MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1. Những khái quát chung về sự phát triển của du lịch bền vững. 2
2.Những cơ sở để phát triển du lịch bền vững 2
2.1.Cơ sở lí luận 2
2.2. Cơ sở thực tiễn: 5
3.Thực trạng và giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh 8
3.1/. Thuận lợi. 8
3.2 Những khó khăn. 22
3.3.Một số giải pháp để phát triển du lịch bền vững TP.HCMđến 2010 25
3.3.1Giải pháp về môi trường sinh thái 25
3.3.2. Giải pháp về kinh tế 27
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch bền vững lí luận và thực tiễn ở Thành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Như ta đã biết “Du lịch “ ,có thể nói là một khái niệm còn xa lạ đối với nh ững người dân ở miền quê, họ chỉ hiểu chung chung về du lịch đó là sự đi tham quan quan tới một địa điểm nào đấy trong dịp hội hè hoặc là lúc có thời gian rỗi cuối tuần…
Nguyên nhân nào mà họ lại có cách hiểu như vậy,thật đơn giản đó chính là do sự nhận thức,cảm thấy từ họ,hơn nữa nghành du lịch Việt Nam vẫn chưa đ ược mọi người dân quan tâm để tôn tạo và phát triển nó.Nhưng với xu thế hiện nay thì du lịch lại được xem là một nghành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đặc biệt là sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO ,du lịch Việt Nam được đánh giá là nghành có khả năng phát triển nhất, đem lại nguồn lợi nhuận cao cho nền kinh t ế .Do đó để phát triển được du lịch Việt Nam hòa chung vào du lịch thế giới thì một xu hướng mới ra đời:”Phát triển du lịch bền vững”. Đây là một xu hướng hợp lý nhất trên cơ sở vừa khai thác tài nguyên du lịch, vừa nghiên c ứu để đưa những biện pháp nhằm tôn tạo các tài nguyên đó,phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài.
Chính vì vậy mà em đã tiến hành nghiên cứu về đề tài: "Du lịch bền vững lí luận và thực tiễn ở Thành Phố Hồ Chí Minh".
Với bài viết ày em xin chân thành cảm ơn thầy giáo:Thạc s ĩ LÊ TRUNG KIÊN ,giảng viên khoa du lịch và khách sạn _ Đại học kinh tế quốc dân đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng chắc chắn bài viết lần này không tránh khỏi thiếu sót.Vì vậy em rất mong nhận được sự phê bình ,góp ý của thầy giáo cùng các bạn đọc.Em xin cảm ơn.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Sinh
Lớp: Du Lịch và Khách Sạn 46a
NỘI DUNG
1. Những khái quát chung về sự phát triển của du lịch bền vững.
Du lịch là một nghành kinh tế rất quan trọng,nó chiếm khoảng 5%trong tổng sồ GDP của nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay,Việt nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới,lai càng đề cao sự phát triển của nghành du lịch, đồng thời cũng đưa những thách thức, những khó khăn mà chúng ta cần vượt qua.Do đó một yêu cầu bức thiết cần đặt ra cho nghành du lịch Việt Nam là: phải nhanh chóng tìm cách thúc đẩy du lịch việt nam ngày một phát triển mạnh .Muốn phát triển mạnh thì cần có những cơ sở hạ tầng ( phương tiện đi lại, đường xá ,khách sạn),có nguồn lực dồi dào, có một môi trường thuận lợi và nguồn tài nguyên phong phú vì đây không chỉ là yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch mà còn góp phần nâng cao chất lượng và làm nền tính đa dạng của sản phẩm du lịch. Đặc biệt là phải tìm mọi cách để giảm chi phí bằng phương pháp tận dụng các nguồn lục sẵn có, đó là tài nguyên thiên nhiên.Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên không dược bảo vệ chặt chẽ,một số tài nguyên thiên nhiên đã bị cạn kiệt vì lợi ích kinh tế trước mắt của con người.Và nếu cứ như vậy thì sẽ dẫn đến hậu quả nền du lịch sẽ suy vong.
Vì vậy một xu hướng phát triển mới ra đời thay thế cho xu hướng phát triển đơn thuần đó,chính là xu hướng phát triển bền vững,nghĩa là vừa khai thác vừa tôn tạo,vừa bảo vệ môi trường.
2.Những cơ sở để phát triển du lịch bền vững
2.1.Cơ sở lí luận
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới,du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội, con người ở các chuyến du lịch trong nước hoặc nước ngoài ,con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi ,giải trí, mà còn nhằm thoã mãn những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia dân tộc có những nét đặc trưng riêng biệt về tài nguyên ,lịch sử, văn hoá truyền thống…thu hút khách du lịch.Thông qua viêc phát triển du lịch quốc tế,sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các nước dân tộc ngày càng được mở rộng .Năm 1979 Đại hội của tổ chức du lịch thế giới WTO đã thônh qua hiến chương du lịch và chọn ngày 27/9 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề cho từng năm gắn du lịch với sự tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,vì nền hoà bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới.Du lịch không còn là hiện tượng lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay hay một nhóm người nào đó .Ngày nay nó mang tính phổ biến và tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người củng cố hoà bình cho các nước, cho các dân tộc .Hiện nay du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành nghành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước trên thế giới.Thực tế du lịch đã đạt được những hiệu quả kinh tế cao , được gọi là nghành xuất khẩu vô hình đem lại nguồn ngoại tệ lớn, tốc độ tăng thu nhập của du lịch vượt xa so với một số nghành kinh tế khác .Hơn nữa du lịch được xem là nghành tổng hợp, vì để tạo ra sản phẩmcung ứng cho du lịch thì phải có sự kết hợp giữa nhiều nghành khác nhau,do đó cũng có nhiều chức năng ,trong đó 4 chức năng chính là:chức năng xã hội, chức năng kinh tế, chức năng sinh thái và chức năng chính trị-xã hội được thể hiện ở vai trò của nó……………………..
Nhưng yếu tố cần thi khi phát triển nghành du lịch chính là tài nguyên du lịch. Nó bao gồm hai loại: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Mỗi loại đều có những tác động riêng đối với hoạt động du lịch. Riêng đối với tài nguyên tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta, được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch. Trong chuyến du lịch người ta thường tìm đến nhưng nơi có phong cảnh đẹp. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh, có thể chia nó ra thành 4 loại.
+ Phong cảnh nguyên sinh
+ phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người
+ Phong c ảnh nh ân t ạo (v ăn ho á), tr ư ớc h ết l à do con ng ư ời t ạo ra.
+ Phong cảnh suy bi ến (loại phong cảnh b ị tho ái ho á khi c ó nh ững thay đ ổi kh ông c ó l ợi đ ối v ới m ôi tr ư ơng t ự nhi ên).
Tài nguyên thiên nhiên du lịch được sử dụng ,khai thác để thu hút khách du lịch . Tài nguyên nhân văn là các đối tượng , hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch . Nói tài nguyên này có những đặc trưng riêng , tài nguyên du lịch nhân văn có gía trị giải trí ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên , thường tập trung ở các khu vực quần cư và thu hút khách du lịch có mức thu nhập cao , có trình độ văn hoá cũng như yêu cầu nhận thức cao hơn . Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, văn hoá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cảnh nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi nước ,những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ tài năng , văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia
Phát triển du lịch bền vững là một xu hướng tất yếu của toàn cầu,hầu hết được mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm và cho đây là xu hướng phát triển hợp lý nhất bởi vì nó đem lại một cuộc sống cho con người lâu dài ,lành mạnh và đầy đủ.Và nếu chúng ta chỉ dừng lại ở phát triển thì chưa đủ mà trong thực tế cần kéo dài cuộc sống đầy đủ và lành mạnh ấy theo thời gian,qua nhiều thế hệ khác nhau. Điều đó khẳng định phát triển phải gắn liền với bền vững.Thế nhưng sự bền vững lại song hành với việc bảo vệ môi trường và duy trì các nguồn tài nguyên sẵn có.Vì vậy phát triển du lịch và quản lí môi trường là hai mặt bổ sung cho nhau của cùng một mục đích:”phát triển kinh tế,phát triển đất nước”,nếu không có bảo vệ môi trường thì nền du lịch sẽ không phát triển được và ngược lại phát triển du lịch mà không chú ý đến môi trường thì sự bền vững của du lịch cũng không tồn tại lâu dài được.Sự giao thoa đó hình thành nên một loại hình thức du lịch mơi:du lịch bền vững.Chính vì đóng vai trò quan trọng như thế nên nó được nhiều tổ chức định nghĩa khác nhau:
+Phát triển du lịch bền vững là quá trình có chứa lẫn điều kiện.Một quá trình để chỉ những vai trò liên đới giữa các nguồn lực,các công nghệ,chỉ số,chính sách và đầu tư buộc phải đạt đến sự cân bằng động để hình thành nên xu thế không tiêu cực đối với nguồn nhân lực của một cơ sở tài nguyên nhằm tạo ra các hàng hoá dịch vụ cho xã hội hiện tại,cho từng thế hệ và giữa các thế hệ.
+Theo uỷ ban Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển(UNCED,1992):
Phát triển bền vững phải thoả mãn những yêu cầu hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau.
+Trong hội nghị toàn cẩu RIO-92 và RIO-92+5,các nhà khoa học đã bổ sung thêm:phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập,xen cài và thoả hiệp giữa ba hệ thống tương tác:Hệ tự nhiên-hệ kinh tế-hệ xã hội.
+ Riêng đối với Việt Nam,lí luận phát triển bền vững cũng đã được tạo sự chú ý đối với giới khoa học.Chỉ thị số 36/CT của bộ chính trị ban chấp hành trung ương đảng cộng sản việt nam 25/6/1998 xác địnhmục tiêu và các quan điểm cơ bản cho sự phát triển bền vững và chủ yếu dựa vàn hành động bạo vệ môi trường.Phát triển bền vững có những diểm sau:
./ Được xác định trên nền tảng: Đó là sự cân bằng giữa cùng một thế hệ và sựcân bằng liên thế hệ sao cho các năng lực dùng để triển kinh tế xã hội của thế hệ này cũng phải tương đương và bằng cho các thé hệ trong tương lai.
./Phát triển bền vững làm cho nền kinh tế ổn định,nền kinh tế bền vững là sản phảm của phát triển bền vững
./Phát triển bền vững sẽ tạo cân đối giữa con người-con người qua các thế hệ,cân bằng con người với tự nhiên trong hiện tại và tương lai.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế ở nước ta quan niệm du lịch bền vững là một khái niệmcòn mới,phát triển bền vững là sự đáp ứng nhu cầu phát triển trong xã hội loài người,trong hiện tại và mai sau trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ trong khoa học công nghệ để tao ra sự phát triển kinh tế nhưng lại manh xu hướng tích cực và có trách nhiệm đối với môi trường sinh thái- nhân văn, đặc biệt là duy trì kéo dài năng lực sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo.Phát triển du lịch thì phải có trách nhiệm với môi trường có tác dụng với giáo dục,nâng cao hiểu biết cho cộng đồng do đó muốn phát triển du lịch bền vững cần giải quyết các vấn đề sau :thứ nhất là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên :phải tích cực đưa ra vấn đề xã hội vào chu trình sinh học,biến xã hội từ chỗ đối lập tự nhiên trở thành khâu liên hoàn trong chu trình hoạt động của tự nhiên và tuân thủ những quy luật của tự nhiên . Thứ hai là giải quyết những mâu thuận và các vấn đề về môi trường sinh thái ,sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ để ngăn ngừa tai hại sinh thái không thể đo lường.thứ ba là bảo đảm cân bằng và có giá trị đạo đức sinh thái –nhân văn , đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế và sự phát triển lâu bền của xã hội.
Như vậy bốn yếu tố quan trọng nhất làm thước đo của sự bền vững là:con người-môi trường (sinh thái –nhân văn) –kinh tế-công nghệ . Môi trường và du lịch có mối quan hệ biến chứng với nhau ,môi trường là các thông số đầu vào, là tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua du lịch phát triển bền vững sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng .
Mặc dù còn những quan điểm chưa thật thống nhất về phát triển du lich bền vững,tuy nhiên cho đến nay đa số có ý kiến rằng: Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác có quản lý , các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo cho sự đóng góp , sự bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên , duy trì sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao , mức sống của cộng đồng địa phương . Khi phát triẻn du lịch bền vững cũng cần xác định được: Sản phẩm của du lịch bền vững đó là tất cả những gì nhằm đáp ứng nhu cầu mong muốn sở thích của du khách bao gồm: Nhièu dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí … hơn nữa còn thấy được tầm quan trọng của nó so với du lịch thông thường ở chỗ:
+ Thứ nhất du lịch đơn thuần ít quan tâm đến tuổi thọ, đến việc bảo tồn và quản lí của các nguồn tài nguyên du lịch, còn du lịch bền vững luôn luôn quan tâm đối với việc bảo vệ và tôn tạo lại các tài nguyên du lịch để nhằm kéo dài tuổi thọ của các tài nguyên đó phục vụ cho sự phát triển du lịch trong tương lai.
+ Thứ hai du lịch đơn thuần chỉ mới nhìn từ một phía là sự tác động tích cực của môi trường đối với du lịch chứ chưa chú ý đến những tiên cực mà du lịch tác động tới môi trường xung quanh : ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt . Khác hẳn du lịch đơn thuần , du lịch bền vững vừa phát triển vừa thấy được những tác động từ hai phía môi trường – du lịch để từ đó khắc phục được những hạn chế , những ảnh hưởng tiêu cực từ mỗi phía .
+ Thứ ba là: khi có những thành tựu khoa học công nghệ mới ra đời thì du lịch đơn thuần ứng dụng ngay những thành tựu đó để khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa. Bên cạnh đó với mục tiêu là phát triển bền vững ngành du lịch thì du lịch bền vững đã biết áp dụng những tiến bộ mới của khoa học công nghệ một cách hợp lí vào việc khai thác tài các tài nguyên du lịch .
+ Thứ tư: du lịch đơn thuần phát triển với mục đích chính là thu được lợi ích nhiều trong thời gian ngắn nên việc nhận thấy: Mối quan hệ con người – tài nguyên – môi trường còn hạn chế, trong khi đó phát triển du lịch bền vững thì bốn yếu tố quan trọng nhất là con người – môi trường – kinh tế - công nghệ.
+ Thứ năm: do phát triển với mục đích trước mắt là thu được lợi nhuận cao nên du lịch đơn thuần chỉ tạo ra được những sản phẩm thông thường. Khác với đièu đó sản phẩm của du lịch bề vững luôn mang tính đặc sắc, đa dạng, thể hiện được sự phát triển lâu dài của mình.
Như vậy với chiến lược phát triển bền vững ngành du lịch trong tương lai ở Việt Nam nói chung và Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng, cần phải tuân thủ 10 nguyên tắc của du lịch bền vững :
1. Sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội và tài nguyên về văn hóa một cách hợp lí
2. Giảm thiệu tiêu thụ nguyên liệu, giảm tải tiêu thụ rác thải độc hại với môi trường .
3. Duy trì tính đa dạng của môi trường tự nhiên xã hội và văn hóa
4. Lồng gép du lịch và quy hoạch phát triển của vùng, địa phương và quốc gia .
5. Hỗ trợ kinh tế địa phương, tính toán các chi phí phát sinh để bảo vệ địa
6. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong cộng đồng địa phương
7. Có sự tư vấn và nhất trí của các cơ quan chủ quản và người dân trong phát triển du lịch
8. Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch
9. Tiếp thị, markêting du lịchmột cách có trách nhiệm, chính xác, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của du khách
10Triển khai các nguyên cứu để hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho khu du lịch, các nhà kinh doanh du lịch và du khách
3.Thực trạng và giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.1/. Thuận lợi.
Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị hành chính được thành lập từ 7/1976 trên cơ sở đô thành Sài Gòn ,tỉnh Gia Định phần đất Củ Chi (tỉnh hậu nghĩa củ) Bến Cỏ (Bình Dương) và một phần thuộc tỉnh Đồng nai.Lãnh thổ Sài Gòn có tọa độ địa lý 10 độ 22’33" - 11 độ 22’17" vĩ độ bắc và 106 độ 01’25" - 107 độ 01’10" kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đông nam là 150 km, còn chiều tây - đông là 75km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59km đường chim bay. Thành phố có 12km bờ biển cách thủ đô Hà Nội 1730km (đường bộ) về phía Nam.Diện tích toàn Sài Gòn là 2056,5 km2, trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại thành là 1916,2km2. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5m, ngoại thành là 16m.
-Sông ngòi: Trên địa bàn Sài Gòn có đến hàng trăm sông ngòi, kênh rạch, nhưng sông lớn không nhiều. Chỉ có sông Sài Gòn đi qua Thành phố dài 106km. Ngoài ra, còn có sông Đồng Nai, kênh Tham Lương, kênh Tẻ, rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè, rạch Lò Gốm... Hệ thống đường sông từ Sài Gòn lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Campuchia đều thuận lợi.
Thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh có lịch sử gần 3 thế kỷ. Từ rất sớm nơi đây trở thành trung tâm thương mại sầm uất, giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp và là nơi phát triển mạnh các nghề thủ công mỹ nghệ. Với việc tiếp xúc sớm với nước ngoài, đây là nơi tiếp xúc sớm nhất kỹ thuật của Châu Âu. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh - đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định xưa - đã trở thành một trung tâm công nghiệp, văn hóa, khoa học kỹ thuật, một trung tâm giao dịch quốc tế, một đầu mối giao thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là một trong 3 thành phố lớn của cả nước. Bản thân thành phố là một hải cảng quan trọng. Sông Sài Gòn với độ sâu có thể tiếp nhận các tàu biển trọng tải trên 30.000 tấn, một ưu thế hiếm có trên thế giới đối với một thành phố lớn ở sâu trong nội địa. Cảng Sài Gòn được thành lập từ năm 1862.
-Về Khí hậu - Thời tiết - Lượng mưa:
Đặc điểm chung của khí hậu Thành phố là khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160-270 giờ. Độ ẩm không khí trung bình là 79,5%. Nhiệt độ trung bình năm là 27,550C (tháng nóng nhất là tháng Tư, nhiệt độ khoảng 29,30C).
Mùa mưa từ tháng Năm đến tháng Mười Một. Lượng mưa bình quân năm 1979mm. Số ngày mưa trung bình năm là 159 ngày (>90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa). Đặc biệt những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh đôi khi mưa rả rích kèo dài cả ngày.
Nói chung, Thành phố nằm ở khu vực ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió to, bão lớn. Tuy nhiên, từ tháng Năm đến tháng Tám thường có xuất hiện những cơn bão gây thiệt hại đáng kể trên diện tích hẹp.
- Dân số - Các đơn vị hành chính:
Thành phần chủ yếu của cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn từ cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 là người Việt từ miền Trung, miền Bắc đến đây khai khẩn, cư trú, lập chợ, mua bán. Về sau một số người ở miệt Lục tỉnh lên. Ngoài người Việt ra, còn có một số bộ phận người Hoa, phần lớn là thần dân nhà Minh rời bỏ quê hương di cư đến đất Đồng Nai, trú ở Cù Lao Phố (Biên Hòa). Sau những trận chiến giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh, người Hoa lại rời bỏ nơi này đi về vùng Chợ Lớn lập nghiệp, bên cạnh Sài Gòn.
Hiện nay, Sài Gòn -thành phố Hồ Chí Minh có số dân đông nhất trong các tỉnh, thành của cả nước. Năm 1994, thành phố có mật độ trung bình 2282 người/km2.
Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng dân số tự nhiên thuộc loại thấp nhất toàn quốc nhưng lại có sức thu hút dân cư rất mạnh từ các nơi khác tới. Mức tăng trưởng dân số không giống nhau giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Trên phạm vi Thành phố, sự chênh lệch giữa quận đông dân nhất và huyện thưa dân nhất lên tới 684 lần. Mật độ dân số cao nhất là quận 5 với 58.813 người/km2, thấp nhất là Cần Giờ với 86 người/km2.
Sài Gòn ngày nay có 22 quận, huyện. Nội thành gồm các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức.
Ngoại thành gồm các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Thành phố có 305 phường, xã, thị trấn.
Quận 1 là trung tâm hành chánh, kinh tế, giao dịch của Thành phố. Các cơ quan hành chánh đầu não của Thành phố nằm trên địa bàn quận này. Quận 3 là địa bàn cư trú lý tưởng với các đường phố thoáng mát, biệt thự thanh lịch, ít tiếng ồn và bụi bặm. Quận 4 là nơi mà người dân chủ yếu sống bằng những nghề lao động vất vả dựa vào hệ thống nhà kho, cầu tàu, bến cảng. Quận 5 thuộc vùng Chợ Lớn, nơi tập trung thế mạnh kinh tế của hơn nửa triệu người Việt gốc Hoa sinh sống tại đây từ lâu. Ở ngoại thành thì Củ Chi mang nhiều đổi thay lớn lao nhất. Từ một vùng trắng trong chiến tranh nay đã thiết lập được những công trình xây dựng đồ sộ, đặc biệt là khu di tích lịch sử Bến Dược, Địa Đạo Củ Chi.. Hàng năm thu hút hàng trăm ngàn du khách. Xa nhất là huyện Cần Giờ nằm ở cuối sông Sài Gòn. Với chủ yếu là những cánh rừng Đước được thành lập để phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cũng như trong tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh. So với Sài Gòn cũ, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay rộng lớn hơn nhiều.
-Cơ sở hạ tầng:
+Giao thông - Vận tải:
Sài Gòn là đầu mối giao thông lớn của Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Từ đây, mạng lưới giao thông đường bộ tỏa đi khắp nơi: theo quốc lộ 22 đến Tây Ninh, theo quốc lộ 51 đến Vũng Tàu, theo quốc lộ 20 đi Đà Lạt, theo quốc lộ 1 A đến miền Tây và miền Trung nước ta.
Sài Gòn có mối quan hệ với các tỉnh và vùng phụ cận bằng hệ thống quốc lộ, liên tỉnh lộ và tỉnh lộ ngoài ra Thành phố có hệ thống đường trục và đường vành đai.
Về hiện trạng mạng lưới giao thông trong nội bộ Thành phố, chiều dài của mạng lưới này khoảng 1500km với 105 đường 1 chiều, 1.020 giao lộ (457 ngã ba, 543 ngã tư, 10 ngã năm, 9 ngã sáu và 2 ngã bảy), 210 cầu với tổng chiều dài là 11.000 m.Về đường sắt, thành phố có 4 ga xe lửa - lớn nhất là ga Trung tâm Sài Gòn.Về đường thủy, thành phố có tổng chiều dài tuyến đường sông là 2035km, trong đó có 432km ở khu vực thành phố có thể cho tàu, xà lan trọng tải 600 - 1000 tấn qua lại dễ dàng. Hệ thống đường sông ở thành phố và phụ cận tương đối đều khắp, chủ yếu tập trung ở phía Đông và phía Nam. Thành phố có các cảng chính: cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, cảng dầu Nhà Bè và Tân Cảng, cảng Tân Thuận, cảng Container khu chế xuất, .vv... Thành phố đang chuẩn bị xây dựng cảng khách để đón khách du lịch đến thành phố bằng đường thủy.
Khách du lịch quốc tế đến Sài Gòn chủ yếu bằng đường hàng không. Vì vậy, hàng không có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch thành phố. Tại Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất ở các tỉnh phía Nam và là một trong 2 sân bay lớn của cả nước.
- Nguồn cung cấp điện:
Bao gồm các nhà máy điện, thủy điện với tổng công suất thiết ký 1.098,7 MW, chưa kể nguồn điện từ đường dây 500 KV đưa lượng điện thế về thành phố hàng năm từ 1,5 đến 2 tỷ Kwh. - Cấp thoát nước: Nhà máy nước Thủ Đức với công suất 650.000 m3/ngày, nhà máy nước ngầm Hóc Môn giai đoạn 1 cho 20.000m3/ngày. Ngoài ra có 27 giếng nước ngầm cho trên dưới 100m3/giếng/ngày. Thành phố đang có dự án xây dựng mới hai nhà máy nước và hệ thống xử lý nước hiện đại. -Thông tin liên lạc: Hệ thống điện thoại dân dụng số cho đến tháng 11/1999 đã có 640.000 máy đăng ký thuê bao. Ngoài ra còn có nhiều phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và nối mạng khắp nơi trong nước và quốc tế.
- Thương mại:
Từ lâu Sài Gòn là một trung tâm thương mại lớn. Khách buôn Trung Quốc, Nhật, phương Tây đã tấp nập ngược sông Sài Gòn lên Cù Lao Phố để buôn bán. Từ năm 1777 trở đi, Sài Gòn trở thành một trung tâm trao đổi hàng hóa trong nước và nước ngoài. Sài Gòn là một thương cảng buôn bán gạo lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, Thành phố có tất cả 44 ngôi chợ lớn với trên dưới 1000 hộ bán buôn phục vụ người đi chợ mỗi ngày. Sinh hoạt các chợ phần lớn tương tự nhau, nghĩa là họp chợ từ sáng tinh mơ đến xế chiều, có chợ kéo dài đến 8-9 giờ tối.Thành phố có những chợ chuyên doanh một mặt hàng nhất định, nhất là khu Chợ Lớn là địa bàn có nhiều dãy phố mua bán theo từng ngành hàng như chợ vải Soái Kình Lâm, chợ thuốc lá Học Lạc, chợ gạo Trần Chánh Chiếu... Mạng lưới các cửa hàng trung tâm mua bán phát triển, hàng hóa dồi dào cả về số lượng, chất lượng và chủng loại, có nhiều gian hàng tựchọn, hệ thống thông tin, dịch vụ và tín dụng, ngân hàng. Những nơi buôn bán nhộn nhịp nhất, có nhiều hàng hóa nhất là khu vực đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, xung quanh chợ Bến Thành, các đường Châu Văn Liêm, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông.
Trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bình Thuận) - một mạng kinh tế năng động - thì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng với các đầu mối giao thông quốc tế quan trọng. Đó là sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, ga Sài Gòn, nút giao thông đường bộ tỏa đi khắp nơi đặc biệt là tuyến đường Xuyên Á từ Phnôm Pênh đến TPHCM và Vũng Tàu đang được xây dựng.
Với những khách sạn lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế cao như Majestic, Mondial, Rex, Continental, Equatorial, New World... Nhiều hãng lữ Hành Quốc tế của các nước trú đóng và hoạt động trên địa bàn, thành phố Sài Gòn là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, nơi hội tụ các du khách quốc tế đến Việt Nam và cũng là trung tâm trung chuyển khách du lịch tốt nhất đến các tuyến du lịch Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt.
Khách sạn đạt tiêu chuẩn quôc tế ở Sài Gòn
Một góc của khách sạn Sài Sòn
-Vài nét về văn hóa thành phố Hồ Chí Minh ( Sài Gòn cũ )
Với 300 năm hình thành và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ nhưng cũng có không ít những tài nguyên du lịch nhân văn. Đó là những công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hóa của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - Châu Âu. Đó là một tổng thể kiến trúc mà vùng đất này sở hữu được.
Có thể nói Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố này là nơi phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên, là nơi ra báo đầu tiên của cả nước. Sự ra đời và phát triển phong phú của sách, báo, trường học, của đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ, của các hoạt động và giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật... đã tạo cho Sài Gòn từ lâu là một thành phố có ảnh hưởng lớn về văn hóa.
( Nguồn: Thoáng Sài Gòn ).
Về tài nguyên du lịch có giá trị nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ (với diện tích: 40000 ha) nằm cạnh trung tâm thành phố , là lá phổi cua thành phố HCM-Biên Hoà- Vũng Tàu, được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã phục hồi được trên 33129 ha rừng ngập mặn. Theo chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố phát biểu rằng: Cần Giờ vươn lên thành một đô thị sinh thái của thành phố, sinh thái có rồi, vấn đề đặt ra là một đô thị làm sao hài hoa với sinh thái và bảo tồn được sinh thái. Bên cạnh đó với lợi thế hiện có như khu dự trữ sinh quyển thế giới rộng 38000 ha là lá phổi của thành phố ,di tích lịch sử quốc gia Rừng Sác ,bãi biển 30-4. khu du lịch Lâm Viên có vương quốc khỉ , khu du lịch Vàm Sát…những dự án hạ tầng đô thị du lịch mới đang thúc đẩy Cần Giờ vươn lên trở thành khu du lịch sinh thái vủa thành phố . Trước những yêu cầu phát triển Cần Giờ trong giai đoạn hiện nay ,tương lai đòi hỏi thành phố ,trung ương phải tập trung nghiên cứu điều chỉnh lại , hoàn thiện qyu hoạch tổng thể đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 theo định hướng phát triển, bền vững , ổn định lâu dài. Kết quả mà khu du lịch Cần Giờ mang lại đó là bình quân mỗi năm có 300 nghìn lượt khách đến thăm quan, làm cho doanh thu đạt hàng chục tỉ đồng.
Thứ hai là khu du lịch vườn cò Thủ Đức, cách trung tâm thành phố 20 km, ở đây có những cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, đến đây chung ta sẽ được ngăm cảnh trong sự yên tĩnh của đồng quê với một không khí trong lành, đặc biệt là chiêm ngưỡng đoàn cảnh cò kéo nhau về lúc hoàng hôn buông xuống, mặc dù chưa được đầu tư, chưa được khai hoang,chỉ có một cái chòi do công ty du lịch Thủ đức dựng để khách ngồi uống nước .Nhưng trên thực tế cho thấy đoàn khách nước ngoài tới thăm và có nhiều giáo viên ,học sinh,sinh viên đi giã ngoại. Do đó đẻ phát triển được điểm du lịch này thì có thể kết hợp với một số điểm khác ở Thủ đức như: vườn cây cảnh An Khánh, vườn Xương Rồng, trại nuôi cá sấu… thành một cụm du lịch trong ngày ,khách có thể ngủ qua đêm trên những chiếc võng , đặc biệt là không có muỗi. Vì vậy trong tương lai cần tạo ra môi trường sinh thái thích hợp để đảm bảo sự lưu trú của chim cò.
Vườn cò Thủ Đức
Khu du lịch thứ ba cũng rất nổi bật , đó là khu du lịch Đầm sen, với diện tích 49 ha. Đầm sen là khu vui chơi giải trí lớn nhất nội thành, đầm sen được chia làm nhiều khu vực tham quan,thắng cảnh, vui chơi ,giải trí như: Quảng trường la mã , rừng đá hoang dã ,lâu đài tuổi thần tiên , nhà hàng đầm sen…Đây chính là một khu thể thao và các quày thức ăn nhanh, được bố trí khắp nơi, tạo nên một quàn thể để hoà quyện con người với thiên nhiên. Ở đây còn có trên 300 loài xương rồng với hàng ngàn cây , đủ loại, chung được lấy gốc từ về Mehico, đối lập với loài xương rồng khô cằn đó , thì còn xuất hiện rất nhiều hoa ôn đới…mỗi năm cho thấy lượng đến khách đây thăm quan rất đông.
Ngoài những khu du lịch nổi bật đó ,thành phố HCM còn có khoảng 400 di tích lịch sử,trong đó có 45 di tích được xếp hạng nhà nước như: nhà thờ Đức Bà, chùa Vĩnh Nghiêm, Bảo tàng Hồ Chí Minh,cùng rầt nhiều lễ hôị: lễ hội tôn giáo,lễ hội làng nghề thủ công, giỗ tổ Hùng Vương, giổ tổ đức thánh Trần Hưng Đạo…được tổ chức rất lớn và mang tính đặc sắc của truyền thống dân tộc, nhằm thu hút được nhiều khách du lịch.
Chùa vĩnh nghiêm
Cùng với những giá trị lịch sử đó,cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ du lịch ở thành phố HCM cũng tương đối nhiều .Mật độ các khách sạn nhà hàng rất dày đặc.Ngoài số lượng và chất lượng ,những cơ sở phục vụ cho việc ăn uống , giải trí của khách kha tốt, đồng thời việc cung cấp điện cho dịch vụ du lịch rất đảm bảo vì ở thành phố HCM có nhiều nhà máy điên lớn như:nhà máy điện đi chợ quán với công suât: 53180 kw, chợ lớn ( 25995kw ), cầu kho (5360kw)và thủ đức(165000kw)…
Với vị trí thuận lợi như vậy nên thành phố hồ chí minh được xem là đô thị lớn nhất nước ta ,một trung tâm lớn về kinh tế -văn hoá- khoa học công nghệ , là đầu mối giao lưu quốc tế có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 cũng đẫ xác định:
“Thành phố HCM là trung tâm du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ , là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước “. Thực tế cho thấy điều đó rất đúng :HCM có trung tâm chuyển khách du lịch quan trọng nhất nước ta ,khách du lịch đén việt nam bằng đường hàng không tập trung nhiều nhất ở sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn.Mặt khác với bán kính 1600 km trung tâm du lịch thành phố HCM dễ dàng nối với 5 thủ đô của các nước asean cũng như với Hông Kông, siem riep…Đấy chính là đặc điểm rất thuận lợi trong việc xây dựng và thiết kế tuyến du lịch liên kết với các vùng khác, nước khác. Đặc biệt thành phố HCM đã đạt được những kết quả tương đối tốt cụ thể:
-Về lượng khách nhìn chung cho đến nay lượng khách gia tăng với mức độ tương đối ổn định và đây là nơi dừng chân cuả du khách . Có thể nói trong hai năm 2005-2006 du dịch thành phố có nhưng mùa bội thu, năm 2005 lượng khách quốc tế vượt quá 2 triệu người đạt 150% kế hoạch dự kiến – tăng gần 30%/2004. Toàn thành phố có 400 doanh nghiệp lữ hành trong đó có 210 doanh nghi ệp quốc tế cùng 145 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 * và có 17 khách sạn triển khai quản lí môi trường theo tiêu chuẩn Iso1400, đã thu hút hơn 3 triệu lượt khách quốc tế đến địa phương vào 2006. Đặc biệt trong dịp tết Đinh Hợi vừa rồi , lượt khách đến với thành phố là 243793 lượt (tăng 30% so với tết Bính Tuất). Dự đoán đến 2007 lượng khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh tăng 20-30 % so với năm 2007.
Theo số liệu thống kê từ nguồn sở du lịch thành phố HCM:
Lượng khách đến tp HCM
Tổng số lượt người
Tốcđộ phát triển(%)
Đường hàng không
Đường biển
Đường bộ
2001
1226400
+11.5
1066645
15281
147174
2002
1433000
+16.8
1279782
10272
142946
2003
1302000
-9.0
1130689
4002
167309
2004
1580000
+21
1380000
15000
185000
2005
2000000
+27
1753784
6587
239629
2006
2350000
+17.5
1858000
20000
472000
Sở Du lịch Tp. HCM vừa thông báo đến đại diện các doanh nghiệp du lịch lữ hành lớn trong và ngoài nước có văn phòng trên địa bàn Tp. HCM, các khách sạn 5 sao và các hãng hàng không của Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, ... về kế hoạch quảng bá và tổ chức các sự kiện du lịch tại Tp. HCM trong năm 2007.
Theo đó, ngoài những sự kiện đã được tổ chức định kỳ hàng năm, thành phố sẽ tổ chức thêm Lễ hội Việt Nam - Hàn Quốc, tổ chức Roadshow tại Melbourne và Sydney (Úc), tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế tại Hồng Kông và Hội chợ lữ hành châu Á - Thái Bình Dương tại Quảng Châu (Trung Quốc).Để quảng bá chương trình này, thành phố sẽ đầu tư nhiều hơn việc tổ chức in ấn những ấn phẩm quảng bá và thông tin du lịch cho du khách và các phóng viên báo chí ở các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, Nga. Đ ồng thời, tổ chức những lễ hội độc đáo riêng có tại mỗi vùng, giúp cho du khách có những ấn tượng sâu sắc hơn về Việt Nam.
(Nguồn: TTXVN)
Sau đây là số lượng khách đến thành phố HCM trong 3 năm gần đây :
STT
quốc tịch
lượng khách
2004
2005
2006
1
Hoa kỳ
249179
295164
308261
2
Nhật
190355
243022
236633
3
Đài loan
207614
208006
193382
4
Úc
109928
123540
124388
5
Hàn quốc
102435
123442
143667
6
Pháp
58006
70646
64293
7
Trung quốc
45185
62847
75839
8
Malaixia
42084
54992
55282
9
Singappo
40280
54739
60513
10
Canada
38015
45371
48429
11
Anh
35152
45063
39313
12
Thái lan
29499
42405
0
13
Đức
26732
39067
0
Với lượng khách đông như vây nên thành phố Hồ Chí Minh luôn đóng vai trò là trung tâm phân phối khách lớn nhất cả nước.Trong những năm tới, với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đó chính là việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới: WTO, thì thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ là nơi đón khách lớn nhất. Đó thực sự là một thách thức lớn nhưng cũng đầy tự hào mà nghành du lịch Việt Nam đang kì vọng vào thành phố Hồ Chi Minh. Điêu này cũng chứng minh được: Nghành du lịch thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nỗ lực trong việc thu hút khách , đồng thời cũng là lời khẳng định trong tương lai rằng: chắc chắn nghành du lịch thành phố Hồ Chí Minh có thể đạt đến sự bền vững.
- Về nguồn nhân lực trong nghành du lịch của thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng được nâng cao, trình độ quản lý về du lịch sẽ ngày càng đi nhiều vào chiều sâu, mang tính chuyên nghiệp hơn.
- Về mức độ quy hoạch và phát triển trong th ời gian qua đã làm tôn thêm vẻ đẹp của thành phố, các khu du lịch được quy hoạch và tôn tạo ngày càng tốt hơn, việc đi kiểm tra , khảo sát những tuyến du lịch mới ngày càng nhiều , số lượng các điểm quy hoạch ngày càng tăng , chứng tỏ sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng.
- Về mức độ tăng trưởng kinh tế và mức độ nộp ngân sách tăng liên tục qua các năm, cho thấy nghành du lịch đã đóng một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có khả năng phát triển bền vững về kinh tế trong tương lai nếu duy trì ở mức độ tăng trưởng trên.
- Về các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch: Ở thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới giao thông tương đối dày đặc, được đầu tư nâng cấp trong thời gian qua nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa thành phố và các miền khác, trong đó có cả hoạt động du lịch.
- Về vấn đề môi trường : đã biết khai thác một số tài nguyên du lịch hợp lý, áp dụng những thành tựu của khoa hoc công nghệ để xử lý sự ô nhiễm của rác thải, nguồn nước mang lại sự trong-xanh sạch- đẹp cho thành phố .
Bên cạnh đó việc đầu tư nước ngoài đang đổ vào du lịch Việt Nam cũng ảnh hưởng đến du lịch thành phố HCM:
Các chuyên gia cho rằng lĩnh vực du lịch đang là điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài ,bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp .Ho không muốn chậm chân trước những cơ hội kinh doanh lớn trong lĩnh vực này khi mà Việt Nam đã đứng trước những cánh cửa mở rộng của tổ chức thương mại thế giới WTO.Theo bộ kế hoạch và đầu tư, trong số 5.15 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài cam kết vào việt nam trong 9 tháng qua có tới 2.2%tỉ USD (chiếm 43%) vốn đầu tư đổ vào du lịch dịch vụ. Dân đầu về quy mô đầu tư vào du lịch việt nam là dự án khu nghỉ mát Đă năng Đăn kia- suối vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, do 4 tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là: Mitsui, Mitsutishi, Sumitomo và Limtec lien daonh đầu tư với số vốn 1.2 tỉ USD .Một tổ hợp khách sạn căn hộ trung tâm thơưng mại năm sao có vốn đàu tư 500 triệu USD tại thành phố HCM do tập đoàn Kumho Asean của hàn quốc làm chủ đầu tư cũng dự kiến khởi công vào cuối tháng này. Tập đoàn Winvesi LLC của Mỹ cũng nhận giấy phép đầu tư khách sạn 5 sao Sài gòn Atlantic tại Vũng Tàu với soó vốn 300 triệu USD .
Ngoài các tập đoàn đầu tư trực tiếp,thì làn sóng đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực này cũng sôi động không kém. Cách đây 2 tháng , quỹ vinacapital đã mua 52.5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, nâng tổng số cổ của quỹ tại khách sạn này lên tới 70%. Một số tập đoàn lớn đang có kế hoạch chuẩn bị đầu tư vào việt nam, tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới Intercontinential Hotel sgroups đã công bố sẽ xây dựng khách sạn đầu tiên của hệ thống khách sạn này tại Việt Nam vào đầu năm 2009 .Cuối tháng 10 một công ty quản lý sòng bạc của Macau đã tính chuyện liên kết với Sài Gòn tuorist để mở một tiểu Lasvegas tại thành phố HCM.
3.2 Những khó khăn.
-Về tài nguyên du lịch nhìn chung là nghèo nàn và có giới hạn, đặc biệt là tài nguyên động thực vật, nhiều tài nguyên du lịch bị khai thác quá tải nên gây ra sự mất cân đối trong khai thác. Vấn đề nước ngọt cũng nan giải vì phải sử dụng nước mưa hoặc phải chở nước từ thành phố xuống làm cản trở vệc cung cấp nguồn nước khi cần thiết, lượng nước trên sông Sài Sòn bị ô nhiêm nghiêm trọng .hiện nay toàn bộ lượng nước thai trên 300 ngàn m /1 ngày của khoảng 24650 xí nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, nước thải sinh hoạt của 17 quận nội thành đều không qua xử lý , đổ trực tiếp ra kênh rạch và sông ngòi Sài Gòn làm ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên nước đối với hoạt động du lịch ,do đó chất lượng sản phẩm các tuyến du lịch đường sông bị hạn chế
-Về cơ sở hạ tầng và cơ cở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du lịch của thành phố hồ chí minh thuộc loại tốt nhất cả nước song vi ệc lưu giữ khách trong thời gian dài là rất khó làm ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động du lịch ở thành phố. Vì vậy du lịch HCM vẫn còn những tồn tại :
-Về lượng khách cho thấy ,khách du lịch đến thành phố HCM lần thứ hai còn rất ít,chỉ có khoảng 40% khách quay lại lần hai vì mục đích thương mại hoặc vì lý do khác chứ không phải vì mục đích du lịch thuần túy .Bên cạnh đó việc phát triển của ngành du lịch trong những năm qua chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch của thành phố và vùng phụ cận, đặc biệt là vai trò trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước,cụ thể: Chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách,nhất là đối với khách du lịch quốc tế,nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, số lượng hướng dẫn viên còn thiếu,một số phải đi thuê hướng dẫn viên nước ngoài.
-Về chính quyền địa phương thì sự quan tâm đến ngành du lịch còn hạn chế nên ngành chưa phát huy hết tất cả tiềm năng sẵn có để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cuả thành phố HCM .
-Về việc quản lý các khu vui chơi gỉai trí,các điểm du lịch,các công ty lữ hành ở các nơi chưa thực sự đồng bộ với quy hoạch và phát triển du lịch dẫn đến tình trạng quá tải trong mùa du lịch, ảnh hưởng đến môi trường và các tài nguyên thiên nhiên,một số tiềm năng du lịch chưa được khai thác hợp lý,chưa tương xứng với tiềm năng thật sự của nó,ví dụ: khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ,hoạt động du lịch mang tính tự phát.
-Về mức độ phát triển kinh tế thì du lịch thành phố HCM chỉ mới làm tăng doanh thu trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng vì hầu hết khách du lịch hiện nay đều giành phần lớn cho việc chi tiêu ăn uống ,còn chưa kéo dài ngày lưu trú của khách vì chưa có sở vật chất đảm.
-Về các dịch vụ hỗ trợ còn nghèo về chất lượng và số lượng ,các chương trình ca múa nhạc ở các khách sạn thường giống nhau ,chưa thể hiện được nét đặc sắc ở từng nơi.
-Về vấn đề môi trường ,hiện nay đang có một cảnh báo lớn đến sự phát triển dân cư tp Hồ Chí Minh .Nguồn nước sông Sài Gòn đang ngày càng bị ô nhiễm nặng ,phải gánh chịu nhiều chất thải từ các khu công nghiệp lân cận và các hộ ven sông .
-Về tài nguyên du lịch: khi tiến đến phát triển bền vững thì việc khai thác, sử dụng các tài nguyên du lịch cần có mối quan hệ mật thiết với việc giữ gìn,tôn tạo và bổ sung các tài nguyên mới.
Như vậy với những tồn tại đó chúng ta có thể đưa ra các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch thành phố Hồ Chí Minh:
-Thứ nhât:thiếu sự hợp tác giữa các ban ngành,dẫn đến việc quản lí không đồng bộ ,do đó hoạt động du lịch không thể vận hành một cách hoàn hảo.
-Thứ hai:việc đầu tư,tôn tạo các khu vui chơi giải trí còn quá ít nên dẫn đến tình trạng quá tải vào những ngày cao điểm và ít khách vào những ngày bình thường.
-Thứ ba:Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển du lịch cùng với trình độ công nghệ lạc hậu của ngành.
-Thứ tư:Trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế làm giảm chất lượng sản phẩm du lịch ,việc đưa ra phương pháp sản phẩm du lịch chưa đúng nhịp độ tiến triển xã hội ,chưa đáp ứng với yêu cầu của khách.
-Thứ năm:việc quảng cáo,quảng báo,xúc tiến giới thiệu sản phẩm còn hạn hẹp do thiếu kinh phí nên khách du lịch quốc tế biết đến du lịch Việt nam còn ít.
-Thứ sáu:chất lượng sản phẩm chưa cao mà giá cả dịch vụ còn khá cao so với một số nước trong khu vực dẫn đến hạn chế năng lực cạnh tranh.
-Thứ bảy:sản phẩm du lịch chưa đặc sắc ,độc đáo,việc tạo ra những tuyến điểm nhiều khu du lịch mới đã được tiến hành nhưng lại không có chủ trương ,kế hoạch đầu tư sâu khách du lịch nước ngoài.
-Thứ tám:việc tổ chức quản lý chưa được hiện đại hoá.
-Về chiến lược đầu tư vừa phát triển vừa tái tạo tài nguyên du lịch chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng nhiều điểm du lịch bị rơi xuống cấp ,giảm tính hấp hẫn.Riêng đối với khu di tích lịch sử cách mạng địa đạo củ chi thì vẫn duy trì các loại hình tham quan truyền thống ,nhưng chưa có chương trình tái tạo lại hình ảnh sống động về cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc để hút khách du lịch tham quan đông hơn .Các di tích của thành phố được đưa vào phục vụ cho du lịch là ít ỏi , chưa phản ánh đươc đặc trưng của nền văn hóa 300 năm lịch sử , một số công trình kiến trúc thời phong kiến đã bị tiêu hủy do chiến tranh ,do khí hậu…..Việc khai thác các di tích kiến trúc nghệ thuật trong thời gian qua là chưa quan tâm đến một cơ cấu kiến trúc (Việt-Hoa-Châu Âu)
Đối với các lễ hội thì đa dạng phong phú ,nhưng hoạt động lại rất đa tạp, hó đề ra kế hoạch quản lý chứ không do nghiên cứu thấu đáo các tập tục tín ngưỡng và chương trình lễ hội truyền thống.
Như vậy trên thực tế du lịch thành phố HCM vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.Do đó trong tương lai chúng ta phải sớm đưa ra những phương pháp để cải thiên và khắc phục những khó khăn đó.
3.3.Một số giải pháp để phát triển du lịch bền vững TP.HCMđến 2010
3.3.1Giải pháp về môi trường sinh thái
-Thực chiến lược bảo vệ và phục hồi các nguồn tài nguyên để giảm mức tổn hại tối đa của môi trường và nguồn tài nguyên do quá trình hoạt động du lịch gây ra ,ngăn ngừa tình trạng quá tải tại các khu du lịch bằng cách kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên du lịch,không thể xem chúng là những thứ miễn phí được ,nếu ai không tuân thủ sẽ bị nộp phí để vừa mang tính giáo dục và tạo ra quỹ bảo vệ ,tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch.
-Đầu tư nâng cấp và phát triển các khu du lịch Đầm sen,vn water park trở thành những điểm du lịch quốc tế,khuyến khích áp dụng công nghệ xanh ở các điểm du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch.
-Cần đi khảo sát và đánh giá thực tế các tiềm năng du lịch của TP.HCM để phát hiện ra những khu du lịch mới đầy triển vọng để phát triển thành khu du lịch trọng điểm .
-Chủ động tạo ra những vùng những tuyến mới làm những trọng điểm du lịch bằng cách tập trung phát triền khu du lịch Cần giờ ,mở rộng không gian du lịch thành phố.
-Xây dựng nên các trung tâm chuyên quản lý các nguồn tài nguyên du lịch bền vững TP.HCM nhanh chóng có kế hoạch nâng cấp tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị văn hoá cao ,các di tích văn hoá lịch sử .Thường xuyên tổ chức các đề tài nghiên cứu khoa học để tìm ra nguyên nhân huỷ hoại các công trình đó,đồng thời sớm đưa ra các giải pháp bảo vệ và khắc phục .
-Cân đối hài hoà giữa khai thác và bảo tồn ,đây là giải pháp hợp lý nhất .
-Tăng cường tổ chức phục hồi các lễ hội văn hoá ,các trò chơi dân gian và tổ chức hàng ẩm thực ,duy trì ngành nghề thủ công và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
-Áp dụng những công nghệ hiện đại để xử lý chất thải đem lại sự xanh sạch đẹp cho môi trường thiên nhiên ,môi trường du lịch.
-Thực hiện chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng để tăng cường thu hút đầu tư,đặc biệt là đầu tư phát triển du lịch để nâng cao chất lượng san phẩm du lịch, phát triển các khả năng cạnh tranh.
Phương pháp thực hiện:
+)Không ngừng cải tạo và nâng cấp các cơ sở hạ tầng ,tăng cường dịch vụ vận chuyển và cơ sở vận chuyển của ngành hàng không ,mơ thêm những chuyến bay mới ,bay trực tiếp.
+)Nâng cấp cơ sở hạ tầng công trình phục vụ đón tiếp cho ngành du lịch như: điều chỉnh lại hệ thống cấp thoát nước đô thị vì vào mùa mưa thường xẩy ra hiện tượng ngập nước ở các con đường.
+)Thay đổi giá cước bưu điện và cước viễn thông vì ở nước ta những cước này thuộc loại rất cao so với thế giới.
Với giải pháp về mặt môi trường này sẽ làm tăng thêm giá trị sản phẩm du lịch , thu hút khách du lịch nhiều hơn,nâng cao doanh thu.Như vậy đây là cách thức giúp cho ngành du lịch bền vững về kinh tế ,hơn nữa nó cũng phát huy và giữ gìn được bản sắc dân tộc,đồng thời mang lại cho khách du lịch có được những chuyến du lịch chất lượng cao,tăng vẻ đẹp của thành phố và cũng là một trong những cách bảo vệ môi trường hữu hiệu.
3.3.2. Giải pháp về kinh tế
+)Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch bền vững nhằm phát triển nguồn kinh phí cho việc thực thi cạnh tranh du lịch phát triển bền vững.
Phương pháp thực hiện:đầu tư nguồn vốn vào việc khai thác những vùng du lịch có tiềm năng lớn như khu du lịch Cần giờ.Cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng cơ sở lịch sử văn hoá dân tộc tại Thủ Đức để trở thành khu du lịch có tầm cỡ quốc tế.
KẾT LUẬN
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta. Qua tìm hiểu thực tế ta thấy đây là nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch. Trong giai đoạn Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO bắt buộc du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng phải có những bước phát triển đột phá mới có thể đuổi kịp nền du lịch thế giới. Tuy nhiên để làm được điều đó là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, vì trên thực tế du lịch Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều vấn đề. Một số tài nguyên bị khai thác đến mức cạn kiệt trước những lợi ích của con người. Do đó một yêu cầu bức thiết đặt ra cho du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung là phải phát triển du lịch theo xu hướng bền vững, ổn định lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Nguyễn Khoa Lạnh - Huế - NXB Thuận Hoá 2006.
2. Hệ Thống văn bản quy phạm pháp luật về Tài nguyên và môi trường 2005 - H: Bản đồ 2006.
3. Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững - Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long - H: Khoa học và kỹ thuật 2006.
4. Môi trường và phát triển bền vững - H: Giáo dục 2006.
5. Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững.
6. Một số kiến thức về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững - NXB Đà Nẵng 2005.
7. Tài nguyên và môi trường biển - NXB Khoa học và kỹ thuật.
8. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh, định hướng đến năm 2010 - Luận văn Tiến sĩ.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67082.DOC