Giá trị sinh thái truyền thống cũng không nằm ngoài quy luật trên. Nhưng con người đang khai thác nguồn tài nguyên quá giới hạn cho phép, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái. Vậy làm thế nào để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người ? Ăngghen đã dạy: “Sự việc nhắc nhở chúng ta từng giờ, từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trj một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc của chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tát cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng những quy luật đó một cách chính xác”.
23 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay ở nước ta dưới góc độ triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách quan, là điều kiện của sự phát triển; thứ hai, nó mang tính kế thừa, là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
2.1.Tính khách quan
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
Chẳng hạn, trong lịch sử triết học, sự phát triển của phép biện chứng duy vật là quá trình phủ định biện chứng liên tục từ phép biện chứng tự phát thời cổ đại qua phép biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức đến phép biện chứng duy vật. Sự phát triển của các học thuyết khoa học là kết quả của những sự phủ định liên tục những trí thức về sự vật, hiện tượng hay quá trình của thế giới.
2.2.Tính kế thừa
Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, chúng không thể từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực. Sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó giai đoạn sau bảo tồn những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Điều đó nói lên rằng, phủ định biện chứng mang tính kế thừa. Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực. Do đó, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. Ví dụ, trong sinh vật các giống loài đều có tính di truyền, các thế hệ con cái đều kế thừa các yếu tố tích cực của các thế hệ bố mẹ. Ông cha ta thường nói:”Con nhà lông chẳng giống lông cũng giống cánh” là ý nói vậy. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xã hội mới ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội trước, đồng thời bổ sung thêm những giá trị mới. Trong lĩnh vực nhận thức các học thuyết khoa học ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những giá trị tư tưởng của các học thuyết khoa học ra đời trước,...
Diễn đạt tư tưởng đó, V.I.Lênin viết: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do sự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biệc chứng ... mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”.
Những điều phân tích trên cho thấy, phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ với cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, giữa sự khẳng định với sự phủ định, quá khứ với hiện thực. Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển.
Quá khứ không bao giờ lại biến mất hoàn toàn.Trong dòng chảy vô tận của thời gian, những nhân tố của quá khứ sẽ để lại dấu ấn nhất định ở hiện tại. Những nhân tố của quá khứ sẽ tham gia vào việc tạo lập cái hiên tại, tạo nên sợi dây liên hệ sinh động giữa quá khứ và hiện tại.
Song, ngay cả đối với nhân tố tích cực của cái bị phủ định được giữ lại, nó vẫn được duy trì dưới dạng lọc bỏ. Chẳng hạn, trong khi phủ định chủ nghĩa tư bản với tư cách là một chế độ lỗi thời, chũ nghĩa xã hội cũng kế thừa toàn bộ những thành quả của sự phát triển tiến bộ xã hội đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản. Song, những yếu tố được giữ lại đó cũng phải được cải tạo, được biến đổi trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội để trở thành những yếu tố nội tại của xã hội xã hội chủ nghĩa.
3. Quy luật phủ định của phủ định. Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển
Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang trong quá trình phát triển. Với tư cách là kết quả của “phủ định làn thứ nhất”, cái mới cũng chứa đựng trong bản thân mình xu hướng dẫn tới những lần phủ định tiếp theo – phủ định của phủ định. Chỉ có thông qua phủ định của phủ định mới dẫn tới việc ra đời một sự vật, trong đó có sự lặp lại một số đặc trưng cơ bản của cái xuất phát ban đầu, nhưng trên cơ sở cao hơn. Đến đây mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Khuynh hướng chung như vậy của sự phát triển được khái quát thành nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định.
Ph.ăngghen đã đưa ra một thí dụ để hiểu về quá trình phủ định này: “Hãy lấy ví dụ hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm rượu, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hoá riêng, nó nảy mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống bình thường của cái cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt đại mạch đó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ dịnh. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt thóc mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần”.
Ví dụ trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những hạt thóc mới phủ định cây lúa), sự vật dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc), nhưng trên cơ sở cao hơn (số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượng hạt thóc cũng sẽ thay đổi, song khó nhận thấy ngay).
Sơ đồ cụ thể:
Khẳng định (hạt thóc) – phủ định làn thứ nhất (cây lúa) – phủ định lần thứ hai (hạt thóc).
Sự phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ định đã được một số nhà biện chứng tự phát nêu ra từ lâu. Song, do chưa nhận thức sâu sắc tính biện chứng của quá trình phát triển, một số nhà triết sau này đã tuyệt đối hoá tính lặp lại sau một chu kỳ phát triển, từ đó hình thành quan niệm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình diễn ra theo vòng tròn khép kín.
Phủ định của phủ định với tư cách là một quy luật cơ bản của phép biện chứng lần đầu tiên được trình bày trong triết học Hêghen. Nhưng quy luật đó được xây dựng trên cơ sở duy tâm khách quan và theo công thức “ba đoạn” một cách máy móc.
Việc quan sát thấu đáo các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy đã chỉ ra rằng, sự vận động diễn ra theo rất nhiều xu hướng.Tính vô cùng tận của thế giới vật chất cũng biểu hiện cả trong tính vô cùng tận của các khuynh hướng vận động, trong đó, sự vận động theo vòng tròn khép kín chỉ là một trong những khuynh hướng có thể có, đó không phải là khuynh hướng duy nhất.
Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng, như trên đã nói, là sự thống nhất giữa loại bỏ, giữ lại (kế thừa) và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới. Do đó, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng tiến lên không ngừng, sự vật sẽ ngày càng phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật – giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất được thực hiện một cách căn bản làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình. sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Như vậy, về hình thức, sẽ trở lại cái xuất phát, song, thực chất, không phải giống nguyên như cũ, mà dường như lặp lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. Đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn.
Nói một cách khái quát, qua một số lần phủ định, sự vật hoàn thành một chu kỳ phát triển. Phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ rệt bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là sự phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trong cái khẳng định ban đầu và cả trong những lần phủ định tiếp theo, những yếu tố tích cực được khôi phục, được duy trì và phát triển. Cái tổng hợp này là sự thống nhất biện chứng tất cả những cái tích cực ở giai đoạn trước và ở cái mới xuất hiện trong quá trình phủ định. Do vậy, cái mới với tư cách là kết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện và phong phú hơn cái khẳng định ban đầu và cái kết quả của lần phủ định thứ nhất.
Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật – xu hướng phát triển. Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo đường “xoáy ốc”. Đề cập tới con đường đó của sự phát triển biện chứng, V.I.Lênin viết : “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (phủ định của phủ định); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng”.
Diễn tả quy luật phủ định của phủ định bằng đường “xoáy ốc” chính là hình thức cho phép biểu đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng : tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao.
Nghiên cứu quá trình phát triển của sự vật theo quy luật phủ đinhj của phủ định, chúng ta không được hiểu một cách máy móc là mọi sự vật trong thế giới hiện thực đều phải trải qua hai lần phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển của chúng. Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật cụ thể có thể bao gồm số lượng các lần phủ định nhiều hơn hai. Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vật phải trải qua ba, bốn, năm lần phủ định,... mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Điều đó phụ thuộc vào tính chất của một quá trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải hai lần.Chẳng hạn:
Vòng đời của con tằm : trứng - tằm – nhộng – ngài – trứng. ở đây vòng đời của tằm phải trải qua bốn lần phủ định.
Các nguyên tố hoá học trong bảng Hệ thống tuần hoàn do Menđêleep thể hiện rõ điều khái quát nêu trên. Các nguyên tố hoá học phải trải qua rất nhiều lần phủ định mới hoàn thành chu kỳ phát triển của chúng.
Mặt khác, trong số rất nhiều lần phủ định của một chu kỳ phát triển biện chứng, tất cả các lần phủ định đó vẫn có thể khái quát lại là hai lần : phủ định biện chứng “lần thứ nhất” là loại phủ định chuyển cái xuất phát thành cái đối lập với mình, phủ định biện chứng “lần thứ hai” là loại phủ định chuyển cái trung gian thành cái đối lập của nó, và do đó làm xuất hiện sự vật dường như lặp lại cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định như sau:
Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn gĩư nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng, mà theo đường “xoáy ốc”.
4.ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu về quy luật phủ định của phủ định, chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau đây :
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đẵn về xu hướng phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Xã hội và các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người đều diễn ra theo chiều hướng đó. Xã hội loài người phát triển từ công xã nguyên thuỷ, qua chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản sẽ đến xã hội phủ định xã hội tư bản – chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã hội tư bản đã, đang và sẽ tạo ra những tiền đề phủ định chính nó, đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai.
ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, chúng ta phải hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp sao cho sự phát triển nhanh hoặc phát triển chậm. Điều này phụ thuộc vào tác dụng của sự vật đối với đời sống của con người. Chẳng hạn, nếu sự vật có ích lợi cho con người thì phải đẩy nhanh sự phát triển của nó, còn nếu nó có hại thì phải kìm hãm sự phát triển của nó.
Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ, do đó nó luôn luôn biểu hiện là một giai đoạn phát triển cao của sự vật vận dụng vào xem xét sự vật, điều này tránh cho chúng ta thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.
Trong giới tự nhiên, cái mới xuất hiện một cách tự phát; còn trong xã hội, cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Chính vì thế, trong công tác, chúng ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới. Khi mới ra đời, cái mới luôn còn yếu ớt, ít ỏi; vì vậy, chúng ta phải ra sức bồi dưỡng, tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó. Trong khi đấu tranh chống lại cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, bỏ thô lấy tinh, biết giữ lấy những gì là tích cực, là có giá trị của cái cũ, cải tạo cái cũ cho phù hợp với những điều kiện mới, phải chống thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong khi nhìn nhận lịch sử, đánh giá lại quá khứ. Chẳng hạn, trước tình trạng tạm thời khủng hoảng,thoái trào hiện nay của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũ và Đông Âu, không chỉ có những kẻ chống cộng, có cả một số người vốn là macxit cũng ra sức phủ nhận những thành quả to lớn mà chủ nghĩa xã hội đã tạo dựng được ở những nước trước đó. Họ không thấy được rằng, trong hơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã để lại những giá trị tích cực có ảnh hưởng lâu dài đối với lịch sử toàn thế giới.
Trong khi chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, chúng ta cũng phải khắc phục thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại cả những cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử. Khi đề cập lệnh lạc này trên lĩnh vực văn hoá, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII nhận định rằng, trong những năm gần đây, “Nhiều hủ tục cũ... lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội... “.
Theo quan điểm biện chứng về sự phát triển, trong quá trình phủ định, chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới, tiến bộ hơn, biết giữ hình thức và cải tạo nội dung cho phù hợp như ông cha ta đã nói : “bình cũ, rượu mới”. Hơn nữa chúng ta phải biết lựa chọn để tiếp thu cái mới cho phù hợp chống cả tư tưởng “cũ người, mới ta” trong đời sống xã hội và cuộc sống của con người.
Chương 2
Giá trị truyền thống trong điều kiện
hiện nay ở nước ta
1. Giá trị truyền thống
“Truyền thống”, theo tiếng Latinh, là sự kế thừa di sản xã hội có giá trị, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo đó, có thể coi truyền thống là một bộ phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt tiến trình hình thành và phát triển các nền văn hoá tinh thần và vật chất, là một giá trị nhất định đối với từng nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng và xã hội nói chung. Truyền thống có chuẩn mực riêng, thể hiện một giá trị nào đó được các chủ thể lựa chọn nó làm cơ sở cho phương thức hoạt động của họ.
Bất cứ một dân tộc nào trên thế giới cũng đều có truyền thống của mình. Có thể coi truyền thống là phức hợp những tư tưởng, tình cảm, phong tục, tập quán, thói quen, lối ssống, ý chí,... của chính dân tộc đó được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, đã trở nên ổn định, mang đặc trưng dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Truyền thống là một bộ phận của ý thức xã hội mà ý thức xã hội lại luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Bởi vậy, truyền thống của một dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do con người tự lựa chọn cho mình; nó được hình thành, được quy định bởi chính những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội mà dân tộc đó đã trải qua.
Chức năng của truyền thống là chuyển tải các chuẩn mực định hướng giá trị của hành vi và hoạt động nhằm bảo tồn “cốt cách” của một nền văn hoá và lối sống nhất định. Trong điều kiện giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc và rộng hơn là trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi các chủ thể xã hội phải có định hướng hoạt động đúng đắn, nói cách khác là đề ra các chương trình hoạt động văn hoá thích hợp để sao cho “hoà nhập mà không bị hoà tan”, tức là không đánh mất các giá trị truyền thống của mình trong tiếp biến văn hoá.
Hình thức tồn tại của truyền thống phụ thuộc vào khả năng chuyển tải các chuẩn mực định hướng giá trị, với tư cách là những mẫu tượng bền vững, lặp đi lặp lại. Trong lễ nghi, tập quán, các giá trị truyền thống mang ý nghĩa biểu tượng, dẫn dắt chủ thể vào môi trường văn hoá và đến lượt mình, các giá trị truyền thống ấy thông qua đó mà được bảo tồn, bổ sung thêm những cái mới, có giá trị đã được thẩm định theo không gian, thời gian và chuyển tải cho các thế hệ tiếp theo.
Phương thức tác động vừa mang tính tự nhiên, vừa thông qua sự sàng lọc của chủ thể hoạt động văn hoá. Mặc dù cả hai phương thức tác động đều dựa trên uy tín của truyền thống – cái uy tín đã được chủ thể hoạt động thừa nhận thông qua sự suy ngẫm, tiếp cận giá trị một cách có ý thức và trở thành yếu tố quan trọng trong chương trình hoạt động của nó. Nếu chủ thể hoạt động tiếp thu truyền thống một cách vô thức hoặc có thể là mù quáng, thì truyền thống đó tác động tới các yếu tố khác trong đời sống xã hội thường chỉ đạt được ý nghĩa nhất định nào đó chứ chưa phải là giá trị, có khi lại trở thành phản giá trị.
2. Giá trị truyền thống trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam
Trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc cho đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, các giá trị truyền thống Việt Nam đã có một nội dung và vị thế ổn định. Sự ổn định đó được quy định trực tiếp bởi tinh thần dân tộc với nòng cốt là tinh thần yêu nước đặc trưng của Việt Nam, nhưng sâu xa hơn và căn bản hơn, nó được quy định bởi cơ sở kinh tế – xã hội đặc thù của dân tộc Việt Nam. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, hệ giá trị truyền thống lần đầu tiên vấp phải thách thức của một hệ giá trị mới, hoàn toàn xa lạ - các giá trị của nền văn minh kĩ thuật phương Tây. Đó không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là chung cho cả khu vực Đông và Nam á khi đó. Thực tiễn lịch sử cho thấy, dân tộc nào dung hoà được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, hay nói cách khác, tìm được phương thức biểu hiện mới của giá trị truyền thống trong thời hiện đại, thì sẽ phát triển. Các giá trị truyền thống phải được biến đổi phù hợp với tinh thần thời đại. Trong quá trình biến đổi đó, các giá trị truyền thống được gạn lọc, được kết hợp với các giá trị mới để tạo nên một hệ giá trị mang tinh thần của thời đại nhưng lại có đặc điểm của dân tộc. Nói cách khác, tinh thần dân tộc đã được phát triển lên một dạng thức mới vừa bảo tồn đặc tính riêng của dân tộc, vừa phản ánh được tinh thần của thời đại, hay giá trị truyền thống tìm được vị thế của nó trong giá trị nhân loại.
Với cuộc đụng đầu giữa hai nền văn hoá Đông – Tây hồi đầu thế kỷ XX, các giá trị truyền thống của Việt Nam đã phải trải qua những biến động sâu sắc và căn bản. Nói đến giá trị truyền thống của Việt Nam là nói đến một hệ giá trị đa dạng, tổng hợp và hỗn dung các giá trị văn hoá bản địa, Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, sâu nối và liên kết các giá trị này thành một chỉnh thể đa diện là tinh thần dân tộc, là lòng yêu nước đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Nho giáo, theo thời gian, như một chiếc áo khoác mỗi ngày mỗi rộng trùm lên các giá trị khác, khiến cho mọi giá trị truyền thống được cố định, được trình bày theo hình thức của Nho giáo cho đến khi bị nhà cầm quyền Pháp cáo chung. Vì thế, nhiều sự lầm tưởng, đồng nhất các giá trị khác với Nho giáo đã xảy ra. Đứng trước thách thức của các giá trị mới của xã hội công nghiệp theo bước chân thực dân Pháp tràn vào đất nước ta hồi đầu thế kỷ XX, các giá trị truyền thống đã có sự biến đổi như thế nào về nội dung và vị thế của nó trong thời kỳ lịch sử mới này của dân tộc ra sao.
Sức công phá của nền văn minh kỹ thuật công nghiệp, sự trợ giúp của nhà nước bảo hộ Pháp với việc chấm dứt nền giáo dục khoa cử của Việt nam vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX và sức chinh phục mới mẻ, mạnh mẽ của các học thuyết Tây phương tràn vào Việt nam ... đã tạo ra xu hướng Tây hoá ngày càng rộng rãi trong đời sống dân tộc. Do vậy, tình hình tư tưởng khi đó là hết sức phức tạp, và trên thực tế, đã có một cuộc đấu tranh tư tưởng xung quanh vấn đề giá trị. Các trí thức khi đó đồng nhất Nho giáo với giá trị truyền thống của dân tộc. Thực chất của cuộc đấu tranh này là nhằm xác định vị thế của hệ giá trị truyền thống mà Nho giáo là tiêu biểu trong đời sống tinh thần hiện đại của dân tộc khi đó – với sự hiện diện của các triết thuyết phương Tây và số phận nô lệ của Việt Nam. Qui mô của cuộc đấu tranh này dù chỉ giới hạn trong lĩnh vực học thuật, nhưng ý nghĩa của nó đã mở rộng ra nhiều phương diện khác như chính trị, văn hoá, xã hội...
Ngoài các ý kiến yếu ớt, kém sức thuyết phục của các nhà Nho thủ cựu mong muốn duy trì nền cổ học, thời kỳ này đã có ba xu hướng mới trong việc nhận định, đánh giá về Nho giáo.
Xu hướng thứ nhất chịu ảnh hưởng của khoa học, kỹ thuật và các triết thuyết phương Tây, người ta đã phủ nhận hoàn toàn vị trí và vai trò của Nho giáo trong đời sống hiện thời của dân tộc, coi Nho giáo là lỗi thời, thủ cựu, không đủ năng lực chấn hưng dân tộc theo kịp với các dân tộc văn minh khác. Đại diện cho xu hướng này là Phan Khôi – một nhà nho theo Tây học. Ông cho rằng do ảnh hưởng của thuyết Trung dung mà xã hội nước ta “hoá ra một cái xã hội ương ương dở dở, trắng không ra trăng, đen không ra đen”, “ở đời thì giữ cách không khôn không dại, xử sự thì chuộng cái lối không mềm không cứng”, vì thế nên bỏ cái thuyết Trung dung này đi. Với lập luận như vậy, theo ông, các giá trị truyền thống đã không còn chỗ đứng trong đời sống dân tộc khi đó và cách thức tốt nhất để phát triển dân tộc là triệt đẻ trừ bỏ các giá trị truyền thống và tiếp thu hết khả năng các giá trị mới của thời đại dựa trên thực nghiệm chủ nghĩa, nền dân chủ và khoa học phương Tây.
Xu hướng thứ hai , khi thấy nguy cơ các giá trị truyền thống có thế bị mai một do sự sùng bái các giá trị mới ngoại nhập, muốn cứu vãn tình thế bị nô dịch về văn hoá, người ta chủ trương giữ gìn “quốc hồn, quốc tuý” bằng cách dung hoà Nho giáo với các học thuyết phương Tây mới du nhập. đại diện cho xu hướng này là Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu. Cố gắng khai thác những điểm mạnh trong kinh điển Nho giáo, so sánh chúng với những điểm tương tự trong các học thuyết triết học phương Tây khác để chứng minh rằng nền cổ học của dân tộc là hết sức uyên bác toàn diện, và về thực chất đã bao chứa hầu hết các giá trị được truyền tải trong các triết thuyết phương Tây, Trần Trọng Kim cho là sai lầm khi mà vào lúc dân tộc chưa có cái mới (hệ giá trị mới), chúng ta đã vội vàng xoá bỏ cái cũ (giá trị truyền thống) – cái mà dân tộc đã từng sùng thượng và duy trì xã hội hàng nghìn năm nay. Theo ông, nếu ta biết “cố gây lấy cái sở trường của mình, và lại học thêm lấy cái sở trường của người, thì chắc có thể dần dần gây nên cái tinh thần tốt đẹp mạnh mẽ, đủ làm cho ta cũng cường thịnh được”.
Xu hướng thứ ba, giải quyết mối quan hệ truyền thống – hiện đại trên một phương diện hoàn toàn mới là phê phán các giá trị Nho giáo theo quan điểm biện chứng duy vật. Đại diện cho xu hướng này là nhà lý luận macxit Đào Duy Anh. Khi sử dụng phương pháp biện chứng duy vật để phê phán Khổng giáo, ông khẳng định rằng mặc dù, xu hướng theo Tây học đã chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội Việt nam khi đó, nhưng những giá trị cũ không phải đã mất hết giá trị, mà trái lại, chúng vẫn thường xuyên gây ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, tạo nên những xung đột không tránh khỏi trong gia đình, ngoài xã hội. Vì thế, theo ông, Khổng giáo vẫn là một vấn đề quan trọng, thết yếu. Việc giải quyết mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại không phải dựa trên ý chí của nhà lý luận, mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn, dựa vào nền tảng kinh tế – xã hội mà trên đó, các giá trị cũ hoặc mới được thừa nhận hay phế bỏ. Theo ông, cả Nho giáo và các triết thuyết xưa của phương Tây đều đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của chúng và do vậy, việc nghiên cứu Nho giáo chỉ có ý nghĩa để hiểu lịch sử và hiện tình tư tưởng Việt Nam, chứ không phải để đề cao hay phủ nhận Nho giáo. Đào Duy Anh đã mở ra một cánh cửa mới cho trí thức Việt Nam: cần phải tiếp cận những giá trị đích thực hiện đại của nhân loại trên cơ sở hiểu rõ giá trị truyền thống của dân tộc. Với ông, những giá trị mới của nhân loại khi đó, không gì khác ngoài học thuyết của Mác.
Nền văn hoá mới mà Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương xây dựng gồm có ba nguyên tắc – dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá, trong đó, nguyên tắc dân tộc hoá được đặt lên hàng đầu.
3. Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống Việt Nam trong giá trị nhân loại
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong thế bị động khi chạm trán với xu hướng xâm chiếm phương Đông của các nước tư bản phương Tây, ở Việt Nam đã có sự khủng hoảng về giá trị kéo dài gần nửa thế kỷ. Do yêu cầu đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, các giá trị truyền thống đã có sự biến đổi sâu sắc, trong đó chỉ một số giá trị tiếp tục được thừa nhận và phát huy như tinh thần yêu nước, tình đoàn kết dân tộc, các giá trị đạo đức truyền thống, ... Những giá trị đó được kết hợp với các giá trị của chủ nghĩa xã hội như nam nữ bình đẳng, tinh thần cộng sản chủ nghĩa, ý thức bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, ... tạo nên một hệ giá trị mới. Các giá trị Nho giáo cũ tuy không được thừa nhận về mặt chính thống, nhưng trên thực tế, chúng vẫn tác động ngấm ngầm trong đời sống xã hội. Hệ giá trị mới này có độ bền vững tương đối lớn trong suốt thời kỳ chiến tranh, nhưng bắt đầu có dấu hiệu bất cập với xã hội từ sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Các dấu hiệu đó ngày càng trỏ nên mạnh mẽ và có nguy cơ trở thành khủng hoảng về giá trị, đặc biệt trong những năm gần đây, trước ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá.
Tuy nhiên, với việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bằng thực tiễn cách mạng vẻ vang của mình xác lập vị thế của các giá trị truyền thống trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng truyền thóng – hiện đại.
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Đảng đã xác định: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, vị thế của giá trị truyền thống trong hệ giá trị hiện đại của dân tộc đã được xác lập về mặt lý thuyết. Nhưng, để có nền văn hoá tiên tiến thì các giá trị hiện đại nào sẽ được tiếp nhận và tiếp nhận như thế nào? Để có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thì đâu là nhân tố truyền thống làm nên bản sắc đó, qui định đặc trưng dân tộc đó?
4. Giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay ở nước ta dưới góc độ triết học, đặc biệt là giá trị sinh thái truyền thống
Trong các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, giá trị văn hoá sinh thái có một vị thế đặc biệt, được thể hiện một cách độc đáo trong tư tưởng, đạo đức và lối sống của con người Việt Nam. Các giá trị văn hoá sinh thái truyền thống Việt Nam càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, khi mà vấn đề bảo vệ môi trường sống đang là một trong những vấn đề gay cấn nhất, bức xức nhất, đồng thời cũng khó giải quyết nhất của thời đại.
4.1. Văn hoá sinh thái và những giá trị văn hoá sinh thái truyền thống Việt Nam
Theo nghĩa rộng, có thể hiểu văn hoá sinh thái là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra một môi trường sống phù hợp hơn, đáp ứng đầy đủ hơn những nhu cầu sống ngày càng tăng của con người, sự tồn tại và phát triển không ngừng của xã hội. Các giá trị văn hoá sinh thái được thể hiện trong mọi lĩnh vực, từ tư tưởng, quan niệm, biểu tượng, đạo đức, thẩm mỹ, ý thức sinh thái và lối sống sinh thái đến nhưng tạo phẩm ăn hoá sinh thái mang tính vật chất như nghệ thuật, kiến trúc, hội hoạ, ... Những giá trị này được hình thành và khẳng định một cách trực tiếp từ mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người Việt Nam truyền thống với những điều kiện thiên nhiên vốn có.
Môi trường thiên nhiên Việt Nam với đặc điểm vừa đẹp, vừa hào phóng, lại vừa rất khắc nghiệt là nền tảng đầu tiên để hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc nói chung, văn hoá sinh thái nói riêng. Những điều kiện đó giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động của con người và đồng thời quyết định cả xu hướng vận động của các giá trị truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Nói cách khác, các giá trị văn hoá sinh thái truyền thống là kết quả của quá trình con người Việt Nam sống, hoạt động và thể hiện mình trong những điều kiện cụ thể, đặc thù của thiên nhiên Việt Nam.
Trong hệ giá trị văn hoá sinh thái truyền thống, nổi lên một số giá trị cơ bản sau đây:
Giá trị về triết lý sống:
Triết lý sống chung nhất của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, là sống hài hoà với thiên nhiên, được xây dựng trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết học nhân sinh phương Đông vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật, đạo Nho và đạo Lão với lối tư duy thực tế và lối sống thực dụng của người dân lao động luôn sống gắn bó với thiên nhiên. Triết lý sống này được thể hiện ở ba quan niệm cơ banr phản ánh ba mức độ khác nhau của mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên:
Một là, quan niệm “Thiên - Địa - Nhân hoà đồng” hay “Thiên - Nhân hợp nhất”. Đây là quan niệm sơ khai nhất của con người về mối quan hệ của họ với thiên nhiên. Con người và thiên nhiên là một khối liên thông bền chặt, không thể tách rời. Điều này được thể hiện rõ rệt trong lĩnh vực lao động sản xuất. Do nước ta là một nước mà nghề nông là chủ yếu, nên lao động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Chính điều đó đã gắn kết con người Việt Nam từ ngàn xưa với thiên nhiên. Do đó, ngay trong những câu tục ngữ từ xa xưa, ta đã thấy được vai trò của thiên nhiên đối với lao động sản xuất:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng”
Với quan niệm này, con người Việt Nam trải qua bao đời, với bao sóng gió, gian truân vẫn sống hoà đồng với thiên nhiên, gắn bó máu thịt với thiên nhiên, nương nhờ và “thuận” theo thiên nhiên.
Hai là, quan niệm “Mưu sự tại Nhân, thành sự tại Thiên”. Trong một xã hội còn kém phát triển, đặc biệt là lực lượng sản xuất còn quá lạc hậu, con người không dám, hay nói đúng hơn là chưa có đủ năng lực và điều kiện để khai thác thiên nhiên một cách triệt để nhằm mưu sinh, mưu lợi cho mình, quan niệm này đã đưa con người đến chỗ “tôn thờ thiên nhiên”: “ơn trời mưa nắng phải thì”, “lạy trời mưa xuống”, ... Việc mượn danh các thần linh như đất có Thổ công, sông có Hà bá, rừng núi có Sơn thần, biển cả có Thuỷ thần, hay các thần Mặt trời, Sấm sét, Lửa, ... thể hiện trong các câu chuyện cổ tích, thần thoại chứng tỏ con người Việt Nam không chỉ yêu quý, mà còn rất tôn trọng, biết ơn thiên nhiên, thậm chí còn phụ thuộc một cách mù quáng vào các lực lượng siêu nhiên đó. Bởi vì, theo quan niệm dân gian, tôn thờ thần linh chính là tôn thờ thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. và, luật tục – có thể coi như bộ luật dân gian về bảo vệ môi trường thiên nhiên – cũng đã xuất hiện trên cơ sở tôn thờ các thần linh, tôn thờ thiên nhiên đó.
Ba là, quan niệm “Nhân định thắng Thiên”. Khác với hai quan niệm trên, quan niệm này đã tạo cho con người tính năng động nhất định trong quan hệ với thiên nhiên, không chịu bó tay ngồi chờ Trời - Đất ban phát “bổng lộc”, “phước lành”, mà trong chừng mực nhất định, có thể chiến thắng được thiên tai bằng sức mạnh của chính mình. Khi mưa lũ, ngập lụt thì “nghiêng đồng đổ nước ra sông”; khi nắng nóng, khô hạn thì “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”. Con người chiến đấu với thiên tai, chiến thắng thiên tai để có thể thích ứng, hoà nhập nhiều hơn với thiên nhiên, chứ hoàn toàn không phải để xa rời, hay đối lập với nó. Đó chính là sự chinh phục thiên nhiên một cách hợp lý, trong khuôn khổ giới hạn của nó.
Tình yêu thiên nhiên
Con người Việt Nam yêu thiên nhiên, sống gắn bó với thiên nhiên vì họ hiểu những giá trị, những lợi ích to lớn mà thiên nhiên mang đến cho họ: “rừng vàng, biển bạc”, “tắc đất, tắc vàng”, ... Lối ví von thiên nhiên như vàng, như bạc không chỉ có nghĩa là thiên nhiên giàu có. mà còn chứng tỏ rằng thiên nhiên trong tâm khảm người Việt Nam là vô cùng quý giá, là nguồn sống, nguồn của cải vật chất mà con người phải tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn không chỉ cho các thế hệ hôm nay, mà còn cho các thế hệ mai sau. Thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng thẩm mỹ vô hạn đối với con người:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”
Thiên nhiên càng trở nên sinh động hơn, đẹp hơn, thi vị hơn khi hoà quyện với hình ảnh người lao động:
“Cô kia tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
hay
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”
Với nguồn cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc trước thiên nhiên, con người đã khám phá ra, xây dựng nên những công trình kiến trúc như đền, chùa, miếu mạo ... tuy không đồ sộ, hoành tráng nhưng sâu lắng hài hoà với khung cảnh thiên nhiên và phù hợp với tâm thức của người Việt như các di tích lịch sử, chùa Hương (động Hương Tích), chùa Non nước, chùa Tây Phương, đền Hùng, động Phong Nha, Côn Sơn, các lăng tẩm ở cố đô Huế,... Đấy thực sự là những hệ sinh thái – nhân văn đẹp, hài hoà giúp con người thư giãn, thưởng ngoạn cảnh đẹp và sự linh thiêng trong các dịp lễ, hội để có thể phục hồi về sức lực và sự công bằng về tinh thần sau những ngày lao động nặng nhọc, vất vả.
Con người Việt Nam yêu thiên nhiên, bởi vì yêu thiên nhiên còn là cội nguồn của tình yêu Tổ quốc, hay nói cách khác, lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việt Nam có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước, có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu, nước mạnh”. Tình yêu Tổ quốc – lòng yêu nước của người Việt nam không phải là cá biệt, nhất thời, mà đã trở thành một cái trục chính của ý thức hệ Việt Nam, là cội nguồn sản sinh và nuôi dưỡng các giá trị tiêu biểu của văn hoá Việt Nam, và do đó, lòng yêu nước đã trở thành chủ nghĩa yêu nước.
Lòng yêu nước của con người Việt nam bắt đầu từ tình yêu quê hương, cụ thể là từ mái nhà tranh, cánh đồng làng, luỹ tre xanh, cây đa, bến nước, sân đình, ...đến tình yêu đất nước bao la của cả dân tộc, được linh thiêng hoá, tâm linh hoá với các biểu tượng “Tre xanh” như
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người...”
Câu thơ như một lời thâu tóm, nhấn mạnh để giải đáp cội nguồn sức sống hiên ngang, bất khuất, bất diệt của cây tre, của mỗi con người nói riêng cũng như của đất nước muôn loài cây cỏ, của dân tộc Việt Nam nói chung. đây là những phẩm chất truyền thống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra còn có các biểu tượng khác như “Bàn thờ Tổ quốc”, “Quốc tổ Hùng Vương”, “Hồ Chí Minh”, “Điện Biên Phủ”. tà áo dài, tiếng đàn bầu, ... mà khi nói đến, ai cũng biết đấy là Việt Nam.
Con người Việt Nam yêu thiên nhiên, nguyện sống gắn bó máu thịt với mảnh đất thân yêu này. Do đó, ngay từ xa xưa đã biết từng bước, từng bước cải tạo để thích ứng, để hội nhập dần dần với nó. Lối sống nương nhờ vào thiên nhiên là cách ứng xử thích hợp nhất của con người Việt Nam đối với thiên nhiên. Để có thể sống nương nhờ vào thiên nhiên mà không hoàn toàn lệ thuộc vào nó, con người buộc phải hiểu nó, nắm được quy luật hoạt động của các yếu tố tự nhiên như nắng, mưa, bão, lũ, trăng, sao, ... để đề phòng và kịp thời ứng phó với những biến đổi bất thường của thiên nhiên, hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại của thiên tai. Thông qua quá trình sống, lao động sản xuất, người nông dân bằng cách tích luỹ kinh nghiệm trên cơ sở quan sát hoạt động của các sinh vật
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
trạng thái của mây, gió, sấm, chớp
“Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống”
“Mống dài thì lụt, mống cụt thì mưa”
đã dần dần hình thành nên một kho tri thức kinh nghiệm dân gian vô cùng phong phú, đa dạng và có phần đúng đắn. Cái vốn kinh nghiệm sống đó trở thành vốn tri thức cần thiết cho con người ở mọi thế hệ, nó hưóng dẫn, quy định nếp sống, nếp ăn, nếp mặc, nếp ở, ... của con người Việt Nam.
Một biểu hiện rõ nét nữa của sinh thái truyền thống là ở cách khám, chữa bệnh dân gian. Các danh y nổi tiếng ở Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông khi tiếp thu nên y học Trung Quốc đã có những cải biến cho phù hợp với cây thuốc Việt Nam, con người Việt Nam. Người Việt chữa bệnh không chỉ bằng thuốc, mà còn bằng ăn uống, và vì vậy, thuốc chữa bệnh ở xung quanh con người ... Cả thiên nhiên là một kho thuốc khổng lồ, một kho dược liệu khai thác không bao giờ hết. Đó cũng là một cách sống nương nhờ thiên nhiên của người Việt Nam.
4.2. Giá trị văn hoá sinh thái truyền thống ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá
*Thực trạng và một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong lĩnh vực môi trường sống.
Toàn cầu hoá diễn ra như một xu thế khách quan trong thời đại hiện nay. Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hoá cũng có mặt tiêu cực. Một trong những thách thức đó là nguy cơ đánh mất những giá trị truyền thống, đánh mất bản sắc văn hoá, tức là đánh mất đi những gì là tinh tuý, thiêng liêng nhất của dân tộc.
Mặt khác, trên đất nước ta đang diễn ra một quá trình đổi mới toàn diện và sâu sắc. Nền kinh tế thị trường cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang có tác động mạnh mẽ lên mọi mặt của đời sống xã hội. Việc mở cửa ra làm ăn với nước ngoài với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để nước ta hoà nhập với xu hướng toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức. Tất cả những điều kiện đó đều đang ảnh hưởng đến những truyền thống văn hoá dân tộc, và các giá trị văn hoá truyền thống đang có những bước chuyển đổi cho phù hợp.
Thực trạng môi trường sống ở Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp theo chiều hướng tiêu cực như nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, nước ngọt, các loại khoáng sản và nhiên liệu), sự nghèo dần tính đa dạng sinh học, nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống bởi các chất thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, việc lạm dụng các chất hoá học trong phòng trừ dịch hại cho cây trồng và gia súc, việc sử dụng bừa bãi các chất kích thích cây trồng và vật nuôi nhằm thu lãi nhanh nhất, bất chấp sức khoẻ và mạng sống của con người, sự bùng phát ngày càng rộng rãi các tệ nạn xã hội do sử dụng chất kích thích dưới dạng matuý đã gây ra nhiều bệnh tật hiểm nghèo mà AIDS là một nguy cơ trầm trọng nhất, ... đang hàng ngày, hàng giờ bào mòn sức lực của con người và xã hội. Vấn đề môi trường sống ở Việt Nam đã trở nên cấp bách và phức tạp hơn bao giờ hết. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay chính là do sự đồng thời cùng tồn tại đan xen phức tạp của các nền văn minh chưa được định hình trên cái nền của văn minh tiểu nông – văn minh nông nghiệp lúa nước. Do vậy, những giá trị văn hoá - sinh thái truyền thống cũng đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ.
*Hoà nhập mà không hoà tan – sự chuyển đổi trên cơ sở kế thừa cái tốt, cái tích cực, phát huy mặt tốt,mặt tích cực, loại bỏ những cái xấu, sáng tạo trong việc giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.
Điều này được thể hiện rõ nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Những triết luận về văn hoá trong tư tưởng của Người là sự luận giải về các quy luật cơ bản của sự phát triển văn hoá như sáng tạo, kế thừa, tiếp thụ những tinh hoa trong giao lưu văn hoá, ...
Sáng tạo không những là bản chất của văn hoá, mà còn là quy luật phát triển của văn hoá, vì sự phát triển văn hoá phải được bắt nguồn trực tiếp từquá trình sáng tạo mang tính nhân văn cao cả của con người và cộng đồng. Nguyên lý đó được Hồ Chí Minh trình bày rõ trong nhiều triết luận về văn hoá. Người khẳng định: lịch sử nhân loại là do người lao động sáng tạo ra, cho nên trong tất cả các lĩnh vực xã hội – từ sản xuất, học tập lý luận đến sự lãnh đạo của Đảng - đều cần đến sự sáng tạo, đều phải thấm đậm tinh thần nhân văn từ con người, do con người và vì con người. Người lưu ý phải đề cao cảnh giá trước những hiện tượng phản sáng tạo, cũng có nghĩa là phản văn hoá: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ”.
Quy luật về sự kế thừa di sản văn hoá và gữ gìn, phát triển văn hoá dân tộc cũng được Hồ Chí Minh nhìn nhận một cách biện chứng: “Nói là khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra”. Cách đánh giá của Người về cái mới trong sự phát triển văn hoá cũng rất công bằng, khoa học và thể hiện thái độ tích cực; những gì cũ nhưng tốt, vẫn có giá trị thì phải được phát triển thêm. Trong rất nhiều bài nói, bài viết của mình, Người đều căn dặn nhất định phải xây đắp cho được một nền văn hoá dân tộc và phải biết cách kế thừa di sản văn hoá dân tộc. Di sản này là cái gốc không có gì thay thế được. Song, phải có một nhãn quan thấu đáo để thể hiện sự nhuần nhuyễn giữa logic và lịch sử mới có thể thấy được và làm tốt điều đó.
Do đó, triết lý sống hài hoà với thiên nhiên là một giá trị vĩnh hằng và luôn đúng, là mặt tốt của giá trị văn hoá sinh thái truyền thống mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. Phát huy ở chỗ chuyển lối sống từ thái cực chỉ biết phụ thuộc, nương nhờ vào thiên nhiên, sang thái cực chinh phục, khai thác thiên nhiên bằng bất cứ giá nào nhằm thoả mãn những lợi ích trước mắt của con người. Lối sống mới đã phủ định lối sống cũ, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Triết lý sống hài hoà với thiên nhiên vẫn còn là nguyên lý chủ đạo trong lối sống văn hoá sinh thái của người Việt Nam. Chữ “hài hoà” giờ đây phải được hiểu: có khai thác thiên nhiên, thậm chí phải khai thác kịp thời, mạnh mẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường để phát triển đất nước; song, mặt khác, cần phải biết “bù đắp” kịp thời cho thiên nhiên và phải biết dừng khi đã đến giới hạn cho phép, hay đến “ngưỡng” chịu đựng của từng loại tài nguyên.
Ngày nay, sống hài hoà với thiên nhiên phải tuân theo nguyên tắc phát triển lâu bền – một nguyên tắc của lối sống hiện đại đang được toàn nhân loại quan tâm. “Phát triển lâu bền là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ trong tương lai trong việc thoả mãn những nhu cầu của họ”. như vậy , phát triển lâu bền là một vấn đề mang tính toàn cầu mà mỗi quốc gia, dân tộc trên cơ sở bản sắc riêng của mình đều phải tham gia và giải quyết vấn đề đó.
Yêu thiên nhiên cũng là một giá trị văn hoá sinh thái sống mãi với thời gian. Con người ta sinh ra ai cũng yêu thiên nhiên như một bản năng vốn có. Hơn nữa yêu thiên nhiên còn là cội nguồn của tình yêu Tổ quốc. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được các thế hệ người Việt Nam kế thừa liên tục. Song, qua mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, nội dung yêu nước đã có những biến đổi nhất định: từ chỗ yêu nước là “trung với vua” đến “trung với Đảng, hiếu với dân” được thể hiện ở “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” và ngày nay yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội Việt Nam bằng đóng góp toàn bộ trí lực, thể lực, tài lực góp phần làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Do đó, ở từng dân tộc, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, tình yêu đó cũng có những biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Ngày nay yêu thiên nhiên không chỉ bằng cảm tính đơn thuần, mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa, mà yêu thiên nhiên là phải hiểu biết sâu sắc toàn diện về nó (về cấu trúc và các quy luật hoạt động của từng yếu tố nói riêng, của toàn bộ thiên nhiên nói chung), về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Từ đó, con người tự nguyện, tự giác có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn đối với tự nhiên, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường theo nguyên tắc phát triển lâu bền. Điều đó có nghĩa là phải giáo dục ý thức sinh thái một cách có hệ thống, rộng rãi trong toàn xã hội. Đó là sự bổ sung thêm cho giá trị yêu thiên nhiên trong thời đại ngày nay.
Như vậy, có thể nói, những giá trị văn hoá truyền thống đó, về căn bản, vẫn còn nguyên giá trị đối với ngày nay. Song, về nội dung cụ thể, các giá trị ấy đang có những sự chuyển đổi cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của thời đại. Những sự chuyển đổi trong các giá trị văn hoá sinh thái ngày nay đều nhằm vào mục tiêu phát triển lâu bền – một chiến lược phát triển mới của nhân loại, một trong những xu hướng mà quá trình toàn cầu hoá đang hướng đến.
lời kết
Thế giới đang chuyển đổi từng giờ, từng phút với tốc độ chóng mặt. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, của đời sống xã hội là sự xuất hiện những giá trị hiện đại đối với từng quốc gia, từng dân tộc. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, khi mà sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia là không có giới hạn, thì việc những giá trị truyền thống có thể bị mai một là tất yếu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vẫn hội nhập vào xu thế phát triển của thế giới, nhưng vẫn giữ được cái riêng của dân tộc mình, không tự đánh mất mình.
Muốn làm được điều này phải có khả năng phán đoán, phân biệt và đánh giá. Dựa vào giá trị truyền thống dân tộc với tư cách là cơ sở nền tảng, chúng ta có thể thực hiện được điều trên. giá trị truyền thống là cùng một loại với giá trị nhân loại. Giá trị nhân loại khi vào nước ta sẽ cùng với giá trị truyền thống làm nên giá trị mới của dân tộc. Giá trị nhân loại có thể là một nhân tố nâng cao giá trị truyền thống, làm cho giá trị truyền thống mang bộ mặt hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của con người hiện đại nhiều hơn. Mặt khác, giá trị nhân loại khi được con người dân tộc chấp nhận, được lặp đi lặp lại qua một vài thế hệ cũng có thể trở thành giá trị truyền thống. Cứ như thế, giá trị truyền thống ngày một phong phú thêm, nâng cao hơn.
Giá trị sinh thái truyền thống cũng không nằm ngoài quy luật trên. Nhưng con người đang khai thác nguồn tài nguyên quá giới hạn cho phép, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái. Vậy làm thế nào để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người ? Ăngghen đã dạy: “Sự việc nhắc nhở chúng ta từng giờ, từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trj một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc của chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tát cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng những quy luật đó một cách chính xác”.
Toàn cầu hoá như một dòng nước lớn đang lan tràn khắp mọi miền đất của hành tinh. Đứng trong đó thì phải biết bơi theo nó. Có bản lĩnh sẽ không sợ chết chìm, có sự thông minh và sáng tạo sẽ tranh thủ được nhiều cơ hội, tránh khỏi nhiều nguy cơ. Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại dân tộc có thể qua đây mà được giữ gìn, nâng cao và phong phú hoá.
danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, năm 2002
2. Lý luận chính trị, số 5, năm 2002
3. Lý luận chính trị, số 6, năm 2002
4. Tạp chí Triết học, số 4, tháng 7, năm 2001
5. Tạp chí Triết học, số 5, tháng 8, năm 2001
6. Tạp chí Triết học, số 6, tháng 9, năm 2001
7. Tạp chí Triết học, số 7, tháng 10, năm 2001
mục lục
Trang
Lời nói đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35442.doc