Định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hay toàn bộ doanh nghiệp, từng giai đoạn quy trình công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ, từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng nhóm sản phẩm hay đơn đặt hàng .
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp kế toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp kế toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm, v.v. Khi vận dụng các phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong công tác kế toán chi phí hàng nagỳ chính là việc kế toán mở các thẻ chi tiết, và phản ánh các chi phí phát sinh cho từng đối tượng đã xác định. Hàng tháng, tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp kế toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng kế toán chi phí. Tuỳ theo phương pháp hàng tồn kho áp dụng cho doanh nghiệp là phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ mà nội dung và quy trình kế toán chi phí sản xuất khác nhau.
105 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần May 10
2.3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm
Sản phẩm của Công ty Cổ phần May 10 được tạo thành từ quy trình công nghệ liên tục được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn này không những nối tiếp nhau mà còn được tiến hành xen kẽ nhau và sản phẩm hoàn thành được nhập kho thường xuyên. Các sản phẩm nhập kho chỉ phân biệt chủng loại, kiểu dáng mà không phân biệt là sản phẩm sản xuất tại công ty hay là sản phẩm thuê ngoài gia công. Do vậy công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại, chủng loại sản phẩm nhập kho.
Kỳ tính giá thành là từng tháng, phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. Cuối tháng sau khi đã hoàn thành việc ghi sổ kế toán và kiểm tra tính chính xác để khoá sổ, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất trong tháng tập hợp được cho viêc sản xuất, vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho những sản phẩm nhập kho trong tháng. Việc xác định kỳ tính giá thành của công ty là đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm một cách kịp thời nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước
2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Tại Công ty Cổ phần May 10, công việc tính giá thành được tiến hành theo từng khoản mục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí thuê ngoài gia công, chi phí sản xuất chung. Sau khi tiến hành tập hợp chi phí cho toàn công ty, kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Cụ thể, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí thuê ngoài gia công được tập hợp và được tính trực tiếp cho từng sản phẩm nhập kho. Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm nhập kho theo phương pháp hệ số.
a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Chi phí nguyên vật liệu chính được tính trực tiếp cho từng sản phẩm .
Hàng tháng, vào thời điểm cuối tháng, sau khi kê toán giá thành hoàn tất quá trình tập hợp chi phí. Căn cứ vào Bảng kê xuất, phiếu xuất kế toán tính giá thành mở "Sổ cấp phát bán thành phẩm khâu cắt” nhằm theo dõi nguyên vật liệu chính tiêu hao cho từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng để tính giá thành cho sản phẩm. Giá trị nguyên vật liệu chính trong bán thành phẩm cắt chuyển sang may chính là cột “Tiêu hao” trên “Sổ cấp phát bán thành phẩm khâu cắt” được tính theo phương pháp giản đơn.
Giá trị BTP
cắt chuyển
sang may
=
Giá trị
vải tồn
đầu tháng
+
Giá trị
vải nhập
trong tháng
-
Giá trị
vải tồn
cuối tháng
Ví dụ: Vẫn SM Sunk _Xí nghiệp May 1 trong tháng 2 năm 2009
Giá trị BTP
cắt chuyển
sang may.
=
6.307.760
+
903.510.000
-
368.420.533
=
541.397.227
Ở đây 541.397.227 là giá trị nguyên vật liệu chính tiêu hao để sản xuất sản phẩm SM Sunk trong kỳ tại xí nghiệp May 1. Sau khi tính được giá trị nguyên vật liệu chính tiêu hao để sản xuất sản phẩm, căn cứ vào báo cáo nhập - xuất thành phẩm khâu may và kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng, kế toán giá thành xác định chi phí nguyên vật liệu chính có trong thành phẩm nhập kho theo phương pháp giản đơn, công thức:
Giá trị NVLC
trong thành phẩm nhập kho
=
Giá trị SPDD
TĐT khâu may
+
Giá trị
BTP cắt chuyển sang
-
Giá trị
SPDD TCT khâu may
Ví dụ: Sản phẩm SM Sunk -Xí nghiệp II,trong tháng 2 năm 2009:
Tồn đầu tháng:
SL:
1.403
Thành tiền:
20.792.460 đồng
Cắt nhuyển sang:
SL:
34.567
Thành tiền:
541.397.227 đồng
Tồn cuối tháng:
SL:
9.456
Thành tiền:
147.791.650 đồng
Thành phẩm nhập kho: SL : 26.514 (áo).
Từ đó tính được chi phí nguyên vật liệu chính trong thành phẩm Sunk nhập kho là:
541.397.227 + 20.792.460 - 147.791.650 = 414.398.037(đ).
Riêng đối với sản phẩm thuê ngoài gia công, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành và kết quả đánh giá giá trị vải tồn cuối tháng cho từng đơn vị nhận gia công, kế toán giá thành xác định được giá trị nguyên vật liệu chính (vải, dựng) nằm trong thành phẩm nhập kho theo công thức:
Giá trị NVLC nằm trong SPi nhập kho
=
Giá trị vải sản xuất SPi TĐT
+
Giá trị vải sản xuất SPi nhập trong tháng
-
Giá trị vải sản xuất SPi TCT
* Chi phí phụ liệu:
Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành nhập kho và định mức tiêu hao phụ liệu kế toán giá thành tính được giá trị phụ liệu nằm trong sản phẩm nhập kho theo công thức:
Giá trị phụ liệu nằm trong SPi hoàn thành nhập kho
=
SL SPi hoàn thành nhập kho
x
Định mức tiêu hao phụ hao phụ liệu
SPi
Trong đó định mức tiêu hao phụ liệu được phòng kỹ thuật ấn định dựa theo kiểu dáng đặc điểm của sản phẩm.
Ví dụ : SM Sunk sản xuất trong tháng 2 năm 2009.
Dựa theo báo cáo kết quả sản xuất trong tháng số lượng SM Sunk hoàn thành nhập kho là : 26.514 (áo). Định mức tiêu hao cho một SM Sunk trong tháng 854 đ do đó chi phí phụ liệu được tính cho sản phẩm nhập kho là:
Giá trị phụ liệu trong SM Sunk nhập kho = 26.514 x 854 = 22.642.956(đ)
b) Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần May 10 được tập hợp cho từng xí nghiệp, phân xưởng. Nhưng đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm nhập kho. Bởi vậy, khi tính giá thành sản phẩm, kế toán giá thành sẽ tiến hành phân bổ tiền lương cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm quy đổi, cách thức phân bổ được tiến hành như sau:
Căn cứ vào đơn giá gia công thực tế của từng loại sản phẩm, xây dựng cho mỗi loại sản phẩm một hệ số quy đổi, trong đó lấy sản phẩm có đơn giá gia công bằng 0,7 USD là hệ số 1.
Hệ số quy đổi SPi = Đơn giá gia công SPi : 0,7
Ví dụ: Một sản phẩm khi đem đi gia công thì đơn giá gia công của nó là 0,8 USD thì hệ số quy đổi của nó là: 0,8: 0,7 =1,142. Tương tự ta tính toán các hệ số với các sản phẩm tương ứng.
Căn cứ vào hệ số quy đổi sản phẩm đã tính và sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm sản xuất ra trong tháng để xác định sản lượng quy đổi cho từng loại sản phẩm.
Sản lượng quy đổi SPi = Hệ số quy đổi của SPi x Sản lượng thực tế của SPi
Cuối cùng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí tiền lương trong tháng theo công thức:
Chi phí tiền lương cho SP i
=
å CP tiền lương cần phân bổ cho sản phẩm i
x
Sản lượng
quy đổi Spi
å Sản lượng quy đổi
Ví dụ: Sản phẩm Sunk - Xí nghiệp May 1 ,tháng 02 năm 2009
- Đơn giá gia công là 0,85 USD, suy ra hệ số quy đổi là: 0,85 : 0,7= 1,214
- Sản lượng thực tế trong tháng: 26.514 (áo).
- Từ đó, sản lượng quy đổi: 26.514 x 1,214= 32.188 (áo).
- Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí ta có tổng sản phẩm quy đổi toàn công ty trong tháng: 890.675 (áo).
- Vậy, chi phí tiền lương phân bổ cho sản phẩm Sơ mi Sunk là:
3.789.906.876
x
32.188
=
136.963.003 (đ)
890.675
c) Chi phí thuê ngoài gia công
Khoản mục này phản ánh số tiền công ty phải trả cho đơn vị nhận gia công. Từ các hợp đồng thuê ngoài gia công và các phiếu nhập kho thành phẩm thuê ngoài gia công, kế toán giá thành xác định chi phí thuê ngoài gia công cho từng sản phẩm trong từng đơn vị nhận gia công và tập hợp trên “Sổ theo dõi chi phí thuê ngoài gia công”. Toàn bộ chi phí thuê ngoài gia công tập hợp trên sổ được ghi vào khoản mục chi phí thuê ngoài gia công trên “Bảng tính giá thành”.
Ví dụ: Sơ mi Sunk tháng 2 năm 2009 tổ chức sản xuất tại xí nghiệp May 1 và thuê xí nghiệp Phù Đổng gia công:
- Sản phẩm hoàn thành nhập kho là 26.514 (áo), trong đó có 15.740 (áo) nhận từ xí nghiệp Phù Đổng.
- Chi phí thuê ngoài gia công tổng hợp cho Sơ mi Sunk trên sổ theo dõi lương gia công là 15.740 x 7.980 = 125.605.200(đồng).
Toàn bộ số lượng này phản ánh khoản mục chi phí thuê ngoài gia công trong “Bảng tính giá thành”
d) Chi phí sản xuất chung
Cuối tháng, căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 154 đối ứng với bên Có TK 627 để tổng hợp chi phí và phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm quy đổi.
CPSXC phân bổ cho SPi
=
å CPSX chung trong tháng
x
Sản lượng quy đổi SPi
å Sản lượng quy đổi
Ví dụ: Vẫn sản phẩm Sơ mi Sunk - Xí nghiệp 1
- Chi phí sản xuất chung trong tháng toàn công ty: 4.148.230.865 đồng
- Tính ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho Sơ mi Sunk là:
4.148.230.865
x
32.188
=
14.912.432 (đ)
890.675
Trên bảng tính giá thành sản phẩm, các khoản mục chi phí đã được xác định cho từng loại sản phẩm. Tổng cộng các khoản mục chi phí đó sẽ được tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm.
Ví dụ: Sản phẩm Sơ mi Sunk:
å giá thành = CP NVL chính + CP NVL phụ + CP thuê ngoài gia công + CP nhân công + CPSX chung = 414.398.037 + 22.642.956 + 125.605.200 + 136.963.003 + 14.912.432 = 714.521.628 (đồng),
Z đơn vị = 714.521.628 / 26.514 = 26.948(đồng /áo).
Tên sản phẩm
Sphẩm tự sx
SP Gcông
Tổng sản phẩm
Nguyên liệu
Phụ liệu
Lương
Lương GC
CP trả trước
CPQLPX
Tổng chi phí
Z đơn vị
My Man
55.628
55.628
55.868.550
3.676.668
364.929.131
245.100.636
669.574.985
12.036.65
JKWoobo
285
285
388.252
64.119
32.062.426
21.534.376
54.049.173
189.646.,2
Sven
13.608
165
13.773
5.047.658
2.995.276
78.998.176
53.058.256
140.240.755
10.293,65
Primo
28.812
28.812
11.779.037
2.346.670
194.047.794
130.330.066
338.503.567
11.748,7
SMK
48.964
20.424
69.388
106.912.013
3.639.344
330.610.063
31.899.682
222.050.612
922.513.665
13.295
Sunk
10.774
15.740
26.514
414.398.037
22.642.956
136.963.003
125.605.200
9.564.134
714.521.628
26..948
SMdàitay
23.090
23.090
723.634.609
104.474.659
151.606.159
101.824.609
1.081.540.036
46.840,19
Comple
9.557
9.557
32.308.560
2.264.102
449.400.168
301.834.679
785.807.509
82.223,24
LJ/17099
825
825
3.825.265
4.716.926
16.533.495
25.075.686
30.394,77
LJ/21154
67
67
747.280
501.902
1.249.182
18.644,51
LSB/01
837
837
747.280
5.586.995
3.752.444
10.356.514
12.373,37
LSB/05
245
245
1.017.075
1.635.380
1.098.385
2.733.765
11.158,22
LSB/21
612
612
1.552.985
2.743.723
8.381.823
13.695,79
LSS/21
3.891
3.891
7.221.968
15.382.705
7.221.968
15.382.705
1.7994.144
67.390.209
17.319,51
MP/05
73
73
547.938
368.017
915.955
12.547,33
Quấn sooc
1025
1025
20.500.000
20.500.000
20.000
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Tổng cộng
5.105.331.638
2.2006.604.384
11.057.595.283
2.309.584.211
166553494
1.672.093.160
22.511.762.170
Bảng 12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH.
Tháng 2 năm 2009
Phần 3:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10
3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hội nhập, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay thì các doanh nghiệp cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế hay lợi nhuận. Vì hiệu quả kinh tế càng cao thì càng tạo ra nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh. Nhận thức rõ điều này cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần May 10 đã thực thi đồng bộ nhiều biện pháp tổ chức kỹ thuật và quản lý. Song một trong những biện pháp cơ bản được công ty quan tâm hơn cả là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn trên cơ sở bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Góp phần trong sự phát triển chung của công ty, bộ phận kế toán thực sự là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần May 10 , em xin có một số nhận xét như sau:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn, khoa học, tiết kiệm chi phí cho công ty. Tại phòng Tài chính – Kế toán, công việc kế toán được phân công rõ ràng cho từng kế toán thành viên. Mỗi kế toán phụ trách một mảng (một phần hành) kế toán riêng, từ đó sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ đối với công việc được giao và tạo mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận kế toán tổng hợp để xử lý, đưa ra báo cáo kế toán cho các phòng ban liên quan. Đối với kế toán chi phí và giá thành phải thường xuyên đối chiếu số liệu với các phân xưởng, kho bãi nhằm thu thập đầy đủ các thông tin tránh sai sót trong quá trình tính toán cũng như ghi sổ.
Mặt khác do các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng nên công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung kết hợp với việc sử dụng phần mềm kế toán trên máy tính vào công việc hạch toán kế toán. Đây là việc làm đúng đắn, kịp thời, làm đơn giản hoá công việc ghi chép kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, hạn chế sai sót do việc ghi chép trùng lặp bởi số liệu chỉ cần vào một lần chứng từ gốc. Ngoài ra công ty đã tuân thủ nội dung các nguyên tắc phân công, phân nhiệm, bất kiêm nhiệm và có sự phê chuẩn. Điều đó giúp các công việc được vận hành một cách trôi chảy hơn.
Việc phân công đội lao động tương đối hợp lý. Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty bao gồm các cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về nền kinh tế Công nghệ thông tin. Bộ máy có khả năng phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra mọi người trong phòng đoàn kết, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, điều này rất phù hợp với việc tổ chức mô hình kế toán tập trung ở Công ty. Mô hình chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán
Tuy nhiên mô hình kế toán tập trung còn có những hạn chế nhất định. Do công ty có lĩnh vực hoạt động sản xuất và gia công hàng xuất khẩu là chủ yếu nên ngoài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành còn có kế toán thành phẩm nội địa và kế toán thành phẩm xuất khẩu. Vì vậy vẫn còn sự chồng chéo công việc trong một phạm vi nhất định.
3.1.2. Về việc vận dụng chế độ kế toán chi phí sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành theo những căn cứ khoa học, vận dụng thích hợp các chế độ kế toán hiện hành. Đối tượng tập hợp chi phí theo khoản mục giá thành ở công ty là hoàn toàn hợp lý phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ của công ty.
a) Về kế toán nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty Cổ phần May 10 bao gồm nhiều loại đa dạng phức tạp được chia ra làm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm do vậy nó được các nhà quản trị khá quan tâm. Công ty đã kiểm soát chặt chẽ các nguyên vật liệu trực tiếp tương đối chặt chẽ và phù hợp để tránh sự thất thoát lãng phí trong sản xuất.
Do sản phẩm của công ty tương đối đa dạng về mẫu mã kích cỡ nên công ty vẫn chưa xây dựng được định mức nguyên vật liệu chính cho từng sản phẩm. Do vậy công tác quản lý nguyên vật liệu gặp không ít khó khăn. Công ty nên kiểm soát việc xuất nguyên vật liệu chi tiết cho từng sản phẩm nhằm biết được tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho mỗi loại sản phẩm. Từ đó đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu chính nói riêng và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay thì giá bán các loại vải luôn luôn thay đổi thì việc công ty cần tìm các loai vải rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo để hạ giá thành cho sản phẩm là điều cần thiết.
Hiện nay Công ty Cổ phần May 10 đang áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu và phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Theo phương pháp này thì thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu để ghi “Thẻ kho” (mở theo từng danh điểm trong từng kho). Kế toán NVL cũng dựa trên chứng từ nhập xuất NVL để ghi số lượng và máy tính sẽ tính thành tiền NVL nhập, xuất theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ sau đó nhập vào “Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” (mở tương ứng với thẻ kho). Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” với “thẻ kho” tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “Sổ kế toán chi tiết vật liệu”, kế toán lấy số liệu ghi trên vào “Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu” theo từng danh điểm, từng loại nguyên vật liệu để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập xuất vật liệu. Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập xuất và tồn kho của từng danh điểm NVL kịp thời chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng được khi doanh nghiệp có ít danh điểm NVL.
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho giá thành chính xác, có nhiều phương pháp để tính giá nguyên vật liệu xuất kho như nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần May 10 áp dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp này tương đối đơn giản vì trong kỳ kế toán chỉ nhập số liệu vào và cuối tháng thì phần mềm tự tính ra giá xuất kho và tự tính ra về mặt giá trị của nguyên vật liệu xuât kho trong kỳ.
b)Về kế toán chi phí nhân công trực tíêp
Có thể nói lương là khoản mục chi phí lớn nhất cũng chính là đòn bẩy giúp cho công nhân viên hăng say làm việc, nâng cao năng suất. Công ty Cổ phần May 10 đã xây dựng hệ thống tiền lương theo thời gian và lương theo sản phẩm. Định mức lương sản phẩm phù hợp và chặt chẽ. Ngoài các khoản lương chính công nhân còn được hưởng các ưu đãi khác như phụ cấp tiền ăn, tiền thưởng nhằm nâng cao mức sống cho người lao động, là cơ sở để công nhân cống hiến hết sức cho công ty. Nhất là trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay các khu công nghiệp đang sa thải hàng ngàn công nhân, thì việc gắn kết giữa nhà quản trị với công nhân là điều hết sức quan trọng. Nó không những giúp các công nhân ổn định được mức sống mà còn giúp công ty vượt qua thời kỳ suy thoái. Lương của công nhân trong công ty còn được nhân theo hệ số hiệu quả của công ty tức là công ty hoạt động có hiệu quả lợi nhuận cao thì tiền lương của nhân viên nhờ đó mà cũng tăng lên.Tuy nhiên công ty chưa dự trù được lượng công nhân xin nghỉ phép nên đôi khi tình hình sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn do khối lượng công nhân xin nghỉ phép đông làm gián đoạn sản xuất và không kịp tiến độ hợp đồng. Các công nhân nghỉ do nguyên nhân đột xuất là điều không thể tránh khỏi vì vậy công ty cần có những biện pháp hỗ trợ nhằm hoàn thành các hợp đồng đúng thời hạn.
Tình hình lao động của công nhân viên như giờ làm, thời gian làm, công việc làm luôn được ban lãnh đạo công ty vạch ra và theo dõi sát sao, đảm bảo kỷ luật lao động và tình hình hoạt động sản xuất Việc ra vào công ty luôn được ban bảo vệ giám sát.
Về các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ đều được trích theo quy định hiện hành 6% trừ lương và 19% tính vào chi phí sản xuất.
c) Về kế toán chi phí sản xuất chung
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, bảng khấu hao tài sản cố định, các chứng từ khác có liên quan, kế toán giá thành tập hợp tất cả các chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng. Chi phí sản xuất chung được công ty chia theo từng loại phát sinh, địa điểm phát sinh. Công ty đã tổ chức tập hợp chi phí cho từng xí nghiệp trong tháng, cuối tháng tiến hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Cách tính giá này cho phép công ty có thể so sánh giá thành giữa các kỳ đối với từng loại sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất của công ty. Có thể nói, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tốt đã giúp công ty đề ra những biện pháp tiết kiệm chi phí có hiệu quả, giúp cho tình hình phân tích giá thành trên nhiều góc độ được rõ ràng, góp phần vào việc xây dựng hướng quản lý giá thành một cách thiết thực hơn.
Tuy nhiên, tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung của công ty hiện nay nói riêng cũng như các doanh nghiệp khác nói chung là theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Tiêu thức này chỉ phù hợp đối với các chỉ tiêu tỷ lệ thuận với chi phí lương công nhân trực tiếp như chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng hay chi phí bảo hộ lao động. Trong khi đó đối với các chi phí khác như chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ nếu áp dụng phân bổ theo tiêu thức này có thể dẫn đến không chính xác khi tính giá thành sản phẩm. Vì vậy công ty nên xây dựng những chỉ tiêu phân bổ hợp lý hơn đúng bản chất của các khoản mục chi phí. Dây chuyền công nghệ gồm nhiều máy móc thiết bị phức tạp và có giá trị lớn, trong đó chi phí sửa chữa máy móc thiết bị là một khoản chi phí rất lớn công ty đã tiến hành trích trước các khoản chi phí này hợp lý đúng kỳ phát sinh.
Về đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đánh giá sản phẩm dở dang là một công đoạn quan trọng và phức tạp nhất trong quá trình sản xuất. Công ty đã vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như đặc điểm sản phẩm của công ty.
Về hệ thống chứng từ, tài khoản
Hệ thống chứng từ sử dụng phù hợp với các mẫu quy định chung của Luật kế toán và các Chuẩn mực kế toán. Do đặc tính hoạt động của công ty nên số lượng chứng từ tương đối lớn. Đòi hỏi công tác lưu chuyển và bảo quản chứng từ phải nhanh gọn, hợp lý hơn. Có thể cắt giảm những giai đoạn không cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí cho công ty.
Các tài khoản được chi tiết theo từng đối tượng nên dễ dàng cho việc ghi sổ. Tuy nhiên khi chia các tài khoản mẹ thành các tài khoản chi tiết đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu về quy trình hoạt động cũng như quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Ngoài ra tài khoản của công ty còn được chi tiết theo từng phân xưởng và từng sản phẩm sản xuất theo chức năng nên nó cũng cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết cho sản xuất và cho quản lý. Với việc chi tiết này thì cho ta biết được từng loại chi phí sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm, đề ra những biện pháp tốt nhất để hạ giá thành sản phẩm.
Do các số lượng các tài khoản sử dụng lớn, bao gồm các tài khoản tổng hợp và các tài khoản chi tiết nên khối lượng các sổ sách kế toán sử dụng là tương đối lớn. Mặt khác các nghiệp vụ diễn ra thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ nên các số liệu cần được cập nhật thường xuyên.
Về báo cáo kế toán phục vụ trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành
Ngoài các báo cáo tài chính cuối năm thì kế toán tổng hợp lập báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý nhằm theo dõi và so sánh về chi phí sản xuất cũng như giá thành giữa các kỳ. Có thể thấy rằng việc vận dụng linh hoạt các báo cáo kế toán công ty đã giúp công ty nâng cao tinh thần trách nhiệm của các công nhân viên, đồng thời giúp công ty có các chính sách về việc khen thưởng và xử phạt một cách hợp lý. Tuy nhiên do chu kỳ sản xuất trong một thời gian dài nên để có những quyết định đúng đắn các nhân viên kế toán cần có những nhận định tổng quan về tài chính của công ty.
Tuy nhiên bên cạnh việc lập các báo cáo chi phí thông thường thì công ty vẫn chưa chú trọng vào việc lập các báo cáo quản trị để đáp ứng nhu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp, tiết kiệm chi phí. Nhất là trong lĩnh vực giá thành thì việc hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp hiện nay đang hướng tới để nâng cao lợi nhuận. Do vậy công ty cần nghiên cứu để lập các báo cáo quản trị phù hợp nhăm quản lý và hạ thấp giá thành phù hợp.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần May 10, em thấy nhìn chung công tác quản lý, kế toán ở Công ty Cổ phần May 10 phù hợp với chế độ hiện hành và tình hình thực tiễn tại công ty. Tuy nhiên trong quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em nhận thấy một vài tồn tại.Với kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công ty, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10.
3.2.1. Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu nhận gia công.
Như đã trình bày ở phần II, loại hình sản xuất của công ty chủ yếu là sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Toàn bộ nguyên vật liệu chính và phần lớn nguyên vật liệu phụ do khách hàng đưa đến, công ty chỉ hạch toán vào khoản mục nguyên vật liệu chính phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà công ty đã chỉ ra và hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu phụ phần vật liệu phụ do công ty mua hộ. Đối với vật liệu nhận gia công do khách hàng đưa đến, công ty chỉ theo dõi về mặt lượng, không theo dõi về mặt giá trị. Phương pháp hạch toán như trên dẫn đến toàn bộ phần nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ do khách hàng đưa đến chưa được hạch toán trên tài khoản kế toán và chưa được phản ánh vào báo cáo kế toán do chưa sử dụng tài khoản 002- "Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”. Như vậy, việc không sử dụng TK 002 đã gây khó khăn cho việc quản lý nguyên vật liệu nhận gia công.
Theo chế độ kế toán hiện hành công ty nên mở TK 002- "Giá trị vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”. Tài khoản này phản ánh giá trị vật liệu nhận gia công chế biến. Giá trị của hàng nhận gia công chế biến được hạch toán theo giá thực tế của hiện vật, nếu chưa xác định được giá thực tế thì dùng giá tạm tính để hạch toán.
Kết cấu TK 002: "Giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công, giữ hộ”.
Bên Nợ: - Giá trị vật liệu nhận gia công, chế biến.
Bên Có: - Giá trị vật liệu đã tiêu hao tính vào sản phẩm gia công.
- Giá trị vật liệu không đúng quy cách, hợp đồng trả lại cho người thuê gia công.
Các chi phí liên quan đến việc chế biến, gia công, bảo quản tài sản, vật liệu hàng hoá không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong bảng cân đối kế toán.
Kế toán vật liệu, hàng hóa nhận gia công, chế biến phải theo dõi chi tiết từng loại vật tư hàng hóa, từng nơi bảo quản cũng như từng hợp đồng nhận gia công. Vật tư nhận giữ hộ, gia công, chế biến không được quyền sở hữu, khi bàn giao phải có sự chứng kiến của cả hai bên.
- Khi nhận hàng do khách hàng đưa đến, căn cứ vào giá trị vật liệu nhận gia công, kế toán vật liệu ghi:
Nợ TK 002: Giá trị vật tư hàng hoá nhận gia công chế biến.
- Khi sản phẩm hoàn thành bàn giao cho khách hàng, dựa trên số đã sử dụng, kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, kế toán ghi:
Có TK 002: Giá trị vật liệu tiêu hao tính vào sản phẩm gia công hoàn thành.
Số nguyên vật liệu tiết kiệm được hàng tháng Công ty tính theo số nguyên vật liệu xuất ra theo định mức sản xuất với số tiêu hao thực tế cho sản xuất sản phẩm. Kế toán định khoản số nguyên vật liệu tiết kiệm được như sau:
Nợ TK 152 : Giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm.
Có TK 711. : Giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm
3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công là một khoản mục quan trọng trong giá thành sản phẩm do vậy Công ty Cổ phần May 10 cần có kế hoạch sử dụng lao động hợp lý, bằng cách quy định rõ các trường hợp công nhân xin nghỉ để có kế hoạch thay thế lao động, tránh tình trạng gián đoạn sản xuất, quy định các chế độ thưởng thêm cho các cá nhân, tổ đội đảm nhiệm thêm phần công việc, đi làm đầy đủ.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, hình thức này có một số ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Do trả lương theo sản phẩm nên công nhân có thể chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng của chi tiết đó. Khi công ty kiểm tra chi tiết chưa đạt yêu cầu cần làm lại, thậm chí là loại bỏ lúc đó sẽ tốn kém đồng thời làm chậm thời gian giao hàng. Chính vì vậy mà ngoài số lượng thì công ty nên có chính sách khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc trả lương bằng sản phẩm công ty nên trả lương theo tay nghề của công nhân. Dựa trên tay nghề kỹ thuật của công nhân thì công ty có thể áp dụng biện pháp tính lương và trả lương bằng cách xây dựng hệ số tay nghề. Từ lương cơ bản, công ty nhân với hệ số tay nghề của công nhân để tính ra số tiền lương thực tế.
Để xây dựng hệ số tay nghề của công nhân thì công ty cần có một bộ phận kỹ thuật tiến hành cuộc kiểm tra kỹ thuật của mỗi công nhân để có bảng hệ số tay nghề hợp lý và chính xác nhất.
3.2.3. Hoàn thiện phân bổ chi phí sản xuất chung
Hiện nay, tại Công ty Cổ phần May 10 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho từng xí nghiệp nhưng theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng, xí nghiệp và đến cuối tháng, tập hợp cho toàn công ty, rồi tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm hoàn thành. Mặt khác, do đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nên chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là hai khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm.Vì vậy, chúng cần được phân bổ một cách hợp lý mới bảo đảm được tính chính xác của thông tin chi phí và giá thành.Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí công nhân trực tiếp không còn phù hợp.
Do đó công ty muốn giá thành sản phẩm được phản ánh chính xác thì kế toán nên xây dựng các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung phù hợp với bản chất của các khoản mục chi phí.
Trước những mặt hạn chế của tiêu thức sản phẩm quy đổi mà Công ty áp dụng và những ưu điểm của tiêu thức thời gian chuẩn, theo em, công ty nên thay thế tiêu thức sản phẩm quy đổi hiện nay bằng tiêu thức thời gian chuẩn (giây chuẩn). Việc tính toán phân bổ sẽ được tiến hành như sau:
Hàng tháng, vào thời điểm sau khi có số liệu về khối lượng sản xuất trong tháng, kế toán giá thành sẽ căn cứ vào số giây chuẩn đã được xây dựng của từng loại sản phẩm, từ đó xác định tổng số giây chuẩn của từng loại sản phẩm đó để làm cơ sở phân bổ chi phí.
Tổng số giây chuẩn của sản phẩm loại i
=
Số giây chuẩn của sản phẩm i
x
Khối lượng sản phẩm loại i sản xuất trong tháng
Sau đó, trên cơ sở chi phí tiền lương đã tập hợp được trong tháng (Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội) sẽ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo công thức:
Chi phí tiền lương phân bổ cho sản phẩm i
å chi phí tiền lương cần phân bổ
ốẩủạảẩ
å số giây chuẩn
Trên cơ sở chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trong tháng sẽ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo công thức:
CP sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i
å CP sản xuất chung cần phân bổ
ốẩủạảẩ
å số giây chuẩn
3.2.4.Hoàn thiện kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Bất kỳ một đơn vị sản xuất nào cũng đều phát sinh những khoản thiệt hại trong sản xuất như sản phẩm hỏng, sự cố trong sản xuất. Tại Công ty Cổ phần May 10 , khoản chi phí thiệt hại trong sản xuất chưa được hạch toán cụ thể. Tất cả những sản phẩm hỏng và các chi phí do các sự cố sản xuất gây ra đều được phản ánh vào chi phí sản xuất trong kỳ sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường của người có trách nhiệm (nếu có). Công ty chưa phân biệt sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức, mà toàn bộ sản phẩm hỏng đều được coi là phế liệu. Vì thế, giá thành sản phẩm hoàn thành phải chịu toàn bộ chi phí về sản phẩm hỏng hay các sự cố sản xuất ngoài kế hoạch.
Theo lý luận thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất đều phải được theo dõi một cách chặt chẽ theo quy tắc: Những khoản thiệt hại trong định mức thì được phép tính vào giá thành sản phẩm, còn những khoản thiệt hại ngoài định mức thì không được phép tính vào giá thành mà coi chúng là chi phí thời kỳ hoặc quy trách nhiệm bồi thường.
Theo em, công ty nên hạch toán riêng chi phí sản phẩm hỏng, trong đó quy định rõ mức độ hỏng cho phép.Tuỳ thuộc vào tính chất công việc, phòng kỹ thuật đề ra mức sản phẩm hỏng cho phép. Đối với những chi phí về sản phẩm hỏng trong định mức thì tính vào tổng giá thành sản phẩm trong kỳ. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức, cần xem xét nguyên nhân rõ ràng để có biện pháp xử lý thích hợp và có thể quy trách nhiệm bồi thường.
Đối với những sản phẩm hỏng, kế toán cần xác định chính xác giá trị sản phẩm hỏng, giá trị phế liệu thu hồi và xác định nguyên nhân gây hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất sản phẩm hỏng
không sửa chữa được.
TK 821
TK 627
TK 154
Giá trị sản phẩm hỏng
TK 1381
TK 111, 112, 152, 334
Giá trị phế liệu thu hồi và bồi thường
Tính vào chi phí bất thường
Tính chi phí sản xuất,
3.2.5.Hoàn thiện đối tượng tính giá thành.
Hiện nay, Công ty Cổ phần May 10 vừa tiến hành sản xuất sản phẩm tại công ty, đồng thời vừa tiến hành thuê ngoài gia công. Trong đó, tiền thuê ngoài gia công được theo dõi cho từng sản phẩm, cho từng đơn vị nhận gia công thông qua hợp đồng đã ký giữa hai bên và số sản phẩm hoàn thành nhập kho. Như vậy, đối với sản phẩm thuê ngoài gia công, công ty có thể tính được giá thành cho từng loại sản phẩm. Nhưng trên thực tế, khi tính giá thành cho cùng một loại sản phẩm mà vừa sản xuất tại công ty, vừa thuê ngoài gia công thì công ty tính chung cho tất cả các sản phẩm cùng loại mà không phân biệt sản phẩm đó là sản phẩm được sản xuất tại công ty hay thuê ngoài gia công. Ví dụ khi công ty vừa sản xuất sản phẩm áo My Man, vừa thuê ngoài gia công sản phẩm này thì khi tính giá thành sản phẩm này thì không tách riêng các sản phẩm sản xuất tại công ty hay sản phẩm được thuê ngoài gia công. Việc tính giá thành như vậy có hai điều bất cập sau:
Thứ nhất: Các khoản chi phí cho việc sản xuất ra sản phẩm tại công ty và thuê ngoài gia công là hoàn toàn khác nhau, do đó việc tính giá thành sản phẩm hiện hay tại công ty là chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nguyên tắc phản ánh chính xác của kế toán.
Thứ hai: Việc tính giá thành sản phẩm đồng nhất giữa sản phẩm sản xuất tại công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công là chưa cung cấp được thông tin về việc sản xuất tại công ty là hiệu quả hơn hay thuê ngoài gia công hiệu quả hơn.
Theo em, công ty nên tiến hành tính giá thành sản phẩm riêng đối với sản phẩm sản xuất tại công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công. Từ đó, có thể so sánh được việc sản xuất tại công ty là hiệu quả hơn hay thuê ngoài gia công là hiệu quả hơn để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Đồng thời đảm bảo tính chính xác của các thông tin tài chính và thông tin quản trị.
3.2.6. Hoàn thiện bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
Hiện nay, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định mà công ty May 10 đang sử dụng mới chỉ phản ánh được số khấu hao phải trích trong tháng theo nguồn hình thành tài sản cố định cho từng đối tượng sử dụng. Bảng phân bổ khấu hao này chưa phản ánh được nguyên giá tài sản cố định, tỷ lệ khấu hao cho từng loại, từng nhóm tài sản cố định cũng như tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong kỳ. Như vậy, bảng phân bổ khấu hao này chưa cung cấp một cách đầy đủ thông tin cho người quan tâm.
Theo em để giảm bớt việc tính toán khấu hao tài sản cố định mà vẫn đảm bảo tính khoa học, chính xác, đầy đủ và theo đúng quy định hiện hành. Công ty nên căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước và số khấu hao tăng, giảm trong tháng để tính ra số khấu hao phải trích trong tháng theo công thức:
Số khấu hao trong tháng t
=
Mức khấu
hao tháng t-1
+
Mức khấu hao tăng trong tháng t
-
Mức khấu
hao giảm
trong tháng t
Trong đó theo quy định hiện hành thì mức khấu hao tăng hoặc giảm trong tháng được tính bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng hoặc giảm à Nguyên tắc tròn ngày
Mức khấu hao↓↑ trong tháng
=
Mức khấu hao 1 tháng
x
Số ngày thôi tính khấu hao trong tháng
Số ngày thực tế trong tháng
Đồng thời công ty nên áp dụng mẫu bảng khấu hao TSCĐ theo quy định của Bộ Tài Chính để theo dõi, quản lý chính xác đầy đủ tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty. Nhất là đối với một công ty có số lượng TSCĐ lớn và đa dạng như Công ty Cổ phần May 10
ỉ
ỷệấ
Nơi sử dụng
Toàn công ty
TK 627 Chi phí sản xuất chung
Nguyên giá TSCĐ
Số khấu hao
62740
PX CĐ
62741
XN 1
62742
XN 2
62743
XN 3
62745
XN 5
A
B
1
2
3
4
5
6
7
1
I. Số khấu hao TSCĐ trích trong tháng trước
-
2
II. Số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng
-
3
III. Số khấu hao giảm trong tháng
-
4
IV. Số khấu hao trong tháng
Cộng
BẢNG KHẤU TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
3.2.7. Ứng dụng phương pháp hoạt động ABC vào công ty
Hiện nay ngoài phương pháp tính giá thành truyền thống còn có các phương pháp tính giá thành hiện đại và được áp dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là phương pháp hoạt động ABC, theo em nghĩ thì trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay thì công ty nên nghiên cứu và áp dụng phương pháp chi phí hoạt động ABC cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty.
Phương pháp ABC (activity-basedcosting) là phương pháp đo lường chi phí của từng đối tượng tính phí và sự thực hiện các hoạt động dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa chi phí_hoạt động_đối tượng tính phí.
Điểm khác biệt giữa phương pháp chi phí truyền thống và phương pháp ABC là quá trình tập hợp chi phí, và việc các tiêu thức phân bổ chi phí. Phương pháp ABC tập hợp toàn bộ chi phí bao gồm cả chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất lên các tài khoản chi phí chung của kế toán. Sau đó phân bổ các chi phí này theo các tiêu thức phù hợp với mức độ hoạt động để làm ra sản phẩm đó (số giờ máy họat động, số giờ công lao động trực tiếp)Khoản chi phí gián tiếp này được tính vào giá thành sản xuất.
Trên thực tế nhiều công ty trên thế giới đã ứng dụng phương pháp này và cho thấy một số ưu điểm vuợt trội so với phương pháp chi phí truyền thống.
* Trước hết phương pháp ABC cung cấp thông tin giá thành chính xác và hợp lý hơn so với phương pháp kế toán chi phí truyền thống
Theo phương pháp ABC, giá thành sản phẩm không chỉ bao gồm chi phí sản xuất mà là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh,bao gồm cả các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên ở các công ty hiện nay tỷ trọng chi phí gián tiếp ngày càng tăng và việc không phân bổ các chi phí này vào giá thành sản phẩm có thể dẫn tới những ngộ nhận về lợi nhuận thu được từ sản phẩm. Và điều đó có thể làm cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định sai lầm trong kinh doanh.Ví dụ một sản phẩm mới có thể có giá thành công xưởng nhỏ hơn các sản phẩm hiện tại nhưng để có thể tiêu thụ các sản phẩm đó lại phải chi ra một khoản chi phí marketing không nhỏ. Nếu như nhà quản trị chỉ quan tâm đến giá thành công xưởng thì có thể thấy sản xuất sản phẩm này sẽ có lãi hơn so với sản phẩm hiện tại nhưng nếu phân bổ cả chi phí marketing thì sản phẩm này có thể bị lỗ.
Cùng với việc phân bổ toàn bộ chi phí vào giá thành sản phẩm, phương pháp ABC sử dụng một hệ thống các tiêu thức phân bổ được xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất sản phẩm. Chính vì vậy, phương pháp ABC giúp các nhà quản trị tránh được những quyết định sai lầm do sử dụng thông tin không chính xác về giá thành.
* Thứ hai, phương pháp ABC giúp các nhà quản lý kiểm soát các hoạt động trong quá trình kinh doanh
Khi sử dụng phương pháp ABC doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống các tiêu thức phân bổ chi phí. Để làm được điều đó, yêu cầu đầu tiên là phải xác định được toàn bộ các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp cần xác định mức chi phí cho mỗi hoạt động trong từng kỳ. Cuối cùng, mức đóng góp của từng hoạt động vào từng sản phẩm được xác định. Với những thông tin chi tiết như vậy, các nhà quản lý có thể dễ dàng phân loại các hoạt động theo các nhóm: các hoạt động có mức đóng góp cao vào giá trị sản phẩm, các hoạt động có mức đóng góp thấp, các hoạt động không đóng góp. Hiểu rõ tầm quan trọng của từng hoạt động các nhà quản lý có thể đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách loại bỏ những hoạt động không có đóng góp vào giá trị sản phẩm vv
Một ưu điểm nữa của phương pháp ABC so với phương pháp truyền thống là trong khi phương pháp truyền thống chỉ cung cấp thông tin về mức chi phí thì phương pháp ABC còn cung cấp thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí. Việc hiểu rõ quán trình và nguyên nhân phát sinh chi phí không chỉ giúp tìm ra biện pháp cắt giảm chi phí hạ giá thành mà còn giúp các nhà quản lý có thể xây dựng được một cơ chế đánh giá và khuyến khích nhân viên phù hợp, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Thứ ba phương pháp ABC góp phần hỗ trợ hoạt động marketing trong việc xác định cơ cấu sản phẩm cũng như chính sách giá.
Đối với các doanh nghiệp có nhiều mặt hàng thì việc đàm phán với khách hàng hay xử lý đơn đặt hàng một cách nhanh chóng đòi hỏi phảo có thông tin chi tiết về giá thành cũng như cơ cấu chi phí của từng sản phẩm. Từ đó có thể xác định mức giá hợp lý cho các đơn đặt hàng khác nhau với cơ cấu sản phẩm khác nhau. Khi nắm được đầy đủ các thông tin chi tiết và chính xác về chi phí cho các sản phẩm thì nhà quản trị cũng dễ dàng hơn trong việc đổi mới cải tiến sản phẩm. Đồng thới doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng các chiến lược marketing để định hướng nhu cầu khách hàng vào các mặt hàng có lợi nhuận cao, thay thế cho các mặt hàng mà doanh nghiệp không có lợi thế.
Để xây dựng được mô hình chi phí ABC công ty cần thực hiện 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị: Trong giai đoạn này công ty cần phải xác định được nguồn lực hiện có bao gồm con người, công nghệ, các phương án hoạt động vv..)xem xét hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tổ chức và phân bổ nguồn lực cần thiết để đạt mục tiêu cũng như cung cấp cơ chế quản lý phù hợp của doanh nghiệp. Công ty nên thành lập một đội thực hiện ABC để đảm bảo thực hiện ABC một cách hiệu quả nhất, thích hợp nhất. Đội này cần đáp ứng trình độ chuyên môn cao, nếu thiếu kinh nghiệm thì đội này cần có sự giúp đỡ của chuyên gia. Đội sẽ xem xét các yếu tố thành công cơ bản và xác định nhân tố nào doanh nghiệp cần quan tâm quản lý. Sau đó thu thập các thông tin trong hệ thống cũng như môi trường xung quanh tác động đến doanh nghiệp.
+ Giai đoạn thực hiện
Trong giai đoạn này cần chú ý đến các đực điểm cơ bản của doanh nghiệp và thu thập tài liệu chi tiết về cách thức doanh nghiệp vận hành, tức là phân tích quá trình hoạt động.
* Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động tại Công ty May 10
Bước 1: Thiết kế mẫu sản phẩm.
Bước 2: Cắt vải và thêu dựa trên các mẫu thiết kế
Bước 3: May vải theo mẫu thiết kế.
Bước 4: Sau khi may xong thì chuyển đến bộ phận hoàn thiện sản phẩm (ở giai đoạn này thực hiện công việc giặt, là, gấp, đóng gói sản phẩm)
* Xác định các trung tâm hoạt động: Dựa trên các hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có thể xây dựng cho mình 8 trung tâm chi phí bao gồm: điều hành doanh nghiệp, quản lý xí nghiệp địa phương, quản lý phân xưởng, bán hàng, thiết kế sản phẩm, cắt vải và thêu, may, hoàn thiện sản phẩm.
* Tập hợp chi phí theo tính chất: trong tháng đến mỗi trung tâm hoạt động theo một tiêu thức nguồn lực. Số liệu này được lấy từ Nhật ký chung, những chi phí có cùng nguồn gốc và do cùng một nhân tố biến đổi chi phí được tập hợp lại thành một mục chi phí để đơn giản hoá cho việc phân bổ.
Ví dụ: Chi phí thuê phân xưởng, bảo hiểm, chi phí vệ sinh được tập hợp chung thành chi phí nhà xưởng. Dựa trên đặc điểm của công ty chúng ta có thể chia thành 7 danh mục chi phí: lương, khấu hao, chi phí vận chuyển, chi phí năng lượng,chi phí nhà xưởng, chi phí bằng tiền khác,chi phí sửa chữa, bảo dưỡng. Các tiêu thức nguồn lực có thể sử dụng như diện tích nhà xưởng , số công nhân viên. Một vài khoản chi phí có thể tính trực tiếp vào trung tâm hoạt động mà không cần phải phân bổ ví dụ như lương của nhân viên làm trong một trung tâm hoạt động được tính ngay vào trung tâm đó.
Khi xác định chi phí tại trung tâm quản lý, cần xác định số nhân viên làm việc tại trung tâm quản lý và sử dụng bảng lương để xác định tiền lương của họ. Tiến hành liệt kê các đồ dùng trong trung tâm quản lý và xác định chi phí khấu hao.Xem xét số đơn đặt hàng tại trung tâm quản lý tính ra chi phí xử lý đơn đặt hàng. Đồng thời xác định diện tích nhà xưởng mà trung tâm quản lý chiếm dụng để phân bổ chi phí nhà xưởng. Cuối cùng phân bổ các chi phí khác theo tỉ lệ số nhân viên làm việc.
* Phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính phí (sản phẩm)
Để lựa chọn một khía cạnh, nhân tố nào đó của hoạt động làm nguồn phát sinh chi phí cho từng hoạt động, làm cơ sở để tiến hành phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm. Kế toán quản trị cần phải có dữ liệu phong phú về nguồn phát sinh chi phí cần phân bổ.
Sau khi đã xác định được nguồn phát sinh chi phí kết hợp với dữ liệu về mức độ tiêu dùng các hoạt động của từng loại sản phẩm ta sẽ xác định được tỉ lệ phân bổ tương ứng cho từng loại sản phẩm. Chi phí đã được tập hợp ở các hoạt động sẽ được phân bổ theo tỉ lệ trên.
+ Giai đoạn nâng cấp cải tiến phương pháp
Các hoạt động của doanh nghiệp luôn thay đổi theo từng hoàn cảnh khác nhau, với nhiều yếu tố tác động liên tục, do đó không thể áp dụng một mô hình cố định trong thời gian dài. Mô hình ABC đòi hỏi phải được thiết kế linh hoạt để có thể điều chỉnh thuận tiện theo từng yếu tố môi trường tác động
Ngoài việc xây dựng mô hình ABC phù hợp cần phải xây dựng phần mềm ứng dụng ABC. Do mô hình ABC không những cung cấp các thông tin tài chính mà còn có thông tin phi tài chính như chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động .Mô hình ABC đòi hỏi một lượng thông tin khổng lồ, có như vậy mới thực hiện phương pháp ABC một cách có hiệu quả và hợp lý.Yêu cầu đối với phần mềm này là phải có khả năng phân tích sâu không chỉ dừng lại ở việc phân bổ chi phí nhiều chiều mà còn phải có hệ thống báo cáo đầu ra bao quát các thông tin cơ sở cùng các kết quả về đối tượng chi phí và các hoạt động.
Qua các vấn đề đã phân tích ở trên ta thấy ABC với những ưu điểm của nó đã khẳng định việc áp dụng vào doanh nghiệp là việc cần thiết. Cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp truyền thống cũng gây ra khó khăn trong việc phân bổ các chi phí gián tiếp cũng như việc phục vụ cho công tác quản lý. Với việc sử dụng phương pháp ABC các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn, hợp lý hơn. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém trong việc thu thập thông tin cũng như xử lý thông tin do đó không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể áp dụng phương pháp này. Tuỳ theo hoàn cảnh công ty cần phải nhận thức rõ lợi ích nhận đựơc và chi phí phải bỏ ra.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia, các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam những cơ hội lớn để hội nhập và phát triền kinh tế. Do đó mục tiêu của các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty Cổ phần May 10 nói riêng là tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu này thì quản lý chi phí đóng vai trò thực sự quan trọng trong thời điểm hiện nay khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Do đó các nhà quản trị đã tìm mọi biện pháp nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần May 10 em đã phần nào có được kiến thức thực tế về chuyên ngành kế toán- tài chính, có được cái nhìn kết hợp giữa lý luận với thực tế. Đồng thời, qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán của Công ty, em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra của chế độ quản lý mới, phù hợp với điều kiện của công ty. Và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần ổn định hoạt động cho công ty trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, ở một số khâu, một số phần việc còn có những tồn tại nhất định. Với những tồn tại này, nếu công ty sớm có những biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán còn phát huy tác dụng hơn nữa đối với sự phát triển của công ty.
Vì thời gian thực tập còn ít và chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều nên chuyên đề của em còn nhiều sai sót cần hoàn thiện thêm. Em cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Công cùng toàn thể anh chị trong phòng kế toán Công ty Cổ phần May 10 đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán quản trị - PGS.TS Nguyễn Minh Phương
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2006
2. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp - PGS.TS Đặng Thị Loan
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2006
3. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - PGS.TS Nguyễn Văn Công
NXB tài chính 2002
4. Management Accouting – Kim Langfield Smith
5.Tạp chí kế toán - kiểm toán
6.www.kiểm toán.com
7.Kế toán sản xuất – TS Đặng Thị Hoà – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Chuẩn mực kế toán Việt Nam
9. Chế độ kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính
10. Các nguồn tài liệu do phòng kế toán_tài chính Công ty Cổ phần May 10 cung cấp
11. Một số tài liệu khác
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thưỡng xuyên 20
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên 21
Sơ đồ 3:Kế toán tổng hợp cp sản xuất chung (KKTX) 23
Sơ đồ 4: Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX 24
Sơ đồ 5: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần May 10 40
Sơ đồ 6: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại 42
Công ty Cổ phần May 10 42
Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 46
Sơ đồ 8: Trình tự luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần May 10 48
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1- Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 36
Biểu 01: Phiếu xuất kho 55
Bảng 2: Bảng kê phát sinh các tài khoản đối ứng 621 56
Bảng 3: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ 57
Bảng 4: Bảng kê phát sinh các tài khoản 622 60
Bảng 5: Bảng phân bổ tiền lương 61
Bảng 6: Lương gia công công ty May Bỉm Sơn 62
Bảng 7: Bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công 63
Bảng 8: Bảng khấu hao TSCĐ và công cụ dụng cụ 65
Bảng 9: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty 66
Bảng 10: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục 67
Bảng 11: Bảng tổng hợp chi phí toàn công ty. 67
Bảng 12: Sổ theo dõi thành phẩm 71
Bảng 12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH. 78
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2737.doc