Đề tài Hiểu thêm về sứ thần Đại Việt thời Lý - Trần - Lê

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Giới thiệu về đề tài 1 1.2. Bố cục niên luận 1 NHẬN XÉT CHUNG 3 1. Tìm hiểu về tiểu sử của một số sứ thần Việt Nam tiêu biểu 3 2. Mục đích đi sứ của các sứ thần 6 3. Các lễ vật cống sính 8 4. Quan hệ ngoại giao Đại Việt thời Lý – Trần – Lê 10 KẾT LUẬN 13 PHẦN NỘI DUNG 14 2.1. NHÀ LÝ 14 2.2. NHÀ TRẦN 16 2.3. NHÀ LÊ 20 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu về đề tài Ngoại giao là một vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi một quốc gia, ngay từ buổi đầu dựng n¬ước vấn đề đối ngoại đã đ¬ược ông cha ta quan tâm đặc biệt. Mục đích của chính sách đối ngoại này là duy trì độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, chính vì vậy trong các bộ sử x¬a các nhà sử học đã giành rất nhiều trang viết để ghi lại những sự kiện ấy. Trong những trang viết về ngoại giao đó chúng ta thấy nổi lên vai trò vô cùng to lớn của các sứ thần, họ là những ng¬ời đại diện cho một quốc gia, quyết định vận mệnh của một đất nước, một triều đại, là cầu nối giữa n¬ứơc ta với các n¬ước khác. Bởi vậy mà cũng có rất nhiều nhà sử gia đã thống kê về sứ thần Việt Nam qua các triều đại nh¬ư: - Tác giả Phan Huy Chú: Lịch triều hiến ch¬ương loại chí, tập 3. - Tác giả Lê Tắc: An Nam chí lược Với thời gian và trình độ có hạn, ở đây người viết giới hạn lại trong việc thống kê các sứ thần Đại Việt thời Lý - Trần - Lê trên cơ sở bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Mục đích của em khi nghiên cứu đề tài này là hiểu thêm về sứ thần Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, qua đó cũng hiểu thêm về quan hệ ngoại giao của các triều đại ấy, và bước đầu rút ra một vài nhận xét. Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Đặng Thị Thuỳ Hiên đã tận tình giúp đỡ em, tạo điều kiện và h¬ướng dẫn em hoàn thành đề tài này. 1.2. Bố cục niên luận 1. Phần mở đầu 1.1. Giới thiệu đề tài. 1.2. Bố cục bài niên luận. 2. Phần nội dung. 2.1. Nhà Trần. 2.2. Nhà Lê 3. Nhận xét chung. 3.1. Tìm hiểu tiểu sử của một số sứ thần.

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiểu thêm về sứ thần Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu về đề tài Ngoại giao là một vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi một quốc gia, ngay từ buổi đầu dựng nước vấn đề đối ngoại đã được ông cha ta quan tâm đặc biệt. Mục đích của chính sách đối ngoại này là duy trì độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, chính vì vậy trong các bộ sử xa các nhà sử học đã giành rất nhiều trang viết để ghi lại những sự kiện ấy. Trong những trang viết về ngoại giao đó chúng ta thấy nổi lên vai trò vô cùng to lớn của các sứ thần, họ là những ngời đại diện cho một quốc gia, quyết định vận mệnh của một đất nước, một triều đại, là cầu nối giữa nứơc ta với các nước khác. Bởi vậy mà cũng có rất nhiều nhà sử gia đã thống kê về sứ thần Việt Nam qua các triều đại như: - Tác giả Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3. - Tác giả Lê Tắc: An Nam chí lược Với thời gian và trình độ có hạn, ở đây người viết giới hạn lại trong việc thống kê các sứ thần Đại Việt thời Lý - Trần - Lê trên cơ sở bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Mục đích của em khi nghiên cứu đề tài này là hiểu thêm về sứ thần Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, qua đó cũng hiểu thêm về quan hệ ngoại giao của các triều đại ấy, và bước đầu rút ra một vài nhận xét. Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Đặng Thị Thuỳ Hiên đã tận tình giúp đỡ em, tạo điều kiện và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. 1.2. Bố cục niên luận 1. Phần mở đầu 1.1. Giới thiệu đề tài. 1.2. Bố cục bài niên luận. 2. Phần nội dung. 2.1. Nhà Trần. 2.2. Nhà Lê 3. Nhận xét chung. 3.1. Tìm hiểu tiểu sử của một số sứ thần. 3.2. Mục đích đi sứ. 3.3. Các lễ vật cống sính. 3.4. Quan hệ ngoại giao thời Lý- Trần- Lê. 4. Kết luận. NHẬN XÉT CHUNG Ngoại giao là một vấn đề vô cùng quan trọng, bởi lẽ khi nói đến một quốc gia không thể không nói đến đường lối đối nội và đối ngoại của quốc gia đó, nó quy định đến sự tồn suy, thịnh vong của mỗi quốc gia. Với lịch sử dựng nước hàng nghìn năm, Đại Việt là một nước nhỏ tiếp giáp với những nước láng giềng khác nhau, có những nước lớn như: Trung Hoa hùng mạnh và một số nước khác, dù lớn hay nhỏ thì các nước đó đều có tham vọng bành trướng. Trong bối cảnh địa lí chính trị như thế, Đại Việt đã tự vạch cho mình một đường lối chính trị thích hợp đó là: giữ vững độc lập chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực. Nhà sử học Phan Huy Chú đã nêu rõ sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Đại Việt đối với quan hệ láng giềng: “Trong việc trị nước, hoà hiếu với nước láng giềng là việc lớn mà những khi ứng thù lại rất quan hệ không thể xem thường cho nên nghĩa tu hiếu (sửa việc giao hiếu), đạo giao lân (giao thiệp với nước láng giềng) chép ở hiền truyền (sách Mạnh Tử) chính là đem lòng thực mà kết giao, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận” Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Tập III, Viện Sử học, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992 . Để duy trì mối quan hệ ngoại giao ấy thì vai trò của các sứ thần rất quan trọng. Sứ thần Đại Việt chính là cầu nối ngoại giao giữa Đại Việt với các nước. 1. Tìm hiểu về tiểu sử của một số sứ thần Việt Nam tiêu biểu Theo bảng thống kê ta có: Ở thời Lý có 34 sứ thần, với 37 lượt đi. Ở thời Trần có 48 sứ thần với 48 lượt đi. Ở thời Lê có 296 người, với hơn 321 lượt đi. Như vậy có thể nói có những sứ thần không chỉ đi sứ một lần mà còn nhiều lần hơn nữa như: Lê Tái Nghiêm đi sứ 2 lần , Hà Lật nhà Lê đi sứ 3 lần, Hà Phủ đi sứ 3 lần, Đào Công Soạn đi 3 lần, Nguyễn Thiên Tích đi 3 lần, Đinh Lan 3 lần, thậm chí có những người đi sứ 5 lần như Nguyễn Đình Mỹ… Có thể nói số lượng đi sứ có sự khác nhau giữa các sứ thần và giữa các triều đại. Chúng tôi tạm tin cậy vào những ghi chép trong bộ chính sử này trong khi chưa có đIều kiện đối sách với các nguồn sử liệu khác. Có những sứ thần có thể đi rất nhiều lần bởi lẽ họ là những người được vua rất tin cậy, đồng thời đã có nhiều kinh nghiệm đi sứ, có sức khoẻ tốt…Còn mức độ đi sứ của các triều đại có sự khác nhau nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: chính sách ngoại giao , điều kiện kinh tế và chính trị, thời gian tồn tại của các triều đại…nếu như ở triều đại nào có điều kiện kinh tế tốt thì triềuđại đó càng có điều kiện để quan tâm đến chính sách ngoại giao, đồng thời thời gian tồn tại của triều đại đó càng nhiều thì càng có khả năng thực hiện ngoại giao nhiều hơn.Ta có thể lấy ví dụ nhà Lê là một triều đại phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam, có thời gian tồn tại lâu nên có điều kiện để thực hiện một chính sách ngoại giao tốt, vì vậy nên Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lai rất nhiều sứ thần ở thời kỳ này. Có thể nói hầu hết ở triều đại Lý – Trần – Lê, những người được cử đi sứ đều là những người tin cậy của vua, là những người có chức tước, có học vấn. Đã có nhiều sứ thần được nhà sử học Phan Huy Chú ghi lại tiểu sử và ông đã phân chia như sau: Thời Lý - Trần – Lê đã có rất nhiều sứ thần là những người phò tá có công lao, tài đức như : Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Tông Mại, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Như Đổ, Quách Đình Bảo, Quách Hữu Nghiêm, Nguyễn Cư Đạo, Bùi Xương Trạch (nhà Trần), Phùng Khắc Khoan, Bùi Bỉnh Uyên, Ngô Trí Hoà, Nguyễn Danh Thế (nhà Lê),… “Nguyễn Trung Ngạn: người làng Thổ-hoàng huyện Thiên Thi (Hưng Yên). Thời Anh - Tông năm Giáp Thìn (1304) ông đỗ hoàng giáp, bấy giờ 16 tuổi. Khi Minh Tông lên ngôi ông cùng Phạm Ngộ sang Nguyên báo tin và dâng cống. Năm Đại Khánh thứ 8(1321) ông làm chức thị ngự sử ở đài ngự sử. Sau trái ý vua ông bị đổi ra làm thông phán ở Châu Anh – làng. Năm thứ 3(1326) lại đổi làm an phủ sứ Thanh- hoa. Năm thứ 6 (1329) Hiến Tông lên ngôi, thượng hoàng đi đánh Ngưu-hống, ông đi theo hộ giá. Năm Khai Hựu thứ tư (1332) được phong nội phó sự viện Nội mật, được cất lên coi việc ở viện…Ông chết thọ hơn 80 tuổi”.1 Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Tập I -Viện sử học - Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr 225-226 Hay Nguyễn Cư Đạo: “Ông người làng Đông Khôi, huyện Gia Định (Bắc Ninh) đỗ đồng tiến sĩ khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ 3 (1422). Thời Lê Thái Tông buổi đầu ông làm ngự tiền học sinh. Năm Thái- Hoà Kỷ Tỵ (1449) được đổi làm giám sát ngự sử, rồi vì tâu việc các viên tham nghị ở viện chính sự, bị giáng làm trực giảng Quốc Tử Giám. Năm Diên- Minh Bính Tý (1456) ông sung phó xứ đi cống. Năm Đinh Hợi (1467) ông lại được thăng đô ngự sử, thượng thư bộ Hộ”2 Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Tập I -Viện sử học - Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr 246 Ngoài ra các sứ thần còn là những nhà Nho có đức nghiệp như: Trình Thanh, Nguyễn Bá Kỷ, Đặng Minh Khiêm, Trần Văn Bảo, Nguyễn Đăng,… “Trình Thanh ông có tên tự là Trực Khanh, vốn là họ Hoàng, người làng Lương Xá huyện chương Đức (Hà Đông) làm nhà ở xã Trung Thanh Oai, về huyện Trung Oai. Năm 19 tuổi, ông đỗ khoa hoành từ năm Thuận Thiên thứ 4 (1431). Mới đầu được sung vào làm ngự tiền học sinh. Năm Thiệu Bình, Giáp Dần (1434) làm chính chưởng ở viện Nội mật, sung phó sứ sang Minh tạ ơn về việc vua được sắc phong. Mùa xuân Đinh Mão (1447) ông được thăng thị độc viện Hàn lâm, coi cục ngự tiền học sinh…”3 Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Tập I -Viện sử học - Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr 370 . Hay Nguyễn Bá Ký : “Người làng Vân Nội, huyện Chương Đức đỗ hoàng giáp khoa Mậu Thìn (1448) , năm Thái Hoà thứ 6 đời Nhân Tông. Lúc đầu ông làm tu chế cao viện Hàn lâm, trải lên trực học sĩ. Mùa đông Nhâm Thân (1425) làm phó sứ sang Minh mừng việc lập thái tử. Khi về thăng lên chức tả tư toà Trung thư, hầu giảng ở toà Kinh duyên, kiêm chức thượng ky đô uý, cai quản các cục cận thị chi hậu”1 Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Tập I -Viện sử học - Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr 371 Những sứ thần này còn là những bề tôi tiết nghĩa như: Nguyễn Biểu, Lê Tuấn Mậu, Đàm Thận Huy, Đỗ Nhân, Phạm Thịnh, Lê Hiếu Trung, Thiều Quy Linh,… Như Lê Tuấn Mậu: “Người làng Xuân Lôi, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đỗ đồng tiến sĩ khoa Canh Tuất(1490), đời Hồng Đức. Năm Mậu Ngọ đời Cảnh Thống (1498) ông sang Minh, làm quan đến đô ngự sử”2 Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Tập I -Viện sử học - Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr 371 Từ những thế kỷ trước, trong giao tiếp với các quan lại Trung Quốc và các sứ thần nước khác, các sứ giả Đại việt đều được trọng nể về tài năng và học vấn . Như trạng nguyên Phùng Khắc Khoan làm thơ xướng hoạ với các sứ thần nước khác, đặc biệt với sứ thần Triều Tiên, lại làm ba mươi bài thơ mừng thọ vua Minh . Như vậy thông qua tiểu sử của một số sứ thần, chúng ta thấy rằng, những người được cử đi làm sứ thần là những người thân cận của vua, là những người có tài, có học vấn, là những bề tôi tiết nghĩa, những nhà Nho có đức nghiệp, những người phò tá có công lao, có tài đức. Bởi lẽ đi sứ là một công việc vô cùng quan trọng, khó khăn và đôi khi hết sức nguy hiểm, chính vì vậy yêu cầu đặt ra là phải chọn những người hiền tài mới có thể đủ sức để đảm đương nhiệm vụ, làm cầu nối ngoại giao được. Các sứ giả Đại Việt không chỉ làm ngoại giao mà còn quảng bá học thuật và văn chương Việt Nam với người Trung Quốc và những người nước khác. Ngày nay những người hoạt động trong lĩnh vực chính trị ngoại giao cũng vậy: họ cũng đều là những người có tài năng, thông minh, nhanh nhậy, là những con người cầm cán cân cho sự hoà bình, phát triển của dân tộc. 2. Mục đích đi sứ của các sứ thần Đối với mỗi một triều đại khi lên cầm quyền đều mong muốn duy trì mối quan hệ hoà hiếu với các nước. Đối với Đại Việt chủ yếu là mối quan hệ Đai Việt – Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có mối quan hệ với các nước: Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp, Xiêm,…. Chính vì vậy mục đích chung của các triều đại khi cử các sứ thần đi sứ là duy trì mối quan hệ hoà hiếu giữa các nước. Đối với Đại Việt và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi sông liền sông, nhưng một bên là nước lớn luôn luôn thực hiện chính sách bành trướng với một bên là nước nhỏ phải thuần phục. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta luôn luôn phải thuần phục mà trong quan hệ ấy chúng ta luôn nhún nhường, nhưng luôn giữ vững độc lập tự chủ của mình. Khi chúng xâm phạm đến quyền độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của ta thì ta sẵn sàng đấu tranh: chính vì vậy trong lịch sử hai nước đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xung đột xảy ra (cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần…) đây là nhân tố quyết định mối quan hệ hai mặt giữa hai nước. Theo bản thống kê có : 8 lần sứ thần sang với mục đích kết hảo và thông hiếu ( nhà Lý 4 lần, nhà Trần 4 lần), 7 lần sang đáp lễ (nhà Lý 4 lần, nhà Trần 3 lần), 40 lần nhà Lê sang nộp cống, 11 lần sang xin sách phong, 21 lần sang tạ ơn, 10 lần sang chúc mừng ( 2 lần nhà Trần, 8 lần nhà Lê), 31 lần sang tâu việc, 16 lần sang với các mục đích khác. Có thể nói theo từng tình hình, từng hoàn cảnh cụ thể mà mục đích đi sứ cũng có sự khác nhau. Trong trường hợp khi mà các triều đại của nước Đại Việt mới lên ngôi muốn duy trì mối quan hệ hoà bình với các triều đại Trung Quốc thì lúc đó sứ thần sang với mục đích kết hảo, nối lại sợi dây đã bị đứt. Ví dụ như:” Năm Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010) Lý Công Uẩn sai viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo.”1 Ngô Sĩ Liên-Đại Việt sử ký toàn thư- Tập I-Nxb KHXH - Hà Nội -tr 289 Hay cũng có thể có sứ thần sang với mục đích cầu phong và khi được sách phong thì các sứ thần có nhiệm vụ sang để tạ ơn. Đây là một mục đích cũng như là một việc làm rất quan trọng của các sứ thần. Bởi lẽ sách phong là một việc làm thường có ở nước Đại Việt, có nghĩa là một nước chư hầu phải được thiên tử phong tước cho mới được công nhận. Tước phong có thể là tước Vương, có thể là tước Công, Hầu, Bá, Tử, Nam….Được phong là biểu hiện sự phục tùng của chư hầu. Ví dụ : “Đinh Tỵ (Thiệu Bình) năm thứ 4 (1437) Minh chính thống năm thứ 2. Tháng giêng ngày 13 nhà Minh sai chánh sứ là binh bộ thượng thư Lý Ức, phó sứ là Thông Chính mang chiếu sắc và ấn vàng sang phong vua làm An Nam quốc vương. Ngày 17 lấy Quản lĩnh quân Hùng tiệp là Thái Sĩ Minh làm chánh sứ, Đồng tri thẩm hình viện Hà Phủ và lĩnh viện đại phu Nguyễn Nhật Thăng làm phó sứ sang tạ ơn nhà Minh.”2 Ngô Sĩ Liên-Đại Việt sử ký toàn thư- Tập I I-Nxb KHXH - Hà Nội -tr 306 Một mục đích nữa khi đi sứ của các sứ thần là cống nạp. Bởi lẽ đối với một nước chư hầu nhỏ như Đại Việt thì triều cống chính là việc buộc phải làm với nước lớn như Trung Quốc. Triều cống chính là việc chư hầu dâng hiến vàng bạc, châu báu, sản vật quý cho thiên tử. Bên cạnh cống còn có sính. Sính nghĩa là thăm hỏi nhau, một hình thức cử sứ giả thăm viếng nhau nhưng cũng có quà tặng nhau, trong trường hợp hai nước thông hiếu và có quan hệ bang giao với nhau. Sính không định kỳ còn cống là dưới dâng hiến bề trên, cống mang tính chất bắt buộc và theo quy định của thiên triều và có kỳ hạn nhất định, có loại cống hàng năm, có loại cống 3 năm, 6 năm một lần. Ví dụ :” Bính Tý (Diên Ninh) năm thứ 3 (1456) Minh Cảnh Thái năm thứ 7. Tháng 10, ngày 25 sai các bồi thần Lê Văn Lão, Nguyễn Đình Mỹ, Nguyễn Cư Đạo, Đặng Huệ Hạt sang nhà Minh nộp cống hàng năm và tạ ơn ban áo mũ.”1 Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư - Tập II- Nxb KHXH - Hà Nội, 1998, tr 336 Như vậy chúng ta có thể thấy rằng mục đích chung của việc đi sứ là giữ mối quan hệ bang giao hoà hiếu, nhưng trong mục đích chung ấy nó được chia làm nhiều mục khác nhau: từ việc thông hiếu, thăm hỏi, thông báo chúc mừng hay đến việc tạ ơn, cầu phong, cống nạp,… Qua đó cho chúng ta thấy được sự đa dạng và tính phức tạp của mối quan hệ ngoại giao, nó đòi hỏi các triều đại phong kiến phải có những kế sách và biện pháp đúng đắn để duy trì mối quan hệ ấy. 3. Các lễ vật cống sính Ta có thể thống kê như sau: Năm Các lễ vật 1014 100 con ngựa 1034 Con thú một sừng, 2 con voi thuần 1042 Voi thuần 1078 5 con voi thuần 1118 2 con tê giác trắng, đen và 3 con voi nhà 1122 Voi 1126 10 con voi thuần, vàng bạc, sừng tê, sừng bin 1161 Voi thuần 1386 Giống các cây rau, vải, mít, nhãn 1404 2 con voi đen và trắng 1427 Ngựa, đồ uống rượu bằng pha lê màu xanh trắng, 2 pho tượng người bằng vàng, 1 chiếc lư hương bạc, 1 đôi bình hoa bạc, 300 tấm lụa thổ, 14 đôi ngà voi, 20 lọ hương xông áo, 2 vạn nén hương, 24 khối trầm hương và tốc hương,… 1429 Vàng bạc và sản vật địa phương 1435 Phương vật 1488 Hương liệu Một điều không thể thiếu được khi đi sứ của các sứ thần phong kiến đó là lễ sính. Lễ cống vật được quy định rõ ràng, còn sính không được quy định. Nó bao gồm vàng bạc, châu báu, sản vật quý hiếm cho thiên tử (tê giác, sừng hươu, ngà voi….), ngoài ra nó còn là những sản vật đặc trưng của địa phương như hạt giống rau, củ, quả…, Ví dụ: “Mậu Tuất (Hội Tường Đại Khánh) năm thứ 9 (1118) Tống Trùng Hoà năm thứ 1. Mùa đông tháng 11, sai viên ngoại lang là Nguyễn Bá Độ và Lý Bảo Thần đem biếu nhà Tống 2 con tê giác trắng, đen, và 3 con voi nhà”1 Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư - Tập II- Nxb KHXH - Hà Nội, 1998, tr 383 . Hay: “Mùa đông, tháng 11, ngày 20 sai thâm hình viện phó sứ Nguyễn Văn Huyến và Ngự sử trung thừa Nguyễn Tông Chí đi theo bọn Xưởng sang nhà Minh tạ ơn và nộp 5 vạn lạng vàng tuế cống”2 Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư - Tập II- Nxb KHXH - Hà Nội, 1998, tr 241 2. Theo sử sách ghi chép rằng Trung Quốc bắt ta cống tượng người nó liên quan tớ sự kiện ta giết Liễu Thăng nên bắt ta cống tượng để đền người.Đây là quy định bắt buộc mà nhà Lê phải theo, vì vậy năm 1427 trong lễ cống nạp có 2 pho tượng người. Như vậy ta có thể nhận thấy rằng những lễ vật này có số lượng nhỏ mang tính chất tượng trưng cho mối quan hệ giữa hai nước, nó thể hiện sự tôn trọng của Đại Việt đối với các nước nhất là với Trung Quốc. Nó là lễ vật tượng trưng cho sự yêu chuộng hoà bình của nước ta. 4. Quan hệ ngoại giao Đại Việt thời Lý – Trần – Lê Thông qua bản thống kê trên chúng ta cũng thấy được mối quan hệ ngoại giao của Đại Việt qua các thời đại. Đó là mối quan hệ vô cùng phức tạp, đa dạng, nó phụ thuộc và được quy định trong từng thời kì lịch sử. Nói ngoại giao của một quốc gia là nói quan hệ của nước đó đối với cộng đồng quốc gia xung quanh, và quan hệ đó xuất phát từ nhu cầu tạo môi trường quốc tế thuận lợi để đất nước sinh tồn và phát triển. Nước Đại Việt nằm trên bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Ai Lao, phía Nam giáp Chiêm Thành và Chân Lạp. Ngoại giao của Đại Việt chủ yếu là với các nước láng giềng trong khu vực, nhất là với Trung Quốc.. Mối quan hệ ngoại giao của Đại Việt có sự góp công không nhỏ của các sứ thần. Các sứ giả Đại Việt là đại diện của quốc vương và Nhà nước Đại Việt, phải gánh vác nhiệm vụ ngoại giao nặng nề, quyết định sự suy tồn của các triều đại. Nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt là giữ được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đối với Trung Quốc, họ phải giữ được quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng khác trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Quan hệ Đại Việt – Trung Quốc không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong cả quan hệ buôn bán. Nhiều các sử thần của ta sang đó vừa có mục đích chính trị vừa để giao lưu buôn bán, học hỏi các nghề thủ công của họ. Đó là mối quan hệ giữa một nước lớn với một nước nhỏ, luôn luôn thi hành chính sách bành trướng, chính vì vậy trong mối quan hệ ấy chúng ta luôn phải nhún nhường nhung vẫn luôn giữ vững độc lập tự chủ của mình.Đường lối đó nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ. Đại Việt tôn trọng độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của các nước nhưng đòi các nước khác cũng phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của mình. Khi đất nước mình bị xâm phạm thì nhân dân Đại Việt triệu người như một quyết chiến đấu bằng mọi phương tiện quân sự, chính trị, ngoại giao để bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, sẵn sàng cùng đối phương thương lượng tìm cách giải quyết vấn đề nhưng không bao giờ xa rời lập trường nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền. Theo nguyên tắc đó, vận dụng chiến lược, chiến thuật linh hoạt, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng tất cả các cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh và sau mỗi cuộc chiến đấu đó đều giữ được độc lập chủ quyền, lãnh thổ của mình và hoà hiếu với nước láng giềng phương Bắc. Thời Lý mối quan hệ Đại Việt-Trung Quốc không phức tạp cho lắm, do vậy mà số lượng sứ thần sang là không nhiều, Từ Thái Tổ đến Thái Tông, các vua đều được phong tước Vương (hoặc Nam Bình Vương, hoặc Nam Việt Vương). Còn đến thời Trần và thời Lê, thì quan hệ mới trở nên phức tạp hơn vì tình hình Trung Quốc phát triển cũng khá phức tạp. Bởi vậy nên có rất nhiều những cuộc xung đột xảy ra, dẫn tới nhiều cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc với nước Đại Việt như : Ba lần xâm lược của quân Nguyên, và sự xâm lược của nhà Minh. Nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng mức độ, cường độ đi xứ của các sứ thần thời Trần-Lê cũng tương đối nhiều đặc biệt là nhà Lê,. Điều này nó không chỉ là việc thể hiện sự phục tùng của nước nhỏ đối với một nước lớn mà nó còn thể hiện chính sách ngoại giao của các triều đại. Như thời Lê sơ, là thời kỳ phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam, chính vì vậy có điều kiện hơn để thúc đẩy mối quan hệ bang giao giữa 2 nước nhằm duy trì sự hoà bình cho dân tộc. Ngoài ra, Đại Việt thời Lý-Trần-Lê còn có quan hệ ngoại giao với nhiều nước khác: Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp, Xiêm. Đây là mối quan hệ hữu nghị trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đại Việt bao giờ cũng kiên trì ngoại giao hoà bình nhưng kiên quyết phản đối ngoại giao phục vụ chiến tranh xâm lược, sẵn sàng giáng trả những đòn đích đáng đối với kẻ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Thế kỷ XV, để trả đũa việc vua Chiêm Thành Trà Toàn đem trăm nghìn quân đánh Hoá Châu, vua Lê Thánh Tông đem ba trăm nghìn quân đến kinh đô Chiêm Thành bắt sống vua Trà Toàn. Chính sách đối ngoại hoà bình của nước Đại Viẹt khác hẳn chính sách đối ngoại của các nước láng giềng thời bấy giờ. Các nước này dù lớn hay nhỏ đều có xu hướng bành trướng lãnh thổ, tranh giành ảnh hưởng. Chiêm Thành 3 lần đánh Giao Châu nứoc Đại Việt thông hiếu với Chiêm Thành thì vua Chiêm Thành đã bắt giữ các sứ giả đó và nhiều lần Chiêm Thành đánh ra Đại Việt….Như vậy ở vào một vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng và tế nhị, nước Đại Viẹt đòi hỏi giải quyết thoả đáng vấn đề nguyen tắc và vấn đề sách lược trong đường lối đối ngoại, trước hết là với đế chế Trung Hoa, nước láng giềng khổng lồ. Như vậy mối quan hệ ngoại giao của Đại Việt là phức tạp, thăng trầm và đầy biến cố. Và trong mối quan hệ ngoại giao ấy, chúng ta luôn luôn phải đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Đó là mối quan hệ 2 mặt, và chúng ta luôn luôn cố gắng giữ được mối quan hệ hoà hiếu giữa 2 nước. Với một nền ngoại giao có nguyên tắc đã đạt được nhiều thành công, thu được nhièu kinh nghiệm trong các thế kỷ trước là cơ sở vững chắc và truyền thống tốt đẹp cho nền ngoại giao hiện đại của nước Việt Nam. KẾT LUẬN Như vậy với bảng thống kê sứ thần Đại Việt qua triều đại Lý- Trần- Lê phần nào giúp chúng ta hình dung được vấn đề ngoại giao của các triều đại, giúp ta hiểu thêm hoạt động của các sứ thần đồng thời cũng thấy được tài năng và vai trò to lớn của họ. Ngày nay khi đất nước đã thống nhất và bước vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thì vấn đề ngoại giao vẫn luôn là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong mối quan hệ ngoại giao với nhiêù nước như vậy nó càng trở nên phức tạp hơn, nó đòi hỏi nước ta phải có những chính sách và biện pháp thích hợp. Chủ trương của Việt Nam là muốn làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đối với Trung Quốc chúng ta duy trì mối quan hệ: láng giềng thân thiện, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. Nhưng trong mối quan hệ ngoại giao này đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù. Trách nhiệm này thuộc về những nhà ngoại giao, là những sứ thần của hiện tại ngày hôm nay. Nếu như ở thời kỳ phong kiến, các sứ thần Việt Nam luôn được đánh giá cao về học vấn, tài năng và trí thông minh, thì ngày nay các nhà ngoại giao của chúng ta đang kế thừa và phát huy khả năng ngoại giao vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. PHẦN NỘI DUNG 2.1. NHÀ LÝ Năm Niên đại Tên sứ thần Mục đích đi sứ Các lễ vật Tài liệu trích dẫn 1010 (Canh Tuất) Thuận thiên năm thứ 1,(Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 3) Lương Văn Nhậm, Lê Tái Nghiêm1 Kết hảo với Tống (K) Tờ 2b, trang 241, ĐVSKTT tập 1 1011 (Tân Hợi) Thuận Thiên năm thứ 2, (Tống Đại Trung Từờng Phù năm thứ 4) Lý Nhân Nghĩa, Đào Khánh Văn Đáp lễ Tống (Đ) Tờ 4b, trang 242, ĐVSKTT tập 1 1012 (Nhâm Tý) Thuận Thiên năm thứ 3, (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 5) Đào Thạc Phụ, Ngô Nhưỡng Kết hảo với Tống (K) Tờ 5a, trang 243, ĐVSKTT tập 1 1014 (Giáp Dần) Thuận Thiên năm thứ 5, (Tống Đại Trung Tường Phủ năm thứ 7) Phùng Chân, Lý Thạc Biếu Tống (B) 100 con ngựa Tờ 6b, trang 244, ĐVSKTT tập 1 1018 (Mậu Ngọ) Thuận Thiên năm thứ 9, (Tống Thiên Hy năm thứ 2) Nguyễn Đạo Thanh, Phạm Hạc Xin Kinh Tam Tạng của Tống (I) Tờ 8b, trang 246, ĐVSKTT tập 1 1021 (Tân Dậu) Thuận Thiên năm thứ 12, (Tống Thiên Hy năm thứ 5) Nguyễn Khoan Thái, Nguyễn Thủ Cương Tờ 9a, trang 246, ĐVSKTTtập 1 1026 (Bính Dần) Thuận Thiên năm thứ 17, (Tống Thiên Thánh năm thứ 4) Lý Trưng Hiển, Lê Tái Nghiêm2 Kết hảo với Tống (K) Tờ 10b, trang 247, ĐVSKTT tập 1 1030 (Canh Ngọ) Thiên Thành năm thứ 3, (Tống Thiên Thánh năm thứ 8) Lê Ốc Thuyên, Nguyễn Viết Thân Đáp lễ Tống (Đ) Tờ 20a-b, trang 254, ĐVSKTT tập 1 1034 (Giáp Tuất) Thiên Thành năm thứ 7, (Tống Cảnh Hựu năm thứ 1) Trần Ứng Cơ, Vương Văn Khánh Biếu Tống (B) Con thú 1 sừng Tờ 22b, trang 256, ĐVSKTT tập 1 1034 (Giáp Tuất) Thiên Thành năm thứ 7, (Tống Cảnh Hựu năm thứ 1) Hà Thụ, Đỗ Khoan Biếu Tống (B) 2 con voi thuần Tờ 22b, trang 257, ĐVSKTT tập 1 1039 (Kỷ Mão) Thông Thuỵ năm thứ 6, (Tống Bảo Nguyên năm thứ 2 ) Sư Dụng Hoà, Đỗ Hưng Tiếp tục việc thông hiếu cũ với Tống (K) Tờ 28a, trang 261, ĐVSKTT tập 1 1042 (Nhâm Ngọ) Càn Phù Hữu Đạo năm thứ 4, (Tống Khánh Lịch năm thứ 2) Đỗ Khánh, Lương Mậu Tái Biếu Tống (B) Voi thuần Tờ 30b, trang 263, ĐVSKTT tập 1 1078 (Mậu Ngọ) Anh Vũ Chiêu Thắng năm thứ 3, (Tống Nguyên Phong năm thứ 1) Đào Tống Nguyên Biếu Tống (B) 5 con voi thuần Tờ 10a, trang 280, ĐVSKTT tập 1 1094 (Giáp Tuất) Hội Phong năm thứ 3, (Tống Nguyên Hựu năm thứ 8) Mạc Hiển Tích Đòi lễ tuế cống Chiêm Thành (I) Tờ 12b, trang 283, ĐVSKTT tập 1 1118 (Mậu Tuất) Hội Tường Đại Khánh năm thứ 9, (Tống Trùng Hoà năm 1) Nguyễn Bá Độ, Lý Bảo Thần Biếu Tống (B) 2 con tê giác trắng, đen và 3 con voi nhà Tờ 19a, trang 289, ĐVSKTT tập 1 1122 (Nhâm Dần) Thiên Phù Duệ Vũ năm thứ 3, (Tống Nguyên Hoà năm thứ 4) Đinh Khánh An, Viên Sĩ Minh Biếu Tống (B) Voi Tờ 21b, trang 291, ĐVSKTT tập 1 1126 (Bính Ngọ) Thiên Phù Duệ Vũ năm thứ 7, (Tống Khảm Tông Hằng Tĩnh Khang năm thứ 1 ) Nghiêm Thường, Từ Diên Biếu Tống để tạ ơn (B) 10 con voi thuần,vàng bạc, sừng tê, sừng bin Tờ 24b, trang 294, ĐVSKTT tập 1 1130 (Canh Tuất) Thiên Thuận năm thứ 3, (Tống Kiến Viên năm thứ 4) Lý Phụng Ân1, Doãn Anh Khái1 Đáp lễ Tống (Đ) Tờ 36a, trang 304, ĐVSKTT tập 1 1132 (Nhâm Tuất) Thiên Thuận năm thứ 5, (Tống Thiệu Hưng năm thứ 2) Lý Phụng Ân2, Doãn Anh Khái2 Đáp lễ Tống (Đ) Tờ 37b, trang 306, ĐVSKTT tập 1 1161 (Tân Tỵ) Đại Định năm thứ 22, (Tống Thiệu Hưng năm thứ 31) Biếu Tống (B) Voi thuần Tờ 13b, trang 323, ĐVSKTT tập 1 1186 (Bính Ngọ) Trinh Phù năm thứ 11, (Tống Thiên Hy năm thứ 13) Lê Hoè Khanh Đáp lễ Tống (Đ) Tờ 20b, trang 329, ĐVSKTT tập 1 2.2. NHÀ TRẦN 1258 (Mậu Ngọ) Nguyên Phong năm thứ 8, (Tống Bảo Hựu năm thứ 6) Lê Phụ Trần, Chu Bác Lãm Thông hiếu với Nguyên (K) Tờ 23, trang 29, ĐVSKTT tập 2 1261 (Tân Dậu) Thiệu Long năm thứ 4, (Tống Cảnh Định năm thứ 2, Nguyên Trung Thống năm thứ 2) Trần Phụng Công, Nguyễn Thám, Nguyễn Diễn Thông hiếu với Nguyên (K) Tờ 26b, trang 32, ĐVSKTT tập 2 1266 (Bính Dần) Thiệu Long năm thứ 9, (Tống Hàm Thuần năm thứ 2, Nguyên chí Nguyên năm thứ 3) Dương An Dưỡng, Vũ Hoàn Đáp lễ Nguyên (Đ) Tờ 30a, trang 36, ĐVSKTT tập 2 1269 (Kỷ Tỵ) Thiệu Long năm thứ 12, (Tống Hàm Thuần năm thứ 5, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 6) Lê Đà, Đinh Củng Sang Nguyên thông hiếu (K) Tờ 32b, trang 38, ĐVSKTT tập 2 1272, (Nhâm Dần) Thiệu Long năm thứ 15, (Tống Hàm Thuần năm thứ 8, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 9) Đồng Tử Dã, Đỗ Mộc Sang Nguyên thông hiếu (K) Tờ 33b, trang 39, ĐVSKTT tập 2 1275, (Ất Hợi) Bảo Phù năm thứ 3, (Tống Cung Đế Hiền Đức Hựu năm thứ 1, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 12) Lê Khắc Phục, Lê Tuý Kim Sang Nguyên thông hiếu (K) Tờ 34b, trang 40, ĐVSKTT tập 2 1276, (Bính tý) Bảo Phù năm thứ 4, (Tống Đức Hựu năm thứ 2, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 13) Đào Thế Quang Thăm dò tình hình người Nguyên (I) Tờ 34b, trang 40, ĐVSKTT năm thứ 2 1278, (Mậu Dần) Bảo Phù năm thứ 6, (Tống Cảnh Viên năm thứ 3, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 15) Trịnh Đình Toản, Đỗ Quốc Kế Tờ 38a, trang 44, ĐVSKTT tập 2 1281, (Tân Tỵ) Thiệu Bảo năm thứ 3, (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 18) Trần Di Ái (Trần Ải), Lê Mục, Lê Tuân Tờ 40b, trang 46, ĐVSKTT tập 2 1283, (Quý Mùi) Thiệu Bảo năm thứ 5, (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 20) Hoàng Ư Lệnh, Nguyễn Chương Tờ 43, trang 49, ĐVSKTT tập 2 1284, (Giáp Thân) Thiệu Bảo năm thứ 6, (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 21) Trần Phú Sang Nguyên xin hoãn binh (I) Tờ 44a, trang 50, ĐVSKTT tập 2 1288, (Mậu Tý) Trùng Hưng năm thứ 4, (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 25) Đỗ Thiên Hư Tờ 56a, trang 63, ĐVSKTT tập 2 1290, (Canh Dần) Trùng Hưng năm thứ 6, (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 27) Ngô Đinh Giới Cáo phó với Nguyên (I) Tờ 59a, trang 67, ĐVSKTT tập 2 1291, (Tân Mão) Trùng Hưng năm thứ 7, (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 28) Nguyễn Đại Phạp Sang Nguyên từ chối việc đòi vua vào chầu (I) Tờ 60a, trang 68, ĐVSKTT tập 2 1293, (Quý Tỵ) Trùng Hưng năm thứ 9, (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 30) Đào Tử Kỳ Tặng phương vật nhà Nguyên (B) Tờ 63, trang 70, ĐVSKTT tập 2 1306, (Bính Ngọ) Hưng Long năm thứ 14, (Nguyên Đại Đức năm thứ 10) Lê Tông Nguyên, Bùi Mộc Đạc Đáp lễ Nguyên (Đ) Tờ 22a, trang 91, ĐVSKTT tập 2 1307, (Đinh Mùi) Hưng Long năm thứ 15, (Nguyên Đại Đức năm thứ 11) Trần Khắc Chung, Đặng Văn Sang Chiêm Thành đón công chúa và thế tử (I) Tờ 22a, trang 91, ĐVSKTT tập 2 1308, (Mậu Thân) Hưng Long năm thứ 16, (Nguyên Vũ Tông Hải Sản Chí Đại năm thứ 1) Mạc Đĩnh Chi Sang Nguyên chúc mừng (C) Tờ 24a, trang 93, ĐVSKTT tập 2 1314, (Giáp Dần) Hưng Long năm thứ 22, (Nguyên Diên Hựu năm thứ 1) Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Mai Sang Sang Nguyên đáp lễ (Đ) Tờ 32a, trang100, ĐVSKTT tập 2 1315, (Ất Mão) Đại Khánh năm thứ 2, (Nguyên Diên Hựu năm thứ 2) Nguyễn Bính Tờ 34a, trang 102, ĐVSKTT tập 2 1322, (Nhâm Tuất) Đại Khánh năm thứ 9, (Nguyên Chí Trị năm thứ 2) Doãn Bang Hiến Sang Nguyên tranh biện (I) Tờ 41a, trang 108, ĐVSKTT tập 2 1331, (Tân Mùi) Khai Hựu năm thứ 3, (Nguyên Chí Thuận năm thứ 2) Đoàn Tử Trinh Sang Nguyên chúc mừng (C) Tờ 5a, trang 121, ĐVSKTT tập 2 1345, (Ất Dậu) Thiệu Phong năm thứ 5, (Nguyên Chí Chính năm thứ 5) Phạm Sư Mạnh Sang Nguyên biện bạch việc cột đồng (T) Tờ 13a, trang 129, ĐVSKTT tập 2 1346, (Bính Tuất) Thiệu Phong năm thứ 6, (Nguyên Chí Chính năm thứ 6) Phạm Nguyên Hằng Sang Chiêm Thành trách hỏi việc thiếu triều cống (I) Tờ 13a-b, trang 130, ĐVSKTT tập 2 1359, (Kỷ Hợi) Đại Trị năm thứ 2, (Nguyên Chí Chính năm thứ 19) Lê Kính Phu Sang xứ phương bắc để dò xem tình hình (I) Tờ 22b, trang 139, ĐVSKTT tập 2 1368, (Mậu Thân) Đại Trị năm thứ 11, (Hồng Vũ năm 1) Đào Văn Đích Sang Nguyên đáp lễ (Đ) Tờ 28a, trang 145, ĐVSKTT tập 2 1377, (Đinh Tỵ) Long Khánh năm thứ 5, (Minh Hồng Vũ năm thứ 10) Trần Đình Thám Sang Minh cáo phó (I) Tờ 46a, trang 163, ĐVSKTT tập 2 1386, (Bính Dần) Xương Phù năm thứ 10, (Minh Hồng Vũ năm thứ 9) Phạm Đình Đem biếu Phương Bắc (B) Giống các cây rau, vải mít, nhãn Tờ 9a, trang 172, ĐVSKTT tập 2 1404, (Giáp Thân) Hán Thương Khai Đại năm thứ 2, (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 2) Phan Hoà Phủ Biếu Minh (B) 2 con voi đen và trắng Tờ 45b, trang 207, ĐVSKTT tập 2 1405, (Ất Dậu) Hán Thương Khai Đại năm thứ 3, (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 3) Phạm Canh, Lưu Quang Đình Sang Minh xin giảng hoà (I) Tờ 49a-b, trang 210, ĐVSKTT tập 2 1406, (Bính Tuất) Hán Thương Khai Đại năm thứ 4, (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 4) Trần Cung Túc, Mai Tú, Trường Tư Sang Minh cầu hoà và giải thích việc Chiêm Thành (T) Tờ 51b, trang 213, ĐVSKTT tập 2 2.3. NHÀ LÊ 1427, (Đinh Mùi) Minh Tuyên Đức năm thứ 2 Lê Khắc Hài, Bùi Tất Ứng Ban cho chúa Chiêm Thành (B) Ngựa , đồ uống rượu bằng pha lê màu xanh trắng Tờ 37b-38a, trang 273, ĐVSKTT tập 2 1427, (Đinh Mùi) Minh Tuyên Đức năm thứ 2 Lê Thiếu Dĩnh, Lê Cảnh Quang, Lê Đức Huy1, Đặng Hiếu Lộc, Đăng Lục, Lê Trạc, Đỗ Lãnh, Trần Nghiễm Sang Yên Kinh, xin phong Trần Cảo làm quốc vương (S) 2 pho tượng người bằng vàng,1 chiếc lư hương bạc, 1 đô bình hoa bạc, 300 tấm lụa thổ, 14 đoi ngà voi, 20 lọ hương xông áo, 2 vạn nén hương, 24 khối trầm hương và tốc hương… Tờ 46a-b, trang 281, ĐVSKTT tập 2 1428, (Mậu Thân) Thuận Thiên năm thứ 1, (Minh Tuyên Đức năm thứ 3) Lê Quốc Chí, Phạm Thành, Hà Phủ1, Hà Liễn Sang Minh tạ ơn về chiếu dụ và lệnh ân xá và báo tang của Trần Cảo (T), (O) Tờ 57a, trang 293, ĐVSKTT tập 2 1428, (Mậu Thân) Thuận Thiên năm thứ 1, (Minh Tuyên Đức năm thứ 3) Hà Lật1 Sang Minh nộp lễ cống và tâu về việc tìm kiếm con cháu họ Trần (T), (N) Tờ 61b, trang 296, ĐVSKTT tập 2 1428, (Mậu Thân) Thuận Thiên năm thứ 1, (Minh Tuyên Đức năm thứ 3) Đỗ Như Hùng Sang Minh tâu về việc tìm con cháu họ Trần (T) Tờ 62a, trang 297, ĐVSKTT tập 2 1429, (Kỷ Dậu) Thuận Thiên năm thứ 2, (Minh Tuyên Đức năm thứ 4) Đào Công Soạn1, Lê Đức Huy2, Phạm Khắc Phục Sang Minh cầu phong, giải đáp về việc đòi trả người và khí giới (T), (S) Vàng bạc và sản vật địa phương Tờ 71a-b, trang 304, ĐVSKTT tập 2 1431, (Tân Hợi) Thuận Thiên năm thứ 4, (Minh Tuyên Đức năm thứ 6) Lê Nhữ Lãm, Hà Lật2, Lê Bính, Sang Minh cầu phong, trần tình về việc có dụ đòi trả chiến khí và tìm con cháu họ Trần (T), (S) Tờ 73a, trang 305, ĐVSKTT tập 2 1431, (Tân Hợi) Thuận Thiên năm thứ 4, (Minh Tuyên Đức năm thứ 6) Nguyễn Văn Huyến, Nguyễn Tông Chí, Sang Minh tạ ơn và nộp tuế cống (N), (O) 5 vạn lạng vàng Tờ 73b, trang 306, ĐVSKTT tập 2 1433, (Quý Sửu) Thuận Thiên năm thứ 6, (Minh Tuyên Đức năm thứ 8) Lê Vĩ, Trình Chân1 Sang Minh báo tang vua băng (T) Tờ 76b, trang 308, ĐVSKTT tập 2 1434, (Giáp Dần) Thiệu Bình năm thứ 1, (Minh Tuyên Đức năm thứ 9) Nguyễn Phú, Phạm Thì Trung Sang Minh Tờ 1b, trang 310, ĐVSKTT tập 2 1434, (Giáp Dần) Thiệu Bình năm thứ 1, (Minh Tuyên Đức năm thứ 9) Nguyễn Tông Trụ, Thái Quân Thực, Đái Lương Bật Sang Minh cầu phong (S) Tờ biểu và lễ vật Tờ 2a, trang 310, ĐVSKTT tập 2 1434, (Giáp Dần) Thiệu Bình năm thứ 1, (Minh Tuyên Đức năm thứ 9) Lê Ban Sang Ai Lao dụ giải hoà (I) Tờ 14b, trang 319, ĐVSKTT tập 2 1434, (Giáp Dần) Thiệu Bình năm thứ 1, (Minh Tuyên Đức năm thứ 9) Lê Thọ Lão, Thái Huệ Trù Sang sứ Chiêm Thành (I) Tờ 17b, trang 322, ĐVSKTT tập 2 1434, (Giáp Dần) Thiệu Bình năm thứ 1, (Minh Tuyên Đức năm thứ 9) Lê Bính, Phan Minh, Nguyễn Thiên Tích1, Lê Cát Phú Sang Minh tạ ơn (O) Tờ 18b, trang 322, ĐVSKTT tập 2 1435, (Ất Mão) Thiệu bình năm thứ 2, (Minh Tuyên Đức năm thứ 10) Phan Tử Viết, Trình Nguyên Hy Sang Minh tạ ơn (O) Tờ biểu phong và phương vật Tờ 23b, trang 326, ĐVSKT tập 2 1435, (Ất Mão) Thiệu bình năm thứ 2, (Minh Tuyên Đức năm thứ 10) Nguyễn Văn Huyến, Lương Thiên Phúc, Lê Lung, Đinh Lan1 Sang Minh chúc mừng (C) Tờ 33b, trang 334, ĐVSKTT tập 2 1436, (Bính Thìn) Thiệu Bình năm thứ 3, (Minh Anh Tông Chính Thống năm thứ 1) Đào Công Soạn2, Nguyễn Công Trứ Sang Minh nộp tuế cống (N) Tờ 34a, trang 335, ĐVSKTT tập 2 1437, (Đinh Tỵ) Thiệu Bình năm thứ 4, (Minh Chính Thống năm thứ 2) Thái Sĩ Minh, Hà Phủ2, Nguyễn Nhật Thăng Sang Minh tạ ơn (O) Tờ 35a, trang 336, ĐVSKTT tập 2 1438, (Mậu Ngọ) Thiệu Bình năm thứ 5, (Minh Chính Thống năm thứ 3) Nguyễn Đình Lịch1,Trình Hiển, Nguyễn Thiên Tích2. Nộp cống (N) Tờ 51b, trang 348, ĐVSKTT, tâp 2 1438 (Mậu Ngọ) Thiệu Bình năm thứ 5, (Minh Chính Thống năm thứ 3) Lê Bá Kỳ, Bùi Cầm Hổ2 Tâu việc địa phương Thái Bình (T) Tờ 51b, trang 348, ĐVSKTT tập 2 1441 (Tân Dậu) Đại Bảo năm thứ 2, (Minh Chính Thống năm thứ6) Nguyễn Nhật Thiêm, Nguyễn Hữu Quang1, Đào Mạnh Cung, Lê Thân Nộp cống, xin mũ áo (N), (I) Tờ 54 trang 350, ĐVSKTT tập 2 1442 (Nhâm Tuất) Đại Bảo năm thứ 3, (Minh Chính Thống năm thứ 7) Nguyễn Thúc Huệ1, Đỗ Thì Viêp, Nguyễn Đình Lịch2, Phạm Du1, Lê Truyền, Nguyễn Văn Kiệt, Nguyễn Hữu Phu Tạ ơn ban mũ áo, sang cầu phong (S), (O) Tờ 56b, trang 352, ĐVSKTT tập 2 1443 (Quý Hợi) Thái Hoà năm thứ 1 (Minh Chính Thống năm thứ 8) Hà Phủ3, Nguyễn Như Đổ1, Lương Như Hộc. Sang tạ ơn (O) Tờ 59b, trang 355, ĐVSKTT tập 2 1443 (Quý Hợi) Thái Hoà năm thứ 1 (Minh Chính Thống năm thứ 8) Trình Thanh, Nguyễn Khắc Hiếu. Sang tạ ơn việc sách phong (O) Tờ 59b, trang 355, ĐVSKTT tập 2 1444 (Giáp Tý) Thái Hoà năm thứ 2(Minh Chính Thống năm thứ 9) Đào Công Soạn3, Lê Tạo, Nguyễn Lan Nộp cống, tâu việc địa phương Khâm Châu. (N), (T) Tờ 60a, trang 355, ĐVSKTT tập 2 1446 (Bính Dần) Thái Hoà năm thứ 4 (Minh Chính Thống năm thứ 11) Nguyễn Thúc Huệ2, Trình Châu, Nguyễn Đình Mỹ1 Tâu việc địa phương Long Châu, và Chiêm Thành (T) Tờ 61b, trang 356, ĐVSKTT tập 2 1446 (Bính Dần) Thái Hoà năm thứ 4 (Minh Chính Thống năm thứ 11) Nguyễn Tông Nhân, Trịnh Hoằng Báo tin Chiêm Thành (T) Tờ 62a, trang 357, ĐVSKTT tập 2 1447 (Đinh Mão) Thái Hoà năm thứ 5 (Minh Chính Thống năm thứ 12) Hà Phủ4, Đinh Lan2, Trình Ngự1 Nộp cống, tâu việc địa phương Khâm Châu và Long Châu. (N), (T) Tờ 62b, trang 357, ĐVSKTT tập 2 1449 (Kỷ Tỵ) Thái Hoà năm thứ 7 (Minh Chính Thống năm thứ 14) Nguyễn Hữu Quang2, Trình Ngự2 Dụ Chiêm Thành (I) Tờ 77b, trang 369, ĐVSKTT tập 2 1450 (Canh Ngọ) Thái Hoà năm thứ 8 (Minh Cung Tông, Cảnh Thái năm thứ 1) Hà Lật3, Nguyễn Như Đổ2, Đồng Hanh Phát Nộp cống (N) Tờ 87b, trang 378, ĐVSKTT tập 2 1451 (Tân Mùi) Thái Hoà năm thứ 9 (Minh Cảnh Thái năm thứ 2) Trình Chân2, Nguyễn Đình Mỹ2, Phùng Văn Đạt Mừng vua Minh lên ngôi (C) Tờ 88a, trang 378, ĐVSKTT tập 2 1452 (Nhâm Thân) Thái Hoà năm thứ 10, (Minh Cảnh Thái năm thứ 3) Phạm Du2, Nguyễn Bá Ký, Chu Xa, Chấn Lôi, Lê Thương, Lê Chuyên Mừng việc lập hoàng thái tử, tạ ơn ban vóc lụa (C), (O) Tờ 89a, trang 379, ĐVSKTT tập 2 1453 (Quý Dậu) Thái Hoà năm thứ 11, (Minh Cảnh Thái năm thứ 4) Nguyễn Nguyên Kiều, Nguyễn Đán, Trần Hoãn Huy Nộp cống (N) Tờ 89b, trang 379, ĐVSKTT tập 2 1456 (Bính Tý) Diên Ninh năm thứ 3 (Minh Cảnh Thái năm thứ 7) Lê Văn Lão, Nguyễn Đình Mỹ3, Nguyễn Cư Đạo, Đặng Huệ Hạt Nộp cống hàng năm, tạ ơn ban áo mũ (N), (O) Tờ 94b, trang 383, ĐVSKTT tập 2 1457 (Đinh Sửu) Diên Ninh năm thứ 4 (Minh Thiên Thuận năm thứ 1) Lê Huy Cát, Trịnh Thiết Trường, Nguyễn Thiên Tích3, Trần Xác Chúc mừng việc lên ngôi và lập hoàng thái tử, tạ ơn ban vóc lụa (C), (O) Tờ 95b, trang 390, ĐVSKTT tập 2 1460 (Canh Thìn) Quang Thuận năm thứ 1 (Minh Thuận Thiên nthứ 4) Đinh Lan3, Nguyễn Phục, Nguyễn Đức Du, Nguyễn Nhật Tâu việc, cầu phong (T), (S) Tờ 4b, trang 390, ĐVSKTT tập 2 1462 (Nhâm Ngọ) Quang Thuận năm thứ 3 (Minh Thiên Thuận năm thứ 6) Lê Công Lộ, Trần Bàn, Lê Hiển, Hoàng Văn Ngọ, Tạ Tử Điền Tạ ơn phúng tế, tạ ơn sách phong, xin ban mũ áo (O) Tờ 11b-12a, trang 397, ĐVSKTT tập 2 1464 (Giáp Thân) Quang Thuận năm thứ 5 (Minh Thuận Thiên năm thứ 8) Phạm Bá Khuê, Lê Hữu Trực, Dương Tông Hải, Phạm Khánh Dung, Lê Tông Vinh, Phạm Cừ, Trần Văn Chân Dâng hương, mừng lên ngôi, tạ ơn ban vóc lụa (C), (O) Tờ 16b, trang 402, ĐVSKTT tập 2 1465 (Ất Dậu) Quang Thuận năm thứ 9 (Minh Hiến Tống Nhu Thành Hoá năm thứ 1) Đào Tuấn, Đào Chính Kỷ, Lê Đích, Nguyễn Sĩ Hưng Nộp cống, tâu việc Châu Bảo Lạc (N), (T) Tờ 20b, trang 407, ĐVSKTT tập 2 1468 (Mậu Tý) Quang Thuận năm thứ 9 (Minh Thành Hoá năm thứ 4) Dương Văn Đán, Phạm Giám, Hoàng Nhân Nộp cống (N) Tờ 49b, trang 435, ĐVSKTT tập 2 1470 (Canh Dần) Hồng Đức năm thứ 1 (Minh Thành Hoá năm thứ 6) Nguyễn Đình Mỹ4, Quách Đình Bảo Tâu việc Chiêm Thành, việc bị mò trộm Trân Châu, việc địa phương bị lấn cướp (T) Tờ 55a, trang 441, ĐVSKTT tập 2 1472 (Tân Mão) Hồng Đức năm thứ 2 (Minh Thành Hoá năm thứ 7) Bùi Viết Lương, Nguyễn Lãm, Lê Nhân, Nguyễn Đức Trinh, Phạm Mục Tuế cống, tâu việc Chiêm Thành (N), (T) Tờ 69b, trang 456, ĐVSKTT tập 2 1474 (Giáp Dần) Hồng Đức năm thứ 5, (Minh Thành Hoá năm thứ 100 Lê Hoằng Dục, Nguyễn Đôn Phục, Ngô Lôi, Nghiêm Nhân Thọ, Nguyễn Đình Mỹ5 Nộp cống, tâu việc Chiêm Thành (N), (T) Tờ 5b, trang 456 , ĐVSKTT tập 2 1476 (Bính Dần) Hồng Đức năm thứ 7 (Minh Thành Hoá thứ 12) Bùi Sơn, Vương Khắc Thuật1, Chứ Phong, Nghĩa Đạt, Nguyễn Tế Mừng lập hoàng thái tử, tạ ơn ban vóc lụa, tâu việc Chiêm Thành (C), (O), (T) Tờ 10a, trang 468, ĐVSKTT tập 2 1477 (Đinh Dậu) Hồng Đức năm thứ 8 (Minh Thành Hoá năm thứ 13) Trần Trung Lập, Lê Ngạn Tuấn, Phan Quý Tiến cống (N) Tờ 12a-b, trang 469, ĐVSKTT tập 2 1480 (Canh Tý) Hồng Đức năm thứ 11 (Minh Thành Hoá năm thứ 16) Nguyễn Văn Chất, Đoàn Hoành Tuấn, Vũ Duy Giáo Sang tuế cống, tâu việc Chiêm Thành (N), (T) Tờ 29a, trang 483, ĐVSKTT tập 2 1483 (Quý Mão) Hồng Đức năm thứ 14 (Minh Thành Hoá năm thứ 19) Lê Đức Khánh, Nguyễn Trung, Đỗ Cận Sang tuế cống (N) Tờ 36a, trang 488, ĐVSKTT tập 2 1486 (Bính Ngọ) Hồng Đức năm thứ 17 (Minh Thành Hoá năm thứ 22) Lê Năng Nhượng, Phạm Phúc Chiêu, Quách Tiễn Sang tuế cống (N) Tờ 54a-b, trang 501, ĐVSKTT tập 2 1488 (Mậu Thân) Hồng Đức năm thứ 19 (Minh Hiếu Tông Hoằng Trị năm thứ 1) Đàm Văn Lễ, Vương Khắc Thuật2, Phạm Miễn Lân, Hoàng Bá Dương, Tống Phúc Lâm, Hoàng Đức Lương Mừng lên ngôi, tâu việc địa phương Chiêm Thành, tiến cống, tạ ơn (C), (T), (N), (O) Hương liệu Tờ 59a, trang 505, ĐVSKTT tập 2 1489 (Kỷ Dậu) Hồng Đức năm thứ 20 (Minh Hoằng Trị năm thứ 2) Nguyễn Khắc Cung, Bùi Xương Trạch, Nguyễn Hán Đình Sang tuế cống (N) Tờ 62a, trang 506, ĐVSKTT tập 2 1492 (Nhâm Tý) Hồng Đức năm thứ 23 (Minh Hoằng Trị năm thứ 5) Lê Du, Bùi Sùng Đạo, Nguyễn Ngạn Khắc, Trịnh Quỳ, Khổng Ngu Nộp cống, tâu việc điều tra dân chúng (N), (T) Tờ 68a-b, trang 511, ĐVSKTT tập 2 1497 (Đinh Tỵ) Hồng Đức năm thứ 28 (Minh Hoằng Trị năm thứ 10) Nguyễn Đức Thuận, Phan Tông, Phạm Khắc Thận, Nguyễn Đình Tuấn Báo tang, cầu phong (T), (S) Tờ 86a, trang 526, ĐVSKTT tập 2 1498 (Mậu Ngọ) Cảnh Thống năm thứ 1 (Minh Hoằng Trị năm thứ 11) Nguyễn Quang Hiền, Phạm Thịnh, Lê Tuấn Mậu Nộp cống (N) Tờ 6a, trang 11, ĐVSKTT tập 3) 1500, (Canh Tân) Cảnh Thống năm thứ 3, (Minh Hoằng Trị năm thứ 13) Nguyễn Duy Trinh, Lê Lan Hinh, Nguyễn Nho Tông, Lưu Hưng Hiếu, Đỗ Nhân, Bùi Đoan Giáo Sang Minh tạ ơn việc phúng tế, tạ ơn sách phong và xin ban mũ áo (O), (I) Tờ 2b, trang 22-23, ĐVSKTT tập 3 1501, (Tân Dậu) Cảnh Thống năm thứ 4, (Minh Hoằng Trị năm thứ 14) Nguyễn Ức, Đinh Cương, Đặng Minh Khiêm Sang Minh nộp cống (N) Tờ 25b, trang 27, ĐVSKTT tập 3 1502 (Nhâm Tuất) Cảnh Thống năm thứ 5, (Minh Hoằng Trị năm thứ 15) Quách Hữu Nghiêm, Nguyễn Bỉnh Hoà, Trần Mậu Tài Sang Minh tạ ơn ban mũ áo (O) Tờ 30b, trang 30, ĐVSKTT tập 3 1502, (Nhâm Tuất) Cảnh Thống năm thứ 5, (Minh Hoằng Trị năm thứ 15) Đặng Tán, Khuất Quỳnh Cửu, Quang Phụ, Nguyễn Lân, Nguyễn Kính Nghiêm, Nguyễn Bảo Khuê, Trần Viết Lương, Vũ Châu Sang Minh nộp cống, báo tang và cầu phong (N), (T), (S) Tờ 37a, trang 36, ĐVSKTT tập 3 1507, (Đinh Mão) Hoan khánh năm thứ 3, (Minh Chính Đức năm thứ 2) Dương Trực Nguyên, Chu Tống Văn, Đinh Thuận, Lương Khản, Nguyễn Thuyên, Nguyễn Thọ, Doãn Mậu Khôi, Lê Đĩnh, Lê Tung, Đinh Trinh, Lê Hiếu Trung, Lê Uyên, Ngô Tuy, Hoàng Nhạc Sang Minh tuế cống, tạ ơn sách phong, mừng Vũ Tông lên ngôi, tạ ơn ban vóc lụa, tạ ơn sang viếng… (N), (O), (C) Tờ 44a-b, trang 42-43, ĐVSKTT tập 3 1509, (Kỷ Tỵ) Đoan Khánh năm thứ 5, Minh Chính Đức năm thứ 4) Lê Quảng Độ, Lê Điêu, Nguyễn Văn Lang, Lê Tung, Lưu Hưng Hiếu, Trình Chí Sảm, Trịnh Tuy, Lương Đắc Bằng, Đỗ Lý Khiêm, Đỗ Nhân, Lê Nại, Đàm Thuận Giản Sang Minh dâng biểu trần tình (T) Tờ 54a-b, trang 51, ĐVSKTT tập 3 1510, (Canh Ngọ) Hồng Thuận năm thứ 2, (Minh Chính Đức năm thứ 5) Đàm Thuận Huy, Nguyễn Văn Thái, Lê Thừa Hưu, Nguyễn Phong, Nguyễn Quýnh, Vũ Cán, Nguyễn Doãn Văn, Nguyễn Hảo Sang Minh tâu việc và cầu phong (T), (S) Tờ 2b, trang 53, ĐVSKTT tập 3 1510, (Canh Ngọ) Hồng Thuận năm thứ 2, (Minh Chính Đức năm thứ 5) Đỗ Lý Khiêm, Nguyễn Bỉnh Hoà, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Minh Sang Minh tuế cống (N) Tờ 7b, trang 57, ĐVSKTT tập 3 1513, (Quý Dậu) Hồng Thuận năm thứ 5, (Minh Chính Đức năm thứ 8) Nguyễn Trang, Nguyễn Sư, Trương Phu Duyệt Sang Minh tạ ơn sách phong và tạ ơn ban mũ áo (O) Tờ 21a-b, trang 70, ĐVSKTT tập 3 1513, (Quý Dậu) Hồng Thuận năm thứ 5, (Minh Chính Đức năm thứ 8) Nguyễn Trọng Quỳ, Hứa Tam Tỉnh, Nguyễn Quý Nhã Sang Minh tuế cống (N) Tờ 23a, trang 71, ĐVSKTT tập 3 1533, (Quý Tỵ) Nguyên Hoà năm thứ 1, (Mạc Đại chính năm thứ 4, Minh Gia Tĩnh năm thứ 2) Trịnh Duy Liêu Sang Minh trần tình vì trong nước có phiến loạn nên chậm việc cống nạp (T) Tờ 1b, trang 119, ĐVSKTT tập 3 1536, (Bính Thân) Nguyên Hoà năm thứ 4, (Mạc Đại Chính năm thứ 7, Miinh Gia Tĩnh năm thứ 14) Trịnh Viên Sang Minh trình bày việc việc họ Mạc cướp ngôi giết vua (T) Tờ 2a, trang 120, ĐVSKTT tập 3 1538, (Mậu Tuất) Nguyên Hoà năm thứ 6, (Mạc Đại Chính năm thứ 9, Minh Gia Tĩnh năm thứ 17) Nguyễn Văn Thái Sang Minh dâng biểu xin hàng và xin phân xử (T) Tờ 2b, trang 120, ĐVSKTT tập 3 1542, (Nhâm Dần) Nguyên Hoà năm thứ 10, Mạc Quảng Hoà năm thứ 2, (Minh Gia Tĩnh năm thứ 21) Nguyễn Điển Hính, Nguyễn Công Nghi, Lương Giản, Nguyễn Chiếu Huấn, Vũ Tuân Sang Minh tạ ơn và tuế cống (O), (N) Tờ 6a, trang 123, ĐVSKTT tập 3 1548, (Mậu Thân) Nguyên hoà năm thứ 16, (Cảnh Lịch năm thứ 1, Minh Gia Tĩnh năm thứ 27) Lê Tiên Quý Sang Minh tuế cống (N) Tờ 2a, trang 125, ĐVSKTT tập 3 1580, (Canh Thìn) Quang Hưng năm thứ 3, (Mạc Diên Thành năm thứ 3, Minh Cảnh Lịch năm thứ 8) Lương Phùng Thìn, Nguyễn Nhân An, Nguyễn Uyên, Nguyễn Khắc Tuy, Trần Đạo Vịnh, Nguyễn Kính, Đỗ Uông, Vũ Cẩn, Nhữ Tông, Lê Đình Tú, Vũ Tình Sang Minh tuế cống (N) Tờ 9b, trang 157, ĐVSKTT tập 3 1584, (Giáp Thân) Quang Hưng năm thứ 7, (Mạc Diên Thành năm thứ 7, Minh Vạn Lịch năm thứ 12) Nguyễn Doãn Khâm, Nguyễn Vĩnh Kỳ, Đặng Hiển, Nguyễn Năng Nhuận, Vũ Sư Tích, Nguyễn Lễ Sang Minh tuế cống (N) Tờ 14a, trang 160, ĐVSKTT tập 3 1597, (Đinh Dậu) Quang Hưng năm thứ 20, (Minh Vạn Lịch năm thứ 2) Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Nhân Thiêm Sang Minh tuế cống và cầu phong (N), (S) Tờ 59b, trang 196, ĐVSKTT tập 3 1605, (Bính Ngọ) Hoằng Định năm thứ 7, (Minh Vạn Lịch năm thứ 34) Lê Bật Tứ, Nguyễn Dụng, Nguyễn Khắc Khoan, Ngô Trí Hoàn, Nguyễn Thực, Phạm Hồng Nho, Nguyễn Danh Thế, Nguyễn Úc, Nguyễn Duy Thì Sang Minh tuế cống (N) Tờ 6b-7a, trang 213, ĐVSKTT tập 3 1613, (Quý Sửu) Hoằng Định năm thứ 14, (Minh Vạn Lịch năm thứ 41) Lưu Đình Chất, Nguyễn Đăng, Nguyễn Đức Trạch, Hoàng Kỳ, Nguyễn Chính, Nguyễn Sư Khanh Sang Minh tuế cống (N) Tờ 9b, trang 215, ĐVSKTT tập 3 1620, (Canh Thân) Vĩnh Tộ năm thứ 2, (Minh Vạn Lịch năm thứ 48) Nguyễn Thế Tiều, Nguyễn Cung, Bùi Văn Bưu, Ngô Nhân Triệt, Nguyễn Khuê, Nguyễn Tuấn Sang Minh tuế cống (N) Tờ 19b, trang 222-223, ĐVSKTT tập 3 1626. (Bính Dần) Vĩnh Tộ năm thứ 8, (Minh Thiên KhảI năm thứ 6) Nguyễn Tiến Dụ, Trần Vĩ, Đỗ Khắc Kính, Nguyễn Tự Cường, Bùi Tất Thắng, Nguyễn Lại Sang Minh tuế công (N) Tờ 23b, trang 226, ĐVSKTT tập 3 1630, (Canh Ngọ) Đức Long năm thứ 2, (Minh Sùng Trinh năm thứ 3) Nguyễn Duy Hiển, Giang Văn Minh, Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình, Thân Khuê Sang Minh tuế cống (N) Tờ 34b, trang 236, ĐVSKTT tập 3 1646, (Bính Tuất) Phúc TháI năm thứ 4, (Minh Long Vũ năm thứ 2) Nguyễn Nhân Chính, Phạm Vĩnh Miên, Trần Khái, Nguyễn Cổn Sang Minh cầu phong (S) 1663, (Quý Mão) Cảnh Trị năm thứ 1, (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 7, Thanh Khang Hy năm thứ 2) Lê Hiệu, Dương Hạo, Đồng Tôn Trạch Sang Minh tuế cống, nhân tiện tạ ơn và báo tang (N), (O), (T) 1667, (Đinh Mùi) Cảnh Trị năm thứ 5, (Minh Vĩnh Lịch năm thứ 21, Thanh Khang Hy năm thứ 6) Nguyễn Nhuận, Trình Thì Tế, Lê Vinh Sang Thanh tuế cống (N) 1669, (Kỷ Dậu) Cảnh Trị năm thứ 7, (Thanh Khang Hy năm thứ 8) Quốc Khôi Sang Thanh tâu việc xin cứ 6 năm nộp cống cả 2 lần (T) 1673, (Quý Sửu) Dương Đức năm thứ 2, (Thanh Khang Hy năm thứ 12) Nguyễn Mậu Tài, Hồ Sĩ Dương, Đào Công Chính, Vũ Công Đạo, Vũ Duy Hải Sang Thanh tuế cống và báo tang (N), (T) Chú thích : Tên sứ thần1,2,3,…: số lần đi sứ của các sứ thần 2. Các kí hiệu trong phần mục đích: B - Đi biếu N – Nộp cống C - Sang chúc mừng O - Sang tạ ơn D - Sang đáp lễ S – Sang xin sách phong K – Kết hảo và thông hiếu I – Các mục đích khác MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (84).doc
Tài liệu liên quan