Đề tài Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy trên địa bàn Hà Nội hiện nay

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: 6 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6 1. Cơ sở lí luận 6 2. Những khái niệm công cụ 7 CHƯƠNG II: 9 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 9 1. Hoạt động giải trí của nhóm người dẫn nhảy- trên địa bàn Hà Nội 9 1.1. Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy 9 1.2. Nguyên nhân của thực trạng hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn 23 1.2.1. Nguyên nhân kinh tế 23 1.2.2. Thời gian làm việc 26 1.2.3. Hoạt động của những người quản lí 27 2. Xu hướng tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian tới 30 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 32 1. Kết luận 32 2. Một vài khuyến nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân cách của con người được hình thành thông qua 3 lĩnh vực: giao tiếp, hoạt động và tự ý thức, trong đó lĩnh vực hoạt động bao gồm không chỉ hoạt động lao động mà còn cả những hoạt động ngoài giờ làm việc như ăn, ngủ, tắm, giặt và đặc biệt là sự tham gia vào các hình thức vui chơi giải trí- một hoạt động không chỉ đem lại cho con người sức khỏe về tinh thần, về thể chất, mà còn giúp họ tăng thêm “vốn xã hội”. Điều này cho thấy giải trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con người đổi mới cuộc sống, làm gia tăng khả năng sáng tạo . và nhất là tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân - thước đo lối sống của con người hiện đại. Những người dẫn nhảy là một nhóm xã hội đặc thù. Họ có văn hóa riêng của mình. Văn hóa nhóm của những người dẫn nhảy được quy định bởi đặc thù nghề nghiệp của họ và được thể hiện rõ nét ở hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Vì thế, tìm hiểu về hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của họ chính là một công cụ hữu hiệu giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện nhất về nhóm người dẫn nhảy. Bởi lẽ, đây là một nhóm xã hội mới xuất hiện ở nước ta trong hơn chục năm trở lại đây và trên thực tế phần lớn nhiều người trong xã hội lại chưa có một cái nhìn khách quan về nhóm người này. Những cái nhìn phiến diện vẫn tồn tại dai dẳng. Chúng ta đều biết, thời gian rỗi theo K.Marx phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của xã hội. Xã hội phát triển, thời gian lao động được rút ngắn thì khoảng thời gian rỗi ngày càng gia tăng. Thời gian gian rỗi gia tăng thì khoảng thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí lại ngày càng nhiều. Vì thế có thể nói việc gia tăng thời gian rỗi chính là gia tăng các cơ hội tham gia hoạt động giải trí của con người. Đối với những người dẫn nhảy, thời gian rỗi của họ không đi theo quy luật chung này của xã hội. Do phải tham gia lao động trong lĩnh vực giải trí nên khi nhu cầu giải trí của xã hội gia tăng thì thời gian tham gia các hoạt động giải trí của họ lại phải giảm đi. Họ phải nỗ lực để hoàn thành vai trò xã hội

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy trên địa bàn Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng các nguồn lực một cách duy lí nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Vận dụng lí thuyết này vào nghiên cứu tôi muốn lí giải thực trạng lựa chọn các loại hình giải trí trong văn hoá nhóm của những người dẫn nhảy. Lí thuyết biến đổi xã hội Biến đổi xã hội: là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian. Biến đổi xã hội có những đặc trưng sau: - Có sự khác biệt về thời gian và hậu quả - Nó vừa có tính kế hoạch, vừa có tính phi kế hoạch - Là một hiện tượng phổ biến nhưng không giống nhau ở mỗi xã hội. Vận dụng lí thuyết này vào trong báo cáo có thể nhận thấy biến đổi xã hội chính là nhân tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự chú trọng của con người tới các hoạt động giải trí 2. Những khái niệm công cụ - Hoạt động: Theo đại từ điển tiếng Việt- Nguyễn như Ý- nhà xuất bản văn hoá thông tin, 1998 : “Hoạt động là: 1. Làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội 2.Vận động, cử chỉ, không chịu ngồi im,yên chỗ 3.Vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hoặc gây tác động nào đó.” - Giải trí Theo đại từ điển Tiếng Việt- Nguyễn Như Ý –NXB văn hoá thông tin, 1998, “Giải trí là làm cho đầu óc thư giãn, cơ thể hết mệt mỏi, tinh thần vui vẻ” Như vậy:Hoạt động giải trí là những hoạt động có mục đích mang lại sự thoải mái cho con người 1.2. Văn hoá nhóm: Là thứ văn hóa do nhóm xây dựng nên. Nhóm mất đi thì văn hóa của nhóm cũng mất đi. 1.3 Khiêu vũ: Theo từ điển Oxford NXB Đại học Oxford, 1994 định nghĩa về hoạt động khiêu vũ như sau: Khiêu vũ được coi là một hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật, trong đó các động tác được trình diễn theo một bản nhạc và tiết tấu đặc thù. 1.4. Khái niệm người dẫn khiêu vũ Người dẫn khiêu vũ được coi là hiệu quả thông tin gây ra bởi tác động do chuyển động của một phần cơ thể người dẫn thông qua một hay nhiều chiều kết nối đến người theo. Người dẫn khiêu vũ không nhất thiết là nam và người theo không nhất thiết là nữ. Tuy nhiên, theo quan niệm thông thường, kỹ thuật dẫn đối với bạn nam, theo đối với bạn nữ là một trong những kỹ năng quan trọng của khiêu vũ Người dẫn khiêu vũ là người giữ vị trí quan trọng trong cặp nhảy trên sàn, để có thể thực hiện được những động tác khéo léo thông qua thông tin trong cặp nhảy. Người dẫn khiêu vũ phải là người đòi hỏi có kỹ năng, có sự hiểu biết các bước nhảy và kinh nghiệm truyền kỹ thuật khiêu vũ cho người theo với chuyển động chính xác và tín hiệu của người dẫn thông qua các kết nối. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1. Hoạt động giải trí của nhóm người dẫn nhảy- trên địa bàn Hà Nội 1.1. Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy Biểu đồ 1: Thời gian tham gia hoạt động giải trí trong ngày (đơn vị %) Dữ liệu trên biểu đồ cho thấy thời gian tham gia vào hoạt động giải trí của nhóm những người dẫn nhảy hết sức hạn hẹp. Mặc dù có tới 91.6 % cho rằng hoạt động giải trí là cần thiết đối với cuộc sống cuả con người nhưng chỉ có 15.7% những người dẫn nhảy có hoạt động giải trí cấp ngày từ 1-2h. Đa phần thời gian dành cho giải trí của họ là 30 phút -1h mỗi ngày- số này chiếm tới 83.7% . Cá biệt còn có 0.6% những người chỉ có dưới 30 phút/ 1 ngày dành cho hoạt động giải trí. Lí giải điều này bằng thuyết lựa chọn hợp lí cho thấy: Chi phí phải bỏ ra cho các hoạt động giải trí là thời gian, tiền bạc thậm chí chính là cơ hội việc làm của bản thân họ (bởi lẽ thời gian tham gia vào các thiết chế giải trí lại chính là thời gian làm việc của họ), còn phần thưỏng nhận được chỉ là sự vui vẻ trong chốc lát, sự giải toả căng thẳng trong một thời gian ngắn. Sự không cân đối giữa chi phí và phần thưởng đã dẫn đến thực trạng những người dẫn nhảy ít khi tham gia vào các hoạt động giải trí, thậm chí họ không có hoạt động giải trí. Ý kiến sau sẽ làm rõ hơn về vấn đề này: “Tầng lớp như anh em mình thời gian dành cho công việc quá nhiều làm gì còn thời gian dành cho giải trí. Giải trí của những người ở tuổi kiếm ra nhiều tiền, họ giải trí theo cách khác. Người ta đi bar, đi vũ trưòng sành điệu, người ta lại muốn đi chơi tennis, bowling.., bọn anh kinh tế chưa ổn định, phải kiếm tiền đã. Bỏ việc mà đi chơi, vừa mất tiền, có khi lại mất cả việc nữa thì nguy”. (Nam-30 tuổi- CLB Thăng Long HN) Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể là nguyên nhân kinh tế như cách lí giải từ thuyết lựa chọn hợp lí song có thể do: các thiết chế không gần nơi cư trú, thậm chí giờ mở cửa của nó không phù hợp với thời gian rỗi của những người thuộc nhóm xã hội này, hoặc mặc cảm về nghề nghiệp vì nghề này vẫn còn chịu nhiều định kiến của xã hội cũng khiến cho họ ít tham gia vào các hoạt động giải trí mà thường thu mình lại... Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì việc không tham gia hoặc ít khi tham gia các hoạt động giải trí của nhóm xã hội này cũng là sự lệch lạc trong nhận thức. Bởi lẽ mặc dù nhận thức về vai trò của các hoạt động giải trí rất đúng đắn, song hành động của họ không phản ánh được điều này. Vậy trong thời gian rỗi những hoạt động nào thường được người dẫn nhảy sử dụng cũng là một câu hỏi cần phải giải đáp. Thực tế, hoạt động giải trí chỉ có thể diến ra trong thời gian rỗi. Giải trí cấp ngày diễn ra trong khoảng thời gian rỗi cấp ngày, nghĩa là khoảng thời gian sau khi đã trừ đi các hao phí thời gian cho việc lao động kiếm sống (hoặc học tập), việc gia đình, việc riêng (vệ sinh thân thể, chăm sóc sức khoẻ...), ngủ ăn uống, nghỉ ngơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu thời gian trong ngày của người dẫn nhảy được phân bổ: lao động kiếm sống (4-6 giờ), ăn nghỉ (4 giờ), ngủ (8-9 giờ), việc riêng (2 giờ), việc gia đình (2giờ). Như vậy, thời gian rỗi cấp ngày của họ chiếm trung bình chỉ khoảng (1-2 giờ). Điều đáng bàn là họ không tận dụng hết khoảng thời gian này cho hoạt động giải trí mà biến nó thành thời gian cho các hoạt động khác. Chúng ta đã biết không phải mọi hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi đều là hoạt động giải trí. Nếu trong thời gian rỗi, ai đó tranh thủ đi làm thêm thì thời gian rỗi biến thành thời gian lao động. Nếu ai khác lại dành thời gian rỗi để ngủ- nghỉ, chăm sóc sức khoẻ hoặc sắc đẹp thì thời gian rỗi trở thành thời gian đáp ứng nhu cầu vật chất... Trong các trường hợp trên thời gian rỗi đã sử dụng không đúng với bản chất của nó là dành cho hoạt động giải trí. Đối với những người dẫn nhảy việc không tham gia các loại hình giải trí thuộc vào cả hai trường hợp trên. Về vấn đề này chúng tôi thu được ý kiến sau: “Vì mình ra đây là để làm việc, hướng nghiệp sau này, không phải ra đi chơi. Mục tiêu chính là phải làm việc, chứ không phải chỉ ra đây ăn với chơi. Nói chung là kiếm được đồng nào thì phải cố. Với lại ở ngoài này bạn bè cũng không có nhiều, chỉ có mấy anh em ở đây chơi thân với nhau. Lúc nào rỗi rãi mà có người mời đi dẫn riêng thì anh đi. Vừa kiếm thêm tiền mà cũng vừa luyện tập các điệu nhảy” (Nam- 25 tuổi- CLB Festion) Tóm lại, dù tham gia hoạt động nào trong thời gian rỗi mà quên đi hoạt động giải trí thì cũng là một lệch lạc trong hành động của nhóm người này. Bảng 1: Các loại hình giải trí thường được sử dụng (đơn vị: %) Loại hình giải trí Tỉ lệ (%) đi uống cafe với bạn bè 35.3 Lên internet 48.2 đi uống rượu bia với bạn bè 45.8 tham gia thể dục thể thao 44.6 xem tivi, đọc sách báo 29.5 đi chơi với bạn bè 24.7 đánh bài ăn tiền 96.4 nghe nhạc 16.5 khác 81.3 Bảng số liệu cho thấy loại hình giải trí phổ biến nhất đối với người dẫn nhảy là đánh bài ăn tiền: có 94.6% người coi đây là hình thức giải trí sử dụng thường xuyên, đi uống rươụ bia với bạn bè cũng là hoạt động giải trí thường được sử dụng với 45.8% số người được hỏi. Về vấn đề này tôi đã thu được ý kiến sau: “Những ngày lấy lương cuối tháng, anh em lại rủ nhau đi nhậu nhẹt tí, gọi là giao lưu với nhau. Bình thường thỉnh thoảng cũng gọi nhau đi uống rượu. cái này ông cha ta từ xưa đã nói rồi”trai vô tửu như cờ vô phong” (Nam-26 tuổi- CLB Thăng Long) Vận dụng thuyết hành động xã hội của M.Weber giải thích hiện tưọng này ta thấy: việc lựa chọn hình thức giải trí: đánh bài ăn tiền và rủ nhau đi uống bia, rựơu là hành động duy lí truyền thống. Từ xưa trong truyền thống của người Việt trong những ngày lệ hội đánh tá lả uống rượu vẫn thường được sử dụng như hoạt động giải trí. 56.6% người lao động trong công việc này lại có xuất thân từ nông thôn, những nếp sống, thói quen truyền thống ăn sâu vào họ. Đó là một lí do khiến hai loại hình giải trí này được họ sử dụng thường xuyên. Một hoạt động giải trí khác tuy mới xuất hiện ở Việt nam từ năm 1997 nhưng thu hút được rất nhiều tầng lớp trong xã hội- cả những người dẫn nhảy là hoạt động lên internet. Có tới 48.2% số người dẫn nhảy thưòng xuyên lên internet trong thời gian rảnh rỗi. Họ lên mạng để liên lạc với bạn bè hoặc chơi điện tử hay phim chưởng, rất ít người tìm kiếm thông tin, đọc sách báo. Đây là một đặc thù riêng của họ. Về vấn đề này chúng tôi đã thu được ý kiến sau: “Thỉnh thoảng anh cũng lên internet- nhưng chỉ lên chơi điện tử hay xem phim chưởng thôi chứ không lên mạng tìm kiếm thông tin như sinh viên bọn em đâu.” (Nam- 27 tuổi- CLB Festion) Ngoài ra, một loại hình giải trí khá mới và những người dẫn nhảy tiếp cận nhanh chóng là đi uống cafe, có 35.3% số người được hỏi thường đi uống cafe như một hoạt động giải trí. “Buổi trưa anh thường hay đi uống cafe với vợ. Ăn cơm xong rồi uống, thói quen này gần như bất di bất dịch. Uống cafe vừa khiến mình tỉnh táo mà đơn giản với anh nó làm cho anh thấy thoải mái, tạo hứng thú làm việc tiếp cho buổi chiều” (Nam- 33 tuổi- CLB Dancing Queen ) Một hình thức giải trí khác rất phổ biến trong xã hội là đọc sách báo và xem tivi. Nó không chỉ cung cấp tri thức, thông tin, mà còn là một trong những phương tiện giải trí hữu hiệu. Tuy nhiên: chỉ có 29.5% người dẫn nhảy lấy việc đọc sách báo, xem tivi là hình thức thức giải trí thường sử dụng. Từ góc độ xã hội học có thể thấy đây là hành động duy lí công cụ. Vì để một hoạt động giải trí trở thành thưòng xuyên thì mỗi người phải có những suy tính hợp lí, phải có những cân nhắc để lựa chọn hình thức giải trí không chỉ phù hợp với sở thích của bản thân mà còn đáp ứng được hàng loạt các vấn đề như nhà ở, mức sống... của họ. Người dẫn nhảy đa số là người ngoại tỉnh nên khi mức sống thấp, mức độ ổn định của công việc không cao, nay làm chỗ này, mai làm chỗ khác, chủ yếu thuê nhà sống thì việc không mua sắm đồ đạc để thuận tiện cho việc di chuyển luôn được quan tâm chính... Sau những suy tính thì đây có vẻ là hình thức giải trí không phù hợp. Một phát hiện của chúng tôi qua nghiên cứu này là tác động của âm nhạc tới những người dẫn nhảy. Chúng ta đều biết, âm nhạc giúp con người giải toả những ức sau thời gian làm việc căng thẳng, tạo sự thư giãn. Nghe nhạc, xét về bản chất là sự chuyển đổi của não từ hoạt động lao động sang hoạt động thẩm mỹ. Vì vậy nó mang tính giải trí cao. Tuy nhiên, chỉ có 16.5% người dẫn nhảy sử dụng âm nhạc như một loại hình giải trí. Đối với người dẫn nhảy thì có mối tương quan theo chiều ngược lại giữa âm nhạc với sức khỏe. 66.3% người được hỏi cho rằng tai của họ có vấn đề sau một thời gian làm nghề này. Điều này là do đặc tính nghề nghiệp: hàng ngày phải nghe nhạc với một âm lượng lớn, tới mức độ nhiều người chỉ muốn về nhà nghỉ ngơi ngay sau khi ca làm kết thúc. Nhìn nhận vấn đề này từ góc độ xã hội học có thể nhận thấy hành động không lựa chọn âm nhạc là phương tiện để giải trí là một hành động xã hội của nhóm người này. Ở trong hoàn cảnh- đặc thù nghề nghiệp như vậy thì hành động không lựa chọn âm nhạc là một loại hình giải trí là phù hợp với hoàn cảnh và môi trường làm việc của những người dẫn nhảy. Như vậy hoạt động giải trí cấp ngày của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn. Điều này xuất phát từ đặc thù công việc của họ. Nên dù có nhu cầu các loại hình giải trí khác bên ngoài như: đi bơi, chơi bowlinh, đi xem phim....thì họ cũng khó có thể đáp ứng nhu cầu do các thiết chế này đã đóng cửa. Tìm hiểu kỹ hơn trong tương quan với tình trạng hôn nhân cho thấy: Bảng 2: Tương quan tình trạng hôn nhân với loại hình giải trí (%) Loại hình giải trí Tình trạng hôn nhân chưa có gđ có gđ li thân/hôn goá Tổng đi uống cafe 39 55.9 3.4 1.7 100 lên internet 52.5 41.2 5.0 1.2 100 uống rượu bia với bạn 47.3 46.1 5.3 1.3 100 Tham gia TDTT 41.4 44.6 2.7 1.3 100 Xem Tivi 51 42.9 4.1 2.0 100 Đi chơi với bạn bè 46.3 46.3 4.9 2.4 100 Đánh bài ăn tiền 63.8 33.1 2.5 0.6 100 Nghe nhạc 65.4 30.8 3.8 0 100 Khác 58.5 37.8 3.0 0.7 100 Qua bảng số liệu chúng ta có thể nhận thấy ở loại hình giải trí được tham gia nhiều nhất là: đánh bài ăn tiền đã có sự phân biệt rõ rệt theo tương quan với tình trạng hôn nhân. Những người chưa có gia đình do chưa có những ràng buộc cụ thể với một ai đó cũng như chưa có những trách nhiệm thực sự đối với những người thân trong gia đình nên họ thoải mái hơn trong việc chi tiêu, cũng như tự do trong việc lựa chọn loại hình giải trí. Vì thế trong những người tham gia vào việc đánh bài ăn tiền có tới 63.8% những người chưa có gia đình. Trong khi đó, những người có gia đình bao giờ cũng chịu những ràng buộc nhất định từ phía người thân: trách nhiệm với cuộc sống của vợ, con, những áp lực từ phía gia đình trong việc lựa chọn các loại hình giải trí phù hợp. Vì thế trong tương quan này chỉ có 33.1% những người đã có gia đình tham gia vào loại hình giải trí đánh bài ăn tiền. Đối với những người goá bụa và li hôn hay li thân thì chỉ số này còn ít hơn rất nhiều, chỉ khoảng 3% số người tham gia vào hoạt động này có tình trạng hôn nhân như trên. Điều này do cơ cấu mẫu. Hiện nay mặc dù tình trạng li hôn/li thân đang tăng nhanh song tình trạng này vẫn đang nằm trong sự kiểm soát của nhà nước. Vì thế, số lượng người có tình trạng hôn nhân như vậy mặc dù có tăng hơn so với các giai đoạn trước nhưng so với số người đến tuổi lao động chưa có gia đình hay đã có gia đình thì vẫn ít hơn rất nhiều lần. Vận dụng thuyết lựa chọn hợp lí để giải thích hoạt động đánh bài của những người dẫn nhảy trong tương quan với tình trạng hôn nhân như sau: Đối với những người chưa có gia đình chi phí họ phải bỏ ra là tiền và phần thưởng họ nhận lại được cũng có thể là tiền và cũng thể là nhiều tiền hơn, bên cạnh đó là họ còn nhận được sự vui vẻ và thoả mãn nhu cầu của cá nhân. Vì thế, khi cân nhắc giữa chi phí và phần thưởng họ sẽ cảm thấy phần thưởng nhận được có vẻ lớn hơn- mặc dù ít khi như vậy. Vì thế, họ tham gia vào hoạt động này. Còn với những người có gia đình: chi phí họ phải bỏ ra lớn hơn rất nhiều so với những người chưa có gia đình. Ngoài chi phí về tiền họ còn có thể phải bỏ ra chi phí về tình cảm gia đình, danh dự bản thân. Một định kiến tồn tại từ lâu đời và ăn sâu vào tư tưởng người Việt là: Người đàn ông phải có trách nhiệm nuôi sống gia đình. Vì thế, khi tham gia vào các hoạt động giải trí mang đầy tính rủi ro như đánh bài ăn tiền thì bản thân những người này ngoài sự ràng buộc trực tiếp từ những người thân trong gia đình còn chịu những ràng buộc gián tiếp nhưng hết sức mạnh mẽ là: định kiến xã hội. Chi phí lớn khiến họ phải có những cân nhắc cụ thể. Một loại hình giải trí có sự cân bằng tương đối giữa những người dẫn nhảy có tình trạng hôn nhân khác nhau là: đi uống rượu bia với bạn bè. Trong số những người tham gia vào hoạt động này có: 47.3% là người chưa có gia đình và 46.1% người đã có gia đình. Như vậy, đây là một hoạt động giải trí có được sự tham gia khá đồng đều giữa những người có tình trạng hôn nhân khác nhau. Vận dụng lí thuyết hành động xã hội của Max. Weber, có thể thấy đây là hành động duy lí truyền thống. Người Việt từ xưa đã có câu “Nam vô tửu như cờ vô phong”, trong tất cả các hoạt động tập thể, chén rượu đã trở thành vật không thể thiếu giúp cho con người có sự giao lưu với nhau. Ngày nay, trên tất cả các bàn tiệc, các hoạt động hội hè, hiếu hỉ thì uống rượu cũng là một nét văn hoá. Những người dẫn nhảy đa phần là nam giới, vì thế họ càng chịu những ảnh hưỏng sâu sắc của những tư tưởng này Đi chơi với bạn bè là hình thức giải trí không có sự khác biệt giữa những người có tình trạng hôn nhân khác nhau: Có 46.3% những người đã có và chưa có gia đình tham gia vào hoạt động này. Theo thuyết lựa chọn hợp lí: hành động lựa chọn hình thức giải trí này là sự cân bằng giữa chi phí bỏ ra: thời gian, tiền bạc...và phần thưởng nhận được không chỉ là sự vui vẻ trong tinh thần mà còn mở rộng quan hệ xã hội, tăng cường tình cảm bạn bè. Vì vậy việc tụ tập bạn bè được không chỉ những người chưa có gia đình mà cả những người có gia đình rất hứng thú. Đây là một hành động xã hội, hành động xuất phát từ nhu cầu muốn giao lưu của con người với nhau, từ đó xuất hiện động cơ để họ có thể tìm đến với nhau, kết hợp với hoàn cảnh phù hợp họ sẽ sử dụng những hình thức thức giải trí phù hợp để đạt được mục đích. Về hoạt động giải trí mới du nhập vào nước ta: đi uống cafe có sự phân biệt rõ rệt trong tương quan với tình trạng hôn nhân. Trong số những người tham gia vào hoạt động này có 55.9% người đã có gia đình. Tóm lại trong tương quan với tình trạng hôn nhân, có sự khác biệt trong việc lựa chọn các hình thức giải trí phù hợp. Tuy nhiên cũng có một số hoạt động giải trí như tụ tập bạn bè hay rủ nhau đi uống rượu bia không có ranh giới giữa những người chưa có gia đình và những người đã có gia đình. Vậy trong tương quan giữa thành phần xuất thân và các loại hình giải trí được lựa chọn có sự khác biệt gì giữa những người có nguồn gốc xuất thân khác nhau: Bảng 3: Tương quan giữa thành phần xuất thân với các loại hình giải trí được lựa chọn (đơn vị %) Các loại hình giải trí Thành phần xuất thân Hà nội Ngoại tỉnh Tổng đi uống cafe 71.2 28.2 100 lên internet 58.8 41.2 100 uống rượu bia với bạn 55.3 44.7 100 Tham gia TDTT 55.4 44.6 100 Xem Tivi 55.1 44.9 100 Đi chơi với bạn bè 63.4 36.6 100 Đánh bài ăn tiền 46.9 53.1 100 Nghe nhạc 46.2 53.8 100 Khác 54.1 45.9 100 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: mức độ chênh lệch trong việc lựa chọn các loại hình giải trí giữa những người ngoại tỉnh và Hà Nội là không đáng kể. Tuy nhiên gần như ở tất cả các lĩnh vực giải trí tỉ lệ những người Hà Nội tham gia đều cao hơn so với những người ngoại tỉnh. Đặc biệt là đi uống cafe: trong số những người tham gia loại hình này có tới 71.2% là người Hà Nội, chỉ có 28.2% những người ngoại tỉnh tham gia vào hoạt động giải trí này. Từ thuyết biến đổi xã hội có thể thấy: sự thay đổi về tư tưởng xã hội trong việc tiếp nhận văn hoá nước ngoài đã mang đến một hình thức giải trí khá mới mẻ là đi uống cafe. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ nhất tới những người dân thành phố và người dân Hà Nội là một trong những nhóm xã hội như thế. Đối với loại hình giải trí uống cafe họ cũng nhanh chóng tiếp cận và thích nghi coi nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Ngược lại những người ngoại tỉnh vẫn chịu ảnh hưởng từ cách chi tiêu của những người làm nông nghiệp. Vận dụng thuyết hành động xã hội của M.Weber có thể thấy việc ít tham gia vào hoạt động đi uống cafe của người ngoại tỉnh là hành động duy lí truyền thống. Người Việt chủ yếu làm nông nghiệp, thời vụ thất thường, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên khí hậu nên họ căn cơ, tiết kiệm, làm bữa nay lo bữa mai. Vì cuộc sống vất vả như thế nên những nhu cầu tinh thần luôn được đặt lại sau nhu cầu về ăn, ở, mặc. Ngày nay những tư tưỏng này đã đổi thay đi rất nhiều nhưng gốc rễ của chúng vẫn tồn tại trong những con người Việt nam- đặc biệt là những người ngoại tỉnh. Cuộc sống vật chất chưa ổn định, còn gặp nhiều khó khăn khiến những nhu cầu về tinh thần ít khi được đáp ứng hoặc nếu đáp ứng thì cũng là những loại hình giải trí tự tạo hoặc ít tốn kém. Về điều này tôi xin trích dẫn một ý kiến sau: “ Giải trí của bon anh chủ yếu là tự tạo thôi. Không có thì đi ngủ. Chứ đi những chô sành điệu, chi tiêu cho các loại giải trí tốn kém thì mình không có tiền. Mà nói thật nếu có tiền thì cũng chưa chắc đã dám, vì mình còn trẻ còn bao nhiêu việc phải làm nữa”(Nam-30 tuổi- CLB Dancing queen) Một hình hình thức giải trí khác là: đi chơi với bạn bè cũng thể hiện sự chênh lệch khá lớn trong tương quan với thành phần xuất thân. Trong số những người tham gia hoạt động giải trí này thì chỉ có 36.6% những người ngoại tỉnh so với 64.4% người Hà Nội. Thông thường ở một số ngành nghề khác những người ngoại tỉnh rất hay tập trung nhau trong những ngày cuối tuần hay họp đồng hương. Tuy nhiên, với nhóm người dẫn nhảy thì hoạt động đi chơi, tụ tập bạn bè ít hơn rất nhiều so với những người Hà Nội. Về vấn đề này chúng tôi thu được ý kiến sau: “Mình đi làm 30 /30, hàng ngày những lúc chúng nó rảnh rỗi thì mình phải đi làm. Thành ra có muốn gặp cũng chẳng gặp được. Còn nhưng lần đi họp đồng hương, người ta nghề nghiệp sang trọng, mình thì công việc cũng không đâu vào đâu, đi cũng ngại nên thôi ở nhà đi làm”. (Nam-33 tuổi- CLB Thăng Long) Như vậy đặc trưng nghề nghiệp là một điểm khiến những người dẫn nhảy ít tham gia vào hoạt động giải trí. Do mọi người vẫn còn những định kiến với nghề vì thế họ đã bị tước đi rất nhiều cơ hội tham gia vào các loại hình giải trí. Tóm lại, trong tương quan giữa thành phần xuất thân với các loại hình giải trí được lựa chọn mặc dù không có sự chênh lệch lớn trong tất cả các loại hình giải trí nhưng tỉ lệ những người Hà Nội vẫn chiếm ưu thế hơn những người ngoại tỉnh khi tham gia các hoạt động này. Điều này do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như những người ở Hà Nội các mối quan hệ xã hội được thiết lập từ rất lâu nên quan hệ xã hội rộng nên cơ hội tham gia hoạt động giải trí cũng tăng lên rất nhiều. Họ có thể đi chơi với bạn bè, đi tập thể dục thể thao ở những nơi quen biết.... Bên cạnh đó, họ có một nơi cư trú ổn định vì thế cũng rất thuận tiện trong việc tham gia vào các loại hình giải trí như xem tivi. Trong khi đó, những người ngoại tỉnh phần lớn phải thuê nhà ở trọ, sự ổn định trong chỗ ở không cao, việc sắm sửa đồ đạc luôn được đặt ra với tiêu chí: gọn nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển. Vì thế ít ai mua tivi để phục vụ cho mục đích giải trí. Mặc dù hoạt động giải trí của người dẫn nhảy đã nghèo nàn song với những người dẫn nhảy ở ngoại tỉnh thì các loại hình giải trí còn hạn chế hơn . Một chỉ báo khác có thể tìm hiểu để nhìn nhận rõ hơn về vấn đề nghiên cứu là xét trong tương quan giữa trình độ học vấn Bảng 5: Tương quan giữa trình độ học vấn với các loại hình giải trí được lựa chọn (đơn vị: %) Loại hình giải trí Trình độ học vấn THCS THPT Tr.cấp CĐ, ĐH Tổng đi uống cafe với bạn bè 22 28.8 28.8 20.3 100 Lên internet 17.5 46.2 20 14.9 100 đi uống rượu bia với bạn bè 23.7 43.4 21.1 11.8 100 tham gia thể dục thể thao 20.3 37.8 17.6 22 100 xem tivi, đọc sách báo 20.4 36.7 22.4 20.1 100 đi chơi với bạn bè 31.7 48.8 9.8 9.8 100 đánh bài ăn tiền 18.8 45 18.8 18.2 100 nghe nhạc 19.2 46.2 11.5 24 100 khác 19.3 42.2 19.3 19.8 100 Bảng số liệu cho thấy: không có sự chênh lệch quá nhiều trong việc tham gia các loại hình giải trí giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau. Với loại hình giải trí mới mẻ như đi uống cafe: số người tham gia khá đồng đều giữa các nhóm người có trình độ học vấn khác nhau. Trong tổng số những người tham gia vào loại hình giải trí này thì có 22% người có trình độ học vấn THCS, 28.8% có trình độ THPT, 28.8% có trình độ từ CĐ-ĐH. Đối với loại hình giải trí mang tính truyền thống là tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng không có sự chênh lệch lắm về số người tham gia. Trong tổng số những người tham gia hoạt động này có 20.3% người trình độ học vấn THCS, 37.8% có trình độ THPT, 17.6% có trình độ T.Cấp và 22% có trình độ CĐ- ĐH. Ngay cả trong hoạt động đánh bài ăn tiền cũng không có sự phân ranh giới giữa những người có trình độ học vấn khác nhau. Trong hoạt động này có 18.2% có trình độ CĐ- ĐH, 18.8% có trình độ T.Cấp, 18.8% có trình độ THCS và 45% có trình độ THPT. Như vậy có rất ít sự khác biệt trong việc tham gia vào các loại hình giải trí trong tưong quan với trình độ học vấn của những người dẫn nhảy. Thông thường, những người có trình độ cao thì hoạt động giải trí mang tính “uyên bác”, song với người dẫn nhảy sự chênh lệch về trình độ không phải là nhân tố cơ bản dẫn đến sự khác biệt trong việc tham gia giải trí. Ở tất cả các loại hình giải trí người có trình độ học vấn THPT đều chiếm ưu thế hơn cả. Mặc dù trên thực tế, sự không đồng đều về trình độ học vấn chính là một nhân tố cơ bản dẫn đến sự không đồng nhất trong nhận thức, từ đó dẫn đến sự khác biệt rõ ràng trong hành động. Đây là điểm khác biệt căn bản trong hoạt động giải trí của người dẫn nhảy với những nhóm người hoạt động trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn: cùng làm trong lĩnh vực kinh tế nhưng những người nông dân có trình độ học vấn thấp, làm kinh tế hộ gia đình sẽ có những hoạt động giải trí khác biệt với một doanh nhân thành đạt trong một công ty liên doanh lớn. Nguyên nhân của vấn đề là do đặc thù về công việc của họ. Với thời gian giải trí quá ít ỏi và lại rơi vào khoảng thời gian mà nhịp sinh học của cơ thể đòi hỏi phải nghỉ ngơi nên các hoạt động giải trí có thể sử dụng được thường không có sự khác biệt lớn. Từ quan điểm xã hội học, có thể thấy sự tương đối giống nhau trong việc lựa chọn hình thức giải trí của nhóm người dẫn nhảy phân theo trình độ là kết quả của quá trình xã hội hoá. Thông qua các tương tác hàng ngày giữa các cá nhân, họ học hỏi nhau về mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có việc lựa chọn các hoạt động giải trí. Vì vậy, trong tương quan với trình độ học vấn thì các loại hình giải trí được sử dụng không có sự khác biệt lớn. Với giải trí cấp ngày như vậy, nên giải trí cấp tuần và nhất là cấp năm đối với mỗi người dẫn nhảy lại càng là một thứ xa xỉ. Những ngày cuối tuần chính là những ngày công việc bận rộn nhất đối với họ. Thời gian rỗi bị giảm đi rất nhiều và nhu cầu dành cho các hoạt động giải trí cũng bị thu hẹp một cách tối đa. Biểu đồ sau cho chúng ta thấy nhu cầu giải trí của những người dẫn nhảy vào những dịp cuối tuần. Các dữ liệu trên biểu đồ cho thấy có rất ít người dẫn nhảy có hoạt động giải trí vào ngày cuối tuần, số này chỉ chiếm 1.2, còn lại 98.8% không có hoạt động giải trí cấp tuần. Trong 1.2% người có hoạt động giải trí cấp tuần thì có tới 48.2% dành thời gian cho gia đình, 41% dành cho bạn gái. Như vậy ngay cả với những người có hoạt động giải trí cấp tuần thì các loại hình giải trí của họ cũng rất không phong phú, phần lớn họ dành cho những người thân bên cạnh. Nguyên nhân của vấn đề này là do tính chất công việc. Càng vào những ngày nghỉ cuối tuần khi nhu cầu giải trí của mọi người càng cao thì những người dẫn nhảy càng phải nỗ lực để hoàn thành vai trò xã hội của mình. Vì vậy, thời gian giải trí của họ bị thu hẹp đáng kể. Các hoạt động giải trí của người dẫn nhảy vốn đã ít nhưng vào những ngày cuối tuần khi cường độ công việc tăng lên thì các hoạt động giải trí lại còn ít hơn nữa. Mặt khác, do công việc dẫn nhảy chưa được pháp luật thừa nhận như một ngành nghề có mã ngành mã nghề nên tính chất pháp lí của công việc chưa có. Do đó người lao động phải chịu sự chi phối chủ yếu của chủ sở hữu lao động. Vì thế người lao động có thể bị sa thải bất kì lúc nào nếu không nỗ lực để hoàn thành vai trò của mình. Đây cũng là lí do khiến người lao động luôn luôn phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của câu lạc bộ, vũ trường và phải gạt bỏ những nhu cầu của cá nhân để đáp ứng sự hoạt động tốt nhất của nơi làm việc.Vì thế hoạt động giải trí cấp tuần của họ hầu như không có. Vận dụng thuyết lựa chọn hợp lí có thể thấy chi phí khi tham gia các hoạt động giải trí vào cuối tuần đối với họ là quá lớn so với phần thưởng nhận được. Chi phí không chỉ là thu nhập mà có thể còn là cơ hội được làm việc của họ, trong khi đó phần thưởng nhận được chỉ là sự thư thái tinh thần trong chốc lát. Vì vậy mà những người dẫn nhảy sẵn sàng bỏ qua các cơ hội tham gia các hoạt động giải trí vào ngày cuối tuần để tập trung vào công việc. Ý kiến sau sẽ làm rõ hơn vấn đề này “: Ở đây không có ngày nghỉ 30/30. Càng những ngày người ta nghỉ ngơi thì mình loại càng phải làm việc. Nói chung đặc thù của nghề này là thế. Người ta nghỉ thì mình làm.”( Nam-33 tuổi- CLB Dancing queen) Còn đối với các loại hình giải trí cấp năm chủ yếu họ trông chờ vào sự tổ chức của Câu Lạc Bộ hàng năm trong những chuyến dã ngoại (từ 1-2 lần/năm). Các chuyến đi thường từ 1- 2 ngày với đích tới là những điểm du lịch danh lam thắng cảnh như Bản Lác Hòa Bình, Tam Đảo…hoặc ở những bãi biển như Đồ Sơn, Sầm Sơn…. Tuy nhiên, ngay cả ở những chuyến dã ngoại này về thực chất thì họ cũng không thoát khỏi những vai trò xã hội mà họ đang thực hiện, vẫn phải tuân thủ những chuẩn mực chặt chẽ và gò bó mà Câu Lạc Bộ qui định như: vẫn phải làm, vẫn phải phục vụ những người đi nhảy trong đoàn mà không thể thực hiện các ứng xử theo những chuẩn mực của nhóm, hay những chuẩn mực ngẫu hứng nhiều khi đối lập với hệ chuẩn mực của Câu Lạc Bộ đề ra. Điều đó không thể giúp họ giải tỏa những ức chế căng thẳng mà công việc thường ngày gây nên, không thể tạo được sự hứng khởi vì đã được tự do thoát ra khỏi những áp đặt thường ngày của Câu Lạc Bộ. Chính vì vậy, không thể coi những chuyến dã ngoại này là một trong những hoạt động giải trí tích cực và hiệu quả nhất của những người dẫn nhảy. Số người xin nghỉ và nhất là nghỉ “dài ngày” chủ yếu rơi vào những người ngoại tỉnh Tóm lại, hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn, không chỉ trong thời gian rỗi cấp ngày mà thậm chí còn rất nghèo nàn vào thời gian rỗi cấp tuần và cấp năm. Có những khoảng thời gian, những người này không có một hoạt động giải trí nào. Trong khi đó hoạt động giải trí là hoạt động hết sức thiết yếu đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nó có vai trò to lớn trong việc tăng thêm sức khoẻ, cũng như thái độ tích cực với cuộc sống. Vì thế cần phải tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, để có thể đưa ra được những giải pháp giải quyết vấn đề trên. 1.2. Nguyên nhân của thực trạng hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn 1.2.1. Nguyên nhân kinh tế Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết mọi hoạt động giải trí công cộng đều tổ chức dưới dạng dịch vụ, theo quy luật cung- cầu. Vì thế để tham gia vào các hoạt động giải trí này, điều kiện mang tính quyết định thứ nhất là kinh phí của người sử dụng. Trong khi đó, 56.6% người người làm nghề này là người ngoại tỉnh. Vì thế, ngoài những chi phí hàng ngày họ còn phải chi thêm một khoản khác cho việc thuê nhà ở. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi giá cả tất cả các mặt hàng đều tăng lên nhanh chóng thì những người ngoại tỉnh- phải thuê nhà ở trọ lại càng gặp phải những khó khăn trong vấn đề cân đối thu – chi. Đối với những người ở Hà Nội, họ cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Khó khăn về kinh tế dẫn đến nhu cầu tham gia các hoạt động giải trí giảm đi rất nhiều. Bởi lẽ, khi cái ăn cái mặc vẫn còn là nỗi lo của con người thì người ta chưa thể tính đến các nhu cầu về tinh thần, giải trí. Bên cạnh đó, 33.7% người dẫn nhảy đã có gia đình nên ngoài việc giải quyết nhu cầu cá nhân, phần lớn thu nhập của họ phải đóng góp để phục vụ cho những nhu cầu trong cuộc sống gia đình. Đây cũng là một cản trở khiến những người có gia đình ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động giải trí. Tuy nhiên, nhân tố cơ bản nhất trong nguyên nhân kinh là thu nhập của không ổn định. Mặc dù thu nhập của họ có từ 3 nguồn: Lương của chủ sở hữu lao động trả, Tiền thưởng của chủ sở hữu lao động, Tiền thưởng của khách. Nhưng thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn tiền thưởng của khách. Vì thế, mức độ ổn định không cao. Theo kết quả nghiên cứu thu nhập của họ như sau: trung bình lương ở mức từ 1.300.000- 1.500.000đ/tháng. Nếu tính theo ca thì khoảng 350.000đ/ca. Mức thưởng do chủ sử dụng lao động trả tuỳ thuộc vào tình trạng kinh doanh của của câu lạc bộ, vũ trường. Còn tiền thưởng của khách trung bình mỗi người khách thường thưởng cho người dẫn nhảy của mình từ 10-20 nghìn. Thông thường mỗi ca làm việc người dẫn nhảy thường dẫn khoảng 4-5 khách. Trong điều kiện kinh tế hạn hẹp và thiếu ổn định như vậy, họ khó có khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động giải trí. Ý kiến sau sẽ làm rõ hơn những khó khăn về kinh tế của người dẫn nhảy khi tham gia hoạt động giải trí: “Nói chung cũng vì hoàn cảnh cả thôi. đi làm suốt ngày mà lương cũng không được bao nhiêu. Bây giờ giá cả thị trường cái gì cũng tăng, nhưng tiền thưởng của khách thì cũng thế thôi. Nên cuộc sống cũng vất vả. Kiếm ăn còn lo không đủ huống chi tiền dành cho vui chơi ca hát. Giải trí của mình chủ yếu là tự tạo thôi, những chỗ sành điệu là dành cho người có tiền rồi”( nam -30 tuổi- CLB Festion) Tuy nhiên, những người dẫn nhảy có thể tiếp cận các loại hình giải trí một cách gián tiếp qua các câu chuyện với khách hàng trước giờ làm việc. Về điều này có ý kiến như sau: “Đi nhảy với các cô các chị cũng là giải trí. Nhiều khi mình biết được một bộ phim hay hay một chương trình tivi nào đó trong lúc nói chuyện với khách”. (Nam- 26 tuổi- CLB Thăng Long) Như vậy, kinh tế là một nhân tố cơ bản loại bỏ các cơ hội tiếp cận với hoạt động giải trí trực tiếp .Vậy mức độ chi phí cuả những người dẫn nhảy cho hoạt động giải trí như thế nào? Biểu đồ trên cho thấy có tới 88% những người dẫn nhảy có mức chi phí hàng tháng cho các hoạt động giải trí là dưới 100 nghìn đồng, trong đó 22.9% có mức chi phí dưới 50 nghìn đồng, 65.1% có chi phí từ 51-100 nghìn đồng. Với thời giá hiện nay chi phí như vậy là hết sức khiêm tốn, vì thế cơ hội để được tham gia vào các hoạt động giải trí là rất khó khăn. Hành động chi cho hoạt động giải trí khá ít ỏi so với thu nhập là hành động duy lí truyền thống. Người Việt xưa nay vẫn bị chi phối bởi lối tư duy cố hữu cuả người dân sản xuất nhỏ tằn tiện căn cơ “ăn bữa nay lo bữa mai”. Vì thế, có những người trong nghề dẫn nhảy thu nhập rất ổn định và khá cao nhưng chi phí dành cho hoạt động giải trí vẫn không đáng kể. Chi phí không cao dẫn đến các loại hình giải trí mà họ có thể tiếp cận không phong phú. Không tiếp cận với các loại hình giải trí thì không thể khơi dậy những nhu cầu bản năng về mặt tinh thần cuả họ. Nhu cầu về giải trí không lớn dẫn đến vị trí của các hoạt động giải trí trong tư duy của những người dẫn nhảy dù cần thiết nhưng chưa thật sự quan trọng. Vì thế, hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy không phong phú thậm chí còn có thể coi là khá nghèo nàn. Như vậy có thể khẳng định, kinh tế là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc tham gia các hoạt động giải trí của nhóm người dẫn nhảy ở Hà Nội. Tuy nhiên ngoài nguyên nhân kinh tế, đặc thù về nghề nghiệp cũng là một nhận tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động giải trí của nhóm người này. 1.2.2. Thời gian làm việc Thời gian làm việc là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động giải trí được các nhóm xã hội tham gia. Bởi lẽ, thời gian làm việc sẽ quyết định các hoạt động giải trí có thể tham gia để phù hợp với lịch làm việc cũng như nhịp độ công việc. Thời gian làm việc của nhóm xã hội này có nhièu nét khác biêt: Họ không làm việc trong vòng 8 tiếng như những nghề nghiệp khác, mà làm việc theo ca. Mỗi ngày có 3 ca. Buổi sáng từ 8h.30phút- 10h.30 phút. Buổi chiều từ 3h.30phút-5h30phút. Buổi tối từ 8h.30phút- 10h.30phút. Thông thường mỗi người làm 2 ca và để bắt đầu công việc họ phải đến sớm khoảng 30 phút đến 1giờ để chỉnh chu lại trang phục và thực hiện những nội quy riêng của câu lạc bộ hay vũ trường. Càng vào những ngày nghỉ, những dịp cuối tuần thì thời gian làm việc lại càng tăng. Như vậy, họ bắt đầu làm việc khi các thiết chế giải trí mở của và kết thúc công việc khi các thiết chế này đóng cửa. Điều đó dẫn đến những người làm việc trong lĩnh vực này không có cơ hội để tham gia vào các hoạt động giải trí và nếu có thì chỉ có thể tham gia vào các hoạt động giải trí đơn giản nhất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn. Do đặc thù nghề nghiệp nên những người này thừơng làm việc mạnh vào những thời điểm mà các nhà khoa học cho rằng không có lợi cho sức khoẻ. Khi sức khoẻ chưa được đảm bảo thì nhu cầu nghỉ ngơi lại thưòng được đặt lên trên nhu cầu giải trí. Vì thế nếu đặt tương quan so sánh giữa hoạt động nghỉ ngơi với hoạt động giải trí trong thời gian rỗi với thì hẳn những người dẫn nhảy sẽ lựa chọn nghỉ ngơi là hoạt động chính yếu trong khoảng thời gian này. Như vậy, thời gian làm việc kết hợp với cường độ làm việc không phù hợp với nhịp sinh học đã đẩy lùi nhu cầu giải trí trong nhóm người này và đặt những nhu cầu khác lên trên nó. Vì thế, những người dẫn nhảy ít tham gia, thậm chí không tham gia vào các hoạt động giải trí. Mặt khác, hoạt động giải trí chỉ có thể diễn ra trong khoảng thời gian rỗi mà những người dẫn nhảy thời gian rỗi của họ chủ yếu là thời gian rỗi cấp ngày, còn thời gian rỗi cấp tuần, cấp năm như đã phân tích ở trên thì khá hiếm hoi Ngay cả thời gian rỗi cấp ngày của họ cũng rất it ỏi chỉ khoảng 1-2h. Vì thế, cơ hội để tiếp cận với các loại hình giải trí hạn chế từ đó các hoạt động giải trí họ có tham gia cũng mà kém phong phú đi. Thậm chí có những loại hình giải trí mà những người thuộc nhóm người này không thể tham gia. Tóm lại, thời gian làm việc khác biệt là nguyên nhân hạn chế việc tham gia hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy. Ngoài ra một nguyên nhân khác cũng có ảnh hưỏng rất lớn đến hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy, nhất là hoạt động giải trí cấp năm đó là: Hoạt động của những người quản lí 1.2.3. Hoạt động của những người quản lí Người quản lí đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt đông giải trí của người dẫn nhảy. Về vấn đề này tôi đã thu được ý kiến: “Thông thường câu lạc bộ tổ chức cho bọn anh đi chơi 1-2 lần trong 1 năm. Nhưng đi đâu và có phải làm việc không là do người quản lí quyết định. Nhất là những ngày nghỉ cuối tuần, nếu có việc bận thật sự mà quản lí thông cảm thì việc xin nghỉ dễ dàng hơn. . Nói chung là không khó lắm trong việc xin phép miễn là mình có lí do đàng hoàng và khéo léo trong việc xin phép”.( Nam-30 tuổi- CLB Thăng Long) Như vậy, hoạt động của người quản lí đóng vai trò rất quan trọng đối với những người dẫn nhảy từ cấp ngày cho đến cấp tuần và cấp năm. Đối với hoạt động giải trí cấp ngày: Thông thường họ tiếp cận với các chương trình trên truyền hình ngay ở câu lạc bộ thông qua các kênh truyền hình mà người quản lí đang sử dụng. Vì thế, nếu những người quản lí nắm bắt được những điều này và có những hiểu biết nhất định về tác dụng của thư giãn, giải trí đối với công việc thì họ sẽ có những kế hoạch để đáp ứng được nhu cầu rất thiết thực của đội ngũ nhân viên của mình. Như vậy, trong hoạt động giải trí cấp ngày tại nơi làm việc mà ở đây cụ thể hơn là việc theo dõi các chương trình truyền hình có thể chuyển đổi từ tính thụ động sang chủ động hay không thì vai trò của người quản lí là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong hoạt động giải trí cấp ngày của người dẫn nhảy, người quản lí chưa ý thức cũng như phát huy được vai trò của mình. Vì vậy các chương trình truyền hình được mở theo thói quen nhất định. Như vậy, vô hình chung người dẫn nhảy lại mất thêm các cơ hội tiếp cận với các hoạt động giải trí. Trong hoạt động giải trí cấp tuần, người quản lí đã có những hành động tích cực như: làm gia tăng thời gian rỗi cho những người dẫn nhảy trong các chế tài thưởng phạt được đặt ra tại mỗi CLB. Thông thường các CLB đều đưa ra hình thức thưởng phạt bằng tiền, nhưng thời gian gần đây còn xuất hiện hình thức thưỏng bằng ngày nghỉ. Ý kiến sau đây sẽ làm rõ điều này:“Chúng tôi triển khai cho họp toàn thể nhân viên mỗi tuần 1 lần vào cuối tuần để tổng kết lại những công việc đã làm, rút kinh nghiệp cho tuần tới, đồng thời tiến hành thưởng phạt cho những người đã tham gia làm trong tuần. Đối với những người làm việc thì sẽ được thưởng 50.000đ. Còn vi phạm thì cũng sẽ bị phạt, mức phạt thấp nhất là 50.000đ và cao nhất là 100.000đ cho mỗi lần vi phạm. Bên cạnh đó chúng tôi còn có chế độ cho nhân viên nghỉ mỗi tuần 1 ngày có hưởng lương. Việc nghỉ ngày nào là do nhân viên tự lựa chọn và báo trước với Ban lãnh đạo để chúng tôi có những bố trí cho hợp lý. Những điều này đều được mọi nhân viên của CLB chấp nhận và không có những phàn nàn gì.(Nam -50 tuổi-quản lí nhân viên CLB Thăng Long) Việc có thêm những ngày nghỉ là nhân tố quan trọng dẫn đến cơ hội tham gia vào các thiết chế giải trí. Người quản lí đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc này. Vì dẫn nhảy là một nghề chưa được nhà nước công nhận, nên chưa có một văn bản pháp lí chính thức nào quy định về hoạt động nghỉ phép, nghỉ ốm...của họ. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào người quản lí. Việc người quản lí đặt ra các chế tài hợp lí không những hạn chế được những hành vi không phù hợp ảnh hưởng đến hoạt động của câu lạc bộ, vũ trường mà còn khích lệ tinh thần làm việc của những người dẫn nhảy, tạo hứng khởi làm việc, cũng như tâm lí thoải mái. Như vậy, người quản lí hoạt động tích cực không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà cả người lao động cũng được hưỏng rất nhiều ưu ái. Vì thế, hoạt động của người quản lí có tích cực hay không có tác động không nhỏ đến tâm lí những người dẫn nhảy. Từ tâm lí thoải mái, họ giảm thiểu được những stress do công việc mang lại như vậy mới có điều kiện để tham gia vào các hoạt động giải trí. Như vậy có thể nhận thấy hoạt động của người quản lí có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới việc tham gia vào các hoạt động giải trí cấp tuần của những người dẫn nhảy. Đối với hoạt động giải trí cấp năm thì vai trò của người quản lí càng quan trọng. Khi được hỏi về các hoạt động giải trí cấp năm của mình thì có tới 45.8% số người được hỏi cho biết: hoạt động giải trí cấp năm của họ chỉ là những lần đi du lịch cùng với câu lạc bộ khoảng 1-2 lần trong năm. Như vậy, hoạt động giải trí cấp năm của họ phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động cuả câu lạc bộ mà ở đây những người quản lí đóng vai trò thiết yếu và hết sức quan trọng. Đối với những người ngoại tỉnh hoạt động giải trí trong năm có thể tính đến là những đợt nghỉ phép dài ngày để về thăm gia đình. Điều này, đối với những ngành nghề khác có vẻ rất thiết yếu và không có gì mới mẻ, tuy nhiên với những người làm nghề dẫn nhảy thì hoạt động này lại phụ thuộc rất nhiều vào người quản lí. Do tính pháp lí của công việc không được đảm bảo nên người lao động không được hưỏng những quyền lợi hiển nhiên như ở các ngành nghề khác, do đó tất cả các quyết định liên quan đến công việc đều do người ban quản lí quyết định. Chính vì vậy, hoạt động của người quản lí không chỉ tác đông đến những yếu tố liên quan đến công việc của người dẫn nhảy mà còn liên quan tới thời gian nghỉ ngơi, làm việc của họ. Trong khi đó, hoạt động của các CLB, vũ trưòng là kinh doanh nên mục tiêu đặt ra là lợi nhuận. Yếu tố này khiến người quản lí phải có những cân nhắc trước những lần xin nghỉ phép dài ngày của nhân viên. Chính vì thế hoạt động giải trí cấp năm của họ rất nghèo nàn và không đáng kể. Tóm lại, hoạt động của người quản lí còn thiếu sự sáng tạo và còn quá chú ý đên lợi ích kinh tế của bản thân, câu lạc bộ, vũ trưòng chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến họat động giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn. 2. Xu hướng tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian tới Nhu cầu giải trí trong những năm tới sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với tất cả mọi người dân. Vì vậy, những người dẫn nhảy càng phải nỗ lực để hoàn thành vai trò xã hội của mình. Trong khi những người đi nhảy tăng lên nhanh chóng thì số lượng người dẫn sẽ không đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, những người dẫn nhảy sẽ càng chịu nhiều áp lực về thời gian rảnh rỗi.Và hoạt động giải trí của họ lại càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, tính chất pháp lí của công việc chưa có nên cường độ công việc.. của người dẫn nhảy phụ thuộc vào các chế tài do ban quản lí CLB, vũ trường đặt ra. Như vậy, hoạt động giải trí của họ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các chế tài này. Trong khi đó trong hoạt động kinh doanh, lợi ích cá nhân người chủ phải được đặt lên hàng đầu. Vì thế trong thời gian tới không có một yếu tố nào có thể đảm bảo được rằng hoạt động giải trí của người dẫn nhảy sẽ phong phú nhờ sự tích cực của những ngưòi quản lí. Kinh tế cũng là nguyên nhân căn bản dẫn đến việc ít tham gia vào các hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy trong thời gian tới. Hiện nay giá cả thị trường đều tăng lên nhanh chóng và dự kiến trong thời gian giá cả vẫn tiếp tục tăng. Trong khi đó thu nhập của họ vẫn thấp và không ổn định. Vì thế ít có cơ hội để họ tham gia vào các hoạt động giải trí. Như vậy, khó khăn về thời gian và thu nhập còn tồn tại nên thời gian tới hoạt động giải trí của người dẫn nhảy vẫn là các hoạt động giải trí đơn giản, đa phần là tự tạo. Các hoạt động đánh bài, tụ tập bạn bè, uống rượu bia...vẫn chiếm ưu thế trong các loại hình giải trí thường được sử dụng. Mặt khác trong thời gian tới khi nhu cầu khiêu vũ trong xã hội tăng thì sẽ có rất nhiều người được mời đi dẫn riêng. Thời gian rỗi sẽ bị biến thành thời gian làm việc. Càng nhiều người không tiếp cận được với các loại hình giải trí Đối với hoạt động giải trí cấp tuần và cấp năm: do những nguyên nhân cản trở việc tham gia vào hoạt động giải trí chưa được giải quyết nên các hoạt động giải trí cấp tuần và cấp năm không có sự thay đổi, tức là vẫn nghèo nàn về cả nội dung lẫn mức độ. Tóm lại, trong thời gian tới xu hưóng tham gia hoạt động giải trí của nhóm ngưòi dẫn nhảy không có sự thay đổi nhiều. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong những năm qua hoạt động giải trí đã trở thành một bộ phận thiết yếu đối với cuộc sống. Khi nghiên cứu về hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy tôi phát hiện ra có rất nhiều điều thú vị: Nhận thức về giải trí của họ còn chưa đầy đủ. Thậm chí còn có những nhận thưc sai lầm khi coi làm việc cũng là một hình thức giải trí. Đa số họ đều thấy hoạt động giải trí là cần thiết nhưng mức độ tham gia từ cấp ngày, đến cấp tuần và cấp năm đều rất hạn chế, Chủ yếu là giải trí cấp ngày. các loại hình giải trí của họ rất nghèo nàn. Có người không tham gia vào hoạt động giải trí. Loại hình được sử dụng nhiều nhất là đánh bài ăn tiền. Hầu hết tất cả mọi người không phân biệt tình trạng hôn nhân, thành phần xuất thân đều tham gia vào hoạt động này như một loại hình giải trí. Không có sự khác biệt trong việc lựa chọn các loại hình giải trí giữa những người có trình độ học vấn khác nhau, tuy nhiên có sự khác biệt trong tương quan với tình trạng hôn nhân và thành phần xuất thân Thực trạng trên là do 3 nguyên nhân chính: kinh tế, thời gian lao động và hoạt động của người quản lí Trong thời gian tới, họ vẫn ít tham gia vào các hoạt động giải trí và loại hình được lựa chọn nhiều nhất vẫn là: hoạt động đánh bài ăn tiền 2. Một vài khuyến nghị Với chính bản thân những người dẫn nhảy: - Nâng cao hơn nữa nhận thức của chính những người dẫn nhảy để họ hiểu biết được tấm quan trọng thực sự của các hoạt động giải trí. Từ đó, họ phải tận dụng những khoảng thời gian rỗi để tham gia vào các hoạt động giải trí. - Phải chú trọng hơn đến nhu cầu giải trí của bản thân và có những hoạt động thiết thực để giải quyết những nhu cầu này. - Phải biết cân bằng giữa nhu cầu về mặt tinh thần với nhu cầu sinh lí. Bởi lẽ, đáp ứng được những nhu cầu tinh thần thông qua các hoạt động giải trí cũng là một giải pháp để tăng cường sức khoẻ và khả năng làm việc. - Không nhận thêm quá nhiều các công việc ngoài giờ làm việc, để đảm bảo sức khoẻ cũng như thời gian dành cho hoạt động giải trí. 2. Đối với những người quản lí: - Người quản lí kiên quyết không cho nhân viên làm 3 ca/ngày hoặc giảm tối thiểu thời gian làm 3 ca một ngày, để họ có cơ hội nghỉ ngơi, đáp ứng nhu cầu sinh lí và tham gia các hoạt động giải trí. - Nên tăng tiền thưởng hoặc số ngày nghỉ trong tháng cho các nhân viên trong CLB. Điều này vừa khích lệ tinh thần làm việc của những người dẫn nhảy, vừa gia tăng hoặc là thời gian rỗi hoặc là khả năng tài chính để những người dẫn nhảy có thêm những cơ hội để tham gia các hoạt động giải trí. - Trong những buổi giao lưu giữa các CLB với nhau ngoài việc học tập kinh nghiệm về công việc nên tổ chức thêm các hoạt động giải trí phù hợp để mọi người có điều kiện tham gia. 3. Đối với nhà nước: - Phải có sự công nhận về mặt pháp lí với nghề nghiệp này từ đó có những chính sách cụ thể đối với tần suất công việc của những người dẫn nhảy. - Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền ngày càng nhiều hơn về tác dụng của các hoạt động giải trí. Thông qua đó sẽ thúc đẩy mọi ngườổntng đó có những người dẫn nhảy tham gia nhiều hơn vào hoạt động này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Quang Hà, 2001: Lý thuyết xã hội học hiện đại (tập 1). Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh: Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), 2001: Xã hội học. Nhà xuất bản ĐHQGHN. 4. G. Endrweit- G. Trommsdorff, 2002: Từ điển xã hội học. Nhà xuất bản Thế giới. 5. Vũ Hào Quang, 2005: Tập bài giảng lý thuyết xã hội học hiện đại. 6. Trần Ngọc Thêm, 2000: Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo Dục. 7. Trương Thìn, 2007: Những điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội. 8. Sabino Acquaviva, 1998.Xã hội học tôn giáo, (bản dịch tiếng Việt của Lê Diên). Nhà xuất bản Hà Nội. 9. Đặng Nghiên Vạn, 1996: Về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản KHXH. 10. Lê Trung Vũ, 2001: Mê tín- biểu hiện và quan niệm. Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 4. 11. Hoàng Thu Hương, 2004: Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ như thế nào. Tạp chí xã hội học số 1. 12. Nguyễn Xuân Nghĩa, 2007: Xã hội học của M.Weber và tính thời sự của nó. Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 2. 13. Nguyễn Quốc Tuấn- Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2007: Mấy vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay. Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 3. 14. Mai Huy Bích, 2004: Tôn giáo trong nhãn quan xã hội học. Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 2. 15. Mai Văn Hai, 2001: Về đời sống văn hoá tinh thần ở nước ta hiện nay. Tạp chí xã hội học số 2. 16. Hoàng Thu Hương, 2001, khoá luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của trí thức Hà Nội dưới góc độ xã hội học”. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (17).doc
Tài liệu liên quan