Đề tài Đánh giá tác động của kết cấu dân cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hòa Sơn, huyện krôngbông, tỉnh Đắk Lắk

MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Nội dung nghiên cứu 1.3.2 Thời gian nghiên cứu 1.3.3 Địa điểm nghiên cứu Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.2 Vai trò của dân cư đối với sự phát triển kinh tế xã hội 2.1.3 Ảnh hưởng của kết cấu dân cư tới sự phát triển kinh tế xã hội 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu 2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 2.2.4 Phương pháp phân tích 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Phần III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn 3.1.1 Điều kiện tự nhiên: 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Ảnh hưởng của kết cấu dân tộc 3.2.2 Ảnh hưởng của kết cấu sinh học 3.2.3 Ảnh hưởng của kết cấu xã hội 3.3 Một số đề xuất Phần IV. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của kết cấu dân cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hòa Sơn, huyện krôngbông, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển kinh tế mà còn phát triển cả về xã hội và môi trường. Sự kết hợp phát triển cả ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường chính là sự phát triển bền vững của một quốc gia. Trong đó môi trường là yếu tố có sẵn chịu tác động trực tiếp của con người. Từ việc sinh hoạt hàng ngày củ con người, từ việc sản xuất đến việc khai thác…đều có tác động đến môi trường. Từ những vai trò trên của dân cư ta có thể thấy dân cư có một vai trò quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia. Do đó, phát triển dân cư về mạt chất lượng là việc cần thiết phải làm đầu tiên để đáp ứng như cầu của xã hội. 2.1.3 Ảnh hưởng của kết cấu dân cư tới sự phát triển kinh tế xã hội a. Ảnh hưởng của kết cấu dân tộc: Việt Nam là đất nước đa dân tộc, mỗi một dân tộc đều có những đặc điểm, phong tục tập quán khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, phong tục tập quán thường gây khó khăn tron công tác quản lý, phổ biến,tuyên truyền những kiến thức, kinh nghiệm khi cần và khó khăn trong việc chuyêbr giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân do ngông ngữbất đồng…Chính những khó khăn đó đã làm giảm đi sự phát triển kinh tế xã hội. Mạt khác, từ những đặc điểm khác nhau trên cũng đã tạo nên tính đa dạng và thích ứng cao trong sản xuất, đa dạng về nền văn hóa mang đậm đà bản sác dân tộc. b. Ảnh hưởng của kết cấu sinh học: Trong kết cấu sinh học có kết cấu dân số theo giói tinghs và kết cấu dân số theo độ tuổi. Kết cấu dân số theo giới tính thường ít thay đổi và cân bằng giữa nam và nữ, vì thế ít gây tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội. Kết cấu dân số theo độ tuổi: nếu tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động thấp thì số người sống phụ thuộc cao, khi nền kinh tế chưa phát triển điều này gây khó khăn trong việc giải quyết như yếu phẩm cần thiết cho dân cư. Nếu tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao ó thể dẫn tới tình trạng trừa lao động. Khi đó bản thân mỗi lao động phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cho phù hợp để cạnh tranh, tìm kiếm những cơ hội việc làm cho mình. Bên cạnh đó Đảng và nhà Nước ta cần có những chính sách phù hợp về dân số, lao động để từng bước khắc phục khó khăn và nâng cao đời sống cho người dân. c. Ảnh hưởng của kết cấu xã hội: Kết cấu xã hội gồm kết cấu dân số theo lao động và kết cấu dân số theo trình độ văn hóa: - đối với kết cấu dân ssố theo lao động: Trên thực tế ở các nước phát triển có cơ cấu lao động chủ yếu tập trung vào các nghành cônh nghiệp, xây dựng và dịch vụ, lao động thường có trình độ cao. Ngược lại, ở các nước đang phát triển và các nước nghèo thì lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động có trìn độ thấp. Trong quá trình phát triển, cơ cấu lao động ở các nước đang phát triển và các nước nghèo có xu hướng chuyển đổi theo cơ cấu lao động ở các nước đã phát triển, trình độ lao động ngày càng được nâng cao. - Đối với kết cấu dân số theo trình độ văn hóa: Nó có ảnh hươnhr trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội. Dân cư có trình độ văn hóa càng cao càng có điều kiện để tiếp thu kiến thức, thuận lợi trong việc tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước. Như vậy, ở mỗi góc độ độ khác nhau dân cư đếu có sự ảnh hưởng trục tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, tùy theo mỗi quốcgia, mỗi dân tộc phải có những định hướng, chính sách riêng để phát triển, tạo một lực lượng dân cư phù hợp cho mình. Thê chuẩn của kết cấu dân cư là như thế nào??? Ai công bố è giải pháp hoàn thiện, cân đối mới có cơ sở: 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trong 4 thôn, buôn trên tổng số 15 thôn, buôn tại xã. Những thôn được điều tra là: thôn 1, 8, 10 và buôn Ja. Đây là những thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã, trong đó có 2 thôn phát triển nhất là thôn 1 và 8, thôn 10 được xếp là thôn trung bình của xã, buôn Ja là buôn chậm phát triển nhất (theo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo chính thức của xã Hòa sơn năm 2010, theo chuẩn nghèo 2011-2015). Phương pháp chọn hộ điều tra: Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, chọn đại diện 100 hộ: Xem lại cách diễn đạt, và các bạn điều tra 135, sao em dùng số liệu 100 (lấy 15% trong tổng số hộ của 4 thôn) hộ nào cũng có thể được điều tra. Mỗi thôn chọn ra 25 hộ, việc lựa chọn hộ điều tra bằng cách đi điều tra từng hộ trong thôn, hộ nào có người ở nhà thì tiến hành điều tra hộ đó. Đây là hình thức thu thập số liệu 1 cách ngẫu nhiên các hộ trong thôn có xác suất chọn mẫu như nhau 2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu - số liệu thứ cấp: Thu thập thông qua việc nghe báo cáo của ủy ban nhân dân xã, kết hợp với việc tham khảo một số tài liệu, sách báo có liên quan. - số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn như thế nào??/ 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu - phương pháp phân tổ thống kê: Dùng xác định tiêu thức phân tổ, số tổ và phạm vi mỗi tổ trong việc xử lý số liệu. Cụ thể như sau: + Về dân tộc: Phân thành 3 tổ vì xã có 3 thành phần phần dân tộc. + Về sinh học: Giới tính được phân thành 2 tổ là Nam và Nữ để nghiên cứu. Về độ tuổi thì được phân thành 4 nhóm tuổi đó là: từ 0-12, từ 12-18,từ 18-60 và trên 60 tuổi. + Về xã hội: Theo ngành thì phân thành 2 tổ đó là: nông nghiệp và phi nông nghiệp. Theo trình độ văn hóa thì được phân thành: không biết chữ và biết chữ, Trong biết chữ gồm có: cấp 1, cấp 2, cấp 3, trên trung cấp. - số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và các công cụ khác có liên quan. 2.2.4 Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê so sánh: Dùng so sánh các chỉ tiêu: Tỷ lệ % số nhân khẩu của các dân tộc, bình quân nhân khẩu/hộ giữa các dân tộc, thu nhập bình quân, tỷ lệ nam nữ, tỷ lệ các nhóm tuổi… - Phương pháp thống kê mô tả: Dùng mô tả một số chỉ tiêu để tiềm hiểu, phân tích tình hình, thực trạng dân số và kinh tế xã hội của địa phương. 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Tỷ lệ % số nhân khẩu của mỗi dân tộc = (số nhân khẩu của mỗi dân tộc/tổng số nhân khẩu của các dân tộc)*100 - tỷ lệ % số hộ của mỗi dân tộc =(số hộ của mỗi dân tộc/tổng số hộ của các dân tộc)*100 - tỷ lệ % nam (nữ) = (số nam hoặc nữ/tổng số dân)*100 - tỷ lệ % nhóm tuổi = (số người trong từng nhóm tuổi/tổng số dân)*100 - tỷ lệ % lao động = (số lao động/tổng số dân)*100 - tỷ lệ % lao động theo nghành = (số lao động trong từng nghành/tổng lao động)*100 - tỷ lệ % lao động theo trình độ = (số lao động cùng trình độ/tổng lao động)*100 - bình quân nhân khẩu/hộ = (tổng số nhân khẩu/tổng số hộ) - bình quân lao động/hộ = (tổng số lao động/tổng số hộ) - thu nhập bình quân/hộ = (tổng thu nhập của các hộ/tổng số hộ) - thu nhập bình quân/nhân khẩu = (tổng thu nhập/tổng số nhân khẩu) Dùng công thức toán mà đánh cho đệp và khoa học hơn Phần III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn 3.1.1 Điều kiện tự nhiên: 3.1.1.1 Vị trí địa lý: Xã Hoà Sơn là xã nằm dọc theo tỉnh lộ 12 ở phía Đông Nam của Huyện Krông Bông cách trung tâm Huyện 5Km về phía Đông Nam, vị trí thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Với diện tích tự nhiên là 5.396,00 ha, dân số toàn xã là 2.033 hộ với 9.364 khẩu. Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau: Phía Đông giáp với thị trấn Krông Kmar. Phía Tây giáp với xã Ea Trul. Phía Nam giáp Huyện Lăk. Phía Bắc giáp với xã Hoà Tân và xã Khuê Ngọc Điền. *Địa hình: Địa hình của Xã Hoà Sơn bị chia cắt mạnh, thấp dần theo hướng Đông – Nam xuống Tây – Bắc, tạo ra sự phân hoá rõ rệt với các dạng địa hình khác nhau mang lại ưu thế đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng và phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong sử dụng đất cần đặc biệt chú trọng năng cao hiệu quả khai thác, đặc biệt đối với vùng địa hình bằng là nơi tập trung đông dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng. Các vùng địa hình đồi núi khai thác và sử dụng việc bảo vệ đất, chống rửa trôi, xói mòn, nhầm đảm bảo tính bền vững trong quá trình sử dụng. Có thể chia địa hình xã Hoà Sơn thành 03 dạng chính ( núi cao, núi thấp,và đất bằng). - Dạng địa hình núi cao: Chiếm trên 40% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố tập trung tại phái Nam của xã, mức độ chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 1.500 – 2.500 m, độ cao phổ biến trên 25, có dãy núi cao Cư Yang Sin( độ cao 2.442m). Nhìn chung địa hình này khong thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên. - Dạng địa hình núi thấp: Có diện tích không đáng kể, chiếm dưới 1% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở một số khu vực thuụoc phía Bắc, Đông bắc của xã, độ cao trung bình từ trên 500m, độ cao phổ biến từ 15 – 25 , nhìn chung dạng địa hình này cũng không thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên đồi núi chưa sử dụng. -Dạng địa hình đất bằng: Chiếm gần 60% diện tích tự nhiên của xã, phân bố tập trung phần nửa xã phía Bắc, địa hình tương đối bằng, độ cao trung bình dưới 500m, độ dốc phổ biến dưới 8 . Do hạ lưu sông hẹp nên nhiều khu vực bị ngập nước sau do các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh, thổ nhưỡng chủ yếu là phù sa và đất xám, khá thích hợp với canh tác hoá và các cây nông nghiệp ngắn ngày. 3.1.1.2 Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do vừa ảnh hưởng bởi đọ cao, do bị ảnh hưởng bởi các dãy lớn Cư Yang Sin nên khí hậu xã Hoà Sơn có hai mùa nắng ưa rõ rệt với những đặc trưng chính sau: - Chế độ nhiệt: Liên quan đến vĩ độ thấp của vùng nhiệt độ cao đều và hầu như không chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh. Nhiệt độ cao và ôn hoà. Nhiệt độ trung bình từ 23,7 – 27,30C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ có thể xuống đến khoảng 17,3 – 20,10C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình có thể lên đến 28 – 300C. Bên cạnh đó chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá lớn (mùa khô biên độ nhiệt độ trên 100C). Số giờ nắng trung bình là 180 giờ/ ngày. Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ 155 – 165kcal/cm2. Tổng tích ôn trên 9.0000C. Nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và hầu như không có bão là những thuận lợi rất lớn cơ bản cho xã Hoà Sơn trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối với các cây công nghiệp như cà phê, thuốc lá…. - Lượng mưa: Lượng mưa lớn, trung bình năm biến động từ 1.800 – 2.200mm/năm và chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa dài 7 – 8 tháng (từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12) chiếm 90-95%. Lượng mưa cả năm do mưa rất lớn vào giai động từ tháng 6 đến tháng 10 (từ 250-390mm/tháng) trong khi hạ lưu sông nhỏ hẹp, thoát nước chậm nên lượng nước đổ về một mặt gây xói mòn và rửa trôi đất ở vùng đồi núi thượng nguồn, mặt khác làm mực nước sông dâng nhanh và vào đồng ruộng gây tình trạng ngập lũ cục bộ ở khu vực trũng và ven sông. Mùa khô ngắn, khoảng 4-5 tháng, bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng lượng mưa năm, tuy chỉ kéo dài khoảng 4 tháng nhưng xũng đủ gây tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về độ ẩm, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi. Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước trong phát triển kinh tế xã hội của xã. 3.1.1.3 Thủy văn: Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2. Mùa khô xuất hiện từ tháng 11năm này đến tháng 4 năm sau, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9, 10. Mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau. 3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên: a.Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng và tổng hợp từ các nguồn tài liệu cho thấy toàn xã có nhóm đất chính với loại đất sau: *Nhóm đất phù sa: Diện tích 1465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía bắc của xã. Đất được bổi đắp hàng năm do ngập lụt nên khá phì nhiêu. Thành phần cơ giới đất từ trung bình đến nặng, tương đối giàu mùn và đạm, hàm lượng lân tổng số từ trung bình đến nghèo, theo nguồn gốc phát sinh được chia thành 3 loại: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa loảng lổ đỏ vàng, đát phu sa ngoải suối. hiện đất phù sa đang được sử dụng vào trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất phù sa được bồi (Pb): diện tích khoảng 97 ha, chiếm 1,87% diện tích tự nhiên,phân bố tập trung ven sông Krông Ana. Đất có tầng dày lớn, hơi chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, một phần bị ngập vào mùa mưa, thích hợp cho tròng lúa nước, các cây hàng năm như: Bắp, Đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày như: sắn, Thuốc lá,… Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), Đất phù sa ngòi suối (Py), *Nhóm đất xám: Phân bố ờ khu vực Đông bắc xã, thành phần cơ giới nh; hàm lượng đạm, lân, kali ở mức từ nghèo đến trung bình, hiện đang được khai thác trồng Mỳ, Điều, Tiêu, Cà phê,… *Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm ba loại đất: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất đỏ vàng trên đá Granit và đất mùn vàng trên đá granit. Đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs): Phân bố nhiều ở khu vực phía Tây của xã, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng dày < 30cm. - Đất vàng trên đá granit (Fa, Ha): Phân bố tập trung ở khu vực nữa xã, phía đông. Đất có tầng dày <30vm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn. *Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bố dưới các khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giùa mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. b. Tài nguyên nước: *Nước mặt: Hòa Sơn là một trong những xã có (mật độ 0,35 -055km/m2). Có sông chính (sông Krông Ana) là ranh giới tự nhiên phía Bắc giữa Hòa Sơn và xã Hòa Tân, chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc. Ngoài ra còn có mạng lướng suối nhỏ phân bố khá đều khắp trên địa bàn xã. Cùng với lượng mưa khá lớn từ 1.800-2.200mm/năm nên sông suối trên địa bàn xã có tổng lưu lượng dòng chảy năm tương đối lơn, do đó nguồn nước mặt của xã Hòa Sơn khá dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều trong năm. Mùa mưa chiếm tới 90 -95% tổng lượng mưa năm, dòng chảy lớn, nhất là thời kỳ mưa lũ gây ra tình trạng ngập nước ở khu vực đất thấp. Mùa khô dòng chảy nhỏ, mực nước và cao trình đồng ruộng chênh lệch lớn, nên khả năng khai thác kém nếu không có các công trình thủy lợi. Chất lượng nước mặt khá tốt, nước sối thường có độ khóa hóa nhỏ, pH trung tính, sử dụng tốt cho nông nghiệp. Cùng với đặc điểm địa hình, mạng lưới sông suối của xã thuận lợi cho việc xây dụng một công trình thủy lợi nhỏ. *Nước ngầm: Trên địa bàn xã hiện chưa có tài liệu nghiên cứu, đánh giá chi tiết về nước ngầm, song dựa vào kết quả điều tra của sở công nghiệp ĐăkLăk và kết quả lập bản đồ địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình miền Trung cho thấy: Nước ngầm trên địa bàn xã thuộc phía hệ thống chứa nước lỗ hổng các thành tạo bờ rồi đệ tứ (albq): diện phân bố của phức hệ chứa nước không lớn và chủ yếu dọc theo các thung lũng sông suối, như sông Krông Ana. Phức hệ này có khả năng cung cấp nước khá phong phú, độ sâu phân bố 15 đến 20m. c. Tài nguyên rừng: Qua kết quả điều tra từng theo chỉ thị 286/TTg và kết quả tổng kiểm kê đất đai theo chỉ thị 24/TTg thì xã Hòa Sơn có diện tích rừng là 2.328,00 ha, chiếm 43,36% diện tích tự nhiên. Trong đó: - Đất rùng trồng chỉ có 11,00 ha, chiếm 0,47% diện tích rừng, trong đó chỉ có rừng sản xuất với cây trồng chính là bạch đàn trắng. Năm trong vùng có điều kiện khí hậu, đất đai nhiều thuận lợi nên thảm động thực vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại khác nhau: - Thảm thực vật rừng: Thảm thực vật rừng tác động là kho tàng thiên nhiên quý giá và đa dạng với nhiều chủng loại cây rừng có giá trị như thông 2 lá dẹt, hoàng đàn giả, thông nàng, pơmu , cẩm lai, gõ, trắc, kiền kiền,…. Trong đó có những loài cây đặc hữu và quý hiếm ghi trong sách đỏ của Việt nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng ở Hòa Sơn chẳng những có nhiều về chủng loại mà còn giàu về sản lượng, trung bình là 14.150m3 gỗ tròn trên 1ha như rừng Cư Yang Sin. Hiện rừng Cư Yang Sin đã được nâng cấp thành vườn Quốc gia để bảo vệ môi trường sinh thái và các loại động thực vật quý hiếm nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch và bảo tồn. - Động vật rừng: Đi đôi với nguồn tài nguyên về thực vật, hệ động vật của rừng ở Hòa Sơn cũng khá phong phú về số lượng và chủng loại, có giá trị kinh tế cũng như nghiên cứu khoa học, nhóm động vật quý hiếm (bò, rừng, hổ, báo, cầy, mực, vượn đen…) nhòm động vật kinh tế (nai, hoãng, lợn rừng, khỉ, vượn…), nhóm động vật cung cấp dược liệu, da lông, làm cảnh (tê tê, rắn, bò sát…)cùng các loại chin, bò sát, ếch nhái… trong đó có rất nhiều loại được nêu trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. d. Tài nguyên khoáng sản: Qua thăm dò và đánh giá ở mức sơ bộ cho thấy xã Hòa Sơn không có nguồn tài nguyên khoáng sản nào đáng kể, chỉ có đá, cát xây dựng, nhưng chất lượng không cao, không đồng bộ và trữ lượng cũng không lớn. đ. Thủy văn, nguồn nước Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2. Do vậy tình trạng ngập úng cục bộ vẫn thường xuyên diễn ra, gây khó khăn 5 năm sau. 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Cùng với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, của huyện trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Những năm qua kinh tế của xã đã vươn lên, vượt qua khó khăn đạt được những bước phát triển và kết quả quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp. Các hoạt động dịch vụ sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm được đẩy mạnh gắn với sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa. Những tiến bộ kỹ thuật về giống được áp dụng ngày cảng phổ biến, đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả sử dụng đất. Tổng sản lượng lương thực: 7.621 tấn, đạt 175 % huyện giao, 100 % chỉ tiêu xã giao. Bình quân lương thực 801 Kg/người/năm so với kế hoạch HĐND xã giao đạt 103 %.So với cùng kỳ tăng 85,6 kg so với năm 2009 Thế mạnh trong phát triển kinh tế của xã là sản xuất nông lâm nghiệp, vì thế đã đưa ngành nông lâm nghiệp chiếm vị thế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế (chiếm tỷ trọng trên 70%). Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mặc dù đã được qua tâm và có những bước phát triển đáng kể song chưa đủ mạnh để nâng cao tỷ trong trong cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp theo chiều hướng tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành và tăng thu nhập cho các hộ gia đình. 3.1.2.1.Tài nguyên: Bảng 3.1: Thực trạng tài nguyên đất của xã Hòa Sơn Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Đất đỏ vàng trên đá sét 1238 22,9 Đất đỏ vàng trên đá cát 753 13,9 Đất xám trên đá cát 456 8,46 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ Bazan 2170 40,2 Đất Khác 771 14,3 Tổng cộng 5388 100% (Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Hòa Sơn ) 3.1.2.2 Điều kiện kinh tế xã Hòa Sơn a. Dân số và lao động Bảng 3.2: Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc Hòa Sơn Chỉ tiêu Số hộ Nhân khẩu Số khẩu BQ/hộ Tổng Tỷ lệ (%) Tổng Tỷ lệ (%) Tổng 2033 100 9364 100 4,6 Dân tộc kinh 1799 88,4 8223 88 4,5 Dân tộc tại chỗ 123 6,0 695 6,7 5,5 Dân tộc thiểu số khác 111 5,4 516 5,5 4,6 (Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Hòa Sơn) Bảng 3.3: Tình hình sử dụng lao động của xã Hoà Sơn Chỉ tiêu Hiện trạng lao động Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng lao động 3626 38,7 Số lao động thất nghiệp 422 11,6 Số lao động xuất khẩu 4 0,11 Số lao động đang làm việc tại xã Bông Krang 3200 88,25 Phân phối nguồn lao động theo ngành Lao động nông nghiệp 3112 85,8 Lao động công nghiệp xây dựng 277 7,63 Lao động dịch vụ 237 6,53 ( Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Hòa Sơn ) b. Công tác giáo dục đào tạo: Năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã được quan tâm về mọi mặt, cơ sở vật chất được đầu tư cơ bản, trường lớp sạch đẹp khang trang đã phần nào đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Ðiều này, chứng tỏ xã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, toàn xã cơ bản đã phổ cập được tiểu học và gần 100% trẻ em đến tuổi đến trường. Toàn xã có 5 trường học với 73 phòng học, trong đó có 02 trường mầm non là trường mầm non Phong Lan và Sơn Ca, 02 trường tiểu học là Sơn Tây và Sơn Đông và 01 trường trung học cơ sở Hòa Sơn. Với tổng số 2375 học sinh, trong đó 341 học sinh mẫu giáo, 1241 học sinh tiểu học và 1153 học sinh cấp II. c. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Hòa Sơn Bảng 3.4: Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã năm 2010 Chỉ tiêu cây trồng Tổng diện tích (ha) N.S (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 2 3 4 A.Tổng Dt cây trồng 2137 B.Tổng SL lương thực 7393 I.VỤ ĐÔNG XUÂN Tổng DT gieo trồng 315 1908 1.Lúa nước 228 70 1596 2.Cây Ngô 52 60 312 3.Rau xanh 14 14 1.96 4.Lang 14 25 3.5 5.Thuốc lá 7 18 1.26 II.VỤ HÈ THU Tổng DT gieo trồng 1662 5295 1.Lúa nước 342 65 2223 2.Lúa cạn 68 40 272 3.Cây ngô 400 70 2800 4.Cây Mỳ 402 40 1608 5.Cây Lang 62 25 155 6.Đậu xanh 29 7 2.03 7.Đậu các loại 57 7 3.99 8.Đậu phộng 27 30 8.1 9.Rau xanh 21 14 2.94 10.Cây mía 60 70 420 11.Cà phê 57 14 7.98 12.Cây Điều 59 1 5.9 13.Cây tiêu 4 0.9 0.36 14.DT trồng cỏ 56 III.VỤ THU ĐÔNG Tổng DT gieo trồng 160 190 1.Cây Ngô 38 50 190 2.Đậu các loại 54 5 2.7 3.Rau xanh 14 15 2.1 4.Cay lang 54 20 180 IV.VỀ CHĂN NUÔI ĐVT 1.Trâu Con 450 2.Bò Con 4150 3.Lợn Con 8000 4.Dê Con 390 5.Gia cầm Con 48500 ( Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Hòa Sơn) Nhận xét chung: Nhìn chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã tương đối thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi khác, xã nằm trên tỉnh lộ 09 là nơi chuyển tiếp giữa các xã, phường, thị trấn, lân cận rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho dân tộc tại chỗ,luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, tuyên truyền vận động giáo dục nhân dân cùng tham gia xây dựng nếp sống văn hóa gia đình văn hóa, bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương. Xã có lực lượng lao động dồi dào là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các cơ sở hạ tầng xây dựng trong các năm trước sẽ tạo điều kiện tốt cho sản xuất và đời sống phát triển, việc điều chỉnh ruộng đất cơ bản hoàn thành, các dự án khả thi đang và sẽ triển khai trên các lĩnh vực, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất phát triển, khai thông tốt hơn các tiềm năng và thế mạnh của xã. Hầu hết, người dân của xã sản xuất nông nghiệp là chính, mà điều kiện thời tiết khí hậu ở huyện khá khắc nghiệt, phức tạp, địa hình thì ít bằng phẳng, ít gò đòi,ít núi, đất đai kém màu mỡ, lại trình độ dân trí thấp, đa số lao động không có trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phần lớn chưa qua trường lớp đào tạo ngành nghề, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm làm ăn. Ðây là những khó khăn, thách thức mà xã cần cân nhắc do thời tiết bất thường, lũ lụt, ngập úng thường xuyên, hạn hán kéo dài xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, trình độ dân trí thấp, tập tục sản xuất và canh tác của người dân còn chậm đổi mới, trình độ năng lực quản lý điều hành, tinh thần ý thức trách nhiệm của cán bộ từ xã đến thôn, buôn còn nhiều mặt hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến qúa trình phát triển kinh tế xã hội của xã nhà. Vì vậy xã cần có chính sách thích đáng giải quyết vấn đề trên. Trên đây là vài nét cơ bản về tình hình kinh tế - XH của xã Hòa Sơn, tuy vẫn còn nhiều ưu, khuyết điểm mà xã cần nhận thức, đánh giá đúng sự thực có chính sách thích hợp tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của xã, đưa xã bước vào thế kỷ 21 đạt kết quả khả quan, và các đặc điểm này sẽ phản ánh phần nào trong thực trạng nền kinh tế xã hội của xã 3.2 Kết quả nghiên cứu: Đầu tiên mình phải nói được thwucj trạng kết cấu dân tộc, dân cư đã 3.2.1 Ảnh hưởng của kết cấu dân tộc Xã Hào Sơn là một xã vùng cao cho nên có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh là chiếm đa số, các dân tộc khác như: Mường, M’Nông, Êđê chỉ chiếm một phần nhỏ. Bảng số liệu: Cơ cấu dân tộc của xã: Dân tộc Số hộ Tỷ lệ % số hộ Số nhân khẩu Tỷ lệ % số nhân khẩu Kinh 96 71,11 418 66,77 M’Nông 30 22,22 165 26,36 Êđê 9 6,67 43 6,87 Tổng 135 100 626 100 (nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua số liệu thu thập được ta thấy, tại xã số hộ dân tộc Kinh là chiếm đa số, có tới 96 trên tổng số 135 hộ điều tra và chiếm 71,11% dân số của xã. Tiếp theo là số hộ dân tộc M’Nông, có 30 trên tổng số 135 hộ điều tra và chiếm 22,22% dân số của xã. Thấp nhất là số hộ dân tộc Êđê, có 9 trên tổng số 135 hộ điều tra và chiếm 6,67% dân số của xã. Với cơ cấu hộ dân tộc như vậy sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong công tác quản lý và điều hành, những người cán bộ quản lý có thể tiếp cận và nắm bắt tình hình thực tế của địa phương một cách dễ dàng, từ đó có thể đưa ra những chính sách và chiến lược phát triển phù hợp và đúng đắn. Đối với những hộ nông dân họ có thể giao lưu trao đổi và học hỏi những kinh nghiệm trong sản xuất để phát triển kinh tế gia đình trực tiếp với nhau và dễ dàng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các đợt chuyển giao khoa học kỹ thuật vì thuận lợi về ngôn ngữ. Trong giáo dục, giữa người giảng dạy và người học tập cùng chung một ngôn ngữ là một thuận lợi rất lớn. Ngoài ra trong kết cấu dân tộc với tỷ lệ các dân tộc M’Nông, Êđê không cao nhưng nó góp phần tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu dân tộc của xã. Mỗi một dân tộc đều có những phong tục tập quán, một phương thức sản xuất truyền thống khác nhau, điều này một mặt góp phần tạo nên sự đa dạng trong sản xuất, đa dạng về nền văn hóa truyền thống của xã, mặt khác góp phần vào việc giữ gìn và cải thiện những phương thức phù hợp, những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi trên, kết cấu đa dân tộc của xã cũng gây ra những khó khăn đối với việc phát triển kinh tế xã hội của xã, mà phần lớn là do ngôn ngữ bất đồng, do các phong tục lạc hậu của các dân tộc thiểu số vẫn chưa được xóa bỏ. Nhưng những khó khăn nêu trên là không đáng kể vì tỷ lệ dân tộc thiểu số ở xã là rất thấp. Ở Việt Nam, trước đây các dân tộc thiểu số thường sống tập trung theo từng vùng lãnh thổ riêng biệt, cách trở, điều kiện tiếp thu những tiến bộ về khoa học là rất ít về mọi lĩnh vực. Trong việc sinh con đẻ cái họ còn mang những quan niệm lạc hậu như: sinh con nhiều để có nhiều lao động…Họ không nghĩ sinh đông con sẽ làm cho cuộc sống họ vốn đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Hơn nữa, họ không biết rõ về các chính sách, biện pháp về kế hoạch hóa gia đình. Thực tế qua bảng trên ta thấy hiện nay tỷ lệ số hộ và tỷ lệ số nhân khẩu có sự khác biệt giữa các dân tộc. Tỷ lệ số nhân khẩu của dân tộc Kinh thấp hơn so với tỷ lệ số hộ, còn đối với các dân tộc khác thì ngược lại. Điều này chứng tỏ số hộ các dân tộc thiểu số có số nhân khẩu bình quân/hộ cao hơn dân tộc Kinh . Qua thời gian tìm hiểu tại địa bàn xã Hòa Sơn ta thấy mức thu nhập của các hộ người Kinh là cao hơn so với các hộ dân tộc thiểu số. Cụ thể như sau: Bảng số liệu: Mức thu nhập bình quân của các dân tộc: Dân tộc Thu nhập bình quân/hộ Thu nhập bình quân/nhân khẩu Kinh 152.095.421,9 34.931.005,98 Các dân tộc khác 68.849.897,46 12.909.355,77 (nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Từ bảng số liệu điều tra cho thấy, mứcthu nhập bình quân/hộ của dân tộc thiểu số là 68.849.897,46 đồng/năm với mức thu nhập bình quân/nhân khẩu là 12.909.355,77 đồng/năm. Trong khi đó mức thu nhập bình quân/hộ của các hộ dân tộc Kinh là 152.095.421,9 đồng/năm gấp 2,2 lần và thu nhập bình quân /nhân khẩu là 34.931.005,98 đồng/năm gấp 2,7 lần so với dân tộc thiểu số. Giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số có sự chênh lệch về thu nhập lớn như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do cơ cấu ngành nghề của dân tộc Kinh đa dạng hơn các dân tộc thiểu số khác. Hầu như các dân tộc thiểu số chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp để tạo nguồn thu nhập cho gia đình mình, nhưng nguồn thu từ nông nghiệp là rất ít, nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như thời tiết khí hậu, diện tích đất gieo trồng…Và đặc biệt là mức độ trang bị phương tiện phục vụ cho sản xuất. Trình độ cơ giới hóa của họ còn rất thấp, chủ yếu là lao động chân tay với trình độ sản xuất không cao, phương thức sản xuất lạc hậu. Còn đối với các hộ dân tộc Kinh, ngoài trình độ kỹ thuật cao, họ còn được trang bị nhiều phương tiện phục vụ cho sản xuất như máy cày, máy xới, máy tuốt lúa…Hơn nữa ngoài nông nghiệp người kinh còn tham gia vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp khác, đây là một nguồn thu lớn cho các hộ người kinh. Chính vì lý do này mà thu nhập của người Kinh cao hơn thu nhập của người dân tộc thiểu số rất nhiều. Thu nhập bình quân/hộ các hộ dân tộc thiểu số thấp là một trong những nguyên nhân làm cho mức thu nhập bình quân/nhân khẩu của các dân tộc thiểu số thấp hơn người kinh. Ngoài lý do đó, một nguyên nhân quan trọng khác gây nên tình trạng này là do số nhân khẩu bình quân/hộ của các dân tộc thiểu số cao hơn số nhân khẩu bình quân/hộ của dân tộc kinh như đã nói ở trên. Như vậy mức thu nhập của các hộ dân tộc kinh cao hơn các dân tộc thiểu số đã khẳng định người kinh có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước cả về kinh tế lẫn xã hội. Dân tộc kinh là một dân tộc luôn đi đầu trong các lĩnh vực tạo điều kiện cho các dân tộc khác cùng phát triển. Qua đó cho ta thấy ngoài vai trò của người kinh trong sự nghiệp phát triển, thì các cấp chính quyền cũng cần phải có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa đối với các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo sự phát triển đồng bộ trong cơ cấu dân tộc. 3.2.2 Ảnh hưởng của kết cấu sinh học a. kết cấu dân số theo giới: Trong kết cấu dân số của một đất nước bao giờ cũng có Nam và Nữ, tỷ lệ giữa nam và nữ thường khác nhau giữa các nước các vùng. Nó chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: tỷ lệ sinh và tử của nam và nữ, do di cư…Nhưng xét trên bình diện thế giới thì tỷ lệ này là bằng nhau. Tại một khu vực, một vùng miền lãnh thỗ nếu sự chênh lệch giữa nam và nữ lớn sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực hay vùng miền đó. Bảng số liệu: kết cấu dân số theo giới tại xã Hòa Sơn Dân tộc Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Kinh 211 50,48 207 49,52 M’Nông 78 47,27 87 52,73 Êđê 20 46,51 23 53,49 Tổng 309 49,36 317 50,64 (nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Từ số liệu trên cho ta thấy, tỷ lệ giữa nam và nữ của các dân tộc tại xã đều có sự chênh lệch nhưng không cao. Đối với dân tộc Kinh thì số lượng nam là cao hơn so với số lượng nữ, còn đối với dân tộc M’Nông và Êđê thì số lượng nữ là cao hơn so với số lượng nam. Dân tộc có sự chênh lệch giữa nam và nữ lớn nhất là dân tộc Êđê có số lượng nữ chiếm 53,49% trong tổng số dân của dân tộc này. Dân tộc có sự chênh lệch giữa nam và nữ thấp nhất và gần như là cân bằng là dân tộc Kinh với tỷ lệ nam chiếm 50,48% và tỷ lệ nữ chiếm 49,52%. Với sự chênh lệch này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Những người phụ nữ trong gia đình họ góp phần thực hiện tốt những công việc trong gia đình như công việc nội trợ, chăm sóc, dạy dỗ con cái. Nhờ có họ mà cuộc sống gia đình được gọn gàng và ngăn nắp hơn…Bên cạnh những công việc nội trợ trong gia đình họ còn tham gia vào sản xuất với những công việc đòi hỏi sự khéo léo và cần mẫn. Dân tộc kinh thường theo chế độ phụ hệ nên tỷ lệ nam lớn hơn nữ, điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc ra quyết định trong cuộc sống hằng ngày, tất cả những việc lớn trong gia đình chủ yếu là do nam giới quyết định, phụ nữ chỉ đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình vào các công việc đó mà thôi. Còn đối với dân tộc M’Nông và Êđê là hai dân tộc theo chế độ mẫu hệ, do vậy số lượng nữ lớn hơn nam, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định các việc hệ trọng trong cuộc sống như trồng cây gì, nuôi con gì, nên sinh con hay chưa…Tuy nhiên, tại địa bàn của xã, dân tộc kinh là chiếm đa số với 66,77% do đó các dân tộc thiểu số dù theo chế độ phụ hệ hay mẫu hệ thì sự ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo giới tính đến sự phát triển kinh tế xã hội là không lớn. b. kết cấu dân số theo độ tuổi: Kết cấu dân số theo độ tuổi là sự phân chia dân số theo từng nhóm tuổi định trước nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh tế xã hội cụ thể. Từ sự tương quan của số dân ở các nhóm tuổi, ta có thể đánh giá, so sánh sự ảnh hưởng của các nhóm tuổi trong mối quan hệ qua lại với các đặc trưng dân số và kinh tế xã hội Bảng số liệu: cơ cấu dân số theo độ tuổi. STT Dân   tộc Nhóm tuổi 0 - 12 12-18 18-60 Trên 60 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Kinh 50 11,66 64 14,92 289 67,38 26 6,06 2 M’Nông 44 26,51 28 16,87 88 52,01 6 3,61 3 Êđê 9 20,93 6 13,95 24 55,81 4 9,03 4 Tổng 103 16,14 98 15,36 401 62,85 36 5,64 (nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu ta thấy trong địa bàn xã độ tuổi từ 18-60 là chiếm đa số với tỷ lệ 62,85%, đây là dân số trong độ tuổi lao động vì vậy đã đáp ững được nhu cầu nhân công trong sản xuất. Số người trên độ tuổi lao động chỉ chiếm 5,64% trong tổng số dân. Số người dưới độ tuổi lao động chiếm 31,5%. Như vậy tính bình quân, một nhười trong độ tuổi lao động phải nuôi thêm 0,63 người ăn theo. Mặc khác, lao động của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp nên mức thu nhập bình quân/lao động thấp. Với mức thu nhập này thì các hộ gia đình không đủ để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu như chi phí sinh hoạt hằng ngày, chi phí cho y tế và chi phí giáo dục cho con cái họ để tạo nguồn lao động có chất lượng cao sau này, tạo tiền đề cho sự phát triển xã hội trong tương lai. Hơn nữa, trong độ tuổi từ 0-12 là độ tuổi chưa hoàn thiện về mọi mặt, đang trong thời kỳ phát triển mạnh về thể trạng lẫn tâm sinh lý. Nếu ở giai đoạn này chúng không được chăm sóc nuôi dưỡng kỹ lưỡng và học tập đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thể trạng và trình độ của chúng sau này, ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động trẻ trong tương lai và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương do nguồn lao động có chất lượng không cao. Do vậy trong giai đoạn này cần phải được đầu tư nuôi dưỡng và cho học hành đầy đủ để chúng phát triển và hoàn thiện về mọi mặt. Cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng hoàn thiện về thể chất cũng như về mặt tri thức. Nhưng với nguồn thu nhập thấp sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thiết yếu, mà đặc biệt là chi trong lĩnh vực giáo dục cho lớp trẻ. Vậy với cơ cấu dân số như hiện nay sẽ gây khó khăn lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung. Bên cạnh những khó khăn trên, với kết cấu dân số trẻ như thế cũng tạo một số thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Dân số trẻ tạo ra một tiềm lực lao động dồi dào, năng động, dễ dàng tiếp thu được trình độ khoa học công nghệ, tiếp thu tinh hoa của thế giới để ứng dụng vào tình hình thực tiễn của nước ta. Đó là một thuận lợi lớn mà một kết cấu dân số trẻ mang lại cho một địa phương, một quốc gia. Theo bảng số liệu trên thì dân tộc Kinh là dân tộc có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao nhất chiếm 67,38%, kế tiếp là dân tộc Êđê với tỷ lệ 55,81%, thấp nhất là dân tộc M’Nông với tỷ lệ 52,01%. Tuy sự chênh lệch này là không lớn, tỷ lệ số dân tộc ít người không cao nhưng ít nhiều nó cũng mang lại những khó khăn cho sự phát triển của đất nước. Với một khu vực có đa thành phần dân tộc như xã Hòa Sơn, dân số trẻ là tầng lớp dễ bị kích động xúi dục nhất bởi các thành phần phản động. Một phần thanh niên trẻ hiện nay có thái độ xem thường văn hóa, chuẩn mực, bản sắc dân tộc. Do đó, có thể nói kết cấu dân số trẻ có một phần nhỏ nào đó tác động phản lại sự phát triển bình thường của xã. Cần tính toán số lượng lao động trong xã theo các độ tuổi từ đó gắn liền với việc tạo ra giá trị è ảnh hưởng độ tuổi nào là lớn nhất 3.2.3 Ảnh hưởng của kết cấu xã hội a. kết cấu dân số theo lao động. Bảng số liệu: tỷ lệ lao động theo ngành. Ngành Số lao động Tỷ lệ % Nông nghiệp 327 79,18 Phi nông nghiệp 86 20,82 Tổng lao động 413 100 (nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Mặc dù xã Hòa Sơn là một xã miền núi, điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Nhưng qua bảng số liệu điều tra được ta thấy được lao động ở xã chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm 79,18% trong tổng số lao động của cả xã. Điều này có thể lý giải ởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trình độ dân trí của người dân ở nơi đây không cao, kiến thức để làm kinh tế còn hạn cế và họ không có vốn để đầu tư làm kinh tế. Xét về nông nghiệp, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng lúa nước, một ngành truyền thống của dân tộc ta với những kinh nghiệm được các thế hệ truyền lại, vậy nên khi sản xuất cây lúa nước người nông dân ở đây không gặp nhiều khó khăn. Ngoài cây lúa nước, tại xã còn có trồng một số cây nhưng hiệu quả kinh tế không cao như ngô, cà phê, sắn…Họ trồng chủ yếu là để tận dụng công lao động nhàn rỗi, lấy công làm lời. Xét về các ngành nghề phi nông nghiệp, ở đây lao động trong nhũng ngành nghề này chỉ chiếm một phần nhỏ, tập trung vào một số ngành như: giáo viên, kế toán, may mặc, một số hộ tham gia kinh doanh buôn bán những mặc hàng như lương thực , thực phẩm, hàng dân dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày của bà con nông dân ở xã, ngoài ra một số hộ do điều kiện kinh tế khá giả hơn so với các hộ còn lại nên họ bỏ vốn ra mua sắm một số trang thiết bị chuyên phục vụ cho sản nông nghiệp để làm dịch vụ cho những hộ còn lại như máy cày, máy xới, máy tuốt lúa, máy xay xát, máy sấy…Với những phương tiện này họ đỡ vất vã hơn so với những hộ sản xuất thuần nông mà thu nhập vẫn cao hơn. Một lý do khác, ngoài điều kiện tự nhiên không thận lợi cho việc phát triển một số loại cây công nghiệp dẫn đến cơ cấu lao động theo ngành ở đây rất đơn thuần là ở đây chưa được đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất. Nơi đây chưa có một nhà máy, xí nghiệp để thu hút lao động, ngoài số lao động tập trung vào nông nghiệp và một số ngành nghề đã nói trên thì số lao động còn lại hàng năm và số lao động lúc nông nhàn phải đi làm thuê ở một số nơi khác như đi may công nghiệp ở Bình Dương, Sài Gòn… Vậy, với tình hình cơ cấu lao động theo ngành tại xã như hiện nay thì rất khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu lao động đơn thuần, lao động chủ yếu tập trung vào trong lĩnh vực nông nghiệp thì khó có thể đẩy nhanh được tốc độ phát triển kinh tế để theo kịp tốc độ phát triển chung của vùng nói riêng và của cả nước nói chung. Với cơ cấu lao động theo ngành đơn giản như vậy, cuộc sống người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn do nguồn thu nhập thấp là điều tất yếu. Cụ thể qua quá trình phỏng vấn trực tiếp nông hộ ta có bảng số liệu sau: Bảng số liệu: Cơ cấu thu nhập theo ngành. (đơn vị tính: đ/năm) Ngành Thu nhập bình quân/hộ Thu nhập bình quân/nhân khẩu Nông nghiệp 131.575.369,1 28.194.721,94 Phi nông nghiệp 78.645.555,56 18.626.578,95 (nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập bình quân/hộ của các hộ sản xuất thuần nông cao hơn nhiều so với các hộ có hoạt động phi nông nghiệp. thu nhập của hộ hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp là 78.645.555,56 đồng, trong khi đó thu nhập của các hộ sản xuất thuần nông là 131.575.369,1 đồng, gấp 1,67 lần so với các hộ hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do các hộ sản xuất nông nghiệp họ đã có sự kết hợp giữa các loại cây trồng vật nuôi chính với các loại cây trồng vật nuôi phụ, đã tạo ra sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp nhằm lấy ngắn nuôi dài, giảm thiểu rủi ro do sản xuất đơn cây đơn con, chính vì vậy đã tạo ra nguồn thu nhập đa dạng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong sản xuất nông nghiệp thì tính rủi ro là tương đối lớn do thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, mất mùa luôn rình rập. Còn các hộ hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp thì không có sự đa dạng trong thu nhập của họ chính vì vậy mà thu nhập của họ là thấp hơn so với các hộ sản xuất nông nghiệp, nhưng bù lại thu nhập của họ thì ổn định vì ít có rủi ro không như mong muốn như trong sản xuất nông nghiệp. b. kết cấu dân số theo trình độ văn hóa. Trong sự phát triển kinh tế, nâng cao năng xuất lao động thì chất lượng và tiềm năng con người là hết sức quan trọng. Trình độ dân trí, học vấn của dân cư cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế một mặt, và mặt khác, người dân dễ dàng lựa chọn và thay đổi nghề nghiệp khi cần. Ở Việt Nam, hiện nay tỷ lệ số người biết chữ bình quân trên cả nước là 91,1% (theo Địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam. Lê Thông. Đại học sư phạm Hà Nội 2004). Đây là một chỉ tiêu đáng mừng đối với lực lượng lao động Việt Nam để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Đối với xã Hòa Sơn, vì xã chủ yếu là sản xuất nông nghiêp, trồng lúa nước nen trình độ dân trí nơi đây nhìn chung vẫn còn thấp.Cuuj qua quá trìn tiềm hiểu ta có bảng số liệu sau đây: Bảng số liệu: Trình độ dân trí của chủ hộ và thu nhập theo trình độ. Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ % 1. không biết chữ 49 7.81 2.Chưa đi học 33 5.26 3. biết chữ - cấp 1 163 26.00 - cấp 2 209 33.33 - cấp 3 112 17.86 - trung cấp,CĐ-ĐH 61 9.73 Tổng 627 100 (nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu ta thấy, số người có trình độ học vấn cấp 2 là chiếm nhiều nhất với tỷ lệ là 33,33%, tiếp theo là số người có trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỷ lệ 26%, tiếp đến là số người có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ 17,86%, trình độ trung cấp, cao đẳng-đại học chiếm 9,73%, với những con số được nêu trên đây cho chúng ta thấy được trình độ học vấn ở xã ngày càng được cải thiện và hy vọng với sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như của nhà nước thì những con số này sẽ được đẩy lên cao hơn nữa góp phần vào việc nâng cao trình độ dân trí cho người dân ở nơi đây nhằm tăng thu nhập đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ. Nhưng bên cạnh đó tỷ lệ không biết chữ cũng chiếm tỷ lệ không phải nhỏ là 7,81%, Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp như chăm sóc, bảo quản các mặt hàng nông sản…bên cạnh đó còn làm cho việc tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như tiếp thu những kiến thức mới do các cán bộ khuyến nông tập huấn còn hạn chế. Chính vì vậy đã làm ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng của cây trồng vật nuôi, làm giảm thu nhập của người dân và cuối cùng là ảnh hưởng tóicuộc sống của họ. Ở đây muốn thấy được ảnh hưởng của kết cấu dân cư ảnh hưởng tới phát trienr knh tế em cần so sánh giữa các nhóm dân tộc hoặc giữa các nhóm hộ 3.3 Một số đề xuất: Dựa vào đặc điểm địa bàn của xã và dự vào kết quả điều tra được, để góp phần tạo điều kiện cải thiện đời sống nhân dân địa phương, từng bước phát triển kinh tế xã hội, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau: - Đối với chính quyền xã: cần nâng cao hơn vai trò quản lý lao động và nhân khẩu trong xã, tạo điều kiện việc làm nhiều hơn nữa cho người lao động, giúp nhân dân tìm kiếm các đầu mối tiêu thụ sản phẩm khi sản xuất ra, là cầu nối hiệu quả giúp nhân dân vay vốn phát triển sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Xã cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể để hướng dẫn nhân dân tận dụng, khai thác các nguồn lực sẵn có tại địa phương. Chẳng hạn, chú trọng phát triển đa dạng hóa ngành nông nghiệp, một mặt duy trì và phát triển sản xuất cây lúa nước, mặt khác chú trọng phát triển ngành chăn nuôi tận dụng diện tích đất bỏ hoang trồng cỏ để chăn nuôi gia súc, nhân rộng mô hình nuôi bò lai zebu và đưa các giống lúa lai vào phát triển đại trà trong phạm vi toàn xã. Bên cạnh ngành nông nghiệp cũng phải chú trọng đến các ngành nghề phi nông nghiệp trong những lúc nông nhàn, ít công việc đồng án nhằm góp phầm vào đa dạng hóa thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình và tích lũy vốn phục vụ cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, xã cần chú trọng đến các ngành nghề thu hút nhiều lao động, các ngành nghề giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn nhằm giải quyết việc làm cho lao động và cũng là để giảm bớt sự phụ thuộc nền kinh tws của xã vào nông nghiệp, tọa sự ổn định về kinh tế khi giá cả nông sản không ổn định. Ngoài ra, số lương người dân mù chữ,và học chưa hết cấp 1 của xã còn nhiều đặc biệt là dân tộc thiểu số, vì vây họ không đọc được chữ nên không thể tiếp cận được với các loại sách báo, các loại tài liệu mà đây là nguồn kiến thức rất phong phú, giúp cũng cố và mở rộng thêm vốn kiến thức của mỗi người về mọi mặt. Chính vì vậy xã cần có biện pháp , kế hoạch cụ thể để mở các lớp học bổ túc cho những đối tượng này. Nếu điều kiện không cho phép mở các lớp bổ túc thì mở các lớp học ngắn ngày để mọi người để người dân đặc biệt là người dân tộc thiêu số có thể đọc và viết được chữ. Tự họ có thể đọc và hiểu để nắm bắt được thông tin quan trọng, hay những kiến thức rất gần gũi với công việc cũng như cuộc sống hằng ngày…Còn đối với những hộ dân đã biết chữ thì xã cũng cần có kế hoạch kết hợp các tổ chức hoặc xin cấp trên mở các lớp học ngắn ngày tại địa phương về một số nội dung cơ bản nhằm chuyển giao những kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cơ bản cho nhân dân. - Đối với các tổ chức hiêp hội: Cụ thể đối với ban kế hoạch hóa gia đình cần đẩy mạnh việc thuyên truyền giáo dục công tác kế hoạch hóa gia đình không sinh con thứ ba để nuôi dạy cho tốt, giành thời gian tập trung vào sản xuất, nâng cao đời sống gia đình, nhất là đối với những hộ gia đình là người đồng bào dân tộc thiểu ở thôn 6 và buôn Ja điều kiện kinh tế còn rất khó khăn. Vào những dịp lễ hội, các tổ chức này có thể kết hợp các tổ chức các trò chơi, các hoạt động giao lưu và có chế độ khen thưởng kịp thời để động viên tinh thần… - Đối với các hộ nông dân: cần phải đoàn kết chia sẽ và giúp đỡ nhau trong sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế, trao đổi và học hỏi những kinh nghiệm sản xuất mới, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi ngành sản xuất cho phù hợp để nâng cao năng suất. Đối với từng hộ nông dân, cần chăm lo sản xuất, chủ động lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp, tận dụng tốt những điều kiện sẵn có của gia đình. Các gia đình cần sinh đẻ có kế hoạch, quan tâm hơn nữa việc học tập của con em mình, phải cho con đi học mới có kiến thức để phát triển kinh tế một cách ổn định và bền vững nhất. Phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ những chủ trương chính sách, đường lối của đảng, nhà nước cũng như chính quyền địa phương nhằn góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của xã. Ở đây em cần phân biệt giữa giải pháp và các biện pháp kiến nghị nhé, giải pháp là theo ý kiến của bản thân dựa trên các lý giải, hạn chế tại địa phương Phần IV. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại địa bàn xã Hòa Sơn, tôi có một số kết luận sau: Nhìn chung so với khu vực Tây Nguyên, Hòa Sơn không có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, nhất là về đất đai. Đất không màu mỡ như nhiều vùng khác trong khu vực, không thích hợp cho trồng một sos loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su, chè…có hiệu quả sản xuất cao. Hiện nay đa số những người dân ở nơi đây sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với trình độ của người dân lao động thấp, với tỷ lệ người không biết chữ là 7,81% trong tổng số dân của xã, điều kiện sản xuất còn rất nhiều hạn chế. Chỉ có một phầm nhỏ trong tổng số lao động ở đây là những người công tác trong các bộ phận, cơ quan của nhà nước, hoặc kinh doanh các loại ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của người dân ở nơi đây mới có thu nhập ổn định, khá giả hơn và ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trên địa bàn xã có nhiều thành phần dân tộc nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm đa số.Đây là một trong những điều kiện hàng đầu của kết cấu dân số tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là tạo điều kiện để mọi người dễ dàng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc, những kiến thức mới mẽ, hiện đại có ích cho cuộc sống. Ngoài ra, đối với cơ cấu dân số theo giới tính, xã có tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam nhưng chênh lệch này là không lớn và gần như là cân bằng giữa hai giới. Cụ thể tỷ lệ nữ là 50,64% và tỷ lệ nam giới là 49,36% nên không gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Còn về cơ cấu dân tộc theo độ tuổi, xã có cơ cấu dân số trẻ mang đầy đủ những đặc điểm của kết cấu dân số trẻ như kết cấu chung của dân số nước ta hiện nay, số nười chưa đến độ tuổi lao ddoonhj chiếm tỷ lệ 65,31% đây là tỷ lệ tương đối cao. Trong tương lai không xa, những người trong độ tuổi này sẽ là lực lượng lao động chính, đây là một nguồn lao động dồi dào về số lượng, nhưng còn chất lượng cao hay không lại phụ thuộc vào chính bản thân của người lao động hiện nay và sự quan tâm chăm sóc của gia đình và xã hội. Với cuộc sống hiện nay, những người làm bố mẹ mà lo được cho tương lai sau này của con em minhf quả thật là khó do nhiều nguyên nhân như điều kiện gia đình còn hạn chế, nhận thức về tầm quan trọng về việc học của con em mình là còn hạn chế, nguồn lao động trong gia đình còn thiếu nên các em phải nghỉ học sớm để ở nhà phụ giúp gia đình. Đây là một bất cập của xã cũng như ở các vùng nông thôn nước ta vì vậy cần phải giải quyết và khắc phục nhanh chóng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong bài báo cáo thực tập tổng hợp này đã có sử dụng một số cuốn sách và bài giảng để làm tài liệu tham khảo như” Địa lý kinh tế xã hôi Việt Nam. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn phú. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004. Dân số môi trường tài nguyên. Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng. NXB Giáo Dục, 1998 Bài giảng Địa lý kinh tế Việt Nam, Đỗ Thi Nga, Đại Học Tây Nguyên, 2003. Bài giảng kinh tế hộ. TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm, Đại học Tây Nguyên. Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế. GS TS. Tô Dũng Tiến. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 2005. Bài giảng Kinh tế phát triển nông thôn. TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm. Đại học Tây Nguyên ,2004. Bài giảng Thống kê Kinh tế. Nguyễn Văn Hóa, Đại học Tây Nguyên. Bên cạnh đó còn có sự trợ giúp của google và một số tài liệu sách báo k khác. Xem lại cách viết tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 13.doc
Tài liệu liên quan