Đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ cầu diễn - Hà Nội

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 7 1. Tính cấp thiết của đề tài 7 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 8 3. Mục tiêu của đề tài 9 4. Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tà 9 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT DỰ ÁN. 10 1.1. Tổng quan về đánh giá hiệu quả dự án. 10 1.1.1. Đánh giá hiệu quả là gì? 10 1.1.2. Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án. 11 1.1.2.1. Phương pháp phân tích chi - phí lợi ích (CBA) 11 1.1.2.2. Phương pháp CBA định tính 11 1.1.2.3. Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả 11 1.1.2.4. Phương pháp phân tích đa mục tiêu . 12 1.1.2.5. Phương pháp CBA chú trọng tới phân phối. 12 1.2. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của một dự án. 12 1.2.1. Hiệu quả tài chính. 12 1.2.2. Hiệu quả kinh tế. 14 1.2.3. Mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế . 15 1.3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) trong đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 16 1.3.1. Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) . 16 1.3.1.1. Khái niệm về phân tích chi phí - lợi ích (CBA). 16 1.3.1.2. Mục đích của việc sử dụng CBA . 17 1.3.1.3. Trình tự các bước cơ bản thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA). 18 1.3.1.4. Một số mặt hạn chế khi thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA). 21 1.3.2. Các tiêu chí sử dụng khi đánh gía hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án. 22 1.3.2.1. Sự lựa chọn giữa các chỉ tiêu. 23 1.3.2.2. Các tiêu chí sử dụng khi đánh giá hiệu quả của một dự án. 23 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN. 26 2.1. Lịch sử hình thành. 26 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 26 2.2.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực nhà máy. 26 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của dân cư tại khu vực nhà máy hoạt động. 31 2.3. Mô tả công nghệ, thiết bị và quy trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ. 33 2.3.1. Công nghệ và quy trình chế biến rác. 33 2.3.2. Thiết bị . 36 2.3.3. Các thành phần có trong rác thải tại nhà máy . 38 2.4. Đánh giá hoạt động của nhà máy. 40 2.4.1. Quy trình vận hành. 40 2.4.2. Sản phẩm. 41 2.4.3. Nhân công. 42 2.4.4. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của nhà máy . 42 2.5. Các tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy. 44 2.5.1. Tác động tới môi trường không khí và tiếng ồn. 45 2.5.2. Tác động tới môi trường nước. 46 2.5.3. Tác động tới môi trường đất. 49 2.5.4. Tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực. 50 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN. 51 3.1. Phân tích các khoản chi phí và lợi ích cùa nhà máy. 51 3.1.1. Phân tích chi phí. 51 3.1.1.1. Chi phí đầu tư ban đầu. 51 3.1.1.2. Chi phí vận hành. 55 3.1.1.3. Các khoản chi phí về mặt xã hội - môi trường. 55 3.1.2. Phân tích lợi ích . 57 3.1.2.1. Doanh thu từ việc bán phân. 57 3.1.2.2. Danh thu từ bán các phế thải có thể tái chế được . 57 3.1.2.3. Doanh thu từ bù giá chôn lấp rác. 58 3.1.2.4. Những lợi ích về mặt xã hội - môi trường. 58 3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy. 59 3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế. 59 3.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội - môi trường. 61 3.3. Những giải pháp và kiến nghị. 62 3.3.1. Các giải pháp về phía cơ quan quản lý. 62 3.3.2. Các giải pháp từ phía nhà máy. 63 3.3.3. Các giải pháp đối với cộng đồng dân cư 64 KẾT LUẬN 66

doc68 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ cầu diễn - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nhà máy bao gồm các công đoạn sau: Công đoạn phân loại (thể hiện trong khung số1): Rác được đưa vào phân loại bằng xe xúc lật, theo các băng tải xích, băng tải trung gian, tang quay phân loại. Các thành phần hữu cơ có kích thước < 8cm lọt qua tang quay phân loại xuống băng tải, đưa ra khu đảo trộn qua băng từ thu kim loại. Phần vô cơ được phân loại bằng thủ công gồm: giấy, nhựa, nilon, sắt, thuỷ tinh,…phần chất trơ được thu gom và chuyển lên bãi chôn lấp Nam Sơn. Công đoạn đảo trộn (thể hiện trong khung số 2): Sau khi rác được tuyển chọn và đưa tập kết về sân đảo trộn. Thành phần Cacbon trong rác thường cao, phân xí máy thêm vào đảm bảo cung cấp thêm Nitơ, cho phép rác thải khống chế tỷ lệ Cacbon/Nitơ mong muốn (C/N: 30 - 35%). Phân bùn bể tự hoại kết hợp với phụ gia được tưới phủ đều trên nền rác một cách tuỳ tiện trước khi đưa rác vào bể ủ. Công đoạn ủ lên men: Rác được vận chuyển từ khu đảo trộn sang bể ủ bằng xe xúc lật, trước khi vào bể ủ được trộn vi sinh vật khử mùi phân giải xenluloza phục vụ cho quá trình phân huỷ rác. Dung tích bể ủ là 150 m3/bể, thời gian ủ trong bể khoảng 19 - 22 ngày, số lượng bể là 28 bể. Trong từng bể ủ có bốn rãnh dẫn khí dọc theo chiều dài của bể và phân bố cách đều theo chiều rộng của bể và trong quá trình ủ, các điều kiện để vi sinh vật hoạt động như độ pH, độ ẩm, thoáng khí được kiểm soát bằng hệ thống tự động. Nước rác lọt xuống dưới bể được thu hồi trong các hố thu và xử lý bổ sung vào bể ủ cùng với phân bùn bể phốt. Công đoạn ủ chín: Cuối quá trình thổi khí cưỡng bức, phân compost được dỡ khỏi bể bằng máy xúc, yêu cầu phân phải khô (độ ẩm từ 10 - 15%) và đưa vào giai đoạn ủ chín (để lại một phần cho giai đoạn sau). Chú ý: trong quá trình dỡ bể những phần khô nhất sẽ chỉ lượng khí phân bổ trong quá trình thổi gió có thoả mãn hay không và sự cần thiết đối với việc chất đều hỗn hợp lên bể ủ. Thành phần chất hữu cơ được xử lý, bổ xung độ ẩm. Mỗi đống ủ chín có chiều cao nhỏ hơn 2.5m và trong quá trình ủ chín oxi cũng được cung cấp bằng cách đảo trộn 1 - 2 lần để các vi sinh vật trong đống ủ hoạt động bình thường. Tại công đoạn này, phần lắng đọng của phân bùn được trộn với mùn để tạo màu cho mùn. Công đoạn tinh chế (thể hiện trong khung số 3): Rác được đưa từ nhà ủ chín vào phễu nạp liệu bằng xe xúc lật manitou, qua hai trục xoắn tới băng tải vận chuyển đến tang phân loại. Các chất hữu cơ được phân huỷ có kích thước nhỏ hơn 0.5 - 1.0 cm lọt qua mắt sàng xuống băng tải tiếp tục được phân loại qua bàn tuyển tỷ trọng (bằng sàng rung và không khí). Công đoạn hoàn thiện (thể hiện trong khung số 4): Mùn hữu cơ được đưa vào đóng bao, nạp vào phễu bằng xe xúc lật manitou cùng với các phụ gia (N, P, K) được nạp sẵn vào phễu. Hỗn hợp được trộn đều, phun ẩm và chuyển vào đóng bao theo máy tự động có in mác loại 2, 10, 20, 30, 50 kg và chuyển vào kho bằng xe xúc lật. 2.3.2. Thiết bị. Thiết bị cho dây chuyền công nghệ chế biến phân hữu cơ được nhập từ Tây Ban Nha. Các phần giá đỡ, sàn thao tác, phễu được chế tạo trong nước. Các thiết bị của dây chuyền công nghệ như sau: Bảng 2.4: Danh mục các máy móc thiết bị bổ sung của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn . TT Tên gọi Quy cách Số lượng I Khu tuyển loại 1 Bàn tiếp liệu và phễu 8 x 1.5 m 1 2 Thùng quay sang sơ bộ 9 x 1 m 1 3 Băng chuyền phân loại 6 x1.8 m 1 4 Máy tách từ 23 x 1 m 1 5 Băng chuyền của thùng quay 1 6 Băng chuyền tải vật liệu hữu cơ 6 x 0.6 m 1 7 Băng chuyền phân loại 13 x 0.6 m 1 8 Băng chuyền vật liệu hữu cơ tới sàng 1 9 Băng chuyền vật liệu hữu cơ tới đảo trộn và ủ 7 x 0.6 m 1 10 Máy băm hữu cơ 12 x 0.6 m 1 11 Sàn bộ hành, thang, khung giá 16 x 0.6 m 1 12 Thiết bị phụ 1 II Khu tinh chế 1 Bộ nạp liệu compost 1 2 Băng chuyền từ bộ nạp liệu tới sàng 16 x 0.6 m 1 3 Sàng compost 1 4 Băng chuyền vật liệu loại 7 x 0.6 m 1 5 Băng chuyền đến bàn tuyển tỷ trọng 16 x 0.6 m 1 6 Bàn tuyển tỷ trọng và khung giá 1 7 Băng chuyền thu vật liệu trơ 7 x 0.6 m 1 8 Băng chuyền thu compost tinh 13 x 0.6 m 1 9 Khung giá và phụ kiện 1 10 Thiết bị phụ 1 III Khu hoàn thiện sản phẩm 1 Bộ phễu tiếp nhận 1 2 Băng chuyền compost tới phễu pha trộn 1 3 Băng chuyền thu 8 x 0.6 m 1 4 Băng chuyền nâng 12 x 0.6 m 1 5 Phễu cái có băng chuyền xoắn 1 m3 1 6 Phễu trộn phụ gia 3 7 Máy trộn 1 8 Băng chuyền ra của máy trộn 15 x 0.5 m 1 9 Máy đóng bao 10 Bộ tự động hoá IV Hệ thống điện 1 Trung tâm điều khiển động cơ và cáp điện 2 Bảng điều khiển 3 Máy vi tính cho tất cả công đoạn V Thiết bị phụ trợ 1 Máy nâng 1 2 Thiết bị phòng thí nghiệm 3 Thiết bị bảo trì 4 Thiết bị văn phòng 5 Máy xúc lật 1 VI Ô tô 1 Xe vận tải 2 tấn 1 2 Xe vận tải 4 tấn 1 3 Xe con 1 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”) 2.3.3. Các thành phần có trong rác thải tại nhà máy. Theo công suất vận hành hiện nay của nhà máy thì trung bình một ngày nhà máy tiếp nhận khoảng 140 tấn rác (100%). Căn cứ vào sự luân chuyển vật chất theo từng công đoạn sản xuất, người ta đã tính toán được các số liệu đầu vào và đầu ra cho từng hợp phần lẻ trong nhà máy. Các thành phần vật chất có trong rác thải của nhà máy với tỷ lệ % các chất theo khối lượng được phân tích và trình bày trong bảng sau: Bảng 2.5: Kết quả phân loại thành phần rác thải tại nhà máy Cầu Diễn. Thành phần Tỷ lệ % theo khối lượng Thành phần Tỷ lệ % theo khối lượng Lá cây, rác hữu cơ 59.1 Thuỷ tinh 2.5 Giấy vụn 2.2 Đất đá và các chất tro khác 30.3 Plastic 4.3 Độ ẩm 49.8 Kim loại, vỏ hộp 1.6 Tỷ trọng (tấn/m3) 0.44 (Nguồn: “Kết quả phân tích của dự án Quản lý phân bùn - Phòng Chất thải rắn CEETIA, 2005”) Và các thành phần vật chất có trong rác thải của từng công đoạn chế biến rác thải của nhà máy đã được phân tích và có kết quả như bảng dưới đây: Bảng 2.6: Các sản phẩm và quá trình của dòng luân chuyển vật chất trong nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn. Công đoạn sản xuất của nhà máy (Quá trình) Sản phẩm đầu vào Số lượng (%) Sản phẩm đầu ra Số lượng (%) Tuyển lựa - Chất hữu cơ - Giấy, gỗ - Kim loại - Thuỷ tinh - Chất trơ, đá - Plastic - Chất khử mùi EM - Chất diệt ruồi 59.1 2.2 1.6 2.5 30.3 4.3 - - - Vật cồng kềnh - Chất hữu cơ - Chất vô cơ - Chất hữu cơ kích thước lớn 2.2 53.8 38.7 5.3 Ủ lên men - Chất hữu cơ - Các tập chất - Phân bùn tự hoại - Men vi sinh EM - Nước (độ ẩm) - Không khí (oxi) 59.1 7.4 - - - - - Nước rác - Hơi nước - Chất hữu cơ đã lên men - - 54.9 Ủ chín - Nước (độ ẩm) - Không khí (oxi) - Chất hữu cơ đã lên men - - 54.9 - Hơi nước - Phân compost (chưa tinh chế) - 54.9 Tinh chế - Phân compost (chưa tinh chế) 54.9 - Chất dẻo - Giấy - Vật nhỏ - Tạp chất lớn - Mùn loại 1 và loại 2 - Chất không lên men (chất trơ) 4.3 0.5 0.6 12.4 25.5 11.6 Tuyển tỷ trọng và đóng bao (hoàn thiện sản phẩm) - N, P, K - Mùn loại 1 và loại 2 - 25.5 - Thuỷ tinh - Tạp chất - Phân compost (mùn tinh) 0.6 7.3 17.6 (Nguồn: “Kết quả phân tích của dự án Quản lý phân bùn - Phòng Chất thải rắn CEETIA, 2005”) Kết quả phân tích ở trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt đưa về nhà máy có tỉ lệ chất hữu cơ còn thấp, các chất vô cơ chứa trong rác còn chiếm tỷ lệ cao và các thành phần có trong rác thải thì rất đa dạng, điều đó đã làm tăng thêm thời gian cũng như các khoản chi phí cho việc phân loại rác tại nhà máy. Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi dự án phân loại rác tại nguồn được nghiên cứu và triển khai ở một số quận trong nội thành đã cho thấy có nhiều kết quả khả quan, rác thải đưa về nhà máy có tỷ lệ hữu cơ cao hơn nhiều so với trước đây và nhờ thế đã góp phần làm cho nhà máy hoạt động có hiệu quả hơn. Vì vậy trong thời gian tới nhà máy cần có chính sách, biện pháp để triển khai việc phân loại rác tại nguồn với quy mô rộng hơn để góp phần làm giảm chi phí vận hành cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm phân hữu cơ của nhà máy. 2.4. Đánh giá hoạt động của nhà máy. 2.4.1. Quy trình vận hành. Hiện nay, nhà máy đang hoạt động tốt và có hiệu quả, rác thải tiếp nhận về nhà máy được xử lý theo quy trình công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường. Dây chuyền và thiết bị của nhà máy hoạt động tương đối ổn định, các thiết bị được lập lý lịch theo dõi hoạt động, cập nhật hàng ngày tại trung tâm điều khiển. Tuy nhiên có một số chi tiết thiết bị điện tử trong các tủ điều khiển chưa phù hợp với khí hậu nước ta nên đã xảy ra sự cố, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã phối hợp với phía Tây Ban Nha khắc phục kịp thời và công ty cũng đã chủ động điều chỉnh, bổ sung, thay thế thiết bị cho phù hợp với điều kiện nước ta và các thiết bị vẫn đang hoạt động tốt Theo thiết kế của nhà máy thì mỗi năm nhà máy có thể xử lý được 50.000 tấn rác thải sinh hoạt và sản xuất ra 13.260 tấn phân hữu cơ nhưng do rác thải ở Hà Nội chưa được phân loại tại nguồn, lượng rác đầu vào có lượng chất thải vô cơ cao nên tỷ lệ rác hữu cơ trong rác thải thấp hơn theo dự án do vậy tỷ lệ hữu cơ thu hồi chưa đạt theo thiết kế. Hiện nay, trung bình nhà máy xử được khoảng trên 37.000 tấn/năm và lượng mùn hữu cơ thu được khoảng 8.000 tấn/năm. 2.4.2. Sản phẩm. Sản phẩm phân hữu cơ Cầu Diễn có tác dụng rất lớn đối với đất và cây trồng: làm cho đất tơi xốp hơn, tạo nguồn phân bón có độ mùn hữu cơ cao, tơi xốp, cải tạo đất, tạo dưỡng chất ổn định cho cây; giữ ẩm cho đất tránh cho đất khỏi bạc màu; tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho đất; tăng hấp thụ khoáng chất, tăng năng suất hoa, chè, cà phê, ngô, đậu, cà chua, mía, cây ăn quả, cây có củ; cân bằng đất - dinh dưỡng cây trồng: phân hữu cơ Cầu Diễn - dưỡng chất quan trọng cho trang trại, đồi, đất dốc, miền núi, nơi mất cân đối giữa trồng trọt, chăn nuôi, chống xói mòn, trơ hóa đất; cải tạo đất bạc màu do khai thác lâu, sử dụng nhiều phân bón hóa học; tăng khả năng chịu bệnh, chịu hạn, thay đổi khí hậu cây trồng, phòng trừ sâu, bệnh hại. Hiện nay, sản phẩm của nhà máy được bán cho nông dân các tỉnh Hải Dương, Thái Bình để trồng hoa hồng xuất khẩu, bán cho các nông trường trồng chè, cây công nghiệp… tại các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Ninh Bình, Vinh-Nghệ An, Lâm Đồng và chương trình rau sạch của thành phố Hà Nội. Phân hữu cơ Cầu Diễn được tham gia trưng bày và bán sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm về vật tư nông nghiệp và bảo vệ môi trường và đạt giải thưởng “Cúp vàng vì sự nghiệp xanh Việt Nam” của Bộ khoa học công nghệ - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Ban tổ chức hội chợ triển lãm tuần lễ Xanh quốc tế Việt Nam và được cấp chứng nhận quyền sử dụng dấu hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn” của Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ khoa học công nghệ. Ngoài ra phân tại nhà máy còn được ứng dụng trong các đề tài nghiên cứu khoa học của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn “Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và giải pháp quản lý kinh tế nhằm phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và kinh tế ngoại thành” và một số đề tài ứng dụng khoa học của các trường đại học và các viện nghiên cứu. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do nông dân chưa quen sử dụng và giá phân urê trên thị trường thấp hơn so với phân hữu cơ Cầu Diễn. 2.4.3. Nhân công. Nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn từ khi đi vào hoạt động đã tạo ra cơ hội việc làm cho người dân ở hai xã Tây Mỗ và Xuân Phương đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, đã góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân trong khu vực. Với đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân vận hành đã được đào tạo thực hành, đảm bảo vận hành an toàn nhà máy, làm chủ được công nghệ và thiết bị của Tây Ban Nha, do đó trong suốt quá trình vận hành của nhà máy chưa để xảy ra sai sót đáng kể nào về kỹ thuật. Đội ngũ làm công tác thị trường đã hình thành và có nhiều phong cách hoạt động linh hoạt, thường xuyên kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tiêu chuẩn phân bón quốc gia, các nông trường, trang trại, các khu kinh tế nông ghiệp để từng bước tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng phân hữu cơ Cầu Diễn. Hiện nay, xí nghiệp có 158 cán bộ công nhân viên, trong đó: Cán bộ gián tiếp là 55 người (trình độ đại học là 21 người, trình độ trung cấp là 6 người). Công nhân sản xuất trực tiếp là 103 người. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp là 1.200.000 đ/tháng. 2.4.4. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của nhà máy. Từ khi nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn ra đời và đi vào hoạt động cho đến nay, tình hình quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều khởi sắc và nhiều mặt đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại, những vấn đề cần phải chú ý đối với hoạt động của nhà máy đó là: Hiệu quả của việc chế biến rác thải thành phân hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại rác tại nguồn, trong khi đó rác thải ở Hà Nội liên tục gia tăng và chưa được phân loại tại nguồn, lượng rác đầu vào có có lượng chất thải vô cơ lớn nên tỷ lệ rác hữu cơ trong rác thải thực tế thấp hơn theo dự án do vậy đã làm tăng thêm chi phí trong các khâu phân loại và cũng làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng phân hữu cơ được sản xuất ra. Phần lớn các thiết bị của nhà được nhập khẩu từ nước ngoài có chi phí cao, sau một thời gian đi vào hoạt động do không phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta nên có nhiều thiết bị đã xảy ra sự cố đặc biệt là các thiết bị điện tử trong các tủ điều khiển, điều đó đã gây ra những gián đoạn trong quá trình hoạt động của nhà máy. Hiện nay, hầu hết các số liệu đo đạc quan trắc tại khu vực nhà máy cho thấy các chỉ tiêu về thành phần chất lượng môi trường không khí, nước, đất … đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 1995. Tuy nhiên, nhà máy luôn phải tiếp nhận một lượng rác thải lớn nếu không có biện pháp quản lý thích hợp sẽ có thể gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh đặc biệt là môi trường nước và môi trường không khí. Từ khi đi vào hoạt động nhà máy luôn phải đối mặt với một vấn đề khó khăn đó là các sản phẩm mà nhà máy sản xuất ra rất khó tiêu thụ do người dân chưa quen sử dụng và còn e ngại về chất lượng sản phẩm của nhà máy. Đặc biệt là giá các loại phân hoá học trên thị trường thấp hơn nhiều so với phân hữu cơ. Vì vậy trong thời gian tới nhà máy cần phải có những chính sách hướng dẫn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của việc dùng phân hữu cơ và những lợi ích mà phân hữu cơ mang lại để tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động có công suất cao hơn và mang lại hiệu quả lớn hơn. Hiện nay, các cơ chế chính sách hỗ trợ đối với nhà máy còn chưa tạo điều kiện khuyến khích cho sản xuất như: chưa được miễn tiền thuê đất, chưa thanh toán chi phí vận chuyển xử lý cho khối lượng rác hàng ngày đưa vào nhà máy cũng như chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân khi sử dụng phân hữu cơ Cầu Diễn. 2.5. Các tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy. Các hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ là một trong những hoạt động tích cực, góp phần cải tạo và làm sạch môi trường. Trên phương diện tổng thể thì các hoạt động của nhà máy theo đúng hướng tích cực là đưa phế thải xử lý trở lại phục vụ nông nghiệp, tham gia vào quá trình làm giàu đất canh tác, chống thoái hoá. Tuy nhiên, với việc tập trung một khối lượng lớn rác thải của thành phố trước khi chế biến, nếu không được tuân thủ theo các quy trình vệ sinh thì có khả năng sẽ trở thành một nơi có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường địa phương. Và những ảnh hưởng tới môi trường khi nhà máy đi vào hoạt động được xem xét dưới các tác động sau: Bảng 2.7: Những tác động đến môi trường do hoạt động của nhà máy gây ra. Thành phần tác động Nguồn gốc phát sinh Môi trường bị tác động Mức độ tác động Giải pháp giảm thiểu Bụi Xe chở rác, nguyên vật liệu, sản phẩm, khu tinh chế Không khí Trung bình Che chắn các loại xe chuyên chở, lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải tại những nơi phát sinh nhiều bụi. Khí thải NH3, H2S Khu tập kết, khu phân loại thủ công. Không khí Trung bình Bố trí các thiết bị xử lý khí thải trong khu tập kết, khu phân loại thủ công, trang bị bảo hộ lao động. CH4 Bể ủ sinh học Không khí Mức độ nhẹ Thoát tán tự nhiên CO, NOx,SO2 Bể ủ sinh học, phương tiện vận chuyển rác, nguyên vật liệu. Không khí Trung bình Phương tiện vận tải chạy đúng vận tốc quy định trong khu vực nhà máy (10km/h), bảo trì thường xuyên xe, trồng cây xanh Tiếng ồn Xe vận tải các loại Tiếng ồn Trung bình Tổ chức thời gian hoạt động hợp lý, chạy đúng tốc độ quy định Nước thải Sinh hoạt Khu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên Nước Không Xử lý bằng phương pháp sinh học Sản xuất Dây chuyền công nghệ Nước Không Tái sử dụng cho dây chuyền xử lý và xử lý Chất tái chế Dây chuyền công nghệ Đất Không Chôn lấp Vệ sinh sinh học (do các sinh vật ký sinh) Vận chuyển và kho chứa rác Không khí, thực phẩm và sức khoẻ Mức độ nhẹ Xử lý khu tập kết rác trong nhà có mái che, chuyển rác cũng như xử lý rác được phối hợp đồng bộ, không để rác tồn đọng, thường xuyên dọn vệ sinh khu vực nhà máy, phun chất sát trùng (Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”) 2.5.1. Tác động tới môi trường không khí và tiếng ồn. Phế thải sinh hoạt chứa một lượng khá lớn là thực phẩm, thực vật chất trơ được thu gom đi chế biến phân hữu cơ và chôn lấp. Trong quá trính phân huỷ những loại phế thải hữu cơ này một lượng lớn khí sinh học đã được sinh ra trong giai đoạn tập kết và tuyển lựa hoặc chôn lấp. Khí có thể trở thành một mối nguy hiểm gây ra cháy nổ, ô nhiễm môi trường ở các khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, khí còn là sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong bãi chôn lấp. Quá trình chôn lấp bao gồm đang chôn lấp và đã phủ mặt chôn lấp do vậy quá trình phân huỷ được chia thành phân huỷ hiếu khí và phân huỷ kỵ khí. Thành phần khí ga trong giai đoạn đầu chủ yếu là khí CO2, và một số khí khác như N2, O2. Sự có mặt của khí CO2 ở trong bãi chôn lấp tạo điều kiện cho vi sinh vật yếm khí phát triển và từ đó bắt đầu giai đoạn hình thành khí mêtan. Trong khí ga có hai thành phần chủ yếu là CH4, CO2 (trong đó CH4 chiếm khoảng từ 50 - 60% và CO2 chiếm khoảng từ 40 - 50%) và một số khí khác như CH2, C6H5CH3, C6H6 … Mặt khác, hàng ngày nhà máy còn có các loại xe sử dụng nhiên liệu diezen như xe ủi (1 cái), xe lu (1 cái), xe chở rác loại 5 tấn (20 lượt xe), và xe máy, ô tô ra vào phục vụ cho hoạt động của nhà máy và hoạt động của các máy sàng chọn phân loại rác đã gây ra những tiếng ồn và thải vào không khí một lượng bụi và các khí như CO, NO2, SO2, VOC (các chất bay hơi) … cũng ảnh hưởng đáng kể tới môi trường không khí khu vực nhà máy. 2.5.2. Tác động tới môi trường nước. Do tính chất đặc trưng của nhà máy xử lý rác thải có diện tích lớn, lượng rác xử lý nhiều, thành phần rác có độ ẩm cao nên trong quá trình phân huỷ phức tạp khi tập kết, trong chế biến phân và quá trình chôn lấp sẽ tạo ra một lượng nước bẩn khá lớn. Nước này không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Nhưng do nhà máy có các mương thoát nước xung quanh và xung quanh có thiết kế rãnh thu nước vào hệ thống xử lý chung nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước hạn chế. Mặt khác mương và rãnh thu nước này cũng ngăn được lượng nước mưa ở khu vực xung quanh chảy tràn vào nhà máy. Trong hoạt động tổng thể của nhà máy xử lý rác thải có các loại nước sau đây: nước rác, nước sử dụng cho vệ sinh công nghiệp, nước sử dụng cho các thiết bị xử lý, nước dùng cho công tác phòng cháy chữa cháy, nước dùng cho sinh hoạt. Căn cứ vào các số liệu đã được tiến hành khảo sát, phân tích chất lượng môi trường nước tại tại xí nghiệp ta có thể thấy những tác động đến môi trường nước khi nhà máy hoạt động như sau: Tác động tới nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt tai khu vực nhà máy chủ yếu là các ao, hồ, các kênh mương thuỷ lợi cung cấp nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp cho các cánh đồng ở hai xã Tây Mỗ và Xuân Phương. Nước được nhân dân dùng phục vụ cho tưới tiêu và chăn nuôi. Qua kết quả phân tích ở bảng 2.4 cho thấy chất lượng nước mương tại Cầu Ngà bị ô nhiễm bởi Colorm và hàm lượng chất lơ lửng. Các chỉ tiêu khác như pH, NH4+, NO2-, NO3- …đều thấp hơn tiêu chuẩn quy định đối với nguồn nước mặt loại B (theo TCVN 5942 - 1995). Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực khảo sát (tháng 3 năm 2001) Các chỉ tiêu M1 M2 M6 TCVN 5942-1995 Loại B Nhiệt độ, °C pH BOD5, mg/l DO, mg/l Cặn lơ lửng, mg/l NH4+, mg/l NO2-, mg/l NO3-, mg/l PO4-3, mg/l COD, mg/l Độ đục, NTU Cr6+, mg/l Sắt, mg/l Cd, mg/l Hg, mg/l Pb, mg/l As, mg/l Coliorm, MNP/100ml 24.1 7.59 18.8 5.07 110 0.52 0.03 1.4 0.21 26.6 14.8 KHP KHP KPH KPH KPH KPH 180x102 23.4 7.86 19.4 4.98 110 0.55 0.01 1.3 0.24 27.2 15.6 KHP KHP KPH KPH KPH KPH 250x102 26.1 7.36 16.9 6.13 100 0.46 0.025 1.2 0.26 23.4 25.9 KHP KHP KPH KPH KPH KPH 150x102 - 5.5 - 9.0 < 25 ≥ 2.0 80 > 1.0 0.05 > 15 - < 35 - 0.05 2.0 0.02 0.002 0.1 0.1 100x102 (Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”) Trong đó các ký hiệu mẫu như sau: M1: Mẫu nước đầu mương Cầu Ngà, cách bãi chôn lấp 100m M2: Mẫu nước cuối mương Cầu Ngà, nơi sát nhập với sông Nhuệ M6: Ngã ba mương Cầu Ngà và sông Nhuệ Tác động tới môi trường nước ngầm: Xí nghiệp sử dụng nguồn nước ngầm với nhu cầu 110 - 120 m3/ngày (kể cả cho rửa đường, cấp cho bãi chôn lấp). Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy tổng lượng coliorm tại các điểm khảo sát cao hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN - 1995. Không thấy có dấu hiệu của các thành phần kim loại trong nước ngầm. Các chỉ tiêu đều nằm trong khoảng giá trị theo như tiêu chuẩn nhà nước ban hành. Bảng 2.9: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực khảo sát. (tháng 3 năm 2001) Các chỉ tiêu M3 M4 M5 M7 TCVN 5944-1995 Nhiệt độ, °C pH BOD5, mg/l DO, mg/l Chất rắn hoà tan, mg/l NH4+, mg/l NO2-, mg/l NO3-, mg/l PO4-3, mg/l Cặn lơ lửng, mg/l COD, mg/l Độ đục, NTU Cr6+, mg/l Sắt, mg/l Cd, mg/l Hg, mg/l Pb, mg/l As, mg/l Coliorm, MNP/100ml 25.3 6.89 3.8 3.55 250 0.12 0.01 1.5 0.89 1.0 8.0 0.87 KPH 0.17 KPH KPH KPH KPH 153 26.3 6.87 3.9 3.22 253 0.13 0.03 1.6 0.93 1.0 8.6 0.91 KPH 0.15 KPH KPH KPH KPH 135 26.2 7.13 4.1 4.01 230 0.46 0.01 1.8 1.12 2.0 8.9 1.8 KPH 1.3 KPH KPH KPH KPH 141 26.1 7.51 3.92 4.92 240 0.18 0.02 1.8 1.26 5.0 8.4 3.92 KPH 1.49 KPH KPH KPH KPH 83 6.5 - 8.5 - - - - - 45 - - - - 0.01 1 - 5 0.01 0.001 0.05 0.05 3 (Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”) Trong đó các ký hiệu mẫu như sau: M3: Mẫu nước giếng khoan tại khu TT trường THNN M4: Mẫu nước giếng khoan tại nhà dân, cách khu vực nhà máy 500m M5: Mẫu nước giếng khoan tại nhà dân cách khu vực dự án 200m M7: Mẫu nước giếng khoan tại nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn. 2.5.3. Tác động tới môi trường đất. Đất trên khu vực nhà máy chủ yếu sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nhà ở hoặc các công trình dân dụng như nhà máy, cơ quan hành chính, đất chứa phế thải…Nhìn chung trên diện lớn môi trường đất có trạng thái phục vụ canh tác bình thường, đôi nơi còn tồn tại các công trình đã thôi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường đất như các téc xăng dầu (có thể trước đây đã gây rò rỉ hoặc hiện tại còn chứa một lượng nào đó đang bị phân huỷ và thoát ra đất) nằm bên phải đường Nhuệ Giang trước xí nghiệp chế biến phế thải. Đất canh tác nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng dưới hoạt động của bãi chứa rác thải Tây Mỗ của thành phố mạnh mẽ rõ rệt ở một diện nhỏ giáp với góc Tây Nam của bãi rác. Tác động đến môi trường đất ở khu vực nhà máy hiện nay chủ yếu là do ảnh hưởng từ các bãi chôn lấp. Qua kết quả đã được đo đạc, phân tích thành phần đất tại khu vực nhà máy cho thấy thành phần đất đang bị ô nhiễm nhẹ về kim loại đồng và kẽm. Bảng 2.10: Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu vực nhà máy. (tháng 3 năm 2001) Mẫu phân tích Chỉ tiêu phân tích (mg/kg trọng lượng khô) Pb Cd Cu Zn Cr M1 54.59 2.95 176.78 329.29 23.40 M2 64.66 2.54 5.41 287.36 28.74 (Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”) Trong đó các ký hiệu mẫu như sau: M1: Tại khu đất bên trong nhà máy. M2: Cạnh khu tập thể công nhân cơ khí Đại Mỗ. 2.5.4. Tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực. Hệ sinh thái thực vật ở khu vực nhà máy chủ yếu là cây lương thực lúa nước, một số nơi có các ruộng rau như rau muống, cây hoa màu. Trong các nhà dân có các vườn hoa quả như chuối cam, chanh, táo…Động vật chủ yếu là động vật nuôi trong nhà như gà, vịt, lợn…Quá trình hoạt động của nhà máy gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí ở mức độ nhẹ, sự phá huỷ hệ sinh thái trên cạn và dưới nước là không có. Mặt khác, bên trong phạm vi nhà máy có nhiều khu đất được trồng các loại cây cảnh và cây xanh khác nhau. Nhà máy đã sử dụng sản phẩm sau chế biến phế thải để chăm sóc các loại cây này. Sự xanh tươi của các loại cây trồng đã làm cho cảnh quan của nhà máy được cải thiện, góp phần tạo nên vẻ đẹp cho môi trường xung quanh. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN. 3.1. Phân tích các khoản chi phí và lợi ích cùa nhà máy. 3.1.1. Phân tích chi phí. 3.1.1.1. Chi phí đầu tư ban đầu. Chi phí đầu tư ban đầu được xác đinh theo công thức sau: C0 = CI1 + CI2 + CI3 Trong đó: C0: Chi phí đầu tư ban đầu CI1: Chi phí mua sắm thiết bị CI2: Chi phí xây lắp CI3: Chi phí thiết kế cơ bản khác Chi phí mua sắm thiết bị CI1 bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị được tính trên cơ sở chào hàng thiết bị cho dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ với công suất 13.260 tấn/năm bao gồm vốn thiết bị nhập khẩu và thiết bị mua sắm trong nước. Bảng 3.1: Danh mục vốn thiết bị. Các hạng mục Số lượng Giá (Đơn vị:đồng) Các máy móc thiết bị mua của Tây Ban Nha 40.213.152.130 I. Máy móc công nghệ 35.378.989.650 1. Khu tuyển loại (bộ) 1 11.547.841.640 2. Khu tinh chế (bộ) 1 8.272.608.650 3. Khu hoàn thiện (bộ) 1 5.910.761.060 4. Hệ thống điện (bộ) 1 6.431.465,500 5. Vận chuyển thiết bị 3.216.312.800 6. Phụ tùng thay thế. II Thiết bị phụ trợ 1. Máy xúc lật 1 4.834.162.480 2. Mấy nâng 1 2.320.200.000 3. Xưởng sữa chữa và thiết bị TN 515.600.000 4. Vận chuyển 1.019.856.800 5. Ô tô tải 2 tấn 1 385.565,680 7. Ô tô tải 4 tấn 1 167.570.000 8. Xe con 1 257.800.000 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”) Như vậy tổng chi phí mua sắm thiết bị là CI1 = 40.213.152.000 đ Chi phí về xây lắp CI2 bao gồm các khoản chi phí về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhà máy. Danh mục vốn xây lắp được thể hiện như trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Danh mục vốn xây lắp. TT Nội dung Đơn vị Đơn giá (1.000đ) Quy mô Thành tiền (1.000đ) 1 Xây dựng nhà ủ m2 500 2240 1.120.000 2 Nền bê tông M 300 dầy 250 m2 100 2400 240.000 3 Cải tạo nhà tuyển lựa, phân loại - Phần cải tạo - Phần xây mới m2 100 600 550 120 55.000 120.000 4 Móng máy m3 960 689 669.912 5 Bãi chứa chất trơ m2 80 600 48.000 6 Đường, bãi bê tông mác 250 m2 100 5850 585.000 7 Kho thành phẩm m2 800 140 112.000 8 Hàng rào 270 475,5 127.845 9 Cây xanh 25.000 10 Đào san rác nền m3 12 78000 936.000 11 Tân nền bằng đất cát đầm chặt m3 32 17007,8 544.248 12 Lắp đặt, chạy thử thiết bị 2.010.660 13 Hệ thống cấp nước ngoài nhà d = 50 m 55 148,5 8.168 14 Hệ thống thoát nước ngoài nhà m 75 400 30.000 15 Trạm xử lý nước rác trạm 1 30000 30.000 16 Hệ thống điện ngoài nhà 32.000 17 Cải tạo nhà ủ chín 100.000 18 Chi phí giám sát, trợ giúp kỹ thuật của chuyên gia nước ngoài 1.237.440 Tổng vốn xây lắp 8.031.273 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”) Như vậy tổng vốn xây lắp CI2 = 8.031.273.000 đồng Chi phí kiến thiết cơ bản khác CI3: Bảng 3.3: Danh mục vốn kiến thiết cơ bản khác. TT Nội dung Đơn vị Đơn giá (1.000đ) Quy mô Thành tiền (1.000đ) 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi % XL + TB 0.27 130.944 2 Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi % XL + TB 0.03 14.549 3 Thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu xây lắp, giám sát thi công xây lắp % XL 1.87 143.779 4 Thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu xây lắp % XL 0.02 2.297 5 Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị % TB 0.19 76.404 6 Thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu mua sắm thiết bị % TB 0.0135 5.429 7 Chi phí thiết kế phần xây dựng % 3 273.162 8 Chi phí khảo sát % XL 1.0 91.050 9 Đánh giá tác động môi trường % 50.000 10 Chi phí đào tạo ngoài nước người 18177.6 10 181.776 11 Chi phí đào tạo trong nước người 1000 15 15.000 12 Chi phí ngân hàng, bảo hiểm vốn vay, dịch vụ vốn vay… % vốn vay 2.0 1.031.200 13 Tổng vốn kiến thiết cơ bản khác 2.020.439 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”) Như vậy, tổng vốn thiết kế cơ bản khác của nhà máy là: CI3 = 2.020.439.000 đ Tổng hợp các kết quả phân tích ở trên ta có: Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư. TT Các hạng mục Chi phí (1.000 đ) 1 Thiết bị 40.213.152 2 Xây lắp 8.031.273 3 Vốn khác 2.015.590 4 Dự phòng phí (3%) 1.502.495 Tổng 51.726.510 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”) Như vậy, tổng chi phí đầu tư ban đầu của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn là: C0 = CI1 + CI2 + CI3 = 51.726.510.000 (đồng) 3.1.1.2. Chi phí vận hành. Chi phí vận hành của nhà máy trong một năm được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.5: Chi phí sản xuất trong một năm của nhà máy. Nội dung chi phí Chi phí hàng năm (1000đ) Chi phí nguyên liệu Điện Dầu Men vi sinh Phụ gia và vi lượng Bao bì 454.306 356.816 35.649 185.693 265.000 Chi phí nhân công Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Hành chính phí + chi phí khác 360.000 40.680 4.680 53.200 Trả tiền thuê đất 9.750 Tổng chi phí sản xuất 1.755.774 Nguồn URENCO năm 2007 Như vậy tổng chi phí vận hành của nhà máy trong một năm là: C1 = 1.755.774.000 đồng 3.1.1.3. Các khoản chi phí về xã hội - môi trường. Như đã phân tích các tác động đến thành phần môi trường khi nhà máy đi vào hoạt động ở trên, thì các kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu, thông số đo đạc về chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, chất lượng môi trường đất, nước ở khu vực nhà máy hoạt động đều nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 1995. Chi phí về môi trường: Hiện nay nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn vẫn đang trong quá trinh vận hành tốt, chưa gây ra những tác động đáng kể nào cho môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực cũng như những ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư sống trong khu vực này. Xét một cách tổng quan thì nhà náy chế biến rác thải Cầu Diễn lại nằm trên khu đất có bãi chôn lấp rác thải cũ nên tổng hợp các tác động môi trường cũng phần nào ảnh hưởng nhất định đến môi trường khu vực. Theo các kết quả quan trắc thường xuyên cho thấy các thông số môi trường chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên hiện nay nhà máy vẫn chưa phải chịu các khoản chi phí về môi trường. Chi phí xã hội: Trước hết đối với lao động trực tiếp làm việc trong nhà máy: họ là người thường xuyên phải tiếp xúc với một lượng khí, mùi phát sinh từ các bãi tập kết rác, các bể ủ lên men, lượng bụi trong các khâu phân loại, tiếng ồn từ các máy móc thiết bị trong nhà máy…Hiện nay, căn cứ theo kết quả đánh giá chất lượng môi trường tại nhà máy cho thấy các kết quả đo được chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép, không ảnh hưởng tới trạng thái làm việc của công nhân. Tuy nhiên, nếu xét trong thời gian dài nếu hoạt động của nhà máy không được kiểm soát tốt thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân một cách đáng kể đặc biệt là các bệnh về mắt, đường hô hấp, đường ruột … Đối với cộng đồng nhân dân địa phương: sự hoạt động của nhà máy cùng với các phương tiện vận chuyển, chuyên chở rác đã tạo ra tiếng ồn, bụi và mùi khó chịu nhất là những ngày mùa nóng và có gió mạnh. Những ảnh hưởng đó sẽ làm phát sinh nhiều bệnh tật cho người dân đặc biệt là những người già và trẻ nhỏ, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng làm việc của họ và họ phải mất nhiều thời gian, chi phí cho việc khám chữa bệnh. Do vậy mà thu nhập của người dân ở khu vực này cũng bị ảnh hưởng. Những tác động về môi trường đã làm ảnh hưởng không những đến đời sống vật chất mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người dân trong khu vực. Những người dân ở khu vực này họ ít được tiếp xúc với môi trường tự nhiên hơn do thiếu những không gian trong lành, các khu vui chơi giải trí dành cho mọi người sẽ ít hơn so với các khu vực khác và mọi người sẽ e ngại khi làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp nằm trên địa bàn của khu vực này. Từ đó sẽ làm tăng các khoản chi phí đi lại đối với người dân do họ phải làm ở những nơi xa hơn, và không thu hút các nhà máy và xí nghiệp và địa phương cũng mất đi các nguồn thu nhập đáng kể. Trong khu vực có một diện tích đất phục vụ nông nghiệp, do có một lượng lớn nước thải và khí thải phát sinh từ các bãi chôn lấp và khu vực nhà máy do đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, không khí, đất ở khu vực từ đó làm ảnh hưởng đến các họat động nông nghiệp. Chất lượng, năng suất của các vật nuôi và cây trồng giảm sẽ làm khó khăn cho khâu tiêu thụ cũng như ảnh hưởng tới thu nhập của người làm nông nghiệp, đồng thời sức khoẻ những người tiêu dùng các sản phẩm này cũng bị ảnh hưởng. 3.1.2. Phân tích lợi ích. 3.1.2.1. Doanh thu từ việc bán phân. Hiện nay trung bình một năm nhà máy sản xuất được khoảng trên 8.000 tấn phân hữu cơ bán cho nông dân các tỉnh Hải Dương, Thái Bình … Căn cứ vào số liệu được cung cấp từ nhà máy thì doanh thu hàng năm từ việc bán phân là 2.764.200.000 đồng (trong đó phân loại 1 là 2.476 tấn bán với giá 700.000 đ/tấn và phân loại 2 là 4.124 tấn bán với giá 250.000 đ/tấn) B1 = 700.000 x 2.476 + 4.124 x 250.000 = 2.764.200.000 đồng 3.1.2.2. Danh thu từ bán các phế thải có thể tái chế được. Bảng 3.6: Doanh thu từ việc bán các phế thải có thể tái chế Tên Doanh thu (1.000 đ) Giấy Thuỷ tinh Kim loại Chất dẻo 396.000 10.200 238.000 15.200 Tổng 659.400 Nguồn URENCO năm 2007 Vậy doanh thu từ việc bán chất thải có thể tái chế được hàng năm của nhà máy là: B2 = 659.400.000 đồng 3.1.2.3. Doanh thu từ bù giá chôn lấp rác. Theo Quyết định số 4641/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn giá thanh toán công tác vệ sinh đô thị Hà Nội, chi phí chỉ tính cho chôn lấp ở bãi rác là 8.810 đ/tấn. Với tính toán cao nhất có 15% chất trơ, tạp chất trong quá trình xử lý phải chôn lấp, chi phí trợ giá cho xử lý 1 năm như sau: (50.000 - 15%.50.000)tấn x 8.810đ/tấn = 374.425.000 đồng. Và phần trợ cấp này sẽ tính vào doanh thu của nhà máy. B3 = 474.425.000 đồng. 3.1.2.4. Những lợi ích về xã hội - môi trường. Thực tế cho thấy hoạt động chế biến rác thải thành phân hữu cơ là một giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế của thành phố hiện nay và mang lại những lợi ích lớn lao có thể nhận thấy được. Trước hết khi nhà máy đi vào hoạt động đã tạo thêm công ăn việc làm cho người dân ở khu vực đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhà máy hiện nay có 158 cán bộ công nhân viên với mức lương 1.200.000 đ/tháng đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất của họ. Đối với người dân thành phố, khi có nhà máy chế biến rác thải thì việc thu gom, vận chuyển rác đến nhà máy được nhanh hơn, lượng rác tại các bãi tập kết được công nhân nhà máy vận chuyển ngay trong ngày đã làm giảm lượng mùi hôi, khí độc hại cũng như các vi sinh vật kí sinh tại các khu tập kết. Do đó những ảnh hưởng tới sức khoả của người dân sẽ bị hạn chế và đồng thời làm cho cảnh quan của thành phố trở nên sạch đẹp hơn, và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến với thủ đô hơn. Chế biến rác thải thành phân hữu cơ đã hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường việc rác thải được tái chế làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp và các chương trình rau an toàn là một việc làm có ý nghĩa rất lớn về môi trường và xã hội. Sử dụng phân hữu cơ làm tăng độ mùn cho đất, làm đất tơi xốp hơn, khuyến khích các vi khuẩn phát triển để liên kết các hạt sét thành hạt nhỏ để tạo thành lỗ rỗng và rửa trôi các loại muối có hại. Trong chất thải sinh hoạt có khoảng 50% chất hữu cơ, việc sử dụng các chất hữu cơ trong rác thải để chế biến thành phân vừa không mất đất đai để chôn lấp, vừa đảm bảo được môi trường và tận dụng được thành phần có ích trong chất thải. So với phương pháp chôn lấp thì phương pháp chế biến rác thải thành phân hữu cơ sẽ không sản sinh ra nước rò rỉ rác và sẽ tiết kiệm được chi phí xử lý nước rác. Sử dụng chất hữu cơ để làm phân sẽ thúc đẩy hoạt động phân loại rác tại nguồn để tái chế, tái chế chất thải có ích, tiết kiệm nguồn tài nguyên cho đất nước đồng thời góp phần kéo dài thời gian sử dụng bãi chôn lấp rác thải từ 10 - 15%, làm tăng hiệu quả đầu tư cho bãi chôn lấp rác. 3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy. 3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế. Căn cứ vào số liệu phân tích ở trên ta có thể xác định được lợi ích hàng năm mà nhà máy chế biến rác thải thu được là: B = (B1 + B2 + B3) - C1 = (2.764.200.000 + 659.400.000 + 474.425.000) - 1.755.774.000 = 2.142.251.000 đ Thông thường để đánh giá hiệu quả của cả vòng đời dụ án người ta sử dụng ba tiêu chí đó là: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR) và hệ số hoàn vốn nội bộ. Trong đó NPV là chỉ tiêu được dùng phổ biến nhất. NPV = - Nhà máy chế biến rác thải thành phân hữu cơ Cầu Diễn sử dụng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha với mức lãi suất ưu đãi là 1,2 %/năm và thời gian vay là 15 năm. Việc tính toán các giá trị của cả vòng đời dự án được áp dụng là 15 năm là căn cứ để xác định việc sử dụng nguồn vốn vay có mang lại hiệu quả hay không. Như vậy giá trị NPV được tính theo công thức sau: NPV = - Ta có: Tổng lợi ích của cả vòng đời dự án được quy về năm gốc (năm 2002) như sau: = = = 71.037.451.000 đ Tổng các khoản chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành của cả vòng đời dự án được quy về năm gốc như sau: = 51.726.510.000 + = 51.726.510.000 + 19.002.427.000 = 70.728.937.000 đ Như vậy: NPV = 71.037.451.000 - 70.728.937.000 = 308.514.000 đ Ta thấy, NPV > 0 như vậy dự án chế biến rác thải thành phân hữu cơ là một dự án mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên lợi ích kinh tế mang lại từ dự án là chưa cao mà nguyên nhân chính là do chi phí đầu tư và các khoản chi phí trong khâu phân loại rác tại nhà máy cao. Với cách tính như trên thì ta có thể thấy được mỗi năm nhà máy hoạt động chỉ mang lại một khoản lợi ích là 308.514.000đ : 15năm = 20.567.600đ. Nhưng xét một cách tổng thể thì hoạt động của nhà máy đã mang lại những lợi ích về môi trường, xã hội là rất lớn. 3.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội - môi trường. Như đã phân tích ở trên, các hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ là một trong những hoạt động tích cực, góp phần cải tạo và làm sạch môi trường. Trên phương diện tổng thể thì các hoạt động của nhà máy theo đúng hướng tích cực là đưa phế thải xử lý trở lại phục vụ nông nghiệp, tham gia vào quá trình làm giàu đất canh tác, chống thoái hoá. Khi nhà máy đi vào hoạt động đã cung cấp thêm lượng phân đáng kể cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân thành phố cũng như các tỉnh lân cận, hạn chế việc sử dụng phân hoá học gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng tài nguyên đất. So với các phương pháp xử lý rác thái sinh hoạt khác như: chôn lấp, đốt, đúc ép hoá rắn…thì phương pháp chế biến rác thải thành phân hữu cơ là một phương pháp tốn ít diện tích đất, chi phí không cao, và ít ảnh hưởng tới môi trường. Hoạt động của nhà máy không chỉ góp phần làm sạch môi trường mà bên cạnh nó còn tạo thêm công ăn việc làm cho những người dân ở khu vực xã Tây Mỗ và xã Xuân Phương huyện Từ Liêm, Hà Nội góp phần làm tăng thu nhập và đời sống của họ. Khi nhà máy đi vào hoạt động thì việc thu gom rác ở trên các địa bàn thành phố trở nên nhanh hơn góp phần làm cho thành phố luông sạch đẹp,tạo ra bầu không khí trong lành hơn, từ đó làm cho ngày càng có nhiều khách du kịch đến với thành phố hơn. Như vậy, xét trên khía cạnh tài chính hay khía khía cạnh xã hội, môi trường thì dự án xây dựng và vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn đều đem lại hiệu quả. Vì vậy đây là một dự án đáng được thực hiện và cần có sự quan tâm, giúp đỡ của các bên liên quan. 3.3. Những giải pháp và kiến nghị. Căn cứ vào quá trình phân tích và đánh giá ở trên chúng ta có thể thấy được phương pháp chế biến rác thải thành phân hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn mang nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Việc chế biến rác thải thành phân hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại rác tại nguồn, để nhà máy có thể duy trì được công suất thiết và mang lại hiệu quả cao trong những năm tới theo tôi cần phải có các giải pháp sau: 3.3.1. Các giải pháp từ phía cơ quan quản lý. Cần phải có những biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải và giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải để hạn chế lượng rác thải. Phát động các chương trình thực hiện phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải trên phạm vi toàn thành phố, đến mọi tầng lớp nhân dân và huy động toàn dân tham gia giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của việc phân loại rác tại nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lồng ghép các kiến thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên trong chương trình giáo dục môi trường trong các nhà trường. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức các hoạt động ngoại khoá liên quan đến giảm thiểu, tái sử dụng, và tái chế chất thải nhằm nâng cao ý thúc của học sinh ở mọi lứa tuổi. Phải phân cấp trách nhiệm trong vấn đề quản lý rác thải nói riêng và công tác giữ gìn môi trường nói chung. Việc đưa công tác quản lý môi trường về từng quận, huyện và phân cấp xuống đến phường, tổ dân phố sẽ có hiệu quả hơn nhiều do các cán bộ phụ trách hiểu rõ và nắm rõ địa bàn của mình. Thành phố cần phải có những chỉ thị cụ thể về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương mà cụ thể từ quận đến phường xã về vấn đề này. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ không chỉ cho các cán bộ công nhân viên có liên quan trực tiếp đến công tác thu gom xử lý rác thải mà phải được đào tạo ngay cả với cán bộ phường, quận để có những khái niệm cơ bản và những kiến thức về công tác bảo vệ môi trường. Đưa công tác đào tạo các cán bộ này thành công việc thường xuyên của thành phố. Thành phố cần có các quy hoạch đồng bộ và các chính sách ưu tiên dài hạn đối với các doanh nghiệp và đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực môi trường không để phát triển một cách tự phát, manh mún như hiện nay. Đặc biệt cần có những chính sách ưu tiên cho cá tổ chức làm công tác dịch vụ môi trường để cho cá tổ cức tư nhân cũng được hưởng các hình thức ưu tiên như các tổ chức Nhà nước. Tăng cường sự hợp tác của các bên liên quan, tăng cường hợp tác quốc tế. Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các vện nghiên cứu, các các trường đại học của Việt Nam với nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Học tập kinh nghiệm, chuyển giao các công nghệ mới từ nước ngoài về giảm thiểu tái sử dụng và tái chế chất thải. Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và thế giới về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. 3.3.2. Các giải pháp từ phía nhà máy. Triển khai công tác phân loại phế thải ngay tại nguồn. Nhà máy cùng với các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, áp dụng các loại túi có màu khác nhau để phân loại phế thải theo 3 loại: rác thải hữu cơ, rác thải có thể tái sử dụng: các đồ kinh loại, nilon, nhựa… và rác thải không thể tái sử dụng. Đồng thời cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan, các trường học trong thành phố để tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý rác thải. Hiện nay, lượng rác đưa về nhà máy có tỷ lệ rác hữu cơ thấp còn rác vô cơ chiếm tỷ lệ cao. Do đó để hạn chế lượng rác thải đem đi chôn lấp thì nhà máy cần áp dụng thêm công nghệ tái chế chất thải vô cơ như: công nghệ đóng rắn các bã thải, bùn thải công nghiệp thành vật liệu xây dựng như gạch lát vỉa hè, công viên, kè các ao hồ, đê, cống thoát nước, tường bao bãi rác… Các thiết bị của nhà máy được nhập khẩu từ nước ngoài chi phí còn cao, một số thiết bị chưa phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta nên sau một thời gian vận hành có các thiết bị đã bị hỏng. Do vậy, trong thời gian tới nhà máy cần phải có kế hoạc hợp tác, liên kết với các công ty trong và ngoài nước để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như khí hậu của nước ta. Đồng thời nhà máy cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tổ chức môi trường trong và ngoài nước để tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động, cũng như các nghiên cứu của nhà máy trong những năm tiếp theo. Do tính chất, thành phần phức tạp có trong rác thải nên trong quá trình hoạt động cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ trong nhà máy để đảm bảo quá trình vận hành tuân thủ đúng theo các quy trình đã định, từ đó có thể hạn chế được các tác động tới môi trường và sức khoẻ của người dân trong khu vực. Cần phải xây dựng được và củng cố đội ngũ làm công tác thị trường để thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tiêu chuẩn phân bón quốc gia, các nông trường, trang trại, các khu kinh tế nông nghiệp để từng bước tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng phân hữu cơ của nhà máy. 3.3.3. Các giải pháp đối với cộng đồng dân cư. Việc phân loại rác tại nguồn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân. Để việc phân loại rác thải được tốt, theo tôi vấn đề quan trọng nhất đó là mỗi người dân phải có ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý rác thải. Mỗi người dân hãy tham gia tích cực vào các chương trình như : Giáo dục cộng đồng, không vứt rác bừa bãi, phát sinh ít chất thải hơn…để có thêm kiến thức trong việc quản lý rác thải. Mỗi người dân cần phải tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về môi trường của Nhà nước. Và mỗi người cần phải xem xét lại, thay đổi quan niệm về lối sống, hướng tới cuộc sống thân thiện với môi trường; lựa chọn và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có nhiều gia đình đã tận dụng các chất thải hữu cơ như các cuộng rau, cơm canh thừa, bã đậu…để ủ làm phân sau đó trộn với đất để trồng cây cảnh, rau xanh tại nhà đó là một ý tưởng sáng tạo và mang lại hiệu quả cao, vì vậy mô hình này cần được nhân rộng hơn để góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường chung của thành phố. KẾT LUẬN Thông qua kết quả của việc phân tích và tính toán ở trên đã cho ta thấy hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn đã mang lại nhiều hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội môi trường. Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do việc chôn lấp rác gây ra, tiết kiệm đất chôn lấp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Việc đầu tư nâng cấp nhà máy không những nâng cao công suất xử lý rác mà còn cải thiện điều kiện làm việc cũng như môi trường xung quanh. Nhà máy với đặc thù đầu vào là công ích nhưng đầu ra là thị trường, hiệu quả của nhà máy chủ yếu là việc bảo đảm môi trường, do đó thành phố cần có chính sách hỗ trợ cho nhà máy chi phí xử lý rác từ nguồn kinh phí chôn lấp rác, miễn giảm thuế sử dụng đất và thuế doanh thu và bù giá cho sản phẩm phân hữu cơ của nhà máy và có chế độ chính sách đối với người lao động. Chế biến rác thải hữu cơ là một phần trong chiến lược quản lý chất thải rắn của thành phố. Chất lượng phân hữu cơ phụ thuộc nhiều vào nguồn rác đầu vào, do vậy dự án này phải được gắn vào việc phân loại rác tại nguồn. Vì vậy, để nhà máy mang lại hiệu quả cao cần phải có sự tham gia, giúp đỡ tích cực của cả cộng đồng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thế Chinh, Kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội - 2003. Nguyễn Thị Kim Thái, Báo cáo tóm tắt: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam, Trường Đại học xây dựng, Hà Nội - 2008. Trịnh Thị Thanh - Trần Yêm - Đồng Kim Loan, Giáo trình công nghệ môi trường, Nhà xuất bản Đại học quốc qia Hà Nội, năm 2007. Đặng Như Toàn, Giáo trình quản lý môi trường, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2001. Khoa kinh tế phát triển - Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nhập môn phân tích chi phí - lợi ích, nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003. Bộ môn Kinh tế và quản lý môi trường - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Bài giảng kinh tế quản lý môi trường, Hà Nội - 1998. Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu khả thi nâng cấp nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội, tháng 4 năm 1998. Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà nội, năm 2001. Bộ tài nguyên và môi trường, Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải đến năm 2020, Hà Nội, tháng 3 năm 2009. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP Ngày….tháng….năm 2009 TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10393.doc