LỜI NÓI ĐẦU 1
I. CON NGƯỜI VÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG 2
1. Khái niệm con người 2
2. Vai trò của yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế 3
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác yếu tố con người trong quá trình lao động 7
4. Sự cần thiết phải khai thác yếu tố con người trong nâng cao năng suất lao động 11
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHAI THÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở TRUNG TÂM 13
1. Đặc điểm của trung tâm 13
a. Quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 13
b. Một số đặc điểm của trung tâm 16
2. Biến động năng suất lao động của trung tâm 23
a. Biến động năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng 23
b. Biến động năng suất lao động theo nghề 24
3. Những biện pháp của trung tâm nhằm khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động 25
a. Biện pháp sử dụng số lượng lao động 25
b. Biện pháp sử dụng thời gian lao động 27
c. Sử dụng chất lượng lao động 28
d. Tổ chức lao động 32
e. Môi trường lao động của trung tâm 38
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở TRUNG TÂM 40
1. Định hướng phát triển trong thời gian tới 40
a. Hoạt động sản xuất kinh doanh 40
b. Lao động 40
c. Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị 41
2. Một số giải pháp khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi - thiết bị mầm non 42
a. Mở rộng phạm vi và đối tượng tiêu thụ 42
b. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ của trung tâm 42
c. Nâng cao chất lượng lao động 43
d. Khai thác hợp lý thời gian làm việc trong ngày và trong tháng 46
e. Tiến hành xây dựng định mức và kiểm tra việc thực hiện mức lao động 47
f. Hoàn thiện việc trả lương
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiết bị mầm non thuộc công ty thiết bị giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
115712,95
113034,67
93779,14
-21933,81
81,04
Xưởng Đất nặn
-
23148,48
22720,78
130791,43
107642,95
565,00
Xưởng Nhựa
-
18798,67
26046,50
75746,86
56948,19
402,94
Qua bảng 4 ta thấy, năng suất lao động giữa các xưởng là không đều.
Xưởng cơ khí mặc dù năng suất lao động cao hơn so với các xưởng khác nhưng lại có xu hướng giảm xuống qua các năm. năm 2001, năng suất lao động xưởng cơ khí là115712,95 nghìn đồng, trong khi đó năng suất lao động của xưởng nhựa là 18798,67 nghìn đồng, bằng 1/6 xưởng cơ khí, năng suất lao động xưởng đất nặn bút sáp bằng 1/5 xưởng cơ khí. Nhưng năm 2002, năng suất lao động xưởng cơ khí là113034,67 nghìn đồng, giảm 2678,28 nghìn đồng so với năm 2001. Năm 2003, năng suất lao động là 93779,14 nghìn đồng, giảm 19255,53 nghìn so với năm 2002. Năng suất lao động của trung tâm trong những năm gần đây có xu hướng giảm là do: Máy móc đã quá cũ, nhiều máy móc bị hỏng nên không đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Xưởng đất nặn, năng suất lao động không ổn định nhưng có xu hướng tăng lên. Thể hiện, năm 2001 năng suất lao động của xưởng là 23148,48 nghìn đồng, năm 2002 năng suất lao động của xưởng là 22720,78 nghìn đồng, giảm so với năm 2001 là 1,85%. Nhưng năm 2003 năng suất lao động của xưởng lại tăng vọt lên là 130791,43 nghìn đồng, gấp 5,65 lần so với năm 2001. Sở dĩ năm 2003, năng suất lao động của xưởng lại tăng vọt lên là do năm 2003 xưởng đất nặn thành lập thêm tổ hoàn thiện, chuyên gia công hàng bán thành phẩm của các cơ sở sản xuất khác, vì thế doanh thu của xưởng tăng lên làm năng suất lao động tăng.
Trong khi năng suất lao động xưởng đất nặn và cơ khí không ổn định, thì năng suất lao động xưởng nhựa và xưởng mộc mặc dù không cao nhưng có xu hướng tăng và ổn định. Nếu năm 2002, năng suất lao động xưởng mộc và xưởng nhựa là 25885,20 nghìn và 18798,67 nghìn tăng so với năm 2001 là 2,41% và 38,56% thì năm 2003 năng suất lao động của 2 xưởng này lần lượt là 50649,51 nghìn và 75746,86 nghìn, tăng gấp 2 và 3 lần so với năm 2002. Nguyên nhân khiến năng suất lao động 2 xưởng này tăng và ổn định là do trong những năm vừa qua trung tâm đã đầu tư, trang bị mơi một số máy móc thiết bị hiện đại cho 2 xưởng này, vì thế làm năng suất lao động tăng.
Tóm lại, qua biến động năng suất lao động của các nghề này ta lý giải được tại sao năng suất lao động của trung tâm không ổn định, khâu nào đã dẫn đến sự không ổn định đó.
3. Những biện pháp của trung tâm nhằm khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động.
Biện pháp sử dụng số lượng lao động.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của trung tâm mang tính thời vụ. Vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến số lượng lao động của trung tâm. Lao động dài hạn và biên chế của trung tâm hàng năm chỉ chiếm khoảng 35% tổng lao động, còn lại là lao động thời vụ và hợp đồng ngắn hạn. Do chủ yếu là lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ nên lao động của trung tâm biến động thường xuyên qua các năm tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nào nhiều việc, để đảm bảo tiến độ, trung tâm sẽ thuê thêm lao động và khi nào ít việc trung tâm sẽ giảm bớt lao động. Tình hình lao động của trung tâm trong những năm vừa qua như sau:
Bảng 5: Kết cấu lao động của trung tâm.
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng lao động
113
100
116
100
124
100
Lao động quản lý
32
28,32
36
31,03
38
30,65
Công nhân sản xuất
81
71,68
80
68,97
86
69,35
Công nhân chính
45
55,56
46
57,50
51
59,30
Công nhân phụ
36
44,44
34
42,50
35
40,70
Năm 2001, tổng số lao động của trung tâm là 113 người, năm 2002 là 116 người, tăng 3 người so với năm 2001. Và năm 2003 tổng lao động của trung tâm là 124 người, tăng 8 người so với năm 2002. Như vậy, tổng lao động của trung tâm có xu hướng tăng lên. Việc tăng số lượng lao động đã góp ảnh hưởng tới năng suất lao động.
Không chỉ có trung tổng số lao động mà sự thay đổi kết cấu lao động cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động. Kết cấu lao động của trung tâm trong những năm vừa qua cũng có sự thay đổi. Nhưng sự thay đổi này là không hợp lý. Thể hiện, số lao động quản lý chiếm tỉ trong ngày càng cao trong tổng số lao động, còn tỉ trọng lao động sản xuất lại có xu hướng giảm. Điều này trái với quy luật sản xuất, muốn tăng năng suất lao động phải giảm tỉ trọng lao động quản lý và tăng tỉ trọng lao động sản xuất. Chính sự không hợp lý này đã ảnh hưởng đến năng suất lao động và làm cho năng suất lao động của trung tâm trong những năm vừa qua không ổn định, tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm.
b) Biện pháp sử dụng thời gian lao động.
Số giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tháng và trong năm cũng ảnh hưởng lớn tới người lao động, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tình hình sử dụng thời gian làm việc ở trung tâm thể hiện như sau: (bảng 6)
Bảng 6: Bảng sử dụng thời gian lao động của công nhân năm 2003.
Chỉ tiêu
đơn vị
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
CNSX bq 1 tháng
Người
84
94
85
81
Tổng số ngày làm việc trong quý
Ngày
5002
5752
5978
5869
Tổng số giờ làm việc trong quý
Giờ
4623,89
5931,95
7157,46
6712,04
Số ngày làm việc bq 1 lao động/ tháng
Ngày
20
21
24
24
Số giờ làm việc bq1 lao động/ ngày
Giờ
7,40
8,25
9,58
9,15
Thông qua bảng sử dụng thời gian lao động của công nhân năm 2003 ta thấy việc khai thác thời gian lao động của trung tâm chưa được hợp lý. Nó thể hiện ở sự bất hợp lý giữa số giờ sử dụng trong ngày, và số ngày trong tháng của từng quý và giữa các quý.
Quý I, số ngày làm việc bình quân trong tháng là 20 ngày ít hơn so với quy định là 2 đến 4 ngày, số giờ làm việc bình quân trong ngày là 7,4 giờ thấp hơn so với quy định là 0,6 giờ. Qua đó ta thấy có sự lãng phí trong việc sử dụng thời gian lao động trong quý I.
Trong khi đó, tình trạng phải làm thêm giờ và thêm ngày thường xuyên diễn ra trong quý III và quý IV. Số giờ làm việc bình quân 1 ngày của quý III là 9,58 giờ và của quý IV là 9, 15 giờ. Số ngày làm việc bình quân một ngày của quý III và quý IV là 24 ngày. Trên thực tế, số ngày người công nhân phải làm việc quá 26 ngày một tháng, có tháng họ phải làm việc từ 28 đến 29 ngày, và phải làm việc liên tục từ 10 giờ đến 12 giờ một ngày trong tháng. Tình trạng làm thêm giờ và thêm ngày liên tục như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của người lao động. Với cường độ lao động như vậy nó sẽ làm kiệt quệ dần sức khoẻ của người lao động, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và từ đó giảm khả năng làm việc, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên số ngày làm việc bình quân và số giờ làm việc bình quân chỉ là 24 ngày và 9,5 giờ là do có một số công nhân không làm đủ số ngày trong tháng, có tháng họ chỉ làm nửa tháng, thậm chí dưới mười ngày, và số giờ làm việc trong ngày chưa đủ 8 tiếng, hoặc chỉ làm nửa ngày (đây chủ yếu là công nhân phụ, hợp đồng thời vụ).
Việc bố trí công nhân làm thêm giờ nhưng trung tâm vẫn đảm bảo thực hiện theo quy định về thời giờ làm việc, tức là người lao động không làm thêm quá 4 giờ một ngày. Số giờ làm việc tối đa ở trung tâm là 12 tiếng. Đối với những công nhân làm thêm giờ ngoài tiền lương được trả theo quy định của pháp luật, họ còn được trung tâm trả thêm 8000 đồng đối với 1 ngày làm thêm giờ.
Qua phân tích trên ta thấy rằng ở có sự không hợp lý trong việc khai thác thời gian lao động của công nhân trong trung tâm. Lý do dẫn đến sự bất hợp lý này là:
- Đặc điểm sản phẩm của trung tâm mang tính thời vụ, việc tiêu thụ hàng hoá và các đơn đặt hàng chủ yếu tập trung vào 6 tháng cuối năm. Vì vậy, trong quý III và quý IV công việc nhiều để đảm bảo tiến độ giao hàng, công nhân phải làm thêm giờ. Trong khi đó 6 tháng đầu năm, công việc ít, trung tâm tiến hành sản xuất cầm chừng, vì vậy nhiều khi không sử dụng hết số thời gian lao động trong ngày và trong tháng.
- Mặt khác, lý do công nhân phải làm thêm giờ là do công việc quá nhiều trong khi đó với khả năng sản xuất hiện tại của trung tâm lại không đảm bảo kịp tiến độ để giao hàng do máy móc thiết bị cũ, tốn nhiều hao phí lao động, chưa khai thác hiệu quả số ngày làm việc trong tháng của công nhân.
c) Sử dụng chất lượng lao động.
Chất lượng lao động cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Khi xét về chất lượng lao động,ta thường xem xét trên 2 khía cạnh là trình độ chuyên môn và tình trạng sức khoẻ của người lao động.
+ Trình độ chuyên môn: Do lao động của trung tâm chut yếu là lao động thời vụ nên trình độ chuyên môn của lao động ở trung tâm không cao. Điều đó thể hiện như sau: (Bảng 7)
Số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm 50% tổng lao động của trung tâm, đây là một tỷ lệ tương đối lớn. Trong khi đó, lao động tốt nghiệp đại học và cao đẳng chiếm 23,38%, còn lao động đã qua đào tạo nghề là 26,62%.
Mặt khác, số lao động có trình độ đại học và cao đẳng lại tập trung chủ yếu ở bộ phận quản lý. Số lao động quản lý có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 86,21% tổng số lao động có trình độ đại học. Còn công nhân sản xuất có trình độ đại học và cao đẳng chỉ chiếm 13,7%. Số công nhân sản xuất chưa qua đào tạo nghề chiếm 93,55 tổng số lao động chưa qua đào tạo nghề. Điều này cho thấy,trình độ chuyên môn của trung tâm còn thấp mà chủ yếu tập trung vào những người lao động sản xuất trực tiếp. Điều này giải thích tại sao năng suất lao động của trung tâm còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của cung ứng.
Xét về mặt cơ cấu của công nhân sản xuất, công nhân cơ khí có trình độ khá hơn công nhân các xưởng khác, số lượng lao động xưởng cơ khí đã qua đào tạo chiếm 71,43% tổng lao động xưởng cơ khí, số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 28,57%. Còn trình độ chuyên môn của xưởng nhựa và xưởng mộc khá thấp và không đều. Số lượng lao động chưa qua đào tạo nghề ở xưởng mộc chiếm 82,86% tổng lao động xưởng mộc, và ở xưởng nhựa là 71,43% số lao động của xưởng chưa được qua đào tạo. Đây là một tỷ lệ lớn, và điều đó cũng giải thích sự khác nhau trong năng suất lao động giữa các xưởng.
Tóm lại, việc khai thác trình độ chuyên môn để nâng cao năng suất lao động ở trung tâm còn thấp đây là hạn chế của trung tâm và cần được khắc phục.
+ Tình trạng sức khoẻ của người lao động: Tình hình sức khoẻ của trung tâm thể hiện qua bảng 8.
Bảng 8 cho thấy tình trạng sức khoẻ của lao động ở trung tâm tương đối tốt và có xu hướng ngày càng ổn định hơn. Năm 2003, số lao động sức khoẻ loại 2 chiếm 94,44% số lao động được khám bệnh. Năm 2001, số lao động sức khoẻ loại 2 và loại 3 chiếm 95% số lao động được khám bệnh. Số lao động loại 5 trong 4 năm gần đây là 0%.
Qua số liệu này cho thấy trung tâm cũng đã chú ý đến sức khoẻ của công nhân viên và tổ chức khám chữa bệnh hàng năm. Đây là mặt tích cực. Tuy nhiên, cũng qua bảng trên ta thấy rằng số người đi khám bệnh rất ít, chỉ khoảng 15% lao động của trung tâm. Sở dĩ như vậy là vì trung tâm chỉ tổ chức khám bệnh hàng năm cho lao động biên chế và hợp đồng dài hạn còn lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ thì không được khám sức khoẻ, mà số lao động này chiếm phần lớn lao động trong trung tâm. Nguyên nhân lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ không được khám bệnh vì số lao động này làm việc trong thời gian ngắn nên không tổ chức khám bệnh cho họ được. Chính vì thế, trung tâm chưa nắm được tình trạng sức khoẻ của bộ phận lớn lao động, từ đó tiến hành khai thác nâng cao năng suất lao động. Đây là một trong những mặt hạn chế của trung tâm.
Tóm lại, về mắt chất lượng lao động vẫn chưa được trung tâm quan tâm đúng mức và chú trọng khai thác, đây là hạn chế cần được khắc phục để nâng cao năng suất lao động.
Tổ chức lao động.
d1) Công tác xây dựng mức và thực hiện mức lao động.
Đây là một hạn chế của trung tâm, do số người phụ trách lao động ít nên chưa tiến hành xây dựng mức và theo dõi việc thực hiện mức. Trước đây, trung tâm cũng đã từng quy định mức cho từng xưởng sản xuất nhưng không có người theo dõi việc thực hiện mức cũng như xây dựng mức. Vì thế, đến nay trung tâm vẫn chưa tiến hành định mức cho người lao động. Đây là một hạn chế của trung tâm, việc không xây dựng mức khiến cho trung tâm không xác định thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Do đó, trung tâm không có cơ sở để khai thác mọi tiềm năng tăng năng suất lao động.
d2) Phân công lao động và hiệp tác lao động.
Sản phẩm của trung tâm rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Mỗi loại sản phẩm có quy trình công nghệ khác nhau. Do đó, hình thức phân công lao động ở trung tâm là phân công lao động theo công nghệ hay nói cách khác là phân công theo nghề. Ở trung tâm lao động được phân công vào 4 nghề (tương đương với 4 xưởng sản xuất): đó là nghề mộc, cơ khí, đất nặn- bút sáp- hoàn thiện, nhựa. Mỗi xưởng sẽ thực hiện sản xuất 1 sản phẩm hoàn chỉnh theo quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó. Như xưởng cơ khí sản xuất các sản phẩm kim loại, xưởng nhựa sản xuất các sản phẩm nhựa...
Trong mối nghề lại có sự chia nhỏ lao động theo từng bước công việc để sản xuất ra sản phẩm. Như nghề mộc chia lao động thành 6 tổ, tương ứng với 6 bước trong quy trình công nghệ gồm tổ cưa sẻ, tổ mộc tinh, tổ mài máy, tổ chà tay, tổ sơn và tổ hoàn thiện.
Còn xưởng cơ khí lại chia lao động ra thành 4 tổ: gồm tổ hàn, tổ mài, tổ nguội và tổ sơn. Xưởng nhựa chia công nhân thành 2 bộ phận: công nhân đứng máy sản xuất và công nhân hoàn thiện làm nhiệm vụ đóng gói.
Qua đó ta thấy ở trung tâm cũng đã có sự phân công lao động và sự phân công lao động này tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng nắm và thành thạo các kỹ năng,kỹ xảo nghề trong việc thực hiện công việc của mình.
d3) Tiền lương, tiền thưởng.
Tiền lương, tiền thưởng là yếu tố liên quan trực tiếp tới lợi ích của người lao động từ đó chi phối đến hành vi và thái độ lao động của công nhân. Do đó, quy chế trả lương và tiền lương bình quân của trung tâm có ảnh hưởng lớn tới khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động.
+ Quy chế trả lương: Ở trung tâm cũng đã xây dựng cho mình một quy chế trả lương riêng. Có sự khác nhau trong trả lương ở bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất.
- Bộ phận sản xuất.
Quỹ lương trả cho công nhân phụ thuộc vào số sản phẩm mà các xưởng sản xuất ra. Nó được tính bằng công thức sau:
QLSX = ´ ni
QLSX : quỹ lương của công nhân sản xuất trong tháng
ĐGTLi: Đơn giá tiền công để sản xuất ra 1 sản phẩm i.
ni: Số sản phẩm i được sản xuất trong tháng.
i: Tên sản phẩm được sản xuất trong tháng.
m: Các loại sản phẩm được sản xuất trong tháng.
Quỹ lương này được phân phối như sau:
TLCNi= ĐG1công´ Cqđi
TLCNi: Là số tiền mà người công nhân i nhận được trong tháng.
ĐG1 công: Đơn giá tiền lương 1 công quy đổi.
Cqđi: Số công quy đổi trong một tháng của người công nhân.
Trong đó: ĐG1 công=
Cqđi = Công thực tếi ´ hệ sối
Hệ số: phản ánh chất lượng lao động của công nhân i. Hệ số này nằm trong khoảng từ 0,45 đến1. Do là hệ số phản ánh chất lượng lao động tức là phụ thuộc vào trình độ lành nghề, ý thức lao động, chất lượng công việc đạt được... Vì thế hệ số này thay đổi thường xuyên.
-Bộ phận quản lý.
Quỹ lương hàng năm trả cho bộ phận quản lý lại phụ thuộc vào doanh thu của năm đó. Quỹ lương được tính như sau:
QLql= 0,03 ´ å DT
QLql : Quỹ lương của lao động quản lý.
å DT: Tổng doanh thu.
Quỹ tiền lương được phân bổ cho lao động trong các tháng như sau:
TLqli= hi ´
TLqli: Tiền lương mà người lao động quản lý i nhận được trong 1 tháng.
hi: hệ số lương của người lao động i.
Qua quy chế trả lương trên ta thấy có ưu điểm là trong cách xây dựng quy chế trả lương đã chú ý đến chất lượng công việc mà người lao động thực hiện. Biểu hiện thông qua hệ số đó. (Chất lượng công việc nâng cao, ý thức tốt thì hệ số càng cao). Từ đó thúc đẩy người lao động, muốn tăng hệ số lương để tăng lương thì phải có ý thức và thái độ lao động tốt, không ngừng nâng cao trình độ để có thể làm tốt công việc từ đó nâng cao năng suất lao động.
Đặc biệt trong phương pháp trả lương cho công nhân sản xuất cũng chú ý đến ngày công lao động. Vì thế, nó thúc đẩy người lao động tận dụng tối đa ngày công lao động, hạn chế việc nghỉ việc vô ý thức, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc trả lương còn có hạn chế. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào hệ số của người đó. Hệ số này phụ thuộc vào ý thức, trình độ, chất lượng công việc mà người lao động có, nó mang tính chất định tính. Nếu xây dựng hệ số này không khách quan, không phản ánh thực chất chất lượng lao động sẽ có tác dụng ngược lại, làm lao động bất bình, chán nản từ đó năng suất lao động giảm. Ở trung tâm hiện nay đang vấp phải lỗi này trong việc trả lương.
+ Tiền lương bình quân của người lao động. Không chỉ quy chế trả lương mà số tiền hàng tháng người lao động nhận được cũng ảnh hưởng đến thái độ lao động, chất lượng lao động, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tiền lương bình quân của lao động ở trung tâm được thể hiện qua bảng 9.
Ta thấy rằng, tiền lương một tháng của người lao động so với mức sống hiện nay, đặc biệt là ở thành phố là khá thấp. Tiền lương bình quân năm 2003 là 650000 đồng/ 1 người/ 1 tháng. Năm 2002 là 628,6 nghìn đồng/ người/ tháng. Một số tiền quá ít để có thể nuôi dưỡng bản thân, gia đình, và tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động.
Nếu xét về kết cấu tiền lương bình quân của trung tâm thì tiền lương bình quân của lao động quản lý cũng tương đối khá. Năm 2003, tiền lương bình quân 1 lao động quản lý 1 tháng là 916000 đồng, năm 2002 là 856600 nghìn đồng. Trong khi đó, tiền lương bình quân 1 công nhân sản xuất 1 tháng năm 2003 là 532400 đồng, năm 2002 là 526 nghìn đồng. Đây là một mức lương quá thấp. Nó chỉ đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.
Với mức lương như vậy, nó làm cho người lao động không hết mình với công việc của trung tâm bởi họ luôn muốn tìm một công việc khác với mức lương cao hơn, do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động.
+ Về mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động:
S= IW/ ITL
S2003/2002= 1,056/ 1,034= 1,02
S2002/2001=1,064/ 1,03= 1,033
S2003/2001=1,124/ 1,066= 1,05
Năm 2002 so với năm 2001 thì cứ 1,033% tăng năng suất lao động thì tăng 1% tiền lương bình quân.Năm 2003 so với năm 2002 cứ 1,02% tăng năng suất lao động thì tăng 1% tiền lương bình quân. Năm 2003 so với năm 2001 cứ 1,05% tăng năng suất lao động thì tăng thì tăng 1% tiền lương bình quân. Qua đó ta thấy, tốc độ tăng năng suất lao động của trung tâm luôn cao hơn so với tốc độ tăng tiền lương bình quân. Đây là mối quan hệ hợp lý.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân đang có xu hướng giảm dần so tốc độ tăng năng suất lao động của trung tâm có xu hướng giảm, trong khi tốc độ tăng tiền lương bình quân có xu hướng tăng. Trung tâm cần chú ý điểm này để hoạt động sản xuất được tốt hơn.
d4) Tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Do trung tâm có lượng lao động không lớn, quá trình sản xuất không nhiều nên hình thức phục vụ ở trung tâm là phục phân tán. Nó được biểu hiện cụ thể:
Trung tâm bố trí một lao động đảm nhận việc điều chỉnh và sửa chữa máy móc các loại trang thiết bị của trung tâm nhằm đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của thiết bị từ đó nâng cao năng suất lao động.
Phục vụ nguyên vật: để đảm bảo nguyên vật liệu cho các xưởng sản xuất một các đầy đủ và kịp thời để tránh tình trạng gián đoạn sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, trung tâm bố trí một người phụ trách về việc phục vụ nguyên vật liệu cho các xưởng. Về công cụ và dụng cụ sản xuất do tổ quản lý sản xuất đảm bảo, khi cần bất cứ dụng cụ nào, hoặc thiếu, tổ sản xuất sẽ đảm bảo đầy đủ. Việc cung cấp điện có tổ điện phụ trách... Ngoài ra trung tâm có bộ phận chuyên vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá, thường xuyên xây dựng và sửa chữa nơi làm việc để chỗ làm việc của người lao động rộng rãi hơn, thoải mái hơn, hợp lý hơn trong việc bố trí máy móc.
Qua đó ta thấy, trung tâm cũng chú ý thực hiện tốt việc phục vụ nơi làm việc đề đảm bảo việc sản xuất được liên tục góp phần nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, số người phục vụ còn ít, trong khi phạm vi phục vụ lại lớn, do đó khó có thể đảm bảo phục vụ tốt cho các xưởng. Trung tâm vẫn chưa tổ chức phục vụ về mặt đời sống cho lao động ngay tại nơi làm việc nhằm giúp cho người lao động có thể phục hồi sức khoẻ nhanh nhất sau thời gian nghỉ ngơi giữa các ca làm việc.
Môi trường lao động của trung tâm.
Môi trường làm việc, hay điều kiện làm việc cũng ảnh hưởng tới việc khai thác khả năng lao động của người lao động. Do đặc điểm sản phẩm của trung tâm rất đa dạng nên mỗi loại sản phẩm có một điều kiện làm việc riêng. Ví dụ như ở xưởng cơ khí, do đặc điểm sản phẩm là kim loại nên trong quá trình sản xuất nó tạo ra một tiếng ồn rất lớn. Nhưng đối với xưởng nhựa và xưởng đất nặn, quá trình sản xuất sản phẩm là nấu các hạt nhựa, nấu các phụ gia... nên nó rất độc hại. Còn đối với xưởng mộc lại chịu ảnh hưởng của bụi gỗ. Do đó để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, trung tâm cũng đưa ra 1 số biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động như trang bị găng tay, ủng, mũ, kính, khẩu trang và quần áo bảo hộ... cho công nhân, và đưa ra qui định bắt buộc công nhân phải dùng các đồ dùng bảo hộ trong quá trình lao động.
Mặt khác, sản phẩm của trung tâm cũng rất dễ cháy, đặc biệt là sản phẩm mộc, do đó để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, trung tâm đã chuẩn bị mỗi xưởng các bình chữa cháy cá nhân, đưa ra các hướng dẫn sử lý khi có sự cố xảy ra. Trung tâm cũng đưa ra các qui định nghiêm ngặt trong việc sử dụng điện máy móc thiết bị, để phòng chống cháy nổ xảy ra.
Về môi trường làm việc, trung tâm cũng đã chú ý việc mở rộng các xưởng sản xuất, trồng các cây xanh đảm bảo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất của công nhân.
Mặc dù trung tâm đã đưa ra một số biện pháp để đảm bảo an toàn cho người lao động nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong quá trình sản xuất, nhưng trung tâm vẫn chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục về tiếng ồn, giảm độ bụi, về mặt ánh sáng cho người lao động.
III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở TRUNG TÂM.
1. Định hướng phát triển trong thời gian tới.
a) Hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm trong những năm vừa qua, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay do đổi mới cơ chế, chính sách cung ứng, thiết bị giáo dục và đồ chơi- thiết bị mầm non trong cả nước. Ban Giám đốc dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004- 2005 sẽ tăng doanh thu và tốc độ tăng hàng năm đạt từ 20% đến 25% mỗi năm, cụ thể năm 2004 doanh thu tăng 22% so với năm 2003. Lợi nhuận đạt từ 3% đến 5% trong tổng doanh thu.
Trung tâm cũng dự kiến tăng năng lực sản xuất của trung tâm để phục vụ cho cung ứng. Dự kiến, năng lực sản xuất của trung tâm năm 2004 và 2005 đảm bảo 45% đến 50% cho cung ứng.
Dự kiến ngày công khối lao động trực tiếp đạt từ 25000đ/ công đến 40000đ/ công.
b) Lao động.
+ Dự kiến số lao động trong năm 2004 và 2005 sẽ dao động trong khoảng từ 113 người đến 142 người. Trong đó:
Lao động biên chế và hợp đồng dài hạn khoảng 27 người đến 36 người.
Lao động hợp đồng ngắn hạn khoảng 70 người đến 80 người.
Lao động thời vụ khoảng 16 người đến 26 người.
+ Về cơ cấu lao động: Bộ phận gián tiếp vẫn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Năm 2004 dự kiến 42 người, năm 2005 dự kiến 46 người. Bộ phận sản xuất trực tiếp cũng tăng lên, dự kiến năm 2004 là 90 người và năm 2005 là 92 người.
Mặt khác, trong năm 2004, trung tâm cũng tiến hành xắp xếp lại đội ngũ lao động. Điều chuyển cán bộ, nhân viên trong nội bộ cho phù hợp với khả năng chuyên môn và ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi người đồng thời rà soát lại chế độ tiền lương, phụ cấp sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh năm 2004 và trong những năm tới.
+ Trong việc tuyển lao động, sẽ có sự chọn lọc kỹ đặc biệt là lao động hợp đồng dài hạn phải có chuyên môn kỹ thuật giỏi làm cốt cán trong các tổ chức chuyên môn và các xưởng.
+ Dự kiến năng suất lao động của trung tâm trong 2 năm tới sẽ tăng khoảng 14% mỗi năm: Kế hoạch năng suất lao động của trung tâm được thể hiện ở bảng 10:
Bảng 10: Kế hoạch năng suất lao động của trung tâm năm 2004-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH
2003
Kế hoạch
So sánh (%)
2004
2005
04/ 03
05/ 03
Tổng doanh thu
Trđ
13924,9
17000
21000
122,08
123,53
Tổng lao động
Người
124
132
142
106,45
114,52
NSLĐ bình quân 1 cnv
Trđ/ng
112,3
128,8
147,9
114,69
131,70
c) Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị.
Năm 2001, trung tâm đã xây dựng nhà xưởng cơ khí từ cấp 4 lên nhà 2 tầng. Đến năm 2004 dự kiến xấy dựng xưởng mộc lên nhà 2 tầng, và xây lại kho hàng hoá. Năm 2005 tiếp tục xây dựng nâng cấp nhà xưởng đất nặn, bút sáp, hoàn thiện lên 2 tầng bê tông mái tôn, ngoài ra còn mở rộng xưởng nhựa để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất.
Về máy móc thiết bị, trung tâm đã đầu tư lại máy móc cho xưởng mộc. Hiện nay, trong trung tâm xưởng mộc có máy móc hiện đại nhất. Dự kiến trong những năm tới sẽ đầu tư thêm một số máy móc, phương tiện cho xưởng mộc để tiếp tục sản xuất và tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Bước đầu tư xưởng cơ khí và xưởng nhựa. Đối với xưởng cơ khí sẽ đầu tư, sửa chữa máy cũ, xưởng nhựa đầu tư một số máy tự động.
2. Một số giải pháp khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi- thiết bị mầm non.
a) Mở rộng phạm vi và đối tượng tiêu thụ.
Đặc điểm sản phẩm của trung tâm là đồ chơi phục vụ cho các trường mầm non, do đó đối tượng tiêu thụ sản phẩm của trung tâm là các trường mầm non tư thục, dân lập trên cả nước. Vì đối tượng tiêu thụ sản phẩm là các trường mầm non trong cả nước nên việc sản xuất của trung tâm phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng của các trường và không dự đoán trước được các mặt hàng cũng như số lượng tiêu thụ khiến cho trung tâm rơi vào tình trạng bị động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong việc vạch kế hoạch và đưa ra các biện pháp khai thác khả năng của người lao động trong trung tâm.
Do đó, để chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra được các biện pháp cũng như kế hoạch khai thác con người một cách hợp lý, trung tâm cần:
Chủ động tìm hiểu nhu cầu của các trường về từng loại mặt hàng để từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất cụ thể và chính xác.
Nước ta là một nước dân số trẻ, vì thế số lượng trẻ em ở nước ta chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng dân số, và đây là một thị trường rộng lớn có thể khai thác nhằm mở rộng hoạt động sản xuất từ đó nâng cao tính chủ động trong sản xuất của trung tâm. Trung tâm có thể mở rộng các mặt hàng của mình như đồ chơi, dụng cụ học tập không chỉ phục vụ cho bé việc học và chơi ở trường mà còn phục vụ cho việc học và chơi của bé ngay cả khi ở nhà.
b) Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ của trung tâm.
Theo như phân tích ở trên, máy móc của trung tâm cũ kỹ, lạc hậu, máy móc đơn giản, thô sơ, hao phí nhiều lao động, và không đồng bộ. Mặc dù trong những năm gần đây trung tâm cũng đã chú ý đầu tư trang thiết bị máy móc, nhưng vẫn còn chậm, và chủ yếu là sửa chữa những máy móc hiện có chứ số máy được đầu tư mới còn ít. Do đó việc đổi mới trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất của trung tâm là một biện pháp cần thiết. Tuy nhiên khi đầu tư máy móc thiết bị trung tâm cần chú ý:
Phải đưa ra kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho từng bộ phận, xác định bộ phận nào cần phải đầu tư trước, bộ phận nào có thể đầu tư sau. Trước tiên, trung tâm nên tiến hành đầu tư mới máy móc thiết bị cho xưởng cơ khí vì máy móc của xưởng này quá cũ, không đáp ứng được năng lực sản xuất của xưởng vì thế năng suất lao động của xưởng trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Tiếp tục đổi mới máy móc thiết bị xưởng mộc xưởng nhựa, xưởng đất nặn để duy trì và nâng cao hơn nữa năng suất lao động.
Máy móc thiết bị mua về phải phù hợp với trình độ của người lao động cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm, tránh tình trạng máy móc mua về không sử dụng được hoặc sử dụng không hết công suất gây ra sự lãng phí.
Trung tâm nên cử những cán bộ có hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ đảm nhận nhiệm vụ mua máy móc thiết bị để tránh tình trạng mua phải máy cũ, máy hỏng được sửa chữa lại, hay mua phải máy không tốt, gây thiệt hại cho trung tâm.
Trước khi mua máy móc thiết bị, trung tâm nên khảo sát các loại máy móc trên thị trường để từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu phát triển của trung tâm trong thời gian tới .
Để đảm bảo máy móc hoạt động tốt, duy trì tuổi thọ của máy cần chủ động tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc trang thiết bị theo định kỳ để có thể phát hiện kịp thời những những chỗ trục trặc, từ đó đưa ra biện pháp sửa chữa kịp thời đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, tránh việc gián đoạn trong quá trình sản xuất.
c) Nâng cao chất lượng lao động.
Chất lượng lao động là yếu tố có vai trò quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm cũng như tăng sản lượng, tăng năng suất lao động. Sản lượng và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và tình trạng sức khoẻ của người lao động. Để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trung tâm cần nâng cao chất lượng lao động bằng các biện pháp sau:
+ Nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động.
Như đã phân tích ở phần thực trạng, trình độ chuyên môn của người lao động ở trung tâm còn thấp (50% lao động chưa qua đào tạo nghề). Vì thế, để nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động trung tâm cần:
Tiến hành đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề cho cán bộ, công nhân viên chức trong trung tâm thông qua các bước sau:
- Xác định nhu cầu đào tạo: Nhu cầu đào tạo dựa vào chiến lược phát triển của trung tâm, kết quả đánh giá thực hiện công việc, thực trạng chất lượng lao động cũng như yêu cầu về chất lượng cho sự phát triển, nhu cầu học tập cá nhân người lao động.
-Xác định mục tiêu đào tạo: Xem xét kỹ năng nào cần được đào tạo, số lượng lao động được đào tạo và thời gian đào tạo.
- Xác định đối tượng đào tạo: Xem cần phải đào tạo cho ai, có thể là toàn bộ lao động của doanh nghiệp, lao động của một xưởng nào đó, hay một số người nào đó. Đặc biệt nên tập trung vào đối tượng là công nhân sản xuất vì lực lượng lao động này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của trung tâm. Mặt khác, phần lớn lao động chưa qua đào tạo nghề tập trung ở lực lượng này.
- Xác định hình thức đào tạo, chương trình đào tạo: Về hình thức đào tạo, có thể mở các lớp đào tạo ngay tại nơi làm việc, mở các lớp đào tạo cạnh trung tâm, hoặc đưa đi học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp... Nó phụ thuộc vào khả năng của trung tâm, thời gian đào tạo, tình hình sản xuất của trung tâm, mục đích của quá trình đào tạo. Về chương trình đào tạo, nên tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao khả năng về mặt kỹ thuật phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu triển khai, công tác bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với công nhân kỹ thuật phải thành thạo các kỹ năng, kỹ xảo nghề. Đối với cán bộ quản lý chủ chốt cần phải được trang bị bổ sung và nâng cao trình độ lý luận về các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao dịch, lập kế hoạch...
- Sau mỗi khoá học, trung tâm nên so sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi đào tạo với sau khi đào tạo để đánh giá hiệu quả của khoá học, đồng thời đưa ra những biện pháp đối những lao động không đủ năng lực.
Mặt khác, đặc điểm lao động của trung tâm thường xuyên biến động, lao động hợp đồng ngắn hạn và thời vụ là chủ yếu. Đối tượng này làm việc trong một thời gian ngắn, nên nếu trung tâm không có điều kiện đưa đi đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, để có thể đáp ứng yêu cầu ngay của công việc tiến hành đào tạo ngay tại nơi làm việc thông qua sự kèm cặp của công nhân lành nghề hơn. Hoặc có thể đưa ra yêu cầu trình về độ lành nghề ngay trong quá trình tuyển dụng lao động, và tiến hành thử việc, kiểm tra tay nghề từ 3 ngày đến 1 tuần. Với biện pháp này cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề cho lao động ở trung tâm, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động.
+ Đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên của trung tâm.
Như đã trình bày trong phần trước, thông qua việc kiểm tra sức khoẻ hàng năm cho thấy tình trạng sức khoẻ của lao động ở trung tâm khá tốt. Tuy nhiên, trung tâm mới chỉ tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho lao động biên chế và hợp đồng dài hạn, mà đây lại là số ít trong tổng số lao động của trung tâm. Do đó, số lao động được khám sức khoẻ rất ít, nó chưa phản ánh được toàn bộ tình trạng sức khoẻ lao động ở trung tâm. Để có thể đưa kế hoạch sản xuất, trước hết trung tâm cần phải nắm được tình trạng sức khoẻ của người lao động xem họ có đảm bảo được không, từ đó đưa ra các biện pháp đảm bảo sức khoẻ nâng cao khả năng thực hiện công việc đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để có thể nắm được tình hình sức khoẻ cán bộ công nhân viên trong trung tâm, ngoài việc tổ chức khám sức khoẻ hàng năm cho cán bộ công nhân viên, đối với lao động làm việc trong thời gian ngắn không có điều kiện khám sức khỏe, trung tâm có thể yêu cầu một bản chứng nhận về tình hình sức khoẻ của người lao động trước khi nhận họ vào làm việc. Từ đó, trung tâm có đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khoẻ của người lao động, đưa ra các kế hoạch khai thác khả năng làm việc của người lao động góp phần tăng năng suất lao động.
d) Khai thác hợp lý thời gian làm việc trong ngày và trong tháng.
Thời gian làm việc hợp lý cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động. Thực trạng cho thấy việc khai thác thời gian làm việc trong ngày và trong tháng của trung tâm còn nhiều bất hợp lý. Chưa tận dụng hết số ngày làm việc trong tháng, trong khi đó số giờ làm việc trong một ngày lại vượt quá 8 tiếng. Điều này cho thấy cường độ làm việc của người lao động trong một ngày làm việc lớn, nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người lao động. Do đó, để có thể khai thác được tối đa khả năng làm việc của công nhân, trung tâm cần điều chỉnh lại thời gian gian làm việc trong ngày và trong tháng sao cho hợp lý hơn bằng cách:
- Tăng số ngày làm việc bình quân trong tháng của người lao động thông qua việc hạn chế những ngày nghỉ không lý do, hoặc nghỉ vì những công việc không chính đáng của người lao động bằng việc thực hiện nghiêm khắc các hình thức kỷ luật động như: Nếu vi phạm lần đầu thì tiến hành khiển trách. Nếu còn tái diễn sẽ thực hiện hình thức nặng hơn là cảnh cáo, phạt hành chính...
- Để giảm số giờ làm thêm của công nhân mà vẫn đảm bảo tiến độ có thể chia lao động ra thành các ca làm việc, như vậy có thể giảm thời gian làm thêm giờ mà vẫn đảm bảo khai thác được tối đa thời gian làm việc trong ngày.
-Tăng khả năng sản xuất của trung tâm để có thể đảm bảo tiến độ sản xuất bằng cách: điều chỉnh lại cơ cấu lao động, giảm số lao động quản lý, tăng lao động sản xuất. Trong cơ cấu công nhân sản xuất, tăng số lao động chính, giảm lao động phụ, như vậy có thể góp phần tăng khả năng sản xuất của trung tâm.
- Nếu công việc quá nhiều, bắt buộc người công nhân phải làm thêm giờ mới kịp tiến độ sản xuất thì có thể thuê thêm lao động để giảm bớt số giờ làm thêm của người lao động.
e) Tiến hành xây dựng mức và kiểm tra việc thực hiện mức lao động.
Việc xây dựng mức và thực hiện mức rất quan trọng, nó cho thấy khả năng sản xuất của trung tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, trung tâm chưa có điều kiện để tiến hành định mức và kiểm tra việc thực hiện mức. Do đó, để xác định khả năng sản xuất thực tế của trung tâm, cũng như để đưa ra các kế hoạch sản xuất một cách chính xác và các biện pháp nâng cao khả năng sản xuất của trung tâm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới, trung tâm cần thực hiện công tác xây dựng mức và theo dõi việc thực hiện mức lao động. Để có thể xây dựng mức và theo dõi mức:
Trung tâm cần thành lập phòng tổ chức lao động, hoặc cần phải cử một người phụ trách công việc xây dựng mức, và theo dõi việc thực hiện mức. Yêu cầu của cán bộ xây dựng mức là có trình độ chuyên môn về tổ chức lao động. Để công tác định mức đạt hiệu quả cao, cần phải trang bị những dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc định mức như đồng hồ bấm giờ, giấy bút, sổ ghi chép...
Trong quá trình xây dựng mức, trung tâm cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, có khoa học. Việc xây dựng mức có thể bằng phương pháp bấm giờ, chụp ảnh. Trong khi chụp ảnh, bấm giờ thời gian làm việc, phải theo dõi một cách tỉ mỉ từ đầu đến cuối ca, thậm chí cả ngày làm việc, ghi lại toàn bộ các hoạt động và kết quả sản xuất của đối tượng quan sát ( chú ý, trong lúc bấm giờ, chụp ảnh, không cho đối tượng biết mình đang bị quan sát).
Việc xây dựng mức theo phương pháp này sẽ giúp cho người quản lý thấy được người công nhân sử dụng thời gian lao động của mình, từ đó phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí trong việc sử dụng thời gian lao động của người công nhân. Từ nguyên nhân đó sẽ đưa ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao việc khai thác khả năng của người lao động trong công việc, nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra có thể tiến hành xây dựng mức thông qua số liệu thống kê về năng lực hàng năm thực hiện được. Trên cơ sở mức đã thống kê được tiến hành khảo sát thực tế, xác định xem mức thống kê đó đã khai thác hết năng lực sản xuất của người lao động chưa. Từ đó điều chỉnh mức mới hợp lý hơn.
f) Hoàn thiện việc trả lương và nâng cao tiền lương bình quân cho người lao động.
+ Hoàn thiện công tác trả lương.
- Tổ chức tốt chế độ tiền lương, tiền thưởng có tác động rất lớn trong việc khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. Theo như phân tích ở trên, quy chế trả lương cho lao động ở trung tâm là chế độ trả lương theo thời gian. Cách trả lương này đã chú ý đến chất lượng thực hiện công việc của người lao động được thể hiện thông qua hệ số lương. Tuy nhiên, trong việc xây dựng hệ số lương nhiều lúc còn mang ý chí chủ quan của người quản lý. Vì thế, để tiền lương thực sự là động lực thúc đẩy người lao động làm việc thì:
Việc xây dựng hệ số lương người lao động phải đảm bảo khách quan, công bằng. Nó phải phản ánh được thực chất năng lực làm việc của người lao động.
Việc xây dựng hệ số lương người lao động phải đảm bảo khoa học, tức là khi hệ số lương phải xác định trên cơ sở kết quả thực tế hiện công việc, đánh giá ý thức tổ chức của người lao động thông qua các phiếu điều tra, nhận xét, bình bầu, cho điểm của các đồng nghiệp trong trung tâm...
Xây dựng cũng như công bố hệ số lương phải công khai, khi công bố hệ số lương phải đưa ra được lý do tại sao hệ số của người lao động như vậy.
Hệ số lương có thể được xác định bằng công thức sau:
hi= (d1i + d2i) ´ k/ (d1 + d2)
k: là hệ số mức độ hoàn thành được chia làm 3 mức: hoàn thành tốt, hệ số 1,2 (riêng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng phải hoàn thành kế hoạch lợi nhuận mới được áp dụng hệ số 1,2), hoàn thành, hệ số 1,0: chưa hoàn thành, hệ số 0,7.
d1i: là số điểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i đảm nhận.
d2i: Là số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận.
Tổng điểm cao nhất của 2 nhóm yếu tố mức độ phức tạp và trách nhiệm của công việc (d1i, d2i) là 100% thì tỷ trọng điểm cao nhất của d1i là 70% và của d2i là 30%.
Tỷ trọng điểm d1i, d2i được xác định theo bảng sau:
Công việc đòi hỏi cấp trình độ
d1i(%)
d2i(%)
Từ đại học trở lên
45- 70
1- 30
Cao đẳng và trung cấp
20- 44
1- 18
Sơ cấp
7- 9
1- 7
Không cần đào tạo
1- 6
1- 2
Đối với d1i: căn cứ vào tính tư duy, chủ động,sáng tạo, mức độ hợp tác và thâm niên công việc đòi hỏi doanh nghiệp phân chia tỷ trọng điểm trong khung theo cấp trình độ, lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể.
Đối với d2i: căn cứ vào tính quan trọng của công việc, trách nhiệm của quá trình thực hiện trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, với tài sản, tính mạng con người, quan hệ công tác... doanh nghiệp phân chia tỷ trọng điểm trong khung lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể.
(d1 + d2): là tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc giảm đơn nhất trong doanh nghiệp.
- Bên cạnh tiền lương, tiền thưởng cũng là một yếu tố kích thích năng lực sản xuất của công nhân. Thực tế trong thu nhập của người lao động ở trung tâm chỉ có tiền lương, không có tiền thưởng. Do đó, để khai thác hết khả năng của người lao động, trung tâm cần áp dụng hình thức thưởng để khuyến khích người lao động vượt chỉ tiêu, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm... Bởi động lực chính của người lao động là họ muốn tăng thu nhập để nâng cao đời sống của mình. Mức thưởng khi hoàn thành vượt mức kế hoạch chính là một bộ phận tính thêm vào tiền lương, vì thế nó tạo động lực cho người lao động hoàn tốt công việc được giao, nâng cao năng suất lao động. Trung tâm có thể áp dụng các hình thức thưởng sau:
* Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất:
Chỉ tiêu thưởng: Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất và đảm bảo chỉ tiêu số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm... theo qui định.
Điều kiện thưởng: đảm bảo mức độ hoàn thành vượt mức kế hoạch cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Nguồn tiền thưởng: Là bộ phận tiết kiệm được từ chi phí sản xuất gián tiếp cố định (đó là những chi phí không thay đổi khi sản lượng tăng lên). Chi phí sản xuất gián tiếp cố định tính cho từng đơn vị sản phẩm giảm đi, do đó thu về được một bộ phận từ tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định.
* Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm:
Chỉ tiêu thưởng: Hoàn thành và hoàn thành vượt mức sản phẩm loại I và loại II trong một thời gian nhất định.
Điều kiện thưởng: Cần xác định rõ tiêu chuẩn kĩ thuật các loại sản phẩm, phải tổ chức nghiệm thu, kiểm tra sản phẩm chặt chẽ.
Nguồn tiền thưởng: dựa vào chênh lệch giá trị giữa sản phẩm các loại đạt được với tỷ lện sản lượng từng mặt hàng quy định.
* Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu:
Chỉ tiêu thưởng: Hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về tiết kiệm vật tư.
Điều kiện thưởng: tiết kiệm vật tư nhưng phải đảm bảo qui phạm kĩ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm an toàn lao động. Làm tốt công tác thống kê, hạch toán số lượng và giá trị vật tư tiết kiệm được.
Nguồn tiền thưởng: Được lấy từ nguyên vật liệu tiết kiệm được trích một phần, phần còn lại để hạ giá thành sản phẩm.
+ Nâng cao tiền lương bình quân cho người lao động.
Số tiền mà một người công nhân nhận được trong một tháng có ảnh hưởng rất lớn đối với thái độ lao động của họ. Nếu tiền lương quá thấp, người lao động sẽ thờ ơ đối với công việc, họ không gắn bó với doanh nghiệp... làm cho năng suất lao động giảm. Thực tế tiền lương bình quân của lao động ở trung tâm còn thấp, đặc biệt là của lao động sản xuất (khoảng hơn 500 nghìn đồng 1 tháng), với mức tiền lương này khiến cho người công nhân không gắn bó với trung tâm, họ sẵn sàng nghỉ việc nếu tìm được một công việc có lương cao hơn, đặc biệt là những lao động có trình độ lành nghề cao. Do đó, để có thể duy trì lao động, để người lao động gắn bó với trung tâm và hết lòng vì trung tâm, trung tâm cần nâng cao mức lương bình quân cho người lao động. Để nâng cao tiền lương bình quân, trung tâm cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa, và trong quá trình tăng tiền lương bình quân cần chú ý mối quan hệ hợp lý giữa tốc độ tăng năng suất lao động bình quân với tốc độ tăng tiền lương bình quân.
g) Tổ chức phục vụ nơi làm việc.
Năng suất lao động của công nhân không chỉ do các yếu tố thuộc về ý chủ quan của người lao động như trình độ sức khoẻ, trình độ chuyên môn. sự cố gắng trong thực hiện công việc mà nó còn phục thuộc các yếu tố như tình hình tổ chức và phục vụ nơi làm vệc có hợp lý để khai thác tối đa khả năng của người lao động nâng cao năng suất lao động. Mặc dù trung tâm cũng đã chú ý đến tổ chức và phục vụ nơi làm việc nhưng để việc sản xuất có hiệu quả hơn nữa trung tâm cần tổ chức và phục vụ tốt hơn nơi làm việc tạo điều kiện cho người lao động nâng cao năng suất lao động.Trong công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc trung tâm cần:
Tăng cường sự phục vụ về máy móc và thiết bị và nguyên vật liệu. Bởi với số người phục vụ về điều chỉnh sửa chữa máy móc và nguyên vật liệu chỉ có một, nhiều khi họ không đảm bảo phục vụ tốt cho tất cả các xưởng cùng một lúc khi sự cố xảy ra. Do đó để quá trình sản xuất được đảm bảo và duy trì, trung tâm cần tăng cường trong việc phục vụ máy móc thiết bị.
Do người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ, vì thế người lao động sẽ cảm thấy rất mệt. Để người lao động bớt mệt mỏi, đảm bảo cho quá trình sản xuất, trung tâm nên tiến hành công tác phục vụ đời sống cho người lao động ngay tại nơi làm việc như có những nhân viên chuyên phục vụ nước uống tại chỗ nghỉ cho người lao động, xây dựng bếp ăn giữa ca cho người lao động tại trung tâm, tổ chức chỗ nghỉ ngơi cho người lao động giữa các ca làm việc ngay tại trung tâm, như vậy người lao động sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng lẽ phải về nhà để nghỉ ngơi, ăn giữa ca thi thay vào đó, họ sẽ ăn tại nơi làm việc và có thêm thời gian nghỉ ngơi ngay tại nơi làm việc, góp phần giảm bớt sự mệt mỏi của người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho trung tâm.
h) Hoàn thiện về điều kiện lao động.
Để đảm bảo tố hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phát huy tối đa khả năng của người lao động trung tâm cần có một số biện pháp như:
Về tiếng ồn: Thường xuyên kiểm tra tiếng ồn trung tâm so với tiêu chuẩn cho phép bằng các thiết bị đo tiếng, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm tiếng ồn như lắp các thiết bị hút âm ở những nơi có độ ồn lớn.
Về độ bụi, sự thoáng mát nơi sản xuất, trung tâm cần thiết kế, lắp đặt, bố trí các quạt thông gió ở nơi thích hợp nhằm đảm nảo sự thông thoáng cho nơi sản xuất.
Về ánh sáng: Trung tâm có thể tận dụng ánh sáng mặt trời, mở thêm các cửa sổ. Tuy nhiên, khi mở thêm cửa sổ cần chú ý đến hướng của ánh sáng, hướng gió sao cho thuận lợi và phù hợp với điều kiện sản xuất của trung tâm.
KẾT LUẬN
Năng suất lao động được coi là nguồn gốc của mọi chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế. Việc phát hiện và khai thác các yếu tố làm tăng năng suất lao động là hết sức cần thiết để nâng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Song trên thực tế, nhiều khi các doanh nghiệp chưa phát hiện ra hoặc chưa đưa ra được những biện pháp nhằm tận dụng hết được các khả năng tiềm tàng của mình để nâng cao năng suất lao động, đặc biệt trong việc khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động nhiều khi bị lãng quên hay chưa được coi trọng đúng mức.
Qua phân tích và đánh giá việc thực hiện năng suất lao động và khai thác yếu tố con người trong nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi- thiết bị mầm non thuộc công ty thiết bị giáo dục 1, cho thấy việc khai thác yếu tố con người còn hạn chế. Dựa trên điều kiện thực tế ở trung tâm, em đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm khai thác tốt hơn yếu tố con người góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở trung tâm trong thời gian tới.
Do sự hiểu biết còn hạn chế nên trong bài viết này khó tránh khỏi những thiếu sót về trình độ chuyên môn và khả năng phân tích thực tế vì thế em rất mong sự góp ý của các thầy cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Quốc Chánh và các bác trong trung tâm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000- 2003.
Bộ giáo dục và đào tạo- Giáo trình triết học Mác_ Lênin- Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2003.
Bộ môn kinh tế chính trị trường đại học KTQD- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin- Nhà xuất bản giáo dục 1998
Bộ môn kinh tế lao động- Giáo trình tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp tập I và II- Nhà xuất bản giáo dục 1994.
Bộ môn xã hội học trường KTQD- Giáo trình xã hội học- Hà Nội 1999.
Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh- Giáo trình kinh tế học chính trị Mác- Lênin- Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1999.
Một số luận văn của khoá 41 và 40.
PTS. Mai Quốc Chánh, PGS.PTS Phạm Đức Thành- Giáo trình kinh tế lao động- Nhà xuất bản giáo dục 1998.
Trung tâm khoa học và nhân văn Quốc gia- con người và nguồn lực con người trong phát triển- Hà Nội 1995.
TS. Trần Xuân Cầu- Giáo trình phân tích lao động xã hội- Nhà xuất bản lao động xã hội 2002.
Khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiết bị mầm non thuộc công ty thiết bị giáo dục I (56 trang)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. CON NGƯỜI VÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG 2
1. Khái niệm con người 2
2. Vai trò của yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế 3
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác yếu tố con người trong quá trình lao động 7
4. Sự cần thiết phải khai thác yếu tố con người trong nâng cao năng suất lao động 11
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHAI THÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở TRUNG TÂM 13
1. Đặc điểm của trung tâm 13
a. Quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 13
b. Một số đặc điểm của trung tâm 16
2. Biến động năng suất lao động của trung tâm 23
a. Biến động năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng 23
b. Biến động năng suất lao động theo nghề 24
3. Những biện pháp của trung tâm nhằm khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động 25
a. Biện pháp sử dụng số lượng lao động 25
b. Biện pháp sử dụng thời gian lao động 27
c. Sử dụng chất lượng lao động 28
d. Tổ chức lao động 32
e. Môi trường lao động của trung tâm 38
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở TRUNG TÂM 40
1. Định hướng phát triển trong thời gian tới 40
a. Hoạt động sản xuất kinh doanh 40
b. Lao động 40
c. Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị 41
2. Một số giải pháp khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi - thiết bị mầm non 42
a. Mở rộng phạm vi và đối tượng tiêu thụ 42
b. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ của trung tâm 42
c. Nâng cao chất lượng lao động 43
d. Khai thác hợp lý thời gian làm việc trong ngày và trong tháng 46
e. Tiến hành xây dựng định mức và kiểm tra việc thực hiện mức lao động 47
f. Hoàn thiện việc trả lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1801.doc