Đề tài Hộ gia đình đối với việc các ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Công tác khuyến nông cần phù hợp với trình độ và tập quán sản xuất của nông dân, kết hợp giữa việc truyền đạt những tri thức cụ thể về sản xuất với việc bồi dưỡng kiến thức về các mặt tổ chức sản xuất. Đáp ứng các nhu cầu cho đầu tư phát triển sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của hộ nông dân. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phủ sóng phát thanh truyền hình trong xã cũng như trong toàn tỉnh để tuyên truyền phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí của người dân./.

doc24 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hộ gia đình đối với việc các ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề lý luận chung 1 .Tính cấp thiết của đề tài : Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường . Dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước , cùng với sự tiếp cận ngày càng nhiều các thành tựu khoa học trên thế giới đã tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ về các mặt kinh tế, văn hoá ,xã hội . Đại hội Đảng lần thứ VII đã xác định phương hướng đổi mới , phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp - hoá hiện đại hóa . Mà phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp- hoá hiện đại hoá thực chất là việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật , công nghệ , các cách thức làm mới để phát triển sản xuất nông nghịêp , nâng cao năng súât cây trồng,vật nuôi. Trong đó việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những yếu tố quyết định , đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn . Làm thế nào để đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp? ; các hộ gia đình nông nghiệp đã ứng dụng như thế nào trong trồng trọt và chăn nuôi để có hiệu quả cao ? ..Đó là vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm . Thực tế cho thấy , ở nông thôn nước ta hiện nay nhiều hộ gia đình nông nghiệp đã tiếp thu và vận dụng những thành tựu , tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất , đặc biệt là họ đã biết cách sử dụng các loại giống mới, các cách làm mới trong trồng trọt và chăn nuôi , đem lại hiệu quả kinh tế cao , do vậy đời sống của người dân cũng phần nào được cải thiện . Xuất phát từ vấn đề trên, em lựa chọn đề tài “Hộ gia đình đối với việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp” để hoàn thiện cho báo cáo thực tập của mình . 2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn : Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ vấn đề cơ sở khoa học cho việc chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất ở nông thôn hiện nay . Kết quả nghiên cứu còn được sử dụng vào công tác quản lý hoạch định chính sách đầu tư của Nhà nước và địa phương trong việc đưa khoa học công nghệ vào nông thôn sao cho có hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường nhất là trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng việc áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu của trồng trọt và chăn nuôi. Đánh giá cách thức làm , kỹ năng của hộ gia đình trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp . Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của các hộ gia đình khi làm theo hướng dẫn mới hoặc theo kinh nghiệm cũ . Tìm giải pháp và nêu những khuyến nghị cho việc đưa khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp. 4. Đối tượng -khách thể -phạm vi nghiên cứu -mẫu nghiên cứu: 4.1. Khách thể nghiên cứu : Các hộ gia đình làm nông nghiệp ở xã Tràng Đà , Tuyên Quang 4.2.đối tượng nghiên cứu : Hộ gia đình với việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. 4.3.Phạm vi nghiên cứu: Qua khảo sát các hộ gia đình nông thôn tại xã Tràng Đà, tỉnh Tuyên Quang (Phạm vi không gian khảo sát ) Khảo sát tại thời điểm tháng 9-2002 (phạm vi thời gian khảo sát ) 4.4.Mẫu nghiên cứu : Cơ cấu mẫu nghiên cứu gồm 306 mẫu ngẫu nhiên phân bố đều cho 17xóm trên địa bàn xã Tràng Đà. 5.Giả thuyết nghiên cứu : Người dân xã Tràng Đà sử dụng giống mới , làm theo các hướng dẫn mới , sử dụng các thiết bị máy móc trong các khâu của trồng trọt và chăn nuôi . Việc áp dụng khoa học công nghệ của người dân phụ thuộc vào trình độ học vấn . Các tổ chức xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc đưa những cách thức làm mới vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp đến với người dân . 6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu : 6.1.Phương pháp luận : Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử . Vận dụng lý thuyết hệ thống chức năng của Parson: Parson cho rằng hành động xã hội là hành vi bao gồm các thành phần nhận thức , thành phần động cơ và thành phần đánh giá . Các thành phần đó được sắp xếp lại với nhau theo một trật tự , cấu trúc ổn định. Parson sử dụng khái niệm hệ thống hành độngđể phân tích mối quan hẹ giữa hệ thống cá nhân và hệ thống xã hội .Hệ thống hành động cấu trúc từ các tiểu hệ thống nhân cách , tiểu hệ thống xã hội và tiểu hệ thống văn hoá. Quan niệm hệ thống hành động về sau được Parson và các đồng nghiệp phát triển thành quan niệm hệ thống xã hội . Hệ thống xã hội được cấu thành từ 4 loại nhu cầu chức năng cơ bản của hệ thống xã hội sau đây : +.Thích ứng (A) với môi trường tự nhiên - vật lý xung quạnh . +.Hướng đích (G) huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác định +.Liên kết (I) phối hợp các hoạt động , điều hoà và giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn . +Duy trì khuôn mẫu lặn (L) tạo ra sự ổn định , trật tự . Các tiểu hệ thống có mối quan hệ với nhau theo nguyên lý chức năng để tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Hoạt động sản xuất của hộ gia đình nông nghiệp là một hệ thống , trong đó các nguồn lực (như đất đai , giống mới , công cụ sản xuất ..)là các tiểu hệ thống có quan hệ chặt chẽ với các ngành trồng trọt và chăn nuôi (là một bộ phận của hệ thống kinh tế ), giữ một vị trí khác nhau , và thực hiện những vai trò nhất định . 6.2. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi : 306 hộ gia đình làm nông nghiệp ở xã Tràng Đà. Phương pháp quan sát : bao quát hộ gia đình , quan sát các vật dụng , lối sống , cách làm ăn của họ Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành 5 phỏng vấn sâu đối với các hộ gia đình ở xã Tràng Đà. Phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung : tại nhà văn hoá xóm 7b của xã Tràng Đà. 7.Khung lý thuyết : ĐK - KT - XH Nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận KHCN Năng suất và sự phát triển kinh tế hộ gia đình áp dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp Sự hiểu biết đánh giá về khoa học công nghệ Người nông dân Các cách thức làm Kinh tế hộ Quá trình CN hoá nông nghiệp nông thôn Phần II Kết quả nghiên cứu - giải pháp và kiến nghị 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu : Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn. Trước khi ra đời những chính sách kinh tế mới (chưa diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VII), nền kinh tế nông thôn có tới 74% dân số làm nông nghiệp và thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tới 35% tổng số GDP thì vấn đề phát triển kinh tế nông thôn là rất cần thiết . Sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước đã lôi cuốn sự tham gia của các cán bộ khoa học , các nhà quản lý trong việc nghiên cứu, hoạch định các chính sách , đề xuất các giải pháp phù hợp và rút kinh nghiệm thực tiẽn nhằm xây dựng một nông thôn Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này , mỗi công trình nghiên cứu lại đề cập giải quyết một số vấn đề cụ thể của nông nghiệp nông thôn như : Thực trạng nghèo đói ;chuyển giao công nghệ ; đất đai …Ngoài ra còn có các chương trình xoá đói giảm nghèo , chương trình hỗ trợ kinh tế nông nghiệp Trong cuốn “Xoá đói giảm nghèo của Việt Nam” do UNDP nghiên cứu có đề cập đến vấn đề người nghèo , “Vấn đề nghèo khổ ở Việt Nam” , “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”(NXB Chính trị Quốc gia ), “Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay” (NXb Tư tưỏng - Văn hoá ) ; rồi các hoạt động thực tế như Hội thảo khoa học “Nghị quyết TW4 -khoá 8 về vấn dề nông nghiệp nông thôn”…Các cuốn sách trên đã đề cập đến thực trạng xã hội kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp . Trong đề tài này , em kết hợp nghiên cứu các khía cạnh xã hội và kinh tế nông nghiệp nông thôn để làm rõ việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình làm nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay. Phần giải pháp và khuyến nghị được đưa ra trên cơ sở thực tế , hy vọng đóng góp một vài ý kiến cho các cấp , các ngành quan tâm để có quyết sách phù hợp , nhằm tạo cho người dân nông thôn một hướng phát triển bền vững , lâu dài trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn . 1.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu : Tràng Đà là một xã nằm ở ven ngoại phía bắc thị xã Tuyên Quang , tỉnh Tuyên Quang. Chạy dọc giữa xã là đường tỉnh lộ nối thị xã Tuyên Quang với các xã phía bắc huyện Yên Sơn , tỉnh Tuyên Quang (đi Tân Long , Xuân Vân , Kiến thiết )là con đường huyết mạch chạy qua trung tâm hành chính , thông tin , dịch vụ của xã . Xã Tràng Đà là một xã nông thôn ngoại thị xã Tuyên Quang có lợi thế lớn về vị trí dịa lý và giao thông . Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1342 ha ,trong đó , đất nông nghiệp là 257,99 ha . Gồm :Đất ruộng là 90 ha , đất vườn tạp là 92ha , đất lâm nghiệp có rừng 639ha , đất suối núi đá là 257,48ha , đất ở 43,43ha. Mật độ dân cư xã là 362 người /km2 với tổng số dân có 4672 người gồm 1193 hộ .Trong đó , số lao động nông nghiệp chiếm 36%. Bình quân đất nông nghiệp là 531m2 1khẩu ;đất ruộng lúa:350m2 /khẩu nông nghiệp ;đất vườn tạp :250m2 /khẩu nông nghiệp ; đất lâm nghiệp :660m2 /khẩu nông nghiệp . Như vậy có thể thấy đấ đai nông nghiệp ở TràngĐà không nhiều , mỗi nhân khẩu nông nghiệp chỉ có trên dưới 2,2sào , đất ruộng chỉ có 1,2 sào . Một số loại đất khác như đất vườn tạp , đất đồi rừng , đất đã trồng rừng thì không có hiệu quả lắm . Xã có các dân tộc khác nhau như : dân tộc Kinh chiếm 955, dân tộc Tày , Nùng , Cao Lan chiếm 4,7%, dân tộc Hoa chiếm 0,3%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có 36% nhưng chủ yếu lao động nông nghiệp đơn thuần . Trình độ lao động không đồng đều , lao động có tay nghề, kỹ thuật chưa nhiều, hạn chế cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Trong nhiều năm qua , Tràng Đà chưa nhận thức đầy đủ cũng như chưa có đủ điều kiện để khai thác phát triển . Kinh tế Tràng Đà vẫn chủ yếu do ngành nông lâm nghiệp đảm nhiệm . Do việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong xã diễn ra còn chậm , trong đó ngành trồng trọt và chăn nuôi chưa thực sự có hiệu quả cao do địa hình đất đai không thuận lợi , lũ lụt kéo dài , phân bón, thuỷ lợi , các phương tiện phục vụ cho sản xuất còn hạn chế . Vì thế mà xã còn nhiều vấn đề trắc trở , nan giải cần giải quyết và giúp đỡ. 2. Các khái niệm công cụ : 2.1.Khái niệm “Công nghiệp hoá nông nghiệp” : “Công nghiệp hoá nông nghiệp” là quá trình chuỷên biến từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ , lạc hậu , phân tán sang nền nông nghiệp sản xuất lớn với trình độ chuyên canh và thâm canh cao , tiến hành sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh với trình độ trang bị công nghiệp và công nghệ tiên tiến , áp dụng rộng rãi thuỷ lợi hoá , cơ khí hoá , hoá học hoá , điện khí hoá , sinh học hoá cao hơn và bước đầu áp dụng cả tự động hoá , tin học hoá”.(PGS.TS Chu Huy Quý ; PGS. TS Nguyên Kế Tuấn (đồng chủ biên ): “Con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”, NXB chính trị quốc gia , Hà Nội , 2001 , trang 26) 2.2.Khái niệm “Hộ gia đình”: - Hộ gia đình là khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng , là một tổ chức kinh tế , một đơn vị hành chính địa lý . Nói cách khác , hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân hay ruột thịt hoặc nuôi dưỡng , có quỹ thu - chi chung . - Có 3 loại hộ gia đình ở nông thôn theo tiêu chí nghề nghiệp . + Hộ gia đình nông dân : Là những hộ hoạt động kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp , có thể kết hợp chăn nuôi và làm vườn quy mô nhỏ . +Hộ gia đình không phải nông dân : Là các hộ mà kinh tế dựa vào các loại hình nghề nghiệp khác nhau như : dịch vụ , buôn bán , thủ công , cán bộ công chức .. +Hộ gia đình phi nông nghiệp : Là những hộ gia đình có một nguồn thu từ nông nghiệp và một nguồn thu khác không từ nông nghiệp ( là một kiểu gia đình hỗn hợp ). 2.3.Khái niệm “Khoa học - công nghệ”: Khoa học là lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra tri thức mới về tự nhiên ,xã hội và tư duy , bao gồm tất cả những yếu tố của sự sản xuất này . Công nghệ là tổ hợp gồm nhiều công đoạn của qua trình biến đổi tri thức khoa học thành sản phẩm và dịch vụ .( GS .TS Vũ Đình Cự) Công nghệ là quá trình vận dụng các kiến thức khoa học và kỹ thuật để tạo ra hoặc cải tiến một sản phẩm hoàn chỉnh . Khoa học công nghệ bao gồm : + Giống: là danh từ phân loại sinh vật chỉ những nhóm sinh vật thuộc cùng một họ và gồm nhiều loại khác nhau. +Kỹ thuật: là tổng thể nói chung các phương tiện và tư liệu hoạt động của con người để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu sản xuất của xã hội. 3. Thực trạng áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 3.1. Thực trạng sử dụng đất đai. Tổng diện tích đất nông nghiệp xã Tràng Đà có 257,99 ha với tổng diện tích tự nhiên của xã là 1342 ha, bình quân đất đai cho một khẩu và một khẩu nông nghiệp là: Đất nông nghiệp - 531m2/ khẩu; Đất ruộng lúa - 350m2/ khẩu nông nghiệp; Đất vườn tạp - 250m2/ khẩu nông nghiệp; Đất lâm nghiệp - 660m2/ khẩu nông nghiệp. Như vậy, có thể thấy đất đai nông nghiệp ở Tràng Đà không nhiều, mỗi nhân khẩu nông nghiệp chỉ có trên dưới 2,2 sào và đất ruộng chỉ có 1,2 sào " Ruộng ít mà đất đai lại ở vùng thấp cho nên dễ ngập úng nước và cũng dễ bị khô hạn, năng suất lúa không được mấy. Vì vậy rất nhiều hộ phải làm thêm nghề khác hoặc thuê đất để canh tác" ( Bác N.T.H - xóm 8A). Đất đai ở xã Tràng Đà dành cho nông nghiệp không nhiều nhất là diện tích ruộng đồng mạnh mún, nhiều chỗ cao và dốc, do đó việc đưa thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp vào nhiều đồng ruộng không phù hợp. Phỏng vấn bác N.X.C - xóm 7A: " ở đây các hộ cũng có nhiều rộng nhưng mỗi chỗ 1 vài sào nên có dùng máy cày, máy bừa vào cũng khó vì việc di chuyển rất bất tiện, vì vậy thường là gia đình cày lấy cũng ít đi thuê người cày". Hộ nào càng nhiều ruộng rải rác thì việc đưa khoa học kỹ thuật không được chú ý, mà chủ yếu các hộ có diện tích ruộng lớn thì việc đầu tư máy móc, công cụ sản xuất mới được tăng cường. Như vậy, ta có thể thấy việc dẫn người dân đến với quyết định áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nông nghiệp thực sự hay không phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, đất đai của vùng. Nếu cải thiện được điều kiện ruộng đất thì người dân có thể vận dụng các máy móc hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai xã Tràng Đà bao gồm đồng ruộng, soi bãi tương đối màu mỡ, trong đó một số diện tích hàng năm được bồi đắp phù sa nên rất thuận lợi phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Hầu hết, người dân chủ yếu là trồng lúa ngoài ra còn có cây ăn quả phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và gia đình nào cũng có một diện tích đất bãi khá lớn để trồng cây công nghiệp như bạch đàn, keo vv... Về đất đai, trong kết quả nghiên cứu thì hầu hết đại đa số gia đình nào cũng cải tạo đất trước khi canh tác. Thường người dân cải tạo đất bằng cách đưa máy vào đồng ruộng để cày bừa rồi vãi phân. 3.2. Thực trạng sử dụng máy móc trong hộ gia đình và việc đáp ứng nhu cầu thuỷ cho các hộ. Hầu hết khi được hỏi người dân đều trả lời chỉ dùng máy móc vào các khâu quan trọng như việc dùng máy cày, máy bừa cho việc làm đất; xe máy, xe công nông dùng vào việc vận chuyển nông phẩm sau thu hoạch. Ngoài ra những ruộng manh mún thì các hộ lại dùng sức vật nuôi (trâu, bò) hoặc quá trình vận chuyển mà giao thông đường sá không thuận tiện thì dùng xe cải tiến, xe thồ, sức vật kéo ( trâu, bò, ngựa). Nhưng hầu như người dân đều cố gắng đưa máy móc vào quá trình canh tác, sản xuất. Phỏng vấn sâu anh N.Đ. L - xóm 7B: " ở xã có loại máy móc nào đáp ứng cho người dân thì người dân đều áp dụng để sản xuất. Đưa tất cả các loại máy móc vào thì sẽ tiết kiệm được thời gian để làm việc khác. Chi phí cho các loại máy móc cũng không tốn kém lắm, mình lấy tiền từ việc làm thêm để trả còn thóc lúa chủ yếu để nhà ăn". Như vậy cho thấy, người dân rất muốn tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vì đầu tư máy móc vào sản xuất sẽ đem lại cho họ nhiều hiệu quả về kinh tế và thời gian. Việc sử dụng máy móc trong các khâu của quá trình sản xuất cũng có lúc gặp nhiều khó khăn vì vậy khi hỏi " Có ai hướng dẫn cho các bác cách sử dụng không" thì họ đều trả lời " Có. Các cán bộ xã hoặc dịch vụ, người cho thuê máy họ đến hướng dẫn hoặc họ đến cày, bừa, vận chuyển cho mình luôn". ( Phỏng vấn sâu N. T. T - xóm 7B). Ngoài ra, còn yếu tố rất quan trọng trong phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp đó là hệ thống thuỷ lợi. Theo kết quả nghiên cứu, hầu hết hệ thống tưới tiêu cho các đồng ruộng đều do hệ thống thuỷ nông của địa phương cung cấp vì vậy mà người dân không phải lo lắng nhiều về nước tưới cho cây trồng. 3.3. Thực trạng sử dụng giống cây trồng - vật nuôi mới trong các hộ gia đình. Theo kết quả thu được các hộ dân ở đây đều áp dụng những khoa học công nghệ mới. Họ được tiếp cận và áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Về trồng trọt: các giống lúa lai, ngô lai, các giống mía mới, các giống lúa thuần mới chọn lọc, đậu tương giống mới, lạc sen lai, vừng V6 Nhật Bản, làm nấm rơm... Trồng mới và cải tạo các vường cây ăn quả có giá trị kinh tế cao mang tính hàng hoá, kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc. Bảng 1: Tỷ lệ áp dụng giống cây trồng mới cho trồng trọt Các loại cây Việc áp dụng Lúa Hoa màu Cây ăn quả Cây công nghiệp Có Số người 284 107 107 56 Tỷ lệ (%) 95,6 54,9 58,2 42,4 Không Số người 13 88 77 76 Tỷ lệ (%) 4,4 45,1 41,8 57,6 Qua điều tra bằng bảng hỏi ta thấy hầu hết các hộ đều sử dụng giống cây trồng mới. Trong số 297 người được hỏi có 284 người sử dụng giống lúa mới chiếm 95,6% còn lại một số nhỏ là không sử dụng vì họ chưa nhìn thấy được hiệu quả, họ còn chờ sự thành công từ người khác rồi họ mới sử dụng. Hoa màu, cây ăn quả cũng được sử dụng nhiều còn cây công nghiệp thì chưa đạt hiệu quả sử dụng cho lắm. Vì vậy ta thấy, các hộ nông dân ở đây có xu hướng thiên về cây lúa. Về chăn nuôi, chủ yếu nuôi gà tam hoàng, lương phượng, ngan lai pháp, cá chép lai ba máu, cá rô phi đơn tính, nuôi vịt siêu thịt, bò lai sinh và phát triển đàn ong... Theo kết quả nghiên cứu ta thấy người dân chủ yếu nuôi lợn và gà: Bảng 2: Tỷ lệ áp dụng con giống mới cho chăn nuôi: Việc áp dụng Các loại con Có Không Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Lợn mới 162 67,2 79 32,8 Gà mới 106 47,1 199 52,9 Chứng tỏ người dân tiếp thu những tiến bộ khoa học học nghệ rất có hiệu quả. Theo số liệu, trong số những người được hỏi thì có 162 người sử dụng giống lớn mới chiếm 67,2% còn 79 người là không sử dụng chiếm 32,8%. Còn gà mới thì sử dụng ít hơn, các hộ vẫn có xu hướng sử dụng giống gà từ vụ trước cho vụ sau, tức là gà đẻ lấy trứng ấp cho nở thành con rồi nuôi. Nhưng chăn nuôi của các hộ nông dân xã Tràng Đà chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt gia đình là chính. Như vậy, tuy điều kiện đất đai, trình độ còn hạn chế nhưng nhận thức của người dân về việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp rất cao. Tuy việc sử dụng còn nhiều khó khăn vì nhiều hộ chưa làm đúng cách nhưng năng suất và sản lượng cũng tăng lên rõ rệt. 3.4. Thực trạng áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cơ cấu ngành nghề chủ yếu của hộ nông dân ở nước ta là trồng trọt và chăn nuôi. " Nét chung nhất của hệ thống nông nghiệp truyền thống là nông dân còn duy trì cơ cấu sản xuất và canh tác theo các phương thức đã tồn tại cách đây hàng nghìn năm, nét nổi bật của cơ cấu sản xuất đó ít thay đổi. Người nông dân với tập quán sản xuất chủ yếu để tiêu dùng mà ít có mục đích là để kiếm lợi nhuận, nên cơ cấu sản xuất đó được duy trì khá lâu". Người dân xã Tràng Đà cũng như những người nông dân các vùng khác đều coi trồng trọt là nghề chính. Về trồng trọt, kết quả nghiên cứu qua các hộ gia đình, ta thấy tỷ lệ các gia đình thực hiện các khâu trong trồng trọt chủ yếu là theo kinh nghiệm hay hướng dẫn mới, kết quả thu được như sau: Bảng 3: Tỷ lệ thực hiện cách thức làm trong các khâu của trồng trọt Các khâu trong trồng trọt Cách thức làm Chọn giống cây trồng Cách ươm ủ Cách làm đất Cách làm cỏ Cách bón phân Cách phòng bệnh Thu hoạch chế biến Làm theo kinh nghiệm Số người 66 209 164 183 114 97 202 Tỷ lệ (%) 21,9 36,6 54,8 61,0 38,0 32,4 68,9 Làm theo hướng dẫn mới Số người 235 189 135 117 186 201 91 Tỷ lệ (%) 78,1 63,4 45,2 39,0 62,0 67,2 31,1 Qua bảng số liệu ta thấy hầu hết các hộ nông dân đều thực hiện các khâu trong trồng trọt theo hướng dẫn mới là chủ yếu. Đặc biệt là khâu chọn giống thì người dân sử dụng rất nhiều các loại giống mới chiếm 78,1% và cách phòng bệnh cho cây trồng thì chiếm 67,2%. Điều này, chứng tỏ người dân ở đây đa số đều làm theo những hướng dẫn mới mà chủ yếu các hộ này đều mua giống từ các tổ chức xã hội,và dịch vụ vật tư nông nghiệp và trên thị trường tư nhân. Tiền giống cho mỗi vụ từ 15.000 - 20.000 đồng cho 1 sào (khoảng 6 - 8 kg thóc thường) " Giống lúa mới ngày trước thì 10.000 đồng/kg nhưng nhưng từ năm 1999 - 2000 lên 25.000đ/kg vì vậy năng suât thu về không có lãi mấy" trích phỏng vấn sâu chú L - xóm 7B). Còn rất ít các hộ làm theo kinh nghiệm hiểu biết sẵn có, họ chọn giống cây trồng theo hình thức chọn từ vụ trước để lại cho vụ sau, theo cách này họ không phải mua giống trên thị trường nhưng không đảm bảm chắc chắn về mặt kỹ thuật và phòng ngừa sâu bệnh, di chứng nhưng tỷ lệ này chiếm 21,9%. Còn hầu hết các khâu như: làm đất, làm cỏ, thu hoạch - chế biến thì các hộ chủ yếu làm theo kinh nghiệm hiểu biết vì làm như vậy theo họ sẽ tốt hơn, trong đó làm đất chiếm 54,8%, làm cỏ chiếm 61,0%; thu hoạch - chế biến chiếm 68,9%. Vì vậy, ta thấy, các hộ gia đình ở đây đã tiếp thu được những thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là khâu chọn giống hầu như hộ nào cũng sử dụng. Về chăn nuôi, điều tra các hộ thực hiện các khâu trong chăn nuôi theo kinh nghiệm hiểu biết hay hướng dẫn mới, kết quả thu được như sau: Bảng 4: Tỷ lệ thực hiện cách thức làm trong các khâu của chăn nuôi Các khâu của chăn nuôi Cách thức làm Chọn giống Cách xây dựng chuồng trại Cách cho ăn Cách phòng bệnh Cách xử lý phân, chất thải Làm theo kinh nghiệm Số người 167 220 180 146 224 Tỷ lệ (%) 58,2 76,7 63,2 51,2 80,9 Làm theo hướng dẫn mới Số người 119 66 204 138 52 Tỷ lệ (%) 41,8 23,0 36,5 48,4 18,8 Kết quả trên cho thấy, các hộ nông dân hầu hết làm theo kinh nghiệm hiểu biết đã có kể cả cách chọn giống cũng làm theo kinh nghiệm chiếm 58,2% trong khi số hộ làm theo hướng dẫn mới chỉ chiếm 41,8%. Nhất là khâu xử lý chất thải, các hộ đều làm theo kinh nghiệm chiếm 80,9%. " Hầu hết phân chuồng, chất thải đều lấy để sử dụng vào việc trồng trọt" ( trích phỏng vấn sâu của bác N.T .H - xóm 8A). Như vậy ta thấy, các hộ gia đình ở dây chưa được tiếp cận nhiều khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, họ chưa hiểu biết nhiều về những tiến bộ của khoa học công nghệ. Về dịch vụ nông nghiệp thì hầu hết các hộ gia đình ở đây đều thâm canh lúa là chủ yếu. Vì vậy ngoài việc chọn giống và các khâu liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi, người dân ở đây còn quan tâm rất nhiều đến các loại vật tư nông nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngoài việc tận dụng nguồn phân chuồng, phân xanh sẵn có cho đồng ruộng mà theo họ vừa giải quyết được chuống chai cứng và độ bạc màu cuả đất đồng thời cũng tránh cho lúa bị lép, thì các hộ nông dân còn sử dụng các loại phân hoá học, phân bón tổng hợp (NPK), thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,.." thông thường mỗi một sào ruộng phải đầu tư từ 6 - 8 kg phân đạm và 10kg phân tổng hợp (NPK ) nhưng vẫn phải sử dụng thêm cả phân chuồng và phân xanh lấy từ chăn nuôi như vậy mới đảm bảo được cho cây lúa" ( trích phỏng vấn sâu chú T - xóm 7B). Khi được hỏi thì hầu hết họ đều mua các loại vật tư nông nghiệp của nhà nước và hợp tác xã dịch vụ. Họ cho rằng mua ở đây sẽ đảm bảo được chất lượng và người hướng dẫn tỉ mỉ và có giấy hướng dẫn cẩn thận. Ngoài việc sử dụng các loại phân bón, thuộc trừ sâu, giống cây trồng mới cho trồng trọt, các hộ còn quan tâm đến giống vật nuôi mới và các loại vật tư dành cho chăn nuôi như: thức ăn công nghiệp, thuốc thú y..... Trong số 303 người trả lời thì số người được hướng dẫn là 216 người chiếm tỷ lệ 86,1% còn số người không được hướng dẫn là 42 người chiếm tỷ lệ 13,9%. Nhưng khi được hướng dẫn là 42 người nông dân lại không làm đúng y nguyên mà họ làm theo hướng dẫn một nửa và theo kinh nghiệm hiểu biết một nửa. Có 164 người trả lời làm đúng theo sự hướng dẫn trong tổng số 256 người trả lời chiếm 64,1%; 84 người làm theo nhưng không đầy đủ chiếm 32,8%; 8 người trả lời hoàn toàn không làm theo mặc dù đã được hướng dẫn chiếm 3,1%. Ngoài diện tích đất ruộng thì mỗi hộ nông dân còn có một diện tích vườn nhất định. Bằng phương pháp quan sát và phỏng vấn sâu cho thấy: tuy diện tích vườn của mỗi hộ khác nhau nhưng hầu hết là vườn tạp, trồng rất nhiều loại cây như rau màu phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt gia đình là chính. Một số hộ có vườn trồng chuyên canh cây ăn quả như: hồng, vải, táo vv... Mặc dù trồng những loại cây này nhưng họ vẫn phải bỏ ra một số vốn nhất định để mua phân, giống để cải tạo thành vườn chuyên canh. Đa số các vườn còn lại là vườn tạp thì chủ yếu canh tác tự cấp, tự túc cho bản thân các hộ. Chính vì thực trạng đầu tư cho canh tác diện tích vườn như vậy cho nên hiệu quả khai thác đất vườn không cao. Còn chăn nuôi thì các hộ cũng chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, phục vụ cho những ngày lễ, Tết. Chứ họ không tập trung chăn nuôi theo hướng kinh doanh, có đầu tư để kiếm lãi nhưng họ vẫn tiếp thu những kỹ thuật chăn nuôi mới để đạt hiệu quả cao khi vật nuôi trong nhà mắc bệnh dịch các hộ cũng chữa trị nhưng chủ yếu là mua thuốc về tự chữa là chính, rất ít số hộ nhờ đến cán bộ thú y của thôn xã. Ta thấy đối với sâu bệnh hại cây trồng - vật nuôi thì các hộ ở đây thường xuyên kiểm tra, phát hiện và được các đoàn thể hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tiêm phòng tốt theo định kỳ và họ được bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm không để dịch bệnh xảy ra, đảm bảo năng suất cây trồng - vật nuôi. Vì vậy, từ thực trạng áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp các hộ nông dân xã Tràng Đà đã phát huy được mặt tích cực trong việc nâng cao năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên thực trạng trên còn nhiều hạn chế các hộ nông dân còn mang tính cá thể, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, chăn nuôi còn chiếm tỷ lệ thấp và chưa được phát triển. 3.5. Nhận thức về khoa học công nghệ và khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp của hộ gia đình nông dân. Trong những năm gần đây, việc đưa khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất của người dân đã đạt được những thành tựu nhất định. Các tiến bộ về thuỷ lợi, cải tạo đất, giống cây trồng - vật nuôi, cơ cấu mầu phù hợp với từng vùng sinh thái vv...đã được đưa vào sản xuất nông nghiệp góp phần to lớn vào thành quả nông nghiệp nước ta. Thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất cây trồng - vật nuôi tăng lên rõ rệt qua việc áp dụng khoa học công nghệ và các loại vật tư nông nghiệp. Phỏng vấn sâu chú N.N.T - xóm 7B: " Từ khi áp dụng các loại giống cây trồng - vật nuôi mới thì năng suất đem lại lớn, đảm bảo cho đời sống của người dân. Chẳng hạn như trước đây chỉ đạt 1 - 1,5 tạ cho một sào lúa còn khi áp dụng giống lúa mới tăng lên 2 - 2,6 tạ / sào. Còn ngô trước đây chỉ đạt 0,5 - 1 tạ/sào còn khi áp dụng giống ngô mới thì tăng lên 2 tạ/ sào". Như vậy người nông dân bước đầu đã nhận thấy được vai trò và lợi ích khi áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Dù đã được hỗ trợ về khoa học công nghệ nhưng còn một số lĩnh vực họ chưa biết cách tận dụng hết như nguồn lực lao động, đất đai, kỹ thuật vào sản xuất vv... Qua những cuộc phỏng vấn sâu có thể nhận thấy rằng: người nông dân vẫn còn tồn tại lối tư duy cũ. Họ coi sản xuất lúa là một chu trình khép kín, sự cần thiết của công việc cày bừa, cất trữ giống má, chăm bón, gieo cấy, sử dụng lao động vv.... đòi hỏi chủ gia đình phải lo cho vụ sau khi thu hoạch còn chưa kết thúc. Người nông dân luôn đạt mục tiêu làm tăng năng suất bằng cách lao tác động nguồn nhân lực còn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế. Chính vì vậy khi phổ biến giống cây trồng - vật nuôi mới cho người dân, ít thu hút được sự quan tâm của họ. Mà tình trạng chung là gia đình nào thích làm thì cứ làm còn các gia đình khác thì chờ đợi nếu thành công thì họ mới học hỏi và tiếp thu. Nghiên cứu thực trạng áp dụng khoa học công nghệ của hộ nông dân nhằm tìm ra những dấu hiệu, những chỉ báo cơ bản để định hướng phát triển. Tuy nhiên muốn khoa học công nghệ thực sự tới các hộ nông dân thì phải tìm hiểu nhận thức khả năng nhận thức và khả năng thực tế của họ ra sao. Việc tìm hiểu nhận thức của các hộ nông dân xét theo trình độ học vấn cho thấy sâu hơn, hiểu rõ hơn tính năng động của người dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay. Với ta cách là hộ tự chủ trong sản xuất, người nông dân không thể là người thụ động mà họ phải mày mò, tìm hiểu, học hỏi các kỹ năng, kiến thức nhằm nâng cao năng suất sản lượng. Đối với kiến thức kỹ thuật nông nghiệp người nông dân cũng có nhu cầu lớn, một hạn chế đối với họ là các tổ chức khuyến nông chưa kết hợp với hoạt động của các hội, đoàn thể để đi xuống thực sự với người dân, trong khi các hội đoàn thể hoạt động cầm chừng, vin vào kinh phí thì làm sao người nông dân có cơ hội tiếp cận với tiến bộ của khoa học công nghệ. Để đánh giá một cách chính xác hơn về việc thực hiện cách thức làm của người dân vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp, ta xem xét mức độ tương quan học vấn của chủ hộ có học vấn khác nhau. Bảng 5: Tương quan học vấn và cách thức thực hiện các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Về trồng trọt Học vấn Cách thức làm Số người thực hiện các khâu trong trồng trọt Chọn giống ươm ủ Làm đất Làm cỏ Bón phân Phòng bệnh Thu hoạch Chế biến Bảo quản Dưới 5 Làm theo kinh nghiệm 19 24 43 46 32 27 54 56 56 Làm theo hướng dẫn mới 54 48 30 27 41 45 19 17 16 Từ 5 - 9 Làm theo kinh nghiệm 33 62 87 98 56 45 105 104 115 Làm theo hướng dẫn mới 122 92 66 56 98 108 49 46 38 Từ 9 - 12 Làm theo kinh nghiệm 10 18 22 25 19 18 28 31 32 Làm theo hướng dẫn mới 44 35 32 29 35 36 25 22 21 Trên 12 Làm theo kinh nghiệm 4 5 10 12 6 6 11 9 13 Làm theo hướng dẫn mới 12 11 6 4 10 10 4 5 2 Tổng: 2657 người 298 295 296 297 297 296 295 290 293 Về chăn nuôi Học vấn Cách thức làm Số người thực hiện các khâu trong chăn nuôi Chọn giống Xây dựng chuồng trại Cho ăn Phòng bệnh Xử lý phân, chất thải Dưới 5 Làm theo kinh nghiệm 44 13 48 35 57 Làm theo hướng dẫn mới 27 55 23 34 11 Từ 5 - 9 Làm theo kinh nghiệm 81 40 86 73 119 Làm theo hướng dẫn mới 64 91 59 73 21 Từ 9 - 12 Làm theo kinh nghiệm 33 18 33 25 33 Làm theo hướng dẫn mới 18 26 17 25 16 Trên 12 Làm theo kinh nghiệm 7 6 11 10 12 Làm theo hướng dẫn mới 9 9 5 6 4 Tổng: 1381 người 284 258 283 282 274 Qua 2 bảng trên ta thấy càng lên lớp caothì người dân đi học càng ít, họ chỉ học đến cấp II là chủ yếu, còn cấp III thì tương đối, càng lên cao thì trình độ học vấn lại càng thấp. Vì vậy ta thấy học vấn, nhận thức tác động rất lớn đến hành vi của người dân. Những người có trình độ học vấn cao rất ít nhưng họ vẫn nhận thấy khoa học và công nghệ trong sản xuất cũng như khả năng nhanh nhạy trong việc tiếp thu những kiến thức mới. Tuy nhiên vẫn có một số ít người không thuộc diện các khâu trong nông nghiệp thoe một cách thức nào, những người này chủ yếu tập trung ở cấp I và cấp II. Nói tóm lại, người dân có trình độ học vấn thấp và ít được đào tạo về chuyên môn. Bởi vậy cần phải tổ chức đào tạo và hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi trên cơ sở kỹ thuật truyền thống kết hợp với các tiến bộ của kho học kỹ thuật mới góp phần tăng năng suất cây trồng - vật nuôi. Việc bồi dưỡng hướng dẫn kỹ thuật mới qua tổ chức khuyến nông, các hội đoàn thể cần được đẩy mạnh và chú ý. Đẩy mạnh việc phổ biến các kiến thức kỹ thuật nuôi trồng giống cây, con giống mới, các kinh nghiệm sản xuất giỏi đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao ở địa phương thông qua các phương tiện thông tin ở xã như loa truyền thanh, qua các cuộc hội họp tổ đội sản xuất vv... 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu chúng ta có thể khẳng định rằng kinh tế hộ gia đình là nền tảng cho sự phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời khẳng định vai trò của các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp không những làm tăng hiệu quả kinh tế, giảm thời gian lao động mà còn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Kết quả nghiên cứu chứng minh: các hộ nông dân còn thiếu vốn đầu tư, ruộng đất không được nhiều và manh mún, trình độ sản xuất không đồng đều một phần do khá lớn các hộ nông dân không nắm bắt được các tiến bộ khoa học công nghệ mới, không có nhiều thông tin, không được hướng dẫn tỷ mỉ và không được bồi dưỡng về kỹ thuật, cách thức thực hiện các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp một cách thường xuyên. Thiếu các mô hình về việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ về sản xuất nông nghiệp, phát triển và mở mang dịch vụ, nâng cao dân trí vv... để phổ biến các nơi cùng áp dụng. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh cho giả thuyết: Hộ gia đình nông dân nông thôn đối với việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân xã Tràng Đà - Tỉnh Tuyên Quang còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn, vào vốn và sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức xã hội. 4.2. Một vài kiến nghị và giải pháp. - Với các hộ gia đình nông dân cần phải phát huy những thuận lợi chung của địa phương và của gia đình như vốn, lao động, đất đai, kỹ thuật kinh nghiệm, cách làm mới vv... để đưa vào các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Về ngành trồng trọt: cần phải đưa vào những giống lúa mới năng suất cao hay lúa đặc sản vào sản xuất. Với diện tích vườn ao cần phải cải tạo những vườn tạp thành những vườn chuyên canh cây ăn quả hay rau màu và cải tạo diện tích mặt ao vào chăn nuôi cá cung cấp thực phẩm cho thị trường vv... có như vậy thì hiệu suất khai thác, sử dụng đất mới cao hạn chế được tính tự cấp tự túc. Về ngành chăn nuôi thì cần phải đưa lên hành ngành chính bằng cách mở rộng quy mô chuồng trại, tăng số đầu vật nuôi và chăn nuôi nhiều loại khác nhau, cả gia súc và gia cầm với quy mô lớn và theo một phương pháp công nghệ mới, khắc phục dần dần tình trạng chăn nuôi như hiện nay rất lẻ tẻ, cá thể và tiểu nông. Các hộ gia đình nông dân cần phải nâng cao ý thức cộng đồng, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất về mặt kỹ thuật, kinh nghiệm vv.... để nâng cao mức độ chuyên môn hoá ngành nghề một cách đồng bộ trong toàn xã. - Với các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội: Tạo ra và phổ biến rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp. Tổ chức hệ thống dịch vụ hợp lý, có hiệu quả để cung cấp kịp thời các loại vật tư nông nghiệp thiết yếu như giống cây trồng - vật nuôi mới, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y vv...Hình thành các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ở các địa phương với chức năng chủ yếu là làm dịch vụ khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân. Công tác khuyến nông cần phù hợp với trình độ và tập quán sản xuất của nông dân, kết hợp giữa việc truyền đạt những tri thức cụ thể về sản xuất với việc bồi dưỡng kiến thức về các mặt tổ chức sản xuất. Đáp ứng các nhu cầu cho đầu tư phát triển sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của hộ nông dân. áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phủ sóng phát thanh truyền hình trong xã cũng như trong toàn tỉnh để tuyên truyền phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí của người dân.../. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Thế Cường " Xã hội học và những biến đổi xã hội trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước" - Tạp chí xã hội số 2 - 1996. 2. Vũ Cao Đàm: "XHH Khoa học công nghệ và Môi trường" 3. GS.TS. Nguyễn Đình Phan, PGS. TS. Trần Minh Đạo, TS. Nguyễn Văn Phúc: "Những biện chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng" - NXB chính trị Quốc gia. Hà Nội 2002. 4. Hoàng Phê " Từ điển Tiếng Việt" - NXB khoa học xã hội. Trung tâm từ điểm học Hà Nội. 5. UBND: Báo cáo của xã Tràng Đà - tỉnh Tuyên Quang 6. Nguyễn Khắc Viện " Từ điển xã hội học" - NXB thế giới Hà Nội 1994. 7. XHH - K42 chính quy: Báo cáo Thực tập Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0060.doc