Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cơ bản: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó lao động là yếu tố chính có tính chất quyết định. Lao động không có giá trị riêng biệt mà lao động hoạt động tạo ra giá trị riêng biệt. Cái mà người ta mua bán không phải là lao động mà là sức lao động trở thành hàng hoá thì giá trị của nó được đo bằng lao động kết tinh trong một sản phẩm. Người lao động bán sức lao động và nhận được giá trị của sức lao động dưới hình thái lương. Theo quan điểm tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định thì bản chất tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu. Tiền lương người lao động nhận được phải đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồn sống của bản thân người lao động và gia đình, là điều kiện để người lao động hoà nhập với xã hội.

doc62 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 TK338 TK 622 phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ cấp cho người lao động BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNSX TK 111,112 Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cấp trên Chi phí QLPX TK 627 TK 641,642 TK 334 TK 111,112 BHXH, BHYT Cấp bù Chi phí QLDN, chi phí BH lChương 2: Thực trạng của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Tiên Sơn 2.1. Vài nét khái quát về công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty được thành lập ngày 1-10-2004 tại Từ Sơn- Bắc Ninh cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của xí nghiệp gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 4 phòng (phòng kỹ thuật, phòng tài chính, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch cung tiêu), một tổ KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm ) và tổng số CBCNV lúc nà cao nhất là năm 1990 có: 300 CBCNV đến nay công ty sắp xếp lại để phù hợp với cơ chế mới với 167 cán bộ công nhân viên, đời sống và thu nhập của cán bộ công nhân viên liên tục được nâng cao.Hiện tại mức lương bình quân 1 CBCNV là 1.300.000/tháng. 2.1.2.Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty - Phòng tài vụ:Theo dõi hạch toán tất cả các chi phí trong sản xuấtvà kinh doanh theo quy định Nhà Nước - Phòng kỹ thuật thi công: Tham gia đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản, - Phòng tổ chức hành chính: Quản lý công tác nhân sự, công tác hành chính của công ty 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trườngcó sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, thì ngoài việc kinh doanh để duy trì hoạt và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Hầu hết các thiết bị máy móc trên dây truyền sản xuất của công ty được trang bị là nhập từ nước ngoài. 2.1.4.Đặc điểm về bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Tiên Sơn hội đồng quản trị giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật Phòng TCHC Phòng kế toán Phòng k.t & ktcl Phòng k.doanh Công trường 2.1.5.Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Tiên Sơn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, với số lượng công nhân chỉ có hơn 100 cán bộ công nhân viên. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vào tháng 12 quý 4 năm 2006 Kết quả hoạt động kinh doanh Tháng 12 quý 4 năm 2006 PhầnI - Lãi, Lỗ Đvt: Đồng chỉ tiêu mã số Kỳ này kỳ trước luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu (có 511) 01 8834994978 10937927156 39075298209 Trong đó: DT hàng xuất khẩu (có 5114) 02 Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 220755000 38350000 290171860 -chiết khấu thương mại(có 521 dư 511) 04 - Giảm gía hàng bán (có 531 dư 511) 05 -Hàng bán bị trả lại (có 531 dư 511) 06 220755000 38350000 290171860 - TTTĐB, TXNK…(có 3332 +3333) 07 1. Doanh thu thuần (01-03) 10 8614239978 10899577156 38785126349 2. Giá vốn hàng bán (có 632 dư 911) 11 7438640838 9566280041 34272234803 3. Lợi nhuận gộp về BH và DV(10-11) 20 1175599140 1333297115 4512891546 4. Doanh thu HĐTC(nợ 515 dư 911) 21 284621643 124678766 489696437 5. Chí phí tài chính (có 635 dư 911) 22 289251 118194743 136905548 - Trong đó lãi vay phải trả 289251 118194743 136905548 6. Chi phí bán hàng (có 641 dư 911) 24 107686624 209024930 54778023 7. Chí phí QLDN (Có 642 dư 911) 25 1051526869 528477138 2618733708 8. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 30 300718039 602279070 1699128489 9. Thu nhập khác (nợ 711 dư 911) 9241365 10. Chi phí khác (có 811 dư 911) 60936505 60990147 11.Lợi nhuận khác (31-32) -60936505 -51748782 12. Tổng LN trước thuế (30+40) 50 300718039 541342565 1647397707 13. Thuế TNDN phải nộp (có 3334) 51 52600000 52000000 208600000 14. Lợi nhuận sau thuế (50-51) 60 248118039 489342565 1438779707 Ngày...tháng...năm 2006 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký tên, đóng dấu) 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức sổ kế toán 2.2.1.Tổ chức bộ máy kế toán Trưởng phòng tài vụ Phó phòng tài vụ kế toán thanh toán,tập hợp chi phí giá thành kế toán phân xưởng kế toán tiềnlương , các khoản trích theo lương Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Tiên Sơn có quy mô nhỏ nên tổ chức bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung. Kế toán trưởng là người đại diện của phòng tài vụ trong quan hệ với giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban khác trong đơn vị. Kế toán trưởng là người có trình độ, có thâm niên công tác, có kinh nghiệm đặc biệt là được đào tạo chuyên ngành kế toán và chương trình kế toán trưởng. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức trong phòng tài vụ, đồng thời cập nhật thông tin mới về kế toán tài chính cho các cán bộ công ty, nâng cao trình độ cho cán bộ kế toán trong công ty. - Phó phòng tài vụ (kế toán tổng hợp) là người chịu trách nhiệm về công tác hạch toán kế toán tại công ty , trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận và xử lý thông tin cho các đối tượng khác nhau. - Kế toán các khoản trích theo lương phụ trách phải chịu trách nhiệm về các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn. - Kế toán thanh toán và tập hợp chi phí giá thànhvới nhiệm vụ theo dõi, cuối kỳ tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và lập báo cáo tổng hợp chi phí giá thành. - Kế toán phân xưởng: Tập hợp các nghiệp vụ chi phí phát sinh trong kỳ tại phân xưởng, định kỳ kế toán phải lập các bản kê tổng hợp và đưa số liệu về phòng tài vụ của công ty. 2.2.2. Tổ chức sổ kế toán Công ty hạch toán tiền lương theo hình thức nhật ký chứng từ: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chứng từ: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản) Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quy trình ghi chép. Sử dụng mẫu sổ in sẵn có các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính Hình thức kế toán nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký - Chứng từ Bảng kê Sổ cái Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ: :Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú:Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ, kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và hân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan Đối với các Nhật ký chứng từ được căn cứ vào các bảng kê,sổ chi tiết thì căn cứ vào các số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký chứng từ. Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiét trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. 2.3. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.1.Tình hình sử dụng lao động : Tình hình sử dụng lao động là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Quản lý lao động là quản lý một nhân tố cơ bản nhất của lực lượng sản xuất, đó là nhân tố con người. Sử dụng tốt nguồn lao động biểu hiện ở các mặt: Biết sử dụng tốt số lượng lao động, thời gian lao động, tận dụng hết khả năng khối lượng chất lượng sản phẩm, mặt khác để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tạo ra lợi nhuận tối đa trong doanh nghiệp Do quy mô nhỏ nên tình hình sử dụng lao động của công ty tương đối ổn định. 2.3.2. Hình thức trả lương , quy chế trả lương và các khoản trích theo lương 2.3.2.1. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng quy chế này gồm toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã ký hợp đồng lao động không xác định thời gian hoặc xác định thời hạn từ 1 năm trở lên và những người có đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh. * Quỹ lương: Quỹ lương = Tổng doanh thu x đơn giá * Thời gian trả lương: 3lần 2 lần tạm ứng: 15 và 25 hàng tháng 1 lần thanh toán: 18 đến 20 tháng sau * hình thức trả lương: Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Tiên Sơn trả lương theo 2 hình thức: - trả lương theo sản phẩm - trả lương theo thời gian 2.3.2.2. Các hình thức trả lương: a. Trả lương theo sản phẩm Công ty quản lý tổng thể quỹ lương của nhân viên nên việc hạch toán tổng thể tiền lương cho các bộ phận, các đơn vị tập trung về phòng tài vụ của công ty. Việc hạch toán chi tiết tiền lương được thực hiện tại từng phòng ban từng đơn vị. Tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Tiên Sơn tiền lương sản phẩm được áp dụng trả cho các đơn vị sản xuất. Căn cứ vào khối lượng hoàn thành và căn cứ vào kế hoạch công ty giao cho đơn vị theo hình thức khoản quỹ lương đã được giám đốc công ty ký duyệt. Tiền lương của công nhân sản xuất được tính căn cứ vào số ngày công có mặt tại hiện trường và số ngày công thực tế làm việc của công nhân viên, căn cứ vào bảng chấm công, tổ trưởng xác định được quỹ lương của tổ trong kỳ từ đó tính đơn giá của sản phẩm cho mỗi công nhân trong tổ. Ngoài mức lương chính công nhân còn được hưởng các khoản phụ cấp khác. Tiền lương = Tổng số sản phẩm nhập kho của tổ x Định mức tiền lương Định mức tiền lương tuỳ thuộc vào đơn giá do phòng tổ chức lao động tiền lương cung cấp, từ đó phòng kế toán sẽ xây dựng bảng định mức tiền công sản phẩm từng tháng cho từng bộ phận trong quy trình sản xuất. Ngoài ra ở bộ phận sản xuất còn tính lương thời gian trong trường hợp khi công nhân đó có việc riêng, đi họp , đi học...Và lương đó được tính theo CT: Lương TG = Hệ số cấp bậc (từng công việc) x tiền lương xây dựng x Đơn giá Tuỳ theo số sản phẩm phân xưởng hoàn thành trong tháng sẽ tính ra tổng lương của phân xưởng đó, sau đó tuỳ thuộc vào ngày công thực tế của công nhân sẽ tính ra tiền lương thực tế của từng người. Bảng thanh toán lương cá nhân Tháng 02 năm 2007 Họ và tên: Nguyễn Thế Vinh Đơn vị: Thi công số 2 Cán bộ kỹ thuật Bậc lương: 3,74 Lương sản phẩm TT Nội dung Mã vật tư Số công Số lượng Đơn giá Số tiền 1 Lương sản phẩm tháng 02 năm 2007 713007 15,5 953.118 Phụ cấp TT Nội dung Mức lương Tỷ lệ Số tiền 1 Phụ cấp tổ trưởng T2/2007 100.000 100% 100.000 Các khoản giảm trừ TT Nội dung Số tiền 1 Trừ 5% -BHXH-T2/2007 84.150 2 Trừ 1%-BHYT-T2/2007 16.830 Cộng 100.980 Ngày… tháng…. năm 2007 Người lập biểu (Ký, họ tên) Quản đốc phân xưởng (Ký, họ tên) Trưởng phòng TCHC (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc duyệt (Ký, họ tên) * Các khoản giảm trừ (6%) được tính như sau: - BHXH (5%) = Mức lương tối thiểu x Bậc lương x 5% = 450.000 x3,74 x 5% = 84.150 - BHYT (1%) =450.000 x 3,74 x1% =16.830 - Tiền lương được hưởng được tính như sau: Tiền lương = Lương sản phẩm + Phụ cấp = 953.118+100.000=1.053.118 - Tiền lương được lĩnh = Tiền lương được hưởng - các khoản giảm trừ = 1.053.118 – 100.980= 952.138 Khi thực tế chi tiền thì hạch toán: Nợ TK 3361 : 1.053.118 Có TK 111: 1.053.118 Nợ TK 1388: 100.980 Có TK 3361: 100.980 Đơn vị: Địa chỉ: fax: Phiếu chi Ngày 20 tháng 02 năm 2007 Quyển số 01 Số: 01 Nợ TK 3361 Có TK 111 Mẫu số 01-TT Theo QĐ Số: 15/2006/QĐ-BTC Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thế Vinh Địa chỉ : Phòng kỹ thuật Lý do chi : Thanh toán lương tháng 02 Số tiền : 1.053.118 Kèm theo : 01 chứng từ gốc Số tiền viết bằng chữ: Một triệu không trăm năm mươi ba nghìn, một trăm mười tám đồng chẵn. Ngày 20 tháng 02 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dầu) Kế toán trưởng (ký, đóng dầu) Người lập phiếu (Ký) Người nộp (ký) Thủ quỹ (ký) Đơn vị: Địa chỉ: fax: Phiếu thu Ngày 20 tháng 02 năm 2007 Quyển số 01 Số: 01 Nợ TK 111 Có TK 1388 Mẫu số 01-TT Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Họ và tên người nộp tiền : Nguyễn Thế Vinh Địa chỉ : Phòng kỹ thuật Lý do nộp :Nộp bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế Số tiền : 100.980 Kèm theo : 01 chứng từ gốc Số tiền viết bằng chữ: Một trăm nghìn chín trăm tám mươi đồng chẵn Ngày20 tháng02năm 2007 Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu) Kế toán trưởng (ký, đóng dấu) Người lập phiếu (Ký) Người nộp (ký) Thủ quỹ (ký) b.Trả lương theo thời gian - Tổ chức hạch toán tiền lương theo thời gian được tiến hành cho khối cơ quan đoàn thể của công ty. Nói cách khác đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ở công ty là cán bộ công nhân ở các phòng ban của công ty. - Việc theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên được thực hiện qua bảng chấm công được lập 1 tháng 1 lần. Bảng chấm công được công khai trong phòng và trưởng phòng là người chịu trách nhiệm kiểm tra sự chính xác của bảng chấm công. - Cuối tháng, các bảng chấm công của từng phòng được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương, tính thưởng và tổng hợp thời gian lao động sử dụng trong công ty ở mỗi bộ phận, kế toán căn cứ vào đó để tính công cho công nhân viên khối cơ quan. -Từ bảng chấm công lập lên bảng tính lương sau khi lập xong phải có đủ chữ ký của giám đốc công ty, trưởng phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng tài vụ công ty. *Phụ cấp: Tổ trưởng, tổ phó sản xuất:50.000đồng đến 150.000đồng/ tháng *Trả lương theo thời gian cho khối nghiệp vụ: -Hệ số lương cơ bản (A) -Hệ số cấp bậc công việc của nhân viên nghiệp vụ (B) Loại 1: 1,1 Loại 2: 1,05 Loại 3: 1,03 Loại 4:1,00 + Loại1: Những người làm việc ở bộ phận phức tạp, công việc khó khăn + Loại2: Những người làm việc ơ bộ phận mức độ phức tạp không cao + Loại3:Những người làm việc ở bộ phận phức tạp, nhưng công việc đảm nhận bình thường, không hướng dẫn giúp đỡ người khác +Loại 4:Những người làm việc ở bộ phận không phức tạp , hoàn thành công việc được giao, ý thức kỷ luật tốt. - Hệ số hoàn thành nhiệm vụ (C) + Loại A: Hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, hệ số 1,1 +Loại B: Hoàn thành nhiệm vụ, hệ số 1 +Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ chưa cao, hệ số 0,9 Hệ số năng suất tháng (K) Tổng tiền lương sản phẩm khu vực sản xuất Tổng tiền lương cấp bậc khu vực sản xuất K= xK1 K1: Hệ số điều chỉnh Tiền lương tháng (26 công) của từng người được tính như sau: Tiền lương = Mức lương khoán x B xC x K Tiền lương 1 người = Tiền lương tháng 26 * Trả lương thời gian cho khối quản lý. - Lương Lương=K x lương cơ bản (với k=1,5) Lương cơ bản=hệ số lương x lương tối thiểu x phụ cấp kiêm nhiệm - Phụ cấp trách nhiệm: Căn cứ vào tinh thần trách nhiệm kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh, Giám đốc quyết định mức phụ cấp trách nhiệm . -Trả lương tổ cơ điện +Mức 1: 1.300.000đ/người/tháng:Đối với người có chuyên môn, có ý thức kỷ luật cao +Mức 2: 1.100.000đ/người/tháng: Đối với người có tay nghề gương mẫu, ý thức kỷ luật tốt +Mức 3: 800.000đ/người/tháng -Trả lương đội bảo vệ. Công ty khoán gọn tiền lương cho đội bảo vệ 1 tháng: 4.500.000 đồng. Nhiệm vụ đội bảo vệ: Bố trí lực lượng thường trực 24 h/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngoài ra còn có trách nhiệm trông giữ xe. *Các khoản phải trừ được tính như sau: -BHXH = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương x 5% -BHYT = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương x 1% -Tạm ứng *Tiền lương được hưởng =lương thời gian + phụ cấp *Tiền lương được lĩnh= tiền lương được hưởng- các khoản giảm trừ Cụ thể là: ở phòng tài vụ. Trong tháng 2, tổng tiền lương sản phẩm là 40.146.200đ, tổng tiền lương theo cấp bậc là 31.089.056đ (bộ phận SX) K==1.3 + Lê Thị Kim Oanh (nhân viên) Lương = Lương khoán x hsố cấp bậc cviệc x K = 1.200.000 x 1.03 x 1.3 = 1.606.800 BHXH = 450.000 x 3.33 x 5% = 74.925 BHYT = 450.000 x 3.33 x 1% = 14.985 Tạm ứng =800.000 Tiền lương được lĩnh = 1.606.800 – 889.910 =716.890 + Trần Thị Thuận (nhân viên) Lương = 1.200.000 x 1.03 x 1.3 = 1.606.800 BHXH = 450.000 x 3.32 x 5% = 74700 BHYT = 450.000 x 3.32 x 1% = 14940 Tạm ứng = 800.000 Tiền lương được lĩnh= 1.606.800 - 889640= 717.160 +Nguyễn Quang Ninh (trưởng phòng) Lương = 1.200.000 x 1.1 x 1.3 = 1.716.000 BHXH = 450.000 x 3.67 x 5% = 82.575 BHYT = 450.000 x 3.67 x 1% = 16.515 Tạm ứng = 1.000.000 Tiền lương được lĩnh=1.716.000 -1.099.090=616.910 +Vũ Anh Tuấn (nhân viên) Lương = 1.200.000 x 1.05 x 1.3 = 1.638.000 BHXH= 450.000 x 2.65 x 5% = 59625 BHYT = 450.000 x 2.65 x 1% = 11925 Tạm ứng= 800.000 Tiền lương được lĩnh= 1.638.000 - 871550= 766.450 Tuỳ thuộc vào số ngày công đi làm, kế toán lấy lương của nhân viên đó chia cho 26 rồi nhân với ngày công thực tế đi làm để tính ra lương tháng đó: Tiền lương 1 người = Tiền lương tháng 26 x Số ngày làm việc thực tế 2.3.3. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Tiên Sơn Hiện nay công ty tính lương trên phần mềm nên thông qua tài khoản 3361- Thanh toán nội bộ, để làm tài khoản trung gian. Khi trả lương mà phát sinh các nghiệp vụ thì: Nợ TK 334 Có TK 3361 Khi thanh toán lương thì thanh toán nội bộ sẽ giảm và quỹ tiền mặt cũng giảm, đồng thời cũng làm tăng các khoản phải thu khác, và các nghiệp vụ phát sinh được định khoản như sau: + Nợ TK 3361: Lương đã trả Có TK 111: Lương đã trả + Nợ TK 1388: Các khoản khấu trừ lương phải thu Có TK 3361: Khấu trừ các khoản lương phải thu Khi các nghiệp vụ đã phát sinh và đã được hạch toán thì kế toán ghi vào sổ chi tiết các tài khoản Sổ chi tiết các tài khoản Tháng 2 năm 2007 Tên tài khoản: Phải trả công nhân viên Số hiệu TK :3341 Số ĐK Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số CT Ngày CT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Số dư đầu tháng 2 423.382.578 0140TM 100CTM/2 01/02/2007 Chi tlương t2 cho 6 đ/c 1111 600.000 0143TM 042TTM/2 01/02/2007 Thu tiền chi lương thừa 200.000 0148TM 106CTM/2 02/02/2007 Chi tiền pc t/nhiệm năm 2006 6.500.000 0190TM 123CTM/2 12/02/2007 Chi tiền pc lương trực Tết 5.300.000 0195TM 125CTM/2 13/02/2007 Chi tiền pc t/nhiệm cho cbộ 900.000 0140TM 156CTM/2 28/02/2007 Chi tiền lương tháng 2 9.950.000 ... ..... ...... ........ .... ..... ..... L309/1 10/02/2007 Lương thời gian 3361 1.181.160 L310/1 10/02/2007 Lương thời gian 3361 1.143.428 L310/1 10/02/2007 Phụ cấp 3361 149.925 L311/1 10/02/2007 Lương sản phẩm 3361 1.533.514 L316/1 10/02/2007 Lương sản phẩm 3361 764.000 PB PBTL 28/02/2007 PBTL cho CNSX 6221 51.781.560 PB PBTL 28/02/2007 PBTL cho NVPX 6271 11.762.400 PB PBTL 28/02/2007 PBTL cho NVBH 6411 6.500.000 PB PBTL 28/02/2007 PBTL cho NVQL 6421 25.271.980 Cộng phát sinh tháng 2 176.125.591 95.515.940 Số dư cuối tháng 2 342.772.936 Khi hạch toán tiền lương cho CNSX: Nợ TK 6221 : 51.781.560 Có TK 334 : 51.781.560 Khi hạch toán tiền lương cho NVPX Nợ TK 6271 : 11.762.400 Có TK 334 : 11.762.400 Khi hạch toán tiền lương cho nhân viên bán hàng: Nợ TK 6411: 6.500.000 Có TK 334: 6.500.000 Khi hạch toán tiền lương cho nhân viên quản lý: Nợ TK 6421: 25.271.980 Có TK 334: 25.271.980 -> Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán công ty sẽ ghi vào các nhật ký chứng từ : Nhật ký chứng từ Tháng 02 năm 2007 Mã TK Tên TK Dư nợ ĐK Dư có ĐK Nợ 334 Có 1111 Nợ 334 Có 3361 PS Nợ 334 Tổng cộng 423.382.587 23.250.000 152.875.591 176.125.591 Có 334 Nợ 6221 Có 334 Nợ 6271 Có 334 Nợ 6411 Có 334 Nợ 6421 PS Có Dư nợ CK Dư có CK 51.781.560 11.762.400 6.500.000 25.271.980 95.519.940 342.772.936 Ngày.... tháng...... năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Từ nhật ký chứng từ này kế toán sẽ ghi vào sổ cái TK 334 ( Phụ lục 1) Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ được dùng để lập Báo cáo tài chính 2.3.3.1.Thủ tục trích BHXH phải trả công nhân - Quỹ BHXH là khoản tiền đóng góp của người sử dụng và người lao động cho tổ chức xã hội để trợ cấp trong cả hai trường hợp họ mất đi khả năng lao động như ốm đau, thai sản, mất sức. Theo chế độ hiện hành thì BHXH hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20 % trên tổng lương, trong đó 15% doanh nghiệp sẽ trích nộp hộ CNV và khoản trích này sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn 6% người lao động phải nộp. Theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ tài chính chứng từ kế toán BHXH bao gồm: + Biên bản xác nhận lao động + Toàn bộ trợ cấp BHXH + Bảng chấm công nghỉ ốm có xác nhận của người phụ trách + Giấy tờ có chữ ký của bác sỹ ( nếu trên mười ngày có giấy ra viện) Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do- Hạnh phúc --------***------- Bộ y tế Số KB/ BA Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH Họ và tên : Nguyễn Quang Ninh . Tuổi : 45 Đơn vị công tác : Trưởng phòng tài vụ Lý do nghỉ việc : ốm Số ngày nghỉ : 2 ngày (10/02-11/02/2007) Xác nhận của phụ trách đơn vị Số ngày nghỉ 2 ngày (Ký, họ tên, đóng dấu) Ngày tháng năm Bác Sĩ (Ký tên, đóng dấu) Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH Mã số: Họ tên: Nguyễn Quang Ninh. Tuổi : 45 Nghề nghiệp , chức vụ : Trưởng phòng tài vụ Đơn vị : Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm Thời gian đóng BHXH : 10 năm Tiền lương đóng BHXH : 1700.000 đ Số ngày nghỉ : 2 ngày Mức trợ cấp : 450.000 x 3.67/26 x 2 ngày x 75 % =95.278 Người lĩnh tiền Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) Công ty tính BHXH cho CBCNV như sau: Số tiền trích BHXH cho CBCNV= Hệ số lương x 15% x Mức lương cơ bản Từ các chứng từ liên quan kế toán ghi khoản phải thu về BHXH 5% và số trích 15% BHXH cho CBCNV vào sổ chi tiết TK 3383. Số trích 15% BHXH sẽ được tập hợp riêng theo từng TK 6221, TK 6271, TK 6411, TK 6421. Cuối kỳ kế toán sẽ tập hợp số liệu trên tài khoản này để tính giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Tiên Sơn Mẫu số: S 31-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Sổ chi tiết các tài khoản Tháng 2 năm 2007 Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội 20% Số hiệu TK: 3383 Số ĐK Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số CT Ngày CT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 BH002 28/02/2007 Số dư đầu tháng 2 30.825.225 BH003 28/02/2007 BHXH 5% phải thu tháng 2 1388 110.475 BH005 28/02/2007 BHXH 5% phải thu tháng 2 1388 74.925 BH013 28/02/2007 BHXH 5% phải thu tháng 2 1388 87.525 HB016 28/02/2007 BHXH 5% phải thu tháng 2 1388 74.925 BH017 28/02/2007 BHXH 5% phải thu tháng 2 1388 135.550 .... .... .... ..... .... .... .... BH312 28/02/2007 BHXH 5% phải thu tháng 2 1388 54.900 HB315 28/02/2007 BHXH 5% phải thu tháng 2 1388 52.650 BH317 28/02/2007 BHXH 5% phải thu tháng 2 1388 51.975 BH318 28/02/2007 BHXH 5% phải thu tháng 2 1388 ` 51.975 BHXH15% Tháng 2 28/02/2007 Trích BHXH 15% cho CN SX TT 6221 14.162.175 BHXH15% Tháng 2 28/02/2007 Trích BHXH 15% cho CN SX C 6271 384.750 BHXH15% Tháng 2 28/02/2007 Trích BHXH 15% cho NV BH 6411 851.175 BHXH15% Tháng 2 28/02/2007 Trích BHXH 15% cho NV QL 6421 7.309.575 Cộng phát sinh tháng 2 Số dư cuối tháng 30.276.900 61.102.125 Ngày... tháng...năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên ) ( Ký tên, đóng dấu ) Từ Sổ chi tiết này kế toán sẽ tập hợp và ghi vào Sổ Cái tài khoản 3383. (Phụ lục 2) 2.3.3.2. Thủ tục trích BHYT phải trả công nhân viên BHYT được trích lập 3% trong đó 1% do người lao động phải nộp, còn 2% doanh ngiệp sẽ trích nộp hộ. BHYT cũng được tính dựa trên mức lương cơ bản của người lao động và hệ số lương. Phần doanh nghiệp trích nộp hộ (2%) cho từng người lao động trong doanh nghiệp sau đó sẽ được tập hợp lại theo từng đối tượng như BHXH và cũng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm. BHYT = Mức lương cơ bản x Hệ số lương x % trích nộp Công ty cổ phần xây dựng số 1 Tiên sơn Mẫu số: S 31-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Sổ chi tiết tài khoản Tháng 2 Năm 2007 Tên tài khoản: Bảo hiểm Y tế Số hiệu TK : 3384 Số ĐK Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số CT Ngày CT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Số dư đâu tháng 2 4.578.120 BH002 28/02/2007 BHYT 1% phải thu tháng 2 1388 22.095 BH003 28/02/2007 BHYT 1% phải thu tháng 2 1388 14.985 BH005 28/02/2007 BHYT 1% phải thu tháng 2 1388 17.505 BH0013 28/02/2007 BHYT 1% phải thu tháng 2 1388 14.985 BH0016 28/02/2007 BHYT 1% phải thu tháng 2 1388 26.910 BH0017 28/02/2007 BHYT 1% phải thu tháng 2 1388 23.940 ... ... .... .... ... .... ... BHXH15% Tháng 2 28/02/2007 Trích 2% BHYT cho CNSX TT 6221 1.876.290 BHXH15% Tháng 2 28/02/2007 Trích 2% BHYT cho CN SXC 6271 70.740 BHXH15% Tháng 2 28/02/2007 Trích 2% BHYT cho NV BH 6411 87.930 BHXH15% Tháng 2 28/02/2007 Trích 2% BHYT cho NV QL 6421 937.800 Cộng phát sinh tháng 2 4.541.535 Số dư cuối tháng 9.119.655 Ngày... tháng...năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên ) ( Ký tên, đóng dấu ) Từ sổ chi tiết này kế toán sẽ phản ánh vào Sổ Cái TK 3384 ( Phụ lục 3) 2.3.3.3. Kinh phí công đoàn: Tỷ lệ trích hiện hành 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Được trích trên tổng số tiền lương, tiền lương và phụ cấp thực tế phải trả cho người lao động. Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán tập hợp các khoản trích KPCĐ vào sổ chi tiết TK 3382 Tình hình trích KPCĐ của doanh nghiệp tháng 2 năm 2007 như sau: Công ty cổ phần xây dựng số 1 Tiên sơn Mẫu số: S 31-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Sổ chi tiết các tài khoản Tháng 2 năm 2007 Tên tài khoản: Kinh phí công đoàn (2%) Số hiệu TK: 3382 Số ĐK Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số CT Ngày CT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Số dư đầu tháng 2 25.132.496 PB PBTL 28/02/2007 Phân bổ tiền lương và KPCĐ 1.035.631 PB PBTL 28/02/2007 Phân bổ tiền lương và KPCĐ 235.248 PB PBTL 28/02/2007 Phân bổ tiền lương và KPCĐ 130.000 PB PBTL 28/02/2007 Phân bổ tiền lương và KPCĐ 505.440 Cộng PS tháng 2 Số dư cuối tháng 1.906.319 27.038.815 Ngày... tháng...năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên ) ( Ký tên, đóng dấu ) Từ các nhật ký và sổ cái trên ké toán sẽ tập hợp các khoản chi phí phát sinh trên các TK 6221, TK 6271, TK 6411, TK 6421 vào chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm. Tóm lại việc tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Cơ Khí May Gia Lâm được tiến hành ở phòng tài vụ của công ty kế toán ở các đội cũng tham gia vào việc hạch toán tiền lương như có vai trò như một kế toán chi tiết tiền lương ở từng đơn vị. Việc ghi sổ sách tập trung tại phòng tài vụ công ty cho việc kiểm tra đối chiếu so sánh số liệu kế toán trên công ty đồng thời công ty luôn phải chỉ đạo, đôn đốc các đội trực thuộc để tránh tình trạng xấu đối với quá trình hoạt động của công ty. Chương 3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần xây dựng số 1 Tiên sơn 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hiện nay nhà nước đang xem xét đè nghị tăng lương cơ bản từ 450.000đ lên 540.000đ trong khoảng từ năm 2007 đến 2012, và đến cuối chu kỳ của giai đoạn này lương cơ bản của CNV là 1.340.000/ tháng Mỗi doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tính chất công việc mà có thể xây dựng các chế độ quản lý và hạch toán tiền lương của mỗi doanh nghiệp có những tồn tại nhất định, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn luôn nỗ lực khắc phục những tồn tại đó để ngày càng hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán tiền lương trong doanh nghiệp mình. Việc hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm đạt các mục tiêu sau: + Tiền lương phải trở thành công cụ, động lực thúc đẩy sản xuất- kinh doanh phát triển, kích thích lao động làm việc có hiệu quả cao nhất. + Tiền lương phải đảm bảo cho người lao động thoả mãn các nhu cầu tối thiểu trong đời sống hàng ngày và từng bước nâng cao đời sống của họ. + Cung cấp thông tin rõ ràng, dễ hiểu cho người lao động và các đối tượng quan tâm khác. + Phát huy vai trò chủ động sáng tạo, trách nhiệm của người lao động cũng như người sử dụng lao động . 3.2 Đánh giá chung về công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty Cổ Phần xây dựng số 1 Tiên Sơn Trong cơ chế thị trường gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân đều phải tìm cho mình một hướng đi đúng đẵn để tồn tại và phát triển, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất . Trong sự cạnh tranh khốc liệt của các Công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính và trình độ khoa học công nghệ hiện đại thì Công ty Cổ Phần xây dựng số 1 Tiên Sơn không những duy trì được sản xuất kinh doanh mà còn làm ăn có hiệu quả. Có được điều đó là nhờ vào bộ máy lãnh đạo của công ty cũng như công nhân sản xuất luôn năng động sáng tạo, có biện pháp quản lý có hiệu quả cao. Công ty đã đưa ra những giải pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%. Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty rất hợp lý và mang tính khoa học. Chế độ lao động – tiền lương của công ty được hình thành dựa trên những quy định, chính sách lao động- tiền lương của nhà nước Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế công tác và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần xây dựng số 1 Tiên Sơn, dựa trên những kiến thức, những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán kế toán đã được trang bị tại nhà trường em xin có một số nhận xét sau: 3.2.1. Ưu điểm *Về công tác tính và trả lương: Tiền lương và các khoản thu nhập khác của người lao động luôn được tính toán chính xác, kịp thời , đúng chế độ và chi trả đúng thời hạn. Các quỹ trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) luôn được tính đúng, tính đủ và phân bổ đúng đối tượng vào chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời được ghi sổ cộng dồn, chuyển sổ chính xác. Với các hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm đã kích thích được người lao động có năng lực hăng saylàm việc, thu hút những người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình công ty đã áp dụng linh hoạt hình thức trả lương. Cụ thể là: Đối với lao động gián tiếp, việc trả lương theo thời gian là phù hơp. Hình thức trả lương này có ưu điểm dễ tính toán, dễ trả lương cho người lao động, phản ánh được hiệu quả công việc do đó sẽ khuyễn khích người lao động chăm chỉ đi làm, hăng saylàm việc. Đối với lao động trực tiếp việc trả lương theo sản phẩm là hợp lý, đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động gắn chặt số lượng với chất lượng lao động. * Về công tác kế toán. Việc tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí May Gia Lâm tương đối tốt. Bộ máy kế toán được tổ chức chuyên sâu, mỗi kế toán viên có trách nhiệm làm một phần hành cụ thể nên phát huy được tính chủ đạo, tạo điều kiện chuyên môn hoá nghiệp vụ và nâng cao chất lượng công tác kế toán. Các phần hành kế toán có sự phối hợp chặt chẽ giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu thực hiện được dễ dàng, thuận lợi. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ cho phù hợp với sự phát triển của công ty. Bộ máy kế toán đã thực hiện đầy đủ chức năng của mình: phản ánh, giám đốc quá trình hình thành và vận động của tài sản từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập các báo cáo tài chính. Là một doanh nghiệp có với quy mô sản xuất nhỏ, trình độ nhân viên kế toán khá đồng đều vì vậy, công ty chọn hình thức nhật ký chứng từ là rất phù hợp. Việc áp dụng hình thức sổ kế toán này có tính cân đối, chính xác, thuận tiện, cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và kiểm tra của cấp trên. Về cơ bản hệ thống chứng từ sổ sách và báo cáo kế toán của công ty được áp dụng theo đúng quy định của Nhà nước. Hệ thống chứng từ kế toán được tập hợp đầy đủ và lưu trữ tốt, chứng từ đảm bảo hợp lý, hợp lệ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hạch toán, thanh toán lương và các khoản trích theo lương được đảm bảo đầy đủ, chính xác và nhanh chóng. * Về công tác hạch toán tiền lương-lao động và các khoản trích theo lương. Nhìn chung công tác hạch toán kế toán lao động-tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty được thực hiện một cách khá chặt chẽ, các chế độ kế toán mới được công ty áp dụng một cách khá linh hoạt và sáng tạo phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Các quy định trong luật lao động về tiền và các khoản trích theo lương được công ty chấp hành nghiêm chỉnh. Công tác hạch toán lao động tiền lương không chỉ được duy nhất ở phòng kế toán mà tại các phòng ban người lao động có thể kiểm tra đánh giá được kết quả công việc của mình, mức lương mình được hưởng. Công tác hạch toán kế toán nói chung, hạch toán lao động tiền lương nói riêng đã thực hiện tốt các chức năng của nó là cung cấp thông tin cho nhà quản lý một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ, xác định được các khoản chi phí nhân công và phân bổ theo đúng đối tượng. * Về việc chấp hành chế độ của Nhà nước Công ty đã xây dựng quy chế trả lương theo đúng chế độ của Nhà nước. Quy chế này thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với chế độ mới ban hành và tiến trình sản xuất- kinh doanh của Công ty. Tháng 01/2001, Công ty đã điều chỉnh mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương căn cứ vào các văn bản sau: +Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính Phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 180.000 đồng lên 210.000 đồng. + Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/11/2001 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân trong các doanh nghiệp Nhà nước. Kể từ 1/10/2006 trở đi, Công ty áp dụng mức lương tối thiểu là 450.000 đồng. Sự điều chỉnh này đã góp phần làm tăng quỹ lương của Công ty, do đó làm tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm của công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty còn tồn tại một số hạn chế nhất định. 3.2.2 Tồn tại chủ yếu. *Một là: Cách tính lương cho người lao động gián tiếp. Như trong phần thực trạng đã trình bày, cách tính lương mà Công ty áp dụng cho đội ngũ lao động gián tiếp của Công ty chưa đáp ứng được nguyên tắc phân phối theo lao động, chưa tính đến một cách đầy đủ đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển sản xuất-kinh doanh, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động để tạo ra sản phẩm cho Công ty. Cách tính lương này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm làm việc và trình độ phân theo hệ số cấp bậc. Nó không phản ánh trung thực khả năng lao động cụ thể của từng người. ở đây, những người hoàn thành công việc như nhau nhưng lại có thể có mức lương khác nhau, như vậy không tạo ra sự công bằng trong lao động. *Hai là: Chế độ tiền lương Tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động. Nếu sử dụng tiền thưởng hợp lý sẽ là công cụ hữu hiệu giúp Công ty khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình và sáng tạo trong công việc, tăng hiệu quả sản xuất-kinh doanh. Tại Công ty Cổ Phần xây dựng số 1 Tiên Sơn tiền thưởng vẫn chưa được khai thác triệt để. Có hai hình thức thưởng là thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ nhưng Công ty chỉ áp dụng hình thức thưởng định kỳ chứ chưa thực hiện thưởng thường xuyên. *Ba là: Phân bổ chi phí tiền lương trong năm. Đối với quý I, II, III chi phí tiền lương được hạch toán căn cứ vào các khoản tiền lương, tiền phụ cấp, điều chỉnh tiền lương... thực tế phải trả cán bộ công nhân viên của Công ty trong quý. Còn đối với quý IV thì chi phí tiến lương được xác định căn cứ vào dự toán quyết toán lương năm trừ đi tổng chi phí tiền lương 3 quý đầu năm. Sang quý I năm sau, khi đã quyết toán tiền lương thì tiến hành điều chỉnh. Với cách xác định chi phí tiền lương cho quý IV như vậy sẽ dẫn đến việc hạch toán chi phí tiền lương vào quý IV quá cao so với các quý khác và giá thành sản phẩm quý IV tăng cao dẫn đến sự sai lệch giá thành sản phẩm giữa các quý. Ví dụ: + Quyết toán tiền lương năm 2004=12.571.222.411 đồng. + Đã tính vào giá thành tiền lương của 3 quý đầu năm=7.984.611.635 đồng. + Tiền lương quý IV tính vào giá thành =12.571.222.411-7.984.611.635 = 4.586.610.776 (đồng). Từ số liệu trên cho thấy riêng chi phí tiền lương quý IV bằng 36,5%tổng chi phí tiền lương cả năm và bằng 57,44% tổng chi phí tiền lương 3 quý đầu năm 2002 Sở dĩ có sự sai lệch này là do Phòng tổ chức nhân sự căn cứ vào dự kiến lương hàng tháng đã xác định tổng quỹ lương, quỹ lương để lại (tối đa 12% tổng quỹ lương) và quỹ lương được chia cho các đơn vị. Nhưng kế toán tiền lương lại không hạch toán lương để lại như một phần chi phí trong kỳ. Đến khi quyết toán tiền lương mới xác định chi phí tiền lương quý IV (Trong đó bao gồm cả quỹ lương để lại của cả năm). *Bốn là: Tài khoản sử dụng Hiện nay để hạch toán các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán đang sử dụng lần lượt các tài khoản: TK622, TK 6271, TK 642. Việc chi tiết các tài khoản này giúp cho dễ dàng phân loại các khoản chi phí trong chi phí tiền lương. Tuy nhiên cuối quý mới hạch toán các quỹ một lần và việc tổng hợp chi phí tiền lương sẽ phức tạp hơn, có thể sẽ nhầm lẫn nên có sử dụng hay không các tài khoản trên đang được Công ty xem xét và quyết định. Trong khi đó Công ty lại không sử dụng tài khoản trích trước, dự phòng. *Năm là: Chứng từ, sổ sách để hạch toán kế toán. Cuối mỗi quý, kế toán đều lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội nhưng trên bảng đó kế toán chỉ ghi mỗi 3 cột là cột cộng có TK 334, cộng có TK 338 và cột tổng cộng. Như vậy nhìn vào bảng sẽ không biết được tiền lương, các khoản phụ cấp, KPCĐ, BHXH, BHYT trong quý là bao nhiêu. Điều này làm cho khó kiểm tra, đối chiếu số liệu và việc tính, phân bổ các khoản cho các đối tượng sử dụng có liên quan sẽ rất phức tạp, không thuận tiện. *Sáu là: Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Công ty tính lương và các khoản trích theo lương không qua TK 334 mà sử dụng tài khoản 3361 và TK 1388 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần xây dựng số 1 Tiên Sơn Việc kích thích sự cần cù, sáng tạo của người lao động là một yếu tố không nhỏ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, tiền lương là một đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động,khuyến khích và tạo mối quan tâm của người lao động tới công việc của họ. Nói cách khác tiền lương là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Với những mặt hạn chế trong công tác hạch toán kế toán về lao động – tiền lương thì tại Công Ty Cổ Phần xây dựng số 1 Tiên Sơn, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa về phương pháp tính lương, trả lương và hạch toán kế toán tiền lương cùng các quỹ trích theo lương. * Thứ nhất: Về việc sử dụng kế toán máy. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay việc thu thập và sử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác, kịp thời là hết sức cần thiết, đặc biệt là thông tin tài chính. Để làm được điều này, công ty cần phải tin học hoá bộ máy hành chính nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Đến thời điểm này, phòng kế toán sử dụng máy vi tính như là một phương tiện lưu trữ thông tin. Đó là một khiếm khuyết mà phòng kế toán cần phải khắc phục. Bởi như vậy, phòng kế toán chưa khai thác được những tiện ích thần kỳ của máy vi tính như: truy cập dữ liệu nhanh, chính xác, giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán, tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy công ty nên sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác kế toán để giảm bớt khối lượng công việc do thực hiện thủ công như hiện nay. Việc ứng dụng phần mềm kế toán vào công ty là cần thiết góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả lao động, đảm bảo thông tin nhanh, chính xác. Tuy nhiên, để ứng dụng được phần mềm kế toán thì đòi hỏi công ty phải mua phần mềm và đào tạo các nhân viên kế toán có kiến thức về tin học và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán đã mua. *Thứ hai: Về cách tính lương cho lao động gián tiếp. Để hạn chế được những nhược điểm đã trình bày ở trên công ty có thể xem xét và áp dụng cách tính lương như sau: Để mang sự công bằng cho người lao động, tiền lương trả cho người đội ngũ lao động gián tiếp ngoài việc được tính theoe hệ số cáp bậc, số ngày làm việc còn được tính theo hệ số đánh giá công việc hàng tháng của từng người. Tức là: hàng tháng cán bộ công nhân viên tại đơn vị sẽ tự đánh giá khả năng hoàn thành công việc của mình, sau đó các đơn vị sẽ họp và bình bầu theo hệ số và xếp loại như sau: Loại A: hoàn thành tốt công việc: thưởng 100.000đ – 150.000đ. Loại B: hoàn thành công việc: thưởng 50.000đ - 100.000đ. Loại C: không hoàn thành công việc: không được thưởng. Hoàn thành tốt công việc: hệ số 1,2 Hoàn thành công việc: hệ số 1,0 Chưa hoàn thành công việc: Không được thưởng. *Thứ ba: Về tiền thưởng Ngoài thưởng định kỳ thì công ty nên nghiên cứu và thực hiện hình thức thưởng thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty như: + Thưởng về sáng tạo , đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp... + Thưởng tiết kiệm vật tư: Chỉ tiêu thưởng và hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu tiết kiệm vật tư nhưng vẫn đảm bảo những quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động. *Thứ tư: Hạch toán tiền lương phân bổ cho quý IV thì trong các quý I, II,III kế toán nên hạch toán vào chi phí tương ứng với quỹ lương để lại một khoản trích trước, đến khi quyết toán tiền lương sẽ tiến hành điều chỉnh. Căn cứ vào quỹ lương còn lại đã được xác định hạch toán kế toán. Nợ TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp” Có TK 335: “Chi phí nhân công phải trả” Khi nào quyết toán lương, kế toán căn cứ vào tổng số tiền lương được quyết toán và so sánh đã trích trước. Nếu thiếu sẽ trích bổ sung và nếu thừa sẽ ghi ngược. +Nếu thiếu: kế toán hạch toán Nợ TK 335: “ Chi phí phải trả”: Tổng số đã trích. Nợ TK 622: “ Chí phí nhân công trực tiếp”: số bổ xung Có TK 334: “ Phải trả côngnhân viên”: tổng số phải trích + Nếu thừa: kế toán hạch toán: Nợ TK 335: tổng số đã trích Có TK 622: số thừa Có TK 334: số phải trích Ngoài ra, kế toán tiền lương còn hạch toán các khoản phụ cấp, ốm đau, thai sản.... của người lao động vào chi phí tiền lương. Với các hạch toán như vậy là không đúng với quy định của Nhà Nước. Đối với các khoản chi trả phụ cấp, ốm, đau, thai sản...là khoản chi cho nguồn kinh phí khác chịu, cụ thể là cơ quan bảo hiểm chi trả, kế toán không được hoạch toán khoản chi này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.Khi phát sinhkhoản này kế toán hạch toán: Nợ TK 3383: “Phải trả, phải nộp khác – BHXH” Có TK 334: “Phải trả công nhân viên” +Khi cấp trên duyệt chi : Nợ TK 111: Tổng số tiền được duyệt chi TK 3383: Tổng số tiền được duyệt chi +Khi thanh toán cho cán bộ công nhân viên: Nợ TK 334: Có TK 111: *Thứ năm: Hệ thống sổ sách chứng từ. Cuối quý căn cứ vào bảng thanh toán lương và bảng tổng hợp thanh toán lương, kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội trên đó phải ghi đầy đủ số liêụ của các cột: Lương, phụ cấp, các khoản khác, KPCĐ, BHXH, BHYT, có như vậy khi nhìn vào bảng phân bổ số1 mới thấy rõ được các yếu tố hình thành chi phí tiền lương. để từ đó có những biện pháp thích hợp tiết kiệm chi phí tiền lương nhưng lai tăng năng suất lao động. Tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng, hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp và tính trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm ytế,kinh phí công đoàn theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và tỉ lệ trích bảo hiểm xã hội , bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành đang áp dụng. Tổng hợp phân bố tiền lương, tính trích bảo hiểm xã hội, KPCĐ,BHYT được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương. Trên bảng phân bổ này ngoài tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, còn phản ánh việc trích trước các khoản chi phí phải trả, cụ thể kỳ trích trước của công nhân sản xuất.... Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội được lập hàng tháng trên cơ sở các chứng từ lao động và tiền lương trong tháng. Kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp tiền lương, tiền công phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo trực tiếp sản xuất từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng, quản lý và phục vụ sản xuất ở từng phân xưởng và theo quản lý chung của toàn doanh nghiệp. Trong đó phân biệt tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản khác đều ghi vào các cột thuộc phần ghi có TK 334 “ phải trả công nhân viên” ở các dòng phù hợp. Căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả và căn cứ vào tỉ lệ trích quy định về BHXH, BHYT, kpcđ để tính tríchvà ghi vào các cột phần ghi có TK 338 “phải trả, phải nộp khác” thuộc 3382, 3384, 3383 ở các dòng phù hợp. Căn cứ vào tài liệu liên quan và căn cứ vào việc tính trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất để ghi vào cột có TK 335 “ chi phí phải trả” Tổng hợp số liệu phân bổ tiền lương, các khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ và các khoản trích trước được sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất để ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng sử dụng. *Thứ 6: Phương pháp hạch toán. Trong quá trình hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần cơ khí May Gia Lâm. Qua nghiên cứu em thấy doanh nghiệp khi tính và trả lương cho người lao động thông qua tài khoản 3361 và các khoản trích theo lương thông qua tài khoản 1388: Làm tăng khoản phải thu vì vậy việc tính lương và các khoản trích theo lương rất phức tạp. Theo em để hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thì doanh nghiệp nên sử dụng tài khoản 334. Hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp hạch toán như sau: + Nợ TK 3361 Có TK 111 + Nợ TK 1388 CóTK 3361 Công ty nên sử dụng phương pháp hạch toán sau: + Nợ TK 622, 627, 641, 642: tỷ lệ trích 19% Có TK 338: 19% -3383: 15% -3384: 2% -3382: 2% + Nợ TK 334: Tỷ lệ trích 6% Có TK 338: 6% -3383: 5% -3384: 1% kết luận Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, tiền lương – lao động luôn tồn tại song song và có mối quan hệ tương hỗ, qua lại lao động sẽ quyết định tiền lương , còn mức lương sẽ tác động đến mức sống của người lao động. Nhận thức rõ điều này, Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Tiên Sơn đã sử dụng tiền lương như một đòn bẩy, một công cụ hữu hiệu nhất để quản lý và khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm , nâng cao năng suất của cán bộ công nhân viên. Để từ đó giúp công ty tăng nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời thu nhập của người lao động cũng tăng thêm. Với điều kiện thời gian có hạn và kiến thức thực tế chưa nhiều nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót và chưa hoàn chỉnh. Do vậy em rất mong muỗn nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn cùng toàn thể các cán bộ phòng tổ chức, phòng tài vụ trong công ty và các bạn sinh viên để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo của cô giáo Nguyễn Hà Ninh và các cán bộ phòng tài vụ, phòng tổ chức trong công ty Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Tiên Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập nghiệp vụ này. Mục Lục Lời Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất 3 1.1 Cơ sở lý luận chung về tiền lương 3 1.1.1 Khái niệm về tiền lương 3 1.1.2 Bản chất tiền lương 4 1.1.3 Chức năng của tiền lương 5 1.1.4 Quỹ tiền lương 6 1.1.4.1 Quỹ bảo hiểm xã hội 7 1.1.4.2 Quỹ bảo hiểm y tế 7 1.1.4.3 Kinh phí công đoàn 8 1.2 Các hình thức trả lương 9 1.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian 10 1.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 10 1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương 17 1.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 19 1.4.1 Hạch toán ban đầu 19 1.4.2 Tài khoản sử dụng 20 1.4.3 Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22 1.5 Hình thức sổ kế toán 18 Chương II: Thực trang của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Cơ khí May Gia Lâm 27 2.1 Vài nét khái quát về công ty 27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty 27 2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 28 2.1.4 Đặc điểm về bộ máy quản lý 29 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây 29 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức sổ kế toán 31 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 31 2.2.2 Tổ chức sổ kế toán 32 2.3 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 34 2.3.1 Tình hình sử dụng lao động 34 2.3.2 Hình thức trả lương và quy chế trả lương và các khoản trích theo lương tại công ty 35 2.3.3 Phương pháp kế tiền lương và các khoản trích theo lương 41 2.3.3.1 Thủ tục tách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả công nhân viên tại công ty 45 2.3.3.2 Kinh phí công đoàn 50 Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thành công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại coong ty Cổ Phần Cơ Khí May Gia Lâm 55 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 55 3.2 Đánh giá chung về công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Cơ Khí May Gia Lâm 57 3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương taị công ty 59 Kết luận 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCTT.DOC
  • docPhô lôc 1.doc
  • docPhô lôc 3.doc
  • docPhu luc 2.doc
  • doctrang bia.doc
Tài liệu liên quan