Đề tài Kết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình GAP trong sản xuất vải thiều an toàn tại Lục Ngạn Bắc Giang

Đặt vấn đề năm 2005 -2007 đ¬ược sự hỗ trợ của Ch¬ương trình Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Nông Nghiệp & PTNT, Viện Bảo vệ thực vật đã xây dựng và ứng dụng thử nghiệm quy trình thực hành nông nghịêp tốt (GAP) trong sản xuất vải thiều an toàn, trên cơ sở các tiêu chuẩn quy trình GAP của Australia và tham khảo thêm các tiêu chuẩn Asean GAP, Europ GAP, các tiêu chuẩn vải xuất khẩu của Codes. Nhằm giúp người nông dân sản xuất vải thực hiện đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình GAP trong sản xuất vải thiều an toàn tại Lục Ngạn Bắc Giang

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình GAP trong sản xuất vải thiều an toàn tại Lục Ngạn Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình GAP trong sản xuất vải thiều an toàn tại Lục Ngạn Bắc Giang Nguyễn Văn Hoa, Trần Thanh Tháp, Phạm Văn Nhạ Trần Đình Phả , Nguyễn Thị Dung Viện Bảo vệ Thực vật I. Đặt vấn đề Từ năm 2005 -2007 được sự hỗ trợ của Chương trình Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Nông Nghiệp & PTNT, Viện Bảo vệ thực vật đã xây dựng và ứng dụng thử nghiệm quy trình thực hành nông nghịêp tốt (GAP) trong sản xuất vải thiều an toàn, trên cơ sở các tiêu chuẩn quy trình GAP của Australia và tham khảo thêm các tiêu chuẩn Asean GAP, Europ GAP, các tiêu chuẩn vải xuất khẩu của Codes. Nhằm giúp người nông dân sản xuất vải thực hiện đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. II. Phương pháp 1. Huấn luyện chuyển giao kỹ thuật sản xuất vải thiều an toàn cho nông dân. Giới thiệu lý thuyết trên hội trường với các hình ảnh minh hoạ và cấp phát tài liệu để người nghe dễ tiếp thu, kết hợp thực hành trực tiếp trên vườn vải . 2. áp dụng quy trình GAP sản xuất vải thiều an toàn + Phân tích kiểm tra thành phần 1 số kim loại nặng trong đất vùng xây dựng mô hình + Tổ chức chỉ đạo thực hiện các yêu cầu kỹ thuật của quy trình và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở phối hợp cơ quan chuyên môn với hệ thống tổ chức chính quyền từ huyện xuống tới thôn xã III. Kết quả thưc hiện A. Kết quả xây dựng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) Quy trình xây dựng với 13 tiêu chuẩn: Sử dụng đất trồng, nước tưới, phân bón, sử dụng thuốc BVTV, thiết bị dụng cụ thu hái, nhà nơi phân loại đóng gói sản phẩm an toàn, bảo quản và vận chuyển sản phẩm. B. Kết quả ứng dụng quy trình (GAP) vào sản xuất vải thiều an toàn 1. Địa điểm ứng dụng Qua nghiên cứu và thử nghiệm năm 2006 với 30 ha và năm 2007 đã đưa vào ứng dụng trên diện tích 150 ha, tại 3 xã Quý Sơn, Giáp Sơn, Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 2. Một số kết quả ứng dụng 2.1 Đánh giá chất lượng đất vùng sản xuất vải an toàn Kết quả phân tích các mẫu đất lấy trong vùng sản xuất vải an toàn từ 3 xã trên đều có hàm lượng kim loại nặng trong đất so với tiêu chuẩn các nước quy định đều dưới ngưỡng cho phép. 2.2. Tình hình sâu bệnh hại và tổ chức phòng trừ Phòng trừ có hiệu quả và tiết kiệm được thuốc, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm. + Với sâu đục cuống quả vải, điều tra bướm xuất hiện trên đồng ruộng, kết hợp sử dung bẫy Pheromone giới tính để xác định thời gian bướm xuất hiện, kết với kinh nghiệm của dân phòng trừ vào lúc hạt quả chuyển mầu từ trắng sang nâu để quyết định phòng trừ kịp thời. Phun thuốc đợt 1 cho trà vải chính vụ và sau 7- 10 ngày phun bổ xung đợt 2 cho trà vải muộn. + Ruồi đục quả, đặt bẫy bả Vizubon ngay từ tháng 5 để xác định mật độ ruồi xuất hiện. Năm nay ruồi vào bẫy rộ trùng với đợt phun thuốc trừ sâu đục cuống quả . + Bệnh sương mai gây hại nguy hiểm từ khi hoa hình thành đến khi thu hoạch quả và trong quá trình lưu thông phân phối. Năm nay, trên hoa bệnh xuất hiện từ 15/2 đến 22/3. Trên quả, bệnh gây hại từ cuối tháng 5 và bị nhiều vào tháng 6. Tổ chức phòng trừ đã tập trung đốn tỉa thường xuyên, cắt bỏ cành không có quả do bị sâu bệnh. Giai đoạn quả lớn cuối tháng 5 đầu tháng 6 tập trung chống, buộc cành để quả thông thoáng và cách mặt đất. Khi bệnh xuất hiện, gặp điều kiện nóng ẩm tiến hành phun thuốc Ridomil MZ 72 WP hoặc Aliette +Bệnh thán thư gây hại trên hoa từ ngày 10/2 -20/3, vườn bị nhẹ từ 1,4% -2,5% và bị nặng cục bộ 10-16% số chùm quả bị bệnh. Bệnh gây hại trên quả từ giữa tháng 4 đến cuối vụ. Bệnh gây hại nặng vào cuối tháng 5 đến khi thu hoạch,. Trong giai đoạn ra hoa các vườn có tỷ lệ bệnh thấp, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho bệnh phát triển, chúng tôi có chủ trương không phòng trừ, chỉ tiến hành phòng trừ vào những ngày thời tiết ẩm ướt, sương mù kéo dài. 2.3. Một số kết quả phòng trừ sâu bệnh Kết quả (Bảng 1) cho thấy: nhờ làm tốt công tác tạo tán tỉa cành, điều tra dự báo và tổ chức phòng trừ kịp thời. Các sâu bệnh chính trên vườn vải trong vùng sản xuất vải an toàn (SXVAT) tại thời điểm ở giữa và cuối vụ, đều có mật độ và tỷ lệ sâu, bệnh hại thấp hơn so với ngoài sản xuất đại trà, trong đó, rõ hơn cả là sâu đục cuống quả, bệnh thán thư và sương mai có tỷ lệ hại thấp hơn 14-15% so với vườn đại trà. Bảng 1. Mức độ gây hại một số sâu bệnh chính, giữa và cuối vụ Dịch hại Mức độ gây hại Ghi chú Trong vùng SXVAT Ngoài sản xuất đại trà Mật độ sâu đo: (con/chùm) 0,75 0,95 đ/tra giữa vụ Bọ xít vải: (con/chùm) 0,12 0,47 đ/tra giữa vụ Quả bị sâu đục cuống (%) 1,57 15,5 đ/tra cuối vụ Tỷ lệ bệnh sương mai (%) 1,06 17,7 đ/tra cuối vụ Tỷ lệ bệnh thán thư (%) 17,7 35,8 đ/tra cuối vụ 3. Năng suất vải khi thu hoạch Năm nay do điều kiện thời tiết thuận lợi, các vườn vải đều cho năng suất cao kết quả (bảng 2) cho thấy: Vườn trong vùng sản xuất vải an toàn trọng lượng 100 quả bình quân cao hơn vườn ngoài sản xuất đại trà 77g, năng suất bình quân trên cây cao hơn 3,5kg. Thực tế cho thấy các vườn trong mô hình đã giảm được 4 lần phun thuốc trong 1 năm, như vậy, lượng thuốc phun trên cây vải sẽ thấp hơn, góp phần hạn chế được ô nhiễn môi trường và sản phẩm. (Bảng 2) 4. Một số chỉ tiêu về quả và giá trị thu hoạch vải trong và ngoài vùng sản xuất (Bảng 3) Kết quả khảo sát chất lượng quả cho thấy các chỉ tiêu: đường kính quả, độ dầy cùi, độ ngọt của vải ở vườn trong và ngoài vùng sản xuất vải an toàn chênh lệch không nhiều, nhưng tỷ lệ sâu bệnh hại thấp, quả đậu sai, mầu sắc quả đỏ tươi đẹp hơn vườn ngoài vùng sản xuất đại trà. So sánh giá trị năng xuất thu hoạch của 2 khu vực trong và ngoài vùng sản xuất vải an toàn (bảng3) cho thấy: Giá trị thu hoạch năm 2006 và 2007 chênh lệch trong và ngoài vùng SXVAT tương đương nhau (16,19 - 17,64 triệu đồng/ha), năng xuất chênh lệch chủ yếu do tỷ lệ vải loại 1 trong mô hình cao hơn và giá bán cũng được cao hơn. Bảng 2. Một số chỉ tiêu về năng suất vải quả ( Vụ vải 2007 ) Chỉ tiêu Trong vùng SXVAT Ngoài sản xuất đại trà Trọng lượng 100 quả (g): Cao nhất Thấp nhất Trung bình 3100,0 2233,3 2582,33 ±0,178 2766,6 2166,6 2505,33 ±0,11 Năng suất (kg/cây) : Cao nhất Thấp nhất Trung bình 76,6 64,6 71,63 ± 0,600 77,6 57,3 68,13 ± 0,689 Bảng 3. Giá trị thu hoạch vải trong và ngoài vùng SXVAT (Đơn vị tính triệu đồng/ ha) Công thức Năm 2006 Năm 2007 Tổng thu Gía trị trừ c/p BVTV Chênh lệch Tổng thu Gía trị trừ c/p BVTV Chênh lệch Số tiền (%) Số tiền (%) Vườn trong vùng SXVAT 92,87 90, 32 17,64 24,27 50, 97 48, 68 16.19 49.8 Vườn đối chứng (SX đại trà) 75,62 72, 68 0 0 35, 53 32, 49 0 0 5. Phân tích dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm Kết quả phân tích 30 mẫu quả lấy trong vùng sản xuất vải an toàn duy nhất chỉ có 2 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm chiếm 6,66%, nhưng dư lượng rất thấp (0,014 - 0,095 ppm) so với giới hạn cho phép. Phân tích 8 mẫu lấy trên vườn sản xuất đại trà của nông dân cho thấy 6 mẫu đã phát hiện có dư lượng thuốc BVTV (0,043 – 0,048ppm), chiếm 75%, nhưng cũng đều dưới ngưỡng cho phép. 6. Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Các bao bì sản phẩm được thiết kế và đưa vào sử dụng có ghi mã số, mã vạch và ký hiệu số lô sản phẩm, có thể truy nguyên nguồn gốc tới từng hộ gia đình nên người dân có trách nhiệm hơn với sản phẩm mình làm ra. Bước đầu sản phẩm vải quả an toàn đã đưa vào các cửa hàng trưng bầy, bán và liên kết với các doanh nghiệp nhỏ vận chuyển sản phẩm bán tại một số siêu thị và cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai. v. Kết luận 1. Do làm tốt các khâu kỹ thuật và công tác điều tra trên đồng ruộng, đã phát hiện sớm sâu bệnh hại và tổ chức phòng trừ kịp thời. Mật độ sâu, bệnh trên vườn vải trong vùng SXVAT thấp hơn hẳn so với sản xuất đại trà 2. Các vườn vải trong mô hình sai quả , quả to, mầu quả đỏ tươi đạt yêu cầu, dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm dưới ngưỡng cho phép. 3. Giá tri năng xuất thu hoạch trong vùng SXVAT cao hơn sản xuất đại trà của dân từ 16- 17 triệu đồng/ha 4. Bước đầu ứng dụng quy trìng GAP vào sản xuất có hiệu quả, thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, an toàn đã được xác lập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình GAP trong sản xuất vải thiều an toàn tại Lục Ngạn Bắc Giang.doc
Tài liệu liên quan