MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu chuyên đề 3
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI CAM ĐOAN 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TRONG SẢN XUẤT RAU 6
1.1. Tổng quan về sử dụng nước thải trong sản xuất rau 6
1.1.1. Tình hình các nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 6
1.1.2. Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp 11
1.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau 15
1.2.1. Khái niệm hiệu quả 15
1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả 15
1.2.3. Một số phương pháp đánh giá chi phí, lợi ích sử dụng trong đánh giá hiệu quả 17
1.2.4. Tác động của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau 20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ SÔNG TÔ LỊCH TRONG SẢN XUẤT RAU TẠI THÔN BẰNG B, HOÀNG LIỆT, HOÀNG MAI 25
2.1. Khái quát về sông Tô Lịch 25
2.1.1. Vị trí địa lí 25
2.1.2. Tình trạng ô nhiễm 26
2.1.3. Chất lượng nước tưới cho cây rau 27
2.2. Tình hình sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch trong sản xuất rau tại thôn Bằng B 28
2.2.1. Khái quát về thôn Bằng B 28
2.2.2. Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất rau 32
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ SÔNG TÔ LỊCH TRONG SẢN XUẤT RAU TẠI THÔN BẰNG B 36
3.1. Hiệu quả về tài chính 36
3.1.1. Xác định các chi phí 36
_Toc2291025723.1.2. Xác định lợi ích 42
3.1.3. Tính toán hiệu quả tài chính 43
3.2. Hiệu quả kinh tế 43
3.2.1. Xác định chi phí 43
3.2.2. Xác định lợi ích 47
3.2.3. Tính toán hiệu quả kinh tế 47
Kết luận và kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC
61 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch trong sản xuất rau tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Ở Việt Nam, nước thải đô thị là hỗn hợp của nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện được thải vào hệ thống cống rãnh chung của thành phố. Nhìn chung nước thải đô thị của Việt Nam chưa được xử lý trước khi đổ vào sông ngòi, ao hồ.
Theo thống kê sơ bộ thì chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Không chỉ có vậy, lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp mỗi năm cũng khoảng 0,5-3,5kg/ha/vụ gây ra phú dưỡng (nồng độ chất N, P cao; yếm khí, nước màu xanh đen có mùi khai thối) hoặc nhiễm độc nước. Ngoài ra, khoảng gần 1.500 làng nghề trên cả nước gây ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề làm giấy, dệt nhuộm, giết mổ gia súc...
Các chuyên gia phân tích, trong khu vực nội thành của các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế...) hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các sông nhỏ chính là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, dân cư. Hệ thống này hiện nay ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép 5-10 lần, các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ.
Trong nước dưới đất nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát và asen. Tại Hà Nội, số giếng có hàm lượng cao hơn mức cho phép chiếm 71%.
Nước thải của thành phố Hà Nội với khối lượng khoảng 400.000 m3/ngày đêm, trong đó khoảng 55% là nước thải sinh hoạt, 43% nước thải công nghiệp và dịch vụ, 2% là nước thải bệnh viện (Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội, 2003) theo 4 con sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét đổ vào hồ Yên Sở sau đó được bơm ra sông Hồng.
1.1.2. Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp
Trên thế giới:
Việc sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp là khá phổ biến trên thế giới. Theo một khảo sát của Viện quản lý nguồn nước quốc tế cho 53 thành phố trên thế giới cho thấy hầu hết các thành phố đang sử dụng nước thải không qua xử lý hoặc xử lý một phần cho nông nghiệp, với 80% là có hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp sử dụng nước thải. Có khoảng 20 triệu hecta đất canh tác trên thế giới được tưới bằng nước thải. Phương thức canh tác nói trên đang phát triển mạnh ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ . Tại nhiều đô thị lớn đang phát triển nhanh, nước sạch cực kỳ hiếm trong khi nước thải lại nhiều. Nước thải có lẽ là nguồn nước dồi dào nhất của hoạt động canh tác nông nghiệp ở đô thị. Tại Hyderabad, thành phố ở Ấn Độ, 100% cây trồng quanh thành phố phụ thuộc vào nước thải. Nguyên nhân là không có sẵn các nguồn nước khác. Nói chung, thường ở những nước phát triển ít có tình trạng nước thải chưa qua xử lý được sử dụng trong nông nghiệp. Đơn giản là vì nông dân ở những nước này đã được tiếp cận với nguồn nước đã qua xử lý. Họ thường sử dụng nước thải qua tái chế đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về nước uống. Ở Anh và Cộng hòa liên bang Đức ngay từ đầu thế kỷ 19 đã xây dựng những cánh đồng chuyên tưới nước thải đã được xử lý cơ học. Sang đầu thế kỷ 20, chỉ tính riêng Châu Âu đã có 80.000-90.000 ha đất nông nghiệp được tưới bằng nước thải đô thị, ở Mỹ, hồ sinh học đang được sử dụng để xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm, giấy…, một phần nước thải sau khi xử lý ở hồ sinh học được đổ vào sông hồ tự nhiên, một phần lớn còn lại được sử dụng vào mục đích tưới tiêu. Ở Úc, toàn bộ nước thải của thành phố Melbourne được xử lý bằng hồ sinh học, sau đó chúng được sử dụng tưới cây tại các khu đô thị và trồng cây cảnh. Ở Mexico, Jordan, Israel và Tunisia, nước thải được xử lý đặc biệt nhằm loại bỏ các mầm bệnh cũng như làm cho nó an toàn đối với tưới tiêu. Tuy nhiên, tại Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan, nước cống hiếm khi được xử lý. Nó được dẫn vào cánh đồng cùng với mầm bệnh và chất thải công nghiệp độc hại.
Theo ước tính của Viện quản lý nước quốc tế (IWMI), có tới 1/10 dân số thế giới ăn nông phẩm được sản xuất từ nước thải tại thành phố.
Tại Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp mà ở đó phân và nước thải (của người và gia súc, gia cầm) được sử dụng rất hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ nhiều thế kỉ nay. Trong đó, điển hình là hệ thống VAC (Vườn – Ao – Chuồng). Ở VAC, chu trình dinh dưỡng được khép kín và tất cả các dạng chất thải được đưa vào sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, VAC là mô hình phát triển chủ yếu ở nông thôn, còn đối với hoạt động nông nghiệp ở các đô thị, việc sử dụng phân và nước thải không còn phổ biến, thay vào đó là nông dân dùng nguồn nước chứa các chất thải từ các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất, bệnh viện để phục vụ cho nông nghiệp.
Theo khảo sát của DANIDA (Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch) cho 60 tỉnh thành của cả nước, có tới 93% thành phố khảo sát sử dụng nước thải cho nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản hoặc cả hai. Loại cây trồng tưới nước thải phổ biến ở Việt Nam là lúa. Diện tích tưới nước thải (sử dụng trực tiếp chưa qua xử lý hoặc ô nhiễm nặng) chiếm 0.5 – 5% tổng diện tích đất nông nghiệp ở các thành phố (trung bình 1.56%), 70% trong tổng các thành phố có 1 – 2% diện tích đất nông nghiệp tưới nước thải. Như vậy, cả nước có khoảng 6000-9500 ha diện tích đất nông nghiệp được tưới bằng nước thải. Cũng theo khảo sát này, các lí do khiến người dân sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp được thống kê như sau: vì không có cách nào khác, đây là nguồn nước tưới duy nhất tại khu vực (chiếm khoảng 60%); do thiếu nước sạch nên phải sử dụng thêm nước thải (35%); và vì nước thải có giá trị dinh dưỡng cho cây trồng (15%).
Tại Hà Nội
Với vành đai sản xuất, cung ứng rau xanh gồm 4 huyện ngoại thành, toàn thành phố hiện có 112/117 xã, phường tham gia sản xuất rau. Tổng diện tích rau năm 2007 là 8.000 ha, cung cấp khoảng 490 tấn rau củ /ngày, tương đương 40% nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, trong 8.000 ha rau chỉ có 43 ha được đầu tư nhà lưới, kênh mương tưới tiêu; 3 cơ sở có giếng khoan công suất lớn, nguồn nước đảm bảo cho quy trình sản xuất rau an toàn, còn lại hầu hết là giếng khoan nhỏ hoặc dùng nước sông. Trong khi hầu hết các con sông ở Hà Nội đều bị ô nhiễm, thì việc sử dụng nước thải đô thị cho nông nghiệp trở nên phổ biến. Nước thải đã và đang được sử dụng để trồng lúa, rau, và nuôi cá ở vùng ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là vùng Thanh Trì (phía Nam TP. Hà Nội). Hầu hết các cánh đồng lúa, rau nằm dọc hai bên bờ 4 con sông nêu trên ở quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì đều được tưới bằng nước thải đô thị.
Diện tích trồng lúa và rau của quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì được thống kê trong bảng sau:
Quận/huyện
Diện tích trồng lúa (ha)
Diện tích trồng rau (ha)
Hoàng Mai
1284
264
Thanh Trì
3939
1116
Bảng 1.1. Diện tích trồng lúa và rau của quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội 2005
Ước tính khoảng 60% diện tích trồng rau và lúa của quận Hoàng Mai và của huyện Thanh Trì được tưới bằng nước thải đô thị từ 4 con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và các hồ chứa nước mưa và nước thải như hồ Yên Sở, hồ Linh Đàm... Ngoài 4 con sông nêu trên cần phải kể đến sông Nhuệ là nguồn cung cấp nước tưới cho trồng lúa, trồng rau vùng Từ Liêm, Thanh Trì. Sông Nhuệ là con sông nối với sông Hồng tại cửa Liên Mạc và nhận nước thải từ các khu dân cư, nhà máy xí nghiệp nằm dọc 2 bên bờ sông.
1.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau
Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả được hiểu là mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Ở đây, chúng ta đề cập đến hiệu quả kinh tế. Khái niệm hiệu quả kinh tế thường bị nhầm lẫn với khái niệm hiệu quả tài chính. Việc phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả kinh tế là tuỳ theo phạm vi xem xét là của cá nhân hay cả xã hội. Hiệu quả tài chính được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân; chỉ tính toán những lời lãi thông thường trong phạm vi tài chính. Hiệu quả kinh tế thì được phân tích trên lợi ích của toàn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự công bằng xã hội, sự phát triển cộng đồng, vấn đề môi trường… Hay nói cách khác, trên quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên cả ba khía cạnh: tài chính, xã hội và môi trường.
1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả
Phương pháp phân tích tài chính
Phân tích tài chính là quá trinh tính toán các lợi ích, chi phí trên góc độ hạch toán kinh tế của cá nhân. Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của phương án hoạt động.
Đối với một hoạt động chưa thực hiện, phân tích tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp người đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Vì mục tiêu của cá nhân, tổ chức là lợi nhuận, một phương án chỉ được lựa chọn khi mang lại lợi nhuận thích đáng. Ngay cả các tổ chức phi lợi nhuận thì phân tích tài chính vẫn là một khía cạnh rất được quan tâm, các tổ chức này cũng mong muốn chọn được những phương án có chi phí tài chính rẻ nhất mà vẫn đạt được mục tiêu của mình. Còn đối với một hoạt động đã được thực hiện, phân tích tài chính giúp hạch toán lại những lợi ích, chi phí, và đánh giá lời lãi của hoạt động, nhằm cung cấp thông tin về hiệu quả tài chính của hoạt động.
Phân tích tài chính có thể hiểu đơn giản là đi so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra được lượng hóa bằng tiền tệ đứng trên quan điểm cá nhân. Nếu lợi ích thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì hoạt động được coi là mang lại hiệu quả tài chính.
Sản xuất rau sử dụng nước thải để tưới mang lại những lợi ích và chi phí sau:
Lợi ích: Thu nhập cho nông dân
Chi phí:
+ Các chi phí trực tiếp (chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, cấu thành nên giá): phân bón; thuốc BVTV; các công cụ hỗ trợ; lao động; phí thủy lợi.
+ Chi phí gián tiếp (các chi phí nảy sinh trong quá trình sản xuất, nhưng không được tính vào chi phí để cấu thành nên giá): chi phí đối với sức khỏe của người nông dân.
Phương pháp phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế là việc so sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ xã hội. Trên góc độ cá nhân, thì lợi nhuận là thước đo chủ yếu quyết định hành động. Còn đứng trên quan điểm lợi ích xã hội, việc gia tăng phúc lợi của toàn xã hội sẽ được quan tâm hơn. Lợi ích của hoạt động trên góc độ kinh tế là lợi ích có tính cộng đồng và đôi khi có thể mâu thuẫn với lợi ích cá nhân. Một hoạt động mang lại lợi ích cho toàn xã hội lớn hơn chi phí mà xã hội bỏ ra thì đạt hiệu quả kinh tế.
Sản xuất rau sử dụng nước thải xét trên quan điểm toàn xã hội mang lại những lợi ích và chi phí sau:
Lợi ích:
+ Thu nhập cho nông dân
+ Các lợi ích xã hội, môi trường:
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động
- Đảm bảo an ninh lương thực
- Tái sử dụng nước thải, từ đó tiết kiệm tài nguyên
- Tạo cảnh quan sinh thái lành mạnh.
Chi phí:
+ Các chi phí trực tiếp và gián tiếp như trong phân tích tài chính
+ Các chi phí xã hội và môi trường
- Chi phí đối với người tiêu dùng (thiệt hại về sức khỏe và tinh thần)
- Ô nhiễm đất, nước, không khí.
Phân tích tài chính và phân tích kinh tế không tách rời nhau mà hỗ trợ cho nhau. Về nguyên tắc, phân tích tài chính phải tiến hành trước làm cơ sở cho phân tích kinh tế.
1.2.3. Một số phương pháp đánh giá chi phí, lợi ích sử dụng trong đánh giá hiệu quả
Sau đây là một số phương pháp dùng trong đánh giá chi phí, lợi ích được hai tác giả Barry Field và Nancy Olewiler trình bày trong “Environmental Economics”:
Phương pháp đánh giá
Ứng dụng
Phương pháp dùng giá thị trường
Thay đổi năng suất
Chi phí chăm sóc sức khỏe
Thiệt hại vốn nhân lực
Chi phí thay thế/phục hồi thiệt hại tài sản, kinh doanh
- Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe, nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên
- Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe
- Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe
- Thiệt hại do ô nhiễm gây ra cho cơ sở vật chất, hệ sinh thái
Phương pháp không dùng giá thị trường
Chi tiêu bảo vệ/giảm thiệt hại
Đánh giá hưởng thụ
Thị trường đại diện (chi phí du hành)
Đánh giá ngẫu nhiên
- Ảnh hưởng của ô nhiễm đến con người, các ngành công nghiệp, hệ sinh thái
- Ảnh hưởng của ô nhiễm đến giá trị tài sản, sức khỏe
- Lợi ich giải trí
- Chất lượng môi trường hiện tại và tương lai
Bảng 1.2. Các phương pháp dùng trong đánh giá chi phí, lợi ích
Nguồn: Barry Field và Nancy Olewiler
Trong phạm vi nội dung chuyên đề, xin được đi vào phân tích một số phương pháp sau:
Chi phí chăm sóc sức khỏe:
Tất cả các dạng ô nhiễm đều có ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe. Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người ngoài yếu tố ô nhiễm môi trường như tình trạng vệ sinh, ăn uống, tuổi tác… Vì thế, phải đưa tất cả các biến số vào mô hình tính toán rồi tách biệt ra tác động của ô nhiễm. Thủ tục đánh giá thiệt hại sức khỏe:
- Xem xét năng suất lao động giảm cùng với sức khỏe giảm và cuộc sống bị rút ngắn làm giảm vốn nhân lực.
- Chi tiêu chăm sóc sức khỏe gia tăng.
Phương pháp đánh giá dùng giá thị trường không hoàn toàn đánh giá được hết các thiệt hại, luôn ở dưới giá trị thực. Ví dụ phương pháp ước lượng thiệt hại sức khỏe chỉ tính thông qua giảm năng suất và chi phí y tế, nó không tính đến các chi phí khác như: những đóng góp phi thị trường mà một người khỏe mạnh tạo ra cho người thân, bạn bè họ; hoặc sự khó chịu khi mắc các bệnh… Như vậy, chi phí thực có thể cao hơn trong nhiều tình huống. Và các phương pháp không dùng giá cả được sử dụng nhằm tính được các chi phí đó, một trong số đó là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
Đánh giá ngẫu nhiên:
Là phương pháp đánh giá chất lượng môi trường bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân một cách ngẫu nhiên về giá sẵn lòng trả của họ cho hàng hóa môi trường. Trên cơ sở các phiếu đánh giá, sử dụng các phương pháp thống kê để ước lượng giá trị chất lượng môi trường ở khu vực cần đánh giá.
Bảng phỏng vấn của CVM được thiết kế để người được phỏng vấn nghĩ về các đặc điểm môi trường và lựa chọn sẵn lòng chi trả (WTP)/sẵn lòng chấp nhận (WTA) cho các đặc điểm môi trường đó. Bảng phỏng vấn bao gồm các nội dung: mô tả các đặc điểm môi trường cần đánh giá; các câu hỏi về thông tin cá nhân của người được phỏng vấn (thu nhập, nơi sinh sống, tuổi tác, …); các câu hỏi về WTP/WTA của người được phỏng vấn.
Hạn chế của CVM
- Lệch giá trị:
Người trả lời có thể không biết hoàn toàn về sự ưa thích của mình, cũng như không có ý tưởng gì về giá sẽ trả cho hàng hoá môi trường - loại hàng hóa có thể họ chưa một lần trả giá. Hoặc giả định họ biết về sự ưa thích của mình, nhưng có thể họ sẽ nói ít đi WTP nếu họ đoán rằng câu trả lời của mình được sử dụng để lập nên mức giá cho hàng hoá môi trường này. Theo kinh nghiệm, số tiền mà họ nói sẵn lòng trả chỉ bằng khoảng 70-90% số tiền mà cuối cùng họ thực sự trả.
- Sự khác biệt giữa WTP và WTA: Dù cùng một người hỏi, nhưng kết quả WTP và WTA là khác nhau. WTA thường cao hơn WTP rất nhiều. Có thể là do cá nhân cảm giác được “chi phí của việc mất mát” (WTA) mạnh mẽ hơn là “lợi ích của việc đạt được” (WTP). Hay có ý kiến cho rằng WTA không bị giới hạn bởi thu nhập như WTP nên WTA sẽ cao hơn WTP. Nếu trong thực tế, hai cách đo lường này khác nhau thì các quy định chính sách phải có đề cập đến WTP và WTA.
- Thiên lệch về điểm khởi đầu: Việc lựa chọn mức tiền ban đầu có ảnh hưởng đến WTP sau cùng của người được hỏi., với WTP ban đầu cao thì có thể cho kết quả WTP sau cùng cao hơn.
1.2.4. Tác động của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau
Trước nhất, việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau mang lại lợi ích chung như lợi ích của tất cả các hoạt động nông nghiệp: đảm nhận chức năng bảo đảm nhu cầu lương thực thực phẩm; tạo ra thu nhập và công ăn việc làm cho người nông dân; là nền tảng cho sự phát triển của các nền văn hóa - xã hội khác nhau; đóng góp vào sự tái tạo và hạn chế sự suy thoái của môi trường (nếu được đầu tư đúng hướng và sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường), góp phần vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, hoạt động này còn có những tác động điển hình khác. Sau đây, chúng ta sẽ đi xét tác động của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau cho từng đối tượng liên quan:
Đối với người sản xuất
Nước thải vốn chứa nhiều chất dinh dưỡng như Nitơ, Photpho, Kali. Vì thế, nông dân có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng này, không cần bón nhiều phân bón mà cây vẫn rất phát triển. Nhất là trong điều kiện giá phân bón ngày càng tăng lên một cách chóng mặt như hiện nay thì sử dụng nước thải thực sự giúp người dân giảm đi gánh nặng về phân bón rất nhiều.
Tuy nhiên, nước thải đô thị chứa nhiều hóa chất độc hại, các loại khuẩn gây bệnh, trứng giun… gây ra các bệnh về da, hô hấp, các bệnh đường ruột khi người sản xuất thường xuyên tiếp xúc nước thải mà không có các biện pháp giảm thiểu tác động.
Đối với người tiêu dùng:
Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập người dân còn thấp, kể cả những người sống tại các đô thị lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, …Mặc dù người dân bắt đầu có những nhận thức về rau an toàn, nhưng thu nhập thấp đã hạn chế người dân tiếp cận các sản phẩm đó, cộng với việc các cơ sở sản xuất rau sạch chưa nhiều, phần vì thiếu vốn, phần vì thiếu kiến thức kĩ thuật, thiếu thị trường, dẫn đến tiêu thụ các loại rau không an toàn – giá rẻ vẫn rất phổ biến. Hay nói cách khác, sản xuất rau sử dụng nước thải vẫn góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho một số lượng lớn những người dân tại thành phố.
Dĩ nhiên, sử dụng các loại rau tưới bằng nước thải sẽ gây ra nguy cơ cao đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Việc khảo sát nước tưới tại một số xã ngoại thành Hà Nội, lấy mẫu nước ở đầu nguồn - sông Tô lịch, kênh dẫn, hồ cá, vườn rau của dự án “Đơn bào đường ruột ở Việt Nam - Các khía cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe con người”, giai đoạn 2004-2007 do Việt Nam và Đan Mạch hợp tác đã chứng tỏ rằng: Ở tất cả các mẫu đều chứa vi khuẩn do nhiễm phân E.coli với mật độ trung bình 10 ngàn đến 100 ngàn khuẩn trong 100 millilit, vượt giới hạn cho phép của WHO là dưới 1 ngàn khuẩn trong 100 ml đối với nước thải dùng trong chăn nuôi và trồng trọt. Với trứng giun, kết quả khảo sát là có từ 10 – 100 trứng trong 1 lít, trong lúc quy định của WHO là không được quá 1 trứng trong 1 lít. Vì thế, người tiêu dùng có thể mắc các bệnh về đường ruột nếu không rửa sạch, nấu chín rau trước khi ăn. Kết quả khám sức khỏe 110 người dân của phường Hoàng Liệt của nhóm tác giả của Trường Đại học Y Hà Nội (1996) cho thấy số người có 1-1.000 trứng giun/1gam phân chiếm 21,81%; 1.000-10.000 trứng giun/1gam phân chiếm tỷ lệ cao nhất (62,72%) và trên 10.000 trứng giun/gam phân là 15,45%.
Rau sử dụng nước thải còn có thể bị nhiễm kim loại nặng. Một số kim loại nặng với hàm lượng thích hợp sẽ có lợi cho cơ thể nhưng nếu vượt quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc. Ngoài ra, một số kim loại khác xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến thần kinh, tóc, răng, da và có thể gây ung thư.
Có thể khái quát cách thức tác động của việc sử dụng nước thải đô thị trong sản xuất rau tới những người dân đô thị theo sơ đồ sau:
Đô thị
Nước thải
Tưới rau
Sản phẩm
Bán buôn, bán lẻ (tại ruộng, chợ)
Hình 1.2. Nước thải đô thị trong tương tác nông thôn - đô thị
Nguồn: VESDI
Đối với môi trường
Dùng nước thải cho nông nghiệp, nhìn ở khía cạnh khác, còn có thể được coi là việc tái sử dụng nước thải thay cho các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế và các hộ gia đình. Giảm được một khối lượng nước thải nhất định thải ra môi trường, từ đó giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường ở một nơi khác. Hơn nữa, tái sử dụng nước thải tức là không cần nguồn nước mới, việc đó làm giảm gánh nặng về cung cấp nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng vì nông nghiệp được đánh giá là ngành sử dụng nhiều nước nhất trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó, sử dụng nước thải làm lan rộng ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm đất và không khí. Các chất kim loại nặng có thể tích lũy trong đất làm giảm năng suất một số loại cây trồng. Sự di chuyển của nước thải tại khu vực sản xuất được thể hiện trong sơ đồ sau:
Nước thải
Vào cây rau
Đất trũng
Đất trồng lúa, rau
Nước ngầm
Thấm xuống đất
Bốc hơi, rò rỉ
Hình 1.3. Sự di chuyển của nước thải đô thị tại khu vực sản xuất nông nghiệp (thôn Bằng B)
Nguồn: VESDI
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ SÔNG TÔ LỊCH TRONG SẢN XUẤT RAU TẠI THÔN BẰNG B, HOÀNG LIỆT, HOÀNG MAI
2.1. Khái quát về sông Tô Lịch
Hình 2.1. Bản đồ vị trí các thôn của phường Hoàng Liệt, Hoàng mai
2.1.1. Vị trí địa lí
Vị trí bắt đầu của sông có thể được xem là từ cống Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), chạy dọc đường Bưởi, đường Láng, Kim Giang, Đại Kim, Thịnh Liệt về phía Nam thành phố. Tới khu vực Nhà máy Sơn Hà Nội, sông Tô Lịch rẽ nhánh, một nhánh chảy sang hướng Đông về phía hồ Yên Sở, một nhánh chảy xuôi theo hướng Nam đổ vào sông Nhuệ. Đối với nhánh sông Tô Lịch chảy về phía hồ Yên Sở, sông chảy qua địa phận của các thôn: Văn (xã Thịnh Liệt); Bằng A, Bằng B (phường Hoàng Liệt); Huỳnh Cung, Tựu Liệt và Yên Ngưu (xã Tam Hiệp). Tại khu vực thôn Yên Ngưu, sông lại tiếp tục rẽ thành 2 nhánh, một nhánh chạy tiếp về hướng Đông đổ vào hồ Yên Sở, nhánh kia chạy theo hướng nam qua địa phận các xã Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì) và cuối cùng cũng đổ vào sông Nhuệ.
2.1.2. Tình trạng ô nhiễm
Trước năm 1990, sông Tô Lịch là một vùng sinh thái lành mạnh. Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 1998 bắt đầu có hiện tượng ô nhiễm dần dần. Đặc biệt từ năm 1998 cho đến nay thì tình trạng ô nhiễm đã trở nên trầm trọng: nước có màu đen kịt, đặc quánh các chất hữu cơ; COD thường từ 150-350 mg/l; BOD từ 50-100 mg/l; nồng độ NH4+ thường từ 20-40 mg/l; nồng độ NO2- thường thấp không đáng kể (dưới 1); nồng độ NO3- dao động trong khoảng từ 1-10 mg/l, đôi khi vượt quá 15 mg/l; độ đục cao; coliform dao động từ 35.000-130.000 MNP (most probable number - số lượng chắc chắn nhất có thể)/100ml; độ pH thường từ 7,5-8,5 do có quá nhiều amoniac tự do.
Sông Tô Lịch với tổng diện tích lưu vực vào khoảng 6.820 ha, hàng ngày tiếp nhận một lượng nước thải đô thị từ 330.000-350.000 m3 vào mùa khô. Thành phần nước thải sông Tô Lịch tiếp nhận hàng ngày bao gồm: nước thải sinh hoạt (từ hoạt động sinh sống của hơn 3 triệu dân nội thành, từ hàng nghìn nhà hàng, khách sạn, khu chợ…); nước thải công nghiệp (từ các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với tất cả các loại hình như hóa chất, dệt may, thực phẩm, cơ khí…); nước thải bệnh viện (từ các bệnh viện lớn và hàng trăm cơ sở dịch vụ y tế đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội). Loại hình và lưu lượng thải được thể hiện ở bảng sau:
TT
Loại nước thải
Lưu lượng
m3/ngày
%
1
Sinh hoạt
188,000
54.5
2
Công nghiệp và dịch vụ
150,000
43.5
3
Bệnh viện và các cơ sở dịch vụ y tế
7,000
2.0
Tổng cộng:
345,000
100
Bảng 2.1. Loại và lượng nước thải của TP. Hà Nội
Nguồn: Sở khoa học - công nghệ và môi trường Hà Nội, 2001
Nước thải của TP. Hà Nội rất giàu chất dinh dưỡng, cùng với các chất gây ô nhiễm như hóa chất độc hại, fecal coliforms, COD, BOD, chất rắn tổng số, NH4-N và nhiều kim loại nặng như Ni, Cu, As và Pb.
2.1.3. Chất lượng nước tưới cho cây rau
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước khá cao. Hàm lượng N, P, K cao trong nước thải là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây rau trồng ở Bằng B và các cánh đồng nằm dọc theo các sông dẫn nước thải đô thị Hà Nội. So với TCVN 5942-1995 loại B, các chỉ tiêu N-NH4, N-NO2 trong nước tưới (nước mặt) đều vượt nồng độ Nts và K trong nước của các ruộng rau, còn hàm lượng Pts không khác nhau nhiều.
Hàm lượng của một số kim loại nặng trong nước tưới rau ở Bằng B như Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Crôm (Cr) đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5942-1995 (loại B). Không có sự khác nhau nhiều về nồng độ của các kim loại nặng trong nước của các kênh dẫn xi măng, kênh đất và các thửa ruộng trồng rau.
Với thời gian nước sông (nước thải) lưu lại trong kênh dẫn và trong ruộng sau rút một ngày , nồng độ các chất ô nhiểm đã giảm đi đáng kể . Độ đục giảm đi 2-3 lần BOD giảm từ 4-5 lần , COD giảm từ 14 đến gần 15 lần , N giảm 4-5 lần, K giảm khoảng 1,5 lần. DO tăng đáng kể từ 3-8,6 lần .
2.2. Tình hình sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch trong sản xuất rau tại thôn Bằng B
2.2.1. Khái quát về thôn Bằng B
Vị trí địa lý
Bằng B là một trong 5 thôn (Pháp Vân, Tứ Kỳ, Linh Đàm, Bằng A, Bằng B) của phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Bằng B nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km về phía Nam.
Hình 2.2. Bản đồ thể hiện vị trí của thôn Bằng B
Nguồn: Dự án Rubifarm
Điều kiện tự nhiên
Mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam: nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông, ít mưa, quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Có độ ẩm và lượng mưa khá lớn: 1,600 – 1,800 mm/năm, trung bình 114 ngày mưa một năm. Mùa mưa chính kéo dài từ tháng 6 - 9, chiếm khoảng 80-90% tổng lượng mưa hàng năm.Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10.
Điều kiện kinh tế xã hội
Tổng diện tích của thôn Bằng B là 537,543 m2, trong đó đất ở là 51,988 m2 chiếm 9,67%, còn lại là đất cho nông nghiệp chiếm đến hơn 90% (485,555 m2) với 60% (291,600 m2) dùng cho trồng lúa; 24% trồng rau (117,000 m2); 4% diện tích là các ao, hồ nuôi cá (19,800 m2); còn lại là cho các mục đích khác: kênh mương, đê điều…
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của thôn Bằng B, 2002
Thôn Bằng B có 368 hộ gia đình với số dân là 1,381; trong đó 785 người trong độ tuổi lao động (56.8%).
Có 303 hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó 200 hộ dựa hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp, còn lại là có nghề phụ khác: đồ gỗ, bán đồ điện…
Thu nhập: Năm 2002, tổng thu nhập của thôn là 5.4 tỷ VNĐ, trong đó thu nhập từ nông nghiệp là 1 307 125 000 đồng (chiếm gần 25%), từ hoạt động công nghiệp, thủ công, thương mại, dịch vụ là 4 tỷ đồng.
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập của thôn Bằng B năm 2002
Thu nhập từ trồng lúa năm 2002 là 361 triệu đồng, trồng rau và các loại ngũ cốc là 650 triệu đồng, chăn nuôi lợn và gia cầm là 246 triệu đồng, cá là 50 triệu đồng.
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp của thôn Bằng B, 2002
2.2.2. Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất rau
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Hoàng Liệt đã từng là nơi cung ứng một lượng lớn rau thường xuyên và uy tín sang thị trường Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ. Ngày nay, đất canh tác của Hoàng Liệt đã giảm phần nhiều nhường chỗ cho các công trình xây dựng nhà ở, may. Sau khi Nhà nước thu hồi đất làm dự án khu đô thị X2 Bắc Linh Đàm (khoảng 10 ha) thì không chỉ diện tích đất canh tác của Hoàng Liệt bị thu hẹp mà chính phần đất của dự án đang "bỏ hoang" cho chuột bọ có chỗ lưu trú để phá hại lúa khiến bà con đều chuyển từ trồng lúa sang trồng rau màu.
Diện tích cơ cấu cây trồng:
Tổng diện tích đất trồng rau của thôn là 120.000m2, trong đó diện tích rau nước (rau sống trong môi trường nước, ngập liên tục với mực nước khoảng 5 – 25cm) chiếm tới 2/3 tổng diện tích (khoảng 80.000m2), phổ biến là rau rút, rau muống, rau cần, rau cải xoong. Còn lại là các loại rau khô (rau sống liên tục trên đất khô, nước chỉ được tưới để duy trì độ ẩm cho đất) như hành, rau cải xanh, rau mùng tơi, ngải cứu, các loại rau thơm, rau diếp và rau xà lách.
Loại rau
Tên rau
Diện tích (m2)
Rau nước
Rau rút
30.000
Rau muống
21.000
Rau cần
18.000
Rau cải xoong
12.000
Rau cạn
Hành
9.000
Rau cải xanh
10.000
Rau mùng tơi
8.000
Ngải cứu
3.000
Rau diếp
2.000
Rau xà lách
2.000
Các loại rau thơm
6.000
Bảng 2.2. Các loại rau chính trồng tại thôn Bằng B
Nguồn: VESDI
Diện tích rau chiếm khá lớn trong tổng diện tích đất trồng trọt, đặc biệt diện tích rau nước chiếm đáng kể (khoảng 70%). Vì vậy, nhu cầu dùng nước tưới là rất lớn. 60% dân Hoàng Liệt sử dụng nước sông Tô Lịch cho mục đích nông nghiệp và tới 45% trong số đó sử dụng để trồng trọt với hình thức chủ yếu là dùng máy bơm (93%).
Tiêu thụ:
Rau trồng tại thôn bằng B được người dân bán trực tiếp cho người dùng hoặc bán cho những người bán buôn bán lẻ khác. Các khu vực tiêu thụ rau của thôn là: Tam Hiệp, Văn Điển, Mai Động, Long Biên, Tựu, Đông Xuân, Trương Định, Linh Đàm, trong đó Mai Động là nơi tiêu thụ rau chính.
Nước thải bệnh viện
Nước thải sinh hoạt
Nước thải công nghiệp
Cách thức sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp
Ao cá, cánh đồng lúa và ruộng rau
Sông Hồng
Sông Nhuệ
Sông Tô Lịch (thượng lưu)
Sông Tô Lịch hạ nguồn
3 sông (Kim Ngưu, Sét, Lừ)
Hồ Yên Sở
Thoát nước đô thị (cống, kênh, mương, hồ và các sông)
Ao, cánh đồng lúa, ruộng rau
Hình 2.6. Hướng di chuyển của nước thải đô thị tới khu vực sản xuất nông nghiệp
Nguồn: VESDI
Trạm bơm nằm giữa thôn Bằng A và Bằng B làm nhiệm vụ bơm nước sông Tô Lịch vào hệ thống kênh, mương xi măng và mương đất để cấp nước cho các thửa ruộng rau và lúa của 2 thôn. Trạm bơm được xây dựng từ năm 1980, với 2 máy bơm có công suất 1000m3/h và một máy bơm công suất 540m3/h. Hoạt động của trạm bơm tùy thuộc vào thời tiết và yêu cầu của nông dân. Hệ thống kênh mương có tổng chiều dài là 2400m làm nhiệm vụ dẫn nước vào và tiêu thoát nước tháo ra từ các cánh đồng khi mưa lớn để tránh gây ngập úng. Nước được bơm sau đó chảy qua các kênh dẫn đến các thửa ruộng; hoặc được người dân lấy trực tiếp từ sông Tô Lịch; hoặc lấy từ các kênh dẫn bằng thùng chứa. Khối lượng nước tưới được lấy từ sông Tô Lịch lên trong một năm là khoảng 700.000m3/năm, trung bình một sào đất canh tác một năm sử dụng khoảng 600m3 nước tưới (nước thải). Người nông dân phải trả phí thủy lợi là 900.000 – 940.000 đồng/ha/năm.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ SÔNG TÔ LỊCH TRONG SẢN XUẤT RAU TẠI THÔN BẰNG B
3.1. Hiệu quả về tài chính
3.1.1. Xác định các chi phí
Chi phí trực tiếp, gồm:
- Chi phí phân bón
- Chi phí cho thuốc BVTV
- Phí thủy lợi
- Chi phí lao động
Ngoài ra đối với rau rút còn cần có chi phí cho các công cụ như dây, cọc.
Các số liệu sau đây được tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả tại thôn Bằng B và từ kết quả nghiên cứu của dự án PAUSSA về kĩ thuật trồng một số loại rau nước ở vùng ven đô Hà Nội (trang web của dự án: www.paussa.org)
Sau đây là bảng tính toán chi phí trực tiếp (chưa tính phí thủy lợi) trung bình/1 sào (360m2) cho từng loại rau trong một vụ:
Rau rút
Được trồng từ tháng đầu tháng 4 đến tháng 9, trung bình một vụ được 3 lứa. Lứa đầu tiên cấy phải mua giống, những lứa sau có thể hái các nhánh con để cấy lại.
Hạng mục
Đơn vị
Lượng
Đơn giá (VNĐ)
Chi phí (VNĐ)
Giống
ngọn
1000
4.000
4.000.000
Đạm
kg
6
8.000
48.000
Dây
cân
1
35.000
35.000
Cọc
30.000
Lao động
ngày
90
30.000
2.700.000
Tổng
6.813.000
Rau muống
Được trồng từ tháng 3 đến tháng 12, trung bình một vụ 10 lứa, sau 5 lứa thu hoạch có thể làm đất và cấy lại.
Hạng mục
Đơn vị
Lượng
Đơn giá (VNĐ)
Chi phí (VNĐ)
Giống
mớ
200
2.000
400.000
Đạm
kg
50
8.000
400.000
Lân
kg
200
4.000
800.000
Thuốc BVTV
lọ
10
10.000
100.000
Lao động
ngày
150
30.000
4500.000
Tổng
7.800.000
Rau cần
Được trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trung bình 3 lứa 1 vụ, xong mỗi lứa đều phải làm đất và cấy lại.
Hạng mục
Đơn vị
Lượng
Đơn giá (VNĐ)
Chi phí (VNĐ)
Giống
mớ
300
2.000
600.000
Sừng
kg
60
2.500
150.000
Lân
kg
15
4.000
60.000
NPK
kg
60
10.000
600.000
Thuốc BVTV
lọ
5
10.000
50.000
Lao động
ngày
45
30.000
1.350.000
Tổng
2.810.000
Rau cải xoong
Rau cải xoong được trồng từ tháng tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trung bình 4 lứa một vụ, sau mối lần thu hoạch phải làm đất và cấy lại.
Hạng mục
Đơn vị
Lượng
Đơn giá (VNĐ)
Chi phí (VNĐ)
Giống
mớ
400
3.000
1.200.000
Đạm
kg
12
8.000
96.000
Lân
kg
80
4.000
320.000
Thuốc BVTV
lọ
4
10.000
40.000
Lao động
ngày
60
30.000
1.800.000
Tổng
3.456.000
Tổng hợp chi phí:
Loại rau
Tổng diện tích (m2)
Chi phí (VNĐ)/1sào (360m2)
Tổng chi phí (VNĐ)
Rau rút
30.000
6.813.000
567.750.000
Rau muống
21.000
7.800.000
455.000.000
Rau cần
18.000
2.810.000
140.500.000
Rau cải xoong
12.000
3.456.000
115.200.000
Tổng
81.000
1.278.450.000
Người dân phải nộp phí thủy lợi là 900.000 VNĐ/ha (10.000m2)/năm. Với tổng diện tích của 4 loại rau nước là 81.000 m2 thì tổng phí thủy lợi nông dân phải trả trong một năm là:
81.000*900.000/10.000 = 7.290.000 VNĐ
Vậy, tổng chi phí trực tiếp cho cả 4 loại rau trong 1 vụ (cũng là trong 1 năm) cho toàn thôn là:
1.278.450.000 + 7.290.000 = 1.285.740.000 VNĐ
Chi phí gián tiếp: Chi phí sức khỏe
Đối với các bệnh về da:
Nước thải đô thị (nước sông Tô Lịch, nước hồ Yên Sở...) là nước có chứa các chất ô nhiễm với nồng độ rất lớn, vượt TCCP (TCVN 5942-1995). Các chất ô nhiễm như các hóa chất độc hại (xút, váng sơn dầu) và vi khuẩn (coliform) có trong nước thải thường dễ gây các bệnh ngoài da, thối móng tay, móng chân.
Để phòng tránh, chữa trị các bệnh ngoài da, người dân thường sử dụng các biện pháp sau:
- Đi ủng, đeo găng tay khi làm việc, nhưng không thường xuyên, hoặc chỉ đi ủng mà không đeo găng tay do bất tiện.
Thời gian
Đi ủng
Đi giày
Đeo găng tay
Tổng
3/2005
202 (84%)
1 (0,4%)
139 (57%)
242 (100%)
9/2005
170 (66%)
1 (0,4%)
97 (38%)
257 (100%)
12/2005
209 (81%)
0
124 (48%)
259 (100%)
Trung bình cả năm
(581) 77%
(2) 0%
(360) 48%
758 (100%)
Bảng 3.1. Thống kê các biện pháp bảo vệ sức khỏe của nông dân phường Hoàng Liệt
Nguồn: VESDI, 2005
Với 200 hộ tham gia sản xuất, trung bình một hộ có một lao động thường xuyên, ủng trung bình 1 năm 1 đôi, găng tay 1 năm 2 đôi, thì số lượng ủng, găng tay tiêu thụ trong một năm là:
Số lượng ủng = 77% * 200 = 154
Số lượng găng tay = 48% * 200 * 2 = 192
Với giá của 1 đôi ủng trung bình là 30.000 VNĐ, 1 đôi găng tay là 7.000 VNĐ thì chi phí cho ủng và găng tay 1 năm là:
154 * 30.000 + 192 * 7.000 = 5.964.000 VNĐ
- Tự chữa bằng các cách đơn giản như xát chanh, quất, cây cỏ lên tay chân, rửa bằng xà phòng, ngâm tay chân vào nước phèn sau khi đi làm về, hoặc nếu nặng hơn thì có thể mua thuốc mỡ để bôi.
Các bệnh về da tuy gây khó chịu và dai dẳng, nhưng không phải là bệnh nghiêm trọng nên người dân thường không đến các cơ sở y tế để chữa trị. Do đó không có thống kê về chi phí một cách chính thức. Tuy nhiên, có thể ước lượng như sau:
+ 1 tuyp thuốc giá 10.000 VNĐ dùng trong 1 năm
+ Chi phí cho chanh, quất, phèn trung bình 20.000 VNĐ/1 năm
Như vậy, chi phí đối với bệnh ngoài da là 30.000 VNĐ/1 người/1 năm
Để tính được tổng chi phí, ta cần có số liệu về số nông dân mắc các bệnh về da liên quan đến sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp. Chuyên đề này sử dụng kết quả điều tra của dự án PAUSSA về tỉ lệ mắc các bệnh về da đối với nông dân ở Hoàng Liệt (là nơi sử dụng nước thải) và Long Biên (không sử dụng nước thải).
Thời gian
Số người
Tổng
3/2005
24 (20,2%)
119 (100%)
9/2005
33 (26%)
127 (100%)
12/2005
21 (16,2%)
130 (100%)
Trung bình cả năm
78 (20,8%)
376 (100%)
Bảng 3.2. Tình hình mắc các bệnh về da đối với nông dân tại Hoàng Liệt
Nguồn: VESDI, 2005
Với 200 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, trung bình một hộ có một người sản xuất chính, thì số nông dân bị mắc bệnh về da do sử dụng nước thải là:
200 * 20,8% = 42 người
Tổng chi phí để chữa trị các bệnh ngoài da trong 1 năm là:
42 * 30.000 = 1.260.000 VNĐ
Chi phí trên chưa tính đến sự khó chịu khi mắc bệnh, cũng như thời gian nghỉ lao động tránh tiếp xúc với nước thải.
Các bệnh hô hấp, tiêu hóa:
Theo kinh nghiệm của người dân, nước thải mới được bơm lên từ sông Tô Lịch có màu đen, màu hồng nhạt hoặc có bọt trắng, nồng độ H2S cao gây mùi khó chịu, khó thở, tức ngực cho người nông dân khi ở gần. Tuy nhiên, càng về các thửa ruộng ở cuối mương, xa trạm bơm, hoặc thời gian nước lưu trong mương, ruộng càng lâu thì tác động này càng được giảm nhẹ.
Nếu nông dân không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi làm về thì sẽ có khả năng mắc các bệnh về tiêu hóa do nhiễm các loại giun sán.
Chưa có số liệu thống kê về bệnh hô hấp cũng như các bệnh về đường ruột do sử dụng nước thải trong canh tác nông nghiệp.
Nghiên cứu của DANIDA không chứng minh được nguy cơ gia tăng đối với bệnh nhiễm giun sán từ việc phơi nhiễm với nước thải trong điều kiện sản xuất nông nghiệp tại Nam Định. Hâu hết những người nhiễm giun sán đều xuất xứ từ nhóm có điều kiện kinh tế - xã hội thấp, các hộ gia đình có điều kiện vệ sinh không phù hợp và thói quen vệ sinh kém. Thậm chí trong trường hợp giun đũa, giun tóc, nhóm điều tra còn thu được kết quả là nhóm người tiếp xúc thường xuyên với nước thải có tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp hơn nhiều so với những người không tiếp xúc nước thải, còn đối với giun móc thì không có sự khác biệt nào.
Như vậy, mối quan hệ giữa việc gia tăng các bệnh về tiêu hóa đối với việc sử dụng nước thải trong nông nghiệp là không rõ ràng.
Tổng chi phí gián tiếp trong 1 năm đối với tất cả nông dân của thôn là:
5.964.000 + 1.260.000 = 7.224.000 VNĐ
Vậy, tổng chi phí tài chính trong 1 năm là:
1.285.740.000 + 7.224.000 = 1.292.964.000 VNĐ
3.1.2. Xác định lợi ích
Lợi ích tài chính chính là thu nhập của người nông dân. Ta có bảng thu nhập cho các loại rau trong 1 vụ (1 năm):
Loại rau
Tổng diện tích (m3)
Thu nhập (VNĐ)/360m3/năm
Tỏng thu nhập (VNĐ)
Rau rút
30.000
24.000.000
2.000.000.000
Rau muống
21.000
12.000.000
700.000.000
Rau cần
18.000
3.600.000
180.000.000
Rau cải xoong
12.000
4.800.000
160.000.000
Tổng
3.040.000.000
3.1.3. Tính toán hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính (HQTC) = Lợi ích tài chính – Chi phí tài chính
HQTC = 3.040.000.000 - 1.292.964.000 = 1.747.036.000 VNĐ
Như vậy, doanh thu của tất cả các hộ nông dân trong thôn Bằng B có được từ trồng rau trong 1 năm là 1.747.036.000 VNĐ
Doanh thu > 0 chứng tỏ nông dân có lợi khi trồng rau sử dụng nước thải làm nước tưới.
3.2. Hiệu quả kinh tế
Xác định chi phí
Ngoài các chi phí tài chính như trên, khi xem xét trên góc độ xã hội thì việc sản xuất rau sử dụng nước thải còn có những chi phí như sau:
Chi phí đối với người tiêu dùng: chi phí sức khỏe
Nhiễm kim loại nặng:
Hiện nay, chưa có thống kê về số lượng người mắc bệnh do ăn rau bị nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích hóa học của Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công nghiệp) và của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (NISF) cho thấy trong rau trồng ở Bằng B có chứa kim loại nặng nhưng hàm lượng của chúng đều nằm trong TCCP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1998) và của Bộ Y tế (1998)
Các bệnh đường ruột:
Theo nghiên cứu của Tôn Thất Bách và cộng sự (1996) trong nước thải và bùn cặn của nó của các loại vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán. Trong 1 lít nước thải có khoảng 7.000 vi khuẩn Salmonella, 6.000-7.000 vi khuẩn Shigella và 1.000 vi khuẩn Vibro cholera. Các loại trứng giun sán như Ancylostoma, Trichuris và Taenia có thể tồn tại đến 1,5 năm.
Người ăn rau được trồng bằng nước thải đô thị có thể mắc bệnh đường ruột như ỉa chảy, đau bụng nếu rau không được rửa sạch, khử trùng và nấu chín. Tuy nhiên, cũng chưa có thống kê nào về các trường hợp này.
Chuyên đề sử dụng phương pháp CVM, hỏi về sẵn lòng chi trả đối với rau dùng nước tưới là nước thải chưa qua xử lý tại các khu vực tiêu thụ rau chính của thôn Bằng B (Mai Động, Trương Định, Linh Đàm...) và cả tại thôn Bằng B để tính toán thiệt hại về sức khỏe, tinh thần (lo ngại khi ăn rau được tưới bằng nước thải) đối với người tiêu dùng. Số lượng mẫu chọn là 50 người.
Kết quả phỏng vấn về WTP được nhập vào Exel, thực hiện lệnh Average với cột chứa giá trị của WTP, ta có kết quả: trung bình một người dân sẵn lòng trả cao hơn 1.200 đ/1kg cho rau không tưới bằng nước thải. Những người có thu nhập cao sẵn lòng chi trả nhiều hơn, những người sống tại nơi sử dụng nước thải trong sản xuất rau thì có xu hướng chi trả thấp hơn vì (theo như ý kiến của họ) hàng ngày họ vẫn sử dụng các loại rau do chính họ hoặc những người trong thôn sản xuất mà không thấy tác động xấu nào.
Với năng suất rau đạt khoảng 237 tạ/ha (năm 2004), với tổng diện tích 81.000 m2 (8,1 ha) rau nước, thì tổng khối lượng rau tiêu thụ là:
8,1 * 237 = 1.919,7 tạ = 1.919.700 kg
Tổng sẵn lòng trả là:
1.919.700 * 1.200 = 2.303.640.000 VNĐ
Như vậy, chi phí đối với người tiêu dùng trong 1 năm là 2.303.640.000 VNĐ.
Các chi phí môi trường
Đây là các chi phí rất khó lượng giá.
Tác động của việc sử dụng nước thải lên chất lượng đất
- Về hàm lượng các kim loại nặng trong đất:
Kết quả phân tích chất lượng đất cho thấy nồng độ của một số kim loại nặng như Pb, Hg, Cd có trong đất trồng rau ở Bằng B đều thấp hơn TCCP (TCVN 7209-2002).
Sự khác biệt về hàm lượng kim loại nặng trong đất ở các thửa ruộng rau nhận trực tiếp hoặc gián tiếp nước thải, ở các ruộng nằm xa hoặc gần nguồn nước tưới, ở các ruộng được tưới ngập và các ruộng cạn là rất nhỏ, không đáng kể.
Nhìn chung, kim loại nặng tích tụ làm giảm năng suất rau, đồng thời làm tích tụ kim loại nặng trong rau gây tác động không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất:
Theo khảo sát của VESDI, trong tất cả các mẫu đất, hàm lượng Nts, Pts là giàu, Kts trung bình. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao có được nhờ sử dụng nước thải làm tăng năng suất cây trồng.
Nhận xét sơ bộ về quan hệ giữa các hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước và trong đất tại thôn Bằng B:
Hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước tỷ lệ thuận với hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng có trong đất.
Hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng trong đất gia tăng theo thời gian và các lần xả nước vào ruộng.
Không có sự khác biệt đáng kể về giá trị hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước và đất ở các thửa ruộng rau khác nhau về vị trí, tiếp nhận nước.
Tác động lên nước ngầm:
Việc lưu nước thải trên hệ thống kênh mương, ruộng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Đây là tác động lâu dài khó kiểm soát và đo lường. Việc làm lan rộng ô nhiễm nước ngầm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe các hộ gia đình đang sử dụng nước khoan; các hộ đang sử dụng nước khoan có thể phải chuyển hoàn toàn sang sử dụng nước máy.
Tác động lên môi trường không khí:
Quá trình bơm nước thải lên cũng như quá trình nước thải chảy về các ruộng theo hệ thống kênh mương có thể làm lan truyền ô nhiễm không khí, nhưng đây chỉ là ảnh hưởng mang tính chất cục bộ, thời điểm. Nước mới được bơm lên từ sông Tô Lịch khiến người nông dân cảm thấy khó thở và tức ngực khi ở gần. Tuy nhiên, nước chỉ được bơm khoảng 10 ngày 1 lần, nước sau khi lưu trên kênh mương khoảng 1, 2 ngày thì mùi của nước đã giảm đi đáng kể.
3.2.2. Xác định lợi ích
Tương tự, ngoài các lợi ích tài chính như trên thì còn có các lợi ích về môi trường và xã hội:
- Trung bình 1 ha 1 năm sử dụng 600 m3 nước, thì với tổng diện tích canh tác 4 loại rau nước là 81.000 m2, lượng nước thải 1 năm tái sử dụng được:
81.000*600/10.000 = 4.860 m3
Cũng như giảm được một lượng tiêu thụ nước mới là 4.860 m3.
Với đơn giá hiện thời, chi phí để xử lý nước thải của Hà Nội khoảng 1,5 tỷ đồng/ngày/500.000 m3 nước thải (Theo Báo Hà Nội mới, Môi trường ở Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng: Làm gì? (kỳ 2), 07/04/2009). Như vậy, với 4.860 m3 nước thải không phải xử lý thì thành phố đã tiết kiệm được:
4.860*1,5 tỷ/500.000 = 14.580.000 VNĐ
- Tạo cảnh quan sinh thái lành mạnh: Các ruộng rau cũng là một hệ sinh thái giúp điều hòa khí hậu, điều tiết nước ngầm, mang lại những giá trị giải trí cho người dân thành phố - nhất là trong điều kiện đất đai ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho các công trình xây dựng như hiện nay.
- Tạo công ăn việc làm cho nông dân: hoạt động sản xuất rau đang tạo ra công ăn việc làm thường xuyên cho 200 hộ gia đình, góp phần đáng kể vào cải thiện thu nhập cho người dân. Trong điều kiện giá sinh hoạt đắt đỏ tại thành phố thì nguồn thu nhập đó lại càng trở nên quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều dân nghèo đô thị.
- Đảm bảo an ninh lương thực cho thành phố, đồng thời là nguồn cung cấp rau giá rẻ phù hợp với người có thu nhập trung bình – thấp tại Hà Nội.
3.2.3. Tính toán hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) = Lợi ích kinh tế - Chi phí kinh tế
Với lợi ích kinh tế theo tính toán là:
3.040.000.000 + 14.580.000 = 3.054.580.000 VNĐ
Chi phí kinh tế là:
1.292.964.000 + 2.303.640.000 = 3.596.604.000 VNĐ
Như vậy:
HQKT = 3.054.580.000 - 3.596.604.000 = - 542.024.000 VNĐ
HQKT < 0 chứng tỏ hoạt động sản xuất rau sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch của thôn Bằng B không mang lại hiệu quả kinh tế, mặc dù mang lại hiệu quả tài chính.
Kết luận và kiến nghị
Việc sử dụng nước thải trong sản xuất giúp tận dụng các chất dinh dưỡng có trong nước thải, góp phần làm giảm gánh nặng về phân bón cho người nông dân, từ đó tăng thu nhập cũng như tăng hàng loạt các phúc lợi khác kèm theo ; hạn chế ô nhiễm môi trường do xả nước thải, góp phần thanh lọc một lượng nước thải lớn; tiết kiệm được nước ngọt phải khai thác từ nguồn (sông Hồng). Tuy nhiên, trong nước thải còn chứa các thành phần nguy hiểm: các mềm bệnh, các chất độc hại (kim loại nặng, chất hữu cơ khó phân hủy…) ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dùng, và tác động xấu đến môi trường đất, nước ngầm, không khí.
Chuyên đề đã khái quát được tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam trong chương 1, nêu lên tình hình thực tế tại thôn Bằng B, và cố gắng lượng giá các chi phí và lợi ích của việc sản xuất rau sử dụng nước thải làm nước tưới nhằm tính toán các hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế. Theo đó, đứng trên góc độ người dân thì việc sản xuất rau sử dụng nước thải hoàn toàn mang lại hiệu quả. Nhưng khi xem xét trên góc độ xã hội, có tính đến cả lợi ích chi phí xã hội và môi trường thì hoạt động này lại mang hiệu quả âm (không hiệu quả).
Tuy nhiên, do trình độ có hạn, chuyên đề chưa lượng giá được hết các tác động về khia cạnh xã hội và môi trường của hoạt động sản xuất, nên có thể kết quả chưa được chinh xác. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện đề tài.
Nhằm giảm thiểu những tác động có hại, tăng cường những tác động có lợi, chuyên đề đưa ra một số kiến nghị sau:
Tiến hành nghiên cứu đề xuất cách bón phân hợp lí nhất để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng có trong nước thải.
Nước trước khi sử dụng nên để lưu một thời gian trên kênh, mương nhằm giảm tính độc hại
Hạn chế tưới nước thải trong mùa thu hoạch
Áp dụng kĩ thuật tưới phù hợp: tưới nhỏ giọt, tưới ngầm, tưới vòi phun thay cho tưới bằng kênh hay tưới tràn.
Người nông dân cần tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe: dùng đồ bảo hộ khi lao động: đi ủng, đeo găng tay, khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ sau khi lao động.
Người tiêu dùng cần thực hiện đúng các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm: rửa sạch, khử trùng, nấu chín rau trước khi ăn, hạn chế ăn rau sống, nếu ăn thì rau phải được khử trùng sạch sẽ.
Nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của nước thải: xây dựng hồ sinh học…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế phát triển, trường ĐH Kinh tế TP HCM. Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí. NXB Đại học Quốc gia, TP HCM, 2003.
Barry Field & Nancy Olewiler. Kinh tế môi trường.
Báo cáo của dự án PAUSSA về Quy trình sản xuất rau nước ở 4 thành phố Đông Nam Á
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình lập dự án đầu tư. NXB Thống kê, Hà Nôi, 2005.
Liqa Raschid-Sally, Jens Raunso Jensen, Nguyễn Công Vinh. Tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 2006
Viện Môi trường và Phát triển bền vững. Hướng dẫn về công cụ hỗ trợ quyết định trong sử dụng hợp lý nước thải đô thị vào canh tác rau ở các vùng ngoại thành thành phố Hà Nội, 6/2006
Các trang wep:
www.paussa.org
www.nea.gov.vn
www.vietnamnet.com
www.hanoimoi.com.vn
PHỤ LỤC
Bảng phỏng vấn
Hiện nay, một số khu vực trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sử dụng nước thải chưa qua xử lý làm nước tưới. Theo khảo sát của một số nhà khoa học, nước tưới lấy từ sông Tô Lịch chứa khuẩn e.coli (loại khuẩn gây các bệnh tiêu chảy, đường ruột…) cao gấp 10 – 100 lần và trứng giun cao gấp 10-100 lần so với giới hạn cho phép của tổ chức y tế thế giới WHO. Điều này dẫn đến chất lượng của những loại rau tưới bằng nước sông Tô Lịch không được đảm bảo. Người dân có thể mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa khi ăn các loại rau này. Những câu hỏi sau đây được thiết kế nhằm nhằm phục vụ cho báo cáo chuyên đề tốt nghiệp, ngoài ra không còn mục đích nào khác, rất mong nhận được sự hợp tác của quý vị!
Ông (bà) thường xuyên mua rau ở đâu?
Chợ gần nhà
Người quen
Cửa hàng rau sạch, siêu thị (mời chuyển sang câu 7)
Ông (bà) thường lựa chọn rau như thế nào?
……………………………………………………………………………
Ông (bà) có quan tâm rau được tưới bằng nguồn nước nào khi lựa chọn rau hay không?
Có
Không
Ông (bà) có biết sử dụng rau được tưới bằng nước thải chưa qua xử lý tác động đến sức khỏe như thế nào hay không?
Có, đó là …..
Không
Nếu biết là rau sử dụng nước thải chưa qua xử lý để tưới thì ông (bà) có mua hay không?
Có, vì …..
Không
Trong trường hơp hai loại rau được trồng với kĩ thuật như nhau (cách bón phân, dùng thuốc bảo vệ thực vật), ông (bà) có sẵn lòng trả giá cao hơn cho rau được tưới bằng nước sạch so với rau tưới bằng nước thải chưa qua xử lý?
Có (mời chuyển sang câu 7)
Không, vì….
Nếu a. mời chuyển sang câu 7
Ông (bà) sẵn lòng trả cho rau tưới bằng nước sạch cao hơn bao nhiêu so với rau tưới bằng nước thải không qua xử lý?
500 đ
1000 đ
1500 đ
2000 đ
2500 đ
3000 đ
Số khác ………
Và sau đây là một số thông tin mong quý vị cung cấp để đảm bảo tính tin cậy cho khảo sát.
Tên:
Tuổi:
Nghề nghiệp:
Nơi ở:
Thu nhập bình quân/năm:
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý vị!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10277.doc