Đề tài Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam

MỤC LỤC Mục lục 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 1. Sự cần thiết của đề tài 3 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Kết cấu đề tài 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐẾ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU Ở NƯỚC TA 5 1.1 Giới thiệu chung về cây điều và ngành điều ở nước ta 5 1.1.1 Giới thiệu khái quát về cây điều 5 1.1.2 Giới thiệu chung về ngành điều Việt Nam 6 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hạt điều 9 1.3. Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế quốc dân 10 1.3.1 Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước 11 1.3.2 Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái 12 1.3.3. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA VIỆT NAM 15 2.1. Tình hình xuất khẩu hạt điều cửa Việt Nam trong thời gian qua 15 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam những năm gần đây 15 2.1.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 18 2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam 19 2.2 Một vài đánh giá về hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam trong thời gian qua 22 2.2.1. Những thành công trong hoạt động xuất khẩu điều của nước ta 22 2.2.2. Những tồn tại của hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta 23 2.2.3. Nguyên nhân của những thành công và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta 24 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA NƯỚC TA 27 3.1 Định hướng cho hoạt động xuất khẩu điều ở Việt Nam 27 3.1.1 Quan điểm phát triển 27 3.1.2. Định hướng phát triển 28 3.2 Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta 31 3.2.1 Nhóm giải pháp tầm vi mô 31 3.2.2 Nhóm giải pháp tầm vĩ mô 35 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, hạt điều được coi là một trong 10 nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường thế giới, hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng. Việt Nam chiếm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm vị trí thứ nhất trên thế giới về sản lượng hạt điều. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách nhà nước. Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, xuất khẩu hạt điều cũng gặp phải nhiều thách thức, khó khăn, thể hiện trên các mặt như: sản phẩm điều của Việt Nam còn thiếu tính đa dạng, nguồn cung ứng nguyên liệu còn hạn chế, trình độ quản lý yếu kém, Ngoài những khó khăn trong nước, ngành điều Việt Nam còn phải đối mặt với một thách thức khá lớn và ngành điều Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những hạn chế như vậy thì nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhận thức được điều này, em đã chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố, bổ sung và vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế - xã hội . Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trên thị trường thế giới trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hạt điều xuất khẩu trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian qua. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi là hoạt động sản xuất và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian gần đây, từ năm 2005 đến 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong kinh tế làm phương pháp luận cơ bản. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng kết hợp gồm có quan sát thực tế, so sánh, tổng hợp số liệu, phân tích thống kê, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu kinh nghiệm điển hình, cân đối và dự báo bằng các mô hình kinh tế . trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp. 5. Kết cấu đề tài Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương chính: Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu điều của nước ta Chương 2: Thực trạng và đánh giá về tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu điều của nước ta Em xin chân thành cảm ơn cô giáo THS. Nguyễn Thị Thúy Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm khoá luận. Tuy nhiên, do có sự hạn chế của bản thân về kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô.

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngừng tăng trong những năm qua, đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành điều cũng liên tục tăng. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu khoa học công nghệ từ nước ngoài, phát triển công nghệ hiện có trong nước. Lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều đã được sử dụng hợp lý để nhập khẩu những giống điều mới cho năng suất cao hơn và những công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến để hiện đại hóa ngành chế biến điều. Khi sản xuất điều phát triển, đời sống của đồng bào trồng điều, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa được nâng lên, giúp đồng bào ổn định cuộc sống, định canh định cư, tránh hiện tượng du canh, du cư như trước. Mỗi nhà máy, xí nghiệp chế biến điều mọc lên ở đâu là nơi đó dân cư đến sinh sống tập trung, đồng thời điện, đường, trường trạm... được xây dựng theo để phục vụ cho hoạt động của các nhà máy và đời sống của người dân. Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến điều vô hình chung đã đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu nông sản nói chung và góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa. 1.3.2 Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái Nhờ trồng điều, chúng ta đã tăng nhanh vòng quay sử dụng đất, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là đất ở những vùng trước đây bỏ hoang, cằn cỗi, cải biến cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở những vùng trồng cây điều. Cây điều là cây công nghiệp dài ngày chịu được hạn, không kén đất... do đó chúng ta có thể tận dụng những vùng đất khô hạn ở phía Nam nước ta. Do bản chất bán hoang dại và nguồn gốc nhiệt đới nên cây điều có thể phát triển trong điều kiện khí hậu nóng gió, khô hạn, đặc biệt là vùng Duyên hải Miền Trung. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai khô hạn, nghèo dinh dưỡng nhưng cây điều vẫn cho hiệu quả kinh tế khá hơn hẳn một số cây trồng khác đặc biệt là ở vùng đất trống đồi núi trọc. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tỉnh duyên hải miền Trung, vùng thấp các tỉnh Tây Nguyên hiện đang có hàng trăm ngàn hécta đất trống đồi trọc, trong đó có gần 400.000 hécta thích hợp cho trồng điều. Nghiên cứu này cũng cho thấy "chưa có một loại cây trồng nào có thể phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây điều". Như vậy, nếu không có sự phát triển của cây điều thì một lượng lớn đất đai sẽ bị lãng phí, hệ số sử dụng đất sẽ rất thấp. Sự biến động bất lợi thời tiết trong những năm qua đã gây nên hạn hán và thiếu hụt nước trầm trọng ở các vùng đất cao làm hạn chế việc mở mang diện tích của các cây trồng cần nước tưới trong mùa khô như cà phê và các loại cây ăn quả khác. Điều này lại càng làm nổi bật vai trò của cây điều trong cơ cấu cây trồng ở những vùng đất cao, hiếm nước. Hơn nữa, cây điều không chỉ phát huy hiệu quả ở những vùng đất hoang hóa, khô cằn mà còn chứng tỏ vị thế của mình ở những vùng đất được coi là màu mỡ bởi vì so với các loại cây công nghiệp lâu năm khác như cây cao su, cây cà phê, cây chè thì các yêu cầu về đầu tư của cây điều rất thấp nhưng hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế lại tương đương hoặc cao hơn. Do vậy mặc dù bị cạnh tranh bởi các cây trồng khác qua việc đa dạng hóa các loại cây trồng tại một số vùng kinh tế trọng điểm nhưng cây điều vẫn giữ vị trí độc tôn. Việc sản xuất và xuất khẩu điều cũng đã góp phần không nhỏ vào việc cải biến cơ cấu kinh tế của các vùng trồng điều. Trước đây các vùng này hầu như chỉ dựa vào nông nghiệp là chính, nhưng từ khi điều trở thành sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa và có giá trị thương mại cao thì cơ cấu kinh tế của các vùng này đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ do sự phát triển của các nhà máy sản xuất chế biến điều gắn liền với các vùng nguyên liệu. Hiện nay nước ta có hơn 200 cơ sở chế biến hạt điều và hàng trăm xưởng chế biến mini nhỏ tập trung chủ yếu ở những vùng nguyên liệu chính như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Đây là những vùng trước đây hầu như là thuần nông, nhưng sự ra đời của các nhà máy chế biến điều đã kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều dịch vụ khác, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, chúng ta đang đứng trước một thực tế là môi trường nước ta hiện đang bị hủy hoại nặng nề thể hiện ở những hiện tượng thiên tai dồn dập như lũ lụt, bão, đất xói lở, hạn hán. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng ấy là do sự tàn phá rừng, sự lạm dụng phân hóa học trong trồng trọt và các hóa chất khác, sự tiêu diệt những vi sinh vật có ích... Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải phủ xanh đất trống, đồi trọc, hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, tăng độ phì nhiêu và hiệu quả sử dụng đất. Trước thực trạng môi trường như vậy, xuất phát từ quan điểm cây điều là một loại cây lâm nghiệp phù hợp với trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc, đáp ứng được yêu cầu phòng hộ vùng đầu nguồn và được đưa vào trong các chương trình khuyến khích trồng rừng như chương trình 327, PALM... việc trồng cây điều đã góp phần không nhỏ vào việc trồng, phát triển rừng và giữ gìn môi trường sinh thái. 1.3.3. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động Cây điều còn được coi là cây của vùng đất bạc màu, cây của người nghèo bởi đây là một trong những loại cây trồng chủ chốt trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của nước ta. Trong những năm gần đây, giá trị kinh tế của cây điều càng được khẳng định. Nếu đem so với một cây kinh tế chủ yếu khác của địa phương thì như vậy việc trồng cây điều sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn mà quá trình thu hoạch, bảo quản sản phẩm lại đơn giản hơn rất nhiều. Việc phát triển sản xuất và xuất khẩu điều còn tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu thống kê của VINACAS thì hiện nay có khoảng 800.000 người sống bằng nghề trồng điều và tổng số lao động trực tiếp đang làm việc trong các nhà máy sản xuất, chế biến, xuất khẩu hạt điều vào khoảng 120.000 người, chưa kể số lao động gián tiếp và lao động nông nhàn tham gia sản xuất khi vào vụ thu hoạch, ước tính cứ 1000 tấn điều thô cần chế biến sẽ giải quyết việc làm cho 250 người lao động trong 1 năm sản xuất với mức thu nhập 500 - 700USD/năm/người. Nhờ việc nhân rộng cây điều, ở nhiều địa phương nay không còn hộ đói và giảm hẳn số hộ nghèo. ở nhiều nơi, cây điều không còn là cây xóa đói giảm nghèo mà đã trở thành cây làm giàu của nhiều hộ gia đình. Từ đó cuộc sống nông thôn được cải thiện, giặc đói nghèo được diệt tận gốc, thanh niên nam nữ không còn kèo về thành thị tìm công ăn việc làm gây xáo trộn trật tự xã hội nữa, đồi trọc đất trống được phủ xanh, môi trường sinh thái được bảo vệ, người nông dân được làm chủ, tự tay chăm sóc, tự bảo vệ lấy tài sản của mình, không còn tình trạng phá rừng vì sự sống nữa, nếp sống của dân cư thực sự đi vào nề nếp. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA VIỆT NAM 2.1. Tình hình xuất khẩu hạt điều cửa Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam những năm gần đây Công tác xuất khẩu của ngành điều trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Qui mô xuất khẩu hạt điều ngày càng mở rộng với khối lượng và kim ngạch tăng với tốc độ khá cao. Xét về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, trong khoảng 5 năm gần đây, bên cạnh một số sản phẩm nông sản mang tính truyền thống như gạo, lạc nhân, hạt tiêu, cà phê, đỗ tương, nhân điều đã trở thành một mặt hàng nông sản mang về cho đất nước một nguồn ngoại tệ xuất khẩu rất lớn. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều tăng lên một cách đáng kinh ngạc. Riêng năm 2004 kim ngạch xuất khẩu điều đạt con số 430 triệu USD(103.000 tấn), so với năm 2003 tăng 25% về sản lượng và 40% về giá trị. Và năm 2005, do giá điều thế giới tăng, nên kim ngạch xuất khẩu tăng 10,3%, đạt 418 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điều lớn thứ 2 thế giới, sau Ấn Độ. Năm 2006, VN đã vượt Ấn Độ - "cường quốc" về cây điều - để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về XK hạt điều. Chất lượng nhân điều VN cũng được ca ngợi là số 1, là thơm ngon hơn hẳn nhân điều của Ấn Độ, Brazil hay Tanzania... Thật vậy, năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 127.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch xuất khẩu gần 504 triệu USD; trong khi Ấn Độ chỉ xuất khẩu có 118.000 tấn nhân điều. Chính kết quả này đã đẩy VN lên ngôi vị XK nhân điều hàng đầu thế giới trong năm 2006. Năm 2007, tiếp tục lần thứ hai Việt Nam đứng số 1 thế giới về XK hạt điều, đồng thời đạt mức cao kỷ lục về số lượng cũng như trị giá. Cả năm 2007, nước ta xuất khẩu được 151,73 ngàn tấn hạt điều các loại với trị giá 650,6 triệu USD, tăng 19,66% về lượng và tăng 29,15% về trị giá so với năm 2006; tăng 39,24% về lượng và tăng 29,73% về trị giá so với năm 2005. Năm 2008, cả nước xuất khẩu 167.000 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 920 triệu USD, tăng trên 40% về giá trị so năm 2007. Tuy giá trị xuất khẩu chỉ bằng gần một nửa so với cà phê, nhưng hạt điều vẫn thuộc nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Theo số liệu thống kê, trong tháng 4/2009, cả nước xuất khẩu được 12,5 nghìn tấn hạt điều với trị giá 54,6 triệu USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 17% về trị giá so với tháng 3/2009; tăng 10% về lượng nhưng vẫn giảm 13,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tính đến hết tháng 4/2009 ngành điều của nước ta xuất khẩu đạt 44 nghìn tấn với kim ngạch 194 triệu USD, tăng 5,9% về lượng nhưng giảm 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, lượng hạt điều xuất khẩu của cả nước trong tháng 7/2009 đạt 20.591 tấn với kim ngạch 100,08 triệu USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 31,8% về kim ngạch so với tháng trước, đây là tháng thứ 5 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay lượng hạt điều xuất khẩu tăng liên tục, còn so với cùng kỳ năm 2008 thì mặc dù giảm nhẹ 4,1% về kim ngạch nhưng lại tăng 22% về lượng. Như vậy, tổng lượng điều xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm lên đến 95.093 tấn với kim ngạch 431,71 triệu USD, tăng 6,05% về lượng song lại giảm 12,6% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2008. Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu điều trong tính đến tháng 8/2009 ( triệu USD_ nghìn tấn) Khối lượng, giá trị 8T/2008 và tăng trưởng so với 2007 Khối lượng, giá trị 8T/2009 và tăng trưởng so với 2008 Lượng Giá trị +/- Lượng +/- Giá trị Lượng Giá trị +/- Lượng +/- Giá trị 109 597 112.00 149.60 115 527 106.00 86.50 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu điều năm 2008-2009 (triệu USD) (Nguồn: số liệu của tổng cục hải quan) Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu điều so với các nông sản chủ lực khác 9 tháng đầu năm 2009 (Triệu USD) ( Nguồn: tổng hợp từ số liệu của tổng cục thống kê) 2.1.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Nhìn chung, ngành điều đã rất nỗ lực trong việc đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm điều cho xuất khẩu và đã chú ý nhiều đến việc nâng cao tỷ trọng các mặt hàng điều chất lượng cao. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, không phải cứ có lợi thế sản xuất loại nào thì xuất khẩu loại ấy, mà ở mỗi thị trường khác nhau, nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhau. Do đó, cần phải căn cứ và xem xét nhu cầu thị trường để đưa ra và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Trong cơ cấu sản phẩm hạt điều xuất khẩu của Việt Nam, nhân điều chiếm một tỷ trọng lớn, trung bình hơn 85%. Điều này cho thấy hạt điều nhân là mặt hàng chủ lực của ngành điều Việt Nam. Lượng xuất khẩu điều nhân của Việt Nam là rất lớn, đứng thứ nhất trên thế giới, chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới liên tục tăng. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội điều Việt Nam, trong 3 năm từ 2006 đến 2008, toàn ngành điều cả nước đã nhập khẩu hơn 1,5 triệu tấn điều thô, trong đó hơn 500 nghìn tấn được nhập khẩu từ các nước châu Phi như: Bờ Biển Ngà (trên 50%), Guinea Bissau, Mozambique và một số nước châu Á như Indonesia, Campuchia với trị giá bình quân trên dưới 100 triệu USD mỗi năm. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết, diện tích canh tác điều cả nước hiện nay khoảng 400 nghìn ha, trong đó chỉ có khoảng 300 nghìn ha có thu hoạch, giảm khoảng 30 nghìn ha so với các niên vụ trước. Do vậy, năm nay các doanh nghiệp Việt Nam dự kiến sẽ nhập khoảng 200 nghìn tấn điều thô để đáp ứng công suất chế biến và nhu cầu xuất khẩu, tương ứng khoảng 100-140 triệu USD. Nhập khẩu điều nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 8/2009 đạt 24,2 triệu USD, mức cao nhất kể từ đầu năm 2009, tăng 7,7% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Chuyển từ xuất khẩu điều thô sang xuất khẩu điều nhân đã tạo ra bước phát triển nhanh cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, hàng năm, nước ta còn nhập một số lượng lớn điều thô (năm 2007 nhập150 ngàn tấn) từ các nước Tây phi và Cam–pu-chia để chế biến và tái xuất, góp phần nâng cao giá trị và vị thế của ngành điều Viêt Nam. Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới (sau Ấn Độ) về xuất khẩu điều nhân. Sản phẩm điều Việt Nam đã xuất khẩu sang 52 nước trên thế giới, chiếm khoảng 20% thị phần xuất khẩu điều thế giới và được thế giới đánh giá có chất lượng tốt. Bên cạnh sản phẩm nhân điều, dầu vỏ hạt điều cũng được xuất khẩu với khối lượng ngày càng tăng song hiện nay việc tìm thị trường cho sản phẩm này rất khó bởi ta phải cạnh tranh với sản phẩm của ấn Độ với trình độ công nghệ và chất lượng cao hơn. Các sản phẩm khác như mứt điều, nước giải khát điều... tuy đã được sản xuất nhưng dường như chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường bởi chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng quốc tế. Căn cứ nhu cầu thị trường, các nhà máy nên đầu tư phát triển chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo nên sự phát triển bền vững. 2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam Có thể nói rằng công tác thị trường của sản phẩm hạt điều xuất khẩu đã đạt được những tiến bộ lớn. Hiện nay sản phẩm điều của Việt Nam đã có mặt ở hơn 60 nước và vùng lãnh thổ, một số sản phẩm bắt đầu chiếm lĩnh được thị trường. Các thị trường chủ yếu của Việt Nam trong những năm qua là Trung Quốc, Mỹ, Anh, Trung Quốc... Điều nhân là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được xếp vị trí thứ hai trong số các hạt có dầu chỉ sau hạnh nhân về mức độ ngon và bổ dưỡng. Vì quan tâm đến vấn đề bổ dưỡng như vậy, nên hạt điều nhân được đánh giá khá cao ở Mỹ. Trung Quốc là thị trường quan trọng thứ hai của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều. Đây cũng là một thị trường hết sức rộng lớn với hơn 1 tỷ dân. Tuy nhiên, ở Trung Quốc hạt điều nhân cũng chỉ được tiêu thụ phần lớn ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến,... Tóm lại, về các thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam, mỗi thị trường có một đặc điểm riêng. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ các thị trường này để có thể đáp ứng một cách tốt nhất. So với tháng trước, lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang các thị trường có sự tăng giảm không đồng đều. Một trong số những thị trường chủ lực của hạt điều xuất khẩu nước ta là thị trường Hoa Kỳ. Với lượng xuất khẩu trong tháng 7/2009 đạt 7.549 tấn với kim ngạch 34,47 triệu USD, tăng 35,6% về lượng và tăng 49,36% về kim ngạch so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm 2008 thì tăng nhẹ 3,55% về kim ngạch và tăng 27,07% về lượng. Tiếp đến là thị trường Hà Lan, so với tháng trước thì tăng cả lượng và kim ngạch lần lượt là: 5,86% và 7,6% với lượng xuất khẩu đạt được trong tháng là 2.690 tấn với kim ngạch 13,51 triệu USD, tuy nhiên tổng lượng hạt điều xuất khẩu trong 7 tháng năm 2009 thì chỉ đạt 13.320 tấn với kim ngạch 67,31 triệu USD, giảm 10,5% về lượng và 17,33% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năma 2008. Tổng lượng hạt điều xuất sang thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2009 đạt 19.141 tấn với kim ngạch 80,83 triệu USD đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ, giảm nhẹ 0,71% về kim ngạch nhưng lại tăng 25,29% về lượng so với 7 tháng năm 2008. Một số thị trường xuất khẩu khác của hạt điều nước ta có sự tăng trưởng cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước như: Australia (tăng 53,5% về lượng và 61,86% về trị giá), Canada (tăng 107,05% về lượng và 131,43% về trị giá), Nga (38,7% về lượng và 36,97% về trị giá)… Bảng 2.4: tham khảo thị trường xuất khẩu hạt điều trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2009 (lượng: tấn, trị giá: 1000 USD) Thị trường Tháng 4/09 4 tháng đầu năm 09 Lượng trị giá Lượng trị giá Mỹ 3.430 14.181 13.324 58.318 Trung Quốc 2.910 12.081 10.882 45.458 Hà Lan 1.883 9.651 5.825 29.541 Ôxtrâylia 804 3.612 2.444 11.101 Anh 520 2.279 1.458 6.453 Đức 234 1.058 807 3.840 Canada 134 570 671 2.971 UAE 231 1.014 659 2.489 Nga 221 1.008 634 2.759 Italia 249 594 597 1.528 Thái Lan 175 832 571 2.601 Philippine 60 214 330 1.248 Tây Ban Nha 64 334 318 1.595 Nauy 32 150 255 1.362 Đài Loan 108 599 223 1.186 Bỉ 63 454 222 1.261 Pakistan 43 213 221 1.091 Hồng Kông 44 198 220 1.257 Nhật Bản 73 285 185 741 Malaixia 57 252 137 612 Ucraina 16 45 94 299 Niuzilân 0 0 90 397 Singapore 67 287 86 419 (Nguồn: Tổng cục hải quan) 2.2 Một vài đánh giá về hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam trong thời gian qua 2.2.1. Những thành công trong hoạt động xuất khẩu điều của nước ta Tuy mới có gần 20 năm hình thành và phát triển, ngành chế biến – xuất khẩu điều Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục để trở thành quốc gia chế biến – xuất khẩu điều hàng đầu thế giới hiện nay. Thực hiện đề án phát triển điều đến năm 2005 và 2010, các tỉnh đã hoàn thành tốt việc rà soát quy hoạch phát triển điều, dành ngân sách hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, hỗ trợ đưa giống mới vào sản xuất và hỗ trợ mở rộng diện tích điều cao sản. Các doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ đồng cho phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ giống cho nông dân. Nhờ đó, đến nay trong số hơn 400 nghìn ha điều cho thu hoạch, có khoảng 130 nghìn ha điều cao sản, năng suất đạt 2-2,5 tấn, cá biệt có vùng đạt gần ba tấn/ha, tăng hơn năm lần so với giống điều cũ. Trong hai năm 2005 và 2006 ngành điều Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan ở đầu vào (thị trường nguyên liệu trong nước) và đầu ra (thị trường xuất khẩu nhân điều) nên riêng trong năm 2005, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều đã lỗ 1.000 tỉ đồng. Trong hoàn cảnh đầy khó khăn ấy, Hiệp hội cây điều Việt Nam đã phát huy vai trò của mình trong việc phối hợp hỗ trợ và khuyến cáo các hội viên tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm lợi ích cho nông dân trồng nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Những cố gắng này đã tác động đến tình hình thu mua điều nguyên liệu 2006 và các năm sau nhiều đơn vị đã không còn lỗ, và đã bắt đầu có lãi. Bức tranh tổng thể của ngành điều đã có nhiều nét sáng sủa, đáng mừng, khẳng định bước phát triển đúng hướng của ngành. Về phát triển nguồn nguyên liệu, cây điều có lợi thế rõ rệt nhất là trồng được trên đất bạc mầu, đất trống đồi trọc, điều vừa là cây nông nghiệp vừa là cây lâm nghiệp, mức đầu tư thấp nên rất phù hợp với vùng nông dân nghèo với năng suất điều thô cao và tỷ lệ lãi tốt. Ở Việt Nam có hàng triệu hecta đất trống, đồi núi trọc lại nằm ở khu vực có điều kiện môi trường sinh thái phù hợp cho cây điều phát triển. Công nghệ chế biến điều của VN cũng không ngừng được các nhà nghiên cứu hoàn thiện và hiện trở nên tài sản vô giá, là bí quyết đặc thù thúc đẩy ngành điều VN đạt được những thành công, mà ngay cả những quốc gia vốn có truyền thống sản xuất điều gần 100 năm như Ấn Độ, Brazil... cũng phải ngạc nhiên. 2.2.2. Những tồn tại của hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta Cùng với những thành tựu đạt được, ngành sản xuất và xuất khẩu điều trong thời gian vừa qua cũng bộc lộ nhiều tồn tại. Mặc dù vụ điều năm 2008 là lần thứ ba liên tiếp, VN dẫn đầu các nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới; song, nhìn lại sự phát triển ngành chế biến – xuất khẩu hạt điều Việt Nam, nhiều người vẫn không khỏi e ngại, bởi còn quá nhiều thách thức khiến cho sức cạnh tranh của ngành điều không cao, phát triển thiếu bền vững, khối lượng xuất khẩu mạnh, nhưng sản xuất phập phù. Một nhà chế biến – xuất khẩu điều đã bày tỏ ý kiến của mình tại cuộc họp về ngành điều được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại TPHCM vào ngày 6.3.2009: "Nói về ngành điều, bao giờ chúng tôi cũng có 2 cảm giác, vừa tự hào, vừa lo âu. Tự hào vì hạt điều Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới, nhưng lo âu bởi sản xuất hạt điều Việt Nam cũng còn nhiều lắm những khiếm khuyết". Thật vậy, theo thống kê của Cục Trồng trọt, năm 2008 là năm thứ ba liên tiếp, Việt Nam dẫn đầu thế giới trong xuất khẩu nhân điều, với giá trị kim ngạch xuất khẩu 920 triệu USD - tăng 41,3% so với năm 2007. Song, bên cạnh thành quả rực rỡ ấy, năm 2008, diện tích trồng điều tại các địa phương cũng bị thu hẹp. Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương, diện tích trồng điều niên vụ 2007-2008 là 421.498 ha; trong đó, diện tích thu hoạch khoảng 320.000 ha. So với niên vụ 2006-2007, diện tích cây điều đã giảm 15.502ha. Tiến sĩ Hoàng Quốc Tuấn - Trưởng phòng quy hoạch - Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - cho rằng: Năm 2007 và 2008, diện tích trồng điều giảm 17.046ha, nhưng điều tra thực tế, diện tích điều giảm ít nhất phải gấp hơn 2 lần so với số thống kê. Giảm nhiều nhất là ở các tỉnh: Khánh Hoà (4.100ha), Bình Định (3.000ha), Đắc Lắc (2.900ha)... Sản lượng thu hoạch qua các năm cũng không bền vững, mà lúc giảm, khi tăng. Thí dụ: Năm 2006, sản lượng 340.000 tấn, năm 2007 là 400.000 tấn, nhưng năm 2008 giảm còn 350.000 tấn. Năng suất điều lại tăng rất chậm và không ổn định, do nông dân trồng điều ít đầu tư thâm canh đúng kỹ thuật. Năng suất năm 2005 đạt 1,06 tấn/ha, năm 2006 giảm còn 0,9 tấn/ha, năm 2007: 1,03 tấn/ha và năm 2008 là 1,10 tấn/ha. Tại Braxin, sản lượng điều xuất khẩu thấp hơn nước ta, nhưng năng suất bình quân là 2 tấn/ha. Trong khi đó, Bình Phước là thủ phủ của cây điều cũng mới chỉ đạt bình quân trên 1,3 tấn/ha. Về chế biến, một số đơn vị, cá nhân mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa đầu tư nghiên cứu và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, nên hiệu quả đem lại không cao. Trình độ công nghệ chế biến hạn chế, tỷ lệ lao động thủ công nhiều dẫn đến năng suất lao động thấp, giá thành chế biến cao đã kéo theo nhiều hệ lụy khiến cho ngành điều trong tỉnh khó đứng vững và phát triển mạnh trên thị trường quốc tế. 2.2.3. Nguyên nhân của những thành công và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta Nguyên nhân của những thành công: Sở dĩ ngành điều nước ta đạt được những thành công nói trên là do nhiều yếu tố tác động, trong đó có thể kể đến một số yếu tố sau: Thứ nhất là cầu thị trường điều trong những năm gần đây tăng mạnh, trong khi lượng cung lại có hạn làm cho giá hạt điều tăng. Đó là cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh, sản xuất và chế biến điều xuất khẩu ở nước ta. Thứ hai là điều kiện tự nhiên ở Việt Nam mà đặc biệt là ở các vùng từ Quảng Nam trở vào rất thích hợp với cây điều. Trong thời gian qua, chúng ta đã biết khai thác lợi thế này để kịp thời chớp lấy cơ hội tốt để phát triển sản xuất - xuất khẩu điều. Thứ ba là Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp có tác động khuyến khích phát triển, chế biến điều, trong đó đã đề ra phương hướng, mục tiêu và đặc biệt là quy hoạch phát triển cây điều. Như vậy, có thể nói rằng lợi thế lớn nhất của ngành sản xuất - chế biến - xuất khẩu hạt điều hiện nay chính là việc cây điều đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch trong chính sách phân bổ diện tích đất nông nghiệp cho các địa phương và các vùng kinh tế trọng điểm. Thứ tư là ngành điều đã sớm tiếp thu có chọn lọc kỹ thuật và kinh nghiệm các nước vào điều kiện thực tế nước ta để tổ chức sản xuất, chế biến và xuất khẩu có hiệu quả. Những nhân tố trên đã thực sự tạo động lực thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu điều phát triển nhanh, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước… Nguyên nhân của những tồn tại: Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết nguyên nhân sụt giảm diện tích là do giá vật tư nông nghiệp những năm gần đây tăng cao trong khi giá mua hạt điều lại giảm xuống khá thấp làm cho nhiều hộ trồng điều bị lỗ nặng. Theo tính toán của Hội Nông dân Bình Phước (địa phương có đến 47% sản luợng điều cả nước) thì năng suất điều bình quân hiện chỉ đạt khoảng 1 tấn/héc ta, giá bán điều thô tại vuờn của nông dân chỉ vào khoảng 6.800-7.000 đồng/kg, chỉ bằng chi phí đầu tư nên người nông dân hầu như không thu lợi được gì từ vuờn điều. Một nguyên nhân nữa là năm nay thời tiết lạnh hơn kèm theo nhiều sương muối làm cho làm cho cây điều khó ra hoa kết trái và sâu bệnh phát triển nhiều, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Do từ những tháng đầu năm 2009, những đợt mưa trái mùa đã làm cho trên 100.000 ha cây điều ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh… bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất (bình quân chỉ từ 200 đến 500 kg trái/ha) là cho sản lượng điều thô năm nay dự kiến sẽ sụt giảm nhiều so với các năm trước. Xuất khẩu nhân điều tuy có tăng về số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu; nhưng trong 2 năm qua (2007 và 2008) đã để xảy ra khá nhiều tranh chấp thương mại do phía doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện đúng hợp đồng giao hàng như: Giao hàng chậm, huỷ hợp đồng với nước ngoài do giá nguyên liệu tăng, hay khi giá nhân điều xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp không giao hàng, vì sợ lỗ vốn...Đây là những vi phạm thương mại không đáng có, mà nguyên nhân chủ yếu là do tính dự báo hiện trạng thị trường không chính xác, cũng như năng lực quản lý quá kém của các doanh nghiệp Việt Nam, dẫn tới những thua thiệt trên. Tổ chức chế biến của ngành điều cũng hết sức manh mún và tự phát, năng suất lao động còn thấp, sản phẩm không đa dạng và ít sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Toàn quốc có 203 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, nhưng hầu hết quy mô nhỏ, kim ngạch xuất khẩu từ 5 triệu USD trở lên chỉ có 38 doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp ngành điều còn non yếu về trình độ sản xuất, quản lý và khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp này quy mô còn nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ, chúng ta vẫn chưa tạo đủ cơ chế, biện pháp cần thiết để kích thích các doanh nghiệp gắn sự tồn tại của mình với việc sản xuất, kinh doanh, với khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Song có lẽ nhược điểm lớn nhất vẫn là trình độ non yếu của đội ngũ cán bộ sản xuất cũng như xuất nhập khẩu. Hầu hết các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu còn thiếu kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ yếu, kiến thức và hiểu biết về kỹ thuật kinh doanh và tình hình thị trường thế giới không cập nhật. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA NƯỚC TA 3.1 Định hướng cho hoạt động xuất khẩu điều ở Việt Nam 3.1.1 Quan điểm phát triển Phát triển sản xuất, chế biến điều trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác tốt nhất cả 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của cả nước. Áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng trồng điều tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến với bước đi phù hợp, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi đối với vùng trồng Điều tập trung, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, giống và quy trình canh tác. Trong thời gian tới, cây điều sẽ được phát triển trên những địa bàn có điều kiện, nhất là những vùng đất xám ở Tây nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ. Các địa phương trồng điều rà soát quy hoạch, bảo đảm đất trồng điều phải phù hợp và có khả năng thâm canh cho năng suất cao, theo hướng hình thành những vùng nguyên liệu tập trung; đồng thời chuyển một số diện tích điều không có khả năng thâm canh sang trồng cây khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thay thế dần giống điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến theo hướng hiện đại hóa, chế biến sâu. Chuyển đổi mạnh từ trồng trọt và chế biến phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Phát triển ngành điều gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất- thu mua- chế biến- bảo quản- tiêu thụ, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng vùng nguyên liệu kết hợp với vùng chế biến (kể cả các sản phẩm phụ) để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. 3.1.2. Định hướng phát triển Về nơi trồng điều, do điều là loại cây dễ trồng, không có đòi hỏi cao về điều kiện dinh dưỡng, đất đai như các loại cây khác, nên khuyến khích trồng ở những vùng đất xấu, nơi những loại cây khác không thể phát triển nhưng lại phù hợp với cây điều. Chi phí trồng điều thấp nên đề án cũng khuyến khích những người nông dân nghèo trồng điều để cải thiện đời sống đồng thời giúp phát triển ngành điều, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Phát triển diện tích điều trên những địa bàn có điều kiện, nhất là các vùng đất xám ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ; tập trung thâm canh và thay thế giống điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến theo hướng hiện đại hoá, chế biến sâu để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất. Về các cơ sở chế biến, cần xây dựng các cơ sở chế biến đủ năng suất chế biến toàn bộ hạt điều thô thành nhân điều, tiến tới đa dạng hoá sản phẩm và tổng hợp lợi dụng các sản phẩm phụ của điều. Về sản phẩm điều dành cho xuất khẩu, chúng ta cần tiến tới đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài sản phẩm là nhân điều xuất khẩu còn xuất khẩu thêm dầu vỏ hạt điều và nước quả ép từ quả điều. Mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích điều thu hoạch phải đạt 333.000 ha, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, tổng sản lượng hạt điều đạt 666.000 tấn (tăng 166.000 tấn so với năm 2010), tổng sản lượng nhân hạt điều đã qua chế biến là 195.000 tấn (trong đó xuất khẩu đạt 175.000 tấn)… Từ đó, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ điều đến năm 2020 lên 820 - 850 triệu USD/năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra chỉ tiêu phát triển ngành điều đến năm 2010, sẽ tăng diện tích trồng điều lên 450.000 ha (năm 2005 là 350.000 ha). Bộ Nông nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn cho phép nhập khẩu 125.000 tấn điều thô, nhằm cung cấp cho các nhà máy chế biến dành cho xuất khẩu và sẽ sản xuất 50.000 tấn. Ngày 24/08/2007, Bộ NN và PT Nông thôn, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 39 /2007/QĐ-BNN về Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020; theo đó Bộ đặt ra các mục tiêu chủ yếu sau: Phấn đấu đến năm 2010 đạt: + Diện tích 450.000 ha + Diện tích cho thu hoạch: 360.000 ha + Năng suất bình quân 1,4 tấn/ha + Sản lượng điều thô 500.000 tấn + Sản lượng nhân điều xuất khẩu: 140.000 tấn + Kim ngạch xuất khẩu: 670 triệu USD Định hướng đến năm 2020: + Diện tích trồng điều ổn định khoảng 400.000 ha + Kim ngạch xuầt khẩu: 820 triệu USD Năm 2005, nhiều chỉ tiêu của ngành điều đạt kết quả gần với kế hoạch năm 2010 như: sản lượng điều thô 370.000 tấn, vượt kế hoạch năm 2005 là 160,9% và đạt 74% kế hoạch năm 2010, điều nhân đạt 95.000 tấn (vượt 211% kế hoạch năm 2005 và 95% kế hoạch năm 2010. Riêng kim ngạch xuất khẩu 450 triệu USD (kế hoạch năm 2010) đã đạt từ năm 2004. Do đó các chỉ tiêu chủ yếu đều được điều chỉnh tăng lên, năng suất 1,5 đến 2 tấn/ha, sản lượng điều thô trên 700.000 tấn, điều nhân chế biến 170.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 700.000 triệu USD. Tuy nhiên từ bài học cây cà phê phát triển tràn lan, nên dù thị trường còn lớn, hàng năm phải nhập khẩu thêm vài chục ngàn tấn điều thô, nhưng nước ta không điều chỉnh tăng diện tích cây điều, chỉ ở mức 450.000 đến 500.000 ha vào năm 2010 như kế hoạch. Ngoài ra ngành điều cần đầu tư, kể cả nhập thiết bị chế biến sản phẩm sau dầu điều như: bột ma sát, sơn vecni cao cấp cho cách điện, cách nhiệt… phục vụ công nghiệp điện, ôtô, dầu khí, đóng tàu, đa dạng hóa sản phẩm hạt điều, nâng cao giá trị sử dụng gỗ, trái điều. Chính phủ cũng đã đồng ý với phương án tiếp tục đầu tư 20 tỷ đồng cho công tác cải tạo giống giai đoạn 2006 – 2010 tương tự nguồn vốn dành cho chương trình giai đoạn 2001 – 2005. Hiện 95% sản lượng điều dành cho xuất khẩu vì vậy đảm bảo ít nhất 5% thị phần vào năm 2010, 10% thị phần năm 2015 và 20% thị phần năm 2020. Mục tiêu đến năm 2015, mức tiêu thụ thị trường nội địa phải chiếm 10-20%. Nếu các doanh nghiệp chỉ vì cái lợi trước mắt mà nhập khẩu điều thô, không đầu tư vào vùng nguyên liệu thì về lâu dài việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài sẽ xảy ra. Và nếu nghịch lý này diễn ra thì vị thế nước xuất khẩu điều số 1 thế giới của Việt Nam sẽ bị lung lay mà tiềm năng và lợi thế phát triển vùng chuyên canh điều vẫn bị bỏ ngỏ, người nông dân không thể thoát nghèo. Vì vậy, để cứu vãn ngành điều, sự thay đổi trong suy nghĩ và cách thức làm ăn của doanh nghiệp là rất cần thiết. Nhiều doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu điều Việt Nam đã kiến nghị: Cần phải tăng cường hơn nữa việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến – xuất khẩu điều. Nỗ lực đến năm 2015, phải có 20% số nhà máy và năm 2020, có 50% số nhà máy chế biến – xuất khẩu điều đạt các tiêu chuẩn ISO, HACCP và RFC; đồng thời, cởi bỏ thuế nhập khẩu điều thô. Đây là những chuẩn mực và điều kiện để hạt điều VN đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sau 15 năm phát triển, hạt điều chế biến Việt Nam vươn lên vị trí số 1 thế giới. Để hướng tới các mục tiêu đề ra vào năm 2010, Hiệp hội Điều Việt Nam sẽ tích cực nâng cao vai trò hoạt động hơn nữa để tháo gỡ các vướng mắc về vùng nguyên liệu cũng như nguồn lao động, đưa ngành điều có bước phát triển bền vững trong tương lai. 3.2 Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta 3.2.1 Nhóm giải pháp tầm vi mô Về công tác kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh: Để có thể tăng cường xuất khẩu, mỗi một doanh nghiệp ngành điều cần có một chiến lược xuất khẩu của riêng mình và căn cứ vào từng thời kỳ và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có kế hoạch cụ thể triển khai chiến lược đó. Để có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mặt hàng hạt điều xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải dựa trên các căn cứ sau: - Căn cứ vào nhu cầu hạt điều trên thị trường thế giới thông qua đánh giá của các chuyên gia ngành điều và Hiệp hội điều Việt Nam và nhu cầu của các thị trường của chính doanh nghiệp. - Căn cứ vào năng lực sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp bao gồm công suất chế biến, năng lực tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh. - Căn cứ vào việc phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của kỳ kế hoạch trước. - Căn cứ vào các nguồn lực có thể huy động của doanh nghiệp, trong đó chú trọng phân tích thực trạng vốn và khả năng đảm bảo nguồn lực về vốn phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu hạt điều, hệ thống tổ chức và thực trạng đội ngũ lao động quản lý và trực tiếp sản xuất kinh doanh xuất khẩu hạt điều. Mỗi một thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp cần có một sách lược riêng. Đối với thị trường Châu Á và Trung Quốc, chất lượng không phải là yếu tố hàng đầu mà số lượng mới là yếu tố chính. Đối với thị trường châu Âu và thị trường Mỹ thì chất lượng luôn là điều kiện tiên quyết. Vì vậy, tùy từng thời điểm giao hàng khác nhau, tùy từng bạn hàng khác nhau mà doanh nghiệp có chính sách giá, kế hoạch và chất lượng thu mua khác nhau. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và tạo nguồn hàng xuất khẩu: Các doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ trong thời gian tới để có thể nâng cao năng lực sản xuất theo hướng hiện đại hóa. Việc đầu tư này tập trung vào những nội dung như xây dựng mới và tiêu chuẩn hóa các nhà xưởng chế biến, kho chứa, sân phơi nguyên liệu theo các tiêu chuẩn quốc tế, đầu tư cho thiết bị, công nghệ chế biến các sản phẩm hạt điều theo hướng tăng hàm lượng giá trị gia tăng và đa dạng hóa mặt hàng. Nguyên liệu là đầu vào không thể thiếu của các xí nghiệp chế biến, do vậy, các doanh nghiệp ngành điều cần phải gắn bó chặt chẽ với nguồn nguyên liệu để đảm bảo hoạt động thông suốt và đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với bạn hàng. Để phát triển hơn nữa hình thức gắn vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến, có thể xem xét một số biện pháp sau: - Kết hợp chặt chẽ giữa việc sơ chế tại hộ và nhóm hộ với các cơ sở chế biến, sử dụng công nghệ thích hợp và đặc thù của nguyên liệu. - Thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, nhân rộng rãi giống điều mới có chất lượng sản phẩm tốt và năng suất cao đến các hộ gia đình nông dân trồng điều. - Liên kết chặt chẽ với các viện, các trường, các nhà khoa học để nhanh chóng ứng dụng các thành tựu mới nhất của công nghệ chế biến và thực hiện tốt mối quan hệ giữa 4 "nhà": Nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp. - Tập trung hơn nữa cho việc quy hoạch và đầu tư ở các vùng sản xuất nguyên liệu chuyên canh, hình thành và ổn định các kênh lưu thông mua bán ở từng khu vực, thiết lập mối liên kết giữa sản xuất, lưu thông và chế biến. Bảo quản là yếu tố quan trọng để làm tăng chất lượng sản phẩm hạt điều trước khi bán do thời gian dự trữ để chế biến hạt điều thô thường khá dài (khoảng 7 tháng/năm). Do vậy, ngành điều cần đầu tư vào hệ thống kho tàng cho việc cất trữ hàng hóa để có thể xuất hàng cho khách khi có đơn yêu cầu. Hiện nay, hệ thống kho của ngành điều tương đối nhiều, dung lượng lớn. Tuy nhiên, có một số đã bị xuống cấp do quá cũ và không được đầu tư. Những điều kiện như vậy chắc chắn không đảm bảo an toàn cho chất lượng sản phẩm điều trong kho, vì vậy cần phải tổ chức tu sửa và nâng cấp hệ thống kho tàng của ngành nhằm bảo quản tốt hơn, bảo toàn chất lượng hàng hóa. Chú ý cần phải có những kho tàng đặc chủng để chống nhiễm khuẩn, mốc meo, mối mọt... và đặc biệt lưu ý tiêu chuẩn hóa nhà xưởng kho tàng theo tiêu chuẩn GMP, HACCP, những tiêu chuẩn quốc tế rất quan trọng hiện nay đối với nông sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần mở rộng quan hệ với các chân hàng, điều tra khả năng cung ứng, tìm hiểu đầu mối thu gom ở các địa phương, lập kế hoạch cụ thể từ đầu mùa vụ và liên hệ kí hợp đồng mua trực tiếp với các chân hàng. Thiết lập quan hệ lâu dài với các chân hàng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích giữa chân hàng và doanh nghiệp và đảm bảo việc mua hàng thường xuyên mua hàng từ các chân hàng này. Việc này có thể là không dễ thực hiện nhưng nếu không làm được như vậy, các chân hàng có thể tìm đến các đối tác khác để bán và dẫn đến việc doanh nghiệp bị mất bạn hàng. Muốn đảm bảo tính liên tục cho hoạt động xuất khẩu thì việc tạo sự liên kết với các chân hàng là khâu đầu tiên hết sức quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp tăng uy tín với bạn hàng, tận dụng được các cơ hội có thể để xuất hàng với giá cao, thu lợi nhuận lớn. Về thị trường và marketing trong doanh nghiệp: Để làm tốt công tác thị trường, doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp đồng bộ sau: - Tăng cường cải biến kỹ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất chế biến nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, đa dạng hóa mặt hàng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. - Tăng cường đánh giá phân tích nhu cầu và tiềm năng phát triển của các thị trường sẽ có cơ sở lựa chọn phù hợp, từ đó có đối sách thích hợp với từng thị trường, từng đối tác. Về marketing-mix, các doanh nghiệp có thể thực hiện cả 4 chiến lược: sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến để xâm nhập vào thị trường mới hoặc củng cố thị trường quen thuộc. Tùy vào trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng chiến lược trên ở mức độ khác nhau, ví dụ để củng cố thêm các mối quan hệ với bạn hàng truyền thống, cần có chính sách giá cả và điều kiện ưu đãi hơn cho các bạn hàng lâu năm hoặc khi thâm nhập vào thị trường mới nên áp dụng chiến lược sản phẩm (mẫu mã, chất lượng, bao bì), chiến lược xúc tiến (quảng cáo, chào hàng) cộng thêm sự ưu đãi về giá. Về nhân lực: Các doanh nghiệp xuất khẩu điều cần có những biện pháp chiến lược để tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm công tác, ổn định nơi ăn ở và gắn bó lâu dài bởi lao động trong ngành điều rất vất vả và nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp trong ngành cần thực hiện có nề nếp các chế độ đối với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, khám sức khỏe định kỳ, nâng cấp nhà xưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, các khu vực vệ sinh trong tập thể, đảm bảo việc làm và thu nhập. Đặc biệt, các doanh nghiệp ngành điều cần coi trọng việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh và đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thường xuyên tạo điều kiện cho họ học tập để nâng cao trình độ qua các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn. 3.2.2 Nhóm giải pháp tầm vĩ mô Về cơ chế quản lý : Nhà nước cần thống nhất tổ chức, quản lý xuất khẩu điều để vừa dễ kiểm soát từ trên xuống, vừa tránh được sự lũng đoạn thị trường. Nhà nước kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ trên nguyên tắc phát triển và trên phạm vi cả nước nhằm làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý, trên cơ sở đó có thể dự kiến một phương thức quản lý tối ưu đối với ngành điều với tư cách là một ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lợi ích của từng địa phương có cây điều. Hạt điều là một loại hàng hóa đặc thù, do vậy nên tổ chức qui mô vừa đa dạng vừa tập trung. Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, thu mua và thu gom nhưng cần tập trung xuất khẩu vào các đầu mối lớn, có như vậy mới tránh được tình trạng có quá nhiều đầu mối tham gia xuất khẩu, Nhà nước không kiểm soát được, đồng thời nâng cao chất lượng hạt điều xuất khẩu và tránh cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường hạt điều thế giới. Chính sách về tài chính - tiền tệ: Để hỗ trợ và khuyến khích người nông dân tham gia trồng điều, Nhà nước cần miền thuế quyền sử dụng đất và thuế nông nghiệp cho cây điều ít nhất là 7 năm kể từ khi bắt đầu trồng. Đối với vùng đất trống đồi trọc, trồng điều để giữ môi trường sinh thái là chủ yếu thì Nhà nước có thể miễn thuế 100%. Nhà nước cũng cần quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu hơn nữa vì xuất khẩu hàng hóa để thu về ngoại tệ là điều không dễ dàng, cho nên Nhà nước cần điều chỉnh mức thuế quan và thuế nội địa sao cho phù hợp để hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời đánh thuế cao đối với những mặt hàng mà trong nước có thể sản xuất được nhằm giúp các doanh nghiệp non trẻ trong nước có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu bằng giá cả. Ngân hàng Trung Ương sẽ kiếm soát tỷ giá nhằm duy trì mức dao động tỷ giá trong biên độ nhỏ, tránh những cú sốc lớn và đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể dự kiến được mức độ rủi ro về tỷ giá trong các hợp đồng buôn bán với đối tác nước ngoài, nhất là đối với các hợp đồng trung và dài hạn của doanh nghiệp ngành điều. Chính sách trợ cấp là một phần rất quan trọng trong chuỗi giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bất cứ sản phẩm nào, trong đó có sản phẩm hạt điều. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc thực hiện chính sách này cần chú ý tuân thủ các hiệp định, điều ước mà đất nước ta đã và sẽ ký kết để tránh những tranh chấp có thể phát sinh. Các chính sách hỗ trợ khác: Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hạt điều, Nhà nước cần hoàn thiện thêm một số chính sách khác để hỗ trợ cho ngành điều, cụ thể như: - Chính sách ruộng đất: bao gồm việc quy định giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ trồng điều, chính sách thuế sử dụng ruộng đất hợp lý và ổn định đối với người trồng điều để họ có thể yên tâm sản xuất. Nên chăng Nhà nước miễn thuế sử dụng đất vì cây điều là cây lâu năm, lại được trồng chủ yếu ở các vùng đất bạc màu, ở các vùng sâu, vùng xa nơi tập trung các dân tộc ít người, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái... Kèm theo đó Nhà nước cũng cần ban hành một số chính sách có liên quan để bảo vệ, giữ gìn, ổn định đất trồng điều, tránh sự lấn át của các cây trồng khác, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất. - Chính sách giá cả: cần được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người trồng điều và hiệu quả kinh tế, các tỉnh có trồng điều sau khi tham khảo ý kiến Ban vật giá Chính phủ công bố giá mua hạt điều thô tối thiểu (giá sàn) ngay từ đầu vụ để hướng dẫn các cơ sở chế biến thu mua. Mặt khác, cần nghiên cứu để quy định giá trần, tránh tình trạng vì lợi ích cục bộ một số doanh nghiệp đẩy giá mua nguyên liệu quá cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cả ngành, thiệt hại trực tiếp cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu. Giải pháp mở rộng quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế: Nhà nước cần tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế và khu vực, tăng cường tham gia liên kết và xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức khác nhau, từ các khối liên kết khu vực, các hiệp hội xuất khẩu chuyên ngành đến hình thành các liên kết, quan hệ tốt với các thị trường lớn để được hưởng các ưu đãi đặc biệt. Đồng thời cũng cần thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế để nâng cao uy tín cho đất nước nói chung đồng thời cho các hàng hóa, sản phẩm Việt Nam nói riêng. Nhà nước thông qua các tổ chức sứ quán, thương vụ hỗ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin chuyên ngành vì hiện nay họ có rất ít thông tin về ngành điều thế giới. Đồng thời, Chính phủ cũng cần phổ biến đầy đủ những thủ tục bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ trong quan hệ giao dịch với các tổ chức mậu dịch mà Việt Nam đã tham gia (AFTA, APEC, WTO), với các khối thị trường chung hoặc với các quốc gia ta có ký hiệp định thương mại song phương. KẾT LUẬN Trên cơ sở phân tích các vấn đề chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam thời gian vừa qua cũng như triển vọng thị trường hạt điều thế giới những năm sắp tới, đề tài đã đặt ra những luận cứ để nhìn nhận một cách khoa học và nghiêm túc những cơ hội tiềm năng cũng như thách thức cần tháo gỡ trong quá trình phát triển tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Dựa trên các nguồn thông tin, số liệu khác nhau đề tài nghiên cứu: “Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam” đã tiến hành phân tích, luận giải các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu nhằm đưa ra các kết luận, nhận định cần thiết góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu của hạt điều Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Việt Nam tuy có lợi thế tiềm năng đối với sản xuất và chế biến hạt điều xuất khẩu có giá trị cao, xong để khai thác có hiệu quả đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kinh tế - tổ chức- kỹ thuật, đặc biệt trong sự cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập. Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống và cập nhật các thông tin phân tích thị trường, kim ngạch và số lượng hạt điều xuất khẩu,... Từ đó nêu lên các biện pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Vấn đề khoá luận đưa ra không phải là mới nhưng mong muốn góp phần tăng thêm những nhận định để chúng ta có thể đạt được một kết quả tốt hơn trong xuất khẩu hạt điều. Hy vọng rằng, Việt Nam với lợi thế của mình và định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng trong những năm tới sẽ thúc đẩy các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam nói chung và hạt điều nói rieng không những phong phú về chủng loại, chất lượng tốt, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng mà còn tạo nên “sức lan toả” mạnh mẽ của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo THS. Nguyễn Thị Thúy Hồng. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sự giúp đỡ của cô. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình và các sách tham khảo: - Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), Kinh tế quốc tế , NXB Lao động - xã hội Hà Nội. - Hoàng Chương, Cải thiện năng suất giống điều bằng con đường chọn giống và lai giống, Phòng nghiên cứu cây trồng, Viện nghiên cứu lâm nghiệp, Hà Nội. - Mansfield Edwin, Microeconomics - Theory & Application, NXB Prentice Hall Regents. - Phạm Văn Nguyên (1990), Cây đào lộn hột - đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng, chế biến và xuất khẩu. - Phạm Đình Thanh (2003), Hạt điều - Sản xuất và chế biến, NXB Nông nghiệp. - Quyết định 39 /2007/QĐ-BNN về Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010. - Văn kiện Đại hội Đảng 7, 8, 9 - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. - Về phát triển kinh tế nông thôn nước ta hiện nay, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2006. Báo và Tạp chí: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tài liệu tại Hội nghị phát triển cây điều đến năm 2010, Bình Thuận, tháng 3/2000. - Bộ Thương mại (2005), Đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010. - Ngành điều Việt Nam với thị trường thế giới, Tạp chí Thương mại, 8/2008. - Trần Mỹ Lý, Trương Hoàng Giáp, Cây điều, Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu. - Xây dựng và bảo vệ thương hiệu, Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Hà Nội, 3/2007. 3. Các trang web: - Trang web của Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư quốc gia: www.khuyennongvn.gov.vn - Trang web Viện chính sách và chiến lược phát triển nông ngiệp nông thôn: www.agro.gov.vn - Trang web tin tức kinh doanh và tài chính: www.vneconomy.com.vn - Báo điện tử Vnexpress: www.vnexpress.net - Báo điện tử nhân dân: www.nhandan.org.vn - Báo điện tử Việt Nam net: - - - www.fao.org -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxk_dieu_edited__8498.doc
Tài liệu liên quan