Để hoàn thiện bộ máy kế toán nói chung và phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng, xí nghiệp nên mở rộng bộ máy nhân sự của phòng kế toán. Nhờ vậy, các kế toán viên có thể chia sẻ nhiệm vụ của mình, giảm gánh nặng cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng có thể tập trung vào điều hành hoạt động của phòng một cách hiệu quả nhất, quản lý công tác tài chính của xí nghiệp chặt chẽ hơn; các kế toán viên sẽ có thời gian thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất; hoạt động trong cả phòng sẽ nhịp nhàng và phối hợp hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc phân công một kế toán phần hành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm riêng sẽ tạo điều kiện cho kế toán viên đó tập trung thời gian và công sức vào hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đây chính là điều kiện cơ bản để hoàn thiện phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp.
106 trang |
Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp trên TK 1421 và hàng tháng phân bổ cho chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp trên phiếu kế toán. Từ phiếu kế toán, kế toán chi phí tập hợp vào Sổ tập hợp chi phí của TK 627. Kế toán tổng hợp lên NKCT số 7 làm cơ sở vào sổ Cái TK 6277.
ỉ Chi phí sản xuất chung khác.
Ngoài các chi phí trên, có một số chi phí phát sinh ở các phân xưởng như: tiền mài kéo, chè... được tập hợp trên TK 6278. Phần lớn các chi phí này được thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Kế toán chi phí từ các phiếu chi tiền mặt vào sổ tập hợp chi phí của TK6278. Kế toán tổng hợp dựa vào NKCT số 1, số 2 vào NKCT số 7, làm cơ sở lên sổ Cái TK 6278.
1.4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ.
a. Tổng hợp chi phí sản xuất.
Từ các sổ tập hợp chi phí, kế toán chi phí sử dụng phiếu kế toán (biểu số 17) để kết chuyển số phát sinh từ các TK chi phí sản xuất vào TK 154. Từ các phiếu kế toán, kế toán tổng hợp lên NKCT số7 (biểu số 18: trích phần NKCT số 7 cho tập hợp chi phí sản xuất). Từ NKCT số 7 và bảng kê số 3, kế toán vào sổ Cái các TK chi phí sản xuất và TK 154 (biểu số 19).
Ghi chú:
Biểu số 17: trang 74
Biểu số 18: trang 73
Biểu số 19: trang 74
Biểu số 18
Nhật ký chứng từ số 7
Tháng 1 năm 2004 Đơn vị: Đồng
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
3341
3342
3344
3382
3383
3384
242
1421
2141
CPSX (621, 622…)
TK
Số tiền
BK số 3
152
6212
54.423
PKT 1004
6212
6212
(54.423)
PKT 1007
6221
267.287.435
6222
48.190.272
55.046.000
64211
39.705.424
223.949.300
5.565.000
PKT 1008
6277
36.040.817
6427
10.223.283
PKT 1009
6274
57.677.324
6424
15.050.702
PKT1010
62733
2.245.403
6428
5.809.686
PKT 1011
6413
2.000.000
62733
5.455.811
PKT 1002
6222
6.363.007
44.566.185
5.942.158
64211
844.522
6.611.565
881.542
PKT 1006
3341
17.059.250
3.411.850
PKT 1014
154
6211
92.063.092
6212
249.588.685
6221
627.287.435
6222
160.107.622
62731
8.850.000
62732
9.419.685
62733
7.701.214
6274
57.677.324
6277
36.040.817
6278
2.851.500
Cộng
355.183.131
223.949.300
60.611.000
7.207.529
68.237.000
10.235.550
7.455.811
54.319.189
72.728.026
Biểu số 17
Phiếu kế toán Số phiếu: 1014
Ngày 31/01/2004
Đơn vị: Đồng
Nội dung
TK
Vụ việc
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Kết chuyển chi phí sản xuất T1/04
154
891.587.374
6211
92.063.092
6212
249.588.685
6221
267.287.435
6222
160.107.622
62731
8.850.000
7
62732
9.419.685
62733
7.701.214
6274
57.677.324
6277
36.040.817
6278
2.851.500
Cộng
891.587.374
891.587.374
Biểu số 19
Số dư đầu năm
Sổ Cái
Nợ
Có
111.830.670
Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất dở dang
Đơn vị: Đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
…
Cộng
TK 6211
92.063.092
TK 6212
249.588.685
TK 6221
267.287.435
TK 6222
160.107.622
TK 62731
8.850.000
TK 62732
9.419.685
TK 62733
7.701.214
TK 6274
57.677.324
TK 6277
36.040.817
TK 6278
2.851.500
Cộng số phát sinh Nợ
891.587.374
Tổng số phát sinh Có
731.158.941
Số dư cuối tháng
Nợ
272.259.103
Có
Số dư đầu năm
Sổ Cái
Nợ
Có
Tài khoản 6212 - Chi phí phụ liệu
Đơn vị: Đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
…
Cộng
Bảng kê số 3, TK 1522
249.643.108
Theo NKCT số 7, TK 6212
(54.423)
Cộng số phát sinh Nợ
249.588.685
Tổng số phát sinh Có
249.588.685
Số dư cuối tháng
Nợ
0
Có
0
Số dư đầu năm
Sổ Cái
Nợ
Có
Tài khoản 6221 – Lương sản phẩm trực tiếp
Đơn vị: Đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
…
Cộng
Theo NKCT số 7, TK 3341
267.287.435
Cộng số phát sinh Nợ
267.287.435
Tổng số phát sinh Có
267.287.435
Số dư cuối tháng
Nợ
0
Có
0
Số dư đầu năm
Sổ Cái
Nợ
Có
Tài khoản 62731 - Chi phí nhiên liệu
Đơn vị: Đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
…
Cộng
Theo NKCT số 7, TK 1523
8.850.000
Cộng số phát sinh Nợ
8.850.000
Tổng số phát sinh Có
8.850.000
Số dư cuối tháng
Nợ
0
Có
0
(Sổ Cái các tài khoản khác được mở tương tự)
b. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm dở dang tại xí nghiệp là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, đang nằm trong quá trình sản xuất vào thời điểm cuối tháng.
Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất tập trung một mã hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Các phân xưởng chỉ tiến hành nhập kho thành phẩm khi hoàn thành toàn bộ kế hoạch sản xuất của mã hàng đó.
Xí nghiệp thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo số lượng sản phẩm nhập kho, tức là chỉ khi sản phẩm hoàn thành đến khâu cuối cùng và làm các thủ tục nhập kho thì mới được tính chi phí nhân công trực tiếp.
Như vậy, giá trị dở dang cuối kỳ của một mã hàng chưa hoàn thành nhập kho chỉ bao gồm chi phí nguyên phụ liệu của mã hàng đó và chi phí sản xuất chung và các khoản khác của tiền lương được phân bổ. Do đó, giá trị dở dang của một mã hàng được xác định như sau:
ỉ Chi phí nguyên phụ liệu.
Chi phí này được tập hợp chi tiết vào từng mã hàng căn cứ vào Sổ chi tiết sử dụng nguyên phụ liệu (biểu số 5). Giá trị phụ liệu dở dang cuối kỳ của mã hàng chưa hoàn thành nhập kho là chi phí phụ liệu(của mã hàng) xuất cho phân xưởng chưa hoàn thành sản xuất mã hàng đó.
ỉ Chi phí sản xuất chung và các khoản khác của tiền lương.
Kế toán thực hiện tập hợp các chi phí sản xuất chung và các khoản trích theo lương (NKCT số7, TK 627, 6222), rồi tiến hành phân bổ theo tiêu thức tiền lương sản phẩm (cho cả số sản phẩm hoàn thành nhập kho và số sản phẩm chưa nhập kho (tiền lương sản phẩm của các sản phẩm chưa nhập kho được tính toán dựa vào đơn giá tiền lương) (biểu số 20).
Tổng quỹ tiền lương các mã hàng
X
Phân bổ chi phí cho mã hàng i
Tổng số CP phát sinh
Tổng tiền lương sản phẩm mã hàng i
=
Các sản phẩm chưa nhập kho mà được phân bổ chi phí sản xuất chung là các sản phẩm đã hoàn thành cơ bản quá trình sản xuất, tuy nhiên vì một số nguyên nhân như thiếu một chi tiết nhỏ, chưa hoàn thành giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm... nên chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
ỉ Ví dụ: Mã hàng G13A451
- Chi phí phụ liệu phát sinh trong tháng là:10.148.988 đ.
Trong tháng 1, mã hàng G13A451 do 3 phân xưởng may thực hiện các công đoạn chế biến. Phân xưởng may số 2 chưa hoàn thành nhập kho thành phẩm (dở dang 6.030 chiếc), do đó chi phí phụ liệu dở dang cuối kỳ mã hàng này là chi phí phụ liệu xuất cho phân xưởng 2 (5.621.590 đ), (biểu số 5)
- Chi phí sản xuất chung và các khoản khác của lương được phân bổ cho 6030 sản phẩm mã G13A451 chưa nhập kho như sau:
=
27.431.978
X
Phân bổ chi phí sản xuất chung và các khoản khác của lương cho sản phẩm chưa nhập kho G13A451 ma mamã hàng G13A451
365.842.097
282.648.162
21.193.838
=
Vâygiá trị dở dang cuối kỳ của mã hàng G13A451 gồm:
+ Chi phí phụ liệu dở dang: 5.621.590 đ
+Chi phí sản xuất chung và các khoản khác của lương được phân bổ: 21.193.838
2. Tính giá thành sản phẩm.
2.1. Đặc điểm tính giá thành tại xí nghiệp.
Do quy trình sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, bao gồm các công đoạn nhỏ cấu thành, chu kỳ sản xuất ngắn, chỉ có sản phẩm sản xuất ra ở công nghệ cuối cùng mới được coi là thành phẩm. Ngoài ra, mặc dù mỗi mã hàng bao gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau, nhưng do đặc điểm gia công không phân biệt đơn giá giá công của các kích cỡ khác nhau. Bởi vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng mã hàng. Đơn vị tính giá thành là chiếc hoặc bộ (tuỳ thuộc vào tính chất của mã hàng).
Xí nghiệp không quản lý giá thành sản phẩm theo kế hoạch hay giá thành định mức mà chỉ xác định tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm cho từng mã hàng hoàn thành nhập kho trong kỳ. Kỳ tính giá thành theo tháng.
2.2. Phương pháp và trình tự tính giá thành áp dụng tại xí nghiệp.
a. Phương pháp tính giá thành.
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với đối tượng tính giá thành, xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp. Cụ thể:
- Đối với chi phí nguyên liệu phụ trực tiếp và chi phí lương sản phẩm, chi phí được tập hợp trực tiếp vào từng mã hàng
Tổng quỹ tiền lương các mã hàng
X
Phân bổ chi phí cho mã hàng i
Tổng số CP phát sinh
Tổng tiền lương sản phẩm mã hàng i
=
- Với các khoản chi phí khác trong chi phí nhân công sản xuất và chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng mã hàng theo tiêu thức tiền lương sản phẩm theo công thức sau:
Kế toán xác định giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm cho từng mã hàng theo công thức:
+
=
-
Giá thành sản xuất sản phẩm
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Sản lượng sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm
b. Trình tự tính giá thành.
Kế toán mở sổ tính giá thành cho tháng mới, kết chuyển toàn bộ giá trị sản phẩm dở dang của các mã hàng vào cuối tháng trước sang tháng mới. Sổ tính giá thành được mở chung cho các mã hàng thuộc 3 phương thức sản xuất khác nhau của xí nghiệp.
ỉ Chi phí nguyên liệu phụ.
Cuối tháng, sau khi tập hợp chi phí phụ liệu cho các mã hàng trên Sổ chi tiết sử dụng nguyên phụ liệu (biểu số 5), kế toán chuyển chi phí phụ liệu cho các mã hàng trên sổ tính giá thành.
Ví dụ, mã hàng G13A541, chi phí phụ liệu phát sinh trong tháng 1 là: 10.148.998 đ.
Trong tháng 1, mã hàng G13A541 do 3 phân xưởng may thực hiện các công đoạn chế biến. Phân xưởng may số 1 và phân xưởng may số 4 đã hoàn thành kế hoạch sản xuất và thực hiện nhập kho 4.690 thành phẩm. Phân xưởng may số 2 chưa hoàn thành nhập kho thành phẩm (dở dang 6.030 chiếc), do đó chi phí phụ liệu dở dang cuối kỳ mã hàng này là chi phí phụ liệu xuất cho phân xưởng 2 (5.621.590 đ)
ỉ Chi phí tiền lương sản phẩm.
Chi phí tiền lương sản phẩm trực tiếp được tính với những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. Căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho và đơn giá tiền lương, kế toán vào chi phí tiền lương sản phẩm cho các mã hàng.
Ví dụ: Chi phí tiền lương sản phẩm của mã hàng G13A541 cho 4.690 sản phẩm nhập kho là:
4.690 x 4.549,25 = 21.335.983 đ
ỉ Chi phí sản xuất chung và các khoản khác của tiền lương.
Kế toán thực hiện tập hợp các chi phí sản xuất chung và các khoản trích theo lương, rồi tiến hành phân bổ theo tiêu thức tiền lương sản phẩm (biểu số 20) cho cả số sản phẩm hoàn thành nhập kho và số sản phẩm chưa nhập kho (tiền lương sản phẩm của các sản phẩm chưa nhập kho được tính toán dựa vào đơn giá tiền lương).
=
21.355.983
X
Phân bổ chi phí sản xuất chung và các khoản khác của lương cho sản phẩm đã nhập kho G13A451 ma mamã hàng G13A451
365.842.097
282.648.162
16.499.548
=
Chẳng hạn đối với mã hàng G13A451, chi phí sản xuất chung được phân bổ cho 4690 sản phẩm đã nhập kho như sau:
Sau khi tập hợp chi phí cho từng khoản mục, số chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán xác định được tổng giá thành cho toàn bộ sản phẩm nhập kho và giá thành đơn vị trên sổ tính giá thành (biểu số 21).
Biểu số 20
Bảng tính phân bổ chi phí cho các mã hàng
Tháng 1 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Mã hàng
Số lượng (chiếc)
Đơn giá tiền lương
Tiền lương sản phẩm
Phân bổ chi phí SXC, các khoản khác của lương cho các mã hàng
1. Đã nhập kho
267.287.434
206.505.218
GDR11
3.399
3.343,09
11.363.163
8.779.135
GDR05
20.292
2.957,76
60.018.866
46.370.339
J13EK2Q
18.632
4.234,75
78.901.862
60.959.268
AT09 (TK)
246
7.469,79
1.837.568
1.419.698
J19LV41
13.557
5.603,45
75.965.972
58.691.010
G13A451
4.690
4.549,25
21.335.983
16.499548
L13A541
3.426
5.214,25
17.864.021
13.801.672
2. Chưa nhập kho
98.554.663
76.142.944
MSH02
4.784
5.499,73
26.310.708
20.327.550
G13A451
6.030
4.549,25
27.431.978
21.193.838
YY93001
6.467
6.929,33
44.811.977
34.621.557
Cộng (1+2)
365.842.097
282.648.162
Biểu số 21
Sổ tính giá thành sản phẩm
Tháng 1 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Mã hàng
Dư đầu kỳ
Số phát sinh
Dư cuối kỳ
Tổng CPSX đã trừ dư cuối kỳ
Số
lượng SP nhập kho
GT đơn vị SP
Nguyên liệu
Phụ liệu
CPSXC
Nguyên liệu
Phụ liệu
Lương sản phẩm trực tiếp
CPSXC, các khoản khác của lương
Nguyên liệu
Phụ liệu
CPSXC, các khoản khác của lương
J519LV41
12.694.789
75.965.972
58.691.010
0
0
0
147.351.771
13.557
10.869
G13A451
10.148.998
21.335.983
37.677.934
5.621.590
21.193.838
42.347.486
4.690
9.029
AT09TK
96.900
1.310.691
1.837.568
1.419.698
4.664.857
246
18.963
GDR05
20.941.344
126.842.671
60.018.866
46.370.339
0
0
0
254.173.220
20.292
12.526
J13EK2Q
15.532.679
39.837.097
76.607
78.901.862
60.959.268
0
0
0
195.307.513
18.632
10.482
YY93001
4.390.854
44.811.977
34.621.557
4.390.854
34.621.557
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
15.532.679
96.297.991
92.063.092
249.588.685
267.287.435
282.648.162
91.966.192
104.149.967
76.142.944
731.158.941
Chương 3
Một số Giải pháp hoàn thiện
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung
I. Đánh giá chung về công tác quản lý chi phí và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
Mặc dù là một đơn vị trực thuộc Công ty vải sợi may mặc miền Bắc, Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung luôn chủ động trong việc ra các quyết định kinh doanh. Trong gần 15 năm xây dựng và phát triển, xí nghiệp đã tạo ra được hàng trăm việc làm cho người lao động, đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của xí nghiệp, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.
Trong những bước phát triển vững chắc của xí nghiệp, công tác quản lý chi phí và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm là một trong những khâu của hệ thống quản lý được xí nghiệp đặc biệt coi trọng.
1. Đánh giá về công tác quản lý chi phí tại xí nghiệp.
Chi phí là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của mọi doanh nghiệp. Chi phí sản xuất càng thấp, giá vốn hàng bán sẽ thấp và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sẽ cao. Do đó, các doanh nghiệp luôn cố gắng giảm chi phí, hạ thấp giá thành nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, công tác quản lý chi phí đóng một vai trò hết sức quan trọng.
1.1. Những thành tựu đạt được về công tác quản lý chi phí.
Tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung công tác quản lý chi phí được thực hiện khá chặt chẽ, thể hiện trên các mặt sau:
ỉ Về công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu chính.
Nhằm mục đích quản lý chặt chẽ số lượng vải được trải và cắt thành bán thành phẩm, xí nghiệp đã thực hiện việc hạch toán trên bàn cắt. Theo đó, dựa trên các Phiếu theo dõi bàn cắt, nhân viên kế toán có thể theo dõi được số lượng nguyên liệu tiêu hao cho mỗi lần trải vải và số bán thành phẩm được cắt ra.
Với mỗi mã hàng, từ các Phiếu theo dõi bàn cắt, kế toán tổng hợp vào Phiếu tổng hợp bàn cắt và Sổ theo dõi bàn cắt. Qua đó, kế toán sẽ xác định được toàn bộ nguyên vật liệu tiêu hao cho từng mã hàng, cũng như số lượng nguyên vật liệu tiết kiệm nhập kho, số nguyên vật liệu bị hỏng phải đổi, số bàn thành phẩm cắt ra… Việc quản lý chi phí nguyên liệu chính tiêu hao trên các bàn cắt tại xí nghiệp phù hợp với đặc điểm của ngành may, giúp cho kế toán quản lý được chặt chẽ tình hình sử dụng nguyên vật liệu chính cho từng mã hàng tại phân xưởng cắt, đối chiếu, so sánh với định mức mà phòng kỹ thuật xây dựng.
Bên cạnh đó, để theo dõi số bán thành phẩm cắt luân chuyển giữa phân xưởng may và phân xưởng cắt, xí nghiệp còn sử dụng phiếu nhập - xuất bán thành phẩm. Phân xưởng cắt giao bán thành phẩm cho phân xưởng may bằng phiếu xuất bán thành phẩm, đồng thời phân xưởng may sẽ viết phiếu nhập bán thành phẩm. Quá trình nhập thành phẩm vào kho cũng được tổ chức rất chặt chẽ và quy củ. Khi nhập kho thành phẩm, bên cạnh phiếu nhập kho thành phẩm của kho, các phân xưởng may còn lập phiếu xuất thành phẩm. Từ các phiếu nhập xuất này, kế toán phản ánh lên sổ theo dõi bán thành phẩm cắt. Qua sổ này, kế toán sẽ theo dõi được sự luân chuyển bán thành phẩm và thành phẩm giữa các phân xưởng và kho, nhờ đó sẽ quản lý chặt chẽ việc sử dụng bán thành phẩm ở các phân xưởng may.
ỉ Về nguyên vật liệu phụ
Với đặc điểm của sản phẩm may mặc, nguyên vật liệu phụ được định mức cho một sản phẩm khá chính xác. Nguyên vật liệu phụ xuất dùng cho các phân xưởng được căn cứ trên số lượng sản phẩm sản xuất ra theo kế hoạch sản xuất và định mức cho mỗi loại sản phẩm. Vì vậy, chi phí nguyên vật liệu phụ của xí nghiệp được phản ánh chính xác phù hợp với chi phí thực tế phát sinh.
ỉ Về chi phí nhân công sản xuất .
Xí nghiệp đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho tất cả công nhân trực tiếp sản xuất. Việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất trực tiếp là hợp lý, tác động đến lợi ích vật chất trực tiếp của người lao động. Vì vậy nó có tác dụng khuyến khích công nhân hăng hái lao động, nâng cao năng suất, làm giảm chi phí nhân công.
Lương sản phẩm được trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm. Đơn giá tiền lương được phòng kỹ thuật xây dựng chi tiết, qua việc định mức thời gian làm việc từng công đoạn, cấp bậc thợ cần sử dụng ở công đoạn đó. Tại phòng kỹ thuật, nhân viên xây dựng định mức sử dụng phương pháp bấm giờ làm việc cho từng khâu sản xuất. Nhờ đó, định mức thời gian làm việc phản ánh đúng thời gian thực tế mà công nhân trực tiếp sản xuất sử dụng, khuyến khích họ đạt và vượt định mức, hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao.
Việc thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được xí nghiệp thực hiện trích theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
ỉ Về chi phí sản xuất chung.
Mọi chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung tại các phân xưởng đều được ký duyệt chặt chẽ, nhằm đảm bảo các chi phí phát sinh là hợp lý và tiết kiệm.
1.2. Hạn chế về công tác quản lý chi phí.
Trong quá trình sản xuất, tại xí nghiệp luôn phát sinh các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra. Tuy nhiên, việc xác định chi phí của những loại sản phẩm này chưa được coi trọng đúng mức. Phần lớn xí nghiệp coi đó là phế liệu nhập kho. Xí nghiệp chưa xây dựng định mức cho sản phẩm hỏng, xây dựng các quy chế về bồi thường thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra. Điều này ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý chi phí tại xí nghiệp, không quy kết trách nhiệm sản xuất sản phẩm hỏng cho công nhân trực tiếp sản xuất, ý thức của công nhân trong sản xuất sẽ không cao, sẽ góp phần làm tăng chi phí của xí nghiệp.
2. Đánh giá về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp.
2.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại xí nghiệp.
Trong 15 năm xây dựng và phát triển của xí nghiệp, bộ phận kế toán đã thực sự là một trong những bộ phận cốt lõi của hệ thống quản lý, đã góp phần không nhỏ cho sự đi lên của xí nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản lý, hệ thống kế toán tại xí nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và đang không ngừng tự hoàn thiện cả về tổ chức bộ máy và phương pháp hạch toán để đáp ứng với yêu cầu của quản lý.
ỉ Về tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của xí nghiệp khá gọn nhẹ, các nhân viên trong phòng kế toán được phân công công việc một cách cụ thể, khoa học, không bị chồng chéo công việc với nhau, đảm bảo tính độc lập, cũng như khả năng phối kết hợp giữa các kế toán viên. Bên cạnh đó, việc phân công lao động kế toán cũng phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của từng cá nhân, tận dụng được kinh nghiệm của các kế toán viên lâu năm cũng như sự nhiệt tình, sáng tạo của lớp trẻ. Và điều quan trọng hơn cả là các nhân viên trong phòng kế toán đều rất nhiệt tình trong công việc, luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
ỉ Về tổ chức công tác hạch toán kế toán.
Nhìn chung, hệ thống chứng từ mà xí nghiệp đang sử dụng đều phù hợp với biểu mẫu do Bộ Tài Chính ban hành. Bên cạnh những chứng từ bắt buộc, xí nghiệp còn tổ chức luân chuyển một số chứng từ hướng dẫn nhằm đảm bảo công tác quản lý một cách chặt chẽ. Trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chứng từ đều được lập với số lượng cần thiết, đảm bảo tính hợp lý và hợp pháp. Quy trình luân chuyển chứng từ tại xí nghiệp được kiểm soát khá chặt chẽ, giúp cho ban giám đốc xí nghiệp và trưởng phòng tài chính – kế toán theo dõi sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ sau khi được ghi sổ đều được lưu trữ ngăn nắp, đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra khi cần thiết.
Hệ thống tài khoản của xí nghiệp được mở chi tiết đến tài khoản cấp 4, đáp ứng được công tác hạch toán chi tiết tài sản và nguồn vốn tại xí nghiệp. Hệ thống sổ sách kế toán tại xí nghiệp cũng được mở và ghi chép một các linh hoạt so với chế độ kế toán. Các báo cáo quyết toán của xí nghiệp được lập theo đúng nguyên tắc và thời gian quy định.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, bộ máy kế toán của xí nghiệp vẫn còn điểm bất cập. Hiện nay, bộ máy kế toán tại xí nghiệp chỉ có 05 lao động kế toán, lại phải thực hiện một khối lượng công việc kế toán khá lớn của một doanh nghiệp sản xuất. Do đó, mỗi kế toán viên phải đảm nhận một lúc nhiều phần hành. Sự kiêm nhiệm nhiều phần hành một lúc khiến cho các kế toán viên khá bận rộn trong công việc, thường xuyên phải làm thêm giờ. Riêng kế toán trưởng lại quá đi sâu vào giải quyết các công việc sự vụ nên không có thời gian đầu tư vào những vấn đề của công tác quản trị kế toán, như quản lý tình hình tài chính của xí nghiệp, tham mưu với giám đốc trong công tác tài chính...
2.2. Đánh giá về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp.
2.2.1. Những thành tựu đạt được.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành hợp lý phù hợp với quy trình công nghệ và đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của xí nghiệp là từng mã hàng, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn chỉnh của mỗi mã hàng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành như trên là phù hợp với đặc điểm sản phẩm của ngành may mặc. Điều này cho phép xí nghiệp đánh giá hiệu quả sản xuất từng mã hàng, từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất kịp thời, phù hợp, tăng cường công tác quản lý chi phí nhằm đạt được mục tiêu hạ thấp giá thành sản phẩm.
Kỳ tính giá thành của xí nghiệp là hàng tháng. Việc xác định kỳ tính giá thành của xí nghiệp là đúng đắn, phát huy khả năng kiểm tra, giám đốc của kế toán đối với các yếu tố chi phí sản xuất, phát hiện kịp thời các trường hợp gây thất thoát, lãng phí chi phí để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo việc cung cấp số liệu kịp thời cho yêu cầu quản lý của xí nghiệp .
Công tác quản lý nguyên vật liệu nhận gia công của xí nghiệp cũng rất chặt chẽ. Xí nghiệp sử dụng phương pháp thẻ song song để theo dõi tình hình biến động về số lượng của hàng không trị giá: hàng tháng sẽ đối chiếu giữa kế toán và thủ kho, định kỳ thực hiện kiểm kê tại kho. Do đó kế toán có thể quản lý được chặt chẽ lượng nguyên liệu tồn tại kho, lượng nguyên liệu được sử dụng và lượng nguyên liệu tiết kiệm được của từng mã hàng.
2.2.2. Một số hạn chế cần khắc phục.
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp vẫn còn một số điểm chưa hợp lý.
ỉ Về chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp.
Hiện nay, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp (nhận gia công) từ cảng Hải Phòng về được xí nghiệp hạch toán vào TK 641 “Chi phí bán hàng”. Trong hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành, TK 641 được sử dụng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do đó, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp không nên hạch toán vào chi phí bán hàng mà nên hạch toán vào chi phí sản xuất bởi chi phí vận chuyển là chi phí thực tế phát sinh cho nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất. Việc tập hợp chi phí như trên của xí nghiệp đã dẫn đến sai lệch nội dung và bản chất phát sinh của chi phí trong phân loại và trình bày trên hệ thống sổ sách kế toán. Điều này dẫn đến giá thành sản phẩm giảm, chi phí thời kỳ của xí nghiệp tăng.
ỉ Về chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.
Theo cách tính chi phí nhân công hiện nay của xí nghiệp, chi phí nhân công hạch toán vào TK 6221 “lương sản phẩm” được xác định trên đơn giá tiền lương cho cả nhân công trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng. Như vậy, tiền lương sản phẩm, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng được hạch toán vào TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp sản xuất”. Theo quy định của Bộ Tài Chính, TK 622 được dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, phụ cấp... cho nhân viên phân xưởng. Việc hạch toán như trên của xí nghiệp chưa phù hợp với chế độ tài chính về phân loại các khoản mục chi phí.
ỉ Về hạch toán các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng.
Trong công tác quản lý chi phí, xí nghiệp chưa xây dựng định mức sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất. Vì vậy, phần lớn sản phẩm hỏng tại xí nghiệp được nhập kho và chờ thanh lý. Toàn bộ chi phí của sản phẩm hỏng được đưa vào chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Nếu trong một kỳ sản xuất số lượng sản phẩm hỏng quá nhiều, ngoài khả năng kiểm soát của xí nghiệp, việc hạch toán như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm của các sản phẩm hoàn chỉnh.
ỉ Về thẻ tính tính giá thành sản phẩm.
Hiện tại, xí nghiệp chỉ mới tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm của các mã hàng trên Sổ tính giá thành, chưa mở Thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng mã hàng để xác định giá thành đơn vị của từng khoản mục chi phí. Do không mở Thẻ tính giá thành, kế toán sẽ không có cơ sở để đánh giá mức biến động về chi phí giữa các kỳ hạch toán cho từng mã hàng nhằm tìm ra các nguyên nhân gây tăng, giảm chi phí và tìm các biện pháp phù hợp hướng tới mục tiêu giảm tối đa chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
ỉ Về các sổ sách sử dụng.
Xí nghiệp sử dụng hình thức Nhật ký – Chứng từ để ghi chép các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, trong hệ thống sổ sách kế toán của xí nghiệp có một số loại sổ không phù hợp với hình thức ghi sổ này.
- Theo quy định, bảng kê số 3 là bảng kê dùng để tính giá xuất dùng nguyên vật liệu, chỉ áp dụng ở doanh nghiệp có sử dụng giá hạch toán trong hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Xí nghiệp áp dụng giá thực tế đích danh để xuất dùng nguyên vật liệu, do đó sẽ không sử dụng bảng kê số 3 này. Về thực chất, bảng kê số 3 của xí nghiệp là sổ chi tiết nguyên vật liệu được mở cho các tiểu khoản nhằm theo dõi tình hình biến động nguyên vật liệu theo từng kho, không phải sử dụng để tính giá xuất dùng. Việc xí nghiệp đặt tên sổ chi tiết này là Bảng kê số 3 chắc chắn gây ra nhầm lẫn cho các đối tượng sử dụng thông tin của kế toán.
- Kế toán ít sử dụng các bảng phân bổ, bảng kê của hình thức Nhật ký - chứng từ theo quy định của Bộ Tài Chính mà sử dụng các phiếu kế toán để phản ánh lên NKCT số 7. Do đó, NKCT số 7 của xí nghiệp được thiết kế khá phức tạp, không theo dõi được các chi phí phát sinh theo khoản mục chi phí, gây khó khăn trong việc phản ánh lên sổ Cái.
II. Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay, việc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí sản xuất ngày càng trở nên quan trọng, có tính chất quyết định đến ưu thế sản phẩm của xí nghiệp trên thị trường tiêu thụ cũng như sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp trong tương lai. Do đó, việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu đặt ra đối với xí nghiệp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng thông tin do kế toán cung cấp, tạo điều kiện để các nhà quản lý xí nghiệp ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn.
1. Điều kiện của việc hoàn thiện.
Để hoàn thiện bộ máy kế toán nói chung và phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng, xí nghiệp nên mở rộng bộ máy nhân sự của phòng kế toán. Nhờ vậy, các kế toán viên có thể chia sẻ nhiệm vụ của mình, giảm gánh nặng cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng có thể tập trung vào điều hành hoạt động của phòng một cách hiệu quả nhất, quản lý công tác tài chính của xí nghiệp chặt chẽ hơn; các kế toán viên sẽ có thời gian thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất; hoạt động trong cả phòng sẽ nhịp nhàng và phối hợp hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc phân công một kế toán phần hành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm riêng sẽ tạo điều kiện cho kế toán viên đó tập trung thời gian và công sức vào hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đây chính là điều kiện cơ bản để hoàn thiện phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp.
2. Nội dung hoàn thiện.
2.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp cho hàng gia công của xí nghiệp nên được hạch toán vào chi phí sản xuất thay vì chi phí bán hàng như hiện nay. Thông thường, chi phí này phát sinh cho việc vận chuyển nguyên vật liệu của một số mã hàng. Do đó, xí nghiệp nên phân bổ chi phí vận chuyển cho từng mã hàng theo số yard vải của từng mã hàng được vận chuyển. Để hạch toán chi phí này, kế toán nên sử dụng TK 1421 “chi phí trả trước” để tập hợp chi phí vận chuyển, sau đó phân bổ chi phí cho từng mã hàng trên TK 6211 “chi phí nguyên vật liệu chính” (chi tiết cho từng mã hàng). Phương pháp hạch toán có thể được thực hiện như sau:
- Khi phát sinh chi phí vận chuyển, kế toán ghi:
Nợ TK 1421: Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 331: Tổng số tiền phải trả.
x
=
Tổng số yard vải được vận chuyển
Tổng chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển phân bổ cho mã hàng i
Số yard vải của mã hàng i
- Khi thực hiện gia công một mã hàng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển cho mã hàng đó theo công thức sau:
- Kế toán phản ánh chi phí vận chuyển
Nợ TK 6211: chi tiết cho từng mã hàng
Có TK 1421.
(Ghi chú: xí nghiệp sử dụng đơn vị đo lường chiều dài của vải là yard. 1 yard = 0,9144 m)
1847
2.367.000
Ví dụ, với mã hàng G13A451, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trong tháng 1được phân bổ như sau:
834.665
=
651,3
x
Chi phí vận chuyển phân bổ cho G13A541
=
Từ sổ chi tiết tài khoản 1421, kế toán phân bổ chi phí vận chuyển của các mã hàng sản xuất trong tháng vào TK 6211 và đưa lên NKCT số 7 để vào sổ Cái TK 621.
Khi phân bổ chi phí vận chuyển vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, giá thành của các sản phẩm hoàn thành sẽ tăng lên so với việc đưa chi phí này vào chi phí bán hàng (biểu số 29).
2.2. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí nhân viên phân xưởng.
Chi phí nhân viên phân xưởng là chi phí phục vụ cho hoạt động tại phân xưởng, vì vậy nên đưa vào chi phí sản xuất chung thay vì đưa vào chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm như hiện nay. Để khắc phục tồn tại này, xí nghiệp cần sử dụng TK 6271 “chi phí nhân viên phân xưởng” để hạch toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.
Đơn giá tiền lương sản phẩm của nhân viên phân xưởng được tính trên đơn giá tiền lương sản xuất của công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó, kế toán nên theo dõi cả hai loại đơn giá sản phẩm này. Để tách chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí nhân viên phân xưởng, xí nghiệp cần thiết kế lại Bảng kê thành phẩm tính lương (biểu số 22), Sổ trích lương (biểu số 23) và sổ trích BHXH, BHYT và KPCĐ (biểu số 24). (Số liệu minh hoạ được trích từ chi phí phát sinh trong tháng 1).
Trên Bảng thanh toán tiền lương của các phân xưởng đã tách khoản phải trả cho văn phòng phân xưởng và công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán lấy số liệu từ bảng này để vào sổ trích lương và sổ trích BHXH, BHYT và KPCĐ và xác định được chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí nhân viên phân xưởng. Phương pháp hạch toán như sau:
Biểu số 22
bảng kê thành phẩm tính lương
Phân xưởng 1 Tháng 01 năm 2004
Mã hàng
Số lượng (chiếc)
Đơn giá tiền lương sản phẩm
Tiền lương sản phẩm (đ)
Tổng
Công nhân SX
VP phân xưởng
Công nhân SX
VP phân xưởng
...
...
...
...
...
...
...
G13A451
3.430
3.400,08
966,10
11.662.274,40
3.313.726
14.975.997,40
...
...
...
...
...
...
...
Tổng
89.870.969,07
8.377.153,08
98.248.122,15
Biểu số 23
Sổ trích lương
Tháng 01 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Bộ phận
Tiền lương sản phẩm
Tiền ăn ca
BHXH trả thay lương
Tổng thu nhập
1. Công nhân SX
244.541.940
52.180.000
11.481.400
345.959.772
PX1
89.870.969
14.304.000
4.180.300
108.355.269
PX2
78.374.095
17.577.000
5.206.720
101.157.815
PX4
66.454.937
16.730.000
4.069.900
121.497.880
PX Cắt
9.841.939
3.539.000
51.400
14.948.808
2. VP phân xưởng
22.745.495
2.866.000
1.160.400
27.236.574
PX1
8.377.153
977.000
0
9.354.153
PX2
7.280.654
998.000
1.160.400
7.677.244
PX4
6.173.409
818.000
0
9.190.379
PX Cắt
914.279
100.000
0
1.014.798
3. Qlý và p.vụ
39.705.424
5.565.000
2.740.500
53.871.885
Cộng (1+2+3)
306.992.859
60.611.000
15.082.300
427.068.231
Biểu số 24
Sổ trích BHXH, KPCĐ, BHYT
Tháng 01 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Đơn vị
Quỹ lương tính BHXH
Quỹ lương tính BHYT
Tổng thu nhập (trừ ăn ca) tính KPCĐ
5%BHXH trừ lương
1%BHYT trừ
lương
Trích 15%BHXH
Trích 2%BHYT
Trích 2%KPCĐ
1. Công nhân SX
274.685.400
274.685.400
292.833.749
13.731.170
2.746.853
41.202.810
5.493.708
5.856.675
PX1
83.841.900
83.841.900
93.075.246
4.192.095
838.419
PX2
93.903.100
93.903.067
83.580.815
4.695.155
939.031
PX4
83.164.200
83.164.153
104.767.880
4.155.115
831.642
PX Cắt
13.776.200
13.776.102
11.409.808
688.805
137.761
2. VP phân xưởng
22.422.500
22.422.500
25.316.597
1.124.225
224.226
3.363.375
448.450
506.332
PX1
7.171.700
7.171.700
9.353.176
358.585
71.717
PX2
7.504.100
7.504.133
6.679.244
375.205
75.041
PX4
6.645.900
6.645.947
8.372.379
335.390
66.459
PX Cắt
1.100.800
1.100.898
911.798
55.045
11.009
3. Qlý và p.vụ
44.077.100
44.077.100
42.226.079
2.203.855
440.771
6.611.565
881.542
844.522
Cộng (1+2+3)
341.185.000
341.185.000
360.376.425
17.059.250
3.411.850
51.177.750
6.823.700
7.207.529
– Căn cứ trên sổ trích lương, kế toán xác định tiền lương sản phẩm phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 6221: tiền lương sản phẩm côngnhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 6271: tiền lương sản phẩm nhân viên phân xưởng.
Có TK 334: tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX
– Từ sổ trích lương, kế toán xác định các khoản thu nhập có tính chất lương phải trích vào chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 6222: các khoản thu nhập khác của công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 6271: các khoản thu nhập khác của nhân viên phân xưởng.
Có TK 334
– Từ sổ trích BHXH, BHYT và KPCĐ, kế toán xác định các khoản trích theo lương, kế toán ghi:
Nợ TK 6222: các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp SX.
Nợ TK 6271: các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng.
Có TK 338.
– Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí nhân viên phân xưởng.
Nợ TK 154
Có TK 6221, TK 6222
Có TK 6271
2.3. Hoàn thiện việc hạch toán các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng.
Theo lí luận thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất cần được theo dõi một cách chặt chẽ theo nguyên tắc: Những khoản thiệt hại trong định mức thì được tính vào giá thành sản phẩm, còn những khoản thiệt hại ngoài định mức thì không được phép tính vào giá thành sản phẩm mà coi chúng là chi phí thời kì hoặc quy trách nhiệm bồi thường với những người gây ra.
Nhằm mục đích nâng cao công tác quản lý chi phí, phòng kỹ thuật của xí nghiệp nên xây dựng định mức sản phẩm hỏng cho phép ở mỗi khâu sản xuất, tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp của công việc ở khâu đó. Nếu sản phẩm hỏng ở khâu nào trong dây chuyền sản xuất vượt quá định mức, xí nghiệp cần xem xét nguyên nhân rõ ràng để có biện pháp xử lý thích hợp và quy trách nhiệm bồi thường.
Để hạch toán các thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra, kế toán cần dựa vào định mức sản phẩm hỏng để xác định số lượng sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức, từ đó xác định giá trị của sản phẩm hỏng. Giá trị của sản phẩm hỏng có thể xác định căn cứ trên chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công tiêu hao cho lượng sản phẩm đó, hoặc tính toán trên giá thành của sản phẩm hoàn chỉnh...
Phương pháp hạch toán như sau:
+ Khi phát sinh sản phẩm hỏng ngoài định mức:
Nợ TK 1381
Có TK 154: Giá trị sản phẩm hỏng
+ Khi xác định các biện pháp xử lý sản phẩm hỏng:
Nợ TK 111, 334, 1388: Giá trị nhận bồi thường.
Nợ TK 152: giá trị phế liệu thu hồi.
Nợ TK 811, 415, 632: số thiệt hại thực.
Có TK 1381
2.4. Hoàn thiện hệ thống sổ sách.
- Theo phân tích như trên, để tránh sự nhầm lẫn không đáng có, xí nghiệp nên chuyển tên của Bảng kê số 3 thành Sổ chi tiết các tài khoản nguyên vật liệu. Sổ chi tiết này được mở cho từng tiểu khoản hàng tồn kho, theo dõi biến động nguyên vật liệu ở từng kho, được lập từ báo cáo kho.
- Xí nghiệp nên thay thế các phiếu kế toán bằng các bảng phân bổ và bảng kê, từ đó thiết kế lại NKCT số 7 nhằm mục đích phản ánh các chi phí phát sinh một cách rõ ràng hơn.
Các bảng phân bổ, bảng kê và NKCT số 7 có thể được thiết kế như sau:
Bảng kê sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (biểu số 26) được lập từ các báo cáo kho hàng tháng của xí nghiệp. Việc mở bảng kê này sẽ giúp kế toán tổng hợp được chi phí nguyên vật liệu sử dụng, làm cơ sở vào NKCT số 7.
Bảng kê tiền lương và các khoản trích theo lương (biểu số 27) được lập từ sổ trích lương và sổ trích BHXH, BHYT, KPCĐ của xí nghiệp. Việc mở bảng kê này sẽ giúp kế toán dễ dàng quản lý tổng chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp phát sinh, làm cơ sở vào NKCT số 7 (biểu số 28).
Biểu số 26
Bảng kê sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng 01 năm 2004
Đơn vị: Đồng
STT
Ghi Nợ các TK
Ghi Có các TK
TK 152
TK 153
1521
1522
1523
1524
1525
Cộng
1
621
92.063.092
249.643.108
-
-
-
341.706.200
-
6211
92.063.092
-
-
-
-
92.063.092
-
6212
-
249.643.108
-
-
-
249.643.108
-
2
627
-
-
8.850.000
9.419.685
-
18.268.685
-
62731
-
-
8.850.000
-
-
8.850.000
-
62732
-
-
-
9.419.685
-
9.419.685
-
62733
-
-
-
-
-
-
-
3
641
...
...
...
..
...
...
...
4
642
...
...
...
..
...
...
...
6428
...
51.620
...
...
...
...
...
5
142
-
-
-
-
-
...
...
6
242
-
-
-
-
-
...
...
Cộng
Biểu số 27
Bảng kê tiền lương và các khoản trích theo lương
Tháng ... năm 200...
Đơn vị: Đồng
STT
Ghi Nợ các TK
Ghi Có các TK
Tổng cộng
TK 334
TK 338
Lương SP
Lương TG
Tiền ăn ca
Các khoản khác
Cộng
KPCĐ
BHXH
BHYT
Cộng
1
622
244.541.940
48.190.272
52.180.000
-
344.912.212
5.856.675
41.202.810
5.493.708
52.553.193
397.465.405
6221
244.541.940
-
-
-
244.541.940
-
-
-
-
244.541.940
6222
-
48.190.272
52.180.000
-
100.370.272
5.856.675
41.202.810
5.493.708
52.553.193
152.923.465
2
627
22.745.495
-
2.869.000
-
25.614.495
506.332
3.363.375
448.450
4.318.157
29.932.652
3
642
39.705.424
-
5.565.000
-
45.270.424
844.522
6.611.565
881.542
8.337.629
53.608.053
Cộng
306.992.859
48.190.272
60.611.000
-
415.797.131
7.207.529
51.177.750
6.823.700
65.208.979
481.006.110
2.5. Hoàn thiện việc mở thẻ tính giá thành.
Bên cạnh việc mở sổ tính giá thành cho tất cả các mã hàng, kế toán nên mở Thẻ tính giá thành cho từng mã hàng (biểu số 29) để xác định giá thành đơn vị cho từng khoản mục chi phí. Thẻ tính giá thành sẽ giúp kế toán nhanh chóng nắm bắt được khoản mục chi phí nào tăng so với kỳ trước, để tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời.
Biểu số 29
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Tháng 1 năm 2004
Mã hàng G13A541
Số lượng sản phẩm tính giá thành: 4.690
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Tổng
Chia ra theo khoản mục
Chi phí nguyên liệu trực tiếp
Chi phí phụ liệu
Tiền lương sp
CP SXC và các khoản khác của lương
1. Chi phí SX dở dang đầu kỳ
0
0
0
0
0
2. Chi phí SX phát sinh trong kỳ
69.162.915
0
10.148.998
21.335.983
37.677.934
3. Chi phí SX dở dang cuối kỳ
26.815.428
0
5.621.590
0
21.193.838
4. Giá thành sản phẩm trong kỳ
42.347.487
0
4.527.408
21.335.983
16.484.096
5. Giá thành đơn vị sản phẩm.
9.029
0
965
4.549
3.515
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Tháng 12 năm 2003
Mã hàng G13A541
Số lượng sản phẩm tính giá thành: 8.813
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Tổng
Chia ra theo khoản mục
Chi phí nguyên liệu trực tiếp
Chi phí phụ liệu
Tiền lương sp
CP SXC và các khoản khác của lương
1. Chi phí SX dở dang đầu kỳ
0
0
0
0
0
2. Chi phí SX phát sinh trong kỳ
79.151.756
0
8.337.098
40.092.540
30.722.118
3. Chi phí SX dở dang cuối kỳ
0
0
0
0
0
4. Giá thành sản phẩm trong kỳ
79.151.756
0
8.337.098
40.092.540
30.722.118
5. Giá thành đơn vị sản phẩm.
8.981
0
946
4.549
3.486
Bảng so sánh
Chỉ tiêu
12/2003
1/2004
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Giá thành đơn vị sản phẩm
8.981
9.029
48
100,54
Chi phí phụ liệu /1 đ.vị sp
946
965
19
102,04
Chi phí tiền lương sản phẩm/1 đ.vị sp
4.549
4.549
0
100,00
Chi phí SXC và các khoản khác/1đ.vị sp
3.486
3.515
29
100,82
Kết luận
Hoạt động trong ngành may mặc, Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung đang tự hoàn thiện để vững bước trên con đường phát triển, tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Với tư cách là một “ngôn ngữ kinh doanh”, bộ máy kế toán của xí nghiệp cũng không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới. Phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành có vai trò quan trọng chủ yếu, cung cấp nhiều thông tin cho các quyết định liên quan tới quản lý chi phí của xí nghiệp.
Qua luận văn với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung”, em đã trình bày một số nội dung cơ bản sau:
- Trình bày những lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: bản chất của chi phí và giá thành sản phẩm, mối quan hệ giữa chi phí và giá thành, các phương pháp phân loại chi phí sản xuất. Đồng thời cũng làm rõ đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm.
- Khái quát nội dung và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp. Đồng thời nêu ra hệ thống sổ sách sử dụng trong phần hành này ứng với từng phương pháp ghi sổ.
- Trình bày một số đặc điểm tình hình chung về Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung có ảnh hưởng tới công tác kế toán của phần hành chi phí – giá thành.
- Trình bày thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
- Đánh giá về công tác quản lý chi phí và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp.
- Trên cơ sở các đánh giá và yêu cầu của việc hoàn thiện, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Hệ thống tài khoản kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội, 2000.
2. Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội, 10/ 2002.
3. PGS. TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thuỷ, giáo trình: Kế toán doanh nghiệp , Học viện Tài Chính, NXB Thống Kê - Hà Nội/ 2003.
4. PGS. TS. Nguyễn Văn Công, giáo trình: Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính , NXB Tài chính, Hà Nội, 10/ 2003.
5. TS. Nguyễn Thị Đông, giáo trình: Lý thuyết hạch toán kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội, 11/ 2004.
6. Tham khảo thêm một số luận văn tốt nghiệp khác.
Các ký hiệu viết tắt
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSXC: Chi phí sản xuất chung
ĐĐH: Đơn đặt hàng
GTGT: Giá trị gia tăng
KKTX: Kê khai thường xuyên
KKĐK: Kiểm kê định kỳ
KH: Khấu hao
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
NKCT: Nhật ký chứng từ
TSCĐ: Tài sản cố định
SP: Sản phẩm
SPLD: Sản phẩm làm dở
Mục lục
Các ký hiệu viết tắt
Lời mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
I.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất . 3
1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất. . 3
2. Phân loại chi phí sản xuất ..4
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố . 4
2. 2. Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng .5
2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ với chi tiêu 5
2. 4. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ với đối tượng chịu chi phí 6
2. 5. Phân loại theo quan hệ với công nghệ sản xuất 6
2. 6. Phân loại theo quan hệ với công nghệ sản xuất 6
3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và căn cư xác định 7
4. Phương pháp tập chi phí sản xuất 8
5. Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9
6. Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 10
7. Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung 12
8. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 14
8. 1. Hạch toán thiệt hại do sản phẩm hỏng 14
8. 2. Hạch toán thiệt hại do ngừng sản xuất 16
9. Tập hợp chi phí sản xuât toàn doanh nghiệp 17
9. 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 17
9. 2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 20
10. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 21
10.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22
10. 2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương 23
10. 3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 23
II. Các phương pháp tính giá thành 24
1. Giá thành và các loại giá thành 24
1. 1. Khái niệm giá thành 24
1. 2. Các loại giá thành sản phẩm 24
2. Đối tượng tính giá thành 25
3. Kỳ tính giá thành 26
4. Các phương pháp tính giá thành 27
4. 1. Phương pháp tính giá thành giản đơn 28
4. 2. Phương pháp tính giá thành phân bước 29
4. 3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 31
4. 4. Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí 32
4. 5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 33
4. 6. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. 34
4. 7. Phương pháp tính giá thành theo định mức 35
III. Tổ chức hệ thống sổ để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 35
1. Các chứng từ hạch toán ban đầu 35
2. Tổ chức hạch toán tổng hợp 36
2.1. Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. 37
2.2. Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký – sổ Cái. 38
2.3.. Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. 39
2.4. Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký – chứng từ. 40
Chương 2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
I. Đặc điểm và tình hình chung của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung 41
1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 41
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp 43
2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 43
2.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp. 43
2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ. 46
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp. 47
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp. 47
3.2. Tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp. 49
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. 52
1. Hạch toán chi phí sản xuất. 52
1.1. Phân loại chi phí sản xuất tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. 52
1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 54
1.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. 54
1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp. 55
1.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 55
1.4.2. Chi phí nhân công trực tiếp. 60
1.4.3. Chi phí sản xuất chung. 65
1.4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ. 71
2. Tính giá thành sản phẩm. 77
2.1. Đặc điểm tính giá thành tại xí nghiệp. 77
2.2. Phương pháp và trình tự tính giá thành áp dụng tại xí nghiệp. 78
Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
I. Đánh giá chung về công tác quản lý chi phí và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. 82
1. Đánh giá về công tác quản lý chi phí tại xí nghiệp. 82
1.1. Những thành tựu đạt được về công tác quản lý chi phí. 82
1.2. Hạn chế về công tác quản lý chi phí. 84
2. Đánh giá về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp. 85
2.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại xí nghiệp. 85
2.2. Đánh giá về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp. 86
2.2.1. Những thành tựu đạt được. 86
2.2.2. Một số hạn chế cần khắc phục. 87
II. Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. 89
1. Điều kiện của việc hoàn thiện. 89
2. Nội dung hoàn thiện. 90
2.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp. 90
2.2. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí nhân viên phân xưởng. 91
2.3. Hoàn thiện việc hạch toán các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng. 94
2. 4. Hoàn thiện hệ thống sổ sách. 95
2.5. Hoàn thiện việc mở thẻ tính giá thành. 98
Kết luận ………………………………………………………………… 100
Danh mục tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0415.doc