Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại tổng công ty da giầy Việt Nam

Tổng công ty Da giầy Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước có bề giầy lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển, tổng công ty đã vượt qua biết bao thăng trầm, khó khăn.Trong những năm gần đây, do không ngừng cải tiến mẫu mã , nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong cả nước nên sản phẩm của tổng công ty được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Ngoài ra tổng công ty còn áp dụng các chính sách chiết khấu bán hàng, giảm giá cho khách hàng để tăng lượng hàng hoá bán ra, giảm lượng hàng tồn kho, tăng nhanh vòng quay của vốn. Công ty còn tổ chức bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hoá CKS trước khi sản phẩm nhập kho. Vì thế, lượng hàng hoá kém chất lượng bị trả lại rất hạn chế. Bên cạnh những ưu điểm tổng công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Việc nhập các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ của nước ngoài còn hạn chế chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường, hình thức quảng cáo chưa độc đáo nên chưa đẩy mạnh được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở thực trạng tiêu thụ hàng hoá của công ty, kế toán tiêu thụ phải cung cấp kịp thời đầy đủ trung thực các số liệu cho ban lãnh đạo công ty để đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra biện pháp kịp thời.

doc55 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại tổng công ty da giầy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án tại các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta hầu hết chưa thể hiện hết nhiệm vụ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói chung, công tác nghiệp vụ tiêu thụ chỉ dừng lại ở mức ghi chép, cung cấp thông tin mà chưa có sự tác động tích cực đối với quá trình tiêu thụ hàng hoá. Tóm lại, kết quả tiêu thụ hàng hoá chính là điều kiện quyết định sự tồn tại, phát triển hay tồn vong của một doanh nghiệp. Vì vậy, hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ là một vấn đề hết sức quan trọng cấp thiết. III. Phương pháp kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 1. Phương pháp hạch toán ban đầu Hạch toán ban đầu là quá trình theo dõi, ghi chép, phản ánh và hệ thống hoá nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ kế toán, làm cơ sở cho việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp. Nó bao gồm chứng từ sử dụng, người lập chứng từ, số liệu chứng từ cần lập và trình tự luân chuyển các chứng từ đó. Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán, là cơ sở pháp lý của số liệu kế toán. Tính trung thực của thông tin phản ánh trong chứng từ kế toán, quyết định tính trung thực của số liệu kế toán. Vì vậy tổ chức tốt việc thu nhận thông tin từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh vào chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán. Chứng từ sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ bao gồm: - Hoá đơn giá trị gia tăng: Là chứng từ đơn vị ghi nhận doanh thu. Hoá đơn này dùng cho các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT. Hoá đơn này được áp dụng thành 3 liên: Liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủ kho để xuất hàng, vào thẻ kho rồi chuyển lên phòng tài vụ làm căn cứ hạch toán. - Hoá đơn bán hàng: : Là chứng từ ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp, được dùng cho các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hoá đơn này cũng được lập thành 3 liên như hoá đơn GTGT trên. - Phiếu xuất kho: Là chứng từ xác định số lượng thành phẩm xuất kho. Phiếu này được lập thành 3 liên: Liên gốc lưu, một liên giao cho khách hàng, một liên gửi đến phòng tài vụ làm căn cứ hạch toán. - Phiếu chi: Là chứng từ ghi nhận các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phiếu chi được lập thành 2 liên: Một liên lưu, một liên giao cho người nhận tiền đem đến thủ quỹ để lĩnh tìên. - Phiếu thu là chứng từ ghi nhận doanh thu bán hàng mà khách hàng thanh toán. Tất cả các chứng từ trên đều phải có đầy đủ tên, chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng, người lập chứng từ, thủ kho (nếu có) và con dấu của doanh nghiệp thì mới hợp pháp, hợp lệ. 2, Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá Hạch toán tổng hợp chính là việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh là căn cứ để đưa vào các sổ tổng hợp. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ tiêu thụ là việc xác định các tài khoản, các cấp tài khoản cần sử dụng, nội dung ghi chép phản ánh trên các tài khoản một các đầy đủ và chính xác. 2.1 Tài khoản sử dụng Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh các khoản giảm trừ doanh thu và xác định doanh thu thuần của doanh nghiệp. Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phán ánh vào tài khoản này số doanh thu của khối lượng hàng hoá, dịch vụ, lao vụ xác định là tiêu thụ. Không hạch toán vào tài khoản 511 các trường hợp: Trị giá hàng hoá xuất giao gia công chế biến, trị giá hàng hoá cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một tổng công ty, trị giá hàng hoá đang gửi bán, tiêu thụ do nhượng bán thanh lý. Kết cấu của tài khoản 511 Nợ TK511 Có - Các khoản giảm giá hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh trong kỳ. -Thuế phải nộp tính theo doanh thu (thuế tiêu thụ Đbiệt, thuế XK). - Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911-Xác định kết quả kinh doanh - Doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ. Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2 + Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hoá của doanh nghiệp + Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm + Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ. + Tài khoản 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá. Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ.Nội dung, kết cấu tài khoản 512: Nợ TàI khoản 512 Có Thuế tiêu thụ đặc biệt Giảm giá hàng bán nội bộ Doanh thu hàng bán nội bộ bị trả lại. Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào tài khoản xác định kết quả Tổng doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán Có Nội dung: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh giá thành hàng hoá đang trong quá trình tiêu thụ hoặc đã tiêu thụ được. Nợ Tài khoản 632 Giá vốn hàng hoá xuất bán Giá trị hàng hoá đã bán được và trị giá đã chuyển về kho hàng hoá hàng hoá vào cuối kỳ. Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Nội dung: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp cho Nhà nước. Tài khoản 333 Có Nợ Số đã nộp cho Nhà nước Số phải nộp cho Nhà nước Số còn phải nộp cho Nhà nước Các tài khoản chi tiết: TK 3331: Thuế GTGT phải nộp; TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu TK3334: Thuế thu nhập DN TK 3335: Thu trên vốn TK 3336: Thuế tài nguyên TK 3337: Thuế nhà đất, thuê đất TK 3338: Các loại thuế khác TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Taì khoản 157: Hàng gửi đi bán Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá chuyển bán, gửi đại lý bán, dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được xác định là tiêu thụ. Nợ Tài khoản 157 Có Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phản ánh vào TK157 trị giá của hàng hoá, hàng hoá đã gửi đi, hoặc dịch vụ đã bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Trị giá hàng hoá chuyển bán hoặc giao cho bên nhận đại lý, ký gửi. Trị giá hàng hoá chuyển bán, gửi đại lý bán đã được xác định là tiêu thụ Trị giá thực tế hàng hoá chuyển bán, gửi đại lý bán hiện chưa được xác định là tiêu thụ Tài khoản 131: Nợ phải thu của người mua Nội dung: Tài khoản 131 phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của khách hàng về tiền bán hàng hoá, hàng hoá dịch vụ. Nguyên tắc hạch toán: Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay. Kết cấu TK 131 Số tiền phải thu của khách hàng về hàng hoá đã tiêu thụ Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. - Số tiền giảm giá trừ cho khách hàng. - Số tiền đã thu của khách hàng. - Số tiền đã được nhận ứng trước, trả trước cho khách hàng. - Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại. Số tiền còn phải thu của khách hàng. Số tiền phải trả khách hàng đến cuối kỳ về khoản ứng trước hoặc trả thừa tiền hàng. Tài khoản 131 cuối kỳ có thể có cả số dư bên nợ và bên có. Cuối kỳ kế toán không được bù trừ hai số dư này cho nhau mà phải lấy số dư chi tiết của tài khoản này ghi vào số chỉ tiêu tương ứng của phần tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Các khoản giảm trừ doanh thu Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại Có Nợ Tài khoản 531 Nguyên tắc: Phản ánh trị giá của hàng bán bị trả lại (tính theo đơn giá ghi trên hoá đơn). Trường hợp bị trả lại một phần thì phản ảnh trị giá số hàng bị trả lại đúng bằng số lượng hàng bị trả nhân đơn giá ghi trên hoá đơn khi bán. Số tiền trả lại bên mua hoặc khấu trừ số tiền bên mua phải trả theo số hàng bị trả lại. Kết chuyển giá bán hàng bị trả lại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán Nguyên tắc: Chỉ phản ánh vào tài khoản 532 các khoản giảm trừ do việc chấp nhận giảm giá ngoài hoá đơn. Không phản ảnh vào tài khoản này số giảm giá đã được ghi trên hoá đơn bán hàng và được trừ vào trong tổng số giá bán ghi trên hoá đơn. Có Nợ Tài khoản 532 Số tiền giảm giá đã chấp nhận với người mua. Kết chuyển số tiền giảm giá sang tài khoản 511 để xác định DTT * Ngoài ra kế toán tiêu thụ hàng hoá còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 155 Hàng hoá; TK 111 Tiền mặt; TK 112 Tiền gửi ngân hàng;TK 136 Phải thu nội bộ;.... 2.2 Trình tự hạch toán. Trên cơ sở sử dụng các chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của nhà nước, kết hợp với hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do bộ tài chính ban hành, kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp phải tuân theo trình tự hạch toán sau. Sơ đồ 1,2 (trang bên) 3. Hình thức sổ kế toán Sổ kế toán là sổ sách dùng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ ban đầu nhằm cung cấp những chỉ tiêu cần thiết cho việc lập các báo cáo kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. 3.1 Sổ kế toán tổng hợp: * Hình thức nhật ký-sổ cái Đặc trưng của hình thức Nhật ký-sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ tổng hợp duy nhất là Nhật ký-sổ cái. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc. Trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ theo hình thức Nhật ký-sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Nhật ký- sổ cái Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu * Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đây là hình thức kết hợp ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi sổ theo nội dung kinh tế sổ cái. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tính chất sản xuất kinh doanh phức tạp Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: Quan hệ đối chiếu Ghi hàng ngày Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi cuối tháng *Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ Nhật ký chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tổng hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên nợ của các tài khoản đối ứng. Đồng thời việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi chép theo thời gian với hệ thống giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đơn vị có tính chất sản xuất kinh doanh đa dạng phức tạp. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết *Hình thức sổ kế toán nhật ký chung Đây là hình thức tổ chức sổ kế toán mà trong đó các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lên số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức này phù hợp với mọi loại hình, quy mô kinh doanh và trình độ quản lý doanh nghiệp. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Sổ cái Nhật ký chung Thẻ và sổ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 3.2Sổ chi tiết Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán nghiệp vụ tiêu thụ phải mở các sổ chi tiết để theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh cho phù hợp với công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp như sổ chi tiết tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”; tài khoản 511 “doanh thu bán hàng”,... Chương II Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Tổng công ty Da giầy Việt Nam I. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại tổng công ty da giầy việt nam 1. Đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của tổng công ty: Tổng công ty Da giầy Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có trụ sở chính tại 25 Lý Thường Kiệt. Hiện nay, tổng công ty có chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm về da. Nhiệm vụ chính là kinh doanh các mặt hàng giầy dép. Trong những năm qua, tổng công ty đã tạo một vị trí khá vững vàng trên thị trường, không ngừng phát triển cả về mọi mặt. Công ty đặt ra mục tiêu phương hướng đến năm 2002 như sau: Tập trung phát triển giầy da, nâng cao sản phẩm da cả về số lượng và chất lượng. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua được thể hiện qua bảng sau: STT Chỉ tiêu ĐV 1999 2000 2001 1 2 3 4 5 6 Giá trị tổng sản lượng Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận Vốn kinh doanh Vốn lưu động Vốn cố định Thu nhập BQ CBCNV Tỷ - - - - - - 1.000 500,2 595,76 78 20.012 1.315.32 400.28 915.04 700 650,9 740.12 91 26.015 1.819.00 645.98 1.173.02 850 810,3 890.01 97.9 31.623 1.921.71 714.49 1507.22 980 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Vấn đề đặt ra với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường là phải biết quan tâm đến công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Hạch toán kế toán bản chất là hệ thống thông tin, kiểm tra về tình hình biến động tài sản trong doanh nghiệp và với chức năng thu thập xử lý, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng quan tâm đến thông tin kế toán đặc biệt là các nhà quản lý. Chính vì thế mà yêu cầu đặt ra với công ty là phải tổ chức bộ máy kế toán tài chính sao cho khoa học và hợp lý, vừa đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời vừa tiết kiệm chi phí hạch toán góp phần nâng cao lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp. Tổng công ty Da giầy Việt Nam với quy mô vừa vì vậy công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán theo hình thức tập trung là hợp lý. Mỗi nhân viên kế toán của phòng kế toán công ty đảm nhận một công việc riêng trong đó kế toán trưởng là người đảm bảo tổ chức quản lý tài chính của công ty sao cho thật hiệu quả. Tổng công ty áp dụng hình thức bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung thực hiện tại phòng kế toán từ khâu tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến báo cáo tài chính. Tổ chức kế toán thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức kế toán Kế toán trưởng Kế toán tiền lương, KT theo dõi công nợ Kế toán XĐ KQKD Kế toán tập hợp CF Thủ quỹ Kế toán TSCĐ Phó phòng kế toán 2.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng Tổng công ty tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ với hệ thống sổ bao gồm: Sổ chi tiết tài khoản Bảng phân bổ Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Trình tự nhật ký chứng từ được thể hiện qua sơ đồ: Chứng từ gốc Bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng cân đối SPS Sổ cái các TK Báo cáo tài chính Sổ gốc Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết II. thực trạng kế toán tiêu thụ tại tổng công ty da giầy Việt Nam 1. Đặc điểm tiêu thụ hàng hoá và các phương thức thanh toán : Hiện nay công ty áp dụng các phương thức tiêu thụ sau: Phương thức bán hàng trực tiếp: Theo phương thức này, khách hàng có nhu cầu mua hàng sẽ đến trực tiếp tại công ty làm thủ tục mua hàng trong mỗi lần mua. Khách hàng có thể trả tiền ngay hoặc trả chậm, số lượng hàng hoá đã bán không thuộc quyền sở hữu của công ty. Phương thức bán hàng đại lý: Tổng công ty có nhiều cửa hàng, đại lý. Mỗi khách hàng muốn làm đại lý cho công ty phải tiến hành làm thủ tục cần thiết đó là ký hợp đồng đại lý. Trước khi nhận hàng, khách hàng phải thế chấp (Có thể là đất đai, nhà cửa...) hoặc bằng tiền. Đại lý bán đúng giá mà tổng coong ty quy định, được hưởng 10% hoa hồng nếu tính theo doanh thu bán hàng, được trả lại công ty nếu số hàng đó không bán được. Thành phẩm hàng hoá của công ty phải được nhập kho sau đó mới xuất bán, tại tổng công ty không có hình thức bán hàng chuyển thẳng qua kho. Khi mua hàng khách hàng có thể trả tiền ngay hoặc trả chậm. Đối với khách hàng trả chậm, công ty cho khách hàng chịu tiền từ 30-40 ngày, khi ký kết hợp đồng phải thanh toán 30% giá trị lô hàng, say 15 ngày thanh toán 30% giá trị lô hàng, hết thời hạn thanh toán khách hàng phải thanh toán số tiền còn lại. Để tăng khối lượng hàng bán ra, tránh tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng công ty áp dụng chính sách chiết khấu bán hàng. Ngoài ra, công ty còn áp dụng chính sách giá ưu đãi đối với hàng bán ở một số thị trường mà công ty muốn mở rộng thị trường. Với phương châm đặt chữ tín lên làm hàng đầu, coi khách hàng là thượng đế, công ty luôn chú trọng tới chất lượng hàng hoá, giá bán và phương thức giao hàng. 2. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại Tổng công ty 2.1 Hạch toán ban đầu: Việc bán hàng ở Tổng công ty Da giầy Việt Nam diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nên kế toán tiêu thụ giữ vai trò rất quan trọng từ công tác hạch toán ban đầu đến xác định kết quả kinh doanh là một quá trình ghi chép, phản ánh nghiệp vụ tiêu thụ đòi hỏi phải tổ chức một cách khoa học hợp lý để phản ánh chính xác, trung thực về hoạt động sản xuất của công ty. Công việc hạch toán ban đầu trên cơ sở các chứng từ sử dụng. Trong công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty sử dụng các chứng từ sau: ã Hoá đơn giá trị gia tăng Hoá đơn này được lập làm 3 liên. Liên 1 lưu ở phòng kế toán, liên 2 giao cho khách hàng “hoá đơn đỏ”, liên 3 dùng để thanh toán với khách hàng. Khách hàng căn cứ vào hoá đơn nộp tiền cho thủ quỹ. Thủ kho sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ sẽ tiến hành xuất kho theo số lượng hàng ghi trên hoá đơn, ký xác nhận vào hoá đơn. Mẫu hoá đơn: Mẫu 1: Hóa đơn (GTGT) Liên 3 (dùng để thanh toán) Ngày 5 tháng 1 năm 2001 Đơn vị bán hàng: Tổng công ty Da giầy Việt Nam Địa chỉ: 25- Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Số tài khoản: 710A- 50139 Ngân hàng công thương BĐ Mã số thuế: 01 001 0065 xxx1 Họ tên người mua hàng: Anh Hoàng Địa chỉ: 129 Lương Thế Vinh Hình thức thanh toán: TM STT Tên hàng hoá Đơn vị tính SL Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=2x1 1 2 3 4 Giầy da thấp 0T2 Giầy gót cao 0CL3 Giầy cổ cao NT3 Giầy giả da NT2 Chiếc C C C 4 1 1 2 450.000 850.000 135.000 75.000 1.800.000 850.000 135.000 150.000 Cộng tiền hàng Thuế suất GTGT 10% Tổng cộng tiền thanh toán 2.930.000 293.000 3.223.000 Số tiền viết bằng chữ: Ba triệu, hai trăm hai ba nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ã Phiếu xuất kho Là chứng từ theo dõi số lượng hàng hoá thành phẩm đã được xuất kho. Phiếu này được lập thành 3 liên, liên 1: lưu tại phòng kinh doanh, liên 2: giao cho khách hàng, liên3: giao cho phòng tài vụ. Mẫu 2: Mẫu phiếu xuất kho Phiếu xuất kho (Ngày 02/01/2001) Đ/c: Cty Tổng công ty Da giầy Việt Nam Ban hành theo QĐ số 1141 (Dấu công ty ) TC/QĐ/CĐK.T ngày 1/11/95 BTC Xuất tại kho: Từ Liêm STT Tên hàng Mã số Đv tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CTư Thực xuất A B E 1 2 3 4 1 2 3 4 Giầy da thật Giầy gót cao Giầy gót cao Giầy gót cao TL3 0CL3 0CV1 0CN9 đôi - - - 15 10 6 3 15 10 6 3 350.000 120.000 150.000 200.000 5.250.000 1.200.000 900.000 600.000 Cộng 7.950.000 Xuất ngày 2 tháng 8 năm 2001 BTC phát hành Người lập phiếu Thủ kho xuất Thủ kho (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Trường hợp xuất kho gửi đại lý, xuất nội bộ cũng sử dụng chứng từ xuất kho tương tự nhưng có thêm dòng chữ như: Gửi đại lý hoặc xuất nội bộ dưới dòng chữ phiếu xuất kho ã Phiếu thu Là chứng từ ghi nhận số tiền thực thu mà khách hàng thanh toán tiền hàng. Phiếu thu được kế toán theo dõi tiền mặt lập thành 3 liên, Liên1: lưu gốc, liên2: giao cho khách hàng, liên 3: giao cho thủ quỹ làm căn cứ hạch toán. Công ty thường sử dụng phiếu thu theo mẫu sau: Mẫu 5: Phiếu thu Số 4 ngày 5/1/2001 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Hoa Địa chỉ : Công ty Lí do thu : Thu tiền bán hàng- Hoàng 129 Lương Thế Vinh Số tiền : 3.739.348 Số tiền viết bằng chữ : Ba triệu, bảy trăm ba mươi chín nghìn, ba trăm bốn mươi tám đồng chẵn. Kèm theo : Một chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền : 3.739.348 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký) (Ký) (Ký) (Ký) ã Phiếu chi Là chứng từ phản ánh các khoản chi phí bằng tiền mặt,... phục vụ cho quá trình tiêu thụ: Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá. Phiếu chi được kế toán theo dõi tiền mặt lập thành 2 liên, một liên lưu gốc, một liên giao cho người nhận tiền đem tới thủ quỹ. Phiếu chi được lập theo mẫu Đơn vị: Tổng công ty Da giầy Việt Nam Mẫu số:: 02-TT Đ/c: 25 Lý Thường Kiệt (QĐ số 1141 TC/CĐKT) Ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính Phiếu chi Số 121 Ngày 09/02/2001 Nợ: Có: Họ tên người nhận tiền : Anh Lê Anh Tú Địa chỉ : Nhân viên phòng kế toán hành chính Lý do chi : Công tác phí Số tiền : 2.893.000 (Viết bằng chữ : Hai triệu tám trăm chín ba nghìn đồng) Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận tiền Thủ quỹ (Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ã Phiếu nhập kho: Thường dùng trong trường hợp mua nhập số lượng hàng hoá của công ty khác để bán lại. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, một liên gốc, một liên giao cho thủ kho để vào thẻ kho và chuyển lên phòng kế toán để làm căn cứ thanh toán. 2.2. Tài khoản sử dụng Toàn Tổng công ty Da giầy Việt Nam đã áp dụng hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá bằng hệ thống tài khoản ban hành ngày 1/11/1995 theo quyết định số 1141/TC-QĐKT của bộ tài chính bắt đầu từ ngày1/1/96 có sửa đổi bổ xung đến ngày 15/7/98. Đó là các tài khoản như sau: Tài khoản 156: hàng hoá Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng Tài khoản cấp 2: TK 5113: Doanh thu cung cấp các dịch vụ TK 5111: Doanh thu tiêu thụ thành phẩm Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng Tài khoản 641: Chi phí bán hàng Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Tài khoản 811: Chi phí hoạt động tài chính Tài khoản 111: Tiền mặt Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng Tài khoản 311: Vay ngắn hạn Tài khoản 331: Phải trả người bán Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán ....... 2.3. Trình tự hạch toán Dù bán hàng dưới hình thức nào (Bán hàng trực tiếp, bán hàng theo hợp đồng hay bán hàng theo đại lý) sau khi xuất kho hàng hoá dù trả tiền ngay hay chưa được trả tiền kế toán đều phải hạch toán doanh thu và giá vốn hàng bán. Khi xuất kho hàng hoá giao cho bên mua, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng và đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ. Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: TGTGT đầu ra phải nộp + Phản ánh giá vốn của lô hàng: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 156: Hàng hoá Khi khách hàng thanh toán số tiền còn lại, hoặc công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng: Nợ TK 111: Tiền mặt Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 131: Phải thu của khách hàng Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Khi nộp thuế GTGT cho ngân sách Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 111: Tìên mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Ví dụ Khi bộ phận bán hàng bán trực tiếp tại kho cho anh Hoàng- 129 Lương Thế Vinh. Kế toán căn cứ vào mẫu 1- Hoá đơn GTGT ngày 5/1/2001, ghi: (Đơn vị đồng) Nợ TK 131: 3.739.348 Có TK 5112: 3.561.284 Có TK 3331: 178.064 Đồng thời, kế toán phản ánh giá vốn của hàng xuất kho tiêu thụ: Nợ TK 632: 3.237.530,9 Có TK 155: 3.237.530,9 * Trường hợp chuyển hàng thẳng bán cho người mua: Đây là nghiệp vụ chủ yếu của công ty. - Khi xuất kho số hàng hoá để chuyển hàng cho người mua: Nợ TK157 Hàng gửi bán Có TK 156 + Nếu có bao bì đi kèm tính giá riêng: Nợ TK1388 Trị giá bao bì (chưa bao Có TK1532 gồm thuế GTGT) + Đối với chi phí vận chuyển: Trường hợp doanh nghiệp phải chịu: Nợ TK641: Chi phí vận chuyển Nợ TK133: Thuế Có TK111,112: Tổng chi phí vận chuyển Do bên mua phải chịu, doanh nghiệp chi hộ: Nợ TK1388: Có TK111,112 Kế toán các khoản giảm trừ - Kế toán chiết khấu bán hàng: Để tăng khối lượng hàng bán, khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh chóng, công ty áp dụng chính sách chiết khấu bán hàng, chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. Mức chiết khấu thương mại được tăng lên từ 5%-10% tuỳ theo giá trị và chủng loại trị giá của đơn hàng, trị giá hoá đơn càng lớn thì mức chiết khấu càng cao. Mức chiết khấu thương mại được chia làm 2: Một nửa trả cho khách hàng bằng tiền mặt, hoặc giảm khoản thu, một nửa trừ thẳng vào giá bán trên hoá đơn. Mức chiết khấu này được ghi thẳng trên hoá đơn. Đối với công ty áp dụng chiết khấu thanh toán: Nếu thanh toán ngay sẽ được hưởng mức chiết khấu từ 0,3%-0,5% trên tổng trị giá hoá đơn. Để phản ánh số chiết khấu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán công ty ghi: - Trường hợp bên mua thanh toán tiền sớm được hưởng chiết khấu: Nợ TK 111,112 : Số tiền thực nhận Nợ TK 811 : Tỷ lệ chiết khấu Có TK131 : Tổng giá thanh toán đang còn nợ Kế toán hàng bán bị trả lại - Trường hợp sau khi bán hàng phát sinh giảm giá (kém phẩm chất): Nợ TK 532 Nợ TK333(1) Có TK111,112,131 - Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại (hàng lỗi). Nợ TK531 Nợ TK333(1) Có Tk111,112,131 Nhập kho số hàng bị trả lại: Nợ TK156 Có TK632 Các bút toán kết chuyển *Cuối tháng kế toán hợp thuế GTGT phải nộp Tài khoản sử dụng: Kế toán công ty sử dụng TK thuế suất 10% trên doanh thu. Theo phương pháp này kế toán tổng hợp phải kê khai đầu vào, tức bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vị mua vào để tính ra số thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Dựa vào bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, kế toán tổng hợp lập giấy tờ khai tính thuế VAT phải nộp bằng(=) số thuế VAT của hàng hoá dich vụ bán ra trừ(-) số thuế VAT hàng hoá dịch vụ mua vào (Số thuế VAT phải nộp=Số thuế VAT đầu ra – Số thuế VAT đâù vào) - Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ kế toán: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng Có 531: Hàng bán bị trả lại Có TK 532: Giảm giá hàng bán +Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh +Kết chuyển trị giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán 2. Phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán ra Công ty xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng hoá xuất bán tính như sau: Giá thành thực tế hàng hoá xuất bán trong tháng = ZT.T hàng hoá tồn đầu tháng + ZT.T hàng hoá nhập trong tháng * Số hàng hoá xuất bán trong tháng Số lượng hàng hoá tồn đầu tháng + Số lượng hàng hoá nhập trong tháng Giải thích công thức: + ZT.T hàng hoá tồn đầu tháng: Giá thành thực tế hàng tồn kho cuối tháng trước chuyển sang. + ZT.T hàng hoá nhập trong tháng: Căn cứ vào số liệu bộ phận kế toán tính giá thành chuyển sang. + Số lượng hàng hoá tồn đầu tháng: Số liệu từ tháng trước chuyển sang. + Số lượng hàng hoá nhập trong tháng: Căn cứ vào bảng tổng hợp các chứng từ nhập kho trong tháng của kế toán. áp dụng phương pháp này, việc tính toán đơn giản hơn nhưng kết quả không chính xác. Ví dụ: Tính giá thực tế xuất bán của T01 (giầy da cổ cao đế thấp) trong tháng 1/2001: (Đơn vị: đồng) -Giá thành thực tế T01 tồn đầu tháng: 78.917.921 -Giá thành thực tế T01 nhập trong tháng: 9.409.942 -Số lượng T01 tồn đầu tháng: 3.160 -Số lượng T01 nhập trong tháng: 2.464 -Số lượng T01 xuất trong tháng: 2.758 Theo phương pháp tính giá thực tế hàng hoá xuất bán đã trình bày ở trên, giá thành thực tế T01 xuất bán trong tháng là: 78.917.921 + 9.409.942 * 2.758 = 43.315.833,24 3.160 + 2.464 Việc tính toán như này được thực hiện trên máy nhờ chương trình cài đặt sẵn ở trong, kế toán chỉ cần nhập đầy đủ số liệu trong công thức máy sẽ tự tính ra giá thành thực tế của hàng hoá xuất bán và chuyển kết quả tính được vào bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn kho hàng hoá của kế toán. 4.4 Sổ kế toán Hàng ngày khi nhận được hoá đơn GTGT kế toán phân loại chứng từ theo thể thức thanh toán rồi ghi vào sổ kế toán chi tiết TK 511, TK131,... Sổ chi tiết tài khoản 511: Sổ chi tiết TK 5112 Sổ chi tiết TK 5115 Mẫu sổ chi tiết tài khoản 5112 (Trang bên) Tổng công ty Da giầy Việt Nam Sổ chi tiết tiêu thụ hàng hoá Tháng 01 năm 2002 Đơn vị: 1.000.000 đ Số hoá đơn Tên khách hàng Tên sản phẩm TK 111 TK 112 TK 131 Giầy da Giầy vải Giầy thể thao SL ST Thuế SL ST Thuế SL ST Thuế 0366711 0366714 0366718 0366720 0366725 0366730 0366728 0366729 0366740 0366748 CH 13 Chợ Hoà Bình Công ty TNHH Tân á Anh Sinh Vĩnh Nam Công ty Dệt Hà Đông XN Minh Xuân XN Giầy Hải Hưng CH số 45 chợ Hoà Bình Công ty TNHH Hoà An C.T Giầy Hiệp Hưng CH số 7 Trường Chinh 16 129 153.5 162 23328 22734 27693 30096 2332.8 2273.4 2769.3 3009.6 120 50 55 15000 6250 39357 1.500 625 393.5 80 300 210 180 320 7840 49000 21070 17640 3214.4 784 4900 2107 1764 321.44 1650 30000 20000 25660.8 43312.5 17875 15000 19404 8624 23900 10052 10007.4 30462.3 36641.4 Tổng 460.5 103851 10385.1 225 60607 6060.7 109 91065.4 9106.6 138498.3 34404 5099687 Sổ chi tiết công nợ Tài khoản: 131 Phải thu của khách hàng Mã khách: Công ty TNHH Hoà An Dư nợ đầu kỳ: 68.556.511 Chứng từ Diễn giải TK Đối ứng PS Nợ PS Có 5/1 VB1 9619 5/1 VB1 9619 7/1 BC1 120195 10/1 KK1 8 10/1 KK1 8 Thu tiền hàng công ty TNHH Hoà An Nhập lại hàng TNHH Hoà An Nhập lại hàng TNHH Hoà An 3331 5112 1121 5312 3331 879.468 17.589.342 40.000.000 1.843.000 92.100 PS Nợ: 18.468.810 PS Có: 41.935.100 Dư nợ cuối kỳ: 45.090.221 ã Sổ chi tiết tài khoản 131: Đồng thời với việc ghi sổ chi tiết tiêu thụ, kế toán tiêu thụ còn mở chi tiết thanh toán với người mua để theo dõi tình hình thanh toán tiền hàng của khách hàng. Sổ chi tiết thanh toán với người mua được mở cho từng khách hàng, ưu tiên khách hàng thường xuyên trước, sổ được ghi theo thứ tự thời gian. ã Sổ chi tiết tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại Trong quá trình tiêu thụ thường phát sinh trường hợp hàng bán bị trả lại kế toán sử dụng sổ chi tiết TK này để theo dõi hàng ngày một cách thường xuyên để nắm được tình hình nhập lại hàng. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại kế toán mở sổ chi tiết TK531 theo mẫu: Sổ chi tiết tài khoản 531 Tháng 1/ 2001 Chứng từ Tên đại lý Loại hàng Số lượng Đơn giá Tính toán (1.000 đồng) PN 8/1 CH đại lý chợ Hoà Bình Giầy da 50 120.000 Nợ TK531: 6.000 Có TK131: 6000 PN 109 26/1 CH đại lý 37 Hàng cót Giầy vải 180 80.000 Nợ TK531:14.400 CóTK131:14.400 Tổng cộng 20.400.000 ãBảng kê số 8 Để phản ánh tổng quát sự biến động của thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh toán với người mua kế toán lập NKCT số 8. Nhật ký CT số 8 lập vào cuối tháng, căn cứ để ghi là các bảng kê, sổ chi tiết các tài khoản liên quan. NKCT số 8 được lập theo mẫu sau (Trang bên) Cuối tháng, sau khi đối chiếu NKCT số 8 với các chứng từ NK khác có liên quan kế toán mở sổ TK 531, 532,511. Biểu số 8a: Tổng công ty Da giầy Việt Nam Sổ cái TK 531 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK Ghi nợ TK này Tháng 1 ..... Tháng 12 Cộng Ghi có các TK 111 8.521.000 Ghi có các TK 112 1.650.000 Cộng số PS nợ 10.171.000 Cộng SPS có Nợ Số dư cuối tháng Có Biểu số 8b Tổng công ty Da giầy Việt Nam Sổ cái TK 532 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK Ghi nợ TK này Tháng 1 ..... Tháng 12 Cộng Ghi có các TK 111 15.640.000 Ghi có các TK 112 5.100.000 Cộng số PS nợ 20.740.800 Cộng SPS có 20.740.800 Nợ Số dư cuối tháng Có Biểu số 8c Tổng công ty Da giầy Việt Nam Sổ cái TK 511 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK Ghi nợ TK này Tháng 1 ..... Tháng 12 Cộng Ghi có TK 531 10.171.000 Ghi có TK 532 20.748.000 Ghi có TK 911 822.729.350 Cộng số PS nợ 907.079.150 Cộng SPS có 907.079.150 Nợ Số dư cuối tháng Có Sau khi lập các bảng kê kế toán phải lập tờ khai TGTGT, tờ khai này phản ánh tổng hợp số TGTGT đầu ra, TGTGT đầu vào, số thuế phải nộp hoặc được thoái trong kỳ. Tờ khai thuế được lập vào cuối tháng theo mẫu sau:Mẫu: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do- Hạnh phúc -------o0o-------- Tờ khai thuế gia trị gia tăng Tháng 1 năm 2001 (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ) Tên cơ sở: Tổng công ty Da giầy Việt Nam Địa chỉ: 25 Lý Thường Kiệt- Hà Nội Mã số : 0100108656-1 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu kê khai STT Thuế GTGT 1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra 907.079.150 2 Hàng hoá, dịch vụ chịu TGTGT 853.641.150 85.361.115 a Hàng hoá xuất khẩu thuế suất 0% b Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 5% c Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 10% 853.641.150 85.364.115 d Hàng hoá, dịch vụ thuế suất 20% 3 Hàng hoá, dịch vụ mua vào 346.410.000 4 TGTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào 340.410.000 34.041.000 5 TGTGT được khấu trừ 34.041.000 6 TGTGT phải nộp(+) hoặc được thoái(-) trong kỳ 51.323.115 7 TGTGT kỳ trước chuyển qua a Nộp thiếu b Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ 8 Thuế GTGT đã nộp trong tháng 9 Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng 10 Thuế GTGT phải nộp tháng này 51.323.115 Số tiền phải nộp:Năm mốt triệu ba trăm hai ba nghìn một trăm mười lăm nghìn đồng. Xin cam đoan số liệu khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật. Nơi gửi tờ khai Hà Nội, ngày tháng năm 2001 -Cục thuế T.p Hà Nội Thay mặt công ty -Địa chỉ: Cơ quan thuế nhận tờ khai -Ngày nhận -Người nhận ChươngIII Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Tổng công ty Da giầy Việt Nam I. đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá 1.Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Tổng công ty Da giầy Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước có bề giầy lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển, tổng công ty đã vượt qua biết bao thăng trầm, khó khăn.Trong những năm gần đây, do không ngừng cải tiến mẫu mã , nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong cả nước nên sản phẩm của tổng công ty được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Ngoài ra tổng công ty còn áp dụng các chính sách chiết khấu bán hàng, giảm giá cho khách hàng để tăng lượng hàng hoá bán ra, giảm lượng hàng tồn kho, tăng nhanh vòng quay của vốn. Công ty còn tổ chức bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hoá CKS trước khi sản phẩm nhập kho. Vì thế, lượng hàng hoá kém chất lượng bị trả lại rất hạn chế. Bên cạnh những ưu điểm tổng công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Việc nhập các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ của nước ngoài còn hạn chế chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường, hình thức quảng cáo chưa độc đáo nên chưa đẩy mạnh được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở thực trạng tiêu thụ hàng hoá của công ty, kế toán tiêu thụ phải cung cấp kịp thời đầy đủ trung thực các số liệu cho ban lãnh đạo công ty để đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra biện pháp kịp thời. 2. Đánh giá công tác kế toán tổng hợp và kế toán tiêu thụ hàng hoá ở tổng công ty Da giầy Việt Nam 2.1. Đánh giá công tác tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Với hình thức tổ chức kế toán này tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn tạo được thuận tiện trong việc phân công và chuyên môn hoá công việc với cán bộ kế toán cũng như các phương tiện kỹ thuật tính toán và xử lý thông tin. Do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên nên công ty áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức kế toán phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Với hình thức kế toán này đã kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp ghi chép theo thứ tự thời gian với phương pháp ghi chép theo hệ thống các tài khoản, giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết và giữa hạch toán hàng ngày với yêu cầu tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu đồng thời việc tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Nợ, bên Có của các tài khoản kế toán từ đó tránh được hiện tượng ghi chép trùng lặp, cung cấp thông tin kịp thời, thuận lợi cho việc phân công công tác. 2. Đánh giá về công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá Tình hình tiêu thụ hàng hoá được kế toán bán hàng theo dõi thường xuyên, chặt chẽ đảm bảo ghi đúng ghi đủ. Trên cơ sở đặc điểm của hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá của công ty kế toán đã vận dụng lý luận vào thực tiễn để đưa hệ thống sổ sách ghi chép phản ánh quá trình tiêu thụ hàng hoá được rõ ràng đảm bảo doanh thu chính xác của từng tháng qua đó xác định được đúng nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như lợi nhuận của công ty. Nhìn chung, công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Tổng công ty Da giầy Việt Nam đã phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như cung cấp thông tin trong quản lý kinh tế. Qua đó ta có thể nhận xét và rút ra một số ưu nhược điểm về công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty như sau: 2.1. Ưu điểm: Trong quá trình hạch toán ban đầu nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá công ty đã áp dụng đầy đủ các chứng từ ban đầu phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Ngoài ra, để đảm bảo đúng, đủ doanh thu tiêu thụ trong kỳ kế toán công ty đã theo dõi một cách chặt chẽ với khách hàng đảm bảo vốn của công ty không thất thoát, tăng nhanh vòng luân chuyển vốn. Công ty đã áp dụng máy vi tính trong công việc xử lý số liệu và luân chuyển chứng từ nên kế toán tiêu thụ hàng hoá đã đảm bảo theo dõi đầy đủ mọi nghiệp vụ phát sinh, việc xử lý luân chuyển chứng từ tiến hành thường xuyên trôi chảy. Đấy là thành tích kế toán đã đạt được và đang phát huy điểm mạnh đó. Tài khoản kế toán, báo cáo kế toán đều áp dụng theo quy định của chế độ kế toán mới và phù hợp với đặc điểm chung của công ty. 2.2. Nhược điểm Thứ nhất: Về tính giá vốn hàng bán Hàng hoá xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng hoá xuất kho đến kỳ mới tính được cụ thể. Mà việc nhập xuất kho số lượng hàng xuất kho nhiều, trị giá tương đối lớn, diễn ra thường xuyên. Kế toán chỉ có thể ghi chép theo dõi được về mặt số lượng nên có hạn chế cho việc phản ánh, giám đốc kế toán. Do đó công việc kế toán sẽ dồn nhiều vào cuối tháng. Thứ hai: Về lập dự phòng các khoản thu khó đòi Công ty hiện nay chưa lập dự phòng các khoản thu khó đòi để dự kiến mức tổn thất có thể xẩy ra trong năm kế hoạch vì vậy đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của công ty. Thứ ba: Về hình thức số kế toán Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Đối với kế toán thủ công thì đây là hình thức có nhiều ưu điểm, so sánh đối chiếu các số liệu kế toán rất chặt chẽ, nhưng nếu áp dụng đối với kế toán trên máy mà công ty hiện đang sử dụng thì rất khó khăn. Đây có lẽ cũng là cái khó cho công ty . Thứ tư: Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phần nào bù đắp được khoản thiệt hại xảy ra khi thành phẩm bị giảm giá do sự biến động về giá cả trên thị trường. Kế toán công ty chưa tổ chức hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho có thể bị giảm giá để dự phòng do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả kỳ kế toán. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá ở Tổng công ty Da giầy Việt Nam Qua quá trình tìm hiểu thực tế tình hình hạch toán kế toán nói chung và hạch toán tiêu thụ nói riêng của Tổng công ty Da giầy Việt Nam, kết hợp với nghiên cứu lý luận và vốn hiểu biết của mình, cộng với sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn và các anh, chị phòng kế toán công ty, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở Tổng công ty Da giầy Việt Nam như sau: 1. Hoàn thiện về tính giá vốn hàng hóa Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ. Do đó cuối kỳ mới tính được đơn giá. Điều này gây khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi kiểm tra. Vì vậy công ty nên chăng áp dụng phương pháp giá thực tế bình quân liên hoàn. Theo phương thức này thì giá vốn hàng xuất kho tính được sẽ phản ánh một cách chính xác hợp lý. Đồng thời, tạo điều kiện giúp cho kế toán theo dõi, phản ánh được tình hình nhập, xuất tồn của hàng hoá về mặt giá trị, một cách thường xuyên, liên tục và kịp thời. Đơn giá bình quân liên hoàn được tính: Đơn giá bình quân liên hoàn = Giá thực tế hàng hoá tồn kho sau lần xuất trước + Giá thực tế hàng hoá nhập kho từ lần xuất trước đến lần xuất này Số lượng hàng hoá tồn kho sau lần xuất trước + Số lượng HH nhập kho từ lần xuất trước đến lần xuất này Theo đó kế toán có thể mở sổ chi tiết hàng tồn kho theo mẫu sau: Sổ chi tiết hàng tồn kho (Tên hàng hoá) Tháng... năm... Tên kho: Tên hàng: Mã số: Đơn vị tính: STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Tồn kho Nhập Xuất Tồn kho SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Tồn đầu tháng Chi phí phát sinh Tồn cuối tháng Số chứng từ Ngày chứng từ(Hoá đơn hoặc PNK) Diễn giải (6) TK đối ứng Nợ hoặc Có đối với TK 155 (7) Số lượng nhập trong kỳ (8) Đơn giá nhập trong kỳ (9) =(7) *(8) (10) Số lượng xuất căn cứ vào hoá đơn GTGT (11) Đơn giá xuất bình quân gia quyền phải tính (12)=(10)*(11) (13) Lượng tồn kho=dư sau mỗi lần xuất (14) Đơn giá xuất tính bình quân(lấy ở phần 11) Ví dụ: Tại kho công ty: Ngày 7/1 xuất kho 30 cái bàn thì: ĐGBQ = 78.917.921 + 1.909.485 3160 + 500 2. Hoàn thiện về việc lập dự phòng khoản thu khó đòi: Thực tế khi nghiên cứu công tác kế toán tại công ty căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết tiêu thụ, bảng kê số 11 em thấy tỷ trọng số nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh số chung toàn công ty chiếm tỷ trọng khá cao. Mặt khác, có các khoản nợ không có khả năng thanh toán như năm 1999 công ty “TNHH Thành Việt” mua hàng của công ty trị giá 35.000.000 đồng không thu được nợ. Như vậy, để tôn trọng nguyên tắc “thận trọng” trong kinh doanh, công ty nên lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, để dự kiến mức tổn thất có thể xẩy ta trong măm kế hoạch, kèm theo các chứng cớ chứng minh các khoản thu khó đòi. Trình tự hạch toán: Cuối niên độ kế toán, công ty căn cứ vào các khoản nợ phải thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xẩy ra trong năm kế hoạch, kế toán ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Cuối niên độ kế toán sau, kế toán hoàn nhập các khoản dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập bất thường kế toán ghi: Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 721: Thu nhập hoạt động bất thường Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng mới các khoản nợ phải thu khó đòi cho niên độ sau kế toán ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Hạch toán xử lý xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi: + Việc xử lý xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng đòi được phải căn cứ vào quy định của chế độ tài chính hiện hành. Khi có quyết định cho phép xoá nợ, kế toán ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK131: Phải thu khách hàng Có TK 138: Phải thu khác Đồng thời ghi đơn bên nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã được xử lý” (để tiếp rục theo dõi trong thời gian quy định có thể truy thu người mắc nợ số tiền này) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý cho xoá nợ, nếu sau đó lại truy thu được khoản nợ , kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ để ghi: Nợ TK 111: Tiền mặt Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 721: Thu nhập hoạt động bất thường Đồng thời ghi: Có TK 004. 3. Về hoàn thiện hình thức sổ kế toán Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán là nhật ký-chứng từ. Để số lượng sổ sách kế toán ít, dễ ghi chép đồng thời phù hợp với sự phát triển thông tin trong công tác quản lý, công ty nên áp dụng hình thức NKC. Theo hình thức sổ NKC, hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ NKC, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ NKC để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký chung đặc biệt thì hàng ngày , căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung đặc biệt liên quan. Định kỳ(3,5,10...ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt lấy sổ liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do một số nghiệp vụ được đồng thời vào nhiều Nhật ký đặc biệt(nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung Sổ Nhật ký đặc biệt(NK chuyên dùng) Sổ chi tiết 4. Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, theo em công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ kế toán để có khoản bù đắp trong việc mất giá hàng bán: Trình tự lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: - Cuối niên độ, căn cứ vào tình hình giảm giá hàng tồn kho, kế toán trích lập dự phòng: Nợ Tk 642 (6426): Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối niên độ kế toán lập dự phòng: Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 721: Thu nhập hoạt động bất thường. Nói tóm lại, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng ở Tổng công ty Da giầy Việt Nam được thực hiện trên MVT trên cơ sở phần mềm do công ty phần mềm tài chính kế toán nắm đặt, có đầy đủ các loại sổ kế toán chỉ việc định khoản các nghiệp vụ, kinh tế phát sinh rồi nhập số liệu vào máy theo mã số quy định, máy sẽ tự luân chuyển, xử lý chứng từ, số liệu theo khối lượng phù hợp. Hệ thống kế toán trang bị như thế có ưu điểm làm giảm bớt các công việc ghi chép kế toán, thuận lợi cho việc lưu trữ số liệu, việc xem xét đối chiếu các số liệu ở các liên độ kế toán trước ... Tuy nhiên, lại đòi hỏi đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ cao, không cho phép sai sót khi làm việc, đôi khi có thể xảy ra sai số hoặc nhầm lẫn khi máy tính trục trặc. Như vậy, đây là vấn đề công ty cần xem xét bổ sung cán bộ phụ trách vi tính trong quá trình cơ giới hoá công tác kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi cơ chế kế toán kịp thời. III. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp Những biện pháp đề xuất trên đây có thể chưa thật chính xác nhưng nếu được áp dụng ở công ty sẽ mang lại các hiệu quả sau: -Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán giúp cho công tác kế toán công ty thực hiện trôi chảy, thực hiện đúng chế độ. -Hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ của công ty ngoài việc hiệu quả mang lại đối với nghiệp vụ tiêu thụ, nó còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức kế toán của toàn công ty. -Hoàn thiện hình thức sổ kế toán góp phần phù hợp với cơ giới hoá về việc áp dụng MVT vào công tác kế toán được thuận lợi. -Đối với cơ quan quản lý cấp trên, việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ tạo cho họ những thông tin chính xác, phản ánh đúng tình hình tiêu thụ nói chung của công ty và tình hình tiêu thụ của từng hình thức tiêu thụ, giúp có thể quản lý hoạt động kết quả của các đơn vị tốt hơn. Kết luận Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ có một ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho bất kỳ công ty nào là làm sao khâu tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất và được theo dõi quản lý một cách chính xác nhất. Do đó việc hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình một cách có hiệu quả hơn đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thêm các công cụ để quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ nói riêng cũng như cả hoạt động kinh doanh của công ty nói chung đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống cho người lao động. Cùng với những bước thăng trầm, nay công ty đã lớn mạnh đặc biệt là đã cổ phần hoá. Đến nay, việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá của công ty dã đi vào nề nếp, được vân dụng một cách sáng tạo với rất nhiều ưu điểm mà các doanh nghiệp khác khó lòng có được. Tuy vậy, kế toán tiêu thụ tp ở đây không thể tránh khỏi một vài sơ sót, tồn tại nhỏ. Xuất phát từ đánh giá những tồn tại cần hoàn thiện trong tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá ở công ty, em đã đưa ra một số những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá ở công ty. Tuy vậy, những đề xuất đó chưa chín muồi do thời gian thực tập để tìm hiểu thực tế không nhiều và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Em mong rằng sẽ nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của thày cô giáo trong khoa và các cô chú, anh chị trong công ty để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và các anh chị phòng kế toán trong Tổng công ty Da giầy Việt Namđã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất Trường Đại Học Tài Chính Kế Toán Kế toán doanh nghiệp Thương Mại Trường Đại Học Thương Mại và Dịch Vụ 3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp (I,II,III) (NXBTC-1995) 4. Các báo cáo tổng kết của công ty 5. Bài giảng kế toán doanh nghiệp sản xuất Mục luc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0565.doc
Tài liệu liên quan