Đề tài Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Xử lí chất thải là một tất yếu khách quan về mặt hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của con người. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhìn chung công tác thu gom chất thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: toàn bộ rác thải được thu gom rồi đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lí tùy theo từng thành phần của rác thải. Do yêu cầu giải quyết vấn đề về quỹ đất ngày càng hạn hẹp và tận dụng các chất tái chế, tái sử dụng nên việc quản lí rác thải trên địa bàn thành phố nên tập trung vào việc giải quyết yêu cầu “hạn chế tới mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tới mức tối đa lượng rác thải đem tái chế, tái sử dụng”. Chính vì thế chúng ta nên tiếp cận với một cách làm hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng như là một cách thức quản lí hiệu quả nhất đối với chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đó là việc thực hiện thu gom rác sinh hoạt tại nguồn. Ở Việt Nam trước đây, việc quản lí rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển – xử lí chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác. Vài năm gần đây, một số tỉnh thành ở nước ta đã bước đầu thực hiện thí điểm việc phân loại rác tại nguồn (PLRTN) và cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai thí điểm tại một số quận nhưng nhìn chung dự án phân loại này vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn và chưa thể tiến hành thực hiện đồng bộ. Hiện nay, cụ thể nhất là trên địa bàn Quận 4, tình trạng rác tại đường phố, khu dân cư còn đổ bừa bãi xuống sông, ao, hồ, các khu đất trống, đất vườn đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa đến nguy cơ suy thoái tài nguyên đất, nước, không khí và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời để ngăn chặn mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng như hiện nay. Trước những thực tế trên, hiện trạng quản lí chất thải rắn (CTR) và công tác tuyên truyền cho người dân nhanh chóng thực hiện công tác PLRTN theo chủ trương của nhà nước đang là một vấn đề khó khăn. Do đó, nhằm giải quyết những khuất mắc trên, tôi quyết định chọn đề tài “đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn” với hy vọng việc thực hiện PLRTN đạt hiệu quả và mang lại ‎ý nghĩa lớn khi hằng năm có hàng ngàn tấn rác được tận dụng để tái chế, tái sử dụng, phục vụ sản xuất, nâng cao lợi ích kinh tế, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nước ta các khu đô thị mặc dù chỉ chiếm 25% trên tổng số 82 triệu người nhưng phát thải trên 6 triệu tấn, chiếm 50% lượng chất thải sinh hoạt trong cả nước. Trước đây, việc quản lí rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển – chôn lấp. Những năm gần đây, ở một số nơi chu trình quản lí này đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực ở công đoạn cuối, đó là rác thải sinh hoạt đô thị đã được tập trung và xử lí tại các nhà máy xử lí rác. Tuy nhiên số lượng các nhà máy này trong cả nước không nhiều, hiện chỉ vài nơi có nhà máy xử lí một phần rác đô thị, còn lại hầu hết vẫn phải xử lí theo hình thức chôn lấp. Rác thải không được phân loại tại nguồn đã gây khó khăn trong khâu xử lí không những ở các nhà máy mà còn đối với cả hình thức chôn lấp. Mặt khác, chính vì không được phân loại nên khả năng tận dụng để tái chế, tận dụng nguồn nguyên liệu từ rác cũng bị hạn chế và trên hết là nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi. Vài năm gần đây một số nơi đã bắt đầu thí điểm việc PLRTN. Các hộ gia đình, cơ quan, trường học, . được hướng dẫn cách phân loại rác thành hai loại, một loại có thể làm phân compost và loại còn lại, được phát túi nilon hai màu để phân loại rác tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình chưa cao. Có thể nhận thấy sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế rác thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan với nhau: một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền, cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn; hai là sự đầu tư thỏa đáng của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải đủ năng lực để tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại nguồn; ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lí tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải. Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc tái chế, tái sử dụng chất thải khó thành công. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát, thu thập và biên hội các thông tin về hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn Quận 4. - Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 4 (nguồn, thành phần, thu gom, vận chuyển, .) - Đánh giá những mặt thuận lợi và hạn chế khi thực hiện dự án phân loại - Đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn để dự án được thực hiện lâu dài và đạt hiệu quả như mong muốn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập tài liệu, số liệu về chất thải rắn trên địa bàn Quận 4. - Tìm hiểu các dự án PLRTN ở một số nơi trong nước và trên thế giới. - Tìm những mặt hạn chế cũng như thuận lợi qua việc đánh giá hiệu quả dự án. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc PLRTN cho Quận 4 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Ø Phương pháp luận: Mục tiêu của đề tài nhằm thu thập đầy đủ thông tin về khối lượng chất thải rắn và các quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn Quận 4 để đặt ra mô hình phân loại rác tại nguồn cho phù hợp với địa bàn Quận 4 nói riêng và thành phố nói chung. Bên cạnh, rút ra những bài học kinh nghiệm từ các dự án phân loại rác tại nguồn ở một số nơi nhằm mục đích đưa ra các giải pháp để hoàn thiện dự án phân loại. Vì vậy, cần nghiên cứu để tối ưu hóa mô hình phân loại rác tại nguồn cho Quận 4 để đảm bảo lượng rác được phân loại cách có hiệu quả, đem lại nguồn nguyên liệu tái sử dụng, góp phần đem lại mỹ quan đô thị cho Quận 4 nói riêng và lợi ích môi trường nói chung. Ø Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ các nguồn sẵn có như: từ Công ty Dịch vụ công ích Quận 4, phòng tài nguyên môi trường, Cục thống kê Quân 4, phòng Quản lí đô thị Quận 4 - Phương pháp tham khảo tài liệu: sưu tầm và tham khảo tài liệu là bước không thể thiếu trong quá trình điều tra, đánh giá và nghiên cứu. Do giới hạn về phạm vi cũng như thời gian nghiên cứu nên cũng chỉ thu thập được một số tài liệu được công bố rộng rãi liên quan đến phân loại rác tại nguồn. Các tài liệu tham khảo này được ghi trong mục tài liệu tham khảo. - Phương pháp đánh giá: từ những kinh nghiệm thực hiện phân loại rác tại nguồn ở một số nơi trong và ngoài nước mà ta có thể rút ra các bài học thành công và thất bại khi thực hiện phân loại rác tại nguồn để áp dụng cho Quận 4 nói riêng và thành phố nói chung. - Phương pháp tính toán: được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh chất thải rắn từ nay đến năm 2020 dựa trên số liệu dân số liệu dân số hiện tại và tốc độ gia tăng dân số. 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại rác trên địa bàn Quận 4 để thấy được những hiệu quả hữu ích từ mô hình phân loại, đồng thời có những đánh giá khách quan về dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Đối với đề tài này, tôi giả định rằng kết quả thu được là các cấp chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền và mở rộng thực hiện việc PLRTN đến từng người dân sẽ tích cực tham gia phân loại rác, từ đó có thể hạn chế được lượng rác thải đem chôn lấp, gia tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra và lượng sản phẩm tái chế. 7. Cấu trúc đồ án - Chương mở đầu: + Lí do chọn đề tài + Tình hình nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu + Nhiệm vụ nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu + Dự kiến kết quả nghiên cứu - Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn và giới thiệu một số kinh nghiệm về phân loại rác tại nguồn - Chương 2: Tổng quan về Quận 4 và hiện trạng môi trường tại khu vực - Chương 3: Các yếu tố cần đáp ứng cho dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 4 - Chương 4: Phương án kỹ thuật và công nghệ cho dự án phân loại rác tại nguồn - Chương 5: Đánh giá hiệu quả và đề xuất các biện pháp hoàn thiện dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 4

doc3 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 4 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HƠN Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Ths. LÊ THỊ VU LAN Sinh viên thực hiện : VÕ HOÀNG THIÊN THƯ MSSV: 09B1080167 Lớp: 09HMT3 TP. Hồ Chí Minh, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 4 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HƠN Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện (K‎í và ghi rõ họ tên) MSSV : 09B1080167 Lớp : 09HMT3 Ths. Lê Thị Vu Lan Võ Hoàng Thiên Thư Tp. Hồ Chí Minh, 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbia chinh - phu.doc
  • docBAO CAO TÔT NGHIEP.doc
  • docLỜI CAM ON.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan