Đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

MỤC LỤC Câu hỏi 6: Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam? 1. Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2. Đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Đảng - nhân tố hàng đầu bảo đảm vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Câu 7: Cạnh tranh là gì? Tại sao cạnh tranh là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá? Những tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh?

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi 6: Vì sao nói Đảng Cộng sản viêt nam là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam? Trả lời: 1. Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hơn 7 thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã vượt qua một chặng đường đấu tranh cách mạng cực kỳ khó khăn, gian khổ nhưng đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang: Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm, tổng kết sáng kiến của nhân dân, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới. Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam giành được trong hơn 7 thập kỷ qua bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố hàng đầu quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta- Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện - một Đảng cách mạng thực sự vì nước, vì dân, ngoài lợi ích đó Đảng không có lợi ích nào khác. Giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu lý tưởng của Đảng. Vì vậy, vượt lên mọi thách thức, trong phong ba bão táp, Đảng ta vẫn kiên định vững vàng không xa rời mục tiêu lý tưởng, không run sợ trước kẻ thù, không nhụt chí trước những khó khăn chồng chất, không hạ thấp vị trí tiên phong chiến đấu và trách nhiệm của người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. 2. Đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Đảng - nhân tố hàng đầu bảo đảm vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Đảng lãnh đạo trước hết và chủ yếu bằng cương lĩnh, đường lối, bằng chủ trương, chính sách của Đảng. Đường lối chính trị đúng là cơ sở để đoàn kết thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, toàn dân, tạo nên sức mạnh của Đảng và của cách mạng. Đường lối chính trị đúng đắn nghĩa là đường lối đó phải phản ánh được xu thế vận động của lịch sử, đồng thời phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chân chính của đa số nhân dân. Sức mạnh của Đảng chính là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, mà sự đồng tình và tin cậy của nhân dân đối với Đảng trước hết nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng. Đường lối cách mạng của Đảng có vai trò to lớn trong việc thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, củng cố niềm tin vào Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi những khuynh hướng sai lầm về chính trị và tư tưởng làm cho Đảng ngày càng vững mạnh. Sở dĩ Đảng ta có đường lối chính trị đúng đắn vì: Đảng có một nền tảng lý luận vững chắc, một lý luận tiên phong dẫn đường, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như Lênin đã nói: "Không có lý luận cách mạng không có phong trào cách mạng..." Chỉ Đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nắm vững, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối đúng đắn phù hợp với sự phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hơn thế nữa, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể. Vì vậy, trong lãnh đạo Đảng ta luôn ý thức vận dụng một cách độc lập, sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Một trong những bài học được Đảng ta rút ra là phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tế, kết hợp nhuần nhuyễn sự kiên định về nguyên tắc với sự linh hoạt, sáng tạo về phương pháp, đó là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Mọi sự giáo điều, chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn cũng như xa rời các nguyên tắc, mục tiêu cơ bản của cách mạng thì sẽ dẫn đến nguy cơ sai lầm, làm mất sự lãnh đạo của Đảng. Bottom of Form Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình, Đảng luôn quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng có phẩm chất, đạo đức cách mạng và năng lực công tác, thật sự là những chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân. Mỗi đảng viên của Đảng phải luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, trung thành với lợi ích của giai cấp và của dân tộc, một đời hy sinh phấn đấu vì lý tưởng của cách mạng và lợi ích của nhân dân. Để giữ vững vai trò lãnh đạo, phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, lấy tự phê bình và phê bình làm vũ khí đấu tranh để làm cho Đảng ngày càng vững mạnh. Đồng thời, luôn củng cố, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng, đảm bảo sự nhất trí cao về mục tiêu lý tưởng của Đảng, để làm cho Đảng ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo, bên cạnh những ưu điểm, trong Đảng cũng còn những yếu kém, thậm chí có lúc sai lầm, khuyết điểm, song điều quan trọng, Đảng đã sớm phát hiện ra những yếu kém của mình. Đảng công khai tự phê bình nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Đảng vẫn được nhân dân tin yêu, thừa nhận là đội tiên phong chính trị, người lãnh đạo duy nhất của dân tộc. Thực tiễn lịch sử đã khẳng định rằng: ở nước ta, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, không có lực lượng nào khác có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng. Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền tự hào nói rằng: Đảng ta thật vĩ đại. Học tập, nghiên cứu để hiểu biết về quá trình đấu tranh cách mạng và truyền thống của Đảng không phải chỉ để tự hào về Đảng, mà quan trọng hơn là thanh niên cần nâng cao hơn nữa niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, để công cuộc đổi mới giành thắng lợi to lớn hơn. Trên những vị trí công tác, lao động và học tập của mình, thanh niên phải góp phần tích cực vào công tác xây dựng, bảo vệ Đảng, góp phần làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu để trở thành những đảng viên của Đảng, đem tài năng và sức trẻ cống hiến cho sự nghiệp của Đảng, làm cho những thành tựu và truyền thống của Đảng ngày càng phát triển và phong phú hơn. Câu 7: Cạnh tranh là gì? Tại sao cạnh tranh là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá? Những tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh? Trả lời: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạn tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá,...) hoặc phi giá cả (quảng cáo,...). Dễ thấy, cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động XH tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển,... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh trạnh. Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ, kém phát triển. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,...) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hoá giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLSD1021.doc
Tài liệu liên quan