Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước và tài nguyên đất phục vụ cho công trình nhà máy thủy điện trị an Đồng Nai

MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiĐất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, với tốc độ phát triển rất nhanh, khai thác tài nguyên phục vụ cho công nghiệp và các ngành nghề đã trở thành phổ biến, nhưng khai thác và quản lý tài nguyên không có kế hoạch đã đem tới những hậu quả to lớn mà con người đã đang phải gánh chịu. Năng lượng đang về vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm đặc biệt là thủy năng, không chỉ ở trong nước mà trên thế giới đang có rất nhiều các công trình thủy điện được xây dựng, các công trình thủy điện đã cung cấp đầy đủ về nhu cầu năng lượng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, bên cạnh đó các công trình thủy đến đã tác động rất lớn về môi trường và tài nguyên, đây là vấn đề quan trọng và cần được các tổ chức, các chuyên gia thẩm định về môi trường trước khi các công trình thủy điện xây dựng. Công trình nhà máy thủy điện Trị an là một trong những công trình lớn của Việt Nam được xây dựng trên sông Đồng Nai. Đây là con sông lớn thứ hai ở Việt Nam sau sông Mê Công. Công trình đã cung cấp điện cho khu vực miền Đông và niềm Tây Nam bộ, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động và cải thiện nền kinh tế trong khu vực xây dựng nhà máy thủy điện. Trong những năm qua nhà máy thủy điện vẫn luôn hoạt động và không ngừng sản xuất điện phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt. Quản lý về năng lượng và môi trường xung quanh nhà máy thủy điện là rất cần thiết. Do đó việc “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước và tài nguyên đất phục vụ cho công trình thủy điện Trị An” là hết sức cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu- Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và tài nguyên đất phục vụ cho nhà máy thủy điện Trị An. - Đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước đối với hoạt động xả lũ và điều tiết lũ trong quá trình vận hành của nhà máy thủy điện Trị An. - Đề xuất biện pháp để quản lý tài nguyên môi trường cho nhà máy thủy điện Trị An. 3. Phạm vi nghiên cứu- Chỉ đánh giá hiện trạng môi trường nước do sự hình thành và vận hành các công trình thủy lợi phục vụ cho nhà máy thủy điện Trị An. Không đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi dòng chảy, tiềm năng hồ chứa thủy điện Trị An. - Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở công trình thủy điện Trị An và tác động của việc sử dụng đất đối với hệ sinh thái. 4. Phương pháp nghiên cứu- Khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát hiện trạng trong nhà máy thủy điện Trị An và các công trình thủy lợi như đập xả tràn . phục vụ cho nhà máy thủy điện Trị An - Điều tra thu thập số liệu: Dữ liệu thu thập từ các kết quả nghiên cứu của nhà máy thủy điện Trị An qua các năm, các tài liệu và các trang web có liên quan. - Xử lý thống kê số liệu: Thu thập số liệu, tiến hành xử lý. - Đánh giá so sánh:Từ số liệu thống kê đã có lập bảng so sánh hiện trạng môi trường đất và nước qua các thời kì của nhà máy. - Ý kiến chuyên gia: Tham khảo những đề án nghiên cứu của nhà máy thủy điện qua các thời kì.

docx80 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước và tài nguyên đất phục vụ cho công trình nhà máy thủy điện trị an Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứa thủy điện Đa Nhim, sau hơn 30 năm tích nước vẫn còn lại nhiều cây tân gỗ thành phẩm chưa bị phân hủy. Vào mùa kiệt, lòng hồ thủy điện Thác Mơ lại lộ ra một diện tích lớn cây điều, cao su, bụi rậm… chưa được chặt, thu dọn hang năm, người dân vẫn khai thác được lượng lớn than cây lấy gỗ. Hiện tượng này hoàn toàn không xảy ra đối với hồ chứa thủy điện Trị An. Chế độ điều tiết năm của hồ chứa đã hình thành nên các vùng ngập tạm thời. Trong các vùng có thời gian ngập nước ngắn (thời gian khô cạn dài), cây cỏ có điều kiện phục hồi phát triển, đó là nguồn bổ sung các chất ô nhiễm môi trường nước khi bị ngập nước trở lại. Đây cũng là những tác động trực tiếp của hồ chứa thủy điện Trị An. Tác động gián tiếp được thể hiện qua các quá trình xảy ra trong lòng hồ. Ví dụ điển hình đối với giai đoạn hiện nay của các tác động gián tiếp là hiện tượng nuôi cá bè trên hồ chứa. Các kết quả phân tích chất lượng nước hồ trong giai đoạn hiện nay cho thấy: giá trị của hầu hết các thông số đánh giá thấp hơn so với quy định cột A, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 5942 – 1995. Nguồn nước hồ đảm bào cho việc cấp nước sinh hoạt nhưng phải qua xử lý. Hiện tượng ô nhiễm chì mang tính cục bộ. 2.3 Tác động đối với hệ sinh thái dưới nước 2.3.1 Thực vật vùng bán ngập. Hồ chứa thủy điện Trị An là hồ điều tiết năm. Hàng năm, hồ được khai thác từ mực nước dâng bình thường đến mực nước chết. Từ cuối tháng 1 đến tháng 5 hàng năm, khoảng 15.000 ha đất vùng bán ngập sẽ khô cạn, trong đó có 7.490 ha ở bờ trái sông Đồng Nai và 7.502 ha ở bờ phải sông Đồng Nai. Trong mùa cạn, người dân sử dụng đất vùng bán ngập để sản xuất nông nghiệp. Các loài cây canh tác phổ biến trong vùng là lúa, ngô, hoa màu… Ngoài ra, các thực vật trong nước như lau, sậy, bìm bìm… cũng có điều kiện để khôi phục cùng với các loài khác như rong, bèo… Vùng bán ngập của hồ còn chứa các loài cỏ dại, lùm bụi… Sau thời kỳ khô hạn, khi nước lên, các loài thực vật này lại bị ngập nước, phân hủy và nguồn bổ sung các chất hữu cơ và vi sinh vật. Theo một số nhân định của các nhà khoa học, vùng bán ngập hồ chứa thủy điện Trị An có thể xuất hiện loài phong tín tử. Đây là loài cây ưa cạn có khả năng làm tăng độ tổn thất bốc hơi mặt nước. Loài này thường xuất hiện khi nước có nhiệt độ cao và hàm lượng một thành phần hóa học thích hợp (tổng lượng nito = 3,35 -3,85 mg/l, photpho = 0,15 – 0,18 mg/l, SO42- = 55,5 – 55,7 mg/l, Na+ = 32,2 – 32,9 mg/l …). Gần đây, có nhiều giả thiết cho rằng, chất lượng nước hồ và đặc biệt là các loài cá bị ảnh hưởng bởi các độc tố do quá trình thối rữa của cây móc mèo (tên địa phương) mọc phổ biến trong vùng bán ngập và ven bờ. Đối với con người, độc tố trong cây móc mèo có khả năng làm suy giảm hồng cầu của máu, dẫn đến suy gan, thận cấp… Tuy nhiên, để kết luận chính xác cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể hơn. 2.3.2 Thực vật phiêu sinh. Theo các tài liệu nghiên cứu, sau 10 năm hoạt động, 122 loài tảo sống ở hồ Trị An với sinh khối khoảng 153.330 tế bào/l (có tài liệu cho rằng chỉ có 97 loài) đã giảm xuống còn 104. Cac nghiên cứu trong thởi kỳ thiết kế công trình cũng đã phát hiện thấy trong nước sông Đồng Nai có loài tảo gây màu xanh cho nước như: Closterium, Deccimideum có màu xanh lá cây. Loài tảo này thường phát triển tốt trong nước có hàm lượng nito và phot pho cao. Trong những năm đầu tích nước của hồ chứa, hàm lượng chứa các hợp chất nito và phốt pho cao do sự phân hủy xác thực vật đã làm tăng sinh khối các loài tảo độc này trong nước hồ. Sự có mặt quá mức của loài tào này có nghĩa là tính đa dạng sinh thái học của hồ chứa đang suy giảm, chất lượng nguồn nước đang bị ô nhiễm, có dấu hiệu của hiện tượng phú dưỡng nước. Ở miền Nam Việt Nam và Dầu Tiếng ở Tây Ninh đều có mặt loại tảo này. Động vật đáy. Theo các báo trong thiết kế công trình thủy điện Trị An, động vật đáy sông Đồng Nai co18 loài, sinh khối là 53,82 g/m2 và cơ cấu phân bố nư sau: + Oligochaete : 896 con/m2. + Insecta: 66con/m2. + Bavalia: 104 con/m2. + Castropoda: 10 con/m2. Khi hồ chứa tích nước, loại có khối lượng lớn nhất là Oligochaete, nhưng sinh khối động vật đáy giảm xuống còn 5,6g/m2. Cơ cấu của động vật đáy bị thay đổi. Các laoi2 như: Khiromomis, Gliptotondinos, Cripptokironomus… và các loài ốc có điều kiện để phát triển. Từ khoảng giữa năm 1991, thành phần động vật đáy xuất hiện loài hai mảnh vỏ sống bám Limnooperna siameuse, Corbicula bocourti, Corbicula baudoni và đến năm 1993, loài Limnooperna siameuse đã phân bố tới vùng trung tâm hồ. Các loài cá. Luận chứng về việc lợi dụng hồ chứa thủy điện Trị An để khai thác thủy sản đã được lập trên cơ sở báo cáo “Cơ sở khai thác thủy sản trong vùng hồ chứa thủy điện Trị An” do viện nghiên cứu thủy sản phía Nam lập năm 1983. Theo bao cáo này, trên đoạn sông Đồng Nai nằm trong khu vực xây dựng hồ chứa thủy điện Trị An có 85 loài cá, trong đó có 40 loài cá có giá trị kinh tế cao. Trong tổng số 85 loài, có 49 loài thuộc họ cá chép, thời gian sinh sản từ tháng 5 đến tháng 6. Trữ lượng cá được đánh giá khoảng 35 – 37 tấn hoặc 28,8 – 30,4 kg/ha. Thời kỳ đó, công việc khai thác cá chủ yếu là bằng phương pháp thủ công thô sơ do 103 hộ dân sống ở 4 xã ven hồ thực hiện. Việc xây dựng hồ chứa nói chung không gây ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển của các loài cá. Những tác động sấu chỉ xảy ra trong những năm đầu tích nước do chất lượng nước bị suy giảm. Tuy vậy, do công tác dọn rừng được thực hiện rất tốt và chế độ điều tiết nước hồ có chất lượng xấu không dài. Hơn nữa, hồ chứa thủy điện Trị An là hồ có chế độ điều tiết năm tức là hồ được làm đầy đến mực nước dâng bình thường vào cuối mùa lũ và được xả cạn tới mực nước chết vào cuối mùa kiệt. Hàng năm từ tháng 5 -6, nước hồ xuống mức thấp và trong lòng hồ xuất hiện những vùng nước nông phẳng tạo điều kiện cho việc sinh sản của cá, đây là thời gian trùng với mùa sinh đẻ của cá trên sông Đồng Nai. Bảng sau là quan hệ giữa diện tích vùng nước cạn với mực nước hồ. Bảng 2.7: Quan hệ giữa diện tích vùng nước cạn với mực nước hồ. Mực nước trong hồ (m) Vùng nước cạn Dưới 2m Dưới 3m Diện tích ha % Diện tích ha % 62 2.960 9,1 4.674 14,4 60 3.374 11,5 5.056 17,2 58 3.364 12,9 5.441 20,9 56 4.154 18,3 7.461 33,0 54 6.614 35,8 9.391 50,8 52 5.554 40,8 6.925 58,4 50 2.742 43,4 3.388 53,7 Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2010 Diện tích trung bình năm của vùng nước cạn là 16.400 ha. Đây là một tiềm năng lớn phát triển trữ lượng cá trong hồ chứa. Tuy vậy những thuận lợi trên chưa kịp được khai thác thì nguồn lợi thủy sản của hồ chứa thủy điện Trị An đang bị suy kiệt đến mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu nhất là sự can thiệp quá mức và vô tổ chức của con người. Hệ sinh thái dưới nước đang là một trong những vấn đề môi trường nhức nhối đối với hồ chứa thủy điện Trị An. Từ khi hình thành hồ chứa thủy điện Trị An, cùng với làn song di dân tự do về vùng hồ tìm đất canh tác là những ngư dân trên nhiều miền quê khác (đặc biệt là miền Tây Nam bộ) đổ về đây để khai thác nguồn lợi thủy sản. Nguồn lợi thủy sản hồ chứa thủy điện Trị An bắt đầu cạn kiệt do lực lượng lao động quá lớn nói trên với các phương pháp đánh bắt hiện đại. Theo những người dân sống bằng nghề chài lưới và nuôi cá trên sông, trong điều kiện nguồn cá càng ngày càng khan hiếm do dân nhiều người đánh bắt, một thuyền ghe hằng ngày chỉ bắt được chừng 3 – 5kg tôm cá các loại mà chủ yếu là cá nhỏ, ít giá trị. Số lượng này không đủ để đền bù chi phí về nhiên liệu, khấu hao thiết bị. Do đó, nhiều ngư dân đã kết hợp sử dụng các phương tiện trái phép để đánh bắt như: chất nổ, hóa chất, xung điện… nhằm nâng cao thu nhập. Cách làm này đã làm cạn kiệt khá nhanh nguồn lợi thủy sản hồ chứa. Điều đáng nói ở đây là ngoại trừ một số ít người sử dụng phương tiện trái phép như một phương tiện làm giàu, phần đông ngư dân còn lại thuộc thành phần nghèo khó, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi cá bè, con đông, thất học. Mặt khác tình trạng nuôi cá bè trên hồ cũng tác động không nhỏ đến nguồn lợi thủy sản của hồ chứa. Chúng ta có thể thấy rằng, nuôi cá bè là nguồn thu không nhỏ đối với một số lớn dân cư vùng hồ. Sản phẩm của nghành nghề này góp phần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung, do đó hạn chế được lượng cá tự nhiên bị đánh bắt, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phục hồi, phát triển. Như vậy, chúng ta có thể nhân thấy rằng, hệ sinh thái dưới nước trong hồ chứa thủy điện Trị An đã bị suy thoái đến mức nghiêm trọng. Không những số lượng giảm sút mà nhiều loài có giá trị kinh tế cao cũng hiếm gặp. Cuộc sống của các loài cá trong lòng hồ đang bị đe dọa hang ngày bởi con người. Các nguyên nhân chính có thể tóm tắt như sau: Khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức. Các phương tiện đánh bắt trái phép gây ảnh hưởng đến sự sinh sản, phát triển của cá con. Nuôi cá bè góp phần tăng nguy cơ dịch bệnh cho cá hồ và đã tiêu thụ một lượng lớn cá con để làm thức ăn. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT XUNG QUANH CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN TRỊ AN 3.1 Đối với thượng lưu hồ Trị An. 3.1.1 Đất nông nghiệp. Hồ chứa thủy điện Trị An có diện tích mặt hồ ở mực nước dâng bình thường (62m) là 323,4 ha nằm trên địa phận huyện Vĩnh Cửu. Tác động của công trình thủy điện Trị An đối với cơ cấu sử dụng đất được thể hiện trực tiếp trong vùng bị ngập nước và vùng ven hồ. Cây nông nghiệp chủ yếu trong vùng ngập là lúa. Diện tích trồng lúa trong vùng ngập là 1,724 ha. Trong đó, đất trồng 1 vụ lúa chiếm 76% tổng diện tích, đất 2 vụ là 21,2% và 3 vụ là 2,9%. Trong vùng ngập cũng có đất trồng các loại cây hoa màu như: ngô, lạc, đậu, mía, thuốc lá…. Và các loại cây ăn quả: mít, chuối, xoài, chôm chôm…. Diện tích đất ngập trong vùng hồ được sử dụng cho nông nghiệp ứng với mực nước dâng bình thường là 5.635,4 ha trong đó 1.724 ha đất trồng lúa, 3.567 ha rẫy, 334,4 ha đất trồng cây ăn quả, nếu tính theo % các chỉ số này tương ứng là: 30,9%; 63,3%; 6,1%. 3.1.2 Tổn thất đất rừng. Diện tích đất rừng trong vùng ngập lụt của hồ chứa Trị An ở mực nước dâng bình thường 62m là 20.637ha, trong đó, ở hồ chính là 19.137ha và hồ phụ là 1.500ha. Diện tích rửng bị phập của huyện Tân Phú chiếm 89,2% và 10,8% diện tích còn lại thuộc huyện Vĩnh Cửu. Diện tích rừng nói trên bắt đầu được khai thác từ năm 1979 và đến năm 1984, công việc còn lại là thu dọn lòng hồ. Tổng số khối lượng gỗ, củi khai thác trong lòng hồ là 156.700m3, trong đó có 52.700m3 gỗ lớn, nhỏ và 104.000 m3 củi. Trong số 52.700 m3 gỗ có 8,730 m3 gỗ lớn và có 44.000 m3 gỗ nhỏ. Gỗ lớn là loại gỗ có đường kính lớn hơn 26cm, gỗ nhỏ có đường kính từ 15 – 26cm và củi có đường kính nhỏ hơn 15cm. Diện tích rừng trong vùng ngập của hồ chứa có hai loại chính: rừng gỗ thành phẩm và rừng không có gỗ thành phẩm (bụi rậm, cây con, tre gai…). Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất đã có những tác động mạnh mẽ đối với môi trường sinh thái vùng hồ. Ngoài phần rừng trong lòng hồ bị mất vĩnh viễn, một diện tích khác cũng bị lấn chiếm để lấy đất canh tác định cư. Không những thảm thực vật trong khu vực bị suy giảm mà các loài động vật cũng thay đổi nơi cư trú. Một số loài sẽ bị chết hoặc kém phát trển do không thích nghi với môi trường sống mới. Trong quá trình di chuyển, tìm nơi cư trú mới nhiều loài chuột bọ xâm nhập vào diện tích đất canh tác hoa màu, lương thực hoặc khu dân cư và phá hoại mùa màng, gieo rắc dịch bệnh. Các hiện tượng nói trên sẽ làm biến đổi sâu sắc hệ sinh thái vùng hồ trong những năm đầu xây dựng công trình và tích nước. Quá trình thay đổi trên đây còn sinh ra những tác động thứ cấp mà hậu quả tiêu cực vẫn còn đến ngày nay. Một diện tích đất canh tác mới sau khi tái định cư có chất lượng kém hơn nhiều so với đất canh tác bị ngập,năng xuất và các loại cây trồng trên đất mới rất thấp. Bức bách trong nhu cầu cuộc sống, nhiều người dân phải chuyển hướng thâm canh, tìm kiếm các công việc làm ăn mới, đốt phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng trái phép. Mặt khác, cùng với một bộ phận công nhân sau khi xây dựng công trình cư trú lại địa phương và làn sóng di cư tự do nhằm khai thác tiềm năng mới khi có hồ chứa Trị An đã làm tăng nhu cầu sử dụng ở vùng hồ. Tình trạng lấn chiếm đất rừng vẫn thường xuyên xảy ra tác động tiêu cực đến các yếu tố môi trường và tính đa dạng sinh thái vùng hồ. 3.2 Đối với hạ lưu hồ chứa. Hạ lưu công trình thủy điện Trị An là một vùng nông nghiệp rộng lớn. Diện tích đất nông nghiệp cần tưới ước khoảng hàng trăm ngàn ha thuộc các tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh. Ngoài công trình thủy lợi Dầu Tiếng được sử dụng từ trước khi có hồ chứa thủy điện Trị An, để lợi dụng nước sông Đồng Nai tưới cho toàn bộ diện tích nói trên, Việt Nam đã có phương án phát triển các công trình thủy lợi trên lưu vực sông Đồng Nai như: hồ chứa thủy điện Trị An, hồ chứa thủy điện Thác Mơ, công trình thủy lợi Phước Hòa (trên sông Bé), hồ chứa thủy điện Cần Đơn, các kênh chuyển nước… Công trình đầu mối thủy điện Trị An là một trong những biện pháp thủy lợi bước đầu của phương án nói trên. Do chế độ thủy văn ở hạ lưu thác Trị An chịu ảnh hưởng của dòng thủy triều nên trong khi thiết kế hồ chứa thủy điện Trị An, các nhà chuyên môn đã phải lưu ý nhiều đến các bài toán sau: Tính toán cân bằng thủy năng, thủy lợi. Tính toán cân bằng thủy năng, thủy lợi để kiểm tra, khẳng định và hiệu chỉnh các thông số của công trình sao cho phù hợp với sự phát triển của nên kinh tế quốc dân, lượng nước cần thiết cho các giai đoạn phát triển tại hạ lưu sông Đồng Nai. Tính toán dòng không ổn định. Mục đích tính toán dòng khôn ổn định và pha trộn nước ở hạ lưu là đánh giá ảnh hưởng của điều tiết hồ chứa đến diễn biến độ mặn tại các tuyến công trình lấy nước hiện tại và dự kiến cho tướng lai. Từ kết quả tính toán nói trên, chúng ta có thể xác định được lượng nước có thể lấy tưới ở hạ lưu khi biết trước chế độ làm việc của nhà máy và ngược lại chọn chế độ làm việc của nhà máy để đảm bảo lượng nước tưới cần lấy tưới cho hạ lưu. Kết luận về đánh giá hồ chứa thủy điện Trị An trong việc làm tăng khả năng sử dụng nguồn nước ở hạ lưu cho thấy: hồ chứa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tưới nước cho hạ lưu theo kế hoạch tính toán phát triển khu dân tưới. Đối với năm tần xuất 50% chỉ có tháng 1, lưu lượng yêu cầu tưới vượt 7,5% so với lưu lượng cho phép tẩy mặn theo điều kiện tiêu chuẩn nặm. Đối với năm ít nước, khi giảm diện tích tưới di 10%, ở tháng 1 và 2, lưu lượng tưới không đảm bào được là 8 – 15%. Như vậy, với chức năng khai thác tổng hợp, nguồn nước sông Đồng Nai sau khi được điều tiết bởi hồ chứa đã đảm bảo cấp nước xuống hạ lưu với lưu lượng khoảng 200m3/s trong mùa kiệt, cho phép mở rộng khu tưới. Nước tưới không chỉ đáp ứng được về mặt chất lượng mà về mặt chất lượng (độ mặn) cũng được duy trì ở giới hạn cho phép. Trước khi có công trình, 35.000ha đất còn không đủ nước tưới đặc biệt trong mùa kiệt. Sau khi có sự điều tiết của hồ chứa, diện tích tưới đã tăng lên hang trăm ngàn ha. Trước đây, mặn đã ảnh hưởng tới tận ngã ba Hiệp Bình song hiện nay phần diện tích dưới Cát Lái vài km, độ mặn giảm rõ rệt cho phép canh tác hai vụ lúa ổn định. Công trình thủy điện Trị An đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nước tưới trong giai đoạn hiện nay và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp nước tưới ở hạ du trong tương lai. Đây là một trong những yếu tố rất thuận lợi cho quá trình sử dụng đất canh tác nông nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của vùng hạ lưu công trình. 3.3 Tác động việc sử dụng đất đối với hệ sinh thái 3.3.1. Hệ thực vật. Trước đây, rừng trong lưu vực hồ thủy điện Trị An nói riêng và hệ thống sông Đồng Nai nói chung có trữ lượng rất lớn và tính đa dạng sinh học cao. Vào những năm 1940, rừng có độ che phủ đạt khoảng 60 – 70%, rừng giàu với nhiều loại gỗ quý và các lâm đặc sản khác. Năm 1976, độ che phủ của rừng khoảng 47,8%. Chất lượng của rừng bị suy giảm nhanh chóng xảy ra bắt đầu từ cuối thập niên 70 và đến nay độ che phủ chỉ còn lại rất thấp. Hiện nay đang gây ra nhiều hậu quả cực kì nghiêm trọng do rừng ở đây là rừng phòng hộ đầu nguồn của các công trình thủy điện, thủy lợi lớn cũng như đối với toàn bộ hệ thống sông Đồng Nai, một con sông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của miền Nam Việt Nam. Khi chưa có công trình thủy điện Trị An, rừng trong vùng hồ Trị An thuộc các huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu, Định Quán vẫn còn cấu trúc tầng phiến với các quần thể đặc trưng của kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm ướt nhiệt đới. Thảm thực vật rừng phát triển khá tốt gồm nhiều cây thuộc họ dầu như: dầu rái (Dipetrocarpus alatus), dầu song màng (Dipetrocarpus dyerl), dầu lá bóng (Dipetrocarpus turbinatus), sao đen (Hopea odorata), chal (Shorea guiso), vên vên (Anlsoptera costata) … cùng các loài thuộc họ đậu (Fabaceae) như: giáng hương (Pterocarpus pedatus), cà te (Afzelia xylocarpax), gõ (Sindora cochonchnensls), cẩm lai vú (Danbergia mimosa) và một số loài cây khác thuộc họ sau đây: Huỷnh (Tarrietla javanlaca): thuộc họ Stercultaceae. Rỏi mật (Garcunia ferrea): thuộc họ Clusleceae. Cám (Parinarium ananmensls): họ Rosaceae. Kơn la (Irvingla manlayanla): họ Simaroubaceae. Xoài (Manglfear dongnalensts): họ Anacardiaceae. Chanh ốc (Galearla dongnanlensts): họ Euphorblaceae. Hiện nay, kiểu rừng này chỉ còn thấy ở khu Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên với số lượng khá ít. Cấu trúc thảm thực vật tại vùng hồ Trị An bị biến đổi mạnh mẽ, chỉ còn lại những dãy rừng gồm các quần thể thực vật thứ sinh. Các quần hợp thực vật trong các khu rừng tự nhiên ở phía Bắc và ven hồ với các loài thực vật kể trên chiếm ưu thế trước đây đã bị mất đi nhanh chóng. Số lượng cá thể các loài bị giảm đến mức ít thấy chúng tạo thành láng dầu như trước. Cấu trúc tầng cây vượt tán bị mất nhiều. Các khu rừng già như rừng Bờ Hào cách đây 10 năm còn là khu rừng giàu, với trữ lượng gỗ tốt 300m3/ha, có cấu trúc tầng tán A1 và A2 điển hình của kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, với những quần hợp bằng lăng (Lagerstroemia), dầu rái (Dipetrocarpus alatus)… ngày nay không còn nữa. phần lớn rừng còn lại là rừng nghèo và rất nghèo. Rừng có trữ lượng gỗ trung bình 124m3/ha còn rất ít (chiếm 1,89% diện tích rừng hiện có). Tại hai huyện vùng hồ là Tân Phú và Vĩnh Cửu, diện tích rừng bị mất từ năm 1983 đến nay là 4.091 ha. Nguyên nhân làm cho diện tích và chất lượng vùng hồ suy giảm có nhiều trong đó những tác động trực tiếp và gián tiếp của việc hình thành hồ chứa thủy điện Trị An cũng rất đáng kể. Hình 3.1: Đoạn trên chết trên lưu vực sông Đồng Nai, phục vụ cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ chứa thủy điện Trị An đã làm mất vĩnh viễn 20.637 ha đất rừng của các lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà, Vĩnh An, La Ngà do bị ngập trong lòng hồ. Diện tích này thuộc hai huyện Tân Phú (chiếm 89,2%) và Vĩnh Cửu (chiếm 10,8%) và bắt đầu bị khai thác từ 1979 đến 1984. Rừng bị ngập bao gồm rừng có gỗ thành phẩm, rừng không có gỗ thành phẩm và các trảng cây bụi. Khối lượng gỗ, củi khai thác được là 104.000m3. Ngoài ra, một diện tích rừng không nhỏ cũng bị lấn chiếm để xây dựng các hạng mục công trình thủy điện, lấy đất để tái định canh, định cư cho số dân phải di chuyển khỏi lòng hồ. Sự di chuyển dân cư ra khỏi vùng ngập do hình thành hồ chứa còn làm xáo trộn cơ cấu sử dụng đất vùng hồ theo chiều hướng bất lợi đối với môi trường sinh thái. Trước đây, phần lớn các hộ dân đã có đất canh tác ổn định. Khi di chuyển đến nơi ở mới, chất lượng đất trồng mới chưa đáp ứng được nhu cầu về sản lượng, năng xuất cây trồng buộc người dân phải lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy. Hiện tượng này xảy ra dưới nhiều hình thức trong đó có chặt phá rừng bừa bãi và đặc biệt là đốt rừng gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Việc đốt rừng gây ra cháy rừng là nguyên nhan khiến cho diện tích rừng giảm di nhanh chóng. Khi hồ chứa tích nước, chế độ nhiệt ẩm biến đổi theo chiều hướng thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Mực nước ngầm dâng cao làm cho đất bề mặt có độ ẩm cao hơn. Nước hồ dâng cao cũng là điều kiện dễ dàng cho cấp nước tưới. Tiềm năng to lớn đó của vùng hồ đã thu hút người dân từ nhiều nơi đổ về đây sinh sống tạo nên làn song di dân tự do. Đây lại là một nguyên nhân làm cho nhu cầu sử dụng đất vùng hồ trở nên cấp bách. Hiện tượng đốt, phá rừng lấy đất canh tác gia tăng. Người bản địa tiếp tục phá rừng lấy đất bán cho những người mới đến. Cứ như thế, một dây chuyền tán phá, lấn chiếm, xâm hại nguồn tài nguyên rừng không biết bao giờ mới chấm dứt. Thật khó có thể đánh giá chính xác diện tích rừng bị tàn phá hàng ngày, nhưng những gì đã và đang diễn ra là rất nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng tính cân bằng sinh thái trong khu vực và hậu quả tiếp theo chắc không đơn giản như những gì chúng ta đang gặp phải. Độ che phủ của rừng chỉ còn lại khoảng 30% là một con số quá nhỏ so với mức quy định rừng phòng hộ là 45%. Thảm thực vật có độ che phủ thấp không ngăn cản được thế năng hạt mưa, dòng chảy trên bề mặt đất. Do đó, tầng đất mặt bị xói mòn, làm đất bị thoái hóa. ảnh hưởng xấu cho quá trình phục hồi rừng, trồng rừng và làm mất nơi cư trú của các loài động vật. Đất bị xói lở, rửa trôi còn làm giảm chất lượng nguồn nước, đẩy nhanh tốc độ bồi lắng của các hồ chứa hoặc lòng dẫn góp phần làm tăng nguy cơ về lũ lụt hay các biến đổi thất thường khác của khí hậu. Rừng có độ che phủ cao, cấu trúc nhiều tầng có khả năng hạn chế được sự bốc hơi, thoát nước nhanh qua bề mặt đất, giữ độ ẩm cho đất rừng và thực vật có điều kiện thuận lợi để phát triển. 3.3.2 Hệ động vật. Hệ động vật trên cạn trong vùng hồ chứa Trị An trước đây khá phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra nghiên cứu từ năm 1990 – 1995, hệ động vật hoang dã trên cạn ở hồ chứa Trị An đã biết được gồm 107 họ với 430 loài thuộc thú, chim ,bò sát và côn trùng. Các loài thú lớn có voi, tê giác, bò rừng, hươu, nai, hổ, báo gấm cùng các loài chim quý như: công, trĩ. Bò sát có: cá sấu, kỳ đà. Ngoài ra, các loài khác như: khỉ đuôi dài, sóc đỏ, rái cá sinh sống ven hồ và đầu nguồn. Những biến đổi về môi trường sống trong thời kỳ xây dựng hồ Trị An bắt buộc các loài động vật phải di chuyển tìm nơi chú ẩn mới. Việc di chuyển hoặc chưa thích ứng với môi trường sống mới ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh sản và phát triển của các loài động vật dẫn đến suy giảm số lượng, có loài còn bị diệt vong. Hơn nữa, sự hiện diện của con người và các hoạt động kinh tế trong vùng hồ gây không ít khó khăn cho đời sống của động vật. Đứng trước nguy cơ của nhiều loài động vật, con người vẫn còn tự do săn bắt động vật rừng cho mục đích tư lợi. Các loài thú con hoặc trứng cũng bị con người xâm hại còn làm tăng tốc độ suy giảm của chúng. Bảng 3.1: Tình hình suy giảm của các nhóm động vật. Nhóm động vật Thành phần loài Suy giảm 1984-1990 1993 Số loài Tỷ lệ (%) Chim 206 141 65 31,55 Thú 57 38 19 33,33 Cá 20 17 3 15,0 Bò sát 97 70 27 27,8 Côn trùng 117 98 19 16,23 Tổng cộng 497 364 133 26,78 Nguồn: Báo cáo môi trường tỉnh Đồng Nai Ngược lại với sự suy giảm về thành phần các loài và số lượng cá thể, trong hệ động vật của hồ lại xuất hiện một số loài động vật do sự biến đổi lớp thảm thực vật mà có. Đó là các côn trùng di cư từ nơi khác đến như một số loài của giống Bactis (họ Bacridea), giống Chromarcys và Isonychya (thuộc họ Oligoncuriidea), giống Torleya và Ephemerella (thuộc họ ephmerellidea)… và sinh sống quanh hồ chứa thủy điện Trị An. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁT QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ CHO CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN TRỊ 4.1 Giải pháp đảm bảo công trình và hạn chế thiệt hại do xả lũ Nhà máy thủy điện Trị An Sẽ thực hiện một cách chặt chẽ quy định xả lũ nhà máy thủy điện Trị An và quy định vận hành nhà máy điện và lưới điện do bộ năng lượng ban hành nhằm các mục đích sau: Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình và hồ chứa khi lũ đến nhỏ hơn hoặc bằng lũ thiết kế. Đảm bảo giữ nước hồ ở mực nước dâng bình thường, sau khi hết lũ để cấp nước cho nhà phát điện, tưới đất canh tác nông nghiệp theo kế hoạch. Đảm bảo điều kiện tối ưu cho các tổ máy phát công suất và sản lượng điện cao nhất. Điều tiết lượng xả hợp lý để hạn chế thiệt hại do lũ gây ra đối với các công trình hạ lưu. Bao gồm các công tác sau: 4.1.1 Vận hành và quản lý các công trình thủy công Các đập đất thường xuyên được bồi trúc đủ mặt cắt thiết kế, gia cố máy đập, đề phòng xói lở. Đề phòng hư hỏng do mối và các động vật khác phá hoại các công trình bằng đất, đặc biệt là kênh dẫn trong đất đắp và đất dễ thấm. Định kì nạo vét bùn, phù sa lắng đọng tại các bờ, rãnh thoát nước và đắp lại những nơi bị xói lở, không để cây bụi phát triển trên mái và đỉnh đập. Không xếp, đặt vật nặng hoặc xây dựng bất kì công trình nào kể cả mặt bằng dốc dỡ lên bờ ,mái dốc kênh, đập và tường chống trong phạm vi lăng trụ trượt. Tốc độ nước trong kênh dẫn được hạn chế trong giớihạn cho phép nhằm ngăn ngừa xói lở mái kênh, đáy kênh và phù sa lắng đọng. Việc tích đầy và tháo cặn hồ chứa, kênh dẫn, ống áp lực cũng như thay đổi mức nước được thực hiện một cách từ từ với tốc độ loại trừ xuất hiện áp xuất lớn không cho phép lên lớp áo bảo vệ công trình, làm sụt mái dốc, xuất hiện chân không và hiện tượng nước va trong ống áp lực. tốc độ tích nước và tháo cặn cho phép được quy định rõ trong quy định vận hành. Các thiết bị thong khí đưỡng ống áp lực phải được làm việc một cách tin cậy và được kiểm soát thường xuyên theo quy định vận hành. Chỉ được tiến hành các công tác nổ trong phạm vi công trình khi có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình, thiết bị đúng quy định hiện hành về nổ mìn có sự đồng ý của giám đốc Nhà máy thủy điện Trị An. Kịp thời báo lên cấp trên và tiến hành xử lý khi pháp hiện các hư hỏng cục bộ trên than đập như nứt, trượt mái, lún, đường bão hòa dâng cao, xói ngầm, mạch sủi ở hạ lưu đập, hang hóc… Nhà máy xây dựng quy trình riêng xử lý sự cố các công trình thủy công trong đó quy định rõ nhiệm vụ của mỗi nhân viên vận hành ,các biện pháp xử lý, vật tư dự phòng, phương tiện liên lạc vận chuyển…Các thiết bị phòng ngừa sự cố luôn luôn ở trạng thái làm việc tốt. Khi cần thiết phải tiến hành những biện pháp chuyên môn chống xói lở, cuốn trôi,tránh hậu quả do những đặc tính thường có của dòng chảy trên sông, suối gây ra. Các hư hỏng công trình thủy công gây nguy hiểm cho người và thiết bị sẽ được xử lý ngay. Kiểm tra các thiết bị đo áp lực nước lên nền móng công trình và đường nước ngầm thấm qua than đập trước mùa lũ. 4.1.2 Đối với đập xả lũ Thường xuyên kiểm tra gia cố các bong lở, ở ngưỡng tràn, dốc nước, tiêu năng. Tháo cửa van và thiết bị đóng mở trước mùa lũ. Tời cáp chỉ cho làm việc khi nâng, hạ cửu, tuyệt đối không để tời rơi tự do. Trong tất cả các trường hợp không được dùng lực cưỡng bức để đóng mở cửa van. Khi lực đóng mở tăng hoặc giảm đột ngột thì lập tức phải dừng lại, kiểm tra tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý rồi mới tiếp tục tháo van vận hành. Trước mùa lũ, kiểm tra thiết bị đo áp lực nước lên nền móng công trình và đường thấm nước tại máng tràn. Hệ thống mốc, cột quan trắc được kiểm tra và khôi phục lại vị trí. Trước mùa lũ phải kiểm tra và thông báo kế hoạch tháo lũ cho nhân dân vùng hạ du biết để có biện pháp phòng chống thích hợp. Không được mở cửa tràn đột ngột hoặc xả quá nhanh. 4.1.3 Tổ chức thực hiện phòng chống lũ: Công tác chuẩn bị chống lụt bão: Thành lập ban chỉ huy phòng chống lũ. Khi có lũ hoặc dự báo có thể có lũ có thể xảy ra, Ban phòng chống lũ phải có mặt tại công trình. Theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng thủy văn, đề xuất phương án điều tiết xả lũ. Kiểm tra tình trạng thiết bị, vật tư nhiên liệu, phương tiện, nhân lực phục vụ cho việc xả lũ qua đập tràn. Huy động lực lượng phòng chống lũ lụt, sẵn sang triển khai mọi phương án liên quan đến phòng chống lũ lụt. Thi hành lệnh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Nam bộ, Ban chỉ huy lụt bão tỉnh Đồng Nai. Phương thức xả lũ: Khi mực nước hồ đạt đến giới hạn trên của đường chống xả thừa hay đến mực nước dâng bình thường mà lưu lượng về hồ vẫn cao hơn lưu lượng trong nhà máy hoặc khi lưu lượng về hồ lớn hơn 2000m3/s và mực nước hồ đạt đến cao trình 61m thì việc điều tiết hồ sẽ được chuyển từ trung tâm điều độ cho giám đốc nhà máy thủy điện Trị An. Trong thời kì lũ khi mà nước hồ vượt quá giới hạn trên của khu vực chống xả thừa hoặc mức nước hồ ở cao trình mực nước dâng bình thường, tiến hành tính toán và dự kiến chế độ tích nước, xả nước dựa trên: Dự báo ngắn hạn tình hình khí tượng thủy văn của lưu vực trong vòng 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Dự báo tình hình khí tượng thủy văn của lưu vực trong 5 ngày và 10 ngày tiếp theo. Trước khi xả lũ qua đập tràn lần đầu tiên của mùa lũ trong năm, trưởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão của nhà máy báo cáo với tổng công ty điện lực Việt Nam và thong báo cho các ban phòng chông lụt bão Nam bộ, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, và UBND huyện Vĩnh Cửu ít nhất hai ngày. Khi xả lũ lưu lượng từ 2000 m3/s trở lên, Trưởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão của nhà máy thong báo ngay cho các đơn vị đã nêu trên biết và nguyên cứu các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại do xả lũ gây ra cũng như áp dụng các biện pháp tích cực để đảm bảo an toàn cho hổ chứa và nhà máy thủy điện. Tùy theo cấp lũ, nhà máy thủy điện Trị An yêu cầu các trạm khí tượng thông báo những thông số cẩn thiết nhất và quy định thời hạn quan trắc như sau: Bảng 4.1: Bảng thông báo lũ cấp. Thông số Thời hạn thông báo (số giờ / lần) Lũ cấp 1 Lũ cấp 2 Lũ cấp 3 Lũ cấp 4 Số liệu do Đài khí tượng cung cấp Lưu lượng nước đến hồ 8 3 1 1 Mực nước hồ và hạ lưu 1 0.5 0.25 0.25 Lưu lượng xả qua tràn 1 0.5 0.25 0.25 Tình hình công trình 12 9 6 6 Cân bằng nước hồ chứa 24 12 6 6 Công tác sau lũ: Khi mực nước hồ trở lại khu vực cung cấp đảm bảo mà mực nước có trị số nằm tại đường giới hạn của vùng bảo đảm thì tạm thời thông báo tình trạng hết lũ cho các cơ quan lien quan. Sau mỗi cơn lũ, Trưởng ban chỉ huy phòng chống bão lụt của nhà máy sẽ tiến hành ngay sau các công tác sau: Kiểm tra tình trạng công trình và thiết bị. Phối hợp với các địa phương điều tra thiệt hại vùng hạ lưu. Lập báo cáo về diễn biến của lũ. Lập báo cáo về tình hình điều khiển công trình xả lũ và các biện pháp xử lý đã thực hiện. Sử chữa những chỗ hư hỏng và khắc phục các khuyết điểm có nguy cơ đe dọa tới sự ảnh hưởng của công trình. Bàn giao quyền điều hành hồ chứa thủy điện Trị An cho Trung tâm điều hộ hệ thống điện. Khi kết thúc mùa lũ, Trưởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão của nhà máy thủy điện tổ chức họp tổng kết tổ chức công tác phòng chống lũ lụt với các thành phần tham dự như đã nói ở trên để rút kinh nghiệm và bàn kế hoạch phòng chống lụt bão cho năm sau. Lập báo cáo trình giám đốc Tổng công ty điện lực Việt Nam và thông báo cho ban chỉ huy phòng chống lụt bão Nam Bộ biết. 4.2 Các giải pháp bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng Diện tích rừng tự nhiên của Viêt Nam nói chung hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng. Theo đánh giá của nhiều địa phương thực tế diện tích rừng bị phá cao gấp 3 -4 lần số liệu công bố. Số liệu thông kê cho thấy diên tích rừng bị suy giảm nhiều ở các tỉnh là Lâm Đồng, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, là những địa phương có rừng phòng hộ đầu nguồn trực tiếp của các hồ chứa thủy điện Trị An, Đa Nhim, Thác Mơ và các công trình thủy lợi trên lưu vực sông Đồng Nai. Nạn phá rừng trái phép đang diễn ra trầm trọng hơn nữa ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và đe dọa độ an toàn các công trình. Ngoài nguyên nhân chủ yếu do con người, rừng bị tàn phá bởi hỏa hoạn, trong đó có cả rừng trồng và rừng đặc dụng. Thiệt hại về kinh tế ước tính hang ngàn tỷ đồng, thiệt hại về sinh thái không sao tính được. Chất lượng rừng đang suy giảm tới mức cấp báo. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó chính sách cơ chế chưa đủ để thu hút người dân tham gia bảo vệ rừng. Rừng vẫn chưa phải là nguồn sống chính của người trồng rừng. Diện tích đất rừng bị chyển sang làm vườn, làm cà phê, cao su chiếm tỷ lệ cao trong tổng số diện tích rừng bị lấn chiếm. Thực tế này cũng xảy ra tương đối với các địa phương vùng hồ Thác Mơ, Trị An. Mức giao khoán rừng tương đối thấp, mức này không tương xứng với công sức mà người dân bỏ ra để bảo vệ rừng. Một bài toán đặt ra là trên cùng một diện tích đất, nếu trồng cây rừng thì thời gian thu lợi kéo dài, dễ bị rủi ro như cháy rừng, nhưng khi thu hoạch thì không có thị trường, trong khi đó việc canh tác cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, điều… thì cho lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy dẫn đến tình trạng dân di cư phá rừng trồng cà phê hoặc cây ăn quả. Nạn bán đất trồng cà phê tương đối phổ biến. Sau khi bán xong lại tiếp tục bán rừng. Các cấp chính quyền đã có biện pháp ngăn chặn song kết quả không được là bao. Một nguyên nhân quan trọng khác nữa là chưa phân loại được rừng và xác định người chủ rừng, quan hệ hợp đồng giữa chủ rừng và cơ quan quản lý rừng chưa rõ ràng. Tại nhiều địa phương lãnh đạo, một số xã huyện không phân biệt chức năng giữa cơ quản và chủ rừng. Họ cho rằng rừng là của lâm trường. Lâm trường là do tỉnh quản lý nên huyện coi như không có rừng. Lâm trường phá rừng bao nhiêu huyện cũng không biết. Hiện nay rừng Việt Nam được phân làm 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản suất, nhưng trên quy hoạch và bản đồ chưa rõ ràng. Mặc dù các cơ quan thẩm định được giao hàng ngàn hecta, đất lâm nghiệp cho các tổ chức, các hộ dân, cá nhân sử dụng. Song một diện tích đất rừng lớn vẫn chưa có chủ. Một số lâm trường quốc doanh đã được giao đất cho các tổ chức và cá nhân trồng rừng nhưng thực chất lá “bán đất” để họ trồng cây ăn quả hay là cây công nghiệp. Như vậy người dân trên đất rừng vẫn chưa được thực sự làm chủ và thu thập từ rừng vẫn chưa có hiệu quả kinh tế cao. Để bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng do nhà nước quản lý. Rừng sản suất do lâm trường quốc doanh hoặc hộ gia đình quản lý. Rừng đặc dụng, cần có khu đệm là khu vực lâm sản gia dụng để đồng bào không vào khai thác rừng đặc dụng. Rừng Mã Đà (tại lưu vực hồ chứa thủy điện Trị An) đã từng làm khu đệm này có hiểu quả. Rừng sản suất nên chuyển dần phần lớn cho hộ gia đình quản lý, sản xuất, kinh doanh theo pháp luật. Đặc biệt đối với người nhận rừng cũng có những chính sách rõ ràng, ví dụ 1ha rừng giao cho hộ gia đình có một trữ lượng gỗ xác định, đó là tài sản của nhà nước, sau một thời gian tăng trường, người bảo vệ rừng hưởng được 50% . Nếu người nhận khoán làm mất rừng mà không có lý do chính đáng thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên giao khoán. Với rừng khoanh nuôi tái sinh cũng cần khoán theo mức trên. 4.3 Các giải pháp khoa học công nghệ Các dự án trồng rừng của chính phủ (dự án trồng 5 triệu hecta rừng…)và các dự án bảo vệ môi trường trên toàn quốc là chương trình có ỷ nghĩa to lớn về nhiều mặt: hạn chế và chấm dứt nạn phá rừng bừa bãi, tăng tỷ lệ che phủ và cải tiến chất lượng rừng, hạn chế các hậu quả nghiêm trọng về môi trường của lụt, hạn hán, đất bị rửa trôi, xói mòn và thoái hóa, bảo vệ tính đa dạng sinh học, phấn đấu thực hiện mục tiêu bảo vệ an ninh môi trường cho đất nước. Về thực chất các chương này được thực hiện tại vùng núi, vùng đồng bào dân tộc góp phần quan trọng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân. Đây là cơ sở thay đổi cục diện, phát triển bền lâu trong dịch chuyển cơ cấu và chấn hưng nền kinh tế của nông thôn miền núi. Để thực hiện mục tiêu nói trên đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn nhân lực khác nhau của quốc gia, phải có cơ chế, chính sách cũng như các giải pháp về kinh tế, khoa học kinh tế đúng và thích hợp. Chúng ta xác định khoa học công nghệ là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Chương trình, khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác rừng chỉ là thành công một khi khoa học công nghệ đươc coi là một bộ phận cơ cấu có tính động lực. Trong nhiều năm qua, Nhà nước, các địa phương và nhân dân đã có những nỗ lực rất đáng khâm phục thông qua các chương trình trồng rừng, tuyên truyền, vận động và các chính sách hỗ trợ đã bước đầu ngăn chặn được nạn phá rừng, thu hút dân cư miền núi vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng rừng, khôi phục một diện tích đáng kể thảm thực vật, trả lại màu xanh cho nhiều vùng, nhất là các vùng xung yếu, giảm nhẹ một phần thiệt hại do thiên tai, góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng. Tuy nhiên các kết quả đó còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về môi trường xã hội kinh tế. Các hạn chế đó có nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân về khoa học công nghệ. Đó là chưa thật chú trọng các giải pháp khoa học công nghệ để nâng cao năng suất rừng, hiệu quả trồng rừng hiện có quá thấp so với nhu cầu và tiềm năng thực tế. Các giải pháp đó thể hiện từ giống, tạo cây con, kỹ thuật trồng, tỉa thưa, chăm sóc khi trồng. Chưa chú trọng đúng các mức chủ trương, chính sách, khoa học công nghệ, liên quan đến khoanh nuôi và bảo vệ phục hồi rừng tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ở nước ta (độ ẩm, nhiệt độ, thổ nhưỡng…) tương đối hiệu quả cho giải pháp tăng độ che phủ và bảo tồn tính đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới. Chế biến đặc sản của rừng chưa được coi trọng kể cả chủ đầu tư. Công tác bảo vệ rừng nói chung và trồng rừng nói riêng chưa được pháp huy hiệu quả. Tất nhiên, ở đây có yếu tố hạn chế bởi cơ chế, Chính sách của nhà nước và người trồng rừng, chủ rừng. Trong nhiều trường hợp quyền sở hữu rừng không được rõ ràng, lợi ích người trồng rừng ít hơn các loại cây công nghiệp khác. Để khắc phục được những nguyên nhân trên chắc chắn chúng ta phải có những giải pháp đổng bộ, toàn diện. Dưới góc độ khoa học công nghệ các nhà quản lý cần chú trọng một số vấn đề như: bổ sung và hoàn thiện các nội dung nghiên cứu cấp bách và ưu tiên trong đó cần lưu ý đến tính hệ thống của những nội dung sau: Quy hoạch sử dụng đất là vấn đề cấp bách và được ưu tiên hàng đầu. Trong thời gian tới cần nhanh chóng xác định, quy hoạch quỹ đất trồng rừng, đồng thời coi trọng việc đánh giá tiềm năng sản xuất cũng như mức độ thích hợp của dất cho từng loại cây trồng và mục tiêu trồng rừng (rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất và các khu đệm cho rừng cần được bảo vệ) Xác định cơ cấu cây trồng và vấn đề được quan tâm trong sản xuất và nghiên cứu. Công tác nghiên cứu lâm sinh cụ thể cho từng loại cây trồng (sinh thái, lập địa, kỹ thuật) rất quan trọng. Nghiên cứu liên quan đến chế biến sản phẩm và hết sức coi trọng thị trường tiêu thụ. Nghiên cứu về giống nhằm xác định nguồn giống, chất lượng và tiêu chuẩn giống, công nghệ sản xuất cây con (đặc biệt với cây bản địa) tuyển chọn và lai tạo giống cây mọc nhanh, đa tác dụng, có giá trị cao. Hoàn thiện các hệ thống kỹ thuật lâm sinh cho các đối tượng trồng rừng khác nhau. Đó là vấn đề thâm canh rừng công nghiệp ổn định và bền vững từ khâu tuyển chọn giống, phân bón, làm đất, chống sâu bệnh bảo vệ độ phì, phòng chống cháy. Các vấn đề về gây rừng hỗn giao và luân canh rừng trồng cũng như nghiên cứu cấu trúc rừng trồng với các mục tiêu khác nhau. Chú trọng nghiên cứu các nội dung có liên quan tới lĩnh vực chế bến gỗ, nhựa thông, tre nứa, và các lâm sản đặc sản. Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới môi trường và tính đa dạng sinh học của rừng Việt Nam. Đây là nội dung liên quan tới biện pháp lâm sinh nhằm duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, nâng cao và cải thiện năng suất, chất lượng rừng trồng một cách bền vững. Đồng thời bảo tồn và làm phong phú them nguồn gen động thực vật. Coi trọng các nội dung nghiên cứu nhằm khuyến khích thay thế gỗ làm củi đun. Trong đó cần nghiên cứu những chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ mới để tiết kiệm và thay thế gỗ. Trồng cây mọc nhanh để tạo nguồn gỗ củi. 4.4 Các giải pháp kĩ thuật Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, trồng rừng ở các khu đất trồng, các trảng cây bụi không có khả năng tự phục hồi. Cần trồng xen ghép với hệ thực vật bản địa để nhanh chóng tăng độ che phủ chống xói mòn đất và bồi lắng lòng hồ. Chú trọng đúng mức rừng trồng nguyên liệu, cây ăn quả có tác dụng như cây rừng. Khoanh nuôi các khu vực có khả năng phục hồi, tái sinh tự nhiên tốt. Quy hoạch các khu rừng đặc dụng. Đây là một công việc có ỹ nghĩa thực tiễn rất lớn vì giá trị một ha rừng này bằng hang trăm ha rừng mới trồng. Nghiêm cấm khai thác trắng. Việc khai thác phải có kế hoạch cho từng khu vực trong giới hạn tăng trưởng hàng năm của thảm rừng. Tổ chức khuyến nông chuyển giao công nghệ canh tác nương rẫy, du canh du cư trở thành một vùng phát triền cây công nghiệp theo hướng sản suất hàng hóa. Tiến hành quy định sử dụng đất rừng. Những khu công nghiệp không còn giá trị sử dụng kinh tế sẽ được tiến hành trồng lại bằng các loại cây có hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và có độ che phủ tốt như cà phê, chè… Đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường giao thông nhằm phát triền kinh tế nâng cao đời sống dân cư trong vùng có rừng phòng hộ. Kết hợp chặt chẽ giữa công trình khai thác điện năng với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. 4.5 Giải pháp kinh tế xã hội 4.5.1 Công tác giao rừng Thực hiện tốt nghị định của thủ tướng chính phủ về chính sách giao đất và giao rừng cho các đơn vị tập thể và hộ gia đình quản lý bảo vệ. Trình tự giao đất giao rừng được kiến nghị như sau: Thành lập ban chỉ đạo tiến hành xác định quỹ đất và các chỉ tiêu được giao. Cân đối quỹ đất để giao cho các đơn vị, các nhóm hộ và hộ gia đình. Kiểm kê và nộp hồ sơ giao đất rừng. Một kinh nghiệm trong công tác bảo vệ rừng ở Daklak cho phép tỉnh này có thể đóng cửa rừng tự nhiên chỉ còn khai thác rừng trồng từ năm 2006. Đó là chương trình bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2000 – 2010 của tỉnh đã được xác định rõ ràng. Theo đó các lâm trường vẫn còn tồn tại, nhưng tổ chức được đổi mới và cơ chế hoạt động thích hợp. Các hoạch định chương trình cho biết hướng chỉ đạo và mô hình tổ chức lâm trường trở thành người đảm nhận các dịch vụ đâu vào (sản xuất giống cây, cây con, cung cấp vật tư, khuyến nông lâm..) và các dịch đầu ra (thu mua, tiêu thụ sản phẩm) cho các hộ thành viên và cư dân trong vùng được giao rừng. Việc giao khoán rừng tự nhiên, giao đất rừng cho hộ gia đình sẽ được thực hiện theo quy định của nhà nước. 4.5.2 Công tác định cư và tổ chức xã hội về nghề rừng Quy hoạch đất sản xuất, đất thổ cư, vườn hộ để tạo diều kiện định canh. Giảm hoặc miễn thuế các năm đầu cho các đơn vị và hộ gia đình có phương thức thâm canh trên diện tích đất trống đồi trọc. Sử dụng nguồn thuế tài nguyên nước hoặc các nguồn lợi từ việc khai thác nguồn nước để hỗ trợ cho nhân dân các vùng mới định canh nhằm ổn định sản xuất, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Nhà nước cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ. Có quy định cụ thể và phù hợp về lãi suất và thời hạn cho vay tín dụng đối với từng khu vực và từng loại cây trồng. Động viên nhân dân tự bỏ vốn đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn viện trợ. Nhà nước phải đảm bảo ổn định giá thu mua sản phẩm, cung ứng vật tư, trợ giá vật tư theo khối lượng nông sản hàng hóa luôn ở trên điểm hòa vốn trong những thời điểm cần thiết (giống kỹ, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh……) thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở kinh tế quốc doanh phải là hạt nhân hỗ trợ kĩ thuật và các dịch vụ kỹ thuật (giống kỹ, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh……) thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 4.5.3 Giải pháp môi trường Hạn chế các động xấu nhất đến môi trường như khai thác, đốt rừng, phát nương rẫy… Tuyên truyền, vận động nhẳm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho nhân dân để mọi người hưởng ứng, tự nguyện tham gia vào công tác bảo vệ rừng và tài nguyên đất. Mọi hoạt động phát triển trong khu vực phải tuân thủ chặt chẽ Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ phát triển rừng, Luật tài nguyên nước. 4.6 Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ chứa thủy điện Trị An Hồ thủy điện Trị An nằm trong địa phận tỉnh Đồng Nai có diện tích mặt nước khoảng 3200ha. Đồng Nai một tỉnh có tiềm năng lớn về thủy sản với gần 70000ha diện tích mặt nước sông, hồ, đầm và mặt nước lợ ven biển. Vùng nước lợ Nhơn Trạch- Long Thành và hồ thủy điện Trị An là các vùng trọng điểm về thủy sản tỉnh. Trước thực trạng cư dân nhiều nơi sử dụng các phương tiện cấm như: chất nổ, xung điện. chất độc cùng với ngư cụ có kích thướt lưới nhỏ để khai thác, đánh bắt cá tràn lan gây ôi nhiễm môi trường, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản trong vùng. Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phối hợp cùng các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ngư dân, đi đôi với việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vụ vi phạm pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tổ chức điều tra cấp giấy phép hành nghề hộ cư dân trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Chi cục cũng phối hợp với hôi nông dân các địa phương xây dựng chi hội nghề cá và mô hình kinh tế hợp tác ở các huyện, trong đó có huyện Vĩnh Cửu là huyện có vùng hồ Trị An. Chi cục còn tham gia đẩy mạnh công tác khuyến ngư, chuyển ngư giao kĩ thuật cây trồng, và phòng chống dịch bệnh cho cá, tôm…mục tiêu là chấm dứt tình trạng sử dụng thuốc nổ, xung điện, chất độc và các ngư cụ trài phép để đánh bắt, quy hoạch và sắp xếp lại các hoạt động nghề cá theo hướng bền vững nhất như: quan tâm tới biện phát bảo vệ cá trong màu sinh nở, có những chính sách thích hợp bảo vệ nguồn nước mặt và hướng dẫn người đánh cá địa phương bảo vệ các loài cá con. Chi cục cũng đề nghị UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý hổ chứa và gia cho các đơn vị quản lý hồ chứa phải trích thu từ khai thác, nuôi trồng để thả cá bổ xung và phối hợp với địa phương để tham gia bảo vệ nguổn lợi thủy sản. Sau khi điểu tra và ngiên cứu UBND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra những biện pháp thực hiện sau: Ủng hộ phương án nuôi bè cá trên hồ thủy điện Trị An nhưng có sự giám sát chặ chẽ của cơ quan chức năng. Thành lập làng chài nhằm quản lý hộ khẩu và các phương tiện khai thác thủy sản. Sắp xếp lại các hoạt động thủy sản theo hướng hợp lý như: có đăng kí khai thác, có đăng kí phương tiện, thời kì đánh bắt không làm ảnh hưởng đến chu kì sinh sản, phát phát triển của các loài cá. Lập kế hoạch định canh định cư cho số dân đang sinh sống trái phép trên hồ, theo hướng giải quyết đất làm nhà, đất sản xuất, phát triển chăn nuôi, tổ chức việc học hành cho các trẻ nhỏ trong làng chài nhằm ổn định cuộc sống và sản xuất. Thả các vào hồ. Thả hàng triệu cá giống xuống hồ. Đầu tư để xây dựng chương trình nghiên cứu nhằm trả lại sự cân bằng môi trường vùng hồ Những biện pháp trên đây của chính quyền địa phương là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên đê phát huy hiệu quả, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ nguồn vốn và kịp thời có các chính sách phù hợp. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua ba tháng thực hiện đề tài, mặc dù trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn và còn nhiều hạn chế nhưng trên cơ bản đề tài cũng đã thực hiện được nhiều nhiệm vụ đã đề ra như lúc bắt đầu thực hiện. Nhờ vào các tài liệu tham khảo được từ các sách, báo, tài liệu hội thảo và các trang web có uy tín đề tài đã đánh giá sơ lược hiện trạng tài nguyên nước và tài nguyên đất phục vụ cho nhà máy thủy điện Trị An. Dựa vào các chế độ điều tiết nước của hồ chứa thủy điện Trị An, quy trình xả lũ của nhà máy, đề tài có thể đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước đối với hoạt động xả lũ và điều tiết lũ trong quá trình vận hành của nhà máy thủy điện Trị An. Tùy vào lượng nước về hồ vào các mùa trong năm mà nhà máy có từng chế độ làm việc thích hợp, đảm bảo lượng nước trong hồ không bị thiếu hụt vào mùa khô và đồng thời cũng không ảnh hưởng đến hạ lưu. Bên cạnh việc đánh giá vai trò của hồ thủy điện Trị An trong việc điều tiết lũ, phòng chống lũ, chống ngập cho hạ lưu thì đề tài còn quan tâm đánh giá tình hình sử dụng đất xung quanh công trình nhà máy thủy đện, các ảnh hưởng đến diện tích rừng, hệ sinh thái xung quanh khu vực hồ chứa. Đề tài đã đánh giá cả mặt tích cực và tiêu cực của việc sử dụng đất xung quanh công trình thủy điện Trị An. Từ hiện trạng môi trường nước quá trình hình thành và vận hành các công trình phục vụ cho nhà máy thủy điện Trị An và hiện trạng sử dụng đất xung quanh công trình thủy điện đề tài đã đề xuất biện pháp để quản lý nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất, hệ sinh thái xung quanh khu vực nhà máy thủy điện Trị An. Giải pháp về kỹ thuật được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế trong thực tiễn về việc điều tiết xả lủ, chống ngập của hồ chứa. Các giải pháp về kinh tế xã hội được đề xuất nhằm hướng đến ổn định đời sống kinh tế xã hội của người dân và cả đời sống tâm linh. Chưa đánh giá chi tiết được sự thay đổi dòng chảy dẫn đến sự thay đổi về nguồn nước trong hồ chứa trong những năm gần đây, chưa đánh giá tiềm năng hồ chứa thủy điện Trị An. Do có khoảng thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ đánh giá được hiện trạng tài nguyên nước và tài nguyên đất xung quanh nhà máy thủy điện Trị An mà chưa đánh giá các công trình thủy năng khác ở thượng nguồn như nhà máy thủy điện Thác Mơ và hồ chứa thủy điện Thác Mơ. KIẾN NGHỊ Việc tàn phá rừng đầu nguồn tạo mặt bằng xây dựng và phục vụ thi công các công trình thủy điện cũng như quá trình tích nước, xả nước trong vận hành nhà máy chính là nguyên nhân gây ra lũ lớn trong mùa mưa bão hoặc cạn kiệt nước trong mùa khô hạn cho vùng hạ lưu, khiến nước sinh hoạt, sản xuất bị thiếu nghiêm trọng; xâm nhập mặn tiến sâu vào nội đồng làm hư hỏng đất đai….. hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thủy điện bậc thang ở vùng thượng nguồn Đồng Nai, thay vào đó bằng các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời, phong điện, nhiệt điện… Những nhà máy thủy điện hiện hữu trên sông Đồng Nai cũng cũng đã và đang gây nên những tác động đáng kể đến mực nước sông Đồng Nai. Thảm thực vật hai bên bờ sông Đồng Nai đang giảm xuống rất nhanh chóng. Ngoài việc làm giảm trữ lượng tích trữ nước mưa thì tốc độ dòng chảy lớn trực tiếp phát sinh từ hoạt động của thủy điện đã và đang phá vỡ hệ thống hai bên bờ dòng sông. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Hoàng Hưng, 2005: Môi trường và con người, pp 23-89. PGS.TS Hoàng Hưng, 2005: Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước,pp 44-144. Nguyễn Thị Kiều, 2010: Báo cáo phân tích ngành điện. Phòng Dự án – Môi trường Công nghiệp, 2010: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường 2010, nhà máy thủy điện Trị An. Công ty thủy điện Trị An, 5/2010: Báo cáo tính toán thủy văn, tập 3 Phòng kỹ thuật – Công ty thủy điện Trị an, 2005: Thiết kế kỹ thuật Công trình thủy điện Trị An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdatn.docx
  • pptxtotnghiep.pptx
  • docCD.doc
  • docxL_i c_m )n.docx
  • docxL_I CAM -OAN.docx
  • docxnhiem vu.docx
Tài liệu liên quan