Đặt vấn đề
Bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro, đ¬ược phát hiện vào năm 1999 ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu long, đến nay chúng đã lan tràn và gây hại trên cây dừa, ở hầu hết các tỉnh phía Nam và nhiều tỉnh phía Bắc và là loại côn trùng nguy hiểm cho cây dừa.
Trong những năm qua, viện Bảo vệ Thực vật, Cục bảo vệ thực vật, tr¬ường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm bước đầu nghiên cứu và tìm biện pháp phòng trừ. Để góp phần cùng các cơ quan thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu phòng trừ hiệu quả loài sâu hại này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ cánh cứng hại dừa.
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro
Studies on biological characteristic of coconut leaf beetle
Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Thị Dung
Trần Thanh Tháp , Trần Đình Phả
Viện Bảo vệ thực vật
Abstract
The lavae of coconut leaf beetle has 5 instars, stage of eggs is 3.6 days, laval with 24.6 days, and pupae is 5.2 days, life cycle everage is 53.5 days. The adult in lab. condition longest is 267 days, and everage is 204.24 days with male, and 184.93 days with female. Lays time everage is 125.17 days, the number of eggs for each females everage is 140.65 eggs, and maximum is 319 eggs. Lay concentrate around first 40 days with 26.9%. So in the rearing for parasitoiding of bee in proceduce should havest eggs around from the first to 50th day.
I. Đặt vấn đề
Bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro, được phát hiện vào năm 1999 ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu long, đến nay chúng đã lan tràn và gây hại trên cây dừa, ở hầu hết các tỉnh phía Nam và nhiều tỉnh phía Bắc và là loại côn trùng nguy hiểm cho cây dừa.
Trong những năm qua, viện Bảo vệ Thực vật, Cục bảo vệ thực vật, trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm bước đầu nghiên cứu và tìm biện pháp phòng trừ. Để góp phần cùng các cơ quan thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu phòng trừ hiệu quả loài sâu hại này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ cánh cứng hại dừa.
II. Phương pháp
1. Nghiên cứu thời gian phát dục các giai đoạn và đẻ trứng của bọ cánh cứng hại dừa trong phòng thí nghiệm
+ Sâu non, được nhân nuôi cá thể từ tuổi 1 đến trưởng thành trong các tuýp đường kính 2,4cm, dài 20cm bằng lá dừa non thay thức ăn hàng ngày. Trưởng thành ghép đôi trong ống nghiệm, hàng ngày thay thức ăn và thu trứng.
Chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian phát dục các giai đoạn.
- Khả năng đẻ trứng của trưởng thành.
2. Tỷ lệ trứng nở của bọ cánh cứng hại dừa trong nhân nuôi
Chọn trứng đẻ cùng ngày đặt 50 trứng/hộp petri có sẵn lá dừa non. Hàng ngày theo dõi, đếm số trứng nở ghi chép số liệu.
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ trứng nở (%)
III Kết quả nghiên cứu
1.Thời gian phát dục giai đoạn sâu non bọ cánh cứng hại dừa
Sâu non bọ dừa có 5 tuổi, trong điều kiện nhiệt độ trung bình 29,10C. Giai đoạn phát dục tuổi 1 trung bình 3,34 ngày, tuổi 2: 4,61 ngày. Riêng tuổi 3 và 4 thời gian phát dục của sâu non dài hơn trung bình 5,75 - 7,13 ngày (Bảng1).
Bảng 1. Thời gian phát dục giai đoạn sâu non bọ cánh cứng hại dừa
(Phòng thí nghiệm Viện BVTV)
Thời gian phát dục các tuổi (ngày)
Điều kiện nuôi
T1
T2
T3
T4
T5
Sâu non
T 0C
RH(%)
Thấp nhất
3
4
4
4
4
24,66
± 0,19
29,1
83,0
Cao nhất
4
5
7
9
7
Trung bình
3,34
±0,05
4,61
±0,02
5,75
±0,13
7,13
±0,21
4,44
±0,16
Số sâu TN (con)
73
73
72
68
67
2. Thời gian phát dục các giai đoạn phát triển của bọ cánh cứng hại dừa
Kết quả (bảng 2) cho thấy: Trứng có thời gian phát dục trung bình 3,61 ngày. Giai đoạn phát dục của sâu non không có gì đặc biệt, bình quân 24,66 ngày. Trưởng thành bọ cánh cứng hại dừa sau vũ hoá tiếp tục ăn thêm thời gian khá dài từ 16 đến 26 ngày mới bắt đầu đẻ trứng, trung bình thời gian tiền đẻ trứng 20 ngày. Vòng đời kéo dài trung bình 53,5 ngày.
Bảng 2. Thời gian phát dục các giai đoạn của bọ cánh cứng hại dừa
(Phòng thí nghiệm Viện BVTV)
Pha phát dục
Thời gian (ngày)
Nhiệt độ (0C)
ẩm độ (%)
Trứng
3,61 ± 0,05
28,2
82,4
Sâu non
24,66 ± 0,19
29,1
83,0
Nhộng
5,23 ± 0,19
28,5
78,8
Tiền đẻ trứng
20,02 ± 0.49
27,2
80,3
Vòng đời
53,52 ± 0,29
28,15
80,2
3. Thời gian sống và đẻ trứng của trưởng thành bọ cánh cứng hại dừa trong phòng thí nghiệm:
3.1. Thời gian sống của bọ trưởng thành trong phòng thí nghiệm
Bảng 3. Tuổi thọ và đẻ trứng của bọ trưởng thành trong nhân nuôi
(phòng thí nghiệm Viện BVTV)
Số trứng đẻ (trứng /cái)
Thời gian đẻ(ngày)
Tuổi thọ trưởng thành
Điều kiện nuôi
♂
♀
To C
Ao (%)
Thấp nhất
30
25
80
84
18,5
64,2
Cao nhất
319
224
267
267
31,7
91,4
T/ bình
140,65± 14,5
125,17± 11,43
204,24± 8,39
184,93±10,59
24,7
78,6 4,7
ng 4 và hình 2n xuất ong. .học của bọ hại dừa hành
Kết quả nhân nuôi cho thấy: Lượng trứng đẻ (bảng 3) biến động từ 30-319 trứng, trung bình đạt 140,65 ±14,5 trứng/cái. Lượng trứng đẻ của bọ hại dừa không cao, nhưng lại đẻ rải rác trong thời gian rất dài từ 25 đến 224 ngày, trung bình 125,17ngày.
Hình 1. Tỷ lệ sống của trưởng thành trong thời gian nhân nuôi
Trong điều kiện phòng nuôi (Ôn, ẩm độ trung bình là 24,680C và 78.64%) tuổi thọ của trưởng thành đực là 204,24 ngày, của trưởng thành cái 184,93 ngày. Tuổi thọ trung bình trưởng thành đực và cái chênh nhau 10 ngày. Trong điều kiện nhân nuôi phòng thí nghiệm viện BVTV, thời gian sống bọ dừa kéo dài tới 267ngày.
Kết quả (hình 1) cho thấy: Trong nhân nuôi 30 ngày đầu tuổi thọ trưởng thành ổn định, 100% số trưởng thành sống và đẻ trứng. Từ 40- 60 ngày, tuổi thọ giảm dần một số con đã chết nhưng số lượng không nhiều, đặc biệt từ ngày thứ 80 trở về sau số lượng trưởng thành chết tăng lên rất rõ.
3.2. Thời gian và lượng trứng đẻ của trưởng thành trong phòng thí nghiệm
Bảng 4. Lượng trứng đẻ của trưởng thành trong phòng thí nghiệm
(Viện Bảo vệ Thực Vật)
Thời gian đẻ
trứng (ngày)
Số trứng đẻ
(trứng/cái/10 ngày)
Tỷ lệ trứng đẻ
so tổng số (%)
Điều kiện thí nghiệm
Nhiệt độ ( 0C)
ẩm độ (%)
1-10
14,88 ± 1,2
7,12
26,7 ± 0.7
81,8 ±1.5
11-20
14,31 ± 2,2
6,85
24,5 ± 0.9
74,0 ±1.9
21-30
13,62 ± 2,1
6,46
23,4 ± 0.4
80,1 ±1.5
31-40
13,50 ± 1,5
6,46
19,5 ± 0.2
70,6 ±1.9
41-50
12,32 ± 1,2
5,90
19,6 ± 0.2
68,9 ±0.9
51-60
10,76 ± 2,3
5,15
20,2 ± 0.1
78,8 ±1.1
61-70
10,47 ± 2,5
5,01
21,0 ± 0.9
74,5 ±2.2
71-80
9,63 ± 1,3
4,61
22,3 ± 0.5
81,8 ±2.0
210-220
5,4 ± 2,1
2,58
27,0 ± 0.5
78,6 ±2.1
220-230
4,00 ± 0,9
1,91
26,1 ± 0.3
78,6 ±2.3
Kết quả (bảng 4) cho thấy: Thời gian sống và đẻ trứng của trưởng thành kéo dài, trứng đẻ không tập trung. Số trứng đẻ nhiều trong 40 ngày đầu (từ khi bắt đầu đẻ), trung bình đạt từ 13,50 - 14,88 trứng/cái/10 ngày, chiếm 26,89% tổng số trứng đẻ. Từ ngày thứ 50 về sau số trứng giảm đi rõ rệt, vào ngày thứ 200 - 210 trứng đẻ trung bình chỉ còn 4,3 trứng/cái/10 ngày chiếm 2,06% số trứng đẻ, số trưởng thành còn lại đẻ rải rác 20 ngày sau đó dừng hẳn. Kết quả trên cho thấy trong nhân nuôi sâu để sản xuất ong, nên khai thác lượng trứng trong thời gian 40-50 ngày đầu, sau đó nên huỷ bỏ để nuôi lứa khác sẽ hiệu quả hơn.
Tỷ lệ trứng nở của bọ cánh cứng hại dừa trong nhân nuôi
Kết quả theo dõi liên tục (bảng5) cho thấy: Trong điều kiện phòng nhân nuôi độ ẩm từ 80,1- 84,0%, những tháng có nhiệt độ trung bình thấp từ 20,2-23,60C, tỷ lệ trứng nở chỉ đạt 61,5 - 65,7%. Những tháng có nhiệt độ cao trung bình 25,3 - 29,2 0C, tỷ lệ trứng nở có cao hơn, đạt trung bình 70,9-72,6%. Theo dõi trong 7 đợt thí nghiệm, với 16.977 trứng, cho thấy tỷ lệ trứng nở trung bình đạt 67,2 ± 0,02 %.
Bảng 5. Tỷ lệ trứng nở qua các kỳ nhân nuôi
(phòng thí nghiệmViện BVTV)
Đợt theo dõi
Số lần lặp
Số trứng theo dõi
Tỷ lệ trứng nở trung bình (%)
Điều kiện thí nghiêm
Nhiệt độ 0C
ẩm độ (%)
1
13
2658
61,55 ± 0,03
23,6 ±0,04
81,20 ±1,6
2
13
3103
65,15 ± 0,03
20,43 ±0,4
82,90 ±1,9
3
8
1218
65,77 ± 0,05
20,23 ±0,9
84,05 ±1,1
4
14
2748
72,63 ± 0,01
25,33 ±0,4
83,63 ±0,8
5
13
2038
70,95 ± 0,01
29,18 ±0,4
80,14 ±0,9
6
12
2863
66,07 ± 0,04
29,82 ±0,4
80,13 ±0,9
7
16
2349
72,70 ± 0,01
26,23 ±0,9
84,53 ±0,8
16 977
67,2 ± 0,02
Kết quả này cho thấy trứng sâu đẻ ít, tỷ lệ nở không cao, đây là trở ngại cho việc nhân nuôi sâu đại trà phục vụ sản xuất ong. Trong điều kiện nhân nuôi tại miền Bắc cần chú ý giữ ấm và ẩm phòng nuôi, trong các tháng mùa đông.
IV. Kết luận
1.Sâu non bọ cánh cứng hại dừa có 5 tuổi .Thời gian phát dục giai đoạn trứng 3,6 ngày, sâu non 24,6 ngày, nhộng 5,2 ngày, vòng đời trung bình 53,5 ngày. Trưởng thành sống ngắn nhất 80 ngày, dài nhất 267 ngày, trung bình 204.24 ngày(♂) và 184.93 (♀).
2. Thời gian đẻ trứng 125,17 ngày, lượng trứng đẻ trung bình 140,65 trứng/cái, cao nhất tới 319 trứng/cái. Số trứng đẻ nhiều trong 40 ngày đầu chiếm 26,9% tổng số trứng đẻ. Vậy trong nhân nuôi sâu để sản xuất ong nên khai thác lượng trứng trong thời gian 40-50 ngày đầu.
3. Tỷ lệ trứng nở trong nhân nuôi trung bình đạt 67,2 %.
Tài liệu tham khảo
1- Liu, S. and Liu, S.D. (1994). The application of fungicide resistant entomopathogenic green muscardine fungus in Taiwan: biological control of coconut leaf beetle (Brontispa longissima) and diamondback moth (Plutella xylostella). Technical Bulletin Food and Fertilizer Technology Center 10.
2- Liu, S. and Liu, S.D., and Grey, G. (1996). The application of fungicide resistant entomopathogenic green muscardine fungus in Taiwan: biological control of coconut leaf beetle (Brontispa longissima) and diamondback moth (Plutella xylostella). Biological pest control in systems of integreted pest managemenr. Proceedings of the International Symposium on “The use of Biological Control Agents under Intergated Pest Management”. Notes: Using Smart Source Parsing 154 163; 13 ref.
3- Liu, S.D., Lin, S.C., and Shiau, J.F. (1989). Microbial control of coconut leaf beetle (Brontispa longissima) with green muscardine fungusm, Metarhizium anisoplae var. anisoplae. Journal of Invertebrate Pathology 53, 307-314.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học.doc