Đề tài Hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 24 Láng Hạ

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 1 1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1 1.2.1. Phương thức thanh toán chyển tiền 1 1.2.1.1. Trường hợp áp dụng 2 1.2.1.2 Các bên tham gia trong phương thức thanh toán 2 1.2.1.3. Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền 2 1.2.1.4. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền 4 1.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu 5 1.2.2.1. Các bên tham gia phương thức thanh toán 5 1.2.2.2. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu 5 1.2.2.3. Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu 9 1.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 9 1.2.3.1. Trường hợp áp dụng 10 1.2.3.2. Các bên tham gia phương thức thanh toán 10 1.2.3.3. Qui trình thực hiện 10 1.2.3.4. Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11 1.2.4. So sánh ba phương thức 13 1.3. VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 24 LÁNG HẠ 16 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 16 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 16 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh 20 2.1.3. Tổ chức quản lý tại ngân hàng 21 2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 23 2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn 23 2.1.4.2 Hoạt động tín dụng 25 2.1.4.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 26 2.1.4.4 Kết quả tài chính 28 2.1.5. Phương hướng phát triển trong thời gian tới 28 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG 29 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thanh toán tại ngân hàng 29 2.2.1.1 Nhân tố khách quan 29 2.2.1.2 Nhân tố chủ quan 36 2.2.2. Phương thức chuyển tiền 37 2.2.2.1. Tài khoản sử dụng 37 2.2.2.2. Quy trình 37 2.2.2.3 Kế toán phương thức này 44 2.2.2.4 Chứng từ sử dụng 45 2.2.2.5 Kết quả kinh doanh 45 2.2.3. Phương thức nhờ thu 47 2.2.3.1 Tài khoản sử dụng 47 2.2.3.2 Quy trình 47 2.2.3.3 Kế toán phương thức này 59 2.2.3.4. Chứng từ sử dụng 60 2.2.3.5. Kết quả hình thức thanh toán nhờ thu 60 2.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ 62 2.2.4.1. Tài khoản sử dụng 62 2.2.4.2. Quy trình 62 2.2.4.3 Kế toán phương thức này 86 2.2.4.4. Chứng từ sử dụng 88 2.2.4.5. Kết quả hình thức thanh toán tín dụng chứng từ 89 2.2.5. Số sách sử dụng trong hoạt động thanh toán 91 2.2.6. Phân tích tình hình thanh toán quốc tế trong thời gian qua 92 2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG MẮC PHẢI TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ. 98 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ 99 2.4.1. Những mặt đã đạt được 99 2.4.2. Những mặt còn tồn tại 100 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 101 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 101 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan 102 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 24 LÁNG HẠ. 103 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ 103 3.1.1. GIẢI PHÁP 1: THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG 103 3.1.2. GIẢI PHÁP 2: HIỆN ĐẠI HÓA, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 105 3.1.3. GIẢI PHÁP 3: CHỦ ĐỘNG NGUỒN NGOẠI TỆ 105 3.1.4. GIẢI PHÁP 4: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 106 3.1.5. GIẢI PHÁP 5: XÂY DỰNG PHONG CÁCH VĂN HÓA TRONG CHI NHÁNH 107 3.2. KIẾN NGHỊ 107

docChia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 24 Láng Hạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc tăng giảm số tiền, ngày giao hàng, ngày hiệu lực , phòng thanh toán quốc tế lập tờ trình sửa đổi và chuyển hồ sơ sửa đổi L/C cho phòng tín dụng xem xét sau đó trình lãnh đạo chi nhánh phê duyệt tờ trình mở L/C. Trường hợp sửa đổi L/C mở bằng vốn tự có ký quỹ đủ 100 % liên quan đến việc tăng giảm số tiền, ngày giao hàng, ngày hiệu lực , phòng thanh toán quốc tế lập tờ trình sửa đổi đề nghị khách hàng bổ sung tiền ký quỹ hoặc điều chỉnh giảm tiền trình lãnh đạo phê duyệt. Tiếp theo thanh toán viên lập điện sửa đổi L/C theo tiêu chuẩn SWIFFT phù hợp, chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện sửa đổi cho phụ trách phòng trình lãnh đạo chi nhánh ký duyệt gửi ngân hàng thông báo L/C.(là ngân hàng đã nhận điện mở L/C trước đây. Thanh toán viên giao 01 bản điện sửa đổi L/C có dấu, chữ ký của lãnh đạo chi nhánh cho khách hàng. Chi nhánh hạch toán điều chỉnh số tiền ký quỹ: nhập/xuất nội bảng số tiền ký quỹ tăng – giảm và nhập/xuất ngoại bảng số tiền tăng giảm của L/C(nếu có) thu phí sửa đổi L/C. Chi nhánh chuyển điện , theo dõi và nhận bản điện gốc từ sở quản lý. Vào bìa hồ sơ, lưu hồ sơ sửa đổi L/C và điện sửa đổi đã được lãnh đạo chi nhánh duyệt. Qui trình thanh toán L/C Lưu đồ 11: Lưu đồ quy trình thanh toán L/C nhập khẩu khi nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng nước ngoài, sở quản lý sẽ kiểm tra tính xác thực của điện nhận trước khi trả về chi nhánh. Nếu mã đúng xác nhận và chuyển qua mạng về chi nhánh. Nếu mã sai thông báo cho chi nhánh biết và ghi rõ “mã sai” đồng thời theo dõi để chuyển về chi nhánh khi có mã đúng. Cá nhân được ủy quyền tại chi nhánh nhận điện, in và giao điện cho thanh toán viên trình phụ trách phòng ký duyệt rồi giao cho thanh toán viên. Thanh toán viên tiếp nhận chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửi tới chi nhánh ( ngày tiếp nhận là ngày nhận chứng từ ) thanh toán viên có trách nhiệm đối chiếu số chuyển phát nhanh chứng từ với điện thông báo xác nhận số chuyển phát nhanh của ngân hàng chiết khấu. Trường hợp số chuyển phát nhanh của bộ văn thư khác với số chuyển phát nhanh trên điện xác nhận của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên lập điện thông báo cho ngân hàng nước ngoài để thông báo lại số chuyển phát nhanh của bộ chứng từ và vào bìa hồ sơ để theo dõi. Thanh toán viên kiểm tra tất cả các chứng từ, kiểm tra , đối chiếu chứng từ với hồ sơ L/C sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C và các sửa đổi có liên quan, kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau và ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, chuyển phụ trách phòng kiểm tra lại trình lãnh đạo chi nhánh để thông báo cho khách hàng. Nếu chứng từ phù hợp: chi nhánh kiểm tra nguồn tiền để thanh toán L/C, gửi giấy báo chứng từ hàng nhập theo L/C thông báo cho khách hàng và gửi phòng tín dụng ( trường hợp thanh toán bằng vốn vay và thanh toán bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100 %.) về việc ngân hàng nước ngoài đòi tiền để thực hiện thủ tục cho vay hạch toán nhận nợ hoặc liên hệ với khách hàng chuyển tiền để thanh toán L/C đúng hạn. Chi nhánh thực hiện lập điện thanh toán theo chỉ dẫn của ngân hàng nước ngoài , hạch toán các bút toán có liên quan : trích ký quỹ, tiền gửi , tiền vay, xuất ngoại bảng trị giá thanh toán, thu phí, rút số dư trên bìa hồ sơ mở L/C. Sau khi khách hàng chấp nhận thanh toán và đã trả tiền cho ngân hàng nông nghiệp từ tài khoản tiền gửi hoặc tiền vay ngân hàng, giao bộ chứng từ cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận. Nếu chứng từ không phù hợp mà ngân hàng nước ngoài đã có điện thông báo chứng từ có sai sót thì chi nhánh gửi thông báo cho khách hàng kèm 01 bản sao điện ngân hàng nước ngoài thông báo chứng từ không phù hợp và yêu cầu khách trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng nông nghiệp phải có ý kiến trả lời bằng văn bản để ngân hàng trả lời ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp khách hàng chấp nhận, chi nhánh lập điện thông báo chấp nhận chứng từ và thực hiện trả tiền và gửi điện đòi tiền phí sai sót theo quy định. Trường hợp khách hàng từ chối thanh toán hoặc chỉ chấp nhận thanh toán một phần thì chi nhánh gửi điện từ chối ghi rõ chờ sự định đoạt của họ. Chuyển điện từ chối cho phụ trách phòng báo cáo lãnh đạo chi nhánh, ký duyệt trên điện thông báo từ chối. Nếu chứng từ không phù hợp mà ngân hàng nước ngoài không có điện thông báo thì chi nhánh gửi điện từ chối thanh toán và chỉ ra những điểm không hợp lệ ghi rõ “ chúng tôi từ chối thanh toán bộ chứng từ với những lỗi sau đây..”, chúng tôi đang giữ chứng từ và chờ sự định đoạt của quý ngân hàng với mọi rủi ro thuộc về quý ngân hàng. Chúng tôi có thể giao chứng từ cho khách hàng khi nhận được sự chấp thuận thanh toán của người xin mở L/C mà không cần báo trước. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày điện thông báo sai sót cho ngân hàng nước ngoài, nếu không nhận được chỉ thị của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên lập điện nhắc lại lần thứ 2 và thông báo cho khách hàng về hoàn trả chứng từ. Trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo, nếu không nhận được ý kiếc trả lời của khách hàng thì ngân hàng nông nghiệp chủ động trả lại nguyên trạng bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài đồng thời hạch toán xuất ngoại bảng số tiền trên chứng rừ trả lại. Riêng trường hợp đã được ngân hàng nông nghiệp phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng đi nhận hàng, chi nhánh không thông báo với khách hàng về sai sót của bộ chứng từ mà chỉ kê lỗi để trừ phí ngân hàng nước ngoài khi thanh toán và lập điện chấp nhận thanh toán. Quy trình hủy L/C Trong thời hạn hiệu lực của L/C vì một lý do nào đó ngân hàng nhận được yêu cầu hủy L/C thì qui trình hủy như sau: - Nếu ngân hàng người hưởng yêu cầu hủy L/C: nhận được điện SWIFT của ngân hàng người hưởng đề nghị hủy L/C, chi nhánh thông báo cho người mở L/C và yêu cầu thông báo bằng văn bản. Căn cứ văn bản trả lời của người mở L/C, chi nhánh lập điện trả lời ngân hàng người hưởng. - Người đề nghị mở L/C yêu cầu hủy L/C: căn cứ yêu cầu hủy L/C của người mở L/C kèm văn bản thỏa thuận hủy L/C của người mua và người bán(nếu có). Thanh toán viên lập điện phù hợp theo tiêu chuẩn SWIFT, chuyển phụ trách phòng trình lãnh đạo chi nhánh ký duyệt gửi ngân hàng thông báo L/C.(nội dung điện yêu cầu ngân hàng thông báo cho ý kiến phản hồi của người thụ hưởng. Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi điện đề nghị hủy không nhận được phản hồi từ ngân hàng thông báo thì lập điện hỏi. Nếu người mở L/C đồng ý hủy L/C(trong trường hợp người đề nghị mở L/C yêu cầu hủy L/C), hoặc chi nhánh đã nhận được điện chấp nhận hủy L/C của ngân hàng thông báo, thanh toán viên tiến hành các thủ tục hủy L/C: thông báo cho phòng tín dụng(nếu L/C mở bằng vốn vay). Thu phí, giải tỏa tiền ký quỹ nếu có. Xuất ngoại bảng giá trị L/C bị hủy. Thông báo cho người mở L/C. Lưu hồ sơ theo quy định. Trường hợp L/C hết hạn hiệu lực thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực, thanh toán viên lập thông báo gửi người mở L/C đề nghị người mở hủy L/C và lập điện phù hợp theo tiêu chuẩn điện SWIFT gửi ngân hàng thông báo nêu rõ L/C đã hết hạn hiệu lực, nếu không nhận được sự chỉ thị khác của quý ngân hàng chúng tôi sẽ tiến hành hủy L/C sau 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo này. Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày chi nhánh nhận được điện của ngân hàng thông báo nêu ý kiến của người thụ hưởng chấp nhận hủy L/C hoặc 10 ngày làm việc kể từ ngày người mở L/C có văn bản gửi chi nhánh thông báo L/C đã hết hạn hiệu lực hoặc chấp nhận hủy L/C, thanh toán viên tiến hành các thủ tục hủy L/C như trên. 2.2.4.1.2 L/C xuất khẩu Qui trình kiểm tra và thông báo L/C xuất khẩu Lưu đồ 12: Lưu đồ quy trình kiểm tra và thông báo L/C xuất khẩu Tất cả các L/C, sửa đổi L/C do ngân hàng nước ngoài gửi đến ngân hàng nông nghiệp trước khi thông báo cho khách hàng đều phải được sở quản lý kiểm tra xác thực. Vì vậy nếu chi nhánh nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C trực tiếp từ ngân hàng khác ( ngân hàng chuyển tiếp thông báo không phải là sở quản lý ) thì chi nhánh phải gửi về sở quản lý để xác thực. Chi nhánh giữ bản gốc còn gửi văn bản yêu cầu kèm L/C ( sửa đổi L/C) qua Fax có ký hiệu mật hoặc bản sao L/C ( sửa đổi L/C) có đóng dấu sao y bản chính qua đường văn thư. Ngân hàng phát hành L/C gửi L/C đến sở quản lý. Sở quản lý kiểm tra sau khi xác định điện SWIFT đúng mẫu điện quy định, nếu L/C được gửi bằng SWIFT,nếu là MT999 thì phải xác nhận mã điện đúng, bằng thư thì phải xác định được chữ ký đúng cả về hình thức và thẩm quyền ký theo mẫu chữ ký đã được các ngân hàng đại lý đăng ký tại sở quản lý mới chuyển cho chi nhánh. Đối với L/C do ngân hàng đại lý của ngân hàng nông nghiệp phát hành yêu cầu ngân hàng nông nghiệp thông báo kèm xác nhận, trước khi chuyển L/C cho chi nhánh trong vòng 8 giờ làm việc từ khi nhận được điện sở quản lý phải kiểm tra uy tín của ngân hàng phát hành, hạn mức xác nhận L/C trong thanh toán với ngân hàng nông nghiệp, các điều khoản hoàn trả, các điều kiện thanh toán của L/C có quy định bất lợi cho việc đòi tiền của ngân hàng nông nghiệp hay không. Kiểm tra xem khách hàng ( người thụ hưởng L/C) có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt với ngân hàng hay không, rồi mặt hàng xuất khẩu có giá cả hợp lý , dễ tiêu thụ hay không trên thị trường quốc tế và có được phép xuất khẩu hay không, phí xác nhận L/C do bên nào chịu.( ngân hàng mở L/C hay người thụ hưởng L/C). Nếu phí xác nhận do ngân hàng mở L/C thanh toán , sở quản lý có trách nhiệm thu phí của ngân hàng mở L/C. Nếu phí xác nhận do người thụ hưởng thanh toán, sở quản lý thông báo cho chi nhánh thu từ khách hàng. Sau đó nghiên cứu và đề xuất phí xác nhận, mức ký quỹ đối với ngân hàng phát hành ( nếu cần thiết trình tổng giám đốc phê duyệt xác nhận L/C do ngân hàng đại lý phát hành. Nếu tổng giám đốc ngân đồng ý xác nhận L/C do ngân hàng khác phát hành khi chuyển L/C cho chi nhánh sở quản lý phải gửi theo văn bản ủy quyền xác nhận để chi nhánh thông báo cho khách hàng và ngân hàng phát hành. Trong trường hợp tổng giám đốc không đồng ý xác nhận, sở quản lý phải thông báo cho chi nhánh bằng văn bản đông thời chuyển tiếp điện để chi nhánh thực hiện thông báo L/C ( không kèm xác nhận của ngân hàng nông nghiệp cho khách hàng). (Chi nhánh chỉ thông báo L/C đối với L/C đã được kiểm tra tính xác thực, chân thật bề ngoài, có dẫn chiếu các quy tắc, thông lệ quốc tế như: UCP 500, UCP 600, ISP 98. Chi nhánh từ chối thông báo những sửa đổi L/C mà L/C gốc không do ngân hàng nông nghiệp thông báo, hoặc sửa đổi nhận được sau khi ngân hàng nông nghiệp đã lập chứng từ đòi tiền, L/C(sửa đổi L/C) không xác định được tính xác thực, chân thật bề ngoài, L/C(sửa đổi L/C) không xác định được địa chỉ người hưởng thụ. Khi nhận được L/C ( sửa đổi L/C) do sở quản lý chuyển về chi nhánh thanh toán viên kiểm tra L/C xem đúng tiêu chuẩn SWIFT ( nếu gửi bằng SWIFT ). L/C phải có dẫn chiếu UCP 500 nếu phát hành bằng Telex. Đối với L/C được gửi bằng SWIFT theo mẫu MT 700, MT 710/711 , MT 720/721 dù không có dẫn chiếu đến UCP 500 vẫn được hiểu là tuân thủ UCP 500 trừ khi có quy định khác được chỉ ra trong L/C. Kiểm tra tên, địa chỉ của người hưởng lợi, các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành về việc thông báo L/C ( thông báo trực tiếp hay thông báo qua ngân hàng thứ 2…), loại L/C ( xác nhận hay chuyển nhượng) để chọn hình thức thông báo cho phù hợp. Đăng ký số tham chiếu L/C vào sổ theo dõi thông báo L/C, nhập dữ liệu vào máy tính để theo dõi. Lập thông báo gửi khách hàng. Thư thông báo L/C ( sửa đổi L/C) lập thành 2 bản, lưu bản tại hồ sơ rồi thu phí theo quy định. Phụ trách phòng kiểm tra nội dung L/C ( sửa đổi L/C) và thư thông báo trình lãnh đạo duyệt. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra , kiểm soát ( lưu ý L/C gốc phải đóng dấu và ghi ngày ký).Giao 1 bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C kèm thư thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng của người thụ hưởng.Nếu L/C hoặc sửa đổi L/C giao trực tiếp cho khách hàng thì chi nhánh yêu cầu khách hàng ký nhận vào bản L/C copy lưu tại hồ sơ ngân hàng. Sau đó thông báo cho ngân hàng phát hành về việc nhận được L/C,sửa đổi L/C hoặc ý kiến của khách hàng về sửa đổi L/C nếu được yêu cầu. Những L/C , sửa đổi L/C bằng điện đã đầy đủ nội dung nhưng ngân hàng phát hành vẫn gửi tiếp thư xác nhận thì chi nhánh gửi bản xác nhận đó cho khách hàng mà không có trách nhiệm kiểm tra nội dung. Khi nhận được L/C, sửa đổi L/C có ghi nội dung” các chi tiêt đầy đủ gửi sau ” hay một câu có nội dung tương tự thì chi nhánh lập thông báo sơ bộ gửi khách hàng và theo dõi đến khi nhận được L/C , sửa đổi L/C chính thức, kiểm tra và thông báo phí theo quy định. Quy trình tiếp nhận chứng từ và gửi chứng từ, đòi tiền. Lưu đồ 13: Lưu đồ quy trình tiếp nhận chứng từ và gửi chứng từ đòi tiền, thanh toán L/C xuất khẩu Người thụ hưởng trình ngân hàng L/C gốc cùng thông báo L/C cho thanh toán viên. Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ khách hàng xuất trình kèm bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có) cùng thư thông báo L/C. Kiểm tra chứng từ ký xác nhận mặt sau của L/C gốc trị giá bộ chứng từ xuất trình, rút số dư trong bìa hồ sơ. Kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C liên quan (nếu có). Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau, kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với các quy tắc thông lệ và điều kiện thương mại quốc tế được L/C dẫn chiếu áp dụng để điều chỉnh. Trường hợp L/C quy định khách hàng xuất khẩu phải mua bảo hiểm nhưng không quy định mức bảo hiểm thì mức bảo hiểm tối thiểu phải mua là 110% tổng giá trị hóa đơn. Sau khi kiểm tra thanh toán viên ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất, chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan cùng phiếu kiểm tra chứng từ cho phụ trách phòng.( ngân hàng không phải kiểm tra chứng từ trừ việc ký nhận loại, số lượng chứng từ và ngày giờ nhận trong các trường hợp sau: L/C quy định chứng từ xuất trình tại ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng khác do ngân hàng phát hành chỉ định. Trường hợp khách hàng có yêu cầu, ngân hàng nông nghiệp có thể giúp khách hàng kiểm tra chứng từ mà không chịu trách nhiệm gì và trên thư gửi chứng từ không xác nhận tình trạng bộ chứng từ. hoặc trong trường hợp khách hàng gửi chứng từ theo điều kiện chờ chấp nhận. Phụ trách phòng kiểm tra lại toàn bộ chứng từ, ý kiến của thanh toán viên rồi ghi rõ ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, ký tên và chuyển lại chứng từ cho thanh toán viên. Sau khi có ý kiến của phụ trách phòng về tình trạng bộ chứng từ, nếu chứng từ có sai sót thanh toán viên phải thông báo ngay cho khách hàng nêu rõ từng sai sót của chứng từ để khách hàng sửa chữa hoặc thay thế. Chỉ giao lại cho khách hàng những chứng từ cần phải sửa chữa hoặc thay thế yêu cầu khách hàng ký nhận lại những chứng từ cần sửa trên phiếu kiểm tra chứng từ. việc thay thế sửa chữa chứng từ được thực hiện trong thời hạn xuất trình chứng từ cho phép của L/C. Nếu khách hàng không đồng ý với ý kiến của ngân hàng về những sai sót đã nêu, thanh toán viên báo lại phụ trách phòng để xử lý. Khách hàng quyết định không sửa chữa hoặc thay thế có văn bản bảo lưu ý kiến. thanh toán viên ký nhận và ghi rõ ngày giờ nhận lại chứng từ của khách hàng. Trường hợp chứng từ phù hợp, nếu L/C quy định đòi tiền bằng điện thì thanh toán viên lập điện đòi tiền ( sử dụng MT 742) theo chỉ dẫn của L/C, lập thư gửi chứng từ, trên thư gửi chứng từ ghi rõ “ chứng từ đã được đòi tiền bằng điện ngày…tránh thực hiện 2 lần”(reimbursement claim há been effected by cable dated …please avoid duplication). Thư gửi chứng từ lập theo quy định của L/C phải có 01 bản kèm 01 bản sao hóa đơn và 1 bộ chứng từ sao lưu hồ sơ L/C. Nếu L/C quy định đòi tiền bằng thư thanh toán viên lập thư đòi tiền, nêu rõ chỉ thị đòi tiền và xác nhận “ the amount há been endorsed on the reverse of the original documentary credit”. Trường hợp chứng từ sai sót không thể thay thế sửa chữa được, trước hết đề nghị khách hàng yêu cầu người mua sửa đổi L/C. Nếu không sửa đổi được thanh toán viên lập điện đòi tiền gửi ngân hàng phát hành nêu rõ những điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận ( sử dụng MT750) đồng thời lập thư gửi chứng từ nêu rõ các điểm không phù hợp như nội dung điện đã gửi cùng ngày. Trường hợp L/C quy định đòi tiền ngân hàng hoàn trả thì không điện đòi tiền ngân hàng hoàn trả mà lập điện gửi ngân hàng phát hành trước đồng thời yêu cầu ngân hàng phát hành khi chấp nhận thanh toán thì điện báo cho ngân hàng nông nghiệp để dòi tiền ngân hàng hòan trả. (Điện và thư đòi tiền kèm bộ chứng từ trước khi gửi thanh tóan viên đã đưa phụ trách phòng kiểm tra trình lãnh đạo ký duyệt ). Trường hợp chứng từ sai sót không dược ngân hàng phát hành chấp nhận chi nhánh dề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh tóan khác theo L/C hoặc trả lại cho khách hàng . Quy trình thanh toán Nếu ngân hàng nước ngòai chấp nhận thanh tóan, căn cứ danh sách tài khoản NOSTRO của ngân hàng nông nghiệp do sở quản lý cung cấp , chi nhánh lựa chọn dể hướng dẫn ngân hàng nước ngòai trả tiền trong chỉ thị đòi tiền . Khi nhận dược giấy báo có của ngân hàng nước ngòai chi nhánh báo có cho khách hàng số tiền sau khi đã khấu trừ tiền chiết khấu ( nếu có ), lãi chiết khấu thu phí theo quy định hiện hành của ngân hành của ngân hàng nông nhiệp .Báo có nghi rõ tên đơn vị số liệu tài khoản được nghi có và lập thành 3 liên :liên 1 lưu kế toán hạch toán , liên 2 chuyển cho khách hàng , liên 3 lưu tại hồ sơ L/C xuất khẩu. 2.2.4.3 Kế toán phương thức này * L/C NHẬP KHẨU -Khi mở L/C , đơn vị nhập khẩu ký quỹ: Nợ 422101: TG không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ Có 428201: ký quỹ mở L/C bằng ngoại tệ. thu phí mở L/C: Nợ 422101: TG không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ Có 711009: phí dịch vụ mở L/C. Có 453101: Thuế GTGT phải nộp. Nhập ngoại bảng 921501: cam kết trong L/C trả chậm ,921601: cam kết trong L/C trả ngay. - Nếu sửa đổi L/C thu phí sửa đổi L/C: Nợ 422101: TG không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ Có 711011: phí dịch vụ sửa đổi L/C.. Có 453101: Thuế GTGT phải nộp Khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa từ ngân hàng nước ngoài gửi đến + Nếu trước đây ký quỹ 100% trị giá L/C hạch toán: Nợ 428201: Ký quỹ mở L/C bằng ngoại tệ. Có 133101(414101): tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng ở nước ngoài + Nếu trước đây ký quỹ một phần trị giá L/C Nợ 422101: phần còn lại Nợ 428201: số trước đây đã ký quỹ. Có 133101: Trị giá L/C. Đồng thời xuất ngoại bảng 921501,921601. + Thu phí thanh toán L/C: Nợ 422101: TG không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ Có 711013: phí thanh toán L/C.. Có 453101: Thuế GTGT phải nộp * L/C XUẤT KHẨU. Khi nhận bộ chứng từ hàng hóa của đơn vị xuất khẩu , thu phí hách toán: Nợ 422101: TG không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ. Có 711003: phí thông báo L/C. Có 453101: Thuế GTGT phải nộp. Gửi bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng nước ngoài, khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài: Nợ 133101(414101): tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng ở nước ngoài Có 422101: TG không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ 2.2.4.4. Chứng từ sử dụng 1.Yêu cầu mở thư tín dụng. 2. Tờ trình mở ( sửa đổi L/C ) nhập khẩu. 3. Yêu cầu sửa đổi thư tín dụng. 4. Hồ sơ thư tín dụng chứng từ ( L/C ) nhập khẩu. 5. Giấy báo chứng từ hàng nhập theo L/C. 6. phiếu kiểm tra chứng từ hàng nhập. 7. Phiếu giao nhận chứng từ hàng nhập khẩu. 8. Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ky hậu vận đơn. 9. Thư bảo lãnh nhận hàng. 10. Thư ủy quyền nhận hàng theo vận đơn hàng không. 11. Thông báo sửa đổi . 12. Thông báo sơ bộ thư tín dụng chứng từ. 13. Thư yêu cầu thanh toán theo hình thức L/C. 14. Hồ sơ tín dụng (L/C) xuất khẩu. 15. Phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất. 16. Thư gửi chứng từ. 17.Đơn xin chiết khấu. 18. Điện/ thư đòi phạt lãi trả chậm. 19. Giấy yêu cầu chuyển nhượng thư tín dụng chứng từ. 20. Thông báo chuyển nhượng thư tín dụng. 2.2.4.5. Kết quả hình thức thanh toán tín dụng chứng từ Bảng 10: Doanh số mở L/C tám tháng đầu năm 2007 tháng Tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 Tổng USD 41,299,412.00 33,243,900.00 48,092,350.00 43,202,234.00 17,005,588.05 39,932,800.00 38,632,750.60 4,204,908.18 265,613,942.83 EUR 27,536.00 49,250.00 59,817.12 12,048.00 148,651.12 JPY 21,998,370.00 15,090.00 101,891,860.00 15,450,000.00 139,355,320.00 Tám tháng đầu năm 2007 doanh số mở L/C theo loại ngoại tệ cũng chủ yếu là các ngoại tệ phổ biến trong thanh toán. Các mặt hàng chủ yếu được thanh toán là xăng dầu, máy móc thiết bị, sắt thép và thuốc chữa bệnh. 2.2.5. Số sách sử dụng trong hoạt động thanh toán - Sổ theo dõi chứng từ nhờ thu hàng nhập khẩu: thanh toán viên vào sổ theo dõi theo các nội dung sau: ngày nhận chứng từ nhờ thu, tên người nhập khẩu, ngân hàng nhờ thu, trị giá, hình thức nhờ thu… - Sổ theo dõi chi tiết các bộ chứng từ nhờ thu đã giao cho khách hàng: theo dõi các loại chứng từ và số lượng chứng từ đã giao cho khách hàng. - Sổ theo dõi chứng từ nhờ thu hàng xuất khẩu: tên dịa chỉ người nhờ thu, số tiền nhờ thu, tên địa chỉ người trả tiền…. - Sổ theo dõi hồ sơ mở L/C: ghi các thông tin về ngày mở L/C, số L/C, tên khách hàng mở L/C, trị giá L/C, loại L/C, ngày thanh toán, nguồn vốn thanh toán, tỷ lệ k‎ý quỹ, ghi chú khác. - Sổ theo dõi thông báo L/C: tên, địa chỉ của người hưởng lợi, số L/C, loại L/C, trị giá L/C… 2.2.6 Phân tích tình hình thanh toán quốc tế trong thời gian qua Bảng 11: Bảng phân tích doanh số thanh toán của phương thức chuyển tiền qua các năm Năm Doanh số thanh toán tỷ trọng so với tổng doang thu thanh toán quốc tế Tăng giảm so với năm trước Số tuyệt đối(USD) Tỷ lệ(%) 2001 79,558,851 52.34 2002 89,041,671 36.95 9,482,820 11.92 2003 204,149,029 38.76 115,107,358 129.27 2004 99,750,858 16.94 (104,398,171) (51.14) 2005 72,244,255 16.34 (27,506,603) (27.58) 2006 97,852,694 17.79 25,608,439 35.45 Doanh số của phương thức chuyển tiền qua các năm không ổn định. Năm 2003 doanh số tăng tới 115,107,358 USD tương đương tăng 129.27 % nhưng tới năm 2004 lại giảm đáng kể , giảm 51.14 % tức giảm 104,398,171 USD ,và lại giảm 27.58 % năm 2005 Tỷ trọng của doanh thu của phương thức chuyển tiền ngày càng giảm tổng doanh thu thanh toán quốc tế tại chi nhánh do ngày nay khách hàng không sử dụng hình thức thanh toán này như trước . Bảng 12: Phân tích doanh số của phương thức nhờ thu qua các năm Năm Doanh số thanh toán (quy USD) tỷ trọng so với tổng doang thu thanh toán quốc tế Tăng giảm so với năm trước Số tuyệt đối(USD) Tỷ lệ(%) 2001 406,266 0.27 2002 600,137 0.25 193,871 47.72 2003 648,360 0.12 48,223 8.04 2004 818,204 0.14 169,844 26.20 2005 143,656 0.03 (674,548) (82.44) 2006 388,292 0.07 244,636 170.29 Doanh số phát sinh không nhiều tại chi nhánh và thiếu ổn định doanh thu chỉ ở mức vài trăm ngàn đô .Từ năm 2001 đến năm 2004 doanh số đều tăng nhưng đến năm 2005 lại giảm tới 82,44% . Tỉ trọng so với tổng doanh thu thanh toán quốc tế tại chi nhánh thì rất thấp , luôn dưới 0,3% .Điều này cho thấy phương thức thanh toán này không được khách hàng sử dụng nhiều tại chi nhánh . Bảng 13: Phân tích doanh số thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ Năm Doanh số thanh toán tỷ trọng so với tổng doang thu thanh toán quốc tế Tăng giảm so với năm trước L/C nhập L/C xuất tổng doanh số Số tuyệt đối (USD) Tỷ lệ(%) 2001 72.03 72.03 47.39 2002 151.36 0.05 151.41 62.80 79.37 110.19 2003 321.90 0.46 322.36 61.12 170.95 112.91 2004 488.43 0.2 488.63 82.93 166.27 51.58 2005 369.61 369.61 83.62 (119.02) (24.36) 2006 451.76 0.42 452.18 82.14 82.57 22.34 Trái với hai hình thức thanh toán trên hình thức thanh toán tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh ,mới đầu chỉ chiếm 47,39 % nay đã chiếm phần lớn 82,14% thanh toán tín dụng chứng từ đã chở thành phương thức chủ yếu cho hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh, tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn chưa ổn định . Năm 2003 tăng tới 112,91 % so với năm 2002 song đến năm 2005 lại giảm 24,36 % so với năm 2004.. Doanh thu của hoạt động này còn mất cân đối về cơ cấu ,doanh thu của L/C nhập thì cao trong khi doanh thu L/C xuất thì quá thấp. Bảng 14: Bảng phân tích sự tăng trưởng doanh số và phí thanh toán Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng (%) Doanh số chuyển tiền(USD) 204,149,029 99,750,858 72,244,255 97,852,694 69.23 (30.77) Doanh số nhờ thu(USD) 648,360 818,204 142,656 388,292 77.39 (22.61) Doanh số thanh toán L/C(USD) 322,362,611 488,630,938 369,612,089 452,179,014 118.44 18.44 Tổng doanh số thanh toán(USD) 527,160,000 589,200,000 441,999,000 550,420,000 102.18 2.18 Tổng phí thanh toán(tỷ VNĐ) 1,475 1,681 1,703 2,413 127.90 27.90 Nhìn bảng phân tích ta thấy doanh số chuyển tiền và nhờ thu ngày càng có xu hướng giảm dần. Đặc biệt tốc độ giảm bình quân doanh số chyển tiền khá cao 30.77 % mỗi năm. Doanh số thanh toán chuyển tiền cũng giảm tới 22.61 %. Trong khi doanh số của hai hình thức thanh toán trên giảm dần thì hình thức thanh toán tín dụng chứng từ lại có xu hướng tăng dần. Tăng trưởng bình quân 18.44 % mỗi năm. Điều này cho ta thấy rằng khách hàng của chi nhánh đang chuyển dần từ hình thức thanh toán nhờ thu và chuyển tiền sang sử dụng nhiều hơn hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Mặc dù doanh số thanh toán chuyển tiền và nhờ thu giảm khá mạnh nhưng doanh số thanh toán tín dụng chứng từ cao hơn làm cho tổng doanh số thanh toán tăng bình quân 2.18% năm. Tổng phí thanh toán tại chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Mức tăng trưởng bình quân 27.90 %. Năm 2005 tổng doanh số thanh toán có giảm so với năm 2004 nhưng tổng phí thanh toán lại tăng trưởng cao hơn do chi nhánh chuyển đổi cơ cấu khách hàng từ những khách hàng lớn sang những khách hàng nhỏ lẻ, mặc dù doanh số không cao nhưng phí thu được lại tăng. Sự tăng trưởng bình quân của doanh số tuy không cao 2.18 % nhưng mức tăng trưởng của phí thanh toán thu được lại rất khả quan, đạt gần 30% cho chúng ta thấy chi nhánh đã có những chính sách phát triển hoạt động thanh toán quốc tế phù hợp. Bảng 15: BÁO CÁO THANH TOÁN QUỐC TẾ ( Đến tháng 8 năm 2007) ĐVT: USD Tháng L/C nhập L/C xuất Doanh số phí mở phí thanh toán doanh số phí thông báo 1 42,480,237.38 1,974.99 3,035.34 162,050.00 24.00 2 33,493,710.72 2,205.30 2,784.56 3 49,103,418.48 2,539.06 3,286.30 4 43,466,061.89 1,411.96 7,626.31 5 17,175,381.34 1,359.25 5,698.41 6 40,760,138.41 2,005.04 7,309.78 206,000.00 198.56 7 38,632,750.60 2,498.08 4,327.45 184,800.00 22.00 8 6,226,715.51 2,586.25 8,434.58 225,792.00 24.00 Tổng 271,338,414.33 16,579.93 42,502.73 778,642.00 268.56 chuyển tiền(TTr) Nhờ thu xuất khẩu Nhờ thu nhập khẩu tổng phí thanh toán doanh số phí doanh số phí doanh số phí quốc tế 1,292,834.08 2,141.50 65,472.00 140.94 7,316.77 1,746,373.41 1,961.50 114,148.00 273.3 7,224.66 7,754,991.68 2,936.18 8,761.54 3,586,333.63 1,789.11 229,260.00 190.4 11,017.78 1,552,491.89 3,173.00 123,120.00 720.8 10,951.46 4,189,112.67 2,202.17 23,432.50 104.8 47,000.00 371.78 12,192.14 1,036,248.95 2,003.58 82,320.00 256.4 9,107.51 4,160,286.26 7,316.81 53,013.44 75.93 18,437.57 25,318,672.57 23,523.85 23,432.50 104.8 714,333.44 2,029.55 85,009.43 - Thanh toán L/C: Tám tháng đầu năm 2007 doanh số thanh toán L/C chưa bằng một nửa năm 2006, và vẫn mất cân đối trong cơ cấu thanh toán. Chủ yếu vẫn là thanh toán L/C nhập khẩu, còn L/C xuất khẩu doanh số vẫn còn rất thấp chưa bằng 0.3 % doanh số thanh toán L/C nhậ khẩu. do đó phí thu được từ phương thức thanh toán này cũng chưa được khá lắm mới chỉ đạt 59,351.22 USD.( gồm cả phí mở, phí thanh toán và phí thông báo ). Chuyển tiền: Doanh số chuyển tiền không đều qua các tháng, tháng 3 doanh số khá cao tới 7,754,911.68 USD trong khi các tháng một, tháng hai, tháng năm, tháng 7 lại rất thấp chỉ đạt trên một nghìn USD. Tổng doanh thu của tám tháng đầu năm 2007 là 25,318,672.57 USD mới bằng một phần tư doanh số năm 2006 (97,852,694USD). nhờ thu: Cũng như phương thức thanh toán L/C, doanh số thanh toán trong phương thức thanh toán nhờ thu cũng có sự mất cân đối, doanh số thanh toán nhờ thu nhập khẩu cao hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán của nhờ thu xuất khẩu. phí thì chiếm tỷ trọng thấp trong tổng phí thanh toán. Tổng phí thanh toán 8 tháng đầu năm đạt 85,009.43 USD (nếu lấy tỷ giá 1USD = 16.018 VNĐ thì tổng phí là 1,361,681,049 VNĐ) mới đạt 52.37% so với kế hoạch đã đề ra(2.6 tỷ VNĐ). Điều này cho thấy cho đến tháng tám năm 2007 hoạt động thanh toán tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ chưa được hiệu quả. Cả doanh số thanh toán cũng như phí thanh toán vẫn còn chưa cao. 2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG MẮC PHẢI TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ. Khách hàng có khi điền không đầy đủ thông tin trên lệnh chuyển tiền. Khách hàng nhờ thu xuất trình thiếu chứng từ trong bộ chứng từ nhờ thu hoặc chứng từ không hợp lệ làm kéo dài thời gian thanh toán. Trong thực tế nhiều nhà xuất khẩu do chưa hiểu rõ về thanh toán trong tín dụng chứng từ với những ưu thế của nó về trách nhiệm của ngân hàng phát hành và quyền lợi của người hưởng lợi khi xuất trình chứng từ, cho nên khi bộ chứng từ có sai sót gì thì thường yêu cầu ngân hàng chuyển chứng từ đi để thanh toán theo phương thức nhờ thu. Nếu làm như vật sẽ gây bất lợi cho nhà xuất khẩu vì khi đó bộ chứng từ sẽ được xử lý theo quy tắc thống nhất về nhờ thu gọi tắt là URC. Nếu áp dụng theo URC có nghĩa chứng từ mất quyền bảo đảm với điều lệ UCP mà theo đó ngân hàng phát hành phải thực hiện đúng nhiệm vụ là phải kiểm tra bộ chứng từ trong thời gian hợp l‎ý nhưng không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ. Nếu quá thời hạn trên ngân hàng phát hành sẽ bị mất quyền từ chối thanh toán. Trong khi đó URC cho phép ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận có thể không cần kiểm tra chứng từ hoặc thông báo những bất hợp lệ vượt thời gian quy định cho phía xuất trình có nghĩa là họ không bị khống chế thời gian thông báo, họ chỉ hành động đúng với điều khoản của URC , không bị ràng buộc với cam kết sẽ thanh toán trong thư tín dụng nữa. Điều này hoàn toàn ngược với thư tín dụng quy định áp dụng theo UCP và trái với tập quán quốc tế về giao dịch tín dụng chứng từ có thể gây bất lợi cho nhà xuất khẩu trong thanh toán. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ 2.4.1. Những mặt đã đạt được Ngân hàng đã mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong thanh toán quốc tế đáp ứng ngày cang tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong hoạt động ngoại thương. Đã xây dựng được một hệ thống các quy chế, quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tạo nền tảng cho hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân hàng được an toàn và hiệu quả, giúp khách hàng loại bỏ những rủi ro có thể sảy ra và tránh được những sai sót không đáng có. Đối tượng khách hàng của chi nhánh trong thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa. Doanh thu từ thanh toán quốc tế đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập chung của chi nhánh, thể hiện ở mức phí thu được từ các hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng. Sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế này cũng tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển đặc biệt là tín dụng và nguồn vốn.khách hàng vay tiền để thanh toán cho các hoạt động xuất nhập khẩu của mình… Trình độ năng lực của cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế ngày càng nâng cao cùng với việc áp dụng công nghệ mới trong thanh toán đã giúp quá trình thanh toán được nhanh chóng và kịp thời, không những giúp cho ngân hàng có thể đẩy nhanh hoạt động, tăng hiệu quả hoạt động của vốn mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Từ đó giúp khách hàng đảm bảo tiến độ công việc, thực hiện hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả. 2.4.2. Những mặt còn tồn tại - Chính sách khuyến mãi về phí thanh toán cũng như chính sách chăm sóc khách hàng đã có và lôi kéo khách hàng mới chưa tốt. - Thiếu thông tin từ khách hàng. - Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế chưa thật tốt. - Thị phần thanh toán quốc tế của chi nhánh còn khá hạn hẹp, chủ yếu là các khách hàng nhập khẩu, còn khách hàng xuất khẩu nước ngoài thì chưa khai thác được. - Mất cân đối giữa thanh toán nhập khẩu và thanh toán xuất khẩu trong L/C. - Chưa tự túc được nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ. - Còn phát sinh lỗi kỹ thuật trong quá trình thanh toán. - Trình độ năng lực của cán bộ công tác trong lĩnh vực thanh toán này vẫn còn nhiều bất cập. Đa số cán bộ còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Trình độ tin học của một số cán bộ nhiều lúc chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, còn lung túng trong khâu triển khai thực hiện làm mất nhiều thời gian trong việc lập hồ sơ thanh toán. 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan Chính sách xuất nhập khẩu còn thiếu tính ổn định ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng xuất nhập khẩu. Chính sách xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi làm cho các điều kiện và điều khoản trong L/C thay đổi gây khó khăn cho việc thanh toán hoặc khách hàng phải xin tu sửa L/C mất rất nhiều thời gian. Thị trường ngoại hối còn khá phiến diện khiến cho ngân hàng rất khó khăn trong việc chủ động nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế và các hoạt động gắn liền khác. Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế chưa đồng bộ và thiếu hoàn thiện. Chưa có một bộ luật hay văn bản dưới luật nào quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp. Sự đa dạng hóa về sản phẩm và chất lượng dịch vụ, sự tận tình chu đáo của nhân viên tốt hơn khiến cho thị trường chiếm lĩnh của các ngân hàng rộng hơn. Những biến động về kinh tế chính trị trong khu vực và trên thế giới tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu làm phát sinh những rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán đặc biệt là hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Trình độ kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương hạn chế của khách hàng cũng làm ảnh hưởng đến sự mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh. Nếu khách hàng hiểu và thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ thì việc lập hồ sơ thanh toán được kịp thời và nhanh chóng. Ngược lại sẽ gây chậm trễ , ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng và cả của chi nhánh 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Chi nhánh chưa có chính sách thu hút khách hàng xuất khẩu, khách hàng có tiền ngoại tệ để có thể chủ động nguồn ngoại tệ trong việc thanh toán nhập khẩu. Hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh vẫn còn chưa được chú ý đúng mức, chưa đề ra được một chiến lược thực sự cụ thể và khả thi để thực hiện. Công nghệ thông tin áp dụng trong thanh toán chưa hoàn thiện vẫn còn thường xuyên phát sinh lỗi kỹ thuật làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán của chi nhánh. Mạng máy tính chi nhánh còn chưa nối mạng trực tiếp với khách hàng mà vẫn con phải qua sở quản lý. Điều này làm cho thời gian của qui trình nghiệp vụ thanh toán tăng lên. Uy tín của chi nhánh về hoạt động thanh toán với khách hàng trong nước cũng như quốc tế chưa cao, còn khá thấp khiến thị phần khách hàng của chi nhánh vẫn hạn chế chưa rộng lớn. Trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Đồng thời cán bộ có năng lực để kiểm tra, giám sát thì còn thiếu làm chất lượng dịch vụ thanh toán chưa thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 24 LÁNG HẠ. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ GIẢI PHÁP 1: THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG Không có khách hàng ngân hàng sẽ không thể hoạt động vì vậy các chính sách để lôi kéo khách hàng phải được ngân hàng quan tâm hàng đầu. Các chính sách về khách hàng chưa tốt nên ngân hàng cần xây dựng chính sách khách hàng và tiếp thị hợp lý để quảng bá các sản phẩm dịch vụ thanh toán mà chi nhánh cung ứng. Có các chính sách chăm sóc khách hàng cho từng đối tượng. Đồng thời phải mở rộng hoạt động tư vấn khách hàng đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả các hoạt động có liên quan đến nghiệp cụ thanh toán quốc tế để nâng chất lượng phục vụ khách hàng. - Đối với những khách hàng có tiềm năng về xuất nhập khẩu , hoạt động giao dịch thường xuyên thì cần thực hiện ưu đãi: miễn phí mở L/C, phí thanh toán L/C, lãi suất cho vay hay chênh lệch tỷ giá mua bán ngoại tệ. - Đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô thanh toán không lớn chi nhánh cũng cần đưa ra những chính sách hỗ trợ hợp lý để lôi kéo khách hàng như tư vấn miễn phí, tư vấn cho doanh nghiệp xem với các điều kiện như thế của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên sử dụng phương thức thanh toán nào là phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Hướng dẫn tận tình chu đáo quy trình nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng để doanh nghiệp có thể nắm rõ các bước tiến hành hoạt động thanh toán cho thuận tiện và nhanh chóng nâng cao hiệu quả thanh toán. - Thông qua quá trình thương lượng, thảo luận để nắm được tâm lý của các đối tượng khách hàng. Đặc biệt là những khách hàng mới quan hệ lần đầu góp phần mở rộng và nâng cao vị thế của chi nhánh Láng Hạ. Trong quá trình thảo luận nếu thấy khách hàng có gì thắc mắc còn nghi ngại về dịch vụ thanh toán quốc tế ngân hàng cung cấp thì phải giải thích ngay để làm an lòng khách hàng và cố gắng làm thật tốt những vấn đề đó để chứng minh cho khách hàng thấy chất lượng thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ đã được nâng cao không thua kém các ngân hàng khác trong khu vực, mà có khi còn tốt hơn nữa. - Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm củng cố mối quan hệ giữa chi nhánh và khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết gắn bó lâu dài với khách hàng truyền thống thông qua các buổi giao lưu văn nghệ , thể thao. Chắng hạn như cuối năm mỗi khi tết đến chi nhánh ngân hàng tổ chức tặng quà cho khách hàng để cảm ơn khách hàng đã sử dụng dịch vụ thanh toán tại chi nhánh trong thời gian qua và hy vọng sẽ được hợp tác lâu dài với khách hàng trong thời gian tới. - Có các chương trình khuyến mãi hay trúng thưởng lớn cho khách hàng để giới thiệu , tiếp thị sản phẩm của chi nhánh. Chi nhánh có thể khuyến mãi bằng chính sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng của mình như nếu khách hàng thanh toán với mức phí thanh toán quốc tế trên 2000 USD thì được khuyến mãi chuyển tiền miễn phí dưới 200 USD…..như thế vừa tận dụng được nguồn lực có sẵn tại ngân hàng vừa giới thiệu được dịch vụ đến khách hàng. Muốn thực hiện được tốt giải pháp trên chi nhánh ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế có trình độ, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế cũng như các vấn đề cần thiết liên quan đến việc thanh toán quốc tế. Đồng thời cũng phải có nguồn kinh phí hợp lý để tài trợ cho các chương trình khuyến mãi hay trúng thưởng cho khách hàng. Khi có những kế hoạch, biện pháp phát triển hợp lý như vậy khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng và an tâm khi tham gia giao dịch với ngân hàng. Giúp nâng cao uy tín với những khách hàng đã có và lôi kéo những khách hàng mới về cho ngân hàng. GIẢI PHÁP 2: HIỆN ĐẠI HÓA, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Hoạt động thanh toán đôi khi còn phát sinh lỗi kỹ thuật làm cho chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng chưa tốt nên mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế phải gắn liền với hiện đại hóa công nghệ tiên tiến đảm bảo thanh toán nhanh chóng, kịp thời, an toàn và chính xác. Do đó ngân hàng cần phải hiện đại hóa nhanh chóng triển khai có hiệu quả dự án phone bank (trả lời tự động qua điện thoại ) để hoạt động thanh toán được nhanh chóng hơn . Đồng thời cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh mạng. Ngân hàng cần có các phần mềm phát hiện, chống và diệt vi rút thật tốt. Điều này ảnh hưởng rất lớn uy tín chất lượng dịch vụ của chi nhánh. Đối với biện pháp này ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ tin học có trình độ cao, luôn tìm kiếm cập nhất thông tin mới, và sáng tạo ra những phần mềm hữu dụng cho ngân hàng, xử lý kịp thời những sự cố kỹ thuật sảy ra nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng. Và điều quan trọng là ngân hàng cần có nguồn vốn đầu tư cho việc đổi mới ứng dụng những công nghệ mới và hiện đại trên thế giới để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. GIẢI PHÁP 3: CHỦ ĐỘNG NGUỒN NGOẠI TỆ Ngân hàng chưa chủ động được nguồn ngoại tệ cho thanh toán nên ngân hàng cần làm tốt hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chủ động tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán quốc tế tại chi nhánh. Để có thể chủ động được nguồn ngoại tệ trong điều kiện cung cầu ngoại tệ chưa ổn định chi nhánh cần : Đẩy mạnh hơn nữa các hình thức kinh doanh ngoại hối, mở rộng các đại lý thu đổi ngoại tệ, phát triển mạng thanh toán thẻ, séc du lịch. Khai thác mở rộng dịch vụ chi trả kiều hối (Westem Union). Quản lý tốt việc sử dụng ngoại tệ đảm bảo khả năng cung ứng kịp thời nguồn ngoại tệ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Ở ngân hàng, thanh toán nhập khẩu là chủ yếu nên lượng ngoại tệ cần thiết để thanh toán lớn hơn lượng ngoại tệ thu về. Để chủ động trong lượng ngoại tệ thanh toán ngân hàng cần thực hiện tốt các biện pháp trên. Muốn vậy ngân hàng cũng cần phải có kế hoạch đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các hoạt động khác liên quan tại ngân hàng. GIẢI PHÁP 4: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều bất cập nên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo dựng lực lượng cán bộ viên chức có trình độ cả về đạo đức và nghiệp vụ phải luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Chi nhánh cần thực hiện tôt công tác luân chuyển cán bộ cho phù hợp với năng lực chuyên môn, và tổ chức các lớp học nhằm nâng cao nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế về luật pháp và thông lệ quốc tế cho cán bộ viên chức, đồng thời cử cán bộ đi học các lớp do Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam tổ chức cả về nâng cao nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị. Thường xuyên tổ chức các đợt thi đua nghiệp vụ giỏi để kiểm tra, phân loại trình độ của cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế từ đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao. Đồng thời cũng phải thường xuyên tổ chức các lớp học để nâng cao trình độ tiếng anh của cán bộ nhân viên trong ngân hàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cấp thiết của công việc. Ngoài ra trong công tác tuyển dụng mới cần ưu tiên tuyển dụng những cán bộ có trình độ năng lực và đạo đức nghề nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Để thực hiện tốt vấn đề này ngân hàng cần có đội ngũ thanh toán viên đoàn kết, yêu nghề, ham học hỏi, nhiệt tình trong công việc để có thể thực hiện tốt việc người giỏi chuyên môn nghiệp vụ chỉ cho người chưa thạo nghiệp vụ. Từ đó các thanh toán viên có thể vừa tự học hỏi từ những thanh toán viên giỏi chuyên môn tại ngân hàng vừa học từ các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Ngân hàng cũng không thể thiếu nguồn kinh phí cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, ngân hàng có đội ngũ cán bộ thanh toán có trình độ cao xử lý đúng các quy trình nghiệp vụ thanh toán, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, nâng cao uy tín của ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hang khác. GIẢI PHÁP 5: XÂY DỰNG PHONG CÁCH VĂN HÓA TRONG CHI NHÁNH Để mở rộng thị phần của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại ngày nay, mỗi ngân hàng phải tạo ra một phong cách riêng cho mình để gây ấn tượng tạo niềm tin cho khách hàng. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ cần xây dựng một phong cách phục vụ thật văn minh lịch sự. Muốn vậy văn phòng chi nhánh phải trang trí gọn gàng, trang nhã, các phòng ban phải bố trí sao cho khoa học, sạch sẽ tạo ấn tượng đặc trưng của chi nhánh đối với khách hàng. Cần xây dựng phong cách giao dịch hiện đại đối với mỗi giao dịch viên, đảm bảo tác phong giao dịch văn minh lịch sự để tạo lòng tin và ấn tượng tốt với khách hàng. KIẾN NGHỊ Đối với chính phủ, các bộ, ban nghành liên quan - Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ban nghành liên quan, tránh chồng chéo mâu thuẫn trong các văn bản pháp quy, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như hoat động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. - Các bộ ban ngành liên qun cần cung cấp đầy đủ thông tin một cách nhanh chóng trong việc tìm hiểu khách hàng và các đối tác nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. Đối với các ngân hàng thương mại: cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Đây nhanh thời gian xử lý tại sở quản lý để thời gian thanh toán tại chi nhánh có thể được rút ngắn, đảm bảo thanh toán nhanh chóng cho khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ cung cấp. - Tổ chức tập huấn thường xuyên để nâng cao chất lượng dịch vụ cho cán bộ làm công tác thanh toán và có thể cập nhật những thông tin mới nhất về hoạt động thanh toán quốc tế. - Thông báo tỷ giá mua bán ngoại tệ sớm hơn để chi nhánh có thể bắt đầu công việc một cách sớm nhất. Đối với khách hàng: các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhâp khẩu nên củng cố và từng bước nâng cao hiểu biết về hoạt động ngoại thương và thanh toán quốc tế, tốt hơn hết là nên có một nhân viên phụ trách mảng này tại công ty để hoạt động thanh toán giữa ngân hàng và doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận lợi đem lại hiệu quả kinh doanh tốt cho cả hai bên. Các biện pháp để khắc phục những tồn tại, hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng được đề xuất ở trên phải được thực hiện một cách đồng bộ vì chúng liên quan mật thiết với nhau. Biện pháp này được hoàn thiện và thực hiện tốt sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp khác. Từ đó những tồn tại sẽ được khắc phục và công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngày càng được hoàn thiện hơn. KẾT LUẬN Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay. Đặc biệt là từ khi nhà nước mở rộng quy chế hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với thế mạnh về vốn và dịch vụ chất lượng cao được thành lập mới và mở rộng thêm mạng lưới hoạt động đã tạo thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Nằm trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ cũng không tránh khỏi những khó khăn thách thức đó. Nhận thức được điều này ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ đã luôn thực hiện đúng định hướng của hội đồng quản trị và tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đảm bảo hiệu quả quản lý kinh doanh, điều hành tác nghiệp nhằm thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra. Chi nhánh đã biết phát huy được thế mạnh của mình: chi nhánh có cơ sở hạ tầng tốt, đã áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công việc thanh toán giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, chi nhánh lại còn có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ khỏe, tận tình, đầy nhiệt huyết với công việc …Do đó chi nhánh đã nâng cao được uy tín đối với khách hàng nâng tổng số doanh nghiệp giao dịch với chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế tăng lên 41 doanh nghiệp trong năm 2006. Tuy nhiên những khó khăn thách thức luôn còn ở phia trước, chi nhánh cần có những kế hoạch cụ thể trước mắt và lâu dài để có thể khắc phục , giải quyết những khó khăn đó. Đồng thời tranh thủ, tận dụng những cơ hội tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng, góp phần thúc đẩy chi nhánh ngày càng phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ☺&☺ *SÁCH THAM KHẢO* 1. Dương Hữu Hạnh (2005), giáo trình thanh toán quốc tế và hối đoái, nhà xuất bản thống kê. 2. Đinh Xuân Trình(1993), giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, nhà xuất bản giáo dục. 3. Lê Văn Tề (1999), nghiệp vụ hối đoái và thanh toán quốc tế, nhà xuất bản thống kê. 4. Nguyễn Minh Kiều (2006), giáo trình thanh toán quốc tế, nhà xuất bản thống kê. 5. Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), giáo trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội. 6. Trần Hoàng Ngân (1998), hối đoái và thanh toán quốc tế, nhà xuất bản thống kê. 7. Trương Thị Hồng (2007), kế toán ngân hàng, nhà xuất bản tài chính. 8. Trương Thị Hồng (2007), kế toán ngân hàng l‎ý thuyết bài tập và bài giải, nhà xuất bản tài chính. *TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TẠI NGÂN HÀNG* 1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004 của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn 24 Láng Hạ. 2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn 24 Láng Hạ. 3. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006 của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn 24 Láng Hạ. 4. Lịch sử phát triển ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn 24 Láng Hạ. 5. Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày 15 tháng 12 năm 2005 của tổng giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam về việc ban hành quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. 6. Quyết định số 858/QĐ-NHNo-QHQT ngày 29 tháng 6 năm 2007 của tổng giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam về việc sửa đổi bổ xung quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLang Ha.DOC
Tài liệu liên quan