Đề tài Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại

Công ty thực hiện phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên là hợp lý vì thực tế số nghiệp vụ phát sinh trong Công ty nhiều nên việc theo dõi thường xuyên hoạt động kinh doanh là cần thiết và cũng hạn chế bớt những sai sót có thể mắc phải trong quá trình hạch toán. Chứng từ kế toán: Công ty đã sử dụng tương đối hoàn thiện chứng từ trong quá trình hạch toán, số liệu đầy đủ, quá trình luân chuyển chứng từ hợp lý. Các chứng từ sử dụng đều theo đúng mẫu của Bộ Tài Chính ban hành và được lưu trữ, bảo quản cẩn thận. Kế toán mỗi phần hành đều có trách nhiệm lưu trữ chứng từ của phần hành đó, không chồng chéo nhau, phân công phân nhiệm rõ ràng. Các chứng từ từ khâu tiêu thụ được chuyển đến phòng Tài chính Kế toán một cách khẩn trương, liên tục, đầy đủ. Do vậy hệ thống chứng từ của Công ty đã chứng minh được tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, làm căn cứ phục vụ cho quá trình hạch toán. Hệ thống sổ kế toán: Nhìn chung Công ty đã thực hiện đúng các quy định của Nhà nước tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phụ vụ cho việc điều hành và quản lý kinh tế. Đối với phần hành tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, do các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán không nhiều nên kế toán đã tự thiết kế mẫu sổ giống với sổ “Nhật ký chung” để tiện cho cả việc theo dõi giá vốn, giảm bớt số lượng sổ cái sử dụng mà vẫn đảm bảo phản ánh chính xác.

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nước ta đang nỗ lực hoà mình vào nền kinh tế thế giới, nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới cũng như thúc đẩy trao đổi thương mại. Thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán trong trong từng quốc gia riêng biệt và giữa các quốc gia với nhau. Thương mại là một nghành kinh tế độc lập trong cơ cấu kinh tế, tách biệt với lĩnh vực sản xuất, đối với doanh nghiệp thương mại thì hoạt động mua bán hàng hoá đóng vai trò chủ đạo và khâu tiêu thị hàng hoá đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện công tác bán hàng và tổ chức bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như quyết định sự thành bại của doanh nghiệp thương mại trên thương trường. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm theo dõi chặt chẽ việc tiêu thụ hàng hoá cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ ban lãnh đạo doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Cơ chế mở cửa của Nhà nước là một cơ hội lớn nhưng đầy thách thức cho các doanh nghiệp thương mại, vậy nên việc nghiên cứu và hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh đang là một yêu cấp thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp thương mại. Với những lý do trên, em đã chọn Công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức để tìm hiểu đề tài “Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại”. Chuyên đề báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức được chia thành hai phần: Phần I: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức. Phần II: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức Phần I Khái quát chung về công ty cổ phần thương mại tiến đức – Phú Thọ 1.1. quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại tiến đức 1.1.1 Quá trình phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Thương Mại Tiến Đức tên giao dịch là Công ty Cổ phần Thương Mại Tiến Đức được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 1802 000 237 ngày 12 tháng 11 năm 2002. Công ty có trụ sở chính tại : Khu 12A Thị trấn Lâm Thao- Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ, Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Công ty Cổ phần Thương Mại Tiến Đức là loại hình công ty cổ phần có bốn thành viên góp vốn. Các thành viên chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời gian hoạt động: Lâu dài, kể từ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh cho công ty. Văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty: * Công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Trình tự và thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. * Nội dung hoạt động, chức năng nhiệm vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp: * Tập hợp các cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện góp vốn thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật, cùng nhau tham gia quản lý, sử dụng và định đoạt khối tài sản đó nhằm thu hút thêm nguồn lực, phát triển sản xuất kinh doanh, thu nhập hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và góp phần thu hút lao động xã hội. Là một doanh nghiệp mới thành lập, tuy còn nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục khó khăn, ngày càng mở rộng, đặc biệt là trong lĩnh vực phân bón, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Để ổn định và phát triển kinh doanh trong nền kinh tế mới, Lãnh đạo Công ty có đóng góp quan trọng trong việc chỉ đạo điều hành, cung cấp đầy đủ, chính xác về tình hình cung cầu, giá cả trên thị trường cũng như tình hình tài chính của Công ty để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn mang lại lợi nhuận cao cho Công ty và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Chưa đầy 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức từ một cửa hàng với doanh thu một năm chỉ 2 tỷ đồng, đến năm 2006 đã đạt doanh thu lên đến 9,99 tỷ đồng. Điều đó thể hiện sức mạnh vươn lên của Công ty. Công ty từng bước khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường: là một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đảm bảo và phát triển được vốn, lượng tiền nộp vào Ngân sách Nhà nước ngày một tăng cao, thu nhập người lao động ngày càng nhiều, đời sống được cải thiện. Những kết quả kinh doanh chủ yếu trong năm 2005, 2006 của Công ty như sau: kết quả kinh doanh của Công ty năm 2005, 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần 5.997.108.584 9.999.738.288 Tổng lợi nhuận trước thuế 141.509.606 182.978.001 Nộp ngân sách nhà nước 39.622.689 51.236.360 Vốn sản xuất kinh doanh 3.043.800.619 4.621.235.220 Thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 1.700.000 Bảng 1.1 Bảng kết quả kinh doanh của Công ty năm 2005, 2006 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củacông ty. 1.1.2.1. Chức năng của Công ty. Công ty được thành lập dưới hình thức Công ty Cổ phần Thương mại. Với chức năng chính là hoạt động trong lĩnh vực thương mại, buôn bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Hiện nay, do điều kiện còn khó khăn, quy mô hạn hẹp Công ty mới chỉ chủ yếu kinh doanh mặt hàng phân bón hoá học. Tiến tới công ty sẽ khai thác nhưng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký kinh doanh với nhà nước, mở rộng quy mô hoạt động, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp đầy đủ trách nhiệm với nhà nước. Nhưng ngành nghề Công ty có thể hoạt động: Kinh doanh vật liệu xây dựng. Kinh doanh lương thực, thực phẩm. Vận tải hàng hoá đường thuỷ, đường bộ. Kinh doanh khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh. 1.1.2.2. Nghĩa vụ của Công ty và các thành viên trong Công ty. Nghĩa vụ của Công ty. - Hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành, nghề đã đăng ký. - Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác. - Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký. - Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo thì phải kịp thời điều chỉnh lại các thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. - ưu tiên sử dụng lao động trong nước, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo các quy định của pháp luật về lao động, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật về công đoàn. - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. - Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức trong công ty và trong cộng đồng xã hội, hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. - Tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình, tự quyết định về phân phối thu nhập bảo đảm Công ty và các thành viên cùng có lợi. - Chia lãi đảm bảo lợi ích của thành viên và sự phát triển của Công ty: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, lãi còn lại chia cho thành viên theo mức vốn góp, đảm bảo cho Công ty và các thành viên cùng có lợi. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của thành viên Công ty Cổ phần Thương Mại Tiến Đức. - Góp đủ, đúng số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Công ty. - Tuân thủ điều lệ Công ty. - Chấp nhận quyết định của hội đồng thành viên. - Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp. - Trường hợp thành viên của Công ty muốn tham gia thành viên của một hay nhiều Công ty khác phải được sự nhất trí bằng văn bản của Hội đồng thành viên Công ty. 1.1.2.3. Quyền của Công ty và quyền của các thành viên trong Công ty. Nghĩa vụ của Công ty. - Chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản của doanh nghiệp. - Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư (kể cả liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh). - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. - Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn. - Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu. - Tuyển, thuê, sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. - Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương pháp quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích. - Các quyền khác do pháp luật quy định. Quyền của các thành viên trong Công ty. - Được chia lợi nhuận sau khi Công ty đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật tương ứng với phần vốn góp vào Công ty. - Tham dự họp hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên. - Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. - Xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác của Công ty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này. - Được chia giá trị tài sản còn lại của Công ty tương ứng với phần vốn góp khi Công ty giải thể hoặc phá sản. - Được ưu tiên góp thêm vốn vào Công ty khi Công ty tăng vốn điều lệ, được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp. - Khởi kiện Giám đốc tại toà án khi Giám đốc không thực hiện nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó. Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ có quyền triệu tập họp hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. Ngành nghề và hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại tiến đức. 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh của Công ty - Kinh doanh vật tư nông nghiệp. - Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh hàng lương thực, thực phẩm. - Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ. - Kinh doanh đồ dùng cá nhân và gia đình: Thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, hàng điện tử, điện lạnh, hàng thủ công, mỹ nghệ. - Kinh doanh công viên cây xanh, vườn trại giải trí. Hiện tại Công ty chủ yếu kinh doanh mặt hàng phân bón hoá học phục vụ sản xuất nông nghiệp và vận tải hàng hoá đường bộ. Mặt hàng phân bón hoá học hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Công ty hiện nay đang kinh doanh chủ yếu sản phẩm của Công ty Supe phốt phát & hoá chất Lâm Thao. Vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ Công ty chủ yếu vận chuyển sản phẩm phân bón hoá học của mình tới bà con nông dân và ngoài ra còn tự khai thác nguồn hàng hoá vận chuyển của các đơn vị cá nhân, tổ chức khác và nguồn hàng vận chuyển của doanh nghiệp. 1.2.2. hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức. Hiện nay công ty đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu. Công ty thực hiên chính sách huy động tiền mặt mua hàng hoá của các đơn vị khác ngoài ra Công ty còn thực hiện vay vốn ngân hàng để tạo quỹ tiền mặt rồi mua hàng hoá. Khi hàng hoá tập kết về kho Công ty lại tổ chức bán sản phẩm hàng hoá thu tiền về, khi đã thu được tiền Công ty lại tổ chức mua hàng hoá về, tạo một vòng quay luân chuyển hàng hoá mới. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần thương mại tiến đức 1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty. - Hội đồng thành viên. - Chủ tịch hội đồng thành viên. - Giám đốc. - Kế toán, và các nhân viên giúp việc. 1.3.2. Triệu tập họp, điều kiện và thể thức tiến hành hội đồng thành viên. Triệu tập họp hội đồng thành viên, điều kiện, thể thức tiến hành phiên họp được thực hiện theo quy định tại điều 37, điều 38 của Luật doanh nghiệp, điều 12 của nghị định số 03 ngày 03/2/2000 của Chính phủ. Việc thông qua quyết định hội đồng thành viên được thực hiện bằng hình thức biểu quyết tại phiên họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản của từng thành viên. Thủ tục lấy ý kiến, bằng văn bản thông qua quyết định, được thực hiện theo khoản 4, điều 13 nghị định số 03/2000/NĐ - CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ. 1.3.3. Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên. - Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ như quy định tại khoản 2 điều 35 của Luật doanh nghiệp. - Chủ tịch Hội đồng thành viên là người được bầu từ một thành viên, có quyền và nghĩa vụ như quy định như quy định tại khoản 2 điều 36 của Luật doanh nghiệp. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên là 3 năm. Công ty Cổ phần Thương Mại Tiến Đức là một đơn vị kinh doanh thương mại do đó Công ty không có các phân xưởng sản xuất mà chỉ có các phòng kinh doanh, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm và các đại lý trực thuộc. 1.3.4. Ban giám đốc. Ban giám đốc Công ty Cổ phần thương mại Tiến Đức gồm 02 thành viên (01 giám đốc, 01 phó giám đốc) sáng lập Công ty và có quyền điều hành Công ty. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Công ty trước pháp luật. Phòng Giám đốc: Giúp việc, tham mưu cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh khi Giám đốc vắng mặt. 1.3.5. Phòng tài chính kế toán. Nhiệm vụ của phòng là thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê, ghi chép, tính toán để phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ về tài sản, vốn, tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá, kết quả kinh doanh của Công ty, tham mưu cho ban Giám đốc tình hình tài chính của Công ty 1.3.6. Phòng kinh doanh. Cung cấp thông tin kinh tế, thực trạng tiêu thụ hàng hoá, nhu cầu khách hàng một cách đầy đủ và thường xuyên tới ban giám đốc nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trực tiếp tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm và vận chuyển của Công ty. 1.3.7 Phòng vận tải. Điều phối, xắp xếp phương tiện vận chuyển hàng hoá. Tiếp thị và hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng. Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty. Hội đồng quản trị Giám đốc P. Giám đốc Phòng vận tải Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Phần II đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty cổ phần thương mại tiến đức 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 2.1.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. Sự phân cấp quản lý về tài chính - Kế toán: Công ty cũng thực hiện quản lý tập trung về công tác tài chính kế toán. Theo đó, Công ty chỉ tổ chức một phòng tài chính kế toán. Tuy các phòng kinh doanh và cac cửa hàng hoạt động độc lập nhưng không tổ chức ghi sổ kế toán riêng mà thực hiện chế độ báo sổ. Kế toán tại các phòng kinh doanh và các cửa hàng hàng tháng thực hiện thu thập chứng từ, kiểm tra và xử lý chứng từ ban đầu rồi gửi lên phòng kế toán để ghi sổ, hạch toán tổng hợp và chi tiết, lập báo cáo kế toán. Các nhân viên kế toán cửa hàng phải được sự hướng dẫn về nghiệp vụ của phòng Tài chính Kế toán, nhất là kế toán trưởng. Việc áp dụng hình thức quản lý này là hợp lý vì nó giảm bớt được công việc cho nhân viên phòng kế toán đồng thời giúp nhân viên phòng kinh doanh có thể theo dõi sát sao công việc của mình. Chức năng của phòng Tài chính Kế toán: Phòng Tài chính Kế toán Công ty có chức năng cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về về hoạt động kinh tế tài chính của Công ty nhằm giúp cho Tổng Giám Đốc Công ty điều hành và quản lý các hoạt độngk kinh tế tài chính đạt hiệu quả cao. Nhiệm vụ của phòng Tài chính Kế toán: - Phản ánh đầy đủ tài sản hiện có cũng như sự vận động yài sản của đơn vị. Qua đó quản lý chặt chẽ và bảo vệ được tài sản của mình nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đó. - Phản ánh đầy đủ các chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh cũng như kết quả của quá trình kinh doanh đem lại nhằm kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tự bù đắp chi phí và có lãi trong kinh doanh. - Phản ánh đựơc cụ thể từng loại nguồn vốn, từng loại tài sản trong việc kiểm tra giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh. Ngoài ra, xác định kết quả lao động của người lao động nhằm khuyến khích về lợi ích vật chất của người lao động trong quá trình đó nâng cao hiệu quả lao động. Phân công lao động kế toán: Với những yêu cầu về quản lý và đặc điểm kinh doanh của mình, phong tài chính kế toán hiện nay có 5 người với từng nhiệm vụ cụ thể như sau: - Trưởng phòng Tài chính Kế toán (Kế toán trưởng): Giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp, có nhiệm vụ ,quyền hạn theo quy định của pháp luật kế toán thống kê và theo điều lệ kế toán trưởng trong Công ty Cổ phần. - Kế toán bán hàng và công nợ hàng bán:Trực tiếp làm công tác kế toán hàng bán, theo dõi doanh thu và tổng hợp tình hình thanh toán công nợ hàng bán theo từng đối tượng. - Kế toán mua hàng và công nợ phải trả: Có nhiệm vụ theo dõi và ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình mua hàng đồng thời theo dõi công nợ với người bán. - Kế toán nghiệp vụ ngân hàng: Có nhiệm vụ hạch toán thu chi tiền gửi ngân hàng phát sính của Công ty. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của Công ty và các nghiệp vụ liên quan đến việc thu, chi tiền hàng ngày của Công ty. Kế toán trưởng sơ đồ bộ máy phòng kế toán Thủ quỹ Kế toán hàng bán và công nợ hàng bán Kế toán nghiệp vụ ngân hàng Kế toán mua hàng và công nợ phải trả Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy phòng kế toán. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán của Cồng ty. 2.1.2.1 Hệ thống văn bản chế độ quy định liên quan đến công tác kế toán tại Công ty. Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003. Quyết định số 64TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp”. Quyết định số 15/QĐ/BTC ngày 20-03-2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp” mới. Quyết định của bộ tài chính số 149/2001/QĐ/BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1) (trong đó có Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác). Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC,ngày 31-12-2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10 tháng 5 năm 1997. Luật của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 07/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 nam 2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng. Nghị định số 158/2003/ND-CP ngày 10/12/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng(GTGT). Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng(GTGT). Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP. Thông tư số 84/2004/TT-BTC ngày 18/08/2004. 2.1.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Vận dụng hình thức kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, quản lý và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán. Căn cứ vào tổ chức bộ máy kế toán, đặc điểm và quy mô của Công ty, Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán là “Nhật ký chứng từ”để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng. Trình tự ghi sổ kế toán như sau: Nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Số cái Báo cáo kế toán : Ghi hàng ngày. : Đối chiếu. : Cuối kỳ. Hình 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán. 2.1.3 Phương thức hạch toán tổng hợp áp dụng tại Công ty. Kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho và áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh để tính giá hàng xuất kho. Giá vốn của hàng bán ra được xác định căn cứ vào hoá đơn GTGT của hàng mua vào do người bán lập cho Công ty chưa bao gồm thuế GTGT. Hiện nay Công ty Cổ phần thương mại Tiến Đức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Vì vậy khi hàng hoá chính thức được tiêu thụ thì bên cạnh việc phản ánh chính thức được tiêu thụ thì bên cạnh việc phản ánh giá vốn, doanh thu, kế toán hạch toán thuế GTGT với các mức thuế 5%, 10% áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể. Hàng hoá của Công ty thuộc loại không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên việc hạch toán cũng đơn giản và dễ dàng hơn. 2.2 Các chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng: 2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng: - Hợp đồng mua bán: Hợp đồng này thông thường được áp dụng với bán buôn hàng hoá, bán với số lượng lớn hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng này được lập khi khách hàng gửi đơn đặt hàng đến Công ty. - Hoá đơn GTGT: Hoá đơn này được lập khi Công ty đã thực hiện xong việc chuyển giao quyền sở hữu cho người mua và được áp dụng với hàng bán nội địa. - Giấy báo Có, bảng sao kê của Ngân hàng. - Phiếu thu tiền hàng. Các chứng từ khác có liên quan. Quy trình luân chuyển chứng từ gồm 3 khâu cơ bản: Lập chứng từ à Ghi sổ kế toán à Lập báo cáo kế toán 2.2.2 Tài khoản kế toán sử dung: Công ty sử dụng một số tài khoản kế toán như sau: TK 111: Tiền mặt TK112 : Tiền gửi ngân hàng TK 156: Hàng hoá TK133 : Thuế GTGT được khấu TK 131 : Phải thu KH TK141 : Tạm ứng TK 211 : Tài sản cố định hữu hình TK311 : Phải trả KH TK334 : Phải trả công nhân viên TK3334: Thuế TNDN phải nộp TK3333 : Các khoản nộp nhà nước TK411 : Nguồn vốn kinh doanh TK421 : Lợi nhuận chưa phân phối TK 511: Doanh thu bán hàng TK641 : Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí quản lý DN TK 621 : Chi phí NVL trực tiếp TK 635: Chi phí tài chính TK911 : XĐKQ kinh doanh TK 711: Doanh thu khác 2.2.3 Sổ sách kế toán sử dụng: Bảng hệ thống sổ kế toán tại công ty Số TT Tờn sổ Ký hiệu 1 2 3 01 Sổ Nhật ký chung S03a-DN 02 Sổ Nhật ký thu tiền S03a1-DN 03 Sổ Nhật ký chi tiền S03a2-DN 04 Sổ Nhật ký mua hàng S03a3-DN 05 Sổ Nhật ký bỏn hàng S03a4-DN 06 Sổ Cỏi (dựng cho hỡnh thức Nhật ký chung) S03b-DN 07 Bảng cõn đối số phỏt sinh S06-DN 08 Sổ quỹ tiền mặt S07-DN 09 Sổ tiền gửi ngõn hàng S08-DN 10 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng húa S10-DN 11 Sổ tổng hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng húa S11-DN 12 Thẻ kho (Sổ kho) S12-DN 13 Sổ tài sản cố định S21-DN 14 Sổ chi tiết thanh toỏn với người mua (người bỏn) S31-DN 15 Sổ chi tiết tiền vay S34-DN 16 Sổ chi phớ sản xuất, kinh doanh S36-DN 17 Sổ chi tiết cỏc tài khoản S38-DN 18 Sổ theo dừi chi tiết nguồn vốn kinh doanh S51-DN 19 Sổ theo dừi thuế GTGT S61-DN Cuối mỗi kỳ kế toán là tháng, quý, năm, kế toán công ty tiến hàng khoá sổ tài khoản, tiến hành các bút toán điều chỉnh tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản và lập các báo cáo kế toán theo quy định. Các sổ kế toán và báo cáo kế toán của công Cổ phần Thương mại Tiến Đức được lập đều là hình thức tờ rời và được đóng thành quyển. Báo cáo được lập gồm những báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN) Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B02-DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN). 2.3. Đánh giá nhận xét: Ra đời trong nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, công ty đã không phải chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, kìm hãm, ràng buộc. Có điều kiện hoạt động theo quy luật của nền kinh tế thị trường và vận dụng nó một cách linh hoạt vào kinh doanh. Công ty luôn coi việc tổ chức thực hiện kế hoạch bán hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. Với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ , kinh nghiệm quản lý giỏi, công ty đã dần được mở rộng hơn về chủng loại hàng hoá, thu hút khách nhiều hơn . . . Cơ cấu tổ chức gon nhẹ, bộ máy tổ chức trong đó có bộ máy kế toán không ngừng được hoàn thiện, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho quản lý, tạo điều kiện cho việc kinh doanh hàng hoá ngày càng phát triển. Những đặc điểm công tác kế toán: Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty tổ chức bộ máy phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của mình, đã phát huy được vai trò của kế toán, làm một công cụ quan trọng đối với Giám đốc và Kế toán trưởng. Cụ thể: Vì hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là mua, tiêu thụ hoá nên được tách ra cho hai người phụ trách một người là phụ trách mua hàng và thanh toán với người mua, một người phụ trách tiêu thụ và thanh toán với người bán là hợp lý vì các nghiệp vụ mua, tiêu thụ hàng là rất nhiều. Hơn nữa, hai người làm sẽ đảm bảo tính kiểm soát cao hơn. Khác với các doanh nghiệp khác, Công ty có nhu cầu về vốn lớn và giao dịch nhiều với ngân hàng nên việc bố trí một kế toán ngân hàng là cần thiết. Ngoài ra, tại các phòng kinh doanh và cửa hàng cũng có kế toán nhưng làm nhiệm vụ chuyển chứng từ cho phòng Tài chính Kế toán cũng đảm bảo cho việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế một cách đầy đủ và chính xác, giảm bớt lượng công việc cho nhân viên kế toán phòng Tài chính Kế toán. Về tổ chức hạch toán: Việc tổ chức hạch toán ở Công ty bao gồm nhiều yếu tố cấu thành tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, các chế độ, thể lệ kế toán… nên công tác tổ chức hạch toán khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là mặt hàng kinh doanh của Công ty nên yêu cầu cung cấp thông tin kinh tế, tài chính phải chính xác và kịp thời. Phòng Tài chính Kế toán Công ty đã nắm vững được nội dung của tổ chức công tác kế toán từ việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức việc ghi chép chứng từ ban đầu, tổ chức luân chuyển chứng từ một cách hợp lý và khoa học. Việc áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” là phù hợp vì có ưu điểm là căn cứ vào chứng từ gốc có cùng nội dung để lập các bảng kê chi tiết và cuối tháng, cuối kỳ lập các bảng cân đối chứng từ, bảng kê tổng hợp, sổ tổng hợp nhật ký chứng từ, sổ cái. Đặc biệt đối với hoạt động tiêu thụ của Công ty do tất các các phòng ban, cửa hàng đều phụ trách công tác tiêu thụ nên việc theo dõi rất khó khăn chính vì vậy mà Công ty bố trí mỗi phòng ban một kế toán để tăng cường độ chính xác của các thông tin về tiêu thụ, đồng thời giảm bớt số lượng công việc cho các nhân viên phòng Tài chính Kế toán. Vì vậy nên tuy hình thức này không dễ thức hiện vì số lượng sổ sách khá nhiều và đòi hỏi các kế toán viên phải có trình độ nhưng thích hợp với loại hình, đặc điểm kinh doanh của Công ty. Việc áp dụng hình thức báo sổ cũng là thích hợp vì quy mô của Công ty không lớn. Công ty thực hiện phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên là hợp lý vì thực tế số nghiệp vụ phát sinh trong Công ty nhiều nên việc theo dõi thường xuyên hoạt động kinh doanh là cần thiết và cũng hạn chế bớt những sai sót có thể mắc phải trong quá trình hạch toán. Chứng từ kế toán: Công ty đã sử dụng tương đối hoàn thiện chứng từ trong quá trình hạch toán, số liệu đầy đủ, quá trình luân chuyển chứng từ hợp lý. Các chứng từ sử dụng đều theo đúng mẫu của Bộ Tài Chính ban hành và được lưu trữ, bảo quản cẩn thận. Kế toán mỗi phần hành đều có trách nhiệm lưu trữ chứng từ của phần hành đó, không chồng chéo nhau, phân công phân nhiệm rõ ràng. Các chứng từ từ khâu tiêu thụ được chuyển đến phòng Tài chính Kế toán một cách khẩn trương, liên tục, đầy đủ. Do vậy hệ thống chứng từ của Công ty đã chứng minh được tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, làm căn cứ phục vụ cho quá trình hạch toán. Hệ thống sổ kế toán: Nhìn chung Công ty đã thực hiện đúng các quy định của Nhà nước tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phụ vụ cho việc điều hành và quản lý kinh tế. Đối với phần hành tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, do các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán không nhiều nên kế toán đã tự thiết kế mẫu sổ giống với sổ “Nhật ký chung” để tiện cho cả việc theo dõi giá vốn, giảm bớt số lượng sổ cái sử dụng mà vẫn đảm bảo phản ánh chính xác. Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty không sử dụng một số tài khoản là do các nghiệp vụ hạch toán không cần đến. Ví dụ như Công ty không sử dụng tài khoản tiền đang chuyển để thanh toán trong giao dịch vì sử dụng tiền đang chuyển tạo điều kiện cho việc chiếm dụng vốn mà Công ty là doanh nghiệp thương mại, dịch vụ nên việc để vốn ứ đọng hay bị chiếm dụng sẽ làm trì trệ hoạt động kinh doanh trong khi vốn của Công ty thấp chủ yếu phải vay của ngân hàng. Công ty cũng không sử dụng tài sản bằng tiền là tín phiếu vì không có tính pháp lý cao, dễ xảy ra các hành vi gian lận. Kết luận Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là mối quan tâm của bất cứ doanh nghiệp nào nhất là các doanh nghiệp thương mại. Đặc biệt do cơ chế mở của của Nhà nước là một cơ hội lớn nhưng đầy thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại mà Công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức không phải là ngoại lệ. Qua thời gian đầu thực tập tại tại Công ty Cổ phần thương mại Tiến Đức , em nhận thấy mặc dù công ty mới thành lập chưa lâu nhưng doanh thu cua công ty tăng theo từng năm, thu nhập của người lao động cũng được cải thiện, đay là kết quả đáng mừng của doanh nghiệp Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty tương đối hoàn chỉnh và gọn, theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành phù hợp với đIều kiện và đặc thù kinh doanh của Công ty. Các chứng từ kế toán được luân chuyển hợp lý, cung cấp đầy đủ thông tin ké toán cho Ban lãnh đạo của doanh nghiệp, giúp Ban lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Với một doanh nghiệp hoạt động chưa lâu như Công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức thì những kết quả trên đã chứng tỏ đường lối phát triển của Công ty là đúng đắn. Công ty nên tiếp túc duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được. Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: Khái quát chung về công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Thương mại Tiến Đức 2 1.1.1 Quá trình phát triển của công ty. 2 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty. 4 1.1.2.1. Chức năng của Công ty. 4 1.1.2.2. Nghĩa vụ của Công ty và các thành viên trong Công ty. 4 1.1.2.3. Quyền của Công ty và quyền của các thành viên trong Công ty. 5 1.2 Ngành nghề và hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại Tiến đức. 6 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Tiến Đức. 6 1.2.2. hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mạiTiến Đức. 7 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần thương mại Tiến Đức 7 1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty 7 1.3.2. Triệu tập họp, điều kiện và thể thức tiến hành hội đồng thành viên. 7 1.3.3. Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên. 8 1.3.4. Ban giám đốc. 8 1.3.5. Phòng tài chính kế toán. 8 1.3.6. Phòng kinh doanh. 9 1.3.6. Phòng vân tải 9 Phần II:Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty cổ phần thương mại Tiến Đức. 10 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 11 2.1.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 11 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán của Cồng ty. 13 2.1.2.1 Hệ thống văn bản chế độ quy định liên quan đến công tác kế toán tại Công ty. 13 2.1.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: 14 2.1.3 Phương thức hạch toán tổng hợp áp dụng tại Công ty. 15 2.2 Các chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng 15 2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng: 15 2.2.2 Tài khoản kế toán sử dung: 17 2.2.3 Sổ sách kế toán sử dụng: 17 2.3. Đánh giá nhận xét: 18 Kết luận 21 Mục lục 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC335.doc
Tài liệu liên quan