Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam

Ngoài ra, do có thể thay đổi rất nhanh để tìm kiếm tỷ suất lợi tức cao hơn hay để có thể có được mức độ rủi ro thấp hơn nên FII có đặc tính bất ổn định và dễ bị đảo ngược. Tính bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể là có lợi khi nó cung cấp những cơ hội kinh doanh với lợi nhuận cao với hoặc những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Những cơ hội này sẽ thu hút các nhà đầu tư và khiến cho thị trường tài chính nội địa hoạt động hìệu quả hơn. Tính bất ổn định còn chỉ ra rằng thị trường đang tìm kiếm những hình thức phân bổ vốn tốt nhất cho những cơ hội kinh tế hiện hành. Tuy vậy, nếu điều này xảy ra thường xuyên và với mức độ lớn, những tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ xuất hiện. Hơn thế nữa, tính thanh khoản cao cùng với tính bất ổn định của FII còn có thể dẫn đến tình trạng rút vốn ồ ạt khi có sự thay đổi trong quan niệm của giới đầu tư hoặc của các điều kiện kinh tế bên trong cũng như bên ngoài.

doc50 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
USD.§©y lµ nguån vèn dµi h¹n mµ chÝnh phñ cã thÓ sö dông cho ph¸t triÓn kinh tÕ kh«ng cã thªm rµng buéc.§©y lµ mét trong nh÷ng ­u ®iÓm cña vèn FII dµi h¹n. H×nh thøc b¸n cæ phiÕu trªn thÞ tr­êng chøng kho¸n ë ViÖt nam míi ph¸t triÓn vµo n¨m 2001.H×nh thøc nµy thu hót vèn vÉn nhá lÎ, ®Çu t­ ng¾n h¹n, tiÒm Èn nhiÒu rñi ro. -FII theo sù ph¸t triÓn cña thÞ tr­êng chøng kho¸n, theo nhu cÇu cña nhµ ®Çu t­ vµ cña n­íc tiÕp nhËn ®Çu t­.ViÖt nam lµ n­íc ®ang ph¸t triÓn cã nhu cÇu thu hót FII nªn ®· më cöa thÞ tr­êng chøng kho¸n , cho phÐp vèn ®­îc l­u th«ng tù do.Nh­ng sù l­u th«ng tù do nµy vÉn cã sù kiÓm so¸t ®Ó viÖc l­u th«ng tù do diÔn ra tõ tõ kh«ng lµm ¶nh h­ëng xÊu tíi nÒn kinh tÕ.Trong 2 năm gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam rất sôi động. §©y lµ mét nguån vèn míi , mÊy n¨m gÇn ®©y míi ®­îc quan t©m thu hót.Song nguån vèn nµy còng chøa nhiÒu rñi ro, v× vËy cÇn cã sù quan t©m kiÓm so¸t chÆt chÏ cña chÝnh phñ, cña c¬ quan cã chøc n¨ng, cña c¸c doanh nghiÖp. 2.1.3 Thực trạng các cơ chế chính sách của Việt Nam thu hút đầu tư gián tiếp FII. Do nhu cầu sử dụng vốn quá lớn trong thời gian tới lại mong có tính chủ động trong sử dụng vốn, Việt Nam đã đưa ra các chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.(trước đó Việt Nam không quan tâm đến thu hút nguồn vốn này mà chỉ quan tâm thu hút FDI và ODA). Việc thu hút nguồn vốn này đồng nghĩa với việc phát triển thị trường chứng khoán bởi vì FII là việc nhà đầu tư tham gia mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường vốn(TTCK). Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này, Việt Nam đã có một số cải cách mở cửa kêu gọi nhà đầu tư: - Hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện hơn.Năm 2003 luật chứng khoán qui định nhà đầu tư nước ngoài không được nắm giữ quá 30% cổ phiếu của công ty, năm 2006 cho phép lên tới 49% và hiện nay đang dự kiến cho phép là 100% đối với những ngành nghề không quan trọng.Nhưng hiện nay trong luật vẫn chưa ghi rõ là những ngành nào. Đây là một hạn chế của luật. Đồng thời luật doanh nghiệp, luật đầu tư và luật chứng khoán năm 2007 đã cùng có hiệu lực. Điều này giúp nhà đầu tư an tâm hơn trong cơ chế chính sách đầu tư. - Quản lí tài khoản vãng lai của nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm.Nếu quản lí chặt quá nhà đầu tư không thích, quản lí lỏng thì không kiểm soát được nguồn vốn này lại lâm vào tình trạng khủng hoảng giống của Thái lan.Hiện nay nhà nước đã ban hành pháp lệnh về quản lí tài khoản vãng lai của nhà đầu tư nước ngoài.Theo đánh giá của một số chuyên gia thì việc quản lí hiện nay có phần thận trọng quá làm cho việc thanh toán của nhà đầu tư nước ngoài khó khăn cộng thêm sự yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng.Không một nhà đầu tư nào muốn tài sản của mình bị khống chế.Do đó tự do hóa tài khoản vãng lai là chuyện phải làm song cần phải từ từ để dễ kiểm soát.Hi vọng việc kiểm soát này được nới lỏng hơn. - Việc qui định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài còn khá chặt như yêu cầu thông qua quĩ khác, thành lập các chi nhánh, qui định về thời gian hoạt độngĐiều này hạn chế 80% FII vào Việt Nam vì thực tế thị trường chứng khoán của chúng ta đối với nhà đầu tư lớn thì quá nhỏ chưa cần thiết phải mở thêm chi nhánh, quĩ của mình Có thể nói, Việt Nam mở cửa thu hút đầu tư song sự mở cửa này rất hạn chế, dè dặt.Vì vậy, lượng vốn vào cũng tương xứng tiềm năng. 2.2 Thực trạng thu hút FII Nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là một con số còn khá mới mẻ .Trước năm 2002 thì gần như là không có vì kinh tế nước ta còn kém phát triển chưa có sự tham gia của thị trường chứng khoán.Từ năm 2003 trở đi thì có sự góp vốn FII nhưng trong giai đoạn đó(2003-2005) con số này là rất nhỏ gần như không đáng kể.Đồng thời Việt nam cũng gần như không quan tâm tổng hợp về số liệu này ngoài con số về bán trái phiếu chính phủ ra nước ngoài (năm 2006 mới tổng hợp lại). Tuy nhiên với những chính sách phù hợp cộng với tiềm năng của đất nước năm 2006 đã thu hút được một lượng vốn FII tương đối.Kết quả này coi như là khá thành công. 2.2.1 Giai đoạn 2001-2004 Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng qui mô còn nhỏ và chiếm tỉ lệ thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài thực sự vào đầu tư chứng khoán tại thị trường Việt nam từ năm 2001.Đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán của nước ngoài được điều tiết bởi nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998 của chính phủ, sau đó được điều chỉnh bởi các văn bản quyết định số 139/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ;quyết định 146/2003/QĐ-ttg của thủ tướng. Theo những qui định điều tiết trên trước năm 2003, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được nắm giữ 20% cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trong đó một thể chế nước ngoài nắm giữ tối đa 7% và cá nhân nắm giữ tối đa 3%.Năm 2003 , số cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài tăng lên mức 30%, ngang bằng với mức cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ theo qui định về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam còn ít và đa sốlà nhà đầu tư cá thể.Tính đến tháng 10-2002 các nhà đầu tư này đã mua vào 11triêu cổ phiếu và bán ra gần 920000 cổ phiếu.Trên khía cạnh giá trị thì chiếm 15.5 triệu USD trong tổng số 172 triệu.Thời gian này toàn đầu tư ngắn hạn. Bảng 2.3: Tỷ lệ thu hút vốn FII so với vốn FDI Năm Tỉ lệ thu hút FII so với FDI 2002 1.2% 2003 2.3% 2004 3.7% Nguồn: VOF Trong khi đó tỉ lệ này ở Thái lan, Malaysia, Trung Quốc khoảng 30-40%. 2.2.2 Giai đoạn 2005 trở lại đây. Tuy nhiên , thực tế cũng thấy, đầu tư FII vào Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, n¨m 2005 vèn FII lµ 875triÖu USD vµ tíi năm 2006 đã xuất hiện thêm nhiều quĩ mới , cũng như sự cam kết tăng vốn của các quĩ hiện tại.Quĩ VOF vừa thông báo tăng thêm 76 triệu USD nữa nâng qui mô vốn đến thời điểm hiện tại lên 171 triệu USD.Phía Vina capital, đơn vị quản lí VOF, kì vọng sẽ đầu tư hết khoản vốn tăng thêm này trong vòng 6 đến 9 tháng ;sau đó sẽ tiếp tục gọi vốn để tăng qui mô của quĩ VOF lên 250 triệu USD vào cuối năm 2006.Theo bản báo cáo của Citigroup ngày 27-9-2006, nhóm nghiên cứu của Citigroup nhận định Việt Nam là thế lực mới nổi lên “powerhouse”của khu vực Đông Nam á và cho rằng đô thị hoá là một thách thức quan trọng.Do vậy chính phủ sẽ có những ưu đãi để thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực này. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng theo sự phát triển cuả Thị trường chứng khoán là một thực tế đã được thừa nhận.Những phân tích tác động của nguồn vốn này đối với sụ phát triển của nền kinh tế đã được đưa ra.Tuy nhiên con số thực tế về nguồn vốn này đang là bao nhiêu thì vẫn chưa có con số chính xác.Những số liệu sau được coi là số liệu duy nhất về vấn đề này và được sử dụng làm tài liệu trong các buổi họp liên quan đến đầu tư gián tiếp. Vào giữa năm 2006, bộ tài chính đã công bố về vốn gián tiếp, đến thời điểm đó có 19 quĩ đầu tư nước ngoài với tống số vốn gần 2tỷ USD hoạt động tai Việt Nam.Đây được xem là con số chính thức đầu tiên về vốn gián tiếp tại Việt Nam.Những năm trước đó chúng ta không kiểm soát và thống kê được.Năm 2007 đã có 23 quĩ hoạt động tại Việt Nam. Theo Vụ chính sách tiền tệ-Ngân hàng nhà nước ứơc tính thì nguồn vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được phản ánh trên cán cân thanh toán ngày càng tăng.Đến quí 1/2006 khoảng 189 triệu USD, quí 2 khoảng 283 triệu USD, quí 3 là 202 triệu USD, quí 4 là 626 triệu USD.Tính chung cho cả năm 2006 là khoảng 1.3 tỷ USD.Đây là con số tương đối giống bộ tài chính công bố đối với loại hình đầu tư qua thị trường chứng khoán.Những con số này được sử dụng và theo dõi sự di chuyển của vốn đầu tư gián tiếp vì trước năm 2006, vốn gián tiếp vào Việt nam là rất nhỏ trên thị trường chứng khoán.(số liệu theo giá thị trường của chứng khoán do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ) Theo bản báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông á-Thái Bình Dương được WB công bố mới nhất là tháng 4-2007, con số đầu tư gián tiếp vào Việt Nam khoảng 4 tỷ USD trong tổng số 22.4 tỷ USD của thị trường chứng khoán.Đây là con số vượt qua dự đoán của nhiều người nhưng đây gần như là con số duy nhất mà mọi người có thể sử dụng một cách chính thức và được dùng trong rất nhiều diễn đàn và các cuộc thảo luận về thị trường chứng khoán.Nhưng theo các chuyên gia kinh tế trong nước và các bộ ngành có liên quan thì thực sự đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam là khoảng 2 tỷ USD, và trên thị trường con số này tính ra là 4tỷ USD.Con số này tính theo giá thị trường chứngkhoán.Đây cũng là một con số khá lớn trên thị trường chứng khoán nước ta khi mà tổng giá trị vốn trên TTCK đạt 221, 156 tỷ đồng tương đương với 14tỷ USD, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 25-30% số cổ phiếu niêm yết con số này tương đương với 3.5-4.2tỷ USD.Nhà nước ta đang huy động để cho số này chiếm khoảng 49% theo luật đầu tư chứng khoán. Theo số liệu thống kê thì đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt nam thông qua hình thức bán trái phiếu chính phủ là 750 triệu USD.Như vậy tống số tiền mà nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt nam là khoảng 2 tỷ USD. Theo các chuyên gia kinh tế thì với số lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt nam như vậy là tương đối cao trong năm 2006 và 2007.Nhưng so với tiềm năng phát triển của đất nứơc và so với tỉ trọng vốn đầu tư trực tiếp thì con số đó còn khá khiêm tốn. Theo thèng kª cña côc tiÒn tÖ th× l­îng vèn FII trong thêi gian nµy vµo trong n­íc, sau ®ã l¹i ch¶y ra.§©y th­êng lµ ®Çu t­ ng¾n h¹n. Bảng 2.4: FII vào Việt Nam N¨m FII thùc tÕ ®Çu t­ vµo VN(vào-ra) 2005 875triÖu USD 2006 1.5 tû USD 6 th¸ng ®Çu 2007 2.2tû USD Nguồn: Cục tiền tệ Qua b¶ng 2.4 ta thÊy FII ngµy cµng t¨ng.Theo dù b¸o th× l­îng vèn nµy sÏ tiÕp tôc t¨ng m¹nh vµ sÏ cã xu h­íng chuyÓn mét phÇn sang ®Çu t­ dµi h¹n. Biểu đồ 2.2: vốn FII vào Việt Nam giai đoạn 2004-2007 Nguồn: CIEM 2.3 Nhận xét, đánh giá về quá trình thu hút FII vào Việt Nam trong thời gian qua 2.3.1 Thành tựu - Kết quả số liệu mà chúng ta nhận thấy ở trên có thể coi đó là thành công trong thời gian ngắn như vậy.Ban đầu chỉ là 15.5tr USD năm 2002 đã lên tới 4 tỷ USD vào tháng 4 năm 2007.Đây cũng là lượng vốn quan trọng góp phần phát triển kinh tế. Chúng ta có nguồn vốn đầu tư gián tiếp cao như vậy là nhờ môi trường đầu tư vĩ mô của chúng ta ngày càng thông thoáng ổn định.Các chính sách , định chế tài chính của chúng ta đều tập trung thu hút vốn cho phát triển đất nước.Điều này đã làm cho môi trường đầu tư tại Việt Nam càng hấp dẫn hơn.Đầu năm 2007 luật đầu tư chứng khoán đã có hiệu lực và đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 49% vốn của công ty.Hai điều khoản này cơ bản đã làm cho vốn đầu tư gián tiếp tăng nhanh. Mặt khác vốn đầu tư gián tiếp tăng nhanh là còn do Việt Nam là nơi đầu tư thu hồi siêu lợi nhuận.Theo thông tin có 2 quĩ đã trả lại cho nhà đầu tư khoảng 140%, tức là nhà đầu tư bỏ ra 1USD được trả 1.4USD.Một quĩ khác là đầu tư vào bất động sản chưa thể có Lãi ngay nên trả chừng 60% tức bỏ vào 1 nhận được 0.6USD.Lợi nhuận lớn từ thị trường Việt Nam tạo nên một hấp lực lơn đối với giới đầu tư nước ngoài.Hiện nay có 70 quĩ đầu tư chờ phê duyệt vào Việt Nam. -Thu hút được vốn đầu tư gián tiếp làm cho thị trường vốn của chúng ta ngày càng phát triển sâu và rộng hơn, minh bạch hơn trong điều hành quản lí hoạt động. - Tăng cường tính thanh khoản của thị trường vốn nước ta.Vốn FII từ nước ngoài đổ vào thông qua mua-bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, do đó thúc đẩy tính thanh khoản.Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. -Góp phần cải thiện kĩ năng kinh doanh của khu vực tài chính.Khi mà thị trường vốn chưa phát triển thì trình độ kinh doanh của khu vực tài chính nói chung là yếu kém.Khi tham gia thị trường cao cấp có sự hội nhập bắt buộc phải nâng cao trình độ nếu không muốn bị đào thải, bị phá sản.Đây là một trong những vấn đề quan trọng mà chính phủ quan tâm. -Do nhu cầu phát triển của thị trường, trình độ nguồn nhân lực cũng được nâng lên.Đây là thành tựu quan trọng mà chúng ta đạt được vì nguồn nhân lực giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Với thực trạng trên và so với tiềm năng đất nước khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định 8% như hiện nay thì con số đầu tư trên là khá khiêm tốn.Mặt khác những con số trên chưa thật sự đầy đủ về đầu tư gián tiếp vì chúng ta chưa quản lí được thị trường OTC.Đây là thị trường đầy tiềm năng mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.Với lượng vốn gián tiếp như hiện nay cùng với sự dè dặt của cả chính phủ và doanh nghiệp chúng ta không thể có tập đoàn lớn cho riêng mình. 2.3.2 Hạn chế Bên cạnh thành tựu đạt được trong một thời gian ngắn như vậy thì chúng ta vẫn còn rất nhiều hạn chế trong việc thu hút FII.So với tiềm năng của đất nước khi mà tốc độ tăng trưởng ổn định 8%/năm trong thời gian dài và là nước ổn định sau Singapo trong khu vực thì những con số trên là còn quá nhỏ. Đối với các nước đang phát triển như Việt nam, FII chiếm khoảng 30-40% mà ở Việt nam hiện nay chưa tới 5%Hiện nay con số 4 tỷ USD được chấp nhận so với lượng vốn mà nền kinh tế cần là 140 tỷ USD quá nhỏ. Mặt khác chúng ta vẫn chưa thực sự kiểm soát được nguồn vốn này.Những con số mà chúng ta thống kê được chỉ là con số trên sàn giao dịch còn OTC chính phủ không thể kiểm soát.Đây lại là thị trường tiềm năng mà các nhà đầu tư nước ngoài hay nhắm vào.Hạn chế này đã làm giảm tính minh bạch của thị trường và chính nó đã không thu hút được các tổ chức, quĩ đầu tư lớn.Đồng thời không quản lí được nguồn vốn này khi mà có sự quay ra của nguồn vốn làm thị trường tài chính bị khủng hoảng giống như khủng hoảng 1997. Hơn nữa đây được coi là thời điểm vàng của đầu tư tại Việt nam.Do vậy hàng tỷ USD đã được đổ vào Việt Nam, xong việc giải ngân còn rất chậm, trong đó một số quĩ hoạt động mang tính thăm dò do phần nhiều các doanh nghiệp cổ phần hoá chưa kiểm toán, định giá tín nhiệmTất cả những yếu tố trên làm cho FII vào Việt Nam còn hạn chế. Một hạn chế khác trong thu hút và quản lí FII là việc thị trường chứng khoán của chúng ta khá non trẻ, phụ thuộc khá nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài.Khi mà các nhà đầu tư nước ngoài bán ra, các nhà đầu tư trong nước cũng đồng loạt bán ra khiến thị trường mất điểm liên tục.Khi mà thị trường tăng điểm cũng có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài lại cũng quan tâm đến chính sách tỷ giá của đồng Việt nam so với đồng USD.Do đó lại làm cho nền kinh tế của chúng ta lâm vào tình trạng bị động.Điều này làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư nội địa và cả nền kinh tế khi mà tỉ lệ dự trữ của chúng ta là khá nhỏ. 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế Việt Nam gia nhập WTO, vận nước đang lênlà những cơ hội rất thuận lợi để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này cần có sự nỗ lực mạnh mẽ từ phía Nhà nước, chính phủ và các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ các rào cản trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với đầu tư gián tiếp, mặc dù trong thời gian vừa qua đã có xu hướng tăng nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ vốn FII trên vốn FDI thấp và quy mô nhỏ.Nguyên nhân là do còn một số rào cản nhất định trong thu hút vốn FII là: 2.3.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô. Trong những năm gần đây (2001-2006), nước ta vẫn chỉ tập trung vào thu hút vốn đầu tư trực tiếp mà chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn vốn đầu tư gián tiếp.Vì vậy lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là rất eo hẹp.Nguyên nhân là do chính sách kinh tế vĩ mô của chúng ta chưa phù hợp: - Thứ nhất, mức giới hạn 30%đầu tư nước ngoài vào công ty đã gây cản trở.Đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua định chế tài chính trung gian như các quĩ đầu tư, đầu tư trực tiếp vào cổ phần các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.Việc đầu tư nước ngoài vào công ty niêm yết còn quá thấp vì thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có tính thanh khoản cao, tổng giá trị thị trường còn thấp, mức giới hạn 30% không làm cho các nhà đầu tư tư nhân hứng khởi vì họ không thể có quyền chi phối công ty.Năm nay chính phủ đã thay đổi tỉ lệ này là 49%.Mở rộng tỉ lệ này sẽ thu hút được nhiều hơn. - Thứ hai, nhà nước vẫn chưa có một hệ thống chính sách minh bạch, rõ ràng đối với FII.Các qui định về công ty cổ phần, cổ phần hóa DNNN hiện hành vẫn chủ yếu nhằm vào giao dịch giữa các công ty, tổ chức và người Việt Nam, chăm lo bảo vệ lợi ích nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp hơn là quan tâm đến lợi ích và quyền của nhà đầu tư chuyên nghiệp. - Thứ ba, hiện nay nhà nước có Luật đầu tư chung có qui định về hạn mức đầu tư(phụ thuộc vào từng ngành) khuyến khích thu hút đầu tư nhưng chưa có qui định cụ thể và rõ ràng về rút vốn ra.Đối với các nhà đầu tư giám tiếp nước ngoài rút vốn ra là họ phải tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng lại hoặc bán lại dự án.Để làm được điều này, ngoài những nghị định hướng dẫn cụ thể trong luật thì thị trường vốn của chúng ta phải phát triển mạnh, đủ để có người mua-người bán và cần có nhiều công cụ chuyển nhượng vốn tinh vi hơn. Đây là điều mà các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài băn khoăn. - Thứ tư, qui mô và chất lượng các sản phẩm của thị trường tài chính Việt Nam còn hạn chế.Đây là nguyên nhân cơ bản khiến các quĩ đầu tư chưa thật nhiều và chưa xứng với tiềm năng thị trường. - Thứ năm, nhà nước chưa có biện pháp kêu gọi đầu tư gián tiếp nhiều.Vì vậy các nhà đầu tư trên thế giới chưa có nhiều thông tin và hiểu biết về Việt Nam. - Cuối cùng là do hệ thống tài chính, ngân hàng của chúng ta chưa thực sự vững mạnh về mọi mặt:quản lí vốn, chất lượng nghiên cứu thị trường, chất lượng dịch vụ, làm việc, chất lượng nguồn nhân lựcĐiều này làm cho các nhà đầu tư không an tâm cùng với tính thanh khoản của thị trường Việt nam chưa cao. 2.3.3.2 Doanh nghiệp - Các rào cản đầu tư gián tiếp không chỉ do chính phủ mà còn do yếu tố chủ quan là các doanh nghiệp Việt Nam.Việt nam đang trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp đang trong quá trình cổ phần hóa, khả năng quản trị doanh nghiệp của các công ty còn thấp, một số chỉ tiêu đánh giá chưa theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống kế toán kiểm toán còn nhiều bất cập, hệ thống thông tin còn thiếu và yếu, các báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa trung thực.Đây là nguyên nhân dẫn đến thị trường tài chính không minh bạch.Đối với các nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp thì đầu tư vào thị trường tài chính không minh bạch sẽ là một quýêt định không khôn ngoan. - Tiến trình cổ phần hoá còn chậm, qui mô doanh nghiệp nhỏ.Các doanh nghiệp cổ phần hoá phần lớn chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.Mặt khác doanh nghiệp không có động lực thu hut FII vì “sợ tuột mất quyền quản lí, sở hữu doanh nghiệp và tài sản của mình”.Các doanh nghiệp cổ phần hoá phần lớn vẫn chưa kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế đồng thời chưa xếp định mức tín nhiệm đầu tư làm cho tính minh bạch giảm.Vì vậy mà hạn chế thu hút vốn FII. - Các doanh nghiệp Việt Nam không đa dạng hoá các sản phẩm của mình , tính cạnh tranh kém làm cho các nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư.Khi gia nhập WTO mà cạnh tranh kém thì rủi ro rất lớn. - Doanh nghiệp nhà nước lớn mà cổ phần hoá vẫn dè dặt trông chờ vào sự chỉ đạo của nhà nước.Đây lại là những doanh nghiệp lớn có thể thành tập đoàn kinh tế lớn mang thương hiệu Việt.Chính tâm lí vẫn còn từ thời bao cấp làm cho nền kinh tế kém năng động.Vì vậy lãnh đạo các doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp phù hợp. - Doanh nghiệp việt Nam vẫn quan tâm đến lợi ích bản thân mình nhiều hơn là các nhà đầu tư cho nên chưa thu hút được vốn.Nhà đầu tư thường quan tâm đến lọi tức và hiệu quả hoạt động kinh doanh dài hạn.Chính sách lợi tức chưa hợp lí cùng với chính sách đầu tư không công khai đã làm giảm 1 lượng đầu tư khá lớn.Doanh nghiệp nhà nước phải mạnh dạn, táo bạo hơn để có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế. Trong chương 2 đề tài đã đi sâu vào thực trạng thu hút FII của Việt Nam trong thời gian vừa qua, qua đó đề tài cũng đã tổng kết được những thành tựu trong việc thu hút FII, sự cần thiết thu hút FII vào Việt Nam. Phần cuối chương 2 đề tài có phân tích mặt hạn chế cản trở việc thu hút FII qua đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp ở chương 3. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn FII cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam 3.1 Nhân tố thuận lợi thu hút FII vào Việt Nam Theo khảo sát của quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI.Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng gấp 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24.5% tiếp đó là Anh chiếm 10%.Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tìêm năng , nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư. Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lí một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD.Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0.1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD. Như vậy, nguồn vốn đầu tư gián tiếp FII là một nguồn vốn tiềm năng rất lớn đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố khách quan thuận lợi, vị thế đang lên, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác nguồn vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá, dịch vụ được dịch chuyển tự do từ nơi này sang nơi khác , nhằm phát huy lợi thế của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường.Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài.Sở dĩ vậy, do các nguyên nhân sau: 3.1.1 Nhân tố mang tính quốc gia -Thứ nhất, chính trị ổn định nhất trong khu vực.Điều này được cả thế giới công nhận.Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển vào Việt Nam kể cả đầu tư gián tiếp. -Thứ 2 là có tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, ổn định sau Singapo.Mức tăng trưởng của Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây luôn đạt ở mức cao, bình quân trên 7.5%.Đây là mức tăng trưởng hấp dẫn nhà đầu tư.Hơn nữa Việt Nam với sự lãnh đạo sáng suốt của chính phủ, chắc chắn sẽ đạt được mức tăng trưởng là 8% trong những năm tới.Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thu hút đầu tư. -Thứ 3, hiện nay chính phủ Việt Nam có những cải cách mở cửa thông thoáng hơn kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài vào. Mặt khác Chính phủ Việt nam hiện nay khá coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và luôn khẳng định tầm quan trọng của khu vực này.Điều này khá hấp dẫn nhà đầu tư. - Thứ 4, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang dần hoàn thiện và bắt đầu có sự thống nhất.§iÒu nµy ®­îc thÓ hiÖn qua luËt doanh nghiÖp, luËt ®Çu t­, luËt chøng kho¸n ®· cïng cã hiÖu lùc.Tuy nhiên, hiện nay luật Việt nam đang là yếu điểm không rõ ràng đối với nhà đầu tư. - Thứ 5, Việt nam là một nước đang phát triển, nằm trong khu vực thu được nhiều lợi nhuận nhất khi đầu tư.Luồng vốn chảy vào khu vực này vì Lãi suất nội địa luôn cao hơn Lãi suất thế giới.Đây là một biện pháp của chính phủ nhằm thu hút đầu tư. Bên cạnh những yếu tố trên Việt nam có vị trí địa lí thuận lợi , nguồn lao động rẻ, thị trường, tài nguyên, sự ổn định của thị trường.đặc biệt là vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao khi gia nhập WTO , tổ chức thành công hội nghị APEC làm cho Việt Nam có tiềm năng thu hút nhiều vốn đầu tư. 3. 1.2 Những nhân tố mang tính thị trường Có thể những nhân tố mang tính thị trường ảnh hưởng tích cực tới thu hút đầu tư gián tiếp tại Việt Nam không nhiều bởi vì chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện.Thị trường vốn(TTCK) mới mở cửa hoạt động thực sự 3 năm trở lại đây, trước đó rất mơ hồ.Song những nhân tố này ngày càng hoàn thiện và đạt được mức mà nhà đầu tư mong muốn.Hiện nay có những nhân tố thị trường sau ở Việt nam thu hút được nhà đầu tư: -Thị trường chứng khoán còn non trẻ song trong những năm tới sẽ có rất nhiều công ty tập đoàn lớn niêm yết trên sàn.Cổ phiếu của các công ty này chắc chắn sẽ sinh cổ tức nhiều cả hiện tại và tươnglai.Đây chính là tính phong phú của thị trường chứng khoán với chất lượng khác nhau. -Rủi ro lợi tức tiềm tàng khi đầu tư mua cổ phiếu của các công ty tập đoàn lớn của Việt nam là nhỏ so với các nước khác. Điều này làm nhà đầu tư nhỏ, ngắn hạn an tâm. Những nhân tố thị trường khác lại là hạn chế của Việt Nam.Chúng ta cần sửa đổi bổ sung hòan thiện hơn nữa để có thể thu hút nhà đầu tư lớn với số lượng khổng lồ, đầu tư dài hạn. Nhận xét: Do có những điều kiện thuận lợi trên, Việt Nam cần tận dụng lợi thế của mình để thu hút đầu tư gián tiếp-một kênh huy động vốn còn bỏ ngỏ.Nguồn vốn này góp phần quan trọng cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá. 3. 2 Dự báo thu hút FII trong thời gian tới. Đầu tư gián tiếp chịu ảnh hưởng của các yếu tố như bối cảnh quốc tế(hoà bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lí quốc tế thuận lợi):nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư trong nước;sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư mức độ tự do hoá và sức cạnh tranh chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện của nước bản địaĐầu tư gián tiếp sẽ chảy mạnh vào trong nước tỉ lệ thuận và theo cấp số nhân cùng với sự gia tăng quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam, cùng với việc nới rộng tỉ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đó. Do vậy trong tương lai, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở thu hút được lượng vốn FII lớn gấp nhiều lần hiện nay vì :Các thể chế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn;Việt nam đã gia nhập WTO và đã tạo ra một làn sóng đầu tư mới sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC năm2006;đồng thời Việt Nam đang tiến hành đẩy mạnh lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, điện lực và bưu chính viễn thông.Việc cổ phần hoá này sẽ cung cấp lượng cổ phiếu hàng tỷ USD ra thị trường.Bên cạnh đó các nghị định và chính sách về cổ phần hoá và luật doanh nghiệp đã chín muồi và bắt đầu phát huy hiệu quả sau một thời gian thử nghiệm như việc bãi bỏ hạn chế tỉ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.Theo dự báo thì tốc độ thu hút FII từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng gấp mấy lần chứ không phải mấy phần trăm như hiện nay. Với điều kiện cuả Việt Nam hiện nay thì đây đúng là một nơi đầu tư siêu lợi nhuận do đó việc nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam là việc đương nhiên.Song chúng ta cũng cần có biện pháp để thu hút và quản lí tốt nguồn vốn này tránh những rủi ro thấp nhất. Theo dự báo của bộ kế hoạch đầu tư giai đoạn 2006-2010 thì chúng ta cần một lượng vốn là 140tỷ USD cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Trong đó vốn trong nước qua tiết kiệm là khoảng 65%, vốn vay từ ngân hàng khoảng 5%, viện trợ khoảng 5%, vốn FDI là khoảng 15%, còn lại vốn FII là khoảng 10%(cả bán trái phiếu chính phủ).Đồng thời chính phủ cũng chỉ đạo cần thu hút vốn đầu tư gián tiếp dài hạn nhiều hơn ngắn hạn.Chính phủ cũng đã có kế hoạch chỉ đạo bán lượng lớn trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế và khuyến khích các tập đoàn làm ăn có hiệu quả như dầu khí, than , xây dựngnhanh chóng niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế để tăng hơn nữa nguồn vốn FII. Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ vốn dự kiến của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010 3.3 Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FII Để có thể thu hút được ở mức cao nhất nguồn vốn FII và giảm thiểu những tác động tiêu cực của chúng cũng như để đảm bảo cho hệ thống tài chính trong nước hoạt động an toàn, vững mạnh và hiệu quả, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp sau: 3.3.1Thu thập, xử lí thông tin tài chính-ngân hàng Cần xây dựng hệ thống thu thập và xử lí thông tin tài chính –ngân hàng dựa trên những chuẩn mực quốc tế.Đặc biệt cần từng bước áp dụng hệ thống kế toán và kiểm toán quốc tế đối với thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng cũng như cần thiết lập cơ quan đánh giá hệ số tín dụng quốc gia độc lập.Điều này sẽ cho phép có được những thông tin kịp thời và chuẩn xác về thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như của hệ thống ngân hàng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách đảm bảo an ninh cho hệ thống.Thêm vào đó cần cải tiến , tăng cường và đa dạng hoá việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài về hoạt động của thị trường, về tình hình của các công ty niêm yết..(thông qua quảng cáo, hội thảo, thiết lập các trang Wed..) 3.3.2 Quản lí nguồn vốn FII (cả ngắn hạn và dài hạn) Cần thiết lập một cơ chế điều tiết và giám sát thận trọng thị trường chứng khoán cũng như hệ thống ngân hàng dựa trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.Đồng thời, cần thiết lập hệ thống điều tiết linh hoạt sự di chuyển của dòng vốn quốc tế ra vào Việt Nam đặc biệt là dòng vốn ngắn hạn.Thực tế cho thấy nếu không có hệ thống này, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực của những hiệu ứng nảy sinh từ sự không hoàn hảo của thông tin trên thị trường tài chính. Quản lí chặt chẽ nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.Mọi sự biến động nhỏ của thị trường và nguồn vốn này đều cần có biện pháp xử lí linh hoạt , phù hợp, tránh để tình trạng nguồn vốn quay ra ồ ạt. 3.3.3 Môi trường kinh tế vĩ mô Cần đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho việc thu hút vốn FII.Để thực hiện điều đó, những chính sách điều tiết vĩ mô của ngân hàng nhà nước cần được sử dụng linh hoạt hơn, đặc biệt là chính sách tỉ giá hối đoái với việc chuyển sang một tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn bằng các biện pháp như:nới lỏng biên độ của tỉ giá và tiến tới xoá bỏ chúng;cải cách hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng giảm độc quyền và mở rộng việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và bảo hiểm tỷ giá, đặc biệt là nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (swap), tương lai (future) và quyền chọn(options);tăng tỉ lệ dự trữ ngoại tệ và điều chỉnh một cách linh hoạt theo những thay đổi của tình hình tài chính –tiền tệ trong cũng như ngoài nước;nâng cao và đa dạng hoá ngoại tệ chính thức;tăng cường hợp tác tiền tệ với các tổ chức tiền tệ quốc tế IMF, WB và với các nước trong khu vực như trao đổi thông tin, kí các hiệp định về hoán đổi tiền tệ nhằm ổn định thị trường và đề phòng các cú sốc bên trong cũng như bên ngoài. Đồng thời cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định 8%/năm và tỉ lệ lạm phát, giá cả ở mức độ hợp lí. 3.3.4 Cơ chế , chính sách, pháp luật Cần phải minh bạch thông tin và đồng bộ chính sách.Về mặt pháp luật, luật đầu tư , luật chứng khoán đã có hiệu lực song vẫn chưa thể vận hành phải chờ thông tư hướng dẫn.Luật này áp dụng trước, luật kia áp dụng sau.Luật chưa qui định rõ ràng.Ví dụ như hiện nay luật đầu tư và luật doanh nghiệp đã xoá bỏ tỉ lệ hạn chế cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam chỉ trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì mới hạn chế tỉ lệ sở hữu.Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện này. Mặt khác, hiện nay sự kết nối giữa nhà đầu tư và cơ hôị đầu tư là yếu.Số lượng công ty chứng khoán có khả năng cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ nước ngoài là còn hạn chế.Vì vậy cần phải khuyến khích các công ty định mức tín nhiệm có uy tín như Standard, moody thành lập chi nhánh ở Việt Nam.Đồng thời khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần ngân hàng, công ty chứng khoán trong nước.Đây chính là biện pháp giúp tăng năng lực của các công ty chứng khoán Việt Nam, tiến tới phục vụ tốt cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 3.3.5 Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng Cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại với việc cho phép thực hiện các biện pháp như cổ phần hóa, sáp nhập và mua lại, tăng vốn;giảm nợ khó đòi, nâng cao trình độ quản lí cũng như trình độ nghiệp vụ, áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiếnĐồng thời cần cải tổ các doanh nghiệp nhà nước nâng cao sức cạnh tranh, lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, nâng cao kĩ năng quản lí kinh doanh cũng như phát triển nguồn nhân lực.Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp này có thể tham gia thị trường chứng khoán nhằm tăng qui mô của thị trường. 3.3.6 Phát triển, hoàn thiện thị trường vốn Về thị trường vốn, tiếp tục phát triển thị trường vốn thành một kênh huy động dài hạn, an toàn, có hiệu quả cao cho đầu tư phát triển và từng bước hội nhập với thị trường vốn khu vực và thế giới. Đa dạng hóa các loại trái phiếu chính phủ làm chuẩn mực cho các công cụ nợ;khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phần, trái phiếu; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và tạo tiền để phát triển thị trường chứng khoán. Hoàn thiện thể chế hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển hệ thống các định chế tài chính trung gian, mở rộng thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức(qua sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán)và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung. Tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường, thực hiện giám sát và cưỡng chế thực thi thông lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết, công ty đại chúng.Từng bước mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam theo cam kết hội nhập;tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trước mắt là các doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường quốc tế.     3.3.7 Cần phải xếp hạng tín nhiệm để đầu tư. Đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt nam, đặc trưng là quá trình phát triển còn mới, thiếu bền vững, thiếu đồng bộ và minh bạch, hệ thống pháp lí và các qui chuẩn , các qui phạm còn chưa hoàn thiện, việc quản trị công ty còn yếu kém, thì vấn đề thông tin không đầy đủ là một thách thức vô cùng lớn. Chính vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi, định mức tín nhiệm được coi là một trong những yếu tố then chốt giúp lấp đầy những khoảng trống thông tin này và cho biết giá trị của một công ty, hoặc cuả một quốc gia như thế nào trong con mắt của các tổ chức đầu tư quốc tế –những người nắm giữ nguồn vốn lớn nhất. Đây là một công cụ quan trọng không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn đối với các tổ chức phát hành đang tìm kiếm các nhà đầu tư.Các mức xếp hạng tốt có thể giúp một nhà đầu tư, một công ty, một quốc gia thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ cộng với nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển trong giai đoạn tới, cần phải coi định mức tín nhiệm như một công cụ hỗ trợ đầu tư, góp phần tăng cường tính minh bạch, chất lượng của công ty trong nước cũng như mức độ tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Thông thường, tuỳ theo việc phân loại các đối tượng xếp hạng mà các tổ chức định mức tín nhiệm trên thế giới có thể cung cấp nhiều dịch vụ cụ thể đối với từng đối tượng.Trong điều kiện thị trường vốn Việt Nam còn nhỏ bé và định mức tín nhiệm còn là một kháI nịêm hết sức mới mẻ ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu hình thành, các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam chỉ nên triển khai một số nghiệp vụ cơ bản cần thiết cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước. Giai đoạn trước mắt cần ưu tiên các đối tượng sau triển khai xếp hạng định mứctín nghiệm: Xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn.Xếp hạng tổ chức phát hành nợ liên quan tới việc đưa ra đánh giá chung về năng lực của tổ chức phát hành nợ, của tổ chức bảo lãnh hoặc cung cấp các hỗ trợ tín dụng nhằm đáp ứng các cam kết tài chính liên quan đến các nhà phát hành nợ hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam.Còn xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn là đánh giá khả năng của công ty hoàn trả vốn gốc và Lãi vay. Xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam.Điều này liên quan tới khả năng của một ngân hàng có thể đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ nợ của mình đối với các tổ chức cá nhân gửi tiền trong và ngoài nước.Còn xếp hạng khả năng tài chính của ngân hàng liên quan tới đặc tính an toàn và chất lượng hoạt động của một ngân hàng, thường tính tới các yếu tố chỉ số cơ bản, giá trị mạng lưới hoạt động, sự đa dạng hoá tài sản đầu tư, và các yếu tố liên quan tới môi trường hoạt động của ngân hàng , triển vọng của nền kinh tế Xếp hạng các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hoá, các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán .Việc tiến hành định mức tín nhiệm đối với các đối tượng này cần được coi là một điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ công chúng đầu tư nói chung, vì đại bộ phận trong số họ còn chưa có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ(SMES)của Việt Nam.Hiện SMEs chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và được coi là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển xen lẫn rủi ro cao.Một trong những vấn đề nghiêm trọng cản trở việc vay vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển của khu vực SMEs chính là sự thiếu minh bạch thông tin và thiếu những nguồn cung cấp thông tin và thiếu những nguồn cung cấp tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của các SMES.Vì vậy việc xếp hạng các SEMS được coi là một bước đi quan trọng, vì nó giúp đem lại những lợi ích cho chính các SMES cũng như cho các tổ chức cho vay và cho sự phát triển nói chung của kinh tế Việt nam. Thùc tÕ t¹i ViÖt Nam hiªn nay míi chØ cã 2 tæ chøc tµi chÝnh thuª ®Þnh møc tÝn nhiÖm ®ã lµ ng©n hµng TMCP Kü th­¬ng techcombank vµ ng©n hµng §Çu t­ vµ ph¸t triÓn BIDV. Mµ hai v¨n b¶n ph¸p lý quan träng lµ luËt Doanh nghiÖp 2007 vµ luËt chøng kho¸n ®Òu ch­a ®Ò cËp ®Õn ®Þnh møc tÝn nhiÖm 3.3.8 Cần đánh giá đúng vai trò của vốn FII và nhanh chóng thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn Chiến lược phát triển kinh tế –xã hội 2001-2010 đặt ra mục tiêu tổng sản phẩm quốc nôị năm 2010 tăng gấp đôi so với năm 2000, giai đoạn 2006-2010 còn phải đạt tốc độ tăng trửơng kinh tế từ 7.5-8%/năm .Tỉ lệ huy động vốn cho đầu tư là 40%GDP.Tỉ lệ huy động vốn trong nước là 65-67%, nước ngoài 33-35%. Để đạt mục tiêu này, chúng ta cần ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô:thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Cụ thể là :mở rộng tỉ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trên nguyên tắc đảm bảo mặt bằng chung về tỉ lệ tham gia giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp;thu hẹp đối tượng ngành nghề nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối . Phát triển các công ty quản lí quĩ , khuyến khích thành lập các công ty liên doanh quản lí quĩ , lập văn phòng đại diện và cho phép lập chi nhánh công tu quản lí quĩ nước ngoài tại Việt nam.Đa dạng hoá các loại quĩ đầu tư như quĩ đóng, quĩ mở, quĩ dạng hợp đồng. Thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam dưới mọi hình thức. Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hoá tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài.ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết.Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài;đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng-tài chính –chứng khoán trong việc quản lí các dòng vốn nhằm đảm bảo an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.Dòng vốn gián tiếp di chuyển giữa các quốc gia khu vực và mang tính toàn cầu nên sự hợp tác phối hợp không chỉ giới hạn trong nướcmà còn mang tính quốc tế, liên thị trường mới hiệu quả. Các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước nhanh chóng cổ phần hoá;minh bạch công khai các báo cáo tài chính để niêm yết trên sàn chứng khoán.Đồng thời đưa ra các chính sách cổ tức hợp lí.Điều này hấp dẫn nhà đầu tư. 3.3.9 Các chính sách hỗ trợ khác Đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp cho đầu tư dài hạn hơn đầu tư ngắn hạn như là chính sách lợi tức, chính sách thuế, ưu đãi khác..Hay là khuyến khích đầu tư dài hạn.Đây là vấn đề rất quan trọng để giảm rủi ro khi dòng vốn có xu hướng quay ra. Đồng thời đưa ra chính sách đào tạo nguồn nhân lực.Nguồn nhân lực cần có trình độ, nhạy bén với thị trường, với sự thay đổi và phát triển cuả thị trường vốn trong nước và quốc tế. Cần phải liên kết, hợp tác với các nước khác trong khu vực để quản lí tốt nguồn vốn đầu tư gián tiếp, có những thông tin về sự thay đổi này. 3.4 Một số kiến nghị 3.4.1 Đối với nhà nước -Cần nhanh chóng xây dựng môi trường thuận lợi cho đầu tư gián tiếp và hoàn thiện hệ thống pháp luật - Chính phủ nên nới rộng tỉ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chứ không nên bó hẹp là 49% như hiện nay. -Kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn vốn này cùng với điều chỉnh công cụ tỉ giá cho phù hợp tránh rủi ro. -Nhà nước cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới, cho nhà đầu tư biết những lợi thế tiềm tàng khi đầu tư vào Việt Nam.Nhà nước cung cấp những thông tin cho các doanh nghiệp về các nhà đầu tư nước ngoài và cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong nước để thu hút đầu tư. -Thành phố Hồ Chí Minh với lợi thế tiềm năng đặc biệt có thể phát triển thành một trung tâm tài chính lớn của cả nước và khu vực.Hồng kông và Singapo là những kinh nghiệm thành công trên thế giới đãlàm được điều này.Trong đó không thể không kể đến việc 2 nơi này là đầu mối thu hút rất nhiều tổ chức tài chính, các quĩ đầu tư, các luồng vốn FII trên khắp thế giới qui tụ về trước khi lan toả ra các nước xung quanh.Với lợi thế đặc biệt về nhiều mặt, tpHồ Chí Minh hiện đang đứng trước một vận hội rất lớn có thể trở thành một bến cảng qui tụ các luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế.Từ đó khơi thông lan toả đến các địa phương khác trong cả nước cũng như các nước khác trong khu vực Đông Nam á.Ngoài ra nếu khơI thông và qui tụ được các luồng vốn đầu tư gián tiếp vào thành phố sẽ có tác động tích cực đến khả năng huy động vốn FDI của cả nước vì hình thức đầu tư gián tiếp chính là nguồn hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp.Đây chính là một giải pháp chiến lược quan trọng mà chính phủ cần lưu ý trong định hướng phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm tài chính lớn của cả nước và khu vực. -Nhà nước chỉ đạo ngành ngân hàng –tài chính nghiên cứu thị trường tốt hơn và đầu tư nâng cao chất lượng của ngành này.Các ngành này cần đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế trong cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như trình độ chuyên môn của nhân viên. -Chính phủ quan tâm đầu tư cho giáo dục để có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển. - Chính phủ cần mở rộng quan hệ, hợp tác ngoại giao với các nước.Đây là điều kiện quan trọng thu hút vốn khi mà toàn cầu hoá kinh tế. 3.4.2 Đối với doanh nghiệp - Cần minh bạch công khai kết quả kinh doanh của công ty, và thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế. - Các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng cổ phần hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh quản lí của mình. - Các doanh nghiệp cũng nên đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để tạo ra sự đột phá trong kinh doanh.Bản thân doanh nghiệp cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư gián tiếp và cùng với nhà nước để quản lí hiệu quả. - Các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh để thu hút nhà đầu tư, đồng thời đưa ra chính sách cổ tức hợp lí. - Doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng để quản lí nguồn vốn gián tiếp trên. - Doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán để làm cho hàng hóa trên thị trường chứng khoán phong phú. KẾT LUẬN Trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO đi cùng với những cơ hội lớn thì nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi chúng ta phải vượt qua để tồn tại và phát triển. Để làm được như thế thì Việt Nam phải có một lượng vốn rất lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Và một trong các cách huy động vốn chính là từ nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Với nội dung: "Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) cho qúa trình CNH - HĐH Việt Nam" đề tài đã góp phần làm rõ các vấn đề. - Tổng quan chung về nguồn vốn FII - Tiềm năng thu hút FII - Thực trạng thu hút và quản lý vốn FII ở Việt Nam - Các giải pháp và chính sách để tăng cường nâng cao việc thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài này. Tuy nhiên, do phạm vi đề tài rộng lớn, là sinh viên khả năng tiếp cận và hạn chế nên những nội dung nghiên cứu chưa đầy đủ sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô. MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt Danh mục bảng biểu đồ thị Lời nói đầu Chương 1 :Tổng quan chung về nguồn vốn FII và công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam. 1 1.1 Khái quát về FII 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của FII 2 1.1.3 So sánh FII và FDI 3 1.1.3.1. Những điểm khác biệt 3 1.1.3.2. Những điểm tương đồng và liên kết 4 1.2 Tác động của nguồn vốn đối với các nước đang phát triển 5 1.2.1. Tác động tích cực 5 1.2.2 Tác động tiêu cực 7 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FII 9 1.3.1 Những nhân tố mang tính quốc gia 9 1.3.2 Những nhân tố mang tính thị trường 10 1.4 Vai trò của vốn FII đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam. 11 1.4.1. Nội dung cơ bản trong thời kì quá độ 11 1.4.2. Nội dung cụ thể trong giai đoạn trước mắt 12 1.5 Kinh nghiệm thu hút và quản lí FII của một số nước 14 1.5.1.Tình hình thu hút vốn FII của các nước đang phát triển trong thời gian vừa qua 14 1.5.2 Kinh nghiệm thu hút và quản lí FII của Trung quốc, thái lan, mailaxia. 15 1.5.3 Bài học cho Việt Nam 16 Chương 2:Thực trạng thu hút và quản lí FII ở Việt Nam 18 2.1 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam(2001-2006). 18 2.1.1 Sự cần thiết tăng cường thêm vốn FII 18 2.1.2 Vµi nÐt vÒ nguån vèn FII ë ViÖt Nam 20 2.1.3 Thực trạng các cơ chế chính sách của Việt Nam thu hút FII 21 2.2 Thực trạng thu hút FII ở Việt Nam 22 2.2.1 Giai đoạn 2001-2004 22 2.2.2 Giai đoạn 2005 tới hiện nay. 23 2.3 Nhận xét, đánh giá 26 2.3.1 Thành tựu 26 2.3.2 Hạn chế 27 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế. 28 2.3.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô 28 2.3.3.2 Doanh nghiệp 30 Chương 3 :Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FII cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam. 32 3.1 Những nhân tố thuận lợi cho thu hút FII vào Việt Nam 32 3.1.1 Nhân tố mang tính quốc gia. 32 3.1.2 Nhân tố mang tính thị trường 33 3.2 Dự báo thu hút FII trong thời gian tới(2006-2010) 34 3.3 Giải pháp tăng cường thu hút FII 35 3.3.1 Thu thập, xử lí thông tin tài chính ngân hàng 35 3.3.2 Quản lí nguồn vốn FII 36 3.3.3 Môi trường kinh tế vĩ mô 36 3.3.4 Cơ chế, chính sách, pháp luật 37 3.3.5 Phát triển, nâng cao chất lượng của hệ thống ngân hàng 37 3.3.6 Phát triển thị trường vốn 38 3.3.7 Xếp hạng tín nhiệm để đầu tư 38 3.3.8 Đánh giá đúng vai trò của FII và thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn 40 3.3.9 Chính sách bổ sung khác 41 3.4 Một số kiến nghị 42 3.4.1Đối với nhà nước 42 3.4.2Đối với doanh nghiệp 43 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2005 2. Nguyễn Hồng Sơn, điều tiết sự di chuyển nguồn vốn tư nhân nước ngoài vào các nước đang phát triển - Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2005 3. Nguyễn Thị Hồng, 2001, Hệ thống các giải pháp tiền tệ đối phó với luồng vốn vào, Tạp chí ngân hàng. 4. Nguyễn Thị Mùi, Định mức tín nhiệm đầu tư, Tạp chí diễn đàn chứng khoán, 2007. 5. Trần Văn Dũng, 2002, Một số vấn đề về thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. 6. Luật chứng khoán, 2006 7. Pháp lệnh quản lý ngoại hối 8. Tạp chí đầu tư chứng khoán, 2006 - Nguyễn Ngọc Trọng 9. Nguyễn Thanh Nho, 2003, Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam 10. Nguyễn Hồng Sơn, 2001, Khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển: Thực trạng, nguyên nhân và vấn đề khắc phục - Tạp chí kinh tế châu Á Thái Bình Dương. 11. WB - Báo cáo Phát triển Việt Nam, 2005 - 2006 12. WB - Diễn đàn kinh tế thế giới, 2005 13. Worldbank, 2005 , Global Development Finance (2005) 14. IMF (2004), Global Finacial Stability Report 15. Từ website www.vir.com.vn www.hovera. org.vn www.vietstock.com.vn www.bsc.com.vn www.vietnamnet.vn www. ips.gov.vn www.mof.gov.vn www.cktqp.gov.vn www.thongtindubao.gov.vn www.laodong.com www.SGTT.com www.vnexpress.net www.vienkinhtehoc.gov.vn www.vneconomy.com.vn www.ciem. org.vn www. worldbank.org www.statistic.com.vn www. Wikipedia.com DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 2 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 FII Foreign indirect investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài 4 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc dân 5 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 6 P/E Price/Earnings Ratio Tỷ số giá cả trên tiêu dùng 7 TMCP Thương mại cổ phần 8 TTCK Thị trường chứng khoán 9 USD United states dollar Đô la mỹ DANH MỤC BẢNG BIỂU Stt Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1 Lượng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư 18 Bảng 2.2 Phân bố đầu tư của vốn đầu tư nước ngoài 19 Bảng 2.3 Tỷ lệ thu hút FII so với FDI 23 Bảng 2.4 FII vào Việt Nam 25 DANH MỤC ĐỒ THỊ Stt Tên đồ thị Trang 2.1 Vốn đầu tư nước ngoài và tổng vốn đầu tư 19 2.2 Vốn FII vào Việt Nam giai đoạn 2004 - 2007 26 3.1 Tỷ lệ vốn dự kiến của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 35 Bottom of Form

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4866.doc
Tài liệu liên quan