PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu. Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Song nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị trường, thể chế chính sách .Những rủi ro bất lợi này tác động rất lớn tới người nông dân. Xét một cách toàn diện người nông dân luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn nhất trong cuộc sống.
Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những cây trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Ngày xưa cây mía tạo ra thu nhập (TN) cho người nông dân với các sản phẩm mật mía, đường mía thì ngày nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác định không chỉ là ngành kinh tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành kinh tế xã hội do nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của hàng nghìn người nông dân. Trong những năm qua Chính Phủ đã triển khai nhiều chương trình, quyết định liên quan đến phát triển mía đường như “Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường”, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường và người trồng mía. Ngoài ra, Chính Phủ ban hành quyết định số 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích trồng mía 300.000 ha; sản lượng 19,5 triệu tấn/năm. Các chương trình quyết định nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp trong các nhà máy đường, các nhà máy cơ khí đường, góp phần xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho các vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Qua đó thấy được vai trò của cây mía đối với người nông dân và nền kinh tế Việt Nam ngày một quan trọng.
Châu Hội với đơn vị hành chính bao gồm 13 thôn, hầu hết nông dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành cây chủ đạo trong công tác XĐGN và nâng cao TN cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, người trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía tương đối cao. Do đó, người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả sản xuất mía thấp. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa phương, đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu quả hơn. Đó là lý do chính mà người nghiên cứu chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về HQKT hoạt động sản xuất mía nguyên liệu; Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu của xã Châu Hội, qua đó đánh giá HQKT cây mía ở địa bàn nghiên cứu; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQKT cây mía nguyên liệu tại địa bàn xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Châu Hội
- Phạm vi nghiên cứu: Do năng lực và điều kiện nên người nghiên cứu chọn điều tra 2 thôn tại xã là Bản Lè và Việt Hương.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra chọn mẫu: trong tất cả các thôn có tiến hành trồng mía trên địa bàn xã thì Việt Hương và Bản Lè là hai thôn tiêu biểu trong hoạt động sản xuất mía chiếm diện tích lớn hơn so với các thôn khác.
Phương pháp thống kê kinh tế: Từ số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất mía của thế giới, Việt Nam, cũng như tình hình sản xuất mía của xã Châu Hội
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ nông dân trên góc độ so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mía của 2 nhóm hộ dân tộc Kinh và Thái.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC .ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở lý luận 3
1.1.1 Khái quát chung về hộ nông dân 3
1.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân 3
1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân 3
1.1.2 Hiệu Quả kinh tế 4
1.1.3 Đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật cây mía nguyên liệu 11
1.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 17
1.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1 Thực trạng mía đường thế giới 18
1.2.2 Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam 21
1.2.4 Tình hình sản xuất mía ở huyện Quỳ Châu 25
Chương 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHÂU HỘI 26
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
2.2.1 Tình hình sản xuất mía trên địa bàn 37
2.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía của các nông hộ 39
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHÂU HỘI 62
3.1 Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của cây mía nguyên liệu 62
3.2 Định hướng phát triển sản xuất mía nguyên liệu của xã. 63
3.3 Một số giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu 65
3.3.1 Giải pháp tạo vốn cho nông dân đầu tư thâm canh sản xuất mía 65
3.3.2 Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác 66
3.3.3 Giải pháp về hệ thống thủy lợi cho vùng mía 69
3.3.4 Giải pháp về bảo vệ thực vật 69
3.3.5 Giải pháp cho tiêu thụ 69
3.3.6 Tổ chức khuyến nông vùng mía nguyên liệu 70
3.3.7 Giải pháp trong vấn đề hợp tác sản xuất 72
Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Kiến nghị 74
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u
IC/sào
GO/sào
VA/sào
GO/IC
VA/IC
(1000đ)
(1000đ)
(1000đ)
Lần
Lần
Ngô
106
750
644
7,0
6,1
Mía
759,34
1529,67
770,33
2,15
1,15
(Nguồn: số liệu điều tra, 2010 )
Qua bảng số liệu, ta thấy: BQ cứ một đồng chi phí sản xuất mía chỉ thu được 2,15 đồng GO và 1,15 đồng VA ( HQ ở đây chỉ xem xét trong năm 2009 ). Trong khi đó, do mức đầu tư sản xuất của Ngô thấp hơn mía nên HQ sản xuất của ngô cao hơn mía: cứ một đồng đầu tư sản xuất ngô ta thu được 6 đồng GO và 6 đồng VA. Tuy nhiên, cây mía lại đem lại kết quả sản xuất cao hơn, cứ một sào mía nông hộ thu được hơn 1529 nghìn đồng GO và 770 nghìn đồng VA. Mặt khác mía là loại cây trồng có tính hàng hóa rất cao, trong khi ngô thấp hơn và một phần phục vụ cho tiêu dùng và chăn nuôi trong gia đình. Trên địa bàn xã, trong quá trình sản xuất, một số hộ đã tiến hành trồng xen ngô với mía đã tiết kiêm được chi phí rất nhiều. Do vậy, thiết thấy việc chuyển đổi đất trồng mía sang trồng ngô là không cần thiết bởi nông hộ có thể tiến hành trồng xen hai loại này.để tiết kiệm chi phí.
Như vậy, mặc dù kết quả sản xuất mía đạt mức khá cao, tuy nhiên do chi phí đầu tư sản xuất mía lớn nên HQ sản xuất đem lại thấp hơn so với ngô. Chính vì vậy, đầu tư sản xuất một cách thích hợp đang là vấn đề được người dân quan tâm hiện nay, đòi hỏi việc vào cuộc và hỗ trợ của các cán bộ khuyến nông trong việc hướng dẫn kỹ thuật và đưa ra mức đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mía.
2.2.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía
2.2.2.6.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai
Nhìn chung DT trồng mía của các nông hộ là tương đối thấp. Số hộ có DT 1,5 ha nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy quy mô diện tích khác nhau thì kết quả và HQ sản xuất của các hộ cũng khác nhau. Quy mô đất đai ảnh hưởng đến mức độ đầu tư của nông hộ và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, HQ sản xuất. Trong một giới hạn đầu tư nào đó, nếu DT đất đai càng lớn thì kết quả và HQ sản xuất đem lại càng cao. Cụ thể các chỉ tiêu GO, VA, GO/IC, VA/IC lần lượt tăng từ nhóm I cho đến nhóm III, nhóm III cũng lag nhóm cho hiệu quả kinh tế cao nhất, cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,81 đồng GO và 0,81 đồng VA đối với mía gốc 2. Nhóm hộ có DT > 1,5 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,6%) và cũng là nhóm có HQ thấp nhất. Do diện tích tương đối lớn và trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, các hộ không đủ khả năng để đầu tư sản xuất dẫn đến đầu tư phân tán, nhỏ lẻ và thậm chí còn bỏ không một số DT để mía phát triển theo tự nhiên. Chính vì vậy, kết quả và HQ sản xuất tương đối thấp: BQ một đồng chi phí đầu tư chỉ đem lại 1,52 đồng GO; 0,83 đồng VA đối với mía gốc 2.
Như vậy, quy mô đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và HQ sản xuất mía. Vì vậy, đầu tư thâm canh và tích tụ tập trung đất đai để giảm chi phí đầu tư là biện pháp cần thiết để nâng cao HQ sản xuất của cây mía trong những năm tiếp theo.
Bảng18: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến hiệu quả sản xuất mía
Phân loại theo quy mô (ha)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
DT
BQ
(ha)
Mía Tơ
Mía gốc 1
Mía gốc 2
GO
(sào)
VA
(sào)
GO
/IC
VA
/IC
GO
(sào)
VA
(sào)
GO
/IC
VA
/IC
GO
sào
VA
sào
GO
/IC
VA
/IC
(1000đ)
(1000đ)
Lần
Lần
(1000đ)
(1000đ)
Lần
Lần
(1000đ)
(1000đ)
Lần
Lần
I. < 0,5
21
35,0
0,3
1737,89
760,14
1,78
0,78
1751,19
945,30
2,17
1,17
1531,85
772,08
2,02
1,02
II. 0,5 – 1
28
46,7
0,64
1794,91
791,50
1,79
0,79
1811,36
993,51
2,21
1,21
1525,45
784,57
2,06
1,06
III. 1 – 1,5
7
11,7
1,15
1820,63
815,68
1,81
0,81
1965,00
1138,08
2,38
1,38
1560,75
814,08
2,09
1,09
IV. > 1,5
4
6,6
1,63
1575,00
541,34
1,52
0,52
1540,00
731,49
1,90
0,90
1375,00
623,99
1,83
0,83
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2010)
2.2.2.6.2. Ảnh hưởng của trình độ lao động
Trình độ lao động của nông hộ quyết định đến có nên đầu tư thâm canh hay không. Việc đầu tư thâm canh có tác động rất lớn đến NS và chất lượng mía. Qua điều tra, hầu hết các hộ sử dụng sức lao động còn chưa hợp lý, để đạt mức tối ưu các hộ nên tăng thêm công LĐ chăm sóc cho cây mía lên. Mức tăng công LĐ phải phân bổ và sử dụng có HQ cho từng chu kỳ sinh trưởng của cây mía. Thời kỳ cây đẻ nhánh cần tăng thêm công làm cỏ, thời kỳ cây vươn lóng cần phải thường xuyên đánh lá (bóc bẹ mía) vừa tận dụng được sản phẩm phụ cho trâu bò vừa tránh được sâu bệnh trên cây mía đặc biệt là bệnh rệp. Thực tế, khi tăng thêm công lao động lên có thể giảm bớt chi phí thuốc trừ sâu và làm tăng NS và chất lượng cây trồng.
2.2.2.6.3 Ảnh hưởng của mức độ đầu tư (IC)
Kết quả đầu ra bao giờ cũng chịu ảnh hưởng bởi mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào vào trong quá trình sản xuất. Mức độ đầu tư cao hay thấp đều ảnh hưởng đến kết quả và HQ sản xuất mía. Do trong tổng chi phí sản xuất, chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài (IC) chiếm tỷ trọng chủ yếu và lơn nhất, nên người nghiên cứu chỉ xem xét mức độ đầu tư (IC) ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả sản xuất.
Thông qua bảng số liệu chúng ta thấy được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ đầu tư và kết quả sản xuất, mức IC càng cao thì GO và VA càng cao. Cụ thể nhóm IV và nhóm V là 2 nhóm có mức đầu tư cao nhất và cũng là nhóm có GO/sào và VA/sào đạt HQ cao nhất. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa IC và hiệu suất GO/IC, VA/IC là mối quan hệ nghịch tức là đầu tư càng cao thì HQKT càng thấp. Trong trường hợp này nhóm có HQKT lại là nhóm I - nhóm có mức độ đầu tư thấp nhất: Một đồng chi phí bỏ ra thu được 2.05 đồng GO; 1,05 đồng VA đối với mía tơ; 2,72 đồng GO; 1,72 đồng VA đối với mía gốc 1 và 2,13 đồng GO; 1,13 đồng VA đối với mía gốc 2. Thông qua đây chúng ta có thể thấy được mức độ đầu tư sản xuất của các hộ là chưa hợp lý và chưa đúng định mức kỹ thuật. Chính vì vậy mà kết quả và hiệu quả sản xuất mía còn thấp. Đầu tư một cách hợp lý sẽ là tiền đề để nâng cao kết quả và hiệu quả của cây trồng. Vấn đề này, đòi hỏi các hộ trồng mía không những phải đầu tư theo đúng quy trình kỹ thuật mà phải cân đối một cách hợp lý mức đầu tư để đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.
Bảng19: Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả và hiệu quả sản xuất mía
Mía Tơ
Gốc 1
IC
(1000đ/sào)
số hộ
Tỷ Lệ
(%)
ICBQ
1000đ
sào
GO
1000đ
Sào
VA
1000đ
sào
GO
/IC
VA
/IC
IC
1000đ
sào
Số hộ
Tỷ
Lệ
(%)
ICBQ
1000đ
sào
GO
1000đ/sào
VA
1000đ/sào
GO
/IC
VA
/IC
I.< 833
21
35,0
718,90
1470,43
751,53
2,05
1,05
I. <730.5
27
45,00
602,52
1412,63
810,11
2,72
1,72
II. 833 - 1055
24
40,0
910,91
1612,23
701,32
1,77
0,77
II. 730.5 - 1003.5
20
33,33
842,34
1692,20
849,86
2,25
1,25
II.1055 - 1277
6
10,0
1114,78
2027,78
913,00
1,83
0,83
III. 1003.5 - 1276.5
7
11,67
119,.00
2083,33
887,33
1,74
0,74
IV.1277 - 1499
5
8,30
1362,83
2285,71
922,88
1,68
0,68
IV. >1276.5
6
10,00
1433,31
2455,55
1022,24
1,71
0,71
V. >1499
4
6,70
1615,29
2748,39
1133,10
1,70
0,70
-
-
-
-
-
-
-
-
Gốc 2
IC
1000đ/sào
số hộ
(sào)
Tỷ Lệ
(%)
ICBQ
1000đ/sào
GO
1000đ/sào
VA
1000đ/sào
GO/IC
lần
VA/IC
lần
I. < 686
26
43,33
566,72
1205,67
638,95
2,13
1,13
II. 686 - 927
19
31,67
786,24
1427,92
641,68
1,82
0,82
III. 927 - 1168
6
10,000
1087,59
1772,86
685,27
1,63
0,63
9
15,00
1305,51
2048,30
742,79
1,57
0,57
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2010)
2.2.2.6.4 Ảnh hưởng của giá bán và giá cả đầu vào
Phần lớn các hộ trồng mía, mức thu nhập từ sản xuất mía chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của hộ gia đình. Chính vì thế, giá bán mía có ảnh hưởng trực tiếp tới mức TN và đời sống của bà con nông dân. Giá cả đầu vào cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới kết quả và HQ sản xuất mía. Phần lớn vốn tự có để đầu tư sản xuất mía của các hộ chiếm tỷ lệ nhỏ trong khi đó giá cả vật tư ngày càng tăng cao, đặc biệt là giá phân bón và giá hom giống đã gây ra không ít khó khăn cho một số hộ sản xuất mía. Thực tế, trong những năm vừa qua DT mía có xu hướng giảm dần bởi một phần do giá cả tăng cao, đặc biệt là giá phân bón một số hộ đã chuyển từ diện tích trồng mía sang trồng các loại cây khác. Giá vật tư cao cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng thâm canh của hộ. Đầu tư thấp dẫn đến NS thấp, nhưng nếu đầu tư quá cao mà thu nhập không đủ bù nổi chi phí bỏ ra thì sản xuất mía không có HQ. Chính vì vậy khi giá mía nguyên liệu tăng cao sẽ làm kết quả và HQ sản xuất mía được nâng cao. Thực tế tại địa bàn nghiên cứu giá mía nguyên liệu tăng dần từ 350 nghìn đồng/tấn (năm 2007) lên 660 nghìn đồng/tấn đã làm tăng TN của nông hộ rất nhiều. Tuy nhiên, giá mía nguyên liệu phụ thuộc vào giá đường tinh trong nước và thế giới nên rất bấp bênh, người trồng mía không dám đầu tư thâm canh nhiều vào mía vì không biết đến khi sản phẩm của gia đình thu hoạch được thì giá mua nguyên liệu mía sẽ như thế nào. Do vậy, vấn đề dự báo giá là rất cần thiết và quan trọng cho bà con nông dân yên tâm sản xuất.
2.2.2.6.5 Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu
Xã Châu Hội nằm trong vùng có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Hạn hán, lũ lụt diễn ra với chu kỳ ngày càng ngắn hơn và khắc nghiệt hơn. Mía được trồng hầu hết ở vùng đất dốc, chưa được đầu tư thủy lợi, giao thông, đặc biệt là khâu giống và kỹ thuật canh tác vẫn chưa được quan tâm đầu tư. Do đặc điểm của khí hậu bắc miền trung chịu ảnh hưởng của gió lào nên vào mùa hè nắng, gió gay gắt, hạn hán kéo dài. Trong khi đó, hầu hết DT trồng mía lại ở gò đồi. Hầu hết các DT mía đều không được tưới nước. Do vậy, cùng với vấn đề thu hoạch muộn dẫn đến sự phát triển chậm của mía chồi và thời tiết khắc nghiệt đã làm cho mía của các hộ trong tình trạng còi cọc, có nơi mía chết hàng loạt, làm giảm NS và sản lượng mía của hộ. Ngoài ra từ tháng 8 – 10 âm lịch mưa lụt kéo dài làm cho hầu hết các ruộng mía bị rệp. Đây là loại bệnh nguy hiểm nhất của mía cây, làm cho mía không phát triển được và làm giảm lượng đường trong mía.
Ngoài các nhân tố đã nêu trên thì kết quả và hiệu quả sản xuất mía còn chị ảnh hưởng bởi Lượng giống, công lao động và kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ.
2.2.2.6.5 Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sản xuất mía qua phiếu điều tra
- Bị ép giá đầu ra: có tới hơn 75% ý kiến của các hộ cho rằng do bị nhà máy đường ép giá, giá bán thấp hơn so với giá mà các công ty, nhà máy đường khác ở các vùng khác. Chính vì vậy mà kết quả, hiệu quả sản xuất của họ thấp.
- Giá đầu vào cao: 100% ý kiến cho rằng giá đầu vào ngày càng tăng cao và quá cao đã gây khó khăn trong việc sản xuất của họ. Thậm chí nhiều hộ còn không dám đầu tư vì sợ lỗ. đây thực sự là yếu tố làm giảm khả năng thâm canh của nông hộ.
- Chất lượng sản phẩm thấp: trong điều kiện khó khăn của địa phương, giá cả đầu vào cao, thêm vào đó sự đầu tư công lao động của hộ vẫn ở mức thấp do vậy đã dẫn tới chất lượng sản phẩm thấp, một số diện tích trữ lượng đường con không đảm bảo. có khoảng 50% ý kiến cho rằng chất lượng sản phẩm đã gây khó khăn và làm giảm năng suất mía của hộ.
- Thiếu kỹ thuật sản xuất: kỹ thuật sản xuất là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến NS mía, nhưng trong điều kiện có thể thì người nông dân mới sẵn sàng đầu tư. Trong số 60 hộ điều tra thì có tới 45 hộ (75%) nói họ không được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất. và thực tế tại xã Châu Hội thì tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng.
Ngoài ra một số hộ cho rằng vốn, chính sách nông nghiệp và lịch thu mua mía của nhà máy đường cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới NS, sản lượng, trữ lượng đường trong sản phẩm của nông hộ.
Bảng 20: Ý kiến của nông hộ về các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía của hộ
Khó khăn thường gặp
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Bị ép giá đầu ra
45
75
Giá đầu vào cao
60
100
Chất lượng sản phẩm thấp
30
50
thiếu kỹ thuật sản xuất
45
75
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2010)
2.2.2.7 Thị trường tiêu thụ mía nguyên liệu
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Sản phẩm có tiêu thụ được thì sản xuất mới phát triển và ngược lại, sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ làm ngưng trệ quá trình sản xuất. Thị trường mía cây tiêu thụ được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình thu múa của nhà máy đường. Những năm vừa qua giá mía đường có chiều hướng tăng mạnh, đây là dấu hiệu đáng mừng cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trong hoạt động sắp xếp lịch thu mua và quá trình vận chuyển mía của nhà máy đang là vấn đề được quan tâm và cần có giải pháp kịp thời. Nhà máy đường Tate & Lyle ký hợp đồng với các hộ trồng mía về giá thu mua, vận chuyển, về thời gian thu hoạch, về phương thức thanh toán. Tuy nhiên, khi giá đường thị trường biến động, nhà máy điều chỉnh giá mua nguyên liệu nhưng chưa hợp lý, trong khi giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi ích người trồng mía. Qua thực tế, một số hộ có xu hướng chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây khác.
Như vậy, hầu như sản phẩm mía của các nông hộ là do nhà máy đường Tate & Lyle bao tiêu. Kênh tiêu thụ mía trên địa bàn xã Châu Hội có 2 kênh tiêu thụ chính:
Sơ đồ: Kênh tiêu thụ mía nguyên liệu của các hộ điều tra
Người sản xuất
Nhà máy đường
Tate & Lyle
Người mua mía giống
Đại lý
bán buôn, bán lẻ
Người tiêu dùng
90%
10%
- Kênh tiêu thụ thứ nhất, người sản xuất bán sản phẩm cho nhà máy đường, tại đây mía sẽ được ép và cô đặc thành đường trắng, đóng gói và tiếp tục phân phối cho các đại lý bán buôn bán lẻ để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Lượng sản phẩm tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 90%. Sản phẩm mía cây của người sản xuất bán theo kênh này không chủ động trong viêc định giá mà vai trò đó thuộc về nhà máy đường. Mức giá thu mua được nhà mày ấn định vào đầu các vụ ép, thông báo cho người sản xuất để thực hiện các giao dịch trong quá trình thu mua.
- Kênh tiêu thụ thứ hai, người sản xuất bán sản phẩm cho người trồng mía trên các diện tích đất mới hoặc những hộ trồng lại tại địa phương. Người mua giống mía được quyền tìm chọn những giống mía có năng suất cao, cây to, chồi đảm bảo. Đây là kênh tiêu thụ chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng sản lượng mía cây. Kênh tiêu thụ này người sản xuất có thể định giá, mức giá phụ thuộc vào chất lượng cây mía, cây mía to, mầm tốt sẽ có giá cao, Giá mía bán ra thường bằng hoặc cao hơn giá mua của nhà máy một đến hai giá và giao dịch được thực hiện ngay sau khi cân đong mía. Ngoài ra, thời gian lưu thông sản phẩm ngắn hơn, không gây hao hụt sản phẩm, ít tốn kém chi phí bảo quản, vận chuyển. Tuy nhiên, tiêu thụ qua kênh này có nhược điểm là khối lượng hàng hóa ít và chỉ tiêu thụ đối với thửa mía có cây to, chất lượng tốt.
2.2.2.8 Vai trò của mía đối với việc phát triển kinh tế nông hộ
Trên mảnh đất mà người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì ngoài TN từ hoạt động lâm nghiệp thì trồng mía nguyên liệu là giải pháp xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân trong xã.
Để nhận xét vai trò của hoạt động sản xuất mía tới TN, đời sống của các nông hộ người nghiên cứu tiến hành phân tích thông qua cơ cấu của hộ. Qua điều tra cho thấy, phần lớn thu nhập của các hộ là từ trồng trọt và chăn nuôi, trong đó trồng trọt đóng vai trò quan trọng. cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng21: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ( tính bình quân/hộ )
Chỉ tiêu
BQC
Kinh
Thái
Giá trị (1000đ)
Cơ Cấu (%)
Giá trị
(1000đ)
Cơ Cấu
(%)
Giá trị
(1000đ)
Cơ Cấu
(%)
Tổng TN
29996,59
100,00
38671,26
100,00
18423,50
100,00
Trồng trọt
22844,16
76,16
30780,18
79,59
11553,50
62,71
TN từ cây mía
14956,59
65,47
22178,21
72,05
10142,18
87,78
TN từ các cây khác
7887,57
34,51
8601,97
27,95
1411,32
12,22
Chăn nuôi
3015,29
10,05
3362,50
8,70
2993,81
16,25
Lương, tiền công
2142,86
7,14
2964,29
7,67
1595,24
8,66
Lâm Nghiệp
1808,57
6,03
1296,43
3,35
2150,00
11,67
Thủy sản
185,71
0,62
267,86
0,69
130,95
0,71
(Nguồn: số liệu điều tra, 2010)
DT đất trồng mía chiếm tỷ trọng trên lớn trong tổng DT đất trồng trọt. Chính vì thế, cây mía đang là cây trồng đóng vai trò trọng trong thu nhập của hộ. BQ, tỷ trọng TN từ sản xuất mía chiếm gần 65,47% trong tổng TN từ trồng trọt của các hộ và tỷ lệ này ở nhóm hộ thuộc DT Kinh là 72,05% và ở nhóm hộ DT Thái là 87,78%. Nếu so sánh trong tổng TN thì hoạt động sản xuất mía nguyên liệu cũng chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với các hoạt động kinh tế khác.
Bên cạnh TN từ trồng trọt, chăn nuôi và lương tiền công cũng là những hoạt động tạo ra TN lớn cho các hộ. Đây là những hoạt động có khả năng thay thế cao đối với các hộ trồng mía, đặc biệt là những hộ có diện tích trồng trọt thấp.
Như vậy, qua kết quả này cho thấy TN trồng mía chiếm tỷ trọng cao trong tổng TN của hộ. Chính vì vậy, biến động của thị trường, nhất là biến động giá đường, giá mía và giá vật tư nông nghiệp có ảnh hưởng lớn tới HQ sản xuất mía và tính bền vững của cây mía.
2.2.2.9 Nhận thức của các hộ điều tra trong sản xuất mía nguyên liệu
Sơ đồ: Sơ đồ VENN phản ánh nhận thức của hộ điều tra trong sản xuất mía
Giống
(1)
Nước tưới (5)
Sâu bệnh
(4)
Làm cỏ
(6)
Thời tiết
(2)
Phân bón
(3)
Năng suất mía nguyên liệu
Đánh lá
(7)
Thu Hoạch
(8)
Qua sơ đồ ta thấy, nhận thức của hộ điều tra về tầm quan trọng và mối quan hệ của các nhân tố và biện pháp canh tác đối với NS mía. Các hộ nhận thức được rằng giống là nhân tố đầu tiên quyết định đến NS mía và hộ cho biết rằng xu hướng hộ sẽ chuyển sang trồng giống mới có NS cao hơn giống ROC10. Tiếp đến là các nhân tố phân bón, thời tiết, sâu bệnh ảnh hưởng đến NS mía. Song để cải thiện được vấn đề thời tiết là rất khó. Do vậy, hộ nên tìm các biện pháp canh tác mới để giảm sự tác động bất lợi của thời tiết. Đối với phân bón và sâu bệnh hộ có thể khắc phục được nhưng cũng cần phải có vốn thì nông hộ mới có thể đầu tư đầy đủ và kịp thời theo đúng chu kỳ sinh trưởng của cây mía. Nhóm nhân tố ít ảnh hưởng đến năng suất mía là công LĐ như làm cỏ, đánh lá, tưới tiêu và thu hoạch. Những nhân tố này ít ảnh hưởng hơn nhưng nông hộ không nên coi thường mà cần có giải pháp hợp lý nhất để giảm thiểu chi phí này ví dụ như có thể tận dụng công LĐ hợp tác. Đây là sự tiến bộ trong nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng tới NS mía của hộ, giúp hộ ngày càng có những biện pháp hợp lý để sản xuất mía HQ hơn. Song với điều kiện hiện nay của hộ rất khó có thể để dung hòa và ưu tiên giải quyết từng vấn đề cụ thể. Do vậy, trong sản xuất cần có những giải pháp hợp lý nhất để khắc phục những khó khăn, tồn tại đồng thời tận dụng và phát huy những điều kiện thuận lợi mà vùng đã có.
2.2.2.10 Nhu cầu của các hộ được điều tra
- Hàng năm địa phương cần có kế hoạch quy hoạch khu trồng giống riêng để tạo nguồn giống mới nhân ra trong vùng thay thế cho loại giống cũ.
- Mong muốn chính quyền địa phương có chính sách đất đai hợp lý để có thể mở rộng quy mô sản xuất mía như cho phép khai hoang,...
- Nhà máy đường, cán bộ khuyến nông huyện và xã nên mở lớp tập huấn kỹ thuật và thông báo tới từng hộ dân theo chu kỳ kinh doanh để nông dân trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Mong muốn nhà máy đường hỗ trợ (cho vay) chi phí ban đầu để nông dân yên tâm sản xuất.
- Trong quá trình thu hoạch cần có kế hoạch vận chuyển hợp lý, tránh tình trạng để nông dân phải chờ xe vận tải quá lâu, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía.
- Thông tin giá cả đầu ra thường xuyên cho người dân để người dân nắm bắt và có kế hoạch thâm canh, tránh tình trạng đầu tư thâm canh sau đó thu không đủ để bù chi.
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHÂU HỘI
3.1 Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của cây mía nguyên liệu
Qua kết quả tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh mía nguyên liệu cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế và gặp những khó khăn như sau:
- Khó khăn và tồn tại trong sản xuất:
Thứ nhất, trong sản xuất mía hiện nay, vùng nguyên liệu còn nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư chu đáo cả về vật chất, cơ sở hạ tầng. Trên mỗi thôn, mía chỉ tập trung ở quy mô diện tích nhỏ và những nơi đó thì lại yếu về cả giao thông lẫn thủy lợi.
Thứ hai, cơ cấu giống mía 100% là giống ROC10, một số ít là giống địa phương cho năng suất thấp; việc nghiên cứu giống mía mới phù hợp với tính chất đất đai, thổ nhưỡng của xã còn yếu; ngoài ra do sử dụng chung 1 giống nên mía nguyên liệu tại địa bàn có thời gian sinh trưởng giống nhau, thời gian chín vào cùng thời điểm. Do đó, rất hay xẩy ra hiện tượng mía thiếu vào đầu vụ, cuối vụ và thừa vào giữa vụ, hợp đồng về không đúng lúc cũng gây nên tình trạng HQ cây mía kém do: sớm thì trữ lượng đường chưa đủ, muộn thì mía trổ bông cũng gây ảnh hưởng đến trữ lượng đường.
Thứ ba, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xẩy ra, trong khi hệ thống giao thông thủy lợi hạn chế, mía không được tưới tiêu vào mùa khô, sâu bệnh thường xuyên diễn ra trên diện rộng vào mùa mưa.
Thứ tư, các biện pháp kỹ thuật thâm canh chưa được áp dụng rộng rãi, nông dân đầu tư cho cây mía chưa cao, dinh dưỡng cho mía chưa cân đối hợp lý, lượng phân bón chưa đạt quy trình kỹ thuật, thậm chí có hộ còn không quan tâm tới việc chăm sóc cho mía, loại trừ sâu bệnh cho mía. Do vậy, khả năng tích đường trong thân cây không cao. Nếu gặp mùa khô cây dễ bị héo ngọn, cháy lá; vào mùa mưa thì dẽ mắc bệnh. Hầu hết mía được trồng trên những gò đồi nghèo dinh dưỡng nên NS mía không cao.
Thứ năm, DT trồng mía phần lớn là đất đồi, một số ít trồng đất bãi, nhưng đến nay vẫn chưa có công trình thủy lợi nào tưới cho cây mía, cây mía phát triển được là nhờ hoàn toàn vào thiên nhiên, năm nào mưa nhiều thì NS cao, năm nào ít mưa, hạn hán kéo dài thì NS mía sẽ giảm.
Thứ sáu, hầu hết các hộ để mía lưu gốc trong thời gian qua dài, khả năng chăm sóc mía còn kém nên mật độ không đảm bảo.
Thứ bảy, công tác khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn trì trệ và yếu kém. Các hộ điều tra cho biết hầu như không có công tác khuyến nông, tập huấn nào cho các hộ trồng mía.
- Khó khăn và tồn tại trong tiêu thụ: Giá cả thu mua mía nguyên liệu của nhà máy đường không ổn định và chưa tương xứng với giá cả chung trong nước. Công tác tiêu thụ mía của dân còn chịu sự chi phối chặt chẽ của nhà máy đường về lịch thu hoạch và vận chuyển của nhà máy. Lịch thu hoạch không đảm bảo được tính đúng lúc, kịp thời đã ảnh hưởng không nhỏ đến NS mía của vụ sau.
3.2 Định hướng phát triển sản xuất mía nguyên liệu của xã.
Châu Hội là một xã trọng điểm về trồng mía nguyên liệu của huyện Quỳ Châu. Theo chủ trương chính sách của huyện về việc phát triển vùng nguyên liệu mía, đến năm 2010 diện tích quy hoạch trồng mía của xã giữ mức ổn định 160 ha.
Trong những năm vừa qua, việc sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu của xã đã đạt những kết quả khá khả quan: Sản xuất mía đã đem lại HQKT và đem lại TN khá cao cho các hộ gia đình, đầu ra của sản phẩm và thị trường tương đối ổn định đã thu hút một số lượng lớn người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng DT trồng mía, đáp ứng nhu cầu mía nguyên liệu cho nhà máy đường Tate & Lyle.
Tuy nhiên, việc trồng mía của người dân còn gặp nhiều những khó khăn và bất cập: Việc đầu tư thâm canh sản xuất của người dân còn chưa hợp lý, chi phí sản xuất mía chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến việc đầu tư thâm canh không đồng bộ; Quy mô DT trồng mía manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất mía chủ yếu trồng trên đất đồi, trong khi đó hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ cho sản xuất còn nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và HQ sản xuất mía; HQ trồng mía còn thấp và giá cả đầu vào tăng cao làm cho người dân không yên tâm sản xuất. Chính vì vậy, trong những năm tiếp theo để phát triển vùng nguyên liệu mía một cách hợp lý, chính quyền xã có những định hướng phát triển cây mía như sau:
Một là: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, từng bước mở rộng quy mô diện tích trồng mía nguyên liệu đạt mục tiêu quy hoạch đến năm 2012 là 160 ha.
Việc sản xuất mía mặc dù còn gặp nhiều khó khăn bất cập, nhưng sản xuất mía thực sự là một trong những lợi thế của xã, điều này được thể hiện trên những phương diện sau:
Về điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết khí hậu: Xã Châu Hội có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển cây mía. Quỹ đất nông nghiệp của xã khá lớn, hơn nữa địa hình và tính chất đất đai của xã khá phù hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, điều kiện về thời tiết khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ khá thuận lợi, nên việc mở rộng diện tích trồng mía là điều dễ dàng thực hiện được.
Về điều kiện xã hội: Phần lớn lao động của xã hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, cần cù, chịu thương chịu khó, ham học hỏi, có kinh nghiệm sản xuất mía lâu đời vì vậy mà họ đã có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc trồng và nâng cao năng suất và chất lượng của cây mía. Chính vì vậy, nếu như các hộ được tập huấn thêm về mặt kỹ thuật chắc chắn họ sẽ có nhiều điều kiện hơn để mở rộng DT và nâng cao kết quả và HQ sản xuất của cây trồng.
Về điều kiện kinh tế: Huyện Quỳ Châu và xã Châu Hội nằm trong vùng nguyên liệu của nhà máy đường Tate & Lyle. Nhà máy trực tiếp ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với người trồng mía. Chính vì vậy, đầu ra của sản phẩm và thị trường tương đối ổn định hơn so với các loại cây trồng khác. Đây là một lợi thế không nhỏ để người dân yên tâm đầu tư sản xuất mía.
Hai là, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, từng bước nâng cao NS và chất lượng của cây trồng.
Khi Việt Nam ra nhập WTO nghành mía đường đứng trước rất nhiều nguy cơ và thách thức do phải cạnh tranh với một số các quốc gia sản xuất đường lớn trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, để nâng cao HQ và năng lực cạnh tranh cho nghành mía đường, các doanh nghiệp và người dân cần có giải pháp đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất và chất lượng của vùng nguyên liệu mía. Nghiên cứu cho thấy, phần lớn DT mía của xã Châu Hội được trồng trên đất đồi, các công trình thủy lợi hầu như không thế đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho cây mía, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và chất lượng của cây trồng còn thấp. Để đạt được NS mía cao hơn việc đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất là điều rất cần thiết trong những năm tiếp theo. Trước mắt cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Cải tạo cơ cấu giống mía, phát triển các giống mía chín sớm có NS, chất lượng cao và tính chống chịu tốt để người trồng mía có điều kiện trồng rải vụ hoặc xen canh các loại cây đậu, đỗ, lạc, vừa nâng cao HQ, TN vừa góp phần cải tạo đất.
Bên cạnh đó, muốn nâng cao NS mía trồng trên đất đồi, cần phải chủ động được nguồn nước tưới, việc áp dụng mô hình mía công nghệ cao hay là mía có hệ thống tưới nhỏ giọt là điều kiện rất tốt để nâng cao kết quả và HQ của cây trồng.
Để thực hiện được bước thứ hai, việc cần làm là phải tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất – đây là yếu tố rất quan trọng để nâng cao NS và chất lượng của cây trồng. NS mía chịu ảnh hưởng nhiều bởi kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, việc tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất là yếu tố đảm bảo tính bền vững và tính HQ trong sản xuất mía. Chỉ khi được tập huấn kỹ thuật người sản xuất mới đầu tư thâm canh một cách hợp lý, đầu tư theo đúng quy trình kỹ thuật, giảm chi phí, từ đó nâng cao kết quả và HQ sản xuất mía. Điều này đòi hỏi các cấp chính quyền và nhà máy đường Tate & Lyle cần có những biện pháp hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật, đặc biệt là việc hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật cho nhóm hộ dân tộc Thái.
3.3 Một số giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu
Qua những khó khăn trong công tác sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới HQKT của cây mía, dựa trên định hướng phát triển vùng mía nguyên liệu của xã, tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
3.3.1 Giải pháp tạo vốn cho nông dân đầu tư thâm canh sản xuất mía
Thâm canh sản xuất thực chất là đầu tư thêm các khoản chi phí và công LĐ vào sản xuất. Muốn thực hiện công việc đó người trồng mía phải có tiền vốn. Từ nhiều năm nay công ty mía đường Tate & Lyle đã áp dụng biện pháp khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu bằng chính sách cho vay vốn, ứng trước vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất cho các đơn vị và hộ gia đình có ký hợp đồng kinh tế với nhà máy đường. BQ 1ha mía được vay và ứng trước từ 1-1,5 triệu đồng/ha/vụ, phần vốn này không phải trả lãi. Đây là một biện pháp đúng đắn và rất có HQ đối với việc phát triển sản xuất mía. Song tỷ lệ hộ được vay vốn, phân bón của nhà máy không nhiều, ưu tiên trồng mới. Như vậy, nếu tăng mức đầu tư thâm canh sản xuất hơn nữa thì hộ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các biện pháp dầu tư thâm canh sản xuất mía vẫnc hủ yếu tăng các khoản chi phí và vật tư ứng trước từ nhà máy đường. nếu nhà máy đường tăng mức chi phí mua hom với các giống mía mới, phát triển định mức phân bón vô cơ, Bảo vệ thực vật thuận lợi, ổn định qua các vụ mía tạo điều kiện cho hộ gia đình có thể thâm canh mía. Đồng thời nhà máy đường cũng cần có chính sách giá khuyến khích mua mía ở những DT không ký hợp đồng và không ứng trước với gía cao hơn 10 – 15%, để có thể huy động vốn tự có trong dân. Như vậy, hộ trồng mía có thể bỏ thêm vốn tự có hoặc vay trực tiếp từ ngân hang, quỹ tín dụng để thâm canh sản xuất. phần giá mua tăng lên sẽ đủ bù lãi suất trả ngân hàng.
Tóm lại, muốn khuyến khích đầu tư thâm canh mía phải tạo thêm nguồn vốn cho hộ bằng cách phát triển định mức ứng trước vật tư, tiền mặt để thâm canh hoặc khuyến khích người sản xuất sử dụng vốn tự có và vốn đi vay để đầu tư trên cơ sở áp dụng chính sách giá mua khuyến khích ngoài hợp đồng.
3.3.2 Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác
Trong sản xuất, giống giữ vai trò quan trọng, là biện pháp tham canh NS, chất lượng sản phẩm.
Muốn có NS cao và ổn định cần phải thực hiện các biện pháp cải tạo giống có NS, chất lượng tốt hơn. Giống mía ROC10 phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của địa phương, thế nhưng nó chưa hẳn là giống duy nhất có thể trồng được ở đây và mang lại NS cao nhất cho hộ nông dân. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tìm giống mới phù hợp và cho NS cao hơn để giúp nông dân nâng cao HQKT từ cây mía. Đồng thời tổ chức chặt chẽ việc chuyển giao giống mía theo hướng trồng các giống mía có thời gian sinh trưởng khác nhau theo hướng rải vụ, để kéo dài thời gian thu hoạch từ 2-3 tháng lên 6–7 tháng trong năm. Nhằm hạn chế thiếu nguyên liệu ở đầu vụ, cuối vụ và thừa nguyên liệu vào giữa vụ như thường xẩy ra ở các năm trước đây. Đồng thời đảm bảo cho nông dân sản xuất theo kế hoạch trước, không để xẩy ra tình trạng mía phải thu hoạch qua sớm hoặc quá muộn.
Cùng với việc sử dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh mía cũng đóng vai trò quyết định NS của cây mía. Trước đây, các hình thức thâm canh mía của hộ hầu hết theo kinh nghiệm truyền thống, cày đất bằng sức kéo trâu bò, độ sâu rãnh không đảm bảo, hom giống được lấy từ toàn bộ thân cây mía, do vậy, mầm mía nhỏ, mật độ mầm thưa, mía chỉ cho năng suất cao vào vụ gốc 1, các vụ sau do gốc mía cạn, số mầm trong gốc thấp, mầm mọc không đều nên ảnh hưởng đến sản lượng mía. Điều cần làm để HQ cây mía được nâng cao là phổ biến kỹ thuật tâm canh mới có HQ vào từng hộ nông dân như cày xới đất trồng và cày đất bón phân bằng máy cày để đảm bảo độ sâu giúp mía phát triển bộ rễ tốt hơn. Đồng thời có thể thâm canh trồng mía bằng hom 1 mắt mầm hoặc trồng bằng ngọn, trồng xen các loại cây họ đậu và cây cải tạo đất cho mía. Mở rộng công tac luân canh mía trên đất ruộng như một số huyện ở Thanh Hóa: mía xuân (tháng 1- tháng 9) + đậu tương đông (tháng 9 – 12). Áp dụng mô hình trồng xen canh, ngoài lợi nhuận thu từ cây mía hộ còn thu thêm từ cây màu, vừa giúp hộ có nguồn vốn phụ để đầu tư cho cây mía theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Đồng thời cây màu cũng giúp giữ được đạm cho đất không bị bạc màu. Đây là nguồn đạm quý giá cho mía phát triển tốt, giảm bớt chi phí phân bón.. ngoài ra hộ nông dân trồng xen canh mía và hoa màu còn là giải pháp để tránh rủi ro cho hộ và giữ được DT mía khi giá cả bị sụt giảm. Hiện nay, một số vùng thuộc tỉnh Nghệ An đã và đang áp dụng phương pháp canh tác mới đó là trồng mía phủ ni lông. Phương pháp canh tác này giảm được công LĐ thuê và LĐ tự có của hộ, đồng thời đất có thể giữ được độ ẩm, tránh được hạn hán kéo dài, hạn chế được sâu bệnh và giúp cho cây mía sinh trưởng tốt.
Trong vấn đề phân bón thì phân hữu cơ đang là một khó khăn không dễ giải quyết. Hàng năm, mía trút bỏ một lượng lá tương đối lớn. lượng lá này không chỉ là nguồn chất hữu cơ lớn mà còn là kho dự trữ lượng P, K, Ca và các nhân tố vị lượng lấy từ đất. Đây là lượng hữu cơ tại chỗ và được coi là vô tận. Tuy nhiên, trên thực tế lá mía chưa được tận dụng để làm phân trở lại mà sau mỗi vụ thu hoạch hộ lại đốt lá mía với lý do ví lá mía gây cản trở cho việc cày bừa. Việc đốt lá mía đã tiêu tốn một lượng phân hữu cơ lớn, đồng thời các khoáng chất trong đất một phần mất đi là do lửa nóng làm bay hơi, đất dễ bị bạc màu. Vì vậy, trong những vụ mía sau, hộ nên có biện pháp để tận dụng nguồn chất hữu cơ từ lá mía để làm phân bón. Chẳng hạn, hộ có thể dồn, chuyển lá mía qua rãnh đã cày. Tuy nhiên, hộ nên đầu tư thêm công LĐ cho việc này. Hộ nên bón đủ phân theo quy trình thâm canh, đặc biệt là phân hữu cơ tối thiểu 15 tấn/ha, trong đó từ 2–3 tấn phân hữu cơ vi sinh, phân của các nhà máy đường; tăng cường trồng và sử dụng phân xanh và các sản phẩm chế biến từ phế thải của ngành đường. Phân vô cơ phải đảm bảo bón từ 3,0 – 3,5 kg N; 1,5 – 1,7 kg P2O5; 3,0 – 3,5 kg K2O/1 tấn mía nguyên liệu (Bản tin mía đường 2008). Khi trồng mía nông dân càng tuân thủ 3 chu ký tưới nước. Lần 1 tưới vào giai đoạn mía đẻ nhánh, lần 2 tưới vào giai đoạn mía hình thành long và lần 3 tưới vào giai đoạn mía vươn lóng (Vào khoảng tháng 7). Ngoài ra trong sản xuất mía, hộ chỉ nên canh tác tới vụ gốc thứ 3 để HQ đạt được là cao nhất.
Trong khâu làm đất, đẩy mạnh kỹ thuật thâm canh mía bằng đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu làm đất, đặc biệt đối với đất dốc sử dụng cày một lưỡi, cày ruộng theo đường đồng mức để đảm bảo độ sâu 35–50 cm để hạn chế xói mòn. HQ nổi vật khi sử dụng máy liên hợp trồng mía ở chỗ: mía rạch hàng ở tầng đất sâu nên nó giúp cho khả năng giữ ẩm tốt hơn, cho hom mía trong giai đoạn mọc mầm và phân bón không bị nước mưa rửa trôi, giúp cho bộ rễ phát triển tốt, hạn chế hiện tượng đổ, ngã khi cây gặp gió, khả năng tái sinh của mía lưu gốc mạnh, kéo dài thời vụ thu hoạch. Ngoài ra, loại máy cày còn tạo điều kiện thuân lợi cho việc áp dụng các khâu cơ giới khi chăm sóc cũng như thu hoạch. Do vậy, nhà máy cũng cần có kế hoạch đầu tư thêm cho vùng nguyên liệu dịch vụ cơ giới đất bằng cách cho các tổ đội sản xuất vay vốn mua máy cày, máy bừa để các nhóm hộ này có thể canh tác đất đúng kỹ thuật, đảm bảo độ sâu canh tác và giảm được sức LĐ gia đình và công chăm sóc mía.
Mở rộng DT mía có tưới, áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho mía như: cày sâu, trồng xen cây họ đậu, phủ gốc vào mùa khô, sử dụng màng phủ nông nghiệp. Từng bước áp dụng công nghệ cao trong khâu canh tác mía ( trồng mía bầu, sử dụng màng phủ nông nghiệp, đầu tư các hệ thống tưới nổi, dàn tưới phun...); áp dụng triệt để các biện pháp để quản lý dịch hại (IPM) đối với cây mía để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, bố trí đất trồng mía phù hợp sẽ đảm bảo điều kiện thâm canh để cây mía có hiệu quả và khả năng cạnh tranh được với cây trồng khác. Những nơi quá xấu và khó khăn thì không nên quy hoạch trồng mía.
3.3.3 Giải pháp về hệ thống thủy lợi cho vùng mía
Đặc điểm sinh học của cây mía là loại cây có sinh khối lớn, cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển, khố lượng nước tiêu hao phụ thuộc vào yếu tố độ ẩm không khí, sức gió và điều kiện canh tác mỗi vùng. Tuy nhiên, vùng mía nguyên liệu xã Châu Hội lượng mưa tập trung từ tháng 8–10 dương lịch, khoảng 70–80%, gây ra tình trạng thừa nước, ẩm ướt làm cho mía dễ mắc bệnh, trong khi đó vào mùa khô tháng 4–tháng 5, thời gian sinh trưởng chậm lại gặp hạn hán kéo dài, nắng gay gắt, sức gió tây nam thổi mạnh gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, cháy lá. Việc cung ứng đủ nước cho mía trong thời gian này hết sức cần thiết.
Trong thời gian qua, xã Châu Hội không có hệ thống tưới tiêu cho hạt động sản xuất mía. Do vậy, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật về giữ ẩm cho mía, các cấp có thẩm quyền, chính quyền địa phương và nhà máy cần phối hợp đêr xây dựng hệ thống thủy lơi cho vùng nguyên liệu.
3.3.4 Giải pháp về bảo vệ thực vật
Bảo vệ thực vật là công tác cấp thiết, thường xuyên và quyết định đến chất lượng mía. Đó là công tác phòng trừ rệp mía, sâu bệnh hại mía liên quan chặt chẽ đến việc chi phí đầu tư vật tư (thuốc, bình phun) và công LĐ (phun thuốc). Nên có các biện pháp chọn giống sạch, loại trừ nấm bệnh, sâu đục thân, mối kiến,...có thể gắn với các biện pháp canh tác thường xuyên. Tăng cường đầu tư chi phí phòng trừ rệp mía có thể coi là một biện pháo thâm canh và có mức HQKT cụ thể. Rệp là một đối tượng gây hại thường xuyên đối với các giống mía khác nhau. Tuy nhiên, mức độ nhiễm rệp tùy theo từng giống mía, từng thời gian, thời lỳ sinh trưởng phát triển của cây mía và điều kiện thời tiết khí hậu. Do đó, để phòng trừ rệp ở mía cần thực hiện một số biện pháp như dùng thuốc định kỳ trên toàn bộ DT để có thể diệt rệp ngay khi mới chớm bệnh. Nhưng sử dụng giải pháp này là rất độc hại cho người đi phun thuốc và người chăm sóc mía nên sử dụng biện pháp phòng là tốt nhất. Hộ phải thường xuyên kiểm tra ruộng mía, thực hiện đánh lá thường xuyên, tạo độ thoáng khí không cho rệp phát triển.
3.3.5 Giải pháp cho tiêu thụ
Giá cả mua sản phẩm mía ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và HQKT của người sản xuất. Ở xã Châu Hội, giá mía do nhà máy đường Tate & Lyle quy định chung và được ghi trong hợp đồng. Hiện nay, trên thị trường giá đường trong nước và thế giới không ổn định, gây khó khăn trong việc điều chỉnh giá mía nguyên liệu. Trong vụ thu hoach hiện tại thì hộ trồng mía phải bán mía cho nhà máy dù giá cao hay thấp. Thời gian qua, giá cả mua mía nguyên liệu mà nhà máy trả cho dân đang còn thấp so với giá cả chung trong nước làm giảm lòng tin của các hộ nông dân. Để có thể sử dụng giá làm công cụ thúc đẩy mở rộng đầu tư thâm canh mía thì cần có sự điều chỉnh giá lên xuống tùy thời vụ, tùy loại giống mía và chất lượng mía hơn nũa là lấy giá đường trên thị trường để làm căn cứ định giá mía nguyên liệu. Không chỉ vậy mà còn cần có biện pháp dự báo thị trường đường để định giá hợp lý mía nguyên liệu. Đồng thời nhà máy phối hợp thực hiện tốt ký kết hợi đồng với người trồng mía theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ và giá mía không được thấp qua dưới mức giá chung của toàn quốc.
Công tác vận chuyển mía nguyên liệu từ ruộng về nhà máy cũng đang là một vấn đề cần giải quyết, cần phải nâng cấp, sửa chữa nhiều đoạn đường đến vùng nguyên liệu đã xuống cấp và ngững đoạn đường yếu. Tổ xe tải vận chuyển mía cho nhà máy đường cần phải nhiệt tình, làm việc có HQ.
3.3.6 Tổ chức khuyến nông vùng mía nguyên liệu
Cây mía được hầu hết hộ nông dân trồng theo phương pháp canh tác cũ, lạc hậu, trồng để phục vụ công tác nấu mật thủ công. Từ khi nhà máy đường đi vào hoạt động thì tốc độ mở rộng vùng mía khá nhanh. Nhưng hầu hết các hộ trồng mía trong xã còn ít kinh nghiệm thâm canh. Do vậy nuốn nâng cao HQ cây mía, phát triển giống mía mới có NS cao và muốn áp dụng kỹ thuật tiên tiến thì cần phải có hoạt động khuyến nông nhằm trang bị cho hộ nông dân những thông tin, kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật thâm canh và cung cấp dịch vụ cật tư, thiết bị phục vụ thâm canh.
Nhà máy đường Tate & Lyle đã có tổ chức phòng nông vụ nghiên cứu và hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mía. Chức năng của cơ quan khuyến nông này là tổ chức, tập huấn, tuyên truyền và trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn, vật tư của nhà máy ứng trước để đầu tư thâm canh mía. Ngoài ra, nhà máy lập nên nhóm cộng tác viên (nông vụ) phụ trách khu vực mía nguyên liệu trong các thôn chặt chẽ, trả lương để họ làm việc có HQ. Những cộng tác viên này có trách nhiệm truyền đạt lại các chính sách, quyết định đối với vùng mía nguyên liệu của nhà máy, kiểm tra các ruộng mía, phát hiện những bất thường trên ruộng mía để có giải pháp kịp thời. Những cộng tác viên là người đóng vai trò quan trọng trong khâu giám sát, đôn đốc khâu tiêu thụ sản phẩm của hộ, giảm phiền hà cho người trồng mía khi ứng vốn và thanh toán tiền sản phẩm.
Song hoạt động của tổ chức này chưa mạnh, công tác tập huấn, tuyên truyền chưa tốt. Do vậy, trong thời gian tới khuyến nông các cấp cần làm tốt công tác của mình:
- Khuyến nông cần hướng tới tiếp tục giúp người trồng mía bằng nhiều phương pháp để làm sao nâng cao hơn nữa năng suất, chữ đường của mía cây mà vẫn đảm bảo giá thành, tăng lợi nhuận. Đó không chỉ là một mục tiêu mà còn là trách nhiệm của những người làm công tác nông nghiệp nói chung và công tác khuyến nông nói riêng đối với ngành trồng mía đường xã Châu Hội.
- Khuyến nông phải xác định chương trình khuyến nông. Cây mía là một trong những chương trình khuyến nông trọng điểm, để có kế hoạch đầu tư hợp lý, tập trung vào các nội dung: hỗ trợ nhân nhanh giống mía tốt, xây dựng mô hình thâm canh mía cao sản, mô hình sản xuất mía công nghệ cao, xây dựng các chương trình hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mía trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ khuyến nông cơ sở và người trồng mía
- Nhà máy cần tổ chức lực lượng cán bộ khuyến nông phối hợp với khuyến nông cơ sở để trực tiếp hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và cung ứng giống, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho người trồng mía. Bố trí vốn để xây dựng mô hình, tổ chức hội cung cấp tài liệu cho người sản xuất.
Nhà máy cần phối hợp với Ban khuyến nông, Ban kinh tế xã xây dựng một số mô hình trồng mía có HQKT cao như: trồng mía bằng hom 1 mắt mầm, trồng đậu hay ngô xen với mía ở mức thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, chịu được sâu bệnh, gió và cho NS cao...Tổ chức tham quan, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới đến người trồng mía. Nâng cao trình độ canh tác của người dân. Khuyến nông xã nên thực hiện chương trình sản xuất nhân giống mía trong dân.
Ngoài ra, khuyến nông cần truyền đạt cho hộ nông dân về các giai đoạn sinh trưởng của cây mía để có kế hoạch chăm sóc kỹ càng. Chẳng hạn trong qua trình sinh trưởng từ lúc bắt đầu trồng đến khi thu hoach cây mía trải qua 5 giai đoạn khác nhau. Do đó, việc chăm sóc cũng khác nhau qua từng giai đoạn. Trong thời kỳ chuẩn bị trồng mía thì người trồng mía nên chọn và sử dụng những hom giống to, khỏe có như vậy thì mía mới mọc mầm nhanh. Khi mầm phát triển thành cây con thì rất cần được cung cấp chất dinh dưỡng để cây phát triển. Do đó, trước khi trồng nên thực hiện đầy đủ việc bón lót để làm thức ăn cho cây. Đến khi vươn lóng mía cần được cung cấp đầy đủ lượng phân Đạm và Kali để tăng cường phát triển lá xanh, phát triển lóng, tăng độ ngọt để tích lũy đường. Trong khâu làm đất, để cây mía phát triển tố đất phải được cày mịn, tơi xốp, đảm bảo độ sâu cho rễ mía dễ phát triển và phải tận diệt mầm mống cỏ dại để chúng không ảnh hưởng tới sự phát triển của cây mía. Ngoài các loại phân bón như đạm, lân, kali...hộ nên tận dụng nguồn phân chuồng, phân xanh và phân bã mùn để bón lót cho cây mía.
3.3.7 Giải pháp trong vấn đề hợp tác sản xuất
Trong sản xuất, hợp tác là giải pháp thực tế và mang lại hiệu quả cao. Để có thể giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng như trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật thâm canh, các nhóm hộ nên thành lập tổ, nhóm liên kết trồng mía. Các thành viên trong tổ, nhóm giúp đỡ nhau về kinh nghiệm và kỹ thuật thâm canh, hỗ trợ giống mới, vật tư, hợp tác đổi công lao động trong thời vụ tập trung trồng mới, làm cỏ, đánh lá, phun thuốc và thu hoạch. Phối hợp trong công việc bảo vệ đồng ruộng, tiêu thụ sản phẩm. Sự phối hợp giữa các thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác đầu tư thâm canh.
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cây mía đã trở thành cây trồng quan trọng trong công tác XĐGN và nâng cao TN của các nông hộ xã Châu Hội nói riêng và huyện Quỳ Châu nói chung. DT trồng mía của xã có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Năm 2007, DT trồng mía nguyên liệu toàn xã là 260,53 ha, đến năm 2009 DT giảm còn 230 ha (Giảm 12%). DT giảm, NS giảm dẫn đến sản lượng giảm nhưng TN của người dân từ hoạt động sản xuất mía lại có xu hướng tăng. Do giá mía nguyên liệu thời gian qua tăng (Từ 350 nghìn đồng/tấn năm 2007 lên đến 660 nghìn đồng/tấn năm 2009).
TN của hộ từ hoạt động trồng mía nguyên liệu được quyết định bởi giống, phân bón, quy mô DT, kỹ thuật và khả năng đầu tư chăm sóc của từng hộ mà kết quả TN của các hộ này cũng khác nhau. Qua điều tra 60 hộ trồng mía, qua kết quả nghên cứu phân tích về HQ trồng mía của các nhóm hộ, người nghiên cứu rút ra những kết luận sau:
- Bình quân các hộ mỗi hộ có hơn 0,5 ha mía và 1,8 lao động. Bình quân 1 lao động có 0,28 ha đất mía.
- Phần lớn đất trồng mía là đất đồi, không có khả năng tưới tiêu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và HQ sản xuất của cây mía.
- Trình độ học vấn và mức độ trang bị TLSX còn thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
- TN từ cây mía chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng TN của hộ, tuy nhiên, chi phí sản xuất mía khá cao: Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào mía là 963,91 nghìn đồng đối với mía tơ; 799,15 nghìn đồng đối với mía gốc 1 và 784,24 nghìn đồng đối với mía gốc 2 Chi phí cao dẫn đến HQKT của cây trồng còn thấp: BQ 1 đồng chi phí đầu tư ta thu được 1.81 đồng GO; 0,81 đồng VA và 0,76 đồng MI đối với mía tơ; 2,35 đồng GO 1,35 đồng VA và 1,13 đồng MI đối với mía gốc 1; 2,15 đồng GO; 1,15 đồng VA và 0,95 đồng đối với mía gốc 2. Lợi nhuận thu được lần lượt là 497,23 nghìn đồng/sào (mía tơ); 873,56 nghìn đồng/sào (Gốc 1) và gốc 2 là 674,7 nghìn đồng/sào.
- So sánh HQ sản xuất mía và HQ sản xuất ngô trên địa bàn xã thì HQ trồng mía thấp hơn nhiều. nguyên nhân là do chi phí sản xuất mía khá cao và cao hơn rất nhiều so với ngô.
- Việc sản xuất mía của các hộ đều thông qua hợp đồng bao tiêu nông sản đối với nhà máy đường Tate & Lyle. Giá cả sản phẩm mía nguyên liệu phụ thuộc vào thị trường và do nhà máy đường cân nhắc, quyết định.
Ngoài ra sản xuất mía còn gặp một số khó khăn trở ngại về giao thông, thủy lợi. do vậy vấn đề này cấn được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư đúng mức.
2. Kiến nghị
* Đối với Nhà nước
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển cây mía thông qua các chính sách hỗ trợ nông dân như: Chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông... Chính sách điều tiết thị trường thông qua việc quy định mức giá sàn, chính sách liên kết nhà máy chế biến và hộ sản xuất, đặc biệt là có chính sách bảo hộ hợp lý người sản xuất và các nhà máy chế biến
* Đối với chính quyền địa phương:
Thực hiện tốt hơn nữa vai trò chỉ đạo trực tiếp của mình, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý.
Có chính sách tạo điều kiện cho các hộ trồng mía, quy hoạch vùng mía theo hướng dồn điền đổi thửa để việc chăm sóc, thu hoạch thuận tiện.
Tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là nhóm hộ dân tộc Thái. Giúp các hộ sản xuất mía bền vững, HQ.
Tạo điều kiện về vốn vay cho người dân, kiểm tra giám sát việc đầu tư, thu mua mía cho nông dân của nhà máy.
* Đối với nhà máy đường Tate & Lyle
Mở lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất cho người trồng mía, giúp bà con nắm vững kỹ thuật sản xuất, mạnh dạn đầu tư sản xuất tiến tới các hộ sản xuất mía phải độc lập và thoát ly dần sự phụ thuộc vào chủ hợp đồng.
Tiếp tục cải thiện việc bố trí thu hoạch, điều xe vận chuyển một cách hợp lý. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định và phương châm thu hoạch vận chuyển mà nhà máy đề ra, kiên quyết loại bỏ những bất hợp lý trong khâu thu mua và vận chuyển mía.
Cung cấp thông tin thị trường, giá cả và chính sách của Nhà nước đến với các hộ nông dân.
Có chính sách chia sẻ rủi ro với bà con nông dân khi sản lượng mía giảm do thiên tai, mất mùa..., hỗ trợ bà con về vốn đầu tư, đồng thời phối hợp với tỉnh, huyện và chính quyền địa phương nâng cấp, tu bổ và xây dựng hệ thống đường giao thông phục vụ cho sản xuất và vận chuyển mía.
* Đối với hộ nông dân:
- Mạnh dạn đầu tư thâm canh sản xuất, triển khai mô hình kết hợp trồng mía xen lạc, ngô và cây hoa màu khác phù hợp để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí đầu tư.
- Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn của nhà máy, của khuyến nông, trao dồi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nâng cao kiến thức kỹ thuật, xác định và đầu tư đúng mức, đồng thời phân bổ và sử dụng có HQ các nguồn lực, sử dụng tiết kiệm, nâng cao HQKT sản xuất mía.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.VS Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. PGS.TS Mai Văn Xuân (2008), Bài giảng kinh tế Nông hộ và Trang trại, Huế.
3. GS.TS Ngô Đình Giao (1997), kinh tế học vi mô, NXB giáo dục Hà Nội.
4. PGS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh, NXB Đại học KTQD, Hà Nội.
5. TS Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. TS.Phùng Thị Hồng Hà (2006) Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, ĐHKT Huế
7. Nguyễn Minh Tiến (2008), Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyển giao giống mía mới.
8. UBND xã Châu Hội (2007 – 2009): Báo cáo tình hình kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng của xã Châu Hội năm 2007, 2008, 2009.
9. Quỹ nghiên cứu ICARD – MISPA (2003) nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động xã hội của nghành mía đường trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
10. Phòng nông nghiệp huyện Quỳ Châu (2009), Báo cáo tình hình phát triển nguồn mía nguyên liệu của huyện.
11. Trần Văn Soi (2005), Cây mía, NXB Nghệ An, Nghệ An.
12. PGS.PTS Đỗ Ngà Thanh (1997), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
13. Quyết Định của Thủ tướng Chính phủ (2007), Phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
14. P.samuelson và W.nordhaus (1991), giáo trình kinh tế học.
15. Các trang website :Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
Bộ nông nghiệp & PTNT: www.agrviet.gov.vn
Tổ chức nông lương thế giới FAO: www.fao.org.vn
16. Một số tài liệu khác.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ...........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_kinh_te_hoat_dong_san_xuat_mia_nguyen_lieu_o_quy_mo_nong_ho_tren_dia_ban_xa_chau_hoi_huyen_quy_chau_tinh_nghe_an_7392.doc