Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động kinh doanh đều cần thiết phải có hai loại tài sản là tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản lưu động là cần thiết, việc nắm giữ tài sản lưu động càng nhiều nguy cơ mất khả năng thanh khoản càng thấp nghĩa là rủi ro kinh doanh càng thấp. Tuy nhiên, nắm giữ tài sản lưu động là có chi phí, do đó có sức ép trong việc duy trì vốn lưu động ở mức cần thiết tối thiểu sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng là điều kiện không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh. Để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng cần qua nhiều công đoạn khác nhau, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường cần phải có đủ vốn đầu tư vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như tài sản lưu động không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sản xuất đình trệ có thể dẫn đến làm ăn thua lỗ và nguy cơ phá sản.
Tài sản lưu động trong doanh nghiệp được coi là lượng tiền ứng trước nhằm thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động, nó là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh. TSLĐ tồn tại ở tất cả các khâu từ thanh toán, sản xuất, tiêu thụ, dự trữ nên nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.
60 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9768
4876
4410
3320
3 Các khoản phải thu khác
14732
5854
5310
4531
4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
(2,874)
(4,100)
(5,070)
(5,341)
III Hàng tồn kho
153255
95830
89216
83644
1 Hàng tồn kho
153255
95830
89216
83644
B Tài sản dài hạn
126692
62514
60333
56357
I Tài sản cố định
80527
56341
54233
50657
1 Tài sản cố định hữu hình
61906
55313
53112
49664
Nguyên giá
194263
168089
153844
145337
Giá trị hao mòn lũy kế
(132356)
(112776)
(10732)
(95673)
2 Chi phí xây dựng sở dang
18620
1082
1121
993
II Đầu tư tài chính dài hạn
23798
6200
6100
5700
1 Đầu tư vào công ty con
15300
2 Đầu tư vào công ty kiên kết
2398
1600
1600
1600
Đầu tư dài hạn khác
6100
4600
4500
4100
III Tài sản dài hạn khác
22366
1 Chi phí trả trước dài hạn
22366
TỔNG TÀI SẢN
543177
336384
318821
295878
NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ
205429
90314
86120
81369
I Nợ ngắn hạn
205429
90314
83120
81369
1 Vay và nợ ngắn hạn
111264
53128
51321
50321
2 Phải trả người bán
57212
6860
5912
5578
3 Người mua trả tiền trước
1962
1613
1520
1498
4 Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
2893
6101
6013
5673
5 Phải trả người lao động
7624
6623
5816
5712
6 Chi phí phải trả
19157
7890
6732
6210
7 Các khoản phải trả, phải nộp khác
5315
8095
5806
6377
B NGUỒN VỐN
338107
246097
235701
214509
I Vốn chủ sở hữu
338404
247868
237520
216432
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
216689
144460
141188
122226
2 Quỹ dự phòng tài chính
6715
6940
7012
7078
3 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
114999
96468
89320
87128
II Nguồn kinh phí và quỹ khác
(296)
(1771)
(1819)
(1923)
1 Quỹ khen thưởng và phúc lợi
(296)
(1771)
(1819)
(1923)
TỔNG NGUỒN VỐN
543536
336411
318821
295878
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Nhìn vào bảng cân đối kế toán cho ta cái nhìn tổng quan về tình hình tài sản và các nguồn hình thành tài sản trong doanh nghiệp. Ta thấy, về mặt giá trị tuyệt đối, quy mô đều tăng lên qua các năm. Tài sản tăng từ 239521 triệu đồng lên 416844 triệu đồng. Trong đó, khoản mục tiền có xu hướng tăng từ năm 2004 đến năm 2005, đến năm 2007 thì giảm đáng kể chỉ còn không tới một nửa so với năm trước đó, chứng tỏ đã có sự điều chỉnh trong cơ chế quản lý tiền mặt, giúp công ty hạn chế việc giữ tiền mặt, tận dụng cho hoạt động đầu tư thu lãi. Các khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng lên có nghĩa là công ty ngày càng có chính sách tín dụng thương mại mở rộng giúp cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên và nâng cao mức doanh thu. Hàng tồn kho cũng tăng lên từ năm 2004 đến năm 2007, từ 83644 triệu đồng lên 153255 triệu đồng. Tài sản cố định tăng đáng kể từ 50657 triệu đồng lên 80527 triệu đồng. Trong đó tài sản cố định hữu hình chiếm chủ yếu còn chi phí xây dựng chiếm số nhỏ. Các khoản đầu tư dài hạn tăng đột biến từ 6200 triệu lên 23798 triệu, mà phần nhiều là đầu tư vào công ty con, do kế hoạch xây dựng nhà máy ở thành phồ Hồ Chí Minh và ở Lào. Duy nhất chỉ đến năm 2007 mới xuất hiện khoản mục chi phí trả trước lên tới 22366 triệu đồng.
Về nguồn vốn thì nợ có xung hướng tăng lên đều đặn từ 81369 triệu đồng lên 90314 triệu đồng và đến năm 2007 thì đột biến tăng lên 205429 triệu đồng. Trong đó vay nợ ngân hàng là chủ yếu, sau đó là đến phải trả người lao động. Vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng lên từ 214509 triệu đồng lên 338107 triệu đồng. Thể hiện sự gia tăng giá trị doanh nghiệp nên giúp công ty huy động được vốn từ cổ đông dễ dàng hơn và đây là năm mà doanh nghiệp cần lượng vốn lớn đầu tư cho kế hoạch sản xuất mới, dự án xây dựng hai nhà máy, một ở HCM, một ở Lào.
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
1 Doanh thu bán hàng
90592
717047
701932
691706
2 Các khoản giảm trừ
2624
586
622
613
3 Doanh thu thuần về bán hàng
903295
716460
701310
691093
4 Giá vốn hàng bán
687848
514255
507321
499238
5 Lợi nhuận gộp
215447
202205
193989
191855
6 Doanh thu hoạt động tài chính
3850
1168
1087
1003
7 Chi phí hoạt động tài chính
6119
7585
7583
7612
8 Chi phí bán hàng
66990
53212
52781
51782
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp
20896
23853
24531
25192
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
125292
118722
110172
108272
11 Thu nhập khác
147
233
12 Chi phí khác
11
13 Lợi nhuận từ hoạt động khác
147
222
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
125440
118945
110172
108272
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
16 Lợi nhuận sau thuế
125440
118945
110172
108272
17 Lãi trên cổ phiếu
7718
9417
8912
8723
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Nhìn chung nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh khả quan lợi nhuận sau thuế luôn dương và tăng đều qua các năm. Quy mô lợi nhuận cũng lớn. Từ 108272 triệu đồng năm 2004 lên 125440 năm 2007. Đó là nguyên nhân vì sao mà lãi trên cổ phiếu lớn. Nhưng chúng ta có thể thấy là năm 2007 tuy lợi nhuận sau thuế cao hơn năm trước nhưng lãi trên cổ phiếu lại giảm, đó là do công ty phát hành thêm cổ phiếu dẫn tới số lượng cổ phiếu tăng lên, hành động này làm pha loãng giá trị vốn chủ, giá trị vốn chủ trên từng cổ phiếu giảm xuống, phần lợi nhuận sau khi nộp thuế chia cho mỗi cổ phiếu cũng giảm xuống.
Bảng 3: Lợi nhuận sau thuế qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Lợi nhuận sau thuế
Triệu đồng
125440
118945
110172
108272
Chênh lệch tuyệt đối
Triệu đồng
6495
8773
1900
_
Tốc độ tăng trưởng
%
5,5
8,0
1,75
_
Nguồn: Các báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Qua các năm lợi nhuận của doanh nghiệp tương đối cao, cao nhất vào năm 2006, lên đến 8773 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trung bình là 5,03%. Đây là một tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tương đối cao. Qua biểu đồ cho ta cái nhìn cụ thể hơn về điều này.
Bảng4: Hệ số tự tài trợ của công ty qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
543536
336411
318821
295878
Vốn chủ sở hữu
Triệu đồng
338107
246097
235701
214509
Hệ số tự tài trợ
Lần
0,622
0,731
0,7393
0,725
Nguồn: Các báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Qua các năm về giá trị tuyệt đối vốn chủ sở hữu đều tăng, từ năm 2004 đến năm 2007 tăng 123598 triệu đồng. Tuy nhiên hệ số tự tài trợ thay đổi liên tục và không theo một xu hướng cụ thể, năm 2007 giảm đáng kể so với năm 2006.
Bảng 5 : Doanh lợi và vốn chủ sở hữu và doanh lợi tài sản
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Lợi nhuận sau thuế
125440
118945
110172
108272
Tổng tài sản
543536
336411
318821
295878
Vốn chủ sở hữu
338107
246097
235701
214509
ROE
0,37
0,48
0,47
0,505
ROA
0,23
0,354
0,3456
0,366
Nguồn:Các báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Nhìn vào bảng hệ số, ta thấy rằng doanh lợi rủi ro có xu hướng giảm xuống, đây là tín hiệu không tốt, minh chứng cho mức độ hấp dẫn của cổ phiếu giảm xuống. Năm 2007 giảm nhiều nhất do phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn đê thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất không theo chu kì và khá cao. Hệ số ROA có thấp hơn nhưng cũng có xu hướng giảm, đây có thể là do qui mô tài sản được đầu tư tăng lên, hoạt động mở rộng sản xuất nhưng ban đầu lợi nhuận chưa tăng kịp.
II Thực trạng sử dụng tài sản lưu động của công ty
1 Phân tích sự thay đổi các thành phần trong tài sản lưu động
Tài sản lưu động của công ty bao gồm tiền mặt, và tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Các khoản phải thu ngắn hạn như phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác, dự phòng các khoản phải thu khó đòi và một phần quan trọng nữa là các khoản mục hàng tồn kho.
Bảng 6: Cơ cấu tài sản lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Tiền
51%
56%
56%
56%
Các khoản phải thu ngắn hạn
30%
25%
25%
24%
Hàng tồn kho
19%
20%
19%
20%
Tổng
100
100
100
100
Nguồn:Các báo cáo tài chính năm 2004 đến năm 2007
Nhìn vào bảng cơ cấu ta thấy khoản mục tiền là chiếm lớn nhất trong tổng khoản mục tài sản lưu động, trung bình lên tới 54% quá một nửa so với tổng các khoản mục tài sản lưu động. Các khoản phải thu ngắn hạn qua 4 năm tăng lên, phải thu cao nhất là 30% vào năm 2007, doanh nghiệp đã có những chính sách tăng tín dụng thương mại để kích thích tiêu thụ hàng hóa, nâng cao doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn gốc của những nguy cơ rủi ro trong thanh khoản và phát sinh thêm các chi phí trong doanh nghiệp. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trung bình 4 năm là 19,5% trên tổng tài sản lưu động.
Hiện nay, công ty gửi tiền tại các ngân hàng như ngân hàng công thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng quân đội (MB), ngân hàng Nam Á
Các khoản phải thu: Bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, các khoản phải thu khác. Các khách hàng chủ yếu của công ty là các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty. Các khoản phải thu này bao gồm cả các khoản nợ tiền hàng hóa.
Hàng tồn kho: Bao gồm nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, hàng gửi bán.
2 Các nguồn đầu tư vào tài sản lưu động
Tài sản lưu động, tài sản cố định được hình thành lên từ các nguồn khác nhau. Việc xem xét nguồn tài trợ cho tài sản lưu động của công ty cho ta thấy được TSLĐ được tài trợ bằng những nguồn nào và có được đảm bảo hay không và với chi phí như thế nào. Thông thường tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, phần còn lại của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư vào tài sản lưu động.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ
Từ công thức trên ta có kết quả sau.
Bảng7: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 1
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
1
Tiền
6661
57954
56310
53215
2
Các khoản tương đương tiền
15000
3
Các khoản phải thu khách hàng
241928
120085
112962
100122
4
Hàng tồn kho
153255
95830
89216
83644
5
Nợ ngắn hạn
205429
90314
83120
81369
6
Tổng
211415
183555
175368
s
Bảng8: Nhu cầu vốn lưu động (2)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
1
Vốn chủ sở hữu
338107
246097
235701
214509
2
Tài sản dài hạn
126692
62541
60333
56357
3
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
211415
183556
175368
158152
Nguồn: Các báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Nghiên cứu xem xét nguồn đầu tư cho tài sản lưu động của công ty là một hoạt động rất quan trọng. Xem xét nguồn là để đánh giá mức độ chắc chắn, ổn định của các nguồn cung cấp từ đó có các biện pháp chủ động về nguồn. Tài sản lưu động thường xuyên qua các năm đều dương và tăng dần. Công ty có nguồn đảm bảo cho tài sản lưu động rất ổn định, TSLĐ ngoài việc được đầu tư bằng nợ ngắn hạn còn được đảm bảo bằng nguồn dài hạn. Chính sách vốn lưu động thường xuyên được đầu tư bằng tài sản dài hạn giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn nhưng tốn kém chi phí sử dụng vốn hơn so với sử dụng nguồn đầu tư ngắn hạn.
Hiện nay nguồn vốn huy động chủ yếu của công ty là từ, nguồn vốn được cấp từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn có được từ đi vay, nguồn vốn từ hoạt động phát hàng cổ phiếu, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại.
3 Phân tích sự thay đổi về tài sản lưu động qua các năm
* Sự thay đổi về quy mô TSLĐ
Bảng 9: Sự thay đổi về quy mô TSLĐ qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch 07-06
Chênh lệch 06-05
Chênh lệch 05-04
Tuyệt đối
142975
15381
18967
Tương đối
52,2%
5,95%
7,92%
Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2004 đến năm 2007
Tài sản lưu động qua các năm có sự thay đổi lên xuống đáng kể, giữa năm các năm 2004 và 2005 chênh lệch tuyệt đối là 18967 triệu đồng, qua 2 năm 2006 và 2005 chênh lệch còn 15381 triệu đồng, cho tới năm 2006 và 2007 chênh lệch lên tới 142975 triệu đồng. Về giá trị tương đối sự tăng lên về TSLĐ năm 2007 chiếm tới 52,2%, trong khi đó năm 2006 là 595% và năm 2005 là 7,92%.
Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản
Bảng10: Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản
Đơn vị : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
1
Tổng tài sản
543535
336410
318821
295878
2
Tài sản lưu động
416844
273869
258488
239521
3
Tài sản dài hạn
126691
62541
60333
56357
4
Tài sản cố định
80527
56341
54233
50657
5
Tài sản tài chính
23798
6200
6100
5700
6
Tài sản dài hạn khác
22366
7
Tỷ trọng TSLĐ
77%
81,4%
81,07%
80,95%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2006, 2005, 2004
Biểu đồ: Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ TSLĐ giảm dần qua các năm, năm 2004 chiếm 80.95% đến năm 2005 tăng lên 81,07%, năm 2006 tăng lên 81,4% đến năm 2007 giảm xuống đột ngột còn có 77% trong tổng tài sản của công ty. Nhưng nhìn chung TSLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản của công ty.
* Phân tích hệ số
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
TSLĐ
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
Tổng nợ ngắn hạn
Bảng 11: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Tài sản lưu động
416844
273869
258488
239521
Nợ ngắn hạn
205429
90314
83120
81369
HS thanh toán nợ ngắn hạn
2,029
3,032
3,1098
2,9436
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty thông qua việc bán TSLĐ hay mức độ các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng TSLĐ. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm dần từ năm 2004 đến năm 2007 từ 2,9436 xuống còn 2,029. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tương đối cao. Đây là tín hiệu đảm bảo rằng các khoản nợ của ngắn hạn của công ty được đảm bảo thanh toán rất cao.
- Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh = Tiền mặt + phải thu + chứng khoán ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Bảng12: Hệ số thanh toán nhanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Tiền
6661
57954
56310
53215
Các khoản tương đương tiền
15000
Phải thu
241928
120085
112962
102632
Nợ ngắn hạn
205429
90314
83120
81369
Hệ sô thanh toán nhanh
1,283
1,971
2,0365
1,9153
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Hệ số thanh toán nhanh phản ánh mức độ các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng các khoản mục trong TSLĐ trừ hàng tồn kho. Bởi vì hàng tồn kho khó khăn trong việc bán, chuyển đổi thành tiền. Hệ số thanh toán nhanh giảm dần qua các năm từ 1,9153 vào năm 2004 xuống 1,283 năm 2007.
- Khả năng thanh toán tức thời
Tiền mặt
Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Bảng13 : Hệ số thanh toán tức thời
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Tiền
6661
57954
56310
53215
Nợ ngắn hạn
205429
90314
83120
81369
Hệ số thanh toán tức thời
0,0324
0,6417
0,677
0,654
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Hệ số thanh toán nhanh của công ty ở mức thấp đều nhỏ hơn 1, điều này cho ta thấy rằng tiền mặt không đủ chi trả ngay lập tức cho các khoản nợ ngắn hạn. Muốn chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán cẩn phải huy động thêm từ các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho. Đặc biệt năm 2007 hệ số thanh toán tức thời rất thấp chỉ có 0,0324, năm nay tiền mặt được nắm giữ rất ít, thay vào đó là khoản đầu tư lớn vào chứng khoán tương đương tiền, và do khoản mục nợ ngắn hạn tăng lên đột biến, từ 90314 năm 2006 lên tới 205429 năm 2007. Đây là dấu hiệu không tốt thể hiện sự trong việc thanh toán của công ty.
- Vòng quay tài sản lưu động
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản lưu động =
TSLĐ bình quân
Bảng14: Vòng quay tài sản lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Doanh thu thuần
903295
716460
701310
691093
TSLĐ bình quân
416844
273869
258488
239521
Vòng quay TSLĐ
2,167
2,616
2,713
2,8853
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Vòng quay tài sản lưu động giảm dần qua các năm, năm 2004 là 2,8853 vòng đến năm 2007 còn là 2,167 vòng. Mức độ giảm là không cao tuy nhiên nó cũng phản ánh sự cố gắng thay đổi trong nỗ lực làm giảm vòng quay hàng tông kho.
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lợi của TSLĐ =
TSLĐ bình quân
Bảng 15: Sức sinh lợi của TSLĐ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Lợi nhuận sau thuế
125440
118945
110172
108272
TSLĐ bình quân
416844
273869
258488
239521
Sức sinh lợi của TSLĐ
0,3
0,434
0,426
0,452
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Chỉ tiêu mức sinh lợi trên TSLĐ là chỉ tiêu quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, nó thể hiện việc sử dụng tài sản lưu động có mang lại hiệu quả không. Nhìn qua bảng tính ta thấy rằng sức sinh lợi của tài sản có xu hướng giảm dần, tuy nhiên về giá trị tuyệt đối lại tăng lên do quy mô TSLĐ tăng lên cao đột xuất vào năm 2007. Sức sinh lợi của công ty là cao so với các công ty khác.
4 Tình hình quản lý các khoản mục trong TSLĐ
Bảng16: Giá trị, tỷ trọng các khoản mục trong TSLĐ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TSLĐ
416844
100
273869
100
258488
100
239521
100
Tiền
6661
1,6
57954
21
56310
22
53215
22
Các khoản
tương đương tiền
15000
3,6
0
Phải thu
241928
57
120085
44
112962
44
102632
43
Hàng tồn kho
153255
36
95830
35
89216
34
83644
35
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Nhìn vào bảng ta thấy rằng khoản mục phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho qua các năm, tăng dần từ 43% vào năm 2004 lên 57% vào năm 2007, chứng tỏ rằng các khoản công ty có chính sách khuyến khích ưu đãi trong việc bán hàng hóa để kích thích tiêu thụ hàng hóa tăng doanh thu. Dự trữ hàng tồn kho cũng tăng lên về quy mô và tỷ trọng, tuy nhiên sự thay đổi qua các năm là không cao. Hàng tồn kho tăng lên có thể là do tăng dự trữ nguyên vật liệu đầu vào, công cụ dụng cụ hoặc tăng lượng hàng hóa chưa được tiêu thụ. Tiền vào các năm 2006, 2005, 2004 được giữ với khối lượng lớn, công ty giữ tiền mặt tại quỹ nhiều để đảm bảo khả năng thanh toán, trung bình giữ tiền mặt tại quỹ qua các năm là 21,5%. Đến năm 2007 lượng tiền mặt công ty nắm giữ sụt giảm đáng kể chỉ còn 1,6% trong tổng TSLĐ do công ty đã chuyển hướng nắm giữ tiền để thanh toán thông qua việc đầu tư vào chứng khoán dễ thanh khoản. Việc thay thế nắm giữ tiền mặt bằng việc nắm giữ chứng khoán ngắn hạn giúp doanh nghiệp giảm chi phí của việc giữ tiền mặt không sinh lãi, tuy nhiên nắm giữ tiền mặt cũng có những rủi ro về thanh khoản, có thể xảy ra trường hợp cần tiền thanh toán mà không thể chuyển chứng khoán thành tiền ngay được.
- Kỳ thu tiền
Số ngày trong kỳ
Kỳ thu tiền bình quân = * Phải thu
Doanh thu bán hàng
Trong đó người ta thường lấy số ngày là 360 ngày
Bảng 17: Kỳ thu tiền bình quân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Doanh thu thuần
Tr.đ
903295
716460
701310
691093
Khoản phải thu
Tr.đ
241928
120085
112962
102632
Kỳ thu tiền
Ngày
96,41
60,34
57,986
53,462
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Kỳ thu tiền bình quân của các khoản phải thu trong công ty tương đối ngắn trung bình chỉ có 67 ngày, cao nhất là vào năm 2007 là 96,41 ngày. Công ty đã có chính sách quản lý các khoản phải thu tốt, giúp thời gian thu tiền bán hàng nhanh, quay vòng tiền vốn và đem lại hiệu quả trong kinh doanh.
Bảng 17 : Các bộ phận trong khoản mục phải thu
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Phải thu khách hàng
220302
91
113455
94,5
108312
96
100122
97,5
Trả trước cho người bán
9768
4
4876
4
4410
4
3320
3,2
Các khoản phải thu khác
14732
6
5854
5
5310
4,7
4531
4,4
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
-2874
-1
-4100
-3
-5070
-5
-5341
-5
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Trong khoản mục phải thu thì phải thu khách hàng là chiếm tỷ trọng cao nhất, đây là xu hướng chung.Tuy nhiên tỷ trọng này có giảm dần từ năm 2004 là 97,5% đến năm 2007 là 91% nhưng tỷ lệ vẫn cao. Các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác không đáng kể. Các khoản dự phòng trung bình cũng chiếm tới 3,5%. Công ty có chính sách tăng khối lượng tiêu thụ hàng hóa thông qua việc mở rộng chính sách bán chịu, giúp tăng doanh số tiêu thụ tuy nhiên, việc mở rộng tiêu thụ bằng hình thức này cũng phát sinh các chi phi đòi nợ, chi phí cơ hôi và có rủi ro trong thanh khoản.
- Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu bán hàng
Vòng quay các khoản phải thu =
Phải thu bình quân
Bảng18: Vòng quay các khoản phải thu
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Doanh thu thuần
903295
716460
701310
691093
Khoản phải thu
241928
120085
112962
102632
Vòng quay các khoản phải thu
2,167
2,616
2,713
2,8853
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Nhìn chung vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm. Vòng quay các khoản phải thu vẫn còn nhỏ, công ty cần có các chính sách tăng cường việc thu hồi các khoản nợ.
Bảng19: Giá trị các thành phần trong hàng tồn kho các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Hàng tồn kho
153255
95830
89216
83674
NVL tồn kho
82138
60503
57286
53168
Công cụ dụng cụ
7846
7168
537
549
Chi phí sxkd dở dang
32150
15684
13584
13120
Hàng gửi bán
22160
17517
16942
15684
Hàng hóa
8961
1358
867
1153
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004 đến năm 2007
Bảng 20: Tỷ trọng các thành phần trong hàng tồn kho
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Hàng tồn kho
100
100
100
100
NVL tồn kho
53,6
63,13
64,21
63,54
Công cụ dụng cụ
5,1
0,8
0,6
0,656
Chi phí sxkd dở dang
20,89
18,37
15,22
15,68
Hàng gửi bán
14,46
18,28
19
18,74
Hàng hóa
5,86
1,42
0,97
1,384
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 đến năm 2007
Nhìn trung trong hàng tồn kho thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình 4 năm là 61,12%, sau đó là tới hàng gửi bán trung bình chiếm 17,62%, các khoản công cụ dụng cụ, chi phí sxkd dở dang chiểm tỷ trọng nhỏ, hàng hóa cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, đây là dấu hiệu tốt chứng minh rằng hàng hóa công ty sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, không phải lưu kho lâu, giảm chi phí lưu kho.
- Vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần.
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho
Bảng 21: Vòng quay hàng tồn kho
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Doanh thu thuần
903295
716460
701310
691093
Giá trị hàng tồn kho
153255
95830
89216
83644
Vòng quay HTK
5,89
7,48
7,86
8,26
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2004 đến năm 2007
Vòng quay hàng tồn kho lớn, trung bình là 7,4%, tuy nhiên có xu hướng giảm qua các năm do doanh thu có tăng nhưng tốc độ tăng không tương xứng với tốc độ tăng của giá trị hàng tồn kho. Đây là tín hiệu tốt, thể hiện rằng hàng tồn kho ngày càng được quản lý hiệu quả hơn.
3 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty
3.1 Những kết quả đạt được
Là doanh nghiệp tiên phong trong ngành nhựa Việt Nam, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong Hải Phòng qua 45 năm xây dựng và phát triển đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào. Trên các mặt như sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, hội nhập với nền kinh tế thế giới, đầu tư xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì việc sử dụng hiệu quả các loại tài sản là quan trọng. Sử dụng hiệu quả TSLĐ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thành lập và phát triển công ty Nhựa thiếu niên tiền phong luôn phải đối mặt với những thách thức như thiếu nguyên liệu đầu vào, tiền mặtCông ty đã không ngừng nỗ lực để vượt qua các khó khăn đảm bảo kinh doanh luôn đạt được các mục tiêu trong từng thời kì.
Trong những năm gần đây hiệu quả hoạt động kinh doanh đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
- Doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng liên tục với tốc độ cao. Từ năm 2007 đến năm 2004 doanh thu tăng tới 212202 triệu đồng. Tốc độ tăng trung bình là 1.5% . Lợi nhuận công ty tăng đều qua các năm từ 108272 triệu đồng vào năm 2004 lên 125440 triệu đồng vào năm 2007. Doanh thu tăng qua các năm góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Việc kinh doanh phát triển của công ty sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành nhựa, cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng.
- Tổng tài sản, TSLĐ của công ty tăng lên qua các năm, tổng tài sản tăng từ 295878 triệu đồng vào năm 2004 lên 543535 triệu đồng vào năm 2007, đặc biệt từ năm 2006 đến năm 2007 tài sản tăng tới 207125 triệu đồng. Tài sản lưu động cũng tăng lên từ 239521 triệu đồng vào năm 2004 lên 416844 triệu đồng vào năm 2007, riêng giữa năm 2006 và 2007 TSLĐ tăng tới 142975 triệu đồng. Sở dĩ giữa năm 2006 và 2007 TSLĐ và tổng tài sản có sự thay đổi lớn như vậy là do trong năm 2007 công ty đầu tư xây dựng 2 nhà máy, một tại thành phố Hồ Chí Minh, một tại Lào. Điều này chứng tỏ sự lớn mạnh của công ty và vị thế ngày càng mở rộng. Hứa hẹn một tương lai với các kết quả vượt trội.
- Hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2007 đã được cải thiện, chỉ tiêu vòng quay TSLĐ là tương đối cao tuy có giảm qua các năm trung bình đạt 2,5953.
- Hệ số thanh toán nợ tốt chứng tỏ các khoản nợ được đảm bảo chi trả chắc chắn. Hệ số thanh toán cao giúp doanh nghiệp có được ưu thế trong việc đi vay, nâng cao uy tín, giúp doanh nghiệp có thể vay dễ dàng hơn, hồ sơ đơn giản hơn, và hạn mức cao hơn. Hệ số thanh toán nhanh cao, đó là dấu hiệu tốt, các khoản nợ sẽ được thanh toán nhanh chóng không cần đến việc bán hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh thấp và nhỏ hơn 1, điều này chứng tỏ rằng tiền mặt mà công ty giữ tại quỹ sẽ không để thanh toán ngay lập tức các khoản nợ.
- Sức sinh lợi trên TSLĐ là lớn, hiệu quả trong việc sử dụng tài sản lưu động cao. Phản ánh những cố gắng, nỗ lực của công ty trong việc quản lý, sử dụng TSLĐ.
Tuy nhiên, việc sử dụng TSLĐ của công ty vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục:
3.2 Những hạn chế
- Cơ cấu tài sản lưu động chưa được hợp lý lắm. TSLĐ một nửa được đầu tư bằng nợ ngắn hạn còn một nửa đầu tư bằng nguồn dài hạn. Cơ cấu tài sản này sẽ giúp doanh nghiệp ổn định nguồn đầu vào nhưng vốn lưu động thường xuyên lớn sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ vốn dưới dạng tài sản lưu động.
- Cơ cấu TSLĐ chưa hợp lý, tỷ trọng tiền mặt thấp nhất là năm 2007, làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn. Tỷ trọng hàng tồn kho và các khoản phải thu lại chiếm tỷ trọng cao trong TSLĐ .
- Phải thu khách hàng rất lớn cần có sự thay đổi trong chính sách thu tiền bán hàng. Vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho còn nhỏ cần điều chỉnh trong quản lý phải thu và quản lý tồn kho.
- Dự phòng phải thu vẫn còn lớn làm tăng chi phí giữ tiền mặt, chưa có dự phòng tài chính và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo như quy định tại thông tư 33/2005/TT – BTC của Bộ Tài chính.
4 Nguyên nhân
4.1 Nguyên nhân khách quan
Công ty Nhựa Thiêu niên Tiền Phong Hải Phòng là công ty tiên phong trong ngành nhựa Việt Nam, là thành viên chính thức của hiệp hội nhựa Việt Nam. Ra đời do nhu cầu, chiến đấu, bảo vệ tổ quốc và sinh hoạt của người dân trong thời kỳ kháng chiến. Công ty đã vượt qua các khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của từng thời kỳ. Từ khi thành lập một trong những khó khăn lớn của công ty là đảm bảo nguyên liệu đầu vào, thay đổi máy móc công nghệ.
Hoạt động sản xuất ở lĩnh vực nhựa, khó khăn lớn nhất là đảm bảo nguyên liệu đầu vào. Do đặc thù nguyên liệu đầu vào không sẵn có trong nước, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài nên để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào để cho sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục cần phải có dự trữ lớn về nguyên liệu và lượng mặt đủ lớn. Đặc điểm về ngành nghề sản xuất làm cho công ty phải có dự trữ tồn kho lớn vì thế nguồn vốn đầu tư vào TSLĐ chiếm tỷ trọng cao.
- Khách hàng chủ yếu của ngành nhựa là các công trình xây dựng lớn, các dự án lớn vì thế mỗi lần cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn và thời gian dài vì vậy mà các khoản phải thu là rất lớn.
- Trong những năm gần đây thị trường tài chính ở Việt Nam tương đối phát triển, hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán phát triển là cơ hội cho các doanh nghiệp thay vì giữ tiền mặt tại quỹ không sinh lợi thì đầu tư vào các loại chứng khoán có độ thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi ra tiền và mang lại thu nhập cho doanh nghiệp.
4.2 Nguyên nhân chủ quan
- Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành, đây là thuận lợi của công ty về uy tín kinh doanh, các bạn hàng . Nhưng cũng có những khó khăn do phong cách làm việc cũ, không năng động. linh hoạt. Đội ngũ cán bộ ở thời kì trước, có kinh nghiệm, có thâm niên nhưng không còn phù hợp vời thời kinh tế thị trường, cần có sự đổi mới. Năm 2006 công ty đã thực hiện cổ phần hóa công ty tạo một bước tiến lớn trong sự đổi mới.
- Trong năm 2007 công ty thực hiện xây dựng hai nhà máy mới ở Thành phố Hồ Chí Minh và ở Lào. Để tiến hành xây dựng công ty cần huy động tiền mặt, cũng như nguồn nguyên liệu, máy móc chuẩn bị cho sản xuất.
- Hệ thống quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả, kho ở quá xa, phân bố không hợp lý làm cho việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất tốn thời gian và chi phí.
- Trình độ quản lý hàng tồn kho của cán bộ nhà máy còn hạn chế, phương pháp quản lý tồn kho được sử dụng vẫn là phương pháp thùng hàng, thủ công, phương pháp quản lý bằng máy tính đã bắt đầu được sử dụng nhưng chưa đem lại kết quả cao.
- Là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa lâu đời, công ty có các bạn hàng lớn lâu năm, chủ yếu phục vụ cho xây dựng các công trình, dự án lớn vì thế khối lượng sản phẩm mỗi lần cung cấp lớn, và việc thu hồi tiền bán hàng cũng cần có thời gian, đó là nguyên nhân vì sao các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ lệ cao.
- Tuy công ty đã thực hiện cổ phần hóa nhưng vẫn chịu sự quản lý của nhà nước, nên công ty chưa có sự chủ động hoàn toàn trong các quyết định về cơ cấu tài sản, chính sách bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HẢI PHÒNG
I Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới
Về kết quả kinh doanh: Phát huy những kết quả đạt được của năm 2007 và căn cứ vào phương hướng tình hình thị trường năm 2008, công ty phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu cơ bản tăng trưởng 10% so với thực hiện năm 2007 cụ thể như sau.
Bảng 22: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 và năm 2008
Chỉ tiêu
Thực hiện 2007
Kế hoạch 2008
Tỷ lệ tăng trưởng %
Doanh thu (tỷ đồng)
905,9
1000
10
Sản lượng (1000tấn)
33,18
36
10
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)
125,4
138
10
Về thị trường tiêu thụ
Công ty sẽ phấn đấu để duy trì là nhà máy sản xuất hàng đầu các sản phẩm nhựa tại Việt Nam. Giữ vững thị trường truyền thống trong nước, từng bước mở rộng thị trường mới ra nước ngoài, mở rộng thị trường vào Miền Nam, xuất khẩu sang Lao và Campuchia
Mở rộng mạng lưới tiêu thụ vào thị trường phía Nam, bên cạnh hơn 200 đại lý đã có.
Về sản phẩm
Hoàn thiện đồng bộ các sản phẩm ống nhựa chịu nhiệt PP-R máng điện cỡ lớn để triển khai ra thị trường, tìm kiếm các sản phẩm mới như pallet, các loại profile, nhựa gỗ
Về đầu tư
Đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, đầu tư trang thiết bi có hàm lượng chất xám cao để nâng cao năng lực sản xuất từ 30000 tấn năm 2006 lên 35000 tấn năm 2007 để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Xin giấy phép thành lập nhà máy sản xuất các loại ống nhựa tiêu thụ ở thị trường Miền Nam, phấn đấu quý 3 năm 2008 sẽ xây dựng xong và đưa nhà máy tại Bình Dương đi vào hoạt động. Tiếp tục tiến hành xin giấy phép đầu tư cho công ty LD nhựa Tiền Phong – SMP để xây dụng nhà máy sản xuất các loại ống nhựa tiêu thụ ở Lào Quý 4 năm 2008 sẽ xây dựng xong và đưa nhà máy tại Vientiene của công ty LD Nhựa TP- SMP phía Nam đi vào hoạt động.
- Xin thủ tục để di chuyển nhà máy sản xuất sang địa điểm mới tại phường Hưng Đạo – Quận Dương Kinh – Hải Phòng. Cuối năm 2008 sẽ di chuyển 1 phân xưởng sang nhà máy mới tại xã Hưng Đạo- huyện Dương Kinh.
Về đào tạo
Luôn đào tạo và đào tạo lại để nâng cao tay nghề, trình độ cho toàn thể CBCNV để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động SXKD.
Về quản lý
Đổi mới phương pháp quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý tinh gọn, giảm chi phí để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quản lý nhằm đạt được các mục tiêu SXKD năm 2008.
Trong những năm vừa qua, công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào trong hoạt động sản xuất- kinh doanh, đều tăng trưởng với tốc độ cao, sản lượng và doanh thu tăng trưởng không ngừng từ năm này qua năm khác. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách và tận dụng cơ hội, thời cơ cũng như các thuận lợi để đạt được những kết quả trong hoạt động sản xuất- kinh doanh rất đáng khích lệ.
Trên đà tăng trưởng đó, nhằm khai thác thị trường tiềm năng tiếp tục mở rộng qui mô, công ty cạnh tranh lành mạnh để tiếp tục khẳng định cị thế của công ty trên thị trường để thật xứng đáng là đơn vị hàng đầu trong ngành nhựa Việt Nam.
Để đảm bảo được tốc độ tăng trưởng của mình, năm nay công ty sẽ đâu tu xây dựng một nhà máy mới trên diện tích 5 ha tại khu công nghiệp Đồng An II, tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 1000 tỷ đồng. Nhà máy này sẽ sản xuất các sản phẩm ống nhựa PVC, HDPE, PP-R. Để phục vụ cho các tỉnh miền Nam và Miền Nam Trung Bộ, đây được đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn nhất cả nước về nhựa. Nó không những làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần Nhựa mà còn góp phần vào việc đưa các sản phẩm có chất lượng cao mang thương hiệu Nhựa Tiền Phong đến với người tiêu dùng toàn quốc, giữ vững thương hiệu Nhựa Tiền Phong là thương hiệu mạnh, không chỉ trong ngành nhựa mà còn là thương hiệu hàng đầu trên thị trường trong nước và quốc tế. Với mục tiêu đặt ra là mỗi khi khách hàng nhắc đến thương hiệu “ Nhựa Tiền Phong là nhắc đến các sản phẩm có chất lượng cao và phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty
1 Giải pháp trước mắt
Giảm các khoản phải thu và duy trì lượng tiền mặt ở mức hiệu quả
Các khoản phải thu xuất hiện khi doanh nghiệp bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trả tiền sau chứ không nhận tiền mặt ngay khi bán hàng, các khoản phải thu mang lại lợi ích do tín dụng thương mại làm tăng doanh số bán nhưng cũng tạo ra chi phí trực tiếp và gián tiếp cho doanh nghiệp. Các khoản phải thu phải đượcquản lý một cách năng động để đảm bảo rằng chính sách về các khoản phải thu của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Công ty có thể sử dụng một trong hai phương pháp quản lý các khoản phải thu
- Kỳ thu tiền bình quân được tính bằng cách chia các khoản phải thu cho doanh thu bán chịu bình quân một ngày.
- Kỳ thu tiền bình quân có thể đem so sánh với mức bình quân của ngành và kỳ hạn tín dựng của doanh nghiệp để biết được mức độ tuân thủ kỳ hạn của khách hàng và việc thanh toán của khách hàng so với mức ngành.
Công ty giảm các khoản phải thu thông qua việc thay đổi về chính sách tín dụng thương mại. Chính sách tín dụng thương mại bao gồm:
- Kỳ hạn tín dụng: Là độ dài thời gian mà các khoản tín dụng được cấp. Tăng kỳ hạn tín dụng thường kích cầu doanh số, tuy nhiên có nó làm tăng chi phí cho các khoản phải thu. Công ty muốn giảm các khoản phải thu thì phải giảm thời gian mà các khoản tín dụng được cấp.
- Tiêu chuẩn tín dụng: Đề cập tới điểm mạnh và uy tín khách hàng phải chứng tỏ để được nhận tín dụng. Các tiêu chuẩn tín dụng đưa ra nhằm sàng lọc những khách hàng tốt có khả năng trả nợ, giảm rủi ro tín dụng. Công ty đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng chặt chẽ sễ làm giảm số lượng khách hàng được hưởng tín dụng thương mại, các khoản phải thu sẽ giảm xuống.
- Chính sách thu tiền đề cập tới các thủ tục mà doanh nghiệp tuân thủ để thu tiền từ các khoản phải thu đến hạn. Doanh nghiệp kiên định cần thiết để thu tiền hàng tránh tình trạng kéo dài thời gian thu tiền quá mức tối thiểu, làm tăng chi phí.
- Chính sách chiết khấu: Chính sách chiết khấu hấp dẫn sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng nhưng lại giảm khối lượng tiền thu về: Công ty muốn thu nhanh tiền hàng và giảm các khoản phải thu có thể sử dụng chính sách chiết khấu thu hút.
Công ty cũng cần chú ý đến các khoản nợ quá hạn hay thời hạn lâu ngày, cần có biện pháp thúc đẩy thu hồi nợ. Đối với các món nợ mà khách hàng không thể hiện sự nỗ lực trong việc trả nợ, công ty có thể đưa ra các mức phạt tùy theo thời gian quá hạn, để kích thích khách hàng trả nợ.
Khi các khoản phải thu được thu hồi một các hiệu quả sẽ làm tiền mặt tại quỹ của công ty tăng lên. Lượng tiền này có thể gửi tại ngân hàng hoặc giữ tại quỹ của công ty nhằm tăng cường khả năng thanh toán tức thời đang còn yếu của công ty, công ty sẽ giảm được áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Giảm lượng hàng tồn kho
Năm 2007 hàng tồn kho chiếm tới 36% trong tổng tài sản lưu động trong đó nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho. Công ty cần đưa ra các biên pháp thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng tồn kho, tăng vòng quay hàng tồn kho từ đó làm giảm số lượng hàng tồn kho.
- Tổ chức các chiến dịch khuyến mại hay bán hàng có quà tặng góp phần thu hút sự quan tâm mua hàng, tăng lượng hàng bán ra. Tuy nhiên phải đảm bảo có lãi, cân đối được giữa lượng chi phí bỏ ra và lượng tiền thu về.
- Khuyến khích tiêu thụ trong nội bộ công ty, tiêu thụ ở các thị trường dễ tính như nông thôn, miền núi.
- Đối với những hàng tồn kho quá lâu, chất lượng kém, lỗi thời . Công ty nên mạnh dạn giảm giá sản phẩm để tiêu thụ giải quyết nguồn vốn tồn đọng, giảm chi phí lưu kho, bảo quản, tổn thất do chất lượng hàng hóa giảm hoặc do mất mát hao hụt.
Khai thác hiệu quả nguồn tài trợ trong nội bộ công ty
Công ty nhựa Thiếu niên tiền phong Hải Phòng là đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành nhựa Việt Nam, với số lượng cán bộ công nhân viên lớn, các đơn vị trực thuộc đông đảo, đây là lực lượng đông đảo có thể thu hút nguồn tài trợ cho công ty khi cần thiết. Công ty có thể huy động tài trợ nội bộ qua các khoản như: các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp, các khoản phải trả công nhân viên nhưng chưa đến hạn nên chưa trả, các khoản đặt cọc của khách hàng, các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ và sử dụng tín dụng nhà cung cấp.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có
Công ty cần kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau, các nguồn vốn đều có ưu nhược điểm và có chi phí sử dụng khác nhau. Tùy vào mục đích đầu tư và tình hình cụ thể tại công ty (hiệu quả kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín) mà công ty sẽ lựa chọn cho mình nguồn vốn thích hợp nhất, thông thường nên sử dụng nhiều nguồn vốn cùng một lúc một cách hài hòa để tận dụng tối đa ưu điểm của từng loại và hạn chế nhược điểm của các nguồn vốn.
Ngoài ra công ty cần sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn vốn hiện có để giảm áp lực vay vốn qua đó giảm được các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
Công ty cũng cần tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động như chi phí mua hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
2 Giải pháp lâu dài
Cải thiện phương pháp quản lý TSLĐ
- Đối với các khoản tiền và các khoản tương đương tiền
Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp rất liếm khi mà lượng tiền vào ra lại đều đặn và có thể dự kiến được, làm cho dự trữ lượng tiền tại quỹ không thể như việc tính toán trên sổ sách. Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Hải Phòng cũng không nằm ngoài tình trạng trên, thậm chí do đặc điểm về sản phẩm và thị trường cung cấp nên lượng tiền mặt vào ra qua các thời kỳ chênh lệch rất nhiều. Công ty cần phải thường xuyên theo dõi lượng tiền lưu chuyển, theo dõi dòng tiền vào ra của công ty, xem xét xem tiền được sử dụng như thế nào trong công ty. Qua đó công ty xác định nhu cầu tiền mặt cho mỗi thời kỳ.
Để chủ động về lượng tiền mặt công ty cần lập bảng dự tính lưu chuyển tiền tệ trong khoảng thời gian tới (khoảng 1,2 tháng), tránh sự chi tiêu quá mức, hay quá khắt khe, và dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp.
Công ty cần có kế hoạch đầu tư vào các loại chứng khoán phù hợp, cần có một danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả bao gồm các loại chứng khoán có độ rủi ro thấp, thanh khoản dễ dàng chuyển thành tiền nhưng mức độ sinh lợi thấp và các loại chứng khoán có rủi ro cao nhưng tỷ lệ sinh lợi cao. Tuy nhiên hiện nay thị trường chứng khoán của Việt Nam mới trong giai đoạn sơ khai, chưa ổn định, công ty cần quan tâm, theo dõi để điều chỉnh về quy mô, chủng loại chứng khoán cho phù hợp.
Là công ty lớn, khối lượng TSLĐ lớn, công ty nên đầu tư có một bộ phận chuyên thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán và cân đối ngân quỹ. Bộ phận này tìm các nguồn đầu tư nếu như ngân quỹ thặng dự và thực hiện thu hút nguồn tài trợ nếu như ngân quỹ thâm hụt. Nếu tính ra chi phi bỏ ra để xây dựng bộ phận này với lợi ích thu được thì lợi ích về mặt lâu dài là rất lớn.
- Hàng tồn kho
Hàng tồn kho liên quan tới chi phí lưu kho, chi phí bảo quản. Để dự trữ hàng tồn kho có hiệu quả cần phải đánh giá được tình hình kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, công ty trong từng thời kỳ. Công ty chủ động tìm nguồn cung cấp, tìm nguồn tiêu thụ để làm tăng vòng quay lượng hàng tồn kho. Thường xuyên nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nguồn nguyên liệu để tìm được nguồn cung cấp đem lại hiệu quả nhất.
Qua phân tích cơ cấu trong hàng tồn kho, ta thấy rằng hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, và hàng gửi bán do đó về lâu dài cần thực hiện các hoạt động sau đây:
- Thực hiện nghiên cứu, dự đoán lượng hàng tiêu thụ đối với mỗi khách hàng, từng thời kì khác nhau, dự đoán lượng hàng hóa tiêu thụ của từng vùng theo thời gian sẽ giúp giảm thiểu được lượng hàng gửi bán bị tồn kho.
Mở rộng các kênh tiêu thụ hàng hóa, thu hút thêm khách hàng tại các khu vực đó và khu vực lân cận, làm tăng lượng hàng hóa tiêu thụ .
Muốn tăng lượng hàng hóa tiêu thụ, nhất là trong thị trường đầy cạnh tranh, thì công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới chủng loại sản phẩm. Đi kèm theo đó công ty cần tăng cường công tác Marketing, tạo tên tuổi, giữ uy tín trên thị trường, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàngChỉ có ấn tượng tốt với công ty thì khách hàng mới trung thành với sản phẩm của công ty sản xuất ra.
Các khoản phải thu
Công ty nên xây dựng một chính sách phải thu, trong dó bao gồm các quy định cụ thể về chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với những hợp đồng lớn, khuyến khích khách hàng trả nợ sớm, tránh tình trạng chiếm dụng vốn.
- Để hạn chế các khoản cho vay tín dụng thương mại không tốt cần phải đưa ra các điều khoản tín dụng thương mại chặt chẽ như: Thời hạn tín dụng, phương thức trả nợ, các yêu cầu về vốnĐồng thời cũng đưa ra các khoản về vi phạm hợp đồng. Nếu vi phạm cam kết trong hợp đồng sẽ chịu một mức phạt cụ thể. Nhưng các điều khoản trong hợp đồng cũng phải phù hợp với chính sách và chế độ hiện hành.
- Định kì công ty cần có hoạt động phân loại nợ để có những chính sách cụ thể đối với từng khoản nợ. Tổ chức một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu hồi nợ và theo dõi sát sao, nếu có hiện tượng trây y cần có biện pháp thúc giục hoặc chấm dứt cấp tín dụng thương mại. Các khoản tín dụng thương mại đã quá lâu cần tìm cách thu hồi dứt điểm
3 Nâng cao công tác quản lý
- Ổn định tổ chức các phòng chuyên môn, cơ cấu lại tổ chức các xí nghiệp theo phương châm nâng cao chất lượng chuyên môn, giảm bớt đầu mối quản lý, tinh giảm lao động gián tiếp, ưu tiên cho lao động kĩ thuật, tiến tới nghiên cứu áp dụng hình thức trả lương khoán theo hiệu quả công việc. Quán triệt trả lương cho cán bộ công nhân viên đúng đủ và đúng thời gian quy định.
Để tăng cường công tác quản lý để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh nhầm nâng cao hiệu quả kinh doanh cần thực hiện một số biện pháp sau.
Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, các xí nghiệp tránh sự chồng chéo. Tăng cường rà soát, điều chỉnh hệ thống định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu và các định mức khác một cách hợp lý, Đảm bảo công bằng trong thu nhập của người lao động. Rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống nội quy, quy chế dân chủ góp phần theo kịp những yêu cầu mới tron quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ của nhà máy như quy chế tiêu thụ, quy chế xét hoàn thành kế hoạch, quy chế tiết kiệm vật tư, quy chế quản lý vật tư, hàng hỏng và quy chế khoán quỹ lương cho các xí nghiệp.
Tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện công tác quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính của công ty. Công ty cần sắp xếp công việc cho phù hợp với trình độ của công nhân viên, có thể tuyển thêm những cán bộ có trình độ có năng lực.
Là một công ty lớn với nhiều phòng ban, và đơn vị trực thuộc, công ty cần giải quyết tốt mối quan hệ quản lý giữa các phòng ban, việc quản lý phải thống nhất từ trên xuống tù đó mới có thể thực hiện đồng bộ kế hoạch kinh doanh, mục đích làm sao cho quá trình từ khi lập kế hoạch cho đến thực hiện, mọi công việc diễn ra thông suốt, góp phần quản lý tài chính, quản lý TSLĐ dễ dàng hơn.
Riêng đối với TSLĐ, một việc quan trọng là công ty cần thực hiện tốt việc kế hoạch hóa TSLĐ. Việc này giúp công ty xác định được nhu cầu TSLĐ cần thiết, hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó khâu quản lý và khâu tổ chức TSLĐ cũng sẽ dễ dàng hơn và giảm được rủi ro thiệt hại do việc thừa, thiếu TSLĐ mang lại. Để có thể làm tốt công tác mày, định kỳ hàng năm công ty cần phân tích những số liệu thực tế của năm trước kết hợp với việc nghiên cứu thị trường để dự đoán nhu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh trên thị trường, hành vi của người tiêu dùng
Phát triển cơ sở hạ tầng
Xây dựng, sửa chữa hệ thống nhà xưởng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất sản phẩm hoặc dự trữ, tiêu thụ sản phẩm, cần xây dựng hệ thống đường xá đi lại trong công ty một cách thuận lợi để giảm bớt thời gian vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. Bên cạnh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, công ty cần xây dựng các công trình phục vụ đời sống cho cán bộ, công nhân viên như hệ thống nhà ăn, khu vui chơi thể thao
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả là kết quả cuối cùng phản ánh việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Ngược lại hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không là do việc sử dụng các nguồn lực của công ty như thế nào. Do đó công ty phải kết hợp hài hòa tất cả các nguồn lực, tận dụng tất cả những lợi thế sẵn có. Khi việc tổ chức hoạt động kinh doanh có khoa học, các yếu tố trên hoạt động hiệu quả thì sẽ là yếu tố giúp cho việc sử dụng TSLĐ hiệu quả hơn.
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là công nghệ, đặc biệt đối với ngành viễn thông di động, chính có sự đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến trong nước, cũng như trên thế giới để ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Kiến nghị với các cơ quan cấp trên
Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn dài hạn, bằng việc đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn bằng việc liên doanh, liên kết vay các tổ chức trong và ngoài nước. Đặc biệt, tạo cơ chế và nới rộng các điều kiện để doanh nghiệp có thể thực hiện cổ phần hóa, thu hút nguồn đầu tư dài hạn bằng việc phát hành cổ phiếu)
Nhà nước cần nhanh chóng tạo lập thị trường tài chính hoàn thiện. Tạo lập hoàn thiện thị trường tài chính bao gồm cả hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Hiện nay, nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp chủ yếu qua hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán mới nổi từ năm 2006 đã là một kênh huy động vốn lớn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn hoạt động vẫn chưa hiệu quả, cần có sự điều chỉnh phù hợp.
kÕt LUËN
Hiện nay, Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đối mặt với những thách thức cạnh tranh của cơ chế thị trường. Những doanh nghiệp không có đủ năng lực sẽ bị đào thải. Vì vậy mỗi doanh nghiệp luôn phải tự đổi mới mình, tự thích ứng trong môi trường hội nhập. Kế hoạch tổ chức sử dụng tài sản lưu động sao cho hiệu quả là một yếu tố giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và tăng cường hiệu quả cho doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu về tài sản lưu động của công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong Hải Phòng, ta thấy rõ được sự nỗ lực của bao lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong việc gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng tài sản lưu động vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Những hạn chế này do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Với khả năng nghiên cứu, phân tích còn hạn chế, thời gian tìm hiểu không dài nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của những người quan tâm để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo Ths.Nguyễn Minh Huệ đã tận tình hướng dẫn em, và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng1: Cân đối kế toán từ năm 2004 đến 2007
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng3: Lợi nhuận sau thuế qua các năm
Bảng4: Hệ số tự tài trợ của công ty qua các năm
Bảng 5 : Doanh lợi và vốn chủ sở hữu và doanh lợi tài sản
Bảng 6: Cơ cấu tài sản lưu động
Bảng7: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 1
Bảng8: Nhu cầu vốn lưu động (2)
Bảng 9: Sự thay đổi về quy mô TSLĐ qua các năm
Bảng10: Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản
Bảng 11: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng12: Hệ số thanh toán nhanh
Bảng13 : Hệ số thanh toán tức thời
Bảng14: Vòng quay tài sản lưu động
Bảng 15: Sức sinh lợi của TSLĐ
Bảng16: Giá trị, tỷ trọng các khoản mục trong TSLĐ
Bảng 17: Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 17 : Các bộ phận trong khoản mục phải thu
Bảng18: Vòng quay các khoản phải thu
Bảng 20: Tỷ trọng các thành phần trong hàng tồn kho
Bảng 21: Vòng quay hàng tồn kho
Bảng 22: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 và năm 2008
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7896.doc