Đề tài Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang

MỞ ĐẦU1. Mục đích Quản lý và kiểm soát chất thải nói chung đang là vấn đề bức xúc hiện nay không chỉ tại mỗi địa phương mà còn là vấn đề nổi cộm trên cả nước. Các vấn đề liên quan tới quản lý, thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt là một trong những vấn đề trọng điểm cần quan tâm hiện nay. Cùng với cả nước, tỉnh Hà Giang đang từng bước phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị xã đến các huyện lỵ và nông thôn; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp, các ngành khai thác khoáng sản. Đồng thời các ngành y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao ngày càng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ các ngành lại là một trong những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường do quá trình phát triển kinh tế chưa chú ý hoặc tìm cách né tránh chi phí dành cho bảo vệ môi trường. Để kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường một cách hợp lý nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường thực hiện báo cáo “Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang”. Báo cáo được xây dựng với mục tiêu trước mắt là đưa ra cái nhìn tổng thể, khái quát về hiện trạng chất thải sinh hoạt; thực trạng công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và mức độ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Đồng thời, đưa ra các biện pháp hạn chế, giảm thiểu lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa ra giải pháp quy hoạch, xây dựng các bãi chôn lấp phù hợp nhằm tăng hiệu quả thu gom và quản lý rác thải, đề xuất các dự án xử lý và tái chế rác thải. Đồng thời, đưa ra một số định hướng chủ yếu trong việc quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. 2. Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án- Hợp đồng số 2903/HĐ-TNMT ngày 29/3/2008 giữa Sở Tài nguyên và môi trường Hà Giang và Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường. - Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/12/2005. - Nghị định số 80/NĐCP được chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư số 3370/TT-MT ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hứơng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường. - Chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu Công nghiệp. - Quyết định số 86/1998/QĐ-BNN-BVTV ngày 24/06/1998 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ở Việt Nam. - Thông tư liên tịch số 1529/1998 ngày 17/10/1998 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đảm bảo môi trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu và xây dựng. - Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất hữu cơ gây ô nhiễm, khó phân huỷ. - Quy chế quản lý chất thải nguy hại, ban hành kèm theo quyết định số 155/1999 QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ. 3. Tổ chức thực hiện Báo cáo “Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang” do Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Giang chủ trì. Cơ quan tư vấn: Trung tâm Ứng dụng Công Nghệ Tài nguyên và Môi trường - Công ty Đo đạc ảnh Địa hình. 3. Phương pháp thực hiện*/ Phương pháp kế thừa Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh, các báo cáo khoa học về hiện trạng môi trường các nhà máy, xí nghiệp của các viện, các trung tâm nghiên cứu. Thu thập, phân tích các thông tin về hiện trạng môi trường các ngành. Thu thập số liệu các yếu tố và các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội tác động tới môi trường của tỉnh. */ Phương pháp phân tích tổng hợp hệ thống Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá các thông tin một cách toàn diện trên cùng một chuẩn mực. Sự đánh giá, so sánh có tính hệ thống và khoa học nhằm đảm bảo tính hợp lý trong so sánh và đánh giá hiện trạng. */ Phương pháp thống kê, điều tra thực dịa Các số liệu thống kê và điều tra thực địa sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp điều chỉnh lại các quy hoạch chưa phù hợp làm cơ sở dự báo chính xác xu thế diễn biến môi trường trong tương lai. */ Phương pháp chuyên gia Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tập hợp chuyên gia các lĩnh vực nhằm phân tích đánh giá số liệu, dữ liệu thu thập được góp phần xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp các chuyên viên trong các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là các nhà quản lý môi trường. Đặc biệt là sự đóng góp của các cố vấn PGS.TS Lưu Đức Hải. Chủ nhiệm Khoa môi trường - ĐH Khoa học Tự nhiên, PGS.TS Hoàng Xuân Cơ - Phó phòng khoa học - ĐHKHTN.

doc114 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65.094 71.360 78.228 11 Huyện Mèo Vạc 0,01975 64,500 67.073 73.963 81.562 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng công nghệ Tài nguyên và Môi trường Từ số liệu dự báo về tải lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Giang cũng như dự báo về dân số cho các năm dự báo, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ tài nguyên và Môi trường đã tính toán và đưa ra con số dự báo về tải lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư trên địa bàn 11 huyện, thị xã của tỉnh Hà Giang trong bảng 5.1d dưới đây (kết quả dự báo được thể hiện rõ hơn tại phụ lục 5 của báo cáo). Bảng 5.1d. Dự báo tải lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt TT Đơn vị Lượng CTR phát sinh (kg/ngày) 2008 2010 2015 2020 1 Thị xã Hà Giang 38.805 41.087,7 52.207 67.782 2 Huyện Vị Xuyên 42.455 46.462,08 56.742 71.472 3 Huyện Bắc Quang 54.756 60.798,6 72.367 83.983 4 Huyện Yên Minh 27.681 32.390,61 40.928 51.590 5 Huyện Quang Bình 22.674 26.317,8 31.597 38.921 6 Huyện Hoàng Su Phì 23.076 26.721,9 31.899 37.698 7 Huyện Xín Mần 21.828 25.465,5 30.964 37.272 8 Huyện Bắc Mê 15.357 17.214,38 22.066 26.539 9 Huyện Quản Bạ 15.107 17.029,7 22.136 26.996 10 Huyện Đồng Văn 20.072 22.782,9 28.544 35.203 11 Huyện Mèo Vạc 20.632 23.475,55 29.585 36.703 Tổng 302.443 339.746,7 419.033 514.158 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng công nghệ Tài nguyên và Môi trường Bảng số liệu trên phản ánh lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày theo từng địa bàn của tỉnh Hà Giang. Bảng 5.1e sau đưa ra con số tổng quan hơn về lượng chất thải rắn phát sinh trên từng địa bàn mỗi năm tại từng khu vực dân cư theo cấp huyện, thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Bảng 5.1e. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh TT Đơn vị Lượng CTR phát sinh (tấn/năm) 2008 2010 2015 2020 1 Thị xã Hà Giang 14.164 14.997 19.056 24.740 2 Huyện Vị Xuyên 15.496 16.959 20.711 26.087 3 Huyện Bắc Quang 19.986 22.191 26.414 30.654 4 Huyện Yên Minh 10.104 11.823 14.939 18.830 5 Huyện Quang Bình 8.276 9.606 11.533 14.206 6 Huyện Hoàng Su Phì 8.423 9.753 11.643 13.760 7 Huyện Xín Mần 7.967 9.295 11.302 13.604 8 Huyện Bắc Mê 5.605 6.283 8.054 9.687 9 Huyện Quản Bạ 5.514 6.216 8.080 9.854 10 Huyện Đồng Văn 7.326 8.316 10.419 12.849 11 Huyện Mèo Vạc 7.531 8.569 10.799 13.397 Tổng 110.392 124.008 152.948 187.668 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng công nghệ Tài nguyên và Môi trường Tính trên mỗi đơn vị diện tích (ha), lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi ngày tại từng huyện, thị của Hà Giang được thể hiện trong bảng 5.1f sau và thể hiện rõ hơn trên bản đồ tại phụ lục 7 của báo cáo. Bảng 5.1f. Lượng chất thải rắn phát sinh tính trên đơn vị diện tích TT Huyện (thị xã) Diện tích(ha) Lượng chất thải rắn phát sinh (kg/ha/ngày.đêm) 2008 2010 2015 2020 1 Thị xã Hà Giang 13.500 2,8744 3,0435 3,8672 5,0209 2 Huyện Vị Xuyên 110.095,60 0,3856 0,422 0,5154 0,6492 3 Huyện Bắc Quang 79.489,34 0,6888 0,7649 0,9104 1,0565 4 Huyện Yên Minh 150.069,9 0,1845 0,2158 0,2727 0,3438 5 Huyện Quang Bình 84.077,61 0,2697 0,313 0,3758 0,4629 6 Huyện Hoàng Su Phì 63.443,08 0,3637 0,4212 0,5028 0,5942 7 Huyện Xín Mần 58.267,77 0,3746 0,437 0,5314 0,6397 8 Huyện Bắc Mê 53.205,82 0,2886 0,3235 0,4147 0,4988 9 Huyện Quản Bạ 78.615,84 0,1922 0,2166 0,2816 0,3434 10 Huyện Đồng Văn 46.114,05 0,4353 0,4941 0,619 0,7634 11 Huyện Mèo Vạc 57.668,61 0,3578 0,4071 0,513 0,6364 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng công nghệ Tài nguyên và Môi trường Hình 5.1b. Biểu đồ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tính trên đơn vị diện tích tại các huyện (thị xã) tỉnh Hà Giang Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cao nhất là tại Thị xã Hà Giang và hai huyện Bắc Quang và Vị Xuyên. Trong khi đó, ngay tại thời điểm hiện tại thì các bãi chôn lấp rác thải tại trung tâm huyện của ba đơn vị này đều đang trong tình trạng quá tải. Tại thị xã Hà Giang, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tính trên đơn vị diện tích (ha) là cao nhất, gấp xấp xỉ 5 lần so với Bắc Quang, và trên 10 lần so với một số huyện còn lại. Chính vì vậy, trong thời gian sắp tới, các cơ quan có thẩm quyền cần có các biện pháp đầu tư hợp lý cho vấn đề này. Trước mắt, cần có biện pháp xử lý tốt các bãi rác đang sử dụng, nhanh chóng thực hiện quy hoạch các bãi rác phù hợp với điều kiện lượng rác thải rắn đang ngày càng gia tăng. Đối với các huyện còn lại, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tính trên địa bàn toàn huyện dao động trong khoảng từ 17.029,7 kg/ngày (tại huyện Quản Bạ) đến 32.390,61 kg/ngày (tại huyện Yên Minh). Tuy vậy, nếu không có các biện pháp quản lý tốt thì lượng chất thải rắn này sẽ tác động không nhỏ đến môi trường địa phương. Có thể thấy, việc quy hoạch xây dựng ngay các khu xử lý rác tập trung đối với từng địa phương hiện nay là việc làm cấp thiết. Tránh tình trạng để các địa điểm đổ thải hiện nay tiếp tục trở thành những điểm nóng về gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới tính tới việc thực hiện các biện pháp khắc phục, vừa tốn kém, vừa thiếu hiệu quả lại gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống. 5.2. Dự báo chất thải rắn khác 5.2.1. Chất thải rắn nông nghiệp Theo Định mức thải của Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam, chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp đối với lúa, màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày đến năm 2010 như sau: Bảng 5.2.1a. Dự báo chất thải rắn trong sản xuất thâm canh các loại cây trồng đến năm 2010 Định mức thải: tấn/ha Loại chất thải rắn Lúa 11.722 ha Màu lương thực: 23.000 ha Cây CN ngắn ngày: 86.870 ha Cây CN dài ngày và cây ăn quả: 39.030 ha Định mức Khối lượng Định mức Khối lượng Định mức Khối lượng Định mức Khối lượng Sinh khối thải của cây trồng 1,6 18775 1,72 39.560 0,92 79,920 0,02 780 Bao bì đựng phân bón 0,001 11,7 0,001 23,0 0,001 86,87 0,005 199 Bao bì đựng hoá chất BVTV 0,0007 8,7 0,0002 4,6 0,009 781 0,0009 359 Nguồn: TT tư vấn nghiên cứu đầu tư phát triển nông thôn Việt Nam Bên cạnh đó, chất thải rắn phát sinh trong nông nghiệp phát thải từ các ngành chăn nuôi, cũng theo định mức của TT tư vấn nghiên cứu đầu tư phát triển nông thôn Việt Nam, định mức thải chất thải rắn đối với các loại gia súc, gia cầm vào năm 2010 tại Hà Giang cụ thể như sau: Bảng 5.2.1b. Bảng dự báo chất thải chăn nuôi đến năm 2010 tại Hà Giang Loại gia súc, gia cầm Định mức thải (kg/con.ngày) Số lượng (con) Khối lượng chất thải (tấn/ngày) Trâu 7,36 180.000 1.328 Bò 6,13 100.000 613 Lợn 1,76 500.000 880 Gia cầm 0,029 3.000.000 81 Nguồn: TT tư vấn nghiên cứu đầu tư phát triển nông thôn Việt Nam 5.2.2. Chất thải rắn y tế Trên cơ sở dự báo phát triển ngành y tế với số lượng giường bệnh vào năm 2010, ta có thể đưa ra con số dự báo về lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh như sau: Đối với bệnh viện đa khoa tỉnh, dự báo định mức phát thải vào năm 2015 sẽ là 2kg/giường bệnh/ngày. Khi đó, tổng lượng phát thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh được thể hiện trong bảng 5.2.3a sau: Bảng 5.2.2a. Tổng lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh TT Tên cơ sở y tế Năm 2008 (Định mức 1,49 kg/giường bệnh/ngày) Dự kiến năm 2015 (Định mức 2 kg/giường bệnh/ngày) GB Khối lượng (kg/ngày) GB Khối lượng (kg/ngày) 1 Bệnh viện đa khoa tỉnh 350 521,5 400 800 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và môi trường Với bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực và trạm điều dưỡng, dự báo định mức phát thải chất thải rắn vào năm 2015 là 1,7kg/giường bệnh/ngày. Bảng 5.2.2b. Dự báo phát sinh chất thải rắn bệnh viện 2015 TT Tên cơ sở y tế Năm 2008 (Định mức 1,3 kg/giường bệnh/ngày) Dự kiến năm 2015 (Định mức 1,7 kg/giường bệnh/ngày) GB Khối lượng GB Khối lượng 1 Bệnh viện lao & phổi 50 65 70 119 2 Bệnh viện y học cổ truyền 50 65 70 119 3 Bệnh viện huyện 640 832 700 1.190 4 PK đa khoa khu vực (20 cơ sở) 200 260 250 425 6 Tổng 1.222 1.853 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và môi trường Đối với các trạm y tế xã, dự báo định mức phát thải chất thải rắn bệnh viện là 0,8 kg/giường bệnh/ngày. Như vậy, lượng phát sinh ước tính vào năm 2015 đối với các trạm y tế xã được thể hiện trong bảng sau: Bảng 5.2.2c. Dự báo phát sinh CTR bệnh viện tại các trạm y tế xã năm 2015 TT Tên cơ sở y tế Năm 2006 (Định mức 0,6 kg/giường bệnh/ngày) Dự kiến năm 2015 (Định mức 0,8 kg/giường bệnh/ngày) Giường bệnh Khối lượng Giường bệnh Khối lượng 1 Trạm y tế xã (175 trạm) 510 306 600 480 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và môi trường Qua tính toán, ước tính lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa và trạm điều dưỡng vào năm 2015 là 2.680 kg/ngày hay 978,2 tấn/năm và tại các trạm y tế xã là 720 kg/ngày hay 262,8 tấn/năm. Như vậy, ước tính tổng lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trên toàn địa bàn tỉnh Hà Giang vào năm 2015 sẽ là 1.241 tấn/năm. Đây là một con số tương đối lớn đối với một địa bàn như Hà Giang. Nếu không nhanh chóng đưa ra các giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề xử lý chất thải rắn bệnh viện nói chung, chất thải rắn y tế nguy hại nói riêng, thì đây sẽ là một nguồn gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. CHƯƠNG VI ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015 Chất thải rắn là vấn đề đang nổi cộm không chỉ ở Hà Giang mà là vấn đề lớn đối với tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 20 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 16 triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn này khiến cho lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng cao. Hiện tại, có rất nhiều biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đã và đang được áp dụng tại nhiều địa bàn trên cả nước cũng như các nước trên thế giới, tuỳ điều kiện cụ thể. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản lý môi trường về vấn đề chất thải rắn tại Hà Giang là cần phải lựa chọn được biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất, phù hợp với điều kiện của địa phương. 6.1. Đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn 61.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là một phương pháp phổ biến và đơn giản nhất, tuy nhiên có nhược điểm là khả năng tiềm tàng gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm, nước mặt, ô nhiễm đất, gây mùi khó chịu, mất mỹ quan sinh thái nếu việc thực hiện không tuân thủ đúng nguyên tắc và quy trình. Việc chôn lấp chất thải rắn tốn nhiều diện tích đất trong khi nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác ngày càng tăng. Hơn nữa các bãi chôn lấp cũng chỉ xử lý chất thải trong một thời gian ngắn từ 15- 20 năm. Ở các quốc gia đang phát triển, xử lý bằng nhiệt các chất thải hỗn hợp như chất thải đô thị không được ghi nhận là phổ biến và nhìn chung không được ủng hộ trừ khi thoả mãn được một số tiêu chí chủ chốt. Những tiêu chí này gồm đặc điểm của chất thải, khung thể chế, tính kinh tế và tài chính của thiết bị, chu trình dự án, vị trí đặt nhà máy, công nghệ xử lý bằng nhiệt, kiểm soát ô nhiễm không khí, vận hành và bảo dưỡng, những ảnh hưởng về môi trường và bệnh nghề nghiệp. Những vấn đề đáng lo ngại về công nghệ này là nhà máy thường xuyên phải đóng cửa do khí độc sinh ra từ việc đốt chất thải rắn đô thị có hàm lượng calo thấp. Hơn nữa, chi phí đầu tư và vận hành cho 1 tấn chất thải xử lý bằng công nghệ nhiệt cao hơn nhiều so với các công nghệ xử lý và chôn lấp chất thải rắn khác. Một số quốc gia công nghiệp dùng lợi nhuận có được từ việc bán năng lượng thu được từ công nghệ này, thường là hơi nước hoặc điện năng để bù đắp cho chi phí đầu tư và vận hành. Tuy nhiên, chất thải rắn đô thị ở nhiều quốc gia đang phát triển có hàm lượng calo thấp do độ ẩm cao. Vì thế, cần nhiều nhiên liệu mới có thể đốt những chất thải này một cách triệt để, trong trường hợp này, thiết bị xử lý nhiệt trở thành một thiết bị tiêu thụ năng lượng hơn là thiết bị tạo năng lượng. Do vậy, công nghệ xử lý bằng nhiệt không phải là giải pháp hợp lý cho chất thất rắn đô thị tại thành phố, thị xã…trong thời gian ngắn đến trung hạn. Nghiên cứu số liệu về đặc trưng của chất thải tại địa bàn đô thị và các vùng nông thôn Hà Giang cho thấy có một tỷ lệ lớn khối lượng chất thải rắn có khả năng phân huỷ sinh học và như vậy phù hợp với công nghệ xử lý chất thải sinh học. Tuy nhiên, khả năng bền vững về tài chính của công nghệ này không lớn, hơn nữa công nghệ này chỉ xử lý được chất thải hữu cơ phân huỷ nhanh, các chất thải còn lại vẫn phải chôn lấp và như vậy vẫn cần một quỹ đất để phục vụ cho mục đích xử lý chất thải rắn. Từ những vấn đề trên, nhận thấy rằng, để xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Hà Giang cần phải lựa chọn phương án xử lý hợp lý, vừa phù hợp với thành phần tính chất rác thải tại khu vực đó, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cũng như những điều kiện có sẵn tại địa phương. Qua nghiên cứu các công nghệ xử lý rác thải đã nêu cho thấy, đối với những địa bàn của Hà Giang có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh với số lượng lớn thì lựa chọn phương án xử lý chất thải sinh hoạt bằng bãi chôn lấp hợp vệ sinh có kết hợp chế biến phân compost theo phương pháp ủ kỵ khí là phù hợp nhất. Đối với các địa bàn còn lại, có thể xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. */ Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Là phương pháp phổ biến được dùng hầu hết ở tất cả các quốc gia. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thực chất là lưu giữ chất thải trong một bãi đất và có lớp phủ lên trên bề mặt chất thải Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axít hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4. Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu huỷ sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân huỷ chất thải khi chôn lấp. Chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất, được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh được lựa chọn là chôn lấp theo kiểu lấp dần. Rác được đổ xuống các rãnh, khi lớp rác dày khoảng 2m thì được phủ một lớp đất (khoảng 20cm). Sơ đồ tóm tắt quy trình chôn lấp rác được thể hiện trong sơ đồ sau: Xử lý nước rỉ rác và khí thải Chuẩn bị mặt bằng Đào rãnh Xử lý nền đáy Xuống rác San ủi, nén và xuống rác tiếp tục Phủ sơ bộ Xử lý lớp phủ lần cuối Giám sát quan trắc môi trường Hình 6.1.1a. Quy trình chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Bãi chôn lấp chất thải rắn có những ưu nhược điểm như sau: + Ưu điểm: Ở những đô thị có quỹ đất dự trữ rộng, bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường là phương án kinh tế nhất cho việc đổ bỏ chất thải. Chi phí ban đầu và chi phí vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh thấp so với các phương án khác. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh linh hoạt trong việc sử dụng, khi khối lượng rác tăng ta có thể tăng cường thêm nhân công và thiết bị cơ giới, trong khi các phương án khác phải mở rộng quy mô công nghệ để tăng công suất. Các bãi rác sau khi chôn lấp có thể xây dựng chúng thành công viên, thành sân golf, sân vận động hay các công trình công cộng khác. - Giá thành đầu tư và chi phí vận chuyển thấp hơn các phương pháp khác. - Xử lý được nhiều loại chất thải khác nhau. + Nhược điểm: - Tốn nhiều diện tích đất. - Sinh ra khí CO2, CH4... Các loại khí này đều gây ra hiện tượng nóng lên của trái đất. - Nếu bãi chôn lấp không được thiết kế và vận hành tốt, nó sẽ làm ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, ô nhiễm đất. - Gây mùi khó chịu cho khu vực xung quanh… - Các lớp đất phủ hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa. */ Ủ phân compost Phương pháp này sử dụng vi sinh vật để phân giải các hợp chất hữu cơ có trong rác thải ở nhiệt độ thích hợp thành các chất mùn. Ngoài ủ tự nhiên trên đất, chế biến phân compost còn được thực hiện ở quy mô công nghiệp bằng việc ủ chất thải rắn (sau khi phân loại) trong các “trống” xoay ở nhiệt độ 50-60oC trong một thời gian phù hợp. Do vậy, thời gian tạo phân được rút ngắn, chất lượng phân đồng nhất a. Sản xuất phân compost bằng phương pháp hiếu khí: Hình 6.1.1b. Sơ đồ công nghệ sản xuât phân compost bằng phương pháp hiếu khí Sử dụng các chủng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy rác, yêu cầu quan trọng của công nghệ này là không khí của quy trình xử lý phải đạt mức điều hòa đáng kể. Ưu điểm : Giảm khối lượng rác cần chôn lấp, giảm diện tích đất chôn lấp Kiểm xoát được mùi hôi từ rác Quy trình xử lý linh hoạt, dễ kiểm xoát Thu được sản phẩm là phân hữu cơ tốt cho nông nghiệp Nhược điểm : Yêu cầu đầu tư quy trình hoàn chỉnh, bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, do đó chi phí cao Chi phí vận hành cao, bão dưỡng thiết bị cao Yêu cầu công nhân có trình độ chuyên môn Thiết bị nhanh hưu hỏng Sản xuất phân compost bằng phương pháp kỵ khí Hình 6.1.1c. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân compost bằng phương pháp kỵ khí Ưu điểm: Giảm khối lượng rác cần chôn lấp, giảm diện tích đất chôn lấp Kiểm xoát được mùi hôi từ rác Kiểm xoát được nước thải và khí thải Tạo ra điện : 32KWh/tấn Thu được sản phẩm là phân hữu cơ tốt cho nông nghiệp Nhược điểm: Yêu cầu đầu tư quy trình hoàn chỉnh, bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, do đó chi phí cao Chi phí vận hành cao, bảo dưỡng thiết bị cao Yêu cầu công nhân có trình độ chuyên môn Chỉ áp dụng cho quy mô lớn ( 150 tấn/ngày) Hai phương pháp phổ biến trong việc làm phân vi sinh là phương pháp hiếu khí và yếm khí. Nhìn chung hoạt động của quá trình yếm khí phức tạp hơn nhiều quá trình hiếu khí, tuy nhiên quá trình phân huỷ yếm khí thuận lợi hơn về việc thu hồi năng lượng dưới dạng khí mê tan. Cả hai quá trình đều tạo ra một thứ đất mùn có thể làm tăng chất dinh dưỡng cho đất. Thị trường tiêu thụ phân hữu cơ vi sinh là nông, lâm nghiệp, cây cảnh, vườn hoa, công viên. Rác thải nhựa, chất dẻo thu được trong quá trình phân loại rác (khoảng 5%) được tận dụng. Chất thải trơ còn lại của quá trình tái chế, một phần được chôn lấp, phần còn lại được đốt trong lò đốt. Sử dụng phương pháp này sẽ loại trừ được trên 50% lượng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tiết kiệm đất cho chôn lấp chất thải. Bên cạnh đó, phân loại rác thải có thể tái chế, tái sử dụng như kim loại, thuỷ tinh, nhựa, giấy… 6.1.2. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại Phương pháp hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại là dùng lò đốt chuyên dụng. Trong suốt hơn hai thập kỷ qua, đã có rất nhiều nhà sản xuất lò đốt chất thải rắn y tế. Mỗi nhà sản xuất có thiết kế riêng cho lò đốt của họ nhưng về cơ bản đều chung một nguyên lý như nhau. Một số đã chế tạo để đốt tất cả các loại rác thải y tế trong modul để kiểm soát nguồn không khí, trong khi những nhà sản xuất khác lại thiết kế hệ thống buồng khí đốt đa năng chỉ dùng để đốt các rác thải có chứa vi sinh gây bệnh. Một số lò đốt vận hành nhiệt độ kiểu thủ công và một số loại khác thì vận hành tự động. Tuy nhiên, đối với bất kỳ loại lò đốt có kích thước, thiết kế hoặc hệ thống điều khiển ra sao thì người vận hành cũng phải nắm rõ các thông số vận hành. Do đó, khi lắp đặt, xây dựng các hệ thống lò đốt, yêu cầu phải có sự chuyển giao công nghệ và đào tạo bài bản đối với cán bộ chuyên trách vận hành lò đốt tại đơn vị. Phương pháp xử lý chất thải rắn được áp dụng chung cho tất cả các bệnh viện và cơ sở y tế tại Hà Giang như sau: Rác thải sẽ được phân loại ngay tại đầu nguồn thải gồm hai dạng: rác thải sinh hoạt và rác thải y tế nguy hại. Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom riêng và vận chuyển đến bãi rác của các địa phương để xử lý theo phương thức chôn lấp hợp vệ sinh. Rác thải y tế nguy hại sẽ được thu gom riêng và tập trung để tiêu huỷ bằng lò thiêu chuyên dụng đảm bảo tiêu chuẩn quy định. */ Nguyên lý hoạt động của buồng đốt như sau: Khí sạch Nước + hoá chất tuần hoàn Không khí nóng Rác thải y tế Trao đổi nhiệt Hệ thống xử lý xyclon-hấp thụ Buồng đốt sơ cấp Buồng đốt thứ cấp Khói Nhiên liệu Nhiên liệu Không khí Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý Hình 6.1.2. Nguyên lý hoạt động của buồng đốt chất thải rắn y tế */ Thuyết minh sơ đồ hoạt động: Chất thải rắn được đưa vào buồng đốt sơ cấp duy trì ở nhiệt độ khoảng 800oC. Không khí được cấp liên tục cho quá trình đốt tiêu huỷ rác. Khói bốc lên từ buồng đốt sơ cấp (sản phẩm cháy chưa hoàn toàn, chưa nhiều bụi và các chất độc hại) được hoà trộn với không khí theo nguyên lý vòng xoáy và được đưa tiếp và buồng đốt thứ cấp. Ở buồng đốt thứ cấp, các sản phẩm cháy chưa hoàn toàn (chứa cả DIOXIN và FURAN) tiếp tục được phân huỷ và đốt cháy ở nhiệt độ cao khoảng 1.200oC với thời gian lưu cháy lớn 1,5-2 giây. Khói từ buồng đốt thứ cấp được đưa qua hệ thống xử lý khí thải để loại trừ bụi, kim loại nặng và các thành phần khí gây ô nhiễm môi trường như: NOx, SOx, HCl, HF… Hệ thống xử lý khí thải kết hợp với trao đổi nhiệt loại trừ triệt để bụi, kim loại nặng và các khí độc hại, làm lạnh nhanh khí thải xuống dưới 200oC tránh tái lập DIOXIN, đồng thời nung nóng không khí cấp cho lò đốt nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu. Khói thải sau khi xử lý không màu, không mùi, không gây ô nhiễm môi trường, đạt tiêu chuẩn TCVN 6560 – 1999. Nước thải từ hệ thống hấp thụ sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện để tiếp tục xử lý. 6.2. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường Hà Giang đối với CTR Các nội dung chính trong việc định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường đối với việc thu gom, xử lý chất thải rắn tại Hà Giang bao gồm: - Quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho thị xã Hà Giang, đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn tổ 2 phường Minh Khai Chuẩn bị cơ sở tiến tới tái chế chất thải rắn làm phân bón và thu hồi các sản phẩm khác từ rác. Phân loại chất thải nguy hại tại nguồn, bước đầu phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ các đô thị. Tiến tới xây dựng các khu xử lý rác thải công nghiệp tập trung. Quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho các huyện, thị trấn, đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn chưa đạt tiêu chuẩn, bãi rác không hợp vệ sinh. 6.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý và đầu tư thiết bị thu gom */ Đổi mới cơ chế quản lý Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang phối hợp với UBND các phường lập kế hoạch trong việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp. Hướng dẫn chuyên môn cho tổ vệ sinh môi trường tại các phường. Thành lập thêm các tổ vệ sinh dân lập tại các xã thuộc các huyện, lỵ còn lại. Thường xuyên kiểm tra, quản lý chất lượng vệ sinh. Căn cứ trên tổng khối lượng rác thu gom được tại từng tổ vệ sinh môi trường hoặc đơn vị thu gom để thanh toán kinh phí công tác vệ sinh môi trường. Thống nhất vị trí tập kết rác, điểm đặt container và các dụng cụ chứa chất thải khác. Định kỳ vận chuyển khối lượng chất thải thu gom được về các bãi chôn lấp. “Xã hội hoá” công tác thu gom phế thải sẽ đảm bảo vệ sinh ngõ xóm, những nơi xe gom (phương tiện của Công ty Môi trường và Công trình đô thị), không thể vào thu chất thải được. Phát triển phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm ở khâu thu gom chất thải bước một, về các điểm tập kết, để từ đó Công ty Môi trường và công trình đô thị chuyển về địa điểm xử lý cuối cùng. Thí điểm tư nhân hoá và cổ phần hoá một số khâu trong việc xử lý chất thải tại thị xã. UBND tỉnh cũng cần phân định rõ phạm vi, nhiệm vụ mà các công ty, các xí nghiệp, các cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh môi trường đô thị để tránh việc chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm. Các đơn vị sản xuất có trách nhiệm ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải; nếu đơn vị nào tự vận chuyển đến nơi xử lý thì chỉ phải trả chi phí xử lý chất thải. Đồng thời, nhà nước có quy định chặt chẽ việc nhập công nghệ, trang thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp phải đảm bảo công nghệ sạch, thiết bị tiên tiến, giảm thiểu chất thải, hạn chế nhất việc ô nhiễm môi trường. */ Đầu tư thiết bị thu gom Từng bước thực hiện cơ giới hoá công tác thu gom, vận chuyển chất thải, xoá bỏ toàn bộ chân các điểm tập kết chất thải trên mặt đường tại địa bàn phường thay thế bằng các loại phương tiện và thiết bị chuyên dùng. Tổ chức đầu tư, đặt các thùng rác nhỏ, trên các tuyến phố chính nhằm thu rác vụn của khách vãng lai và của các hộ dân. Các thùng rác này được bố trí rải rác hai bên hè phố với khoảng cách khoảng 100m/thùng. Sử dụng các loại thùng chứa rác dung tích 100 lít có bánh xe đẩy, đặt tại các điểm dân cư có hè phố rộng, kết hợp với loại xe cẩu chuyên dùng, dễ dịch chuyển thùng cẩu khi thu gom chất thải để giảm sức lao động của công nhân. Tại các khu tập thể đông dân cư, trung tâm thương mại, dịch vụ có thể sử dụng các loại thùng rác từ 6-10 m3 (các thùng container) và sử dụng xe kéo container loại lớn để vận chuyển. Nghiên cứu, cải tiến, tiêu chuẩn hoá dụng cụ chứa chất thải tại các hộ gia đình nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh và tiện cho việc thu gom, phân loại tại nguồn. Hướng tới mục tiêu sử dụng các loại túi nilon tái chế để thu gom và phân loại rác ngay tại mỗi hộ gia đình. Với các ngõ hẹp hoặc các ngõ xóm, nên đầu tư các loại xe chuyên chở loại nhỏ (trọng tải 1,5-2,5 tấn) để đi thu gom rác, phế thải xây dựng. Tại các khu dân cư, các ngõ xóm vẫn sử dụng bể chứa rác, cần thay thế ngay các bể chứa đó bằng các thùng container đựng rác loại 3-3,5m3 có nắp đậy. Sử dụng các xe quét hút và tưới nước rửa đường để duy trì chống bụi trên các tuyến phố chính đồng thời giúp làm sạch lá cây trên mặt đường trong mùa lá rụng. Đối với việc nạo hút bùn các công trình vệ sinh: Đầu tư các phương tiện hút bùn hiện đại, thường xuyên nạo hút để tránh ùn tắc hệ thống cống rãnh. 6.2.2. Giảm thiểu nồng độ bụi Hà Giang cần được đầu tư hệ thống xe tưới nước rửa đường cỡ nhỏ (loại 2m3) nước để tổ chức rửa hè đường tại các phố có mặt hè rộng 6-10m. Trước mắt có thể tận dụng nước hồ để cấp nước tưới nước rửa đường. Về lâu dài, trên địa bàn thị xã cần có mạng lưới đường ống cấp nước thô, một phần sử dụng cho tưới nước rửa đường, một phần phục cụ cho công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thị xã. Với những hệ thống họng nước này, công ty sẽ giảm được nhiên liệu do bớt được quãng đường xe chạy không tải về điểm lấy nước ở xa. Bổ sung thêm hệ thống xe chuyên dùng quyét hút bụi tại các tuyến phố chính, khu vực đô thị. Cấm các xe tải liên tỉnh không có giấy phép đi sâu vào trong nội thị; Các xe tải chở vật liệu rời phải che chắn kín, bãi khai thác phải có dàn phun mưa cho từng xe chở cát để hạn chế cát bay rơi vãi trên đường. Hàng ngày, phải có kế hoạch tưới nước rửa đường, quét hút bụi. Các công trình xây dựng phải che chắn kín. Các công trình được phép xây dựng phải ký quỹ bằng tiền để dọn phế thải (Giá trị công trình trên 100 triệu đồng, ký quỹ 1%, dưới 100 triệu đồng ký quỹ 2%). Nếu để vật liệu và phế thải xây dựng bừa bãi, công ty môi trường và công trình đô thị và Đội quy tắc của Sở Xây dựng hoặc Công an phường lập biên bản phạt chủ công trình và dùng tiền ký quỹ thanh toan tiền thu dọn. Xây dựng xong công trình, nếu làm tốt sẽ được trả lại tiền ký quỹ. Cây xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà không khí, tránh và hạn chế bức xạ mặt trời, làm hàng rào chắn bụi. Thị xã Hà Giang có tỷ lệ cây xanh tương đối cao, tuy nhiên còn nhiều nơi chưa có quy hoạch hợp lý. Cần quy hoạch và trồng bổ sung cây xanh và các loại cây mới một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng. Đối với các dải cây xanh trên đường phố cần lưu ý việc lựa chọn các giống cây xanh phù hợp với điều kiện khí hậu của thành phố; lựa chọn các loại cây tán rộng và không vươn cao để trồng ở các khu phố mới và các trục đường phố chính. Phát động toàn dân thi đua trồng và bảo vệ cây; có kế hoạch giao khoán trách nhiệm cho từng hộ dân phố bảo vệ và chăm sóc cây xanh quanh khu nhà ở. Khi quy hoạch các khu công sở, các đường lộ mới mở phải chú trọng tới việc trồng cây cũng như quan tâm tới thảm thực vật, để đảm bảo cân bằng sinh thái trong khu vực. Quy hoạch các khu công viên và khu vui chơi giải trí cho nhân dân và người lao động. 6.2.3. Hoàn thiện quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung tại thị xã Hà Giang Đối với thị xã Hà Giang, số liệu điều tra, phân tích thực tế cho thấy: đây là địa bàn có lượng chất thải rắn phát sinh trung bình trên đầu người cao nhất toàn tỉnh. Thêm vào đó, từ số liệu hiện trạng cũng cho thấy, đây là địa bàn có tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt lớn nhất trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trong khi đó, bãi rác thải hiện nay tại thị xã Hà Giang được xây dựng từ năm 1999 với diện tích gần 2 ha tại tổ 2 phường Minh Khai, cách trung tâm thị xã 3 km được xây dựng theo công nghệ Nhật Bản, hiện nay đã quá tải. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh chóng. Lượng rác thải tại bãi đã quá lớn, thậm chí, bãi không đủ sức chứa đơn thuần, chưa nói tới việc xử lý và xử lý triệt để. Ruồi nhặng và côn trùng phát triển quá mức gây ảnh hưởng lớn tới toàn khu vực bãi. Nước rác chảy thẳng xuống khe suối dưới thung lũng với mùi hôi nồng nặc, gây ô nhiễm tới môi trường đất, nước và không khí xung quanh khu vực bãi rác. Trong thời gian trước mắt, việc nhanh chóng triển khai xử lý bãi rác này là một trong những vấn đề bức xúc hàng đầu cần được ưu tiên thực hiện nhằm đảm bảo một môi trường sống không ô nhiễm. Đối với việc xử lý bãi rác quá tải, có thể đưa ra 2 phương án xử lý bao gồm: Phương án thứ nhất: Nếu vị trí hiện nay không còn diện tích để cải tạo và mở rộng. Năm 2009-2010 cần nhanh chóng hoàn tất các khâu để đóng cửa bãi rác. Đồng thời, lập dự án đầu tư khu xử lý chất thải tập trung mới có sức chứa tới năm 2020. Phương án thứ 2: Lập dự án đầu tư mở rộng bãi rác hiện có đủ khả năng chứa, xử lý rác đến năm 2020. Cụ thể, với bãi rác thị xã Hà Giang, UBND tỉnh đã cùng với các cấp quản lý có liên quan lựa chọn phương án thứ nhất. Bãi xử lý rác mới được lựa chọn địa điểm xây dựng tại xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên với diện tích 4ha và công suất xử lý dự kiến là 100 tấn/ngày đêm. 6.2.4. Chương trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu vực công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ: Từng bước hình thành hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tại Hà Giang, biên bản lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh trên địa bàn các huyện đã được tiến hành ký kết giữa các ngành chức năng. Do đó, công việc tiếp theo cần được tiến hành ngay là việc lập dự án xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh có sức chứa đến năm 2020. Đối với các huyện, trong giai đoạn trước mắt, ưu tiên việc xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho hai huyện Vị Xuyên và Bắc Quang. Số liệu hiện trạng cho thấy, so sánh giữa các huyện còn lại thì đây là hai huyện có tổng lượng phát thải nhiều nhất. Hiện tại, hai huyện này cũng đã có bãi xử lý rác thải nhưng đều đã quá tải và công nghệ chưa phù hợp, gây mất mỹ quan và làm ô nhiễm môi trường sống. Giai đoạn tiếp theo, Hà Giang cần tiếp tục nhanh chóng xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho các huyện còn lại. Tuy lượng chất thải rắn ở các huyện còn lại không nhiều bằng Vị Xuyên và Bắc Quang nhưng lượng phát thải cũng không nhỏ. Nếu không nhanh chóng xử lý, sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với tất cả các địa bàn sống. Đối với bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đòi hỏi phải có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí phát sinh trong quá trình phân huỷ. Các tài liệu cần cho việc thiết kế bãi chôn lấp bao gồm: Các tài liệu về quy hoạch của đô thị. Các tài liệu về dân số, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai. Các tài liệu về địa hình, địa chất công trình, thuỷ văn, điều kiện khí hậu của khu vực. Các tài liệu khác có liên quan. Các công việc thiết kế cơ bản của bãi chôn lấp bao gồm: Dọn mặt bằng; Định hướng nước chảy; Lót đáy (lớp chống thấm); Đường ra vào; Rào chắn, biển hiệu; Hình thành đê, kè. Hệ thống thu gom nước rác và khí ga; Nơi vệ sinh gầm xe; Các công trình phục vụ: văn phòng, nhà kho, hệ thống điện nước, công trình phong hoả, trạm máy phá, nơi bảo dưỡng thiết bị, trạm cân… Các công trình chủ yếu trong quy trình thiết kế bãi chôn lấp cấp huyện bao gồm: Khu vực tiếp nhận, phân loại: rác hữu cơ, rác trơ, các phế thải sắt thép, nhựa… Bãi ủ rác theo nguyên tắc chôn lấp hợp vệ sinh: chôn lấp rác hữu cơ thành phân hữu cơ kết hợp hố xí công cộng. Khu vực chôn lấp rác không tiêu huỷ: chôn lấp vĩnh viễn, gồm: Xỉ lò luyện, nấu kim loại. Bùn thải các xí nghiệp mạ kẽm, đồng Các phế thải sơn, cao su, ác quy, đèn neon, các loại pin hỏng… 4. Hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường (cần phải được làm trong thời kỳ chuẩn bị bãi ban đầu và phải được kiểm soát chặt chẽ trước khi đổ rác vì sẽ rất tốn kém nếu sửa chữa sau chôn lấp): Hệ thống thu gom và xử lý nước rác Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa. Hệ thống đường nội bộ, hàng rào bảo vệ. Vùng đệm. Khu quản lý và điều hành, các công trình phụ trợ: Khu văn phòng và quản lý điều hành, Nhà kho để thiết bị và dụng cụ, Nhà để hoá chất diệt trùng, hoá chất xúc tiến vi sinh, Nhà để các phương tiện thu gom rác và vệ sinh phương tiện, Hệ thống điện: Trạm biến áp, hệ thống chiếu sáng, hệ điện cho các ao xử lý. 6.3. Định hướng bảo vệ môi trường tỉnh Hà Giang trong quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt 6.3.1. Một số nguyên tắc trong xây dựng hệ thống thu gom nước thải */ Nguyên tắc chung: - Hệ thống thoát nước tỉnh Hà Giang được xây dựng và phát triển căn cứ vào tình hình thực tế và theo quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt; - Sử dụng triệt để hệ thống thoát nước hiện có, nâng cấp và phát triển hệ thống thoát nước phù hợp với sự phát triển của tỉnh. - Tại các khu đô thị mới, trước mắt xây dựng hệ thống thoát nước chung, trong quá trình xây dựng đô thị phải dành đất để xây dựng hệ thống cống riêng khi điều kiện cho phép; - Nước thải từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ công cộng phải được xử lý cục bộ bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hiện hành trước khi xả vào hệ thống cống chung. */ Nguyên tắc kết hợp công trình thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: 1. Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (giao thông, thủy lợi,...) phải bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp có liên quan và được cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương xem xét, thống nhất bằng văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Khi cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công trình giao thông có liên quan đến hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp thì chủ đầu tư phải có phương án bảo đảm thoát nước bình thường và có nghĩa vụ cải tạo, phục hồi hoặc xây dựng mới đồng bộ các hạng mục công trình thoát nước có liên quan theo quy hoạch. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tại địa phương, đơn vị thoát nước được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có quyền và nghĩa vụ tham gia giám sát quá trình xây dựng các hạng mục công trình thoát nước của các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan. Đơn vị thoát nước có quyền từ chối nhận bàn giao công trình thoát nước nếu chất lượng xây dựng không bảo đảm theo quy định. 6.3.2. Định hướng quy hoạch hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt */ Tiêu chuẩn thải nước bẩn: Tiêu chuẩn thải nước bẩn được tính bao gồm toàn bộ nước thải sinh hoạt, dịch vụ công cộng, tiểu thủ công nghiệp đồng thời cộng 10% nước ngấm vào hệ thống cống: - Khu đô thị: 100 lít/người/ngày đêm, - Khu ngoại thành: 80 lít/người/ngày đêm, - Khu công nghiệp: 30 m3/ha. * / Tại các khu đô thị mới: Tại các khu đô thị mới, trước mắt xây dựng hệ thống thoát nước chung, trong quá trình xây dựng đô thị phải dành đất để xây dựng hệ thống cống riêng khi điều kiện cho phép. - Hệ thống thoát nước thải dùng cống tròn BTLT (hoặc ống HDPE) Ø600, Ø700 đi dọc theo vỉa hè đường, thu gom nước thải về khu vực xử lý tập trung trước khi thoát ra ngoài môi trường. - Xây dựng khu xử lý nước thải, xung quanh khu xử lý nước thải bố trí giải cây xanh cách ly phù hợp, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh. - Nước thải của xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất và dịch vụ phải được xử lý cục bộ, đạt tiêu chuẩn loại C (theo TCVN 5945-95) trước khi thoát ra hệ thống chung. Chất lượng nước thải trước khi xả ra môi trường bên ngoài phải đạt tiêu chuẩn loại B. */ Định hướng xử lý nước thải tại các thị trấn và trung tâm các huyện thị Hiện tại, trung tâm các huyện thị và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, nước thải sinh hoạt và nước mưa cùng được thoát chung thông qua hệ thống rãnh dọc các trục đường và khe suối. Bảng 6.3.3. Thực trạng và định hướng về hệ thống thoát nước TT Địa phương Hiện trạng thoát nước ( x 1000 m) Định hướng phát triển ( x 1000 m) 1 Thị xã Hà Giang 30 70 2 Huyện Bắc Quang 20 30 3 Huyện Vị Xuyên 15 30 4 Huyện Quản Bạ 5 7 5 Huyện Bắc Mê 3 5 6 Huyện Đồng Văn 5 7 7 Huyện Yên Minh 3 7 8 Huyện Mèo Vạc 3 7 9 Huyện Hoàng Su Phì 2 5 10 Huyện Xín Mần 3 5 11 Huyện Quang Bình - 7 (Nguồn: Sở Xây dựng Hà Giang) Đối với nước thải đô thị có thể có rất nhiều biện pháp xử lý, nhưng đối với các đô thị tại các quốc gia đang phát triển hiện nay thì một hình thức thích hợp nhất để xử lý là xây dựng một hệ thống ao ổn định chất thải. Và các đô thị Hà Giang cũng có thể lựa chọn sử dụng biện pháp này. Nguồn năng lượng chủ yếu cho hệ thống này là năng lượng mặt trời và các sinh vật tự nhiên bao gồm tảo, vi khuẩn, các phiêu sinh đã giúp cho quá trình phân huỷ chất hữu cơ và loại bỏ các mầm bệnh trong nước thải. Cơ chế xử lý trong ao ổn định chất thải bao gồm một chuỗi từ 3-5 ao. Ao đầu tiên thường là yếm khí hoặc tuỳ tiện, tuỳ thuộc vào tải ô nhiễm. Các ao yếm khí thường hiệu quả hơn trong việc loại bỏ khối lượng chất ô nhiễm trên một đơn vị diện tích đất đai nhưng mùi của nó thường bị phản đối bởi cộng đồng dân cư gần đó. Hầu hết sự loại bỏ các chất hữu cơ xảy ra trong một hoặc hai ao đầu tiên, trong khi đó các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt trong các ao còn lại và làm giảm mức độ gây bệnh trong dòng ra đến mức chấp nhận được. Hiệu quả xử lý của hệ thống ao hồ này thường rất cao so với quá trình xử lý truyền thống khác: hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ có thể đạt tới 90% hoặc nhiều hơn, trong khi đó các mầm bệnh bị loại tới 10.000 lần. Nhược điểm duy nhất của loại hệ thống hồ này là mức độ chất rắn lơ lửng cao mà chủ yếu bao gồm các tế bào tảo (điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực hạ lưu). KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Theo kết quả khảo sát cho thấy, tại các huyện và các khu vực nông thôn Hà Giang, do kinh tế công nghiệp chưa phát triển nên chất lượng môi trường còn khá tốt. Chất lượng môi trường đất, nước, không khí đều chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng như các tỉnh đồng bằng và trung du. Cần phát huy thế mạnh, tăng cường bảo vệ môi trường sống. Với sức ép ngày càng lớn do gia tăng các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông, gia tăng dân số, khối lượng chất thải rắn tạo ra trên địa bàn thị xã và các huyện còn lại ngày càng lớn. Nguy cơ này sẽ ngày càng tăng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá với tốc độ cao theo các quy hoạch, kế hoạch của thị xã và các huyện đã đề ra. Nếu không có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp thì đây sẽ là một nguồn ô nhiễm lớn đối với môi trường đất, nước, không khí. Việc đầu tư trang thiết bị và nhân lực trong công tác thu gom, xử lý chất thải rắn tại các địa bàn, kể cả tại Thị xã Hà Giang cũng còn rất hạn chế. Phương tiện thu gom còn thiếu và lạc hậu, số lượng nhân công cũng như cán bộ quản lý có trình độ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra (đặc biệt là đối với các huyện). Việc thu gom, xử lý chất thải rắn chưa được triệt để, vẫn còn phổ biến hiện tượng chất thải rắn được đổ thải bừa bãi hoặc đổ bỏ tại các bãi rác tạm mà không có bất cứ một biện pháp hạn chế hay xử lý nào. Tại các huyện, xã và cụm xã đều chưa có các bãi xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống. Tại các địa bàn, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt còn chưa cao, đặc biệt là tại khu vực các huyện. Trên địa bàn các huyện, hầu như việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt mới được thực hiện tại một số tuyến phố chính trên địa bàn thị trấn, các khu vực còn lại vẫn đổ thải xuống suối, hoặc gom đốt trong vườn nhà, gây ô nhiễm môi trường sống. 100% các bãi rác ở các huyện không được xây dựng theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải có biện pháp sớm khắc phục triệt để. Trên địa bàn tỉnh, nước thải đô thị vẫn chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng mà vẫn thoát chung thông qua hệ thống rãnh dọc các trục đường và khe suối. Hầu hết nước thải sinh hoạt trên địa bàn đều được thải thẳng ra cống, rãnh hoặc khe suối mà không có biện pháp xử lý nào, gây nguy cơ đối với môi trường. Do đặc điểm về địa hình nên các đô thị của Hà Giang thường nhỏ, hẹp, chạy dọc theo một hướng bám theo trục đường chính. Hệ thống khe suối nhiều và địa hình dốc nên việc thoát nước mưa, nước thải tại đây hiện tại không có nhiều điểm tồn đọng. Có hiện tượng ô nhiễm nước mặt và nước ngầm đối với một số chỉ tiêu đặc trưng ở một số điểm quan trắc tại các trung tâm huyện, thị. Nước thải sinh hoạt từ các cống, rãnh, khe suối gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường tại một số điểm và đã có những điểm bị ô nhiễm nước ngầm do nước thải sinh hoạt. Việc điều chỉnh mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh theo quyết định 2111/2007/QĐ-UBND còn nhiều ý kiến phản hồi về việc mức thu chưa hợp lý. Do đó, việc thu phí vệ sinh trên địa bàn, đặc biệt đối với các hộ kinh doanh vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. 2. Kiến nghị Đảng bộ và nhân dân Hà Giang cần phải huy động mọi nguồn lực nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, tăng cường sự hỗ trợ và hợp tác trong nước cũng như quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do tác động của con người và thiên nhiên gây ra. Đầu tư thiết bị thu gom và xử lý chất thải rắn một cách đồng bộ và hiệu quả cho các Đội dịch vụ công cộng và vệ sinh môi trường. Chú trọng đến việc đầu tư và bổ sung trang thiết bị cho các Đội ở các huyện, đặc biệt là các huyện vùng cao. Khắc phục nhanh chóng mọi hiện tượng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở những địa điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhanh chóng khắc phục hiện tượng đổ thải bừa bãi, tiến hành lên kế hoạch cải tạo các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh tại các địa bàn. Tìm nguồn kinh phí, lên danh mục và tờ trình phê duyệt nhằm giải quyết vấn đề đóng cửa bãi rác hiện đã quá tải ở Thị xã Hà Giang. Nhanh chóng triển khai, đầu tư xây dựng khu xử lý rác tập trung tại xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên nhằm thay thế bãi rác bị đóng cửa và đảm bảo việc xử lý rác thải hợp vệ sinh cho các địa bàn thị xã Hà Giang, huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang. Nhanh chóng quy hoạch các bãi xử lý chất thải rắn cho các huyện và cụm xã trên tất cả các địa bàn. Đưa ra kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch trong giai đoạn ngắn nhằm giải quyết triệt để vấn đề chất thải rắn trên các địa bàn. Cần xây dựng các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiếm nguồn nước. Đối với hệ thống nước thải sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn, cần có hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng nhằm giảm tối đa chi phí cho việc xử lý nước thải. Đối với việc thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là mức thu theo quyết định mới của UBND tỉnh, cần có biện pháp giải quyết để tăng hiệu quả và tận thu được phí vệ sinh, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững. Lựa chọn và cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Tăng cường các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với các tầng lớp dân cư. Bổ sung, biên chế cán bộ có chuyên môn về quản lý môi trường cho tất cả các cấp quản lý, từ cấp xã đến các phòng Tài nguyên Môi trường các huyện cũng như các cơ quan quản lý cấp tỉnh, đảm bảo đủ nhân lực làm công tác quản lý môi trường. Nâng cao năng lực quản lý môi trường đối với các cán bộ làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Căn cứ vào đặc điểm môi trường và định hướng phát triển KT-XH của từng huyện, đơn vị tư vấn đã đề xuất một số giải pháp và chính sách trong việc quy hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn. Các giải pháp này có tính định hướng, cần được các ngành liên quan nghiên cứu chi tiết trong giai đoạn quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tại từng địa bàn cụ thể. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG TT Danh mục Trang 1 Bảng 1.2.1. GDP theo khu vực kinh tế thời kỳ 2002 - 2006 (giá so sánh năm 1994) 11 2 Bảng 3.2.1a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực thị xã Hà Giang 30 3 Bảng 3.2.1b. Tải lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Thị xã Hà Giang 31 4 Bảng 3.2.2a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Bắc Quang 32 5 Bảng 3.2.2b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Bắc Quang 32 6 Bảng 3.2.3a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Vị Xuyên 33 7 Bảng 3.2.3b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Vị Xuyên 34 8 Bảng 3.2.4a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Hoàng Su Phì 35 9 Bảng 3.2.4b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Hoàng Su Phì 35 10 Bảng 3.2.5a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Xín Mần 36 11 Bảng 3.2.5b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Xín Mần 36 12 Bảng 3.2.6a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Quang Bình 37 13 Bảng 3.2.6b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Quang Bình 37 14 Bảng 3.2.7a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Bắc Mê 38 15 Bảng 3.2.7b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Bắc Mê 38 16 Bảng 3.2.8a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Yên Minh 39 17 Bảng 3.2.8b. Lượng chất thải rắn phát sinh 39 18 Bảng 3.2.9a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Quản Bạ 40 19 Bảng 3.2.9b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Quản Bạ 40 20 Bảng 3.2.10a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Đồng Văn 41 21 Bảng 3.2.10b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Đồng Văn 42 22 Bảng 3.2.11a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Mèo Vạc 43 23 Bảng 3.2.11b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Mèo Vạc 43 24 Hình 3.2.1. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên các huyện, thị xã 44 25 Bảng 3.3.1. Tổng hợp lượng chất thải rắn phát sinh tại các chợ 46 26 Hình 3.3.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các chợ Hà Giang 47 27 Bảng 3.3.2a. Lượng phát thải trung bình của khách sạn, nhà hàng 49 28 Bảng 3.3.2b. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các khách sạn, nhà hàng 49 29 Bảng 3.3.3a. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện 51 30 Bảng 3.3.3b. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế tuyến xã 52 31 Bảng 3.3.3c. Tải lượng chất thải rắn công nghiệp Hà Giang 53 32 Bảng 3.5. Thống kê về hệ thống xử lý rác thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh 57 33 Bảng 4.1.1. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt thị xã Hà Giang 61 34 Hình 4.1.1a. Chất lượng nước thải sinh hoạt (BOD5, TDS) TX Hà Giang 61 35 Hình 4.1.1b. Chất lượng nước thải sinh hoạt (NO3-, PO43-) TX Hà Giang 62 36 Bảng 4.1.2. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt huyện Vị Xuyên 63 37 Hình 4.1.2. Chất lượng nước thải sinh hoạt tại thị trấn Vị Xuyên 64 38 Bảng 4.1.3. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt thị trấn Việt Quang 65 39 Hình 4.1.3. Chất lượng nước thải sinh hoạt thị trấn Việt Quang 65 40 Bảng 4.2. Kết quả phân tích nước thải bãi chôn lấp rác 66 41 Bảng 4.3a. Thống kê về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại Hà Giang 68 42 Bảng 4.3b. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện 69 43 Bảng 4.4a. Kết quả phân tích nước thải nhà hàng tại Việt Quang và Vị Xuyên 70 44 Bảng 4.4b. Kết quả phân tích nước thải nhà hàng tại thị xã Hà Giang 71 45 Bảng 5.1a. Mức độ phát sinh chất thải rắn tại các địa bàn tỉnh Hà Giang 72 46 Hình 5.1a. Lượng chất thải rắn trung bình phát sinh tại các địa bàn 73 47 Bảng 5.1b. Kết quả dự báo mức độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện (thị xã) trên địa bàn tỉnh Hà Giang 74 48 Bảng 5.1c . Dự báo dân số các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang 75 49 Bảng 5.1d. Dự báo tải lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 76 50 Bảng 5.1e. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 77 51 Bảng 5.1f. Lượng chất thải rắn phát sinh tính trên đơn vị diện tích 78 52 Hình 5.1b. Biểu đồ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tính trên đơn vị diện tích tại các huyện( thị xã) tỉnh Hà Giang 78 53 Bảng 5.2.1a. Dự báo chất thải rắn trong sản xuất thâm canh các loại cây trồng đến năm 2010 80 54 Bảng 5.2.1b. Bảng dự báo chất thải chăn nuôi đến năm 2010 tại Hà Giang 80 55 Bảng 5.2.2a. Tổng lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh 81 56 Bảng 5.2.2b. Dự báo phát sinh chất thải rắn bệnh viện 2015 81 57 Bảng 5.2.2c. Dự báo phát sinh CTR bệnh viện tại các trạm y tế xã năm 2015 82 58 Hình 6.1.1a. Quy trình chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh 85 59 Hình 6.1.1b. Sơ đồ công nghệ sản xuât phân compost bằng phương pháp hiếu khí 87 60 Hình 6.1.1c. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân compost bằng phương pháp kỵ khí 88 61 Hình 6.1.2. Nguyên lý hoạt động của buồng đốt chất thải rắn y tế huyện Yên Minh 90 61 Bảng 6.3.3. Thực trạng và định hướng về hệ thống thoát nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdieu_tra_phan_tich_danh_gia_tinh_hinh_chat_thai_sinh_hoat.doc
Tài liệu liên quan