Đề tài Đồng tiền chung Asean - Sự cần thiết phát triển khu vực

Có thể nói thế giới chúng ta đang chứng kiến một xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá hết sức mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính. Chính xu thế này đã góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư quốc tế bằng cách chuyển chúng đến những nơi hứa hẹn có nhiều lợi nhuận nhất. Sự ra đời của đồng EURO đang được là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của đồng USD. Ảnh hưởng đến vị trí độc tôn của đồng USD trên thị trường thanh toán quốc tế. Do đó, cũng không khó hiểu khi đồng EURO ra đời đã vấp phải nhiều sự phản ứng từ phía Mỹ. Từ lúc ra đời cho đến nay, đồng EURO đang biến động khá phức tạp. Lúc đầu, nó liên tiếp giảm giá trị so với đồng USD nhưng sau đó lại vượt lên mạnh mẽ và vượt qua luôn cả mức quy định ban đầu. Điều này xuất phát từ xu hướng muốn cải thiện cán cân thương mại đang bị thâm hụt lớn của Mỹ bằng cách giảm giá đồng USD để kích thích xuất khẩu cộng với tình hình tăng trưởng chậm chạp và kém ổn định của các nước EU. Nhưng dù sao, với sự ra đời của đồng EURO, bản đồ tài chính quốc tế kể từ đó đang được vẽ lại, hứa hẹn sự sôi động hơn và bình đẳng hơn trong các giao dịch tài chính trên thế giới. Trong tương lai, các đồng tiền đựơc sử dụng quốc tế và được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán quốc tế sẽ không còn là sự độc tôn của USD mà ít nhất sẽ có một người đồng hành là EURO.

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đồng tiền chung Asean - Sự cần thiết phát triển khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất của diễn đàn là Dự án nghiên cứu Kobe (Kobe Reasearch Project) mục đích tăng cường hợp tác tài chính khu vực ở Đông Á trên cơ sở những bài học kinh nghiệm Châu Âu. 9. Những hình thức hợp tác khác với quy mô nhỏ hơn Ngoài những hình thức hợp tác nội bộ khu vực và liên kết khu vực kể trên, ở Đông Á còn có những hình thức hợp tác với quy mô nhỏ hơn như diễn đàn 4 thị trường gồm Úc, Hồng Kông, Nhật, Singapore được thiết lập vào tháng 5/1992 và tính đến 3/2003 đã được tổ chức 16 lần; diễn đàn 6 thị trường (Trung Quốc, Mỹ và các thành viên của diễn đàn 4 thị trường) được bắt đầu vào tháng 3/1997 và đã diễn ra 2 lần; Diễn đàn 3 thị trường (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc) được bắt đầu từ tháng 9/2000, cuộc họp lần thứ 2 của bộ trưởng tài chính 3 nước được tổ chức vào Trang : 101 tháng 5/2002. Các diễn đàn thảo luận các vấn đề khu vực như điều kiện kinh tế vĩ mô, sự di chuyển vốn, các thị trường ngoại hối và sự phát triển thị trường tài chính. PHỤ LỤC 7 : KHỦNG HỎANG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1./ Khủng hoảng tài chính tiền tệ Khởi đầu của biến cố mà người ta gọi là “ Cuộc khủng hoảng Tiền tệ tại Châu á” là ngày 2/7/1997 một ngân hàng Thái Lan gặp khó khăn trong việc hoàn tiền cho khách hàng và cùng ngày đó Ngân hàng Quốc gia Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht so với đồng USD trong vòng 3 ngày đồng Baht mất đi 20% giá so với USD đến cuối tháng 7 thì mất đến 40%. Sự hoang mang mất tin tưởng lan nhanh trong các nhà đầu tư ngoại quốc, tiếp theo là bắt đầu rút tiền ồ ạt khỏi Thái Lan, cổ phần các công ty Thái liên tục mất giá và sụp đỗ, sự sụp đỗ của Đồng Bath Thái đã kéo theo sụp đỗ của các hệ thống tiền tệ trong khu vực. Lần lượt đồng Ringit của Malaixia, đồng Rupiah của Inđônêxia, đồng Peso của Philippin, bị mất giá so với USD, vì các nhà đầu tư rút tiền ồ ạt ra khỏi khu vực Đông Nam á, chỉ còn đồng Dolar Singapore còn tương đối đứng vững vì Singapore có tổ chức tài chính vững vàng và nước này không chỉ sống nhờ vào kinh tế khu vực. Tiếp theo đó là khủng hoảng lan sang các nước như Hàn quốc, Nhật bản…. Vậy câu hỏi đặt ra nguyên nhân khủng hoảng tài chính tiền tệ do đâu ? Với chính sách hướng ra xuất khẩu các quốc gia đã sử dụng chính sách lãi suất cao, tạo nhiều cơ hội thu lợi nhuận nhanh chóng một phần để lôi kéo các khối tư bản nước ngoài đầu tư một phần kiểm chế tỷ giá so với đồng USD. Sử dụng các khoản vay từ nước ngoài không sử dụng đầu tư xây dựng và củng cố nền kinh tế mà lại tập trung vào lĩnh vực xây dựng nhà cửa.vốn dĩ thu hồi vốn chậm. Bên cạnh đó, việc lệ thuộc quá nhiều vào các ngoại tệ mạnh của các nứơc Đông Nam á đã làm cho nguy cơ về tỷ giá càng cao, như chúng ta đều biết Mỹ và Nhật la ̀ hai thị trường rộng lớn, biến động nhiều về tỷ giá, việc sử dụng một chính sách cứng nhắc gắn kết với các ngoại tệ này sẽ là nguy cơ về tỷ giá càng gia tăng, trong khi việc dự trữ ngoại tệ tại các quốc gia ASEAN còn thấp. Khi các ngoại tệ Trang : 102 mạnh tăng giá làm cho việc xuất khẩu trở nên khó khăn, dẫn đến thu ngoại tệ giảm sút và thế là không đủ khoản tiền ngoại tệ thanh toán cho các khoản nợ đến hạn, tình hình đó các công ty lại tiếp tục vay tiền để trả nợ và bắt đầu một vòng “ vay để trả nợ” cứ tiếp diễn. SƠ ĐỒ LƯU CHUYỂN VỐN TRONG GIAI ĐOẠN 1997 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Một lý do khác nữa, là việc chi tiêu vượt quá ngân sách làm dẫn đến thâm thủng cán cân thương mại quá lớn. Trong theo bảng 11 ta nhận thấy thâm hụt cán cân vãng lai trong hai năm 1996 và 1997 của các nước điều âm. Giới đầu cơ không ngần ngại tấn công đồng Bath bằng cách bán ra thật nhiều đồng Bath mà họ có thể đổi lấy ngoại tệ và thế là dự trữ ngoại tệ của một quốc gia đã không đủ sức chống đỡ lại sự “tấn công “ của các nhà đầu cơ tiền tệ. Các nước khủng hoảng sử dụng nguồn vốn vay sai mục đích và không sử dụng từ nguồn vốn tích lũy trong nước. Thực tế các nước sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn tích lũy sẽ ít bị tác động hơn so với những nước sự dụng nhiều từ nguồn vốn vay chẳng hạn như (Indonexia nợ 67%/GNP vào cuối năm 1997, Philipin 63%/GNP). Việc cho vay theo chỉ đạo cũng phát sinh những chi phí lớn không hiệu quả làm mất cân đối cơ cấu tài chính. Chính sách “chỉ định người thắng cuộc” bằng Hệ thống tài chính nội địa • Tập trung vào NH • Giám sát yếu kém Dòng vốn nước ngoài chảy vào Nợ mệnh giá ngoại tệ và kỳ hạn ngắn gia tăng Chính sách kinh tế vĩ mô Tỷ giá hối đoái cố định Phân bổ vốn sai lệch • Đầu tư quá mức • Bong bóng giá tài sảno1ũng Tình hình kinh tế vĩ mô • Tỷ giá hối đoái thực bị nâng giá • Thâm hụt thương mại gia tăng Tình hình tài chính • Tỷ lệ nợ khó đòi • Mật cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có KHỦNG HOẢNG Trang : 103 cách chỉ đạo rót vốn cho những cơ sở công nghiệp cụ thể hay những nhóm lợi ích nhất định và cả trong một số trường hợp bảo lãnh của nhà nước không nêu trong hợp đồng, mà chỉ là một sự hiểu ngầm. Inđonexia là ví dụ điển hình như sự phá sản củ công ty đầu tư Peregrine có trụ sở tại Hong Kong đã xảy ra nhanh chóng vì đã cho một công ty taxi của Indonexia vay 250 triệu USD, với lý do là công ty này có quan hệ với con gái tổng thống Suharto Chính phủ không cung cấp các thông tin đầy đủ cho thị trường hay không thực hiện các yêu cầu pháp lý về tính công khai, dẫn tới sự thất bại thị trường làm tăng nguy cơ đầu tư quá nhiều cho một số lĩnh vực và quá ít cho một số lĩnh vực khác, hình thành “tâm lý đầu tư theo trào lưu” và vì thế nỗi lo của các nhà đầu tư về” những điều không hay biết” dường như là nguyên nhân quan trọng một khi có biến cố xuất hiện thì đồng loạt các nhà đầu tư rút vốn Không chú ý đến cơ cấu thanh khoản và thời hạn trả nợ dễ rơi vào nguy cơ chuyển vốn đột ngột ra nước ngoài, dẫn đến khủng hoảng về tiền mặt và cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Thiếu các quy định tối thiểu của nhà nước về an toàn ngành tài chính mà Thái lan là một ví dụ. Ở nước này các công ty tài chính và ngân hàng do gia đình cai quản thường cho vay trên quan hệ cá nhân mà chỉ giải trình ở mức độ hạn chế đối với cơ quan điều tiết tài chính. Kết quả là khủng hoảng đã xảy ra. Cuộc khủng hoảng để lại những bài học hết sức nặng nề đối với với hầu hết các nước thành viên, trên tất cả các phương diện. Sau 1 năm bị khủng hoảng GDP theo đầu người của Inđônexia giảm từ 1000 USD/người/năm xuống còn 610 USD từ một nước phát triển vào loại khá trong số các nước đang phát triển , Inđonexia đã trở thành 1 trong 20 nước nghèo nhất thế giới. Trang : 104 BẢNG DÒNG VỐN CHẢY RA KHỎI ĐÔNG Á (TỶ USD) Nội dung 1996 1997 1998 1999 Vốn tư nhân ròng 65,8 -20,4 -25,6 -24,6 Đầu tư trực tiếp ròng 8,4 10,3 8,6 10,2 Đầu tư chứng khoán ròng 20,3 12,9 -6 6,3 Vay thuơng mại và đầu tư khác 37,1 -43,6 -28,2 -41,1 Viện trợ chính thức ròng -0,4 17,9 19,7 -4,7 Nguồn : NHTG “ World Economic Outlook”, 5/1998 và 3/2000 BẢNG NỢ NGẮN HẠN VÀO QUÝ II NĂM 1997 QUỐC GIA Nợ ngắn hạn nước ngoài ( tỷ USD) Dự trữ ngoại tệ ( tỷ USD) Tỷ lệ nợ ngắn hạn so với dự trữ Thái lan 45,57 31,36 1,45 Inđonexia 34,66 20,34 1,7 Malaysia 16,27 26,59 0,61 Philippin 8,29 9,78 0,85 Nguồn : ADB “ Asian development Outlook”,1999. BẢNG NỢ TÀI CHÍNH CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN SO VỚI GDP (%) QUỐC GIA 1991 1992 1993 1994 1995 1995 HÀN QUỐC 103,1 110,7 121,3 128,8 133,5 140,9 THÁI LAN 88,6 98,4 110,8 128,1 142 141,9 Nguồn : Radelet và Sachs (1998) Trang : 105 PHỤ LỤC 8 : CÁC HÌNH THỨC KIÊN KẾT KINH TẾ Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu thì liên kết kinh tế trở thành mô hình chủ yếu trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Khi một khu vực hình thành những liên kết về kinh tế thì các quốc gia trong khu vực đó sẽ nổ lực di chuyển từng phần tiến tới thương mại tự do và mỗi nước sẽ cố gắng để đạt được những lợi ích nhất định từ một nền kinh tế mở cửa hơn mà vẫn không mất đi hoàn toàn quyền kiểm soát đối với loại hàng hoá và dịch vụ đi ngang qua biên giới của nước mình. Chính vì lý do này mà các hình thức hợp nhất kinh tế và các thoả hiệp thương mại thường xảy ra từng bước và nó chỉ đạt kết quả khi có sự thống nhất của tất cả các quốc gia trong khu vực muốn liên kết. Khi đó mậu dịch tự do được thúc đẩy nhiều hơn, tiến tới liên kết về nhiều mặt và xoá bỏ dần sự cách biệt giữa các quốc gia. 1. Thoả thuận mậu dịch ưu đãi (Preferential Trade Arrangement) Đây là hình thức liên kết thấp nhất, lỏng lẻo nhất trong các hình thức liên kết. Theo hình thức này thì hàng rào mậu dịch đối với các nước thành viên là thấp hơn so với các nước không tham gia. Hình thức này phổ biến trước chiến tranh thế giới lần thứ II như : Kế hoạch ưu đãi của khối cộng đồng Anh thành lập năm 1932 gồm Anh Quốc và các thành viên thuộc đế quốc Anh trước đây. 2. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) Đây là hình thức liên kết kinh tế khá phổ biến hiện nay, trong đó tất cả các hàng rào mậu dịch sẽ được bãi bỏ dần giữa các nước thành viên, còn với các nước không là thành viên thì vẫn giữ lại hàng rào mậu dịch riêng của mình, tức là không thống nhất một mức thuế quan chung để đánh ra bên ngoài. Nói cách khác mỗi thành viên của FTA có thể duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài. Điều cần thiết là khi mỗi nước thành viên đưa ra mức thuế quan bên ngoài riêng của nó, thì những nước không thành viên có thể tìm thấy lợi nhuận để xuất khẩu đến một nước thành viên có mức độ bảo hộ bên ngoài thấp nhất sau đó mới đến các nước có mức bảo hộ thấp hơn. Trang : 106 Ra đời sớm nhất là “Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu – EFTA” thành lập năm 1960 bao gồm các thành viên Anh, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thuỵ Sỹ và Thụy Điển. Khu vực tự do Bắc Mỹ – NAFTA ra đời năm 1994 bao gồm Mỹ, Canada và Mêhicô. Do sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển giữa Mỹ, Canada với Mêhicô nên hiệu quả hoạt động của khu vực không cao lắm. Việt Nam cũng là thành viên trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực mậu dịch tự do đầu tiên của các nước đang phát triển. Theo quy định, hiện nay các nước thành viên đều đã cắt giảm thuế quan từ 0% đến 5% riêng Việt Nam sẽ phải thực hiện quy địh này trong năm 2006 và Lào, Myanmar thực hiện từ năm 2008 do gia nhập sau cũng như trình độ kinh tế còn yếu kém so với khu vực. 3. Liên hiệp thuế quan (Customs Union) “Liên hiệp thuế quan” hướng đến mức độ hợp nhất kinh tế cao hơn “dịch tự do” bởi sẽ thống nhất một mức thuế quan chung để đánh ra bên ngoài với các nước không phải là thành viên. Chính sự tồn tại của thuế quan bên ngoài chung sẽ đẩy lùi khả năng mậu dịch bởi các nước không phải là thành viên. Tiêu biểu nhất cho hình thức này là cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) ra đời năm 1957, bao gồm 6 thành viên là Tây Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. 4. Thị trường chung (Common Market) Hình thức này thể hiện trình độ liên kết cao hơn so với hình thức. Cụ thể, tất cả các hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên được tháo gỡ, một chính sách thương mại bên ngoài chung sẽ được áp dụng đối với các nước không phải là thành viên và tất cả những hàng rào thương mại bên ngoài chung sẽ được áp dụng đối với các nước không phải là thành viên và tất cả hàng rào thương mại đối với sự dịch chuyển nhân tố giữa những nước thành viên biểu hiện mức độ hợp nhất cao hơn, đồng thời sự kiểm soát trong nước của kinh tế bị giảm xuống. Hiệp ước Rome năm 1957 đã thiết lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) chính thức hoạt động vào ngày 1/1/1958 và từ năm 1992 thì EEC đã trở thành thị trường chung Châu Âu (ECM) Trang : 107 5. Liên hiệp kinh tế (Economic Union) Đây là hình thức liên kết kinh tế cao nhất. Đây là hình thức không những thống nhất về mặt kinh tế mà còn thống nhất về tài chính, về chính trị, về văn hoá. Khi một liên minh kinh tế áp dụng một đồng tiền chung thì nó trở thành một liên minh tiền tệ. Một ví dụ rõ nét nhất cho hình thức này là liên hiệp Châu Âu – EU. Sau khi hiệp định Maastricht được phê chuẩn, một EU thống nhất đã ra đời. PHỤ LỤC 9 : A - CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Chế độ tỷ giá cố định và thả nổi là hai trường hợp đặc trưng thuộc hai cực trong việc phân loại chế độ tỷ giá. Do các quốc gia khác nhau có sự lựa chọn khác nhau, và sự lựa chọn của mỗi quốc gia cũng có thể thay đổi từ thời gian này sang thời gian khác, chính vì vậy trong thực tế đã và đang tồn tại rất nhiều loại chế độ tỷ giá khác nhau. Hầu như ít có quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc thả nổi thuần tuý mà thay vào đó là một hệ thống tỷ giá kết hợp giữa thả nổi và cố định với những đặc trưng đa dạng phù hợp với đặc điểm từng quốc gia. Theo phân loại của IMF, tại 31/12/2004, các chế độ tỷ giá (Exchange Rate Regimes) gồm : 1. Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng (Exchange Arrangements with No Separate Legal Tender) Đây là trường hợp đối với một quốc gia khi không có đồng tiền pháp định riêng. Áp dụng chính sách này, đồng nghĩa với việc phải từ bỏ hoàn toàn sự độc lập kiểm soát của chính phủ đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Đồng tiền sử dụng trong lưu thông có thể là : - Quốc gia này sử dụng đồng tiền của một nước khác trong lưu thông như là một đồng tiền pháp định duy nhất. - Quốc gia này là một thành viên của một liên minh tiền tệ (currency unin), trong đó các nước thành viên thống nhất sử dụng một đồng tiền pháp định chung. Đây được xem là dạng cơ chế có mức độ cứng rắn nhất mà cơ chế tỷ giá cố Trang : 108 định có thể đạt được. Động cơ xét về mặt tỷ giá để thiết lập một liên minh tiền tệ là muốn đạt được sự tin tưởng tuyệt đối với chính sách tiền tệ chống lạm phát thông qua những cam kết ràng buộc nhất. Tiêu biểu cho trường hợp này Liên minh tiền tệ Châu Âu với việc lưu hành đồng EURO; Panama và các nước đảo thuộc vùng Đông Ca-ri-bê với việc lưu hành đồng USD. Tuy nhiên một liên minh tiền tệ cũng có thể bị phá vỡ như trường hợp cộng hoà Sec và Slovak với sự lưu hành đồng Koruna hay Liên Bang Xô Viết cũ. 2. Chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ (Currency Board Arrangements) Đây là chế độ tỷ giá có sự cam kết chính thức của chính phủ chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ là đồng tiền bản vị tại một mức tỷ giá cố định. Chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt trong việc phát hành tiền nhằm đảm bảo thực thi cam kết chính thức của chính phủ, bao gồm các quy định dưới dạng luật nghiêm cấm không cho phép chính phủ phát hành các khoản nợ – tiền có quyền lực cao (high – power money) nếu như việc phát hành này không được đảm bảo hỗ trợ 100% bằng một lượng dự trữ quốc tế tương đương. Trong cơ chế tỷ giá này thì chính phủ hoặc NHTW ấn định một tỷ giá cố định giữa đồng nội tệ và ngoại tệ bất cứ lúc nào. Cơ quan quản lý tiền tệ không được phép dùng quyền hạn của mình để tài trợ và bảo lãnh tín dụng cho khu vực tư nhân và khu vực công, do đó những mất cân đối trong chính sách tài khoá không thể được tài trợ thông qua thuế lạm phát bằng phát hành thêm tiền. Chính sách này hướng tới mục tiêu lạm phát. Các nước đang áp dụng cơ chế tỷ giá đặc biệt này là Hồng Kông, Estonia, Bungari, Lithuania, Brunei, Bosnia and Herzegovina, Djibouti. 3. Chế độ tỷ giá cố định thông thường(Conventional Fixed peg Arrangements) Đây là chế độ tỷ giá khi chính phủ neo đồng tiền của mình (một cách chính thức hay ngầm định) với một đồng tiền chính thức hay một rổ các đồng tiền tại một mức tỷ giá cố định, đồng thời cho phép tỷ giá được dao động trong một biên độ hẹp tối đa là ±1% xung quanh tỷ giá trung tâm hay giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tỹ giá chênh lệch nhau khoảng 2% trong ít nhất 3 tháng. Trang : 109 Cố định rỗ tiền tệ (Basket peg). Theo cơ chế này thì tỷ giá được neo cố định vào một tập hợp các đồng tiền mạnh với những tỷ trọng nhất định mà không phải là cố định theo bất kỳ một đồng tiền mạnh duy nhất nào. Đây là một giải pháp phù hợp với các nước có phương thức trao đổi mậu dịch được đa dạng hoá theo từng vùng địa lý giống như các nước ở Đông Á. Trên lý thuyết thì có rất ít lý do cho thấy cơ chế này không cứng nhắc bằng cơ chế tỷ giá neo cố định theo một đồng tiền. Trên thực tế hầu hết các nước đã công bố áp dụng theo cơ chế tỷ giá này thì lại không công khai về quyền số mà nó áp dụng mà có thể thường xuyên điều chỉnh ở mức cần thiết. Do vậy thể thức này không thể cho ra những nhận xét một cách chính xác trừ một số nước cố định theo đồng tiền SDR. Theo cơ chế này tuy chức năng của NHTW có bị giới hạn tuy nhiên vẫn mang tính linh hoạt và vẫn duy trì được một số chức năng truyền thống của NHTW, các nhà quản lý tiền tệ vẫn có thể điều chỉnh mức độ của tỷ giá tuy không thường xuyên. 4. Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động rộng (Pegged Exchange Rates Within Horizontal Bands) Đây là chế độ tỷ giá khi chính phủ neo đồng tiền của mình (một cách chính thức hay ngầm định) tại một mức tỷ giá cố định, đồng thời cho phép tỷ giá được dao động trong một biên độ rộng hơn ±1% xung quanh tỷ giá trung tâm hay mức độ giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tỷ giá chênh lệch. 5. Chế độ tỷ giá cố định trượt – con rắn tiền tệ (Crawling Pegs) Đây là chế độ tỷ giá cố định, nhưng định kỳ sẽ được điều chỉnh: - Hoặc theo một tỷ lệ nhất định đã được thông báo trước. - Hoặc để phản ánh những thay đổi trong một số chi tiêu nhất định đã được lựa chọn (lạm phát, cán cân thương mại) Cơ chế này còn được gọi là cơ chế tỷ giá bò trườn, là cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh. Trong hệ thống này, một quốc gia ấn định một ngang giá cho đồng tiền của mình và cho phép thay đổi nhỏ xoay quanh ngang giá như ±1% so với ngang giá. Áp dụng cho những nước có nguy cơ lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát Trang : 110 trong cơ chế tỷ giá này được xác định một cách thận trọng thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát dự báo trong sự cố gắng của mỗi nước để thoát khỏi chu kỳ của lạm phát thông qua việc từ bỏ chính sách lạm phát mà lựa chọn chính sách cùng sống chung với lạm phát. Tỷ giá hối đoái lúc này được dùng để làm dấu hiệu cho mức giá cả của nền kinh tế trong một sự nỗ lực để duy trì ổn định tỷ giá thực. 6. Chế độ tỷ giá cố định trượt có biên độ (Exchange Ratea within Crawling Bands) Đây là chế độ tỷ giá cố định với các nội dung : - Tỷ giá được dao động trong một biên độ nhất định rộng hơn 1% xung quanh tỷ giá trung tâm hoặc giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tỷ giá vượt quá mức 2%. - Tỷ giá trung tâm sẽ được điều chỉnh định kỳ: • Hoặc theo một tỷ lệ nhất định đã được thông báo trước. • Hoặc để phản ánh những thay đổi trong một số chỉ tiêu nhất định đã được lựa chọn (lạm phát, cán cân thương mại) Trong lịch sử còn tồn động một hệ thống tỷ giá tương tự là : Vùng mục tiêu tỷ giá (Target zone Band), do những biến động lớn trong tỷ giá hối đoái của các đồng tiền mạnh vì vậy có đề nghị là phải sử dụng những vùng mục tiêu cho các đồng tiền này. Một tỷ giá trung tâm sẽ được thiết lập. Vùng mục tiêu này tương tự như các biên độ sử dụng trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, tuy nhiên biên độ có thể nới rộng hơn. Một ví dụ thực tế về vùng mục tiêu tỷ giá là vào tháng 2 năm 1987, các đại diện của nhóm G7 (gồm Mỹ, Nhật, Tây Đức, Pháp, Canada, Ý, và Anh) đã ký hiệp định Lourve để thiết lập các giới hạn có thể chấp nhận của giá trị đồgn USD tương ứng với các đồng tiền khác. 7. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không thông báo trước (Managed Floating with No Predetermined Path for the Exchange Rate) Chính phủ tác động ảnh hưởng lên xu hướng vận động của tỷ giá thông qua hành động can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối, nhưng không có bất cứ một sự thông báo trước hay một cam kết nào về hướng và mức độ can thiệp lên tỷ giá Trang : 111 như thế nào. Mỗi nước có một cơ quan chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào các thị trường ngoại hối để khống chế giá trị của một đồng tiền, các NHTW có nhiều nhiệm vụ khác ngoài việc can thiệp vào thị trường ngoại hối. Các ngân hàng này cố gắng kiểm soát tăng trưởng của mức cung tiền tệ ở các nước tương ứng theo cách thức sẽ tác động thuận lợi đến các điều kiện kinh tế. Mức khống chế hay quản lý một đồng tiền nội tệ thay đổi giữa các NHTW. Lý do để các NHTW quản lý các tỷ giá hối đoái là : làm dịu bớt các biến động tỷ giá hối đoái; thiết lập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn và ứng phó với các xáo trộn tạm thời; cân bằng vị thế thanh toán, dự trữ ngoại tệ, cân bằng sự phát triển của thị trường. 8. Chế độ tỷ giá thả nổi độc lập (Independently Floating) Đây là chế độ tỷ giá, trong đó, tỷ giá được xác định theo thị trường (chính phủ không lái xu hướng vận động của tỷ giá). Bất cứ hoạt động can thiệp ngoại hối nào cũng chỉ nhằm mục đích giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, chứ không theo đuổi một hướng vận động hay một giới hạn cụ thể nào về tỷ giá. B. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Chế độ tỷ giá được đưa ra bên cạnh chiến lược của chính sách tiền tệ nhằm cho thấy vai trò của chế độ tỷ giá trong hoạch định chính sách kinh tế và giúp xác định khả năng của việc phối hợp hài hoà chính sách tỷ giá – tiền tệ. 1. Mục tiêu tỷ giá hối đoái (Exchange Rate Anchor) Chính phủ sẵn lòng bán/mua ngoại tệ khi tỷ giá quá dao động nhằm duy trì tỷ giá vẫn ở mức hay trong vùng đã ấn định, tỷ giá được coi là mục tiêu danh nghĩa hay mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ. Chiến lược này được áp dụng trong chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng, chuẩn tiền tệ, cố định thông thường hay có biên độ rộng, con rắn tiền tệ, con rắn tiền tệ có biên độ. 2. Mục tiêu tổng thể tiền tệ (Monetary Anchor) Chính phủ sử dụng các công cụ của mình để đạt được một tỷ lệ tăng trưởng mục tiêu cho một tổng thể tiền tệ như dự trữ tiền tệ, M1 hay M2 và tổng thể mục tiêu này trở thành mục tiêu danh nghĩa hay mục tiêu trung gian. Trang : 112 3. Khuôn khổ mục tiêu lạm phát (Inflation Targeting Framework) Chính phủ công bố chính thức một mức lạm phát trung bình và cam kết sẽ đạt được mục tiêu này. Một số đặc điểm chính khác của chính sách này là tăng cường phổ biến thông tin cho công chúng và thị trường về kế hoạch và mục tiêu của các nhà kế hoạch định chính sách tiền tệ, tăng cường trách nhiệm giải trình của NHTW để đạt được mục tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ được định hướng bởi độ lệch trong việc dự đoán lạm phát tương lai so với mức mục tiêu đã công bố; hành động dự báo lạm phát (hoàn toàn hay rõ ràng) là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ. 4. Chương trình hỗ trợ của IMF hay các tổ chức tiền tệ khác (IMF – Supported or Other Monetary Program) Việc thực hiện chính sách tỷ giá hay tiền tệ phải nằm trong một khuôn khổ quy định các mức sàn cho dự trữ ngoại hối và mức trần cho tài sản nội đại thuần của NHTW. Ngoài ra cũng có thể có các mục tiêu khác về dự trữ tiền tệ được áp dụng trong hệ thống này. 5. Các mục tiêu khác (Other) Các nước không công bố mục tiêu danh nghĩa rõ ràng nhưng đúng hơn là giám sát các mục tiêu khác nhau trong việc thực thi chính sách tiền tệ, hoặc không có sẵn những thông tin liên quan về quốc gia này. Trang : 113 PHỤ LỤC 10 TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH TRONG ASEAN Những nổ lực mở cửa tài chính khu vực và tự do hoá các giao dịch vốn trong khu vực ASEAN tiếp tục được đẩy mạnh. Lộ trình Hội nhập về tài chính, tiền tệ trong khu vực ASEAN được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 7 (AFMM7) và đã được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Bali, Inđônesia vào tháng 10/2003. Lộ trình đã đưa ra các bước đi và khuôn khổ thời gian cho các chương trình hợp tác trong bốn lĩnh vực là: Phát triển thị trường vốn, Tự do hoá Dịch vụ Tài chính, Tự do hoá Tài khoản vốn, Hợp tác tiền tệ trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, những nổ lực nghiên cứu nhằm nâng cao tính hiệu trong quá trình mở cửa và tự do hoá tài chính trong ASEAN cũng không ngừng đẩy mạnh. Diễn đàn Ngân hàng Trung ương ASEAN (ACBF) gần đây đã hoàn thành nghiên cứu về “Sự phù hợp và điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập một đồng tiền chung ASEAN”. Nhóm nghiên cứu đã đưa nhận định là hiện tại, khu vực ASEAN chưa hội tụ đủ các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng một đồng tiền chung. Điều kiện kinh tế còn có nhiều khác biệt, trong khi đó lại thiếu một khuôn khổ về thể chế và các cam kết mạnh mẽ về chính trị. Với mức độ liên kết kinh tế và hợp tác hiện tại, các nước ASEAN sau khi hoàn thành việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2006 cần xem xét tới việc xây dựng Liên minh về Hải quan sau đó là Thị trường chung, Liên minh kinh tế và sau cùng mới là việc thiết lập một đồng tiền chung cho khu vực. ASEAN đã có những thảo luận về hoàn tất các thoả thuận mậu dịch tự do với Trung Quốc vào năm 2010, với Ấn Độ vào năm 2011, với Nhật vào năm 2012. Để xoá đi hình ảnh một ASEAN “bàn bạc nhiều hơn là hành động”, để giấc mơ cộng đồng ASEAN thành hiện thực, từng nứơc thành viên và cả khối cần có những lộ trình riêng và chung thật cụ thể. Chính vì vậy mà trong bài phát biểu của mính, Thủ tứơng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Cần có những nội dung, biện pháp, lộ trình cụ thể…, cần tích cực, chủ động hơn để đạt sự đồng thuận trên tin thần nhân nhượng lẫn nhau…” “Trụ cột chính của cộng đồng ASEAN là hợp tác kinh tế phải tiếp tục được coi là trụ cột nền tảng cần được thúc đẩy mạnh mẽ ”… Trang : 114 PHỤ LỤC 11 CƠ CHẾ GIÁM SÁT 1. Cơ chế giám sát là gì? Giám sát kinh tế vĩ mô nghĩa là giám sát tình trạng và triển vọng của các điều kiện kinh tế bằng một diễn đàn đa phương hay bằng một thể chế quốc tế. Giám sát kinh tế vĩ mô được thực hiện thường xuyên (thông thường là hằng năm) bởi IMF, WB và OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế – Organisation for Economic Co-operation and Development) đối với các nước thành viên. Giám sát kinh tế vĩ mô không chỉ là việc quan sát các chỉ số kinh tế mà còn đưa ra các đánh giá về chính sách thương mại, cấu trúc kinh tế và nguy cơ khủng hoảng tài chính. Sau hàng loạt cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra do sự di chuyển ồ ạt của các dòng vốn, việc giám sát khủng hoảng thị trường tài chính và thị trường vốn trở thành vấn đề chính yếu trong giám sát kinh tế. Hiệu quả của giám sát dựa trên áp lực ngàng hàng (peer pressure), các mục tiêu chính sách phải được nêu ra một cách rõ ràng. Trong hầu hết các trường hợp, không có hình thức phạt nào được áp dụng cho thành viên không thoả mãn các kiến nghị đặt ra nhưng điều này cũng sẽ gây khó khăn và làm mất tầm ảnh hưởng của tổ chức giám sát. Tuy nhiên nếu trường hợp có hỗ trợ tài chính và có kết hợp sâu về tiền tệ thì cần đặt ra các hình thức phạt (hay đình chỉ trợ giúp) nếu việc cải tổ không được thực hiện, vì nếu không nó sẽ dễ gây ra tổn thương cho các thành viên khác. Quy trình giám sát đòi hỏi phải tập hợp đầy đủ dữ liệu và cần có sự hỗ trợ của chính phủ. Số liệu sẽ được so sánh giữa các nước, giữa các giai đoạn để xác định tính hợp lý trong chính sách của quốc gia. Khi phát hiện những chính sách không hợp lý, tổ chức giám sát sẽ đưa ra cảnh cáo. Quy trình giám sát đòi hỏi phải có các cuộc đối thoại trực tiếp và sự liên lạc thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo. IMP và OECD thường gửi các yêu cầu cải cách tới thành viên dưới dạng báo cáo đánh giá. Sự hợp tác giữa các tổ chức giám sát quốc tế là cần thiết và giúp nâng cao vị thế của nhau. Trên lý thuyết có 3 hình thức quy trình giám sát: Trang : 115 • Quy trình kiểm điểm ngang hàng đơn giản không có một cơ chế bắt buộc thực thi cụ thể nào; điển hình là Quy trình đối thoại chính sách ASEAN +3, nhóm khuôn khổ Manila và nhóm G7 chỉ đưa ra các đánh giá kinh tế về các nước thành viên, áp lực ngang hàng không chính thức chỉ là sách lược để khuyến khích sự tình nguyện thực thi các kế hoạch đề ra. • Một số nhóm làm việc có các yêu cầu tiêu chí cao về sự ổn định tài khoản vốn và tài khoản vãng lai, hợp tác lao động, tiêu chuẩn môi trường và nhiều các chính sách kinh tế khác. OECD đưa ra các báo cáo hàng năm về các kiểm điểm, định hướng hay cảnh báo nhằm khuyến khích các thành viên sửa chữa những chính sách chưa hợp lý, nhưng các định hướng này không mang tính bắt buộc. • Quy trình giám sát có các điều kiện chính sách nghiêm ngặt, các hình thức khen thưởng và phạt nếu không thoả mãn yêu cầu. Khoản cấp tín dụng của IMF trong chương trình điều chỉnh cấu trúc kinh tế bao hàm các điều kiện mà quốc gia nhận vay phải thực thi. Trong Liên minh tiền tệ Châu Âu (EMU), áp lực ngang hàng là phương tiện để đạt được mục tiêu đồng thuận về chính sách kinh tế giữa các thành viên, bên cạnh đó theo điều kiện về chính sách tài khoá của Hiệp ước ổn định và tăng trưởng còn bao gồm cả hình thức phạt tiền nếu vi phạm. MỘT SỐ CƠ CHẾ GIÁM SÁT HIỆN HỮU Thương mại Kinh tế vĩ mô và tài chính Toàn cầu WTO G7, OECD, IMF Khu vực EU, NAFTA, MERCOSUR, AFTA Chiang Mai Initiative Manila Framework ASEAN APEC ASEM 2. IMF, OECD, G7, G10 IMF thực hiện báo cáo tổng quan đánh giá tình hình hàng năm (annual review) của mỗi thành viên bao gồm cả quốc gia phát triển và đang phát triển. Báo cáo này bao gồm những đánh giá về chính sách và điều kiện tài chính – tiền tệ, thị Trang : 116 trường vốn và thị trường tài chính, cán cân xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, đối với những nước nhận tài trợ từ IMF thì sẽ có những báo cáo thường xuyên hơn. Tuy nhiên việc đánh giá chính sách của các nứơc nhận viện trợ từ IMF, như thoả thuận hỗ trợ (Stand – by Arrangment) hay trợ giúp ổn định cấu trúc (Enhanced Structral Adjustment facility) chẳng hạn, không được gọi là giám sát bởi các điều kiện thực thi nghiêm ngặt hơn áp lực ngang hàng. OECD cũng thực hiện báo cáo tổng quan hàng năm về các thành viên đều là nước phát triển. Báo cáo của IMF và OECD đều mang tính hệ thống, minh bạch trong việc soạn thảo, phê chuẩn dự liệu và công bố. OECD có một diễn đàn giám sát hiệu quả khác đó là nhóm làm việc 3 (Working Party 3- WP3) trực thuộc Uỷ ban Chính sách kinh tế. WP3 gồm 10 ghế: G7, Hà Lan (với Bỉ), Thuỵ Điển (với Đan Mạch và Na Uy) và Thuỵ Sỹ. WP3 cũng xấp xỉ số thành viên của G10 (11 nứơc). Cả WP3 lẫn G10 đều có sự tham gia của IMP và ECB. Các đại diện của Bộ tài chính và NHTW (thường là Thứ trưởng tài chính và phó thống đốc NHTW) sẽ họp kín bốn lần mỗi năm và không công bố kết quả ra công chúng. Những cuộc họp này diễn ra rất thẳn thắn và chi tiết về tình hình kinh tế của các khu vực chính (Bắc Mỹ, Nhật, EU). Một diễn đàn khác cũng được tổ chức và thông tin thường xuyên là cuộc họp giữa các Bộ trưởng, thứ trưởng tài chính nhóm G7 (7 nền kinh tế lớn nhất thế giới và sự phối hợp chính sách của họ là vấn đề quan tâm lớn của nền kinh tế toàn cầu). Các cuộc họp diễn ra và được thông tin rất thường xuyên nhưng hầu hết không chính thức. Khi các Bộ trưởng họp, khoảng 3 lần mỗi năm, thông báo chính thức mới được đưa ra. Cộng đồng quốc tế nhận thức được rằng cần có sự tham gia của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi chính trong các thảo luận về tài chính toàn cầu. Điều này đã được cảnh báo bởi các cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây: ở Mexico 1994-1995, Châu Á 1997-1998, Nga 1998, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ 1999-2000 và Argentina 2001-2002. Những quốc gia kể trên khi chịu khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng ngân hàng đã tác động đến sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Các nước phát triển, đại diện là G7, bắt đầu quan tâm rằng khủng hoảng loại mới ở Mexico và Trang : 117 Châu Á có khả năng lặp lại trong tương lai, ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế thế giới. Mặt khác, các nứơc đang phát triển cũng cảm thấy mình đang chịu áp lực kiểm soát ngày càng cao từ G7, G10 và IMF mà không có sự đại diện hợp lý của họ về tiếng nói và quan điểm. Nhiều nền kinh tế Châu Á cho rằng việc tự do hoá thị trường tài chính là dòng vốn nước ngoài là mối nguy hiểm tiềm tàng cho sự ổn định của thị trường tài chính, trong khi đó các nước phát triển lại đang ủng hộ đẩy mạnh việc mở thị trường này. Sau khủng hoảng Châu Á, các nứơc Châu Á chỉ trích các quỹ đầu cơ đã tấn công vào các đồng tiền của họ góp phần gây nên bất ổn những năm 1997- 1998. Vì vậy để có thể trao đổi thẳng thắn hơn với các nước đang phát triển, các nứơc phát triển, đi đầu là G7 đã thiết lập nên 2 diễn đàn mới. Một là, diễn đàn ổn định tài chính (Financial Stability Forum - FSF) được thiết lập dưới sự chủ trì của Andrew Crocket, tổng giám đốc BIS. FSF nhanh chóng hình thành 3 nhóm làm việc: các học viện nghiên cứu, các trung tâm kiểm soát dòng vốn, các trung tâm cảnh báo tài chính. Bên cạnh vai trò chính của G7, FSF bao gồm cả một số nứơc đang phát triển nên hoạt động của nó đa dạng hơn. Hai là, G20 bao gồm G7 và các nền kinh tế lớn (về dân số hay thu nhập) đang phát triển giữ vai trò quan trọng trong sự ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Giống như G7,G20 đưa ra các ràng buộc pháp lý, hiệp ước quốc tế và cũng không có ban thư ký thường trực. Tuy nhiên, nhiều khả năng G20 có thể phát triển thành một diễn đàn quốc tế quan trọng về giám sát tài chính toàn cầu. Sau khủng hoảng Châu Á, vấn đề tăng cường vai trò của IMF và nâng cao chất lượng của các khoản cấp tín dụng đã được đặt ra. Uỷ ban lâm thời (Interim Committee) của IMF được chuyển thành Uỷ ban tài chính và tiền tệ quốc tế (IMFC). IMFC cùng với ban điều hành IMF bàn thảo về các vấn đề mang tính tổ chức của IMF cũng như các vấn đề kinh tế tài chính toàn cầu. IMF cũng đã thiết lập một bộ phận chuyên về giám sát thị trường vốn. Về khía cạnh tài chính, IMF có 2 bước phát triển quan trọng. Đầu tiên là việc mở rộng hạn ngạch cấp tín dụng để có thể cung cấp các khoản hỗ trợ lớn hơn cho các nước phát triển. Hai là, nếu IMF lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngắn Trang : 118 hạn do việc phải cấp tín dụng cho nhiều quốc gia gặp khủng hoảng cùng một lúc thì IMF có thể mượn từ những nứơc giàu. Thoả thuận chung về cho vay (The general Agreement to Borrow – GAB) được hình từ lý do này. Thành viên của GAB cũng tương tự như G10. Sau khủng hoảng Châu Á, nhận thấy rằng trong tương lai các thoả thuận của GAB sẽ không đủ, việc mở rộng GAB được đặt ra và thoả thuận cho vay mới (The New Agreement to Borrow - NAB) ra đời với 25 nước thành viên, bao gồm các nứơc phát triển giàu có và đang phát triển. ***** Thành viên của các nhóm và diễn đàn ***** (1) G7: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Canada, Ý (2) G10: G7, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hà Lan (11nước) (3) G20: G7, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Brazil, Argentina, Mexico, Ả Rập Saudi, Nam Phi, EU (4) IMFC: G7, Algeria, Bỉ, Brazil, Chile, Trung Quốc, Gabon, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Mexico, Hà Lan, NaUy, Nga, Ả Rập, Saudi, Nam Phi, Thuỵ Sĩ, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (24 nước) (5) NAB: G10, Luxembourg, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Úc, Ả Rập Saudi, Kuwait (25nước) ******************************************************* 3. Các tổ chức giám sát tài chính – ngân hàng Mặc dù các nền kinh tế đang phát triển được coi là nơi dễ bị tổn thương bởi khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng như khủng hoảng ở Mexico, Châu Á, Nga, Argentina, nhưng các cuộc khủng hoảng này không chỉ giới hạn ở các nứơc đang phát triển. Khủng hoảng ngân hàng cũng thường gặp ở các nước phát triển, điển hình như khủng hoảng tiền gửi và tiền vay ở Mỹ và khủng hoảng ngân hàng ở Thuỵ Điển những năm đầu thập niên 90 và ở Nhật những năm cuối thập niên 90. Một diễn đàn của các nhà giám sát ngân hàng, Bale Committee on Banking Supervision (BCBS) hoạt động từ giữa thập niên 80 với mục tiêu đẩy mạnh trao đổi thông tin và phát triển chuẩn mực ngân hàng. Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS đóng vai trò tài trọ cho các buổi họp này. Tiêu chuẩn hiệu quả về vốn được đưa ra năm 1998 và ảnh hưởng lớn đến sự hiệu quả của hoạt động ngân hàng quốc tế 8% các luật định đề ra được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu là tiêu chuẩn tối thiểu mà một ngân hàng quốc tế hy vọng sẽ xây dựng được mô hình quản trị rủi ro tốt hơn. Trang : 119 Bên cạnh tổ chức giám sát ngân hàng, lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm còn có Tổ chức quốc tế của các Uỷ ban chứng khoán (Interational Organization of Securities Commission - IOSCO) và Hiệp hội quốc tế của các nhà giám sát bảo hiểm (International Association of Insurance Supervisors - IAIS). Ba tổ chức này giữ vai trò nòng cốt quan trọng phát triển các chuẩn mực và quy tắc cho hệ thống tài chính. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều bàn cãi xung quanh một tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu. Các nước đang phát triển thường thiếu các cơ sở hạ tầng cơ bản về pháp luật và tài chính. Tuy nhiên để gia nhập thị trường vốn và tài chính toàn cầu, cơ chế giám sát của các nứơc phải phù hợp tiêu chuẩn thế giới. Đồng thời, các báo cáo kế toán của ngân hàng, Công ty chứng khoán và những doanh nghiệp vay tiền từ họ phải đáng tin cậy để tạo được sự giám sát hiệu quả. Vì vậy Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Committee-IASC) đã được thành lập. BCBS, IOSCO, IAIS và IASC đề ra các chuẩn mực chứ bản thân không thực hiện các hoạt động giám sát thực tế nhưng những gì họ thiết lập thực sự hữu ích cho việc tăng cường hệ thống tài chính quốc tế. Chẳng hạn sau khủng hoảng Mexico, “các chuẩn mực cơ bản cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả – The Core Principles for Effeective Banking Supervision” được BCBS đưa ra với sự hợp tác của IMF và WB. Tài liệu này đưa ra đường hướng chính về việc nên thiết lập cơ chế giám sát như thế nào ở từng quốc gia. Các tiêu chí này sau đó đã được IMF áp dụng cho chương trình đánh giá lĩnh vực tài chính (Financial Sector Assessment Program - FSAP) của mỗi nứơc thành viên. Trang : 120 PHỤ LỤC 12 : TẦM NHÌN ASEAN NĂM 2020 (Thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 2 Kula Lumpur, ngày 14-16/12/1997) Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước chính phủ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Họp mặt hôm nay tại Kuala Lumpur để khẳng định lại cam kết của mình đối với các tôn chỉ, mục đích của hiệp hội như được nêu trong Tuyên bố Băng cốc ngày 8/8/1997, cụ thể là thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Châu Á trên tinh thần bình đẳng và đối tác, đóng góp vào hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng ở khu vực. Các nước ASEAN chúng tôi đã tạo ra một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Châu Á chung sống hòa bình với nhau và với thế giới, nhanh chóng đạt được sự phồn vinh cho nhân dân mình và cải thiện đời sống của họ một cách vững chắc . Tính đa dạng phong phú của chúng tôi đã đem lại sức mạnh và nguồn cổ vũ cho chúng tôi giúp nhau xây dựng một ý thức cộng dồng mạnh mẽ. Các nước ASEAN chúng tôi nay là một thị trường với khỏang 500 triệu dân có tổng sản phẩm nội địa là 600 tỷ USD. Chúng tôi đã đạt được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, như tỷ lệ tăng trưởng cao, ổn định và thuyên giảm đáng kể tỷ lệ nghèo trong mấy năm qua. Các nước thành viên đã có được khối lượng thương mại và luồng đầu tư lớn nhờ có nhiều biện pháp tự do hóa đáng kể. Chúng tôi quyết tâm phát huy những thành tựu đã đạt được. Nay, khi thế kỷ XXI sắp tới và 30 năm sau khi ASEAN ra đời, chúng tôi họp mặt tại đây để vạch ra một tầm nhìn cho ASEAN trên cơ sở tình hình thực tế ngày nay và triển vọng tình hình trong những thập niên tới năm 2020. Theo tầm nhìn đó, ASEAN sẽ là một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Châu Á hướng ngọai, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng , gắn bó với Trang : 121 nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau. MỘT NHÓM HÀI HÒA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM CHÂU Á. Chúng tôi hình dung vào năm 2020, khu vực ASEAN sẽ thực sự trở thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập như nêu trong Tuyên bố Kuala Lumpur 1971. Đến năm 2020, ASEAN sẽ thiết lập được một Đông Nam châu Á hòa bình và ổn định, ở đó mỗi nước sống bình yên, những nguyên nhân xung đột đã được lọai bỏ qu việc tôn trọng công lý và luật pháp và việc tăng cường tinh thần tự cường quốc gia và khu vực. Chúng tôi hình dung một Đông Nam châu Á, ở đó tranh chấp lãnh thổ và các tranh chấp khác được giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Chúng tôi hình dung hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Châu Á phát huy đầy đủ chức năng của mình như một bộ luật ứng xử có tính ràng buộc đối với các chính phủ và nhân dân chúng tôi và được các quốc gia khác có lợi ích ở khu vực tuân thủ. Chúng tôi hình dung một Đông Nam châu Á không có vũ khí hạt nhân; tất cả các nước có vũ khí hạt nhân cam kết tuân thủ những mục đích của hiệp ước về khu vực Đông Nam châu Á không có vũ khí hạt nhân bằng cách tham gia Nghị định thư của hiệp ước, chúng tôi cũng hình dung khu vực của chúng tôi không có tất cả các lọai vũ khí giết người hàng lọat khác. Chúng tôi hình dung các tài nguyên thiên nhiên và con người phong phú của chúng tôi sẽ đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng chung của chúng tôi. Chúng tôi hình dung Diễn đàn khu vực ASEAN sẽ là một phương tiện vững chắc để xây dựng lòng tin, thức hiện ngọai giao phòng ngừa, và thúc đẩy giải quyết xung đột. Trang : 122 Chúng tôi hình dung một Đông Nam châu Á ở đó núi, sông và biển không chia rẽ mà liên kết chúng tôi trong mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và thương mại. Chúng tôi thấy ASEAN là một lực lượng hữu hiệu đối với hòa bình, công lý và trung dung ở Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. QUAN HỆ ĐỐI TÁC TRONG PHÁT TRIỂN NĂNG ĐỘNG Chúng tôi quyết tâm vạch ra phương hướng mới tiến tới năm 2020 gọi là “ASEAN 2020 : Quan hệ đối tác trong phát triển năng động “ nhằm tạo quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ hơn trong ASEAN. Chúng tôi khẳng định lại quyết tâm nâng cao quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN của các chiến lược phát triển kinh tế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mỗi nước, chú trọng tới sự tăng trưởng đồng đều và bền vựng , nâng cao tính tự cường quốc gia cũng như khu vực. Chúng tôi cam kết duy trì họat động kinh tế cao bằng cách bồi đắp cho nền tảng của những cố gắng hợp tác hiện nay, củng cố những thành tựu đã đạt được, tăng cường những cố gắng chung và tương trợ lẫn nhau. Chúng tôi cam kết tiến đến quan hệ gắn bó và liên kết kinh tế chặt chẽ hơn, thu hẹp khỏang cách về trình độ phát giữa các nước thành viên, bảo đảm cho hệ thống thương mại đa biên công bằng và rộng mở, và đạt trình độ cạnh tranh quốc tế. Chúng tôi sẽ tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định , thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thóang, kinh tế phát triển đồng đều , nghèo đói và phân hóa kinh tế – xã hội giảm bớt. Chúng tôi kiên quyết thực hiện những biện pháp sau : + Duy trì sự ổn định về kinh tế vĩ mô và về tài chính trên tòan khu vực bằng cách tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về chinh sách kinh tế vĩ mô và tài chính. + Tăng cường liên kết và hợp tác kinh tế bằng cách thực hiện những chiến lược chung sau: thực hiện đầy đủ khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và thúc đẩy Trang : 123 sự trao đổi thông thóang về dịch vụ; thực hiện khu vực đầu tư ASEAN vào năm 2010 và luồng đầu tư thông thóang vào năm 2020; tăng cường và mở rộng hợp tác tiểu vùng ở các khu vực và tiểu vùng tăng cường hiện có và sắp có; củng cố và mở rộng hơn nữa các mối liên kết với các khu vực ngòai ASEAN vì lợi ích chung, hợp tác nhằm tăng cường hệ thống thương mại đa biên; tăng cường vai trò của giới doanh nghiệp, coi đó là động lực tăng trưởng. + Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện đại và có tính cạnh tranh trong ASEAN để góp phần phát triển công nghiệp và tính hiệu quả của khu vực. + Đẩy nhanh sự lưu chuyển thông thóang trong lĩnh vực tài chính và hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực tiền tệ và thị trừơng vốn, thuế, bảo hiểm, và các vấn đề hải quan cũng như tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính. + Thúc đẩy sự thông thóang trong lĩnh vực tài chính và hợp tá chặt chẽ hơn trong lĩnh vực tiền tệ và thị trường vốn, thuế, bảo hiểm, và các vấ đề hải quan cũng như tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính. + Đẩy nhanh sự phát triển khoa học và công nghệ , bao gồm cả công nghệ thông tin bằng cách thiết lập một mạng lưới công nghệ thông tin và các trung tâm đầu đàn trong khu vực để phổ biến và tạo điều kiện để tiếp cận dữ liệu và thông tin. + Thiết lập sự liên kết với nhau trong lĩnh vực năng lượng và điện, khí thiên nhiên và nước dùng trong sinh họat trong ASEAN thông qua hệ thống điện ASEAN và hệ thống ống dẫn khí và nước sinh họat xuyên ASEAN, thúc đẩy hợp tác trong việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả năng lượng cũng như phát triển các nguồn năng lượng mới và tái sinh. + Tăng cừơng an ninh lương thực và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của lương thực hàng đầu sản xuất các sản phẩm này, biến ngành lâm nghiệp thành một mô hình về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng. + Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cải thiện cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc bằng cách phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết và hài hòa xuyên ASEAN, làm chủ được các bước tiến trong công nghệ viễn thông và công nghệ Trang : 124 thông tin, đặc biệt trong việc nối các xa lộ thông tin các hành lang đa phương tiện trong ASEAN, khuyến khích chính sách bầu trời rộng mở, phát triển vận tải đa phương thức, tạo đầu kiện thuận lợi cho hàng quá cảnh ; liên kết chặt chẽ hơn mạng lưới viễn thông thông qua sự kết nối, phối hợp các tần số và công nhận các thủ tục phê duyệt các chủng lọai thiết bị của nhau. + Tăng cường sự phát triển nguồn lực trong tất cả các lĩnh vực kinh tế thông qua việc giáo dục có chất lượng, nâng cao tay nghề , kỷ năng và huấn luyện. + Có những cố gắng tiến tới hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá phù hợp ở cấp độ quốc tế để biến hệ thống này thành một hệ thống hài hòa nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc chu chuyển thương mại ASEAN thông thóang trong khi đáp ứng được như cầu về an tòan, y tế và môi truờng. + Sử dụng quỹ hợp tác chuyên ngành ASEAN như một công cụ để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế không đồng đều, nghèo và phân hóa kinh tế – xã hội. + Tăng cường quan hệ đối tác hải quan ASEAN để tiến tới tiêu chuẩn quốc tế và mức tốt nhất về hiệu quả, trình độ chuyên môn và dịch vụ và đồng nhất thông qua việc hài hòa thủ tục, để tăng cường thương mại và đầu tư và bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng ASEAN. + Tăng cừơng thương mại bên trong ASEAN trong lĩnh vực khai khóang và thông qua mối liên hệ gần gũi hơn và chia sẻ thông tin về khai khóang và khoa học trái đất đóng góp để ASEAN làm chủ được công nghệ cũng như tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với các bên đối thọai để tạo điều kiện phát triển và chuyển giao công nghệ trong ngành khai khóang, đặc biệt trong nghiên cứu hạ lưu và khoa học trái đất và thiết lập cơ chế thực hiện thích hợp. Trang : 125 MỘT CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ HỘI ĐÙM BỌC NHAU. Chúng tôi hình dung đến năm 2020 tòan bộ Đông Nam châu Á sẽ là một cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối quan hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực. Chúng tôi thấy xã hội ASEAN sống động và rộng mở nhất quán với đặc điểm dân tộc của mỗi nước trong đó mọi người đều đựơc tiếp cận một cách công bằng các cơ hội để phát triển không phân biệt giới tính, sắc tộc, ngôn ngữ, hoặc nguồn gốc văn hóa và xã hội. Chúng tôi hình dung một ASEAN đùm bọc và gắn bó về mặt xã hội, ở đó nạn đói, suy dinh dưỡng, thiếu thốn và nghèo khổ không còn là những vấn đề cơ bản nữa ở đó gia đình vững mạnh là những đơn vị cơ bản của xã hội chăm lo cho các thành viên của gia đình , đặc biệt là trẽ em, thanh niên, phụ nữ và người cao tuổi; và ở đó xã hội công dân đựơc tăng cường sức mạnh và đặc biệt quan tâm đến những người có hòan cảnh thiệt thòi, những ngươi tàn tật , không nơi nương tựa, và từ đó công lý xã hội và pháp quyền ngự trị. Chúng tôi thấy một Đông Nam châu Á trước 2020 không có ma túy, không sản xuất chế biến buôn bán và sử dụng ma túy. Chúng tôi hình dung một ASEAN có khả năng cạnh tranh về cộng nghệ nắm được công nghệ có tầm chiến lựơc và chủ chốt, với một nguồn lực thỏa đáng có trình độ kỹ thuật và được đào tạo, và có một mạng lưới mạnh các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ và các trung tâm đầu đàn. Chúng tôi hình dung một ASEAN sạch và xanh, có cơ chế hòan toàn vững chắc cho sự phát triển bền vững, để bảo vệ môi trường và bảo đảm sự bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực và chất lượng cuộc sống cao của nhân dân. Chúng tôi hình dung Đông Nam châu Á dần đi tới thỏa thuận về quy tắc ứng xử và những biện pháp hợp tác để đối phó với những vấn đề mà chỉ có thể giải Trang : 126 quyết ở cấp độ khu vực, kể cả ô nhiễm và suy thóai môi trường , buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, và các tôi phạm xuyên quốc gia khác. Chúng tôi hình dung các quốc gia của chúng tôi được quản lý với sự đồng thuận và sự tham gia rộng rãi hơn của nhân dân mà tiêu điểm là phúc lợi và nhân phẩm của con người và lợi ích của cộng đồng . Chúng tôi quyết tâm phát triển và tăng cừơng các thể chế và cơ chế của ASEAN để tạo điều kiện thực hiện được tầm nhìn và đáp ứng những thách thức của thế kỷ tới. Chúng tôi cũng thấy cần tăng cường Ban thư ký ASEAN để ban thư ký có vai trò lớn hơn, hỗ trợ cho việc thực hiện Tầm nhìn của chúng tôi. MỘT ASEAN HƯỚNG NGỌAI. Chúng tôi thấy một ASEAN hướng ngọai đóng vai trò trung tâm trong các diễn đàn quốc tế, và thúc đẩy lợi ích chung của ASEAN. Chúng tôi hình dung một ASEAN tăng cừơng quan hệ với các nước đối thọai và các tổ chức khu vực khác trên cơ sở đối tác bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. KẾT LUẬN Chúng tôi cam kết với nhân dân chúng tôi sẽ quyết tâm và làm việc tòan tâm để biến tầm nhìn ASEAN 2020 thành hiện thực. Kuala Lumpur. Ngày 15 tháng 12 năm 1997.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44044.pdf
Tài liệu liên quan