Ngày Việt Nam bước vào hội nhập chẳng còn bao lâu. Đứng trước tình hình đó, ngành mía đường của chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Trong những năm gần đây, ngành mía đường đã thể hiện sự yếu kém trông thấy của mình. Việc đổi mới cần phải có thử nghiệm thành công thì mới vững chân bước vào hội nhập.
Sự đổi mới mình của ngành mía đường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa đã khó, thì để có thể tồn tại trên thị trường quốc tế lại càng khó hơn. Nhà nước đã có những ưu ái rõ rệt đối với ngành mía đường của ta. Tuy nhiên trước mắt vẫn là tình trạng thua lỗ của nhiều nhà máy cần phải được khắc phục. Hiện tại nước ta chỉ có 13/38 công ty là làm ăn có lãi. Một sự thật mà không một ngành kinh doanh nào có thể chấp nhận được. Nguyên nhân chính là sự phụ thuộc và ỷ lại quá nhiều của các nhà máy đường vào sự bảo hộ của Nhà nước. Làm ăn không một chút tính toán đã đẩy giá đường lên cao khiến cả nhà máy, người dân và Nhà nước đều phải chịu thua thiệt.
35 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ 5.500-6.000 đồng/kg. Như vậy các nhà máy phải mua hết mía trong vùng mình đã đầu tư và những vùng phụ cận nếu nông dân yêu cầu với giá từ 200-240 đồng/kg mía cây 10 CCS tuỳ theo thời điểm và theo vùng cụ thể. Không mua mía non, mía thấp hơn 7 CCS. Vì như vậy sẽ gây hại vật chất xã hội. Bộ phận thu mua không đến những vùng mình không đầu tư để giành giật mua, xâm phạm đến lợi ích bền vững của những người trồng mía và người tiêu dùng. Nếu vi phạm sẽ bị Hiệp hội tẩy trừ và lên án trong dư luận.
Nguyên tắc bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nông dân trồng mía và nhà máy đường là giá đường lên, giá mía lên, giá đường xuống, giá mía xuống theo cơ cấu giá trị mía nguyên liệu trong sản phẩm đường chiếm từ 45-50% của giá bán đường thô.
b. Nguyên liệu mía thu mua phải cung cấp đủ cho công suất của máy:
Các nhà máy đường khi được xây dựng lên đều có khả năng sản xuất ra một lượng đường nhất định. Ví dụ như nhà máy đường Bình Định được xây dựng năm 1996 với công suất là 1800 tấn mía cây/ ngày. Khi đến vụ thu mua, cần phải có đủ lượng mía cần thiết để cho máy chạy, như thế máy sẽ chạy đúng công suất và hiệu quả hơn. Nếu máy chạy với nguyên liệu không đủ so với yêu cầu, sản lượng làm ra đã ít, mà chi phí để vận hành máy lúc nào cũng như nhau, điều đó sẽ dẫn đến tiêu hao vật chất vô ích, hại máy và không đảm bảo năng suất. Và do đó dẫn đến giá thành phẩm cao.
c. Trữ đường trong mía phải từ 10 CCS trở lên:
Với mía chữ đường nhỏ hơn 10 CCS thì thường là mía non. Mía từ 10CCS trở lên cho độ ngọt nhiều hơn và do đó khi đưa vào sản xuất cũng sẽ cho ra sản lượng đường nhiều hơn. Nước Mỹ là nước có chữ lượng đường bình quân là 18 CCS. Nước ta nên cố gắng đầu tư công nghệ để nâng cao chữ lượng đường trong mía. Hiện nay, chữ lượng đường trong mía bình quân ở nước ta chỉ có 9,2%. Cần phải tăng trữ lượng đường trong mía lên cao hơn 10CCS để giảm được lượng tiêu hao mía trong sản xuất.
Nhu cầu của thị trường:
Trên thị trường hàng hoá tiêu dùng, đường luôn là sản phẩm được tiêu thụ với một số lượng lớn mỗi ngày. Trên thực tế, ở thị trường nội địa chưa xuất hiện rõ rệt các nhu cầu về giá thành , chất lượng đường, v.v Nhưng trên thế giới thì thị trường này lại có sự hơn hẳn rõ rệt. Các mặt hàng đường xuất khẩu của các nước đều có chất lượng đường cao và giá thành hạ. Đường của họ rất mịn, trắng và dễ hoà tan.
Tất nhiên đường được sử dụng trong đời sống hàng ngày sẽ có yêu cầu khác với đường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như bánh, kẹo, rượu bia Do đó mục tiêu của doanh nghiệp cần phải nhằm vào tất cả các nhu cầu đó thì mới có thể nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm đường một cách có hiệu quả hơn.
Các ngành bổ trợ và có liên quan:
Chính vì đường được dùng chủ yếu trong các sản phẩm như bánh kẹo, rượu, bia nên các công ty đường cần có sự kết hợp sản xuất với các ngành đó. Một sự tiện lợi nhất là không chỉ tập trung vào sản xuất đường, các công ty đường cần biết tận dụng vốn đầu tư để kết hợp xây dưng các xưởng hoặc nhà máy sản xuất bánh kẹo hoặc rượu, bia thuộc về nhà máy. Công ty Đường-Rượu-Bia Việt Trì là một ví dụ điển hình. Việc kết hợp này vừa giúp khả năng tiêu thụ đường được tăng lên, đồng thời lại giúp giảm các chi phí về marketing nếu là các công ty bánh kẹo, rượu bia khác. Hơn nữa, việc tận dụng sản xuất đa dạng sẽ giúp cho các công ty đường hoán vị lỗ lãi trong những trường hợp thị trường của một trong những mặt hàng mình sản xuất, nhất là đường, rơi vào tình thế bất lợi.
Ngoài ra, còn một ngành khác mà các nhà máy đường cũng rất nên làm. Đó là sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh là một loại phân bón được làm từ phụ phẩm (tro, bã bùn) sau khi ép mía. Loại phân này cung cấp lượng dinh dường thiết yếu cho mía và rất có hiệu quả kinh tế: năng suất và chất lượng mía đều rất cao khi được bón một cách cân đối loại phân bón này. Hiện nay Nhà nước ta đang khuyến khích các nhà máy đường nhận công nghệ chuyển giao về việc sản xuất loại phân hữu cơ vi sinh này.
Các yếu tố cạnh tranh:
a. Chiến lược và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp trong nước:
Đây là một vấn đề mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm. Đối với các công ty đường việc tổ chức và đầu tư vùng nguyên liệu cũng như thu mua cũng hết sức quan trọng. Không phải nhà máy nào cũng đầu tư vào vùng nguyên liệu được như mong muốn. Có những nơi mặc dù có vốn đầu tư lớn nhưng cuối cùng đến vụ vẫn không thể thu mua được đủ số lượng mía cần dùng. Tổ chức đầu tư vào vùng nguyên liệu không tốt cũng là nguyên nhân chính làm cho việc thu mua không đạt được yêu cầu.
b. Các mục tiêu của chính phủ:
Chính phủ luôn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế quốc dân. Việc đưa ra những chính sách khuyến khích hay không khuyến khích ngành này hoặc ngành kia sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành đó. Riêng đối với ngành đường, là một trong những ngành được hưởng rất nhiều ưu đãi từ chính phủ, nhất là về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu. Do đó rất có điều kiện trong việc cạnh tranh với nước ngoài về mặt xuất khẩu đường. Đó hẳn là một lợi thế lớn mà ngành đường nước ta vẫn chưa có dịp tận dụng.
c. Cạnh tranh nội địa:
Cạnh tranh luôn là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển. Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành cũng như trong thị trường nội địa sẽ giúp sản phẩm ngày càng có sự cải tiến nhanh hơn so với nước ngoài. Nơi nào có sức cạnh tranh mạnh thì nơi đó chắc chắn sẽ có sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả phải chăng hơn là ở những nơi không có cạnh tranh.
Trên thực tế ngành đường nước ta có một sức cạnh tranh rất lớn. Thế nhưng đó lại không phải là cạnh tranh về tiêu thụ sản phẩm mà là cạnh tranh về việc thu mua nguyên liệu. Chính điều này đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho ngành mía đường của chúng ta.
Các yếu tố ngẫu nhiên:
Ngành đường là một ngành ít chịu sự tác động ngẫu nhiên từ bên ngoài ngoại trừ phải cạnh tranh với đường nhập lậu. Việc xuất hiện đường nhập lậu cũng là do chính những biến động về giá cả trong ngành đường mà ra. Đường lậu chỉ xuất hiện khi và chỉ khi phát hiện được giá chênh lệnh giữa đường trong nước với đường của nước ngoài mà thôi. Có những năm hầu như không thấy xuất hiện đường lậu vì giá trong nước khả ổn định, nhưng một khi giá đường lên cao là ngay lập tức xuất hiện buôn lậu với khối lượng ngay càng lớn và quy mô. Đối mặt với tình trạng buôn lậu, cần phải cải thiện chính mặt hàng đường trong nước.
Vai trò của chính phủ:
Một lần nữa, có thể nói rằng vai trò của chính phủ nước ta đối với ngành đường là hết sức tích cực. Tuy nhiên, ngoài các chính sách ưu đãi về thuế, chính phủ nên có sự giám sát các nhà máy đường, đưa ra những đường lối, chủ trương nhằm hướng cho các nhà máy đường đi đúng vào khuôn khổ, không dựa dẫm để rồi toàn thất thu, gây thiệt hại cho ngân sách của Nhà nước.
II. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt nam:
1. Tình trạng lộn xộn về đầu tư và tổ chức thu mua:
Mùa mía đường ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2001 đến sớm, đó là kết quả của việc thay đổi cơ cấu mùa vụ, trồng các giống mía mới rải vụ để tiến tới các nhà máy đường gần như có thể vận hành nhiều tháng hơn trong năm. Nhưng đã xuất hiện hiện tượng mua mía non mới 6-6,5 chữ đường. Việc tranh giành nguyên liệu đã đẩy giá mía lên cao làm giá thành của đường vượt giá bán lẻ khiến người tiêu dùng không thể chấp nhận được. Đường nhập lậu lại đang tràn về mạnh mẽ từ các tỉnh biên giới, tới tay người tiêu dùng với giá chỉ khoảng 6.000-6.100 đồng/kg. Việc tiếp cứ tiếp tục sản xuất đã dẫn tới nhiều doanh nghiệp thành viên có nguy cơ bị thua lỗ. Hai nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị thanh đã phải tạm ngưng chạy máy. Nguyên nhân trước tiên phải nhận rõ là do chính từ các nhà máy cạnh tranh đẩy giá lên trước.
Đồng bằng sông Cửu Long vốn địa hình sông rạch chằng chịt, vận chuyển đường thuỷ khá dễ dàng nên từ chỗ giá chỉ 210.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường, một số nhà máy, cơ sở thiếu nguyên liệu ở Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An đã nâng giá lên tới 320.000 đồng/tấn, có lúc có nơi còn lên tới 370.000 đồng/tấn để thu hút nguyên liệu vận hành máy.
Ông Nguyễn Thiện Luân, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đồng thời là uỷ viên Ban thường trực Hiệp hội đã nghiêm khắc phê phán các nhà máy càng sản xuất càng lỗ. Có thể những sai lầm này xuất phát từ thiếu thông tin và nhận định giá đường sẽ lên cao vào mùa Trung thu. Nhưng trong thực tế đường cho mùa Trung thu năm 2001 đã được các vựa dự trữ từ trước, không phải đợi nước đến chân mới nhảy như cách làm trước đó của các nhà máy quốc doanh.
2. Cạnh tranh thua tư thương:
Tại 3 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc có sản lượng mía ngoài đồng đều đạt hơn 1 triệu tấn, nhưng số lượng thực sự đưa vào nhà máy để chế biến đường công nghiệp chỉ có 245.039 tấn. Ba nhà máy công suất 1.000 tấn mía cây/ngày, đều chỉ mua được lượng mía từ 75.000-77.000 tấn. Số còn lại được tiêu thụ bởi các lò thủ công và một phần do các nhà máy nơi khác đến mua gom. Theo các chuyên gia thị trường của Bộ NN&PTNT, nguyên nhân chính của thực trạng này là do năm 2000 giá đường tăng cao nên các lò chế biến thủ công đã “mọc” trở lại. Phần khác, vì giao thông cách trở và chính sách đầu tư, phát lệnh đốn của nhà máy chưa rõ ràng; trong lúc đó đội ngũ tư thương năng động đã tổ chức nhiều hình thức chuyên chở như: vận tải thô ra lộ lớn, chuyển xe về các nhà máy miền Trung
Tương tự ở Tây Nguyên, nhà máy đường Cam Ranh năm 2000 cũng chỉ thu mua được khoảng 10% tổng sản lượng mía trồng trên địa bàn thị xã Cam Ranh. Theo số liệu thống kê thì vụ mía đầu năm 2001thị xã Cam Ranh có tời 400 lò đường thủ công. Tổng công suất của các lò đường trên tương đương với công suất hoạt động của nhà máy đường Cam Ranh (6000 tấn mía cây/ngày). Đây chính là đối thủ cạnh tranh quyết liệt đối với nhà máy, và theo không ít nông dân thì đối thủ này là “bất khả chiến bại”!
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hiện nhà máy đường chưa tạo được lòng tin cho nông dân. Nông dân không tin vào cách tính chữ đường của nhà máy. Có thời điểm nhà máy cứ nhận mía của dân, 4 đên 5 ngày sau mới thông báo kết quả chữ đường và thanh toán tiền. Dân nghe nhà máy thông báo thế nào thì biết thế ấy, chẳng hiểu được mức độ chính xác ra sao.
Kế đó là do từ trước tới nay nông dân đã quen với cách bán mía đám. Đặc điểm của vùng đất này là diện tích trồng mía của mỗi hộ khoảng 1-2 sào, lớn nhất cũng chỉ có vài hécta. Khi bán mía cho nhà máy, do nhà máy chịu chi phí vận chuyển nên thường trạm thu mua phải gom đủ “mía tấn” (tức lượng mía phải trên 10 tấn mới đủ 1 chuyến xe) mới tiến hành cho chặt, dẫn đến tình trạng nhiều ruộng mía đã chín phải nằm chờ khiến chữ đường giảm.
Ngoài ra, để bán được mía cho nhà máy đường Cam Ranh, nông dân phải chặt mía, bỏ mía theo đúng quy cách, phải “róc” sạch thân mía rất tốn thời gian và công sức. Hơn nữa hệ thống đường vận chuyển mía từ đồng mía ra nhà máy nhiểu nơi còn quá kém, nông dân phải tự thuê nhân công vận chuyển mía ra đường chính thì xe mới vận chuyển mía về nhà máy được.
Trong khi đó, với thói quen và kinh nghiệm trồng mía từ bao lâu nay, nông dân và tư thương buôn bán mía rất đơn giản và gọn nhẹ. Họ chỉ cần nhìn đám mía là có thể nhẩm ra lượng đường thành phẩm. Do đó khi thoả thuận được giá bán mía là cho người đến chặt luôn.
3. Đường nhập lậu ép đường nội vào kho:
Một thực tế đáng lo ngại là đường lậu xuất hiện ngày một nhiều, công khai hơn và liên tục hơn. “Đánh hơi” được lợi nhuận từ chênh lệch giá đường trong nước và nhập ngoại, ở huyện Tân Châu (tỉnh An Giang), đường đang đứng đầu danh mục hàng nhập lậu qua biên giới. Hàng ngày trên tuyến đường từ cửa khẩu Vĩnh Xương và thị trấn Tân Châu, hàng chục đoàn cửu vạn với những chiếc xe đạp cũ kỹ chất đầy đường.
Loại đường cát Thái Lan hiệu “5 quả núi” tại Om Xà No (Campuchia-nơi xuất phát những chuyến hàng nhập lậu vào Việt Nam) giá là 185.000 đồng/bao (50 kg). Chỉ trên đoạn đường 15 km, từ cửa khẩu về huyện lỵ Tân Châu, cửu vạn chở được 1 bao đường thì đã kiếm lời 15.000-20.000 đồng. Người có sức khoẻ mỗi lần chở 2 bao. Trung bình một ngày đi 2-3 chuyến cũng kiếm được cả trăm đồng. Nếu có bị các lực lượng chống buôn lậu bặt thì họ sẵn sàng “bỏ của chạy lấy người”. Để qua mắt các lực lượng kiểm soát ở biên giới, đường cát Thái Lan về đến thị trấn Tân Châu thường được các chủ vựa xả bao ra, phun nước vào là ngã màu “y chang” đường nội địa. Vậy là tiêu thụ lại nhanh vì giá rẻ hơn đường nội địa 1.500-2.000 đồng/kg.
Theo dòng chảy thị trường, đường nhập lậu từ biên giới Tây Nam đã và đang xuất hiện ngày một nhiều ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Đường cát ngà mịn của Thái Lan và của Trung Quốc được sang bao đóng từng “cây” 5-10 kg (bằng bao giấy cứng) bán với giá 4.500-5.000 đồng/kg rẻ hơn đường Việt Nam trên dưới 2.000 đồng/kg. Ngoài ra tại các quận vùng ven như quận 2,7,8, Gò Vấp, Tân Bình, đường lậu được chào bán tại các cơ sở sản xuất bánh kẹo với loại bao 50 kg. Hiện tượng này không có gì là lạ. Trong năm 1999-2000, người tiêu dùng cả nước đã từng quen thuộc với đường Thái Lan, Trung Quốc nhập lậu với giá rẻ 3.800-4.000 đồng/kg. Khi đường lậu tràn ngập, đường sản xuất trong nước ế thừa không cạnh tranh nổi, buộc phải đại hạ giá còn 4.000-4.500 đồng/kg. Do quy luật của cung cầu, hiện tượng này sẽ lại tái diễn Tuy nhiên cho dù có đường nhập lậu thì thị trường đường vẫn tiếp tục sôi động. Đặc biệt là khi vào hè, giá đường còn tăng, nhưng biên độ có thể sẽ hẹp hơn những tháng khác.
Cho đến nay, trước tình trạng đường nhập lậu tràn lan và ngày một gia tăng, ngành đường nói riêng và Bộ NN & PTNT vẫn chưa có biện pháp “ra tay”. Còn trong lực lượng chống buôn lậu và quản lý thị trường, nhiều quan chức đã phải thú nhận rằng cuộc chiến gian nan lắm. Bắt được hàng lậu đã khó, xử lý lại càng khó hơn. Vì kẻ cần bắt là đầu nậu thì náu rất sâu, còn cửu vạn thì “trôi”, “nổi” trên đường, nhưng họ là những người nông dân nghèo, phương tiện mưu sinh chỉ có chiếc đòn gánh, đôi dây thừng, nếu khả hơn là chiếc xe đạp trị giá chỉ 100-200 ngàn đồng.
Ai cũng biết một trong những biện pháp quan trọng để cứu ngành đường là phải chống buôn lậu. Nhưng để chống buôn lậu không có nghĩa rằng ngành đường bắt người tiêu dùng phải ăn mãi đường giá cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Mấy năm nay ngành đường vẫn được ưu ái trong vòng tay bảo hộ của Nhà nước, là một trong 4 mặt hàng khi nhập khẩu phải có hạn ngạch do Nhà nước cấp. Hàng rào tiếp theo là thuế nhập khẩu (50% tính cả thuế VAT).
Tuy được bảo hộ khá an toàn, nhưng không ai khác mà chính ngành đường đã tự chọc thủng phòng tuyến bảo vệ mà Nhà nước dành cho họ. Do không xây dựng vùng nguyên liệu, vụ ép năm nào, các nhà máy (trừ một số nhà máy ở phía Bắc) cũng quyết liệt giành giật nhau mua mía nguyên liệu với mọi giá. Kết quả là giá thành sản phẩm 1 kg đường lên tới 6.500-7.000 đồng. Vẫn biết rằng với giá này người tiêu dùng không thể chấp nhận và cầm chắc thua lỗ, nhưng các nhà máy vẫn cứ tranh nhau đẩy giá lên cao vì cần có nguyên liệu cho sản xuất, trả lương cho công nhân, còn thua lỗ thì đã có Nhà nước gánh chịu. Đây là nguyên nhân chính làm cho đường ngoại nhập lậu hễ có cơ hội là “đổ bộ” ngay vào nước ta.
Đã đến lúc ngành đường và Bộ NN & PTNT phải xem xét lại chiến lược cạnh tranh và phát triển mía đường. Bởi vì, theo quy luật kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển phải cạnh tranh. Muốn cạnh tranh giành thắng lợi phải đảm bảo 3 yếu tố chính là giá thành hạ, chất lượng tốt, giữ uy tín của thương hiệu. Lẽ nào ngành đường cứ bám mãi “bầu sữa” bảo hộ của Nhà nước? Ngành đường phải tự cứu lấy mình trước khi người khác cứu. Phía trước chúng ta đang là con đường hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, và Nhà nước cũng không thể bảo hộ mãi cho những ngành sản xuất yếu kém trong cuộc đua trên thị trường trong nước và quốc tế
4. Cung đủ cầu nhưng giá vẫn tăng:
Năm 2001 người trồng mía trúng giá, nhất là đối với cấc tỉnh miền Nam. Giá mía từ đầu vụ là 220.000-230.000 đồng/tấn, tăng lên 250.000-280.000 đồng tấn. Vào thời kỳ cuối vụ, có những nơi như huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), giá mía mua xô (không cần tính đến chữ đường) tăng lên 300.000 đồng/tấn. Tính ra, giá mía tăng hơn 60% so với đầu vụ và trên 2 lần so với vụ trước.
Cũng năm 2001, đồng bằng sông Cửu Long có 8 nhà máy đường hoạt động (trong đó Long An, Cần Thơ mỗi tỉnh 2 nhà máy) với công suất 10.000 tấn mía/ngày. Giá mía tăng cao một phần là do vụ mía năm 1999-2000, nông dân bị “sốc” vì giá mía “bèo bọt” nên họ phải “van lạy” nhà máy, “van lạy” tiểu thương mới bán được mía với giá bán như cho. Vì vậy, nông dân chặt bỏ mía trồng cây khác. Chỉ riêng ở 3 tỉnh Long An, Cần Thơ, Kiên Giang diện tích mía giảm 20.000 ha năm 2001.
Hơn nữa, diện tích mía giảm cũng là do các nhà máy không chủ động đầu tư vùng nguyên liệu, không tích cực trong công tác thu mua, hầu hết thông qua thương lái. Do đó khi vào vụ ép phải “ăn xổi”, mua quàng khắp nơi. Hậu quả là các nhà máy vội vàng lao vào cuộc cạnh tranh giành giật mua nguyên liệu. Cuộc chiến đã diễn ra và ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Vì trước đây, cuộc chạy đua “maraton” về giá chỉ diễn ra cuối vụ. Còn bây giờ, các nhà máy đã lao ngay vào “cuộc chiến” thương trường ngay từ khi bước vào vụ.
Giá mía tăng ào ạt như hiện nay là giá ảo và không thể chấp nhận được. Khi đó giá thành đường sản xuất ra sẽ là 7.000 đồng/kg rong khi đó giá bán ra khoảng 6.000 đồng/kg. Như vậy biết rằng sẽ bị lỗ nhưng tại sao các nhà máy đường vẫn quyết liệt giành giật nhau mua miá ngay từ đầu vụ để đẩy giá mía lên cao?
Vấn đề mía đường chưa bao giờ ổn cả. Thời gian qua, dường như ai cũng biết nhà nước đã có nhiều ưu ái với ngành mía đường như: điều chỉnh lãi suất đầu tư, giảm thuế giá trị gia tăng, cấm nhập khẩu đường, giữ giá đường trong nước ở mức cao (trên dưới 7.000 đồng/kg) là để tiếp sức cho các nhà máy đường và bảo vệ người trồng mía. Phải chăng nhờ nhà nước bảo hộ nên những người trong cuộc đã “yên chí lớn” vào vụ là tranh nhau mua mía với mọi giá?
Ngành đường tiếp tục lặp lại cái vòng luẩn quẩn lâu nay: tranh nhau mua mía để sản xuất đường giá cao, rồi buộc người tiêu dùng ăn đường với giá bất hợp lý, sau đó phải đối đầu với đường Thái Lan, Trung Quốc nhập lậu, trong khi đó lại tìm cách xuất khẩu đường với giá cao vì “yên chí” được Nhà nước bù.
Kết quả bài toán từ sản xuất đến lưu thông của ngành đường là: Nhà nước thiệt, nhà máy thiệt, nông dân thiệt; trong đó Nhà nước phải chịu thua thiệt hai lần: phải bỏ tiền ra mua mía giá cao (không đáng có), phải bù lỗ khi xuất khẩu lỗ. Vậy ai là người hưởng lợi? Chỉ có cấp trung gian thoả hiệp với người nhà máy, cả hai đồng tình rút tiền trong túi Nhà nước và của nhà nông. Hiện nay việc thu mua mía của các nhà máy đường ở đồng bằng sông Cửu Long và cả miền Đông Nam Bộ gần như qua thương lái hoàn toàn. Theo các nhà kinh tế lợi nhuận họ thu về lên tới 15-20%.
5. Thực trạng về hiệu quả kinh tế của ngành đường Việt Nam:
Theo số liệu tổng hợp gần đây từ báo cáo của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước là Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam cho thấy dư nợ cho vay của 4 ngân hàng này đối với 5 ngành công nghiệp là: mía đường, sắt thép, phân bón, giấy, hiện nay đã lên tới 9.281 tỷ đồng; trong đó, mía đường 3.881 tỷ đồng, xi măng 2.900 tỷ đồng, sắt thép 896 tỷ đồng, phân bón 858 tỷ đồng, giấy 746 tỷ đồng. Năm ngành này được xếp vào nhóm có sức cạnh tranh kém, do trình độ công nghệ, quản lý kém, nhất là khi sức ép của việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết AFTA. Đây là thách thức đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, đóng vai trò chủ lực trên thị trường tài chính.
Ngành được quan tâm nhất là ngành mía đường, cũng theo số liệu của ngành ngân hàng công bố trong kỳ họp Quốc hội cuối năm 2002 thì tổng số nợ vốn vay các ngân hàng thương mại Nhà nước lên tới 4.300 tỷ đồng; đó có thể là kể cả nợ gốc và nợ lãi. Số nợ này tập trung chủ yếu vào hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,, hầu hết thực tế là nợ quá hạn và nợ khó đòi. Đây là vấn đề nan giải đối với ngành ngân hàng cũng như các ngành, địa phương có nhà máy mía đường.
Hiện nay, trong cả nước có 44 doanh nghiệp mía đường, với tổng công suất thiết kế 82.950 tấn mía/ngày, có khả năng sản xuất 1,2 triệu tấn đường/năm. Bước đầu hình thành vùng mía tập trung ở gần 40 tỉnh, thành phố. Một số tỉnh có 2-3 nhà máy mía đường công suất lớn, như: Khánh Hoà, Thanh Hoá Về nguyên liệu, trong niên vụ 2002-2003 diện tích mía cả nước đạt 315.000 ha, trong đó các nhà máy ký hợp đồng đầu tư vốn và thu mua nguyên liệu với diện tích 157.827 ha. Sản lượng mía cây ước đạt 15,7 triệu tấn. Về thực tế khả năng sản xuất, tính đến giữa thàng 4/2003, các nhà máy trong cả nước đang hoạt động sản xuất được 812.000 tấn đường, dự kiến kết thúc vụ mía sẽ sản xuất gần 900.000 tấn.
Về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường, đến nay chỉ có 6 doanh nghiệp nước ngoài và 3 doanh nghiệp Nhà nước làm ăn tương đối ổn định. Còn lại 35 doanh nghiệp thì có 15 doanh nghiệp thuộc 2 Tổng công ty, 20 doanh nghiệp do các tỉnh, thành phố quản lý bị thua lỗ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến hết năm 2001 các nhà máy mía đường thua lỗ luỹ kế 2.376 tỷ đồng. Tổng dư nợ của các doanh nghiệp đến 30/9/2001 là 6.423,35 tỷ đồng; trong đó nợ vốn vay xây dựng cơ bản 6.132 tỷ đồng, còn lại là nợ vốn lưu động. Đến hết tháng 4/ 2003, số nợ lên đến trên 7000 tỷ đồng. Nhà máy mía đường Quảng Nam lỗ 2,3 tỷ đồng, Sơn Dương 11,2 tỷ đồng, Nông Cống 10 tỷ đồng, Bình Thuận 19 tỷ đồng, Tổng công ty mía đường I có thời kỳ lỗ 22 tỷ đồng; 3 liên doanh mía đường lãi 22,5 tỷ đồng, nhưng 3 liên doanh khác lỗ 68,3 tỷ đồng
6. Thực trạng về khả năng xuất khẩu đường của Việt Nam:
Muốn xuất khẩu và xuất khẩu có lời ngành mía đường Việt Nam phải hạ giá thành đường xuống còn dươí 4.500 đồng/kg. Cùng với xuất khẩu giá này, ngành đường mới ngăn chặn được đường nhập lậu từ Thái Lan và Trung Quốc và các nhà máy mới trụ lại được khi AFTA có hiệu lực toàn phần vào năm 2006.
Nhưng với cung cách làm ăn hiện nay, việc xuất khẩu trở thành một nghịch lý. Ví như vụ ép 2001-2002, Hiệp hội mía đường đưa ra kế hoạch sản xuất 800.000 tấn đường công nghiệp và sẽ xuất khẩu 1/4 số đó. Nhưng vì giá rẻ như năm 1999 (3.700 đ/kg) còn không xuất khẩu được huống hồ giá đường lúc đó đang ở mức trên dưới 7.000 đ/kg. Nếu với giá này xuất khẩu theo kế hoạch (200.000 tấn) ước tính lỗ tới 200 tỷ đồng.
Bảng 1: Giá đường trắng RE trong nước qua 3 năm 2001-2003: (đơn vị: đồng/kg)
Hiệp hội mía đường cho biết, sản lượng đường công nghiệp năm 2003 (theo đăng ký của 44 nhà máy, công ty đường cả nước) sẽ đạt 962.000 tấn, cộng với lượng sản xuất thủ công khoảng 200.000 tấn và 156.500 tấn đường tồn kho từ vụ trước, tổng nguồn cung sẽ là trên 1,2 triệu tấn. So với nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngành mía đường nội địa sẽ dư thừa 200.000-300.000 tấn đường. Do đó ba công ty đường là Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty Đường Quảng Ngãi và Công ty cổ phần đường Biên Hoà được phép xuất khẩu trước 50.000 tấn đường. Ba đơn vị này cũng đảm nhận việc mua lại số đường của những doanh nghiệp bán dưới giá quy định cuả Hiệp hội.
Lý do chính khiến Hiệp hội quyết định xuất khẩu đường không chỉ do sản lượng dư thừa. Từ tháng 12/2002 đến nay, giá đường trong nước và cả trên thế giới liên tục sụt giảm ước tính khoảng 25% và khối lượng lưu thông rất hạn chế. Chính điều này mới là nguy cơ đe doạ, đẩy ngành mía đường trong nước trượt dài trên con đường thua lỗ.
Bên cạnh đó, số liệu báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết có đến 38/45 nhà máy chế biến đường trên cả nước đang thua lỗ gần 3.000 tỷ đồng, trong đó có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều nhà máy thiếu quy hoạch đầu tư vùng nguyên liệu và không ký hợp đồng mua mía với nông dân. Mặt khác do năng suất mía chỉ đạt trung bình là 50 tấn/ha, bằng 75% năng suất trung bình thế giới; trữ đường mía thấp làm giá thành tăng thêm 300.000-600.000 đồng/tấn đường.
Do các yếu tố bất lợi đó nên giá bình quân đường sản xuất trong nước là 7.180 đồng/kg, tương đường 472 USD/tấn, cao gấp 1,65 lần ấn Độ, gấp 1,88 lần của Thái Lan. Vì vậy việc xuất khẩu đường chủ yếu giúp doanh nghiệp làm quen với hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình AFTA
Kế hoạch xuất khẩu được hiệp hội Mía đường Việt Nam dự tính theo 3 phương án: 100.000, 200.000 và 300.000 tấn. Trong đó, phương án xuất khẩu 200.000 tấn được xem là hợp lý nhất, mặc dù mức giá bình quân trong nước và xuất khẩu là 3.870 đồng/kg chưa tháo gỡ hết khó khăn tài chính, một số nhà máy vẫn thua lỗ. Hiệp hội mía đường tính toán, nếu xuất khẩu được 200.000 tấn đường, tổng doanh thu nội địa và xuất khẩu sẽ đạt 4.201 tỷ đồng; trongđó, xuất khẩu đạt 626 tỷ đồng Nhưng hiệu quả thấy rõ nhất là nhờ xuất khẩu số đường này, 800.000 tấn đường còn lại sẽ giữ được mức giá như dự kiến.
7. Thị trường đường thế giới hiện nay:
Một thông tin đáng lưu ý cho kế hoạch xuất khẩu đường của Việt Nam là mới đây tổ chức Đường Quốc tế (ISO) đã điều chỉnh tăng dự đoán về khối lượng đường dư thừa của thế giới niên vụ 2002.03 (10/02 – 9/03) từ mức 3,657 triệu tấn (dự đoán hồi tháng 10/02) lên 4,362 triệu tấn giá trị thô. Theo dự đoán mới, sản lượng đường thế giới niên vụ này vào khoảng 141,752 triệu tấn giá trị thô, cao hơn so với dự đoán trước là 139,897 triệu tấn. Nguyên do: dự đoán sản lượng đường tại các nước sản xuất lớn như úc, Braxin, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) tăng cao.
Về nhu cầu, khối lượng đường tiêu thụ của thế giới trong niên vụ 2002/2003 sẽ tăng khoảng 2% so với niên vụ trước. Mặc dù vậy, theo ISO, tỷ lệ tăng này vẫn là quá khiếm tốn so với tỷ lệ tăng sả lượng. Do đó, niên vụ 2002/03, thị trường đường thế giới sẽ tiếp tục trong tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, đến thời điểm này, giá đường trắng cũng như đường thô vẫn tương đối ổn định ở mức vững.
Theo dự đoán của ISO, niên vụ 2003/04, thị trường đường thế giới nhìn chung sẽ được cải thiện chút ít. Nếu sản lượng đường thế giới vẫn ở mức ổn định như hiện nay trong khi tỷ lệ tiêu thụ tăng với mức độ trung bình, lượng đường dư thừa của thế giới có thể giảm xuống mức 1,2-1,3 triệu tấn. Ngoài ra, các áp lực cơ bản lên giá có chiều hướng giảm xuống cũng sẽ là một yếu tố góp phần nâng đỡ thị trường đường niên vụ 2003/04.
Theo dự đoán, thị trường đường thế giới niên vụ 2004/05 sẽ có nhiều cải thiện. Nếu sản lượng đường tiếp tục ổn định trong khi tốc dộ tiêu thụ mỗi năm vẫn tăng 2%, thị trường đường thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu thụt. Đây sẽ là nhân tố hậu thuẫn cho thị trường đường niên vụ 2004/05.
III. Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành mía đường:
1. Những mặt mạnh:
Hiệu quả kinh tế – xã hội của các nhà máy mía đường thì đã rõ, đó là tạo ra công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho các cán bộ nông dân ở những vùng đất bạc màu, khô hạn, hiệu quả kinh tế thấp đối với các cây trồng vật nuôi khác, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn nhiêu vùng trồng mía. Đất nước tự chủ được việc sản xuất đường.
Một ví dụ điển hình là nhà máy đường Bình Định xây dựng ở vùng đất mía kề sông Kôn thuộc huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Sau 6 năm sản xuất, nhà máy phải trải qua không ít khó khăn đối với nguồn mía nguyên liệu. Giờ đây, nhà máy và nông dân trồng mía cùng lo “đầu ra” cho cây mía cũng đồng nghĩa với việc ổn định nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy.
Xây dựng các nhà máy ở nhưng vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là một trong những chủ trương của Nhà nước nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Với sự chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng mía sẽ thúc đẩy họ đầu tư thâm canh phát triển sản xuất: nâng cao chất lượng, sản lượng và hiệu quả trên từng diện tích trồng mía, đồng thời tạo thuận lợi trong tiêu thụ mía và tạo vùng nguyên liệu ổn định – bền vững, gắn giữa trồng trọt với chế biến thành thể thống nhất. Đây chính là thực hiện mối quan hệ công-nông- trí trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
2. Những mặt còn yếu:
Một là khâu quản lý quá lỏng lẻo và yếu kém. Riêng trong niên vụ thu mua và chế biến 2002-2003, tính chung các nhà máy mía đường đang hoạt động có mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu tăng 2%, trữ lượng đường giảm và giá bán giảm khoảng 3% so với giá thành đối với doanh nghiệp Trung ương và 2% đối với doanh nghiệp địa phương. Khấu hao cơ bản và lãi vay vốn ngân hàng chiếm khoảng 50% giá thành sản xuất. Có quá nhiều đầu mối kiểu “năm cha, ba mẹ”. Trong số các doanh nghiệp mía đường thuộc địa phương thì có doanh nghiệp mía đường thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có doanh nghiệp thuộc sở công nghiệp, có doanh nghiệp trực thuộc UBND tỉnh.
Hai là vùng nguyên liệu không ổn định. Có vùng quy hoạch lam nham, bố trí cơ cấu cây trồng ở vùng cũng không hợp lý, trên cùng một diện tích vừa trồng mía, vừa trồng cà phê, cao su linh tinh, làm cho các nhà máy dẫm chân nhau. Tỷ lệ giống mới còn quá thấp, nên năng suất mía từ 44 tấn/ha năm 1995 chỉ nhỉnh lên 49 tấn/ha năm 2002. Khi vụ ép đến, do không chuẩn bị trước, nhà máy phải chạy đi khắp nơi để thu mua đủ số nguyên liệu cần dùng cho vụ ép. Hậu quả là nhà máy nào cũng như vậy, nên dẫn đến việc cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu không tích cực đã đẩy giá mía lên cao, là nguyên nhân chủ yếu làm giá đường cũng bị đẩy lên cao. Do cạnh tranh gay gắt trong việc mua nguyên liệu, dân đến việc cạnh tranh mua trước, mua sớm để giành được đủ về số lượng. Vì vậy, mía chưa đến độ chín đã được giao bán mua làm cho chữ đường trong mía giảm, vì chủ yếu là mua khi mía còn non, nên làm cho năng suất mía và đường cùng giảm, gây thiệt hại vật chất.
Ba là chưa đầu tư khoa học kỹ thuật vào việc trồng mía cũng như sản xuất đường một cách toàn diện. Do đó dẫn đến năng suất và chất lượng mía còn thấp, chữ lượng đường không cao, trung bình chỉ đạt 9%. Trong khi đó mía phải có chữ lượng đường là 10 CCS mới đạt yêu cầu cho máy chạy. Các nước sản xuất đường hàng đầu trên thế giới đều có năng suất mía hơn 100 tấn/ha, trong khi của Việt Nam đa phần ở mức trên dưới 50 tấn/ha. Riêng ở Mỹ, vùng nguyên liệu mía đạt hơn 18 CCS. Người trồng mía ở Việt Nam dù trồng trên một số diện tích nhất định nhưng lợi nhuận sẽ cao hơn khi năng suất chữ đường cao hơn. Cây mía đa phần được trồng ở các vùng sâu, vùng xa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho phép sở dụng phụ phẩm bã mía làm ra nhiều sản phẩm khác như ván ép, phân bón, làm thức ăn cho gia súc, trồng nấm nhờ vậy, các lò đường thủ công ở vùng chưa có nhà máy sẽ thu thêm nhiều khoản lợi. Như vậy cần phải phổ cập yêu cầu đầu tư phân bón và chăm sóc cho cây mía. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như tập đoàn Bourbon rất ủng hộ và sẽ phối hợp với Hiệp hội mía đường để mở rộng chương trình khoa học công nghệ này.
Bốn là, ngành mía đường là ngành kinh tế kỹ thuật, nhưng lại không được đầu tư về cơ sở hạ tầng. 30-40 năm nay, ruộng mía vẫn manh mún, không ai đầu tư xây dựng. Đường giao thông vẫn lồi lõm vật vã chuyên chở. Hầu như chưa có quy trình thuỷ lợi tưới cho mía, mà chỉ mới quan tâm nước cho lúa. Nhiều nhà máy có công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại, nhưng việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân bậc cao cho ngành mía đường lại vẫn theo kiểu “tàu nhanh”, không tương xứng với công nghệ mới.
Năm là nhà máy đường mọc lên như nấm, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, và toàn là nhà máy nhỏ nhoi công suất 500-1.500 tấn/ngày. Tình trạng hỗn độn này làm cho nguyên liệu bị xâu xé. Nguy hơn nữa là hầu hết các nhà máy đều vay vốn ngân hàng, lãi suất không cao, không vốn lưu động, trượt giá, nên nợ lãi suất ngân hàng nặng như trái núi. Công ty đường Lam Sơn mỗi năm phải trả lãi ngân hàng 30 tỷ đồng, công ty đường Biên Hoà cũng 15-20 tỷ đồng
Chương III
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường việt nam
I. Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam:
Vụ ép đường 2002-2003 từ 15/10 đến nay đã vận hành gần một nửa thời gian nhưng triển vọng không lấy gì làm sáng sủa. Năm qua, chỉ có 6/45 nhà máy đường làm ăn có lãi nhưng điệp khúc buồn nay vẫn gặp lại: các nhà máy thông qua tư thương tranh chấp thu mua mía, nhà máy chạy không đủ công suất, giá thành cao, nợ lưu cữu chồng chất! Giải pháp nào cho ngành sản xuất mía đường đặc biệt là đối với các nhà máy đường thua lỗ?
Theo Bộ NN-PTNT, vụ này diện tích mía cả nước đạt khoảng 340.000 ha, tăng hơn năm trước 20.000 ha. Trong đó diện tích vùng nguyên liệu của các nhà máy chỉ có 242.000 ha. Dự kiến sản lượng mía ép công nghiệp sẽ đạt 11.970.200 tấn, sản xuất được 1.082.500 tấn đường.
Kinh nghiệm qua các vụ cho thấy, sản lượng thực tế qua con số đăng ký chỉ đạt khoảng 80%. Như vậy sản lượng mía ép niên vụ 2002-2003 sẽ chỉ đạt khoảng 9,5 triệu tấn, các nhà máy sản xuất được 850.000 tấn đường. Sản lượng đường thủ công các loại qui đường trắng của các “lò” ngoài nhà máy sẽ đạt khoảng 300.000 tấn. Như vậy sản xuất và tiêu thụ đường trong nước, cung đã vượt cầu từ 200.000-250.000 tấn.
1. Giải bài toán cung vượt cầu:
Nếu chạy hết công suất, các nhà máy công nghiệp cộng với các lò thủ công hiện có sẽ cho ra sản lượng đường đến 1,5 triệu tấn. Cung vượt cầu lên đến 500.000 tấn, chưa kể đến lượng đường nhập lậu. Giải bài toàn cung vượt cầu chỉ có hai cách: hạn chế sản lượng hoặc là xuất khẩu lượng dư thừa!
Giá đường trên thị trường Việt Nam và thế giới hiện đang giảm hơn 25% so với vụ trước. Mọi người đều biết giá mía, giá đường ở nước ta hiện cao hơn các nước trong khu vực và thế giới. Do vậy, chỉ có thể xuất khẩu đường và Nhà nước bù lỗ phần xuất khẩu này nếu lượng đường làm ra tiêu thụ trong nước không bị lỗ!
Chương trình 1 triệu tấn đường (1994-2000) nằm trong chương trình quy hoạch kế hoạch sản xuất nông nghiệp theo hương công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống các nhà máy đường hiện có đủ các thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước chiếm 54,2% tổng công suất, công ty 100% vốn nước ngoài chiếm 16,7%, công ty liên doanh có vốn FDI chiếm 15,5%, công ty cổ phần (vốn là doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá) chiếm 13,6%.
Trong số các đơn vị thua lỗ từ sản xuất kinh doanh mía đường có cả các doanh nghiệp có vốn FDI, với số tiền lỗ chiếm tới 43% tổng số lỗ toàn ngành! Nếu chọn giải pháp giảm sản lượng bằng cách dẹp bỏ các đơn vị làm ăn thua lỗ thì lại nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp. Khi đó phải giải quyết việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho nông dân ở các vùng nguyên liệu sâu và xa? Rồi các nhà máy và đội ngũ công nhân, kể cả lực lượng dịch vụ (đốn chặt mía, vận chuyển) sẽ chuyển sang làm gì?
Quản lý tập trung mía đường:
Có ý kiến xác đáng cho rằng đã đến lúc không thể coi sản xuất mía đường thuần tuý là kinh doanh vì lợi nhuận mà là sản phẩm của chương trình nông dân-nông nghiệp-nông thôn để có chính sách đầu tư quản lý và khuyến nông, khuyến công thích hợp. Hiện tại, muốn có được giá thành 1 kg đường là 3.500-3.600 đồng, tương đương với giá xuất khẩu đường của thế giới hay giá đường nhập lậu thị phải làm sao để giá trị nguyên liệu mía trong cơ cấu giá thì chỉ chiếm 50% giá đường. Nghĩa là 1 kg mía vận chuyển về nhà máy chỉ có từ 1.700-1.800 đồng! Với giá đó người nông dân sẽ bỏ trồng mía do bị lỗ vì giá thành làm ra 1 tấn mía cây hiện đã là 170.000-180.000 đồng (các nhà máy hiện mua với giá 220.000 đồng/tấn tại ruộng như hiện nay là hợp lý để cho dân có lãi).
Với các doanh nghiệp nhà nước, thói quen lâu nay là trông chờ Nhà nước xử lý đầu ra, bù lỗ! Quyết định 194/199/QĐ- TTg ngày 23-9-1999 của Chính phủ về xử lý tài chính cho một số nhà máy đường đến nay đã không cứu vãn được tình thế, số lỗ vẫn triền miên.
Kinh nghiệm cho thấy ở các nước sản xuất và tiêu thụ đường lớn trên thế giới như Pháp, Thái Lan, Australia, Malaysia thì giá bán đường trong nước và giá xuất khẩu đều do Nhà nước quyết định! Còn thực tiễn ở nước ta, 45 nhà máy sản xuất đường đều là những nhà kinh doanh độc lập, cho dù về danh nghĩa một số nhà máy có thể ở trong cùng một tỉnh, một tổng công ty nhưng đều mạnh ai nấy lo nguyên liêu, cạnh tranh hạ hoặc tăng giá bán để thu hồi vốn, hy vọng có lãi Có đơn vị nhận vơ công lao đầu tư nguyên liệu để tranh chấp độc quyền thu mua, làm cho những cam kết trong hội nghị toàn quốc, hội nghị tiểu vùng Hiệp hội mía đường đều bị phá vỡ phần lớn!
Nhiều ý kiến nêu ra đã đến lúc nên quản lý tập trung toàn bộ doanh nghiệp nhà nước mía đường, dù là của Trung ương hay của địa phương vào trong cùng một tổng công ty mía đường để điều hành tập trung. Với các doanh nghiệp có vốn FDI hoặc các công ty cổ phần thì Nhà nước quản lý thống nhất giá mua mía, giá bán đường! Để hạ giá thành nguyên liệu mía đến nay nhà máy chỉ còn giá từ 1.700-1.800 đồng/ kg thì Nhà nước phải có chương trình khuyến nông phổ biến, cung cấp giống năng suất cao, chương trình đầu tư thuỷ lợi hoá, ngăn lũ cho vùng mía, trợ giá phân bón, thuốc trừ sâu cho doang nghiệp để thực hiện hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm với nông dân.
Năng suất mía cả nước hiện chỉ ở mức 50 tấn/ha, nếu tập trung khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật đưa lên được 70-80 tấn/ha, tăng chữ đường từ mức 10 CCS hiện nay lên cao hơn để giảm lượng tiêu hao mía trong sản xuất đường thì nhất định vừa có thể hạ giá mía vừa cho phép nhà máy cùng nông dân đều có lãi. Và khi công ty mía đường làm ăn có lãi, có thể tiến tới cổ phần hoá!
Tính toán của nhiều cán bộ có trách nhiệm trong Hiệp hội mía đường co thấy để 10 triệu tấn mía cho ra 1 triệu tấn đường, Nhà nước trước mắt cần bù lỗ 1.000 tỷ đồng cho nông nghiệp và nông dân, nhưng bù lại sẽ thu được nhiều tiền từ thuế VAT đến thuế xuất khẩu, thuế tiêu dùng Cái được lớn nhất sẽ là sự bình ổn thu nhập, có tăng trưởng của hàng trăm ngàn hộ nông dân trồng mía ở các vùng sâu, vùng xa!
Trước mắt để khắc phục những hậu quả nặng nề về tài chính, việc xử lý các nhà máy đường làm ăn thua lỗ vẫn phải đặt ra. Trong mấy năm qua, một số nhà máy có vốn FDI và doanh nghiệp nhà nước đã tháo dỡ, di chuyển nhà máy từ vùng ít mía sang vùng nguyên liệu mía một cách hợp lý. Khi đã có một tổng công ty mía đường duy nhất thì việc quy hoạch vùng nguyên liệu, sáp nhập các nhà máy nhỏ rải rác thành một cụmg công nghiệp tương đối lớn là điều có thể thực hiện được. Một số nhà máy có vốn FDI lâu nay sản xuất mía đường bị thua lỗ đang xin Nhà nước bán cổ phần cho cả người trồng mía. Việc này thiết nghĩ Nhà nước nên nghiên cứu chấp thuận. Sau mía đường, các nhà máy sẽ chủ động sản xuất các sản phẩm sau mía như ván ép bằng bã mía, phân bón, trồng nấm xuất khẩu, sau đường như cồn rượu, bánh kẹo như một số doanh nghiệp cổ phần hoá đang làm để tăng nguồn thu nhập và lợi nhuận cho tập thể, góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
3. Tăng sức cạnh tranh là cách chống buôn lậu tốt nhất:
Nhiều ý kiến cho rằng không chỉ năm nay mà cả những năm sau, các doanh nghiệp sản xuất đườn sẽ gặp khó khăn lớn. Thị trường trong nước cạnh tranh quyết liệt bởi đường nhập lậu giá thấp hơn, các doanh nghiệp sản xuất không bán được sản phẩm; ứ đọng vốn thì các ngân hàng không cho vay, sẽ thiếu vốn đầu tư cho các vùng mía nguyên liệu.
Chính do việc tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu chưa đáp ứng yêu cầu. Chương trình mía đường đã thực hiện được hơn 7 năm, nhưng đến nay nguyên liệu mới đảm bảo được bình quân 60% công suất cho nhà máy trên cả nước. Thiếu nguyên liệu, các nhà máy đường tranh mua, tranh bán, nâng giá mía, tăng giá thành, dẫn đến giá đường trong nước ngày càng đội lên, chênh lệch quá lớn với đường nhập ngoại nên xẩy ra tình trạng nhập lậu.
Hơn nữa, các nhà máy cứ sản xuất, lỗ có nhà nước chịu, tài chính vẫn cứ bù. Do đó, biện pháp cơ bản, cấp bách để giảm đường nhập lậu là đẩy mạnh sản xuất, giảm giá thành đường trong nước, tăng sức cạnh tranh như một số mặt hàng. Các ngành hải quan cần có biện pháp tích cực hơn, hiệu lực hơn trong việc chống buôn lậu đường. Các doanh nghiệp sản xuất được cần phối hợp tích cực hơn với ngành hải quan và các địa phương chống nhập lậu đường.
4. Muốn tồn tại phải xây dựng vùng nguyên liệu:
Trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật tất cả các nhà máy đường đều dành những trang thuyết trình về xây dựng vùng nguyên liệu đầy thuyết phục và hấp dẫn. Nhưng, đó là trên giấy, khi nhà máy dựng lên rồi thì hầu như các giám đốc “quên” đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu để tự nuôi sống mình. Họ để mặc nông dân với suy nghĩ đơn giản: nhà máy mọc lên nông dân khắc trồng mía để cung cấp cho mình.
Khi đã không có vùng nguyên liệu riêng, thì đến mùa ép các nhà máy khắc phải chạy xô cạnh tranh giành giật mua nguyên liệu. Do trồng mía tự phát nên nông dân có quyền tự chọn: nhà máy nào mua đắt, hơn giá họ bán. Mía được giá thì nông dân tiếp tục trồng vụ sau. Mía mất giá họ chặt phá trồng cây khác, nhà máy thiếu nguyên liệ đẩy giá mía lên cao, dẫn đến làm ăn thua lỗ. Nông dân lại quay về với trồng mía.
Đây là vòng luẩn quẩn. Và nguyên nhân chính là do nỗ lực tự thân của các nhà máy đường chưa cao. Bài học thực tế đã có để ngành mía đường thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn là cổ phần hoá. Công ty cổ phần hoá mía đường Lam Sơn đã xây dựng được vùgn nguyên liệu rộng bao la, rải rác trên địa bàn 6-7 huyện trung du, miền núi phía tây Thanh Hoá. Chính nông dân chứ không phải ai khác là những người đứng ra bảo vệ không cho các nhà máy đường khác vào mua nguyên liệu tại vùng nguyên liệu của công ty dù giá có cao hơn.
Vụ ép 2001-2002, Hiệp hội mía đường đãđịnh đưa ra kế hoạch sản xuất 800.000 tấn đường công nghiệp và sẽ xuất khẩu 1/4 số đó. Tuy nhiên rõ ràng đây là một nghịch lý. Vì giá đường rẻ như năm 1999 (3.700 đồng/kg) còn không xuất khẩu được huống hồ 2001 ở mức trên dưới 7.000 đồng/kg. Nếu với giá này xuất khẩu theo kế hoạch (200.000 tấn) ước tính lỗ tới 200 tỷ tấn.
Muốn xuất khẩu và xuất khẩu có lời ngành mía đường Việt Nam phải hạ giá thành đường xuống còn dươí 4.500 đồng/kg. Cùng với xuất khẩu với giá này, ngành đường mới ngăn chặn được đường nhập lậu từ Thái lan và Trung Quốc và các nhà máy mới trụ lại được khi AFTA có hiệu lực toàn phần vào năm 2006. Với cung cách làm ăn như hiện nay liệu các nhà máy đường của ta có đi tới đích.
II. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam:
1. ưu tiên hàng đầu là ổn định vùng nguyên liệu:
Từ thực tế các vụ mía đường vừa qua, các nhà máy cần phải rút ra bài học kinh nghiệm quý giá cho vùng nguyên liệu cũng như cách làm của mình. Cần phải chú trọng đặc biệt tới việc xây dựng một vùng nguyên liệu cho riêng nhà máy. Muốn làm được như vậy thì cần phải có vốn đầu tư. Trước tình hình phần lớn các nhà máy đường là thua lỗ, nên khả năng vay vốn ở ngân hàng là khó khăn. Nhưng ngành mía đường được sự bảo hộ rất ưu ái của nhà nước. Chính vì vậy vấn đề ở đây là các nhà máy đường cần có chủ trương đưa ra những dự án đầu tư vùng nguyên liệu có khả thi thì chắc chắn sẽ được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Việc đầu tư vào xây dựng vùng nguyên liệu cần phải có sự xem xét kỹ lưỡng cả về tài chính lẫn hiệu quả lâu dài. Vấn đề trồng mía chắc chắn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người nông dân. Do đó để tránh tình trạng nông dân bỏ mía trồng cây khác hoặc bán mía cho tư thương, các nhà máy cần phải tổ chức tốt khâu mua bán trực tiếp với người nông dân. Cần phải tổ chức một đội ngũ nhân viên có chuyên môn thường xuyên khuyến khích, tạo ra sự an tâm, lòng tin của nông dân đối với nhà máy.
Việc gắn người nông dân với nhà máy là rất quan trọng. Bởi vì chỉ có nông dân thì mới có nguyên liệu. Rõ ràng nhà máy có thể đưa ra nhiều quyền lợi thiết thực và lâu dài để kích thích sự tin cậy của người nông dân với nhà máy. Giá mua mía nguyên liệu cần phải hợp lý cộng thêm phần thưởng khuyến khích nhất định thì chắc chắn khi đó chính nông dân sẽ là người bảo vệ quyền lợi của nhà máy khi có những nơi sẵn sàng trả giá cao hơn.
Chính quyền địa phương có vai trò quyết định trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu mía, chuyên canh, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cần xây dựng ba nhà máy giống ở ba vùng, để nhân nhanh giống, cung cấp đủ cho trồng mới.
ổn định vùng nguyên liệu chính là vấn đề ổn định thu nhập của nông dân, ổn định niềm tin của họ vào nhà máy. Nếu cứ có quan điểm cho rằng, việc của nông dân là cứ bán được là sẽ trồng, còn việc của nhà máy là cứ mua được nguyên liệu là sẽ sản xuất được là xong. Thì cứ quy hoạch thật lớn rồi mua mà không hề quan tâm đến lợi ích của nông dân thì sẽ không đạt được hiệu quả thật sự và lâu dài.
2. Nâng cao năng suất, chất lượng mía và hạ giá thành:
Nông dân sẽ có rất ít khả năng chi trả vào việc nâng cao năng suất và chất lượng mía. Các nhà máy cần phải tự mình quan tâm và chịu trách nhiệm chính về vấn đề này.
Nâng cao năng suất và chất lượng của mía cũng đồng thời sẽ nâng cao nâng cao năng suất và chất lượng của đường. Hiện chữ đường bình quân của mía ở nước ta chỉ đạt 9,2 CSS trong khi đó ở Mỹ là 18 CSS. Hiện tại ta đang phấn đấu đạt được chữ đường bình quân là 10 CSS. Để đạt được điều đó, đầu tư vào vùng nguyên liệu là điều kiện cần thiết, nhưng đầu tư vào nâng cao năng suất và chất lượng của mía lại là điều kiện đủ để ngành mía đường có thể đứng vững trong quá trình cạnh tranh trên thương trường.
Có thể thấy ngay được vấn đề đầu tiên là việc đầu tư kỹ thuật, công nghệ. Nhà máy cần có đội ngũ tìm hiểu và cung cấp những giống mía có năng suất, chữ đường cao để nông dân trồng. Tiếp đó để có thể đưa ra thị trường trong nước hoặc quốc tế một sản phẩm “tốt” thì lại phải có sự đầu tư vào công nghệ chế biến đường.
Ngân sách Nhà nước cần đầu tư tập trung các công trình thuỷ lợi đầu nguồn (trục chính, hồ chứa, kênh mương chính), nhà máy và nông dân đầu tư phần đường vận chuyển và kênh mương nội đồng, để đến năm 2005 cố gắng có trên 30% diện tích mía được tưới. Các khâu làm đất, bám lá, rạch hàng, chặt mía, bốc xếp cần được đầu tư cơ giới hoá. Như vậy, vấn đề cốt lõi của việc nâng cao khả năng cạnh tranh vẫn là nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nếu làm tốt, đúng quy trình và khoa học các khâu khác, thì chắc chắn ngành đường sẽ dễ dàng giảm được giá thành sản phẩm mà vẫn có lãi.
Kết hợp có hiệu quả với các ngành công nghiệp có liên quan:
Đường là một sản phẩm nằm trong nhu cầu tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của người dân. Có lẽ tiêu thụ đường chỉ đứng sau nước, gạo và muối. Đó hẳn là một điều dễ thấy.
Ngoài ra, nhu cầu về đường còn thể hiện rất lớn ở sự phát triển ngành công nghiệp bánh kẹo, sữa Đây là một ngành mà mức phụ thuộc vào ngành đường là rất lớn. Do đó, trong việc xây dựng chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn phải đặc biệt lưu ý đến một bộ phận tiêu thụ đường đáng kể: đó là các nhà máy sản xuất bánh, kẹo, sữa Mỗi doanh nghiệp cần tìm đến trực tiếp các nhà máy này để thu hút, kích thích họ mua sản phẩm đường của mình. Đây chắc chắn sẽ là một thắng lợi lớn trong kinh doanh nếu được quan tâm , triển khai và thực thi tốt.
Bên cạnh đó cần phải quan tâm đa dạng hoá sản phẩm và tổng hợp lợi dụng từ sản xuất mía đường. Nếu tận dụng hết nguồn bã bùn và rác nguyên liệu, có thể sản xuất trên 400.000 tấn phân vi sinh mỗi năm, chấm dứt tình trạng phải đổ đi 50% như hiện nay, vừa ô nhiễm môi trường, vừa phải tăng lượng phân bón hoá học.
Tạo ra thương hiệu với sản phẩm tốt để kích thích nhu cầu nội địa:
Tại sao các nhà máy đường mặc dù đã có Hiệp hội mía đường nhưng vẫn chưa đưa ra một thương hiệu, một nhãn hiệu cho riêng ngành mía đường Việt Nam hoặc cho chính mỗi công ty.
Mặc dù đường là một sản phẩm thông thường và có lẽ chính điều đó làm cho các nhà quản lý không quan tâm đến việc tạo ra cho mình mọt nhãn hiệu có thể cạnh tranh. Chúng ta có thể thấy trên thị trường, sản phẩm muối cũng chỉ là một mặt hàng thông thường và thiết yếu của người dân. Nhu cầu rất lớn nên khả năng tiêu thụ rất lớn. Tuy vậy đã có những công ty đã cho ra nhãn hiệu sản phẩm riêng mình như: muối iốt Hải Châu. Làm như vậy để làm gì? Chắc chắn là để cạnh tranh rồi! Thế nhưng nó là mặt hàng tiêu thụ lớn nên cũng có nhiều cơ sở sản xuất đặc biệt là các sản phẩm thủ công. Lúc đầu người tiêu dùng rất ít quan tâm đến việc có hay không có loại nào vì dù sao muối nào chả như muối nào. Nhưng thực tế cho thấy, với nhu cầu sống ngày càng cao, nhãn hiệu Hải Châu đã được ưa chuộng hơn bởi sự tin cậy của người tiêu dùng vào những mặt hàng chế biến qua công nghệ chứ không phải bằng thủ công. Mặc dù giá thành có chênh lệch đôi chút. Như vậy đó không phải là một thành công của việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm hay sao?
Bất cứ sản phẩm nào dù làm thông thường nhất, trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu dài thì phải có tên ở trên thị trường. Bởi vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp phải đối đầu. Do đó cần phải có một cái tên cho sản phẩm đường của mỗi công ty đường Việt Nam.
Kết luận
Ngày Việt Nam bước vào hội nhập chẳng còn bao lâu. Đứng trước tình hình đó, ngành mía đường của chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Trong những năm gần đây, ngành mía đường đã thể hiện sự yếu kém trông thấy của mình. Việc đổi mới cần phải có thử nghiệm thành công thì mới vững chân bước vào hội nhập.
Sự đổi mới mình của ngành mía đường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa đã khó, thì để có thể tồn tại trên thị trường quốc tế lại càng khó hơn. Nhà nước đã có những ưu ái rõ rệt đối với ngành mía đường của ta. Tuy nhiên trước mắt vẫn là tình trạng thua lỗ của nhiều nhà máy cần phải được khắc phục. Hiện tại nước ta chỉ có 13/38 công ty là làm ăn có lãi. Một sự thật mà không một ngành kinh doanh nào có thể chấp nhận được. Nguyên nhân chính là sự phụ thuộc và ỷ lại quá nhiều của các nhà máy đường vào sự bảo hộ của Nhà nước. Làm ăn không một chút tính toán đã đẩy giá đường lên cao khiến cả nhà máy, người dân và Nhà nước đều phải chịu thua thiệt.
Vì vậy, mong rằng trong thời gian tới, ngành mía đường chúng ta cần phải tự đổi mới lấy mình. Trong đó biện pháp cổ phần hoá được coi là một khả năng giúp các nhà máy đường thoát khỏi tình trạng thua lỗ như hiện nay. Ngành đường phải tự cứu lấy mình trước khi người khác cứu. Phía trước chúng ta đang là con đường hộ nhập với các nước trong khu vực và thế giới, và Nhà nước cũng không thể bảo hộ mãi cho những ngành sản xuất yếu kém trong cuộc đua trên thị trường trong nước và quốc tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV504.doc