Đề tài Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I

Quản lý chi phí chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay. Quản lý chi phí không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp đó mà nó còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước thông qua việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó có hiệu quả hay không. Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh và tăng trưởng ổn định thì mỗi doanh nghiệp phải có các chiến lược kinh doanh tối ưu, chính sách quản lý tài chính hợp lý mà chủ động nhất là công tác quản lý chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với đề tài: “Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I”, em đã vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí tại Công ty và trên cơ sở đó đã đưa ra được những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác này tại Công ty Điện lực I. Tuy nhiên, vì giới hạn về thời gian cũng như những hiểu biết trong lĩnh vực này còn hạn chế nên trong nghiên cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.

doc72 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khoản chi phí trực tiếp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nội dùng các khoản mục chi phí được hạch toán theo quy định cụ thể như sau: Các khoản mục chi phí trực tiếp. Khoản mục 1: Nhiên liệu dùng vào sản xuất. Khoản mục này phản ánh chi phí về than dầu, khí đốt, các nhiên liệu khảc trực tiếp sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Chi phí cho nhiên liệu tại Công ty Điện lực I năm 2004 là 3.586 triệu đồng chỉ chiếm 0,18% trong tổng chi phí.Năm 2005 là 3.587 triệu đồng bằng 100,03% so với năm trước và năm 2006 là 3.742 triệu đồng bằng 104,32% so với năm 2005. Chi phí cho nhiên liệu của Công ty chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí cho thấy Công ty đã mua được những nguồn năng lượng với giá rẻ và có nguồn năng lượng dự bị cao để khi giá về các nguồn năng lượng có sự thay đổi mạnh thì Công ty vẫn có thể tiếp tục tham gia vào hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả. Khoản mục 2: Nguyên vật liệu, công cụ dùng cho sản xuất và cung cấp dịch vụ. Đây là khoản mục chi phí cho các loại nguyên vật liệu như dầu turbine, dầu máy biến áp, dầu mỡ bôi trơn và các nguyên vật liệu, công cụ, phụ tùng trực tiếp dùng vào việc sản xuất, truyền tải, phân phối điện và sản xuất kinh doanh khác. Chi phí cho vật liệu của Công ty năm 2004 là 2.052 triệu đồng, năm 2005 là 2.634 triệu đồng, năm 2006 là 2.972 triệu đồng . Ta thấy, chi phí cho nhiên liệu, vật liệu trong tính giá thành các loại điện hàng năm là không cao. Khoản chi phí cho hai mục này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ khoảng 0,25-0,3% trong tổng chi phí tính giá thành hàng năm. Khoản mục 3: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, cung cấp dịch vụ. Bao gồm chi phí tiền lương cùng các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản chi phí có tính chất lưong theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất, cung cấp dịch vụ khác. Chi phí cho nhân công trực tiếp sản xuất tại Công ty Điện lực I luôn tăng theo các năm. Năm 2004 là 101.095 triệu đồng, năm 2005 là 120.585 triệu đồng bằng 119,28% so với năm trước và năm 2006 chi phí này tăng lên 24.480 triệu đồng là 145.065 triệu bằng 120,3% so với năm 2005. Với kết quả này Công ty đã đảm bảo cho người lao động có thu nhập ổn định để họ yên tâm công tác phục vụ tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty và của ngành góp phần lớn lao trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng thêm hiệu quả. Khoản mục 4: Chi phí điện mua. Bao gồm điện mua của Tổng Công ty giá bán nội bộ hoặc chi phí điện mua ngoài ngành (nếu có). Hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực chủ yếu là mua điện từ Tổng Công ty và tiến hành phân phối đến tay người tiêu dùng trên địa bàn quản lý nên hàng năm khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Để quản lý được khoản mục này thì không phụ thuộc vào Công ty mà điều đó do Tổng Công ty và Nhà nước quyết định. Công ty sẽ được mua điện với giá bán nội bộ của Tổng Công ty và tiến hành kinh doanh bằng cách bỏ các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí chống tổn thất, chi phí nhân công, chi phí giải quyết sự cốĐể hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả thì Công ty Điện lực I phải quản lý tốt các khoản mục này chứ không thể có biện pháp làm giảm được khoản chi phí điện mua bởi chi phí điện mua tăng có nghĩa rằng hoạt động của Công ty đang phát triển đó là dấu hiệu đáng mừng. Vì vậy, mặc dù chi phí điện mua mà mua chủ yếu là từ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực I nhưng Công ty không thể quản lý và áp dụng các giải pháp để phấn đấu hạ thấp nó thông qua hạ thấp giá bán nội bộ của Tổng Công ty mà chỉ có thể hạ thấp chi phí thông qua các hoạt động bổ trợ nó mà thôi. Khoản mục 5: Chi phí điện phản kháng Là các chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất điện phản kháng, chi phí về vật liệu cùng các chi phí khác chi cho việc sản xuất điện phản kháng. Khoản mục 6: Chi phí giải quyết sự cố Là các chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tham gia xử lý sự cố, chi phí về nguyên vật liệu, công cụ, phụ tùng cùng các khoản chi phí khác chi cho việc xử lý sự cố trong sản xuất kinh doanh hoặc truyền tải phân phối điện. Chi phí cho giải quyết sự cố của Công ty Điện lực I chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phi cụ thể là năm 2004 chi phí giải quyết sự cố là 2.284 triệu đồng chiếm 0,11% trong tổng chi phí, năm 2005 là 4.508 triệu đồng chiếm 0,18% trong tổng chi phí và tới năm 2006 Công ty đã giảm được 848 triệu đồng là 3.660 triệu. Điều này cho ta thấy Công ty đã có tiến bộ trong việc hạn chế được nhiều vụ sự cố đẩy mạnh công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Khoản mục 7: Chi phí sản xuất chung Bao gồm: Chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, chi nhánh hoặc bộ phận quản lýnhư tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên xưởng, chi nhánh, bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý (chánh, phó quản đốc, đội trưởng, đội phó, nhân viên hành chính, kế toán thống kê, thủ kho, tiếp liệu, vận chuyển nội bộ), chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tại phân xưởng, bộ phận sản xuất hay bộ phận quản lý, tiền ăn ca cho toàn bộ, tổ đội phân xưởng (bao gồm cả lao động trực tiếp); chi phi lao dịch vụ mua ngoài như: sách báo, tài liệu kĩ thuật, các chi phí trực tiếp khác như: bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng cứu hoả, hao hụt nhiên liệu trong mức cùng các chi phí bằng tiền khác chung cho phân xưởng, bộ phận sản xuất hay bộ phận quản lýChính bởi nội dùng của khoản mục chi phí này lớn nên trong cơ cấu chi phí để tính giá thành sản phẩm của Công ty Điện lực I thì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng đứng thứ hai sau chi phí điên mua. Hàng năm Công ty chi cho khoản mục chi phí này khoản 15-18% trong tổng chi phí thực hiện của Công ty, cụ thể là năm 2004 chi phí cho sản xuất chung của Công ty là 309.750 triệu đồng, năm 2005 là 390.269 triệu đồng, năm 2006 là 526.940 triệu đồng chiếm 18,07% trong tổng chi phí và bằng 135,02% so với năm 2005. Do vậy, vấn đề quản lý chi phí sản xuất chung cũng là điều mà Công ty Điện lực I phải quan tâm và quản lý. Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí về tiền lương, phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca của nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí kiểm định công tơ, chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ dùng vào việc bán hàng, các chi phí về dịch vụ mua ngoài, chi phí về giới thiệu sản phẩm quảng cáo, chi phí hội nghị khách hàng cùng các chi phí bằng tiền khác chi cho việc bán hàng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chi phí bán hàng càng tiết kiệm bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp cũng tăng lên bấy nhiêu. Do đó mọi doanh nghiệp đều muốn giảm được khoản chi phí này. Theo bảng 2, ta thấy chi phí tiêu thụ của Công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng một lượng là 19.547 triệu đồng và năm 2006 tăng 16.734 triệu đồng làm cho hiệu quả sử dụng chi phí tiêu thụ của doanh nghiệp có phần giảm sút. Cụ thể là do năm 2005 và năm 2006 các chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản chi phí bằng tiền khác đều tăng lên so với năm trước chính vì vậy mà nó dẫn tới việc hiệu quả sử dụng chi phí tiêu thụ của Công ty qua các năm có xu hướng giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài các khoản chi phí về tiền lương và các khoản chi có tính chất lương, chi khấu hao, chi vật liệu quản lý cho khối phòng ban quản lý, chi cho sửa chữa lớn thì khoản chi này còn gồm chi phi về các khoản thuế phải nộp theo quy định, lãi phải trả về tiền vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí kiểm toán, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác có tính chất chung cho toàn đơn vị như: Dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, năng lực quản lý, bồi huấn nhân viên quản lý điện nông thôn, chi bảo vệ môi trường trích nộp kinh phí quản lý cấp trên (nếu có). Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty luôn tăng qua các năm. Nếu năm 2004 chi phí này là 99.234 triệu đồng thì năm 2005 nó đã tăng lên 118.182 triệu đồng và năm 2006 tăng lên 136.628 triệu đồng. Với tốc độ tăng là 19,09% năm 2000 và 15,61% năm 2006 là do các chi phí về lương nhân viên quản lý doanh nghiệp tăng lên, thêm vào đó Công ty còn phải trả chi phí lãi tiền vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí bán hàng tăng lên điều đó không có nghĩa là Công ty quản lý các khoản mục này không tốt mà là quy mô sản xuất kinh doanh tăng, sản phẩm tiêu thụ tăng lên điều đó dẫn tới các khoản chi phí cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá tăng. Bên cạnh đó, yêu cầu trong công tác quản lý ngày càng cao, Công ty đã đầu tư thêm nhiều thiết bị văn phòng cho công tác này tới các phòng ban trong Công ty, trang bị cho các đơn vị như: máy fax, hệ thống máy vi tính quản lý kiểu mớiTuy nhiên, Công ty nên có biện pháp nhất định nhằm tiết kiệm được các khoản chi phí này đặc biệt là các khoản chi phí khác bằng tiền. Ta có bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh điện qua các năm Bảng 2: TỔNG HỢP GIÁ THÀNH ĐIỆN Đơn vị tính: Triệu đồng STT Yếu tố chi phí 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 ± % ± % ± % ± % ± % 1 Nhiên liệu 3.586 0,18 3.587 0,14 3.742 0,13 1 100,03 155 104,32 2 Vật liệu 2.052 0,1 2.634 0,1 2.972 0,1 582 128,36 338 112,83 3 Chi phí nhân công 101.095 5 120.585 4,76 145.065 4,98 19.490 119,28 24.480 120,3 4 Điện mua 1.436.905 71,01 1.805.231 71,26 1.991.869 68,31 368.326 125,63 186.638 110,34 5 Điện vô công 0 0 0 0 0 6 CPGQ sự cố 2.284 0,11 4.508 0,18 3.660 0,13 2.224 197,37 -848 81,19 7 CPSX chung 309.750 15,31 390.269 15,41 526.940 18,07 80.519 125,99 136.671 135,02 8 Chi phí QLDN 99.234 4,9 118.182 4,67 136.628 4,69 18.948 119,09 18.446 115,61 9 Chi phí tiêu thụ 68.687 3,39 88.234 3,48 104.968 3,6 19.547 128,46 16.734 118,97 Tổng cộng 2.023.593 100 2.533.230 100 2.915.844 100 509.637 125,18 382.614 115,1 SL điện tính Z 4.117 4.736 5.474 619 115,04 738 115,58 Z điện 491,52 534,89 532,67 43,37 108,82 -2,22 99,58 Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Công ty Điện lực I Ta nhận thấy ngoài các chi phí thông thường như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khác là chi phí về nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và các chi phí khác thì Công ty Điện lực I còn chịu những chi phí đặc trưng của ngành là chi phí tổn thất điện năng và chi phí giải quyết sự cố. Xét về đặc thù của sản phẩm thì điện là một loại hàng hoá rất khó bảo vệ. Hàng ngàn kilomet đường dây toả xuống mọi ngõ ngách chằng chịt suốt ngày đêm nên sự cố xảy ra là không thể tránh khỏi đối với mỗi công trình điện nào. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan do đó hàng năm Công ty tốn một khoản chi phí tương đối lớn để giải quyết những sự cố này. Ta có thể thấy qua bảng 2 là chi phí giải quyết sự cố của Công ty mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của Công ty nhưng với sự quản lý của Công ty Điện lực I là 25 điện lực các tỉnh thành phố phía Bắc thì con số chi cho hoạt động này vào năm 2004 là 2.284 triệu đồng và đến năm 2005 thì tăng 4.508 triệu đồng là một con số đáng kể. Điều này cho thấy Công ty Điện lực I cần phải tích cực tìm ra các biện pháp để giảm được chi phí này một cách hiệu quả nhất để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty trong giai đoạn tiếp theo. 1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh điện. Công ty Điện lực I là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà cụ thể là sản xuất và kinh doanh điện năng. Với đặc trưng về sản phẩm là hàng hoá thiết yếu đối với toàn bộ đời sống của xã hội, Công ty Điện lực I đã không ngừng đặt ra các kế hoạch và phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra với mục đích là đưa điện đến tận tay người dân, phục vụ đầy đủ nhu cầu của tất cả các tầng lớp nhân dân. Trong thời gian đầu hoạt động Công ty đã hoàn thành các kế hoạch do Bộ và Tổng Công ty giao. Công ty có các công trình lớn như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy điện Uông Bí, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, đưa đường dây tải điện 500kV Bắc-Nam dài 1.487 km vào hoạt động hợp nhất hệ thống điện toàn quốc, khắc phục tình trạng dư thừa công suất nguồn phía Bắc, thiếu điện phía Nam góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh sản xuất điện của Công ty. Mặt khác Công ty Điện lực I đã chủ động nhiều trong việc đầu tư phát triển, hội nhập, giao lưu kinh tế-kỹ thuật với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới. Công ty đã dành nguồn vốn khấu hao cơ bản, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn viện trợ của một số nước và vốn huy động trong dân, vốn của các địa phương cộng với nguồn vốn tự có và vốn vay để đầu tư và xây dựng các công trình điện hiện đại. Vì vậy, nguồn điện và lưới điện của miền Bắc từ năm 1990 đến nay tăng khá nhanh. Công ty Điện lực I còn thực hiện các dự án lớn về đầu tư cải tạo, phục hồi, nâng cấp lưới điện của ba thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định nhằm cải thiện điện áp, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống dưới mức quy định Cùng với các công trình mới nêu trên, Công ty Điện lực I còn có những chương trình củng cố nguồn và lưới, xây dựng và mở rộng lưới truyền tải 110kV, 220kV, cải tạo lưới điện hạ thế nhằm thêm các phụ tải, nâng cao chất lượng điện. Công ty Điện lực I đã xây dựng và đưa vào hoạt động các đường dây điện phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá miền núi. Công ty còn đề ra nhiệm vụ trọng tâm của mình là quản lý và phát triển lưới điện nông thôn tiến đến năm 2007 sẽ có 100% huyện và 95% số xã có điện lưới và điện tại chỗ nhằm mục đích là sử dụng chi phí kinh doanh sản xuất điện một cách tốt nhất. Cũng như mọi loại hình doanh nghiệp khác, Công ty Điện lực I cũng luôn đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí cũng như hiệu quả sử dụng vốn cuối kỳ để đánh giá xem doanh nghiệp mình có hướng phát triển tốt hay không. Bảng 3: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ SXKD ĐIỆN CỦA CÔNG TY STT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1 Doanh thu 1000 2.192.224.474 2.644.588.341 3.073.645.723 2 Chi phí 1000 2.023.593.395 2.533.230.689 2.915844.346 3 Doanh thu trên chi phí ‰ 1.085,25 1.043,96 1.054,12 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện Qua bảng trên ta thấy doanh thu điện của Công ty đều tăng qua các năm với lý do là sản phẩm tiêu thụ của Công ty tăng lên nhưng chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất kinh doanh điện có xu hướng giảm đi. Năm 2005 là năm mà hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty là thấp nhất trong 3 năm. Cụ thể là: Tỷ lệ doanh thu tính trên 1000 đồng chi phí của năm 2005 giảm đi so với năm 2004. Nghĩa là năm 2005, cứ 1000 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện thì thu được 1085,25 đồng và năm 2006 thì nó thu được 1054,12 đồng. Như vậy sự biến động này là do chi phí của năm 2005 tăng lên cao hơn so với các năm mà chủ yếu là do chi phí nguyên nhiên vật liệu và chi phí tiền lương cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện tăng lên so với năm 2004 trong lúc doanh thu thì vẫn tăng. Công ty đã điều chỉnh lại vấn đề này vào năm 2006 để tỷ số doanh thu tính trên 1000 đồng chi phí tăng lên so với năm 2005. Tóm lại tình hình quản lý chi phí của Công ty đã và đang được Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm do đó vào năm 2006 nó đã có những bước phát triển khá. Mặc dù vậy, Công ty vẫn cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề này không chỉ đối với các cán bộ lãnh đạo mà phải đối với ý thức của cá nhân mỗi cán bộ công nhân viên của Công ty và đặc biệt là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trong cả lĩnh vực sản xuất điện năng và những hoạt động sản xuất khác. 2. Quản lý chi phí hoạt động tài chính. Một doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì phải kết hợp đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, chúng bổ trợ cho nhau để thực hiện tốt chức năng của mình. Hoạt động tài chính giúp cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường tiền tệ, vào các hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Tại Công ty Điện lực I, chi phí cho hoạt động tài chính trong giai đoạn 2004-2005 lại có xu hướng giảm đi. Năm 2004 chi phí cho hoạt động này là 1.189.468 nghìn đồng nhưng năm 2005 nó là 563.692 nghìn đồng và năm 2006 thì chỉ còn rất ít là 263.173 nghìn đồng. Khác với một số đơn vị khác là các khoản chi phí trong hoạt động tài chính của Công ty lại chỉ là cho các hoạt động cho thuê công tơ, máy biến áp, cho thuê nhà ở TSCĐ khác mà không có khoản chi phí trả lãi vay ngân hàng. Ta có thể nhận thấy trong nội dùng của chi phí cho hoạt động tài chính thì khoản mục chi phí khác của Công ty là chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Đây là chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài đơn vị. Khoản mục chi phí này của Công ty không được phân định rõ rang về nội dùng do đó có thể dẫn đến việc chi không đúng khoản mục. Vì vậy Công ty cần phải phân chia một cách chi tiết hơn khoản mục này chứ không nên để tên gọi chung chung có tính chất là khoản chi phụ mà trên thực tế lại là khoản chi chủ yếu trong hoạt động này. Khoản mục chi phí khác của Công ty đã được Công ty tiến hành quản lý và có những kết quả đáng mừng. Nếu năm 2004 chi cho khoản mục này là 1.062,644 triệu đồng thì sang năm 2005, Công ty đã giảm xuống còn có 446,628 triệu đồng chỉ còn bằng 42,03% so với số thực hiện của năm 2004. Thêm vào đó khoản chi phí cho thuê nhà ở CBCNV, cho thuê công tơ, máy biến áp cũng giảm. Mặc dù khoản chi phí cho thuê nhà ở, TSCĐ khác tăng nhưng không đáng kể. Chính vì vậy mà năm 2005 chi phí cho hoạt động tài chính của Công ty đã giảm mạnh từ 1.189,468 triệu đồng xuống 563,692 triệu đồng (tương đương 47,39% năm 2004). Sang năm 2006 thì chi phí cho hoạt động tài chính còn tiếp tục giảm đi một khoản là 300,519 triệu đồng, còn bằng 46,69% so với năm 2005. Trong đó khoản mục chi phí khác giảm mạnh chỉ còn bằng 23,66% so với chỉ tiêu này của năm trước. Ta có thể theo dõi sự biến động của chi phí hoạt động tài chính của Công ty qua bảng sau: Bảng 4: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I GIAI ĐOẠN 2004-2006 Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 ± % ± % Chi phí HĐTC 1.189.468 563.692 63.173 -625.776 47,39 -300.519 46,69 Cho thuê công tơ, máy biến áp 5.003 0 5.688 -5.003 5.688 Cho thuê nhà ở, TSCĐ khác 2.568 68.308 109.978 65.740 2.659,97 41.670 161 Cho thuê nhà ở CBCNV 119.253 48.756 41.851 -70.497 40,88 -6.905 85,84 Chi phí lãi vay ngân hàng 0 0 0 0 0 Khác 1.062.644 446.628 105.656 -616.016 42,03 -340.972 23,66 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính giai đoạn 2004-2006 của Công ty Điện lực I 3. Quản lý chi phí hoạt động bất thường. Hoạt động bất thường của Công ty là hoạt động bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty. Trong giai đoạn 2004-2005, hoạt động bất thường của Công ty Điện lực I có sự biến động lên xuống thất thường giữa các năm về chi phí. Năm 2005 chi phí bất thường đột nhiên giảm xuống từ 2.725.929 ngan đồng đến 1.523.352 ngàn đồng. Có sự biến động đó là do năm 2005 khoản chi cho nhượng bán TSCĐ giảm đi một lượng lớn mặc dù chi phí vi phạm sử dụng điện có tăng lên nhưng tăng nhỏ. Sang năm 2006, chi phí cho hoạt động bất thường lại tự nhiên tăng lên 4.183.905 ngàn đồng là do chi phí bất thường khác tăng mạnh, thêm vào đó chi phí cho hoạt động nhượng bán TSCĐ cũng tăng lên nên nó làm giảm hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty. Có sự giống nhau trong các khoản mục chi phí của hai hoạt động tài chính và bất thường tại Công ty đó là cả hai hoạt động đều có khoản chi phí khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của hoạt động. Trong hoạt động thanh lý nhượng bán tài sản cố định của Công ty Điện lực I nên quan tâm nữa để có thể giảm một cách tối đa chi phí cho nó. Do trong chi phí nhượng bán thanh lý TSCĐ của Công ty bao gồm cả giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý nhượng bán nên công tác quản lý TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng lãng phí tài sản do tài sản còn giá trị sử dụng cao mà đã thanh lý và nhượng bán, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Bảng 5: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG BẤT THƯỜNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chi phí HĐBT 2.725.929 1.523.352 4.183.905 Thanh lý, nhượng bán TSCĐ 1.781.017 766.295 1.407.548 Vi phạm sử dụng điện 2.650 11.491 Khác 942.262 745.566 2.776.357 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính 2004-2006 4. Đánh giá tình hình quản lý chi phí ở Công ty Điện lực I Những kết quả đạt được: Giai đoạn 2004-2006 Công ty Điện lực I đã thực hiện được các mục tiêu đề ra là: hoàn thành và vượt mức các kế hoạch do Tổng Công ty giao, sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có lãi, đầu tư phát triển nguồn và lưới điện có hiệu quả và đạt khối lượng lớn, chất lượng điện áp dần ổn định đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội. Với 39 đơn vị cơ sở, Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành, xây dựng và phát triển lưới điện từ 0,4 kV đến 110 kV, đáp ứng nhu cầu điện năng cho hơn 30 triệu dân ở 26 tỉnh thành phố phía Bắc trong đó có 8 tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chỉ tính riêng năm 2005 và 2006, Công ty đã mở rộng và xây dựng mới 28 trạm 110 kV, 89 trạm trung gian 35 kV và hàng trăm km đường dây cao và trung thế. Riêng lưới điện hạ thế, Công ty đã hoàn thành 981 công trình cải tạo chống quá tải và 1.200 trạm biến áp đưa điện về các xã với tổng dung lượng khoảng 445.200 KVA. Trong chương trình phát triển lưới điện nông thôn có 100% số tỉnh, 98% huyện, 79% xã và gần 85% hộ dân nông thôn có lưới điện quốc gia. Sản lượng điện nông thôn cũng không ngừng tăng lên. Nếu năm 2003 là 1,55 tỷ kWh thì đến năm 2006 đã lên tới 2, 5 tỷ kWh. Hơn 10 năm qua(từ 1994-2006), Công ty Điện lực I đã có sự trưởng thành vượt bậc. Chỉ tiêu điện thương phẩm tăng từ 2.267 triệu kWh đến 6.850 triệu kWh(tăng 10-15%/năm), tổn thất điện năng giảm từ 28%(năm 1996) xuống còn 8,99%(năm 2006) làm lợi khoảng 20 tỷ đồng/năm. Doanh thu tiền điện năm 2001 đã đạt con số 3072,98 tỷ đồng. Trong công tác quản lý tài chính của mình, Công ty Điện lực I cũng đạt được những kết quả đáng kể. Công ty luôn có lợi nhuận cao trong các năm. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động kinh doanh điện và phải thu tiền điện được Công ty thiết kế và vận hành có hiệu quả trong việc ngăn ngừa, phát hiện các sai sót, gian lận và có nhiều cải tiến rõ nét tại nhiều điện lực. Điều này làm giảm hao phí tổn thất điện năng của Công ty xuống khá nhiều. Công ty phân loại các khoản phải thu khách hàng thành các kỳ như các khoản phải thu trong vòng 1 năm, từ 1-2 năm, từ 2-3 năm và các khoản phải thu trên 3 năm. Việc phân loại như vậy giúp cho công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty được rõ rang, dễ theo dõi và Công ty có thể có các biện pháp quản lý thích hợp với từng loại từ đó có thể thu hồi vốn một cách nhanh chóng và phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty, giảm chi phí theo dõi, thu hồi vốn. Mặt khác nó còn giúp Công ty chủ động vốn đầu tư, giảm chi phí vay vốn và các khoản chi không đáng có khác. Hoạt động giải quyết sự cố của Công ty cũng có nhiều biến chuyển tốt. Năm 2006 Công ty đã giảm được khoản chi này so với năm 2005 là 848 triệu đồng đó là do Công ty đã quan tâm củng cố và cải tạo lưới điện, thay dây chống sét, thay các thiết bị sứ, sơn các cột đường dây Vì vậy hệ thống lưới điện vừa được nâng cấp, cải tiến mà lại giảm được chi phí giải quyết sự cố trong một thời gian dài cho các công trình điện của Công ty. Ngoài những kết quả về các mặt nêu ở trên, Công ty đã chủ động trong việc huy động các nguồn vốn kinh doanh bên cạnh nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp như sử dụng các khoản nợ vay. Công ty có thể trực tiếp kí hợp đông vay vốn của các tổ chức tín dụng hoặc có thể vay của Tổng Công ty. Năm 2006, Nhà nước với mục đích đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng các công trình điện trọng điểm đã quyết định cho ngành điện giữ lại phần thu trên vốn hàng năm để tái đầu tư. Điều này có nghĩa rằng ngành điện sẽ được tận dụng một số vốn lớn để đầu tư phát triển mà không phải chịu thuế do đó chi phí vốn giảm xuống sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí trong những năm tiếp theo. Có những kết quả nêu trên, bên cạnh những thuận lợi của yếu tố khách quan và việc tạo điều kiện hết sức của Nhà nước và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thì phải kể đến vai trò quan trọng của ban lãnh đạo Công ty và toàn bộ công nhân viên trong Công ty. Ban lãnh đạo và các nhà quản lý kinh doanh đã kịp thời khắc phục những tồn tại và đưa ra các quyết định đúng đắn, phương hướng kinh doanh hợp lý tạo điều kiện thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I Định hướng phát triển của ngành điện và Công ty Điện lực I. Có thể khẳng định rằng nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày một có những bước phát triển mới cả về lượng và chất. Là một ngành của kết cấu hạ tầng, ngành điện phải phát triển nhanh và đồng bộ trong thời gian tới thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu về điện năng cho sản xuất và sinh hoạt. Là một đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam, Công ty Điện lực I có nhiệm vụ trọng yếu là kinh doanh điện năng và vận hành lưới điện cung ứng điện cho hơn 30 triệu dân trên địa bàn 26 tỉnh miền Bắc Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra trừ thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương.Ngoài ra Công ty cũng cung cấp các dịch vụ khác có liên quan như: khảo sát. thiết kế và thi công các công tác thiết bị điện và các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác. Nhiệm vụ của Công ty là tương đối nặng nề bởi điện là sản phẩm cần thiết cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong tương lai nền kinh tế nước ta ngày một phát triển thì nhu cầu về điện cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ và ánh sáng sinh hoạt sẽ ngày một tăng. Chính vì vậy, đòi hỏi ngành điện nói chung và Công ty Điện lực I nói riêng phải đề ra định hướng phát triển của ngành và của đơn vị mình trong thời gian tới. Các chỉ tiêu kế hoạch: Năm 2006 là năm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có những bước chuyển đổi bởi việc cổ phần hoá một số Điện lực và cơ chế cấp vốn từ Tổng Công Ty cắt giảm nhiều kể từ năm 2005 nhưng ngành điện đã vươn lên hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao về cung cấp điện năng với tổng điện thương phẩm là 11.810 trwh tăng trưởng 13,97% so với 2005. Tổn thất truyền tải và phân phối điện năng giảm xuống còn 8,2% giảm 0,45% so với 2005. Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã hoàn thành cơ bản về khối lượng đầu tư xây dựng với tổng giá trị 15.462 tỷ đồng, đưa vào vận hành 725 MW công suất nguồn điện, 1.069 km đường dây và 3.812 MVA công suất trạm biến áp, khởi công 4 công trình trọng điểm và thực hiện được một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cho nhiều công trình quan trọng khác. Trong quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính Phủ đã đề ra các nhiệm vụ cho ngành điện lực thời gian tới là: -Về nhu cầu phụ tải: Phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đến hết năm 2005, các nhà máy điện trong cả nước sản xuất đạt sản lượng từ 45 đến 50 tỷ kWh, dự báo năm 2010 đạt sản lượng từ 70 đến 80 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 160 đến 200 tỷ kWh. -Về phát triển nguồn điện: Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải, đảm bảo cung cấp điện an toàn, chất lượng, ổn định, hiệu quả, hợp lý để phát triển kinh tế xã hội. Khai thác tối đa các nguồn năng lượng có hiệu quả kinh tế như thuỷ điện, nhiệt điện khí, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, các dạng năng lượng mớikết hợp với từng bước trao đổi điện hợp lý với các nước trong khu vực. Ưu tiên xây dựng các nhà máy thuỷ điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện. Phát triển thuỷ điện nhỏ, điện gió, điện mặt trờicho các khu vực xa lưới điện, miền núi, biên giới, hải đảo. Việc cân đối nguồn điện phải tính các phương án xây dựng với đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới. Tổng công suất các dự án đầu tư theo các hình thức: BOT, IPP, liên doanh có nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ không quá 20% công suất cực đại của hệ thống. Cơ cấu nguồn điện phải tính toán phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với nguồn nhiên liệu, đảm bảo hiệu quả khai thác của hệ thống và đặc điểm của từng địa phương để chủ động cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đáp ứng nguồn nước phục vụ nông nghiệp và tham gia chống lũ khi cần thiết. -Về phát triển lưới điện: Xây dựng lưới điện từ cao thế xuống hạ thế phải đồng bộ với nguồn điện. Khắc phục tình trạng lưới điện không an toàn, lạc hậu, chắp vá, tổn thất còn cao như hiện nay. -Về nguồn vốn đầu tư: Khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia xây dựng các công trình nguồn và lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư: Nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao- vận hành (BOT), liên doanh, công ty cổ phần..,..Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được huy động mọi nguồn vốn để đầu tư nguồn và lưới điện theo cơ chế tự vay, tự trả và tiếp tục thực hiện cơ chế trung ương, địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển lưới điện nông thôn. -Về cơ chế tài chính: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được giữ lại tiền thu sử dụng vốn hàng năm. Đây là nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp để đầu tư xây dựng các công trình điện. Ngành điện phải thực hiện điều chỉnh giá điện hợp lý từ nay đến năm 2007. -Về đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện: Phân cấp đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển điện lực trong thời gian tới. Đầu tư đẩy mạnh ngành chế tạo thiết bị điện trong nước, giảm dần thiết bị điện nhập khẩu từ nước ngoài. Theo đó Công ty Điện lực I phải phấn đấu thực hiện được kế hoạch là: -Cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. -Phấn đấu sản xuất có hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất điện năng hơn nữa. -Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. -Đảm bảo huy động đủ vốn cho đầu tư xây dựng các công trình điện và trả nợ. Chống thất thoát trong xây dựng cơ bản. -Phấn đấu đạt được mục tiêu tiến độ các công trình đầu tư xây dựng trong năm 2007 Giải pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I. Công ty Điện lực I là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thuộc Bộ Công Nghiệp. Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh điện năng và vận hành lưới điện trên địa bàn 25 tỉnh thành phia Bắc. Trong thời gian vừa qua Công ty đã có những nỗ lực đáng kể để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của Công ty nhưng vẫn có những biến động trong kết quả của hoạt động. Vì vậy, để có hiệu quả sử dụng chi phí ngày càng cao thì Công ty Điện lực I phải đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh trong thời gian tới đó chính là vấn đề quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. Chính vì thế nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Mặc dù hoạt động chính của Công ty Điện lực I là kinh doanh và phân phối điện năng trên địa bàn Công ty quản lý nhưng bên cạnh đó Công ty còn thực hiện các hoạt động sản xuất điện như thuỷ điện nhỏ, điêzen, sản xuất, chế tạo và sửa chữa các thiết bị vật tư ngành điệnnên chi phí nguyên vật liệu tại Công ty cũng là vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm và có các giải pháp quản lý. Các chi phí nguyên vật liệu tại Công ty bao gồm chi phí về dầu turbin, dầu máy biến áp, dầu mỡ bôi trơn và các nguyên vật liệu công cụ phụ tùng trực tiếp dùng vào việc phân phối điện và sản xuất kinh doanh khác, các chi phí cho than dầu khí đốt, các nhiên liệu cho sản xuất và cung cấp dịch vụĐể hạ thấp được các chi phí này thì Công ty phải thực hiện các giải pháp sau: Bảo quản tốt nguyên vật liệu. Giao trách nhiêm cụ thể đối với người lao động trong việc bảo quản nhằm tăng hiệu quả công tác này. Nguyên vật liệu của Công ty thường lớn và chịu nhiều tác động của yếu tố môi trường tự nhiên như hao hụt, mất mát, hư hỏngDo vậy cần có biện pháp cụ thể bảo quản tốt nguyên vật liệu nhằm giảm thiểu số tiêu hao trong định mức. Đồng thời, do đặc điểm giá cả nguyên vật liệu trong ngành điện ít biến động nên thực hiện phương pháp dùng đâu thì mua đến đó thì sẽ hạn chế được chi phí bảo quản. Bên cạnh đó Công ty phải yêu cầu các đơn vị phải có kho, bãi bảo quản vật liệu, tổ chức trông coi tránh tình trạng tiêu hao, thất thoát. Để tiết kiệm chi phí, Công ty cần có các biện pháp khen thưởng các đơn vị đã tiết kiệm được các khoản chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm như tăng tiền thưởng, bằng khen, tuyên dương trong các đợt tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty. Đối với các cá nhân có sáng tạo trong việc tiết kiệm nguyên vật liệu thì Công ty nên có chế độ khuyến khích vật chất cũng như tinh thần để khuyến khích khả năng sáng tạo của họ. Bên cạnh đó cũng cần phải có những biện pháp kỷ luật, cảnh cáo đối với những trường hợp sai phạm, sử dụng vượt quá định mức. Đối với các ban quản lý dự án và các bộ phận tư vấn lên kế hoạch nguyên vật liệu dư thừa thì sẽ bị phạt tiền thưởng trong năm theo một mức nhất định. Xây dựng và kiểm tra chặt chẽ hệ thống định mức nhằm phát hiện kịp thời những nguyên nhân gây tổn thất nguyên vật liệu hay làm tăng chi phí vật liệu để có biện pháp giải quyết cụ thể, kịp thời. Công ty cần nâng cao công tác quản lý hàng tồn kho, tiến hành hoàn thiện các phần mềm kế toán để theo dõi vật tư bởi công việc theo dõi vật tư là rất lớn nhưng hiện tại chủ yếu lại làm bằng thủ công cộng với việc thực hiện kiểm kê chưa chặt chẽ chắc chắn sẽ dẫn đến chất lượng của công tác quản lý hàng tồn kho còn có nhiều hạn chế. Đồng thời phải đào tạo đầy đủ cho các nhân viên kế toán để sử dụng thành thạo phần mềm này phục vụ cho yêu cầu của Công ty. Đối với các công trình điện thì Công ty cần phải kiểm tra thường xuyên và chỉnh sửa kịp thời tránh phải thay đổi mua sắm quá nhiều và Công ty cần có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức bảo vệ công trình. Quản lý chi phí nghiệp vụ kinh doanh. Tại Công ty Điện lực I thì chi phí cho các bộ phận nghiệp vụ của Công ty như bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp chiếm khoảng 10% trong tổng chi phí của doanh nghiệp nhưng không phải vì thế mà Công ty có thể coi nhẹ việc tiết kiệm và sử dụng hợp lý các khoản chi phí này. Trong thời gian qua các khoản chi phí hội họp, giao dịch, tiếp kháchluôn tăng tại các điện lực và cả tại Công ty. Do vậy để quán triệt quan điểm tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí thì các đơn vị phải giảm tối đa các khoản chi phí này. Bên cạnh đó các khoản chi phí như nước, điện thoại, fax, chi phí truy cập mạng internetdo không quản lý sử dụng nên còn lãng phí. Công ty nên yêu cầu cán bộ công nhân viên có ý thức tiết kiệm bằng cách tắt các thiết bị không dùng đến hoặc không cần thiết và xây dựng một bảng khoán chi tiết chi chi phí điện thoại tới từng phòng ban, chỉ dùng các dịch vụ này vào việc công tránh sử dụng tràn lan lãng phí Quản lý vốn. Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất. Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn doanh nghiệp cần phải bỏ ra một chi phí nhất định. Vì vậy sử dụng vốn như thế nào là hợp lý đối với doanh nghiệp mình thì Công ty Điện lực I phải nghiên cứu chu kỳ kinh doanh của mình để xác định nhu cầu về vốn tối ưu. Vốn cố định: Công ty phải đẩy mạnh công tác thu hồi vốn cố định để bảo toàn vốn. Vốn cố định biểu hiện bằng hiện vật là các TSCĐ, như vậy Công ty cần có cá biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua quản lý công tác khấu hao TSCĐ. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với tất cả các TSCĐ. Một số TSCĐ Công ty đầu tư bằng vốn vay trung và dài hạn chưa phát huy hiệu quả sử dụng trong khi vẫn phải trích khấu hao và trả nợ lãi vay làm tăng chi phí của Công ty. Đối với các TSCĐ thuộc loại này Công ty nên thực hiện khấu hao nhanh để có vốn trả nợ vay hàng năm. Vốn lưu động: Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, giải quyết tình trạng nợ đọng và chiếm dụng vốn. Dễ nhận thấy việc quản lý công nợ phải thu phải trả trong Công ty là khâu yếu nhất trong toàn bộ công tác kế toán của các đơn vị thành viên của Công ty. Hiện tại các khoản phải thu khách hàng khác còn tồn tại chủ yếu là các khoản thu dây dưa nhiều năm, chưa xác định rõ đối tượng phải thu. Việc quản lý các khoản công nợ khó đòi , vô chủ do đó doanh nghiệp sẽ tốn chi phí theo dõi và bị chiếm dụng vốn. Công ty phải yêu cầu các đơn vị thành viên phải tiến hành đối chiếu theo dõi công nợ thường xuyên và xác định rõ các đối tượng phải thu để có thể thu hối các khoản nợ kịp thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cần phải lên kế hoạch sử dụng vốn tối ưu để vừa giảm được chi phí vốn nhưng lại phù hợp với chu kỳ kinh doanh của mình, tránh tình trạng bị động về vốn trong hoạt động kinh doanh. Công ty còn phải cân đối các khoản mục trong bộ phận tài sản lưu động để nâng cao khả năng thanh khoản đồng thời không lãng phí, để tài sản không sinh lời. Quản lý chi phí giải quyết sự cố. Sự cố điện có thể do nguyên nhân chủ quan cũng có thể do nguyên nhân khách quan. Các công trình điện nằm trải dài trên cả nước do đó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố về thời tiết, khí hậu, môi trường. Để giảm bớt được chi phí giải quyết sự cố thì Công ty phải có các biện pháp như: Tăng cường công tác khắc phục sự cố, nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật để công tác này đi vào nề nếp, củng cố và tăng cương kỷ luật vận hành, nghiêm túc thực hiện quy trình quy phạm quản lý kỹ thuật. Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất thiết bị trạm và đường dây nhằm xử lý kịp thời sự cố. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, phân tích, xác định nguyên nhân của các sự cố để có biện pháp khắc phục, rút kinh nghiệm trong quản lý, định hướng sử dụng thiết bị trên lưới nhằm loại bỏ kịp thời thiết bị chất lượng kém. Phấn đấu giảm tỷ lệ sự cố phải dừng máy bắt buộc, giảm suất lưới truyền tải và phân phối trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, sự cố do con người như thả diều, ném đá làm hỏng đường dây và các thiết bị điện thì Công ty phải có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân bảo vệ lưới điện hoặc nhờ các phương tiện thông tin để giúp người dân hiểu và đảm bảo hành lang an toàn điện. Công tác giải quyết sự cố phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và không ngại bỏ ra các chi phí nhưng cũng không vì thế mà được sử dụng lãng phí các nguồn lực cả về nguyên vật liệu, thiết bị và nhân công lao động. Các giải pháp khác. 5.1. Giải pháp quản lý chi phí tiền lương Chi phí tiền lương là khoản chi phí tương đối lớn tại Công ty Điện lực I. Để quản lý được khoản chi phí này Công ty cần tăng cường công tác tổ chức, quản lý lao động. Cụ thể là: Hình thành cơ cấu lao động tối ưu: - Công ty cần tiến hành rà soát phân loại lao động trong Công ty. Biện pháp này phải được tiến hành tại tất cả các điện lực và tại cả Công ty. Công ty cần phải đề ra các tiêu chuẩn phân loại có thể là năng suất lao động, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, năng lực công táctrên cơ sở phân loại các đơn vị có quyền sa thải đối với những lao động không đủ tiêu chuẩn. Việc phân loại thường xuyên sẽ là động lực để người lao động thi đua, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc. Công ty nên xác định các tiêu chuẩn cụ thể, trình độ nghiệp vụ cho từng chức danh và căn cứ vào từng công việc mà bố trí lao động cho hợp lý, phù hợp với chuyên môn đã đào tạo, năng lực đảm bảo hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Đồng thời với việc sắp xếp lại lao động thì Công ty cần phải thường xuyên nâng cao trình độ cho người lao động. Tổ chức thi tay nghề nâng bậc nhằm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ. Đối với cán bộ quản lý thì cần nâng cao trình độ quản trị, sự hiểu biết về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ nên tạo điều kiện cho đi học các lớp nghiệp vụ ngoài giờ hoặc tổ chức học tại đơn vị. Đảm bảo yếu tố vật chất cho người lao động Với đặc thù lao động ngành điện là làm việc trong môi trường dễ gây nguy hiểm đến tính mạng do đó Công ty Điện lực I phải đảm bảo các thiết bị, điều kiện làm việc an toàn cho công nhân. Ngoài ra Công ty cần có chế độ thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Chế độ này cần quy định cho tất cả mọi cá nhân người lao động, tập thể có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. Chế độ thưởng phải được quy định rõ căn cứ vào hiệu quả làm việc thực tế. Mặt khác, Công ty cũng phải có chế độ phạt trách nhiệm, vật chất song song với biện pháp lợi ích vật chất đối với cá nhân, tổ đội không hoàn thành nhiệm vụ. 5.2. Giải pháp thúc đẩy sự tăng trưởng thu nhập của Công ty. Ta biết rằng Doanh thu = Giá bán đơn vị SP * Số lượng sản phẩm tiêu thụ. Như vậy để tăng doanh thu thì cần phải tăng giá bán hoặc tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc tăng cả hai. Mặc dù điện là sản phẩm độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh nhưng không phải vì thế mà Công ty có thể tăng giá điện một cách tuỳ tiện. Hiện nay giá bán điện vẫn chưa được hợp lý, vẫn cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với giá thành sản xuất bởi trước đây Nhà nước thực hiện trợ giá đối với sản phẩm điện. Việc thực hiện điều chỉnh giá điện không do Công ty có thể tự quyết định mà phụ thuộc vào sự điều chỉnh của các cơ quan cấp trên là Chính phủ, Ban vật giá và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Chính vì vậy giải pháp của Công ty chỉ là tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Công ty Điện lực I chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và xây dựng phát triển lưới điện từ 0,4kV đến 110kV. Vì vậy, sản phẩm của Công ty hầu như là mua của Tổng Công ty do đó Công ty Điện lực I phải có các biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện được điều này Công ty phải: Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ bằng các phân phối đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng cho sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ và ánh sáng sinh hoạt cho khách hàng. Đảm bảo cấp điện một cách liên tục với điện áp ổn định tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác hoạt động trôi chảy. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Hoàn thiện hơn nữa dịch vụ lắp đặt công tơ một pha phục vụ sinh hoạt theo phương thức trọn gói, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua điện của khách hàng. Tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư bảo đảm sửa chữa khắc phục nhanh chóng sự cố. Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong Công ty để có thể lồng ghép nhiều chương trình công tác sửa chữa trong một lần cắt điện, hạn chế việc cắt điện lẻ tẻ, góp phần tăng điện thương phẩm. Chuẩn bị đầy đủ nội dung, xây dựng quy chế hoạt động cho tổng đài của Công ty, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng mua điện. Tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra thị trường, nhu cầu khách hàng, trên cơ sở đó cải tiến phương thức hoạt động kinh doanh để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. 5.3. Các giải pháp khác. Tiếp tục công tác cải tạo lưới điện đang bị quá tải để tăng thêm khả năng cấp điện cho khách hàng đồng thời ưư tiên phát triển các phụ tải mới, nhất là đối với các khu công nghiệp đang xây dựng và chuẩn bị đưa vào hoạt động. Thực hiện nghiêm phương thức huy động các tổ máy, lò hơi và các công trình lưới điện. Đảm bảo các nguồn điện vận hành ổn định bằng cách nâng cao chất lượng của công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và xử lý nhanh các sự cố hệ thống điện để các tổ máy, lò hơi luôn luôn khả dụng, sẵn sang phát công suất và sản lượng cao. Tổn thất điện năng là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ đơn vị kinh doanh điện nào bởi điện là loại hàng hoá rất khó bảo vệ. Hàng ngàn km đường dây toả xuống mọi ngõ ngách và hiện hữu suốt ngày đêm. Tuy nguy hiểm đến tính mạng nhưng những kẻ hám lợi thì cũng đầy những thủ đoạn tinh vi. Để quản lý được khoản chi phí này Công ty phải dựa vào quần chúng nhân dân và ý thức bảo vệ các công trình điện của họ. Công ty cần tuyên truyền và giáo dục cho dân hiểu về hành lang an toàn điện và tầm quan trọng của các công trình điện. Công ty cần có các chế độ khuyến khích người dân tố cáo các hành vi vi phạm an toàn lưới và câu điện trái phép, đặt các hòm thư góp ý tại các địa bàn để nhận được thông tin kịp thời từ dân chúng và có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi này. Mặt khảc trong thời gian tới Công ty cần phải ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào khâu ghi chỉ số công tơ như áp dụng hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa AMR của Hồng Kông và Canada theo nguyên lý truyền số liệu trên đường dây hạ thế kết nối từ xa để có thể đọc gần như đồng thời nhiều công tơ từ đó có thể xác định chính xác tổn thất tại mỗi trạm và có biện pháp hữu hiệu giảm tổn thất cả về kỹ thuật và thương mại. Nâng cao năng lực quản lý đào tạo nguồn nhân lực. Tiến hành rà soát lại chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, các đơn vị, lập quy trình xử lý công việc trong Công ty để phân công điều chỉnh cho hợp lý khoa học và đúng với yêu cầu công việc. Tiến hành lâp quy hoạch cán bộ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng công tác. Chuẩn bị đầy đủ chương trình máy tính phục vụ công tác kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ kinh doanh điện năng của Công ty và các điện lực. Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết nhằm tăng vốn cho kinh doanh tăng cường các mối quan hệ. Thêm vào đó Công ty còn có cơ hội tiếp cận và tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại cũng như kỹ năng sản xuất của các đối tác kinh doanh. Một số kiến nghị với Công ty Điện lực I. Do địa bàn hoạt động của Công ty Điện lực I rộng lớn, trong đó có 8 tỉnh miền núi vùng sâu vùng xa nên cơ sở vật chất, thiết bị công trình có nhiều lạc hậu, hỏng hóc, cũ nát gây khó khăn trong công tác truyền tải và bảo vệ lưới điện, làm chậm tiến độ kế hoạch. Do đó trong thời gian tới Công ty Điện lực I nên kiến nghị Tổng Công ty cho phép Công ty chủ động dùng nguồn vốn từ khoản thu Ngân sách được giữ lại đầu tư cho việc xây dựng mới các cơ sở hạ tầng trang thiết bị, máy móc cho các điện lực này. Công ty nên kiến nghị Tổng Công ty cho phép Công ty cho phép Công ty khấu hao nhanh, thanh lý các tài sản tồn kho lâu ngày để đảm bảo thu hồi vốn và tái đầu tư vào máy móc công nghệ hiện đại hơn phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Đối với việc tổ chức quản lý lưới điện nông thôn, Công ty cần kiến nghị với Tổng Công ty để yêu cầu Nhà nước có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn các tổ chức quản lý điện nông thôn hoạt động theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện cho các tổ chức quản lý điện nông thôn phát triển. Nhà nước nên tạo ra một mặt bằng chính sách nhất là chính sách giá cho các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và quản lyls điện nông thôn trong đó có Công ty Điện lực I. Công ty Điện lực I cần phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có đề án giải quyết điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo bằng các nguồn điện điêzen, điện gió, điện mặt trời, thuỷ điện nhỏ, địa nhiệtTrong đó kiến nghị các cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Công ty cần phối hợp với các cơ quan pháp luật có liên quan có biện pháp thu hồi các khoản nợ tồn đọng dây dưa nhiều năm. Nếu có sự vi phạm về an toàn lưới điện và gian lận trong việc sử dụng nguồn điện cần có sự xử lý nghiêm minh. PHẦN III: KẾT LUẬN Quản lý chi phí chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay. Quản lý chi phí không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp đó mà nó còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước thông qua việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó có hiệu quả hay không. Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh và tăng trưởng ổn định thì mỗi doanh nghiệp phải có các chiến lược kinh doanh tối ưu, chính sách quản lý tài chính hợp lý mà chủ động nhất là công tác quản lý chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với đề tài: “Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I”, em đã vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí tại Công ty và trên cơ sở đó đã đưa ra được những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác này tại Công ty Điện lực I. Tuy nhiên, vì giới hạn về thời gian cũng như những hiểu biết trong lĩnh vực này còn hạn chế nên trong nghiên cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo trong Công ty, có năng lực và trình độ cộng thêm sự quan tâm tạo điều kiện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Nhà nước, hy vọng rằng Công ty Điện lực I sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được trong công tác quản lý chi phí đảm bảo cho Công ty ngày càng phát triển không ngừng đóng góp cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung và thúc đẩy sự phát triển của ngành điện nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân và các cán bộ phòng Kinh Doanh Công ty Điện lực I đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9727.doc