn hơn nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn. Thực hiện đầy đủ chặt chẽ quy định về bảo đảm tiền vay nhằm thu được nợ cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ, gắn trách nhiệm của khách hàng với hiệu quả của phương án kinh doanh, tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý được khách hàng chặt chẽ. Tích cực coi trọng việc kiểm tra, xem xét thực trạng tài sản đảm bảo. II. Một số tồn tại trong công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân . Những vương mắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, chi nhánh áp dụng các biện pháp để thu hồi vốn gốc và lãi qua nguồn thu nợ thứ hai là bán đấu giá tài sản bảo đảm song luôn gặp phải nhưng khó khăn: Trước hết: Thông tư 02 liên ngành giữa bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục địa chính, Bộ công an, Bộ tư pháp về xử lý phát mại tài sản thế chấp triển khai không đông bộ nên việc xử lý tài sản chế chấp không có hiệu quả. Nhiều trường hợp người vay không trả được nợ nhưng bên cho vay không phat mại được tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Kết quả là Ngân hàng muốn thu hồi được nợ phải tự vân động, kiểm tra, đôn đốc, nhờ cậy vào chính quyền địa phương, vào các cơ quan pháp luật quản lý tài sản là đối tượng vay vốn để thu nợ, chi phí rất lớn sức người sức của cho việc thu hồi nợ nên thường bị động, lúng túng và càng khó khăn hơn nếu không được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và thu nhập của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó không có sự hợp tác của chủ sở hữu tài sản, chủ tài sản trây lì, có thái độ chống đối, viết đơn khiếu nại đến cơ quan cấp cao gây khó khăn cho việc xử lý tài sản bảo đảm, tốn kém thời gian, chi phí cho Ngân hàng. Bên cạnh đó các tài sản bảo đảm có thể hao mòn về mặt giá trị, lỗi thời, lạc hậu ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản. Ngoài ra các giấy tờ, hồ sơ còn chưa đầy đủ, hợp pháp gây tốn kém tiền bạc công sức cho Ngân hàng. 5.2. Thủ tục cho vay còn phức tạp. Các thủ tục cho vay còn nhiều khâu rườm rà gây mất thời gian cho khách hàng. Đối với các khoản vay có độ rủi ro thấp khi khoản vay đã được cầm cố bằng giấy tờ có giá, hay sổ tiết kiệm thì cần thủ tục vay vốn nhanh gọn, ít phức tạp hơn tạo thuận lợi cho khách hàng. 5.3 Các hình thức bảo đảm tiền vay còn hạn chế. Ở chi nhánh Lý Nhân, chủ yếu áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tín chấp, mà trong hình thức này chủ yếu chi nhánh tự quyết định lựa chọn khách hàng cho vay, mà chưa có khoản nào cho vay theo chỉ định của chính phủ, hay cho vay bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức các đoàn thể xã hội. Do vậy khách hàng vay vốn còn rất hạn chế. Hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của người thứ 3 người bảo lãnh cũng hạn chế làm giảm khả năng tín dụng của Ngân hàng. 5.4. Công tác thẩm định còn lỏng lẻo: Chi nhánh chủ yếu lựa chọn khách hàng trên cơ sở khách hàng tin cậy, có tín nhiệm để cho vay. Song đây chỉ là cơ sở ban đầu còn khoản vay có tốt hay không phụ thuộc vào nhiều vào việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng vay. Nhưng hầu như các cán bộ tín dụng thực hiện khâu thẩm định chưa đi sát, chưa đi sâu còn hời hợt và chủ yếu quyết định cho vay trên cơ sở độ tín nhiệm, sự quen biết, dẫn đến nhiều dự án vay vốn không mang lai hiệu quả gây rủi ro cho khách hàng. 5.5. Khó khăn trong việc quản lý tài sản bảo đảm: Do hình thức vay vốn có tài sản bảo đảm của chi nhánh còn thấp chỉ chiếm tỷ trọng 8% dẫn đến việc quản lý tài sản có những khó khăn như chi nhánh chưa đầu tư chi phí để xây dựng kho bảo quản, dẫn đến các tài sản bảo đảm còn được bảo quản sơ sài, tạm bợ dẫn đến máy móc hỏng, hao mòn về giá trị, gây tốn kém chi phí trong quá trình quản lý tài sản, làm cho hiệu quả công tác thu hồi nợ giảm. III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT HUYỆN LÝ NHÂN. Để hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lý Nhân em xin kiến nghị một số giải pháp sau: Hoàn thiện công tác đánh giá lựa chọn khách hàng: Chất lượng, hiệu quả của việc sử dụng vốn vay cao hay thấp phụ thuộc vào việc sử dụng vốn đúng mục đích của người vay, do đó việc xem xét lựa chọn khách hàng trước khi ký kết hoạt động cho cvay là bước đầu rất quan trọng trong hoạt động tín dụng. Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đánh giá đúng chính xác về tình hình tài chính của khách hàng tính khả thi của dự án vay. Thường xuyên, theo dõi, quản lý khách hàng qua việc giải ngân cũng như việc trực tiếp đi kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn vay đúng mục đích. Làm tốt công tác lựa chọn khách hàng sẽ toạ điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng, tránh rủi ro tín dụng. 2. Làm tốt công tác đánh giá thẩm định tài sản bảo đảm: Khi cho vay, công tác bảo đảm tín dụng có hiệu quả hay không, rủi ro có được hạn chế hay không đòi hỏi cán bộ tín dụng phải làm tốt công tác thẩm định, đánh giá tài sản bảo đảm một cách chính xác, khách quan. Tài sản bảo đảm dưới nhiều hình thức khác nhau do đó việc đánh giá tài sản bảo đảm không quá cao hay không quá thấp so với giá trị thực tế đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nếu đánh giá thấp khách hàng được vay ít, nhưng nếu khi đánh giá tìa sản bảo đảm cao hơn giá trị thực tế mà khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh không trả được nợ thì giá trị tải sản bảo đảm mà Ngân hàng thu hồi không có khả năng bù đắp rủi ro gây thất thoát vốn Ngân hàng. 3. Mở rộng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản. Mở rộng các hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản, khuyến khích các khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của người bảo lãnh và tài sản cầm cố thế chấp của người vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Tích cực, khuyến khích khách hàng và mở rộng hình thức cho vay có bảo đảm bằng thương phiếu, sổ tiết kiệm do các hình thức này thủ tục vay đơn giản, gọn nhẹ và nhanh chóng. 4. Quản lý chặt chẽ và có biện pháp xử lý phù hợp các tài sản bảo đảm tiền vay. - Các hồ sơ, giấy tờ của tài sản phải đầy đủ và hợp pháp. - Xử lý điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản bảo đảm khi có những biến động về giá hoặc khi các tài sản bị xuống cấp. - Xây dựng kho bảo quản tài sản bảo đảm mới an toàn và hợp lý hơn. - Khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ Ngân hàng cần xem xét lựa chọn những biện pháp xử lý phù hợp. - Với các khoản nợ mà tài sản bảo đảm chưa đủ hồ sơ pháp lý thì cán bộ tín dụng cần hoàn thiện hồ sơ để thanh lý, phát mại, thu hồi vốn. - Với tài sản bảo đảm có thể phát mại để thu hồi thì thoả thuận với khách hàng bán đấu giá sao cho khách hàng không bị thiệt do tài sản bị bán với giá thấp. - Với tài sản bảo đảm khó phát mãi thì tìm cách tháo gỡ, đồng thời phải báo cáo cơ quan luật hỗ trợ xử lý. 5. Thủ tục cho vay cần cải tiến cho đơn giản dựa trên nhiều nguồn thông tin để hạn chế rủi ro: Chi nhánh cần điều chỉnh, cải thiện các thủ tục, thời gian cho vay sao cho bớt rờm rà, chậm chễ gây khó khăn cho khách hàng. Như đối với các hình thức cho vay có tính đặc thù, có độ rủi ro thấp như cầm cố giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm thì thủ tục vay vốn ít giấy tờ và tinh gọn hơn. Chi nhánh NHNo&PTNT Lý Nhân cần quan tâm hơn trong việc thu thập thông tin phòng ngừa rui ro như xây dựng phòng thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng để đáp ứng nhu cầu cho việc thẩm định dự án những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và nhanh chóng về những hoạt động kinh doanh của khách hàng hay khả năng trả nợ của họ. 6. Làm tốt công tác giải ngân và giám sát thường xuyên việc sử dụng vốn của khách hàng. Trong quá trình giải ngân cho vay vốn cán bộ tín dụng phải xem xét, nghiên cứu phương án, mục địch vay vốn sao cho hiệu quả hợp lý, bên cạnh đó giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, nếu thấy phát hiện sai phạm thì có biện pháp xử lý thích hợp. Cần kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý có thẩm quyền như cơ quan công an, UBND, viện kiểm soát trong việc xử lý nợ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng để xử lý nhanh các tài sản thế chấp cầm cố để thu hồi nợ. 7. Phải rèn luyện và đào tạo cán bộ tín dụng có nghiệp vụ tinh thông, phẩm chất tốt. Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động cho vay của Ngân hàng, do đó việc nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng được coi là hiệu quả trong công tác bảo đảm tiền vay. Ngân hàng cần có kế hoạch cử cán bộ đi học tập, bồi dưỡng, tập huấn và có các cuộc hội thảo họp mặt truyền kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề thị trường mà khách hàng vay vốn hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ ngoài chuyên môn tốt còn phải có ý thức, trách nhiệm đối với dự án phương án mình thẩm định cho vay và cán bộ tín dụng phải là người trung thực, hiểu biết có đạo đức nghề nghiệp khi tư vấn cho khách hàng phải thực sự thấu tình đạt lý để thấy được những khó khăn, thiệt thòi khi món vay không thanh toán đúng hạn phải chuyển nợ quá hạn, gây rắc rối, tốn kém thời gian chi phí cho ngân hàng khi xử lý tài sản đảm bảo. KÕt luËn Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Chính vì thế cần phải có sự vươn lên không những của đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân mà còn là sự quan tâm, giúp đỡ không ngưng của lãnh đạo huyện và sự phối hợp giúp đỡ của các cấp, các ngành. Trong những năm Ngân hàng tiếp theo NHN0&PTNT Lý Nhân nói riêng và Ngân hàng nói chung phải tiếp tục đổi mới, phong phu về mặt nghiệp vụ, mạnh dạn kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ Ngân hàng đáp ứng yêu cầu của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó Ngân hàng không ngừng nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo tiền vay để mở rộng cho vay, cho vay có hiệu quả và hạn chế rủi ro thấp nhất. Do thời gian thực tập còn hạn chế và đây còn là vấn đề phức tạp, cùng với sự hiểu biết chưa sâu nên luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận sự nhận xét, góp ý và chỉ bảo của các thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các thầy các cô giáo trong khoa Tài chính - Kế toán cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy, chỉ bảo em trong 4 năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình thanh toán kế toán qua ngân hàng - Trường đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội - Tiến sĩ Nguyễn Võ Ngoạn. Giáo trình lý thuyết tiền tệ Ngân hàng Marketing trong Ngân hàng – Nhà xuất bản thống kê. Tạp chí Ngân hàng. Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2006 – phương hướng kinh doanh năm 2007 tại chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân Giáo trình kế toán Ngân hàng - Học viên Ngân hàng – Vũ Thiện Thập Giáo trình lý thuyết tiền tệ Ngân hàng MỤC LỤC BẢNG KÊ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại. NHN0&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. TCKT : Tổ chức kinh tế. VND : Việt Nam đồng. CNV : Công nhân viên. TSCC, TC : Tài sản cầm cố, thế chấp. UBND : Uỷ ban nhân dân. LHPN : Liên hiệp phụ nữ. LĐLĐ : Liên đoàn lao động. TNCS : Thanh niên cộng sản. NHCV : Ngân hàng cho vay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3737.doc
Tài liệu liên quan