Tam Đảo là một điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng của nước ta, với thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều tài nguyên du lịch. Đây là lợi thế để phát triển du lịch, nâng cao đời sống của người dân. Đảng bộ và UBND Tam Đảo cũng đã xác định được hướng đi lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung phát triển kinh tế. Đa số người dân ở đây là người dân tộc Sán Dìu và có rất nhiều hộ nghèo đói, vì cuộc sống kiếm ăn hang ngày nên họ phải khai thác rừng một cách bừa bãi, chưa biết tiết kiệm tài nguyên rừng. Đây cũng chỉ là vấn đề kinh tế mà thôi. Để khắc phục điều này, Chính quyền huyện Tam Đảo nên có những chính sách hỗ trợ bên cạnh những chính sách của nhà nước như giao đất cho người dân làm kinh tế, bao tiêu đầu ra cho họ để họ có thể đảm bảo được cuộc sống. Thông tin kịp thời, giúp đỡ người dân tham gia làm du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch homestay. Đối với các cấp, ngành chức năng cần kiểm soát nghiêm ngặt tình hình kinh doanh của các nhà hang trên địa bàn đồng thời thuyết phục, khuyên nhủ ngừơi dân không cung cấp thú rừng cho các nhà hang này. Tam Đảo cần có một hệ thống xử lý rác và nước thải một cách độc lập. Phát động các phong trào trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để Tam Đảo mãi xanh. Như vậy môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không bị thay đổi, không bị tàn phá và vẫn giữ được các giá trị của tài nguyên thiên nhiên Tam Đảo. Như vậy Tam Đảo mới có thể phát triển bền vững được.
29 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch Tam Đảo và vấn đề phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trường sinh thái là môi trường có lien quan trực tiếp đến sự sống của con người và xã hội. Do vậy, vấn đề môi trường sinh thái mà ngày nay con người đang tập trung nghiên cứu để đưa ra phương án tối ưu giải quyết nó, thực chất là vấn đề về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên.
Khi nói đến vấn đề môi trường sinh thái người ta nghĩ ngay đến các hiện tượng như sự cạn kiệt của các tài nguyên thiên nhiên, nạn ô nhiễm nặng nề của môi trường sống, sự suy giảm tầng ôzôn, “ hiệu ứng nhà kính”, mưa axít,… Vấy bản chất nấp đằng sau những hiện tượng đó là gì?
Đặc trưng của vấn đề sinh thái học như là sự phản ánh các mâu thuẫn của quá trình tác động qua lại sinh thái học của những hệ thống mở với môi trường ngoài. Mâu thuẫn này diễn ra ở tất cả các cấp độ của cấu trúc vật chất, ở tất cả các hệ thống vật chất sống, từ cơ thể trở lên.
1.1. Mâu thuẫn sinh thái – xã hội:
Mâu thuẫn sinh thái – xã hội là mâu thuẫn giữa sự tác động ngày càng tăng của các phương tiện kỹ thuật được con người sử dụng trong quá trình hoạt động cải tạo thiên nhiên và sự phản ứng thích nghi của môi trường đối với những tác động đó, trước hết là các phản ứng thích nghi của các tổ chức tự nhiên nói riêng và sinh quyển nói chung. Các phương tiện càng hiện đại, sự tác động của con người lên tự nhiên thong qua các phương tiện đó ngày càng tăng và ngày càng hiệu quả, đã làm giảm sự thích nghi của tự nhiên cộng với sự khai thác thiên nhiên theo kiểu “ một kẻ đi xâm lược” của con người dẫn đến xuất hiện nhiều vấn đề sinh thái đáng lo ngại. Do đó cần có sự thay đổi về hình thức, phương hướng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để giải quyết mâu thuẫn sinh thái – xã hội trong tương lai.
1.2. Mâu thuẫn kinh tế xã hội
Không phải lúc nào sự tăng cường sản xuất cũng dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh tế của nó. Từ đó đã xuất hiện mâu thuẫn giữa sự tăng cường mở rộng sản xuất với kết quả cụ thể mà nó đạt được. Mâu thuẫn này không chỉ biểu hiện trong quan hệ giữa kinh tế và xã hội, mà trên thực tế nó còn lien quan rất chặt chẽ với vấn đề sinh thái. Bởi vì, nếu các phương tiện kỹ thuật được đưa vào sử dụng và việc thực hiện các cách thức để tăng cường sản xuất không dẫn đến hiệu quả mong muốn, không nâng cao được hiệu quả kinh tế, còn ngược lại, hiệu quả kinh tế được nâng cao lên thì thường hay kèm với các hiệu quả tiêu cực về mặt sinh thái. Việc tìm kiếm con đường để giải quyết mâu thuẫn này cũng chính là quá trình tìm kiếm cách thức kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong nền sản xuất kinh tế xã hội
1.3. Môi thuẫn kinh tế - sinh thái.
Mâu thuẫn này xuất hiện trong quá trình con người sửa chữa những khuyết điểm trong hoạt động kinh tế của mình, mà những sai lầm đó đã từng tác động tiêu cực lên tự nhiên. Những giải pháp sinh thái thường làm giảm hiệu quả kinh tế của nền sản xuất hiện có, nhưng nhìn trên bình diện lâu dài thì việc làm này hết sức cần thiết. Vì con người không thể sống thiếu những điều kiện tự nhiên tối cần thiết đối với cuộc sống của một sinh vật như: nước, không khí, ánh sang… sau đó mới tính đến nhu cầu của một thực thể sống như các tiện nghi, các điều kiện văn hoá, tinh thần… Đối với cuộc sống của con người, sự tồn tại của xã hội, của các điều kiện kinh tế là rất quan trọng và cần thiết, song chưa phải là tất cả.
Con người cần quan tâm và tìm cách giải quyết các mâu thuẫn này, điều hoà chúng để tiếp tục tồn tại và phát triển lâu bền.
1.4. Cơ sở triết học – xã hội của mối quan hệ “ Con người – xã hội - tự nhiên”
Xung quanh chúng ta tồn tại nhiều hệ thống lớn nhỏ khác nhau, song lớn nhất và bao phủ lên tất cả là hệ thống “ tự nhiên – con người – xã hội”. Hệ thống đó không phải hình thành một cách ngẫu nhiên mà ngay từ đầu đã là một hệ thống hoàn chỉnh với đầy đủ ba yếu tố, các yếu tố này gắn liền với quá trình tiến hoá của sinh quyển và lịch sử phát triển của xã hội loài người.
1.4.1. Yếu tố tự nhiên:
Theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Theo nghĩa này thì con người và xã hội là những bộ phận của tự nhiên, hơn nữa là những bộ phận không thể tách rời và đặc thù của tự nhiên. Đồng thời tự nhiên còn được hiểu theo nghĩa hẹp: là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên như: môi trường địa lý, môi trường sinh thái, môi trường sống… Giới tự nhiên mà ta xem xét ở đây có lien quan trực tiếp đến sự sống của con người.
1.4.2 Yếu tố con người:
Con người xuất hiện trong quá trình tiến hoá của sinh quyển, điều đó là căn cứ để khẳng định rằng con người là con đẻ của tự nhiên, là một dạng của vật chất sống. Như vậy, vể nguồn gốc, con người từ tự nhiên mà ra, về cấu trúc thế giới, con người là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Đặc thù vì con người với tư cách là một thực thể sinh học, tồn tại trong tự nhiên như bất kỳ một động vật nào khác. Song, trong quá trình hình thành và phát triển, nhờ lao động và ngôn ngữ, con người dần dần ý thức được về mình, dần dần tách mình ra khỏi thế giới động vật, và cùng với tự nhiên, con người tạo ra cho mình một môi trường sống mới đó là môi trường xã hội.
1.4.3 Yếu tố xã hội:
Xã hội là hình thức vận động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và lấy sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người làm nền tảng.C. Mac đã viết: “ Xã hội – cho dù là hình thức gì đi nữa – là cái gỉ? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là bộ phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp quy luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất trong quá trình tiến hoá lien tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên.
Các yếu tố tự nhiên - con người – xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng luôn vận động, tác động lẫn nhau và luôn biến đổi. Sự ổn định và bền vững của tự nhiên là cơ sở đảm bảo cho sự thống nhất của các mối quan hệ giữa tự nhiên – con người – xã hội. Mọi sinh vật, kể cả con người đều sống trong mối quan hệ không thể tách rời với nhau và với tự nhiên, tất cả cùng kết hợp với nhau tạo thành hệ sinh thái. Không một sinh vật nào có thể sống mà không có ngoại cảnh, là toàn bộ thế giới vô cơ, hữu cơ quanh chúng. Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội. Chỉ có tự nhiên mới cung cấp đầy đủ nhất những điều kiện tối cần thiết cho sự sống của con người và những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. “ Công nhân không thể sang tạo ra cái gì hết nếu không có giới tự nhiên,…, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong đó lao động của anh ta được thực hiện, trong đó lao động của anh ta tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm” – C. Mac_ Angel tuyển tập I. Dù xã hội có đạt đến mức độ phát triển cao nhất, con người cũng không bao giờ có thể bỏ được tự nhiên. Ngược lại, xã hội càng phát triển con người càng cần đến tự nhiên, càng gắn bó chặt chẽ với tự nhiên. Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trước hết là quá trình lao động con người cải tạo và biến đổi tự nhiên, biến đổi cho phù hợp với nhu cầu sống của mình, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Trong hệ thống tự nhiên – con người – xã hội, con người giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì con người là kẻ trực tiếp thực hiện sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên, đồng thời là sự hiện than của sự thống nhất đó.
1.4.4 Ý nghĩa rút ra từ nguyên lý thống nhất vật chất của thế giới đối với việc giải quyết các vấn đề sinh thái hiện nay.
Trên cơ sở nhận thức được vị trí của con người và xã hội trong hệ thống, nắm bắt được cội nguồn của sự thống nhất và cơ chế hoạt động, để đảm bảo sự thống nhất đó, con người cần phải tìm ra phương cách thích hợp, cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn giữa xã hội và tự nhiên.
Phải có quan điểm hệ thống, quan điểm toàn diện và phát triển trong việc giải quyết các vấn đề sinh thái hiện nay.
Sự thống nhất của ba yếu tố: tự nhiên – con người – xã hội trong hệ thống là tất yếu, khách quan và vốn có. Con người phải có trách nhiệm thiết lập lại sự thống nhất đó để tạo nên sự hài hoà giữa tự nhiên và xã hội.
1.4.5 Một số giải pháp cơ bản đối với vấn đề môi trường sinh thái hiện nay.
a. Thay đổi nhận thức – xây dựng ý thức sinh thái.
Để phát triển, con người và xã hội đã không ngừng tác động lên tự nhiên và chắc chắn ở mức độ này hay mức độ khác con người đã làm ảnh hưởng và làm thay đổi tự nhiên. Một số mâu thuẫn nảy sinh giữa hoạt động sản xuất, cụ thể là lực lượng sản xuất đang phát triển với môi trường tự nhiên đang bị lực lượng sản xuất đó biến đổi. Mâu thuẫn đó trước hêt kìm hãm sự phát triển của sản xuất, thong qua đó là sự phát triển của xã hội. Angel nói rằng: “ Trí tuệ của con người được phát triển tương ứng với vái mà họ học biến đổi tự nhiên”. Kết quả giải quyết mâu thuẫn giữa tri thức có hạn của mỗi thời đại lực lượng và môi trường tự nhiên đã cho ra đời những phát minh mới, nhanh chóng biến thành công cụ sản xuất mới để khai thác tự nhiên, mang lại hiệu quả cao hơn… Quá trình không ngừng giải quyết các mâu thuẫn giữa xã hội đang phát triển với tự nhiên là cần thiết đối với sự phát của nhân loại. Nhưng sự giải quyết mâu thuẫn của con người và tự nhiên chủ yếu chỉ nhằm phục vụ lợi ích của con người, vì sự tồn tại và phát triển của xã hộ. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển của xã hội là sự suy thoái của môi trường tự nhiên. Con người hiện đại không thể sống thiếu khoa học – kỹ thuật công nghệ cũng như không thể sống thiếu tự nhiên. Chính vì lý do đó mà con người đứng trước mâu thuẫn gay gắt chưa từng có giữa sự nhận thức ( tri thức) sản xuất, xã hội với môi trường tự nhiên. Giải quyết mâu thuẫn này không chỉ dừng lại ở lợi ích của con người mà phải tính đến cả sự sống của tự nhiên, đến sự cùng tồn tại trong mối quan hệ hài hoà giữa xã hội và tự nhiên. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần phải bắt đầu từ việc xây đựng sinh thái, tức là phải xây dựng lại quan điểm của con người về mối quan hệ con người ( xã hội) và tự nhiên.
b. Tiến hành những hoạt động có ý thức nhằm tái sản xuất và tiến đến tái sản xuất mở rộng chất lượng môi trường sinh thái.
Khi tác động lên tự nhiên và biến đổi nó, con người luôn đặt ra cho mình mục đích có tính chất vật chất nhằm phát triển nền sản xuất của xã hội để không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người và sự phát triển của xã hội. Với mục đích đó con người lao vào khai thác tự nhiên bất chấp quy luật tồn tại và phát triển của nó. Trong thời gian qua, nền sản xuất của các quốc gia trên thế giới đã “ tiêu xài” một cách quá phung phí nguồn vốn quan trọng vào bậc nhất - nguồn tài nguyên không tái tạo được. Mặc dù vẫn thừa nhận các nguồn tài nguyên tự nhiên là nguồn vốn nhưng vì không phải mất chi phí hoặc mất ít chi phí mà có được nên con người thường quy chúng vào là thu nhập, điều này làm cho tài nguyên bị khai thác và sử dụng ồ ạt, lãng phí dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Để giải quyết mâu thuẫn này, tiến đến xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa tụ nhiên – xã hội, con người phải tái sản xuất môi trường sống. Quá trình này trước hết phải được bắt đầu từ chính ngay trong phương thức sản xuất, bằng cách đưa nền sản xuất xã hội hoà nhập như một khâu tụ nhiên của chu trình sinh học. Do đó phải thay đổi phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên từ bề rộng sang bề sâu, cố gắng sử dụng tối đa các tính năng của nó, dể cuối cùng, nền sản xuất xã hội chỉ thải ra khỏi quá trình sản xuất những chất mà tự nhiên có thể tiếp thu và sử lý được.
c. Kết hợp các mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái.
Kinh nghiệm thực tế của các nước công nghiệp phát triển cho thấy, những thiệt hại về kinh tế do sự ô nhiễm môi trường tự nhiên đem lại và chi phí để khắc phục lớn hơn nhiều so với chi phí chủ động ngăn chặn ngay từ đầu sự ô nhiễm. Đồng thời, việc ngăn chặn sự ô nhiễm dễ dàng hơn việc thủ tiêu những hậu quả của nó. Do đó, đầu tư bảo về môi trường trong mọi trường hợp đều mang lại lợi ích kinh tế to lớn, đồng thời lại cải thiện và bảo toàn được chất lượng môi trường sống. Chủ động bảo vệ môi trường vừa đạt được mục tiêu kinh tế, vừa đạt được mục tiêu sinh thái. Một trong những biện pháp quan trọng nhất để kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái là thực hiện tối ưu hoá tiêu dung. Trong sản xuất, con người chưa coi nguồn tài nguyên tự nhiên là vốn sản xuất vì vậy cần phải có chi phí lớn hơn để có được tài nguyên tự nhiên và tính chi phí này vào giá thành sản phẩm. Nền sản xuất xã hội chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ khâu khai thác chế biến đến các chất thải. Cụ thể, phần lớn các quá trình sản xuất chưa đáp ứng được những yêu cầu sinh thái đã thải quá nhiều chất độc ra ngoài môi trường. Việc xây dựng các trang thiết bị làm sạch môi trường sinh thái cần phải có vốn đủ lớn, giá trị của trang thiết bị thường chiếm từ 20 – 40% giá trị của vốn cơ bản của xí nghiệp. Song con người vẫn phải làm vì dù sao cũng ít hơn rất nhiều so với các chi phí để khắc phục hậu quả.
d. Hướng mọi hoạt động của con người vào mục đích phát triển bền vững.
II. Tiềm năng du lịch Tam Đảo.
2.1. Giới thiệu chung về Tam Đảo.
2.1.1. Vườn Quốc gia Tam Đảo.
Tam Đảo được đánh giá là huyện có thế mạnh phát triển kinh tế du lịch, mảnh đất giàu tiềm năng này có Vườn Quốc gia Tam Đảo nơi bảo tồn thiên nhiên với thảm thực vật phong phú, lưu giữ hàng ngàn loài cây, động vật quý hiếm, có khu nghỉ mát Tam Đảo mỗi năm thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan nghỉ dưỡng. Khu di tích danh thắng Tây Thiên thờ Quốc mẫu Năng Thị Tiêu đã đi vào lịch sử dân tộc, Thiền Viện Trúc Lâm cái nôi của Phật giáo. Tam Đảo còn cả một quần thể di tích kiến trúc phức hợp có giá trị lịch sử và tín ngưỡng. Cùng với khu nghỉ mát Tam Đảo và khu di tích danh thắng Tây Thiên, hồ Làng Hà, Hồ Xạ Hương, sân Gold… tạo nên một quần thể du lịch hấp dẫn đầy tiềm năng, hàng năm đã tạo sự hấp dẫn du khách đến với vùng đất này.
Việc thành lập huyện miền núi Tam Đảo nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm khai thác tiềm năng du lịch ở khu vực phía Bắc, với mục tiêu xây dựng Tam Đảo thành một huyện du lịch, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 2005 – 2010 là: “ Tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tê, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy kinh tế du lịch làm mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Nhanh chóng khắc phục tình trạng kinh tế thuần nông, tạo tiền đề cho phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2010 Tam Đảo cơ bản trở thành huyện du lịch, đến năm 2020 trở thành huyện du lịch trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực…". Như vậy có thể thấy được rằng lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để xây dựng và phát triển Tam Đảo và tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 06 - 03- 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt “ Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo”. Ngày 15 - 05- 1996 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT đã có quyết định số 601 NN- TCCB/QĐ về việc thành lập VQG Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT.Hiện nay VQG Tam Đảo có diện tích 34.995 ha , nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo và trên địa bàn của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Vườn hiện có 26.163 ha rừng - chủ yếu là rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh, độ che phủ chiếm trên 70 % tổng diện tích toàn Vườn. Thú rừng có chừng 45 loài, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm như hổ, báo, gấu, sóc bay, chồn mực ... Về chim, có tới 120 loài, hầu hết là các chim ăn sâu bọ. Nhiều loài chim cảnh màu sắc rực rỡ như vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu đỏ hoặc có giọng hót rất hay như hoạ mi, khướu bách thanh. Các giống chim quý này làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng Tam Đảo. Rừng tự nhiên ở đây bao gồm hai kiểu chính là rừng thường xanh đất thấp và rừng thường xanh núi thấp. Rừng thường xanh đất thấp phân bố ở độ cao từ 700 đến 800 m. Tính đa dạng các loài cây gỗ ở kiểu rừng này rất cao với rất nhiều đại diện của các họ Đậu Fabaceae, Dầu Dipterocarpaceae, Xoan Meliaceae, Trám Burseraceae, Sim Myrtaceae và Xoài Anacardiaceae. Đây là kiểu rừng đang bị xuống cấp mạnh. Rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 800 m. Trong kiểu rừng này hầu như không còn thấy xuất hiện một đại diện nào của họ Dầu Dipterocarpaceae, các loài ưu thế thuộc vào các họ Dẻ Fagaceae, Long não Lauraceae, Mộc lan Magnoliaceae, Cau dừa Aceraceae, Chè Theaceae, Sau sau Hamamelidaceae, Sến Sapotaceae và Đỗ quyên Ericaceae. Trong kiểu rừng này cũng có đại diện của nhiều loài hạt trần như Kim giao Decussocarpus fleuryi, Dẻ tùng sọc trắng hẹp Amentotaxus argotaenia, Thông nàng Podocarpus imbricatus và
Pơ-mu Fokienia hodginsii. Ngoài hai kiểu rừng chính kể trên, Vườn Quốc gia Tam Đảo còn có 669 ha rừng lùn ưu thế bởi các loài thuộc họ Đỗ quyên Ericaceae và Chè Theaceae
Hiện nay trong rừng vẫn còn có rất nhiều loài thú và hệ thực vật quý hiếm, rừng là môi trường để các loài thú này cư trú, tránh cho các loài này khỏi bị tuyệt chủng. Vì vậy ta có thể thấy được gia trị quan trọng của vườn quốc gia Tam Đảo đối với hệ động thực vật nơi đây.
Vườn Quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng phân thuỷ của hai con sông chính: ở phía đông bắc của khối núi là lưu vực sông Công, trong khi phía tây nam của khối núi nằm trong đường phân thủy của sông Đáy. Hầu hết các sông suối bên trong Vườn quốc gia đều dốc và chảy xiết. Ta có thể thấy được với địa hình như vậy thì vườn quốc gia Tam Đảo vừa có vai trò cản lũ vào mùa mưa, vừa có vai trò giữ nước cho cả vùng. Nếu vườn quốc gia Tam Đảo bị tàn phá thì nguy cơ lũ quét xảy ra ở vùng này là rất lớn, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống, cả về kinh tế và điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây.
2.1.2 Tam Đảo 1
Vị trí: Khu du lịch Tam Đảo thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 86 km.Đặc điểm: Khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong ngày; khung cảnh thơ mộng, hùng vĩ. Mùa du lịch đẹp nhất trong năm ở Tam Đảo là vào mùa hè.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Ðảo một khung cảnh tuyệt vời: vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ, sự huyền ảo của mây gió, sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những mái ngói đỏ trên sườn núi. Tam Ðảo là một dãy núi dài khoảng 80km theo hướng tây bắc - đông nam, rộng từ 10 - 15km, là khu nghỉ mát ở núi lý tưởng của miền Bắc. Tam Đảo có diện tích 253ha nằm trên độ cao 900m so với mặt biển. Từ thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc sau 1 giờ xe chạy là lên tới Tam Ðảo. Thêm 20km đường dốc, lượn qua các sườn núi thông mọc thẳng tắp nhìn lên cao vút, mờ mờ ẩn hiện Tam Ðảo trong sương.
Núi Tam Đảo có 3 đỉnh nổi lên như 3 hòn đảo: đỉnh giữa có tên Bàn Thạch cao 1.388m; bên trái là đỉnh Thiên Nhị (chợ trời) cao 1.375m, trên có tháp truyền hình cao 93m, bên phải là đỉnh Phù Nghĩa cao 1.400m.
Thị trấn Tam Ðảo rộng hơn 300ha, nằm gọn trong một thung lũng nhỏ của dãy Tam Ðảo, đồng thời cũng là một trong những vườn quốc gia lớn nhất miền Bắc. Khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của đông. Với khí hậu đặc biệt như vậy, Tam Đảo rất có sức lôi cuốn du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng.
Ðầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện ra Tam Ðảo, xây dựng ở nơi đây thành khu nghỉ mát với 200 biệt thự, khách sạn, nhà hàng, sân chơi thể thao, bể bơi, sàn nhảy.
Ðường đi lên núi Tam Đảo tuy hơi vất vả nhưng rất đẹp. Hai bên đường hoa phong lan, hoa cúc quì và các loài hoa dại nở đầy lối đi, toả hương thơm rất lạ, màu sắc rực rỡ... cộng thêm không biết bao nhiêu là bướm đủ loại rập rờn trên hoa lá. Cảnh đẹp thiên nhiên như vậy khó có thể bỏ qua khi đến với Tam Đảo. Du khách cũng có thể trải tầm nhìn ra xa để thấy được sự hung vĩ của núi rừng, nhắm mắt để cảm nhận những cơn gió mát lành lùa vào mái tóc, cảm nhận được cảm giác thực sự hoà mình vào thiên nhiên, mọi mệt mỏi ưu tư sẽ biến mất.
Từ trung tâm thị trấn, rẽ bên phải theo một con đường mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, đổ xuống những dòng nước trắng bạc và chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 30m ào ào tuôn nước, tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá tạo ra những bản nhạc của núi rừng nơi đây. Bản nhạc của tự nhiên đưa con người vào thế giới bình an thư thái, quên đi mọi buồn phiên của cuộc sống. Nếu thích mạo hiểm, hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng Rình, ở đây cây cối, núi non đẹp, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít và có rất nhiều loài bướm lạ. Xa hơn nữa là Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, nhưng nay bị bỏ hoang mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu.
2.1.3. Dự án Tam Đảo 2.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tung, phó giám đốc Sở Xây Dựng Vĩnh Phúc cho biết, cái tên Tam Đảo 2 không có tên trong bản đồ hành chính và bản đồ nhưng lại có từ rất lâu. Có lẽ do người Pháp trước đây xây dựng Tam Đảo 1 với mục đích nhà nghỉ cho người Pháp với quy mô nhỏ, không có công trình vui chơi giải trí, sau đó, người Pháp thấy có thể phát triển thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp hơn nên tìm khu mới là Tam Đảo 2.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến sẽ sử dụng gần 200ha đất tại vùng lõi VQG Tam Đảo để xây dựng Khu du du lịch sinh thái (thực chất đây là một khu nghỉ cao cấp có khu villa, sân gold, sòng bạc…).
Vĩnh Phúc dự kiến thực hiện xây dựng Tam Đảo 2 vì ba lý do: Xuất phát từ ý tưởng người Pháp đã làm, có cơ sở hạ tầng đường sá, có lợi thế về độ cao, khí hậu, mặt bằng, phong cảnh phục vụ cho phát triển du lịch; tiếp đó, Vĩnh Phúc nằm trong chiến lược phát triển du lịch cả nước trong đó có Tam Đảo.
Lý do cuối cùng được nêu ra là, trong Quy hoạch phát triển du lịch cũng như Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và phát triển đô thị của Vĩnh Phúc từ 2010-2020 và trong Nghị quyết của tỉnh cũng nêu vấn đề phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn và tập trung nghiên cứu khai thác Tam Đảo, dãy Tam Đảo có thể phát triển du lịch sinh thái, trong đó có Tam Đảo 1 và Tam Đảo 2.
Trước ý tưởng đó, Công ty Belt Collin Hawaii Ltd và Công ty Vietnam Patrers LLC (Hoa Kỳ) đã đưa ra 3 phương án xây dựng Tam Đảo 2. Cụ thể, phương án 1 tập trung phát triển phần lớn cho khu vực lòng chảo hoặc thung lũng ở phía trên các khu đất. Phương án này duy trì vùng đất ướt và vùng đệm như là công viên thiên nhiên và trở thành không gian mở đặc thù của vùng.
Ở đây sẽ có một trung tâm môi trường gồm các hạng mục trong nhà và ngoài trời. Đây không phải là vườn thú, bể cá hay vườn thực vật mà gồm tất cả các công trình này gộp lại thành một khu nhà tập hợp 3 vùng sinh thái của miền Bắc Việt Nam (vùng rừng nhiều mưa Tam Đảo, vùng đất nông nghiệp miền trung du và đồng bằng sông Hồng).
Tại đây cũng sẽ xây khu nhà nghỉ cao cấp, Trung tâm Hội nghị và sòng bạc (nếu được cho phép) công trình gồm 200-400 phòng sẽ được bố trí tuỳ thuộc phương thức khai thác khách sạn, chiều cao và hình khối nhà, chỗ đỗ xe và các công trình phụ trợ. Đồng thời, xây dựng một sân golf 9 lỗ và các khu giải trí: công viên thiên nhiên, chuồng ngựa, thuỷ cung, thuỷ viên, vườn thú, vườn ươm và vườn ươm thực vật...
Phương án 2 và phương án 3 hầu như giữ nguyên các hạng mục, chỉ thay đổi vị trí của khu nghỉ cao cấp, các khu giải trí, sòng bạc chính (nếu được cho phép).
III. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển
du lịch Tam Đảo
3.1. Hiệu quả kinh tế.
Tam Đảo được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi: có khí hậu ôn hòa, cảnh quan môi trường tuyệt đẹp, núi non hùng vĩ. Từ lâu Tam Đảo đã là điểm du lịch lý tường, hấp dẫn nhiều du khách. Biết khai thác những thế mạnh, tiềm năng sẵn có, người dân ở đây đã và đang tập trung phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ. Để nền kinh tế của thị trấn phát triển theo đúng hướng và có trọng tâm, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo đã có nghị quyết chuyên đề hàng năm xác định rõ lấy thương mại – du lịch làm mũi nhọn, tăng cường xây dựng khu nghỉ mát Tam Đảo. Trên thực tế Tam Đảo vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tiềm năng du lịch của huyện rất lớn nhưng việc đầu tư còn thấp, khai thác chưa có hiệu quả, chất lượng các hoạt động du lịch, dịch vụ còn thấp và manh mún; cơ sở hạ tầng kỹ thuật thấp kém và còn nhiều bất cập, tỷ lệ lao động không có việc làm còn cao, mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp ... những điều đó đã gây khó khăn cho phát triển du lịch ở Tam Đảo.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của Tam Đảo, góp phần phát triển ngành du lịch Vĩnh Phúc trong những năm tới, Đảng bộ huyện Tam Đảo xác định mục tiêu là tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng lấy kinh tế du lịch, dịch vụ làm mũi nhọn, làm động lực phát triển các ngành kinh tế khác. Nhanh chóng khắc phục tình trạng kinh tế thuần nông, tạo tiền đề cho phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2010, Tam Đảo trở thành huyện du lịch trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực ... Đây là quan điểm và cách nhìn nhận đúng đắn mà Đảng bộ huyện Tam Đảo đã xác định. Tam Đảo là một vùng nằm trong thung lũng của dãy núi Tam Đảo, đường xá đi lại không mấy thuận lợi để có thể phát triển công nghiệp. Tam Đảo là một trong số những điểm du lịch được nhà nước chú trọng đầu tư để nâng cấp trở thành khu du lịch trọng điểm của nước ta. Đó là những thuận lợi vô cùng to lớn cho sự phát triển của du lịch Tam Đảo nói riêng và cho kinh tế huyện Tam Đảo nói chung.
Khu du lịch Tam Đảo đã được thực dân Pháp xây dựng từ rất lâu rồi, tuy nhiên, huyện Tam Đảo mới được thành lập năm 2003. Trong những năm qua, nhất là sau gần 3 năm thành lập, trong điều kiện còn ngổn ngang bề bộn của một huyện mới thành lập, nhưng Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Đảo đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn và đã đạt được một số kết quả bước đầu khả quan, như: đã làm tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thu hút được nhiều nhà đầu tư vào khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên... tạo điều kiện cho kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ, du lịch ở Tam Đảo đã có những bước chuyển tích cực, từ 32,39 tỷ đồng (năm 2000) lên 83,076 tỷ đồng (năm 2005),tốc độ tăng trưởng đạt 22,95%/năm; tăng 15,13% so với năm 2004. Đây là những kết quả bước đầu quan trọng tạo động lực cho du lịch huyện Tam Đảo phát triển.
Chủ trương của huyện đến năm 2015, Tam Đảo sẽ trở thành huyện du lịch và đến năm 2020 trở thành huyện du lịch trọng điểm. Dự kiến đến năm 2010 huyện sẽ đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ, thương mại và phát triển văn hoá - xã hội... đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó là tập trung khôi phục và phát triển mạnh các làng nghề truyền thống, tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch, dịch vụ, đầu tư quy hoạch lại các khu du lịch, như: Tây Thiên, khu du lịch Tam Đảo 1, Tam Đảo 2, khu du lịch thác Thậm Thình, nâng cấp các trụ sở xã, mở mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, điện, nước sạch, điểm bưu điện văn hoá xã, kênh mương. Nguồn vốn sẽ được huy động từ ngân sách, huy động các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ và huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân. Để thu hút các nhà đầu tư, huyện Tam Đảo sẽ thực hiện một số chính sách như đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, ưu tiên mặt bằng và các dịch vụ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng về chính sách thuế, nguồn nhân lực, đáp ứng tốt các dịch vụ về tài chính, tín dụng thu hút các nguồn lực.
Chủ trương trên đặt ra cho ngành du lịch Tam Đảo phải không ngừng tăng giá trị sản xuất và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (đến năm 2010 đạt 46%), tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách để có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo. Để du lịch phát triển nhanh, đúng định hướng trong những năm tới, Đảng bộ, chính quyền huyện Tam Đảo tập trung vào các giải pháp chính như sau:
+ Gắn công tác quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch chung của tỉnh với các tỉnh phía bắc và cả nước. Đồng thời phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Trong đầu tư khai thác và phát triển du lịch cần phải được xã hội hóa các nguồn lực Nhà nước, các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các hình thức liên doanh, liên kết ... nhằm sử dụng, khai thác có hiệu quả quỹ đất dành cho du lịch. Xây dựng có chế khuyến khích đầu tư vào du lịch, dịch vụ, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật như hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí,...
+ Mở rộng khai thác triệt để các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, tín ngưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao,...
+ Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ như: chất lượng phục vụ của các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Chú trọng bảo vệ, tôn tạo các di tích, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Hình thành các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du khách. Đào tạo từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.
+ Đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư quảng bá về tiềm năng du lịch và hình ảnh Tam Đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tuyên truyền, các ngày lễ hội văn hóa. Coi trọng hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở các tua du lịch trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế.
+ Tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch - dịch vụ - thương mại để ngành du lịch Tam Đảo hoạt động có hiệu quả và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành khác phát triển theo như ngành: giao thong vận tải, ngành bưu chính, ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…. Khí hậu Tam Đảo rất thích hợp để trồng một loại rau đã trở thành đặc sản ở đây, đó là cây su su. Khi du khách đến đây không thể không thưởng thức món su su luộc hoặc xào. Cây su su được trông quanh năm và rất thích hợp với khí hậu lạnh ở Tam Đảo nên ngọn rau và quả su su Tam Đảo khi chế biến đều xanh và giòn hơn nơi khác.Từ năm 2000 trở lại đây khi ngành du lịch Tam Đảo phát triển mạnh thì su su được trồng làm một loại rau đặc sản làm nên thương hiệu riêng cho rau su su Tam Đảo. Từ năm 2000 đến nay, các hộ nông dân ở thôn 2, thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc phát triển trồng su su thành một loại rau thương phẩm. Năm 2006 bà con nông dân phố núi bán được 850 tấn ngọn su su và trên 50 tấn quả, doanh thu trên 7 tỉ đồng. Từ trồng cây su su, 220 hộ dân phố núi không có hộ nào thuộc diện đói nghèo, mức thu nhập bình quân của 745 nhân khẩu nơi đây đạt 1.050.000 đồng/người/tháng. Giá hiện tại 8.000 đồng/kg ngọn su su và 3.000 đồng/kg quả, riêng ngọn su su cho thu nhập thường xuyên tục do đặc tính chồi mầm liên tục sau khi hái. Hơn nữa, nghề trồng rau su su còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động với mức lương 800.000đồng/tháng. Từ năm 2004, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc đã cử cán bộ lên núi hướng dẫn bà con trồng su su theo qui trình làm rau sạch và toàn bộ các hộ gia đình đều cử người theo học các lớp tập huấn. UBND thị trấn Tam Đảo đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc làm hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “su su an toàn Tam Đảo”. Từng gia đình trồng su su ở Tam Đảo được cấp mã số, mã vạch riêng. Khi cây su su của Tam Đảo có thương hiệu, sản lượng ngọn và quả su su liên tục tăng do cung không đủ cầu. Su su không chỉ đáp ứng nhu cầu tại nơi cho khách du lịch mà còn cung cấp cho các siêu thị lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Trung bình mỗi ngày, nông dân phố núi cung cấp cho hai thành phố lớn Hà Nội và Hải Phòng khoảng 5 tấn ngọn và quả su su. Với việc khách du lịch đến Tam Đảo và thưởng thức món su su góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu của cây su su Tam Đảo. Ngoài việc mua về làm quà, mọi người còn có thể kể cho nhau nghe về đặc sản của khu du lịch nổi tiêng Tam Đảo. Đây là việc làm tốt nhất cho việc quảng bá thương hiệu su su Tam Đảo với chi phí thấp và đạt hiệu quả cao.
Hiện nay du lịch homestay đang là loại hình du lịch thu hút được rất nhiều người. Homestay là hình thức khách du lịch ở tại nhà dân, tham gia vào các công việc thường ngày của dân bản xứ, trải nghiệm các giá trị văn hoá, tinh thần và hoà nhập vào với cuộc sống của người dân. Người dân có thể bán cho khách du lịch các dịch vụ như: nơi cư trú, những bữa ăn với những món ăn bản địa, cho thuê xe đạp, xe máy,….Tam Đảo có đầy đủ các điều kiện để phát triển loại hình du lịch homstay. Đến với Tam Đảo du khách có thể cảm nhận được cuộc sống thanh bình nơi đây và được thưởng thức rất nhiều đặc sản nổi tiếng của Tam Đảo: su su, rượu chit, thịt tái bò kiến đốt…Ở Tam Đảo có người dân tộc Sán Dìu sinh sống. Họ có rất nhiều nét văn hoá đặc sắc như hát Soọng cô – đây là một loại tình ca rất phổ biến. Ngoài ra còn có các loại hình nghệ thuật khác như: hát sướng ca, hát ru, hát kể chuyện thơ, hát tự sự, tự tình…. Điều quan trọng hơn cả là homestay sẽ mang lại thu nhập cho chính người dân bản địa, nâng cao đời sống của người dân.
Trên thực tế, Tam Đảo vẫn còn nhiều hộ khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói vẫn còn cao…Huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm ( 2006 – 2010), nâng cao thu nhập cho người dân, dự kiến đến năm 2010 thu nhập trung bình của người dân đạt trên 5 triệu đồng/người/năm.
3.2. Hiệu quả văn hoá – xã hội.
Huyện Tam Đảo hiện có 14.399 hộ, với 67.235 khẩu, trong đó trên 40% dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Dao, Cao Lan và Sán Dìu.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống của người dân cũng từng bước được nâng cao bên cạnh sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Các xã và nhiều thôn bản đã xây được nhà văn hoá. Các công trình giao thong, xây dựng trụ sở làm việc, sân golf được củng cố và xây mới, phong trào xây nhà đại đoàn kết đạt kết quả cao. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân nhất là nhân dân các dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, ban đầu cho nhân dân, thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình và các chính sách xã hội khác đạt hiệu quả cao. Tam Đảo vẫn còn nhiều hộ nghèo, huyện đã xây dựng kế hoạch đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới 10%
Một trong các thước đo quan trọng của đời sống con người đó là giáo dục. Một nền giáo dục tốt, đồng bộ, tỷ lệ người mù chữ ít… mới phản ánh được mức sống của người dân.
Có thể nói, ngoài những khó khăn chung về kinh tế xã hội của huyện, giáo dục Tam Đảo phải đối mặt với hàng loạt khó khăn có tính đặc thù. Từ điểm xuất phát thấp, các điều kiện cho giáo dục phát triển còn khó khăn nhất là về chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên, quản lý vừa thiếu, vừa yếu, việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên chưa hợp lý. Số các trường Tiểu học, THCS hiện nay chưa có hoặc có rất ít học sinh giỏi cấp tỉnh trong những năm trước đó. Việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và các vấn đề khác mới dừng lại ở bước khởi đầu. Từ thực tế trên đặt ra câu hỏi: làm gì, làm thế nào để đưa giáo dục Tam Đảo bật lên hội nhập được cùng với sự phát triển giáo dục Vĩnh Phúc. Điều đó là một thách thức, là sức ép, là sự trăn trở rất lớn đối với toàn ngành nhưng Đảng bộ huyện Tam Đảo đã nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, toàn huyện có 33 trường, 685 lớp với 16.688 học sinh từ Mầm non đến THCS. Tính bình quân cứ 100 người dân thì có 11 người học tiểu học, 9,6 người học THCS. Đã hoàn thành phổ cập THCS trên địa bàn toàn huyện. Huy động hầu hết số trẻ em trong độ tuổi vào lớp đầu cấp đạt 99%; số cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ đạt 33,7% tăng 0,8%, Mẫu giáo đạt 75%, tăng 4,9%. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm 0,5%. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tốt. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 28,7% xuống còn 18%. Bình quân có 97% học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt khá. Xếp loại văn hoá khá giỏi: Tiểu học đạt 44,6% tăng 5,7%, THCS đạt 35,2% tăng 5,4%. Tỷ lệ lên lớp thẳng đạt trên 98,9%. Đã có 100% học sinh THCS được học ngoại ngữ và 6% học sinh THCS được học tin học. Có thể thấy được là giáo dục ở Tam Đảo đã từng bước theo kịp với sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước. Nhìn vào số liệu ở trên có thể thấy một điều đáng mừng là học sinh ở đây đã được học ngoại ngữ và vi tính, đây là các môn học nhằm giúp rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục ở Tam Đảo và cả nước, ngoài ra nó còn xoá đi tâm lý thua kém của các em khi ra ngoài hoà nhập cùng xã hội.
Công tác quản lý có sự chuyển biến tốt. Trong 2 năm, ngành giáo dục tham mưu với huyện bổ nhiệm thêm 23 cán bộ quản lý trường học, đội ngũ giáo viên với trên 800 người, đã cơ bản đủ về số lượng. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng nhiều. Hiện nay, toàn ngành có trên 200 giáo viên đang được đào tạo chuẩn và trên chuẩn. Đại đa số giáo viên có phầm chất đạo đức tốt, khẳng định được vị thế người thầy có tâm huyết với nghề, được phụ huynh và học sinh tin yêu.
Với phương châm ưu tiên hướng về cơ sở, Phòng giáo dục đã đầu tư tương đối đồng đều cho các trường với số tiền gần 1 tỷ đồng, chiếm 5% ngân sách ngành. Hiện nay, 100% số trường đã có máy vi tính, 2 trường THCS và 1 trường Tiểu học có phòng máy vi tính. Tỷ lệ phòng học cao tầng đạt 44,7%, tăng 1,7%, đã xây dựng được thêm 01 trường Tiều học đạt chuẩn Quốc gia, tiến tới năm học 2005-2006 sẽ có thêm 3 trường đề nghị cộng nhận đạt chuẩn Quốc gia. Nhờ những cố gắng chung, cơ sở vật chất các nhà trường, toàn huyện đã có những thay đổi rõ rệt. Các nhà trường trong huyện đã xanh hơn, sạch hơn, khang trang và đẹp hơn.
Phát triển du lịch phải gắn với việc hạn chế những mặt trái, tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển không lành mạnh của ngành du lịch, như các tệ nạn xã hội, nạn phá rừng, huỷ hoại môi trường sinh thái, đồng thời đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong vấn đề này vai trò của các hội, đoàn thể, nền giáo dục ở Tam Đảo, bên cạnh đó là văn hoá làng xã ảnh hưởng đến từng người dân. Việc giáo dục nhân cách, ý thức của người dân là yếu tố quyết định trong việc giữ gìn văn hoá truyền thống ở Tam Đảo.
3.3. Hiệu quả về môi trường tự nhiên.
Hiệu quả vể môi trường tự nhiên là sự phát triển du lịch không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và của hệ động thực vật. Điều đó đồng nghĩa với việc phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường.
Vườn quốc gia Tam Đảo được ví như nóc nhà của vùng trung du và đồng bằng bắc bộ. Nó không chỉ là lá phổi xanh mà còn là tài sản vô giá trong chiến lược bảo vệ môi trường và định hướng phát triển bền vững đất nước. Đó là một trong 9 nơi có mức độ sinh học cao nhất của nước ta.
TS Trần Đình Nghĩa - Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội cho biết,tầm quan trọng của Vườn quốc gia Tam Đảo với việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường đồng bằng bắc bộ và Việt Nam. Theo báo cáo, Vườn quốc gia Tam Đảo có nhiều loài đặc hữu như cây Trà hoa vàng, cá cóc, bò sát, rắn, rùa… Đặc biệt nhóm côn trùng thiên địch của cây trồng đã tạo nên hệ sinh thái bền vững của vùng. Ngoài ra Vườn quốc gia Tam Đảo còn điều tiết cân bằng nước cho cả vùng đồng bằng bắc bộ. Dãy núi Tam Đảo 2 có các yếu tố hội tụ và phát tán nhân tố môi trường với các vùng lân cận và toàn bộ vùng đồng bằng Trung du bắc bộ, vì độ cao của dãy núi Tam Đảo hướng chắn gió làm hội tụ mây gây mưa, tạo ra lượng mưa lớn trên vùng lảnh thổ này là yêu tố khép kín vòng tuần hoàn nước, có khả năng dự trữ nước mưa ở dạng nước ngầm và nước bề mặt; tạo hệ thống thuỷ văn tự nhiên phong phú, tham gia vào việc điều tiết, vận chuyển nước thiên nhiên đến các vùng lân cận và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy nếu vườn quốc gia Tam Đảo bị tàn phá sẽ phá vỡ môi trường, cảnh quan thiên nhiên nơi đây, phá huỷ cân bằng của địa hình do thiên nhiên tạo ra, sẽ khởi phát quá trình tai biến động lực như sạt lở, lũ quét, lũ bùn đá gây ảnh hưởng khó lường đến an toàn của vùng.
Gần đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến sẽ sử dụng gần 200 ha đất tại vùng lõi Vườn quốc gia Tam Đảo để xây dựng Khu du du lịch sinh thái (thực chất đây là một khu nghỉ cao cấp có khu villa, sân gold, sòng bạc…). Vĩnh Phúc muốn xây dựng Tam đảo 2 bài bản, hiện đại vì Tam Đảo 1 hầu như không theo quy hoạch, ô nhiễm, nhà xây kín, bê tông hoá, đất đai cũng chuyển đổi nhiều.
Việc xây dựng khu du lịch Tam Đảo 2 sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tự nhiên môi trường của vùng trung du và đồng bằng bắc bộ. Ảnh hưởng thứ nhất là, nếu cắt đỉnh Tam Đảo đi 300 ha thì không cách gì điều tiết đưọc nước bằng rừng tự nhiên. Dãy Tam Đảo với hệ thống núi vòng cung suốt khu vực Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Tuyên Quang- Thái Nguyên và rừng nguyên sinh nhô ra tới đồng bằng và trung du Bắc Bộ, điều hòa khí hậu cho đồng bằng và núi từ 6 - 10 độ. Nước thiên nhiên ở vùng này dồi dào, rất ít khi thừa nước hoặc thiếu nước.
Trên đỉnh núi Tam Đảo có 3 loại thực vật phổ biến mọc xen kẽ là cây dứa dại, cây sặt và cây lùn. Các loại cây này có bộ rễ rất tốt, lan rộng, dày đặc, người len qua cũng khó, xuyên sâu nên có tác dụng bảo vệ núi, chống sạt lở, giữ nước và điều tiết tuyệt vời.
Hơn nữa, 48 dòng suối trên dãy Tam Đảo tuôn nước ra sông Đáy (Vĩnh Phúc) và sông Công (Thái Nguyên) và được chứa ở các hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương, hồ Lùng Hà, hồ Vĩnh Linh, hồ Núi Cốc... Người dân của các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang và khu công nghiệp Bắc Thăng Long đều dùng nước từ các sông hồ này. “Nếu nước cạn thì có khoảng 2 triệu nông dân bị ảnh hưởng tới sản xuất. Dẫn đến mất an toàn lương thực cho cả một vùng, xói mòn cũng vô hiệu hóa các lòng sông lòng hồ vì đùn đất màu làm nông cạn lòng hồ’’.
Nếu Tam Đảo 2 được xây dựng, đường ô tô sẽ làm mới từ Đạo Trù và từ Tam Đảo 1 vào lại phá thêm hàng trăm ha rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. Thêm vào đó, lâm tặc cũng dễ phá rừng. Dẫn đến nước sông Đáy, sông Công không điều tiết nổi, nguy cơ ’’dìm’’ Vĩnh Phúc, sân bay Nội Bài, thậm chí cả thủ đô Hà Nội trong nước là bất khả kháng.
Việc săn bắt thú rừng diễn ra thường xuyên, mặc dù tỉnh đã cấm săn bắt và bán thịt thú rừng. Vào một nhà hang ở Tam Đảo, nếu khéo ngoại giao, khách có thể gọi các món ăn là thịt thú rừng, mặc dù trong menu không có các món này. Những món “đặc sản” từ mèo rừng, hoẵng, lợn rừng, don, cầy, sóc, rắn, kỳ đà, và rất nhiều loài động vật rừng chỉ cần một cú phôn điện thoại của chủ nhà hàng đều sẽ có để “chiều lòng quý khách”. Trong nhiều năm qua, thị trấn Tam Đảo đã bị lợi dụng bíến thành một trong những trung tâm tiêu thụ động vật hoang dã của miền Bắc. Kết quả điều tra không chính thức của một tổ chức phi chính phủ khoảng 2 năm trước đây cho thấy đa số các nhà hàng, khách sạn ở Tam Đảo đều phục vụ “đặc sản thú rừng”, tuy nhiên thường là “bí mật” để tránh sự kiểm soát của lực lượng kiểm lâm và các tổ chức bảo tồn. Động vật bị bắt về được chia nhỏ thành nhiều phần và ướp lạnh, do những người thu gom mua lại từ thợ săn và mang đến các nhà hàng khi được yêu cầu. Việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trên địa bàn thị trấn Tam Đảo gây ra những tác động mạnh đến “an toàn sinh học” tại Vườn quốc gia Tam Đảo. Thống kê cho thấy trong tổng số 64 loài bị săn bắt và buôn bán tại Tam Đảo có tới 31 loài quý hiếm. Nhiều loài động thực vật, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế đã bị khai thác cạn kiệt hoặc không còn tồn tại.
Điều này xảy ra đối với các nhóm: Linh trưởng, thú họ mèo, nhóm Gấu, thú gặm nhấm, nhóm chim Thú họ Mèo và nhóm rùa. Các nhà khoa học nhận định tình trạng khai thác và buôn bán lâm sản, đặc biệt là động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Tam Đảo là một trong các tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học của khu vực Tam Đảo.
Rác thải cũng là một vấn đề gây ô nhiễm môi trường ở Tam Đảo. Dòng suối Bạc chảy qua thị trấn Tam Đảo. Đây cũng là nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải sinh hoạt của trên 300 hộ dân và các nhà hàng, khách sạn kinh doanh tại thị trấn và đổ xuống xã Hồ Sơn, nơi có hàng nghìn người dân sinh sống và sử dụng nguồn nước này cho tưới tiêu và sinh hoạt. Mức độ ô nhiễm nước suối Bạc tập trung vào mùa du lịch bởi trong khoảng thời gian này trung bình mỗi tuần thị trấn Tam Đảo đón khoảng 1.400 du khách đến tham quan, nghỉ mát. Rõ ràng Tam Đảo chưa hề có một khu quy hoạch xử lý rác độc lập. Rác được dồn đổ đống về một góc khuất của thị trấn, bị đổ tràn lan và trở thành ổ sản sinh ruồi nhặng. Một cán bộ kiểm lâm cho biết khi mưa xuống rác thường bị cuốn trôi và theo dòng suối đổ về vùng dân cư dưới chân núi.
Chúng tôi đến thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan, nơi dự kiến sẽ chịu nhiều ảnh hưởng do việc xây dựng con đường nối giữa Tam Đảo 1 và 2. Những người dân nơi đây – có lẽ chưa từng được đặt chân lên thị trấn Tam Đảo - khi được hỏi đã từng nghe nói tới Tam Đảo 2 chưa còn ngơ ngác lắc đầu. Họ chỉ biết phàn nàn về con suối chảy qua làng đang ngày càng bị ô nhiễm và đục. Một người phụ nữ trạc 50 cho biết “Nếu mưa lớn thì suối ở đây trông ghê lắm. Rác rưởi đủ loại trôi từ đâu ra chẳng biết. Mấy hôm trước mưa lớn, nước đục mất 1,2 ngày chúng tôi nghĩ chắc sạt núi ở đâu. Sau thấy mấy người bán hàng trên thị trấn về bảo người ta đang làm đường ở trên đỉnh”. Được biết, đa số người dân trong thôn vẫn sinh hoạt chủ yếu bằng nước suối. Nhiều người lớn, trẻ em mắc các bệnh ngoài da và họ không hề biết rằng mình đang dùng dòng nước “rửa rác, rửa sỏi đá” của thị trấn Tam Đảo và đoạn đường mới mở vùng thượng nguồn. Việc bảo vệ môi trường cảnh quan xung quanh Tam Đảo không những góp phần làm cho Tam Đảo xanh - sạch - đẹp thu hút ngày càng nhiều khách du lịch mà còn giữ gìn sức khoẻ cho người dân ở đây.
Đối với Tam Đảo, để phát triển một cách bền vững thì người dân ở đây phải thấy được những gia trị của những tài nguyên du lịch và giá trị của hệ sinh thái vườn quốc gia Tam Đảo. Theo như các cấp chính quyền ở đây cho biết việc khó nhất trong việc bảo vệ tài nguyên rừng là ý thức của người dân. Đất Tam Đảo thuộc nhóm đá cralít, nền đất xám tro rất nghèo dinh dưỡng, cộng với địa hình dốc, rất khó cho quy hoạch thủy lợi, đời sống kinh tế hết sức khó khăn, đến bây giờ vẫn còn xã có tới 72% cư dân thuộc diện đói nghèo, sống dựa hẳn vào rừng. Tam Đảo trải rộng trên địa bàn 27 xã, với gần 200.000 nhân khẩu sống dựa vào 36.000 ha rừng và do 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang quản lý về con người. Quanh Tam Đảo có 60 con suối lớn nhỏ, mỗi con suối là hai lối vào rừng nên việc quản lý những lối mòn vào rừng rất khó khăn. 60 cán bộ của Vườn Quốc gia Tam Đảo trông coi gần 36.000 ha với 120 lối vào rừng khác nhau quả là một nghịch lý. Quả thật rất khó để có thể kiểm soát được rừng với tình trạng con người và địa hình như thế. Chính vì vậy, chỉ có cách lấy tuyên truyền làm chính và phối hợp với chính quyền sở tại. Cần ghi nhận là từ khi rừng cấm Tam Đảo được chuyển thành Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo (1996) đến nay, chính quyền các cấp, các địa phương đã không ngừng đầu tư cho các xã vùng đệm cải thiện cuộc sống, đó là các Chương trình 661, dâu tằm, phân bón, 135. Các chính sách phát triển kinh tế cho các hộ dân ven rừng đã từng bước mang lại thu nhập cho người dân. Không còn cảnh đói đứt bữa nữa nên có thể thuyết phục được người dân không vào rừng khai thác tự nhiên nữa, đừng kiếm cái ăn trước mắt mà phá hoại lợi ích lâu dài. Bước đầu của dự án là tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng cho người dân, cho người dân hiểu được các giá trị to lớn của rừng, tuyên truyền cho họ thấy được những lợi ích mà họ được hưởng trong dự án. Đi liền là gạo tiền để dân trồng rừng. Trồng toàn cây bản địa nên tỷ lệ sống cao, người được giao trồng từ biết quý cây rừng, tự biến thành người bảo vệ. Mỗi năm Vườn Quốc gia Tam Đảo trồng 300-400ha, có năm như 2006 trồng 900 ha, sau 10 năm đã có 5.000ha rừng trồng. Cộng với hơn 20.000 ha rừng khoanh nuôi bảo vệ, đưa độ che phủ của rừng từ 60-61% lên 83-85% sau 10 năm. Hiệu quả là thủy lợi cho hơn 20.000 ha lúa của cư dân đủ nước quanh năm. Với 29.000ha rừng do Vườn Quốc gia trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ, cứ cho nó phát triển bằng nửa rừng kinh tế, 3-4m3/năm thôi thì mỗi năm Vườn đã tăng thêm 80-90.000m3 gỗ. Chỉ bán bằng giá nguyên liệu 500.000 đồng/m3, đã cho 40-50 tỷ đồng. Dùng hết số tiền ấy cho các dự án, ngân sách vẫn không mất gì mà lãi ròng là Tam Đảo xanh bền vững.
Kết luận
Tam Đảo là một điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng của nước ta, với thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều tài nguyên du lịch. Đây là lợi thế để phát triển du lịch, nâng cao đời sống của người dân. Đảng bộ và UBND Tam Đảo cũng đã xác định được hướng đi lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung phát triển kinh tế. Đa số người dân ở đây là người dân tộc Sán Dìu và có rất nhiều hộ nghèo đói, vì cuộc sống kiếm ăn hang ngày nên họ phải khai thác rừng một cách bừa bãi, chưa biết tiết kiệm tài nguyên rừng. Đây cũng chỉ là vấn đề kinh tế mà thôi. Để khắc phục điều này, Chính quyền huyện Tam Đảo nên có những chính sách hỗ trợ bên cạnh những chính sách của nhà nước như giao đất cho người dân làm kinh tế, bao tiêu đầu ra cho họ để họ có thể đảm bảo được cuộc sống. Thông tin kịp thời, giúp đỡ người dân tham gia làm du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch homestay. Đối với các cấp, ngành chức năng cần kiểm soát nghiêm ngặt tình hình kinh doanh của các nhà hang trên địa bàn đồng thời thuyết phục, khuyên nhủ ngừơi dân không cung cấp thú rừng cho các nhà hang này. Tam Đảo cần có một hệ thống xử lý rác và nước thải một cách độc lập. Phát động các phong trào trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để Tam Đảo mãi xanh. Như vậy môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không bị thay đổi, không bị tàn phá và vẫn giữ được các giá trị của tài nguyên thiên nhiên Tam Đảo. Như vậy Tam Đảo mới có thể phát triển bền vững được.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vinhphuc.gov.com
2. Vnexpress.net
3. Du lịch sinh thái - Thế Đạt
.......
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12035.doc