Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện

Cuối quý, kế toán tổng hợp tập hợp tất cả các tờ kê tính ra tổng số thuế nhập khẩu phải nộp phát sinh trong quý sau đó đối chiếu bằng cách so sánh với tổng số thuế nhập khẩu phải nộp trên các bảng kê chứng từ TK 331 của ba tháng trong quý nếu có sai sót kế toán phải kiểm tra lại. Tổng số thuế nhập khẩu phải nộp phát sinh trong quý 4 trên các tờ kê khớp với số tổng cộng trên bảng kê chứng từ TK 331 của ba tháng 10,11,12 là : 2.013.745.219đ. Số thuế này sẽ được vào Nhật ký- chứng từ số 10 phần ghi Có TK333 ghi Nợ tài khoản 331(dòng thuế xuất, nhập khẩu). Số thuế nhập khẩu đã nộp trong kỳ sẽ được tính bằng cách nhặt trên các nhật ký tiền vay, tiền mặt, tiền gửi. sau đó ghi vào Nhật ký- chứng từ số 10 phần ghi Nợ TK3333 ghi Có các tài khoản TK111, 112, 311 số thuế thực nộp (dòng thuế xuất, nhập khẩu). Đồng thời kế toán tổng hợp dựa trên các chứng từ nhập khẩu trong quý liệt kê những chứng từ chưa nộp thuế nhập khẩu rồi vào bảng Nợ ngân sách thuế nhập khẩu tại thời điểm cuối quý(Biểu 16).

doc100 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chậm nộp. 2.2.2 Hạch toán chi tiết. Nhà máy không mở sổ chi tiết thuế nhập khẩu phát sinh trong tháng mà khi nhận được các chứng từ về nhập khẩu, kế toán tổng hợp vào tờ kê, mỗi chứng từ cho một lô hàng nhập khẩu sẽ được mở một tờ kê. Ví dụ: Với các chứng từ về nhập khẩu trên và căn cứ vào phiếu nhập kho số 230/VT ngày 15/12/00 của lô hàng, kế toán tổng hợp viết tờ kê như sau (Biểu 12): Biểu 12: Tên người bán: KRONE Loại hàng nhập: Băng bảo an 3 điểm. Số phiếu nhập: 230/VT ngày 15 tháng 12 năm 2000. Diễn giải TN TC Nguyên tệ USD Tỷ giá Thành tiền VNĐ Giá mua 43.500 14.510 631.185.000 Thuế nhập khẩu 31.540.000 Phụ thu Vận chuyển (trừ GTGT) 495.654 ồ 152 331 663.220.654 GTGT đầu vào 133 331 22983 GTGT hàng NK 133 33312 66.233.000 Thuế nhập khẩu của Nhà máy được kê khai trên Bảng kê chứng từ TK331 - Phải trả người bán chi tiết cho nhà cung cấp nước ngoài(Biểu 13). Biểu 13: Bảng kê chứng từ tài khoản 331 (Khi nhập khẩu) Tháng 12-2000 STT Tên người bán SLCT TKN TKC Số tiền Tháng 26 KRONE 1 152 331 663.220.654 12 KRONE 133 331 22.983 12 KRONE 331 3333 (31.540.000) 12 27 SENTAL 5 152 331 769.835.979 12 SENTAL 133 331 32.867 12 SENTAL 331 3333 (56.457.000) 12 SENTAL 331 131 (217.786.101) 12 ... ... ... ... ... ... ... Tổng phát sinh 1.614.756.500 Khi nộp thuế nhập khẩu bằng tiền mặt hay tiền gửi, tiền vay kế toán vào sổ nhật ký quỹ tương ứng ghi giảm số tiền đã nộp đối ứng với tài khoản 3333- thuế nhập khẩu. Đến ngày 31/12/00, nhà máy nộp thuế nhập khẩu, căn cứ vào biên lai thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Biểu 14), kế toán ghi giảm tiền trong Nhật ký quỹ tiền gửi (Biểu 15) như sau: Biểu 14: Số 005260 Biên lai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Và thuế GTGT hàng nhập khẩu Liên 2: Giao người nộp tiền Họ tên người nộp tiền: ..Nhà máy Thiết bị Bưu điện ......... Địa chỉ:......... 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội..... Thuộc đơn vị: ......................................MST 01_0068686_ 5_ _ _ 1 Theo tờ khai hàng hoá xuất/ nhập khẩu số: .... 5387NKD ngày 15 tháng 12 năm 2000... Và thông báo số:......... 5220ngày 15 tháng 12 năm 2000........ Nộp tại cửa khẩu:......gf ....... thuộc: HQVN STT Tên hàng xuất khẩu, nhập khẩu Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế GTGT Trị giá tính thuế (đ) Thuế suất (%) Tiền thuế (đ) Thuế suất (%) Tiền thuế (đ) 1 2 3 4 5=3*4 6 7=(5+3)*6 UNC 5/12/00 631.185.000 5 31.540.000 10 66.233.318 Cộng: 31.540.000 66.233.318 Tổng số thuế nộp (5+7): 97.773.318đ Tổng số thuế nộp bằng chữ: Chín mươi bảy triệu, bảy trăm bảy mươi ba nghìn ba trăm mười tám đồng Ngày 15 tháng 12 năm 2000 Người viết biên lai Người thu tiền Biểu 15: Nhật ký quỹ Tài khoản: Tiền gửi ngân hàng- 1121 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng SPS SH NT Nợ Có Nợ Có Quý 4 2312 12/10 T.toán tiền mua vật tư 331 112 18.850.000 2365 25/10 Cty TB xăng dầu trả tiền 112 131 17.661.000 ... ... ... ... ... ... ... 2523 19/12 Tiền thuê đất KVTĐ/00 3336 1121 181.000.000 2840 5/12 Nộp thuế TNDN Q4/00 3334 1121 278.400.000 Gnộp 31/12 Nộp thuế NK tờ khai 5387 3333 1121 31.540.000 Gnộp 31/12 Nộp gtgt hàng NK tờ khai 5387 33312 1121 66.233.318 Cộng: 28.116.000.000 23.484.518.000 2.2.3 Hạch toán tổng hợp. Cuối quý, kế toán tổng hợp tập hợp tất cả các tờ kê tính ra tổng số thuế nhập khẩu phải nộp phát sinh trong quý sau đó đối chiếu bằng cách so sánh với tổng số thuế nhập khẩu phải nộp trên các bảng kê chứng từ TK 331 của ba tháng trong quý nếu có sai sót kế toán phải kiểm tra lại. Tổng số thuế nhập khẩu phải nộp phát sinh trong quý 4 trên các tờ kê khớp với số tổng cộng trên bảng kê chứng từ TK 331 của ba tháng 10,11,12 là : 2.013.745.219đ. Số thuế này sẽ được vào Nhật ký- chứng từ số 10 phần ghi Có TK333 ghi Nợ tài khoản 331(dòng thuế xuất, nhập khẩu). Số thuế nhập khẩu đã nộp trong kỳ sẽ được tính bằng cách nhặt trên các nhật ký tiền vay, tiền mặt, tiền gửi... sau đó ghi vào Nhật ký- chứng từ số 10 phần ghi Nợ TK3333 ghi Có các tài khoản TK111, 112, 311 số thuế thực nộp (dòng thuế xuất, nhập khẩu). Đồng thời kế toán tổng hợp dựa trên các chứng từ nhập khẩu trong quý liệt kê những chứng từ chưa nộp thuế nhập khẩu rồi vào bảng Nợ ngân sách thuế nhập khẩu tại thời điểm cuối quý(Biểu 16). Biểu 16: Nợ ngân sách thuế nhập khẩu Cuối ngày 31 tháng 12 năm 2000 Số PN Ngày PN Tên hãng XK Ngày TB Số TB thuế Số thuế NK 230VT 25/12 KRONE 15/12 5220 31.540.000 232VT 30/12 SENTAL 22/12 5382 11.365.000 236VT 30/12 SENTAL 22/12 5386 20.236.000 237VT 30/12 Wealland Electronic 29/12 5563 2.000 222VT 12/12 TORY 14/12 4614 3.623.250 220VT 12/12 Henan Machinery 4/12 4613 1.277.587 233Tuyến 30/12 FONNOSA 21/12 11726 144.699.072 227VT 23/12 COM10 7/12 5058 266.416.000 235VT 30/12 EAGRACT 27/12 5485 7.035.000 Số dư cuối quý 4 năm 2000: 486.220.909 Do Nhà máy không mở sổ chi tiết theo dõi thuế nhập khẩu phải nộp phát sinh trong kỳ nên thường có sự chênh lệch giữa số thuế phải nộp Ngân sách với số đã thực nộp. Vì vậy sau khi tính ra số thuế nhập khẩu còn phải nộp cuối kỳ, phần chênh lệch giữa số dư đầu kỳ cộng (+) PS tăng trừ (-) số PS giảm với số dư cuối quý sẽ được kế toán điều chỉnh bằng bút toán sau: Nợ TK3333: (ghi phần Có TK621: chênh lệch) Cụ thể: Số thuế nhập khẩu phải nộp đầu quý 4 là : 605.631.988đ Số thuế nhập khẩu phải nộp phát sinh trong quý 4 là: 2.013.745.219đ Số thuế nhập khẩu đã nộp trong quý là: 1.461.973.778đ Số thuế nhập khẩu còn phải nộp cuối kỳ là: 486.220.909đ Phần chênh lệch là : 668.182.520đ Được kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK3333: 668.182.520 (ghi giảm số thuế vật tư Có TK621: 668.182.520 nhập khẩu vào CF nguyên vật liệu ) Và ghi vào Nhật ký- chứng từ số 10 (Biểu 23) Phần ghi Nợ TK333 ghi Có TK621 (dòng thuế xuất, nhập khẩu). Từ Nhật ký- chứng từ số 10 kế toán vào Sổ Cái TK333 (Biểu 24): lấy số tổng cộng trên cột PS Có TK333 dòng thuế xuất, nhập khẩu trên Nhật ký- chứng từ số 10 vào sổ Cái TK333 cột PS Có. Cột PS Nợ trên sổ Cái TK333 được lấy từ số tổng cộng trên cột PS Nợ TK333 dòng thuế xuất, nhập khẩu trên Nhật ký- chứng từ số 10. 2.3- Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.3.1 Chứng từ hạch toán. Nhà máy Thiết bị Bưu điện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương thức hàng quý tạm nộp, cuối năm quyết toán. Số thuế TNDN tạm nộp hàng quý của Nhà máy được tính căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước và khả năng của năm sau lập bản kê khai thuế TNDN của năm trong đó tính ra số thuế TNDN phải nộp trong năm. Bản kê khai này thường được kế toán tổng hợp Nhà máy lập vào giữa tháng 1 và gửi cho Cục Thuế Hà Nội. Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra xác định số thuế tạm nộp cả năm, có chia ra từng quý để thông báo cho Nhà máy nộp thuế. Số thuế TNDN phải nộp hàng quý = Thuế TNDN cả năm : 4 Căn cứ vào số tạm tính hàng quý Nhà máy nộp thuế cho Nhà nước vào ngày cuối quý Cuối năm khi báo cáo tài chính được duyệt tính ra số thuế thu nhập phải nộp và thanh toán số thuế thu nhập phải nộp trong năm. TN chịu thuế trong kỳ tính thuế DT để tính TN chịu thuế trong kỳ tính thuế CF hợp lý trong kỳ tính thuế TN chịu thuế khác (nếu có) trong kỳ tính thuế = - + Thuế thu nhập của Nhà máy được tính theo nguyên tắc sau: doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ là toàn bộ số tiền thu về bán hàng. Ngoài ra nếu trong kỳ có phát sinh một số nguồn thu phụ thuộc diện điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp như thu về thanh lý TSCĐ, lãi tiền gửi... cũng được đưa vào doanh thu tính thuế. Đối với chi phí đưa vào kê khai tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà máy được thực hiện trên nguyên tắc: khoản chi thực tế, có chứng từ hợp pháp, mức chi hợp lý. Nhà máy cũng thực hiện nguyên tắc không hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản chi do các nguồn đài thọ như: chi cho cán bộ công nhân viên đi tham quan nghỉ mát... Từ nguyên tắc tính chi phí hợp lý như trên, Nhà máy kê khai chi phí trong kỳ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản chi phí sau: + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu. + Chi phí tiền lương, ăn ca. + Các khoản chi phí khác. Vd: Đầu năm 2000, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999 và khả năng của Nhà máy năm 2000, kế toán tổng hợp lập Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2000 theo mẫu số 1a của Tổng Cục Thuế như sau (Biểu 17): Biểu 17: Mẫu số 1a Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tổng cục thuế Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp Năm 2000 Tên cơ sở kinh doanh: nhà máy thiết bị bưu điện Mã số: 0100686865-1 Địa chỉ: 61 Trần Phú - Hà Nội. Đơn vị tính: 1000đ Chỉ Tiêu Thực hiện năm 1999 Dự kiến năm 2000 Thực hiện 9 tháng Ước quý 4 Ước cả năm 99 1. Tổng doanh thu 79.968.688 65.500.000 145.468.688 170.000.000 2. Các khoản giảm trừ 1.250.950 1.250.950 0 * Chiết khấu bán hàng * Giảm giá hàng bán 24.391 * Giá trị hàng bán bị trả lại 1.226.559 3. Doanh thu thuần (1-2) 78.717.738 65.500.000 144.217.738 170.000.000 4. Chi phí SX,KD hợp lý 75.509.062 63.967.000 139.476.062 167.020.000 Trong đó: * Khấu hao TSCĐ 8.256.967 4.000.000 12.256.967 14.000.000 * Chi phí nguyên, nhiên, VL 51.854.047 48.767.000 100.621.047 120.500.000 * Chi phí tiền lương, ăn ca 5.207.677 1.200.000 6.407.677 8.520.000 * Các khoản chi phí khác 10.190.371 10.000.000 20.190.371 24.000.000 5. Thu nhập hoạt động từ SXKD (3-4) 3.208.676 1.533.000 4.741.676 2.980.000 6. Thu nhập khác 943.109 500.000 1.443.109 500.000 7. Lỗ NT chuyển sang 8. Tổng TN chịu thuế (5+6+7) 4.151.785 2.033.000 6.184.785 3.480.000 9. Thuế suất cơ bản 32% 32% 32% 32% 10. Thuế thu nhập (8*9) 1.328.571 650.560 1.979.131 1.113.600 11. Thu nhập chịu thuế TN bổ sung Trong đó: TN từ góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế 12. Thuế suất thuế bổ sung 13. Thuế bổ sung (11*12) 14. Tổng số thuế (10+13) 1.328.571 650.560 1.979.131 1.113.600 Ngày 12 tháng 1 năm 2000 Người lập biểu Kế toán trưởng giám đốc Dựa trên tờ khai này, Nhà máy dự kiến trong năm 2000 thu nhập trước thuế là 3.480.000.000đ , mức thuế suất cơ bản là 32% nên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 1.113.600.000đ. Như vậy hàng quý Nhà máy phải nộp 278.4.00.000đ tiền thuế. Hàng quý cơ quan thuế gửi thông báo nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và đây là chứng từ để hạch toán thuế. Đầu năm 2001, khi báo cáo tài chính năm 2000 được duyệt, kế toán tổng hợp làm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2000 (Biểu 18). Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của 4 quý đã được duyệt, tính ra tổng doanh thu thuần để tính thu nhập chịu thuế là 148.621.726.751đ. Chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý là 146.943.080.423đ trong đó: + Chi phí nguyên vật liệu là 73.463.381.491đ (khoản chi phí này được tính bằng cách tổng hợp toàn bộ tổng số phát sinh bên Có TK152,153 trên các Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ của 4 quý). + Chi phí nhân công là 9.112.395.105đ: trong đó tiền lương phải trả công nhân viên Nhà máy là 8.612.652.392đ; Các khoản trích theo tiền lương: BHYT, BHXH, KPCĐ là 499.742.713đ ( được tính bằng cách tính tổng số phát sinh Có của TK334, tổng số phát sinh Có của TK338 trên Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội trong 4 quý năm 2000). + Chi phí khấu hao TSCĐ là 21.829.570.872đ (được tính bằng cách tính tổng số khấu hao phải trích trong 4 quý trên các Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định của 4 quý). + Chi phí dịch vụ mua ngoài là 3.224.235.712đ. + Chi phí khác bằng tiền là 39.313.497.243đ. Thu nhập khác là 7.168.325.180đ. Bảng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được lập theo mẫu số 2a của Tổng cục Thuế như sau: Biểu 18: Mẫu số 2a cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Tổng cục thuế Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Năm 2000 Tên cơ sở kinh doanh: nhà máy thiết bị bưu điện Mã số: 0100686865-1 Địa chỉ: 61 Trần Phú - Hà Nội Tel: 8233429 Fax: 8234128 Năm quyết toán từ ngày1 tháng 1 năm 2000 đến 31 tháng 12 năm 2000 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tổng số tiền Ghi chú 1 2 3 1. Tổng doanh thu tính thu nhập chịu thuế 148.621.726.751 2. Chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý 146.943.080.423 3. Thu nhập từ hoạt động SX,KD (1-2) 1.678.646.328 4. Thu nhập khác 7.168.325.180 5. Lỗ năm trước chuyển sang 6. Tổng thu nhập (3+4-5) trong đó: 8.846.971.508 Thu nhập ưu đãi đầu tư năm thứ 2 1.512.832.128 7. Thuế suất 32% 8. Thuế thu nhập (6*7) 2.588.977.742 9. Thu nhập tính thuế bổ sung 0 10. Thuế suất bổ sung 11. Thuế thu nhập bổ sung 12. Tổng thuế thu nhập phải nộp (8+11) 2.588.977.742 13. Thanh toán thuế: - Năm trước chuyển sang: nộp thiếu(+) 2.157.819.338 Bổ sung năm 1999 và năm 1997 theo biên bản kiểm tra thuế Nộp thừa(-) - Phải nộp năm nay 2.588.977.742 - Đã tạm nộp trong năm 2.803.791.946 - Trừ thuế đã nộp ở nước ngoài - Số còn phải nộp 1.943.005.134 Các số liệu trên đây bảo đảm chính xác, trung thực. Nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện không đúng thực tế, cơ sở sẽ chịu phạt vi phạm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2001 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Trong đó: Ù Khoản thu nhập ưu đãi đầu tư năm thứ 2 : 1.512.832.128đ là khoản thu nhập được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư của dây chuyền sản xuất điện thoại năm 1999. Theo quy định về miễn giảm thuế TNDN thì trong năm 1999 thuế thu nhập doanh nghiệp của phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng công nghệ sản xuất dây chuyền điện thoại được miễn và trong 2 năm 2000 và 2001 thuế thu nhập doanh nghiệp của dây chuyền sản xuất điện thoại được giảm 50%. Số thuế TNDN được giảm 50% là: 1.512.832.128 * 32% * 50% = 242.053.140,48đ. Ù Thuế TN phải nộp = 8.846.971.508 * 32% - 242.053.140 = 2.588.977.742đ. Như vậy tổng số thuế TNDN phải nộp năm 2000 là 2.588.977.742đ. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 1999 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước có được số thuế TNDN còn phải nộp đầu năm 2000 là 1.693.191.956đ. Theo biên bản kiểm tra thuế phải nộp bổ sung số thuế TNDN năm 1997 là 226.703.080đ, của năm 1999 là 237.924.302đ. Ù Số thuế năm trước chuyển sang là: Số còn phải nộp đầu năm 2000: 1.693.191.956đ Thuế bổ sung năm 1997: 226.703.080đ Thuế bổ sung năm 1999: 237.924.302đ Cộng: 2.157.819.338đ Trong năm Nhà máy đã nộp 2.803.791.946đ. Số còn phải nộp cuối năm 2000 là: (2.588.977.742 + 2.517.819.338) - 2.803.791.946 = 1.943.005.134(đ) Giấy thông báo tạm nộp thuế, quyết toán thuế và các phiếu chi...là căn cứ để kế toán ghi sổ 2.3.2 Hạch toán chi tiết. Hàng quý khi nhận được giấy thông báo thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ quan thuế, kế toán tổng hợp ghi tăng số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ và ghi giảm tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối. Kế toán ngân hàng nộp thuế qua ngân hàng, khi nhận được biên lai thuế, kế toán ghi giảm tiền trong Nhật ký quỹ tiền gửi (Biểu 15) cột PS Có đối ứng với TK3334, số tiền thuế TNDN nhà máy đã nộp quý 4 được hạch toán như sau: Nợ TK 3334: 278.400.000 Có TK 1121 278.400.000 2.3.3 Hạch toán tổng hợp. Cuối quý, kế toán tổng hợp lấy số liệu trên Nhật ký quỹ tiền gửi (Biểu 15) (số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp trên cơ sở biên lai thuế) ghi vào Nhật ký chứng từ số 10 (Biểu 23) phần ghi Nợ TK333 đối ứng với Có TK112 (ghi ở dòng thuế TNDN). Sau đó vào Sổ Cái TK333 (Biểu 24), ghi số thuế TNDN trong quý phải nộp vào cột PS Có TK333 đối ứng với TK421. Lấy sổ tổng cộng trên cột PS Nợ TK333 trên Nhật ký chứng từ số 10 ghi vào sổ Cái TK333 cột PS Nợ (Biểu 24). 2.4- Hạch toán thu sử dụng vốn. 2.4.1 Chứng từ hạch toán Theo quy định của Bộ tài chính, các doanh nghiệp Nhà nước có sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cấp đều phải nộp khoản thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Vì vậy Nhà máy phải tính và nộp tiền thu về sử dụng vốn cho NSNN. Căn cứ vào số vốn ngân sách cấp, kế toán tổng hợp tiến hành lập Tờ khai nộp tiền thu về sử dụng vốn như sau(Biểu 19) Biểu 19: tờ khai nộp tiền thu về sử dụng vốn 6 tháng cuối năm 2000 Tên tổ chức kinh doanh: Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Địa điểm đặt trụ sở: 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Ngành kinh doanh: Sản xuất, lắp ráp cơ khí. Nơi mở Tài khoản: Ngân hàng Công thương Ba Đình - Hà Nội. Số hiệu tài khoản: 710A-00009 Kê khai Vốn Ngân sách cấp và tiền thu về sử dụng vốn như sau: Tổng số Vốn Ngân sách cấp: 7.065.296.511đ. (Vốn cố định + Vốn lưu động) đến 1/1/1999. Tỷ lệ thu: 0.3% Tổng số tiền phải nộp: 21.195.889đ * 6 = 127.175.334đ Số tiền nộp thừa kỳ trước: 5.397.000đ Số tiền phải nộp trong kỳ này: 121.778.334đ. Ngày 10 tháng 1 năm 2001. ý kiến của cán bộ thuế Người lập biểu KTT TT đơn vị Tờ khai sử dụng vốn này là căn cứ để ghi sổ kế toán. 2.4.2 Hạch toán chi tiết. Căn cứ vào tờ khai nộp tiền thu về sử dụng vốn kế toán ghi giảm số lợi nhuận chưa phân phối trong kỳ. Tiền thu về sử dụng vốn trước đây thường được Nhà máy khai và nộp hàng tháng, nhưng trong năm 2000 Nhà máy chỉ lập tờ khai cho 6 tháng cuối năm, toàn bộ tiền thu sử dụng vốn trong 6 tháng được Nhà máy tính trừ vào lợi nhuận chưa phân phối của quý 4 mà không thực hiện phân bổ ra từng quý. Khi nộp tiền thu sử dụng vốn, kế toán nhà máy căn cứ vào biên lai thu sử dụng vốn ghi giảm tiền trong nhật ký quỹ. 2.4.3 Hạch toán tổng hợp. Tờ khai nộp tiền thu về sử dụng vốn là căn cứ để kế toán vào Nhật ký chứng từ số 10 (Biểu 23) Phần ghi Có TK333 đối ứng với Nợ TK421 ở dòng Thu trên vốn. Cuối quý lấy số tổng cộng trên cột Cộng PS Có TK333 dòng Thuế vốn vào Sổ Cái TK333 (Biểu 24) ở cột PS Có đối ứng với TK421. Còn số tổng cộng trên cột PS Nợ TK333 dòng Thuế vốn sẽ được ghi vào Sổ Cái TK333 (Biểu 24) cột PS Nợ TK333 đối ứng với TK liên quan. 2.5- Hạch toán thuế môn bài, tiền thuê đất và các loại thuế khác. 2.5.1 Chứng từ kế toán. Thuế môn bài Nhà máy Thiết bị Bưu điện là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, hàng năm phải nộp thuế môn bài theo quy định, mức thuế môn bài phải nộp là 850.000đ. Theo quy định về nộp thuế môn bài thì thuế môn bài được nộp vào tháng đầu của năm kinh doanh. Biên lai thu thuế (Biểu 20) là căn cứ để ghi sổ kế toán. Biểu 20: Bộ Tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mẫu CTT 03 Tổng cục thuế Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CE / 98 Cục, chi cục thuế Quyển số: 026 Biên lai thuế môn bài (Liên 2: Giao cho người nộp thuế) Người, đơn vị nộp thuế:... Nhà máy Thiết bị Bưu điện............................. Số nhà: ..61.... Phố (xóm)....... Trần Phú....... phường (xã)................. Huyện (quận).. Ba Đình ..... Tỉnh (TP)...... Hà Nội................................ Số thuế nộp (bằng số )............ 850.000đ............................................... (Bằng chữ): Tám trăm năm mươi ngàn đồng chẵn...................... Môn bài bậc: I của ......... năm 2000 Ngày 16 tháng 1 năm 2000 Người nhận tiền Tiền thuê đất: Nhà máy Thiết bị Bưu điện được quyền sử dụng mảnh đất ở 61 Trần Phú với diện tích 9.300m2 và khu đất ở 63 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân với diện tích 13.000m2, khu đất ở Lim với diện tích 6.500m2. Xét riêng khu đất ở 63 Nguyễn Huy Tưởng: thuộc diện đất loại 2, có đơn giá hiện hành theo quy định là 3,98 triệuđ/m2. Số tiền thuê đất phải nộp Diện tích đất tính thuế Đơn giá tính thuế trên 1m2 = * * 0.7% Số tiền thuê đất Nhà máy tính theo công thức sau: Như vậy số tiền thuê đất khu vực Thượng Đình năm 2000 Nhà máy phải nộp là’: 13.000m2 * 3,98 triệu đ/m2 * 0.7% = 362.000.000đ. Số tiền thuê đất này được nộp một năm 2 kỳ vào quý 2 và quý 4 hàng năm. Trong mỗi kỳ số tiền phải nộp bằng 50% tổng số tiền thuê đất phải nộp trong năm. Số tiền thuê đất này không được Nhà máy phân bổ đều vào các quý mà được tính toàn bộ vào chi phí quản lý doanh nghiệp vào quý phát sinh nghiệp vụ nộp tiền thuê. Biên lai nộp tiền thuê đất là căn cứ để ghi sổ kế toán (Biểu 21) Biểu 21: Bộ Tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mẫu Tổng cục thuế Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quyển số 036 Cục, chi cục thuế Biên lai nộp tiền thuê đất (Liên 2: Giao cho người nộp tiền) Người, đơn vị nộp: Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Địa chỉ: 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Số tiền thuê đất nộp: Kv Thượng Đình (nộp lần 2): 181.000.000đ Bằng chữ: một trăm tám mươi mốt triệu đồng chẵn. Ngày 18 tháng 12 năm 2000 Người nhận tiền 2.5.2 Hạch toán chi tiết. Căn cứ vào tờ khai và biên lai nộp tiền thuê đất, biên lai nộp thuế môn bài ghi vào sổ theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp (Biểu 22 ), vào nhật ký quỹ (Biểu15) ghi giảm tiền gửi ngân hàng đối ứng với TK333. Khoản thuế môn bài đã được nộp trong quý I, Nhà máy nộp bằng tiền vay nên được phản ánh trên Nhật ký quỹ tiền vay mở cho TK311 (quý I), có mẫu tương tự Nhật ký quỹ tiền gửi ngân hàng. Biểu 22: Sổ theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp Quý 4 năm 2000 NT Diễn giải TK đ./ư PS Nợ PS Có 1/10 CFQLDN bằng tiền mặt 111 5.000.000 5/10 CFQLDN bằng tiền gửi 112 9.250.000 ... ... ... ... 1/12 Kết chuyển thuế đất năm 2000 3336 181.000.000 31/12 Cộng phát sinh 7.961.750.982 7.961.750.982 Số dư cuối kỳ 0 2.5.3 Hạch toán tổng hợp. Tờ khai và biên lai nộp tiền thuê đất, biên lai thu thuế môn bài là những căn cứ để ghi Nhật ký- chứng từ số 10 (Biểu 23), phần ghi Có TK333 ghi Nợ các TK642 ở dòng thuế môn bài và tiền thuê đất. Cuối quý lấy số liệu tổng cộng có ở cột Có TK333 dòng tiền thuê đất và dòng thuế môn bài trên Nhật ký- chứng từ số 10 để vào sổ Cái TK333 ở cột PS Có của TK333 (Biểu 24). Biểu 24: Văn phòng nhà máy Sổ cái TK 333 Quý 4 năm 2000 Ngày Diễn giải TK PS Nợ PS Có Số dư 1/10 Số dư đầu kỳ 1.104.0520560 Thuế NK và GTGT hàng NK 111 8.697.000 Nộp ngân sách 112 4.778.977.695 Nộp ngân sách 311 926.487.299 Khấu trừ gtgt quý IV 133 3.352.101.755 Đ/c thuế NK Quý IV 621 668.182.520 Thuế GTGT đầu ra 111 49.997.069 Thuế GTGT đầu ra 131 290.723.042 Thuế NK phải nộp 331 2.013.745.219 Thuế GTGT hàng NK 133 2.650.474.262 K/c thuế đất kvTĐQ4 642 181.000.000 Gtgt đơn vị phụ thuộc 136 3.967.193.371 Thuế vốn quý 3,4/00 421 127.175.334 B/s gtgt bán phế liệu 821 9.852.093 Thuế TNDN Quý IV 421 1.653.313.394 Nộp thuế thay người bán ‘99- BBKT thuế 421 13.192.480 Bổ sung thuế TNDN’ 99- BBKT thuế 421 237.924.302 Tổng PS Quý IV/00 9.734.446.269 11.194.590.566 31/12 Số dư cuối kỳ 2.564.196.856 III. Thực trạng quản lý các khoản thanh toán thuế với NSNN tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước được biểu hiện qua việc doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình phải nộp thuế và các loại lệ phí cho Nhà nước theo Luật định. Thuế phải nộp là một khoản chi phí của doanh nghiệp (trừ thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế). Đồng thời thuế cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hoá, từ đó ảnh hưởng tới sự chính xác của việc xác định lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Qua việc xác định chính xác mức thuế doanh nghiệp phải nộp sẽ góp phần tăng cường chế độ hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp, xác định được thực chất chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình. Nhận biết được tầm quan trọng như vậy, Nhà máy Thiết bị Bưu điện đã cố gắng tổ chức tốt công tác quản lý các loại thuế phải nộp NSNN. Cụ thể như sau: Việc theo dõi số thuế phải nộp trong kỳ được kê khai trên các tờ kê hàng tháng theo từng loại thuế. Đối với thuế GTGT là tờ khai thuế hàng tháng, thuế nhập khẩu được theo dõi trên từng hợp đồng và xác định số thuế còn nợ ngân sách tại thời điểm cuối kỳ trên bảng nợ ngân sách thuế nhập khẩu được chi tiết cho từng hợp đồng, lô hàng, nhà cung cấp. Tuy nhiên trong Nhà máy, công tác quản lý tình hình nộp thuế nhập khẩu không được theo dõi trong sổ riêng dẫn đến bỏ sót những khoản nợ thuế nhập khẩu phải nộp và Nhà máy bị phạt tiền do chậm nộp. Như trong năm 2000, Nhà máy đã bỏ sót một số hợp đồng nhập khẩu chưa nộp thuế đã bị phạt chậm nộp là 3.000.000đ được kế toán giảm trừ vào quỹ xí nghiệp. Nhà máy cũng sử dụng hệ thống báo cáo phản ánh tình hình thanh toán với NSNN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (Biểu 25) xác định cụ thể đối với từng khoản mục thuế trên các chỉ tiêu SDĐK, phát sinh trong kỳ và SDCK. Biểu 25: Trích: Báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 năm 2000 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Khu vực Hà nội. Chỉ tiêu Số còn phải nộp đến cuối Q3/2000 Số phải nộp quý 4/2000 Số đã nộp quý 4/2000 Số còn phải nộp đến cuối Q4/2000 I- Thuế 1.124.936.034 12.552.364.452 11.113.103.630 2.564.196.856 1. Thuế GTGT 194.533.608 5.675.539.462 5.870.073.070 0 Thuế GTGT nội bộ 0 784.067.759 784.067.759 0 2. Thuế GTGT hàngNK 0 2.650.474.262 2.650.474.260 0 3. Thuế TTĐB 0 0 0 0 4. Thuế XNK 605.631.988 2.013.745.219 2.133.156.298 486.220.909 5. Thuế TNDN 330.167.438 1.891.237.695 278.400.000 1.943.005.133 6. Thu trên vốn -5.397.000 127.175.334 0 121.778.334 7. Thuế tài nguyên 0 0 0 0 8. Thuế nhà, đất 0 0 0 0 9. Tiền thuê đất 0 181.000.000 181.000.000 0 10. Các loại thuế khác 0 13.192.480 0 13.192.480 Đối với thuế GTGT được Nhà máy quản lý rất chặt chẽ, rõ ràng tình hình thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, số thuế đầu ra của hàng bán nội địa, số phải nộp trong kỳ được giải trình rất tỉ mỉ (Biểu 26). (Xem trang bên) Từ đó cung cấp cho ban lãnh đạo một cách khá đầy đủ về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phần III: Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thuế tại Nhà máy. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được cấp vốn, vật tư tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi doanh nghiệp có lãi thì Nhà nước thu, khi lỗ thì Nhà nước bù. Do đó, không khuyến khích được sự tự chủ, năng động của các nhà sản xuất, không tạo được lực đẩy trong nền kinh tế phát triển. Chuyển sang nền kinh tế mới- kinh tế thị trường, với cơ chế quản lý mới trong đó Nhà nước giữ vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua pháp lệnh và những công cụ, đòn bẩy kinh tế, các doanh nghiệp chủ động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy luật kinh tế thị trường trong khuôn khổ pháp luật đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, việc hạch toán nói chung và vận dụng vào tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nói riêng cũng được đổi mới và hoàn thiện. Đặc biệt chế độ kế toán cải cách ban hành theo quyết định số 1864TC-CĐKT ngày 16/12/1998 và việc ban hành Luật thuế GTGT, thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 với nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã dần đáp ứng yêu cầu quản lý. Qua thời gian thực tập tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện, em đã thu được nhiều điều về thực tiễn công tác kế toán, đặc biệt là tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất phục vụ ngành BCVT - một ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện “, em đã tìm hiểu công tác quản lý, công tác kế toán nói chung cũng như công tác quản lý và hạch toán thuế tại Nhà máy và nhận thấy một số những ưu điểm cũng như những tồn tại sau đây: 1- Những ưu điểm. Nhà máy Thiết bị Bưu điện từ ngày thành lập đến nay đã trải qua gần 50 năm, đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô và chất lượng sản xuất. Một điều không thể thiếu khi nói đến Nhà máy là ở chỗ luôn tìm cách tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, thu hút khách hàng. Trên cơ sở mở rộng sản xuất bằng cách đầu tư vào các dây chuyền công nghệ hiện đại cùng với phương thức bán hàng tiếp thị kỹ thuật, sản phẩm của Nhà máy được đánh giá là một trong những sản phẩm tốt nhất được sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Có được những thành công như vậy là do sự phân công bố trí công việc một cách khoa học, phù hợp với chức năng của các bộ phận, phòng ban. Là công cụ quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thuế nói riêng của Nhà máy không ngừng được hoàn thiện. Tổ chức công tác kế toán đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra, bảo đảm tính thống nhất về mặt phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận liên quan cũng như giữa các nội dung của công tác kế toán, đồng thời bảo đảm cho số liệu kế toán phản ánh trung thực hợp lý, rõ ràng đầy đủ. Ù Về bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với quy mô của Nhà máy, quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao. Do đó, các phần hành kế toán được thực hiện một cách chính xác, đúng quy định, giúp cho việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, các phần hành kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng toàn diện. Ù Về tổ chức công tác kế toán ở Nhà máy hiện nay tương đối đầy đủ phù hợp: Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ. Cách hạch toán của Nhà máy nói chung đã khá hữu hiệu, phù hợp với chế độ kế toán cải cách. Từ 1/1/1996, công tác kế toán của Nhà máy áp dụng chế độ kế toán mới theo quy định của Bộ tài chính. Khi đưa hệ thống kế toán mới vào hoạt động, Nhà máy đã triển khai áp dụng thống nhất những chứng từ, mẫu sổ, mẫu báo cáo và trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý giúp cho Ban lãnh đạo Nhà máy theo dõi đầy đủ kịp thời các hoạt động của Nhà máy. Trong công tác tổ chức hạch toán thuế GTGT, do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy là sự đa dạng, phong phú của các chủng loại sản phẩm với các mức thuế suất khác nhau, kế toán đã tính toán và kê khai rõ ràng từng loại thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính thuế GTGT đầu vào, đầu ra cũng như việc lập tờ khai thuế. Các bảng tổng hợp hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào hoặc bán ra được lập theo đúng mẫu quy định rất thuận tiện cho việc đối chiếu kiểm tra theo dõi thuế của từng bộ phận. Số lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cũng chiếm một số lượng lớn trong tổng số vật tư mua vào của Nhà máy nên số thuế nhập khẩu phát sinh tương đối lớn. Việc quản lý thuế nhập khẩu được theo dõi theo từng hợp đồng và cách hạch toán thuế nhập khẩu được gộp chung vào số phải trả nhà cung cấp theo từng hợp đồng, đây là điểm khác so với cách hạch toán chung. Theo cách hạch toán này thì số thuế nhập khẩu của hợp đồng nào sẽ được nhóm riêng với từng nhà cung cấp lô hàng đó. Việc kê khai thuế và nộp thuế được Nhà máy thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn quy định, cán bộ kế toán nắm rõ được các nghiệp vụ kế toán thuế và các Luật thuế mới sửa đổi, bổ sung. Những điểm làm được trên đây là do kết quả công sức lao động của toàn thể cán bộ công nhân Nhà máy. Và một phần không nhỏ trong đó là sự cố gắng của phòng tài vụ thực hiện vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình. Những tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác quản lý và hạch toán kế toán thuế của Nhà máy vẫn còn có những tồn tại sau: Muốn hoàn thiện công tác kế toán thuế tại Nhà máy, cần chỉ ra được những tồn tại và đưa ra những giải pháp sửa đổi những tồn tại trong công tác kế toán tại Nhà máy. 2.1-Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm Việc phân chia chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng kế toán có sự vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đó là việc kết hợp công việc của kế toán thanh toán với công việc của thủ quỹ cho một cán bộ kế toán. Việc vi phạm nguyên tắc, chế độ kế toán này có thể sẽ dẫn đến nhiều sai phạm trong công tác kế toán, tạo ra sự không khách quan, gây ra kẽ hở trong quản lý. 2.2-Tổ chức luân chuyển chứng từ chưa hợp lý Chứng từ được chuyển lên phòng kế toán Nhà máy nhiều khi chưa kịp thời khiến cho công việc tập hợp và lập báo cáo thường chậm. 2.3-Tính và phân bổ thuế liên quan tới nhiều kỳ kế toán chưa được thực hiện Nhìn chung việc hạch toán thuế GTGT, nhập khẩu đã tuân theo đúng quy định của chế độ kế toán. Tuy nhiên, việc tính và phân bổ các khoản thuế có liên quan đến nhiều kỳ trong năm tài chính không được thực hiện đầy đủ. Cụ thể: Ù Đối với thuế môn bài: Nhà máy nộp thuế vào đầu năm nhưng hạch toán toàn bộ khoản thuế này vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý I, không thực hiện phân bổ đều cho các tháng trong năm, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 642: 850.000 (Số thuế môn bài phải nộp Có TK 3338: 850.000 của năm 2000) Khi nộp thuế: Nợ TK 3338: 850.000 (Số tiền thuế đã nộp Có TK 112: 850.000 bằng chuyển khoản ) Ù Đối với tiền thuê đất, Nhà máy phải nộp một năm hai lần (nếu số tiền thuê lớn) hoặc nộp toàn bộ một lần (nếu số tiền thuê nhỏ), kế toán cũng thực hiện hạch toán như đối với thuế môn bài: không thực hiện phân bổ làm cho chi phí trong các quý phải nộp tiền thuê đất thường cao hơn các quý khác khiến việc xác định kết quả kinh doanh trong các quý không chính xác. Ù Đối với tiền thu sử dụng vốn: kế toán cũng không thực hiện việc phân bổ làm cho lợi nhuận sau thuế giữa các quý phản ánh không đúng kết quả kinh doanh trong kỳ. 2.4-Hạch toán sai một số nghiệp vụ thuế Ù Cách hạch toán đối với các khoản thuế bị phạt do chậm nộp kế toán trừ vào quỹ xí nghiệp mà theo quy định phải trừ vào lợi nhuận sau thuế. Ù Với khoản mục nộp thuế thay người bán của năm 1999 chuyển sang (theo biên bản kiểm tra thuế), kế toán trừ vào lợi nhuận nhưng kế toán lại đưa vào mục thuế môn bài, như vậy là không chính xác, kế toán đã hạch toán như sau: Nợ TK421- Lợi nhuận chưa phân phối TK3338- thuế môn bài. Ù Đối với thu nhập bất thường: khi bán phế liệu, kế toán không hạch toán số thuế GTGT đầu ra của phần thu nhập từ bán phế liệu khiến cho việc tính thuế GTGT đầu ra không chính xác làm cho số thuế GTGT phải nộp giảm. Theo chế độ, thu nhập từ hoạt động bất thường là đối tượng chịu thuế GTGT đầu ra nhưng trên thực tế tại Nhà máy chưa được kê khai và thanh toán với Ngân sách. 2.5-Vận dụng hệ thống sổ Nhật ký- chứng từ chưa đầy đủ, chưa thuần nhất. Trong 2 năm gần đây, Nhà máy đã chuyển hình thức sổ kế toán từ Nhật ký chung sang hình thức Nhật ký chứng từ, giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép hàng ngày. Tuy nhiên bước đầu còn có những tồn tại do ảnh hưởng của hình thức Nhật ký chung. ÙChủng loại sổ: Trong hạch toán chi tiết cũng như tổng hợp, việc mở các sổ chi tiết, bảng tổng hợp chưa đầy đủ như trong việc theo dõi thuế nhập khẩu, không có bảng tổng hợp chi tiết các loại thuế. Nhà máy không mở sổ chi tiết theo dõi với ngân sách hàng tháng mà chỉ đến cuối quý khi lập báo cáo kết quả kinh doanh ở Phần II mới có thể biết được số thuế phát sinh trong quý, số đã nộp và còn phải nộp cuối quý... Khi đó với những hợp đồng nhập khẩu, thường thời hạn nộp thuế từ 30 đến 60 ngày, nếu không được theo dõi chặt chẽ dẫn đến trường hợp bỏ sót. Nhà máy không mở Nhật ký- chứng từ cho tài khoản 133, đây là một thiếu sót khiến cho việc theo dõi thuế không được chặt chẽ. Ù Nội dung sổ chưa thống nhất, còn lai tạp với hình thức sổ Nhật ký chung: Sổ Cái mở cho TK 133, TK333 sử dụng không theo đúng mẫu của hình thức Nhật ký chứng từ. II. Một số ý kiến đề xuất hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý tổ chức hạch toán kế toán thuế. Trong thời gian qua, các Luật thuế đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung phần nào đã đáp ứng được yêu cầu quản lý: Luật thuế GTGT và các Luật thuế mới đã đi vào thực tiễn cuộc sống của các doanh nghiệp và được xã hội chấp nhận, từng bước phát huy những ưu việt của nó, giữ được ổn định và phát triển khu vực sản xuất kinh doanh. Các Luật thuế mới này đã phát huy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp lại cơ cấu nền kinh tế cũng như tăng cường công tác quản lý kinh doanh, hoạt động kinh tế trong từng doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những nhược điểm: việc sử dụng từng sắc thuế còn tách rời nhau, sử dụng sắc thuế này thay cho sắc thuế khác và một vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay là hầu hết các mức thuế đều quá phức tạp với nhiều mức thuế suất tạo kẽ hở cho các đối tượng nộp thuế trốn thuế và làm cho việc quản lý thu thuế trở nên tốn kém và thất thu thuế kéo dài. Cùng với việc ban hành và sửa đổi các Luật thuế hiện hành, Bộ tài chính cũng đưa ra những văn bản hướng dẫn công tác tổ chức hạch toán thuế theo các sửa đổi, bổ sung. Các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm hình thức ghi sổ kế toán của đơn vị mình mà sử dụng sổ sách, quy trình hạch toán thuế cho phù hợp. Như đã trình bày ở trên, mặc dù hệ thống chính sách thuế đã có những sửa đổi, bổ sung vẫn còn có những tồn tại, chính vì vậy mà công tác kế toán thuế cũng còn nhiều khó khăn: trong thực tiễn tổ chức công tác kế toán thuế ở các doanh nghiệp nhiều khi không nắm bắt và áp dụng sổ sách, cách tính toán và quy trình hạch toán thuế theo đúng như quy định. Để thực hiện được các mục tiêu, yêu cầu của việc triển khai thực hiện các Luật thuế mới cũng như để phát huy đầy đủ các mặt tích cực của Luật thuế mới, công tác hạch toán kế toán của các đối tượng nộp thuế có vai trò đặc biệt quan trọng. Qua công tác kế toán, sự công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế sẽ được thể hiện một cách đầy đủ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời tác động tích cực đến công tác quản lý của doanh nghiệp. Trong quy định của các Luật thuế cũng như Luật doanh nghiệp đều có điều khoản quy định trách nhiệm của cơ sở kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định của Pháp luật. Từ đó nhận thấy vai trò của kế toán là hết sức quan trọng, trách nhiệm của kế toán cũng hết sức nặng nề trong quá trình áp dụng thực hiện các Luật thuế mới. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức hạch toán các loại thuế là cần thiết, nếu không sẽ trở ngại cho doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về thanh toán với ngân sách, trở ngại cho việc lập hệ thống báo cáo tài chính và cho việc kiểm tra của cơ quan thuế. 2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý, kế toán nói chung cũng như công tác quản lý, kế toán thuế nói riêng là tiếp tục phát huy những ưu điểm hiện có, tìm cách khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo hạch toán đúng chế độ Nhà nước quy định và đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp, trong đó có tính đến các định hướng phát triển. Theo ý kiến em, các biện pháp cụ thể khắc phục tồn tại trong quản lý hạch toán thuế ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện như sau: 2.1- Tăng tính kịp thời trong luân chuyển chứng từ. Nhà máy có 2 đơn vị trực thuộc ở Thượng Đình - Thanh xuân và ở Lim - Bắc Ninh tách rời khỏi trụ sở chính của Nhà máy ở Trần Phú, điều này một phần cũng khiến cho việc luân chuyển chứng từ về phòng kế toán Nhà máy có sự chậm trễ. Chứng từ thanh toán luân chuyển chậm dẫn đến khối lượng công việc dồn vào cuối kỳ do đó việc hạch toán nhiều khi không chính xác. Có những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán kế toán như ghi thiếu, ghi nhầm làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo ra quyết định và ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh, không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn nộp thuế. Việc thanh toán chậm trễ chứng từ không chỉ do những nguyên nhân khách quan còn do nguyên nhân chủ quan từ phía Nhà máy. Do vậy phòng kế toán Nhà máy nên đưa ra những quy định chặt chẽ về việc luân chuyển chứng từ đặc biệt là thời gian thanh toán chứng từ chính xác trước khi làm quyết toán và bảng kê khai nộp thuế và phải có biện pháp xử lý khi không thực hiện đúng quy định. Ngoài sự cố gắng của phòng kế toán cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của Ban giám đốc trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm công việc, thực hiện chế độ thưởng, phạt rõ ràng. 2.2- Hoàn thiện cách tính, phương pháp phân bổ và hạch toán một số loại thuế. õ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà máy nên tiến hành thực hiện phân bổ các khoản thuế phải nộp liên quan đến nhiều kỳ trong năm tài chính. Có như vậy mới đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí phát sinh trong kỳ, xác định đúng thu nhập thực tế của Nhà máy. Ù Các khoản thuế: môn bài, tiền thuê đất liên quan đến nhiều kỳ Nhà máy phải tính phân bổ, các nghiệp vụ này sẽ được hạch toán như sau: Tiền thuế môn bài ( tiền thuê đất ) phải nộp: Nợ TK 142- Chi phí trả trước TK333- 3338: Khi thanh toán: Nợ TK333- 3338: Có TK112: Vì Nhà máy xác định kết quả kinh doanh theo quý nên hàng quý thực hiện việc phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: Nợ TK642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK142: (Thuế môn bài một quý được phân bổ vào CF QLDN) Ù Tiền thu sử dụng vốn: Nhà máy kê khai 6 tháng một lần nhưng không thực hiện phân bổ, phản ánh không chính xác lợi nhuận trong quý. Nhà máy nên thực hiện phân bổ theo cách hạch toán sau: Tiền thu sử dụng vốn phải nộp: Nợ TK142: Có TK333- 3335: Khi nộp tiền: Nợ TK333- 3335: Có TK112: Hàng quý Nhà máy thực hiện phân bổ như sau: Nợ TK421: (Tiền thu sử dụng vốn Có TK142: trừ vào lợi nhuận của doanh nghiệp) õ Đối với các khoản phạt thuế, cách hạch toán như Nhà máy trừ vào quỹ xí nghiệp là không đúng, khoản phạt này phải được trừ vào lợi nhuận, cách hạch toán như sau: Nợ TK421: (Số tiền thuế bị phạt) Có TK112: õ Đối với các khoản thu nhập bất thường phải hạch toán khoản thuế GTGT đầu ra như sau: Nợ TK111,112,131: tiền thu từ hoạt động bất thường Có TK721: thu nhập hoạt động bất thường Có TK333- 3331: thuế GTGT đầu ra phải nộp 2.3- Hoàn thiện tổ chức sổ sách kế toán chi tiết và tổng hợp. Nhìn chung, việc áp dụng sổ sách của Nhà máy tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Nhưng theo em, để thuận tiện hơn nữa cho việc ghi chép, tính toán, phân bổ, phản ánh những khoản thuế thực tế phát sinh một cách chính xác, Nhà máy có thể xem xét tới một số ý kiến sau: Ù Hệ thống sổ chi tiết: sổ chi tiết là sổ dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng hạch toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp không phản ánh được. Để theo dõi chi tiết thuế GTGT Nhà máy đã sử dụng các bảng kê hoá đơn chứng từ mua vào, bán ra nhưng với các loại thuế khác như thuế nhập khẩu không có sổ chi tiết. Theo em, Nhà máy nên mở thêm Bảng kê hàng hoá nhập khẩu (Biểu 27) và Sổ chi tiết theo dõi thuế nhập khẩu (Biểu 28), chi tiết cho từng hợp đồng nhập khẩu về số thuế nhập khẩu phải nộp hay đã nộp của từng hợp đồng. Và có mẫu như sau: Biểu 27 bảng kê hàng hoá nhập khẩu Tháng ... năm ... Chứng từ Diễn giải Số tờ khai Số TBT Hạn nộp thuế Thuế suất Thuế NK Giá mua chưa thuế SH NT Cộng ồ ồ Dựa vào bảng kê này, Nhà máy sẽ dễ dàng theo dõi thời hạn nộp thuế nhập khẩu để đảm bảo việc nộp thuế đúng hạn. Số thuế nhập khẩu của hợp đồng nào đã nộp thì được ghi vào sổ chi thiết theo dõi thuế nhập khẩu dòng phát sinh cột PS Nợ (Biểu 28): Biểu 28: Sổ chi tiết theo dõi thuế nhập khẩu Tài khoản: ................... Đối tượng: ................... Loại tiền: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có 1. SDĐK 2. Số PS trong kỳ ....... Cộng SPS 3. SDCK Để theo dõi số thuế còn phải nộp tháng tháng trước, số thuế phải nộp, đã nộp và còn phải nộp tháng này Nhà máy nên mở sổ chi tiết theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước theo mẫu sau (Biểu 29): Biểu 29: Sổ chi tiết thanh toán với ngân sách Tháng...... năm...... Tài khoản:....... Loại tiền: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng SPS Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Số dư đầu kỳ 2. Số PS trong kỳ .... .... Cộng SPS: 3. Số dư cuối kỳ Ù Sổ tổng hợp: Vì có một số loại thuế phát sinh không thường xuyên như thuế môn bài, tiền thuê đất, thu sử dụng vốn nên Nhà máy không cần thiết phải mở sổ chi tiết cho các loại thuế này. Để có thể theo dõi từng loại Nhà máy nên mở Bảng tổng hợp chi tiết các loại thuế (Biểu 30) để khi phát sinh các loại thuế trên ta có thể đưa ngay vào bảng tổng hợp chi tiết các loại thuế, có mẫu như sau: Biểu 30: bảng tổng hợp chi tiết các loại thuế Tháng ... năm ... Đơn vị tính: STT Diễn giải KV Hà nội Chi tiết P. KTTK TT1. TTBH PXPVC 1 Thuế GTGT phải nộp 2 Thuế nhập khẩu 3 Thuế xuất khẩu 4 Thuế TNDN 5 Thuế vốn 6 Tiền thuê đất 7. Thuế môn bài 8. Thuế TNCN Cộng: Bên cạnh đó, để việc theo dõi thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ chặt chẽ hơn, Nhà máy nên mở thêm Nhật ký- chứng từ cho TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, sổ này có kết cấu tương tự như Nhật ký- chứng từ số 10 mà Nhà máy đã mở cho TK333- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách. Mẫu sổ Cái kế toán Nhà máy mở chưa đúng với mẫu quy định của hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ, Nhà máy nên mở sổ theo mẫu sau đây (Biểu 31): Biểu 31: Bộ, Tổng cục:............. Đơn vị:....................... sổ cái Số dư đầu năm Tài khoản: Nợ Có Đơn vị: Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK Quý1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 111 112 141 331 .... .... Cộng SPS Nợ Tổng SPS Có Nợ Số dư cuối tháng Có Ngày ... tháng ... năm ... Kế toán trưởng (ký, họ và tên) 2.4- Quy định và thực hiện linh hoạt, hợp lý thời điểm nộp thuế. Nhìn chung, Nhà máy thực hiện việc nộp thuế đúng hạn. Riêng đối với việc thanh toán thuế nhập khẩu Nhà máy thường nộp rất sớm đây cũng là một điều rất tốt. Tuy nhiên, việc nộp thuế như vậy xét về phía Nhà máy là không kinh tế vì thực tế, các khoản thuế này Nhà máy được phép nộp trong thời hạn thường là 30 ngày, tuy nhiên cũng có những thông báo thuế gia hạn đến 60 ngày nghĩa là Nhà máy được phép sử dụng khoản tiền thuế nhập khẩu phải nộp này trong thời hạn 30 hoặc 60 ngày. Với số thuế nhập khẩu lớn thì trong thời gian chưa nộp có thể đem lại một khoản thu nhập cho Nhà máy bằng cách đầu tư vào một kế hoạch nào đó. Nhà máy nên nộp thuế trước khi hết thời hạn là 5 ngày. Để giải quyết được vấn đề này, giải pháp duy nhất là cần thiết phải theo dõi chặt chẽ các khoản thuế để vừa có thể tận dụng tối đa khả năng sử dụng vốn vừa có thể nộp thuế đúng thời hạn. Kết luận Nền kinh tế mở đem lại sự sống còn cho các doanh nghiệp nói chung và Nhà máy Thiết bị Bưu điện nói riêng. Với thị trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải linh hoạt và nhạy bén để tồn tại với sự sống của mình trong cơ chế mới. Xuất phát từ vấn đề này đòi hỏi công tác tổ chức quản lý, công tác kế toán trong doanh nghiệp phải thực hiện có hiệu quả. Trong quản lý kinh tế tài chính doanh nghiệp, hạch toán kế toán giữ vai trò hết sức quan trọng, vì nó là công cụ không thể thiếu để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp. Trong các phần hành kế toán tại doanh nghiệp, kế toán thuế là một phần hành chính có vị trí quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với các phần hành kế toán khác. Xuất phát từ đặc điểm, đối tượng phản ánh của kế toán thuế là các loại thuế - là nghĩa vụ đóng góp bắt buộc cho ngân sách Nhà nước vừa là công cụ được Nhà nước sử dụng để điều tiết nền kinh tế. Việc tổ chức tính đúng các loại thuế và hạch toán chính xác số thuế phải nộp vào các tài khoản liên quan sẽ giúp việc quản lý tài chính tại doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả. Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán thuế trong doanh nghiệp nói chung và tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện nói riêng, luận văn đã đề cập đến các vấn đề sau: Ú Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản thuộc lĩnh vực thuế. Ú Tìm hiểu thực trạng bộ máy quản lý kế toán, đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác hạch toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Ú Đưa ra đề xuất về phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy. Do khả năng và kiến thức có hạn, luận văn này mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất và chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của thầy cô giáo, cùng sự chỉ bảo của các cô bác phòng kế toán Nhà máy để em có thể thấy được những hạn chế và học hỏi được nhiều hơn qua bài luận văn này. Biểu 11: Nhật ký chứng từ số 10 TK333- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Quý 4 năm 2000 TK Tên tiểu khoản Số dư Có cuối quý III Nợ TK 333 Có các TK Cộng PS Nợ Quý IV/00 111 112 133 621 ... 3331 Thuế GTGT 173.650.134 1.139.313.954 3.352.101.755 4.491.415.709 3332 VAT hàng NK 0 6.847.000 2.122.118.167 2.650.474.262 3333 Thuế XNK 605.631.988 1.850.000 1.058.145.574 668.182.520 2.133.156.298 3334 Thuế TNDN 330.167.438 278.400.000 278.400.000 3335 Thuế vốn -5.397.000 0 3336 Thuê đất 0 181.000.000 181.000.000 3337 Thuế TNCN 0 0 3338 Thuế mônbài 0 0 Cộng: 1.104.052.560 8.697.000 4.778.977.695 3.352.101.755 668.182.520 9.734.446.269 Có TK333, Nợ các TK Cộng PS Có Quý IV/00 Số dư cuối quý IV/00 111 133 331 ... 642 421 49.997.069 4.317.765.575 0 2.650.474.262 2.650.474.262 0 2.013.745.219 2.013.745.219 486.220.909 1.891.237.695 1.891.237.695 1.943.005.133 127.175.334 127.175.334 121.778.334 181.000.000 181.000.000 0 0 0 13.192.480 13.192.480 13.192.480 49.997.069 2.560.474.262 2.013.745.219 181.000.000 2.031.605.509 11.194.590.565 2.564.196.856 Biểu 2: Bảng Tổng hợp thuế GTGT đầu ra Tháng 12 năm 2000 Đơn vị: Nhà máy Thiết bị Bưu điện Mã số: 0100686865-1 Địa chỉ: 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Mã đơn vị Tên đơn vị TK Doanh thu chưa có thuế Thuế giá trị gia tăng Loại TS 0% 5% 10% Tổng DT Loại TS 5% 10% Tổng thuế GTGT đầu ra Tháng 12 1 Phòng KTTK 111 212.742.280 29.248.636 241.990.916 10.637.120 2.924.864 13.561.984 1 Phòng KTTK 131 425.880.000 629.822.974 894.320.742 1.950.023.716 31.491.006 89.432.108 120.923.114 1 T. toán nội bộ 136 1.447.917.468 6.721.666.679 8.169.584.147 72.395.872 672.166.669 744.562.541 2 Trung tâm 1 1.289.689.800 3.840.532.268 5.130.222.068 59.760.578 384.062.327 443.822.905 3 TTBH 10.410.000 362.394.824 372.804.824 520.500 36.239.483 36.759.983 4 PXPVC mềm 39.331.188 159.561.156 198.892.344 1.967.798 15.938.344 17.906.142 ồ 425.880.000 3.629.913.710 12.007.724.305 16.063.518.015 176.772.874 1.200.763.795 1.377.536.669 Người lập biểu Kế toán trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0016.doc
Tài liệu liên quan