Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU .1
PHẦN MỞ ĐẦU .2
1. Lý do chọn đề tài. 2
1.1 Lý do khách quan 2
1.2 Lý do chủ quan 3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .5
3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu . .5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu .5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 6
PHẦN NỘI DUNG .7
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI .7
1. Khái quát chung về lễ hội ở Việt Nam. 7
1.1 Khái niệm và mối quan hệ “lễ” và “hội” . .8
1.1.1 Khái niệm về “Lễ” 8
1.1.2 Khái niệm về “Hội” 8
1.1.3. Mối quan hệ giữa Lễ và Hội. .9
1.2 Phân loại lễ hội 10
1.2.1.Căn cứ theo mục đích tổ chức. 10
1.2.2 Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội. 13
1.3 Đặc điểm lễ hội truyền thống ở Việt Nam . .15
1.3.1 Về thời gian. .15
1.3.2 Về không gian linh thiêng. 15
1.3.3 Về quy trình lễ hội 16
2. Ảnh hưởng của lễ hội truyền thống Việt Nam ở các mặt trong xã hội. .16
2.1 Ảnh hưởng của lễ hội đối với kinh tế. 16
2.2 Ảnh hưởng của lễ hội đối với chính trị xã hội. .17
2.3 Ảnh hưởng của lễ hội đối với văn hoá. 18
3. Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch .19
3.1 Tác động của lễ hội đối với du lịch. .19
3.2 Tác động của du lịch đối với lễ hôi. .19
4. Thực trạng du lịch lễ hội ở Việt Nam. .21
4.1 Tiềm năng du lịch lễ hội ở Việt Nam. .21
4.2 Thực trạng các chương trình du lịch lễ hội ở Việt Nam. 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG kinh doanh du lịch 23
1. Khái quát Quận Đồ Sơn -TP Hải Phòng. .23
1.1 Khái quát Hải Phòng 23
1.2 Khái quát về Quận Đồ Sơn 25
1.2.1 Vị trí .26
1.2.2 Lịch sử 26
1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội . .28
1.2.4 Tiềm năng du lịch. 29
2. Lễ hội Chọi Trâu xưa và nay. 29
2.1 Lễ hội Chọi Trâu xưa .30
2.1.1 Mục đích tổ chức 31
2.1.2 Thời gian tổ chức 31
2.1.3 Không gian, địa điểm tổ chức .31
2.1.4 Đối tượng tôn thờ .32
2.1.5 Quá trình chuẩn bị 32
2.1.6 Cách thức tổ chức. 35
2.2 Lễ hội Chọi Trâu nay . 37
2.3 Đánh giá về lễ hội Chọi Trâu . 43
3. Ảnh hưởng của lễ hội chọi trâu tới hoạt động du lịch của Đồ Sơn. 44
3.1 Lễ hội làm tăng sức hấp dẫn của du lịch Đồ Sơn. 44
3.2 Lễ hội quảng bá được hình ảnh của Đồ Sơn đối với du khách. 44
4. Kết quả đã đạt được của lễ hội chọi trâu. .45
4.1 Số lượng khách tham gia lễ hội . .45
4.2 Doanh thu lợi nhuận từ lễ hội 46
5. Những tồn tại của lễ hội chọi trâu. .46
6. Nguyên nhân của những tồn tại. 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI CHỌI
TRÂU .49
1.Giải pháp của nhà nước. .49
2. Giải pháp của chính quyền địa phương 50
3. Giải pháp của ban tổ chức lễ hội. .51
KẾT LUẬN .54
1. Kết quả đạt được của đề tài 54
2. Lời cảm ơn 57
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN . 58
Tài liệu tham khảo .5 9
Mục Lục 60
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát, nghiên cứu lễ hội Chọi trâu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ du khách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bình phục, để vỗ khoẻ trâu cần có một chế độ ăn uống
tăng tiến dần, nhất là vào thời kỳ luỵên tập.
Khoảng đầu tháng tám trở đi người ta tiến hành luyện tập và lực chọn trâu cho các
giáp. Trước hết phải luyện cho trâu quen nhìn cờ, quen nghe tiếng trống và tiếng
reo hò của người xem. Nếu không tuy là trâu khoẻ nhưng vừa thấy cảnh và tiếng lạ
trâu choi sợ mà bỏ chạy. Tiến thêm một bước nữa trâu sẽ được chọi thử ở từng
giáp. Người ta dắt 2 con trâu chọi đứng xa nhìn nhau, người đứng quanh reo hò,
thúc dục kích thích tính hung hăng của trâu. Lúc đó thường trâu đỏ lùm mắt, hung
hăng định giật khỏi thừng để lao trâu vừa hung hăng vừa dày dạn dần. Tất cả khung
cảnh trên là nhằm để cho trâu quen dần với âm thanh màu sắc ngày hội.
Lần tuyển chọn thứ 2 thường tổ chức vào khoảng tháng 6 âm lịch. Kết thúc đợt
đấu loại thứ hai này người ta tuyển chọn 6 con trâu chọi chia thành 3 cặp gọi là một
giáp.
Ngày hội chọi trâu chính thức được khai diễn vào ngày mùng 9 tháng 8 âm
lịch. Đây là ngày mà trong tâm thức người Đồ Sơn thực sự náo nức và mong chờ.
Dân Trà Cổ - Quảng Ninh ở xã 3 ngày thuyền cũng giăng buồm ngược nước kéo về
vì đây là đất tổ của họ (Trà Cổ có đất Đồ Sơn). Dân các huyện lân cận, nội thành
Hải Phòng, cả Hải Dương, Hà Nội và khắp các tỉnh khác cũng đổ về để tham gia
vào lễ hội.
Khi huấn luyện người ta toàn phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu
quen dần với không khí của ngày hội. Người huấn luyện còn dạy cho trâu có những
miếng đánh hay, đòn hiểm và độc đáo. Sau khi huấn luyện trâu nào được chọn làm
trâu chọi sẽ được gọi một cách tôn kính là Ông trâu. Trâu nào đạt giải nhất được
tôn lên thành Cụ Trâu.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 35
2.1.6 Cách thức tổ chức.
Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội
đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng các vị cao niên trong làng đã làm ra lễ tế
thần Điểm Tước ở đình Tổng (có gắn với tục tế thuỷ thần).
Sau đây là cách thức tổ chức của lễ hội chọi trâu - Đồ Sơn
Phần lễ
Các hoạt động thuộc về phần lễ là một trong không khí linh thiêng trang trọng
rực rỡ cờ lọng. Một tiếng trống hiệu vang lên, tiếp theo là tiếng tù và. Không khí
hội thật tưng bừng, khác hẳn các hội làng vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, lúc
này cờ quạt đủ màu, màu hồng sáng rực lên dưới bầu trời thu lồng lộng nắng vàng,
làm cho xới chọi trâu trải dài trước mắt càng hấp dẫn bội phần. Mở đầu nghi lễ là
đám rước các trâu chọi của các làng vào khu của mình. Người rước trâu thần phải
tắm rửa để thanh khiết. Họ phải mặc áo dài, thắt lưng đỏ, đội nón lá dừa. Đi đầu
đám rước là một kiệu lớn do 12 trai đinh vạm vỡ khiêng. Hai lọng đi kèm hai bên,
cùng đội múa và phường bát âm hòa tấu, sáu con trâu được tuần tự dẫn vào theo
hàng một. Trâu đã được tắm rửa sạch sẽ, lưng trùm vải đỏ, sừng thắm những dải
lụa hồng. Hai chàng trai đi hai bên kèm dẫn mỗi con trâu. Họ mặc đồng phục cũng
rực lên một màu đỏ toàn thân, khăn áo quần, thắt lưng tay cũng cầm cờ đỏ.
Mỗi con trâu khi dẫn vào đều dừng lại hướng vào đình mộ thoáng như để trình
thần linh, sau đó được đưa vào các vị trí đã định sẵn để chờ đợi. Tiếng trống hiệu
lại nổi lên một hồi dài, những thanh niên trẻ trung, cao lớn mặc áo đỏ, thắt lưng
xanh, tay cầm cờ đỏ đuôi xếp thành hàng kéo vào sân xới. Hướng về cửa đình,
người múa cờ dàn thành hai hàng, khi hàng này tiến lên ba bước thì hàng kia lại lùi
lại ba bước và ngược lại. Hai hàng đan chéo nhau như thế trận gài nhau, biểu trưng
tả xung hữu đột. Những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát nhịp nhàng,
có lúc cờ phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người.
Múa cờ được gọi là nghi thức “Mở trận” cho hai con trâu thần vào xới đua tài.
Múa cờ được gắn liền với lễ ra quân của quận Nguyễn Hữu Cầu trước giờ xuất
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 36
trận. Ở tầng vô thức của con người, nghi thức múa cờ gắn với đời sống những
người dân chài nơi biển cả, cầu xin thần gió phù hộ cho thuyền bè cưỡi sóng vượt
ra khơi. Các hoạt động thuộc về phần lễ hội chọi trâu đến đấy được coi như kết
thúc nhường chỗ cho phần hội của lễ hội.
Phần hội.
Phần hội diễn ra vào ngày chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang bản sắc
dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai làng trình
diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong
những âm thanh của trống, la thanh. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống,
tiếng la thanh có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc iục các “Ông Trâu” thi
đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh
mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao
chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi.
Sau màn trình diễn trống và múa cờ là tiếng loa của già làng với bộ trang
phục lễ hội vang lên âm hưởng của nó rất ấn tượng. “Loa... loa... loa trâu số... của
phường... gặp trâu số... của phường... loa... loa... loa!”. Hai “ông trâu” hùng dũng
được các quản trâu dắt vào từ hai
cửa Bắc và Nam trong tiếng reo,
hò hét của hàng vạn khán giả.
Tiếng trống, tiếng thanh la làm
náo loạn không khí nóng bỏng của
đấu trường. Được lệnh của trọng
tài, người quản trâu “rút sẹo”, hai
trâu lao thẳng vào nhau theo thế
hổ lao, đầu đối đầu, sừng đối sừng
chan chát, khô khốc. Hình ảnh chọi trâu xưa
Cả đấu trường lặng đi một lúc rồi lại ầm ào lên như một nồi nước sôi.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 37
Cuộc tỉ thí diễn ra quyết liệt, những miếng đánh ngoạn mục: “cáng hầu”, “ghìm
sừng”... kéo dài đến 5, 10 phút, có khi hàng giờ mới kết thúc. Nhiều cặp trâu vào
trận cứ ung dung, nhởn nhơ gặm cỏ, hít hít, nghênh nghênh, người
am hiểu biết rằng đây là lúc trâu đang thăm dò nhau để tìm ra ngón đòn quyết định.
Đây là cuộc đấu sức, đấu trí của trâu và cũng là của người khiến không khí đấu
trường luôn sôi động. Người ta cổ vũ, vỗ tay, reo hò và nín thở...
2.2 Lễ hội Chọi Trâu nay.
Ngày nay, trong xu thế đổi mới nền kinh tế đang ngày càng phát triển. Đồ Sơn
đã quan tâm khôi phục hoàn thiện hội Chọi Trâu trên cơ sở kế thừa và chọn lọc cái
đẹp cái hay của hội Chọi Trâu xưa. Đồng thới có cải biến cho phù hợp với tình hình
mới làm cho hội Chọi Trâu trở thành ngày hội thực sự vui chơi lành mạnh, hấp dãn
đông đảo nhân dân thành phố và khách du lịch nước ngoài.
Những đổi mới trong phần lễ: Những năm gần đây hội Chọi Trâu Đồ Sơn đang
được nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia, với vị trí vai trò đổi mới đòi hỏi phải có
những nghi thức mới phù hợp với tính chất quốc gia. Bởi vậy những năm gần đây
trước khi bước vào hội Chọi Trâu ban tổ chức hội bao giờ cũng cử đại diện mang lễ
vật hương hoa đến gia mắt tổ tiên.
Những đổi mới trong phần hội: Mở đầu cho hội Chọi Trâu những năm gần đây
với giới thiệu chương trình là một màn diễu hành cùng với đội ngũ chỉnh tề màu
sắc, dần dần đoàn diễu hành lá cờ tổ quốc, cờ lễ hội. Tiếp sau đó là đoàn hồng kỳ
đều và đẹp với bước đi khoẻ khoắn và hùng dũng là biểu hiện của quân dân đồ sơn
đoàn kết trong chiến đấu sản xuất. Tham gia đoàn diễu hành qua lễ đài còn có đội
múa cờ với trang phục cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Trong khi các khối diễu hành đi qua khán đài tổ chức sẽ giới thiệu thành tích,
đặc điểm của từng phường Trâu tham gia hội chọi. Màn diễu hành đặc sắc đã lôi
cuốn khán giả vào không khí sôi động của hội Chọi Trâu ngay từng phút đầu tiên.
Sau khi diễu hành qua lễ đài các đội đứng vào vị trí của mình để lắng nghe ông chủ
tịch UBND quận đọc diễn văn khai mạc hội chọi Trâu Đồ Sơn. Các bài diễn văn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 38
kết thúc trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt của hàng trăm người dự hội. Tiếp đó các đơn
vị lên tặng qua kỷ niệm, những năm gần đây hội Chọi Trâu Đồ Sơn đã được khá
nhiều nhà tài trợ có tiếng quan tâm như: Sony, Sam sung, Vinaphone, Viettel…
điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu giải thưởng sẽ được nói ở phần sau.
Nếu màn diễu hành là đặc sắc thì màn cờ thực sự gây ấn tượng cho người xem
hội, bởi màn múa cờ khai hội ngày nay đã được cách điệu rất nhiều, trên cơ sở kế
thừa có chọn lọc màn múa
truyền thống xưa kia. Nếu ở
chọi Trâu xưa kia nghi thức
múa cờ được thực hiện ở các
trai làng vạm vỡ, khoẻ mạnh thì
bây giờ đã có sự tham gia của
Nứ giới với thành phần nghề
nghiệp phong phú: Bộ đội,
Giáo viên, Học sinh…sự xuất
hiện của nhiều giới, nhiều ngành
Màn khai mạc lễ hội
trong màn biểu diễn phải chăng đã kết hợp giữa nội dung bình đẳng dân chủ cuộc
sống hiện đại của tính truyền thống lễ hội cổ truyền.
Với những động tác uyển chuyển, lúc nhịp nhàng, lúc mạnh mẽ sôi sục, diễu
mái cờ thể hiện hình ảnh mái chèo khua nước, con thuyền nhẹ nhàng lướt sóng, lúc
lại thể hiện những bước chân gấp gáp của nghĩa quân khi xung trận với đường
gươm mũi giáo tả xung hữu đột khi diệt thù, lúc lại thể hiện bước chân đoàn tuấn
mã rầm rập thắng trận trở về trong khúc ca khải đoàn và cuối cùng là thể hiện hình
tượng cuộc sống bình yên sông nước êm đềm.
Màn múa cờ tưng bừng động đáo đã mở đầu cho cuộc hội hàng năm, khán giả
vào cuộc tranh đấu hết sức gay cấn, quyết liệt giữa các Ông Trâu nhưng lại thể hiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 39
tình đoàn kết, nhất trí cao của nhân dân Đồ Sơn đạt tới tiêu chuẩn mà ban tổ chức
đã đặt ra đó là:
Lễ hội vô tư không thiên vị để các ngành đều có thể tham gia.
Lễ hội phải động đáo không ngừng hoàn thiện để năm sau hấp dẫn hơn năm
trước.
Lễ hội phải thể hiện được cảnh sắc đặc điểm của Đồ Sơn.
Những năm gần đây số lượng trâu tham gia phong phú
hơn, trước kia năm 1990 chỉ có từ 12-14 con là nhiều,
những năm gần đây số lượng Trâu tăng lên có năm lên
gấp đôi. Ngành Văn Hoá đã phối hợp với ban tổ chức đã
đầu tư 3 triệu đồng cho mỗi chủ trâu nhằm khuyến khích
việc nuôi dưỡng, chăm sóc trâu tốt hơn. Trong số lượng
trâu ngày càng tăng theo hướng tích cực ấy có một phần
không nhỏ là trâu tư nhân. Ngày xưa phần thưởng cho giáp có Trâu vô địch còn rất
khiêm tốn, giải thưởng đáng kể nhất “ săm khẩu đáy lớn” thì ngày nay đã ngày một
nâng cao bằng hiện vật. Năm 2008 Trâu giải nhất được lĩnh thưởng 20 triệu đồng,
năm 2009 là 40 triệu đồng. Bên cạnh giải thưởng 3 Trâu lọt vào vòng chung kết
còn có giải thưởng cho đội Trâu
chọi hay nhất. Những cố gắng
của UBND Quận Đồ Sơn và Ban
tổ chức đã có những kết quả rất
khả quan thu hút khách của
ngành.
Trao giải cho
chủ trâu chiến thắng
Dùng cờ Tổ quốc
che mặt trâu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 40
Sự phục hồi lễ hội chọi trâu Đồ Sơn như hiện nay là một việc làm đáp ứng
nguyện vọng của nhân dân. Lễ hội này với những đặc điểm vốn có của nó sẽ góp
phần thực hiện chủ trương của đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngày nay thì các kháp đấu được tổ chức tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn ,
do số lượng khách tham gia ngày càng đông thì sân vận động đã được nâng cấp
năm 2009 với sức chứa lên tới 30.000 khán giả nhân dịp kỷ niệm 20 năm khôi phục
lễ hội.
Cảnh chen nhau mua vé vào sân Du khách nước ngoài thích thú với
lễ hội mà họ chưa từng thấy
Hình ảnh đẹp của những “ Trận chiến”
Trọng tài ra hiệu cho trận đấu bắt đầu
Ngay lập tức hai « chiến binh » lao vào
nhau chiến đấu
Sức mạnh là các cặp sừng dũng mãnh và là vũ khí lợi hại nhất
Quật ngã cả những đối thủ to khỏe nhất
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 41
Trâu chọi nhưng chủ trâu cũng "chọi" căng thẳng không kém
Có đôi khi các chiến binh lại rất bình thản... giương cặp sừng nhìn nhau rất lâu khiến chủ
trâu và khán giả phải hồi hộp
Sau đó lại lao vào nhau đầy sức mạnh
Các “chiến binh” quả cảm đã được
ông chủ huấn luyện chỉ biết chiến đấu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 42
Khác với lễ hội truyền thống ở vùng đồng bằng châu thổ Sông hồng. Phần hội ở
những lễ hội đó là những trò chơi dành cho người dân, không phân biệt giàu nghèo
hay sang hèn. Phần hội của lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn rất đặc biệt ở chỗ nhân vật
chính - tâm điểm của ngày hội là những Ông trâu đã được huấn luyện, chuẩn bị từ
trước của người dân Đồ Sơn cùng nhau đua tài để dành chiến thắng về mình.
Phần hội bắt đầu khi người múa cờ vừa đi “Rước chào” thì trống lệnh cũng vừa
nổi lên. Người ta cho hai con trâu chọi vào xới khi cách nhau khoảng 20m, họ dừng
lại khéo léo đưa tay lên rút xẹp ở mũi trâu, lôi thừng ra và cùng tháo lui rất nhanh
để hai đối thủ đứng như cắm cẳng vào xới. Hai đấu thủ vẫn đứng yên và dần dần
như nhận ra tình thế của mình, không khí đấu trường tự nhiên căng lên vì sự yên
lặng chờ đợi của hàng vạn người. Hai trâu đã nhìn rõ nhau hơn rồi bất thần chúng
lao thẳng vào nhau như một ngọn roi quất mạnh. Lập tức hai đầu trâu chúi về phía
trước để cho hai cặp sừng chọi chạm vào nhau. Bốn cẳng sau cùng dạng ra, hai con
trâu ghìm nhau đẩy xới, đẩy lui cùng lừa miếng để đánh đổ đối phương, bụi tung
mù mịt khán giả reo hò từng hồi như những đợt sóng biển dềnh lên rồi hạ xuống
theo nhịp độ cuộc đấu.
Có những trận kéo dài hàng tiếng đồng hồ mà vẫn chưa phân thắng bại. Nhưng
cũng có những trận đấu kết thúc rất nhanh vì chỉ sau vài hiệp một đối thủ bị toác
đầu hoặc bị rách nách phải quay đầu bỏ chạy. Theo quy định con nào bỏ chạy như
vậy là thua, người ta không cần bắt con trâu thua vì sau khi thấy không còn đuổi
nữa thì nó sẽ tự đứng lại, họ cần phải bắt được con trâu thắng để sau đó nó còn phải
tiếp tục thi đấu tới khi xếp ngôi thứ nhất, thứ nhì ba. Lúc này cần có người vừa
dũng cảm, vừa có sức khỏe và vừa có kinh nghiệm để bắt con trâu thắng đang lao
theo đối phương. Cách thu trâu diễn ra hết sức hấp dẫn trong tiếng reo hò của người
xem. Và cứ như vậy khi đã chọn được con trâu thắng cuộc. Trâu thắng cuộc trong
vòng chung kết này được rước trang trọng về đình trong tiếng reo hò hân hoan của
cả cộng đồng. Con trâu thua cũng phải về đình làm lễ tế thần trước khi rời sân.
Việc trao giải cho trâu thắng được tiến hành trực tiếp. Cả ba con lọt vào vòng cuối
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 43
đều được trao giải, đại diện của các làng, các giáp có trâu đoạt giải vào lĩnh giải ở
cung đình. Giải thưởng đáng kể nhất là phần “săm khẩu đáy lớn” (nơi có nhiều cá)
ngoài ra còn có các hiện vật như một bát hương bằng đá xanh và một lá cờ góc
hồng thêu hai chữ thượng đẳng.
Ngày mùng 10 tháng tám các giáp tổ chức làm thịt toàn bộ số trâu chọi gồm 12
con để tế tạo thần linh rồi chia thịt cho các xuất đinh trong làng. Trong lễ hội chọi
trâu xa xưa người ta đem con trâu thắng cuộc ném xuống biển tại xoáy nước ở Hòn
Độc (nơi bà Đế đã từng bị ném theo truyền thuyết) làm vật hiến cho Thuỷ thần. Dù
thắng hay thua, ai cũng hy vọng năm nay sẽ trời yên biển lặng, nhà nhà no ấm phúc
lành. Người Đồ Sơn tin rằng không gian u linh nhuốm màu nguyên thuỷ, ông trâu
sẽ mang tâm nguyện của dân vạn chài đến tai mẹ biển.
2.3 Đánh giá về lễ hội Chọi Trâu
Lễ hội Chọi Trâu đã thể hiện được tính độc đáo của lễ hội truyền thống nước
ta. Có thể nói đến với lẽ hội truyền thống chọi trâu Đồ Sơn - Hải Phòng khách du
lịch và người dân địa phương không chỉ được chứng kiến cuộc đấu gay cấn, những
phút giây xuất thần, mà khi đến với lễ hội chọi trâu được hoà nhập vào không khí
thiêng liêng của lễ hội. Con người sẽ cảm thây thanh thản hơn nơi tâm linh, được
trao truyền những đạo lý, những tình cảm, những thuần phong mỹ tục cao đẹp của
cha ông. Lễ hội giúp con người gạt bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để về
với cuội nguồn dân tộc.
Lễ hội đã tạo cho con ngưòi một sự bình an, giúp con người sống tốt hơn, yêu
thiên nhiên hơn. Lễ hội truyền thống chọi trâu giúp con người nhớ về cuội nguồn,
hướng thiện và nhằm tạo dựng cho mỗi con ngưòi một cuộc sống tốt lành yên vui.
Đây là sự tuần hoàn của cuộc sống của thời gian. Cứ đền hẹn lại lên, người dân Hải
Phòng mong mỏi chờ đón ngày lễ như chờ đón một tin vui cho mình, lễ hội đã thu
hút nhiều khách du khách đến đây du khách sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái dễ chịu
hơn, đó là sự thanh thản trong tâm hồn, sự thăng bằng cho sinh lý và tâm hồn du
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 44
khách sẽ cảm thấy gặp tràn niềm tin và hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hạnh
phúc hơn.
Lễ hội là một thành tố trong du lịch, lễ hội là một tài nguyên du lịch, được đánh
giá là một sản phẩm đánh giá vì nếu không có lễ hội thì du lịch không thể phát triển
được. Lễ hội làm phong phú đa dạng và tạo sức hút lớn cho khách, làm cho các
hành trình du lịch có chiều sâu vì đến với lễ hội du khách sẽ được thưởng thức
những giá trị văn hoá đặc sắc cô đọng của địa phương. Du khách đem đến cho địa
phương có lễ hội nguồn lợi kinh tế, công ăn việc làm và tạo điều kiện để giao lưu
học hỏi các tinh hoa văn hoá đem đến từ du khách. Du khách xoá đi sự khác biệt
văn hoá, từng bước tạo điều kiện cho các địa phương tham gia vào quá trình giao
lưu và hội nhập.
3. Ảnh hưởng của lễ hội chọi trâu tới hoạt động du lịch của Đồ Sơn.
3.1 Lễ hội làm tăng sức hấp dẫn của du lịch Đồ Sơn.
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là
một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, là dịp để
con người hướng về cái thiện một sự kiện lịch sử, ôn lại truyền thống hoặc để giải
quyết những lo âu, những khát khao, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết
được. Vì vậy lễ hội làm tăng sức hấp dẫn của Đồ Sơn.
Lễ hội tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp con người tham dự có
điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của cuội nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội trở
thành dịp con người hành hương về với cuội rễ, bản thể của mình. Chính vì vậy mà
lễ hôi chọi trâu Đồ Sơn làm tăng súc hấp dẫn của du lịch Đồ Sơn.
3.2 Lễ hội quảng bá được hình ảnh của Đồ Sơn đối với du khách.
Lễ hội Chọi trâu là biểu tượng của tinh thần thượng võ của dân tôc ta, được
thực hiện bằng một sinh hoạt mang tính văn hoá cộng đồng, mượn hình ảnh của các
cặp trâu nói lên ý chí nguyện vọng của chính con người. Đó không phải là điều mới
trong kho tàng Việt Nam. Lễ hội chọi trâu đặc sắc và độc đáo với vùng đồng bằng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 45
ven biển ở Đồ Sơn đã quảng bá được hình ảnh Đồ Sơn qua việc giới thiệu về đất
nước con ngừơi cho du khách góp phần làm du lịch phát triển.
Du lịch Đồ Sơn được biết đến như là một trong những khu du lịch biển đẹp
nhất ở Việt Nam với nhiều bãi tắm rộng, bờ thoải, nước nông, có khí hậu tốt, ấm áp
về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, nhiều phong cảnh.Hơn nữa Đồ Sơn lại có lễ hội
chọi trâu lại quảnh bá được hình ảnh đối với Đồ Sơn, làm cho du lịch Đồ Sơn được
quảnh bá rộng rãi trong nước và ngoài nước biết đến.
4. Kết quả đã đạt được của lễ hội chọi trâu.
4.1 Số lượng khách tham gia lễ hội
Từ năm 2003 trở lại đây lễ hội phát triển mạnh luôn thu hút được rất nhiều
lượng du khách từ khắp bốn phương đến với lễ hội. Sân vận động Đồ Sơn là nơi tổ
chức các trận đấu của những ông trâu. Sức chứa của sân vận động trước kia khoảng
15.000 chỗ ngồi và bây giờ là 30.000 chỗ và lúc nào cũng đầy ắp khán giả.
Không chỉ người Đồ Sơn là háo hức khi lễ hội được tổ chức tại sân nhà mà các
du khách từ khắp nơi cũng có mặt để tham gia vào lễ hội này. Đặc biệt là có rất
nhiều khách nước ngoài có mặt tại đây để tò mò về lễ hội mà chắc chắn quê hương
của họ không có.
Lượng khán giả đến với lễ hội qua các năm ngày càng tăng chính vì vậy mà ban
tổ chức đã tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình Hải Phòng, truyền hình trung
ương VCTV3, VTV4 và cả trên Wedsite : doson.vn để bà con cả trong và ngoài
nước ai cũng được xem khi không có cơ hội trược tiếp đên sân vận động xem các
ông trâu chọi. Một vài màn hình lớn bên ngoài sân vận động cũng được dựng lên
phục vụ những du khách nhiệt tình đến tận nơi xem các ông trâu nhưng không may
mắn có tấm vé vào sân xem trực tiếp.
Năm 2009 là năm kỷ niệm 20 năm khôi phục lễ hội chọi trâu và được tổ chức
quy mô lớn. Sân vận động trung tâm Đồ Sơn được tu sửa và sức chứa của sân lên
tới 3 vạn người. Lượng khách đến xem đầy ắp không còn một chỗ trống thậm chí
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 46
còn tràn xuống cả đường “pít”. Điều đó có thể thấy lễ hội có sức thu hút rất lớn
trong cộng đồng.
4.2 Doanh thu lợi nhuận từ lễ hội
Mỗi năm tổ chức lễ hội chọi trâu đều đem về cho ban tổ chức và các chủ trâu
một khoản khá lớn.
Với ban tổ chức lễ hội thì việc bán vé là nguồn thu chủ yếu. Với 1 chiếc vé giá từ
50.000 đến 80.000 của ban tổ chức phát hành khoang 3 vạn vé. Các vé này còn
được dân phe vé chợ đen kéo lên tới 400.000 – 700.000 1 cặp vé.
Ngoài giải thưởng của ban tổ chức và các nhà tài trợ thì chủ trâu còn được tiền bán
thịt của những Ông trâu. Mỗi Ông trâu cho khoảng hơn 300kg thịt và giá thịt của
những ông trâu này không hề rẻ chút nào. Giao động từ 200.000 tới 700.000 tùy
vào từng đối tượng khách. Thậm chí còn phải đặt trước nhiều ngày.
Việc trông coi xe trong ngày hội cũng được các chủ bãi tận dụng tối đa và
thu về số tiền không nhỏ chút nào khi mỗi vé xe máy là 20.000 và ô tô là 50.000, xe
du lịch còn từ 150.000 – 200.000/ xe. Mặc dù cao nhưng mọi người cũng vẫn phải
chịu sự đắt đỏ của ngày lễ như thế này.
Qua đó có thể thấy được ước tinh đơn giản thì lễ hội chọi trâu mang về tiền tỉ sau
mỗi lễ hội được tổ chức.
5. Những tồn tại của lễ hội chọi trâu.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã thu hút hàng chục ngàn lượt du khách. Tuy
nhiên, đằng sau sự hoành tráng và ý nghĩa của lễ hội là những chuyện không vui.
Từ sáng sớm, giá vé gửi xe dọc tuyến đường vào sới chọi trâu Đồ Sơn đã lên
đến 20.000 - 30.000đ/xe máy, 100.000 - 150.000đ/xe du lịch. Vừa bị các bãi giữ xe
“chém đẹp”, du khách thập phương lập tức bị vây kín bởi đội ngũ phe vé hùng hậu
với mức giá cũng kinh hoàng không kém. Một tấm vé giá gốc 75.000đ đã đội lên
300.000 - 500.000đ/vé. Một người dân địa phương cho biết: “Ban tổ chức hội chọi
trâu đã có bán vé công khai nhưng rất ít. Người dân thắc mắc thì họ bảo các cơ
quan ban ngành đã đăng ký mua hết từ sớm. Năm nào vé chợ đen cũng luôn tràn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 47
ngập, ngay cả người dân địa phương cũng phải mua vé giá cao”. Một trong những
phé vé tuyên bố: “Cần bao nhiêu vé cũng có!”. Nói rồi anh ta phe phẩy xấp vé dày
cộp, có cả vé dành cho khách mời.
Trên những khán đài dành cho khán giả là nơi dân cá độ hoạt động theo từng
kháp đấu. Mỗi cặp trâu thi đấu đều có số hiệu và được giới cờ bạc đặt cược không
khác gì cược bóng đá. Có hai điểm đặt cược lớn nằm ngay sau khu vực khán đài A
sân vận động luôn nườm nượp khách, đa phần là thanh niên. Tính sơ bộ sáu lần các
kháp đấu ra sân, số tiền cược đã lên đến hàng trăm triệu đồng, người chơi nhỏ nhất
cũng hết 500.000đ, lớn thì vài triệu. Cá biệt, có những người đặt cược hàng chục
triệu đồng cho kháp đấu của “ông trâu” mình yêu thích. Với các tay cờ bạc cò con,
nhà cái gồm ba người đàn ông và hai người đàn bà nhận và trả tiền mặt ngay sau
mỗi kháp đấu. Với các khách sộp, chỉ cần một cú bắt tay là coi như đã thoả thuận
xong. Nhiều người băn khoăn tại sao hoạt động cá cược lại công khai và không có
sự can thiệp của tổ chức nào. Theo lời anh Mão thì: “ Đã được bảo kê”. Và không
biết còn bao nhiêu thứ được bảo kê như vậy?
Nếu giá thịt trâu thông thường ngoài chợ chỉ trên 100.000đ/kg thì thịt trâu chọi
Đồ Sơn gấp 3 - 5 lần. Với những “ông trâu” bại trận ở vòng loại trước đó (ngày 9 tháng
6 âm lịch), người ta để dành đến lễ hội để giết bán thịt, với giá lên đến 300.000 –
500.000/ kg
Trâu càng lọt vào sâu trong giải thì giá thịt càng đắt hơn. Hai trâu lọt vào
chung kết giá có thể từ 800.000 - 1.000.000đ/kg thịt. Vì giá thịt trâu chọi rất đắt
nên những người bán thịt trâu giả cũng có điều kiện kiếm ăn. Tuy họ không lừa
được dân địa phương nhưng với mức giá từ 200.000 - 250.000 đ/kg, thịt trâu giả
cũng được bán cho khá nhiều du khách lần đầu đến với chọi trâu Đồ Sơn.
Vì lượng khán đến quá lớn nên hiện tượng trèo rào vào sân vận động khiến
cho các nhân viên an ninh hoạt động khá vất vả. Ý thức của người dân chưa cao
nên sau lễ hội là rác thải tràn ngập khu vực xung quanh lễ hội.
Nạn ăn mày xuất hiện nhiều hơn tạo bộ mặt không tốt đến không gian của lễ hội.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 48
Tranh thủ đông người chen lấn xô đẩy, nhiều kẻ gian đã trà trộn móc mất
điện thoại di động, ví tiền của nhiều khán giả. Lực lượng CA Quận Đồ Sơn đã phải
căng ra bảo vệ và bắt được nhiều đối tượng móc túi đông đến nỗi hết cả chỗ nhốt.
6. Nguyên nhân của những tồn tại.
- Nguyên nhân chủ quan:
Chính quyền và địa phương chưa có sự quán triệt về an ninh trật tự và biện
pháp xử lý mạnh mẽ trước và trong ngày hội, các nhà kinh doanh vẫn có tình trạng
bắt chẹt khách trong ngày hội, làm cho khách đi mà không quay trở lại, việc quản
lý trong quá trình diễn ra lễ hội còn lỏng lẻo.
Nền kinh tế Hải Phòng đang trên đà phát triển, vốn đầu tư cho lễ hội chưa
nhiều, tính hấp dẫn không cao và chưa có sự đầu tư từ doanh nghiệp nên lễ hội chọi
trâu - Hải Phòng chưa tác động nhiều đến ngành du lịch.
-Nguyên nhân khách quan:
Do khách du lịch là người ở nhiều nơi đến nên chưa hiểu nhiều về lễ hội chọi
trâu và dễ bị những kẻ lợi dụng điều đó để bắt chẹt.
Do ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, lợi dụng sự lơ là của ban tổ
chức, của lực lượng an ninh và sự lộn xộn của lễ hội đã vì mục đích riêng mà làm
ảnh hưởng tới cả bộ mặt của lễ hội.
Khán giả còn tham gia vào các hoạt động cá cược, các hoạt động mang tính
chất đánh bạc. Việc thực hiện các quy định còn hạn chế. Ý thức giữ gìn vệ sinh nơi
công cộng còn kém.
Vì tò mò và muốn được thưởng thức thịt của các ông trâu nên nhiều người sẵn
sàng trả rất nhiều tiền để được nếm thử món ăn đăc biệt này làm cho giá thịt của
ông trâu khá đắt và thịt trâu chọi giả cũng thành trâu chọi thật đối với những người
không biết.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 49
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ CỦA
LỄ HỘI CHỌI TRÂU
1.Giải pháp của nhà nước.
Để phát triển du lịch đẩy mạnh giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc
thì nhà nước đã ban hành những văn bản đối với việc quản lý lễ hội. Căn cứ vào
hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Căn cứ vào nghị
quyết của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ tư về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1999
Phải thống nhất quản lý hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch theo
hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, thuần
phong mỹ tục của dân tộc.
Nhà nước tôn trọng bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch,
khuyến khích tạo điều kiện cho khách du lịch khi đi du lịch.
Nhà nước có chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
và xúc tiến du lịch, đầu tư thoả đáng để xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật cho khu di tích này thành khu du lịch trọng điểm. Đề ra các biện pháp bảo vệ,
tôn tạo khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, các di tích lịch sử ngày một
phát triển.
Nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, bản
sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm xâm hại đến độc lập chủ quyền
quốc gia, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Mọi hành vi xâm phạm đến tài nguyên du lịch, di tích lịch sử văn hoá đều
bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm bảo vệ sử dụng hợp
lý, có hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường tại di tích này. Tổ chức cá
nhân quản lý di tích tại khu di tích được thu phí lệ phí.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 50
Việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng công trình tại khu di tích phải được thực
hiện theo quy định của pháp luật và ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà
nước và du lịch có thẩm quyền.
Có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào việc bảo vệ tôn
tạo sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch, di tích lịch sử cách mạng.
Áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn về
tính mạng và tài sản của khách du lịch và ngăn chặn những hành vi nhằm thu lợi
bất chính đối với khách du lịch.
Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp lệnh tùy theo tính chất mức
độ vi phạm mà xử lý hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây ra thiệt hại phải
bồi thường theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch không có giấy phép, không đăng ký
kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành nghề đẽ đăng ký, có hành vi nhằm
thu lợi bất chính đối với khách du lịch …thì theo tính chất mức độ vi phạm mà xử
lý hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây ra thiệt hại phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
Nâng cao giá trị lễ hội là việc làm cần thiết và lâu dài của toàn đảng, toàn
dân và chính quyền các cấp. Nhất là nước ta đang trong thời kỳ chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu văn hoá thì việc đẩy mạnh những giá trị truyền
thống của dân tộc trong đới sống hiện nay.
2. Giải pháp của chính quyền địa phương
Chính quyền và địa phương đã có giải pháp nhằm giữ gìn và bao tồn truyền
thống văn hoá được thể hiện trong lễ hội coi đó là một nhân tố quan trọng là một
kho tàng bảo lưu truyền thống dân tộc một cách hiệu quả nhất.
Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh bảo vệ sử dụng phát huy di tích lịch sử danh
lam thắng cảnh của nhà nước ban hành không để xẩy ra xâm phạm đối với lễ hội
chọi trâu. Cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục vận động, phải xử lý nghiêm
theo luật pháp những trường hợp vi phạm.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 51
Tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của bộ văn hoá thông tin và các ngành chức năng
lập quy hoạch tổng thể, tiến hành tôn tạo từng bước tổng thể thắng cảnh và giữ
được vẻ đẹp lễ hội
Thực hiện dự án quy hoạch, xây dựng vùng Đồ Sơn , xây dựng cơ sở hạ tầng
đảm bảo đi lại thăm quan lễ hội và các điểm du lịch khác. Chú trọng công tác vệ
sinh môi trường tổ chức các hoạt động văn hoá và dịch vụ đảm bảo nhu cầu cho
khách tham quan lễ hội. Trên cơ sở đó phát triển kinh tế du lịch ở Đồ Sơn.
Với đường lối giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đầu tư tôn tạo, tu bổ
các quần thể di tích lịch sử, không gian linh thiêng của lễ hội thu hút khách du lịch
và phát triển du lịch lễ hội. Xây dựng các tour du lịch hợp lý, du lịch lễ hội hấp
dẫn, mang tính tâm linh gợi lòng tự tôn dân tộc nhớ tới cuội nguồn . Lễ hội chọi
trâu - Đồ Sơn xứng đáng là một biểu tượng Chân-Thiện-Mỹ và là 15 lễ hội tầm cỡ
quốc gia.
3. Giải pháp của ban tổ chức lễ hội.
Đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng cho lễ hội: Đầu tư thích đáng về cơ sở
vật chất cho hội chọi trâu và những di tích có liên quan đến hội chọi trâu.
Đầu tư hoàn thiện sân vận động – sân chọi mới với sự mở rộng về không
gian.
Tôn tạo nâng cấp các di tích có liên quan đến lễ hội như đình công, đền
Nghè, đền Bà Đế…
Phát triển các tục trò chơi của lễ hội trong phạm vi rộng, xứng đáng với các
tầm vóc của lễ hội cấp quốc gia.
Để đảm bảo chất lượng trâu chọi, Ban tổ chức thành lập đoàn kiểm tra, thẩm
định chất lượng trâu của các phường tham gia từ vòng loại.
Về phương diện quản lý: lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hiện nay do UBND Quận
Đồ Sơn mà trực tiếp là phòng văn hoá thể thao và nhà văn hoá quản lý, qua thực tế
khảo sát chúng tôi thấy nhiều cán bộ quản lý ở đây còn thiếu kinh nghiệm nghề
nghiệp. Các ban tổ chức lễ hội cần có sự phối hợp quản lý giữa hai ngành Văn hoá
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 52
và Du lịch. Bởi vì để lễ hội chọi trâu có thể phục vụ cho mục đích du lịch hơn ai
hết các cán bộ du lịch mới biết cách tổ chức thực hiện phát triển hội thành một tour
du lịch hấp dẫn du khách và để cho lễ hội mặc dù đang được sử dụng vào mục đích
kinh doanh du lịch vẫn không xa rời truyền thống, vẫn là nơi lưu giữ bản sắc văn
hoá dân tộc thì không ai hết ngoài các cán bộ văn hoá mới có thể làm tốt vai trò
này.
Ban tổ chức lễ hội cần thiết lập một với sự tham gia các cấp từ địa phương
tới các cấp có thẩm quyền cao như Bộ văn hoá thông tin để giám sát các hoạt động
của lễ hội để đưa lễ hội chọi trâu phát triển đúng với mục tiêu đề ra trong công cuộc
chấn hưng văn hoá dân tộc do đảng đề ra “lành mạnh”, tiết kiệm, xóa bỏ thủ tục và
mê tín dị đoan.
Các trò cờ bạc trá hình cần dẹp bỏ trong suốt quá trình tham gia lễ hội đặc biệt là cá
độ trong sân,… Các lực lượng an ninh cần được tăng cường trong suốt quá trình
diễn ra lễ hội đảm bảo cho an ninh của buổi lễ và kịp thời ngăn chặn và xử lý
nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm những quy định của Lễ hội. Đặc biệt là
chú ý đến những hiện tượng mà các năm trước đã diễn ra như ăn xin, trộm cắp,
móc túi, chặt chém khách du lịch, bán vé lậu, bán thịt trâu chọi giả với giá cao. Cần
xử lý nghiêm những trường hợp đó để mang tính chất răn đe cho những kẻ khác và
cho những lễ hội sau. Những hình ảnh đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới bộ mặt của
lễ hội và khách du lịch. Tác động trực tiếp hình ảnh Đồ Sơn tới du khách.
Ngoài ra, cần có những biện pháp tác động đến du khách không tham gia vào các
hoạt động bất hợp pháp, tiếp tay cho những kẻ lợi dụng lễ hội để làm giàu bất hợp
pháp cho mình.
Ban tổ chức siết chặt quy chế lễ hội hướng tới ngày càng hoàn thiện lễ hội và
gây được thiện cảm đối với du khách. Ban tổ chức quản lý chặt chẽ việc giết mổ và
bán thịt trâu chọi. ngoài quy hoạch khu giết mổ tập trung và quản lý chặt lượng thịt
trâu chọi bán ra, tránh để người dân mua phải thịt trâu trọi giả. in các túi nilon theo
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 53
mẫu thống nhất phát cho các chủ trâu theo số lượng được tính toán số lượng
thịt/trâu sau khi được giết. Việc sử dụng túi nilon vừa giám sát được lượng thịt trâu
bán ra, vừa đảm bảo vệ sinh và góp phần quảng bá hình ảnh lễ hội chị trâu của Đồ
Sơn…
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 54
KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được của đề tài.
Mỗi một lễ hội đi qua để lại rất nhiều cảm xúc và ký ức cho mỗi người. Và
chiến thắng giành cho ông Trâu và chủ trâu xứng đáng. Chủ trâu dù thắng dù thua
cũng đều vui vì mình góp phần vào thành công của lễ hội. Rồi hứa hẹn một năm
mới sắp đến trời yên bể lặng để ngư dân ra khơi cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Rồi lại lên đường tiếp tục đi tìm những ông trâu khắp vùng miền về huấn luyện để
năm sau đúng ngày đó lễ hội lại tiếp tục trong không khí hân hoan của bà con chào
mừng ngày hội lớn.
Xin được nhắc lại câu ca dao mà người Đồ Sơn vẫn truyền nhau về lễ hội chọi
trâu rằng:
“Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng 9 tháng 8 chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mùng 9 tháng 8 nhớ về chọi trâu”
Qua khảo sát đề tài :” Khảo sát, nghiên cứu Lễ hội Chọi trâu – Quận Đồ Sơn
– Thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng phục vụ du khách”. Thật sự có rất nhiều cảm xúc và chung lại nhất đó chính
là niềm tự hào về một lễ hội của người Đồ Sơn nói chung và cả dân tộc Việt Nam
đặc biệt là những ngư dân vùng biển quanh năm bắm biển đối mặt với sóng gió và
sức mạnh của biển cả để vượt lên số phận và cuối cùng đã hồi sinh lại được lễ hội
đã từng quên đi trong chiến tranh. Ngày nay khi hòa bình lập lại và đất nước phát
triển theo hướng hiện đại việc bảo tồn giá trị và phát huy giá trị lễ hội là vô cùng
quý báu. Người dân và cơ quan nhà nước luôn cố gắng xây dựng lễ hội ngày càng
phát huy được giá trị tốt đẹp của mình.
Mọi giá trị truyền thống đều trở thành nền tảng để xây dựng tương lai.
Nhưng muốn các giá trị đó trở thành nền tảng vững chắc thì việc tìm hiểu nghiên
cứu kế thừa phải dựa trên cơ sở khoa học. Cho nên qua lễ hội chọi trâu này chúng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 55
ta đều hiểu biết chung nhất về lễ hội. từ đó có sự chắt lọc phát huy những giá trị
quý báu của truyên thống phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Lễ hội sinh ra từ lúc nào, có lẽ không ai có thể xác định được rõ ràng, nhưng
có một điều chắc chắn là đối với dân tộc Việt Nam lễ hội đã trở thành nhu cầu của
đời sống tinh thần từ lâu đời. Nói khác đi lễ hội đã gắn bó với với các dân tộc Việt
Nam từ lâu đời, nhất là đối với các thời kỳ lịch sử trước đây là cư dân nông nghiệp
thủ công, việc lệ thuộc vào sự may rủi của tự nhiên là khó thể tránh khỏi. cho nên
cả quá trình sản xuất họ rất cần có sự phù hộ che trở của các vị thần linh, để có
được mưa thuận gió hoà, mùa màng phong đăng hoà cốc, người an vật thịnh, người
nông dân đã phải viện đến các lực lượng siêu nhiên.
Vì thế lễ hội đã trở thành nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của các
cộng đồng. Lễ hội không phải là sản phảm của một cá nhân nào mà là sản phẩm
của cả một tập thể đông đúc, là nhu cầu tinh thần của một cộng đồng. Do đó cộng
đồng đó còn thì lễ của họ cũng vẫn còn, có khác chăng cũng chỉ là một số biến đổi
trong các nghi thức sao cho phù hợp với thời cuộc hơn, cập nhập hơn.
Lễ hội ở nước ta có thể khác nhau về quy mô lớn nhỏ và thờ các vị thần
thánh khác nhau nhưng đều chung một mục đích là cầu mùa, bất kể nghi thức nào
cũng đều liên quan đến việc cầu mùa làm cho các nghi thức cầu mùa trở thành nội
dung chính của các lễ hội. Ngoài ra lễ hội Việt Nam còn là quá trình đúc kết truyền
thống lịch sử văn hoá xã hội và những nếp sống tài hoa tình nghĩa xóm làng và tính
cộng đồng sâu sắc của ông cha ta. Nghiên cứu lễ hội truyền thống sẽ giúp ta hiểu
hơn về những lĩnh vực đó góp phần bảo lưu những nét tốt đẹp của bản sắc văn hoá
các dân tộc Việt Nam. Hiểu biết về lễ hội cũng có nghĩa là hiểu thêm về bản sắc
văn hoá các dân tộc Việt Nam. Cho nên lễ hội là di sản quý báu của dân tộc, nó cần
được giữ gìn truyền lại cho các thế hệ sau. Đó là sữc mạnh tinh thần và tinh hoa
văn hoá của dân tộc cùng với sự thay đổi và phát triển của đất nước, lễ hội sẽ mãi
mang ý nghĩa tích cực góp phần vào việc kế thừa truyền thống dân tộc tiếp thu
những yếu tố mới làm cho sự thống nhất giữa Chân - Thiện - Mỹ được thể hiện rõ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 56
ràng trong mọi sinh hoạt của xã hội ta, từ đó gạt bỏ hết cái lỗi thời cản trở sự tiến
bộ phản khoa học, phản nhân văn để tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa ngưới
với người, củng cố niềm tin và hy vọng vươn tới tương lai. Có thể nói lễ hội truyền
thống đã đang và sẽ mãi mãi là nhu cầu cần thiết thân của đời sống tinh thần của
con người, vẫn mãi mãi là cứu cánh của đời sống trần tục tạo ra sức mạnh tinh thần
để con người vượt qua mọi gian khó của cuộc đời, vươn lên xây dựng cuộc sống
trong tương lai tốt đẹp hơn. Đó là sức mạnh của niềm tin và hy vọng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 57
2. Lời cảm ơn
Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp thương mại và dịch vụ MIMOZA,
em thấy đây là một doanh nghiệp đang phát triển. Các bộ phận trong doanh nghiệp
hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt là bộ phận hướng dẫn du lịch. Doanh nghiệp
thường xuyên có những chương trình hợp lý, thu hút nhiều khách du lịch. doanh
nghiệp còn có rất nhiều chương trình quảng cáo, bán các sản phẩm khách hàng của
họ với những giá rất ưu đãi. Ngoài ra doanh nghiệp còn mở thêm các lớp bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên trong công ty. Qua chuyến đi thực tập
này em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích trong công ty, học hỏi được phương
pháp kinh doanh, phương pháp hướng dẫn du lịch, biết xử lý các tình huống trong
hoạt động hướng dẫn du lịch và biết được một phần cách thức tổ chức lễ hội truyền
thống Việt Nam cũng như tác phong nghề nghiệp và những kiến thức còn thiếu hụt
của mình.
Qua bản báo các này, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban
giám hiệu nhà trường, thư viện trường, văn phòng khoa, cô giáo Huyền, cán bộ
công nhân viên doanh nghiệp thương mại và dịch vụ MIMOZA, các bạn cùng lớp
VH4C và đặc biệt là anh Hoàng Đình Mão người Đồ Sơn có nghiên cứu về lễ hội
chọi trâu trong nhiều năm đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cũng như hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày 01 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Vũ Long
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 58
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
…………..……………………………………………………………………………
……………………..…………………………………………………………………
………………………………..………………………………………………………
…………………………………………..……………………………………………
……………………………………………………..…………………………………
………………………………………………………………..………………………
…………………………………………………………………………..……………
……………………………………………………………………………………..…
………………………………………………………………………………………
………..………………………………………………………………………………
…………………..……………………………………………………………………
……………………………..…………………………………………………………
………………………………………..………………………………………………
…………………………………………………..……………………………………
……………………………………………………………..…………………………
……………………………………………………………………………………….
Giảng viên hướng dẫn:
Tạ Thị Huyền
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 59
Tài liệu tham khảo
Các trang wed tham khảo:
http:// www.thp.org.vn
Cuốn “Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía bắc – tác giả
Hoàng Lương -NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Các bài báo cáo tốt nghiệp tại thư viện trường.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 60
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................2
1.1 Lý do khách quan ......................................................................................2
1.2 Lý do chủ quan ..........................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................5
3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu....................................................................5
3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài........................................................................6
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................7
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI.........................7
1. Khái quát chung về lễ hội ở Việt Nam. ............................................................7
1.1 Khái niệm và mối quan hệ “lễ” và “hội”........................................................8
1.1.1 Khái niệm về “Lễ” ..................................................................................8
1.1.2 Khái niệm về “Hội” ................................................................................8
1.1.3. Mối quan hệ giữa Lễ và Hội. .................................................................9
1.2 Phân loại lễ hội ............................................................................................10
1.2.1.Căn cứ theo mục đích tổ chức. ..............................................................10
1.2.2 Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội. ......................13
1.3 Đặc điểm lễ hội truyền thống ở Việt Nam....................................................15
1.3.1 Về thời gian. .........................................................................................15
1.3.2 Về không gian linh thiêng. ....................................................................15
1.3.3 Về quy trình lễ hội ................................................................................16
2. Ảnh hưởng của lễ hội truyền thống Việt Nam ở các mặt trong xã hội. ...........16
2.1 Ảnh hưởng của lễ hội đối với kinh tế. ..........................................................16
2.2 Ảnh hưởng của lễ hội đối với chính trị xã hội. .............................................17
2.3 Ảnh hưởng của lễ hội đối với văn hoá. ........................................................18
3. Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch.................................................................19
3.1 Tác động của lễ hội đối với du lịch. .............................................................19
3.2 Tác động của du lịch đối với lễ hôi. .............................................................19
4. Thực trạng du lịch lễ hội ở Việt Nam. ...........................................................21
4.1 Tiềm năng du lịch lễ hội ở Việt Nam. .........................................................21
4.2 Thực trạng các chương trình du lịch lễ hội ở Việt Nam. ..............................21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH ........................................................................23
1. Khái quát Quận Đồ Sơn -TP Hải Phòng. .......................................................23
1.1 Khái quát Hải Phòng....................................................................................23
1.2 Khái quát về Quận Đồ Sơn ..........................................................................25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GV: Tạ Thị Huyền SV: Nguyễn Vũ Long 61
1.2.1 Vị trí .....................................................................................................26
1.2.2 Lịch sử..................................................................................................26
1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................28
1.2.4 Tiềm năng du lịch. ................................................................................29
2. Lễ hội Chọi Trâu xưa và nay. ........................................................................29
2.1 Lễ hội Chọi Trâu xưa...................................................................................30
2.1.1 Mục đích tổ chức ..................................................................................31
2.1.2 Thời gian tổ chức ..................................................................................31
2.1.3 Không gian, địa điểm tổ chức ...............................................................31
2.1.4 Đối tượng tôn thờ .................................................................................32
2.1.5 Quá trình chuẩn bị ................................................................................32
2.1.6 Cách thức tổ chức. ................................................................................35
2.2 Lễ hội Chọi Trâu nay. ..................................................................................37
2.3 Đánh giá về lễ hội Chọi Trâu .......................................................................43
3. Ảnh hưởng của lễ hội chọi trâu tới hoạt động du lịch của Đồ Sơn. ................44
3.1 Lễ hội làm tăng sức hấp dẫn của du lịch Đồ Sơn. ........................................44
3.2 Lễ hội quảng bá được hình ảnh của Đồ Sơn đối với du khách. ....................44
4. Kết quả đã đạt được của lễ hội chọi trâu. .......................................................45
4.1 Số lượng khách tham gia lễ hội....................................................................45
4.2 Doanh thu lợi nhuận từ lễ hội ......................................................................46
5. Những tồn tại của lễ hội chọi trâu. .................................................................46
6. Nguyên nhân của những tồn tại. ....................................................................48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI CHỌI
TRÂU ...................................................................................................................49
1.Giải pháp của nhà nước. .................................................................................49
2. Giải pháp của chính quyền địa phương ..........................................................50
3. Giải pháp của ban tổ chức lễ hội. ...................................................................51
KẾT LUẬN...........................................................................................................54
1. Kết quả đạt được của đề tài............................................................................54
2. Lời cảm ơn ....................................................................................................57
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.................................................58
Tài liệu tham khảo .............................................................................................59
Mục Lục ............................................................................................................60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Choi_trau_ok.pdf