Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu
Các doanh nghiệp hiện nay luôn hoạt động với guồng quay không ngừng và đôi lúc họ gặp phải những khó khăn của riêng mình tuy nhiên họ lại không xác định được đây là khó khăn tạm thời hay là khó khăn sẽ dẫn đến phá sản. Và thực sự họ không biết họ đang hoạt động ở đâu tiệm cận hay là đã rơi vào tình trạng sẵn sàng phá sản rồi. Đôi khi chúng ta không thể lượng hóa sự phá sản đó một cách cụ thể mà chỉ đi vào cảm tính dựa vào trực giác của nhà quản lý. Chính vì lý do đó nên đề này này muốn tập trung vào việc lượng hóa ngưỡng phá sản của một doanh nghiệp và từ đó tìm cách gia tăng những “vùng đệm” để làm cho doanh nghiệp an toàn hơn với ngưỡng phá sản của chính mình.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này dựa trên mô hình của Takashi Shibata và Tetsuya Yamada về vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ cho vay các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Mô hình này dựa vào lý thuyết trò chơi lựa chọn thực (game- theoretic real options) để tìm ra thời điểm, chiến lược tốt nhất cho mỗi ngân hàng khi phải đối mặt với tình trạng phá sản của một doanh nghiệp và xa hơn nữa là ngưỡng thanh lý của chính doanh nghiệp đó. Từ mô hình này chúng ta có thể xác định được thời điểm phá sản – thanh lý của một doanh nghiệp dựa trên sự lựa chọn tốt nhất của cổ đông hay của ngân hàng khi đứng trước nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.
Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu mô hình rủi ro tín dụng của Takashi Shibata và Tetsuya Yamada.
2. Kiểm định tính đúng đắn của mô hình trong trường hợp của Việt Nam.
3. Xác định và làm gia tăng những vùng đệm để tránh cho sự phá sản của doanh nghiệp xẩy ra.
Đóng góp của để tài
Đề tài này sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được ngưỡng phá sản của chính mình từ đó đưa ra các giải pháp dựa trên vùng đệm của chính mình để nhằm tránh xa ngưỡng phá sản hay giúp các doanh nghiệp đang khó khăn tìm ra những giải pháp cho chính mình.
Hướng phát triển của đề tài
Nếu dựa trên mô hình của Takashi Shibata và Tetsuya Yamada thì đề tài này chỉ khai thác được một phần nhỏ trong một cấu trúc rộng lớn của bài nghiên cứu của hai ông. Còn một mảng chúng ta có thể tìm kiếm và khai thác thêm đó chính là giá trị nợ và giá trị vốn cổ phần sẽ như thế nào và việc định lượng của nó ra sao khi doanh nghiệp dần dần lâm vào suy thoái hay khó khăn.
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm định và ứng dụng mô hình xác định ngưỡng phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam và cách gia tăng vùng đệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa yếu tố này nên chúng ta cần phải tìm hiểu nó một cách
sâu sắc để từ đó nhằm tìm ra một phương sách phòng ngừa một cách hiệu quả.
Trong phần phân tích này chúng ta vẫn sử dụng ví dụ của BBT để chạy mô hình.
Chúng ta sử dụng các dữ liệu của hai quý đầu năm 2008 để kiểm tra vì đây là
khoảng thời gian BBT lâm vào khủng hoảng thực sự với biểu hiện là thua lỗ và
mất phương hướng kinh doanh. Trong thời gian ngắn sau đó các ngân hàng cũng
gửi công văn đến siết nợ doanh nghiệp nhưng vẫn chưa trưng thu được nợ vì thế
chúng ta nên đứng tại thời điểm này để tìm hiểu.
Chúng ta sử dụng data table để cho tỷ lệ thu hồi chạy từ 0% - 100%. Tuy nhiên khi
chạy thử thì chúng ta có thể nhận thấy rằng có những tỷ lệ thu hồi nào đó mà tại
đó ngưỡng thanh lý lại cao hơn ngưỡng phá sản vì vậy chúng ta cho mô hình chạy
từ 0% - 200%.
80
Chúng ta có biểu đồ sau:
0
0.001
0.002
0.003
0.004
0.005
0.006
0.007
0.008
0.009
0.01
0% 10
%
20
%
30
%
40
%
50
%
60
%
70
%
80
%
90
%
10
0%
11
0%
12
0%
13
0%
14
0%
15
0%
16
0%
17
0%
18
0%
19
0%
20
0%
Tỷ lệ thu hồi
Doanh thu phá sản
Doanh thu thanh lý
Từ hình trên chúng ta có thể thấy rằng tại tỷ lệ thu hồi là 150% trở lên thì ngân
hàng sẽ quyết định thanh lý trước khi doanh nghiệp tự phá sản. Điều này muốn nói
lên rằng khi mà giá trị thanh lý ( do bán tài sản đảm bảo mà có được ) lớn hơn so
với giá trị các khoản nợ thực tế mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay thì họ có xu
hướng muốn bán tài sản thế chấp hay đảm bảo đó trước khi mà họ thực sự có
quyền hạn để bán tài sản đó. Điều này đã chứng minh một vấn đề trong luật định
rằng:
Khi mà ngân hàng bán tài sản đảm bảo thì số tiền dư thừa phải quay về
doanh nghiệp chứ ngân hàng không thể nghĩ rằng tài sản đảm bảo này là
của mình nên có quyền tất cả với tài sản đó.
Điều này cũng đặt ra những thách thức cho việc doanh nghiệp gửi tài sản
thế chấp cho ngân hàng để vay vốn. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến việc
các ngân hàng có thể bán đi để thu lợi sau đó mua lại do chênh lệch giá.
Vấn đề này tuy khó xẩy ra nhưng lưu tâm vẫn tốt hơn trong khi luật định
vẫn còn nhiều vướng mắc.
81
Tuy nhiên cái chúng ta cần chú ý không phải là điều đó mà chính là thời điểm
thanh lý bằng với thời điểm phá sản. Tức là khi mà tỷ lệ thu hồi đạt một giá trị nào
đó ngân hàng không còn muốn chờ đợi thời gian cho nó khôi phục nữa mà sẽ
quyết định thanh lý luôn.Đối với BBT thì khi tỷ lệ thu hồi đạt 150% thì các ngân
hàng sẽ có quyết định như vậy, nhưng cũng có những trường hợp của những công
ty khác thì tỷ lệ này sẽ khác đi. Do đó đối với ngân hàng mà nói họ phải xác định
được tỷ lệ thanh lý để từ đó quyết định chính xác thời gian thanh lý nhằm đạt được
giá trị trưng thu tốt nhất cho mình.
Còn đối với các doanh nghiệp, có một nghịch lý rằng khi mà tỷ lệ thu hồi càng
thấp thì khả năng sống sót để nuôi hi vọng vực dậy công ty càng cao (vì tỷ lệ thanh
lý giảm doanh thu thanh lý cũng sụt giảm theo từ đó làm cho doanh thu hiện hành
cách xa ngưỡng thanh lý). Vì vậy việc lựa chọn tài sản đảm bảo như thế nào để
tìm hi vọng sống sót khi mà mọi việc trở nên tồi tệ là một việc làm cần phải suy
nghĩ.
Chúng ta sẽ hồi quy theo hàm sau để tìm ra tác động của tỷ lệ thu hồi đến ngưỡng
phá sản và thanh lý của BBT:
1 1
2 2
.
.
c
b
x c b
x c b
Chúng ta có kết quả sau:
1
2
0.29%
0%
Từ kết quả này chúng ta có thể kết luận rằng:
Tỷ lệ thu hồi không tác động đến ngưỡng phá sản của doanh nghiệp, tức là
cho dù tỷ lệ thu hồi thế nào đi chăng nữa thì các cổ đông cũng không hề
82
quan tâm đến nó. Bởi vì tỷ lệ thu hồi chỉ phát huy tác dụng sau khi cổ đông
phá sản mà thôi.
Khi có 1% thay đổi trong tỷ lệ thu hồi thì sẽ có 0.29% thay đổi trong doanh
thu thanh lý. Tác động này không lớn lắm đối với trường hợp của BBT vì
có những yếu tố khác tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều vì vậy chúng ta hãy
cùng tìm hiểu những tác động khác sau đây.
2.Nợ ngân hàng và giá trị thanh lý
Ngoài yếu tố tỷ lệ thanh lý ở trên thì nợ ngân hàng cũng là một yếu tố hết sức quan
trọng đóng góp vào ngưỡng thanh lý của công ty. Nó hợp với tỷ lệ thanh lý tạo ra
giá trị thanh lý CMc . và cái này chính là cái kết quả mà các ngân hàng nhận
được khi trưng thu nợ.
Chúng ta có biểu đồ sau:
0
0.005
0.01
0.015
0.02
0.025
0.03
0.035
0.04
0.0
3
0.0
5
0.0
7
0.0
9
0.1
1
0.1
3
0.1
5
0.1
7
0.1
9
0.2
1
0.2
3
0.2
5
Lượng tiền nợ ngân hàng
Doanh thu phá sản
Doanh thu thanh lý
Chúng ta có thêm số liệu hồi quy như sau:
83
0037.0.0155.0
0037.0.1296.0
Mx
Mx
c
b
Từ biểu đồ và công thức hồi quy như trên chúng ta có thể nhận xét rằng đối với
trường hợp của BBT thì lượng tiền nợ ngân hàng của doanh nghiệp tác động lên
ngưỡng phá sản mạnh hơn là ngưỡng thanh lý. Điều đó chứng tỏ rằng chủ doanh
nghiệp BBT có phản ứng mạnh mẽ đối với bất kì một sự gia tăng nào trong nợ
ngân hàng hơn là sự phản ứng của ngân hàng đối với việc quyết định thanh lý khi
nợ gia tăng thêm. Tức là khi cho vay ít có ngân hàng nào sẽ nghĩ đến việc sẽ thanh
lý sớm hơn khi mà có thêm một đồng nợ cho vay gia tăng. Cái mà họ muốn nhận
là những đồng lãi chứ không phải là ôm một mớ tài sản đảm bảo để chờ thanh lý
nó với hàng mớ những thủ tục và chi phí liên quan.
Thêm vào đó khi mà doanh nghiệp bị phá sản thì lúc ấy các khoản nợ đã hết tác
dụng vì vậy tác động của các khoản nợ này lên ngưỡng thanh lý sau khi phá sản là
không cao. Điều mà ngân hàng quan tâm lúc này chỉ là làm sao thu hồi được các
khoản nợ mà thôi.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét xem liệu giá trị thanh lý có ý nghĩa như thế nào đối
với quyết định của ngân hàng thông qua biểu đồ và phương trình hồi quy sau:
Ta có phương trình hồi quy: 0037.0.0864.0 Cxc
84
0
0.005
0.01
0.015
0.02
0.025
0.03
1 6 11 16 21 26 31 36 41 46 51 56 61 66 71 76 81 86 91 96 101
Giá trị thanh lý
Doanh thu thanh lý
Từ những dữ kiện trên chúng ta có thể kết luận rằng:
Đối với trường hợp của BBT thì khi có 1% thay đổi trong giá trí thanh lý
thì sẽ làm thay đổi 8.64% doanh thu thanh lý hay nói cách khác khi giá trị
thanh lý tăng lên thì thời điểm mà ngân hàng thanh lý công ty sẽ sớm hơn.
Chúng ta cũng biết rằng để càng lâu thì giá trị của tài sản đảm bảo càng sụt giảm
(nếu như đó là tài sản cố định như máy móc thiết bị sản xuất) vì vậy một khi ngân
hàng đã không còn ý định muốn gắn bó gì với doanh nghiệp thì tốt nhất là nên
thanh lý càng sớm lúc nào thì hay lúc ấy. Còn nếu như ngân hàng vẫn nhận thấy
khả năng hồi phục của nó thì điều tốt nhất lên làm là tiếp tục cho vay để vực dậy
từ đó lợi nhuận biên sẽ cao hơn rất nhiều.
Thêm một vấn đề nữa mà chúng ta cần nhắc tới đó chính là nợ quá hạn. Nợ quá
hạn xẩy ra khi mà doanh nghiệp không có khả năng chi trả nợ cho ngân hàng theo
đúng hạn tuy nhiên có một vấn đề cần phải suy nghĩ đó chính là việc ngân hàng
cho doanh nghiệp vay quá nhiều sẽ dẫn đến áp lực trả nợ quá lớn từ đó làm cho
doanh nghiệp rơi vào trạng thái luôn phải lo sợ dần dần dẫn đến đầu tư không hiệu
85
quả và sau đó là lâm vào tình trạng không trả được nợ. Để giải quyết các vấn đề
này, ngân hàng hay chính bản thân doanh nghiệp nên vay một lượng vừa đủ và
hợp lý không nên vay quá nhiều để từ đó bị áp lực trả nợ tác động đến các quyết
định đầu tư hay chi tiêu của chính mình.
3.Lãi suất cho vay
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem lãi suất cho vay liệu có tác động gì đến quyết
định thanh lý sớm của ngân hàng hay không.
Chúng ta có biểu đồ sau:
0
0.002
0.004
0.006
0.008
0.01
0.012
0.014
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% 22% 24% 26% 28% 30%
Lãi suất đi vay
Doanh thu phá sản
Doanh thu thanh lý
Chúng ta có phuơng trình hồi quy như sau:
0037.0.0
0037.0.0288.0
bx
bx
c
b
86
Những điều này chứng tỏ rằng lãi suất cho vay của ngân hàng không hề tác động
gì đến quyết định thanh lý của chính bản thân họ.Bởi vì một lẽ sau khi doanh
nghiệp đã phá sản thì các khoản nợ sẽ ngừng hoạt động, lúc ấy lãi vay không còn
tác dụng gì cả.
Nhưng lãi suất đi vay của doanh nghiệp lại đóng một vai trò không hề nhỏ trong
quyết định phá sản của các cổ đông. Có một vấn đề là tại sao chúng ta lại có lãi
suất vào phần này trong khi đó chúng ta có thể đưa nó vào phần cách thức đẩy
ngưỡng phá sản ra xa như ở phần trên. Vấn đề là ở chỗ lãi suất đi vay các doanh
nghiệp không thể chủ động được mà phải phụ thuộc vào ngân hàng cho nên chúng
ta để nó ở phần này nhằm tổng hợp tất cả các yếu tố liên quan đến ngân hàng để
xem xét liệu họ có thể giúp doanh nghiệp thoát khỏi phá sản nhờ việc giảm lãi
suất cho vay hay không. Và câu trả lời là có. Tầm ảnh hưởng của 1% thay đổi
trong lãi suất cho vay tác động đến sự thay đổi trong ngưỡng phá sản lên đến
2.88%. Đây là một mức độ tác động không hế nhỏ.
Vì vậy để làm giảm thiểu rủi ro cho chính doanh nghiệp và ngân hàng thì ngân
hàng nên áp dụng một mức lãi suất phù hợp nhằm tránh sự sụp đổ xẩy ra. Về nếu
như trong lúc khó khăn như trường hợp của BBT, ngân hàng có thể giảm lãi suất
xuống thì biết đâu đấy sự bế tắc sẽ không xẩy ra.
4.Chi phí hoạt động
Như đã trình bày ở phần cách thức đẩy ngưỡng phá sản ra xa chúng ta đã biết rằng
chi phí hoạt động đóng vai trò rất lớn trong việc đẩy công ty đến khó khăn hay
cũng chính nó sẽ làm cho công ty hồi phục. Vì vậy chúng ta cùng thử xem xét xem
liệu nó còn có tác dụng đối với ngưỡng thanh lý hay không khi mà ngân hàng
đang lưỡng lự liệu có nên tiếp tục để cho doanh nghiệp thoi thóp nhằm tìm cách
cứu sống nó hay là thanh lý nó càng nhanh càng tốt.
87
Chúng ta có biểu đồ sau:
0.000000
0.001000
0.002000
0.003000
0.004000
0.005000
0.006000
0.007000
0.008000
0.009000
0.010000
0.
00
42
4
0.
00
43
0
0.
00
43
6
0.
00
44
2
0.
00
44
8
0.
00
45
4
0.
00
46
0
0.
00
46
6
0.
00
47
2
0.
00
47
8
0.
00
48
4
0.
00
48
9
0.
00
49
5
0.
00
50
1
0.
00
50
7
0.
00
51
3
0.
00
51
9
0.
00
52
5
Chi phí hoạt động
Doanh thu phá sản
Doanh thu thanh lý
và phương trình hồi quy như sau:
0005.0.8638.0
0043.0.8638.0
wx
wx
c
b
Cả hai yếu tố là ngưỡng phá sản và ngưỡng thanh lý đều chịu sự tác động rất mạnh
mẽ từ sự thay đổi của chi phí hoạt động. Cứ 1% thay đổi trong chi phí hoạt động
thì có tới 86.38% sự thay đổi trong doanh thu phá sản và doanh thu thanh lý. Từ
đây chúng ta đã tìm ra cách giúp cho BBT thoát khỏi phá sản và thanh lý đó chính
là việc cải tổ trong hoạt động từ đó giải quyết bài toán chi phí liên quan đến doanh
nghiệp. Việc giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ xem xét trong phần phụ lục tái cấu
trúc công ty BBT.
88
Phụ lục E: Tái cơ cấu BBT
1.Cơ sở lý luận về tái cấu trúc
Như chúng ta đã biết có hàng loạt công ty phá sản trên toàn thế giới sau khi cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu xẩy ra vào năm 2008. Hậu quả mà nó để lại cho
các nền kinh tế trên thế giới và cho các công ty là không thể đo đếm được. Hàng
triệu người mất việc làm, hàng trăm ngàn công ty bị phá sản, hàng loạt quốc gia
phải đi vay nợ khắp các nơi trên thế giới và thậm chí cả Mỹ cũng đã trở thành một
con nợ khổng lồ. Các quốc gia là thế còn các công ty cũng không tránh khỏi tình
trạng đó. Tình trạng vỡ nợ rồi dẫn đến phá sản là con đường đi chung của các công
ty khi gặp khó khăn.
Đứng trước nghịch cảnh này, các công ty phải đối phó thế nào, họ có giải pháp ra
sao và họ đã thực hiện những cách thức gì nhằm thoát khỏi khó khăn. Đầu tiên
chúng ta hãy xem xét những ví dụ điển hình trên thế giới từ đó chúng ta sẽ trả lời
được câu hỏi: Chúng ta sẽ làm gì để thoát khỏi khó khăn.
1.1.Các ví dụ thoát khỏi khó khăn của các công ty trên toàn thế giới.
Đầu tiên chúng ta phải kể đến General Motor một công ty sản xuất xe hơi hàng
đầu thế giới nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đây là một trong những sự kiện chấn
động toàn thế giới vì người ta thường nói rằng “nó quá lớn để sụp đổ” tuy nhiên
thực tế lại ngược lại. Vụ phá sản của GM là vụ phá sản lớn nhất của một hãng
công nghiệp Mỹ từ trước đến nay. Do đó cách thức để vực nó dậy cũng tốn nhiều
công sức và tiền của.
Đầu tiên chúng ta hãy xem xét một số số liệu sau: Ngày 1/6/2009 GM chính thức
nộp đơn xin phá sản. Tính tới thời điểm này tổng tài sản của GM là 91 tỷ USD
89
trong khi đó số nợ lên đến 172.81 tỷ. Một số nợ quá kinh khủng
[www.xaluan.com].
Cách thức mà GM dùng để thoát khỏi tình trạng này chính là nhờ sự cứu giúp của
chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ sẽ bơm tiền cứu GM và chuyển 50 tỷ USD tiền nợ
thành 60% cổ phần tại hãng xe mới hình thành sau phá sản. Và theo như thõa
thuận chính phủ Mỹ nắm gần 72.5% và Hiệp hội Công đoàn ngành ô tô Mỹ nắm
17.5% cổ phần của công ty mới.
Việc tái cấu trúc GM đã làm cho GM nhỏ hơn nhiều nhưng những nhãn hiệu nổi
tiếng như Chevy, Cadillac,Buick và GMC vẫn được giữ lại. GM sẽ bán đi những
chi nhánh hoạt động kém hiệu quả hay xóa sổ nó.
Như chúng ta vẫn biết rằng khi khủng hoàng xẩy ra chính phủ Mỹ đã chi ra rất
nhiều tiền cho các công ty nhằm tránh cho nó sụp đổ như AIG, Bear Steams,
Fannie Mae, Freddi Mac và còn rất nhiều công ty khác nữa thì vẫn còn một công
ty vẫn đứng vững mà không cần sự trợ giúp của chính phủ đó là Ford. Để có được
điều này chúng ta phải quay trở lại quá khứ với thời điểm CEO của Ford ( Alan
R.Mulally ) thế chấp toàn bộ tài sản của công ty để vay gần 24 tỷ USD từ ngân
hàng nhằm cải tổ hãng xe vào tháng 11/2006. Ở thời điểm đó kinh tế Mỹ vẫn ổn
định nhưng Mulally cho rằng khoản vay này sẽ giúp cho Ford có “một tấm đệm để
đề phòng suy thoái hay một sự cố bất ngờ nào đó”. Lúc ấy ai cũng cho rằng Ford
đang nỗ lực trong tuyệt vọng nhưng cuối cùng khoản vay ấy lại là phao cứu sinh
giúp Ford thoát khỏi khủng hoảng một cách đường hoàng.
Tuy nhiên để được khoản vay cứu sinh đó Mulally đã có những ý tưởng “rắn”
nhằm thuyết phục các ông chủ nhà băng cho Ford được vay tiền. Ông nói rằng ông
sẵn sàng bán các thương hiệu, cắt giảm việc làm đồng thời tập trung vào các mẫu
xe nhỏ thay vì xe tải và xe đa dụng có tính năng thể thao. Chính vì những chiến
90
lược này mà các ông chủ nhà băng đã cho Ford vay tiền. Và những ý tưởng ấy
cuối cùng cũng được Mulally thực hiện. Thêm vào đó Ford còn trả một nữa quỹ
chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên nghỉ hữu bằng cổ phiếu. Đây là điều mà
GM và Chrysler chưa làm được.
Động thái vay vốn trong thời kỳ đang hưng thịnh là một trong những động thái
quan trọng nhất trong lịch sử 105 năm của hãng xe này. “Tôi tin rằng tầm nhìn xa
trong việc tăng cường sức mạnh cho tập đoàn chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt
giữa Ford và các hãng xe khác trong lần suy thoái hiện nay” – nhà phân tích Jonhn
Murphay thuộc Merrill Lynch nhận xét [nguồn:www.cafe.vn].
Những ví dụ trên chỉ là một trong những ví dụ điển hình cho việc làm cách nào để
thoát khỏi khủng hoảng. Vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu các cách thức vượt qua
khủng hoảng sau đây.
1.2.Tái cấu trúc công ty
Tái cấu trúc công ty là một phàm trù rất rộng với nhiều mảng khác nhau như tái
cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động của công ty hay tái cấu trúc toàn bộ công
ty kể cả tài chính lẫn hoạt động. Đây là một vấn đề rất khó khăn trong thực tế vì
những quyết định của nó có liên quan đến rất nhiều thứ như nhân viên, tài sản,
phương thức hoạt động ... Tuy nhiên lúc này chúng ta chỉ có một lựa chọn đó là tái
cấu trúc hay là bị phá sản và thanh lý khi công ty lâm vào khủng hoảng.
Một công ty muốn tái cấu trúc thì trước tiên nó phải biết đâu là vấn đề dẫn nó đến
tình trạng khốn đốn như hiện giờ, nó phải biết đâu là nguyên nhân và đâu là kết
quả một cách rạch ròi chứ không thể đánh đồng nguyên nhân và hậu quả giống
nhau. Ví dụ như công ty có chi phí hoạt động quá lớn nên từ đó dẫn đến làm ăn
thua lỗ, không trả được nợ dẫn đến nợ quá hạn với lãi vay rất cao và từ đó dẫn đến
91
phá sản. Lúc này nguyên nhân dẫn đến phá sản là chi phí họa động cao chứ không
phải là do nợ quá hạn cộng với gánh nặng lãi vay cao. Việc xác định được cội
nguồn của sự phá sản hay thua lỗ chính là việc làm quan trọng nhất và có tính
quyết định đến 80% khả năng tái cấu trúc thành công.
1.2.1.Tái cấu trúc tài chính
1.2.1.1.Những bước đi cơ bản của việc tái cấu trúc tài chính
Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng tái cấu trúc tài chính chính là tái cấu trúc vốn
của công ty – thay đổi tỷ lệ nợ vốn cổ phần, thay đổi tỷ trọng nợ dài hạn hay ngắn
hạn trong tổng nợ công ty hay cơ cấu lại tỷ trọng nợ ngân hàng ... Việc tái cơ cấu
này có một mục đích là làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hơn biểu
hiện thông qua các khoản nợ nằm trong vùng có khả năng chi trả được hoặc tỷ
trọng vốn cổ phần nằm trong vùng an toàn nào đó, hay cũng có thể cấu trúc vốn
làm tối đa hóa tấm chắn thuế cho cổ đông ... Tùy những mục đích khác nhau mà
công ty có thể có những cách thức tái cấu trúc khác nhau.
Do vậy vấn đề đầu tiên mà công ty phải trả lời được chính là công ty tái cấu trúc
để làm gì. Khi xác định được vấn đề này thì chúng ta mới có phương sách tìm ra
cách thức để tái cấu trúc nó.
Nếu như công ty muốn tái cấu trúc để gia tăng tấm chắn thuế cho mình thì
cấu trúc vốn nhiều nợ là hợp lý nhất.
Còn nếu như muốn giảm gánh nặng nợ vay thì tỷ trọng vốn cổ phần sẽ
nhiều hơn trong cấu trúc vốn.
Sự gia tăng tỷ trọng vốn cổ phần cũng liên quan đến việc một công ty
muốn bành trướng tầm ảnh hưởng của mình hơn nữa. Các công ty khi
muốn mở rộng sản xuất và muốn xây dựng mạng lưới hoạt động ở nhiều
nơi hay khi có ý định thâm nhập vào thị trường mới thì các công ty thường
92
sử dụng nhiều vốn cổ phần vì nó an toàn hơn và còn có một yếu tố khác đó
chính là có thể huy động nhiều vốn hơn là đi vay.
Sau khi trả lời được câu hỏi tái cấu trúc để làm gì thì chúng ta lại tiếp tục với câu
hỏi: những thành phần nào cần tái cấu trúc.
Khi đã xác định mục tiêu của mình chúng ta cần xác định đối tượng cần tái
cấu trúc là gì và vì sao cần tái cấu trúc nó. Ví dụ như khi nợ ngân hàng
trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp là quá lớn và gánh nặng lãi vay của nó
tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp lúc này doanh nghiệp
sẽ quyết định tái cấu trúc các khoản nợ ngân hàng. Nợ ngân hàng lúc này là
đối tượng cần phải được thay đổi.
Tuy nhiên việc xác định đối tượng tái cấu trúc cần phải chính xác bởi vì
một sự đánh giá sai lầm có thể làm cho việc tái cấu trúc không hiệu quả.
Giả dụ rằng chính vì có quá nhiều các khoản nợ phải trả ( do mua thiếu,
mua chịu ) nên tổng nợ của doanh nghiệp rất cao. Thì việc xác định đối
tượng cần phải tái cấu trúc là nợ ngân hàng trong tổng nợ cao lại là việc xác
định sai lầm. Do đó chúng ta cần tìm hiểu đúng nguyên nhân dẫn đến việc
chúng ta tái cấu trúc nó.
Tiếp theo sau đó là phần cũng rất quan trọng chính là: cách thức để tái cấu trúc ra
sao.
Trong phần này chúng ta phải tìm cách để tái cấu trúc các đối tượng mà
chúng ta đã xác định ở phần trên. Sự thay đổi cấu trúc vốn có thể bằng cách
phát hành thêm cổ phần để trả các khoản nợ vay hay phát hàng thêm cổ
phần để tái cơ cấu chủ sỡ hữu hay phát hành thêm vốn để đạt đủ số vốn
theo điều lệ.
Việc định lượng trong tái cấu trúc tài chính là một việc làm tương đối khó
khăn nhưng cũng là quan trọng nhất cho tiến trình tái cấu trúc của chúng ta.
Vì vậy nó đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp cũng
93
như nắm chắc tất cả các yếu tố có thể bị ảnh hưởng khi tái cấu trúc xẩy ra
để từ đó có phương thức đúng đắn cho từng tình huống doanh nghiệp cụ
thể.
1.2.1.2.Tái cấu trúc tài chính và những điều cần lưu ý
Trên đây là những bước đi cơ bản cho một quá trình tái cấu trúc tài chính của
doanh nghiệp mà đa phần chúng ta thường nghĩ đến tái cấu trúc vốn vì vậy trong
phần này chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề tái cấu trúc vốn của một doanh nghiệp.
Thông thường việc tái cấu trúc vốn luôn là một sự đánh đổi giữa lợi ích của nợ và
mặt trái của nó.
Ưu điểm lớn nhất của nợ so với vốn chủ sỡ hữu chính là lãi suất mà doanh
nghiệp phải trả trên các khoản nợ được miễn giảm thuế ( hay chúng ta còn
gọi đó chính là tấm chắn thuế của doanh nghiệp ). Trong khi đó thì cổ tức
hay lợi nhuận đều phải chịu thuế thu nhập. Thêm vào đó thông thường thì
chi phí cho các khoản nợ thấp hơn chi phí vốn cổ phần.
Nợ cũng góp phần làm gia tăng đòn bẩy tài chính khi doanh nghiệp cần
nhiều vốn để đầu tư khi mà nguồn vốn từ vốn cổ phần không đủ hay các cổ
đông không muốn huy động thêm vốn nhằm tránh pha loãng quyền sở hữu.
Nợ làm giảm chi phí đại diện khi mà quyền sỡ hữu của cổ đông với quyền
quản lý trong công ty mâu thuẫn sâu sắc lẫn nhau. Khi có nợ các giám đốc
hay người quản lý công ty không dám lơi là trong việc quản lý và đầu tư
của mình vì cho dù có đầu tư hay không thì công ty vẫn phải trả lãi vay
từng kỳ.
Tuy nhiên nhược điểm của nó là chi phí lãi vay phải trả cộng thêm với chi
phí kiệt quệ tài chính phát sinh khi mà công ty làm ăn thua lỗ, không có khả
năng trả nợ dẫn đến phá sản.
94
Nợ tạo áp lực cho doanh nghiệp “nhát tay” trong những dự án đầu tư và cắt
giảm chi phí đôi khi gọi là mù quáng vì muốn tránh cho doanh nghiệp lâm
vào tình cảnh khó khăn do nợ gây nên. Tuy nhiên đó lại là điều không tốt
tác động tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp khi những chi phí cần thiết
và những dự án đầu tư tốt đều bị bác bỏ do lo ngại những sai lầm có thể xẩy
ra.
Từ những mặt đối lập trên mà doanh nghiệp phải lựa chọn một cấu trúc vốn sao
cho hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động cũng như tham vọng của công ty.
Việc quyết định cấu trúc vốn thế nào cho phù hợp lại là một nghệ thuật mà nghệ
thuật ấy chỉ có thể thực hiện khi người ra quyết định tái cấu trúc phải thực sự hiểu
công ty và hiểu những mục tiêu mà công ty muốn hướng tới trong tương lai.
Như những ví dụ ở phần đầu mà chúng ta đề cập tới, GM đã tái cấu trúc tài chính
của mình thông qua việc vay thêm tiền từ chính phủ nhưng những khoản nợ này
lại không phải là khoản nợ mà là được chuyển thành vốn cổ phần (từ 50 tỷ USD
tiền nợ thành 60% cổ phần). Đây cũng là một cách tái cấu trúc tài chính một doanh
nghiệp.
Tuy nhiên chúng ta cũng có một cách khác như sau: Một công ty đang lâm vào
tình trạng kiệt quệ tài chính và nó thực sự rất cần vốn để tái sản xuất hoạt động
kinh doanh từ đó vực dậy doanh nghiệp. Nó đã phát hành trái phiếu chuyển đổi
trong vòng 5 năm. Sau 5 năm ấy tất cả các trái phiếu đều chuyển thành vốn cổ
phần nhưng hiện tại thì nó vẫn là các khoản nợ và các khoản nợ ấy vẫn tạo cho nó
một tấm chắn thuế khá vững chắc.
Có một thực tế ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng vấn đề
cấu trúc vốn của mình, chỉ khi nào cần đầu tư hay mở rộng sản xuất thì họ mới đi
vay vốn hay phát hành cổ phần và nhiều lúc việc phân chia các luồng vốn cũng
95
không đảm bảo cho khả năng tài chính lành mạnh sau này của doanh nghiệp.
Thêm vào đó các doanh nghiệp nhỏ thường lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay, tuy
biết rằng đó là cách nhanh nhất để tiếp cận nguồn vốn nhưng cũng cần phải xem
xét mặt trái của nó và yếu tố tiên quyết chính là một doanh nghiệp nhỏ muốn đi
lên thành doanh nghiệp lớn thì phải có một khả năng tài chính vững mạnh mà điều
đó chỉ có thể xẩy ra khi mà nó có nguồn vốn chủ sỡ hữu lớn hơn.
Việc tái cấu trúc vốn thường đi liền với việc lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu. Vậy thế
nào là một cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp. Thực chất có rất nhiều cách
hiểu tuy nhiên chúng ta có thể liệt kê một số trạng thái sau:
Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn WACC thấp
nhất. Việc WACC thấp nhất sẽ làm gia tăng hiện giá của các dòng tiền đầu
tư trong tương lai của doanh nghiệp từ đó khả năng sinh lợi của dự án mà
công ty đầu tư sẽ cao hơn.
Tuy nhiên chúng ta cần mở rộng rằng chưa chắc WACC thấp nhất là có lợi
nhất cho mọi doanh nghiệp. Theo tôi, cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn
phù hợp nhất với từng loại hình doanh nghiệp, từng tình trạng sức khỏe của
mỗi doanh nghiệp và cũng tùy từng chu kì sống của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp đang ở thời kì suy thoái thường có nhiều nợ trong cấu trúc
vốn của mình vì vậy việc tái cấu trúc nó chính là giảm các khoản nợ lại
trong khi đó ta vẫn biết rằng khi nhiều nợ thì WACC của doanh nghiệp sẽ
thấp hơn là nhiều vốn cổ phần. Do đó không thể cứ cứng nhắc rằng cấu trúc
vốn tối ưu là cấu trúc vốn làm cho WACC của doanh nghiệp thấp nhất.
Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn tương xứng với rủi ro mà công ty trong
ngành gặp phải. Ví dụ như những công ty chuyên viết phần mềm máy tính
như Microsoft thường phải gánh chịu rủi ro rất cao do đặc thù của sản
phẩm là phần mềm máy tính do đó việc không có nợ trong cấu trúc vốn của
mình đã giúp Microsoft giảm thiểu được rủi ro từ nợ vay mang lại, mặc dù
nếu muốn vay thì họ vẫn dư sức vay được vốn.
96
Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn phù hợp với tình hình của thị trường và
cũng phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Giả dụ như các cổ đông
muốn đầu tư vào một dự án A nào đó, họ đang rất cần vốn tuy nhiên họ lại
không muốn phát hành thêm cổ phần vì họ không muốn bị chia sẽ quyền lợi
do đó nguồn vốn vay và lợi nhuận giữ lại là hợp lý nhất cho các cổ đông lúc
này.
1.2.2.Tái cấu trúc hoạt động
Để tái cấu trúc hoạt động của một công ty thì đầu tiên chúng ta phải hiểu thế nào
là tái cấu trúc hoạt động.
Tái cấu trúc hoạt động là một quá trình tiếp diễn nó bao gồm việc cải thiện
tính hiệu quả và quản lý trong hoạt động của công ty. Cũng có thể là làm
giảm lượng nhân viên không cần thiết, chi phí lương hay cắt giảm một số
chi nhánh hoạt động không hiệu quả nhằm để năng cao khả năng sinh lợi và
tăng tính cạnh tranh cho công ty [www.entrepreneur.com].
Đối với những công ty có nhiều chi nhánh rãi đều khắp nơi trên thế giới hay chỉ
đơn giản là ở một quốc gia thì lẽ đương nhiên sẽ có những chi nhánh hoạt động
không mấy hiệu quả từ đó làm giảm khả năng sinh lợi của công ty mẹ rất nhiều do
đó biện pháp hay được áp dụng trong tình huống này chính là bán đi những chi
nhánh con ấy hay tái cấu trúc nó để sử dụng nó vào mục đích khác ( như làm thành
kho hàng chẳng hạn ). Điều này cũng giống như Ford đã từng làm trong thời kỳ
suy thoái đã qua mà chúng ta đã có dịp xem xét trong những ví dụ ở trên.
Việc cắt giảm nhân viên để giảm chi phí lương cũng là một trong những cách đầu
tiên mà các công ty áp dụng khi muốn tái cấu trúc lại hoạt động của mình bên cạnh
những việc như thay đổi ban quản trị cấp cao, cải tổ các phòng ban và cơ cấu lại
97
cách thức hoạt động của nhân viên công ty. Tất cả những điều ấy đều nhằm làm
tăng khả năng linh hoạt và tinh giản lực lượng cho một doanh nghiệp.
Một vấn đề quan trọng không kém đó chính là tái cơ cấu cách thức làm việc, hoạt
động của công ty. Giống như cái cách mà Toyoto đã làm sau đây. Ngày ấy khi
khách hàng của Toyota phàn nàn rất nhiều về thời gian sữa chữa bảo hành của
Toyata rất lâu thì ban quản trị của công ty đã phải nghiên cứu rất nhiều về cách
thức sửa chữa và bảo hành của các nhân viên thông qua các băng video được quay
lại từ các trung tâm sữa chữa. Họ phân tích đánh giá cung cách làm việc và quy
trình làm việc của nhân viên từ đó sắp xếp các dụng cụ, thiết kế lại các phòng sửa
chữa để việc di chuyển của các công nhân đến nơi cần thiết được rút ngắn một
cách thiết thực và hợp lý nhất từ đó năng suất làm việc của nhân viên tăng hơn hẳn
và thời gian bảo hành sữa chửa của Toyota từ đó cũng được thu ngắn lại. Từ bài
học này của Toyota chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ cần thay đổi nhỏ trong
cung cách làm việc và sắp xếp thôi cũng đủ khiến cho chúng ta thu được những
hiệu quả đáng kể.
Bây giờ chúng ta lại xem xét tiếp vấn đề sau: đó chính là vấn đề các chính sách
bán hàng của doanh nghiệp. Chúng ta vẫn biết rằng đối một doanh nghiệp thì việc
chiết khấu thanh toán hay thương mại cho công ty khách hàng là một chiến lược
rất quan trọng. Tuy nhiên mặt trái của nó không phải ai cũng để ý đến. Giả sử như
công ty A có chính sách bán hàng trả chậm là 30 ngày ( tức là khách hàng trả tiền
hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng thì được chiết khấu thương mại là
5% / giá bán ) tuy nhiên chính vì thời gian quay vòng vốn chậm như vậy mà công
ty A gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn nhanh để làm gia tăng vốn luân chuyển
cho sản xuất kinh doanh. Từ việc thiếu hụt này mà công ty phải vay mượn từ ngân
hàng làm gia tăng áp lực lãi vay từ đó doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn
khi không thể vay thêm vốn từ ngân hàng để sản xuất nữa. Từ thực trạng này công
ty quyết định rút ngắn thời gian chiết khấu xuống còn 20 ngày. Lúc này doanh thu
98
bán hàng bị sụt giảm 5% ( vì một số khách hàng chuyển sang công ty khác ) tuy
nhiên lại tạo cho doanh nghiệp một lượng tiền vốn luân chuyển cần thiết để quay
vòng sản xuất kinh doanh nhanh hơn từ đó các vấn đề của doanh nghiệp đã được
giải quyết.
Từ ví dụ trên chúng ta có thể kết luận rằng tất cả những vấn đề tưởng chừng như
lớn lao có thể giải quyết một cách nhanh chóng và những vấn đề ấy có thể được
giải quyết từ chính bản thân doanh nghiệp chứ không phải từ bên ngoài. Vì vậy tôi
đề nghị rằng các doanh nghiệp hãy nên tái cơ cấu chính mình chứ đừng nên quá
phụ thuộc vào bên ngoài trong công cuộc tìm ra cách thoát khỏi khó khăn.
2.Giải pháp cho BBT
2.1.Tìm nguồn vốn cứu trợ
Thực chất chúng ta chỉ có một cách duy nhất để “ứng xử” với BBT đó chính là
bơm vốn để cứu nó và sau đó là tái cấu trúc lại toàn bộ công ty. Chúng ta làm điều
này bởi vì cho dù thanh lý tất cả tài sản của BBT thì nó cũng không đủ để chi trả
cho tất cả, nó chỉ như muối bỏ biển mà thôi.
Tổng dư nợ của BBT tính vào 25/8/2008 là 63 tỷ mà đa phần trong đó đều
là nợ quá hạn. Thêm vào đó tổng lãi vay phải trả là gần 2 tỷ đồng. Trong
khi đó theo tổng giám đốc BBT Tạ Xuân Thọ thì tài sản BBT thế chấp tại
ngân hàng hằng hải Maritime bank chi nhánh Cộng Hòa gồm toàn bộ đất
đai và máy móc nhà xưởng tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc (gồm 16.000m2
thuê từ năm 2002 thời hạn 50 năm với giá thuê 35USD/m2 đã trả tiền một
lần, dây chuyền sản xuất bông trị giá 29 tỷ và dây chuyền băng vệ sinh trị
giá 32 tỷ đồng – tính tại thời điểm đầu tư ) [www.cafef.vn]. Ngoài ra tài sản
của BBT hiện chỉ còn mặt bằng văn phòng đang sử dụng và 5.000m2 đất ở
đường Âu Cơ.
99
Theo ông Bùi Quang Nghiêm – phó chủ nhiệm đoàn luật sư HCM thì cho
dù bán hết các tài sản này thì việc chia tài sản cho doanh nghiệp nhà nước
có cổ phần trong BBT “thường là không còn gì” [www.cafef.vn]. Do đó
việc phát mãi tài sản để thu hồi vốn về thường là không khả thi vì vậy các
cổ đông và chủ nợ đã quyết định tìm giải pháp khác cho BBT.
Vấn đề cấp bách của BBT lúc này lại là vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh và
giải quyết các khoản nợ xấu, nợ quá hạn đã tồn đọng quá lâu mà trong khi đó BBT
không thể vay vốn ngân hàng được. Do đó chỉ còn một giải pháp duy nhất đó
chính là phát hành vốn cổ phần.
Cứ ngỡ ý tưởng ấy sẽ êm xuôi khi các cổ đông đã quyết định mua cổ phần phát
hành thêm nhưng hành động không thông qua phương án phát hành của công ty
dệt may Gia Định đã bóp nghẹt con đường sống duy nhất của BBT với cái cớ đưa
ra là “không tin vào ban lãnh đạo” của BBT. Có nhiều luồng ý kiến xung quanh
vấn đề này tuy nhiên có một luồng ý kiến cho rằng Gia Định làm như vậy vì
không muốn bị pha loãng quyền sở hữu vì công ty tư vấn đầu tư Trúc Anh muốn
mua lại 40% số cổ phần phát hành thêm của BBT. Cho dù là thế nào đi nữa thì cái
cách bác bỏ ấy của Gia Định cho đến bây giờ vẫn làm cho BBT vẫn chưa thể hoạt
động trở lại.
2.2.Tái cấu trúc vốn
Chúng ta đều biết rằng BBT rất cần vốn nhưng con số cụ thể là bao nhiêu và dùng
số tiền vốn đó vào đâu là những gì mà chúng ta cần giải quyết. Chúng ta có thể
xem bảng tóm tắt nợ sau đây:
Nợ được ghi nhận ngày 25/8/2008 ( nguồn: bảng công bố nợ của BBT cho các cổ
đông)
100
Chủ nợ có vốn tính lãi Nợ gốc Lãi
Ngân hàng TMCP Hàng Hải
Chi nhánh Cộng Hoà 21,175,705,225 1,021,462,509
Ngân hàng TMCP Quân Đội
Chi nhánh Gò Vấp 4,840,000,000 87,523,333
Ngân hàng NNPTNT VN
Chi nhánh Trường Sơn 1,804,022,430 36,778,637
Vay tín chấp của
Công ty CP Bibica 5,000,000,000 319,633,333
Vay tín chấp của
Công ty Xăng dầu Phong Quân 1,292,385,600 77,543,136
Bà Trần Thị Đem 1,300,000,000 19,500,000
Đơn vị: đồng
Các khoản phải trả, phải nộp khác Nợ gốc
Nợ phải trả cho nhà cung cấp vật tư, NVL đã quá hạn 4,898,795,112
Nợ phải trả các nhà cung cấp khác đã quá hạn 2,352,307,319
Phải nộp chênh lệch phần vốn NN sau cổ phần 900,000,000
Cổ tức nhà nước 2,839,348,000
Phải trả cổ tức 139,900,000
Vay mua chứng khoán 779,500,000
Châu Vinh Quang 1,650,000,000
Hồ Văn Vũ 1,520,000,000
Đỗ Duy Tân 3,250,000,000
Trần Cao Trượng 149,500,000
Tạ Xuân Thọ 100,000,000
Nguyễn Thanh Hiếu 351,000,000
Vương Chiêu Hiền 260,000,000
Lãi chậm nộp các khoản phải trả NSNN 903,568,995
101
Khoản phải trả khác 59,577,421
Nợ phải trả các tổ chức bằng ngoại tệ 20,358 euro
Từ bảng trên chúng ta thấy rằng số tiền nợ của BBT quá lớn vì vậy câu trả lời đầu
tiên của chúng ta là chúng ta cần vốn để trả tiền các khoản nợ này. Bởi vì nếu như
không giải quyết vấn đề này triệt để thì cho dù có hoạt động trở lại thì BBT vẫn
phải gánh chịu các khoản lãi vay với lãi suất quá hạn rất cao. Do đó việc làm đầu
tiên của các nhà quản trị BBT chính là tìm nguồn vốn cổ phần để thanh toán các
khoản nợ quá hạn cho ngân hàng còn các khoản nợ phải trả phải nộp nhưng không
tính lãi vay thì chúng ta nên để đấy để giải quyết từ từ ( nhằm để tránh việc không
huy động đủ vốn do nợ quá lớn ). Điều này có thể lý giải thông qua cấu trúc nợ
của công ty cổ phần dược vật tư y tế Đắc Lắc ( DBM ) ( công ty cùng ngành ) như
sau:
Quý 2 – 2009 ( DBM ) Số tiền Tỷ trọng
Nợ ngắn hạn 52,412,578,755 100%
Vay và nợ ngắn hạn 14,394,514,735 27%
Phải trả người bán 30,968,881,117 59%
Tỷ trọng các khoản vay và nợ ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 27% trong tổng nợ ngắn
hạn còn các khoản phải trả người bán chiếm lên đến 59% ( phần nợ dài hạn là
200,801,777 đ). Từ cấu trúc nợ của công ty cùng ngành chúng ta có thể dùng nó
làm mẫu để tham khảo, tức là chúng ta sẽ sử dụng vốn cổ phần được bơm mới từ
các cổ đông để trả các khoản nợ vay có tính lãi trước sau đó các khoản nợ không
tính lãi vay khác chúng ta sẽ trả sau. Điều này giúp BBT giải quyết được vấn đề
nghiêm trọng của mình lúc này là giảm gánh nặng lãi vay quá lớn.
Chúng ta có bảng sau:
102
Tổng nợ gốc vay phải trả 40,412,113,255
Tổng lãi phải trả 1,882,074,281
Tổng nợ và lãi vay 42,294,187,536
Giá một cổ phiếu 8,000
Số cổ phiếu phát hành thêm 5,286,773
Như vậy để trả hết các khoản nợ gốc và lãi vay quá hạn thì BBT cần một lượng
tiền là khoảng 42 tỷ vnd. Nếu như BBT phát hành cổ phiếu cho các cổ đông với
giá mỗi cổ phiếu là 8.000 đ/cổ phiếu thì chúng ta cần số cổ phiếu phát hành thêm
là 5,286,773 cổ phiếu để chi trả cho các khoản nợ và lãi vay này.
Chúng ta có bảng cấu trúc vốn của BBT sau khi phát hàng cổ phiếu để trả nợ là
như sau:
Cấu trúc vốn Số tiền Tỷ trọng
Nợ 20,560,656,847 18%
Vốn cổ phần 96,541,618,526 82%
Nếu như việc phát hành cổ phiếu để bù đắp một lượng tiền lớn như vậy là khó khả
thi và không tận dụng được tấm chắn thuế trong lúc khó khăn thì việc cân nhắc
phát hành trái phiếu chuyển đổi cho các cổ đông cũng là việc cần phải xem xét
trong bối cảnh BBT đang rất cần tấm chắn thuế để đảm bảo lượng tiền mặt cho
mình. Tuy nhiên để xác định được cần phát hành bao nhiêu thì còn phải dựa vào
khả năng cung ứng vốn của các cổ đông.
103
2.3.Tái cấu trúc hoạt động
2.3.1.Các khoản phải thu
Đầu tiên chúng ta xem xét các khoản phải thu của BBT - vòng quay các khoản
phải thu thể hiện cứ một đồng các khoản phải thu tăng thêm thì tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu.
Năm 2007
Quý 1 2 3 4
Doanh thu 15,001,526,333 17,718,270,609 17,192,211,337 20,670,676,608
Các khoản phải thu 9,474,135,728 9,474,135,728 14,674,105,847 21,387,946,555
Lợi nhuận sau thuế 626,805,797 259,233,388 392,302,692 1,712,582,392
Vòng quy các khoản
phải thu 1.58341898 1.870172765 1.171601971 0.966463824
Kỳ thu tiền bình quân 56.83903068 48.12389619 76.81789738 93.12298898
Năm 2008
Quý 1 2 3 4
Doanh thu 10,233,773,349 14,555,472,005 1,142,600,153 4,002,479,221
Các khoản phải thu 21,939,044,532 8,691,520,637 2,118,685,791 2,423,705,187
Lợi nhuận sau thuế -4,225,356,179 -3,760,693,142 -4,817,481,289 -1,285,819,772
Vòng quy các khoản
phải thu 0.466463949 1.674674963 0.539296652 1.651388643
Kỳ thu tiền bình quân 192.9409555 53.74177196 166.8840326 54.49958758
Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy những thời điểm bất ổn của BBT ứng với những sự
thay đổi bất thường của các khoản phải thu của nó thông qua những số liệu
104
trên.Vòng quay các khoản phải thu trong quý 4 – 2007 có xu hướng sụt giảm
xuống và nó thực sự chậm lại trong quý 1 – 2008 ( tức là cứ một đồng các khoản
phải thu tăng thêm nhưng tạo ra ít doanh thu hơn ) tại thời điểm mà lợi nhuận của
BBT âm và nó cũng là lúc báo hiệu BBT đang thực sự lâm vào ngưỡng phá sản
của chính nó.
Từ các khoản phải thu gia tăng đột biến trong quý 4-2007 và quý 1-2008 nó cũng
biểu hiện kỳ thu tiền bình quân của BBT tăng từ 93 ngày lên đến 192 ngày - tức là
BBT phải đợi lâu hơn để có thể thu các khoản tiền bán chịu của mình về.
Chúng ta cũng cần phải so sánh vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình
quân của BBT so với các công ty cùng ngành để xem xét thực sự nó có thể hiện sự
bất ổn gì hay không. Chúng ta so sánh với công ty DBM với số liệu như sau:
Năm 2009
Doanh thu 274,288,822,401
Các khoản phải thu 21,291,606,196
Lợi nhuận sau thuế 6,956,347,174
Vòng quay các khoản
phải thu 12.88248617
Kỳ thu tiền bình quân 27.94491647
Chúng ta nhận thấy rằng vòng quay các khoản phải thu của DBM lên đến 12.88
vòng và kỳ thu tiền bình quân của nó chỉ là 28 ngày. Nếu so sánh với BBT thì hoạt
động của DBM tốt hơn rất nhiều và qua nó ta cũng thấy rằng BBT đang hoạt động
với khoản phải thu có nhiều điều đáng phải bận tâm.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể kết luận rằng:
105
BBT có chính sách bán hàng không hợp lý khi mà các khoản phải thu của
nó cao so với doanh thu mà nó đạt được (quý 4-2007 và quý 1-2008).
Các khoản phải thu thường lớn hơn qua mỗi quý nhưng lại không được bù
đắp bởi việc gia tăng doanh thu nên có thể thấy rằng BBT đang có những
sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Việc các khoản phải thu tăng lên cao làm cho dòng vốn luân chuyển trong
công ty không được đảm bảo cho sản xuất vì thế BBT đã lâm vào tình trạng
thiếu vốn sản xuất trầm trọng. Tuy rằng sang quý 2-2008 tình hình có cải
thiện nhưng vẫn không kịp vì lúc đó gánh nặng nợ vay quá lớn ( vay nhiều
do thiếu tiền sản xuất kinh doanh ) khiến cho BBT phải dừng hoạt động sản
xuất và nằm chờ đợi cho đến bây giờ.
Vì vậy chúng ta phải cải cách chính sách bán chịu cho BBT với việc siết chặt các
chính sách bán chịu thông qua giảm thời gian chiết khấu thanh toán xuống nhằm
thúc đẩy hơn nữa các kỳ thu tiền bình quân và thông qua đó cũng làm gia tăng
dòng vốn luân chuyển cho công ty. Tuy rằng điều này có thể làm một số khách
hàng không vừa ý nhưng chúng ta cần phải làm để đảm bảo dòng vốn được quay
vòng hợp lý hơn nữa chúng ta sẽ bù đắp cho họ bằng chất lượng sản phẩm và các
chính sách khuyến mãi hợp lý khác ví dụ như tăng thêm lượng tiền chiết khấu cho
những khách hàng trả sớm hay có thể là tổ chức những cuộc gặp mặt để vinh danh
những khách hàng chiến lược của công ty ...
Đây sẽ là một thay đổi cần thiết cho sự sống còn của BBT mà chúng ta tuy khó
khăn nhưng nhất định phải làm.
2.3.2.Hàng tồn kho
Chính sách hàng tồn kho có vai trò rất quan trọng trong chiến lược sản xuất của
doanh nghiệp. Việc tích trữ nhiều hay ít, tích trữ những hàng hóa gì, bán ra hay
106
mua vào lúc nào đều là những câu hỏi cần phải trả lời một cách xác đáng nếu
không thì sẽ để lại những hậu quả khó lường như sự gia tăng chi phí bảo quản,
giảm giá hàng tồn kho ...
Bên cạnh đó hàng tồn kho cũng là một loại chi phí kết chuyển vào trong giá vốn
hàng bán khi chúng ta xuất ra để sản xuất và việc lựa chọn cách xuất như thế nào
trong từng thời kỳ cũng là một lãnh vực mà chúng ta phải xem xét để có những
quyết định đúng đắn.
Chúng ta xem xét những số liệu về hàng tồn kho của BBT qua các quý như sau:
Năm 2007
Quý 1 2 3 4
Doanh thu 15,001,526,333 17,718,270,609 17,192,211,337 20,670,676,608
Hàng tồn kho 15,230,977,708 15,230,977,708 8,894,499,701 9,311,271,744
Lợi nhuận sau thuế 626,805,797 259,233,388 392,302,692 1,712,582,392
Vòng quay hàng
tồn kho 0.984935217 1.163304874 1.932903695 2.219962769
Số ngày / 1 vòng
quay 91.37656818 77.36578947 46.56207147 40.54122044
Năm 2008
Quý 1 2 3 4
Doanh thu 10,233,773,349 14,555,472,005 1,142,600,153 4,002,479,221
Hàng tồn kho 11,491,475,704 11,872,360,497 13,131,957,596 14,812,468,277
Lợi nhuận sau thuế -4,225,356,179 -3,760,693,142 -4,817,481,289 -1,285,819,772
Vòng quay hàng
tồn kho 0.890553451 1.225996465 0.087009126 0.270210146
107
Số ngày / 1 vòng
quay 101.0607503 73.40967331 1034.374256 333.0740952
Như chúng ta để ý thấy rằng trong quý 4-2007 vòng quay hàng tồn kho rất cao ứng
với nó là số ngày / 1 vòng quay của nó rất thấp ( khoảng 41 ngày so với 91 ngày
trong quý 1 -2007 ) nhưng nó không giữ được điều đó lâu khi mà sang quý 1 –
2008 vòng quay hàng tồn kho là 0.89 (vòng) ứng với 101 ngày / vòng quay. Điều
này chứng tỏ rằng đã có một điều gì đó xẩy ra với BBT trong quý 1-2008 này
khiến cho nó không thể phát huy hiệu quả như vốn có của nó.
Trong quý 1-2008, dưới các biện pháp kiềm chế lạm phát đặc biệt là việc
thắt chặt tiền tệ của chính phủ nên việc giải ngân của ngân hàng là rất khó
khăn cho nên tình trạng sản xuất của BBT bị ngưng trệ ( do không có tiền
mua nguyên vật liệu cho sản xuất ) thêm vào đó hàng bán cũng không bán
được do đó hàng tồn kho trong quý này gia tăng với việc doanh thu sụt
giảm làm cho vòng quay hàng tồn kho của BBT sụt giảm nhiều.
Qua sự việc này chúng ta cần phải nhìn nhận lại cách thức lưu trữ hàng tồn kho
của BBT, tuy vẫn biết rằng không ai lường trước được tất cả mọi chuyện nhưng
nếu như chúng ta cẩn thận với việc lưu trữ thêm các nguyên liệu dành cho sản xuất
thì việc BBT khốn đốn do thiếu tiền mua nguyên liệu sản xuất để từ đó đứng trước
bờ vực phá sản đã không xẩy ra. Thực chất mà nói rằng chính sự kiện bất thường
của năm 2008 đã làm lộ tất cả những yếu kém trong cách quản lý điều hành sản
xuất kinh doanh của BBT khi mà nó quá trú trọng vào việc vay mượn ngân hàng
để sản xuất kinh doanh từ đó dẫn đến thua lỗ và sụp đổ khi không thể vay vốn từ
ngân hàng.
Do đó để có thể sống sót trước những bất thường của thị trường trong tương lai
BBT nên có những chính sách hàng tồn kho hợp lý hơn và BBT cũng phải hiểu
108
rằng chính sách hàng tồn kho không những là cứu cánh cho nó khi khó khăn mà
còn là vũ khí để tối đa hóa lợi nhuận khi biết cách lưu trữ và bán hàng ra đúng lúc.
Thêm vào đó chính sách hàng tồn kho là một nghệ thuật của việc dự báo thị
trường: khi giá cả giảm thì mua vào nhiều hơn để tích trữ nhằm khi giá lên cao thì
bán ra hay chỉ là tích trữ nhiều hơn để giảm chi phí khi giá thị trường leo thang.
2.3.3.Cấu trúc các loại chi phí
Chúng ta xem xét bảng chi phí và tỷ trọng của nó so với doanh thu trong bảng sau:
Năm 2007
Quý 1 2 3 4
Các khoản giảm trừ
doanh thu
472,288,565 587,046,032 460,508,252 211,454,073
Giá vốn hàng bán 10,201,751,969 12,463,372,151 11,793,692,076 14,958,623,162
Chi phí tài chính 748,024,989 556,822,817 714,590,798 727,432,986
Chi phí bán hàng 2,145,051,723 2,722,724,648 3,461,074,911 4,185,965,098
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 1,119,454,391 992,408,241 900,041,772 2,113,432,084
Chi phí khác 107,564,492 103,041,318 0 307,123,690
Lợi nhuận sau thuế 626,805,797 259,233,388 392,302,692 1,712,582,392
Tổng chi phí 14,794,136,129 17,425,415,207 17,329,907,809 22,504,031,093
Doanh thu 15,001,526,333 17,718,270,609 17,192,211,337 20,670,676,608
Các khoản giảm trừ
doanh thu 3.15% 3.31% 2.68% 1.02%
Giá vốn hàng bán 68.00% 70.34% 68.60% 72.37%
109
Chi phí tài chính 4.99% 3.14% 4.16% 3.52%
Chi phí bán hàng 14.30% 15.37% 20.13% 20.25%
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 7.46% 5.60% 5.24% 10.22%
Chi phí khác 0.72% 0.58% 0.00% 1.49%
Tổng 98.62% 98.35% 100.80% 108.87%
Năm 2008
Quý 1 2
Các khoản giảm trừ doanh thu 168,400,519 1,860,834,048
Giá vốn hàng bán 9,049,287,645 9,197,985,894
Chi phí tài chính 787,271,161 3,345,735,910
Chi phí bán hàng 3,023,630,525 2,549,592,533
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,484,488,625 1,423,337,569
Chi phí khác 11,697,640 16,942
Lợi nhuận sau thuế -4,225,356,179 -3,760,693,142
Tổng chi phí 14,524,776,115 18,377,502,896
Doanh thu 10,233,773,349 14,555,472,005
Các khoản giảm trừ doanh thu 1.65% 12.78%
Giá vốn hàng bán 88.43% 63.19%
Chi phí tài chính 7.69% 22.99%
Chi phí bán hàng 29.55% 17.52%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.51% 9.78%
Chi phí khác 0.11% 0.00%
Tổng 141.93% 126.26%
110
Chúng ta nhận thấy rằng trong quý 3-2007 đã có những dấu hiệu không ổn khi mà
tổng phần trăm các khoản chi phí so với doanh thu đã lên đến hơn 100% và điều
này vẫn được duy trì sang các quý sau, điển hình là quý 1-2008 khi mà tổng chi
phí đã chiếm đến 141.93% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Bây giờ chúng ta lại so sánh cấu trúc chi phí của BBT với DBM để biết được
chính xác xem cấu trúc chi phí của BBT có điều gì đó không ổn không.
Năm 2009
Các khoản giảm trừ doanh thu 1,112,690,846
Giá vốn hàng bán 236,284,953,497
Chi phí tài chính 837,440,980
Chi phí bán hàng 19,693,636,792
Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,123,433,085
Chi phí khác 78,190,134
Lợi nhuận sau thuế 6,956,347,174
Tổng chi phí 273,086,692,508
Doanh thu 274,288,822,401
Các khoản giảm trừ doanh thu 0.41%
Giá vốn hàng bán 86.14%
Chi phí tài chính 0.31%
Chi phí bán hàng 7.18%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.96%
Chi phí khác 0.03%
Tổng 97.03%
111
Chúng ta có những nhận xét sau:
Đầu tiên chúng ta xem xét đến các khoản giảm trừ doanh thu, chúng ta thấy
rằng các khoản giảm trừ doanh thu của DBM rất thấp ( khoảng 0.41%
doanh thu ) trong khi đó của BBT lại rất cao ( khoảng 2% trở lên – đặc biệt
trong quý 2-2008 lên đến 12.78% ).
Chi phí tài chính của DBM cũng chỉ chiếm khoảng 0.31% trong khi đó
BBT luôn chiếm một khoảng từ 4% trở lên.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của DBM cũng thấp hơn (2.96% so với BBT
từ 6% trở lên ).
Từ những nhận xét chúng ta có thể kết luận rằng:
Cấu trúc chi phí của BBT so với công ty cùng ngành đã có những sai biệt
rất lớn và những sai biệt ấy lại rất xấu.
Chúng ta phải cải tổ lại BBT từ những khoản chi phí xấu không tương xứng
với doanh thu như thế này.
Chúng ta có thể có những cách thức cải tổ chi phí của BBT như sau: [dựa theo bài
viết của Rita McGrath trên Harvard Business Publishing]
Phân tích những yếu tố chi phí nào phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ như nếu
chúng ta cắt giảm nhân công có kinh nghiệm thì sẽ gây ra nhiều chi phí hơn
cho việc đào tạo lại nhân viên mới tuy nhiên nếu như đội ngũ nhân viên cũ
đã “xơ cứng” trước khoa học kỹ thuật mới thì nên thay thế họ bởi lớp trẻ
ham học hỏi và thích ứng nhanh hơn. Trong phần này chúng ta phải xác
định được chi phí nào nên cắt, chi phí nào không nên cắt để từ đó không
lãng phí nguồn tài nguyên tốt cho doanh nghiệp.
Khi nhìn thấy các chi phí cần cắt giảm, chúng ta phải cắt giảm càng nhanh
càng tốt. Ví dụ như khi các sản phẩm của chúng ta đã bão hòa nhưng chúng
ta vẫn dành một lượng tiền không nhỏ cho việc quảng cáo nó thì thật là lãng
112
phí, chúng ta phải dừng ngay và tập trung tiền vào việc nghiên cứu sản
phẩm mới.
Loại bỏ sự phức tạp. Ví dụ như sự chồng chéo trong công tác sắp xếp các
chi nhánh phân phối hàng hóa như một địa bàn dân cư nhỏ hẹp nhưng lại có
đến hai chi nhánh cùng nhận nhiệm vụ phân phối hàng hóa trong khi đó
những nơi đông dân cư lại thiếu. Điều này gây lãng phí rất lớn do đó cần
phải xem xét, rà soát lại tất cả những khâu – mắc xích nào chồng chéo lên
nhau để khắc phục từ đó loại trừ những chi phí không cần thiết.
Đầu tiên phải xác định được mục đích sau đó mới tính đến chuyện cắt giảm
chi phí. Điều này hoàn toàn hợp lý vì khi đã đặt ra mục tiêu thì chúng ta sẽ
xác định những chi phí nào cần cắt giảm hay tăng thêm để đạt được mục
tiêu đó. Ví dụ như khi công ty cần tiền để nghiên cứu sản phẩm mới thì
những chi phí như quảng cáo, mở rộng khuyến mãi cần được thanh giảm để
tập trung tiền cho việc nghiên cứu.
Phải luôn nhớ rằng không phải tất cả khách hàng đều tốt. Có những khách
hàng luôn gây “phiền hà” như họ luôn thanh toán chậm nhưng vẫn đòi hỏi
rất nhiều từ phía doanh nghiệp như chiết khấu thêm và đòi gia tăng thời
gian thanh toán tuy nhiên khả năng sinh lợi trên một đơn vị hàng hóa bán
cho khách hàng đó lại thấp hơn so với các khách hàng khác. Khi nhận ra
điều này chúng ta cần có cách xử lý khôn khéo để họ hiểu được chính sách
của doanh nghiệp cũng như cần khép họ dần “khuôn khổ” để mối quan hệ
được tốt đẹp hơn.
Trên đây là những cách thức tổng quát cho việc tái cấu trúc hoạt một cách hiệu
quả tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nói thêm rằng chính ban quản trị điều hành
BBT là nguyên nhân chủ chốt nhất cho những thất bại này. Khả năng quản lý kém
và không nhạy bén với tình hình đã vô tình đẩy BBT vào tình trạng khó khăn. Nếu
như BBT muốn thực sự sống sót chứ không phải tồn tại thì việc cần làm đầu tiên
chính là thay đổi ban lãnh đạo bằng những người nhiệt huyết và có chuyên môn
113
hơn, chứ nếu như vẫn để ban lãnh đạo cũ thì trước sau gì cũng thất bại lần nữa mà
thôi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NCKH_NOI DUNG.pdf