PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường với sự hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải độc lập tự chủ, năng động sáng tạo trong kinh doanh. Do đó việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ. Như vậy kết quả kinh doanh rất quan trong đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch cho tương lai và khắc phục những tồn tại thiếu sót.
Trong quá trình hoạt động do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động mà kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đánh giá kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đạt được.
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Phát triển trong thị trường Khu vực Miền Bắc. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty đã có những bước phát triển quan trọng thể hiện sự tồn tại của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và những biến động của nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái. Trước nhứng khó khăn chung của nền kinh tế kết quả hoạt động kinh doanh của công ty luôn có sự biến động. Do vậy để hoạt động kinh doanh diễn ra có hiệu quả thì vấn đề quan trọng hàng đầu của công ty là đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Qua thời gian thực tập tại công ty nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát. ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát để thấy rõ xu hướng biến động kết quả kinh doanh của công ty qua các năm cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến KQKD, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát qua các năm.
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tổ chức kinh doanh có hiệu quả hơn cho công ty trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào đánh giá các vấn đề liên quan đến KQKD của công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh đó.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tiến hành thu thập thông tin tại Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát, kết hợp với điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm để đánh giá thực trạng và tiềm năng của công ty trong thời gian tới
Về thời gian: Số liệu nghiên cứu trong 3 năm: 2007, 2008, 2009.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 20/01/2010 đến 10/05/2010.
1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến
Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh KQKD như: Số lượng hàng hóa tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận
Phân tích, đánh giá về môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến KQKD của Công ty trong thời gian gần đây qua đó chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi và khó khăn mà Công ty gặp phải trong thời gian gần đây.
Tổng hợp những phân tích đánh giá về tình hình HĐKD của Công ty trong 3 năm gần đây từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể cho HĐKD của Công ty.
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động SXKD tăng lớn 3.574,37% tức tăng 336.901.151 đồng so với năm 2007. Năm 2009 lợi nhuận thuần tăng 269,34% tức tăng 915.496.218 đồng. Nguyên nhân là do lượng hàng bán ra của Công ty liên tục tăng Cao dẫn đến doanh thu bán hàng lớn làm cho lợi nhuận thuần của Công ty liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sự phát triển một cách nhanh chóng của Công ty, cho thấy Công ty đang dần chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ, tăng được doanh thu bán hàng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty liên tục tăng qua các năm: năm 2008 doanh thu tài chính tăng 20.393,19% tức tăng 9.612.558 đồng so với năm 2007 đến năm 2009 doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty vẫn tiếp tục tăng cao. Năm 2009 tăng 575,48% so với năm 2008 tức 55.589.092 đồng. Việc doanh thu từ hoạt động tài chính tăng góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty.
Như vậy tổng hợp các chi phí hoạt động và doanh thu các hoạt động ta có được lợi nhuận trước thuế của Công ty. Do tốc độ tăng của doanh thu lớn và tốc độ tăng của chi phí lớn nên lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng cao. Năm 2008 tăng 3.486,52% tức 336.670.285 đồng so với năm 2007 và năm 2009 tăng 364,34% tức 915.496.218 đồng so với năm 2008. điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng cao qua các năm.
3.2.2.2 Đánh giá tình hình doanh thu chi phí lợi nhuận của công ty
Đánh giá chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu kết quả phản ánh số lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được trong kỳ. Để dánh giá được tình hình tăng giảm doanh thu của công ty chúng ta dựa vào bảng 3.6: Biến động của chỉ tiêu doanh thu 2007-2009
Qua bảng 3.6 ta thấy giá trị doanh thu của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát qua các năm từ 2007 đến 2009 có xu hướng tăng trưởng một cách nhanh chóng. Tăng nhiều nhất là năm 2009 tăng 92.396.175.589 đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ phát triển 225,71% tức tăng 25,71%. Năm 2007 tốc độ phát triển doanh thu của công ty tăng trưởng cao 427,59% tương ứng với 6.695.262.557 đồng so với năm 2006. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng là cao nhất tốc độ phát triển là 841,07% tức 64.762.481.321 đồng so với năm 2007 và tăng
Bảng 3.6: Biến động chỉ tiêu doanh thu của Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Đồng
Năm
Doanh thu (Đồng)
Biến động
Lượng tăng lên (Đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
2006
2.043.789.147
-
-
-
-
-
-
2007
8.739.051.704
6.695.262.557
6.695.262.557
427,59
427,59
327,59
327,59
2008
73.501.533.025
64.762.481.321
71.457.743.878
841,07
3596,34
741,07
2596,34
2009
165.897.708.614
92.396.175.589
163.853.919.467
225,71
8117,16
125,71
7117,16
Tổng
2.043.789.147
163.853.919.467
242.006.925.902
-
-
-
-
BQ
62.545.520.623
40.963.479.867
60.501.731.476
498,12
-
398,12
-
(Nguồn: Báo cáo tài chính – Phòng kế toán tài vụ Công ty).
741,07%. Do tốc độ phát triển doanh thu qua các năm rất cao nên tổng tốc độ phát triển doanh thu bình quân mỗi năm tăng là 40.963.479.867 đồng hay tốc độ phát triển bình quân của công ty là 498,12%.
Tổng doanh thu của công ty từ năm 2007 trở lại đây tăng trưởng một cách vượt bậc năm sau đều tăng cao hơn các năm trước rất nhiều lần. So với năm 2006 doanh thu của Công ty là 2.043.789.147 đồng nhưng đến năm 2009 doanh thu là 165.897.708.614 đồng tăng 163.853.919.467 đồng so với năm 2006 tốc độ phát triển là 8117,16% tức tăng 7117,16% so với năm 2006. Để có được doanh thu tăng trưởng như vậy là do sự phát triển nhanh chóng của Công ty đặc biệt là một Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động trong 5 năm. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu của Công ty là do việc phát triển chung của thị trường Ngành nhựa và chiến lược chiến lĩnh thị trường của Công ty.
Đánh giá tình hình chi phí tại công ty
Chi phí là toàn bộ các giá trị yếu tố đầu vào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, là tổng hợp các khoản chi cho hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định như trong tháng, trong quý, trong năm. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt dộng đều phát sinh chi phí, có chi phí mới có được kết quả. Vì vậy chi phí luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, nó tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận. Do đó các nhà quản lý cần tập trung vào việc quản lý, giám sát phân tích các yếu tố này.
Là một doanh nghiệp thương mại, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát bao gồm: giá vốn bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Để thấy được cơ cấu chi phí của công ty ta nghiên cứu bảng 3.7: Tổng hợp chi phí hoạt động kinh doanh.
Bảng 3.7: Tổng hợp chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ của Công ty (Năm 2007-2009)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ
cấu
(%) 08/07
09/08
BQ
1. Giá vốn bán hàng
8.651.727.463
98,49
72.463.727.743
98.89
162.698.374.805
98,85
837,56
224,52
531,04
2. Chi phí
quản lý DN
132.370.349
1,51
590.998.026
0.81
1.777.564.854
1,08
446,47
300,77
273,62
3. Chi phí
tài chính
0
0,00
225.221.854
0.31
110.140.290
0,07
0,00
48,90
24,45
trong đó
CP lãi vay
0
0,00
225.221.854
-
110.140.290
-
0,00
-
-
Tổng chi phí
HĐKD
8.784.097.812
100,00
73.279.947.623
100,00
162.986.079..949
100,00
834,23
224,60
529,42
(Nguồn: Báo cáo tài chính – Phòng kế toán tài vụ Công ty)
Qua bảng 3.7 ta thấy: Tổng chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2008 Tổng chi phí tăng 734,23% hay tăng 64.495.849.811 đồng so với năm 2007 và năm 2009 tổng chi phí tăng 124,60% so với năm 2008 tức tăng 89.706.132.326 đồng. Bình quân trong 3 năm tổng chi phí của công ty tăng 429,42%.
Năm 2008 tổng chi phí tăng nhanh gấp nhiều lần so với năm 2007 là do giá vốn hàng bán tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn chiếm 98,87%, chi phí bán hàng tăng 737,56% tức 63.812.000.280 đồng. Trong khi đó có thêm chi phí tài chính là 225.221.854 đồng chiếm 0,31%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 346,47 tức 458.627.677 đồng. Như vậy tốc độ tăng chi phí tăng chi rất nhanh cộng thêm chi phí tài chính phát sinh dẫn đến tổng chi phí năm 2008 tăng cao so với năm 2007.
Sang năm 2009, tổng chi phí so với năm 2008 tăng 124,60% là do giá vốn bán hàng tiếp tục tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí HĐKD, tăng 124,52% tức 90.234.647.062 đồng, trong khi đó chi phí quản lý tăng 200,77% tức tăng 1.186.566.828 đồng, chi phí tài chính có giảm 52,10% tức giảm 115061584 đồng so với năm 2008 song do chiếm tỷ lệ nhỏ 0,07% trong tổng chi phí HĐKD nên không làm giảm tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động kinh doanh.
Khi dựa vào biến động các loại chi phí chúng ta chỉ biết được cơ cấu chi phí và tốc độ tăng giảm mà chưa thể đánh giá chính xác được sự biến động này là tốt hay xấu mà ta phải đánh giá dựa vào việc so sánh với doanh thu. Chúng ta tiến hành đánh giá biến động chi phí so với doanh thu thông qua bảng 3.8: Biến động tỷ trọng chi phí so với doanh thu.
Dựa vào bảng 3.8 ta thấy: Giá vốn có tỷ trọng chi phí so với doanh thu: năm 2008 tăng so với năm 2007 là 837,56% đến năm 2009 vẫn tăng 224,52% so với năm 2008. Tỷ trọng giá vốn so với doanh thu trong các năm không tăng thay đổi nhiều chúng đều chiếm tỷ lệ rất 98,59% tăng so với năm 2007 là 0,2%, năm 2009
Bảng 3.8: Biến động tỷ trọng chi phí kinh doanh so với doanh thu của Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
08/07
09/08
I. Doanh thu thuần
8.793.051.704
-
73.501.533.025
-
165.897.708.614
-
-
-
1. Giá vốn
bán hàng
8.651.727.463
98,39
72.463.727.743
98.59
162.698.347.850
98,07
837,56
224,52
2. Chi phí
quản lý DN
132.370.349
1,51
509.998.026
0,69
1.777.564.854
1,07
385,28
348,54
3. Chi phí
tài chính
0
-
110.140.290
0,15
225.221.854
0,14
-
204,49
Trong đó
CP lãi vay
0
-
110.140.290
0,15
225.221.854
0,14
-
204,49
II. Tổng chi phí
hoạt động KD
8.784.097.812
99.90
73.083.866.059
99,43
164.701.134.558
99,28
832,00
225,36
III. Hiệu suất
sử dụng chi phí (%)
100,10
100,57
100,73
-
-
(Nguồn: Báo cáo tài chính- Phòng kế toán tài vụ Công ty)
chiếm tỷ lệ 98,07% giảm so với năm 2008 là 0,52%. Điều này cho thấy Doanh nghiệp nhập hàng hóa đầu vào với giá cao và để cạnh tranh với đối thủ doanh nghiệp không tăng giá để giữ khách qua đó làm cho doanh thu không được cao, qua các năm tuy giá vốn bán hàng đều tăng nhanh qua các năm, năm 2008 tăng 837,56% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 224,52% so với năm 2008 nhưng tỷ trọng giá vốn so với doanh thu vẫn không thay đổi nhiều chứng tỏ sự cạnh tranh về giá cả giữa doanh nghiệp là rất cao. Chi phí quản lý so với doanh thu: Năm 2008 chi phí quản lý tăng 285,28% tức tăng 377.627.677 đồng so với năm 2007, đến năm 2009 chi phí quản lý vẫn tăng ở mức cao 348,54% tức tăng 1.267.566.828 đồng so với năm 2008.
Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu qua các năm đều chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2007 chiếm 1,51% so với doanh thu, năm 2008 chiếm 0,69% so với doanh thu giảm 0,82% so với năm 2007, năm 2009 chiếm 1,07% so với doanh thu tăng 0,38% so với năm 2008. Chi phí quản lý Công ty tăng cao qua các năm là do việc Công ty mở rộng quy mô, tổ chức quản lý nên tăng chi phí trong quản lý, điều hành doanh nghiệp và việc doanh thu bán hàng tăng cao qua các năm hoạt động kinh doanh phát triển nhanh, thị trường Công ty được mở rộng, lượng khách hàng gia tăng.
Chi phí tài chính so với doanh thu qua các năm đều tăng, giảm không đáng kể năm 2008 chi phí tài chính so với doanh thu chiếm tỷ trọng 0,15% đến năm 2009 chi phí tài chính so với doanh thu chiếm tỷ trọng 0,14% tức giảm 0,1%.năm 2009 chi phí tài chính của Công ty tăng 204,49% so với năm 2008 tức tăng 115.081.564 đồng. Nguyên nhân của việc tăng này là do việc Công ty tăng nguồn vốn vay dẫn đến chi phí lãi vay của Công ty tăng. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh thấp, hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty cao. Tỷ lệ tăng trưởng của vốn vay tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu. Trong năm 2007 công ty không chi phí tài chính là do mới di vào hoạt động trong năm đầu tiên nên nguồn vốn công ty đi vay ngân hàng chưa có.
Tỷ trọng các loại chi phí so với doan thu tăng giảm qua các năm nhưng tốc độ tăng chi phí luôn nhỏ hơn với tốc độ giảm chi phí nên tỷ trọng tổng chi phí so với doanh thu qua các năm đều giảm dần qua các năm, năm 2008 giảm 0,47% so với năm 2007, năm 2009 giảm 0,25% so với năm 2008.
Hiệu suất sử dụng chi phí: cho ta biết hiếu quả sử dụng chi phí của Công ty. Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí tăng dần qua các năm, năm 2007 hiệu quả sử dụng là 100,10% nghĩa là bỏ ra một đồng chi phí thu được 1,001 đồng doanh thu, năm 2008 là 100,57% nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,0057 đồng doanh thu đến năm 2009 hiệu suất sử dụng chi phí vẫn tăng lên 100,73%. Phân tích cho thấy việc sử dụng chi phí của Công ty trong những năm gần đây đều tăng và đạt hiệu quả, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh làm sao đồng vốn bỏ ra, chi phí bỏ ra phải thu được doanh thu tối đa và lợi nhuận tối đa.
Qua việc phân tích trên ta thấy tốc độ tăng doanh thu luân nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí. Giá vốn bán hàng còn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng chi phí, Công ty cần nghiên cứu tìm nguồn hàng mới để giảm chi phí mua hàng. Chi phí quản lý còn cao công ty cần có những biện pháp hạn chế sự tăng trưởng loại chi phí này. Chi phí lãi vay cao phản ánh khả năng tự chủ về nguồn vốn lưu thông còn thấp nên phải vay nhiều, công ty cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn một cách tiết kiệm, tránh lãng phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận
Chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty sau khi bù đắp hết các chi phí hoạt động. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì lợi nhuận này sẽ cao và ngược lại. Để đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát ta tiến hành nghiên cứu bảng 3.9: Biến động chỉ tiêu lợi nhuận.
Bảng 3.9: Biến động chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Đồng
Năm
Lợi nhuận (Đồng)
Lượng tăng lên (Đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
2006
46.893.836
-
-
-
-
-
-
2007
9.425.482
-37.468.354
-37.468.354
20,10
20,10
-79,90
-79,90
2008
346.326.633
336.901.151
299.432.797
3674,37
738,53
3574,37
638,53
2009
1.261.822.851
915.496.218
1.214.929.015
364,34
2690,81
264,34
2590,81
Tổng
1.664.468.802
1.214.929.015
-
-
-
-
-
BQ
416.117.200,5
404.976.338
-
1352,94
-
1252,94
-
(Nguồn: Báo cáo tài chính – Phòng kế toán tài vụ Công ty)
Qua bảng 3.9 ta thấy: lợi nhuận của Công ty từ năm 2007 đến năm 2009 Có xu hướng tăng nhanh vượt bậc. Mức tăng trung bình hàng năm là 401.974.338 đồng tức 1.252,94%. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 1.352,94%.
Mức biến động lợi nhuận của công ty cụ thể của các năm như sau: Năm 2008 lợi nhuận so với năm 2007 tăng từ 9.425.482 đồng lên đến 346.326.633 đồng tức là đã tăng 336.901.151 đồng hay 3.574,37%, tốc độ phát triển là 3.674,37%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh vượt bậc này là do Công ty đang trong quá trình hình thành và phát triển trong những năm đầu. Doanh thu tăng nhanh, thị trường của Công ty phát triển. Năm 2009 lợi nhuận vẫn tăng cao, cụ thể là tăng từ 346.326.633 đồng lên 1.261.822.851 đồng tức là tăng 915.496.218 đồng hay 264,34% so với năm 2008, tốc độ phát triển là 364,34%.
Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà tăng trưởng, lợi nhuận không ngừng tăng trưởng một cách vượt bậc qua các năm. Điều này cho thấy công ty đang dần dần chiếm lĩnh thị trường. Để duy trì sự phát triển này Ban lãnh đạo Công ty cũng như toàn thể nhân viên trong Công ty cần không ngừng duy trì và phát triển thị trường tìm kiếm khách hàng năng cao doanh thu và lợi nhuận.
3.2.2.3 Đánh giá kết quả kinh doanh qua tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tại Công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và kết quả hoạt động tài chính là các hoạt động liên quan đến việc đầu tư, huy động tài chính và kết quả hoạt động khác là các hoạt động phát sinh bất thường không hoạch định trước được. Tại Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát hoạt động tài chính không phong phú chỉ là vay vốn để kinh doanh và theo dõi lãi vay nên trong nội dung nghiên cứu này chúng ta chỉ tâp trung vào việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua tiêu thụ hàng hóa tại công ty qua 3 năm.
Tiêu thụ là vấn đề đặc biệt được quan tâm trong doanh nghiệp, nó là khâu cuối cùng trong quá trình SXKD, nó chuyển giá trị sản phẩm từ hình thái vật chất sang hình thái giá trị. Doanh nghiệp muốn có vốn để quay vòng SXKD thì phải tiêu thụ được sản phẩm. Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại thì tiêu thụ còn là vấn đề sống còn, có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Kết quả tiêu thụ phản ánh kết quả hạo động kinh doanh, một doanh nghiệp thương mại chỉ có thể được coi là phát triển khi hàng hóa của doanh nghiệp được tiêu thụ với số lượng lớn.
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát kinh doanh trong lĩnh vực hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất Nhựa, hàng năm số lượng hàng hóa được Công ty mua vào và bán ra rất lớn.
Kết quả tiêu thụ hàng hóa theo nhóm mặt hàng
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát kinh doanh các mặt hàng nhựa nguyên liệu và nhựa phế liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nhựa, tổng doanh thu của Công ty chính là tổng doanh thu của các nhóm mặt hàng này. Để thấy được mức độ đóng góp của từng mặt hàng vào doanh thu qua các năm chúng ta nghiên cứu bảng 3.10: Kết quả tiêu thụ theo nhóm mặt hàng.
Qua bảng 3.10 chúng ta thấy: Doanh thu các nhóm mặt hàng thay đổi tăng giảm qua các năm.
Bảng 3.10: Kết quả tiêu thụ hàng hóa theo nhóm mặt hàng tại Công ty Năm (2007-2009)
ĐVT:Triệu Đồng
Nhóm mặt hàng
Năm 2007
Năm
2008
Năm
2009
Tốc độ phát triển (%)
08/07
09/08
BQ
Tổng DT
8.739,052
73.501,533
165.897,709
841,07
225.71
533,39
Nhựa nguyên liệu
6.729,070
47.775,996
102.856,579
710,00
215,29
462,64
Nhựa phế liệu
1.136,077
13.230,276
23.225,679
1.164,56
175,55
670,05
Dịch vụ vận tải
873,905
12.495,261
39.815,450
1.429,82
318,64
874,23
(Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng kế toán tài vụ Công ty)
Đối với nhóm Nhựa nguyên liệu: doanh thu qua các năm biến động như sau: năm 2008 tăng 710,00 % so với năm 2007 tức tăng 64.762,481 triệu đồng và năm 2009 lai tăng so với năm 2008 là 215,29% tức tăng 55.080,583 triệu đồng nguyên nhân nhóm mặt hàng nhựa nguyên liệu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu vì đây là nhóm hàng chủ yếu của công ty.
Đối với nhóm hàng nhựa phế liệu: Doanh thu đều tăng qua các năm, năm 2008 doanh thu tăng mạnh 1.164,56% tức 12.094,199 triệu đồng so với năm 2007 và năm 2009 tăng 175,55% tức 9.995,403 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh của nhóm hàng Nhựa phế liệu là do Công ty bắt đầu tập trung vào thị trường này lên số lượng tăng lên rất cao.
Với dịch vụ vận tải qua các năm có đóng góp vào tổng doanh thu tăng dần năm 2008 tăng 1.429,82% so với năm 2007 tức tăng 11.621,355 triệu đồng năm 2009 doanh thu lại tiếp tục tăng 318,64% so với năm 2008 tức 27.320.189 triệu đồng.
Như vậy ta thấy tốc độ đóng góp vào tổng doanh thu của các nhóm mặt hàng đều biến động theo chiều hướng tăng nhanh qua các năm. Do tốc độ phát triển của các nhóm mặt hàng tăng cao làm cho tổng doanh thu qua các năm tăng, bình quân qua 3 năm tổng doanh thu tăng 533,33%.
Kết quả kinh doanh theo phương thức tiêu thụ hàng hóa
Có rất nhiều phương thức tiêu thụ hàng hóa trong kinh doanh, Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát áp dụng 2 phương thức tiêu thụ hàng hóa là bán buôn và bán lẻ. Để đánh giá kết quả của các phương thức tiêu thụ hàng hóa
chúng ta tiến hành phân tích bảng 3.11: Kết quả kinh doanh theo phương thức tiêu thụ hàng hóa của Công ty (Năm 2007-2009).
Qua phân tích bảng 3.11 ta thấy: tình hình tiêu thụ của công ty qua 3 năm phần lớn là tiêu thụ theo phương thức bán lẻ, bán buôn chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ bán buôn và bán lẻ đều biến động theo chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ bán lẻ chiếm 83,74% so với tổng doanh thu nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này đã tăng 86,30% và năm 2009 là 81,39%. Doanh thu của các phương thức đóng góp vào tổng doanh thu tăng qua các năm :
Bảng 3.11: Kết quả kinh doanh theo phương thức tiêu thụ hàng hóa của Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Triệu Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
08/07
09/08
BQ
TDT
7.865,147
100,00
61.006,272
100,00
126.082,259
100,00
775,65
206,67
491,16
1.Bán buôn
1.278,900
16,26
8.358,448
13,70
23.457,744
18,61
653,57
280,65
467,11
2.Bán lẻ
6.586,246
83,74
52.647,824
86,30
102.624,515
81,39
799,36
194,93
497,14
(Nguôn: Báo cáo Thống kê - Phòng kinh doanh Công ty)
Đối với phương thức bán lẻ: Năm 2008 tăng 799,36% so với năm 2007 tức tăng 46.061,578 triệu đồng và năm 2009 tăng 194.93% tức 49.976,640 triệu đồng so với năm 2008. Bình quân qua 3 năm doanh thu của phương thức này tăng 497,14%.
Đối với phương thức bán buôn doanh thu tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 653,57% so với năm 2007 tức 7.079,547 triệu đồng, năm 2009 tăng 280,65% tức tăng 1.509,996 triệu đồng.
Tỷ trọng phương thức bán buôn và phương thức bán lẻ so với tổng doanh thu qua các năm tăng không đều nhau. Năm 2008 bán lẻ tăng và bán buôn giảm, nguyên nhân giảm doanh thu của phương thức này là do chiến lược phát triển của Công ty hướng vào hoạt động bán lẻ, bán trực tiếp vì phương thức này thu được lợi nhuận cao hơn. Nhưng đến năm 2009, Công ty lại quyết định chiến lược bán buôn là chủ yếu tuy không bán được với giá cao như bán lẻ nhưng số lượng tiêu thụ lớn hơn nên doanh thu lớn hơn và lợi nhuận sẽ tăng lên. Tỷ lệ đóng góp vào doanh thu
của hai phương thức tiêu thụ trong Công ty là bán buôn và bán lẻ được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 3.7.
2009
2007
2008
Biểu đồ 3.7: Kết quả kinh doanh theo phương thức tiêu thụ hàng hóa
Như vậy bình quân qua các năm doanh thu của phương thức bán hàng vào tổng doanh thu tăng nhanh làm tổng doanh thu qua 3 năm 2007-2009 tăng. Điều này cho thấy kết quả tiêu thụ của công ty tăng lên vượt bặc cho thấy khả năng bán hàng tiêu thụ hàng hóa khai thác thị trường của Công ty rất tốt, chiến lược kinh doanh của Công ty đang đi đúng hướng.
Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ hàng hóa
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán, nếu sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận doanh thu bù đắp đước chi phí và có lãi thì doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường và cải thiện đời sống cho lao động và ngược lại. Kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Công ty cần đánh giá đúng tình hình thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường là yếu tố tạo nên sự thành công của Công ty.
Là một doanh nghiệp nhỏ đang trong quá trình hình thành, đi vào hoạt động được 5 năm, công ty đang dần phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay thị trường tiêu thụ của Công ty là Hà Nội và Các tỉnh lân cận. Giá trị hàng hóa tiêu thụ được ở các thị trường đóng góp vào doanh thu được thể hiện ở bàng 3.12: Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ hàng hóa của Công ty qua 3 năm 2007-2009 và biểu đồ 3.8.
Biểu đồ 3.8: Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ hàng hóa
2009
2008
2007
Bảng 3.12: Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ hàng hóa của Công ty (Năm 2007-2009)
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển (%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
08/07
09/08
BQ
Tổng doanh thu
7.865.146.534
100,00
61.006.272.411
100,00
126.082.258.547
100,00
775.65
206,67
491,16
Khu vực Hà Nội
402.6251.304
51,19
26.701.536.755
43,77
62.149.856.126
49,29
663.19
232,76
447,97
Tỉnh Hưng Yên
1.514.365.250
19,25
15.832.547.045
25,95
27.878.245.642
22,11
1045.49
176,08
610.79
Tỉnh Hải Dương
896.541.248
11,40
7.878.456.124
12,91
12.654.984.260
10,04
878.76
160,63
519,69
Tỉnh Vĩnh Phúc
784.569.512
9,98
2.921.584.625
4,79
5.546.284.123
4,40
372.38
189,84
281,11
Thị trường Khác
643.419.220
8,18
7.672.147.862
12,58
17.852.888.396
14,16
1192.40
232,70
712,55
(Nguồn: Phòng kinh doanh )
Nhìn vào bảng 3.12 ta thấy: thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là thị trường Hà nội, giá trị tiêu thụ ở các thị trường phát triển tăng qua các năm, bình quân tăng 447,97%, vì đây là thị trường chiếm số lượng lớn khách hàng.
Như vậy tốc độ tăng doanh thu của các thị trường đều tăng nhanh làm cho tổng doanh thu của Công ty tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác nghiên cứu thị trường của Công ty đang được triển khai tốt, thị trường được mở rộng, số lượng khách hàng tăng. Chiến lược tiêu thụ của Công ty trong những năm tới là mở rộng mạng lưới tiêu thụ, phương thức bán lẻ vẫn là chủ yếu. Công ty cần tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường để tiếp tục nâng cao lượng tiêu thụ ở những thị trường đã chiếm lĩnh và mở rộng sang thị trường khác.
3.2.2.4 Đánh giá tình hình lao động tiền lương tại Công ty
Để biết được một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, phát triển hay không phát triển người ta có thể nhìn vào số lượng lao động trong doanh nghiệp có và mức sống của người lao động trong doanh nghiệp. Số lượng người lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp mức sống của người lao động cho thấy DN hoạt động có hiệu quả hay không vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có lợi nhuận, từ đó có điều kiện để cải thiện đời sống cho người lao động.
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân, chế độ tiền lương hiện nay công ty đang áp dụng được tính theo hệ số tiền lương và áp dụng hình thức khoán lương theo sản phẩm cho bộ phận bán hàng để khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn. Để thấy rõ tình hình lao động và thu nhập của người lao động trong công ty chúng ta tiến hành phân tích bảng 3.13: Tình hình lao động tiền lương của Công ty từ năm 2007 – 2009.
Bảng 3.13: Tình hình lao động – tiền lương tại Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh (%)
08/07
09/08
BQ
Doanh thu
Đồng
8.739.051.704
7.350.153.3025
165.897.708.614
841,07
225,71
533,39
Tổng số lao động
Người
19
25
26
131,58
104,00
117,79
CP tiền lương
Đồng
570.000.000
840.000.000
936.000.000
147,37
111,43
129,40
Tiền Lương BQ
Đồng/người
30.000.000
33.600.000
36.000.000
112,00
107,14
109,57
NSLĐ bình quân
Đồng/người
459.950.089,7
2.940.061.321
6.380.681.101
639,21
217,03
428,12
Hiệu quả sử
dụng CP tiền lương
15
88
177
570,72
202,56
386,6
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty)
Qua bảng 3.13 ta thấy : số lượng lao động của công ty tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 31,58% so với năm 2007 tức 6 nhân viên. Năm 2008 số lượng nhân viên tăng lên là do công ty mở thêm dịch vụ vận tải nên cần tuyển thêm nhân viên. Năm 2009 số lượng lao động Công ty tăng thêm 4% tức 1 người so với năm 2008. Tiền lương trung bình của nhân viên tăng qua các năm, năm 2008 tăng 12,00% so với năm 2007 trong đó chi phí tiền lương lại tăng 47,37% . Năm 2009 tiền lương bình quân tăng 7,14% so với năm 2008.
Năng suất lao động bình quân của người lao động tăng cao qua các năm. Năm 2008 tăng 639,21% so với năm 2005 tức tăng 2.480.111.231 đồng/người. Năm 2009 tăng 117,3% tức 3.440.619.780 đồng/người so với năm 2008. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương bình quân trong 3 năm tăng 286,6%.
Như vậy qua việc phân tích trên ta có thể thấy được thu nhập của người lao động trong công ty tăng lên qua các, Điều này chứng tỏ đời sống của nhân viên được cải thiện và quan tâm hơn.
3.2.2.5 Thuận lợi khó khăn trong quá trình kinh doanh của Công ty
Thuận lợi
Những năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã đi vào nề nếp, tạo được uy tín với khách hàng, quan hệ tốt với nhà cung cấp cũng như đối tác kinh doanh, mở rộng được mạng lưới tiêu thụ, thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng lên qua các năm, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Trong thời gian qua Công ty đã tổ chức hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn tạo điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và phát triển nguồn vốn công ty.
Về tổ chức lao động: Cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ, linh hoạt, luôn khơi dậy tính năng động sáng tạo của nhân viên. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực cùng với sự đoàn kết nhất trí trong toàn công ty. Nguồn hàng của công ty được nhập vào luôn có chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Về tiêu thụ hàng hóa: Công ty đã tạo dựng được vị trí trên thị trường.
Khó khăn còn tồn tại
Hệ thống kênh phân phối, thị trường của công ty chưa ổn định chủ yếu ở khu vực Hà Nội chưa mở rộng nhiều ra thị trường khu vực.
Công tác lãnh đạo tiêu thụ hàng hóa và tìm kiếm thị trường vẫn còn tình trạng phân công chưa rõ ràng, chồng chéo giữa nhiệm vụ và trách nhiệm quyền hạn được giao.
Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tiêu thụ đôi khi không bao quát và kiểm soát triệt để đối với các hoạt động trước, trong và sau khi thực hiện thương vụ.
Việc nhập hàng của công ty bị hạn chế trong việc xác định số lượng và thời gian nhập hàng dẫn tới việc nhập hàng, thừa thiếu khi thực hiện thương vụ.
Công tác thu hồi công nợ thực hiện chưa tốt, chậm gây ảnh hưởng tới việc sử dụng đồng vốn của Công ty.
Việc tổ chức xây dựng kế hoạch chua rõ ràng, chưa thành lập được phòng marketing làm nhiệm vụ nghiên cứu việc đầu tư phát triển thị trường trong tương lai.
3.2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm.
Phần trên khi phân tích kết quả HĐKD thông qua việc so sánh giá trị tuyệt đối, tương đối của các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty có đem lại lợi nhuận hay không. Tuy nhiên muốn tìm hiểu một đồng vốn công ty bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu lợi nhuận, lợi nhuận đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu tái kinh doanh của công ty hay không chúng ta cần phải phân tích hiệu quả để có những đánh giá chính xác về thực trạng của công ty. Kết quả phân tích hiệu quả sẽ là cơ sở cho sự ra đời của các quyết định trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Để phân tích hiệu quả kinh doanh chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu thông qua bảng sau:
Bảng 3.14: Phân tích chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty
ĐVT: %
chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
08/07
09/08
Chỉ số lợi nhuận hoạt động
0.0010
0.0057
0.0073
0.0047
0.0016
Tỷ suất LN trên DT
0.0011
0.0047
0.0076
0.0036
0.0029
Tỷ suất sinh lời VLĐ
0.0046
0.0185
0.1057
0.0140
0.0872
Tỷ suất sinh lời VCĐ
0.0044
0.0646
0.2068
0.0602
0.1422
Tỷ suất sinh lời VCSH
0.0053
0.0684
0.2068
0.0631
0.1384
Sức sinh lời của VKD
0.0016
0.0123
0.0577
0.0107
0.0454
(Nguồn: Số liệu từ tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính của Công ty)
Chỉ số lợi nhuận hoạt động
Từ bảng 3.14 ta thấy, năm 2007 chỉ số lợi nhuận hoạt động là 0,0010% điều này có nghĩa cứ một đồng doanh thu sẽ đem lại 0,0010 đồng lợi nhuận thuần. Sang năm 2008, do hoạt động kinh doanh của công ty phát triển nhanh nên chỉ số lợi nhuận hoạt động tăng lên 0.057%. Sang năm 2009, chỉ số lợi nhuận còn mang giá trị lớn hơn là 0,0073% tương ứng tăng 0,0016 đồng trên một đồng doanh thu so vơi năm 2008. Như vậy nhìn chung qua 3 năm công ty tăng trưởng một cách vượt bậc chỉ số lợi nhuận hoạt động tăng nhanh, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty phát triển cao.
Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu
Qua bảng 3.14 ta thấy, năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,0011% tức là cứ một đồng doanh thu thuần đem lại 0,0011 đồng lợi nhuận. So với năm 2007 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2008 tăng 0,0036 đồng. Nguyên nhân là do năm 2008 doanh thu công ty tăng cao, hoạt động kinh doanh hiệu quả làm tổng mức lợi nhuận tăng nhanh ( tăng 3468,52% so với năm 2007 ).
Sang năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng tăng cao, cụ thể năm 2009 cứ một đồng doanh thu thuần đem lại 0,0076 đồng lợi nhuận ( tăng 0.0029 đồng so với năm 2008 ). Nguyên nhân tăng là do năm 2009 tổng doanh thu của công ty tăng cao ( tốc độ tăng là 225,71% so với năm 2008).
Như vậy, qua 3 năm thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty có chiều hướng tăng cao, điều đó chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty thấp (chỉ đạt 0,0011% vào năm 2007), tạo ra lợi nhuận thấp. Vì vậy trong những năm tới để giúp cải thiện dần chỉ tiêu này lên công ty cần phải có các biện pháp để giảm bớt chi phí nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn lưu động càng cao thì trình độ sử dụng vốn lưu động của công ty càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được thể hiện ở bàng 3.14, qua bảng ta thấy:
Năm 2008 cứ một đồng VLĐ tạo ra được 0,0185 đồng lợi nhuận so với năm 2007 thì công ty sử dụng VLĐ hiệu quả cao hơn, bằng chứng là tỷ suất sinh lời VLĐ năm 2008 tăng 0,0140% so với năm 2007 (năm 2007 tỷ suất sinh lời VLĐ là 0.046%). Nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lời tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận (3.568,52%) nhanh hơn tốc độ tăng của VLĐ sử dụng (880,96%).
vào năm 2009, tỷ suất sinh lời VLĐ tạo ra được 0,1057 đồng lợi nhuận, tăng 0,0872 đồng so với năm 2008 ( một đồng VLĐ tạo ra được 0,0185 đồng lợi nhuận). Nguyên nhân là do VLĐ tăng 63,86% so với năm 2008 trong khi lợi nhuận năm 2009 lại tăng cao hơn 364,34%. Như vậy trong năm 2009. Hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty sử dụng được vốn hiệu quả hơn so với trước, tỷ lệ sinh lời VCĐ tăng lên, do đó trong những năm tiếp theo công ty cần giảm bớt lượng vốn lãng phí bằng những cách thu hồi những khoản nợ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hơn nữa.
Tỷ suất sinh lời vốn cố định
Tỷ suất sinh lời vốn cố định thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty. Từ bảng 3.14 có thể thấy giai đoạn 2007-2009 tỷ suất sinh lời VCĐ có xu hướng giảm rõ rệt. Tình hình cụ thể như sau:
Năm 2008 cứ một đồng VCĐ tao ra được 0,0646 đồng lợi nhuận, so với năm 2007 thì công ty sử dụng VCĐ hiệu quả hơn rất nhiều, bằng chứng là tỷ suất sinh lời VCĐ năm 2008 tăng 0,0602% so với năm 2007 ( năm 2007 tỷ suất sinh lời VCĐ là 0,0044%). Nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lời VCĐ năm 2008 tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận(3.568,52%) nhanh hơn tốc độ tăng của VCĐ sử dụng (Tốc độ tăng là 245,03%).
Vào năm 2009 cứ một đồng VCĐ tạo ra được 0,2068 đồng lợi nhuận, tăng 0,1422 đồng so với năm 2008 ( một đồng VCĐ tạo ra được 0,0646 đồng lợi nhuận). Nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lời VCĐ tăng cao là do VCĐ tăng 113,81% so với năm 2008 trong khi đó lợi nhuận năm 2009 tăng 364,34%. Như vậy, trong năm 2009 công ty sử dụng VCĐ hiệu quả hơn năm 2008. Tỷ lệ sinh lời VCĐ tăng nhanh do đó trong những năm tiếp theo công ty cần phải nâng dần tỷ suất này lên.
Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của công ty, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Từ bảng 3.14 cho thấy, trong năm 2008 cứ một đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 0,0684 đồng lợi nhuận, so với năm 2007 tăng 0,0631đồng. Nguyên nhân là do công ty sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Sang giai đoạn từ năm 2008-2009, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng mạnh, cụ thể là năm 2009 cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 0,2068 đồng lợi nhuận ( tăng 0,1384 đồng so với năm 2008).
Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng cao nhất là vào năm 2009. Trong những năm tới công ty cần giữ vững và nâng cao dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lên.
Sức sinh lời của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua tính toán ta thấy sức sinh lời vốn kinh doanh của công ty năm 2007 còn thấp và tăng dần qua 2 năm2008 và 2009. Năm 2007 sức sinh lời của vốn kinh doanh là 0,0016% tức bỏ ra một đồng vốn kinh doanh công ty thu được 0,0016 đồng lợi nhuận, năm 2008 tăng lên 0,0123 đồng và năm 2009 tiếp tục tăng lên 0,0577 đồng. Như vậy vốn kinh doanh của công ty sử dụng hiệu quả tăng lên qua các năm,năm sau luôn cao hơn năm trước. Khả năng sinh lời phát triển tạo điều kiện cho công ty trong việc đầu tư phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tóm lại: qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta thấy tỷ lệ sinh lời mà công ty tăng cao trong những năm qua, hiệu quả kinh doanh tăng lên cho thấy sự phát triển nhanh chóng của Công ty. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty hiện nay đều có xu hướng tăng cao, nó phản ánh chính xác tình hình kết quả kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển. Nguyên nhân là do doanh thu của Công ty tăng với tốc độ lớn, tốc độ tăng của doanh thu phản ánh công tác bán hàng có hiệu quả tăng cao, hoạt động Marketing được chú trọng, công tác khai thác thị trường tìm kiếm khách hàng được triển khai rất tốt.
3.2.4 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Hoạt động kinh doanh chịu tác động và ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, có thể là khách quan hay chủ quan bên trong doanh nghiệp. Qua việc phân tích các chỉ tiêu ở trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát không ngừng tăng qua các năm, hiệu quả HĐKD tăng cao, nguyên nhân của việc tăng hiệu quả này là do nhiều yếu tố tác động, các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty, nhìn chung bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
Giá bán sản phẩm: giá bán sản phẩm phản ánh chi phí và lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm, hàng hóa. Giá bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của sản phẩm, mức độ ưa chuộng của sản phẩm , chu kỳ sống của sản phẩm và quan hệ cung cầu hàng hóa đó trên thị trường. Giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ hàng hóa vì nó làm thay đổi quyết định mua hàng của khách hàng, với một loại hàng hóa cùng chất lượng, cùng chủng loại chỗ nào có giá rẻ hơn sẽ tiêu thụ được nhiều hơn.
So với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng chủng loại hàng hóa thì giá cả một số mặt hàng của công ty có giá ngang bằng hoặc thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh của công ty. Mặt khác do khâu quản lý số lượng và chất lượng đầu vào của công ty tốt nên không có hàng hóa kém chất lượng không tiêu thụ được hoặc bị hao hụt trong quá trình nhập hàng. Do vậy với chất lượng, tính năng, chủng loại như nhau thì hàng hóa của công ty đã được khách hàng chấp nhận, hàng hóa bán được dẫn đến kết quả kinh doanh tăng lên.
Như vậy muốn hàng hóa tiêu thụ nhiều và được chấp nhận thì công ty cần có các biện pháp như giá cả cạnh tranh, chất lượng hàng hóa tốt muốn vậy phải làm tốt khâu đầu vào và phải làm tốt công tác Maketing và có những chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng.
Vốn đầu tư kinh doanh: với số vốn kinh doanh không nhiều Công ty phải vay Ngân hàng với số lượng lớn nên chi phí lãi vay hàng năm là tương đối cao làm chi phí tăng lên dẫn đến lợi nhuận bị giảm. Hàng năm công ty có những khoản nợ chiếm 66,10% trong tổng số nguồn vốn, vốn kinh doanh được bổ sung từ lợi nhuận chưa phân phối không nhiều. Do thiếu vốn nên công ty gặp khó khăn trong đầu tư và phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, quá trình lưu thông hàng hóa gặp khó khăn.
Thị trường tiêu thụ: Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty mới chỉ dừng lại ở trong địa bàn khu vực Hà Nội. Mặt khác thị trường này ngày càng bị thu hẹp do đối thủ cạnh tranh mạnh hơn chiếm lĩnh. Công ty cần có chiến lược kinh doanh cho mình để hướng đi có hiệu quả , mở rộng thị trường tiêu thụ là một việc làm cần thiết, mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc hàng hóa được tiêu thụ ngày càng nhiều, doanh thu tăng, kết quả kinh doanh cao. Muốn vậy, công ty phải xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiềm năng và hoạt động với quy mô lớn hơn.
Chủng loại hàng hóa: chủng loại hàng hóa cũng ảnh hưởng đến kêt quả kinh doanh của công ty, khách hàng chỉ mua những gì mình cần, do vậy công ty phải luôn tìm hiểu nghiên cứu xem khách hàng cần mua những gì và công ty có thể bổ sung hàng hóa cung cấp đáp ứng nhu cầu đó.
3.3 Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty trong những năm tới
3.3.1 Một số đề xuất để nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty
Là một doanh nghiệp thương mại, việc tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty, do vậy các nhà quản lý cần có những chính sách tiêu thụ hợp lý, phải luôn nghiên cứu tìm tòi những phương hướng kinh doanh mới có hiệu quả nhằm tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn nhanh hơn và thu được lợi nhuận cao hơn. Để duy trì và phát triển HĐKD thì Công ty cần đề ra một số phương hướng trong những năm tới như sau:
Tiếp tục củng cố bộ máy quản lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đến từng bộ phận và cá nhân không để tình trạng công việc chồng chéo trong công ty.
Tăng cường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường ra nhiều vùng khác nhau. Trong tương lai công ty sẽ mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh thành khu vực miền Bắc.
Xây dựng hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh bao gồm các cửa hàng và đại lý trên từng vùng thị trường.
Sắp xếp cán bộ nhân viên từng phòng ban và điều chỉnh mô hình tổ chức cho phù hợp với tình hình thị trường.
Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên của công ty.
Khai thác nguồn vốn từ bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp để mở rộng quy mô kinh doanh.
3.3.2 Một số giải pháp để nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty
3.3.2.1 Giải pháp về chi phí
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty tức là tăng lợi nhuận đòi hỏi công ty phải có những biện pháp tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Trong những năm qua giá vốn bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao, nó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy để giảm thiểu chi phí này công ty phải:
Trước hết phải lựa chọn nguồn hàng mua với giá hợp lý, điều kiện chuyên chở thuận tiện sẽ làm giảm giá vốn bán hàng cho công ty. Quản lý chất lượng hàng hóa nhập vào tốt hơn để đảm bảo chất lượng hàng hóa bán ra là tốt nhất và giảm thiểu chi phí.
Giảm chi phí về điện nước, điện thoại, sử dụng hợp lý, triệt để và bảo quản tốt TSCĐ trong quản lý và bán hàng. Sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng.
Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa bằng cách vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ một cách đồng bộ, liên quan đến nhau để tận dụng tốt khả năng vận chuyển các phương tiện, tránh lãng phí trong lưu thông hàng hóa, giảm bớt chi phí lưu kho, lưu bãi hàng hóa, giảm thiểu các dịch vụ khác…
Bảo quản tốt hàng hóa trong kho tránh để hư hỏng, hao hụt. Thường xuyên kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Một lãng phí khác cũng chiếm tỷ trọng lớn đó là chi phí tài chính. Do lượng vốn kinh doanh nhỏ nên công ty phải thường xuyên vay vốn của ngân hàng làm cho chi phí lãi vay tương đối cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Do vậy để giảm lượng vốn vay mà vẫn có vốn để hoạt động công ty phải thực hiện tốt công tác thu hồi nợ của khách hàng, có chiến lược tiêu thụ hàng hóa được lưu chuyển liên tục như vậy lượng vốn kinh doanh sẽ quay vòng nhanh.
3.3.2.2 Giải pháp về thị trường
Như chúng ta đã biết trong quá trình HĐKD công ty đã hình thành mạng lưới tiêu thụ nhất định xong khả năng mở rộng mạng lưới tiêu thụ của công ty vẫn còn phát triển. Công ty cần chủ động tìm đến khách hàng. Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ công ty cần:
Tiếp tục củng cố và duy trì thị trường tiêu thụ sẵn có, tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu thị trường để mở rộng tiêu thụ hàng hóa sang các thị trường khác.
Tạo dựng uy tín, thu hút khách hàng quen thuộc. Tìm kiếm thăm dò thị trường mới, thị trường tiềm năng để thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng, bạn hàng đối với hàng hóa của công ty.
Điều tra nghiên cứu phân tích thị trường để nắm bắt được những gì thị trường cần, giá cả của hàng hóa, sức mua cũng như tình hình cạnh tranh của thị trường đó. Trên cơ sở đó công ty lựa chọn những mặt hàng kinh doanh, đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch và số lượng hàng hóa giao dịch.
4.5.2.3 Giải pháp về giá cả
Giá cả hàng hóa sẽ quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Để có chính sách giá cả hợp lý, có thể dùng làm công cụ cạnh tranh trên thị trường thì công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
Có chính sách giá cả linh hoạt theo thị trường. Đối với những mặt hàng có lợi thế công ty công ty có thể áp giá để tăng lợi nhuận, còn đối với những mặt hàng mang tính phổ biến thì giá cả của công ty phải ngang bằng giá của đối thủ nhưng dịch vụ bán hàng tốt hơn hoặc thấp hơn giá của đối thủ.
Có chính sách giá cả hợp lý, xây dựng chính sách trên cơ sở ước lượng được tổng cầu hàng hóa đồng thời cũng phải phù hợp với đặc điểm của thị trường cũng như thời gian cụ thể.
Cơ sở để giảm giá là giá vốn thấp, vì vậy công ty nên nghiên cứu xem nên chọn nguồn hàng nào là hợp lý, có giá thấp để công ty dễ định giá bán.
3.3.2.4 Giải pháp về công tác tổ chức quản lý tiêu thụ hàng hóa
Hàng hóa có tiêu thụ được thì công ty mới có doanh thu từ đó mới có lợi nhuận. Để hàng hóa tiêu thụ nhiều thì công tác bán hàng phải tốt, muốn vậy công ty cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Hoàn thiện công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa tại công ty: nâng cao hơn nữa chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa cung cấp, thực hiện khoán doanh thu cho bộ phận bán hàng. Khai thác có hiệu quả trên các mặt hàng hiện đang có lợi thế, từng bước đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh.
Thành lập bộ phận Maketing chuyên khai thác thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của hàng hóa.
Tổ chức đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ, giao tiếp tốt, nhiệt tình, năng động sáng tạo. Thực hiện phương châm “ khách hàng là thượng đế”.
Làm tốt khâu giới thiệu sản phẩm hàng hóa.
Dịch vụ sau bán hàng cần phải được quan tâm, đảm bảo chất lượng phục vụ là tốt nhất.
Thường xuyên quảng bá hàng hóa, có những chính sách khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng.
3.3.2.5 Giải pháp về vốn
Như chúng ta đã biết, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn vay, tỷ suất sinh lời của vốn thấp và hiệu quả sử dụng vốn không cao. Ngoài ra công tác thu hồi nợ còn kém, hàng hóa tồn kho nên bị ứ đọng vốn. Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Tiến hành thẩm định những phương án kinh doanh đảm bảo thu hồi nợ tốt.
Tìm kiếm những khách hàng có uy tín, có vị thế trên thị trường để hàng hóa của công ty được luôn chuyển nhanh hơn, làm tăng khả năng quay vòng vốn.
PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát phát triển đi lên từ những điều kiện ban đầu rất khó khăn về mọi mặt. Số vốn ban đầu không có nhiều, Công ty mới thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp, cũng như trong hạch toán tài chính. Nhưng qua một thời gian hoạt động công ty đang từng bước phát triển mở rộng thị trường và dần hoàn thiện hơn bộ máy quản lý doanh nghiệp của mình. Trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập giao lưu với nền kinh tế thế giới là cơ hội tốt để công ty phát triển hơn đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức cho Công ty. Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát ngày càng phát triển hơn và có những thay đổi đáng kể. Qua năm năm phát triển Công ty đã có những lỗ lực đáng khích lệ, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Năm năm phát triển Công ty đã trải qua những thăng trầm và gặt hái được nhiều thành công. Mặc dù phải đối mặt với sự đấu tranh quyết liệt không ngừng của thị trường công ty hiểu rõ được rằng “ thương trường là chiến trường” và phải lỗ lực bằng chính sức lực của mình với một quyết tâm cao độ mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này khiến công ty đã đặt ra cho mình không ít những kế hoạch để phát triển công ty.
Trong quá trình thực tập học hỏi kinh nghiệm chuyên môn tại công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát và đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty sau đó tiến hành đánh giá kết quả đạt được cho thấy kết quả kinh doanh của công ty biến động theo xu hướng tăng trưởng qua các năm, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế tăng cao, đặc biệt là trong 3 năm vừa qua.
Trong những năm qua, sự phát triển của ngành sản xuất nhựa là tương đối ổn định, thị trường ngành nhựa hàng năm đều tăng trưởng trên 15%. Thị trường cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất nhựa là một thị trường tiềm năng do tốc độ phát triển và gia tăng của ngành sản xuất nhựa. Có thể nói lượng hàng cung ứng trên thị trường nước ta gần đây là vô cùng nhiều, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong lĩnh vực này là rất cao. Do đó, tình hình diễn biến của mối quan hệ cung cầu trên thị trường là rất phức tạp, từ đó kéo theo nhiều kiểu cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh về giá cả và cách thanh toán giữa các bên mua và bán hàng hóa.
Vì vậy, các doanh nghiệp khi tham gia quản lý tốt tình hình công nợ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau gây mất hiệu quả trong kinh doanh, mặt khác đảm bảo uy tín của mình đối với bạn hàng và các tổ chức khác khi tham gia hoạt động tổ chức kinh doanh trên thị trường. Trên cơ sở nhận biết được thực tế vấn đề và đánh giá thực trạng hoạt động chúng tôi đã đưa ra một số ý kiến riêng của mình nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tới.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, để thực hiện điều này Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, bằng việc xây dựng hàng lang pháp lý đồng bộ, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, các thủ tục hành chính tiến hành cần đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo nghiêm túc và có hiệu quả.
Nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhà nước cần có chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
4.2.2. Đối với Công ty
Tăng cường cải tiến và hoàn thiện công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, thành lập bộ phận chuyên trách có trình độ maketing chuyên nghiên cứu thị trường để nắm bắt thông tin về quảng bá sản phẩm, xây dựng cho công ty một thị trường chuyền thống ổn định và vững chắc.
Tổ chức tốt hơn nữa việc tìm kiếm bạn hàng mới, quan trọng nhất là chữ tín đối với khách hàng. Đây là mấu chốt để tăng doanh thu cho công ty và quyết định sự thành bại của Doanh nghiệp.
Huy động mọi nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị năng cao chất lượng dịch vụ hàng hóa và tăng nguồn vốn cho công ty.
Tăng cường thông tin quảng cáo, tiếp thị: đây là phương tiện phục vụ đắc lực cho việc doanh nghiệp vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng.
Cán bộ công nhân viên trong công ty phải luôn gắn lợi ích của mình với lợi ích của cá nhân, của tập thể. Đồng thời vận dụng hết khả năng, trình độ của mình vào công việc được giao phó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 150..doc