Trong Chuyên đề thực tập tốt này, em đẵ chỉ tình hình áp dụng phương pháp phân tích tài chính tỷ số hiện tại của Công ty, các vấn đề về tài chính mà Công ty đang gặp phải do phân tích tài chính bằng phương pháp tỷ số đưa ra các vấn đề, nội dung mà Công ty phải thực hiện dể áp dụng phương pháp phân tích tỷ số vào phân tích tài chính trong Công ty .
74 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm áp dụng các phương pháp tỷ số khi phân tích tài chính của công ty xây dựng khu bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và trong phân tích tài chính nói riêng. Có thể khẳng định rằng nếu không có thông tin hoặc thiếu thông tin thì việc phân tích tài chính không thể thực hiện được hoặc nếu phân tích trong điều kiện thông tin không đầy đủ chính xác thì chất lượng phân tích sẽ thấp.
Do vậy làm thế nào để có một hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ tốt cho công tác phân tích tài chính thì đó là yêu cầu các nhà quản lý phải hết sức quan tâm.
5.5 Việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính
Trên cơ sở nguồn thông tin có được các cán bộ phân tích sẽ phải làm gì? làm như thế nào? áp dụng phương pháp phân tích tài chính nào để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là một điều rất quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay, phải kết hợp các phương pháp phân tích tài chính tuỳ theo từng mục tiêu cụ thể của nhà quản lý quan tâm thì việc phân tích mới mang lại hiệu quả như ý muốn của doanh nghiệp.
5.6 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa hơn khi có sự tồn tại của các chỉ tiêu trung bình ngành đây là cơ sở tham chiếu quan trọng trong khi tiến hành phân tích. Người ta có thể nói các tỷ số tài chính của doanh nghịêp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với tỷ số trung bình ngành. Nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá được thực trạng tài chính của mình mà từ đó có những giải pháp khắc phục .
Tóm lại, hoạt động phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp và là hoạt động được tiến hành thường xuyên trước, trong và sau khi ra quyết định tài chính. Chất lượng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp đang là vấn đề nóng bỏng đặt ra đối với mọi doanh nghiệp, đối với nhà nước và đối với mọi đối tượng quan tâm đến vấn đề này. Các lý thuyết về phân tích hoạt động tài chính ngày càng được hoàn thiện. Chính vì vậy mà Công ty đá hoa granito Hà Nội phải hoàn thiện ngay về hoạt động phân tích tài chính của mình để từ đó có những quyết định tài chính chính xác an toàn và hiệu quả hơn
Phân tích tài chính có ý nghĩa với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy khi nó phản ánh một cách trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chương II
Thực Trạng về phương pháp phân tích tàI chính ở Công ty Xây Dựng Khu bắc.
1. Giới thiệu Chung về Công ty Xây dựng khu bắc.
Công ty Xây dựng khu Bắc là một doanh nghiệp nhà nước là một doanh nghiệp Nhà nước dưới sự quản lý của Sở Xây Dựng Hà tây.
Trụ sở : Số 510 Phố chùa thông- Thị xã Sơn tây- Tinh Hà tây
Điện thoại: (034) 832221
Tài khoản: 73.010012E Ngân hàng đầu tư và phất triển Sơn tây.
Ngày thành lập: 7/10/1963.
Giám đốc: Bùi Đình Mùi
Tổng số cán bộ công nhân viên trong biên chế Nhà nước: 225 người
Công nhân hợp đồng: > 300 người
Các lĩnh vưc kinh doanh chủ yếu:
Xây dựng các cồng trình công nghiệp và dân dụng. Điện nước dân dụng và xây dựng khác.
Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi, đê kè cầu cống nhóm B và nhóm C.
Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đào đắp và san nền.
Kinh doanh các loại sản phẩm xây dựng và vật liệu xây dựng
Sản xuất vật liệu xây dựng.
Trang trí nội ngoại thất công trình.
Trải qua 40 năm trưởng thành và phát triển Công ty Xây Dựng Khu Bắc đã đóng góp cho đất nước hàng trăm công trình lớn nhỏ, với chất lượng đảm bảo, tiêu chuẩn an toàn cao. Bên cạnh đó Công ty còn làm tăng cơ sở vật chất và trang thiết bị của Công ty.
Trong những năm qua đặc biệt là những năm gần đây Công ty Xây Dựng Khu Bắc liên tục đạt được bằng khen với thành tích hoàn thành suất sắc nhiệm vụ công tác trong thời kỳ đổi mới, do các cơ quan có thẩm quyền như bộ Xây dựng, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà tây…khen tặng. Không những vậy, Công ty Xây Dựng Khu Bắc còn để lại một uy tín đối với các bạn hàng mà Công ty đã có quan hệ hợp tác.
Thực tiễn sản xuất những năm qua Công ty đã thực hiện sản xuất đa dạng hóa sản phẩm các công trình, từ sản phẩm truyền thống xây dựng công trình công nghiệp nhà ở. Công ty, đến nay, đã xây dựng tất cả các công trình- thuỷ lợi đê kè, cầu cống và các công trình điện nước… Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn như Panen, tấm lợp gạch ốp lát vv.. nhằm phục vụ các công trình xây dựng do Công ty thi công và bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Có thể nói Công ty Xây Dựng Khu bắc đã xây dựng một đội ngũ nhân viên được đào tạo chính quy, có trình độ cao, tinh thần trách nhiệm. Nhờ vậy, Công ty đã đạt được những thành tích như ngày hôm nay.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xây Dựng Khu Bắc.
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng kế toán tài vụ
Phòng VT- xe máy kinh doanh
Phòng TCDC tổng hợp
Phòng kế hoạch kỹ thuật
CT1
CT 2
CT3
CT4
CT5
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
Ban giám đốc:
Nhìn trên sơ đồ, ta có thể thấy giám đốc là người lãnh đạo chung, được phép ra quyết định và chịu trách nhiệm pháp nhân.
Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, người sẽ thực hiện các lệnh của giám đốc với các nhiệm vụ và chức năng sau.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của đơn vị.
Tổ chức quản lý điều hành các hoạt động của đơn vị theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và thực hiện đúng chính sách, pháp luật Nhà nước quy định.
Phối hợp với chỉ huy trưởng, các phòng ban làm tốt các công tác tư tưởng, khuyến khích phòng trào thi đua trong Công ty. Bên cạnh đó, các phó giám đốc có thể ký kết các hợp đồng kinh tế, duyệt kinh phí khi có uỷ quyền của giám đốc.
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về kỹ thuật và chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật của Công ty. Vận dụng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trợ giúp các công trường về mặt kỹ thuật. Là phòng chịu trách nhiệm chính về chất lượng các công trình.
Phòng tổ chức hành chính tổng hợp
Tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý, sử dụng lao động, quản lý tiền lường.
Đưa ra các biện pháp quản lý nhân lực để tổ chức một bộ máy với phương thức gọn nhẹ, có hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh.
Bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực trong Công ty nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của công nhân viên Công ty.
Đề xuất các chính sách đội ngũ nhân viên làm việc tại Công ty.
Phòng vật tư xe máy kinh doanh
Đây là phòng chịu trách nhiệm cung cấp các vật liệu cũng như trang thiết bị máy móc cho các công trường, bên cạnh đó họ cũng có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc.
Phòng kế toán tài vụ
Giúp việc giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán giúp giám đốc tổ chức định hướng các chính sách kinh tế.
Phân tích các chỉ tiêu kinh tế đầy đủ, chính xác và kịp thời giúp lãnh đạo Công ty đưa ra các chính sách kinh doanh hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tham ra các phòng liên quan để làm tốt kế hoạch thu chi tài chính và chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan tới tài chính của Công ty.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong vòng ba năm gần đây
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây Dựng Khu Bắc trong giai đoạn 2000-2002 (Đơn vị 1.000VNĐ)
Stt
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
I
Doanh thu thuần
15.690.677
19.842.189
18.139.980
2
Giá vốn hàng bán
15.28.089
19.376.941
17.760.371
3
Lai gộp
415.588
465.248
379.609
4
Chi phí quản lý doanh nghiệp
395.614
430.017
428.734
5
Lợi nhuận từ hoạt động KD
19.974
35.231
- 49.125
6
Lợi nhuận từ hoạt động TC
0
0
-129.789
7
Lợi nhuận bất thường
0
0
0
8
Tổng lợi nhuận trước thuế
19.974
35.231
-178.914
9
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
4.993
8.808
57252
10
Thuế Sử dụng vốn
14.980
17,750
0
11
Lợi nhuận sau thuế
1.000
10.673
-121661
(Nguồn phòng kế toán Công ty Xây Dựng Khu Bắc )
Bảng cân đối kế toán công ty Xây Dựng Khu Bắc ngày 31/12/2000-2002
(Đơn vị 1.000VNĐ)
Stt
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
A
Tài sản
I
Tài sản lưu động
8.626.712
8.465.012
11.582.999
1
Tiền
261.274
531.069
1.896.588
Tiền mặt tại quỹ
14.082
28.197
20.225
Tiền gửu ngân hàng
247.192
502.872
1.876.363
2
Các khoản phải thu
4.669.610
2.571.930
1.509.084
Phải thu của khách hàng
4.669.610
2.571.930
1.471.052
Phải thu nội bộ
0
0
19.071
Các khoản phải thu khác
0
0
18.961
3
Dự Trữ, hàng tồn kho
3.235.725
3.694.921
4.495.884
Nguyên liệu vật liệu tồn kho
126.472
144.302
0
Chi phí SXKD dở dang
3.109.253
3.550.619
4.495.884
4
Tài sản lưu động khác
460.103
1.667.092
3.681.443
II
TSCĐ và đầu tư dài hạn
793.250
427.068
912.284
1
TSCĐ hữu hình
523.050
367.868
589.084
2
Các khoản kí quỹ
270.200
59.200
323.200
Tổng tài sản
9.419.961
8.892.080
12.495.283
B
Nguồn vốn
I
Nợ phải trả
7.712.637
7.138.707
10.922.385
1
Nợ ngắn hạn
7.712.637
7.138.707
10.922.385
Vay ngắn hạn
4.919.708
5.326.643
6.640.440
Phải trả cho người bán
2.361.741
1.773.758
3.702.428
Thuế và nộp ngân sách Nhà nước
112.183
-117.211
161.819
Phải trả công nhân viên
51.419
49.937
40.031
Phải trả các đơn vị nội bộ
0
0
224.857
Phải trả khác
267.586
105.579
476.448
2
Nợ dài hạn
0
0
0
II
Vốn chủ Sở hữu
1.707.324
1.753.374
1.572.897
1
Nguồn vốn, quỹ
1.705.474
1.749.687
1.572.897
2
Nguồn kinh phí
1.850
3.687
0
Tổng cộng nguồn vốn
9.419.961
8.892.080
12.495.283
(Nguồn phòng kế toán Công ty Xây Dựng Khu Bắc )
Từ bảng báo cáo kêt quả kinh doanh ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là không ổn định. Năm 2000 Công ty hoạt động bình thường và lợi nhuận sau thuế cả Công ty rất thấp, đến năm 2001 Công ty phát triển khá mạnh và lợi nhuận tăng lên đến hơn 8 triệu song sang năm 2002 Công ty bị thua lỗ. Sang năm 2002 doanh thu thuần của Công ty giảm so với năm 2001, đây là vấn đề đặt ra với ban giám đốc để tìm nguyên nhân.
Giá vốn hàng bán của Công ty là rất lớn, tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần tương ứng qua các năm là: 2000: 97,3%; 2001: 97,66%; 2002: 97,9%. Bên cạnh đó ngành xây dựng là ngành luôn phải đi vay vốn, vòng quay của đồng vốn chậm.
Năm 2002, Công ty đẵ bị thua lỗ và điều này được giải thích bằng việc giảm doanh thu của Công ty, sự giảm doanh thu chỉ có thể giải thích được là do khả năng quản lý, tìm kiếm công trình của Công ty là chưa tốt.
Trong ba năm liên tiếp tổng tài sản của Công ty tăng không đều. Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng tài sản tăng từ 9.419.961 lên 12.495.283 nghìn đồng, song năm 2001 tổng tài sản chỉ có 8.892.080 nghìn đồng, đây là điều cần xem xét về các chính sách tài chính của Công ty.
Công ty Xây Dựng Khu Bắc là công ty chuyên sản xuất trong lĩnh vực xây dựng, do đó việc đầu tư vào tài sản cố định là rất cần thiết, song tỷ số tài sản cố định luôn rất thấp so với tài sản lưu động.
Nợ phải trả của Công ty giảm từ 7.712.637 năm nghìn đồng xuống 7.138.707 nghìn đồng năm 2001, tức giảm 7,44% so với năm 2000. Trong khi đó lại tăng nhanh trong năm 2002 lên tới 10.922.385 nghìn đồng tức tăng 29,4% so với năm 2000 và 34,6 % so với năm 2001.
Về thu nhập bình quân đầu người của Công ty đẵ tăng lên, song sự tăng không mạnh và tăng theo mức tăng lương của thị trường. So với năm 2000 năm 2001 tăng 6%, năm 2002 tăng 4%. Đó là một dấu hiệu tốt vế sự quan tâm của Giám đốc Công ty với người công nhân.
Trên đây chỉ là khái quát chung nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác được tình hình tài chính của Công ty có lành mạnh hay không, các chính sách tài chính đẵ hợp lý chưa, liệu các nhà quản lý của Công ty có thể đưa ra các chính sách tài chính tốt hơn cho các năm tới của Công ty hay không? Đây là vấn đề mà chúng ta phải tìm hiểu và tìm ra lời giải đáp.
2. Thực trạng về tình hình phân tích tài chính của công ty xây dựng khu bắc.
Sau bốn mươi năm đi vào hoạt động, Công ty Xây Dựng Khu Bắc đẵ đạt đươc những thành tựu to lớn, đặc biệt Công ty đã trở thành doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu trong nghành xây dựng trong tỉnh Hà tây. Với doanh thu xấp xỉ hai mươi tỷ, Công ty đẵ thực hiện khá nhiều các hoạt động tài chính, song trên thực tế các hoạt động này chủ yếu chỉ dựa vào các kinh nghiệm của Giám đốc Công ty và kế toán trưởng và các yếu tố khách quan bên ngoài chứ hoàn toàn không dựa trên cơ sở về tình hình tài chính hiện có của Công ty. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian Công ty đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về các quyết định tài chính như: Công ty chỉ chú trọng vào đầu tư tài sản cố định và bị thiếu vốn lưu động.
Một đặc tính của Công ty xây dựng là sử dụng nhiều máy móc song không vay nợ để mua tài sản cố định mà đi thuê máy móc từ các doanh nghiệp khác dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Có thể nói, cho đến nay sau bốn mươi năm sản xuất kinh doanh Công ty chưa tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty.
Các bước tiến hành phân tích tài chính của Công ty chưa tiến hành một cách rõ rệt và không theo trình tự mà chỉ tiến hành dựa trên phỏng đoán, kinh nghiệm. Quá trình phân tích chỉ hoàn toàn dựa vào nhu cầu nhất thời mà mà không có tính chiến lược lâu dài.
Các mục tiêu phân tích là hoàn toàn chỉ giải quyết các khó khăn hiện tại về tài chính như: xác định vì sao chi phí giá vốn hàng bán lại cao, tại sao lại để tiền nợ phải trả lớn như vậy.
Thông tin trong quá trình sử lý các hoạt động tài chính.
Chưa có các bạn pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin, các thông tin thu được mang độ chính xác không cao, bên cạnh đó thông tin mà Công ty thu thập chỉ là các thông tin nội bộ như các bản báo cáo tài chính, lưư chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh.
Công tác lập các bảng báo cáo tài chính chỉ đơn thuần theo mẫu do nhà nước quy định, kế toán trưởng và các kế toán viên chưa hiểu bản chất của các bản báo cáo tài chính.
Trong bảng báo cáo kết qủa kinh doanh không có ghi số lãi mà Công ty phải trả, sau một thời gian tìm hiểu tôi được biết Công ty tính lãi xuất cho vay trực tiếp vào giá vốn hàng bán, điều này giải thích vì sao Công ty Xây Dựng Khu Bắc lại có giá vốn hàng bán cao như vậy.
Nếu thực hiện chính sách như lập báo cáo kết quả kinh doanh như trên Công ty sẽ không thấy được sự hữu ích của đòn bẩy tài chính.
Công ty chưa nghiên cứu hay thu thập các thông tin bên ngoài như: kết quả kinh doanh của các nghành khác, các chỉ số phất triển kinh tế, cũng như thông tin chung của nghành, các chỉ số tiêu dùng. Chính sự thiếu hụt về thông tin này sẽ đưa lại cho Công ty một cái nhìn phiến diện về các hoạt động kinh doanh của mình.
Xử lý thông tin: Công ty chưa đưa ra được biện pháp hữu hiệu để sử lý các thông tin mà Công ty hiện có, các qua trinh sử lý thông tin mang tính chất thủ công, và không áp dụng các công nghệ hiện đại vào phân tích tài chính.
Công tác lập các bảng báo cáo tài chính chỉ đơn thuần theo mẫu do nhà nước quy định, kế toán trưởng và các kế toán viên chưa hiểu bản chất của các bản báo cáo tài chính.
Mục tiêu chính của mọi Công ty là lợi nhuận và đây cũng là điều mà Công ty đạt được, song Công ty chưa tiến hành công việc phân tích tài chính hợp lý nên việc đưa ra các quyết điịnh tài chính có độ chuẩn xác không cao.
Phương pháp phân tích:
Công ty chưa tiến hành áp dụng một phương pháp phân tích tài chính để tiến hành phân tích tài chính của Công ty. Công ty chỉ dừng lại ở việc phân tích các hoạt động tài chính mà không hề chú ý tới các tỷ số tài chính.
Các nhóm tỷ số tài chính đẵ không được Công ty trú trọng phân tích, kể cả đó là các tỷ số rất quan trọng như nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi- một nhóm tỷ số số đánh giá đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Phòng kế toán đẵ tiến hành quá trình phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, song Công ty lại đưa ra các chính sách vốn không hợp lý và nguyên nhân là do chưa có quá trình phân tích các tỷ số tài chính. Trong việc sử lý nguồn vốn đẵ có sự điều chỉnh nguồn vốn qua các năm. Sau khi kinh doanh có lãi năm 2001 Công ty đẵ tiến hành đầu tư tăng nguồn vốn năm 2002 song số vốn đầu tư này chủ yếu là từ vay nợ nên đẵ làm tăng các chi phí tài chính và dẫn tới sự thua lỗ của Công ty năm 2002.
Các hình thức huy động vốn chủ yếu của Công ty là vay nợ ngăn hạn, đây là một quyết định tài chính khá mạo hiểm vì nó sẽ dẫn tới chi phí lãi cao và độ an toàn trong việc thanh toán nợ là quá thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chât lượng phân tích tài chính của Công ty.
Trình độ các cán bộ chưa cao, đa số họ chỉ là trình độ trung cấp, khả năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính chưa thật đầy đủ, đôi khi còn hiểu sai lệch.
Ban giám đốc và kế toán trưởng chưa thấy được sự cần thiết của công tác phân tích tài chính cho Công ty.
Trong bảng báo cáo kết qủa kinh doanh không có gi số lãi mà Công ty phải trả, sau một thời gian tìm hiểu tôi được biết Công ty tính lãi xuất cho vay trực tiếp vào giá vốn hàng bán, điều này giải thích vì sao Công ty Xây Dựng Khu Bắc lại có giá vốn hàng bán cao như vậy.
Các nhà hoạch định kinh doanh của Công ty không hiểu kỹ các bản báo cáo tài chính.
Các trang thiết bị dùng để phân tích cũng như thu thập thông tin là chưa có.
Việc tổ chức các phòng ban là chưa hợp lý, các phòng chưa thực sự gắn kết trong các hoạt động kinh doanh. Các quyết định tài chính hoàn toàn nằm ở phòng kế toán và giám đốc.
Từ các bất cập trên tôi xin áp dụng thử phương pháp tỷ số nhằm phân tích tài chính của Công ty Xây Dựng Khu Bắc với các số liệu hiện có của Công ty.
3. áp dụng phương pháp tỷ số vào phân tích tài chính ở Công ty xây dựng khu bắc
3.1 Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây Dựng Khu bắc.
3.1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán.
Thông qua các tỷ số về khả năng thanh toán ta sẽ thấy được chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp. Tính hợp lý và hiệu quả trong việc phân bổ vốn vào các khoản mục của cơ cấu vốn trong doanh nghiệp.
Các thông số nằm trong bảng phụ lục.
Khả năng thanh toán hiện tại
Qua bảng phụ luc ta thấy trong ba năm liền tỷ số thanh toán hiện tại của Công ty đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa là tài sản lưu động của Công ty luôn đủ để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Trong năm 2001, Công ty có tỷ số thanh toán hiện hành là cao nhất 1,19 tăng 6,3% so với năm 2000.
Khả năng thanh toán nhanh
Đây là tỷ số có sự giảm xuống liên tiếp trong ba năm liền, các tỷ số giảm tương ứng là 4,2% cho thời ky 2000/2001 và 3% cho 2001/2002. Các tỷ số này đều nhỏ hơn 1. Tức là Công ty đẵ chú tỏng quà nhiều vào dự trữ nguyên vật liệu. Lý do giải thích điều này là do trong những giai đoạn này nguyên vật liệu xây dựng không ổn định, do vậy mọi công ty xây dựng đều chú trọng vào dự trữ nhằm đảm bảo ổn định cho sản xuất.
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời cho biết mối tương quan giữa tiền, tài sản có tính lỏng cao nhất và nợ ngăn hạn, phản ánh khả năng sẵn sàng đáp ứng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.
Trong ba năm 2000,2001,2002, khả năng thanh toán tức thời của Công ty lần lượt là 0,34; 0,74; 0,17. Nhìn chung đây là những con số khá an toàn cho Công ty thực hiện trả nợ ngay.
3.1.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động.
Các tỷ số về khả năng hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Vòng quay tiền
Qua bảng phụ lục ta thấy vòng quay tiền qua các năm giảm dần và có sự thay đổi không ổn định.
Vòng quay dự trữ
Tỷ số này là cơ sở để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cho biết số lần dự trữ được bán ra bình quân trong kỳ. Số vòng quay dự trữ càng lớn thì thời gian hàng tồn kho càng ngắn, vốn của doanh nghiệp được luôn chuyển nhanh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.
Qua phụ lục ta thấy vòng quay dự trữ của doanh nghiệp là không ổn định, tăng 12,5% thời kỳ 2000/2001 và giảm 26% thời kỳ 2001/2002 đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tronh tương lai.
Hiệu xuất sử dụng tài sản cố định
Hiệu xuất sử dụng tài sản cố định phản ánh hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết một đồng tài sản cố định hao phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Từ bảng phụ lục ta có hiệu xuất sử dụng tài sản cố định của Công ty là không ổn định, tăng 132,5 trong giai đoạn 2000/2001 và giảm 57% trong giai đoạn 2001/2002. Đây là điều cần xem xét của Công ty trong giai đoạn 2002/2003.
Hiệu xuất sử dụng tổng tài sản
Tốc độ tăng của tổng tài sản của trong Công ty trong ba năm là: Giảm trong giai đoạn 2000/2001 là 6% và tăng 40% trong giai đoạn 2001/2002. Trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu thuần là : Tăng 26,5% trong giai đoạn 2000/2001 và giảm 9% trong 2001/2002. Điều này sẽ đặt ra một vấn đề cho các nhà quản lý của Công ty là tại sao sự thay đổi của tổng tài sản là không cùng chiều với sự thay đổi của doanh thu thuần.
Hiệu xuất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của hiệu xuất sử dụng tài sản cố định và hiệu xuất sử dụng tài sản lưu động.
3.1.3 Các tỷ số về khả năng sinh lãi.
Nếu như các tỷ số tài chính trên phản ánh từng khía cạnh cụ thể liên quan đến tài chính doanh nghiệp thì các tỷ số về khả năng sinh lãi là nhóm tỷ số phản ánh tổng thể nhất kết quả sản xuất và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng sinh lãi của doanh nghiệp cần tính đến các tỷ số sau.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty như sau: Tăng 1100% trong giai đoạn 2000/2001 và giảm 933% trong giai đoạn 2001/2002.
Để hiểu rõ được nguyên nhân của tình hình trên ta cần xem xét sự thay đổi của các yếu tố trong bản báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. Với một tốc độ tăng doanh lợi rất cao rồi lại giảm đột ngột tạo ra các thắc mắc cho các nhà đầu tư cũng như khách hàng của Công ty.
Danh lợi vốn chủ sở hữu
Doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty như sau: Tăng 916% trong giai đoạn 2000/2001 và giảm 1367% trong giai đoạn 2001/2002. Để có thể thấy rõ nguyên nhân của tình hình trên ta hăy xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Doanh lợi tài sản
Doanh lợi tài sản của Công ty như sau: Tăng 1100% trong giai đoạn 2000/2001 Và giảm 933% trong giai đoạn 2001/2002.
Do tỷ số này là tỷ số tổng quát nhất để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Từ sự tăng giảm trên ta thấy Công ty đẵ không có một tỷ số ổn định.
4. Nhận xét chung về tình hình tài chính.
Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty là không khả quan. Các tỷ số của Công ty đều đem lại các bất lợi về mặt tài chính của Công ty. Các tỷ số đẵ cho thấy một tranh vẽ khá ảm đạm về tình hình tài chính của Công ty. Hầu hết các tỷ số quan trọng đều tăng trong giai đoạn 2000/2001 và giảm trong giai đoạn 2001/2002. Điều này tạo ra cho doanh nghiệp những khó khăn lớn mà các nhà quản lý Công ty phải đối mặt trong năm 2003. Khả năng sinh lãi của doanh nghiệp quá yếu kém cho thấy trong mọi chính sách về quản lý tài chính cần quan tâm giải quyết kịp thời, nếu không, doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Doanh nghiệp cần điều chỉnh cơ cấu tài sản vì tỷ số giữa tài sản cố định và tài sản lưu động là không cân đối. Doanh nghiệp chủ yếu thuê máy móc trang thiết bị cho từng công trình và đó là nguyên nhân dẫn đến giá vốn hàng bán của Công ty là rất cao. Doanh nghiệp cần xem xét lại về khả năng thanh toán, các tỷ số cho ra là rất cao, và điều này có thể tạo ra một sự ứ đọng vốn của doanh nghiệp.
Muốn thoát khỏi tình trạng này, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm thay đổi các tỷ số tạo ra sự hợp lý.
5. Các lợi thế tài chính mà Công ty hiện có.
Qua những nội dung phân tích ở trên ta có thể khái quát một số điểm mạnh hay những thành công mà Công ty có được.
Dự trữ của Công ty luôn ở mức rất cao, do vậy đảm bảo sự ổn định trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong thời kỳ mà giá cả các nguyên vật liệu xây dựng thay đổi liên tục thì nó sẽ tạo cho công ty một sự an toàn và tránh thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh, các chính sách tín dụng của Công ty là rất tốt, luôn ở mức khá cao, điều này tạo ra một sự tin cậy cho các nhà đầu tư, khách hàng và các chủ nợ của Công ty.
6. Các bất lợi về tài chính mà Công ty đang gặp phải
Có lẽ lý do chính để làm tôi quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp nhằm áp dụng phương pháp tỷ số khi phân tích tài chính của Công Ty Xây Dựng Khu Bắc” là các bất cập về tài chính mà Công ty đang gặp phải
Cơ cấu tài chính của Công ty là không hợp lý.
Đây là công ty xây dựng nên tỷ số tài sản cố định phải được chú ý và luôn được đầu tư mới, song tỷ số này là quá nhỏ, và không được đầu tư tăng thêm theo các năm.
Hiệu xuất sử dụng tổng tài sản thấp, song hiệu xuất sử dụng tài sản cố định lại rất cao, điều này dẫn đến hiệu xuất sử dụng tài sản lưu động thấp và nó làm tăng giá thành của giá vốn hàng bán.
Tỷ số sinh lãi của Công ty là rất thấp, và Công ty còn bị thua lỗ trong năm 2002, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách cho các nhà quản lý doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho Công ty tránh bị thua lỗ trong năm tới.
Công ty vẫn còn bị chiếm dụng vốn nhiều, thể hiện quan chu kỳ thu tiền và tỷ số phải thu của Công ty. Điều này là đúng thực tế của ngành xây dựng vì họ luôn bị các chủ đầu tư không hoàn trả kịp thời như trong hợp đồng. Đa số các hợp đồng xây dựng mà Công ty ký đều là giao thầu và đặc tính của các hợp đồng giao thầu là các công ty phải ứng vốn hoàn toàn cho các công trình.
Vốn chủ sở hữu của Công ty giảm theo các năm, đây là một chính sách không hợp lý của Công ty, vì Công ty đẵ không nâng vốn chủ sở hữu, và tạo ra sự không tin tưởng cho các nhà đầu tư, các chủ nợ.
7. Nhận xét chung về tình hình phân tích tài chính của Công ty Xây Dựng Khu Bắc
7.1 Phương pháp phân tích tài chính mới dừng lại ở phương pháp truyền thống
Công ty chưa sử dụng bất kì hình thức phân tích tài chính nào. Chính vì vậy kết quả của tài chính chưa thể hiện đầy đủ dẫn tới khó khăn cho việc ra quyết định tài chính. Công ty chưa sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont, Phương pháp này ngày nay được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, song ở Việt nam nó không được ưa chuộng.
Công ty đẵ từng tiến hành một số chỉ tiêu theo phương pháp tỷ số và tiến hành so sánh qua một số năm. Nhưng các thông tin sử dụng trong phân tích chưa đầy đủ và chính xác và đây không được coi là phân tích tài chính.
Các tài liệu sử dụng trong phân tích tại Công ty hiện nay. Chưa đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác, đầy đủ kịp thời và chưa phù hợp với mục đích phân tích.
Thứ nhất: Công ty mới chỉ có các số liệu kế toán trên báo cáo tài chính là chủ yếu, chưa sử dụng các thông tin khác. Chưa có các thông tin nội bộ cần thiết như kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn, đặc điểm nguồn nhận lực, kế hoạch bán hàng thu nợ...Có những thông tin này mới có thể đánh giá đúng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hơn. Số liệu sử dụng trong báo cáo tài chính chỉ dừng lại ở 3 năm gần nhất số nợ chỉ có ý nghĩa ngắn hạn chưa thấy được xu hướng biến động tài chính trung và dài hạn của Công ty. Chưa có thông tin so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hay với mức trung bình ngành.
Thứ hai : Phân tích tài chính phải được tiến hành vào cuối năm trên cơ sở các báo cáo tài chính năm trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hoạt động liên tục nên đôi khi kết quả kinh doanh của Công ty hoạt động liên tục nên đôi khi kết quả phản ánh không kịp thời dẫn tới hạn chế trong hoạt động .
Thứ ba: Các số liệu dùng để phân tích tài chính chưa được tập hợp sắp xếp theo quy định dẫn tới chưa thể dễ dàng xác định được một số chỉ tiêu trung gian cũng như các chi phí biến đổi, chi phí cố định ... Để phân tích điểm hoà vốn, đòn bẩy hoạt động của Công ty.
Chính vì vậy, mà việc sử dụng vào phân tích sẽ dẫn đến các kết qủa phân tích có nhiều hạn chế và khó khăn cho việc ra quyết định tài chính.
7.2 Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc phân tích tài chính
Nguyên nhân khách quan.
Việc phân tích tài chính ở các doanh nghiệp Việt Nam còn khá mới mẻ. Do vậy hầu như chưa có doanh nghiệp nào thực hiện phân tích một cách chính xác, đầy đủ để phục vụ cho công tác quản lý tài chính của mình. Việc phân tích tài chính mới chỉ có tính chất tham khảo, do vậy việc lựa chọn nguồn thông tin, thu thập thông tin sử dụng các kỹ thuật công cụ phân tích còn nhiều hạn chế.
Thị trường tiền tệ, thị trường vốn của Việt Nam còn chưa phát triển hoàn chỉnh nên phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn ở dạng sơ khai nên kết quả phân tích tài chính chưa thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp do đó việc phân tích tài chính chưa được quan tâm .
Công tác kế toán chưa hoàn thiện sẽ dẫn đến phân tích tài chính không được đầy đủ và chính xác.
Nguyên nhân chủ quan
Trình độ cán bộ phân tích còn ơ trình độ sơ khai Công ty chưa có cán bộ chuyên trách. Việc phân tích tài chính chưa là nhiệm vụ của một phòng nào ở Công ty.
Trình độ cán bộ công phân tích hoàn toàn chưa có và không biết sử dụng các kỹ thuật công cụ phân tích tài chính đồng thời việc thiếu các công cụ sẽ gây khó khăn cho công tác phân tích tài chính. Các cán bộ phân tích tài chính chưa hề có kiến thức nghiệp vụ phân tích.
Thông tin để sử dụng phân tích chưa thật đầy đủ và chính xác, do muốn giữ kín thông tin về tài chính của Công ty nên các báo cáo tài chính vẫn bị điều chỉnh sửa chữa làm giảm ý nghĩa của phân tích tài chính, ở Công ty đang tồn tại hình thức kế toán hai sổ.
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phân tích còn nhiều bất cập như chưa có máy móc, thiết bị.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp phân tích tỷ số vào phân tích tình hình tài chính của Công ty và phân tích các bất cấp về tình hình phân tích tài chính mà Công ty đang gặp phải, cùng với các bức súc về việc nhận thức tầm quan trọng của phân tích tài chính của các cán bộ quản lý kinh doanh của Công ty, tôi thấy rằng việc áp dụng phương pháp phân tích tỷ số vào phân tích tình hình tài chính của Công ty là hợp lý và cần thiết.
Chương III
giải pháp nhằm áp dụng phương pháp phân tích tỷ số vào phân tích tàI chính của công ty xây dựng khu bắc.
1. Các chiến lược nhằm áp dụng hiệu quả phương pháp phân tích tỷ số khi phân tích tài chính của Công ty trong những năm tới.
- Thực hiện đến năm 2004 Công ty có thể tiến hành áp dụng phương pháp phân tích tỷ số vào phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty trong năm năm gần nhất. Để thực hiện được chiến lược này Công ty phải thực hiện các chiến lược sau:
Thành lập một tổ cán bộ để tìm hiểu, nghiên cứu về phương pháp tỷ số trong phân tích tài chính, các nội dung mà tổ cán bộ sẽ thực hiện như sau:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính Công ty khi thực hiện phương pháp phân tích. Như nguồn thông tin mà công ty sẽ lấy để phân tích, các bước tiến hành phân tích tài chính.
Tìm hiểu và xác định rõ bản chất của phương pháp phân tích tỷ số. Phân tích để thấy rõ tính ưu việt của của phương pháp phân tích tỷ số và cách áp dụng hiệu quả nhất vào quá trình phân tích tài chính của Công ty. Thứ nhất nó đang được sử dụng phổ biến và là phương pháp phân tích có tính hiệu quả cao phù hợp với các điều kiện hiện có của Công ty.
Đi tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm các doanh nghiệp đẵ đang sử dụng phương pháp phân tích tỷ số, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nghành xây dựng. Cần mượn các bản phân tích mẫu của các doanh nghiệp đẵ có lâu năm trong phân tích tài chính để học hỏi tránh các sai lầm các doanh nghiệp đó đẵ gặp phải.
Tìm và nghiên cứu các nguồn thông tin mà Công ty sẽ thu thập để sử dụng vào phân tích. Như thông tin nội bộ bao gồm các bản báo cáo tài chính, bản luân chuyển tiền tệ, bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Xem và áp dụng chúng đúng như các yếu cầu chung do Bộ tài chính ban hành. Tiến hành nghiên cứu các thông tin bên ngoài các chỉ số giá cả, mức lạm pháp qua các năm, các tỷ giá qua các năm.
Tiến hành nghiên cứu tìm hiểu để tiến hành mua các máy móc cần thiết phục vụ cho việc phân tích của Công ty.
Tiến tuyển chọn một đội ngũ nhân viên sê phục vụ trong viêc tiến hành các hoạt động phân tích.
Các nhà quản trị Công ty cần thực hiện các nội dung sau.
Các nhà quản trị Công ty phải tìm hiểu các các hình thức phân tích tài chính đang được sử dụng để đánh giá phân tích, so sánh để thấy rõ được tính lợi ích khi áp dung phương pháp phân tích tài chính vào phân tích tài chính của Công ty.
Đưa các cán bộ kế toán và các cán bộ trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Công ty đi học nhằm giúp họ hiểu rõ về các phương pháp phân tích tài chính.
Tiến hành thu thập các thông tin bên ngoài nhằm giúp cho các cán bộ tài chính có cài nhìn ở tầm vĩ mô về tình hình tài chính hiện tại của Công ty. Công ty tiến hành mua các tạp chí tài chính thường kỳ, tìm các bản thông báo tài chính của các chúng tôi có niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thực hiện áp dụng các tiêu chuẩn chung về kế toán, tài chính vào các bản báo cáo thông tin nội bộ của Công ty.
Đề ra các mục tiêu tài chính mà Công ty phải đạt được trong các năm tới, qua đó xác định được các mục tiêu rõ ràng trong phân tích tài chính. Các mục tiêu tài chính mà Công ty cần đạt được như sau.
Tăng tổng doanh thu lên tới 21.150.000 VNĐ tức tăng 16,5 % so với năm 2002.
Giảm giá vốn hang bán xuống 95% so với tổng doanh thu tức 20.092.500 VNĐ.
Đến năm 2003 Công ty không còn bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.
Tăng đầu tư vào tài sản cố định làm giảm sự trênh lệch qua lớn giữa tài sản cố định và tài sản lưu động.
Tiến hành nâng cao chất lượng sản xuất các công trình xây dựng nhằm tạo uy tín cho Công ty.
Chuyển nợ ngắn hạn sang thành nợ vay trung và dài hạn nhằm giảm các chi phí vay và tăng tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Đến năm 2005, Công ty sẽ chuyên nghiệp hoá một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính.
2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Công ty
Giải pháp áp dụng phương pháp phân tích tỷ số
- Tiến hành các bước phân tích theo đúng trình tự các nghiệp vụ phân tích, các nghiệp vụ phải được phân tách một cách rõ ràng theo trình tự là dự đoán-chuẩn bị thông tin-xác định các biểu hiện đặc trưng-xử dụng phương pháp phân tích tỷ số để sử lý các thông tin lập bảng biểu và sau đó đưa ra mức tổng hợp quan sátn và cuối cùng đưa ra báo cáo phân tích.
- Xác định mục tiêu của Công ty là tăng doanh thu và giảm chi phí.
- Tiến hành dự đoán và thu các thông tin cần thu thập trước khi phân tích:
Tìm và sử lý các bản báo của Công ty trong từ ba đến năm năm gần đây.
Từ quan sát các bản báo cáo tài chính thì tính minh bặch và rõ ràng của các bản báo cáo là chưa chính xác. Lãi xuất vay của Công ty không có trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh, mà nó được tính trực tiếp vào giá vốn hàng bán. Làm cho các nhà quản lý Công ty không biết số tiền thực tế mà Công ty phải trả cho ngân hàng, dẫn đến hiện tượng dự trữ hàng loạt hàng tồn kho không có chọn lọc và là nguyên nhân chính đẩy giá vốn hàng bán cao vọt.
Do đó Công ty cần xem xét các vấn đề về lập các bản báo cáo tài chính và các bản báo cáo kết quả kinh doanh.
Trong bản báo cáo kết quả kinh doanh phải ghi rõ mục lãi vay.
Năng cao tính minh bặch trong các bảng báo cáo, nâng cao độ chính xác của các hoá đơn chúng từ.
Qua tìm hiểu, tôi được biết, Công ty thực hiện chế độ khoán gọn, do vậy các chỉ huy trưởng không công khai chính sách tài chính mà chỉ đơn thuần chuyển các hoá đơn VAT về Công ty làm cho các nhân viên kế toán không thể kiểm soát được lãi vay ngân hàng. Chính vì vậy Công ty cần phải thực hiện chính sách hạch toán chính xác và rõ ràng để các cán bộ kế toán có thể lập các bản báo cáo tình hình tài chính của Công ty một cách chính xác hơn. Qua đó yêu cầu các chỉ huy trưởng công trình cần minh bặch các chính sách tài chính. Kiểm tra tính chính xác của các hoá đơn do các chỉ huy trưởng cung cấp.
Tìm các thông tin chung trong nghành xây dựng, các tỷ số trung bình của nghành.
Các thông tin cần tìm phải phù hợp với hình thức hoạt động của kinh doanh xây dựng của Công ty là chủ yếu hoạt động trong xây dựng dân dụng.
Cần tìm hết các tỷ số trung bình của nghành xây dựng, cần quan tâm tới độ chính xác của các tỷ số.
Các chỉ số về giá cả của nghành xây dựng, các chính xách về giá cả do Bộ xây dựng và Nhà nước ban hành.
Trong các chỉ số về giá cả cần tìm kiếm các chỉ sô giá cả cho từng nhóm loại vật liệu phục vụ cho từng hạn mục công trình. Các chỉ số giá cả phải là các chỉ số mới nhất và được tính toán dựa trên giá cả thực tế của thị trường.
Xác định phương pháp phân tích là phương pháp tỷ số.
Đây là phương pháp tốt nhất để áp dụng vào phân tích tình tài chính của Công ty hiện nay, với những ưu việt của nó rất phù hợp với một công ty vừa mới bắt đầu thực hiện phân tích tài chính.
- Xác định các tỷ số số chính cần tính toán, phân tích: Các tỷ số số về khả năng sinh lãi. Tỷ số này bao gồm Doanh lợi tiêu thụ sẩn phẩm, ROE, ROA. Đây là các tỷ số quan trọng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Nâng cao khả năng phân tích của đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Đây là yêu cầu quan trọng nhất của Công ty trong thời gian hiện tại mà Công ty phải thực hiện, với khả năng phân tích tài chính chuyên nghiệp của một đội ngũ cán bộ tại Công ty, sẽ tạo một thế chủ động cho các nhà quản trị Công ty có một cái nhìn chuẩn xác nhất về tình hình tài chính của Công ty.
Với trình độ hiện tại của các cán bộ mà Công ty hiện có, sẽ là rất khó khăn khi Công ty thực hiện áp dụng ngay vào phân tích tài chính.
Công ty có thể tuyển thêm nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính để họ có thể thực hiện phân tích tài chính một cách chuyên nghiệp và chính xác. Nhờ có kinh nghiệm của các cán bộ mới này sẽ giúp các nhân viên hiện tại của Công ty có thể học hỏi và có kinh nghiệm trong công tác phân tích tài chính.
Công ty có thể thực hiện việc đưa cán bộ đi học ở các lớp nâng cao trình độ phân tích tài chính do các các trường chuyên nghành tài chính tổ chức hay do bộ tài chính tổ chức.
Luôn hướng cho các cán bộ phân tích tài chính hướng tới sự chuyên nghiệp trong phân tích tài chính. Tức là các cán bộ làm Công ty tài chính chỉ làm công việc của một nhà phân tích tài chính và họ không phải tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác của Công ty. Thông thường các hoạt động phân tích tài chính chỉ diễn ra ở dầu và cuối năm do vậy các cán bộ sẽ có một khoảng thời gian không thực hiện phân tích tài chính, do vậy họ sẽ có cơ hội nghiên cứu và đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu phân tích tài chính.
Đề ra các nguyên tắc đối với từng bộ phận có liên quan tới các hoạt động tài chính của Công ty:
Phải tìm hiểu và nghiên cứu rõ các vấn đề mà mình đang thực hiện.
Có kiến thức nền tảng về phương pháp phân tích tài chính.
Tạo sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, nhằm tạo ra một sự thống nhất trong các hoạt động tài chính.
Đưa ra các chính sách thưởng phạt rõ ràng cho các cán bộ tài chính.
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính.
Để thực hiện tốt việc áp dụng phương pháp phân tích tỷ số vào phân tích tài chính, Công ty phải thực hiện các giải pháp sau:
Tìm hiểu kỹ hơn về các tỷ số phân tích. Phải có sự đánh giá rõ ràng về sự thay đổi qua các thời kỳ, so sánh giữa thời kỳ hiện tại và các thời kỳ trước để tìm hiểu xem xét các bất cấp mà Công ty hiện có, đồng thời cũng so sánh các tỷ số hiện tại với các tỷ số kế hoạch được định ra trong năm tới để thấy được các khó khăn mà Công ty phải đối mặt từ đó tạo ra sự chuẩn bị cũng như động lực cho sự phát triển của Công ty.
Hướng dẫn cán bộ của Công ty tìm hiểu sâu về các chỉ số tài chính và các đặc diểm của các chỉ số tài chính của nghành. Đây là vấn đề rất quan trọng trong phân tích tài chính, tỷ lệ trung bình của nghành là mức để cho doanh nghiệp dựa vào đó để đánh giá tình hình tài chính hiện tại của Công ty so với các công ty trong nghành. Tuỳ từng đặc điểm của các nghành mà các tỷ lệ trung bình nghành là khác nhau, chính vì vậy hiểu rõ bản chất của các tỷ lệ trung bình nghành là một điều rất quan trong cho việc phân tích và đưa ra các nhận xét về tình hình tài chính hiện tại của Công ty và vị thế của nó về tài chính trong nghành.
Mặt khác, trong các nghành lại có sự khác biểt khác nhau về tầm quan trọng của các tỷ số, chính vì vậy mà nghiên cứu tìm hiểu các về bản chất các tỷ số của từng nghành là rất quan trọng. Có các tỷ số có thể vượt quá tỷ lệ trung bình ngành thì tốt song cũng có các tỷ số lại là không tốt.
Chuẩn bị và nghiên cứu kỹ các bản báo cáo tài chính.
Nếu chuẩn bị kỹ lưỡng các bản báo cáo tài chính sẽ giúp cho các cán bộ phân tích có được sự thuận lợi lớn trong việc phân tích. Khi đó công tác phân tích sẽ dễ dàng và có độ chính xác cao, thông tin chính để phân tích tài chính là các bản báo cáo nội bộ, chính vì vậy việc chuẩn bị kỹ lưỡng các bản báo cáo là rất cần thiết.
Nắm rõ phương pháp phân tích tỷ số, các chỉ số tài chính cần cần phân tích, các chỉ số tài chính quan trọng.
Xác định rõ tính thanh khoản ngắn hạn, cấu trúc vốn.
Các tỷ số thị trường, các phần cần phân tích.
Ghi lại các kết quả phân tích và đưa ra kết luận độc lập.
Bồi dưỡng cán bộ nòng cốt để họ có thể đọc và hiểu các báo cáo tài chính.
Các cán bộ nòng cốt là những người sẽ đưa ra các quyết định cho các hoạt động kinh doanh của Công ty, chính vì vậy họ phải là người hiểu rõ tình hình tài chính của Công ty. Từ đó họ mới đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và có tính hiệu quả cao.
Khuyến khích các cán bộ nòng cốt tự tìm tòi và nghiên cứu về các báo cáo tài chính.
Tổ chức các lớp có mời các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính về giảng dạy, để thực hiện việc tổ chức này với Công ty là rất khó khăn vì nó cần một lượng kinh phí lớn cho việc tổ chức lớp, song nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các cán bộ tài chính vì họ có thể hỏi trực tiếp các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của Công ty Xây Dựng Khu Bắc. Bên cạnh đó các giảng viên giảng dạy sẽ được coi như một nhà tư vấn về tài chính của Công ty.
Khuyến khích các cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng về tài chính, song các lớp này phải do Bộ tài chính hay các trường đại học có chuyên nghành tài chính tổ chức.
3 Nâng cao tính chính xác của các bản báo cáo tài chính.
Nâng cao tính độc lập của các bản báo cáo tài chính.
- Đây là vấn đề đầu tiên mà Công ty phải thực hiện, nếu các bản báo cáo tài chính không mang tính khách quan, và không có tính độc lập cao thì công tác phân tích tài chính sẽ không mang lại hiệu quả.
- Lần đầu tiên thực hiện áp dụng phương pháp phân tích tài chính sẽ tạo cho Công ty những khó khăn lớn, chính vì vậy Công ty phải thực hiện nghiêm túc ngay từ giai đoạn đầu của công tác phân tích tài chính, đó là tính chính xác và độc lập của các thông tin, đặc biệt là các thông tin nội bộ.
- Tạo cho các cán bộ kế toán một thói quen làm việc nghiêm túc và chuẩn xác, tính chuyên nghiệp và độc lập cao với các nghiệp vụ kế toán.
Đảm bảo độ chính xác cao cho các nghiệp vụ kế toán, rèn luyện cho các nhân viên kế toán tính kỷ luật cao trong làm việc. Trong các nghiệp vị kế toán phải luôn tuân thủ một cách chính xác và chặt chẽ các nguyên tắc kế toán chung.
- Các cán bộ kế toán phải có tính khách quan cao và độc lập khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán. Nếu không có tính khách quan cao trong các nghiệp vụ kế toán sẽ tạo ra sự phiến diện, thiếu tính trung thực trong các bản báo cáo tài chính và như vậy các bản báo cáo tài chính không con tính chuẩn mực của nó
- Hàng quý đề nghị kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến kiến độc lập về tính chính xác của các báo cáo kế toán.
Đây là một yếu tố khách quan bên ngoài nhằm làm tăng tính chuẩn mực và tính khách quan cũng như sự độc lập của các bản báo cáo tài chính.
Các kiểm toán viên phải được tuyển chọn kỹ lưỡng sao cho tính độc lập của các kiểm toán là cao nhất.
- Các chứng từ kế toán phải minh bạch và rõ ràng.
Nếu các chứng từ kế toán không có độ chuẩn xác thì các bản báo cáo tài chính được lập nên dù có độc lập và chuẩn xác thì cũng không đưa ra được tình hình tài chính thực tế của Công ty. Các chứng từ hoá đơn phải phản ánh trung thực các hoạt kinh doanh của Công ty.
Nâng cao tính chuẩn mực của các báo cáo tài chính.
Vấn đề này có vai trò rất quan trọng trong việc phân tích tài chính trong Công ty phù hợp với tình hình phân tích của nghành xây dựng.
Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam phải cụ thể hoá trong các bản báo cáo kể toán của Công ty.
Thực hiện nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán tại quyết định của Bộ tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2) ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2002.
Các bản báo cáo tài chính phải tuân thủ theo quy định chung của Bộ Tài chính.
Đưa cấn bộ đi học các lớp bồi dưỡng về lập các bản báo cáo tài chính.
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.
Định hướng với các hoạt động tài chính của Công ty.
Cơ cấu lại vốn của lại nguồn vốn của Công ty.
Nâng cao tỷ số tài sản cố đinh trên tổng tài sản của Công ty, hiện tại tỷ lệ này năm 2000 là 8,4% năm 2001 là 4,85 năm 2002 là 7,3%, do tính chất hoạt động của chúng tôi xây dựng là sử dụng nhiểu máy móc trang thiết bị cững như nhà xưởng, do vậy Công ty cần tăng tỷ lệ tài sản cố định lên 10% trong năm 2003.
Tiến hành vay nợ dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định, mua trang thiết bị máy móc như xe, cần cẩu và các trang thiết bị khác.
Nếu Công ty không huy động được vốn để mua tài sản cố định thì Công ty có thể thực hiện thuê tài chính. Với nghiệp vụ này Công ty không cần phải có vốn mà vẫn có các trang thiết bị máy móc dung ổn định và lâu dài và ổn định.
Tăng cường huy động vốn cho hoạt động kinh doanh
-Nâng cao tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn, có thể xin vốn cấp từ các cấp có chức năng, hay tiến hành cổ phần hoá Công ty.
-Xin vốn cấp từ nhà nước là rất khó khăn, do đó Công ty nên tiến hành cổ phần hoá Công ty theo các chính sách khuyến khích của Nhà nước hiện nay.
-Hiện tại trong thời gian hiện nay, Công ty nên tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu và giảm chí phí sản xuất, kinh doanh.
Tiến hành thu nợ phải thu của khách hành để tăng vốn lưu động cho doanh nghiệp hoạt động. Đưa ra các hình thưc khuyến khích khách hàng trả nợ như giảm giá bán hàng, các điều kiện ưu tiên khác.
Nghiên cứu đánh giá giá cả thị trường để từ đó đưa ra các giải pháp về hàng tồn kho sao cho giảm tối đa lượng hàng tồn kho trách chi phí cho hàng tồn kho.
Kiến Nghị
Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra các văn bản để hướng dẫn các cơ quan hiểu và làm tốt công tác phân tích tình hình tài chính của các Công ty.
Bộ tài chính cần tiến hành kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn việc lập các bản báo tài chính của các công ty sao cho đúng với các quy chuẩn mà Bộ đưa ra.
Chính phủ, Bộ tài chính cần có sự ổn định trong việc ban hành các chế độ quản lý tài chính và hành toán kinh doanh, tránh tình trạng chế độ chính sách thay đổi thường xuyên gây lúng túng cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý các hoạt động kinh doanh của mình.
Các cơ quan kiểm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo tính độc lập của công tác kiểm toán.
Cần tiến tới yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện các phân tích tài chính một cách chuyên nghiệp để tự đánh giá hoạt động tài chính của mình, để đưa ra phương hướng phất triển và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên.
Kết luận
Nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế mở ra cho nhiều doanh nghiệp cơ hội tự vươn lên và tự khẳng định mình. Tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiểu thách thức và khó khăn cho các doanh nghiệp. Để bảo đảm cho sự phất triển và tồn tại của mình các nhà quản lý doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và kịp thời, muốn như vậy họ phải luôn hiểu rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình và các đối thủ cạnh tranh.
Trong đó, hiểu rõ các tình hình tài chính mà doanh nghiệp đang có là chiếc chiều khóa quan trọng cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Và đó là lý do đưa em tới ý tưởng đưa ra giải pháp áp dụng phương pháp phân tích tỷ số trong phân tích tài chính của Công ty Xây Dựng Khu Bắc.
Với suy nghĩ khi áp dụng phương pháp phân tích này vào phân tích tình hình tài chính của Công ty sẽ giúp cho các nhà quản trị của Công ty có cái nhìn chính xác và bao quat hơn về tình hình tài chính mà Công ty.
Trong Chuyên đề thực tập tốt này, em đẵ chỉ tình hình áp dụng phương pháp phân tích tài chính tỷ số hiện tại của Công ty, các vấn đề về tài chính mà Công ty đang gặp phải do phân tích tài chính bằng phương pháp tỷ số đưa ra các vấn đề, nội dung mà Công ty phải thực hiện dể áp dụng phương pháp phân tích tỷ số vào phân tích tài chính trong Công ty .
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt, do hạn chế về kiến thức thực tế cũng như lý thuyết và sự hạn chế về thời gian, Chuyên đề thực tập tốt văn của em sữ không thể tránh khỏi những sai sót và bất cập. Chính vì vậy, em mong muốn có sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa và đặc biệt là thầy giáo- T.S Đào Văn Hùng về các thiếu sót trong Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em.
Em xin chân thành cảm ơn
Tài liệu tham khảo
Giáo trình tài chính doanh nghiệp-Chủ biên: T.S Lưu Thị Hương
Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp-T.S Vũ Duy Hào- Đàm Văn Huệ- Thạc sĩ Nghuễn quang Ninh.
Hệ thống kế toán doanh nghiệp, chế độ chế độ bào cáo tài chính- Bộ Tài chính.
Tạp chí tài chính.
Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp – PGS. T.S Ngô Thế Chi-T.S Vũ Công Ty.
Đọc và hiểu các báo cáo tài chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0019.doc