Đề tài Hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN I. Đầu tư phát triển và vai trò của đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh 1. Khái niệm về đầu tư phát triển  Khái niệm  Phân biệt đầu tư phát triển với các hoạt động đầu tư khác 2. Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế 2.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước:  Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu:  Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế  Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:  Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước 2.2. Đối vớ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 3. Tín dụng Nhà nước cho đầu tư phát triển và vai trò của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.  Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong việc xoá bỏ bao cấp trong đầu tư  Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong điều tết vĩ mô nền kinh tế II. Quỹ hỗ trợ phát triển và chính sách hỗ trợ đầu tư của quỹ hỗ trợ phát triển 1. Quỹ hỗ trợ phát triển 2. Các chính sách hỗ trợ đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển 2.1. Cho vay đầu tư 2.2. Bảo lãnh tín dụng đầu tư III. Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 1. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 2. Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 4.Trình tự lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 5. Cấp vốn và quyết toán vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 6. Tính ưu việt của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư so với các hình thức hỗ trợ đầu tư khác Chương II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ I. Khái quát về tình hình hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển trong hai năm 2000 và 2001 1. Hoạt động cho vay đầu tư 2. Hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tư II. Thực trạng thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển 1. Tình hình đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 2. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3. Tình hình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu III. Những tồn tại của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 1. Điều kiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn rườm rà 2. Quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quá phức tạp và tốn nhiều thời gian 3. Cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn nhiều bất hợp lý. 3.1. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại nghị định 43/1999/ NĐ-CP a) Chưa có sự phân biệt giữa các dự án có thời hạn tín dụng khác nhau b) Chưa có sự phân biệt giữa các dự án có phương án trả nợ khác nhau c) Tỷ lệ lãi suất hỗ trợ chưa có cơ sở khoa học: 3.2. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo Quyết định số 58/QĐ-TTg và thông tư số 51/TT-BTC a) Đối với các dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam b) Đối với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ: Chương III: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ I. Những kiến nghị và giải pháp 1. Nới lỏng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 2. Đơn giản hoá quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3.1. Các nguyên tắc trong việc xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3.2. Xây dựng cơ chế mới tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư a). Thay thế tỷ lệ lãi suất hỗ trợ b). Xây dựng công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên số dư nợ của khoản tín dụng c). Sửa đổi công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ II. Những tiền đề để hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 2. Xây dựng bộ máy cán bộ vững về đạo đức và giỏi về nghiệp vụ 3. Thực hiện tuyên truyền rộng rãi cho các nhà đầu tư KẾT LUẬN

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của ngân hàng đối với chủ đầu tư, tài sản đảm bảo... Các dự án vay với lãi suất cao sẽ phải trả nhiều tiền lãi cho ngân hàng nhiều hơn là các dự án có lãi suất thấp và đáng ra cũng phải được hỗ trợ với mức cao hơn. Tuy nhiên do tỷ lệ hỗ trợ lãi suất như nhau đối với mọi dự án nên các dự án đều nhận được số tiền hỗ trợ lãi suất như nhau. Mặt khác, do lãi suất thị trường thường xuyên biến đổi nên cũng có thời kỳ lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trên thị trường xuống thấp, xấp xỉ thậm trí thấp hơn cả lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.Trong trường hợp này đáng ra Nhà nước chỉ nên hỗ trợ ở mức thấp hoặc không hỗ trợ đối với các dự án có lãi suất vay tín dụng thấp hơn lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhưng trên thực tế tất cả các chủ đầu tư đều làm đơn xin được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để thu được một số tiền đáng kể của nhà nước. Ví dụ: một chủ đầu tư vay vốn tín dụng với lãi suất 7.12%/năm để đầu tư vào dự án thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 7%/năm. Nếu chủ đầu tư trên được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với tỷ lệ lãi suất hỗ trợ là 3.5%/năm như trên thì lãi suất thực tế chủ đầu tư phải trả chỉ còn là 3.62%/năm thấp hơn nhiều so với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (7%/năm). 3.2. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo Quyết định số 58/QĐ-TTg và thông tư số 51/TT-BTC: Sau hơn một năm Quỹ hỗ trợ phát triển đi vào hoạt động và thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, Chính phủ đã có Quyết định số 58/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 về sửa đổi mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại Nghị định 43, Bộ Tài Chính cũng có thông tư số 51/2001/TT-BTC hướng dẫn chi tiết việc thực Quyết định 58 nêu trên. Đây là các văn bản pháp quy mới nhất quy định về mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Theo các văn bản này mức hỗ trợ lãi suất được tính như sau: a) Đối với các dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam Hay T = pk*50%*r*nk (2) Mức hỗ Trợ LSSĐT của dự án = Số nợ gốc trong hạn thực trả (theo nguyên tệ) x 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển/năm của Nhà nước x Thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) đối với số nợ gốc được hỗ trợ LSSĐT Trong đó nk' là thời hạn thực vay quy đổi theo năm của khoản nợ gốc được hoàn trả trong lần trả thứ k *Nguyên tắc xác định thời hạn thực vay - Thời hạn thực vay là khoảng thời gian (quy đổi theo năm) từ ngày, tháng nhận nợ đến ngày tháng khoản nợ gốc trong hạn được trả cho tổ chức tín dụng. - Việc xác định thời hạn thực vay để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được căn cứ vào thời điểm nhận vốn vay ghi trong khế ước và thời điểm trả nợ gốc ghi trên chứng từ trả nợ (số tháng quy đổi theo năm) của chủ đầu tư cho tổ chức tín dụng. - Lấy thời điểm trả nợ kỳ đầu tiên của khoản nợ gốc trong hạn so với thời điểm giải ngân số vốn vay lần đầu để tính số tháng thực vay của số nợ gốc trả lần đầu và trên cơ sở dó tính lùi để xác định số tháng thực vay của số nợ gốc trả các lần tiếp theo. * Cách tính thời hạn thực vay - Trường hợp số vốn giải ngân một lần được trả một lần: Ví dụ 1: Dự án A: Vay 200 triệu đồng được rút vốn vào ngày 1/11/1999 và hoàn trả vào ngày 1/4/2002. Số tháng thực vay là 29 tháng, quy đổi theo năm là 29/12=2,42 năm - Trường hợp số vốn giải ngân một lần được hoàn trả vào nhiều lần khác nhau: Ví dụ hai: Dự án B: Vay 200 triệu đồng được rút vốn vào ngày 1/11/1999 và trả nợ làm hai lần: Lần 1 vào ngày 1/3/2001 là 100 triệu đồng, lần hai vào ngày 16/2/2002 100 triệu đồng. thời hạn thực vay: +Món trả nợ lần thứ nhất là: 16 tháng (1.33 năm) +Món trả nợ lần thứ hai là : 27,5 tháng (2,29 năm) - Số vốn giải ngân nhiều lần được hoàn trả một lần Ví dụ 3: Dự án C: Rút vốn lần 1 là 100 triệu đồng vào ngày 1/11/1999, lần hai là 100 triệu đồng vào ngày 1/11/1999, lần hai 100 triệu đồng vào ngày 20/3/2000 và trả nợ vào ngày 1/9/2000 là 200 triệu đồng Thời gian thực vay: +Khoản rút vốn lần thứ nhất 10 tháng (0,83 năm) +Khoản rút vốn lần thứ hai 5,33 tháng (o,44 năm) Ví dụ 4: Dự án D: Rút vốn lần 1: 100 triệu đồng vào ngày 1/11/1999; lần hai: 100 triệu đồng vào ngày 15/3/2000; lần 3: 50 triệu đồng vào ngày 1/6/2000 Trả nợ một lần vào ngày 1/9/2000: 250 triệu đồng Thời hạn thực vay: +Khoản rút vốn lần thứ nhất 10 tháng (0,83 năm) +Khoản rút vốn lần thứ hai 5.5.tháng (0,46 năm) +Khoản rút vốn lần thứ ba 3 tháng - Số vốn giải ngân nhiều lần hoàn trả nhiều lần: Ví dụ 5: Dự án E: Rút vốn lần 1: 100 triệu đồng ngày26/3/2000, rút vốn lần hai: 100 triệu đồng ngày 17/5/2000, rút vốn lần 3: 100 triệu đồng ngày 17/7/2000. Hoàn trả lần 1: 150 triệu đồng ngày 26/3/2001, hoàn trả lần 2: 150 triệu đồng ngày 15/3/2002 Thời hạn thực vay: +Lần hoàn trả thứ nhất:-100 triệu của lần giải ngân1 có thời hạn thực vay là một năm -50 triệu của lần giải ngân 2 có thời hạn thực vay là 0,86 năm (10,3 tháng) +Lần hoàn trả thứ hai:-50 triệu của lần giải ngân 2 có thời hạn thực vay là 1,86 năm -100 triệu của lần giải ngân 3 có thời hạn thực vay là 1,67 năm * Ví dụ về cách xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo công thức (2): Nhà máy SMC Composit được đầu tư bởi Công ty Cổ phần SMC Composit, địa chỉ 79 Mai Hắc Đế, Hà Nội. Dự án được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong nước số 09/GP-UB ngày 29/2/2000. Để tài trợ cho dự án, chủ đầu tư đã vay một phần vốn tại Ngân hàng VP Bank. Hợp đồng tín dụng số T.0999801HT, có nội dung cơ bản như sau: -Tổng số vốn vay: 1089 triệu đồng -Lãi suất vay vốn: 12,6% năm -Thời hạn vay vốn: 36 tháng -Thời hạn trả nợ vay: 30 tháng - Thời điểm bắt đầu trả nợ: 6/5/2000 -Kỳ hạn trả nợ: Trả đều hàng quý -Mức trả nợ gốc từng lần: 108,9 triệu Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 9,72%/năm Ngày rút vốn vay Số tiền Năm Ngày trả nợ vay Trả cho lần vay thứ Số tiền Số ngày thực vay tính HTLS Thời gian quy đổi (năm) 50% lãi suất TD NN Số tiền cấp HTLS Cộng 06/08/99 1089 2000 06/05/00 1 108.9 274 0.761 4.86% 4.03 06/08/00 1 108.9 366 1.017 4.86% 5.38 06/11/00 1 108.9 458 1.272 4.86% 6.73 16.14 2001 06/02/01 1 108.9 550 1.528 4.86% 8.09 03/05/01 1 108.9 636 1.767 4.86% 9.35 10/07/01 1 108.9 704 1.956 4.86% 10.35 03/11/01 1 108.9 820 2.278 4.86% 12.06 39.84 2002 06/02/02 1 108.9 915 2.542 4.86% 13.45 06/05/02 1 108.9 1004 2.789 4.86% 14.76 06/08/02 1 108.9 1096 3.044 4.86% 16.11 44.33 Tổng mức hỗ trợ cho toàn dự án: 100.31 Bảng 6: Ví dụ về cách tính mức HTLS SĐT theo công thức (2), (đv: triệu đồng) Mức hỗ trợ lãi suất cho từng lần trả nợ và cho toàn dự án được tính toán như sau: So với công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định trong nghị định 43 (công thức (1) ), công thức (2) đã đưa thêm vào yếu tố thời hạn thực vay. Việc đưa thêm yếu tố này vào đã làm cho việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chính xác và sát với tình hình thực tế hơn, khắc phục được một số hạn chế của công thức (1). Cụ thể: - Công thức (2) đã có sự phân biệt đối với các dự án có thời hạn vay vốn khác nhau. Dự án có thời hạn vay vốn dài thì thời hạn thực vay cũng dài hơn so với dự án có thời hạn vay ngắn do đó sẽ nhận được mức hỗ trợ lãi suất nhiều hơn. Năm Dự án A Dự án B Số nợ gốc trả hàng năm Thời hạn thực vay Mức hỗ trợ LSSĐT năm k (tk) Số nợ gốc trả hàng năm Thời hạn thực vay Mức hỗ trợ LSSĐT năm k (tk) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 1000 1 35 500 1 17.5 2 1000 2 70 700 2 49 3 1000 3 105 500 3 52.5 4 1000 4 140 2000 4 280 5 1000 5 175 700 5 122.5 6 1000 6 210 1500 6 315 7 1000 7 245 1000 7 245 8 1000 8 280 500 8 140 9 1000 9 315 1300 9 409.5 10 1000 10 350 1300 10 455 Cộng 10000 1925 10000 2086 Bảng 7: Công thức (2) đã có sự phân biệt giữa các dự án có phương thức trả nợ khác nhau - Công thức này cũng tính đến ảnh hưởng của phương thức trả nợ đối với số tiền lãi chủ đầu tư phải trả cho tổ chức tín dụng. Các dự án có phương thức trả nợ khác nhau thì nhận được mức hỗ trợ lãi suất khác nhau. Trở lại ví dụ về hai dự án A & B ở bảng 3 ở trên ta có bảng sau: Ví dụ trên cho thấy: Hai dự án A và B vay vốn tín dụng có tất cả các yếu tố giống nhău ngoại trừ phương án trả nợ, khi được tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo công thức (2) đã nhận được mức hỗ trợ khác nhau. -Việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư như công thức (2) còn gắn liền với việc trả nợ gốc của chủ dự án, khuyến khích chủ dự án trả nợ gốc cho các tổ chức tín dụng, thể hiện qua việc áp dụng đối với những khoản trả trước hạn, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cũng chỉ tính trên thời hạn thực vay của khoản vốn đó, tất cả các khoản nợ quá hạn, khi trả, chủ dự án không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. - Ngoài ra,trên thực tế số vốn vay được giải ngân nhiều lần và doanh nghiệp cũng thường trả số nợ gốc phải trả trong năm trước hạn quy định trong hợp đồng tín dụng do họ có dư tiền mặt vào thời điểm đó, nếu được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo công thức (1) thì tất cả các khoản nợ gốc được hoàn trả ở các thời điểm khác nhau đều được tính thời hạn vay vốn là một năm, còn nếu theo công thức (2) thì chỉ những khoảng thời gian vay vốn thực tế mới được tính để hỗ trợ lãi suất, như vậy mức hỗ trợ lãi suất sẽ chính xác hơn. Mặc dù đã khắc phục được một số hạn chế của công thức (1) nhưng công thức (2) vẫn chưa giải quyết được triệt để các mặt tồn tại. Cụ thể: - Công thức này vẫn chưa xem xét tới ảnh hưởng của lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng tới mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dẫn đến hỗ trợ như nhau đối với các dự án vay vốn với lãi suất khác nhau - Công thức này cũng làm phát sinh một hạn chế mới đó là mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư có xu hướng tăng khi dư nợ giảm đi, điều này đi ngược với nhu cầu cần được hỗ trợ của chủ đầu tư và tạo ra những khó khăn tài chính giả tạo mà chủ đầu tư phải gánh chịu. Khi dự án mới đi vào hoạt động, doanh thu chưa cao, nợ gốc và lãi vay tín dụng bắt đầu phải thanh tóan, tiền lãi phải trả lúc này thường cao do dư nợ lớn, do vậy hơn lúc nào hết chủ đầu tư cần được hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên theo cách tính cuả công thức (2) thì mức hỗ trợ lãi suất khi mới bắt đầu phải trả nợ thường thấp bởi thời hạn thực vay của những khoản nợ gốc trả trước ngắn hơn thời hạn thực vay của những khoản nợ gốc trả sau. Ngược lại, khi dự án đã đi vào khai thác ổn định, cho doanh thu cao, nợ gốc và lãi vay tín dụng đã trả vãn, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở trạng thái tốt thì mức hỗ trợ lãi suất nhận được lại cao. b) Đối với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ: Thông tư số 51/2001/TT-BTC cũng đưa ra công thức xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ như sau Mức hỗ Trợ LSSĐT Của dự án = Số nợ gốc trong hạn thực trả (theo nguyên tệ) x 50%x70% lãi suất vay vốn bằng ngoại tệ/năm của TCTD tại thời điểm rút vốn X Thời hạn thực vay(quy đổi theo năm) đối với số nợ gốc được hỗ trợ LSSĐT Hay: T = pk*50%*70%*i'*nk (2') Trong đó pk là số nợ gốc theo nguyên tệ trong hạn thực trả i' là lãi suất vay vốn bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng - Trong công thức (2'), lãi suất để xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là lãi suất thực vay của các tổ chức tín dụng. - Việc xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án vay vốn vằng ngoại tệ được thực hiện theo nguyên tệ. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân USD/VND trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc tỷ giá tính chéo cho các loại ngoại tệ khác/VND do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cấp tiền hỗ trợ, để xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bằng đồng Việt Nam cho dự án. Có thể thấy rằng công thức (2') được xây dựng trên cơ sở của công thức (2) nên nó cũng có đầy đủ các ưu điểm của công thức này như: hỗ trợ lãi suất có tính đến yếu tố thời hạn cho vay, phương án trả nợ của dự án, thời hạn thực vay và gắn việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với việc hoàn trả nợ gốc đầy đủ đúng hạn; đồng thời nó cũng mang những khiếm khuyết của công thức (2) như: mức hỗ trợ lãi suất tăng dần khi dư nợ giảm dần tạo ra khó khăn tài chính giả tạo cho doanh nghiệp, chưa xem xét hết ảnh hưởng của lãi suất tín dụng chủ đầu tư phải chịu tới mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Ngoài ra, vì là công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ nên về mặt logic công thức này phải bao hàm được ảnh hưởng của các yếu tố: tỷ giá, lãi suất vay vốn bằng ngoại tệ đến mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, phải tạo ra sự tương đương giữa hai hình thức hỗ trợ lãi suất cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ và các dự án vay vốn bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên công thức này chưa làm được điều đó. Trong công thức (2'), tỷ lệ lãi suất hỗ trợ được tính bằng 50% của 70% ( bằng 35%) lãi suất vay vốn bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng. Do chưa có lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho các dự án vay vốn ngoại tệ nên công thức (2') đã thay thế lãi suất này bằng 70% lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng tuy nhiên sự thay thế này chưa hợp lý, chưa tương đương với trường hợp vay vốn bằng nội tệ (lãi suất tín dụng đầu tư phát triển cho các dự án vay vốn nội tệ hiện nay là 7%/năm, xấp xỷ 78% lãi suất cho vay nội tệ trên thị trường do đó tỷ lệ lãi suất hỗ trợ xấp xỷ bằng 50%*78% =39% lãi suất vay vốn trên thị trường, cao hơn tỷ lệ lãi suất hỗ trợ cho các dự án vay vốn ngoại tệ). Chương iii HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ I. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 1. Nới lỏng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư -Về thủ tục cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư: Việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hiện nay còn rườm rà, tốn kém nhiều thời gian (trung bình khoảng 2 tháng) do vậy cần phải đơn giản hoá thủ tục này để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng lập đủ hồ sơ và có đủ điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư kịp thời. Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư là để đảm bảo những doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư đúng đối tượng và để cho lãnh đạo địa phương có thể nắm được tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương, do vậy không nhất thiết phải qua nhiều cơ quan xét duyệt và phải chờ đợi lâu như vậy. Nên chăng thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được giao cho Sở kế hoạch và đầu tư đối với các dự án ở địa phương, và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án do Trung Ương quản lý để việc cấp giấy chứng nhận này được nhanh chóng và thuận tiện. Các cơ quan này đồng thời cũng là các cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, có chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp ( theo Luật Doanh Nghiệp) nên họ nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được đúng đối tượng. Định kỳ 6 tháng hoặc một năm Sở kế hoạch và đầu tư lập báo cáo gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để các cơ quan này nắm được tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương. - Đối với các dự án đã sử dụng một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Hiện nay, các dự án thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nhưng đã sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đều không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Quy định như vậy chỉ hợp lý trong trường hợp dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Trên thực tế, có rất nhiều dự án sử dụng cả hai nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vay vốn từ các tổ chức tín dụng trên thị trường, nếu các dự án này không được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thì chủ dự án sẽ bị thiệt thòi hơn so với trường hợp chỉ vay vốn của tổ chức tín dụng và được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Do vậy nên chăng, Nhà nước cho phép các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư có thể vừa được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vừa được cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với phần vốn vay từ các tổ chức tín dụng với lãi suất thương mại để một mặt đảm bảo sự công bằng giữa các nhà đầu tư, mặt khác khuyến khích các nhà đầu tư vay vốn từ các tổ chức tín dụng trên thị trường mà không trông trờ vào nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Tất nhiên, khi đó tổng số vốn vay của cả hai nguồn không vượt quá tổng số vốn đầu tư cho dự án. 2. Đơn giản hoá quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Trong thời gian tới, chúng ta cần cải tiến quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo hướng vừa đảm bảo được các mục đích của việc lập kế hoạch, vừa nhanh chóng, thuận tiện không ảnh hưởng đến tiến độ cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án. Mục đích của việc lập kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu thứ nhất là để dự toán được tổng số tiền cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư làm căn cứ để Nhà nước cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho Quỹ Hỗ trợ phát triển hàng năm, đảm bảo không cấp thiếu và không bị ứ đọng vốn; thứ hai là để các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan như các Bộ, UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và đầu tư nắm được tình hình thực hiện kế chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong phạm vi mình quản lý; thứ ba là để có được sự giám sát nhiều hướng, mang tính khách quan đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Nhằm đạt được các mục đích trên Nhà nước đã đưa ra một quy trình lập kế hoạch khá phức tạp, bao gồm sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên quy trình này cũng tạo ra nhiều phiền toái cho doanh nghiệp và làm chậm tiến độ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án. Do vậy nên chăng quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án cần được đơn giản hoá như sau: Việc lập kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hàng năm được giao cho một mình Quỹ hỗ trợ phát triển. Cuối năm, Quỹ tiến hành lập dự toán vốn cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho năm sau đối với từng dự án có phân chia theo ngành và địa phương dựa trên cơ sở các Hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã ký với các chủ dự án, sau đó Quỹ gửi Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi nhận được kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư do Thủ tướng Chính phủ giao, Quỹ thông báo kế hoạch cho các Chi nhánh Quỹ ở địa phương để các đơn vị này thông báo cho các Nhà đầu tư, đồng thời Quỹ cũng có văn bản để báo cáo cho các Bộ, ngành, UBND các tỉnh để các cơ quan này nắm được tình hình kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong lĩnh vực mình quản lý. Ngoài ra cũng nên đưa vào dự toán một mức vốn bổ sung dành cho việc hỗ trợ cho các dự án vay vốn với kỳ hạn ngắn không có trong kế hoạch, mức vốn này do Quỹ Hỗ trợ phát triển đề xuất trên cơ sở số thực hiện năm trước. Theo cách trên, việc lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được rút ngắn, tạo điều kiện để tất cả các dự án đều được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo đúng tiến độ trả nợ. 3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Như đã được phân tích ở chương 2, cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầ tư theo Nghị định 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 58/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hiện đang áp dụng còn nhiều mặt bất hợp lý và là nguyên nhân cơ bản làm cho chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không hấp dẫn các nhà đầu tư, và việc thực hiện chính sách này trong 2 năm qua của Quỹ hỗ trợ phát triển gặp nhiều khó khăn, không hoàn thành được kế hoạch Nhà nước giao cũng như không đạt được những kỳ vọng của Chính phủ khi xây dựng chính sách này. Do vậy, để chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thực sự đi vào cuộc sống, phát huy những mặt tích cực của nó để trở thành một công cụ sắc bén của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cần thiết phải tìm ra cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư mới, đảm bảo hỗ trợ thoả đáng cho doanh nghiệp và đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư. 3.1. Các nguyên tắc trong việc xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Để có thể xây dựng một cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư có cơ sở khoa học, trước hết cần phải thiết lập các nguyên tắc, các yêu cầu mà cơ chế này phải thoả mãn. Đó vừa là cơ sở để xây dựng công thức, vừa là các chỉ tiêu đánh giá tính khoa học và tính phù hợp với thực tiễn của cơ chế. Các nguyên tắc bao gồm: Hỗ trợ thoả đáng cho doanh nghiệp, đảm bảo cho họ nhận được mức hỗ trợ tương đương với trường hợp sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là bù chênh lệch lãi suất để doanh nghiệp không được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vẫn được hưởng ưu đãi về lãi suất. Mặt khác, đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển là một bộ phận của đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nên nếu mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không thoả đáng thì đương nhiên sẽ không hấp dẫn được những đối tượng này. + Phải đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Công bằng ở đây không có nghĩa là " cào bằng", hỗ trợ như nhau đối với mọi dự án.Công bằng ở đây có nghĩa là dự án nào phải trả nhiều tiền laĩ thì sẽ được hỗ trợ nhiều, dự án nào phải trả ít tiền lãi thì sẽ được hỗ trợ ít. Việc nhà đầu tư phải trả tiền lãi nhiều hay ít không hoàn toàn do ý muốn chủ quan của họ mà phần nhiều là do yếu tó khách quan như đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành nghè kinh doanh, thời hạn hoàn vốn của dự án..., do vậy phải hỗ trợ thoả đáng thì mới khuyến khích họ đầu tư. +Khi xây dựng cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lãi mà chủ đầu tư phải trả cho tổ chức tín dụng, bao gồm các yếu tố: thời hạn cho vay, lãi suất, thời hạn thực vay và phương thức trả nợ. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để việc hỗ trợ được chính xác, sát với yêu cầu thực tế hơn và đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư. + Đảm bảo hỗ trợ đúng mức, kịp thời cho doanh nghiệp, tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước, ngăn ngừa khả năng câu kết giữa chủ dự án và tổ chức tín dụng lợi dụng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Nguyên tắc này là cần thiết bởi số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được tính dựa trên những căn cứ trong hợp đồng tín dụng giữa chủ đầu tư và tổ chức tín dụng cho vay vốn nên nếu có sự cấu kết gian lận trong việc lập hợp đồng tín dụng thì có thể dẫn đến việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không đúng, gây tổn thất cho ngân sách Nhà nước. 3.2. Xây dựng cơ chế mới tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư a). Thay thế tỷ lệ lãi suất hỗ trợ Theo cách tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư như quy định của Nghị định 43/1999/NĐ-CP của Chính Phủ (công thức (1)) và Quyết định 58/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ (công thức (2)), tỷ lệ lãi suất hỗ trợ được tính bằng 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Chương II đã phân tích và chứng minh rằng tỷ lệ lãi suất hỗ trợ như vậy là chưa hợp lý và không có cơ sở khoa học, làm cho việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thiếu đi sự công bằng và xa rời với thực tế nhu cầu cần được hỗ trợ của các doanh nghiệp. Do vậy để hoàn thiện cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất hợp lý, trước tiên cần thiết phải bắt đầu bằng việc thay đổi tỷ lệ lãi suất hỗ trợ. Để có thể đưa ra tỷ lệ lãi suất hỗ trợ hợp lý cần phải xuất phát từ bản chất của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đó là cấp bù chênh lệch lãi suất để doanh nghiệp không được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vẫn được hưởng ưu đãi về lãi suất. Do vậy, nên chăng thay vì quy định tỷ lệ lãi suất hỗ trợ bằng 50% lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, ta lấy chênh lệch giữa lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước làm tỷ lệ lãi suất hỗ trợ. Nếu theo cách này ta có công thức tính mức hỗ trợ lãi suất từng năm của dự án như sau: Mức hỗ trợ LSSĐT hàng năm của dự án = Số nợ gốc đã trả trong năm theo hợp đồng tín dụng x Lãi suất cho vay tại thời điểm vay vốn của TCTD (trong phạm vi lãi suất cơ bản - Lãi suất tín dụng ĐTPT tại cùng thời điểm vay vốn của TCTD x Thời hạn thực vay đối với số nợ gốc hoàn trả trong năm theo hợp đồng tín dụng T = pk*(i - r)*nk (3) Công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư toàn dự án: Trong đó: i: là lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng trong phạm vi lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố r: là lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Pk: số nợ gốc đã trả trong lần trả thứ k theo hợp đồng tín dụng nk: thời hạn vay vốn thực tế (tính theo năm) của khoản vốn trả trong lần trả thứ k Công thức (3) được xây dựng trên cơ sở sửa đổi tỷ lệ lãi suất hỗ trợ của công thức (2) và nó đã khắc phục được một số hạn chế của công thức này. Cụ thể: Công thức (3) đã tính đến lãi suất thực tế cho vay của tổ chức tín dụng do đó mức hỗ trợ lãi suất tính theo công thức này sát với nhu cầu thực tế cần được hỗ trợ của các doanh nghiệp hơn. Doanh nghiệp có thể vay vốn từ tổ chức tín dụng bất kỳ khi có nhu cầu mà không phải băn khoăn nhiều về vấn đề lãi suất; nếu vay với lãi suất cao họ sẽ được hỗ trợ nhiều, vay với lãi suất thấp thì được hỗ trợ ít. Công thức này tỏ ra thông thoáng hơn nhiều so với công thức (2), nó khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn để đầu tư ngay cả trong thời kỳ lãi suất trên thị trường tăng cao. Mặt khác, nó cũng tỏ ra chặt chẽ hơn theo nghĩa: nếu doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp hơn hoặc bằng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì sẽ không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Ưu điểm này cũng đã giải quyết được tình huống vô lý đã sảy ra trên thực tế đó là có những doanh nghiệp vay được vốn thấp hơn lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhưng vẫn làm hồ sơ xin được hỗ trợ lãi suất và đã được hỗ trợ với mức hỗ trợ bằng 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (theo công thức (2)). Việc thay thế tỷ lệ lãi suất hỗ trợ như trên cũng làm cho việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trở nên công bằng hơn. Những dự án vay vốn tín dụng với lãi suất khác nhau giờ đây đã nhận được những mức hỗ trợ khác nhau. Dự án vay vốn với lãi suất cao được hỗ trợ nhiều, dự án vay vốn với lãi suất thấp được hỗ trợ ít, sau khi nhận được tiền hỗ trợ thì tất cả các dự án vay vốn với lãi suất khác nhau đều chỉ phải chịu mức lãi suất thực tế bằng với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Tỷ lệ lãi suất hỗ trợ mới cũng tạo ra sự bình đẵng hơn giữa các nhà đầu tư được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với các nhà đầu tư được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, bởi vì giờ đây dù vay vốn tín dụng của Nhà nước hay của các tổ chức tín dụng trên thị trường thì họ đều chịu chung một mức lãi suất bằng với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển. Sự thay đổi về tỷ lệ lãi suất hỗ trợ như trên mặc dù đã giải quyết được một số mặt hạn chế của công thức (2) nhưng đồng thời nó cũng làm phát sinh những vấn đề mới đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là: tỷ lệ lãi suất hỗ trợ phụ thuộc vào lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với từng dự án cụ thể do đó có thể dẫn đến trường hợp tổ chức tín dụng thông đồng với chủ dự án để nâng lãi suất cho vay lên cao hơn mức bình thường để cùng nhau chiếm đoạt tiền của Nhà nước bằng con đường hỗ trợ lãi suất sua đầu tư. Ngoài ra việc quy định tỷ lệ lãi suất hỗ trợ như trên cũng sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại cho chủ dự án, không tích cực trong việc đàm phán với tổ chức tín dụng để giảm lãi suất cho vay (vì dù lãi suất cao hay thấp chủ dự án chỉ phải chịu mức lãi suất thực tế bằng với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước), hoặc tồi tệ hơn là chủ dự án có thể chấp nhận mức lãi suất cao do tổ chức tín dụng đề xuất để dễ dàng có được khoản vay một cách nhanh chóng. Trong các trường hợp trên người bị thiệt hại cuối cùng vẫn là Nhà nước. Do vậy, để có thể sử dụng sử dụng tỷ lệ lãi suất hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mà không gặp phải những tồn tại nêu trên, cần thiết phải ban hành kèm theo đó những quy định cụ thể như: lãi suât cho vay của tổ chức tín dụng phải bằng hoặc thấp hơn lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố hoặc giao động xung quanh laĩ suất này với biên độ hẹp hơn; hoặc cũng có thể quy định rằng trong quá trình ký kết hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và chủ đầu tư phải có sự tham gia giám sát của đại diện Quỹ hỗ trợ phát triển. b). Xây dựng công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên số dư nợ của khoản tín dụng. Như đã được phân tích ở chương II, các công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên số nợ gốc đã trả hàng năm của dự án (như các công thức (1), (2), (3) ) có rất nhiều hạn chế mà hạn chế lớn nhất đó là nó đã tạo ra những khó khăn tài chính giả tạo mà chủ dự án phải gánh chịu; tức là khi thời gian ân hạn đã hết, chủ dự án bắt đầu phải thanh toán nợ cả gốc lẫn lãi cho tổ chức tín dụng cho vay vốn, dự án lúc này có thể mới hoàn thành hoặc chưa hoàn thành, doanh thu có thể có ít hoặc chưa có nhưng số tiền lãi phải trả là nhiều do số dư nợ lớn trong khi nếu được hỗ trợ lãi suất theo các công thức trên thì số tiền nhận được sẽ nhỏ do các khoản nợ gốc trả trước có thời hạn thực vay thấp hơn thời hạn thực vay của các khoản nợ gốc trả sau. Mức hỗ trợ LSSĐT cho từng lần trả nợ của dự án = Số dư nợ đầu kỳ x Lãi suất cho vay tại thời điểm vay vốn của TCTD (trong phạm vi lãi suất cơ bản - Lãi suất tín dụng ĐTPT tại cùng thời điểm vay vốn của TCTD x Khoảng thời gian tồn tại của số dư nợ (quy đổi theo năm) Do vậy, để khắc phục hạn chế này, nên chăng thay vì sử dụng số nợ gốc đã trả từng lần để làm cơ sở tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho dự án ta sử dụng số dư nợ của khoản tín dụng tại thời điểm đầu mỗi kỳ trả nợ. Trên thực tế, chủ đầu tư phải trả lãi cho tổ chức tín dụng cho vay vốn trên số dư nợ đầu mỗi kỳ trả nợ do đó việc ta sử dụng số dư này làm căn cứ tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cũng là điều hợp lý và có cơ sở thực tiễn. Nếu theo hướng này, công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án có thể như sau: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho từng lần trả nợ Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư toàn dự án: T = Dk*(i - r)*lk (4) Trong đó: Dk: số dư nợ gốc đầu kỳ k lk : thời gian tồn tại của số dư Dk (khoảng thời gian quy đổi theo năm của kỳ k) i : lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng r : lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của dự án T : mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư toàn dự án n : số lần trả nợ gốc Phương án này đã khắc phục được những mặt hạn chế của các phương án trước và nó cũng có nhiều ưu điểm hơn. Có thể thấy ưu điểm của nó thể hiện trên những mặt sau: Với phương án hỗ trợ này, chủ đầu tư có thể chủ động vay vốn ở bất kỳ tổ chức tín dụng nào trong nước với lãi suất thương mại để đầu tư, nhưng khi được Nhà nước hỗ trợ lãi suất thì lợi ích hoàn toàn giống với trường hợp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bởi vì số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chủ dự án nhận được đúng bằng chênh lệch giữa tiền lãi phải trả cho tổ chức tín dụng với tiền lãi phải trả trong trường hợp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Thực vậy, biến đổi công thức (4) ta được: T = Dk*(i - r)*lk Û T = Dk*i*lk - Dk*r*lk Trong đó Dk*i*lk chính là tổng số tiền lãi chủ dự án phải trả cho tổ chức tín dụng. Dk*r*lk chính là tổng số tiền lãi chủ đầu tư phải trả cho Nhà nước trong trường hợp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Như vậy có thể thấy rằng công thức (4) đã thoả mãn nguyên tắc quan trọng nhất của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đó là đã hỗ trợ thoả đáng cho doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích cho họ tương đương với trường hợp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Khi dư nợ lớn thì mức trợ cấp lãi suất lớn và khi dư nợ giảm thì khoản trợ cấp cũng giảm. Như vậy, nó có tác dụng giải quyết tốt những khó khăn tài chính ban đầu cho chủ dự án. 0 1 2 3 ... ... .... .... .... ... n | | | | | p1 p2 p3 ... ... ... ... ... pn Ngoài ra, nếu áp dụng theo công thức (4) thì chi phí cho việc hỗ trợ lãi suất của Nhà nước cũng không cao hơn so với trường hợp áp dụng theo công thức (3) bởi vì mặc dù mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo công thức (3) có xu hướng biến đổi tăng dần trong khi mức hỗ trợ theo công thức (4) lại có xu hướng giảm dần nhưng nếu xét tổng thể số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư toàn dự án thì hai công thức (3) và (4) cho cùng một mức hỗ trợ như nhau. Thật vậy: Biến đổi công thức (3) ta có: t1 = p1*(i-r)*n1 = p1*(i-r)*l1 t2 = p2*(i-r)*n2 = p2*(i-r)*(l1+l2) t3 = p3*(i-r)*n3 = p3*(i-r)*(l1+l2+l3) ... ... ... ... ... ... tn = pn*(i-r)*nn = pn*(i-r)*(l1+l2+l3+...+ ln) --------------------------------------------------------------------------- (*) T = l1*(i-r)*(p1+p2+...pn) + l2*(i-r)*(p2+p3+...+pn) + ...+ ln*pn Biến đổi công thức (4) ta có: t1 = D1*(i-r)*l1 = (p1+p2+p3+...+pn)*l1*(i-r) t2 = D2*(i-r)*l2 = ( p2+p3+...+pn)*l2*(i-r) t3 = D3*(i-r)*l3 = ( p3+...+pn)*l3*(i-r) ... ... ... ... ... ... tn = Dn*(i-r)*ln = pn*ln*(i-r) ------------------------------------------------------------------------ (**) T = l1*(i-r)*(p1+p2+...pn) + l2*(i-r)*(p2+p3+...+pn) + ...+ ln*pn Ta thấy rằng (*)Û(**) chứng tỏ công thức (3) và công thức (4) có mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư toàn dự án như nhau. Để minh hoạ cho những nhận xét trên ta so sánh mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho dự án nhà máy SMC Composit ( đã được đề cập ở chương II) được tính theo hai cách khác nhau: tính theo công thức (3) và tính theo công thức (4). Bảng 8 : So sánh các tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo công thức (3) và công thức (4) Khế ước nhận nợ Mức hỗ trợ LSSĐT theo công thức (3) Mức hỗ trợ LSSĐT theo công thức (4) Ngày rút vốn vay Số tiền Ngày trả nợ vay Số tiền trả nợ gốc Số ngày thực vay tính HTLS Thời gian quy đổi (năm) Chênh lệch lãi suất (i-r) Số tiền cấp HTLS Số dư Số ngày tồn tại của số dư Thời gian quy đổi (năm) Chênh lệch lãi suất (i-r) Số tiền cấp HTLS theo công thức (3) 06/08/99 1089 06/05/00 108.9 274 0.761 2.88% 2.39 1089.0 274 0.761 2.88% 23.87 06/08/00 108.9 366 1.017 2.88% 3.19 980.1 92 0.256 2.88% 7.21 06/11/00 108.9 458 1.272 2.88% 3.99 871.2 92 0.256 2.88% 6.41 06/02/01 108.9 550 1.528 2.88% 4.79 762.3 92 0.256 2.88% 5.61 03/05/01 108.9 636 1.767 2.88% 5.54 653.4 86 0.239 2.88% 4.50 10/07/01 108.9 704 1.956 2.88% 6.13 544.5 68 0.189 2.88% 2.96 03/11/01 108.9 820 2.278 2.88% 7.14 435.6 116 0.322 2.88% 4.04 06/02/02 108.9 915 2.542 2.88% 7.97 326.7 95 0.264 2.88% 2.48 06/05/02 108.9 1004 2.789 2.88% 8.75 217.8 89 0.247 2.88% 1.55 06/08/02 108.9 1096 3.044 2.88% 9.55 108.9 92 0.256 2.88% 0.80 Mức hỗ trợ toàn dự án: 59.44 59.44 Bảng : So sánh Phương án (3) và Phương án (4) Bảng trên cho ta thấy: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho dự án nhà máy SMC Composit được tính theo hai công thức khác nhau nhưng cho mức hỗ trợ toàn dự án như nhau; mức hỗ trợ từng lần được tính theo công thức (3) có xu hướng tăng dần, trong khi có xu hướng giảm dần nếu tính theo công thức (4). Điều này có nghĩa là nếu xét trên phạm vi hỗ trợ toàn dự án thì hỗ trợ theo hai phương pháp (3) và (4) tốn kém như nhau nhưng phương pháp (4) phù hợp và sát với nhu cầu của chủ dự án hơn bởi khi dư nợ lớn, chủ đầu tư phải trả tiền lãi nhiều thì nhận được mức hỗ trợ lớn như vậy nó có tác dụng giảm bớt khó khăn tài chính ban đầu cho chủ dự án. Phương pháp (4) cũng có một nhược điểm đó là chưa khuyến khích được công tác trả nợ vốn vay của các chủ đầu tư cho các tổ chức tín dụng bởi nếu duy trì dư nợ ở mức cao thì chủ đầu tư sẽ nhận được mức hỗ trợ lãi suất lãi suất lớn hơn. Tuy nhiên có thể khắc phục hạn chế này bằng cách bổ sung thêm một điều khoản vào hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư giữa chủ đầu tư và Quỹ hỗ trợ phát triển, đó là:" Chủ dự án chỉ được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư khi vay vốn tín dụng với lãi suất thương mại và đã trả nợ gốc đầy đủ đúng hạn cho tổ chức tín dụng". T = Dk*(i - r)*lk (4) Tóm lại, để chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thật sự là đòn bẩy khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư, cần thiết phải xác định bản chất đích thực của mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là bù chênh lệch lãi suất trên cơ sở số dư nợ vay của dự án ở từng thời điểm. Do vậy, để tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chúng ta nên sử dụng phương pháp (4):với nội dung như đã trình bày ở trên. c). Sửa đổi công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ: Như đã được phân tích ở chương II, công thức tính mức hỗ trợ lãi suất cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ theo thông tư số 51/2001/TT-BTC còn nhiều hạn chế do nó được xây dựng dựa trên cơ sở số nợ gốc đã trả hàng năm và một tỷ lệ lãi suất hỗ trợ chưa hợp lý. Do vậy công thức này cần phải được sửa đổi để đáp ứng nhu cầu cần được hỗ trợ lãi suất của rất nhiều các dự án vay vốn bằng ngoại tệ hiện nay. Ta nhận thấy rằng, việc hỗ trợ cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ có cùng bản chất và cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc giống như việc hỗ trợ cho các dự án vay vốn bằng nội tệ nên về cơ bản cách xác định mức hỗ trợ lãi suất cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ cũng giống với cách xác định mức hỗ trợ lãi suất cho các dự án vay vốn bằng nội tệ. Do vậy ta có thể xây dựng công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ dựa trên công thức (4) như sau: T = Dk*(i' - r')*lk (4') Mức hỗ trợ LSSĐT cho từng lần trả nợ của dự án (theo nguyên tệ) = Số dư nợ đầu kỳ (theo nguyên tệ) x Lãi suất cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng (tối đa bằng lãi suất SIBOR) - Lãi suất cơ sở để tính hỗ trợ lãi suât các dự án vay vốn ngoại tệ x Khoảng thời gian tồn tại của số dư nợ Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư toàn dự án: Trong đó: - i' là lãi suất cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng ( tối đa bằng lãi suất SIBOR kỳ hạn 6 tháng taị thời điểm vay vốn) - r' là lãi suất cơ sở để tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng nội tệ thay thế cho lãi suất tín dụng đầu tư phát triển bằng ngoại tệ của Nhà nước tạm thời chưa có. Lãi suất cơ bản của NHNN bằng VND (i) Lãi suất thị trường có sự quản lý của NHNN bằng USD (lãi suất SIBOR kỳ hạn 6 tháng) ------------------------------------- = ------------------------------------------------------ Lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước bằng VND (r) Lãi suất cơ bản để tính hỗ trợ LSSĐT cho các dự án vay vốn ngoại tệ (r') Lãi suất SIBOR * r Û r' = ---------------------------- i Trong việc xác định lãi suất r', điều quan trọng là phải đảm bảo sự tương đương giữa hỗ trợ lãi suất cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ và các dự án vay vốn bằng nội tệ và khi lãi suất tín dụng đầu tư phát triển bằng nội tệ thay đổi thì lãi suất r' cũng phải thay đổi theo. Do vậy ta có thể tính lãi suất r' như sau: Dựa vào tỷ lệ giữa lãi suất cơ bản bằng VND của Ngân hàng Nhà nước (i) với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (r), từ đó xác định tỷ lệ tương ứng giữa lãi suất thị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với cho vay bằng USD (hiện nay lãi suất này được quy định bằng lãi suất SIBOR kỳ hạn 6 tháng) với lãi suất cơ sở để tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với dự án vay vốn bằng ngoại tệ (r'). Theo cách này ta có: Với cách tính trên, Quỹ Hỗ trợ phát triển xác định được mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho từng dự án bằng nguyên tệ. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm hỗ trợ để xác định mức hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam cho dự án. Cách tính như trên cũng cho phép điều chỉnh lãi suất r' phù hợp với sự thay đổi của lãi suất SIBOR và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để đảm bảo hỗ trợ thoả đáng cho doanh nghiệp và đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư vay vốn ngoại tệ với các nhà đầu tư vay vốn bằng nội tệ. II. NHỮNG TIỀN ĐỀ ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ: 1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy,bất kỳ một chính sách mới ra đời, nếu thiếu những cơ sở pháp lý sẽ không tránh khỏi những phát triển lệch lạc. Bởi vậy cần phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý về đầu tư phát triển nói chung và về chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nói riêng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa Quỹ hỗ trợ phát triển với các nhà đầu tư, giữa Quỹ với các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước..., đồng thời cần phải tạo ra sự nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư phát triển và chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư như: Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Ngị định 43/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ và các văn bản khác của Chính phủ , Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và của Hội Đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển. Mặt khác cần phải kịp thời bổ sung sung, sửa chữa những điểm chưa hợp lý trong các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư phát triển, trước mắt cần sớm nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi Nghị định 43/1999/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn bởi sau hai năm thực hiện Nghị định này đã bộc lộ nhiều thiếu sót và bất hợp lý, gây trở ngại không nhỏ cho việc thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 2. Xây dựng bộ máy cán bộ vững về đạo đức và giỏi về nghiệp vụ Bộ máy cán bộ là một trong những tiền đề quan trọng quyết định đến sự thành công của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nói riêng và của chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nói chung. Phần lớn lực lực lượng cán bộ của hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển là kế thừa của Tổng cục đầu tư trước đây nên họ đều đã được đào tạo cơ bản và có nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống Quỹ hỗ triển được mở rộng hơn rất nhiều so với Tổng cục đầu tư trước đây, đặc biệt có thêm những hoạt động nghiệp vụ mới và khá phức tạp như bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và các hoạt động có liên quan đến quan hệ quốc tế; do đó đòi hỏi bộ máy cán bộ cũng phải được phát triển để có thể đảm đương được những yêu cầu của nhiệm vụ mới. Để thực hiện được mục tiêu trên, Quỹ hỗ trợ phát triển cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, kết hợp giữa đào tạo mới và đào tạo lại, giữa đào tạo trong nước và nước ngoài, giữa đào tạo về chuyên môn với giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, tinh thần và thái độ phục vụ. 3. Thực hiện tuyên truyền rộng rãi cho các nhà đầu tư Các nhà đầu tư là đối tượng của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và các chính sách tín dụng đầu tư phát triển khác nhưng đồng thời họ cũng là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện chính sách. Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nó có được các nhà đầu tư hưởng ứng hay không. Đây cũng là một chính sách hoàn toàn mới mẻ đối với các Nhà đầu tư, do vậy cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đối với các nhà đầu tư, làm cho họ thấy được những lợi ích thiết thực của chính sách này khhông chỉ đối với bản thân họ mà cả đối với Nhà nước và toàn xã hội. Đồng thời cũng cần phải khuyến khích các nhà đầu tư tham ra góp ý để hoàn thiện chính sách bởi họ chính là những người tiếp cận trực tiếp với chính sách nên có thể phát hiện sớm những thiếu sót, hạn chế của chính sách và có thể đề xuất các giải pháp thích hợp để hoàn thiện chính sách này. Kết luận Sự ra đời của Quỹ hỗ trợ phát triển nói chung và chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nói riêng là một chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Đảng và Chính phủ trong chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là một công cụ mạnh để điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư phát triển, nó có nhiều ưu điểm mà một nền kinh tế đang trong hoàn cảnh thiếu vốn như nước ta rất cần đến, đó là: thúc đẩy các nhà đầu tư chủ động tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường cho đầu tư phát triển, từng bước xóa bỏ bao cấp của NSNN cho hoạt động đầu tư, hỗ trợ có hiệu quả để giải quyết các khó khăn tài chính ban đầu cho các chủ đầu tư... Tuy nhiên kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong hai năm đầu 2000 và 2001 đã không được như mong muốn mà nguyên nhân cơ bản nhất đã được luận văn phân tích và chỉ ra đó là những tồn tại của bản thân chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thể hiện trên các mặt: điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư , quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu và đặc biệt là những bất hợp lý trong cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Trên cơ sở phân tích các mặt tồn tại của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách này. Các giải pháp tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong điều kiện, thủ tục được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trong quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, và đặc biệt luận văn đã đề xuất các công thức mới để tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thay thế cho công thức đang sử dụng hiện nay, phân tích và lựa chọn công thức hợp lý nhất, có cơ sở khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên đây là lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều mới mẻ, kinh nghiệm thực tiễn và trình độ chuyên môn của em còn nhiều hạn chế nên tất nhiên luận văn sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo các nhà chuyên môn và của các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hệ thống các văn pháp quy về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước - Bộ Tài Chính - 2000 2. Giáo trình Kinh tế Đầu tư - Đại học Kinh Tế Quốc Dân - 1999 3. Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước - Viện nghiên cứu Kinh tế Trung Ương - 1998 4. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Nguyễn Ngọc Hùng -1998 5. Tạp chí Tài Chính - các số năm 1999, 2000,2001, 2002 6. Tạp chí Thị trườn tài chính tiền tệ - các số năm 2000, 2001 7. Thời báo Tài chính - các số năm 2000, 2001, 2002 8. Thời báo Kinh tế Việt Nam - các số năm 2000, 2001,2002 9. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế - các số năm 2000,2001 10. Báo cáo hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển 11. Hồ sơ hỗ trợ lãi suất dự án nhà máy SMC Composit - Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội 12. Hệ thống kế toán Quỹ hỗ trợ phát triển MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN I. Đầu tư phát triển và vai trò của đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh 1. Khái niệm về đầu tư phát triển * Khái niệm * Phân biệt đầu tư phát triển với các hoạt động đầu tư khác 2. Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế 2.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước: * Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu: * Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế * Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: * Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước 2.2. Đối vớ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 3. Tín dụng Nhà nước cho đầu tư phát triển và vai trò của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong việc xoá bỏ bao cấp trong đầu tư * Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong điều tết vĩ mô nền kinh tế II. Quỹ hỗ trợ phát triển và chính sách hỗ trợ đầu tư của quỹ hỗ trợ phát triển 1. Quỹ hỗ trợ phát triển 2. Các chính sách hỗ trợ đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển 2.1. Cho vay đầu tư 2.2. Bảo lãnh tín dụng đầu tư III. Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 1. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 2. Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 4.Trình tự lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 5. Cấp vốn và quyết toán vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 6. Tính ưu việt của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư so với các hình thức hỗ trợ đầu tư khác Chương II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ I. Khái quát về tình hình hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển trong hai năm 2000 và 2001 1. Hoạt động cho vay đầu tư 2. Hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tư II. Thực trạng thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển 1. Tình hình đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 2. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3. Tình hình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu III. Những tồn tại của chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 1. Điều kiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn rườm rà 2. Quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quá phức tạp và tốn nhiều thời gian 3. Cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư còn nhiều bất hợp lý. 3.1. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại nghị định 43/1999/ NĐ-CP a) Chưa có sự phân biệt giữa các dự án có thời hạn tín dụng khác nhau b) Chưa có sự phân biệt giữa các dự án có phương án trả nợ khác nhau c) Tỷ lệ lãi suất hỗ trợ chưa có cơ sở khoa học: 3.2. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo Quyết định số 58/QĐ-TTg và thông tư số 51/TT-BTC a) Đối với các dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam b) Đối với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ: Chương III: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ I. Những kiến nghị và giải pháp 1. Nới lỏng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 2. Đơn giản hoá quy trình lập và thông báo kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3.1. Các nguyên tắc trong việc xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 3.2. Xây dựng cơ chế mới tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư a). Thay thế tỷ lệ lãi suất hỗ trợ b). Xây dựng công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên số dư nợ của khoản tín dụng c). Sửa đổi công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ II. Những tiền đề để hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 2. Xây dựng bộ máy cán bộ vững về đạo đức và giỏi về nghiệp vụ 3. Thực hiện tuyên truyền rộng rãi cho các nhà đầu tư KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (4).doc