Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiếng anh của sinh viên thương mại

LỜI MỞ ĐẦU Ngoại ngữ - ngôn ngữ nước ngoài - chuyên ngành ngày càng được nhắc tới như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế là Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình này, vấn đề đặt ra là ngành giáo dục và đào tạo cần có những đổi mới cơ bản và mạnh mẽ nhằm cung cấp cho đất nước những con người lao động có chuyên môn và hiệu quả cao trong hoàn cảnh mới. Việc dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học cũng không nằm mgoài mục tiêu trên. Ngoại ngữ chuyên ngành như "chiếc cầu nối" kinh tế và văn hóa Việt Nam với thế giới bên ngoài. Thế giới đang bước vào thời kì kinh tế tri thức. Xã hội mới phồn vinh ở thế kỉ XXI phải là một xã hội của tri thức và dựa vào tri thức, vào tư duy sáng tạo của con người. Để có thể vươn lên hội nhập vào cộng đồng thế giới, chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, đồng thời cần biết áp dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo, tìm ra được phương thức phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Khi tri thức xã hội thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế tri thức thì người lao động cũng phải biết tự đổi mới kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Người lao động phải có khả năng tự định hướng và tự vươn lên để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi đề cập đến các vấn đề cơ bản hiện nay của ngoại ngữ chuyên ngành nói chung, ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ nói riêng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả dạy - học để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ở Việt Nam hiện nay. MỤC LỤC Nội dung trang MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài .3 2.Mục đích nghiên cứu đề tài 3 3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu .4 4.Mục đích,nhiệm vụ .4 5.Phương pháp nghiên cứu 5 6.Cái mới của đề tài .5 7.Ý nghĩa khoa học 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1.Một số vấn đề chung về vấn đề nghiên cứu 1.1:Khái niệm thế nào là phương pháp luận nghiên cứu khoa hoc? .5 1.2:Tầm quan trọng của tiếng anh trong thời đại hiện nay 6 1.3:Khả năng tiếng anh của sinh viên của các trường đại học nói chung 7 CHƯƠNG 2:Thực trạng về khả năng tiếng anh của sinh viên trường đại học Thương Mại .8 CHƯƠNG 3:giải pháp về vấn đề nghiên cứu .9 3.1:giải pháp đôi với giáo viên giảng dạy .10 3.2:giải pháp đối với sinh viên .12

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiếng anh của sinh viên thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngoại ngữ - ngôn ngữ nước ngoài - chuyên ngành ngày càng được nhắc tới như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế là Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình này, vấn đề đặt ra là ngành giáo dục và đào tạo cần có những đổi mới cơ bản và mạnh mẽ nhằm cung cấp cho đất nước những con người lao động có chuyên môn và hiệu quả cao trong hoàn cảnh mới. Việc dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học cũng không nằm mgoài mục tiêu trên. Ngoại ngữ chuyên ngành như "chiếc cầu nối" kinh tế và văn hóa Việt Nam với thế giới bên ngoài. Thế giới đang bước vào thời kì kinh tế tri thức. Xã hội mới phồn vinh ở thế kỉ XXI phải là một xã hội của tri thức và dựa vào tri thức, vào tư duy sáng tạo của con người. Để có thể vươn lên hội nhập vào cộng đồng thế giới, chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, đồng thời cần biết áp dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo, tìm ra được phương thức phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Khi tri thức xã hội thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế tri thức thì người lao động cũng phải biết tự đổi mới kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Người lao động phải có khả năng tự định hướng và tự vươn lên để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi đề cập đến các vấn đề cơ bản hiện nay của ngoại ngữ chuyên ngành nói chung, ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ nói riêng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả dạy - học để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ở Việt Nam hiện nay. Hà nội ngày 11 tháng 5 năm 2011 MỤC LỤC Nội dung trang MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài.................................................................3 2.Mục đích nghiên cứu đề tài............................................................3 3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu.......................................................4 4.Mục đích,nhiệm vụ.........................................................................4 5.Phương pháp nghiên cứu................................................................5 6.Cái mới của đề tài...........................................................................5 7.Ý nghĩa khoa học............................................................................5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1.Một số vấn đề chung về vấn đề nghiên cứu 1.1:Khái niệm thế nào là phương pháp luận nghiên cứu khoa hoc?.......................................................................5 1.2:Tầm quan trọng của tiếng anh trong thời đại hiện nay..............6 1.3:Khả năng tiếng anh của sinh viên của các trường đại học nói chung....................................................7 CHƯƠNG 2:Thực trạng về khả năng tiếng anh của sinh viên trường đại học Thương Mại...............................................................................8 CHƯƠNG 3:giải pháp về vấn đề nghiên cứu...................................9 3.1:giải pháp đôi với giáo viên giảng dạy.........................................10 3.2:giải pháp đối với sinh viên...........................................................12 A.Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và trong thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu. Làm thế nào để có thể đi tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? - Phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ. Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài, chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm trung bình để “qua ải” tại các kỳ thi như trình độ của đa phần sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc của một số viên chức nhằm hợp thức hóa bằng cấp tại Việt Nam. 2.Mục đích nghiên cứu đề tài Năm 1492, Christopher Columbus - nhà thám hiểm nổi tiếng người Ý tiến hành cuộc hải trình vòng quanh thế giới. Từ chuyến đi lịch sử này, ông có cơ sở  thực tiễn để chứng minh rằng, trái đất - nơi loài người đang sống có dạng hình cầu (The world is global) . Nhưng lịch sử có logic của nó, hơn nửa thiên niên kỷ sau, dựa trên những hệ quả thực tế và hiệu ứng cuộc cách mạng công nghệ thông tin - viễn thông, dựa trên đời sống hiện thực của nền văn minh kỹ thuật số, nhà báo lão luyện của tờ The New York Times - Thomas L. Friedman  đã nêu lên thuật ngữ mới: Thế giới phẳng (The world is flat). Vậy, Thế giới phẳng là gì? Trong thế giới đó, ngoại ngữ có vai trò như thế nào? 3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là khả năng tiếng anh của sinh viên đại học Thương Mại và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếng anh của sinh viên đại học Thương Mại Phạm vi nghiên cứu Về không gian:toàn thể giáo viên,sinh viên đang học tại trường đại học Thương Mại Về thời gian:tôi nghiên cứu đề tài trong vài năm trở lại đây Về nguồn tài liệu tôi có sử dụng -giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học của PGS-TS Phương Kỳ Sơn(giảng viên trường đại học Thương Mại) -nguồn tài liệu và ý kiến trên các báo và các diễn đàn sinh viên -giáo trình tiếng anh của trường đại học Thương Mại,trường đại học ngoại ngữ,đại ọc ngoại thương...... 4.Mục đích,nhiệm vụ Mục đích:giúp cải thiện khả năng tiếng anh của sin viên trường đại học thương mại Nhiệm vụ:làm rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ(đặc biệt là tiếng anh) trong thời kỳ hội nhập 5.Phương pháp nghiên cứu Để hiểu được vấn đề đang nghiên cứu,tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Lấy phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp chủ đạo Phương pháp khảo sát thực tiễn(điều tra,phỏng vấn...) Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích tổng hợp 6.Cái mới của đề tài Phần nào giải thích được vấn đề tại sao khả năng tiếng anh ủa sinh viên đại học thương mại còn kém hơn các trường cùng khối ngành kinh tế và giải pháp nhằm khắc phục vấn đề đó 7.Ý nghĩa khoa học -Về lý luận:bổ sung được về mặt lý thuyết -Về thực tiễn:nhằm nâng cao khả năng tiếng anh của sinh viên trường đại học Thương Mại B.Nội dung Chương 1.Một số vấn đề chung về vấn đề nghiên cứu 1.1:Khái niệm thế nào là phương pháp luận nghiên cứu khoa hoc? Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về cách thức lựa chọn phương pháp trong nghiên cứu khoa học sao cho phù hợp, đạt được hiệu quả cao nhất. Năm 1990 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã quyết định đưa môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào các chương trình đào tạo sau đại học và đang dạy thử nghiệm ở bậc đại học ở nước ta. 1.2:Tầm quan trọng của tiếng anh trong thời đại hiện nay Các nhà nghiên cứu đã thống kê rằng những người sử dụng được tốt ngôn ngữ tiếng Anh rất có khả năng thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, thăng tiến nghề nghiệp hoặc kinh doanh của mình. Những nghiên cứu đó cũng chứng minh rằng có sự tương tác dữa khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh với mức thu nhập cao hơn, di chuyển du lịch nhiều nơi hơn và thành công hơn trong kinh doanh thương mại. Lý do đơn giản vì tiếng anh đã trở ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu. Thông tin theo WikiPedia: Có hơn 400 triệu người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh có vốn từ lớn nhất trong tất cả ngôn ngữ với hơn 500.000 từ trong quyển Oxford Dictionary. Là ngôn ngữ của khoa học công nghệ và kinh doanh vốn từ Anh càng ngày càng thêm nhiều từ mới. Những quốc gia có thu nhập đầu người cao trên thế giới đều thành thạo tiếng Anh hết, tiếng mẹ đẻ hoặc học trong trường. Tiếng Anh Trong Sự Nghiệp Bất kể bạn chọn lối nghiệp nào, cho dù ngành tin học, kỹ thuật, du lịch hoặc quản trị kinh doanh, có một khả năng giao tiếp tiếng Anh mạnh mẽ sẽ tăng đáng kể xác suất thành công của bạn. Nói chung , bạn phải hơn hẳn những người trong lĩnh vực nghề nghiệp và trên địa bàn như mình thì bạn sẽ có cơ hội hơn. Việt Nam giao dịch với khách hàng quốc tế và các nhà cung cấp 100% bằng tiếng Anh, thậm trí cả các mails nội bộ luôn vì nhanh và chính xác hơn. Dĩ nhiên hầu hết giờ nơi nào cũng bắt buộc phải chứng minh có bằng tiếng Anh nhưng tôi cần nhấn mạnh là khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh THỰC SỰ THÀNH THẠO mới là quan trọng! Thật sự chỉ có một kiến thức sơ về tiếng Anh sẽ không giúp bạn phát triển nghề nghiệp quan hệ quốc tế được. Khi nói chuyện với một người nước ngoài trực tiếp, họ sẽ đánh giá đẳng cấp của bạn và giá trị của bạn đối với họ bằng cách bạn sử dụng tiếng Anh. Nếu bạn nói chỉ ở mức trung bình, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn đang trung bình.  Âm thanh thể hiện sự tự tin hay không, mô tả ngắn gọn chính xác, phát âm chuẩn dễ hiểu, hiểu biết sài ngôn ngữ ẩn và hài hước hay không và nhiều yếu tố khác nữa: tất cả cái đó thể hiện đẳng cấp và giá trị so sánh của bạn và sẽ để lại một ấn tượng khó quên. Cơ Hội Cao Học và Tiếp Cận Thông Tin Ngoài cơ hội sự nghiệp, học tiếng Anh giỏi có thể nâng cao cơ hội được chấp nhận vào chương trình đào tạo tiên tiến nhiều trường đại học ở nước ngoài. Trao đổi sinh viên và các chương trình hợp tác nghiên cứu càng ngày càng mở rộng cho các trí thức trẻ ngày nay. Học tiếng Anh cũng có thể mở rộng khả năng truy cập tin tức, thông tin và kiến thức. Hơn 90% các bài How-To-Articles phần lớn được tạo ra chỉ bằng tiếng Anh. Bạn hầu hết có thể tự dậy cho mình bất cứ kỹ năng gì nếu bạn chịu khó tìm và đọc những nguồn tiếng Anh 1.3:Khả năng tiếng anh của sinh viên của các trường đại học nói chung Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh giao cho nhóm nghiên cứu Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP Hồ Chí Minh đề tài nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ tại các trường đại học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh". Một phần kết quả từ đề tài nghiên cứu này đã được TS Vũ Thị Phương Anh - Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và thạc sĩ Nguyễn Bích Hạnh - Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP Hồ Chí Minh công bố nhân tuần lễ Khoa học công nghệ và giáo dục đại học năm 2004. Chính sách ngôn ngữ: Số 1 thế giới! Theo đánh giá, nếu xét dưới góc độ chính sách ngôn ngữ, Việt Nam là một trong những nước đặt nặng vai trò của năng lực ngoại ngữ trong đào tạo và sử dụng nhân lực. Trong tuyển dụng, trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng để bổ nhiệm và lựa chọn nhân sự. Trong đào tạo, đa số các nước việc dạy ngoại ngữ chỉ được thực hiện trong nhà trường phổ thông, thì ở Việt Nam đây vẫn xem là môn học bắt buộc ở bậc đại học. Đó là chưa kể Bộ Giáo dục - Đào tạo còn có những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về năng lực ngoại ngữ của sinh viên; trong đó có những quy định như là điều kiện bắt buộc để được công nhận tốt nghiệp đại học, là một trong những yêu cầu thi tuyển hoặc tốt nghiệp của các chương trình đào tạo sau đại học, là điều kiện bắt buộc để được tham gia chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Chính sách thì được xem là hàng đầu thế giới nhưng vì sao các đơn vị tuyển dụng nói riêng và xã hội nói chung lại đánh giá không cao về trình độ ngoại ngữ của sinh viên? Cử nhân: Tiếng Anh chưa đủ dự bị đại học! - Có trên 50% sinh viên cho biết có đi học thêm tiếng Anh. Đây là một con số đáng báo động vì điều này cho thấy chương trình đào tạo hiện nay không đáp ứng được nhu cầu học tập của một nửa số sinh viên trong chương trình mặc dù họ vẫn tham gia mọi giờ lên lớp, mọi bài kiểm tra và đa số đều đạt ! - Chỉ có 3% sinh viên cho biết có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Nếu quy đổi theo chuẩn quốc tế thì hệ thống chứng chỉ trình độ tiếng Anh (A, B, C) của Việt Nam vẫn còn hạn chế rất lớn: còn khá thấp so với thế giới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên đầu năm 3 của các trường đại học lớn tại TP Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra (chưa kiểm tra kỹ năng nghe, nói là những kỹ năng mà người Việt Nam thường rất yếu) cho thấy trình độ tiếng Anh của các sinh viên chỉ mới đạt trong khoảng 360-370 điểm TOEFL hoặc 3.5 điểm IELTS. Đây là mức rất thấp so với thế giới. Theo Hiệp hội Các nhà trắc nghiệm ngôn ngữ châu Âu, ở trình độ này, sinh viên chưa thể tham gia vào các cuộc trao đổi ý kiến dù ở mức thấp nhất mà chỉ mới tiếp nhận những thông tin đơn giản trong những bối cảnh quen thuộc. Với hướng đi này, dự kiến khi ra trường, các sinh viên cũng chỉ đạt trình độ khoảng 400 điểm TOEFL hoặc 4.0 điểm IELTS. Ở mức này, sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn chưa đủ trình độ để tham gia các chương trình tiếng Anh dự bị đại học ở các nước nói tiếng Anh. Vì sao lại có sự mâu thuẫn rất lớn giữa nhà trường và xã hội ? Đó là trình độ đầu vào rất chênh lệch nhưng lại chưa có cách quản lý phù hợp với hoàn cảnh thực tế, mọi sinh viên trình độ khác nhau đều phải trải qua một thời lượng như nhau, cùng áp dụng một chương trình học có mục tiêu và cấu trúc tương tự như nhau. Chính sự thiếu phù hợp giữa chương trình đào tạo, trình độ và nhu cầu đa dạng của người học đã vô hiệu hóa phần lớn các nỗ lực của nhà trường, giảng viên và sinh viên. (tríchTiếng Anh của sinh viên Việt Nam ở trình độ rất thấp so với thế giới!việt báo.vn) Chương 2:Thực trạng về khả năng tiếng anh của sinh viên trường đại học Thương Mại Số liệu khảo sát của tôi cho thấy Thứ nhất:điểm bình quân sinh viên năm nhất dao động ở mức 220-245/990 điểm TOEIC, và với mức điểm này sinh viên cần khoảng 360 giờ đào tạo (480 tiết) để đạt được 450-500 điểm TOEIC - mức điểm mà rất nhiều doanh nghiệp đang coi là mức tối thiểu để họ chấp nhận hồ sơ Thứ hai, trình độ của sinh viên không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn về năng lực tiếng Anh giữa họ. Thường trong một lớp học sẽ bao gồm các trình độ từ sơ cấp (gồm những sinh viên học tiếng Anh lần đầu) đến trung cấp (những sinh viên đã học hệ đào tạo tiếng Anh chín năm). Những lớp học đa trình độ như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho giảng viên, khiến họ khó có thể quán xuyến hết tất cả sinh viên, từ đó gây trở ngại cho cả việc dạy và học. Thứ ba:51,7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu tiếng anh Chương 3:giải pháp về vấn đề nghiên cứu Thành thật mà nói, khả năng giao tiếp bằng Anh đang là một rào cản lớn của giới sinh viên Việt Nam hiện nay. Chúng ta học tiếng anh từ bậc THCS, THPT, vào đại học vẫn tiếp tục học và còn học thêm ở các trung tâm Anh văn, thế nhưng khá nhiều sinh viên khi xin việc làm đều không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng sử dụng tiếng anh của các doanh nghiệp. Vì sao? Thứ nhất, chương trình học quá nặng về ngữ pháp và văn phạm, trong khi việc luyện phản xạ và giao tiếp lại không được chú trọng. Chúng ta đang đi ngược lại với tự nhiên khi mà “biết đọc, biết viết trước khi …biết nói”. Sinh viên Việt Nam giỏi ngữ pháp tiếng anh, nhưng lại không thể biến chúng thành công cụ để giao tiếp được. Hầu hết sinh viên khi vào đại học mới bắt đầu luyện giao tiếp tiếng anh, tuy nhiên thời lượng học không thể đáp ứng được yêu cầu về trình độ mà nhà tuyển dụng đưa ra. Trung bình các trường đại học có khoảng 225 tiết học tiếng anh cho sinh viên cho một khóa học dài 4 – 5 năm, mỗi tiết học kéo dài 3 tiếng, như vậy 1 năm sinh viên chỉ được học khoảng 135 – 169 giờ tiếng anh. Nội dung tập trung chủ yếu vào tiếng Anh chuyên ngành, lớp học đông (từ 30 đến 40 sinh viên), cộng với việc sinh viên ngại nói và lười nói tiếng anh, do đó việc rèn luyện kỹ năng nói thành thạo (English Proficiency) bị bỏ ngỏ. Kết quả là trải qua 4 – 5 năm đại học, sinh viên vẫn không thể nói tiếng anh. Thứ hai, sự không đồng đều, thậm chí khác biệt lớn về năng lực sử dụng tiếng Anh giữa các sinh viên trong cùng lớp dẫn đến khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học. Thông thường một lớp học đại học bao gồm những sinh viên ở trình độ sơ cấp và trung cấp, đôi khi có cả cao cấp. Với một lớp học đa trình độ như vậy sẽ khiến giảng viên khó bao quát được hết tất cả, sinh viên ở trình độ sơ cấp theo không kịp, còn ở trình độ cao cấp thì lại cảm thấy nhàm chán. Việc các trường đại học chậm triển khai áp dụng các chuẩn đánh giá quốc tế cho sinh viên ra trường như TOEFL, IELTS và TOEIC cũng khiến sinh viên bị động trong việc trang bị kỹ năng tiếng anh cho bản thân. Thứ ba, sinh viên thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của bản thân. Đây chính là “hòn đá tảng” trong nhận thức của mỗi sinh viên. Chúng ta ngại nói vì sợ sai, sợ bị chê cười, dần dần trở nên “im thin thít” trong các giờ học anh văn. Môi trường học tập cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng. Hiện nay sinh viên chỉ sử dụng tiếng anh trong giờ học anh văn, còn hầu như bị bỏ quên trong các hoạt động khác. Mà đối với việc học ngoại ngữ thì chỉ cần một thời gian không sử dụng là có thể bị “rơi vào quên lãng”. “ Rome wasn’t built in a day”. Học anh văn đòi hỏi một quá trình rèn luyện, trau dồi không ngừng nghỉ, tuy nhiên nếu học không đúng cách có thể phản tác dụng. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần có sự thay đổi cả về nhận thức và cách thức học anh văn, để có thể biến nó trở thành công cụ hữu ích cho công việc của bạn sau này. 3.1:giải pháp đối với giáo viên giảng dạy Chúng ta phải thay đổi lại cơ cấu giảng dạy trong nhà trường. Đó là một mong muốn chung của tất cả các chuyên gia giảng dạy tiếng Anh. Anh Bảo Lâm - hiện đang công tác tại trường ĐH Huế đồng thời cũng là 1 trong những giảng viên chủ đạo của Hội đồng Anh nhận xét, hiện nay sinh viên cũng đã rất ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong hành trang vào đời của các bạn. Nhưng theo anh, điều quan trọng là cách giáo viên đưa kiến thức từ giáo trình vào giờ học như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho môn học và việc tạo cho học sinh khả năng giao tiếp tốt là tối cần thiết. (trích:giảng dạy tiếng anh trong thời đại mới_dantri.com.vn) Hiện tại, vấn đề được đặt ra đối với giảng dạy tiếng Anh là mỗi giáo viên phải ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy liên tục, đồng thời dám mạnh dạn loại bỏ những yếu tố không phù hợp trong phong cách giảng dạy. Anh Lâm cùng các đồng nghiệp đều quan niệm rằng đổi mới không cần bắt đầu từ giáo trình hay chương trình khung mà bắt đầu từ giáo viên. Bản thân kinh nghiệm ở một số nước, đôi khi người ta không cần giáo trình tiên tiến nhưng giáo viên luôn tự tìm hiểu 1 cách tiếp cận mới, 1 cách học mới và đem vào áp dụng cho học sinh, điều đó cũng đủ tạo ra sự hấp dẫn cho môn học. Trước thềm hội nhập khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các chuyên gia giảng dạy tiếng Anh cho rằng, môn ngoại ngữ không chỉ còn là môn học chính thức mà là môn học bắt buộc được quan tâm hàng đầu. Việc dạy và học ngoại ngữ không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho học sinh khả năng nghe nói tốt… Đưa nghe, nói, đọc, viết trở thành một trong 4 môn thi chính thức trong kiểm tra ngoại ngữ ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá, các câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh - sinh viên tham gia. Giáo viên cần chủ động tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên giao tiếp với nhau bằng ngoại ngữ. Cuối cùng, theo các chuyên gia, để quyết định thành công của việc học tốt ngoại ngữ chính là sự quyết tâm nỗ lực của bản thân người sinh viên. Tương lai đang nằm trong tầm tay của chúng ta. Vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải học tập, lao động chăm chỉ hết mình để khi ra trường không chỉ có khả năng giao tiếp ngoại ngữ thành thạo mà có cả một vốn kiến thức vững vàng để bắt tay vào xây dựng tương lai. Thực tế cho thấy có nhiều lý do khiến học viên sử dụng tiếng Việt. Thứ nhất, đó có thể là do nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đặt ra quá cao so với trình độ và khả năng của học viên. Giả sử như bạn yêu cầu học viên ở trình độ sơ cấp thảo luận về một đề tài khó như toàn cầu hoá hay sự nóng lên của Trái Đất thì học viên sẽ tìm đến tiếng Việt như là sự lựa chọn tất nhiên. Do vậy giáo viên không thể hi vọng học viên có thể huy động các kiến thức về ngôn ngữ để nói về những đề tài này. Thứ hai, học viên có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giờ học ngoại ngữ. Thói quen này hoàn toàn tự nhiên khi học viên tìm ra những mốI liên hệ giữa tiếng Anh và những hiểu biết trong tiếng Việt. Thói quen này giúp học viên lĩnh hộI kiến thức ngoại ngữ dễ dàng hơn. Một lý do khác đó là do ảnh hưởng, tác động của giáo viên trong mỗi giờ lên lớp. Một giáo viên luôn sử dụng tiếng Việt để giải thích, hướng dẫn và đặt ra yêu cầu cho học viên khó có thể hi vọng học viên của mình sẽ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp thường xuyên trên lớp. Vậy giáo viên cần làm gì để có thể giúp học viên tháo gỡ khó khăn trong việc sử dụng ngoại ngữ? Trước hết giáo viên cần phải đặt ra những nguyên tắc, yêu cầu cụ thể và rõ ràng ngay từ buổi học đầu tiên. Hãy cho học viên biết khi nào họ có thể sử dụng Tiếng Việt và khi nào họ bắt buộc phải sử dụng ngoại ngữ. Giáo viên phải là người thực hiện các nguyên tắc này nghiêm túc nhất. Thứ hai, giáo viên phải lựa chọn bài tập hay đề ra yêu cầu học tập phù hợp với trình độ học tập của học viên. Đặc biệt trong khi dạy nghe nói, giáo viên phải là người gợi mở cho học sinh cách chuyển khai ý tưởng cũng như cách sử dụng từ nối. Giáo viên có thể liệt kê những từ mới có thể được sử dụng trong bài nói hay chuẩn bị những bài tập có liên quan đến chủ đề học viên sắp nói. Có như vậy học viên mới được chuẩn bị những kiến thức để nói tốt. Thứ ba, việc tạo ra một môi trường tiếng cho học viên cũng đóng vai trò quan trọng trong học tập ngoại ngữ. Thay vì sử dụng các mệnh lệnh bằng tiếng Việt giáo viên hãy sử dụng tiếng Anh hay giáo viên có thể giải thích các vấn đề đơn giản với học sinh bằng ngoại ngữ thì hiệu quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều. Giáo viên phải là ngườI rõ hơn ai hết về học viên để từ đó đưa ra các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với trình độ của học viên. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể giúp học viên học trong một bầu không khí của một lớp học ngoại ngữ bằng cách đặt tên tiếng Anh cho mỗI học viên. Hơn thế, giáo viên cũng cần động viên, khuyến khích học viên sử dụng tiếng Anh trên lớp thay vì sử dụng tiếng Việt. Đặc biệt trong giờ học nghe nói thì giáo viên cần phát huy tốI đa việc sử dụng ngoại ngữ. Như vậy để giúp cho học viên sử dụng Tiếng Anh trên lớp đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại, đồng cảm cũng như vai trò động viên kịp thời của giáo viên. 3.2:giải pháp đối với sinh viên . 1. Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng Cho dù thời gian bạn dành cho việc học tập nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học tập của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học tập để làm gì? Học tập cho ai?”. Học tập để phát triển toàn diện nhân cách, học tập để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng cấp để hợp thức hóa việc xin việc và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn. Vậy thế nào là một thái độ học tập tốt? a. Học tập lạc quan tích cực: đây là yếu tố then chốt. Bắt đầu từ khi đọc bài này bạn hãy tự tin lên bởi vì bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu và những cách học tập nhanh mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ cho mình. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của rất nhiều con ngườithànhđạt. b. Học tập có mục đích: nếu bạn lấy mục đích học tập vì điểm số thì việc học tập đối với bạn sẽ chỉ là một công việc cực nhọc mà thôi. Mỗi bạn đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng khuyên bạn không nên học tập vì điểm, học tập vì bố mẹ bắt học. Hãy xác định mục đích cho việc học của mình, ví dụ như khi học tiếng Anh thì xác định mình học nó để tiếp cận nền tri thức đồ sộ của nhân loại, học để giao lưu với bạn quốc tế. Khi học lịch sử thì xá định học để tìm hiểu về lịch sử dân ta, để có vốn kiến thức văn hóa nền tảng để có thể giới thiệu quê hương, đất nước mình với bạn bè năm châu. Còn khi học toán, lý, hóa, bạn xác định học để rèn luyện cho mình được đầu óc tư duy logic tổng hợp… 2. Học có phương pháp học hiệu quả a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể - Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc. - Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình: + Bạn định thi đỗ trường nào? + Số điểm dự kiến là bao nhiêu? + Bạn thực sự muốn chiến thắng? + Bạn có muốn lấy bằng ? - Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, học tập hết tất cả mọi thứ, ôn thi hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày. Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc học tập nào là quan trọng hơn thì làm trước. b. Học tập cách tư duy hiệu quả Tại sao có người học tập kém? Tại sao có người học tập giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả. Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học tập bắt buộc phải học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào. c. Học tập cách ghi nhớ hiệu quả Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau: - Ghi thành dàn bài: Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó. - Nhẩm trong óc: + Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài. + Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn. + Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem. - Ghi ra giấy: Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất. d. Cách học tập hiệu quả Về mặt nhận thức, thí sinh nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận... Khi học tập, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến: - Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực... - Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau... Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory). e. Về thời gian học tập Thời gian học tập hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng. Xác định thời điểm học tập cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học tập buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều hiệu suất học tập có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ. f. Về không gian học tập Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque hoặc có nhiều người lấy nhạc Rock để làm nền khi học (không khuyến khích). Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng. C.Kết luận Theo thống kê của vụ giáo dục đại học sau khi đánh giá 59 trường đại học lớn tại Việt Nam không chuyên ngữ, thì có 51.7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng tiếng Anh. Trong số các trường được khảo sát, chỉ 10.5% số trường đáp ứng được yêu cầu công việc về khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên tốt nghiệp. Trước tình hình này cho thấy, vấn đề tiếng Anh đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi thực hiện phỏng vấn tuyển dụng. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên giỏi về chuyên môn nhưng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh còn yếu đành phải chia tay công việc mơ ước. Vậy có thể nói rằng, Anh ngữ là tiêu chuẩn đánh giá đầu tiên và quan trọng nhất cho một nhân viên muốn vào làm tại doanh nghiệp, không những là các công ty nước ngoài, mà nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đánh giá cao yêu cầu này của nhân viên. Trở lại môi trường đào tạo đại học, hiện nay nhiều trường đại học trong nước yêu cầu trước khi tốt nghiệp, sinh viên cần có bằng tiếng Anh giao tiếp Toeic như là điều kiện bắt buộc, thời gian học ngoại ngữ ở trường chưa đủ để sinh viên có thể ứng dụng tốt những gì đã học vào thực tiễn. Vậy vấn đề cốt lõi là ở môi trường trải nghiệm để sinh viên vừa học tiếng Anh, vừa sử dụng tiếng Anh như là một công cụ giao tiếp và trao đổi với bạn bè, người đối diện. Nhiều trường đại học đã “quốc tế hóa” giờ học tiếng Anh cho sinh viên mình bằng cách thuê giảng viên nước ngoài, và buộc các sinh viên phải giao tiếp bằng tiếng Anh trong giờ học ngoại ngữ, nhưng với thời lượng ít ỏi trên lớp cộng với việc không có nơi để các bạn thực hành ngoài giờ học cũng là vấn đề thật sự đáng quan tâm. Những trung tâm anh ngữ xuất hiện ngày càng nhiều, đi kèm theo đó là những câu lạc bộ tiếng Anh của những trung tâm đó cũng được thành lập nhằm tạo điều kiện cho học viên có nơi để “thoảng mái nói tiếng Anh”, dù đúng hay sai vẫn được tự do trình bày ý kiến của mình. (trích:tầm quan trọng của tiếng anh_dantri.com.vn) Danh mục tài liệu tha khảo 1. giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học của PGS-TS Phương Kỳ Sơn(giảng viên trường đại học Thương Mại) 2.nguồn tài liệu và ý kiến trên các báo và các diễn đàn sinh viên 3.giáo trình tiếng anh của trường đại học Thương Mại,trường đại học ngoại ngữ,đại ọc ngoại thương......

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL7900I M7902 2727846U.doc
Tài liệu liên quan