Đề tài Dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc

- Các Huyện, thị trấn, thị xã, các xã ở các địa phương tạo thuận lợi cho Công ty, trong việc lựa chọn các hộ tham gia dự án, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tham gia được thuê đất thuận lợi, xác nhận một cách chính xác khách quan, các hộ, các trang trại có đủ khả năng tham gia thực thi dự án.

doc80 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A Xây dựng dự án 51.000.000 1. Công tác chuẩn bị xây dựng dự án 2.000.000 2. Điều tra thu thập tài liệu 9000.000 3. Tính toán xử lý số liệu 9.500.000 4. Viết, chỉnh sửa dự án ( 3 lần ) 6.000.000 5. Vật tư, văn phòng phẩm, thuê khoán khác 7.500.000 6. Chi phí hội họp, tham quan ngoài Tỉnh 15.000.000 7. Chi phí khác 2.000.000 B. Khảo sát, thiết kế kỹ thuật mẫu 30.000.000 C. Chi phí thẩm định 10.000.000 Cộng 40 91.000.000 - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc Bảng 9: TT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá 1.000đ Thành tiền 1.000đ 1 Cân điện tử chiếc 7 5.000 35.000 2 Cân bàn lớn chiếc 2 5.000 10.000 3 Dụng cụ đánh số tai bộ 7 2.000 14.000 4 Dụng cụ Thú y bộ 5 2.000 10.000 5 Máy siêu âm đo mỡ chiếc 1 10.000 10.000 6 Máy vi tính + máy in bộ 1 20.000 20.000 7 Kính hiển vi chiếc 1 5.000 5.000 8 Tủ bảo quản tinh dịch chiếc 1 10.000 10.000 9 Tủ ấm chiếc 2 10.000 20.000 10 Tủ sấy chiếc 1 15.000 15.000 11 Ô tô 4 chỗ ngồi để đưa đón chuyên gia, cán bộ kỹ thuật giao dịch chiếc 1 390.000 390.000 12 Xe tải nhỏ 2,5 tấn chiếc 3 250.000 750.000 13 Nhà kho chứa thức ăn, dụng cụ m2 100 400 40.000 Cộng 1.329.000 * Phân bổ nguồn vốn đầu tư: - Năm 2002: 18.141,3 triệu đồng, trong đó: + Ngân sách Tỉnh hỗ trợ: 1.721,05 triệu đồng. + Vốn vay + tự có: 16.420,25 triệu đồng - Năm 2003: 8.742,5 triệu đồng. Trong đó: + Ngân sách Tỉnh hỗ trợ: 942,5 triệu đồng + Vốn vay + tự có: 7.800 triệu đồng. 3.3/ Tổ chức thực thi dự án: 3.3.1. Tổ chức tiếp nhận đội ngũ cán bộ, kỹ thuật chăn nuôi: Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Công ty sẽ làm việc với Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận toàn bộ số lao động hiện làm dịch vụ Thú y cho Chi cục mà không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, số lao động này sẽ sang làm việc cho Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc và chịu sự quản lý của Công ty. Tổng số lao động là: 43 người, và Công ty tuyển thêm một số vị trí khác mà Công ty còn thiếu. 3.3.2. Tiến hành tuyên truyền, trên các phương tiện thông tin đại chúng về dự án: Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc tiến hành tuyên truyền hoạt động về dự án, thông qua truyền hình, truyền thanh, báo trí và các văn bản đến các cơ quan ở địa phương làm cho mọi người hiểu được nội dung, ý nghĩa của dự án. Đồng thời thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình nếu tham gia dự án, quá trình tuyên truyền nhằm khuyến khích mọi người, có đủ điều kiện thì tham gia dự án, nhằm tạo ra một phong trào chăn nuôi tạo ra nhiều cơ hội về việc làm, thu nhập cho mọi người. 3.3.3. Xây dựng kế hoạch từng năm cho dự án: Dự án bước đầu được triển khai, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó để đạt mục tiêu 3000 nái và 60.000 lợn choai mỗi năm, đòi hỏi trong những năm đầu thực hiện dự án chúng ta phải xác định rõ ràng quy mô đàn lợn cần phải có trong những năm đầu, có như vậy chúng ta mới tập trung được nguồn lực để thực hiện từng kế hoạch nhỏ phù hợp với nguồn lực hiện có, nhằm mục đích cuối cùng là có thể đạt được mục tiêu của dự án. Việc xây dựng kế hoạch năm làm sao cho phù hợp với việc phân bổ về nguồn lực có như vậy tính hiệu quả của dự án mới cao. Năm 2002: Đưa đàn nái của các trang trại tham gia dự án ( Kể cả những trang trại đã có ) đạt 1.500 con. Năm 2003: Bổ sung thêm 1.500 con để đạt quy mô đàn nái. Năm 2004: trở đi, ổn định quy mô đàn nái 3.000 con, sản xuất: 60.000 lợn choai mỗi năm. Từ năm 2004 trở đi tuỳ theo tình hình thực tế và khả năng có thể mở rộng quy mô dự án. 3.3.4. Tiếp nhận hồ sơ của các nông hộ, trang trại tham gia vào dự án: Sau khi tuyên truyền dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng Công ty dịch vụ nông nghiệp phát triển nông thôn tiến hành tiếp nhận hồ sơ của các hộ tham gia dự án, hồ sơ phải có sự xác nhận của chính quyền xã ở địa phương, mọi người dân đều có thể tham gia dự án. 3.3.5. Đánh giá lựa chọn các nông hộ, trang trại tham gia dự án: Sau khi tiếp nhận hồ sơ của các nông hộ, trang trại, Công ty sẽ tiến hành xem xét, đánh giá, từng hồ sơ của từng hộ, quá trình xem xét đánh giá bảo đảm tính khách quan, trung thực, xem xét những hồ sơ nào có điều kiện và thoả mãn yêu cầu. Từ đó Công ty sẽ lựa chọn những hồ sơ có đủ yêu cầu và các điều kiện đưa ra, những hồ sơ được lựa chọn sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ của UBND Tỉnh cũng như là của Công ty. 3.3.6. Xúc tiến ký kết hợp đồng với các nông hộ, trang trại tham gia dự án: Sau quá trình xem xét, đánh giá và lựa chọn hồ sơ tham gia dự án. Những hồ sơ đạt yêu cầu, Công ty tiến hành các thủ tục pháp lý để đi đến hợp đồng giữa Công ty và các nông hộ, trang trại, nhằm dàng buộc các bên tham gia dự án, các nông hộ ký kết hợp đồng trong đó quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và lợi ích của các bên tham gia. Các nông hộ, trang trại, trong quá trình xây dựng chuồng trại phải có sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Công ty, đồng thời phải mua thức ăn từ Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, đổi lại họ sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi của UBND Tỉnh cũng như của Công ty, Công ty đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra. 3.3.7. Xúc tiến ký kết hợp đồng với các tổ chức phối hợp tham gia dự án: Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc tiến hành tiếp xúc với các cơ quan phối hợp tham gia dự án nhằm lựa chọn cơ quan phối hợp sao cho đạt hiệu quả nhất, tiến hành ký kết các hợp đồng với các cơ quan tham gia dự án. Các bên tham gia thực hiện dự án, phải có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng. Các bên tham gia dự án sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Ngược lại họ sẽ thu được những lợi ích từ hợp đồng được ký kết, đồng thời mỗi bên phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu nêu ra trong hợp đồng. Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc ký kết hợp đồng với Công ty CP của thái Lan chuyên cung cấp thức ăn cho dự án. Đồng thời cung cấp nguồn giống bố, mẹ, bao tiêu sản phẩm đầu ra của dự án, hợp đồng với viện chăn nuôi nhằm cung cấp nguồn giống bố, mẹ, xí nghiệp lợn giống Tam Đảo. 3.3.8. Công ty tiến hành tính toán quy mô nuôi, cách thức xây dựng chuồng trại cùng với chi phí xây dựng: Công ty tiến hành xây dựng một số mô hình nhất định, tính toán chi phí hướng dẫn, thiết kế kỹ thuật và định hướng cho các hộ, xây dựng chuồng trại sao cho đảm bảo tiêu chuẩn chăn nuôi, về mùa hè có hệ thống làm mát, mùa đông có hệ thống chắn gió,việc xây dựng phải mang tính tiết kiệm, đơn giản mà vẫn đảm bảo yêu cầu, đồng thời bố trí sao cho đảm bảo tránh ô nhiễm môi trường. 3.3.9/ Tổ chức cho các nông hộ, trang trại đi tham quan, học tập: Sau khi lựa chọn được các nông hộ, trang trại tham gia dự án, Công ty sẽ tiến hành tổ chức đi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi đã có trong và ngoài Tỉnh, quá trình tổ chức tham quan, học tập nhằm giúp họ hiểu biết được thực tế của chăn nuôi, đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm chăn nuôi để phục vụ cho công việc chăn nuôi sau này. 3.4/ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn giám sát quá trình tổ chức thực thi dự án: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, được UBND Tỉnh giao nhiệm vụ giám sát quá trình tổ chức thực thi dự án, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thành lập một ban giám sát, chuyên giám sát quá trình tổ chức thực thi dự án, tiến hành đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh quá trình tổ chức thực thi dự án. III/ Phân tích tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc: 1. Đất đai, chuồng trại và lao động: - Về đất đai: Hiện tại Công ty DV NN & PTNT Vĩnh phúc đang có kế hoạch thuê thêm 1.500 m2 đất để xây dựng trụ sở giao dịch tại thị xã Vĩnh Yên, nhằm đảm bảo cho tương xứng với quy mô của Công ty. Đối với các hộ nông dân muốn tham gia dự án, phải có đất đai tương đối rộng để quy hoạch xây dựng chuồng trại đó cũng là một khó khăn trong việc thực thi dự án, quỹ đất đai thuê để xây dựng trang trại đòi hỏi thời gian giao đất trên 10 năm có như vậy mới hoạt động sao cho có hiệu quả. - Chuồng trại chăn nuôi: Muốn tham gia thực hiện dự án, nuôi lợn theo hướng công nghiệp, chuồng trại hiện có chưa đáp ứng với yêu cầu của mô hình chăn nuôi lợn xuất khẩu do đó vấn đề đặt ra là phải quy hoạch cải tạo, hoặc xây mới lại chuồng trại theo một quy cách nhất định, mang tính đơn giản và đảm bảo tiêu chuẩn theo hướng chăn nuôi chuyên môn hoá, việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn khác nhau, chuồng nuôi cho lợn nái, lợn đực và loại lợn choai, phải đảm bảo đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn: - Về tổ chức sản xuất Lao động:Sản xuất theo hướng công nghiệp. Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc thực hiện cung ứng các yếu tố đầu vào và cung ứng toàn bộ thức ăn cho tất cả các hộ tham gia. Đồng thời cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra theo giá thị trường. Nguồn lao động có thể tận dụng lao động nhàn rỗi ở nhà hoặc thuê mướn, theo yêu cầu công việc, nhờ các cán bộ chuyên môn, của Công ty hướng dẫn cách chăm sóc và phòng bệnh. 2. Nguồn cung cấp giống bố, mẹ. Nguồn giống có một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của đàn lợn có phù hợp với xuất khẩu không? Có rất nhiều các nguồn cung cấp giống khác nhau, do đó việc lựa chọn nguồn cung cấp nào đó cũng có vai trò quan trọng bảo đảm cho đàn lợn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc lựa chọn nguồn cung cấp giống bố, mẹ: Thông qua cơ quan chuyên môn làm trung gian cung ứng con giống, chất lượng tinh sao cho phương pháp thụ tinh nhân tạo đạt kết quả tốt mà không phải nuôi nhiều đực giống. 3. Thức ăn, vệ sinh chăn nuôi và thú y: - Việc lựa chọn nguồn thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp cũnglà một yêu cầu quan trọng, đảm bảo chất lượng thức ăn sao cho đạt hiệu quả, thức ăn phải được đảm bảo cung ứng đủ kịp thời, và phù hợp với từngloại lợn khác nhau. - Vệ sinh chăn nuôi: nuôi lợn theo hướng chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hệ thống vệ sinh chăn nuôi hiện nay không đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi công nghiệp, hệ thống chuồng trại hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng vệ sinh, do đó tạo ra dịch bệnh cho đàn lợn nuôi trong Tỉnh, ảnh hưởng đến đàn lợn nuôi của dự án thiếu hệ thống nguồn cung cấp nước sạch, nước uống và vệ sinh cho chăn nuôi, chuồng trại chưa đảm bảo kỹ thuật, chưa đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, chưa có hệ thống phun nước, quạt thông gió làm mát cho lợn về mùa hè: - Thú y: Vấn đề phòng bệnh cho đàn gia súc trong Tỉnh là một yêu cầu búc xúc, hiện tại trên toàn Tỉnh vẫn còn một số bệnh đối với đàn gia súc như, dịch tả, nở mồm... Vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc thực hiện mô hình nuôi lợn theo hướng xuất khẩu, đòi hỏi công tác Thú y phải đảm bảo cho toàn bộ đàn gia súc trong Tỉnh, tránh hiện tượng dịch bệnh lan truyền, coi phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, phải có kế hoạch tiêm phòng theo định kỳ nhằm đảm bảo đàn gia súc lành bệnh - khoẻ mạnh. 4. Công nghệ sản xuất giống: Việc lựa chọn công nghệ sản xuất giống cũng là một yếu tố quan trọng, đảm bảo cho đàn lợn đạt năng xuất cao, chất lượng đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc lựa chọn cách lai tạo theo một mô hình nào đó, bảo đảm tiêu chuẩn, đảm bảo tỷ lệ nạc cao. 5. Vấn đề ô nhiễm môi trường: Vấn đề môi trường ngày càng trở lên quan trọng, do đó yêu cầu chống ô nhiễm môi trường là một tất yếu , việc đảm bảo chống ô nhiễm môi trường tạo điều kiện môi trường trong sạch, hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn cũng như đàn gia súc, gia cầm khác, vấn đề chống ô nhiễm nguồn nước, bầu khí nó đang là yếu tố quan tâm đặc biệt, đòi hỏi phải làm sao đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường nó cũng là một yếu tố khó khăn, hiện tại môi trường chăn nuôi trong Tỉnh đều bị ô nhiễm, bởi người chăn nuôi chưa có ý thức về môi trường, chưa được quy hoạch, nguồn nước thải đổ ra mọi nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do đó việc thực hiện dự án theo phương thức công nghiệp đòi hỏi phải xem xét vấn đề ô nhiễm môi trường và có các biện pháp nhằm chống ô nhiễm nguồn nước, bầu không khí. 6. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án: - Tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án: 26.883.800.000đ, một số vốn tương đối lớn, trong đó vốn do ngân sách Nhà nước cấp chiếm 1 phần rất nhỏ, còn lại vốn của Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc và của nhân dân đóng góp, việc huy động vốn để thực hiện triển khai dự án là rất khó khăn, đòi hỏi phải có chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với lãi suất, việc tham gia dự án đòi hỏi mỗi hộ phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn để xây dựng chuồng trại, mua lợn giống nó trở lên khó khăn với người dân, việc huy động vốn từ các ngân hàng thương mại cũng trở lên khó khăn. Trong khi đó vấn đề vốn trở thành yếu tố quan trọng, quyết định có thực thi dự án hay không, nguồn vốn chủ yếu là đi vay do đó đòi hỏi phải có chính sách ưu đãi với thời gian với lãi suất, có như vậy dự án mới được thực thi tốt. 7. Cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước: Mô hình nuôi lợn xuất khẩu là 1 vấn đề búc xúc hiện nay, nhưng ngược lại đây là 1 lĩnh vực phức tạp, khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật, vốn đầu tư lớn... mức độ rủi ro cao do đó đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế chính sách sao cho khuyến khích được mọi người tích cực tham gia dự án, hiện tại Chính Phủ cũng đã có những giải pháp cho vấn đề chăn nuôi lợn xuất khẩu đến 2010, nhưng chưa có chính sách hỗ trợ trực tiếp như là quỹ đầu tư phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu, chính sách ưu đãi về vốn, đất đai xây dựng chuồng trại... điều đó nó phần nào cản trở quá trình tổ trình thực thi dự án trong thực tế. 8. Thị trường đầu ra cho sản phẩm: Việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm đầu ra cũng là yếu tố quan trọng, việc tìm kiếm thị trường trực tiếp không qua tổ chức trung gian nào, nó góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, giá thành cao và ổn định, khuyến khích người nông dân trong một vài năm sau khi việc chăn nuôi đã trở thành quen thuộc, khuyến khích mở rộng chăn nuôi, sản lượng thịt xuất khẩu cao, đòi hỏi phải tìm kiếm được thị trường rộng lớn, có như vậy mới đạt được hiệu quả cao. Hiện tại thị trường đầu ra cho sản phẩm là rất thuận lợi nhưng chúng ta phải có sự nhìn xa trông rộng cho những năm sau đó. Do vậy, việc tìm kiếm thị trường là một tất yếu của hoạt động sản xuất. 9. Tổ chức thực thi dự án: Việc tổ chức thực thi dự án cũng trở lên rất khó khăn, Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc sẽ tiến hành việc lựa chọn nguồn cung cấp giống, thức ăn sao cho đảm bảo được chất lượng tốt, mặt khác việc lựa chọn các nông hộ, trang trại tham gia dự án cũng gặp nhiều khó khăn, bởi vì nó liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, việc xem xét, đánh giá, lựa chọn các nông hộ sao cho chính xác cũng là một yếu tố khó khăn, gây trở ngại cho tiến độ thực thi dự án. IV/ Những cơ hội và thách thức mới đối với việc thực thi dự án: 1. Hiệu quả của dự án : ( Cơ hội ): 1.1. Hiệu quả kinh tế: a. Đối với hộ nuôi lợn nái ngoại bố, mẹ: * Giá thành một lợn nái sinh sản (từ hậu bị 7 tháng tuổi đến phối giống được). - Lợn hậu bị: 2.000.000đ. - Thức ăn: ( Theo số lượng và giá thức ăn của Công ty CP ): 1,8kg/ con/ ngày x 2,5 tháng x 4.000đ/ 1 kg = 540.000đ. - Công lao động: 650.000đ/người/ tháng x 3 tháng = 65.000đ. 30 con - Điện, nước: = 35.000đ. - Phòng, trừ bệnh = 100.000đ. - Bù lỗ lợn thải loại, hao hụt = 193.000đ. - Chi khác = 67.000đ. Cộng = 3.000.000đ. * Hiệu quả kinh tế của một lợn nái sinh sản: + Chi phí thức ăn ( Theo giá của Công ty CP ). - Thức ăn cho lợn chờ phối, chửa: 520kg x 3.700đ/kg = 1.924.000đ - Thức ăn cho lợn nái đẻ : 218kg x 4.000đ/1kg = 872.000đ. - Thức ăn cho lợn con tập ăn: 35kg x 6.000đ/ 1kg = 210.000đ. - Thức ăn cho lợn con cai sữa: 412kg x5.800đ/1kg = 2.359.600đ Cộng = 5.395.600đ - Chi lương quản lý, kỹ thuật: 1.000.000đ/ người/tháng x 12 tháng/100 con = 120.000đ. - Công lao động: 650.000đ/ người/tháng x12 tháng/30 con = 260.000đ. - Điện, nước: = 100.000đ. - Phòng, trừ bệnh: = 150.000đ. - Chi phí đực giống phân bổ = 160.000đ. - Chi phí khác = 22.400đ. Cộng chi phí trực tiếp tính cho 1 lợn nái 6.208.000đ + Khấu hao ( 20% năm ). 600.000đ ( chu kỳ khai thác 5 năm ) + Khấu hao chuồng trại, lồng, công trình phụ trợ ( 10% ) 9.828.200.000đ 3.000 nái x 10% = 327.806đ +Trả lãi vốn vay; 6.208.000đ x 0,7%/ tháng x 12 tháng = 521.472đ + Tổng chi phí: 7.657.078đ * Tổng thu: 10 con/ lứa x 2,2 lứa/ năm x 22kg/ con x 18.000đ/kg = 8.712.000đ. - Cân đối ( Thu - chi ): 8.712.000đ - 7.657.078đ = 1.054.922đ. Như vậy không tính thu từ bán sản phẩm phụ ( phân ) trung bình mỗi nái sinh sản lãi: 1.054.922đ/ năm. Với 3.000 nái sinh sản mỗi năm cho lãi khoảng 3,2 tỷ đồng. - Thời gian hoàn vốn: T = ( năm ) d. Hiệu qủa nuôi lợn choai: Thời gian nuôi: 45 ngày, trọng lượng xuất chuồng trung bình: 42kg. + Kinh phí: - Tiền giống: 22kg x 18.000đ/1kg = 396.000đ. - Tiền thức ăn: 20kg x 2,2kg/1kg tăng trọng x 4.500đ/kg = 198.000đ - Công lao động: = 15.000đ - Điện, nước = 1.000đ. - Thuốc phòng, trị bệnh: = 5.000đ Cộng chi phí trực tiếp = 615.000đ - Lãi vốn vay: 615.000đ x 0,7%/ tháng x1,5 tháng = 6.457đ - Khấu hao chuồng trại = 5.000đ + Tổng chi phí: = 626.457đ + Tổng thu: 42 kg x 16.000đ/kg = 672.000đ + Lãi 672.000đ - 626.457đ = 45.543đ. Như vậy: Trung bình 1 lợn choai lãi: 45.543đ. Với quy mô: 60.000 lợn choai, mỗi năm cho lãi hơn 2,7 tỷ đồng. Thời gian thu hồi vốn: 6.660đ T = = 2,3 ( năm ) 2.734 + 180 c. Hiệu quả kinh doanh của Công ty: + Thu từ tiền hoa hồng, dịch vụ thức ăn. + Thức ăn cho lợn chửa, chờ phối: 1.287 tấn x 4.000.000đ/ tấn x 2% = 102.960.000đ - Thức ăn cho lợn đẻ: 576 tấn x 4.000.000đ/tấn x 2% = 46.080.000đ. - Thức ăn cho lợn con: 1.341 tấn x 6.000.000đ/ tấn x 2% = 160.920.000đ. - Thức ăn chăn nuôi lợn choai: 2.640 tấn x 4.500.000đ/ tấn x 2% = 237.600.000đ. Cộng = 547.560.000đ + Thu từ dịch vụ lợn choai: 2.520 tấn x 0,5 triệu đồng/ tấn = 1.260.000.000đ. + Tổng thu: 1.807,56 triệu đồng. + Chi phí: - Chi lương: 750.000đ/ người/ tháng x 50 người x 12 tháng: = 450.000.000đ - Khấu hao tài sản: ( 10% ) = 132,9 triệu đồng. - Lãi vốn vay tiền dịch vụ thức ăn ( 8 vòng/ năm ) = 287,5 triệu đồng. - Lãi vốn vay tiền dịch vụ lợn choai ( 6 vòng/năm ) = 564,5 triệu đồng. - Nộp ngân sách ( thuế + Bảo hiểm xã hội ) = 180 triệu đồng. - Chi phí quản lý hành chính khác = 50 triệu đồng. Tổng chi 1.664,9 triệu đồng * Lãi: 1.807,56 triệu đồng - 1.664,9 triệu đồng = 142,66 triệu đồng. * Hậu quả kinh tế của toàn dự án trung bình lãi: 6,04 tỷ đồng/năm 1.2 Hiệu quả của dự án về mặt xã hội: - Việc thực hiện dự án: Tạo thêm việc làm cho người lao động, số lượng lao động dư thừa ở nông thôn. - Tạo việc làm cho hơn 40 cán bộ công nhân viên Công ty nhận từ Chi cục Thú y làm dịch vụ không ăn lương từ ngân sách Nhà nước. Sang Công ty làm dịch vụ đầu vào, đầu ra của dự án. - Tạo thu nhập cao cho người lao động đồng thời xoá đói giảm nghèo cho nông dân. - Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn xuất khẩu trong Tỉnh phát triển. - Tăng nguồn thu ngân sách cho Tỉnh, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua xuất khẩu. 2. Thách thức mới đối với việc thực thi dự án: - Việc tổ chức thực thi dự án một mặt nó tạo ra cơ hội lớn cho Công ty dịch vụ NN & PTNT Vĩnh Phúc trong việc mở rộng lĩnh vực hoạt động, tăng tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Song mặt khác nó cũng tạo ra những thách thức mới cho Công ty khi tham gia dự án cũng như là các nông hộ, trang trại. - Nguồn vốn đầu tư nhằm thực thi dự án là lớn, đòi hỏi phải huy động nguồn vốn, mới có khả năng thực thi dự án, việc huy động vốn sẽ rất khó khăn, ngoài sự trợ giúp của UBND Tỉnh một phần, còn lại là của nhân dân và của Công ty, do đó vốn là yếu tố quan trọng để thực hiện dự án, việc vay vốn với lãi xuất cao và đòi hỏi thế chấp nó sẽ cản trở quá trình thực thi dự án. Vì vậy, vấn đề vốn là một thách thức đối với Công ty, các hộ, trang trại tham gia dự án. -Thị trường đầu ra cho sản phẩm: Một mặt Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm cho người dân, mặt khác Công ty phải tìm kiếm được thị trường bao tiêu sản phẩm, việc tìm kiếm thị trường nó có vị trí sống còn đối với việc tham gia dự án, làm sao không những thị trường nội địa và ngoài nước tìm kiếm thị trường và đi đến ký kết hợp đồng mang tính lâu dài,ổn định, đảm bảo cho mọi người đều có lợi nhuận cao, không những tìm kiếm được thị trường mang tính ổn định và còn mở rộng được thị trường phù hợp với quy mô tăng lên của mức cung tương lai. Khi nhu cầu cung là lớn Công ty làm sao phải xây dựng được hệ thống lò mổ có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả cao. - Vấn đề về ô nhiễm môi trường: Vấn đề về ô nhiễm môi trường rất được quan tâm, môi trường là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống cho loài người, do vậy khi triển khai dự án phải đảm bảm sao cho không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không khí, hướng đến một môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Như vậy đòi hỏi các hộ tham gia phải xây dựng bể Bioga để chống ô nhiễm môi trường, bước đầu sử dụng EM để làm sạch môi trường. phần III Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi thành công dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ, giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ NN & PTNT Vĩnh Phúc I/ Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi dự án: 1. Phương hướng tổ chức thực thi dự án: Để thực thi dự án thành công, một lĩnh vực Công ty mới tham gia, đòi hỏi Công ty phải xây dựng được một cơ cấu tổ chức thực thi hợp lý sao cho quá trình tổ chức thực thi thành công, nhưng để thực thi dự án thành công, Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty, sự cạnh tranh, thị trường tiêu thụ sản phẩm, do vậy để thực hiện dự án thành công, đòi hỏi Công ty phải chú ý vào cả quá trình thực thi dự án. Để thực thi dự án thành công, Công ty đã đưa ra phương hướng sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để giúp cho mọi người hiểu được mục đích của dự án, và tham gia vào thực thi dự án. - Tuyển dụng mới đội ngũ lao động chuyên môn nhằm thực thi dự án, sắp xếp cơ cấu lao động một cách chuyên môn, tăng cường công tác của bộ máy tổ chức quản lý. - Đổi mới tiếp thị tìm kiếm thị trường cho Công ty trong việc bao tiêu sản phẩm đầu ra, tìm kiếm đối tác trong việc bao tiêu sản phẩm làm sao công ty ký kết được hợp đồng xuất khẩu được trực tiếp mà không qua một tổ chức trung gian nào. Có như vậy mới có cơ hội tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn cho Công ty và cho các nông hộ tham gia dự án. - Công ty phải coi trọng đến yếu tố môi trường, đảm bảo sao cho môi trường được sạch, chống ô nhiễm nguồn không khí, nguồn nước, để đảm bảo chất lượng môi trường, mang tính phát triển bền vững. - Phải xây dựng được các định mức kỹ thuật cho từng năm để tạo ra được mục tiêu của dự án, đảm bảo số lượng lợn giống, lợn choai cho từng năm của dự án, điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc thực thi dự án. - Dự án phải được tuyên truyền, vận động để huy động mọi nguồn vốn của nhân dân, các tổ chức tham gia thực thi dự án, để thực thi dự án đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớn, nhưng để huy động được vốn đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống các nông hộ tham gia được sự giúp đỡ của UBND Tỉnh, sự giúp đỡ của các ban ngành từ Trung ương đến địa phương. - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, tổ chức đào tạo hướng dẫn, tổ chức tham quan trong nước và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của các địa phương khác. - Công ty phải liên kết chặt chẽ với Chi cục Thú y Vĩnh Phúc, làm sao đảm bảo cho việc kiểm soát được dịch bệnh cho toàn bộ đàn gia súc trong Tỉnh, tạo ra khả năng kiểm soát được dịch bệnh cho đàn gia súc trên toàn Tỉnh, đồng thời thường xuyên tiến hành tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc với phương châm " Phòng bệnh hơn chữa bệnh " có như vậy dự án mới được thành công. 2. Một số giải pháp tổ chức thực thi dự án: Việc phân tích quá trình tổ chức thực thi dự án, đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của dự án, đòi hỏi phải xây dựng được các giải pháp để hạn chế, khắc phục những nhược điểm ảnh hưởng đến dự án, tạo khả năng thực thi dự án thành công. 2.1 Giải pháp đất đai, chuồng trại và lao động: 2.1.1. Về đất đai: - Đối với Công ty dịch vụ NN & PTNT Vĩnh Phúc xin thuê đất để xây dựng văn phòng giao dịch nhà kho chứa thức ăn và bãi giao nhận hàng tại thị xã Vĩnh Yên, với diện tích: 1.500 m2. - Đối với các trang trại nuôi lợn nái ngoại cấp bộ, mẹ: Thực hiện theo Nghị quyết : 03/ 2000/ NQ -CP ngày 02/02/ 2000 của Chính Phủ về kinh tế trang trại " Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nước giao đất hoặc ho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" Cụ thể như sau: * Đối với trung du, miền núi: cho thuê dài hạn từ 1 - 2 ha/ trang trại trở lên. * Đối với Đồng bằng: Rà soát lại quỹ đất hiện có, ưu tiên cho thuê trên quỹ đất 2 chưa giao, các trại chăn nuôi cũ, thời gian trên 10 năm, với mức 0,5 – 1ha/ trang trại. - Các hộ nuôi lợn choai, lợn thịt, sử dụng đất ở, đất vườn hiện có để xây dựng trang trại. 2.1.2, Chuồng trại chăn nuôi: Nhằm thực hiện chuyên môn hoá cao và tính xã hội của dự án. Quá trình sản xuất được chia làm 2 công đoạn. * Công đoạn nuôi lợn nái để sản xuất lợn con: Cần xây dựng chuồng trại lợn nái, lợn đực, chuồng đẻ, lợn con sau cai sữa: Để tiết kiệm chi phí, tất cả các chuồng xây dựng đơn giản, nền chuồng xây gạch hoặc đổ bê tông, làm nhẵn để dễ vệ sinh, mặt khác, cần tạo độ dốc nghiêng dần về rãnh nước thải, mái lợp Fibrô xi măng, có hệ thống vòi phun nước làm mát về mùa hè, xung quanh chuồng giăng lưới thép, có bạt che gió, giữ cho lợn ấm về mùa đông. Tuỳ điều kiện thực tế từng nơi, xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho lợn uống, nước vệ sinh chuồng trại và hệ thống điện phục vụ chăn nuôi: Chuồng trại được thiết kế, xây dựng, lắp đặt đảm bảo hợp vệ sinh, tiện lợi theo phương pháp nuôi công nghiệp: Bao gồm: + Lồng nuôi lợn đực giống: 100 lồng. Kích thước lồng ( Dài x rộng x cao ) = 2.0 x 2.0 x1 (m ) + Lồng nuôi lợn nái chờ phối, chửa: 85% số nái = 2.250 lồng. Kích thước lồng ( Dài x rộng x cao ) = 2.0 x 0,65 x 1(m) + Lồng nái đẻ: 30% số nái = 900 (lồng) Kích thước lồng ( Dài x rộng x cao ) = 2.0 x 1,7 x 1 (m) + Lồng lợn con sau cai sữa: 30% số nái = 900 ( lồng ) Kích thước lồng ( dài x rộng x cao ) = 2.0 x 1,5 x 1(m ) Các lồng nuôi chủ yếu dùng thép có đường kính phù hợp để hàn, sơn chống rỉ. Riêng lồng nái đẻ, lồng lợn sau cai sữa, những hộ có điều kiện về vốn đầu tư có thể lắp đặt sàn nhựa chuyên dùng thay thế sàn bê tông, sàn sắt: * Công đoạn nuôi lợn choai, lợn thịt: Tận dụng chuồng trại sẵn có, cải tạo để nuôi hoặc xây dựng mới theo phương châm đơn giản, rẻ tiền, nền gạch để dễ vệ sinh chuồng trại mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tất cả các loại chuồng nuôi đều lắp đặt hệ thống uống nước tự động (qua vòi uống) 2.1.3, Về tổ chức sản xuất, lao động: Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc thực hiện dịch vụ các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất. Bao gồm: Giúp các hộ trang trại tiếp nhận lợn hậu bị cấp bố , mẹ. Cung ứng toàn bộ thức ăn công nghiệp cho tất cả các hộ tham gia nuôi lợn nái, lợn choai và bao tiêu sản phẩm, theo giá thực tế trên thị trường. Để giúp nông dân sản xuất có hiệu quả, Công ty sẽ phối hợp với các nhà sản xuất thức ăn hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về kỹ thậut. Bằng cách bố trí cán bộ ký thuật giúp đỡ từ khâu thiết kế chuồng trại và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, thường xuyên theo dõi diễn biến của đàn lợn, nhất là lợn nái: Sau khi dự án được phê duyệt, Công ty sẽ tiếp nhận 43 lao động đang làm dịch vụ Thú y không ăn lương của Nhà nước sang Công ty quản lý, nhằm thực hiện dự án. Đối với các chủ trang trại nuôi lợn nái, tuỳ thuộc quy mô nguồn lực lao động sẵn có của gia đình, có thể thuê thêm lao động theo quy định hiện hành của pháp luật. Đối với các hộ nuôi lợn choai, lợn thịt: Chủ yếu sử dụng lao động của gia đình. 2.2. Giải pháp nguồn cung cấp giống bố, mẹ: Để đảm bảo chất lượng đàn lợn nái, đực giống cấp bố, mẹ. Công ty DV NN & PTNT sẽ phối hợp với các chủ trang trại tổ chức tiếp nhận con giống từ các trại lớn giống, cấp ông, bà do TW quản lý. Đó là: Trại lợn giống Thuỵ Phương, trại lợn giống PIC, Xí nghiệp lợn giống Tam Đảo... hoặc nguồn giống bố, mẹ do Công ty CP cung cấp. Về cơ cấu lợn đực - cái: Chủ yếu áp dụng phương pháp phối giống nhân tạo nên số lượng đực giống không cần nhiều. Trung bình mỗi trang trại chỉ nuôi khoảng 1 - 2 con, nhằm kích thích, dẫn dụ đàn nái: Nguồn tinh lợn ngoại do các cơ sở chuyên khai thác . Sản xuất tinh lợn cung cấp như: Công ty CP. Trung tâm giống gia súc, gia cầm Vĩnh Phúc, Xí nghiệp lợn giống Tam Đảo. Năm 2002: Đưa đàn nái của các trang trại tham gia dự án ( Kể cả những trang trại đã có ) đạt 1.500 con. Năm 2003: Bổ xung thêm 1.500 con, để đạt quy mô đàn nái. Từ năm 2004 trở đi: ổn định đàn nái: 3.000 con, sản xuất 60.000 lợn choai mỗi năm. Khi Công ty và người chăn nuôi có lợi nhuận cao, sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Khi sản lượng thịt lợn trên địa bàn Tỉnh và vùng lân cận đủ lớn. Công ty sẽ xem xét, đề nghị cho phép đầu tư cơ sở giết mổ có quy mô phù hợp: 2.3/ Giải pháp thức ăn, vệ sinh chăn nuôi và thú y: 2.3.1. Giải pháp về thức ăn: Nuôi lợn ngoại xuất khẩu đều áp dụng phương pháp nuôi công nghiệp, sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp. Toàn bộ lượng thức ăn này, Công ty đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời chất lượng hết cho các hộ tham gia dự án, phù hợp với từng loại lợn, Công ty sẽ ký kết hợp đồng với Công ty CP của Thái Lan chuyên cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cho đàn lợn xuất khẩu, Công ty đứng ra làm trung gian đảm bảo lượng thức ăn kịp thời đồng thời đảm bảo chất lượng, sao cho định mức thịt đạt tiêu chuẩn lợn xuất khẩu: 2.3.2. Giải pháp về vệ sinh chăn nuôi: Để đảm bảo nước uống vệ sinh, hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn, nước uống của lợn đều sử dụng nước giếng đào, giếng khoan phải áp dụng phương pháp cho đàn lợn uống qua vòi uống chuyên dùng, việc lựa chọn địa điểm nuôi, thiết kế chuồng trại được thực hiện trên cơ sở tôn trọng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, có hệ thống phun nước, quạt thống gió làm mát về mùa hè, che gió, giữ ấm cho lợn về mùa đông, nhất là trang trại nuôi lợn nái. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn... Đảm bảo sạch sẽ, hạn chế dịch bệnh. 2.3.3.Giải pháp về thú y: Xác định phương châm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do vậy cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ vệ sinh thú y, ttiêm phòng các loại vác xin theo quy định, sớm phát hiện và tíc cực điều trị những con lợn ốm, mắc bệnh cụ thể là: Đối với các trang trại nuôi lợn nái có nội quy về phòng dịch, bố trí thay quần áo, giày dép, ủng trước khi vào khu sản xuất, phun thuốc sát trùng thường xuyên, hàng ngày. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hàng tuần làm cỏ xung quanh khu vực chuồng trại và thay vôi sát trùng thường xuyên. Tích cực tiêu diệt các động vật trung gian truyền bệnh như: Chuột, ruồi, muỗi... Đối với lợn choai: Thực hiện tốt vệ sinh thú y nhất là không vệ sinh chuồng trại và diệt ruồi, muỗi. Tiêm phòng định kỳ theo quy định các loại vác xin phòng bệnh cho lợn nái, lợn đực, lợn con, lợn choai, lợn thịt. Trong đó, lưu ý các loại vác xin lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, dóng dấu lợn, phó thương hàn... Khi lợn ốm, mắc bệnh, tổ chức cách ly và tích cực điều trị. Công ty dịch vụ NN và PTNT liên hệ với các cơ quan thú y, cơ quan bảo hiểm để giúp các chủ trang trại nuôi lợn nái ký kết hợp đồng Bảo hiểm thú y cho đàn lợn nái, thực hiện an toàn dịch bệnh cho đàn lợn... Mặt khác Sở NN & PTNT giao cho chi cục thú y Vĩnh Phúc cam kết đảm bảo phòng dịch cho toàn bộ đàn gia súc trên địa bàn Tỉnh, kiểm dịch toàn bộ đàn gia súc, kế hoạch tiêm phòng theo định kỳ nhằm đảm bảo không để dịch bệnh phát sinh và lây lan trên địa bàn rộng. 2.4/ Giải pháp về công nghệ sản xuất giống: Để nâng cao sản xuất, chất lượng đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho xuất khẩu, tăng tính đa dạng sinh học, có thể áp dụng nhiều công thức lai tạo để sản phẩm có ít nhất từ 2 máu ngoại trở lên. Trong đó chủ yếu áp dụng mô hình lai tạo như sau: Mô hình lai 3 máu. Cấp Ông, bà O LR x O Y Cấp bố, mẹ O ĐR x O ( LR.Y ) Thương phẩm 50% máu ĐR 3 máu 25% máu LR 25% máu Y * Mô hình lai 2 máu: Cấp Ông, bà O LR x O Y Cấp bố, mẹ O Y x O ( LR.Y ) Thương phẩm 2 máu 75% máu Y 25% máu LR Ghi chú: - O: Đực. - O: Cái. - ĐR: Lợn đurốc - LR: Lợn Landrare -Y: Lợn Yorhshire * Sơ đồ sản xuất giống như sau: Chuồng lợn con cai sữa Chuồng đẻ Chuồng chờ, phối, chửa Chuồng nuôi lợn choai, lợn thịt 2.5/ Giải pháp về vấn đề ô nhiễm môi trường: Vì mục tiêu đảm bảo an toàn sức khoẻ cộng đồng và hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn cũng như gia súc, gia cầm khác, vấn đề môi trường phải được quan tâm đặc biệt, không để ô nhiễm nguồn nước, không khí... Do vậy, ngoài các biện pháp tẩy uế, vệ sinh chuồng trại như đã nêu, tất cả các hộ tham gia dự án phải thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường: * Đối với các trang trại nuôi lợn nái: Hàng ngày, thu dọn phân để ủ hoai mục trước khi bón ruộng, khu vực chứa phân phải cách xa chuồng trại. Đối với các trang trại nuôi dưới 30 con, phải xây dựng bể Bioga ngay. Các hộ có quy mô lớn phải xây dựng bể lắng phù hợp ( Có tính đến bước cải tạo để làm bể Bioga ) Có đường dẫn nước thải từ các khu chuồng trại tới bể lắng, xử lý trước khi thải ra bên ngoài. Trước mắt, sử dụng chế phẩm sinh học EM phun định kỳ để khử mùi và thúc đẩy quá trình phân giải hữu cơ, phấn đấu đến năm 2005 tất cả các hộ nuôi lợn nái đều có bể Bioga lớn. * Đối với các hộ nuôi lợn choai, lợn thịt: Nhất thiết phải xây dựng bể Bioga ngay vừa để xử lý phân, nước giải, không ô nhiễm môi trường vừa tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt trong gia đình. 2.6/ Giải pháp về nguồn vốn đầu tư thực hiện dựa án: Đề nghị Ngân sách Tỉnh đầu tư, hỗ trợ trong 2 năm: 2.663.550.000đ Đào tạo, tập huấn, tham quan học tập 352.000.000đ - Hỗ trợ tiền mua giống cho các hộ nuôi lợn nái sinh sản, đực giống để sản xuất lợn giống nuôi thịt, với mức: 400.000đ/ con 3.100 con x 400.000đ/ Con = 1.240.000.000đ - Hỗ trợ 30% giái trị bể Bioga cho các hộ nông dân: 1.968.500.000đ x 30% = 590.550.000đ + Hỗ trợ Công ty dịch vụ nông nghiệp & PTNT tiền mua xe ô tô 4 chỗ ngồi để đưa đón chuyên gia, cán bộ kỹ thuật: 390.000.000đ + Kinh phí để chuẩn bị đầu tư, xây dựng cơ bản khác: 91.000.000đ * Vốn vay + vốn tự có của Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT và hộ nông dân tham gia dự án: 24.220.250.000đ 2.7/ Giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước: Sản xuất giống lợn ngoại là một đòi hỏi rất bức xúc hiện nay, góp phần giải quyết tận gốc của vấn đề nuôi lợn xuất khẩu. Nhưng đây cũng là công việc khó khăn, yêu cầu kỹ thật cao, vốn đầu tư ban đầu lớn hơn so với nuôi lợn choai, lợn thịt, mức độ rủi ro cao... Do vậy, TW Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người sản xuất, cụ thể là: - Đầu tư cho công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập... - Trợ giá giống cho hộ nuôi lợn nái, đực giống cấp bố, mẹ với mức: 400.000đ/ con - Hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng bể Bioga cho các hộ nông dân: - Hỗ trợ vác xin tiêm phòng cho các hộ tham gia dự án: - Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nuôi lợn nái theo quy mô trang trại được thuê đất. Vận dụng chính sách thuê theo Nghị quyết số: 08/ 2000/ NQ - CP ngày 02/02/2002 của Chính phủ về kinh tế trang trại và luật đất đai hiện hành. Thực hiện miễn thuê đất cho các hộ thuê đất để xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại trong 5 năm đầu. Những chính sách trên đề Nghị áp dụng cho tất các trang trại, các hộ tham gia dự án trong thời gian đến hết năm 2003. Kể cả các trang trại sẵn có, tự vay vốn đầu tư: + Đối với Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT: Thực chất việc dịch vụ cho người chăn nuôi lợn xuất khẩu, lợi nhuận không cao, mang tính phục vụ là chính, góp phần thúc đẩy chăn nuôi của Tỉnh phát triển nên Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ: - Tạo điều kiện cho thuê đất để xây dựng kho bảo quản thức ăn chung chuyển hàng hoá tại Vĩnh Yên. - Hỗ trợ kinh phí trang bị 01 ô tô 4 chỗ ngồi để đưa đón chuyên gia, Cán bộ kỹ thuật, giao dịch... - Hỗ trợ kinh phí chuẩn bị đầu tư XDCB khác: * Ngoài ra, tạo điều kiện cho Công ty có vốn lưu động để thực hiện dự án, cần bổ sung vốn lưu động cho Công ty dịch vụ NN & PTNT để thực thi dự án thành công: Năm 2002: 1 tỷ đồng Năm 2003: 1 tỷ đồng 2.8. Giải pháp về thị trường đầu ra cho sản phẩm: Hiện nay, nhu cầu về lợn choai, lợn thịt xuất khẩu rất lớn, do đó thị trường đầu ra cho đàn lợn là thuận lợi. Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT cam kết bao tiêu hết sản phẩm lợn choai, lợn thịt của nông dân ( Tuỳ thuộc yêu cầu của bạn hàng để hướng dẫn nông dân nuôi lợn choai hay lợn thịt ) với giá để người sản xuất có lãi. Tuỳ tình hình cụ thể khi triển khai dự án: Công ty đã ký kết hợp đồng với Công ty CP của Thái Lan, chuyên cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và cam kết tiêu thụ hết sản phẩm đầu ra của đàn lợn xuất khẩu, hoặc Công ty trực tiếp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong hoặc ngoài nước, nhằm đảm bảo giá cả ổn định và làm cho người chăn nuôi có lãi cao nhất, nhằm đảm bảo chủ động về thị trường, nếu điều kiện cho phép Công ty sẽ xin phép Nhà nước cho phép xây dựng lò mổ giết trên địa bàn Tỉnh. 2.9/ Giải pháp về tổ chức, thực thi dự án: Ngay khi dự án được duyệt, Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT sẽ tích cực triển khai các công việc cần thiết như: Lựa chọn nơi cung cấp giống bố, mẹ thức ăn, xúc tiến tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hợp đồng hoặc phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan để có đội ngũ Cán bộ kỹ thuật cần thiết. Để đảm bảo tính khách quan, chính xác trong quá trình thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Tỉnh đối với người chăn nuôi, thống nhất cách làm như sau: * Thời điểm kết thúc hỗ trợ của Tỉnh cho các hộ tham gia dự án là ngày 31/12/2003. + Đối tượng được hỗ trợ. Tính cả các trang trại đã và đang triển khai bằng nguồn vốn tự có, vay vốn. Nếu số hộ tham gia và quy mô đàn nái lớn hơn quy mô đã nêu trong dự án, thì UBND Tỉnh vẫn hỗ trợ theo quy định mức chung đã nêu: + Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các Huyện, thị và các xã để triển khai dự án. Việc lựa chọn hộ tham gia dự án được bàn bạc dân chủ từ cơ sở trên nguyên tắc tự nguyện, có sự đồng ý của UBND cấp xã, cấp Huyện. + Danh sách hộ nuôi lợn nái và số lợn nái của từng hộ được trợ giá phải có xác nhận của Chính quyền xã, Huyện, thị và đại diện của Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT ( trên Cơ sở biên bản xác định số lượng, chủng loại, mã số từng con... ) hoá đơn bán giống của các cơ sở cung cấp giống bố, mẹ: II/ Kiến Nghị nhằm thực thi dự án: 1. Kiến nghị đối với Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc: 1.1. Hoàn thiện sắp xếp loại bộ máy quản lý một cách hợp lý: Cùng với việc tổ chức thực thi dự án, Công ty đã được phép đổi tên thành Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT, mở rộng lĩnh vực hoạt động cơ cấu lao động cũng tăng lên. Do vậy, đòi hỏi Công ty sớm sắp xếp lại bộ máy sao cho ổn định và phù hợp với chuyên môn, tạo ra sự hoạt động có hiệu quả. Cùng với việc chuyển 43 người làm dịch vụ thú y từ Chi cục thú y Vĩnh Phúc sang Công ty quản lý. Nhằm sử dụng lực lượng lao động có chuyên môn này vào thực thi dự án, nhưng trước tiên lực lượng lao động này phải được được bố trí một cách hợp lý, tạo cho họ một sự tin tưởng ở nơi làm việc mới, tránh việc gây hoang mang cho họ, ảnh hưởng đến việc thực thi dự án, đồng thời tiến hành lựa chọn thêm những chức danh còn thiếu làm sao cho bộ máy của Công ty được ổn định. Có như vậy hoạt động của Công ty mới đạt hiệu quả. 1.2. Công ty lựa chọn các trang trại, nông hộ tham gia dự án: Để thực thi dự án, bước đầu Công ty phải tiến hành tuyên truyền, quảng cáo, làm cho mọi người nhận thức được những lợi ích của dự án, từ đó họ sẽ có nhu cầu tham gia dự án, để dự án đạt được thành công. Đòi hỏi Công ty phải lựa chọn được các nông hộ, trang trại có đủ điều kiện tham gia dự án. Công ty sớm có sự liên hệ với các cơ quan, đơn vị ở địa phương. Chính quyền xã, phường, Thị trấn mà họ cư trú tham gia, nắm bắt được thông tin về các hộ, đồng thời được sự giúp đỡ của các Cơ quan ở địa phương. Sau khi lựa chọn được các nông hộ, trang trại tham gia dự án, Công ty phải tiến hành ký kết hợp đồng giữa Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT với các nông hộ, trang trại tham gia dự án, thông qua hợp đồng, làm cơ sở pháp lý để 2 bên tham, hợp đồng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia dự án. Và những trách nhiệm của mỗi bên tham gia vào dự án: 1.3/ Công ty xây dựng các thiết kế, kỹ thuật và định mức một số mô hình nhằm hước dẫn người chăn nuôi: Công ty sớm cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn việc xây dựng chuồng nuôi cho các nông hộ, các trang trại theo đúng nguyên tắc, đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi theo hướng công nghiệp. 1.4/ Công ty xúc tiến xây dựng kho chứa thức ăn và các cơ sở vật chất khác: Nhằm đảm bảo cho dự án: Việc xúc tiến xây dựng văn phòng giao dịch và kho chứa thức ăn đảm bảo cho việc cung cấp đủ, kịp thời và đảm bảo chất lượng cho thức ăn và nhằm phục vụ cho một phần của dự án đã được triển khai. 1.5/ Công ty tìm kiếm và ký kết các hợp đồng với các đối tác tham gia vào dự án: * Để đảm bảo lượng thức ăn cho chăn nuôi, Công ty sớm ký kết hợp đồng với Công ty CP của Thái Lan, chuyên cung cấp nguồn thức ăn cho đàn lợn tham gia dự án, thông qua Công ty dịch vụ NN & PTNT, đồng thời Công ty CP phải đảm bảo được thị trường đầu ra cho sản phẩm. * Sớm tìm kiếm và ký kết được hợp đồng đối với các cơ sở chăn nuôi, việc chăn nuôi Trung ương, nông trường Tam Đảo hoặc Công ty CP nhằm đảm bảo cho việc cung cấp con giống đạt chất lượng cao, đảm bảo cho đàn lợn choai, lợn thịt đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu. 1.6/ Công ty dịch vụ NN & PTNT Vĩnh Phúc: Sớm làm việc với các Ngân hàng thương mại, cam kết với Ngân hàng cho các hộ nông dân, trang trại tham gia dự án sớm được vay vốn và được vay với lãi xuất ưu đãi khi tham gia dự án, có như vậy quá trình tổ chức thực thi dự án mới đạt được hiệu quả cao. 2. Kiến nghị đối với Nhà nước: 2.1. UBND Tỉnh sớm có chính sách ưu đãi cho thuê đất đai để xây dựng chuồng trại chăn nuôi: Để hình thành lên các trang trại chăn nuôi lớn và mang tính tập chung đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách ưu đãi cho việc thuê đất đai để xây dựng chuồng trại, cùng với việc cho phép xây dựng chuồng trại trên những vùng đất được thuê trong thời gian ít nhất là 10 năm trở lên, đồng thời để khuyến khích người dân tham gia, Nhà nước có những chính sách như ưu đãi cho việc thuê đất để xây dựng chuồng trại chăn nuôi, với mức thuê đất thấp, thậm chí miễn thuế đất cho các hộ tham gia thuê đất trong những năm đầu tham gia thực hiện dự án. Có như vậy dự án mới khuyến khích được người dân tham gia. 2.2. Chính sách ưu đãi đối với lãi xuất đầu tư dự án: Vốn là một yếu tố quan trọng để thực hiện dự án do đó để thực hiện dự án đòi hỏi phải có một lượng vốn tương đối lớn, ngoài sự hỗ trợ một phần của UBND Tỉnh, còn lại là vốn của Công ty và người lao động nhưng đại đa số người dân còn nghèo, muốn tham gia dự án nhưng không có vốn, vốn có thì phải chịu một mức lãi xuất cao, do đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do vậy để đảm bảo cho người vay được vay vốn với lãi xuất thấp và thời gian dài để tham gia dự án, đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp, Nhà nước sẽ có những chính sách nhằm ưu đãi lãi suất cho các nông hộ, trang trại tham gia dự án cụ thể là: Đối với các nông hộ, trang trại tham gia dự án sẽ được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi của Nhà nước từ 0,2 - 0,5%/ tháng, với số lượng tương ứng với quy mô của các hộ, trang trại tham gia dự án. Với thời hạn ít nhất là một năm, chỉ khi nào như vậy thì mới khuyến khích được mọi người tham gia dự án, đồng thời tính hiệu quả của dự án mới cao. 2.3. Chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh đối với các trang trại, nông hộ trong những năm đầu tham gia dự án: Đối với các nông hộ và trang trại tham gia dự án - UBND có chính sách hỗ trợ mức giá mua lợn giống với mức yêu cầu là: 400.000đ/ con, đồng thời UBND có chính sách hỗ trợ 30% giá trị xây dựng bể Bioga cho các nông hộ, trang trại tham gia dự án, nhằm đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, hỗ trợ vác xin cho việc tiêm phòng dịch bệnh của đàn lợn tham gia dự án, hỗ trợ 100% vác xin và công tiêm phòng bệnh cho tổng đàn lợn tham gia dự án, đối với các hộ, trang trại tham gia dự án, có nhu cầu thuê đất đai xây dựng chuồng trại, sẽ được UBND Tỉnh miễn thuê đất đai trong vòng 5 năm đầu và thời gian thuê kéo dài trên 10 năm, UBND Tỉnh có chính sách hỗ trợ công tác tập huấn, tham quan, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho người chăn nuôi, mọi chi phí sẽ do UBND Tỉnh hỗ trợ, có như vậy dự án mới được thực thi thành công. 2.4/ UBND sớm có chính sách hỗ trợ vốn cho Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc: Nhằm đảm bảo cho lượng vốn đủ để quay vòng hoạt động kinh doanh với mức yêu cầu thường xuyên của 2 năm là: 2 tỷ đồng, năm 2002 1 tỷ và năm 2003 1 tỷ nhằm đảm bảo vốn cho Công ty, phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi và thu mua lợn xuất khẩu, đồng thời đảm bảo lượng vốn lưu động đủ cho sự quay vòng hoạt động của Công ty. 2.5/ Các tổ chức thương mại, ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn: Để đảm bảo tổ chức thực thi dự án được, đòi hỏi phải có lượng vốn lớn, do đó để có thể có vốn để đầu tư các nông hộ, trang trại phải vay vốn của Ngân hàng, để tạo thuận lợi cho việc vay vốn được nhanh, đòi hỏi các ngân hàng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ, trang trại tham gia dự án, ngân hàng sớm tháo gỡ những vướng mắc của người dân, cho vay theo dự án với mức hỗ trợ lãi xuất thấp 0,2 – 0,5 %/ tháng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn mà không cần phải đưa ra những tài sản thế chấp, đồng thời có thể vay được mức vốn đủ lớn của các hộ tham gia dự án, với thời gian ít nhất 1 năm trở lên, việc cải cách thủ tục vay vốn của các Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án được thực hiện tốt, đồng thời Ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty DV NN & PTNT được vay vốn thường xuyên và lãi xuất ưu đãi để đảm bảo nguồn vốn lưu động cho Công ty hoạt động. 2.6. Cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các bên tham gia dự án: - Để thực thi dự án đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan tham gia chính sách khuyến khích của Nhà nước như chính sách lãi suất, chính sách thuê đất và chính sách hỗ trợ của UBND cho dự án, các cơ quan tổ chức tham gia dự án sẽ được Nhà nước có những chính sách ưu đãi nhằm đảm bảo lợi ích cho các cơ quan tham gia. - Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc sẽ được UBND hỗ trợ vốn để mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất khác nhằm thực thi dự án, đồng thời hàng năm sẽ được UBND tỉnh cấp một lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Các hộ nông dân tham gia dự án sẽ được nhà nước. UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ tiền mua lợn giống, tiền thuê đất, miễn tiền thuê đất, chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng bể Bioga của các hộ tham gia, hỗ trợ 100% lượng vác xin và công tiêm phòng cho đàn lợn tham gia dự án: Đồng thời sẽ được hưởng mức lãi suất vốn vay của dự án, với mức lãi suất ưu đãi. 2.7. Các ban ngành ở Tỉnh, địa phương tạo điều kiện cho việc triển khai dựa án: Để dự án đạt được sự thành công, đòi hỏi phải được sự giúp đỡ của các ban ngành TW, ở Tỉnh và các địa phương: Sự giúp đỡ của UBND Tỉnh, Sở nông nghiệp và PTNT, về vốn, mức hỗ trợ mua lợn giống, mức ưu đãi lãi suất dự án. Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc, sẽ cam kết, đảm bảo việc kiểm dịch được toàn bộ đàn gia súc trên địa bàn Tỉnh, đồng thời có kế hoạch tiêm phòng định kỳ, thường xuyên cho toàn bộ đàn gia súc trên toàn Tỉnh, nhằm phòng chống lây lan dịch bệnh của đàn gia súc. - Các Huyện, thị trấn, thị xã, các xã ở các địa phương tạo thuận lợi cho Công ty, trong việc lựa chọn các hộ tham gia dự án, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tham gia được thuê đất thuận lợi, xác nhận một cách chính xác khách quan, các hộ, các trang trại có đủ khả năng tham gia thực thi dự án. Kết luận Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường phải tiến hành đầu tư, mà đầu tư theo dự án là Cơ sở vững chắc, tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn. Việc một dự án đầu tư có đạt được hiệu quả như mong muốn không, đòi hỏi của rất nhiều yếu tố, quá trình lập dự án đầu tư, quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư, trong đó quá trình lập dự án đầu tư phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, phải được xây dựng một cách khoa học, nhưng quá trình lập dự án đầu tư chỉ là điều kiện cần, còn quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư mới là điều kiện đủ để dự án thành công. Trong quá trình thực tập tại Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc, cùng với bản thảo" dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh phúc " vừa được xây dựng song. Em cảm thấy dự án muốn thành công đòi hỏi quá trình tổ chức thực thi phải được thực hiện tốt. Bởi vì nó quyết định đến thành công của dự án. Do đó em đã đi sâu vào việc xây dựng quá trình tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc nhằm làm sao cho quá trình tổ chức thực thi dự án được thành công. Với đề tài này em hy vọng góp một phần nhỏ vào việc thực hiện dự án thành công để thực sự dự án đạt được những mục tiêu đặt ra. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô giáo Tiến sỹ: Nguyễn Thị Ngọc Huyền người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Đồng thời em cũng cám ơn sự tận tình giúp đỡ và rạo mọi điều kiện của cán bộ, công nhân viên, Công ty DN NN & PTNT Vĩnh phúc, đặc biệt là các bác, các cô, các chú, các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán, phòng tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0029.doc