Đề tài Giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Đống Đa

NHCT Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tổng thể và đồng bộ trong dài hạn trên cơ sở nghiên cứu môi trường kinh doanh, xu hướng phát triển hệ thống ngân hàng hiện này và thị trường kinh tế trong nước khu vực, thế giới cùng với bản thân nội lực của ngân hàng và nằm trong chiến lược của Chính phủ, NHNN. NHCT Việt Nam cũng mở rộng quyền tự chủ cho các chi nhánh trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ của mình theo hướng phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường. Thêm vào đó, NHCT Việt Nam cũng cần xây dựng quy trình nhiệp vụ theo hướng đơn giản, thuận tiện rút gắn thời gian giao dịch, khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời cho ngân hàng. NHCT Việt Nam tiếp tục triển khai giai đoạn II trong chiến lược hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Muốn vậy NHCT Việt Nam cần phải tăng quy mô vốn tự có để có điều kiện vững chắc đầu tư công nghệ thông tin hiện đại. Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức đang ở phía trước nhưng với định hướng đứng đắn của lãnh đạo Chi nhánh cùng với quyết tâm, nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh, chắc chắn NHCT Đống Đa sẽ đạt được nhiều thành tích cao trong tương lai.

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHCT : Ngân hàng Công Thương NQH : Nợ quá hạn CBTD : Cán bộ tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước VNĐ : Việt Nam đồng NSNN : Ngân sách Nhà nước LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập quốc tế về Ngân hàng ngày nay, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, nhiều Ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng ra đời đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển, đạt được lợi nhuận cao và tạo ra vị thế của mình trong cạnh tranh thì phải mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của mình, nâng cao năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn cho nền kinh tế. Trên thực tế, hệ thống Ngân hàng nước ta trong những năm gần đây đã nhanh chóng hội nhập, không ngừng mở rộng phát triển. Để củng cố kiến thức đã được học trên giảng đường đại học và tiếp cận gần hơn với thực tế, em đã chọn NHCT Đống Đa làm nơi thực tập. Trong quá trình thực tập, em đã có cơ hội được quan sát, học hỏi cách thức làm việc cũng như cơ chế hoạt động của NHCT Đống Đa. Báo cáo tổng hợp này là bức tranh toàn cảnh về NHCT Đống Đa được chia làm 3 phần chính: Chương I: Khái quát về Chi nhánh NHCT Đống Đa. Chương II: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Đống Đa Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Đống Đa Chương I: Khái quát về Chi nhánh NHCT Đống Đa 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa là đơn vị thành viên trực thuộc NHCT Việt Nam, là chi nhánh cấp I có doanh số hoạt động lớn trong hệ thống NHCT Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội. +Tên giao dịch: Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa (Industrial and Commercial Bank of Vietnam – Dong Da Branch) +Địa chỉ: 187 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội Chi nhánh NHCT Đống Đa được thành lập vào năm 1955 với tiền thân là Phòng Thương nghiệp thuộc khu vực Đống Đa. Đến năm 1957 được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước khu vực Đống Đa, sau đó được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước Đống Đa. Đến 1/7/1988, thực hiện Nghị quyết số 3 khoá VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp, NHCT Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động. Căn cứ quyết định 402/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính Phủ; quyết định: giải thể chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội, chuyển 6 chi nhánh NHCT khu vực trực thuộc NHCT Việt Nam trong đó có chi nhánh NHCT khu vực Đống Đa. Như vậy, từ ngày 1/4/1993, NHCT Đống Đa chính thức được quyền hạch toán độc lập và trở thành chi nhánh cấp một của NHCT Việt Nam. Nguồn vốn hoạt động của NHCT Đống Đa lấy từ nguồn vốn huy động và nguồn vốn do NHCT Việt Nam điều chuyển đến. NHCT Đống Đa là đơn vị hạch toán độc lập nhưng chịu sự chỉ đạo chặt chẽ của NHCT Việt Nam. Chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Đống Đa đã gắn liền với thời kì đổi mới của nền kinh tế Việt Nam từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thăng trầm. Cho đến nay, mặc dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt của hơn 70 NHTM và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước cùng hoạt động trên địa bàn Hà Nội, nhưng bằng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cán bộ, NHCT Đống Đa không ngừng phát triển và trở thành một trong 4 chi nhánh ngân hàng lớn nhất thuộc NHCT Việt Nam. Ngân hàng đã vinh dự được đón nhận Huân chương lao động hạng 3 và hạng 2. Đặc biệt đầu năm 1999, NHCT Đống Đa đã trở thành chi nhánh đầu tiên thuộc NHCT Việt Nam được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp loại 1. 1.2 Sản phẩm dịch vụ và mạng lưới hoạt động của NHCT Đống Đa NHCT Đống Đa đã và đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay và bảo lãnh, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử. Khách hàng truyền thống của NHCT Đống Đa là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp cũng là những khách hàng mục tiêu của ngân hàng. NHCT Đống Đa đã khẳng định vị trí, vai trò đối với nền kinh tế thủ đô, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ - dịch vụ ngân hàng, tăng cường nguồn vốn và sử dụng vốn, đổi mới công nghệ ngân hàng. Địa bàn hoạt động chính của NHCT Đống Đa là quận Đống Đa. Với diện tích 14 km2, bao gồm 26 phường với dân số vào khoảng hơn 40 vạn dân, tập trung nhiều khu trung cư của cán bộ công nhân viên thuộc các ngành, các đơn vị kinh tế trên địa bàn Hà Nội, quận Đống Đa được coi là một trong những trung tâm kinh tế lớn của thành phố Hà Nội với nhiều nhà máy, doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty lớn với đầy đủ các thành phần kinh tế, bao gồm cả quốc doanh, liên doanh, tư nhân, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với nhiều ngành nghề. Đây là môi trường thuận lợi cho Chi nhánh huy động nguồn vốn với số lượng lớn tạo điều kiện cho việc triển khai các nghiệp vụ kinh doanh và cung cấp các dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện và đa dạng. 1.3 Cơ cấu tổ chức NHCT Đống Đa thực hiện theo mô hình tổ chức là chi nhánh cấp I của NHCT Việt Nam, gồm: Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại chi nhánh.Chi nhánh NHCT Đống Đa được tổ chức thành các phòng ban thực hiện từng nghiệp vụ cụ thể, bao gồm:, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng tài trợ thương mại Phòng thông tin điện toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng kế toán tài chính, Phòng giao dịch (gồm phòng giao dịch Kim Liên và Phòng giao dịch Cát Linh) và các Quỹ tiết kiệm. Phòng kế toán tài chính là Phòng nghiệp vụ giúp cho giám đốc nắm bắt được tình hình tài chính của toàn chi nhánh và ra các quyết định quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và của NHCT. Phòng tài trợ thương mại Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh như mua bán ngoại tệ, các hoạt động về L/C, kiều hối,...theo quy định của NHCT Việt Nam. Phòng khách hàng số 1( DNL) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Phòng khách hàng số 2 ( DN V&N ) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Phòng khách hàng cá nhân Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VNĐ & ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nuớc và hướng dẫn của NHCT, quản lý hoạt động của các quĩ tiết kiệm, điểm giao dịch. Phòng thông tin kiểm toán Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Phòng tổ chức hành chính Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh. Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nớc và cơ chế quản lý của ngành. Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Phòng giao dịch( bao gồm phòng giao dịch Kim Liên và Cát Linh) Tổ kế toán: Gồm giao dịch ngoài quầy và giao dịch trong quầy Tổ quản lý khách hàng công ty, khách hàng cá nhân. Phã gi¸m ®èc 1 Phã gi¸m ®èc 2 Phã gi¸m ®èc 3 Phã gi¸m ®èc 4 Gi¸m ®èc Phßng kh¸ch hµng 1ín Phßng KÕ to¸n Phßng TT - §T Phßng KHCN P.GD Kim Liªn P.GD C¸t Linh Phßng kho quü Phßng kh¸ch hµng 2 P.Tæng hîp - tiÕp thÞ P.Tµi trî –Th­¬ng m¹i Cho vay c¸ nh©n Huy ®éng vèn QTK 30 QTK 39 QTK 31 QTK 38 QTK 40 QTK 37 QTK 33 QTK 32 QTK 34 QTK 35 QTK 41 QTK 43 QTK 36 QTK 42 QTK 44 QTK 45 Phßng tæ chøc-hµnh chÝnh S¬ ®å s¬ cÊu tæ chøc chi nh¸nh ng©n hµng c«ng th­¬ng §èng §a 1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Đống Đa 1.4.1 Tình hình huy động vốn Bảng 1.1.Tình hình huy động vốn tại NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 2006/2005 2007 So sánh 2007/2006 Theo nguồn huy động Tiền gửi dân cư ( tỷ trọng %) 1950 57.86 2070 57.98 6.15% 0.12% 1870 47.70 -9.66% -10.28% Tiền gửi của tổ chức kinh tế ( tỷ trọng %) 1420 42.14 1500 42.02 5.63% -0.12% 2050 52.30 36.67% 10.28% Theo loại tiền VNĐ ( tỷ trọng %) 2840 84.27 2990 83.75 5.28% -0.52% 3380 86.22 13.04% 2.47% Ngoại tệ ( tỷ trọng %) 530 15.73 580 16.25 9.43% 0.52% 540 13.78 -6.90% -2.47% Theo kỳ hạn Không kỳ hạn ( tỷ trọng %) 790 23.44 901 25.24 14.05% 1.80% 851 21.71 -5.55% -3.53% Có kỳ hạn ( tỷ trọng %) 2580 76.56 2669 74.76 3.45% -1.80% 3069 78.29 14.99% 3.53% Tổng nguồn huy động 3370 3570 5.93% 3920 9.80% Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Như vậy, nhìn vào bảng 4.1 ta thấy, nguồn vốn huy động của NHCT Đống Đa liên tục tăng trong giai đoạn 2005-2007. Cụ thể, nguồn tiền huy động tăng từ 3370 tỷ VNĐ vào năm 2005 đã lên đến 3920 tỷ VNĐ vào năm 2007, tức tăng 550 tỷ VNĐ tương ứng với 16.32% Xét theo nguồn huy động. Tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động được nhưng có xu hướng giảm dần cả về tỷ trọng lẫn khối lượng. Đặc biệt năm 2007, nguồn huy động từ dân cư giảm 9.66% từ 2070 tỷ VNĐ năm 2006 xuống còn 1870 tỷ VNĐ năm 2007. Tỷ trọng nguồn huy động từ dân cư trên tổng nguồn huy động năm 2007 cũng giảm 10.28% so với năm 2006. Trong khi đó nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng về tỷ trọng và khối lượng. Năm 2006, lượng tiền huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 5.63% so với năm 2005 và đạt đến 2050 tỷ VNĐ vào năm 2007, tức là tăng 36.67% so với năm 2006. Xét theo loại tiền. Tiền VNĐ chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm từ 2840 tỷ VNĐ (ứng với 84,27%) năm 2005 lên đến 3380 tỷ VNĐ (ứng với 86,22%), tương đương với tỷ lệ tăng là 18.32%. Trong khi đó ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 1/6 trong tổng nguồn. Năm 2006 lượng ngoại tệ tăng 9.43% so với năm 2005 nhưng sau đó giảm 6.9% vào năm 2007. Xét theo kỳ hạn. Nguồn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn và tăng đều theo các năm: năm 2006 tăng 3.45% tương ứng con số tuyệt đối là 89 tỷ VNĐ; năm 2007 tăng 14.99% tương ứng con số tuyệt đối là 400 tỷ VNĐ. Nguồn tiền không kì hạn tăng không nhiều, khoảng 8.5% trong giai đoạn 2005-2007 Như vậy có thể thấy, mặc dù sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống các Ngân hàng, lãi suất huy động liên tục tăng, giá vàng, giá bất động sản biến động mạnh và tăng cao nên một phần vốn đã chảy qua kênh đầu tư này, gây nhiều khó khăn trong việc huy động vốn nhưng chi nhánh NHCT Đống Đa đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách phục vụ tạo thuận lợi, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế, đa dạng hoá các hình thức huy động như: huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang. Ngoài ra, Chi nhánh còn tích cực thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thu hút nguồn tiền gửi của các tổ chức. Chi nhánh vẫn duy trì tổ chức thu tiền tại các đơn vị như: Thu tiền tại trên 50 điểm bán lẻ của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, thu tại Chi nhánh Điện lực Đống Đa, đã tổ chức tận thu cả những ngày nghỉ thứ Bẩy và Chủ Nhật. Chính vì vậy nguồn vốn huy động đã liên tục tăng trưởng, cơ cấu tiền gửi thay đổi theo hướng tiếp cận và thích nghi nhiều hơn với điều kiện thị trường. 1.4.2 Tình hình sử dụng vốn * Hoạt động cho vay Bảng 1.2: Tình hình hoạt động cho vay tại NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05 Năm 2007 So sánh 07/06 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh số cho vay 2.280 1.900 -380 -16.67 1.780 -120 -6.32 Doanh số thu nợ 2.230 2.600 370 16.59 2.180 -420 -16.15 Dư nợ 2.200 1.600 -600 -27.27 1.200 -400 -25 Nợ quá hạn 16 25 9 56.25 60 35 140 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.73% 1.56% 0.83% 5% 3.44% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007 chưa đạt được nhiều thành tích đáng kể. Doanh số cho vay giảm mạnh. Năm 2006, doanh số cho vay giảm 16.67% so với năm 2005 và giảm 6.32% vào năm 2007. Doanh số thu nợ năm 2006 tăng 16.59% nhưng đến năm 2007 lại giảm 16.15%. Dư nợ cũng giảm mạnh, năm 2006 giảm 600 tỷ VNĐ (27.27%) so với năm 2005 và năm 2007 giảm 400 tỷ VNĐ (25%) so với năm 2006. Ngoài ra tỷ lệ NQH cũng tăng nhanh chóng đặc biệt năm 2007 tỷ lệ NQH tăng 140% so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn nằm trong ngưỡng cho phép (<5%). Nguyên nhân của tình trạng trên là do NHCT Đống Đa thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt, cho vay có trọng điểm trọng tâm, chỉ cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ cao. Ngoài ra, do sự gia tăng của các tổ chức tín dụng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thêm vào đó tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tăng vốn bằng nguồn phát hành cổ phiếu nên dư nợ vay ngân hàng giảm. Tỷ trọng cho vay xây dựng, giao thông của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong những năm trước và dư nợ khối này chủ yếu là nợ xấu chiếm 25% trong tổng dư nợ. Mặc dù được phép cho vay các đơn vị có nợ xấu nhưng có dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng do sự chậm chễ của Bộ giao thông vận tải trong việc giải quyết các vấn đề về bù trượt giá công trình, thanh quyết toán chậm cho các đơn vị xây dựng nên chi nhánh không thể cho vay thêm. Bên cạnh đó ngân hàng chưa có bước đột phá về cải tiến quy trình tín dụng, công tác giám sát và thu nợ vẫn còn nhiều bất cập do đó dẫn đến tình trạng NQH tăng nhanh trong thời gian 2005-2007. * Hoạt động thanh toán ngoại tệ và tài trợ thương mại Bảng 1.3: Hoạt động tài trợ thương mại Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 06/05 2007 So sánh 07/06 Ngoại tệ Mua vào 48980 46933 -4.18% 45300 -3.48% Bán ra 49640 47641 -4.03% 46100 -3.23% Thanh toán quốc tế L/C nhập 42000 42258 0.61% 43190 2.21% L/C xuất 1400 1420 1.43% 1500 5.63%  Chi kiều hối 1750 1745 -0.29% 1810 3.72% Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Ta thấy việc mua bán ngoại tệ của NHCT Đống Đa trong giai đoạn 2005-2007 giảm nhưng vẫn đảm bảo có lãi. Trong giai đoạn này, ngoại tệ mua vào giảm 3680 tỷ VNĐ (7.15%), ngoại tệ bán ra cũng giảm 3540 tỷ VNĐ (7.13%). Hoạt động thanh toán quốc tế tăng dần qua các năm. L/C nhập tăng 1190 tỷ VNĐ (2.83%), L/C xuất tăng 100 tỷ VNĐ (7.14%), chi kiều hối tăng 60 tỷ VNĐ (3.43%). Trong những năm qua, NHCT Việt Nam chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch... và cũng đã ký hợp đồng chuyển tiền kiều hối với một số ngân hàng như US Bank...do đó doanh số chi trả kiều hối ngày càng tăng. Cùng với hoạt động thanh toán quốc tế nói trên, trong những năm gần đây, Chi nhánh NHCT Đống Đa cũng phát triển thêm một số dịch vụ mới như chi trả kiều hối theo dịch vụ Western Union, thanh toán thẻ quốc tế, thanh toán séc du lịch. Phí thu được từ dịch vụ Western Union rất cao nên Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến dịch vụ này. Nhận thức được vấn đề này, Chi nhánh đã triển khai một số điểm chi trả tại một số điểm giao dịch nhưng do còn chậm trễ trong thủ tục hành chính nên đến đầu năm 2007 các điểm chi trả này mới đi vào hoạt động. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối mang lại lợi ích đáng kể cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong năm 2006, Chi nhánh đã thực hiện được trên 250 món với tổng số tiền gần 2 triệu USD. Bên cạnh nguồn phí thu được, hoạt động này còn đáp ứng phần nào nhu cầu ngoại tệ của các khách hàng nhập khẩu vì không phải khách hàng nào cũng có nhu cầu ngoại tệ, họ có thể bán lại cho ngân hàng để lấy VND hoặc gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Trong khi các dịch vụ trên có sự phát triển thì dịch vụ thanh toán séc du lịch và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế còn rất hạn chế. Điều này cũng dễ lý giải vì địa bàn hoạt động của Chi nhánh rất ít khách du lịch qua lại và hiện nay Chi nhánh mới có một cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ đó là Khách sạn Kim Liên. Như vậy trong thời gian qua NHCT Đống Đa đã chú trọng hơn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại và các hoạt động thanh toán khác như chi trả kiều hối. Những hoạt động này đã làm tăng doanh thu cho ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng có thể mở rộng, củng cố vị trí với khách hàng của mình bằng việc đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. 1.4.3 Các dịch vụ ngân hàng khác * Dịch vụ bảo lãnh Trong nền kinh tế thị trường và trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động, các hoạt động thương mại dịch vụ, thanh toán sau, mua bán chịu ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do đó, dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng ngày trở thành nghiệp vụ chính. Tuy nhiên Chi nhánh mới chỉ cung cấp các dịch vụ bảo lãnh thông thường như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán. Trong đó bảo lãnh dự thầu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số món bảo lãnh phát hành. Khách hàng chủ yếu của các dịch vụ bảo lãnh là các DNNN. Các doanh nghiệp khác vẫn chưa tiếp cận nhiều và hưởng lợi ích từ dịch vụ này. Bảng 1.4: Tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng trưởng 06/05 Năm 2007 Tăng trưởng 20/06 1. Doanh số bảo lãnh Số món 512 689 34.57% 940 36% Số tiền 127.800 140.538 9.97% 279.000 98% 2. Phí bảo lãnh 1.452 1.863 16.89% 2.100 12% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007 Qua số liệu bảng trên ta thấy hoạt động dịch vụ bảo lãnh có sự tăng trưởng mạnh cả về số lượng và giá trị bảo lãnh. Cụ thể năm 2006 tổng số phí thu được là 1.863 triệu đồng tăng 16,89% so với năm 2005. Năm 2007 phí bảo lãnh thu được 2.100 triệu đồng tăng 12% so với năm 2006. Chi nhánh đã xây dựng quy chế cụ thể về việc thực hiện hoạt động bảo lãnh. Các món bảo lãnh (đặc biệt là đối với những khách hàng mới) đều phải có hình thức đảm bảo, thường là ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định trên số tiền bảo lãnh và tỷ lệ này được áp dụng một cách linh hoạt đối với từng doanh nghiệp tuỳ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp, số tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh và hình thức bảo lãnh,...Với việc tuân thủ nghiêm túc quy chế bảo lãnh và linh động trong quá trình thực hiện dịch vụ này đã góp phần làm tăng nguồn thu phí dịch vụ cho Chi nhánh. * Dịch vụ thu hộ chi hộ Đây là loại hình dịch vụ có tiềm năng ở Chi nhánh NHCT Đống Đa. Dịch vụ được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng thoả thuận ký giữa ngân hàng với khách hàng. Ngân hàng sẽ đứng ra thay mặt cho khách hàng thực hiện giao dịch thu hộ, chi hộ. Hiện nay Chi nhánh thực hiện dịch vụ này chủ yếu là thu hộ tiền điện, điện thoại, nước, vệ sinh... Với việc triển khai dịch vụ này cũng đã mang lại cho Chi nhánh nguồn thu đáng kể và cần tiếp tục phát triển dịch vụ tiềm năng này. * Dịch vụ ngân quỹ Hoạt động chủ yếu của dịch vụ này là Chi nhánh cử cán bộ đến thu tiền mặt trực tiếp tại các đơn vị. NHCT Đống Đa đã ký hợp đồng với các xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và điện lực. Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện các dịch vụ như thu đổi tiền rách nát không đủ tiêu chuẩn lưu thông, dịch vụ kiểm đếm tiền mặt cho đơn vị...Tuy nhiên, kết quả của hoạt động này còn hạn chế. Tổng số phí thu được từ hoạt động này đạt 38 triệu đồng (năm 2006) * Dịch vụ thanh toán thẻ Dịch vụ ATM của Chi nhánh NHCT Đống Đa đựoc thực hiện gắn liền với dự án hiện đại hoá ngân hàng. Đối với sản phẩm, Ban lãnh đạo Chi nhánh rất quan tâm. Dưới đây là kết quả hoạt động dịch vụ thẻ của Chi nhánh. Bảng 1.5: Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05 Năm 2007 So sánh 07/06 Số thẻ phát hành 1.744 5.092 191% 9.038 177% Số dư nợ (triệu đồng) 3.811 15.450 305% 27.000 174% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007 Bảng trên cho thấy sự tăng trưởng phát hành thẻ và số dư tài khoản thẻ tại Chi nhánh. Đạt được kết quả đó là do Chi nhánh đã nỗ lực, mở rộng các đối tượng khách hàng từ cán bộ công nhân viên tại các đơn vị, các doanh nghiệp có quan hệ với giao dịch với Chi nhánh hoặc đóng trên địa bàn quận Đống Đa đến sinh viên các trường đại học. Đến nay Chi nhánh đã cung ứng dịch vụ trả lương qua thẻ ATM của trên 80 doanh nghiệp và các đơn vị trả lương qua ngân sách. Cùng với việc phát triển khách hàng sử dụng thẻ, Chi nhánh cũng đầu tư và lắp đạt máy ATM. Đến năm 2007, Chi nhánh đã có 9 máy ATM được đặt tại Chi nhánh, 2 phòng giao dịch, 2 điểm giao dịch và một số vị trí có đông khách qua lại. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng nhận thấy rằng sự phát triển của dịch vụ thẻ vẫn chưa tương xứng với một ngân hàng có mạng lưới rộng như NHCT Đống Đa và đây là một lĩnh vực cần mở rộng và phát triển trong thời gian tới. * Dịch vụ Internet - banking Dịch vụ này cho phép khách hàng có thể tự tra cứu tài khoản của mình qua Internet mà không cần phải đến ngân hàng. Tuy dịch vụ này đã triển khai khá lâu song tiến độ rất chậm. Đến năm 2007 mặc dù có tổng số 5.135 khách hàng có tài khoản giao dịch tại ngân hàng nhưng số khách đăng kí dịch vụ Internet - banking chỉ có 97 khách hàng. Nguyên nhân chính ở đây là do khách hàng vẫn chưa biết đến dịch vụ này của Chi nhánh. Ngoài ra, một lý do khác là do chất lượng dịch vụ chưa cao, thời gian thực hiện dịch vụ lâu, thông tin cung cấp cho khách hàng chưa nhiều. Đây là những hạn chế lớn cần nhanh chóng khắc phục để dịch vụ này phát triển. 1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 1.6 : Kết quả kinh doanh Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 2006/2005 2007 So sánh 2007/2006 Tổng doanh thu 270 295 9.26% 408 38.31% Lãi tiền gửi (Tỷ trọng %) 60 22.22 85 28.81 41.67% 227 55.64 167.1% Lãi tiền vay (Tỷ trọng %) 200 74.07 195 66.10 -2.5% 170 41.67 -12.82% Lãi khác (Tỷ trọng %) 10 3.71 15 5.09 50% 11 2.69 -26.67% Tổng chi phí 200 259 29.5% 298 15.06% Lãi tiền gửi (Tỷ trọng %) 50 25 60 23.17 10% 221 74.16 268.3% Lãi tiền vay (Tỷ trọng %) 100 50 129 49.81 29% 0 0 -100% Chi khác (Tỷ trọng %) 50 25 70 27.02 40% 77 25.84 10% Lợi nhuận 70 36 -48.57% 110 205.6% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Khắc phục những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHCT Đống Đa hoạt động có hiệu quả liên tục trong các năm 2005 – 2007. Tuy nhiên năm 2006, lợi nhuận giảm 34 tỷ VNĐ (48.57%) là do tốc độ tăng của chi phí lớn hơn nhiều tốc độ tăng của doanh thu. Sang năm 2007, lợi nhuận của ngân hàng tăng đột biến 74 tỷ VNĐ (205.6%) so với năm 2006. Có được kết quả này là do doanh thu đã tăng lên nhanh chóng. Trong đó thu nhập từ lãi tiền gửi tăng nhiều nhất 142 tỷ VNĐ (167.1%) so với năm 2006. Về mặt chi phí, chi phí trả lãi tiền gửi tăng nhiều nhất 161 tỷ VNĐ (268.3%) so với năm 2006 nhưng chi phí trả lãi tiền vay giảm 100% do ngân hàng không vay thêm tiền. Nhìn chung, từ năm 2005-2007, lợi nhuận của NHCT Đống Đa tăng 4 tỷ VNĐ tương ứng với 5.71%. Con số trên thể hiện sự nỗ lực cố gắng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên toàn ngân hàng phấn đấu đạt chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra. Chương II: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại NHCT Đống Đa 2.1 Những kết quả đạt được Có thể nói, trong giai đoạn 2005-2007, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tạo ra lợi nhuận. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã chủ động đối phó với diễn biến của thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Một số dịch vụ đã đạt tốc độ tăng trưởng khá như dịch vụ huy động vốn, dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thu hộ chi hộ, phát hành thẻ, do vậy nguồn thu từ dịch vụ cũng tăng lên. Chất lượng dịch vụ cũng ngày càng được cải thiện và đa dạng hoá hơn. Hệ thống INCAS do các chuyên gia Malaysia triển khai đã giúp cho việc thanh toán được thực hiện một cách nhanh chóng. NHCT Đống Đa còn thực hiện thanh toán song biên với hai hệ thống ngân hàng lớn là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng đầu tư và phát triển. Các khách hàng sử dụng thẻ có thể thanh toán tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước ngoài các dịch vụ thông thường là rút tiền, chuyển khoản. Công tác Marketing được tăng cường nhằm phát triển dịch vụ với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Chi nhánh đã thực hiện các chương trình khuyến mãi, miễn phí sử dụng thẻ ATM cho các sinh viên và các đối tương hưởng lương từ NSNN trên địa bàn quận. Đối với dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union và dịch vụ kiều hối, để thu hút khách hàng chi nhánh thực hiện chương trình tặng quà khuyến mãi. Khách hàng đến nhận tiền, ngoài quà tặng còn được cộng điểm và nhận quà theo thang điểm. Giá cả dịch vụ cũng được áp dụng một cách linh hoạt. Chẳng hạn như đối với những Tổng công ty lớn có quan hệ lâu dài với ngân hàng thì đối với những món thanh toán trong cùng hệ thống thì khách hàng được miễn phí. Đối với dịch vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế,các doanh nghiệp có uy tín có doanh số hoạt động lớn, có tài khoản tiền gửi lớn có thể miễn ký quỹ cho việc bảo lãnh thanh toán hoặc mở L/C... NHCT Đống Đa không cho vay tràn lan mà cho vay có trọng điểm trọng tâm. Ngân hàng chú trọng hơn đến chất lượng của các khoản vay, thực hiện chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ cho vay đối với những khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi. Hiện nay, NHCT Đống Đa tuân thủ theo hướng dẫn nghiệp vụ trong sổ tay tín dụng của NHCT Việt Namđể thực hiện, theo dõi, giám sát các khoản tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng tiến hành phân loại nợ theo quyết định 493 của NHNN và công văn 4242 của NHCT Việt Nam. Tỷ lệ NQH của ngân hàng nằm trong mức cho phép. Công tác thu nợ đã được cải tiến do đó doanh số thu nợ đã tăng trong năm 20006. Năm 2007, doanh số thu nợ có giảm nhưng với tốc độ nhỏ hơn doanh số cho vay và dư nợ. Điều này đã phản ánh công tác thu nợ tại ngân hàng đã được tiến hành một cách tích cực hơn. Tuy đã có những kết quả tích cực nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế 2.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.2.1 Hạn chế Danh mục các dịch vụ cung ứng còn nghèo nàn, quy mô cung cấp còn nhỏ bé. Huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi. Các dịch vụ tiền gửi, tiền vay áp dụng từ nhiều năm nay như tiết kiệm không kì hạn, tiết kiệm có kì hạn rút lãi cuối kì...nhưng chưa có sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu tài chính ngày càng tăng của tầng lớp nhân dân như tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm du học...Các sản phẩm tín dụng còn đơn điệu thiếu tính liên kết với nhau và với các sản phẩm dịch vụ khác để tạo ra các sản phẩm chọn gói chứa nhiều giá trị gia tăng. Chi nhánh chưa thực hiện các phương thức cho vay: tín dụng thấu chi, cho vay ứng trước tiền trên tài khoản vãng lai, bao thanh toán. Các sản phẩm tiền vay cá nhân mới gần đây như vay du học, vay trả góp mua nhà, mua bất động sản ít được thực hiện mặc dù nhu cầu này ngày càng tăng trong xã hội. Số lượng tài khoản cá nhân mới tăng nhưng còn nhiều tài khoản không có số dư hoặc số dư ít. Đối với dịch vụ mua bán ngoại tệ, chi nhánh mới chỉ thực hiện các hình thức mua bán giao ngay và mua bán kỳ hạn còn các nghiệp vụ phái sinh như giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn vẫn chưa được triển khai. Một số dịch vụ phục vụ cho các tầng lớp khách hàng có thu nhập cao như bảo quản tài sản, cho thuê két sắt, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, quản lý tài sản ... cũng chưa được thực hiện tại chi nhánh. Chất lượng dịch vụ chưa cao đặc biệt các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Dịch vụ Internet Banking mới chỉ dùng lại chủ yếu ở mức truy vấn thông tin, chưa cho phép thực hiện thanh toán . Dịch vụ thanh toán qua thẻ đôi lúc đôi chỗ không thực hiện được do lỗi đường truyền khiến các giao dịch chậm và sai lệch giao dịch của khách hàng gây tổn thất cho cả ngân hàng và khách hàng. Tình hình hoạt động cho vay giảm sút. Các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều giảm. Điều này chứng tỏ ngân hàng chưa tìm được hướng đi mới, chưa mở rộng được đối tượng cho vay. Ngoài ra, NQH cũng tăng đáng kể cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đây là hậu quả của việc không thực hiện đúng thủ tục, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, công tác thẩm định tín dụng, phân tích thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư chưa tốt dẫn đến việc cho vay những khách hàng không có khả năng trả nợ. Trong thời gian qua, các sản phẩm của ngân hàng mang tính đại trà cho tất cả các khách hàng, không có sự phân biệt tới từng nhóm đối tượng khách hàng. Công tác Marketing cũng chỉ chú trọng tới các công cụ quảng cáo khuyếch trương chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng do vậy hình ảnh của ngân hàng còn mờ nhạt, nhiều sản phẩm chưa tiếp cận đến khách hàng. Với bề dày truyền thống và mạng lưới hoạt động tương đối rộng gồm 2 phòng giao dịch và 15 quỹ tiết kiệm, kết quả hoạt động trong thời gian qua là chưa tương xứng với tiềm năng của NHCT Đống Đa. Những hạn chế trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Sau đây là một vài nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của NHCT Đống Đa. 2.2.2 Nguyên nhân Thứ nhất, chi nhánh chưa có chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng dài hạn. Chi nhánh NHCT Đống Đa trực thuộc NHCT Việt Nam do đó hoạt động kinh doanh của chi nhánh chủ yếu căn cứ vào chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam. Chi nhánh không thể đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới mà không thông qua NHCT Việt Nam. Kế hoạch hoạt động của chi nhánh thường chỉ định hướng từng năm một dựa trên chỉ tiêu mà NHCT Việt Nam giao dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thụ động và chung chung. Thứ hai, từ phía dân cư. Do tâm lý và thói quen tiêu dùng tiền mặt, e ngại khi tiếp xúc các thủ tục của ngân hàng nên bộ phận không nhỏ dân cư cất trữ tiền tại nhà mà không sử dụng bất kì các dịch vụ nào của ngân hàng như gửi tiền tiết kiệm, sử dụng thẻ ... Điều này hạn chế tiền huy động trong dân cư. Thứ ba, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ còn thấp, chưa đồng đều và chưa chuyên nghiệp. Trong những năm qua, nhiều cán bộ được cử đi học cao học, nhiều chương trình bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho CBTD, nhiều chương trình đào tạo cho cán bộ trẻ mới được tổ chức. Tuy nhiên chất lượng cán bộ vẫn còn hạn chế: kiến thức pháp luật, khả năng phân tích khách hàng, khả năng dự báo thị trường trong khi đó thị trường sản xuất hiện nay có nhiều biến động, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của hoạt động cho vay. Số cán bộ biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn rất ít. Một số cán bộ có thâm niên và kinh nghiệm công tác nhưng do ảnh hưởng cách làm việc cũ từ thời bao cấp để lại có tâm lý ngại tiếp cận với cái mới, ngại thay đổi. Điều này ảnh hưởng đến việc triển khai các dịch vụ ngân hàng mới. Thứ tư, công tác Marketing chưa thật sự hiệu quả. Hoạt động của phòng tổng hợp và tiếp thị chưa phát huy được hết vai trò và chức năng của mình. Chi nhánh chưa đưa ra được chính sách Marketing phù hợp với từng đối tượng khách hàng do vậy chưa hấp dẫn, thu hút khách hàng gửi tiền và vay tiền . Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Đặc biệt trong lĩnh vực thẻ, nếu xảy ra tình trạng nghẽn mạch, hỏng máy, mất điện sẽ làm sai lệch và kéo dài thời gian giao dịch của khách hàng. Như vậy, ngân hàng sẽ bị giảm uy tín và mất khách hàng. Để nâng cao sức cạnh tranh của NHCT Đống Đa cần phải có một chiến lược tổng thể và sự đồng thuận của toàn thể cán bộ công nhân viên NHCT Đống Đa. Sau đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa những thành quả tốt đẹp đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị 3.1 Một số giải pháp _ Đa dạng hoá các hình thức và đổi mới phương thức huy động vốn Để làm được điều này, ngân hàng cần phải xác định nhóm khách hàng mực tiêu của mình rồi từ đó tạo ra các hình thức huy động vốn phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu này. Hiện nay, Chi nhánh chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu thị trường mà chỉ dựa vào kinh nghiệm. Khách hàng đến giửu tiền tại ngân hàng chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội là đối tượng có thể cung cấp cho ngân hàng những nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng đòi hỏi tính thanh khoản cao, ưu đãi về lãi suất. Ngân hàng cần mở rộng quan hệ với cá tổ chức này để thu hút thêm nguồn tiền nhàn rỗi. Khách hàng cá nhân có 2 nhóm: nhóm có thu nhập cao có tích luỹ và nhóm có thu nhập thấp và chưa có tích luỹ. Nhóm có thu nhập cao có tích luỹ tập trung chủ yếu vào các chủ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh làm ăn có hiệu quả, các cán bộ nhân viên làm việc trong các ngành có thu nhập cao, các gia đình có nguồn trợ cấp từ nước ngoài. Đặc điểm của nhóm khách này là họ có nhu cầu tiền gửi và đầu tư lâu dài, thường xuyên, ổn định, có thể chấp nhận rủi ro để hưởng lãi suất cao. Do đó, sản phẩm tiền gửi phù hợp với họ là tiền gửi tiết kiệm dài hạn, kỳ phiếu, trái phiếu. Ngân hàng cần có biện pháp kích thích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Bởi đây cũng là đối tượng thu hút của đối thủ cạnh tranh trên thị trường như các NHTM khác trên địa bàn, các ngân hàng cổ phần, các công ty bảo hiểm...Nhóm có thu nhập chưa cao và chưa có tích luỹ dài hạn chủ yếu tập trung vào đối tượng công nhân, người làm công có mức lương không cao nhưng ổn định, những cán bộ về hưu. Đặc điểm của nhóm này là thu nhập ổn định, gửi tiền vì mục đích an toàn, giao dịch và các tiện ích khác của ngân hàng. Sản phẩm huy động vốn thích hợp đối với nhóm khách hàng này là tài khoản tiền gửi cá nhân dùng để thanh toán tiền lương hoặc sử dụng các tiện ích khác như ATM, thanh toán tiền điện nước, điện thoại qua ngân hàng. Ngoài ra các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc ngắn hạn cũng thích hợp với đối tượng này. Ngân hàng cần phải cải tiến quy trình nghiệp vụ, cải tiến thủ tục sao cho vừa đơn giản vừa đảm bảo yếu tố pháp lý, an toàn cho ngân hàng và thuận tiện cho khách hàng. NHCT Đống Đa cũng cần phải mở rộng các loại hình dịch vụ khác có liên quan như dich vụ thu trả tiền tại nhà, thu tiền qua hệ thống, qua tài khoản để thu hút khách hàng bởi với lãi suất huy động như nhau, nếu ngân hàng nào mạng lại nhiều tiện ích cho khách hàng với mức phí hợp lý thì khách hàng tất yếu sẽ gửi tiền tại ngân hàng đó. NHCT Đống Đa cần mở rộng mạng lưới giao dịch đến tận cơ sở, tổ chức chăm sóc khách hàng, tăng cường công tác tiếp thị, có chính sách ưu đãi khuyến khích bằng vật chất đối với người gửi tiền. Đây là vũ khí rất hiệu quả trong bối cảnh môi trường cạnh tranh khá phức tạo hiện nay giữa các NHTM. Trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ đang thực hiện theo hướng thắt chặt, nguồn vốn khan hiếm, các NHTM đua nhau tăng lãi suất. Do vậy, Chi nhánh nên nghiên cứu đưa ra nhièu hình thức huy động vốn mới như hình thức tiết kiệm linh hoạt, khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng khi có nhu cầu rút tiền thì vẫn được hưởng lãi suất ứng với lãi suất tiết kiệm có thời gian gần nhất. Nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn rẻ nhất trong số các nguồn huy động do đó Chi nhánh cũng cần chú trọng khai thác nguồn này. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần nâng cao trình độ, thái độ, tác phong làm việc của đội ngũ nhân viên ngân hàng. _Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho vay và đầu tư Để mở rộng và nâng cao hiểu quả sử dụng các tài sản Có, đặc bịêt là các hoạt động cho vay và đầu tư, NHCT Đống Đa cần lựa chọn khách hàng chiến lược. Chi nhánh có thể chọn những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành chủ lực của nền kinh tế, các DNNN sau khi được sắp xếp lại đồng thời chú trọng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các thành phần kinh tế có đủ điều kiện. Việc phân loại khách hàng, thu tập thông tin của khách hàng, theo dõi chặt chẽ khách hàng giúp Chi nhánh có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng với khả năng tốt nhất, ngăn chặn sự cạnh tranh lôi kéo của các NHTM khác. Chính sách cho vay được xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc chung như: Tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Trách nhiệm của từng cá nhân trong quy trình tín dụng phải được phân định rõ ràng. CBTD, cán bộ thẩm định, lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm được giao. Mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về những sai xót chủ quan của bản thân mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, nhiệm vụ được giao. Nguời thẩm định phải độc lập với người ra quyết định cấp tín dụng để đảm bảo khách quan, giảm thiểu rủi ro. Thực hiện cho vay theo nguyên tắc thương mại và thị trường nghĩa là hoạt động tín dụng phải nguyên tắc lấy thu đủ bù chi, trích lập dự phòng rủi ro và có lãi. Mặt khác, chính sách cho vay cần đảm bảo thực hiện một số nguyên tắc khác như: chọn lọc khách hàng, áp dụng chế độ lãi suất linh hoạt, tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của NHCT Việt Nam. Chi nhánh cần xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro ngành, khu vực để định hướng đầu tư. NHCT Đống Đa cũng cần phải quy hoạch đào tạo đội ngũ CBTD đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Quy trình cho vay cũng cần phải được xem xét nhằm khuyến khích khách hàng vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng: không nới lỏng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, không tiếp tục cho vay đối với các doanh nghiệp có nợ xấu, hạn chế cho vay, bảo lãnh không có đảm bảo bằng tài sản, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, thẩm định tín dụng. Thẩm định là một khâu quan trọng trong hoạt động cho vay, quyết định hiệu quả của các khoản cho vay, hạn chế NQH và rủi ro mất vốn của ngân hàng. CBTD cần linh hoạt trong quá trình thực hiện quy trình thẩm định nhằm phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn, cũng như đặc điểm đặc thù của từng ngành, lĩnh vực hay của từng khách hàng. Tuy nhiên việc áp dụng linh hoạt này phải quán triệt tuân thủ đầy đủ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các vấn đề mấu chốt, tránh tính trạng tuỳ tiện, sơ sài đảm bảo nâng cao chất lượng thẩm định, nâng cao hiệu quả cho vay. Thực hiện cho vay đầu tư phải phù hợp với cơ cấu vốn huy động và khả năng chuyển hoá kỳ hạn. _Tăng cường các dịch vụ hiện có như dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh Để thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, NHCT Đống Đa cần mở rộng mạng lưới chi nhánh, mở thêm các phòng giao dịch với mô hình gọn nhẹ, đẩy mạnh công tác quảng bá và tiếp thị, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân, tuyên truyền vận động quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác về những tiện lợi của việc sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, việc mở tài khoản nhân. Ngoài ra, NHCT Đống Đa cũng cần tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm, phong cách giao tiếp, thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh cần mở rộng mạng lưới thu đổi ngoại tệ, tập trung các nguồn ngoại tệ của khách hàng trong nước đặc biệt là các đơn vị xuất khẩu nhằm kiểm soát và đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp như chuyển tiền đi công tác, chuyển tiền cho người nhà ở nước ngoài, thanh toán tiền hàng nhập khẩu, tài trợ thương mại. Chi nhánh phải phối hợp chặt chẽ với NHCT Việt Nam đào tạo nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là các sản phẩm phái sinh như các giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn, hoán đổi lãi suất. Mở rộng hơn nữa hoạt động bảo lãnh đối với các khách hàng là các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân theo hướng nhìn nhận hiệu quả của việc bảo lãnh, tăng cường thẩm định các dự án từ lúc tiền khả thi, xác định rõ nguồn vốn có khả năng thu hồi, đánh giá rủi ro để linh hoạt hơn trong vấn đề tài sản đảm bảo khi cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng. Để có thêm thu nhập từ hoạt động dịch vụ, nâng cao tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập ròng cũng như để thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng thì cần phải đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các dịch vụ mới mà NHCT Đống Đa có thể triển khai như dịch vụ môi giới (môi giới đầu tư, mô giới mua bán hàng hoá, môi giới tiền tệ). Ngân hàng là tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính do đó ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Để thực hiện tốt cần phối hợp với các trung tâm thông tin để có nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho khách hàng. Chi nhánh có thể tận dụng mạng máy tính và đội ngũ nhân viên thành thạo nghiệp vụ của mình để cung cấp cho các doanh nghiệp một loạt các dịch vụ kế toán như hạch toán sổ sách, cung cấp dữ liệu. Sử dụng dịch vụ này của ngân hàng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí và giảm thiểu bộ phận lao động tiền lương, kế toán ở doanh nghiệp. Cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán, những nhu cầu về tài chính mới cũng nảy sinh, NHCT Đống Đa có thể triển khai các dịch vụ như cho vay mua chứng khoán, cho vay mua cổ phần, cho vay tạm ứng bán chứng khoán. Ngoài ra, các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng cần phải được quan tâm phát triển để bắt kịp với sự phát triển của thế giới và khu vực. Điều này không chỉ giúp ngân hàng có thêm thu nhập mà còn tăng cường vị thế của mình trong lòng khách hàng và trên thị trường. Như vậy để có thể nâng cao tính cạnh tranh trong thời gian tới, NHCT Đống Đa cần phải làm nhiều hơn nữa. Đầu tiên, ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện cụ thể gắn liền với chiến lược kinh doanh dài hạn, tăng cường công tác Marketing nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh nổi bật của ngân hàng với các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng, phát triển mạng lưới phân phối. Thêm vào đó tập trung phát triển nguồn nhân lực là hết sức cần thiết, tăng cường bồi dưỡng đào tạo thế hệ trẻ, thu hút nhân tài để tạo ra đội ngũ nhân viên nòng cốt cho ngân hàng vừa tinh thông chuyên môn nghiệp vụ vừa có phẩm chất đạo đức tốt. NHCT Đống Đa cũng cần phải nâng cao ứng dụng cộng nghệ thông tin trong các dịch vụ ngân hàng vì đây có thể là vũ khí sắc bén giúp ngân hàng giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động, phân phối và tạo cơ hội thâm nhập thị trường mới một cách nhanh chóng, hiệu quả cũng như tăng cường mối quan hệ với những khách hàng hiện có. 3.2 Một số kiến nghị _Đối với Chính Phủ Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định, phù hợp với các thông lệ quốc tế cho các hoạt động ngân hàng. Cụ thể như sửa đổi và hoàn thiện hệ thống luật các TCTD theo hướng làm rõ và mở rộng phạm vi điều chỉnh của các TCTD, loại bỏ các điều khoản mang tính phân biệt đối xử, mở rộng các loại hình dịch vụ mà tổ chức tín dụng được cung cấp. Hoạt động thẻ đang bùng nổ trong giai đoạn hiện nay do đó Chính phủ cần phải có các quy định liên quan trực tiếp đến vấn đề này để làm cơ sở xử lý khi có tranh chấp, rủi ro xảy ra như các hành vi gian lận, làm và tiêu thụ thẻ giả. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có quy định về việc lưu giữ và tiếp cận các thông tin liên quan đến dịch vụ ngân hàng, các hành vi bất hợp pháp có liên quan đến các phương tiện điện tử hoặc trên mạng. Nhà nước cũng cần có chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet để tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện phát triển dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Mặt bằng công nghệ của Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, vì vậy chính phủ cũng cần chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ, tăng cưòng chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và làm chủ được công nghệ. Bên cạnh đó phải có chiến lược đào tạo những chuyên gia kỹ thuật giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cải thiện môi trường kinh tế xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ cần phải tăng cường. Chính phủ cần phải tạo môi trường ổn định, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các ngân hàng, từng bước dỡ bỏ những quy định mang tính bảo hộ đối với các ngân hàng trong nước và mở cửa đối với các ngân hàng nước ngoài theo cam kết hội nhập nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng cạnh tranh bình đẳng hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung. _Đối với NHNN NHNN phải thể hiện được vai trò là người đi đầu, định hướng, dẫn dắt sự phát triển của toàn hệ thống. Do vậy, NHNN cần có những biện pháp và cách làm cụ thể, đúng đắn, kịp thời. Trên cơ sở các Bộ luật của Nhà nước, NHNN cần nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật để hướng dẫn các NHTM thực hiện vừa không trái pháp luật vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động trong xu thế hội nhập quốc tế. NHNN cũng cần tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế với các đơn vị tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng trên thế giới. Từ đây chúng ta có thể tận dụng nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm cho các cán bộ ngân hàng. NHNN cũng cần tăng cường vai trò là đầu mối trung gian, nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng cũng như phát triển công nghệ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và các công cụ thanh toán tiện ích khác. Nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội ngân hàng. Thống nhất giữa các thành viên trong hiệp hội để khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hợp tác trong việc sử dụng vốn như cho vay hợp vốn đối với các dự án siêu lớn cần nguồn vốn của nhiều ngân hàng hợp thành, hỗ trợ trong việc thanh toán trong nước và quốc tế, hỗ trợ trong việc đào tạo nghiệp vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng. Hiệp hội ngân hàng liên kết các thành viên trên cơ sở các bên cùng có lợi. _Đối với NHCT Việt Nam NHCT Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tổng thể và đồng bộ trong dài hạn trên cơ sở nghiên cứu môi trường kinh doanh, xu hướng phát triển hệ thống ngân hàng hiện này và thị trường kinh tế trong nước khu vực, thế giới cùng với bản thân nội lực của ngân hàng và nằm trong chiến lược của Chính phủ, NHNN. NHCT Việt Nam cũng mở rộng quyền tự chủ cho các chi nhánh trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ của mình theo hướng phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường. Thêm vào đó, NHCT Việt Nam cũng cần xây dựng quy trình nhiệp vụ theo hướng đơn giản, thuận tiện rút gắn thời gian giao dịch, khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời cho ngân hàng. NHCT Việt Nam tiếp tục triển khai giai đoạn II trong chiến lược hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Muốn vậy NHCT Việt Nam cần phải tăng quy mô vốn tự có để có điều kiện vững chắc đầu tư công nghệ thông tin hiện đại. Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức đang ở phía trước nhưng với định hướng đứng đắn của lãnh đạo Chi nhánh cùng với quyết tâm, nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh, chắc chắn NHCT Đống Đa sẽ đạt được nhiều thành tích cao trong tương lai. KẾT LUẬN Như vậy, báo cáo tổng hợp đã khái quát được toàn bộ quá trình hoạt động của Chi nhánh NHCT Đống Đa từ lịch sử hình thành, quá trình phát triển đến bộ máy tổ chức như hiện nay cùng với những sản phẩm dịch vụ và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh NHCT Đống Đa. Báo cáo tổng hợp cũng phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2005-2007, chỉ rõ những thành công cũng như những hạn chế cần khắc phục đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên. Trên cơ sở những kiến thức đã được học và thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHCT Đống Đa, báo cáo tổng hợp đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy những thành quả đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên một số giải pháp và kiến nghị đưa ra chưa được hoàn hảo, em rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo và các bạn để bản báo cáo được hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37236.doc
Tài liệu liên quan