Trong suốt quá trình phân tích và đánh giá thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam, chúng ta thấy trong điều kiện đất nước còn khó khăn nhưng ngành công nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần tạo ra nhiều của cải cho xã hội, tạo nền tảng ban đầu cho sự CNH - HĐH của đất nước, đặc biệt là tạo ra những tiền đề cho quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp vẫn còn một số yếu kém nhưng chúng ta tin chắc rằng với những lợi thế cộng với sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ trưởng thành trong thời gian sớm nhất, xứng đáng với vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân.
74 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp mới chỉ có khoảng 30% đưa vào chế biến công nghiệp. Chủ yếu là chế biến thô, sơ chế hoặc bảo quản, thực chất vẫn chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô như hải sản đông lạnh, cà phê, cao su… Kim ngạch xuất khẩu công nghiệp chiếm phần lớn là xuất khẩu nguyên liệu thô như dầu thô, khoáng sản, nguyên liệu từ nông lâm, hải sản. Tình trạng này vừa hạn chế đóng góp giá trị gia tăng, tạo thêm việc làm, vừa không nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp.
Tỷ lệ tạo giá trị gia tăng qua chế biến công nghiệp cũng còn thấp, một số sản phẩm gia công xuất khẩu là điển hình, mới chỉ thu được tiền công với giá nhân công thấp, nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu. Ngành dệt may là ngành xuất khẩu đạt kim ngạch lớn trên 4,2 tỷ USD năm 2004
3. Về môi trường đầu tư phát triển công nghiệp
Cơ chế tổ chức và môi trường phát triển còn bất cập. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện nay nắm những cơ sở sản xuất lớn và những ngành công nghiệp then chốt, nhưng hiệu quả sản xuất không cao và khả năng cạnh tranh yếu.
Môi trường phát triển khu vực công nghiệp tư nhân tuy đã có cải thiện nhưng chưa thực sự tạo được động lực phát triển và bản thân khu vực này cũng còn nhỏ bé, thiếu sức cạnh tranh.
Qua thực trạng phát triển công nghiệp trong những năm qua ta thấy công nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên nhìn chung ngành công nghiệp vẫn đang ở điểm xuất phát thấp, chất lượng sản phẩm kém, sức cạnh tranh công nghiệp còn nhiều yếu kém, nhiều thách thức trong việc gia nhập thị trường khu vực và thế giới trong môi trường tự do hóa. Sự yếu kém này là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nói chung từ thực trạng trên ta rút ra đánh giá cụ thể như sau:
Thứ nhất, là khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp so với các nước trong khu vực và trên thị trường thế giới về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng, các dịch vụ sau bán hàng. Chỉ tiêu tổng hợp nhất về khả năng cạnh tranh là năng suất lao động thấp, chi phí đầu tư cao, nên tiêu hao vật chất đầu vào lớn và trình độ quản lý kém đã làm giảm đi những lợi thế so sánh, làm hạn chế lợi thế cạnh tranh. Phần lớn các ngành công nghiệp đều yêu cầu bảo hộ của Chính phủ. Ngoài ra các biện pháp về thuế quan, còn phải duy trì nhiều biện pháp phi thuế quan như hạn chế số lượng, cấp quotas… đó chính là các nguyên nhân làm cho công nghiệp Việt Nam thực sự chưa chủ động sáng tạo trong quá trình phát triển.
Thứ hai phần lớn công nghệ trong các ngành công nghiệp của Việt Nam đều lạc hậu và cũ kỹ đây cũng là một nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh củă các sản phẩm công nghiệp. Tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm mới đạt khoảng 7-8% năm. Khả năng chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Năng lực nội sinh về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu; nghiên cứu và triển khai chưa gắn với sản xuất và chưa đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất, ngược lại các cơ sở sản xuất cũng không đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất, ngược lại các cơ sở sản xuất cũng không đặt hàng cho các cơ quan nghiên cứu triển khai. Những ngành công nghiệp kỹ thuật cao chậm phát triển, chưa tạo được những tác động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm củă các ngành công nghiệp và các ngành nghề khác củă nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng suất lao động xã hội. Nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển các ngành công nghệ cao cũng còn thiếu và hạn chế về trình độ, hạn chế về chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài.
Đây là một mặt yếu kém mà công nghiệp Việt Nam cần giải quyết ngay trong giai đoạn tới để có thể gia nhập các tổ chức thương mại thế giới.
Thứ ba trình độ công nghiệp hóa còn thấp thể hiện trên mức tiêu dùng một số sản phẩm như năng lượng điện, sắt thép, xi măng. Còn thấp xa so với các nước trong khu vực và các nước công nghiệp. Đây là biểu hiện của sự tiến bộ trong CNH. Nói chung thực trạng công nghiệp của chúng ta còn nhiều yếu kém, chính vì thế mà trong giai đoạn tới cần phải có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hợp lý hơn để phù hợp với yêu cầu của hội nhập.
Chương III
Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập đến năm 2020
I. Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020.
1. Những căn cứ để xác định mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020.
- Mục tiêu nền kinh tế: Mục tiêu chung của nền kinh tế là đến năm 2020, nước ta trở thành một nước CNH, do đó tốc độ phát triển công nghiệp phải đạt cao trên 12% năm trong nhiều năm. Năm 2020 cơ cấu giá trị gia tăng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%.
Phát triển công nghiệp có tầm quan trọng trong mục tiêu phát triển của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn có vai trò tác động gián tiếp tác động đến các ngành kinh tế khác trong việc tăng trưởng kinh tế, đặc biệt tác động đến quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, một khu vực chiếm trên 80% dân số và gần 70% lực lượng lao động xã hội.
- Vai trò của phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hoá luôn luôn là vấn đề trung tâm trong các lý thuyết về phát triển kinh tế cũng như chính sách kinh tế của mọi quốc gia đang phát triển. Để khắc phục tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của một quốc gia, không có cách nào khác là phải xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý dựa trên cơ sở công nghiệp hiện đại, với năng suất lao động ngày càng cao. Cách đi đến một nền kinh tế như vậy là thực hiện quá trình công nghiệp hoá.
Nhìn bề ngoài công nghiệp hoá được hiểu như một quá trình phát triển công nghiệp trong một thời kỳ xác định nào đó trong lịch sử của một nước. Các quá trình đó đều có những nét chung nhất gắn với việc chuyển nền sản xuất bằng máy móc với năng xuất và hiệu quả và chất lượng ngày càng được nâng cao. Đó cũng là việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền công nghiệp quốc gia và dựa trên cơ sở đó cải toạ toàn bộ nền sản xuất xã hội, trước hết là nông nghiệp, đưa phương thức kinh doanh công nghiệp trở thành phổ biến trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu cuối cùng của công nghiệp hoá là phải đổi mới tận gốc rễ toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng năng lực công nghiệp, làm cho phương thức sản xuất công nghiệp trở thành phổ biến trong tất cả các ngành để tạo ra năng xuất xã hội cao hơn hẳn. Vì lẽ đó chiến lược phát triển công nghiệp có vai trò và vị trí quan trọng.
- Những chiến lược phát triển công nghiệp:
Dựa trên những điều kiện tiêu đề đã nêu trên, có thể có cac chiến lược phát triển như sau:
+ Chiến lược tăng trưởng: Một chiến lược dựa trên mục tiêu tăng trưởng sẽ tập chung vào việc phân bổ nguồn lực vào các ngành công nghiệp các dự án có mức hoàn vốn cao nhất. Đó là những ngành có định hướng mạnh mẽ vào cac thị trường xuất khẩu là chủ yếu.
Để đẩy mạnh xuất khẩu, trước hết phải nâng cao hiệu quả cảu sản xuất trong nước thông qua việc nâng cấp hiện đại hoá thiết bị một cách cơ bản, tạo được sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Tạo môi trường thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: đồng thời thông qua đó nhận được các bí quyết công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong công nghiệp. Đầu tư nhằm hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, trước hết ở trên các vùng kinh tế trọng điểm đáp ứng những yêu cầu của các công trình đầu tư phát triển công nghiệp từ vốn đầu tư nước ngoài.
Việc bố trí các địa điểm các xí nghiệp công nghiệp có thể sẽ làm tăng thêm những khác biệt đang có giữa các vùng, bởi lẽ nơi nào có cơ sở hạ tầng thuận lợi và hiện đại sẽ có nhiều nhà đầu tư ưa thích hơn.
+ Chiến lược nhằm vào các nhu cầu cơ bản:
Chiến lược này sẽ nhằm vào việc thoả mãn các nhu cầu cơ bản của dân chúng, sẽ hướng các nguồn lực vào phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và cung ứng cho thị trường trong nước về các hàng tiêu dùng như:
Hàng lương thực, thực phẩm cơ bản
Hàng dệt may mặc
Vật liệu xây dựng
Dược phẩm cơ bản và các sản phẩm khác của hệ thống y tế.
Giấy viết và dụng cụ học tập…
Các nghiên cứu và đầu tư thường nhấn mạnh đến những hệ thống sản xuất và phân phối có hiệu quả đối với các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản trong nước.
Các chính sách ngoại thương trước hết phải hướng vào việc hỗ trợ sản xuất trong nước nhằm vào các nhu cầu trong nước. Công nghiệp quy mô vừa và nhỏ có vai trò quan trọng.
+ Chiến lược phát triển công nghiệp dựa trên cơ sở nguồn lực:
Chiến lược này nhằm khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước từ khoáng sản đến các nguồn nguyên liệu từ nông, lâm và hải sản. Khai thác và chế biến nguyên liệu từ các nguồn tài nguyên đó cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Những đặc điểm chủ yếu của việc thực hiện chiến lược này la:
Đẩy mạnh thăm dò và khai thác các mỏ khoáng sản đặc biệt là dầu khí.
Chú trọng sản xuất nông sản hàng hoá như chế biến cà phê, chè, cao su và cả rau quả.
Điều tra về rừng, áp dụng các biện pháp tiên tiến về quản lý và trồng rừng, lựa chọn những loại cây thích hợp chonhu cầu phát triển công nghiệp chế biến, đồng thời phù hợp với yêu cầu sinh thái. Tìm các biện pháp nhằm phủ nhanh đất trống đồi trọc, tạo nguồn nguyên liệu ổ định cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Tăng cường hợp tác quốc tế để có được thiết bị và công nghệ hiện đại. tiếp thu được các bí quyết sản xuất, học tập và tiếp cận với việc nghiên cứu thị trường quốc tế về các mặt hàng công nghệ chế biến. Định hướng xuất khẩu cho các ngành công nghiệp dựa trên nguồn lực tài nguyên.
+ Chiến lược tạo việc làm:
Một tiềm năng lớn của nước ta là có nguồn lao động dồi dào, trong đó có lực lượng lao động giản đơn và lực lượng lao động có kỹ thuật.
Chiến lược tập trung vào việc tạo tối đa việc làm sẽ tập chung thu hút vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Một số đặc điểm của chiến lược này là:
Các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành công nghiệp chế biến và chế tác sẽ đóng vai trò chủ yếu.
Vấn đề hiệu quả và hợp tác quốc tế được xem xét trên cơ sở tạo được nhiều việc làm cho nguồn lao động đang dư thừa, lấy lợi thế so sánh là lực lượng lao động với giá nhân công rẻ.
Cần lựa chọn công nghệ thích hợp trên cơ sở hiệu quả, có thể hiện đại hoá ở những khâu cần thiết then chốt quyết định đến chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá. Phát triển và khuyến khích phát triển các lĩnh vực sản xuất gia công xuất khẩu như may mạc lắp ráp… với các linh kiện và vật liệu nhập khẩu.
Tạo môi trường thu hút vốn đầu tư phát triển thuận lợi. Đảm bảo có các ưu tiên cho các nhà đầu tư cả về cơ sở hạ tầng phần cứng cũng như phần mềm như phát triển các khu công nghiệp tập trung với các cơ sở hạ tầng thuận tiện chi phí rẻ; cũng khai thác thể chế, thủ tục và các chính sách thuế thoả đáng…
Công nghệ nông thôn cũng được chú ý phát triển
Việc phát triển cân đối giữa các vùng cũng được chú ý, vì những nơi có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi sẽ có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư.
Những điều minh hoạ trên về việc lựa chọn chiến lược phát triển công nghiệp có thể có ích khi xem xét lựa chọn những ưu tiên, cũng như lựa chọn bước đi cho từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, rõ ràng là không thể theo đuổi một mục tiêu riêng rẽ nào, trong thực tiễn, một chiến lược công nghiệp phải là một hỗn hợp nhiều mục tiêu, nhiều chính sách và nhiều mô hình bổ xung cho nhau; đồng thời cũng không có một giải pháp nào tuyệt đối, mà phải có sự bổ xung cho nhau phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
Chiến lược công nghiệp thường được định nghĩa là toàn bộ các chính sách của Chính phủ được thực hiện nhằm mục đích khuyến khích sự phân bổ nguồn lực của quốc gia tập chung vào những ngành công nghiệp hoặc những lĩnh vực nhất định được đánh giá là sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế bền vững.
Từ những yếu tố tiền tệ cho phát triển công nghiệp và những phân tích về bối cảnh quốc tế hiện nay: đồng thời nhằm phấn đấu mục tiêu để nước ta về cơ bản hoàn thành giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào khoảng năm 2020, trong đó hình thành một cơ cấu công nghiệp tương đối toàn diện, đủ sức trang bị cho các ngành và hoạt động kinh tế xã hội. Khuôn khổ chiến lược công nghiệp của nước ta có thể bao gồm những điểm sau:
* Phát triển công nghiệp nhằm khai thác được hết tiềm năng của nền kinh tế, đó là nguồn nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Công nghiệp có vị trí quan trọng trong định hướng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của xuất khẩu, chế biến sâu tài nguyên hướng về xuất khẩu, giảm đến ít nhất xuất khẩu nguyên liệu thô, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu phải là trục chính trong chiến lược phát triển công nghiệp. Việc thay thế nhập khẩu có hiệu quả cũng như các mục tiêu chiến lược khác cũng nhằm và ưu tiên cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, không hạn chế và triệt tiêu mục tiêu xuất khẩu.
* Phát triển công nghiệp nhằm nâng cao năng xuất lao động xã hội, thông qua quá trình cơ giới hóa, tự động hoá, hoá học hoá… nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên cần có bước đi thích hợp với từng giai đoạn.
*Chiến lược phát triển dài hạn công nghiệp cần xác định được những ngành công nghiệp chiến lược quan trọng để có tính chính sách phát triển những ngành công nghiệp đó. Đồng thời với việc xác định được ngành công nghiệp chiến lược quan trọng, có khả năng cạnh tranh trong tương lai, cần có chính sách nuôi dưỡng và phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
* Những lựa chọn như trên cũng xuất phát từ những thực tế đó là:
Môi trường kinh doanh trên thị trường quốc tế và khu vự đang có nhiều thay đổi, đó là: Những làn sóng chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp tuỳ theo lợi thế so sánh của từng quốc gia: Xu hướng dầu tư và thương mại trong khu vực đang tăng lên, trong đó nổi lên những cạnh tranh gay gắt, đặc biệt những cạnh tranh mới trong việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài (FDI); Xu hướng tăng lên vấn đề tự do hoá thương mại quốc tế…
Thị trường trong nước hiện tại sức mua còn nhỏ bé.
Việc cải tiến chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trong xuất khẩu và thay thế nhập khẩu có hiệu quả đang gặp nhiều khó khăn.
Nhu cầu ngoại tệ đáp ứng cán cân thanh toán, đảm bảo nhập khẩu để phát triển sản xuất công nghiệp khá gay gắt.
Do đó không có cách nào khác phải đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu. Đối với nước ta trong tình hình hiện nay còn có một số vấn đề nữa là nếu không thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi hoà nhập vào các khối thương mại khu vực và thế giới.
Mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm2020:
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Nghị quyết Đại hội IX kỳ họp thứ tư khẳng định phát huy tối đa và sử dụng với hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển thị trường trong và ngoài nước. Tạo bước chuyển về chất lượng và hiệu quả đầu tư. Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Chủ động đẩy nhanh kinh tế quốc tế theo lộ trình đã cam kết. Đảm bảo quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng cao trong công nghiệp, đóng góp phần quyết định vào sự tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế phù hợp với CNH,HĐh trong đó công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm trên 90%. Lao động công nghiệp chiếm khoảng trên 50% trong tổng lao động xã hội.
Về cơ cấu công nghiệp:
Sẽ hình thành một cơ cấu công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến và chế tạo là chủ yếu; Một số ngành công nghiệp nặng phát triển trên cơ sở lợi thế về tài nguyên và nhu cầu thiết yếu của đất nước đã có vai trò quan trọng trong nền kinh tế như công nghiệp lọc, hoá dầu; công nghiệp luyện kim: công nghiệp hoá chất cơ bản; công nghiệp vật liệu xây dựng; tiến tới có thể có điện nguyên tử…
Ngành cơ khí chế tạo giữ vai trò quan trọng làm nòng cốt trong quá trình công nghiệp háo, hiện đại hoá đất nước, sử dụng rộng rãi công nghệ tự động điều khiển dựa trên công gnhệ thông tin vi điện tử, ứng dụng thành tựu của công nghệ vật liệu mới.
Công nghệ điện tử tin học, là ngành công nghiệp mũi nhọn đi đầu trong CNH, HĐH nền kinh tế phát triển ngang tầm với trình độ trung bình tiên tiến của thế giới.
Công nghệ thông tin thâm nhập sâu rộng trong các lĩnh vực quản lý, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Viễn thông Việt Nam sánh ngang với các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực.
ý nghĩa mũi nhọn của ngành công nghiệp này không chỉ ở quy mô phát triển của ngành công nghiệp này trong tương lai, mà còn ở ý nghĩa tác động lan toả đến các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác.
Vào năm 2020 Việt Nam sẽ được đặt vào hàng ngũ các nước phát triển mới, tiếp cận bước đầu vào nền văn minh xã hội thông tin.
2. Căn cứ vào yêu cầu của quá trình hội nhập
Khó khăn và thuận lợi của Việt Nam khi thực hiện CEPT
a. Những khó khăn:
Thứ nhất: Nền kinh tế Việt Nam còn chậm phát triển, trong công nghiệp, kỹ thuật công nghệ khác còn lạc hậu só với thế giới từ 20 - 50 năm (từ 2 - 5 thế hệ).
Thứ hai: Việt Nam chưa có những ngành hàng chủ lực mạnh, tính cạnh tranh của hàng hoá chưa cao, do vậy khi phá bỏ hàng rào thuế quan, tự do hóa thị trường… thì chắc chắn Việt Nam ta sẽ chịu rất nhiều thua thiệt và nhiều bất lợi.
Thứ ba: Những lợi thế so sánh của Việt Nam trên thực tế rất hấp dẫn đối với việc kêu gọi đàu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, một lần nữa phải nhăc lại rằng lợi thế so ssánh không tự thân trở thành lợi thế cạnh tranh, và các lợi thế này sẽ dần tự mất đi trong qúa trình phát triển và hội nhập.
Thứ tư: Về thị trường, thị trường quốc tế về cơ bản đã có sự phân chia nhất định và có tính truyền thống, tuy nhiên các quá trình phân chia và hội nhập vẫn còn đang tiếp tục. Việt Nam xâm nhập vào các thị trường truyền thống này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ năm: Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước (về thu nhập bình quân trên đầu người, dự trữ ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư, trình độ công nghệ), đã cho chúng ta thấy sự cách biệt qúa lớn (đặc biệt so với các nước trong khu vực ASEAN) bất lợi cho Việt Nam và là mối lo ngại cho quá trình hội nhập này.
Thứ sáu: Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu cảu Việt Nam và phần lớn các nước ASEAN là tương đối giống nhau vì vậy có thể gây ra sự cạnh tranh trong khu vực trong việc thu hút đầu tư tìm kiếm thị trường và công nghệ (ở các mức độ khác nhau).
b. Những thuận lợi:
Khi Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế, thương mại với khu vực sẽ thu được những cơ hội cụ thể như sau:
Thứ nhất: Có điều kiện để thu hút được nhiều vốn đầu tư từ những nước thừa vốn và đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao sang, sử dụng ít nhân công trong khu vực như Singagor, Malaisia, Thái Lan.
Thứ hai: Việt Nam có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động mà các nước đó đang cần chuyển giao.
Thứ ba: Việt Nam sẽ tận dụng được ưu thế về lao động rẻ và lao động có hàm lượng chất xám cao để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước trong khu vực.
Thứ tư: Sử dụng vốn kỹ thuật cao của các nước trong khu vực để khai thác khoáng sản và xây dựng cơ sở hạ tầng.
II. định hướng phát triển và chuyên dịch cơ cấu công nghiệp trong giai đoạn đến năm 2020
1. Định hướng chung.
1.1 Định hướng phát triển đến năm 2010
Định hướng chung: là ưu tiên đầu tư phát tiển của ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các sản phảm từ công nghiệp gắn với việc phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm thuỷ sản (sữa gắn với vùng phát triển đàn bò sữa, đường gắn với vùng nguyên liệu mía, thuốc lá găn với vùng trồng thuốc lá, dầu thực vật gắn với vùng trồng dừa, vừng, đậu tương, lạc; chế biến hải sản gán với vùng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản…); các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động (dệt may, da giầy, thêu ren…); các ngành công nghiệp sản xuất có lãi thu ngân sách thu ngân sách lớn, sản phẩm, chât tẩy rửa…). Đối với các ngành công nghiệp cơ bản, cần lựa chọn để phát triển một số công trình có ý nghĩa cấp bách, có điều kiện về tài nguyên, có khả năng tìm nguồn vốn và đảm bảo được hiêuj quả để tọ nên tẳng cho công nghiệp và cho cả nền kinh tế phát triển (điện, than, khai thác và tảng cho công nghiệp và cho cả nên kinh tế phát triển (điện, than, khai thác và chế biến dầu khí, cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hoá chất, hoá dầu phân bón, luyện kim…)
Giai đoạn 2010 - 2020, song song việc phát triển, hiện đại hoá các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, da giầy, các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khác, cần tập trung xây dựng, phát triển ngành công nghiệp hạ tầng thiện đại, công nghiệp với công nghệ cao, công nghiệp sản xuất vật liệu mới như: năng lượng, hoá dầu, hoá chất, điện tử công nghiệp, phầm mềm tin học, luyện kim, cơ khí chế tạo…
1.2 Định hướng phát triển một cơ cấu công nghiệp hợp lý, lựa chọn những ngành công nghiệp ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển
Mục tiêu khi nước ta cơ bản thành giai đoạn công nghiệp hoá theo định hướng XHCN vào khoảng năm 2020 là đã hình thành một cơ cấy công nghiệp tương đối toàn diện, đủ sức trang bị cho các ngành và hoạt động kinh tế - xã hội với công nghệ tiên tiến và hiện đại sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên va bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành cơ khí giữ vai trò nông cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng rộng rãi công nghệ tự động điều khiển dựa trên công nghệ thông tin vi điện tử. Công nghệ điện tử - tin học là mũi nhọn đi đầu trong công nghiệp hoá hiện đại hoá. Công nghệ thông tin thâm nhập sâu rộng trong các lĩnh vực quản lý sản xuất, dịch vụ, đời sống.
Giai đoạn 1996 - 2000 có vị trí quan trọng, chuẩn bị tiền để cho sự phát triển mạnh hơn vào những thập kỷ sau. Trong 5 năm tới, hoàn thành cơ bản việc đổi mới và tăng sức cạnh tranh của các cơ sở công nghiệp hiện có. Đồng thời tạo môi trường thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, xây dựng mới các công trình công nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên trong nước, hướng mạnh về xuất khẩu. Xây dựng có chọn lọc một số công nghiệp nặng có điều kiện về vốn đầu tư và có hiệu quả.
Trong những thập kỷ sau năm 2000, có thể dự báo sẽ hình thành những lĩnh vực công nghiệp mới, đó là.
+ Hình thành ngành công nghiệp hoá dầu, hoá lỏng khí đổi.
+ Hình thành ngành công nghiệp, đóng tàu mạnh sản xuất dàn khoan và các phương tiện trên biển.
+ Hình thành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy.
+ Hình thành ngành công nghiệp điện tử tin học Việt Nam.
+ Hình thành ngành công nghiệp luyện kim.
+ Hình thành ngành công nghiệp khai khoáng có quy mô đngs kể về quặng sắt, bô xít, vàng đá quý và kim loại quý.
+ Xuất khẩu được máy công cụ, máy động lực và một số dây chuyền thiết bị toàn bộ.
Các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đã được tạo dựng trước năm 2000 vẫn tiếp tăng trưởng mạnh.
Dự báo chuyển dịch cơ cầu và tăng trưởng các phân ngành công nghiệp như sau:
Các phân ngành công nghiệp
1994
2000
2020
95-2000
2000-2010
1. Nhiên liệu năng lượng
22,1
22,4
20
14
13,7
2. Luyện kim
2,8
4,0
5,0
26
17,5
3. Cơ khí điện tử
8,0
8,2
10,
14,5
17,3
4. Hoá chất - Phân bón
7,2
7,0
10,
12,8
19,5
5. Vật liệu XD
9,0
10,3
9,0
16,6
13,5
6. Chế biến nông lâm, ngư
37,7
35,0
30,0
13,1
13,2
7. Dệt da, may
10,7
10,8
13,0
14,2
17,1
8. Công nghiệp khác
2,4
2,0
3,0
10,5
19,7
2. Phương hướng phát triển các các ngành công nghiệp theo định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Công nghiệp chế biến:
- Tổ chức mạng lưới sản xuất công nghiệp chế biến kết hợp sơ chế ở các vùng nông thôn, thi tứ, thị trấn với kỹ thuật cao ở các đô thị vừa tạo việc làm nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn, vừa góp phaàn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển công nghiệp nông thôn, hạn chế di dân ra các đo thị lớn. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mục tiêu 50% lao động ở nông thôn làm công nghiệp và dịch vụ chỉ còn 50% làm nông nghiệp .
- Đầu tư xây dựng các trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học để tiếp nhận và nhân lên nhưng công nghệ mới đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhân lên những công nghệ trong khâu bảo quản, vận chuyển chế biến .
- Coi trọng đầu tư công nghệ trong khâu bảo quản, vận chuyển chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao chất lượng dinh dưỡng, bảo đảm tiêu chuaản vệ sinh, đa dạng hoá mặt hàng thực phẩm chế biến.
- Giữ mức tăng trưởng đều khoảng 13% năm, sau năm 2000 ngành công nghiệp này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp, khoảng 30% trong giá trị gia tăng công nghiệp.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
Là những ngành thu hút nhiều lao động và vốn đầu tư cũng không lớn, ưu thế tương đôi đang chuyển theo hướng từ các nước đông A và Đông Nam sang Việt Nam. Nước ta có nguồn lao động dồi dào và lành nghề nên có thể coi đây là một lĩnh vực lớn có khả năng phát triển nhất. Đồng thời với dân số trên 80 triệu dân vào sau năm 2000, thị trường nước cũng là một thị trường tiêu dùng to lớn tiêu thụ sản phẩm của những ngành sản xuất ra. Do đó hướng phát triển là:
- Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng thông dụng và mở rộng sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền, cao cấp. Đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến bao bì, mẫu mã giảm giá thành để chuiếm lĩnh thị trường trong nước, cạnh trang với hàng ngoại nhập.
- Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, đặc biẹt là các sản phẩm may mặc, hàng đẹt, da đồ điện tử, đồ gia dụng hàng thủ công mỹ nghệ… Chuyển nhanh từ gia công sang tự sản xuất để xuất khẩu.
- Những ngành công nghiệp này sẽ so triển vọng phát triển nhanh trong các KCN tập trung được xây dựng trong những năm sắp tới. Do đó dự báo tốc độ tăng trưởng của những ngành này sẽ tăng nhanh, đặc biệt sau năm 2000 khi nhiều KCN có đủ điều kiện kết cấu hạ tầng để phát triển nhanh. Các ngành công nghiệp này là những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao đông và vốn đầu tư không lớn có thể phát triển nhằm giải quyết việc dư thừa lao động. Cơ cấu chiếm trong giá trị gia tăng của công nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng. Riêng ngành dệt da, may sự báo tốc độ tăng trưởng khoảng trên 14% vào những năm 1999 - 2000 và khoảng trên 17% vào thập kỷ sau năm 2000.
Công nghiệp dầu khí:
Công nghiệp khai thác dầu khí trong những năm gần đây đã đóng góp phần quan trọng vào giá trị gia tăng công nghiệp (Giá trị gia tăng ngành liệu năng lượng chiếm trên 22% trong giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp). Trong những thập kỷ tới vẫn giữ vị trí quan trọng, làm tiền đề cho việc phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất.
- Đẩy mạnh tìm kiếm, thamdò và khai thác dầu khí, dự kiến đea sản lượng dầu đến năm 2000 đạt 20 - 25 triệu tấn dàu quy đổi và năm 2010 đạt 30 - 40 triệu tấn dầu quy đổi/ năm. Hình thành ngành công nghiệp lọc dầu với hai nhà máy quy mô 6 - 6,5 triệu tấn dầu thô/năm mỗi nhà máy.
- Đầu năm 1995 khau thác đường ống dẫn khí vào bờ đầu tiên cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ Đức và nhà máy khí hoả lỏng (LPG) sẽ xây dựng trứơc năm 2000. Hoàn thành quy hoạch tổng thể sử dụng khi thiên nhiên, khí đồng hành, xây dựng đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn - Bà Rịa (3 - 3,5 tỷm3năm). Hình thàng công nghiệp hoá dầu đi từ các đạm từ khí các nhà máy chế dầu nhớn, nhựa đường chất dẻo các polimc tổng hợp các hoá chất quan trọng khác…
Công nghiệp điện:
- Tiếp tục phát triển nguồn điện, để đến năm 2010 tăng thêm khoảng 10 triệu tỷ Kwh. Ưu tiên phát triển thuỷ điện (cả quy mô lớn vừa và nhỏ) tạn dụng tối đa nguồn thủy năng dồi dào của đất nước. Đồng thời cũng phát triển nhiệt điện sử dụng nguồn nhiên liệu từ khí thiên nhiêm và khí đồng hành, kết hợp thuỷ điẹn với nhiệt điện để tránh xảy ra thiếu điện về mùa kho. Nghiên cứu và chuẩn bị điều kiện cho việc xây dựng nhà máy điện nguyển tử vào su năm 2010.
- Cùng với dầu khí và công nghiệp khai thác than, ngành công nghiệp năng lượng nhiên liệu vẫn giữ tỷ trọng cao trong giá trị gia tăng công nghiệp khoảng 20% vào năm 2010.
Công nghiệp cơ khí chế tạo.
Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cơ khí hoá là một quá trình tất yếu phải diễn ra trước quá trình tự động hoá, cung cấp trang thiết bị cho các ngành kinh tế quốc dân. Hướng phát triển ngành công nghiệp cơ khí là củng cố và tiền dần từng bước như sau:
- Kết hợp nhập khẩu một phần với sản xuất trong nước, tiếp lên tăng dần phần sản xuất trong nước để sản xuất các thiết bị trước hết phục vụ cho công nghiệp chế biến như: thiết bị xay xát lúa gạo, sản xuất mì ăn liền, chế biến đường, chế biến chè, sản xuất gạch, ngói, các thiết bị cung cấp phục vụ đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp ….
- Phát triển có khí tiêu dùng đáp ứng từ những nhu cầu cơ kim khí tiêu dùng thông thường đến các hàng tiêu dùng cao cấp va lâu bền với chất lượng cao. Phát triển công nghiệp ô tô đi từ lắp rắp tiến lên chế tạo được phần lớn các phụ tùng phụ kiện.
- Xây dựng cơ sở cơ khí nặng để có thể chế tạo được một số phụ tùng và cấu kiện lớn một số máy trong dây truyền thiết bị toàn bộ cỡ loán. Hướng tiến lên có thể xuất khẩu một số thiết bị sản phẩm có khí chế tạo.
Công nghiệp điện tử - tin học:
Hướng phát triển dài hạn là xây dựng ngành công nghiệp điện tử - tin học trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, đón nhận những công nghệ mới trang bị cho nền kinh tế quốc dân. Đó là xu hướng phù hợp với xu thế của thế giới, phát triển mạnh những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, xu hướng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có đang diễn ra trên thế giới.
Công nghiệp điện tử - tin học cùng với ngành công nghiệp cơ khí là những ngành công nghiệp vừa sử dụng nhiều lao đọng, nhưng cũng càn nhiều vốn đầu tư và yêu cầu lao động có kỹ thuật. Các ngành nay ưu thế tương đối lần lượt di chuyển từ Hàn Quốc, Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc, Philippin, Indonexia và Việt Nam sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ các nước bao gồm cả chây á có khả năng lớn trong sản xuất các mặt hàng này phục vụ xuất khẩu. Do đó cũng là những ngành công nghiệp ta có lợi thế, sẽ có điều kiện phát triển nhanh trong thập kỷ sau. Dự báo tốc độ tăng trrưởng 14,5% trong những năm 1995- 2000 và 17,5% vào sau năm 2000.
Vật liệu xây dựng.
Đây là ngành công nghiệp phát triển cơ sở tài nguyên sẵn có trong nước đó là đá vôi, sét cao lạnh và các nguyên liệu phụ khác như silic,puzolan… Mặt khác cũng là những sản phẩm có nhu cầu có thể tăng trên 20% năm.
- Phát triển rộng rãi các loại vật liện xây dựng thông thường ở các địa phương đáp ứng yêu cầu tại chỗ.
- Phát triển các loại vật liệu xây dựng cao cấp đáp ứng cho nhu cầu xây dựng của các đo thị như: đồ sứ vệ sinh gạch men sứ, đá ốp tát kính xây dựng … Xây dựng thêm các nhà máy kính xây dựng thông thường, vì ta có nhiều nguyên liệu cát tốt, nâng sản lượng kính xây dựng lên 20 - 25 triệu m2 vào năm 2000.
- Phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, xây dựng những nhà máy lớn với công nghệ lò quay ở những nơi có điều kiện đồng thời kết hợp với các kiểu lò đứng công suất nhỏ. Dự kiến đến năm 2000 đạt sản lượng 16 - 20 triệu tấn năm và sẽ còn tiếp tục tăng lên nữa sau năm 2000.
Dự báo tốc độ phát triển công nghiệp vật liêuk xây nựg khoảng gần 17% từ nay đến năm 2000, và từ 13 - 14% vào những năm sau năm 2000 đến năm 2010. Cơ cấu trong giá trị gia tăng công nghiệp vẫn giữ vị trí đáng kể.
Khai khoáng và luyện kim.
Nước ta tuy có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng về chủng loại, những phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. Công nghiệp khai khoáng cần kết hợp nhiều loại quy mô lớn, vừa và nhỏ. Trên có sở những nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng đảm bảo nguyên liệu để nhanh chóng hình thành những ngành công nghiệp có quy mô đáng kể và có ý nghĩa chiến lược của đất nước. Ngoài năng lượng, dầu và khí đã nói ở rrên, cần hình thành đựơc ngành công nghiệp luyện kim (luyện thép, luyện nhôm và hợp kim nhôm)
- Để có thể huy động tối đa nguồn quặng sát của nước ta phục vụ phát triển công nghiệp gang thép cần:
Đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê - Hà Tĩnh với công suất 10 triệu tấn quặng/năm vào sau năm 2000 để cung cấp quặng cho công trình luyện thép công suất 1,5-3 triệu tấ/năm sẽ mở rộng lên đến 5 - 6 triệu tấn/ năm. Sớm hình thành công nghiệp luyên kim đi từ các công trình cán luyện thép nhập phôi đến nhập quặng trước khi khai thác mở sắt Thạch Khê.
- Dự báo nhu cầu nhôm ở nước ta đến năm 2010 khoảng 100 nghìn T/n, hiện nay đã sử dụng khoảng 10 T/n. Sản xuất nhôm hiệu quả không cao, só với thế giới quặng của ta lại thuộc loại quặng xấu (sau tuyển 42 - 45% Al), tuy nhiên chúng ta cũng cần nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên ta có. Dự kiến phát triển ngành công nghiệp luyện nhôm theo hai bước.
Bước một xây dựng nhà máy luyện nhôm với công xuất khoảng 50 - 75 nghìn tấn/năm với việc nhập khẩu ô xít nhôm.
Bước hai sẽ khai thác bô xít và xây dựng nhà máy luyện ô xit nhôm công suất có khoảng 200 nghìn tấn/năm, đó là công suất có hiệu quả để cung cấp cho nhà máy luyện nhôm đã xây dựng.
Ngành công nghiệp luyện kim tuy có giá trị gia tăng chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị gia tăng củ nông nghiệp, khoảng 4 -5% nhưng sẽ có tốc độ tăng cao, đặc biệt là những năm từ nay đến năm 2000. Đồng thời phát triển ngành công nghiệp này cũng còn có ý nghĩa tận dụng lợi thế sử dụng tài nguyên của nước ta.
Công nghiệp hoá chất - phân bón:
Những ngành hoá chất cơ bản và sản xuất phân bón quy mô lớn đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Cần lựa chọn phát triển những ngành ta có cơ sở nguyên liệu từ nguồn tài nguyên trong nước sẵn có đồng thời nếu phát triển sẽ có tác động tích cực đến phát triển các ngành công nghiệp khác. Ưu tiên hàng đàu là những ngành phát triển trên cơ sở công nghiệp hoá dầu.
- Phân bón: Phát triển công nghiệp sản xuất phân đạm đi từ khí thiên nhiên và khí đồng hành. Sớm xây doanh nghiệpựg nàh máy phân đạm từ khí công suất 1000 tấn amôniac/ngày sau năm 2000 có thể xây dựng thêm một nhà máy với công suất phân lân nung chảy Mục tiêu đạt 2 tấn phân lân vào năm 2000.
Đáp ứng nhu cầu phân lân cho sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cải tạo và mở rộng các nhà máy sản xuất phân lân hiện có kể cả các nhà máy sản xuất phân lân nung chảy. Mục tiêu đạt 2 triệu tấn phân lân vào năm 2000.
- Các hoá chất cơ bản:
+ Xút: Mở rộng các nhà máy hiện có sau năm 2000 xây mới nàh máy sản xuất xút công suất khoảng 4 vạn tấn/năm, cân băng Clo cho sản xuất PVC, sử dụng có hiệu quả của nguồn khí thiên nhiên và khí đồng hành sẽ khai thác. Đáp ứng nhu cầu xút cho các ngành công nghiệp khác như dệt, giấy…
+ Xô đa: Huy động tốt nhà máy sản xuất cô đa đã xây dựng công suất 8 phòng, bọt giặt, đồ nhựa công nghiệp ché biến cao du như sản xuất xăm lốp ô tô xe máy, xe đạp, pin, ắc quy, sơn đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Với những dự báo phưong hướng phát triển các phân ngành công nghiệp như trên, ta có thể thấy xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp nhằm phát huy đựơc các tiềm năng sẵn có của đất nước, đồng thời từng bước xây dựng ngành công nghiệp một cách toàn diện, đủ sức trang bị lại cho nên kinh tế quốc dân.
Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và những ngành công nghiệp tuy cần có vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hút nhiều lao đọng sẽ đựơc phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng trong có cấu sẽ tăng lên từ sau năm 2000. Đặc biệt ngành cơ khí - điện tử sẽ là ngành quan trọng, thu hút nhiều lao động có kỹ thuật đồng thời trang bị lai cho các ngành kinh tế quốc dân, là tiền đề nâng cao năng suất lao động xã hội.
Ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm hiện nay có ty trọng lớn trong công nghiệp, mặc dầu trong những năm tới sẽ giảm dần những vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá. Có tác động trực thiếp đến sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩu nông nghiệp phát huy hết tiềm năng của ngành, đồng thời tạo ra phân công lao động mới trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Một số ngành công nghiệp nghiệp nặng cần vốn lớn sẽ đựơc lựa chọn đàu tư khi có điều kiện. Đó là những ngành sử dụng tài nguyên sẵn có trong nước giảm xuất nguyên liệu thô, tạo ra những ngành công nghiệp sản xuất những nguyên liệu quqn trọng thay thế nhập khẩu, đpá ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp và kinh tế khác như công nghiệp sản xuất xi măng công nghiệp thép công nghiệp lọc dầu và hóa dầu… Đây là những công trình lớn cần được làm rõ hiệu quả kinh tế xã hội trước khi ra quyết định, cân nhắc thận trọng về địa điểm xây dựng.
III những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
1. Chính sách thu hút và sử dụng vốn.
Trong quá trình phát triển công nghiệp, vốn là yếu tố quyết định cho tăng trưởng và tác động chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Tuy nhiên có vốn sử dụng có hiệu quả đồng vốn có quan hệ mật thiết với nhau.
1.1 Để có vốn cho phát triển công nghiệp Việt Nam phải dựa voà nguồn vốn trong nước, đặc biệt là nguồn vốn của toàn dân, vừa phải tranh thủ thu hút được nguồn vốn nứơc ngoài.
Nguồn vốn trong nước có vai trò quyết định, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng huy động nguồn vốn (FDI) đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Để thu hút nguồn vốn trong nước, ngoài các biện pháp huy động của ngân hàng thông qua các biện pháp tiết kiệm của dân cư và các nguồn tiết kiệm khác giành cho đầu tư (thông qua chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá) phải tạo được một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính điều đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tích luỹ để tự phát triển. Một môi trường đầu tư thông thoáng, giảm bớt các thủ tục phiền hà, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong đầu tư phát triển. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển.
Đồng thời với những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, phải khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp. Khuyến khích mạnh mẽ các hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với các nhà đaàu tư nước ngoài. Đào tạo cán bộ có năng lực tiệp nhạn những công nghệ mới và phương thức quản lý mới đựoc chuyển giao. Có chính sanchs hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành nghề ưu tiên phát triển như cơ khí, điện tử công nghệ thông tin…, những công nghệ cao vào các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo.
1.2 Phải có chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công nghiệp.
Trong việc sử dụng vốn, Nhà nước tập trung chủ yếu vào việc xây dựng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, những ngành có vai trò đầu tầu, có sức lôi kéo các ngành công nghiệp khác phát triển theo, mở đường và có tác động lan toả cho toàn ngành công nghiệp. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không có trọng điểm, gây lãng phí và không có hiệu qủa.
Nhà nước phải hoàn thiện các chính sách và Pháp luật để quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư. Đồng thời phải xây dựng quy hoạch tổng thể các khu vực đựơc ưu tiên đầu tư. Phải nâng cao trình độ quản lý của những người làm công tác thẩm định dự án quản lý vốn. Đồng thời cũng cố gắng tăng tiêm lực của các doanh nghiệp công nghiệp để phát huy có hiệu quả các nguồn vốn có được. Đặc biệt nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nguồn FDI, để tạo lòng tin cho các bạn hàng quốc tế.
2. Các giải pháp thị trường và chính sách thương mại.
2.1 Đối với thị trường nước ngoài.
Trong những năm tới, cần phải ưu tiên phát triển thương mại đa phương đối với hàng công nghiệp Việt Nam . Đặc biệt chú ý tới thị trường Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, ASEAN, Đông Âu, Hàn Quốc. Chú ý phát triển thị trường Trung Đông và có giải pháp để từng bước xâm nhập vào thị trường Châu Phi. Chủ động liên doanh, liên kết với các nước khác, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
2.2 Đối với thị trường trong nước.
Việt Nam cần phải xoá bỏ tình trạng "trống "thị trường. Đặc biệt chú ý sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu dùng của nhân dân nhất là các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Phải có các giải pháp về thị trường: cải cách hình thức bán hàng, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho nhân dân, từ đó mới tạo lòng tin cho nhân dân, đẩy mạnh các hình thức maketing khác nhằm tăng sức mua của dân.
3. Chính sách thuế quan.
Theo yêu cầu của quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhưng hiện nay chính sách liên quan của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, vì vậy trong những năm tời cần hoàn thiện chính sách thuế quan.
4. Chính sách tài chính và thuế.
- Điều chỉnh thuế suất của thuế VAT và thuế thu nhập cho các ngành công nghiệp cần khuyến khíchd đầu tư phát triển. Cần phải sửa luật thuế Giá trị gia tăng cho phù hợp với sản xuất công nghiệp với vmục đích thuế phải là động lực thúc đẩy sản xuất chưa không kìm hãn sản xuất.
- Đối với các dự án đầu tư nước ngoài có thể xét ưu đãi hơn (áp dụng ở mức thấp nhất) về thuế thu nhập, thuế chuyển tài sản ra nước ngoài tuỳ theo từng dự án, theo ngành ưu tiên để thu hút đầu tư nước ngoài.
- Miễn thuế thu nhập của doanh nghiệp trong 5 - 10 năm đầu.
- Có chính sách ưu đãi về giá đất để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành công nghiệp cơ bản.
- Cho phép các doanh nghiệp được trả lương và trả thưởng một cách hợp lý để duy trì đội ngũ cán bộ giỏ và thu hút các tài năng trẻ, nhằm đối phó có hiệu quả hiện tượng chảy " chất xám " từ quốc doanh sang các công ty tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành điện tử - tin học được trích kinh phí khuyến mại để cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
- Xoá bỏ cách tính thuế nhập Nhà nước thuộc ngành điện tử - tin học theo quy định giá tối thiểu vì đây là mặt hàng có tốc độ giảm giá rất nhanh. Việc quy định gia tối thiểu (với sự điều chỉnh không kịp thời) sẽ khiến cho các doanh nghiệp rất khó làm ăn có lãi. Đối với việc nhập linh kiện: sửa đổi cách tính thuế nhập khẩu theo danh mục nhóm linh kiện và các cầu kiện, phụ kiện, phẩm để chế tạo ra linh kiện, chứ không tình theo bộ linh liện SKD, CKD hoặc IKD như trước đây.
5. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong công nghiệp.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có trí tuệ cao, có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực khoa học quản lý, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ.
Muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện địa hoá để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa, đuổi kịp các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta phải chiến thắng thời gian. Muốn vậy, phải đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Thực tế thực hiện công nghiệp hoá mấy năm vừa qua đã cho thấy: nứoc ta có đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật đủ khả năng suất lao động và chất lượng hàng hoá cao, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội nhiều mặt. Nó cũng bao gồm khả năng bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển an toàn.
Nghiên cứu đề xuất tăng tỷ lệ chi phí ngân sách cho khoa học và công nghiệ đến năm 2010, tạo điều kiện đưa khoa học, công nghệ vào quỹ đạo phát triển mạnh hơn, có hiệu quả hơn.
Cho phép các doanh nghiệp đựơc trích 1 - 3% từ doanh thu để chi chô công đào tạo, chuyển giao công nghệ cho công nghiệp .
Cần hoàn thiện luật, cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ, sở hữu các vấn đề tài nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng và tính thực thi của các đề tài nghiên cứu khoa học. Lồng ghép vào các chương trình quốc gia về khoa học công nghệ như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu tiên tiến.
6. chính sách đào tạo nguồn nhân lực.
Phải đưa ra được một chương trình và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề. Việc đào tạo phải tiến hành theo phương châm vừa phát triển chiều rộng nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng đồng thời cũng vừa phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế trong tương lai. Việc quý tọng và bồi dưỡng nhân tài không chỉ thể hiện trong công tác đào tạo cán bọ nguồn mà còn phải chú ý đến chính sách đão ngộ, chính sách tiền lương cũng như việc sử dụng quan lý cán bộ, đào tạo trong quá tình thực tế công tác, thi tuyển trong bố trí việc làm. Đã đến lúc cần phải cải cách chế độ tiền lương sao cho gắn chặt với năng suất lao động và chất lượng lao động nhằm khuyến khích lao động có kỹ thuật, có trình độ chuyên môn cao. Nếu nhà nước chậm thực hiện thì chất xám sẽ chuyển dần sang khu vực kinh tế nước ngoài và tư nhân. Chính sách tiền lương tuy đã được cải tiến nhưng vẫn lấy thời gian công tác làm thước đo chủ yếu nên còn mang nặng tính chất bình quân, không bồi dưỡng và khuyến khích được nhân tài.
- Đầu tư đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý đển nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ cũng như quản lý của thế giới.
- Cải cách chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật và đại học, nâng dần chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.
- Vận dụng tất cả các hình thức đào tạo: công lập, dân lập, tư thục, đào tạo từ xa, du học tại chỗ, kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi và cho phép các trường đại học của thế giới mở phân hiệu tại Việt Nam.
- Khuyến khích thành lập các tổ chức, trung tâm dạy nghề, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trung tâm đào tạo riêng cho các doanh nghiệp công nghiệp ; nâng các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật; có chính sách tài trợ về tài chính cho đào tạo, tài trợ đội ngũ cán bộ giảng dạy và chương trình giảng dạy.
Quy định tỷ lệ đóng góp nhất định (không dưới 50% tổng chi phí đào tạo) khi các doanh nghiệp tiếp nhận người lao động được đào tạo bằng nguồn ngân sách. Kinh phí thu được sẽ sử dụng để tái đầu tư cho đào tạo cũng như nâng cao mức sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên ở các cơ sở đào tạo.
7. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện cho phát triển công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế nói chung và trong phát triển công nghiệp nói riêng. Công nghiệp không phát triển có hiệu quả nếu không có những điều kiện nhất định về cơ sở hạ tầng. Muốn phát triển công nghiệp trước hết phải có điện, cấp nước, hệ thống vận tải ra vào nơi sản xuất và ngày nay còn chú ý nhiều đến vấn đề thải nước và vấn đề môi trường nói chung. Cơ sở hạ tầng cần phát triển đi trước một bước, tuy nhiên để đầu tư cho phát triển hạ tầng yêu cầu vốn đầu tư lớn, do đó cần phát triển đồng bộ, hiệu quả theo quy hoạch.
Trong những năm tới Việt Nam phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Mặt khác phát triển cơ sở hạ tầng chính là biện pháp để tiến hành CNH, HĐH đất nước, nên tập trung phát triển cơ sở hạ tầng là một giải pháp quan trọng, cụ thể như sau:
Phát triển hệ thống giao thông,
Phát triển hệ thống thông tin, liên lạc.
Phát triển ngành năng lưọng nhằm cung cấp năng lượng cho công nghiệp ; Ngành điện cần phát triển vượt trước kinh tế, phát triển đồng bộ cả nguồn và lưới. Hoàn thành các công trình điện sử dụng khí đốt, một số công trình thuỷ điện lớn và trong khởi công công trình thuỷ điện Sơn La. Đảm bảo cung cấp nước cho các khu công nghiệp và yêu cầu xử lý nước thải.
Về giao thông vận tải cần có quy hoạch riêng, nhưng với yêu cầu phát triển công nghiệp, cần ưu tiên trước hết trên các vùng kinh tế trọng điểm đang phát triển các khu công nghiệp. Hệ thống cảng biển đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu công nghiệp và phục vụ yêu cầu phát triển của cơ sở lọc dầu lớn (Dung Quất và Nghi Sơn).
Kết luận
Trong suốt quá trình phân tích và đánh giá thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam, chúng ta thấy trong điều kiện đất nước còn khó khăn nhưng ngành công nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần tạo ra nhiều của cải cho xã hội, tạo nền tảng ban đầu cho sự CNH - HĐH của đất nước, đặc biệt là tạo ra những tiền đề cho quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp vẫn còn một số yếu kém nhưng chúng ta tin chắc rằng với những lợi thế cộng với sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ trưởng thành trong thời gian sớm nhất, xứng đáng với vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Dựa trên những cơ sở khoa học những điều kiện khách quan và những dự báo của các chuyên gia trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Hướng phát triển công nghiệp với nhịp độ nhanh, hiệu quả và bền vững dựa trên cơ cở phát huy tối đa các lợi thế so sánh, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập đồng xây dựng một cơ cấu công nghiệp năng động đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và lý luận còn kém nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ nghiên cứu trong Ban Dự Báo - Viện Chiến Lược Phát Triển .
Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Bùi Đức Tuân người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em để em hoàn thành đề tài, cùng với ThS. Đặng Quốc Tuấn và tất cả các cán bộ trong Viện Chiến Lược Phát Triển đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế phát triển - Khoa Kế hoạch và phát triển - ĐHKTQD
2. Giáo trình quản lý công nghiệp - Khoa Quản trị kinh doanh xây dựng và Công Nghiệp HKTQD
3. Giáo trình dự báo phát triển kinh tế xã hội - Khoa Kế hoạch và phát triển - ĐHKTQD
4. Một số vấn đề về phương pháp luận xây dựng chiến lược công nghiệp - Ban công nghiệp, thương mại, dịch vụ - Viện chiến lược phát triển
5. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng CNH - HĐH ở nước ta - Ban công nghiệp, thương mại, dịch vụ - Viện chiến lược phát triển
6. Báo cáo chuyên đề về xác định bước đi chuyển đổi cơ cấu công nghiệp đến năm 2020 - Ban công nghiệp, thương mại, dịch vụ - Viện chiến lược phát triển
7. Tạp chí công nghiệp các số
8. Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế công nghiệp Việt Nam - Viện chiến lược phát triển
9. Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam - Viện chiến lược phát triển và UNIDO
10. Chiến lược công nghiệp trung hạn Việt Nam - Viện chiến lược phát triển và UNIDO
11. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân - Ngô Đình Giao
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0040.doc