Đề tài Địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

MỤC LỤC Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài 2 .Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu . 4. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu 5. Bố cục của đề tài Phần nội dung Chương 1 ;Một số lý luận và các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam . 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm người nước ngoài 1.1.2.Khái niệm đầu tư trực tiếp 1.1.3. Địa vị pháp lý của người nước ngoài 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển chế định địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam . 1.3. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 1.3.1. Chính sách đầu tư và bảo đảm về vốn,tài sản. 1.3.2.Các quyền và nghĩa vụ cơ bản Chương 2; Thực tiển áp dụng và một số hướng giải pháp hoàn thiện. 2.1. Thực tiễn áp dụng những quy định về địa vị pháp lý 2.2. Thực trạng và hạn chế nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam . 2.3. Một số hướng giải pháp hoàn thiện . Phần kết luận 1.Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời đại ngày nay phát triển của nền kinh tế thế giới đã chiụ tác động của một loạt những xu thế mới , trong đó nổi bật lên là xu thế quốc tế hóa , toàn cầu hóa đời sống kinh thế giới và xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác với sự ưu tiên các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Với tốc độ phát triển như vũ bão, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển bình thường nếu không thiết lập các mối quan hệ quốc tế. Đặc biệt, hợp tác với nước ngoài. Đối với Việt Nam là một tất yếu ,bởi Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú va đa dạng với “rừng vàng biển bạc” ,đất đai màu mở, cùng với nguồn nhân lực dồn dào, giá nhân công rẻ, có tinh thần lao động cần cù ,sáng tạo nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả .Như vậy, Việt Nam có một nguồn nội lực không mấy quốc gia sánh kịp nhưng do hoàn cảnh chiến tranh ,đất nước phải gánh chịu nhiều tổn thất to lớn về vật chất lẩn tinh thần. Đặc biệt, sau chiến thắng vĩ đại năm 1975, phần lớn nhưng thất bại của nền kinh tế trong thời chiến đã bị xem nhẹ. Những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa và niềm tin tuyệt đối vào công nghiệp nặng là phương tiện đẩy mạnh nhịp độ phát triển đát nước theo bằng các nước tư bản đã làm cho nền kinh tế quốc dân phát triểnc chậm .Tại đại hội 4 của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện , có thể nói đây là một bước đột phá mới và cải cách lớn trong nền kinh tế quốc dân. Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng , không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là động lực phát triển quan hệ kinh tế ở nhiều lỉnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen , cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới .Đối với Viêt Nam, việc thu hút các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghiã hết sức quan trọng đối với công ngiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển cho nên kinh tế Việt Nam .Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 151( ngày7/11/2006) của tổ chức thương mại thế giới (WTO) .Đây chính là cơ hội Viêt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển tại Việt Nam.Tuy nhiên, trong những năm gần đây kinh tế toàn cầu suy thoái đã ành hưởng nhiều đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không thoát khỏi khó khăn này .Trong hoàn cảnh như vậy nước ta cần có những đường lối chính sách thiết thực để cải thiện tình hình, trước hết là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện.Với những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: Địa vị pháp lý người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thực sự cần thiết và bổ ích. 2. Đối tượng nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và giới hạn nên niên luận chỉ tập trung nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam về những quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng và gánh vác khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam .Trên cở sở đó đề ra phương hướng va giải pháp nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về “Địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam”. 3. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích.Bên cạnh, đó còn sử dụng một số phương pháp khác như:  Phương pháp đối chiếu  Phương pháp liệt kê  Phương pháp so sánh Các phưong này được sử dụng song song để đề tài mang tính khoa học hơn. 4. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu đề tài: Thông qua việc nghiên cứu đề tài có một ý nghĩa rất thiết thực ,đem lại cho ta một cái nhiền chung hơn, cụ thể hơn về các quy định pháp luật Việt Nam về “Địa vị pháp lý của ngừời nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ”. Đặc biệt, từ những quy định sẽ cho các nhà đầu tư xác định cho mình đâu là thuận lợi ,đâu là khó khăn trong quá trình đầu tư và phát triển. Riêng cá nhân tôi khi nghiên cứu đề tài này sẽ hiểu sâu hơn về lý luận và áp dụng lý luận đó cho thực tiển về sau.Tuy nhiên, do kiến thức hạn chế, nguồn tài liệu chính thống ít ỏi, đề tài được bản thân tìm hiểu, qua đó đưa ra nhưng đánh giá, nhận xét các vấn đề dưới góc độ ban đầu nên chắc rằng ván đề được nghiên cứu trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định và tính toàn diện của nó, mong rằng được sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên. 5.Bố cục của đề tài: Đề tài được trình bày trong hai chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Chương 2: Thực tiển áp dụng và một số giải pháp hoàn thiện.

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Việt Nam là một tất yếu ,bởi Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú va đa dạng với “rừng vàng biển bạc” ,đất đai màu mở, cùng với nguồn nhân lực dồn dào, giá nhân công rẻ, có tinh thần lao động cần cù ,sáng tạo nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả .Như vậy, Việt Nam có một nguồn nội lực không mấy quốc gia sánh kịp nhưng do hoàn cảnh chiến tranh ,đất nước phải gánh chịu nhiều tổn thất to lớn về vật chất lẩn tinh thần. Đặc biệt, sau chiến thắng vĩ đại năm 1975, phần lớn nhưng thất bại của nền kinh tế trong thời chiến đã bị xem nhẹ. Những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa và niềm tin tuyệt đối vào công nghiệp nặng là phương tiện đẩy mạnh nhịp độ phát triển đát nước theo bằng các nước tư bản đã làm cho nền kinh tế quốc dân phát triểnc chậm .Tại đại hội 4 của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện , có thể nói đây là một bước đột phá mới và cải cách lớn trong nền kinh tế quốc dân. Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng , không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là động lực phát triển quan hệ kinh tế ở nhiều lỉnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao…thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen , cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới .Đối với Viêt Nam, việc thu hút các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghiã hết sức quan trọng đối với công ngiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển cho nên kinh tế Việt Nam .Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 151( ngày7/11/2006) của tổ chức thương mại thế giới (WTO) .Đây chính là cơ hội Viêt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển tại Việt Nam.Tuy nhiên, trong những năm gần đây kinh tế toàn cầu suy thoái đã ành hưởng nhiều đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không thoát khỏi khó khăn này .Trong hoàn cảnh như vậy nước ta cần có những đường lối chính sách thiết thực để cải thiện tình hình, trước hết là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện.Với những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: Địa vị pháp lý người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thực sự cần thiết và bổ ích. 2. Đối tượng nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và giới hạn nên niên luận chỉ tập trung nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam về những quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng và gánh vác khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam .Trên cở sở đó đề ra phương hướng va giải pháp nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về “Địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam”. 3. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích.Bên cạnh, đó còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp đối chiếu Phương pháp liệt kê Phương pháp so sánh Các phưong này được sử dụng song song để đề tài mang tính khoa học hơn. 4. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu đề tài: Thông qua việc nghiên cứu đề tài có một ý nghĩa rất thiết thực ,đem lại cho ta một cái nhiền chung hơn, cụ thể hơn về các quy định pháp luật Việt Nam về “Địa vị pháp lý của ngừời nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ”. Đặc biệt, từ những quy định sẽ cho các nhà đầu tư xác định cho mình đâu là thuận lợi ,đâu là khó khăn trong quá trình đầu tư và phát triển. Riêng cá nhân tôi khi nghiên cứu đề tài này sẽ hiểu sâu hơn về lý luận và áp dụng lý luận đó cho thực tiển về sau.Tuy nhiên, do kiến thức hạn chế, nguồn tài liệu chính thống ít ỏi, đề tài được bản thân tìm hiểu, qua đó đưa ra nhưng đánh giá, nhận xét các vấn đề dưới góc độ ban đầu nên chắc rằng ván đề được nghiên cứu trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định và tính toàn diện của nó, mong rằng được sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên. 5.Bố cục của đề tài: Đề tài được trình bày trong hai chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Chương 2: Thực tiển áp dụng và một số giải pháp hoàn thiện. PHẦN NỘI DUNG Chuơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM. 1.1. Khái niệm: 1.1.1. Khái niệm người nước ngoài - Trong Quyết định số 122/CP ngày25/4/1977 của Hội Đồng Chính Phủ về chính sách của người nuớc ngoài cư trú làm ăn sinh sống ở Việt Nam quy định tại điều 1 như sau: “Người nước ngoài (gọi tắt là ngoại kiều) là những người cư trú và làm ăn sinh sống tại Việt Nam, có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch’’ - Theo Điều 1, Điêu 5 Luật quốc tich Việt Nam ngày 28/6/1988 - Điều 1 Pháp lệnh nhập cảnh và xuất cảnh, cư trú, đi lại của ngườì nước tại Việt Nan năm 1992. - Khoản 3, Điều 2 Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công nhân Việt Nam va người nước ngoài ngày 15/12/1993 thì: Người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam. Như vậy: + Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, vậy họ có thể là người có quốc tịch nước khác, một vài nước khác hoặc không mang quốc tịch của một nước nào. + Người nước ngoài có thể cư trú trên lảnh thổ Việt Nam cũng có thể cư trú ngoài lảnh thổ Việt Nam. Khái niệm người nước ngoài được hiểu theo nghĩa rộng trong một số văn bản pháp quy không chỉ dùng để chỉ thể nhân nước ngoài, đôi khi còn chỉ các quốc gia nước ngoài nữa. Người nước ngoài theo nghĩa hẹp chỉ dùng để hiểu đó là công nhân nước ngoài (hay thể nhân nước ngoài) hoặc thậm chí cả người không quốc tịch. Có thể nói cách hiểu như trên chỉ màng tính chất quy ước. Trong sự phat triển khách quan lịch sử của cộng đồng các quốc gia trên thế giới, công nhân nước này nước kia cùng chung sống trên lảnh thổ của một quốc gia do những nguyên nhân khác nhau đó là: - Do chiến tranh dẩn đến di cư ồ ạt. - Do việc chia tách lảnh thổ quốc gia. - Do hậu quả của thiên tai như;động đất,núi lửa… - Do thay đổi của chính trị, kinh tế. - Và cuối cùng là sự hợp tác kinh tế, khoa học kỷ thuật, giao lưu văn hóa giữa các nước. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu của thời đại ngày nay làm cho khoảng cách giữa các quốc gia rút ngắn, dân cư có sự giao thoa và các nguyên nhân khác nữa. Như vậy, việc nghiên cứu quy chế pháp lý của công nhân nước ngoài không thể không tìm hiểu khái niệm người nước ngoài đã được hình thành trong khoa học pháp lý ở nước ngoài và ở nước ta. 1.1.2. Khái niệm đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của Nhà nước, một hoạt động sản xuất - kinh doanh cơ bản của doanh ngiệp .Vì lỉnh vực này thể hiện định hướng kinh tế - chính trị của một đất nước có tác dụng đối với sự phát triển của Doanh nghiệp và của đất nước về mọi mặt kinh tế xã hội. Đối với Doanh nghiệp, đầu tư là một bộ phận quan trọng của chiến lược sản phẩm và chiến lược đổi mới công nghệ nói riêng là một công việc sống còn của nguời sản xuất kinh doanh. Vậy trước hết phải hiểu đầu tư là gì ? Có rất nhiêu khái niệm khác nhau về đầu tư: Theo quan điểm kinh tế, đầu tư là tạo một “vốn cố định” tham gia vào hoạt động Doanh nghiệp trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh nối tiếp. Đây là một vấn đề tích lũy các yếu tố vật chất chủ yếu về sản xuất hay kinh doanh. Theo quan điểm tài chính, đầu tư là làm bất động một số vốn rút ra tiền lải trong nhiều thời kỳ nối tiếp. Khái niệm này ngoài việc tạo ra “tài sản có” vật chất bao gồm các chỉ tiêu không tham gia Doanh nghiệp khi nghiên cứu đào tạo nhân viên “nắm bắt quyền tham gia”. Theo quan điểm kế toán, khái niệm đầu tư gắn liền với việc phân bố một khoản chi vào một trong các mục tiêu “bất đông sản”. Theo Khoản 1, Điều 3, Luật đầu tư 2005 quy định : “Đầu tư là việc nhà đầu tư bổ vốn bằng các tài sản hữu hình hoặc vô hình để thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Như vậy, đầu tư là các nhà đầu tư bỏ vốn, vốn có thể là tiền Việt Nam, tiền nước ngoài, giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật, thiết bị máy móc, và các công trình xây dựng, giá trị quyền sử dụng công nghiệp, bí quyết kỷ thuật ,quy trình công nghệ, dịch vụ, kỷ thuật và các hinh thức khác nữa để đầu tư vào một dự án nào đó. Theo khoản 3, Điều 3 Luật đầu tư 2005 thì: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” nó khác với hình thức đầu tư gián tiếp là hình thức thông qua mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đấu tư. Đầu tư tác động đến nhiều lỉnh vực khác nhau như cung , cầu, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm tăng khả năng khoa học kỷ thuật. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp: - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu nước ngoài. - Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư theo hợp đồng hợp tác - kinh doanh (hợp đồng BCC), hợp đồng xây dựng - kinh doanh (hợp đồng BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao(hợp đồng BTO), hợp đồng xây dựng chuyển giao (hợp đồng BT). - Đầu tư phát triển kinh doanh. - Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia hoạt động đầu tư. - Đầu tư việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp. - Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Hoạt động đầu tư trực tiếp cũng biếu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động liên doanh, công ty cổ phần, mở rộng, tăng cương năng lực sản xuất. Đầu tư trực tiếp có thể chia thành 2 nhóm là đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển. Đầu tư chuyển dịch là sự chuyển dịch vốn đầu tư tài sản từ người này sang người khác theo cơ chế thị trường của tài sản được chuyển dịch. Hay chínhà việc mua lại cổ phần trong Doanh nghiệp nào đó. Việc chuyển dịch nay không ảnh hưởng đến vốn của Doanh nghiệp nhưng có khả năng tạo ra một năng lực quản lý mới, như sản xuất mới. Tiến hành hóa các cổ phần hóa các Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay là một hình thức đầu tư chuyển dịch. Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu. Nguời có vốn đầu tư gắn liền với hoạt động kinh tế trong đầu tư. Hoạt động đầu tư trong trương hợp này nhằm nâng cao năng lực của cở sở sản xuất theo hướng số lượng và chất lượng, tạo ra năng lực mới. Đây là hình thức tái sản xuất mở rộng cũng là hình thức quan trọng tạo ra việc làm mới, sản phẩm mới và thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đầu tư phát triển, việc kết hợp đầu tư theo chiều sâu và chiều rộng là một vấn đề có ảnh hưởng lớn đên hiệu quả kinh tế đầu tư. Như vậy, có thể nói rằng đầu tư gián tiếp hay đầu tư chuyển dịch không tự nó vận động và tồn tại nếu như không có đầu tư phát triển. Nguợc lại, đầu tư phát triển có thể đạt được quy mô lớn nếu có sự hổ trợ của các hình thức đàu tư khác. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Chính phủ không áp đặt một hình thức đầu tư nào bắt buộc với mọi thành pàhn kinh tế, nhưng Nhà nước có sự can thiệp nhất định để đảm cho thi trường đầu tư phát triển thích hợp với tăng trưởng kinh tế. Còn đối với Doanh nghiệp luôn phải phấn đấu đạt được mục tiêu trong từng thời kỳ nhằm đạt được lợi ích cao nhất cho Donh nghiệp trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc quản lý đầu tư. 1.1.3. Địa vị pháp lý của người nước ngoài. 1.1.3.1. Cở sở pháp lý quy định địa vị pháp luật dân sự của người nước ngoài. ● Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và hành vi của người nước ngoài. Người nước ngoài là một trong những chủ thể cơ bản của tư pháp quốc tế . Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai thuộc tính cơ bản của của chủ thể pháp luật.Chính vì thế ,khi tìm hiểu địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam không thể bỏ qua việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong tư pháp quốc tế. Hiện nay, trong khoa học pháp lý của người Việt Nam cũng như một số nước năng lực pháp luật cá nhân là khả năng của người đó đựơc hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ mà theo pháp luật quy định.Còn năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của chính người đó bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Năng lực hành vi và năng lực pháp luật quy định quyền năng chủ thể của một thực thể khi đó tham gia vào mối quan hệ pháp luật nhất định. Nhưng trong thực tế pháp luật của các nước trên thế giới các khái niệm năng lưc pháp luật và năng lực hành vi được hiểu rất khác nhau và dẫn đến việc quy định trong pháp luật cũng khác nhau. Trong hệ thống pháp luật các nước Châu Âu lục địa, tiêu biểu có thể kể đến là nước Pháp thì hai khái niệm trên được hiểu là: Năng lực pháp luật nói chung (capacite’jouisance) và năng lực thực hiện nghĩa vụ ( capctice’de’xercese) .Theo hệ thống pháp luật Anh – Mĩ (Common law) thì năng lực chủ thể (capcity) bao gồm năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật dân sự của công nhân nước ngoài, pháp lụât của các nước thường quy định người nước có năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương công nhân sở tại. Còn giải quyết xung đột pháp luật về hành vi thì đại đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch (Lex pactriae) riêng hệ thống phấp luật Anh – Mĩ (commn law) lại áp dụng luật nơi cư trú (Lex domicilli). Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, Điều 761 Bộ luật dân sự năm 2005 về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài quy định: Năng lực pháp luật dân sự cá nhân là người nước quy định: Năng lực pháp luật cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật mà người đó có quốc tịch. Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 về năng lực hành vi dân sự là của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật mà người đó là công nhân, trừ trường hợp pháp luật nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam có quy định khác. Trong trường hợp người nước ngoài được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của ngưòi nướcc ngoài được xác lập theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. • Căn cứ pháp luật xây dựng chế định pháp lý dân sự cho người nước ngoài. Trong pháp luật phù thuộc vào quan hệ giữa các quốc gia và tùy thuộc vào từng lỉnh vực cụ thể, các quy định về địa vị pháp lý của người nứơc ngoài có thể xây dựng trên nguyên tắc và chế độ pháp lý như sau: - Chế độ đải ngộ như cônh dân (National Treatment). Chế độ này được thể hiện trong pháp luật quốc gia trên thế gới. Nội dung cơ bản của chế độ đải ngộ như công nhân được thể hiện như sau: Người nước ngoài được hưởng các quyền dân sư và lao động cũng như thực hiên các nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được trong tương lai. - Chế độ tối huệ quốc (Most the Favoued nation treatment). Nội dung cơ bản của chế độ này là: Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đó được hưởng và sẻ được hường trong tương lai. Đó là một chế độ pháp lý đặc biệt trọng trong lỉnh vực quan hệ kinh tế thương mại va hàng hải. - Chế độ đải ngộ đặc biệt. Thực chất của chế độ này thể hiện ở chổ là người nước ngoài thậm chí là pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đải đặc biệt hoặc các đặc quyền mà nước sở tại dành cho họ. - Chế độ có đi có lại. Chế độ này được thể hiện sự khách quan thực tại của thế giới ngày nay trong mối tương quan phụ thuộc lẩn nhau giữa các quốc gia. Nội dung của nó thể hiện ở chổ: Một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nươc đó đã dành và sẻ dành cho công nhân và pháp nhân của nước mình ở đó trên cở sở có đi có lại. - Chế độ báo phụ quốc. Chế độ này được áp dụng trên cở sở: Chế độ có đi có lại và cùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phụ” được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia. 1.1.3.2 . Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam. Điều 1 Quyết định 122/CP của Hội Đồng Chính phủ ban hành 25/4/1977 quy định: Người nước ngoài là người cư trú và làm ăn sing sống tai Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam.Như vậy, dấu hiệu quốc tịch là dấu hiệu cơ bản để phân biệt ai là người nươc ngoài ai là người Việt Nam. Trên cở sở thời hạn cư trứ mà pháp luật Việt Nam cũng như nhiều nước phân biệt người nưới ngoài thành hai loại: - Người nước ngoài tạm trú. - Người nước ngoài thường trú. Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong các vẳn bản pháp quy của Việt Nam cũng như các điều uớc quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 8 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam quy định: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam,được nhà nươc Việt Nam bảo hộ tính mạng ,tài sản và quyền lơị chính đáng theo pháp luật Việt Nam. Như vậy , địa vị pháp lý của người nước ngoài được pháp luật Việt Nam ghi nhận trên cở sở những quyền và nghĩa vụ cở bản của công nhân nước ngoài khi cư trú, làm ăn sinh sống trên lảnh thổ Việt Nam. Nhìn chung, về nguyên tắc địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam được quy đinh trên cở sở đải ngộ như công dân, trừ trường hợp mà pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia có quy định khác. Hiện nay, theo các văn bản hiện hành, người nước ngoài ở Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: + Quyền cư trú + Quyền hành nghề + Quyền sở hửu và thừa kế + Quyên học tập + Quyền tác giả và sở hửu công nghiệp + Quyền bảo vệ sức khỏe + Quyền tố tụng + Các quyền và nghĩa vụ trong lỉnh vực hôn nhân và gia đình. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển chế định địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tại đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam(12/1986)với đường lối đổi mới toàn diện, Đảng đả nhận rỏ nhữnhg sai lầm của mình trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức đa dạng dựa trên chế độ sở hửu toàn dân, sở hửu tập thể, sở hửu tư nhân. Nhà nước thực hiện chích sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư hợp tác kinh doanh với các nước trên thế giới. Vì thế đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tư duy kinh tế mới, ngày 29/12/1987 lần dầu tiên Quốc hội đả thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng trong khuyến khích các nhà đầu tư vào Việt nam nhằm thúc đẩy nền kinh tế Viêt Nam phát triển. Điều 1 Luật dầu tư nươc ngoài tại Việt Nam quy định: “Nhà nước CHXHCNVN khuyến khích khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cở cở tôn trọng độc lập chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng các bên cùng có lợi. Nhà nước CHXHCNVN bảo hộ quyền sở hửu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản cho các nhà đầu tư người nước ngoài”. Như vậy ,sau khi đề ra đường lối đổi mới phương hướng phát triển nền kinh tế thì địa vị của các nhà đầu tư nước ngoài đả được quan tâm, nhà nước khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Năm 1992 khi bản Hiến pháp mới của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 15/4/19992 thì địa vị pháp lý của nhà đầu tư một lần nữa được quy định cụ thể trong Hiến pháp. “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Bảo đảm quyền sở hửu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của tổ chúc, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hửu hóa”. Nhà nước chủ trương tăng tốc độ phát triển kinh tế nên nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn vượt quá nền nền kinh tế nước ta cho nên nhu cầu thu hút vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng. Nếu có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và dịch vụ ,không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà con giải quyết tình trạng thất nghiệp của người lao độnh đâng đè nặng lên nền kinh tế của đất nước.Với chủ trương thông qua đầu tư của các nước phát triển chúng ta có điều kiện tiếp nhận những thành tựu khoa học kỷ thuật tiên tiến của thế giới, nhờ đó ta có thể giảm bớt những khoảng cách tăng trưỏng so với các quốc gia phát triển trên thé giới. Chỉ dựa vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta mới đủ khả năng khai thác có hiệu quả những tiềm năng của đất nước nếu không có vốn đầu tư nước ngoài thì chúng ta có thể khó đưa vào khai thác và sử dụng tốt. Tuy nhiên, đối với đất nước đang có chuyển biến từ nền kinh tế tập trung thống nhất sang nền kinh tế thị trường thị những hạn chế trong một chích sách kinh tế mớ ilà điều không thể tránh khỏi.Cho nên,ngày 29/11/2005 Luật đầu tư qua 4 lần sửa đổi và bổ sung được Quốc hội thông qua .Luật đầu tư 2005 ra đời lần nữa khẳng định vị trí vai trò quan trọng của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vao Việt Nam.Điều 1 Luật đầu tư 2005 quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, khuyến khích và ưu đải các nhà đâu tư, lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam. Như vậy, qua các lần sửa đổi, cũng như để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đả có những quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng về điạ vị của nhà đầu tư nước ngoài khi trực tiếp vào Việt nam. Điều này được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp luật khác. 1.3. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. 1.3.1. Chính sách đầu tư và bảo đảmvề vốn,tài sản. Nhà nước có những chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể, bảo đảm môi trường đầu tư an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này được thể hiện: - Nhà đàu tư được đầu tư trong lỉnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm ,được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam .Điều 3 Luật đầu tư nước ngoài tai Việt Nam quy định: “Các nhà đàu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong các lỉnh vực của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước Việt Nan khyến khích các nhà đàu tư nuớc ngoài đàu tư vào các lỉnh vực sau đây: ● Lỉnh vực. + Sản xuất hàng xuất khẩu; + Nuôi ,trồng, chế biến, nông , lâm, thủy sản; + Sử dụng công nghệ cao, kỷ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đàu tư vào nghiên cứu và phat triển; + Sử dụng nhiều lao động, chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam + Xây dựng kết cấu hạ tầng và cở sở sản xuất công nghiệp quan trọng. ● Địa bàn. + Miền núi, vùng sâu, vùng xa; + Những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn…” - Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích và tạo điệu kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. - Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hửu tài sản, vốn đàu tư thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư, thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của hoạt động đầu tư. - Nhà nước cam kết thực hiện các điều ươc liên quan đến đầu tư mà Việt Nam là thành viên, khuyến khích và có chính sach ưu đải đầu tư đối với các lỉnh vực, địa bàn ưu đải đầu tư. Đối với vốn và tài sản đầu tư của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, Điều 6 Luật đầu tư quy định: “Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư không bị quốc hửu hóa không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.Trương hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quôc gia, Nhà nước trưng mua trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán và bồi thương theo giá thi trường tại thời điểm trưng mua trưng dụng”. Về quyền sở hửu trí tuệ, Điều 7 Luật đầu tư 2005 quy định: “Nhà nuớc bảo hộ quyền sở hửu trí tuệ , bảo đẩm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và sở hửu trí tuệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.” Nhà nước Việt Nam đả thực hiện những chính sách phù hợp với các quy đinh trong điều ước quốc tế mà nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài các quy định về: - Mở cửa thị trường đầu tư thích hợp với thị trương đả cam kết. - Không bắt buộc các nhà đầu tư phải thực hiện các yều cầu như: Ưu tiên mua sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước; xuát khẩu hàng hóa hoăc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị hàng hóa và dịch vụ hàng hóa xuất khẩu hoặc sản xuất; hoặc cung ứng trong nước; nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ và nguồn xuất khẩu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; đạt được tỷ lệ nội địa hóa trong hàng hóa sản xuất; đạt được một tỷ lệ nhất định trong hoạt động nghiên cứu trong nuớc; cung cấp một dịch vụ tại một địa điểm trong nước hoặc nước ngoài; đặt một trụ sở chính tại địa điểm cụ thể. - Nhà nước bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vôn s tài sản ra nước ngoài sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam các khoản như: Lợi nhuận thu được từ hoạt đông kinh doanh, những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỷ thuật, dịch vụ, sở hửu trí tuệ, tiền gốc và các khoản lải cho các khoản vay nước ngoài, vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư, các khoản tiền và các tài sản khác thuộc sở hửu hợp pháp của nhà đầu tư . Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do Nhà đàu tư lựa chọn. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về hoạt động ngoại hối. - Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước kiểm soát. - Pháp luật quy định tranh chấp liên quan đến hoạt đoọng đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo quy định của pháp luật. Được giải quyết theo những cơ quan tổ chức sau: + Tòa án Việt Nam + Trọng tài Việt Nam + Trọng Tài nước ngoài + Trọng tài quốc tế + Trọng tài do hai bên tranh chấp thỏa thuận Như vậy, cho thấy nhà nước Việt Nam đả tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đầu tư trực tiếp vào Việt Nam một cách dể dàng. Pháp luật đả quy định cụ thể những chính sách ưư đẩi đầu tư, các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư an toàn và phát triển .Luật đầu tư 2005 là một trong những văn bản pháp lý quan trọng trong việc đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 1.3.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Quyền: Các nhà đầu tưu nước ngoài khi đầu tư trực tiếp vào Việt nam được pháp luật Việt Nam quy định được hưởng các quyền sau đây: - Quyền tự chủ kinh doanh: Các nhà huy động vốn, địa bàn quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án. Đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành nghề thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đả đăng ký. - Quyền tiếp cận và sử dung vốn đầu tư. Khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài có địa vị bình đẳng so với các nhà đầu tư trong nước trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng,quỷ hổ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật. Thuê hoặc mua thiết bị máy móc ở trong nước hoặc ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. Họ có quyền thuê lao động trong nước , thuê lao động nước ngoài làm công việc quản lý, lao động kỷ thuật chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điếu ước quốc tế. - Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo ,tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đên hoạt động đầu tư. Trong quá trình đầu tư phát triển tại Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện các hoạt động xúc tiến kinh doanh bình đẳng như các nhà đầu tư nội địa. Họ có quyền trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hóa cho hoạt động đầu tư, trực tiếp hoặc hoạt động xuất khẩu hoăc ủy thác xuất khẩu và tiệu thụ sản phẩm. Quảng cáo tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình và trực tiếp ký hợp đồnh quảng cáo với tổ chức được quyền hoạt đông quảng cáo. - Quyền mua ngoại tệ. Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, được quyền kinh doanh ngoại tệ đẻ đáp ứng cho vảng lai, giao vốn và các giao dịch khác theo quy định khác của pháo luật về quản lý hoạt động ngoại hối . Chính phủ đảm bảo cân đối hoặc hổ trợ cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng trong lỉnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý nước thải. - Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư. Trong quá trình hoạt động đầu tư các nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư. Trường hợp chuyển nhưỏng có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế. Chính phủ quy định về điều kiện chuyển nhượng, điều chỉnh vốn, dự án đầu tư trong những trường hợp phải có quy định có điều kiện. Nhà đầu tư có dự án đàu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng, được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự theo quy định của pháp luật. - Các quyền khác của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam được hương các quyền ưu đải của pháp luật đầu tư tại Việt Nam và các quy đinh khác cua pháp luật có liên quan. Họ được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách đầu tư, các dử liệu nền kinh tế quốc dân của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư , góp ý kiến về pháp luật , chính sách liên quan đến đầu tư. Có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo quy định của pháp luật. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo tinh thần Luật đầu tư ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật đàu tư nước ngoài ngày 09/06/2000, Luật đầu tư 2005 thi địa vị pháp lý của người nuớc ngoài đầu tư vào Việt Nam đả được quy định cụ thể và dựa trên các chích sach mở cửa và hợp tác đầu tư.So với Luật đầu tư nuớc ngoài tại Việt Nam thì Luật đầu tư 2005 mở rộng hơn về quyền các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi, hành lang pháp lý thông thoáng để các nhà đầu tư đầu tư trưc tiếp vào Việt Nam nhằm thúc đẩy nền kinh tế phat triển. Có thể nói trong nững năm gần đây nhờ những chính sách pháp luật đung đắn nhà nước đã thu hút một số vốn khổng lồ từ những nhà đầu tư đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Nghĩa vụ. Nguời nước ngoài khi đầu tư trực tiếp vao Việt Nam phải thực hiên các nghĩa vụ sau: - Tuân thủ các quy đinh về pháp luật thủ tục đầu tư, thực hiện hoạt động đàu tư theo đúng nội dung đăng ký hoạt động đầu tư nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đàu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đâu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác nhận. - Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm soát và thống kê. - Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm, Lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm,b ảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động. - Thực hiệ quy định của pháp luật về môi trường. - Thực hiện các quy định khác theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG II THỰC TIỂN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN. 2.1.Thực tiển áp dụng những quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong hơn 17 năm qua, từ khi Luật đầu tư nước ngoài tai Việt Nam ra đời được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 thì đã có những nước tiến cở bản được thể hiện qua 3 giai đoạn sau: - Giai doạn thứ nhất: Từ năm 1988 đã tăng liên tục và đạt đỉnh cao nhất vào nam 1996, trong 9 năm đó đả có 1998 dự án với số vốn đằng ký đạt 30395 triệu USD chiếm 48,2% tổng số vốn đăng ký trong hơn 17 năm qua, bình quân một năm đạt 3377,2 triệu USD - Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1997 đến năm 2002, số vốn đăng ký mới và bổi sung gần như liên tục giảm sút,t rong 6 năm nay đã có 2695 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đằng ký mới và bổ sung đạt 10932,3 triệu USD, bình quân mỗi năm đạt 1822,1 triệu USD - Giai đoạn ba: Từ năm 2003 đến nay, số vốn đăng ký mới và bổ sung tăng liên tục ,trong giai đoạn này đả có 1890 dự án cấp phép mới,với tổng só vốn đằng ký và bổ sung đạt 10567,7 triêu USD, bằng 34,8% trong 9 năm đầu và đạt xấp xỉ bằng tổng số vốn trong 6 năm từ năm 1997 -2002, bình quân một năm đạt hơn 4 tỷ USD, cao nhất trong ba giai đoạn. Sự khởi sắc trong lỉnh đầu tư trực tiếp nươc ngoài tính từ cuối năm 2003 đến nay ,đặc biệt trong 7 tháng đấu được thể hiện ở nhiều mặt: - Tổng số vốn đăng ký mới trong 7 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 66,6%so với cùng kì năm trước cao hơn số cả năm của 8 năm(1988-2002). - Sự tăng lên của vốn đầu tư đạt được cả ở hai kênh.Tính từ đầu năm đến 20/7đả có 419 dự án được cấp phép với tổng số vôn đăng ký 2100 triệu USD,so với cùng kì năm trước tăng 16,7%về số dự án và tăng tới 118,2% về vốn đăng ký(7 tháng đầu năm 2004 có 359 dự án với số vốn đăng ký 962,5 triệu USD) Cũng trong thời gian này đả có 277 dự án đang hoạt động bổ sung vốn với tổng số vốn đăng ký thêm 1,12 tỷ USD, tăng 40,6% về số lượt dự án và tăng 13,1% về số vốn đăng ký bổ sungcủa những dự án đang hoạt động thì tổng số vốn đăng kí mới trong 7 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 3.2 tỉ USD , tăng 66.6% so cùng kì năm truớc. 2.2. Thực trạng và hạn chế nguồn vốn đầu tư trực tiếp nuớc ngoài FDI tại Việt Nam: Thực trạng: Trong những năm qua đầu tư trực tiếp nuớc ngoài FDI là một động lực quan trọng góp phần đáng kể vào tăng truởng kinh tế của Việt Nam. Năm 2008 mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn có bước tăng trưởng rất khả quan. Hết kỉ lục với hơn 60 tỉ USD vốn đăng kí và 11 tỉ USD vốn đã giải ngân. Tuy nhiên, thực trạng và triển vọng của nguồn vốn FDI vẫn là một vấn đề đáng bàn . Nhìn chung, đầu tư nước ngoài FDI ít rủi ro hơn các dòng vốn đầu tư gián tiếp như vốn vay nướcc ngoài và đầu tư chứng khoán đặc thù của nó là tính linh động không cao. Trong năm 2008 Việt Nam đã nhận được làn sóng các cam kết FDI ở mức kỉ lục cao nhất trong nhiều năm gần đây. Điều này giúp cho Việt Nam cân bằng khoản thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng đột biến trong năm nay, thúc đẩy tăng trưỏng và tạo thêm nhiều việc làm mới. Nếu khảo sát kĩ hơn con số 64 tỉ USD vón FDI đăng kí cấp mới năm 2008 , số vốn điều lệ của các dự án chỉ là 15429 tỉ USD, bằng khoảng 25.6%. Như vậy, phần vốn mà các nhà đầu tư nưóc ngoài dự định phải đi vay để tài trợ cho các dự án của mình chắc chắn sẽ là rất lớn điều này nảy sinh một mối quan hệ sẽ có những dự án mà các nhà đầu tư chỉ đăng kí và xin giấy phép cũng như cấp đất sau đó sẽ vay vốn của các tổ chức tài chính Việt Nam để thực hiện dư án. Nếu nhà đầu tư sau đó lẩn tránh hoặc không đủ “ lực” thực hiện dự án, thì hậu qua để lại cho các ngân hàng là rất nặng nề. Quan sát cơ cấu FDI trong năm 2008 chúng ta thấy nguồn vốn này tập trung rất lớn vào lỉnh vực bất động sản và đi vào những dự án lớn(với quy mô trên 1 tỷ USD).Citibank ước tính vốn FDI liên quan đến các dự án bất động sản là một thị trường nhảy cảm và hay biến động theo chu kỳ, cho nên bất đông sản hay đi vào các chu kỳ tăng nóng và giảm mạnh(cuối năm 2007 và năm 2008 điều này đả xảy ra).Cùng với sự đóng băng trên thị trường bất động sản được dự đoán trong năm 2009 chắc chắn nguồn vốn FDI năm nay chủ yếu là do việc cấp phép cho một dự án đại quy mô.Ghi nhận trong 7 tháng đầu năm 2008, có 8 dự án chiếm 75% tổng nguồn vốn FDI được đăng ký. Trong đó có 6 dự án đầu tư vào lỉnh vực bất động sản có quy mô rất lớn đó là: Dự án phát triển khu đô thị mới của Brunei ở Phú Yên, một khu phức tạp dân cư và đại học của Malaisia ở thành phố Hồ Chí Minh, hai khu nghỉ mát ở Bà Rịa-Vũng Tàu và một khu nghỉ mát ở Kiên Giang. Thực tế nguồn vốn FDI được giải ngân của Việt Nam năm 2009 phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thi các dự án này. Tuy nhiên, thực tiển trong thời gian qua về tiến trình giải ngân của các nhà đầu tư bất động sản lớn ở Việt Nam và các nơi khác trong khu vực cho thấy việc coi toàn bộ số vốn này sẻ được triển khai là quá lạc quan. Bên cạnh đó, với thực trạng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì khả năng của các dự àn trên bị đình hoản hoặc giảm bớt quy mô đầu tư là hoàn toàn có thể xảy ra.Do đó Việt Nam không thể chắc chắn rằng khi các dự án có được triển khai thì thực sự phải giải ngân nguồn vốn FDI ở quy mô lớn hay không. Như vậy, có thể sơ bộ kết luận nguồn vôn FDI của Việt Nam hiên nay đang thiếu một sự định hướng và điều tiêt mạnh mẻ từ Chính phủ. Việc thiếu các chính sách định hướng nguồn vốn FDI khiến cho các nguồn vay này không thể phát huy tối đa hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể khẳng định nguồn vốn FDI vẩn là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên, công tác quản lý và định hướng nguồn vốn này nhằm phát huy tối đa có hiệu quả của nó cũng như hạn chế các mặt tiêu cực đòi hỏi một chiến lược sáng suốt của chinh phủ Việt Nam. cầu. Những hạn chế: - Tính không ổn định của các cơ quan quản lí nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang là vấn đề nổi cộm. Do đó, Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong quản lí nhà nước về đầu tư nuớc ngoài nên trong quá trình điều hành còn nhiều lúng túng trong quản lí, thiếu chủ động và còn nặng nề sự vụ hành chính , nhiều cấp ngành địa phương ban hành nhiều văn bản pháp quy thiếu thống nhất, thậm chí còn văn bản dưói luật khó hiểu, trái luật tạo kẽ hở gây nhiều tiêu cực đáng tiếc. - Quản lí kinh tế có vốn đầu tư nứoc ngoài chủ yếu bắng văn bản pháp luật, trong khi hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu, mâu thuẫn lẫn nhau, thậm chí có vấn đề còn bỏ ngỏ. - Phạm vi quản lí của nhà nuớc đối vói doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài chủ yếu tập trung trong giai đoạn cấp phép, còn quản lí sau khi cấp phép đi vào hoat động bị coi nhẹ, thiếu quy định cụ thể vi phạm quản lí trong quá trình hoạt động, nên các cơ quan nhà nuớc không nắm sát tình trạng kinh doanh của khu vực này. - Tình trạng “phép vua thua lệ làng” ở một số đại phương.chỉ thấy lợi ích cục bộ của mình mà không thấy lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia.Chưa mở rộng các phương án góp vốn trong lien kết liên doanh, hợp tác kinh doanh với nước ngoài. - Chưa có chiến lược tổng thể và quy hoạch cụ thể về đầu tư nước ngoài gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, miền ;gắn đầu tư nước ngoài với chiến lược an ninh quốc phòng ,nhất là các khu nhạy cảm về bảo vệ an ninh quốc gia ở các độ thị và thành phố lớn trên phạm vị cả nước. - Một trong những hạn chế nữa của khu vực FDI là các doanh nghiệp có vốn FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các khu vực đô thị lớn mà chưa được phân bổ đều giữa các địa phương trong cả nước, điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi. Trong thời gian gần đây,tình trạng phân biệt đối xử như chế độ hai giá điện, nước, điện thoại chi phí cho cư trú đi lại còn cao hơn so với các ước trong khu vực làm cho môi trường đầu tư vào Việt Nam thiếu hấp dẩn(so với Trung Quốc chẳng hạn)đả được khắc phục dần, nhưng hiện tại các nhà đầu tư đang còn ca than nhiều về thủ tục hành chính không đáng có.Tuy nhiên, có cả nguyên nhân khách quan từ các nhà đầu tư, là bản thân là các nhà đầu tư kinh tế cũng đang chịu nạn lạm phát,họ khó khăn về vốn. Như vậy,qua thự tế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam những năm qua cho thấy rằng hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện và phat huy tối ưu hiệu quả.Tuy nhiên, vẩn còn tồn tại một số vấn đề. 2.2.Một số hướng giải pháp hoàn thiện. Để tạo những chuyển biến trong thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta cần xá định rõ tầm quan trọng lâu dài của FDI đối với sự phát triển kinh tế nước ta trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ đó có quyết tâm cao ,nhất quán, kiên trì trong chủ trương thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI một cách có hiệu quả bằng một số biện pháp sau: - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài như đơn giản hóa các hình thức và thủ rục cấp phép đầu tư. - Thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức vận động xúc tiến đầu tư.Các công trìng vận động xúc tiến đâu tư cần thực hiện theo ngành,địa phương,dự án cụ thể...Cần thu hút và sử dụng có lựa chọn nguồn FDI hơn là chạy theo số lượng, cần tính đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững cũng như đảm bảo về môi trường. Hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời gian gần đây, đặc biệt từ năm 2007, FDI hướng quá nhiều vào bất động sản, sân golf, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới bất ổn cho nền kinh tế. Thực tế khủng hoảng tài chính ở châu á và gần đây ở Mỹ đã chứng minh điều này. Cần tạo ra sự liên kết giữa khu vực FDI với các ngành sản xuất nội địa để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam có thể tự sản xuất được. Bên cạnh đó, cũng cần có định hướng về quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa phương để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư đã đổi mới về cả phương thức lẫn nâng cao chất lượng thông qua nhiều hoạt động, như triển khai thực hiện quyết định số 109/2007/QĐ- TTg, ngày 17/7/2007 của thủ tưóng chính phủ, về việc ban hànhquy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiên đầu tư quốc gia giai đoạn 2007 – 2010; thành lập nhóm hỗ trợ dư án tiềm năng qui mô lớn, ảnh hưởng lớn tới địa phương . ban hành danh mục dự án quốc gia kêu gọi FDI giai đoạn 2006 – 2010; xuất bản các tài liệu cập nhật... liên quan đến hoạt động FDI,; tổ chức nhiều hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nuớc, kết hợp các chuyến viếng thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao đoàn đa quốc gia nhằm thu hút các dự án lớn công nghệ cao... - Cần mở rộng đa phương hóa quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư thông qua hoạt động ngoại giao,các diển đàn hợp tác kinh tế..mục đích giúp Việt Nam là cửa ngỏ của các nhà đầu tư nước ngoài. - Tăng cừơng công tác nghiên cứu ,dự báo tình hình kinh tế,thị trường,tuyên truyền và quảng các về môi trương đầu tư nước ta để từ đó tạo cơ hội nắm bắt thông tin cho các nhà đầu tư dể dàng hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt chú trọng hình thành các khu công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao hiệu quả của khu vực FDI. Cần có giải pháp khuyến khích và thu hút FDI vào các địa phương trong cả nước, trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh của từng địa phương để hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp giảm sức ép quá tải về hạ tầng cho các đô thị. - Giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh của Việt Nam khi thu hút FDI. Nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, lợi thế ở nguồn nhân lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với trình độ công nghệ mới và hiện đại. FDI là một kênh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cần chủ động phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn sàng nắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao. Tuy nhiên,việc hoàn thiện về hệ thống pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài.Tính hấp dẩn của mọi quốc gia về lỉnh vực đầu tư trước hết là phải kể đến những điều ở luật,cùng với luật là các văn bản dưới luật cũng không kém phần quan trọng như việc góp vốn,thuê đát,tuyển dụng lao động,xuất khẩu hàng hóa...Do vậy các văn bản hướn dẩn cụ thể cần phải chi tiết dể hiểu.Để hoàn thiện môi trường đầu tư Chính phủ cần kiên quyết loại bỏ những quy địnhdo các ngành, địa phương ban hành với chính sách, chủ trương của Chính phủ, tránh tình trạng đầu một nơi đuôi một nẻo, nhằm tạo ra hệ thống pháp luật đầy đủ và thông suốt từ trung ương đến địa phương trong tiến trình đua đến để xây dựng một luật chung cho đâu tư trong nứoc cũng như nước ngoài,trước mắt để đảm bảo môi trường đầu tư có tính hấp dẩn và tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực, cần sửa đổi bổ sung một số điều của luật đâu tư nước ngoài hiện nay và các văn bản liên quan. Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong viẹc xây dựng hệ thống pháp luật háp dẩn,thông thoáng,rõ ràng,ổn địnhvà mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực bằng các biện pháp như: - Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý chung về kinh tế để tạo lập môi trường kinh doanh,ổn định,an toàn,bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài,đặc biệt là vấn đề thủ tục. Giao cho bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ,ngành,địa phương,ra soát các văn bản pháp quy có liên quan đến đầu tư trực tiếp nươc ngoài,kiến nghị bải bỏ nhưng văn bản những loại giấy phép không càn thiết Ngăn chặn xử lý nghiêm khắc các hiện tượng sách nhiểu cựa quyền.tiêu cực,và sự tắc trách trong công việc của cán bộ công quyền,lợi dung để tạo môi trường lành mạnh cho các chủ đầu tư nươc và trong nước. Xây dựng quy chế phù hợp với các Bộ,ngành,địa phương,trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài,xây dựng đề án về đăng ký cấp phép và đăng ký đầu tư. Từng bước mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư,từng bước thực hiện thí điểm cơ chế đầu tư. Có thể nói môi truờng kinh doanh và đầu tư – kinh doanh ở Việt Nam đã và đang đuợc tiếp tục cải thiện và đuợc quốc tế đánh giá cao bởi việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Chính sách phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lí hoạt động FDI về địa phương đã tạo thế chủ động và tích cực cho cơ quan quản lí đầu tư các cấp trong công tác quản lí FDI bằng nhiều biện pháp theo huớng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính chủ động sáng tạo và kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp. PHẦN KÊT LUẬN Thế kỉ 21 đã mở ra một thời kì phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hóa. Điều dó thúc đẩy các nước tích cực gia nhập các tổ chức quốc tế như : WTO ( tổ chức thương mại quốc tế), OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC ( diễn đàn hợp tác kihnh tế Châu Á thái bình dương)….. một loạt hợp tác, đối tác được kí kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kì mở cửa.đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai tro quan trọng thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nuớc của các nuớc đang phát triển, giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động. Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế- xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu huớng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và có vai trò to lớn đối với sự phát triển của kinh tế nước ta. Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sư dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở rộng ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới,nâng cao năng lực quản lí và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy trong những năm qua Đảng, nhà nước đã có những chính sách quan tâm thích đáng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam. Nói tóm lại,để có thể hội nhập vào nền kinh tế quốc tế có hiệu quả thì đòi hỏi Nhà nước, chính phủ và đặc biệt là các nhà đầu tư phải tư xác định được lợi thế và thách thức đối với chính mình. Nếu làm được tất cả những điều đó chúng ta có thể tin tuởng về sự thành công của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của các nhà đầu tư trực tiếp nuớc ngoài nói riêng trong tương lai không xa. Tài liệu tham khảo 1 .Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1992),Hiến pháp,Nhà xuất bản chính trị quốc gia,Hà Nội. 2. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005),Bộ luật dân sự,Nhà xuất bản chính trị quốc gia,Hà Nội. 3. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1987),Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam(qua các lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1990,1992 và 1996),Nhà xuất bản tư pháp,Hà Nội. 4. Hội Đồng Chính Phủ (1977) ,quyết định 122/CP ngày 24/4/1977. 5. Trường Đại Học Luật Hà Nội.Giáo trình tư pháp quốc tế,Nhà xuất bản tư pháp,Hà Nội. ♦ Wepsite: Htt://www.tailieu.vn Htt://www.Thôngtinphapluatdansu.wordpress.com.vn Htt://www.ThoibaokinhteSaiGon.vn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HUỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNIN LU7852N V360.doc
Tài liệu liên quan