Việc điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước đã có sự đồng bộ trên các mặt tài chính, tiền tệ và diều hoà thị trường giá cả, bội chi ngân sách và nhu cầu tín dụng vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế được bù đắp chủ yếu bằng nguồn vay dân; ngân hàng đã có dự trữ đủ sức can thiệp hai thi trường vàng và đô la không để xảy ra đột biến giá, lạm phát đã được kìm chế và giảm thấp là kết quả nổi bật trong năm 2002
Giá cả thị trường có xu hướng đi vào ổ định. Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá dịch vụ trong những tháng đầu năm 2002 tăng 5-6% tháng. Từ tháng 3- 2002tốc độ tăng giá liên tục giảm, mức tăng giá bình quân hàng thàng từ 3, 5%trong quí I, xuống 0, 75% trong quí II và xuống còn 0, 2% trong quí III, mức tăng giá hàng tháng trong quí IV là 1, 05% tuy cao hơn quí II và III nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng giá trong quí IV các năm trước. Mức tăng giá cả năm là 17, 49% thấp hơn mức đề ra từ đầu năm (30-40%).
Sở dĩ đạt được sự ổn định như trên là do kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng trước hết là chính sách quản lý chặt chẽ khối lượng tiền tệ tăng thêm, mở rộng việc phát hành các tín phiếu, kỳ phiếu để thu hút mạnh số tiền nhàn rỗi trong dân, cải tiến một bước công tác điều hoà lưu thông tiền tệ, xoá dần bao cấp qua ngân sách và tín dụng, chấn chỉnh công tác quản lý ngoại hối với sự can thiệp trực tiếp của ngân hàng và thị trường vàng và đo la, đồng thời trong lĩnh vực giá đã tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, gắn liền với quá trình chống lạm phát, được thực thi trong cuộc sống bằng các giải pháp tình thế và cả các giải pháp cơ bản lâu dài.
16 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lí luận về lạm phát kinh tế - Thực trạng giải quyết lạm phát của nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NểI ĐẦU
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Chớnh vỡ những lớ do đú em xin chọn đề tai : "Lớ luận về lạm phỏt kinh tế .Thực trạng giải quyết lạm phỏt của nước ta hiện nay”.Trong quỏ trỡnh làm đề ỏn em khụng trỏnh khỏi thiếu sút kớnh mong thầy bỏ qua.Em xin chõn thành cảm ơn thầy Phạm Quang Phan.
NỘI DUNG
i . lạm phát và những vấn đề chung
1 . Các lý thuyết về lạm phát
Khi phân tích lưu thông tiền giấy theo chế độ bản vị vàng, Mác đã khẳng định một qui luật:’’việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình’’, với qui luật này, khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá mức giới hạn số lượng vàng hoặc bạc mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy sẽ giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiên. Có thể xem đây như là một định nghĩa của Mác về lạm phát. Song có những vấn đề cần phân tích cụ thể hơn. Tiền giấy ở nước ta cũng như ở tất cả các nước khác hịên đều không theo chế độ bản vị vàng nữa, do vậy người ta có thể phát hành tiền theo nhu cầu chi của nhà nước, chứ không theo khối lượng vàng mà đồng tiền đại diện. Điều đó hoàn toàn khác với thời Mác.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện nhiều lý thuyết khác nhau vế lạm phát. Trong số các dó có các lý thuyết chủ yếu là:
Lý thuyết cầu do nhà kinh tế Anh nổi tiếng John Keynes đề xướng. Ông đã qui nguyên nhân cơ bản của lạm phát về sự biến động cung cầu. Khi mức cung đã đạt đến tột đỉnh vượt quá mức cầu, dẫn đến đình đốn sản suất, thì nhà nước cần phải tung thêm tiền vào lưu thông, tăng các khoản chi nhà nước, tăng tín dụng, nghĩa là tăng cầu để đạt tới mức cân bằng với cung và vượt cung. Khi đó đã xuất hiên lạm phát, và lạm phát ở đây có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Vậy là trong điều kiện nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích cực, cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh và đúng hướng thì lạm phát đã là một công cụ để tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái. Thực tế củat các nền kinh tế thị trường trong thời kỳ sau chiền tranh thế giới thứ hai đã chứng tỏ điều đó. Nhưng khi nền kinh tế đã rơi vào thời kỳ phát triển kém hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng chậm chạp, cơ cấu kinh tế được đổi mới theo các hướng không đúng hay trì trệ, thiết bị kỹ thuật cũ tồn đọng đầy ứ. v. v... thì lạm phát theo lý thuyết cầu đã không còn là công cụ tăng trưởng kinh tế nữa.
Lý thuyết chi phí cho rằng lạm phát nảy sinh do mức tăng các chi phí sản xuất, kinh doanh đã nhanh hơn mức tăng năng suất lao động. Mức tăng chi phì này chủ yếu là do tiền lương được tăng lên, giá các nguyên nhiên vật liệu tăng, công nghệ cũ kỹ không được đổi mới, thể chế quản lý lạc hậu không giảm được chi phí... Đặc biệt là trong những năm 70 do giá dầu mỏ tăng cao, đã làm cho lạm phát gia tăng ở nhiều nước. Vậy là chi phí tăng đến mức mà mức tăng năng suất lao động xã hội đã không bù đắp được mức tăng chi phí khiến cho giá cả tăng cao lạm phát xuất hiện. ở đây suy thoái kinh tế đã đi liền với lạm phát. Do đo, các giải pháp chống lạm phát không thể không gắn liền với các giải pháp chống suy thoái. Kể từ cuối những năm 60 nền kinh tế thế giới đã rơi vào thời kỳ suy thoái với nghĩa là tốc độ tăng trưởng bị chậm lại, kể từ đó vai trò là công cụ tăng trưởng của lạm phát đã không còn nữa.
Lý thuyết cơ cấu được phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Theo lý thuyết này thì lạm phát nảy sinh là do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu cơ của nền kinh tế mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa sản xuất và dịch vụ... Chính sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế đã làm cho nền kinh té phát triển không có hiệu quả, khuyến khích các lĩnh vực đòi hỏi chi phí tăng cao phát triển. Và xét về mặt này lý thuyết cơ cấu trùng hợp với lý thuyết chi phí
Cũng có thể kể ra các lý thuyết khác nữa như lý thuyết tạo lỗ trống lạm phát lý thuyết số lượng tiền tệ... song dù có khác nhau về cách lý giải nhưng hầu như tất cả các lý thuyết đều thừa nhận: lạm phát chỉ xuất hiện khi mức giá cả chung tăng lên, do đó làm cho giá tri của đồng tiền giảm xuống. Định nghĩa này có một điển chung là hiện tượng giá cả chung tăng lên và giá trị đồng tiền giảm xuống. Tốc độ lạm phát được xác định bởi tốc độ thay đổi mức giá cả.
2. Các loại lạm phát
Căn cứ vào tốc độ lạm phát người ta chia ra làm ba loại lạm phát khác nhau.
1. Lạm phát vừa phải xảy ra khi giá cả tăng chậm ở mức một con số hay dưới 10% một năm. Hiện ở phần lớn các nước TBCN phát triển đang có lạm phát vừa phải. Trong điều kiên lạm phát vừa phải giá cả tăng chậm thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương, hoặc cao hơn một chút do vậy đồng tiền bị mất giá không lớn, điều kiện kinh doanh tương đối ở định tác hại của lạm phát ở đây là không đáng kể.
2. Lạm phát phi mã xảy ra khi giả cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100% hoặc 200%... một năm. Khi lạm phát phi mã đã hình thành vững chắc, thì các hợp đồng kinh tế được ký kết theo các chỉ số giá hoặc theo hợp đồng ngoại tệ mạnh nào đó và do vậy đã gây phức tạp cho việc tính toán hiệu quả của các nhà kinh doanh, lãi suất thực tế giảm tới mức âm, thị trường tài chính tàn lụi, dân chúng thi nhau tích trữ hàng hoá vàng bạc bất động sản... Dù có những tác hại như vậy nhưng vẫn có những nền kinh tế mắc chứng lạm phát phi mã mà tốc độ tăng trưởng vẫn tốt như Brasin và Itxaraen. Về các trường hợp này cho đến nay chúng ta chưa đủ thông tin và các công trình nghiên cứu giải thích một cách có khoa học và có căn cứ.
3. Siêu lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã, được các nhà kinh tế xem như là căn bệnh chết người và không hề có một chút tác động gọi là tốt nào. Người ta đã dẫn ra các cuộc siêu lạm phát nổ ra điển hình ở Đức năm 1920-1923, hoặc sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Trung quốc và Hunggari...
Xem xét các cuộc siêu lạm phát xảy ra người ta đã rút ra một nét chung là: thứ nhất tốc độ lưu thông của tiền tệ tăng lên ghê gớm; thứ hai giá cả tăng nhanh và vô cùng không ở định; thứ ba tiền lương thực tế biến động rất lớn thường bị giảm mạnh; thứ tư cùng với sự mất giá của tiền tệ mọi người có tiền đều bị tước đoạt ai có tiền càng nhiều thì bị tước đoạt càng lớn; thứ năm hầu hết các yếu tố của thị trường đều bị biến dạng bóp méo hoặc bị thổi phồng do vậy các hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng rối loạn. Siêu lạm phát thực sự là một tai hoạ, song điều may mắn siêu lạm phát là hiện tượng cực hiếm. Nó đã xảy ra trong thời kỳ chiến tranh, sau chiến tranh.
Trên thực tế hiếm có thể xảy ra một cuộc lạm phát như vậy, vì khi một khối lượng tiền tệ được ném thêm vào lưu thông, già cả mọi hàng hoá không vì thế mà tăng ngay, và nếu lạm phát chưa sang giai đoạn phi mẫ thí mức gia tăng mức đầu thường là thấp hơn mức tăng khồi lượng tiền tệ, do vậy nhà nước đã có lợi về thu nhập và ngay khi mức giá cả tăng lên ngang hoặc cao hơn mức tăng của khối lượng tiền tệ thì nhà nước vẫn có lợi vì giá trị tiền tệ của những người cho nhà nước vay tiền đã giảm đi. Chỉ đến khi toàn bộ giá cả kể cả lãi suất và tiền lương đều tăng theo mức lạm phát thu thu nhập của nhập của nhà nước mới cân bằng trên một mặt bằng giá cả mới. Hơn nữa trong thực tế rất khó dự báo được một chỉ số lạm phát ổn định, vì có khá nhiều yếu tố làm giá cả tăng vọt như: giá dầu mỏ đã tăng trong những năm70, hay trong sự kiện chiến tranh vùng vịnh.
Song có thể thấy một loại lạm phá vừa phải được điều tiết đã xuất hiện ở một số nươc có nền kinh tế thị trường. Loại lạm phát này có đặc trưng là mức độ lạm phát không lớn và ổn định, không tăng đột biến và nhà nước có thể điều tiết nó, tăng, giảm tuỳ theo các điều kiện cụ thể sao cho nó không gây ra các tác hại đáng kể cho nền kinh tế. Loại lạm phát này chỉ có thể xuất hiện ở những quốc gia mà ở đó bộ máy nhà nước đủ mạnh để kiềm chế tốc độ lạm phát khi cần. Sức mạnh cuả nhà thể hiện ở chỗ có đủ hiểu biết về lạm phát và các công cụ chống lạm phát( mà ngày nay đã có khá nhiều tài liệu nói đến), đồng thời phải có đủ ý chí và quyết tâm sử dụng các công cụ đó và giải quyết các hậu quả của nó. Trong những năm 80 ta đã thấy không ít quốc gia TBCN phát triển ở phương Tây đã làm được điều đó. Mức lạm phát mà họ duy trì được vào khoảng từ 3-6% một năm. Mức lạm phát này được xem như một chỉ số cộng thêm vào mức tăng lương thực tế, lãi suất thực tế mức tăng tổng sản phẩm xã hội thực tế.
Paul A. Samuelson còn nói tới một loại lạm phát không cân bằng và không dự đoán trước. Sự không cân bằng sảy ra là vì giá cả hàng hoá tăng không đều nhau và tăng vượt mức tiền lương.
Thứ hai, tiền tệ và thuế là hai công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế đã bị vô hiệu hoá, vì tiền mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ cua lạm phát và do vậy tác dụng đieu chỉnh của thuế bị hạn chế ngay cả trong trường hợp nhà nước có thể “chỉ số hoá” luật thuế thích hợp mức lạm phát thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng bị hạn chế.
Thứ ba, phân phối lại thu nhập làm cho một số người nắm giữ các hàng hoá có giá cả tăng đột biến giầu lên một cách nhanh chóng và những người có các hàng hoá mà giá của chúng không tăng hoặc tăng chậm, và những người giữ tiền bị nghèo đi.
II. LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Đổi mới cơ chế, chính sách
Những kết quả bước của quá trình đổi mới cơ chế, chính sách giá theo đường lối đại hội VI và đại hội VII của đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trước hết và về cơ bản là cơ chế và chính sách giá đã chuyển biến theo hướng xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, thông qua hệ thống hai giá chuyển mạnh sang cơ chế một giá kinh doanh phù hợp với quan hệ cung cầu và thị trường, bắt đầu từ giá mua nông sản, thuỷ sản, giá bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ... Và đến nay hầu hết các loại vật tư chủ yếu ; mở rộng quyền tự chủ về giá, đi đôi với đổi mới cơ chế kế hoạch hoá, tự chủ về vốn tự chịu trách nhiệm về lời lỗ trong sản xuất kinh doanh.
Việc điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước đã có sự đồng bộ trên các mặt tài chính, tiền tệ và diều hoà thị trường giá cả, bội chi ngân sách và nhu cầu tín dụng vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế được bù đắp chủ yếu bằng nguồn vay dân; ngân hàng đã có dự trữ đủ sức can thiệp hai thi trường vàng và đô la không để xảy ra đột biến giá, lạm phát đã được kìm chế và giảm thấp là kết quả nổi bật trong năm 2002
Giá cả thị trường có xu hướng đi vào ổ định. Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá dịch vụ trong những tháng đầu năm 2002 tăng 5-6% tháng. Từ tháng 3- 2002tốc độ tăng giá liên tục giảm, mức tăng giá bình quân hàng thàng từ 3, 5%trong quí I, xuống 0, 75% trong quí II và xuống còn 0, 2% trong quí III, mức tăng giá hàng tháng trong quí IV là 1, 05% tuy cao hơn quí II và III nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng giá trong quí IV các năm trước. Mức tăng giá cả năm là 17, 49% thấp hơn mức đề ra từ đầu năm (30-40%).
Sở dĩ đạt được sự ổn định như trên là do kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng trước hết là chính sách quản lý chặt chẽ khối lượng tiền tệ tăng thêm, mở rộng việc phát hành các tín phiếu, kỳ phiếu để thu hút mạnh số tiền nhàn rỗi trong dân, cải tiến một bước công tác điều hoà lưu thông tiền tệ, xoá dần bao cấp qua ngân sách và tín dụng, chấn chỉnh công tác quản lý ngoại hối với sự can thiệp trực tiếp của ngân hàng và thị trường vàng và đo la, đồng thời trong lĩnh vực giá đã tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, gắn liền với quá trình chống lạm phát, được thực thi trong cuộc sống bằng các giải pháp tình thế và cả các giải pháp cơ bản lâu dài.
Từ tháng ba năm 1999 lần đầu tiên sau nhiều năm lạm phát nghiêm trọng trong việc thực hiện các giải pháp chống lạm phát cao đã chú trọng đến khâu trọng tâm cần xử lý là chính sách tiền tệ, tín dụng. Do đó cũng là lần đầu tiên áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với qui luật của cơ chế thị trường: đưa lãi suất huy động tiết kiệm lên cao hơn tốc độ trượt giá. Lãi suất huy động và cho vay các tổ chức kinh tế cũng được dịch gần với lãi suất huy động tiết kiệm và chỉ số trượt giá thi trường, rút ngắn kỳ hạn 3 năm (ngắn) và 5 năm (dài) về tiền gửi tiết kiệm xuống không kỳ hạn và kỳ hạn ba tháng. Giải pháp tình thế này đã có tác dụng quan trọng chặn đứng lạm phát cao. Mức lạm phát bình quân tháng từ 14, 2% năm 1998giảm xuống còn 2, 5% nă m 1999
Mức lạm phát được kìm chế trong cả sáu tháng đầu năm 90, đã đẩy lùi nguy cơ khủng hoảng kinh tế- chính trị- xã hội, tạo điều kiện cải thiện quan hệ kinh tế với các tổ chức tài chíng thế giới và góp phần ổn định chính trị xã hội tạo được lòng tin trong nước và trên thế giới về tính đúng đắn về cuộc đôỉ mới ở nước ta.
Tuy nhiên trong việc áp dụng biện pháp tình thế nâng lãi suất tiết kiệm và điều hành chính sách lãi suất nói chung cũng đã làm nảy sinh những mâu thuẫn mới, ngoài tác dụng tích cực có gây một số tiêu cực cho nền kinh tế, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tái lạm phát cao( so với năm 19 99 và đầu 2000) từ quí III/ 2000 cho đến đầu năm 2002( tốc độ trượt giá hàng hoá hàng tháng bình quân quí III/ 2000 là 4, 5%, quí IV/ 2000 là 7, 6% và bình quân tháng của năm 2001là 4, 5%.
Lãi suất ngân hàng không được điều chỉnh kịp thời, tương ứng với tình hình lạm phát theo đúng tính chất tình thế của công cụ này, nên có lúc đã trở thành quá cao so với chỉ số trượt giá. Đã kích thích tăng tiền gửi quá mức, thu hẹp đầu tư cho sản xuất và lưu thông gây khó khăn cho kinh tế quốc doanh trong quá trình phục hồi và sắp xếp lại. Nhưng từ quí III/ 2000ãi suất trở lên thấp xa so với tốc đọ trượt giá, sinh ra bao cấp trở lại cho kinh tế quốc doanh và phát sinh nhu cầu vốn giả tạo từ cơ sở.
Việc áp dụng biện pháp tình thế sử dụng chính sách lãi suất ngân hàng để chống lạm cao trong năm 1999và kéo dài đến quí I/ 2000đã làm cơ chế ngân hàng bị méo mó trái qui luật, lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động tiền tiết kiệm. Tình trạng này tuy có được khắc phục dần trong năm 2001 nhưng đã làm cho ngân hàng càng cho vay càng lỗ, bù lỗ ngân sách cho ngân hàng và ngân hàng không chuyển sang kinh doanh được. Tình trạng bao cấp trong tín dụng trong kinh tế quốc doanh ( lãi suất tín dụng thấp hơn tốc độ trượt giá ) đã che giấu thực trạng lỗ của khu vực này, hình thành nhu cầu giả tạo về vốn. Việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả nợ khó đòi có lúc đã lên đến 20% dư nợ tín dụng của ngân hàng nhà nước. Do vậy chủ trương “chống bao cấp qua giá đồng bộ với chống bao cấp qua vốn” đã không được kiên trì và thực thi có hiệu quả.
Tuy lạm phát đã được kìm chế và đang có xu hướng giảm, song tình hình thị trường và giá cả của năm qua cũng bộc lộ một số tồn tại đó là:
Do được mùa lương lúa hàng hoá tăng nhưng việc tiêu thụ chưa được giải quyết tích cực nên giá thóc ở hai vùng đồng bằng đều xuống thấp chưa thực sự khuyến khích nông dân sản xuất lương thực.
Hàng ngoại tràn vào nhiều qua nhập lậu đã gây khó khăn cho sản xuất trong nước nhiều mặt hàng phải giảm giá, chịu lỗ.
Việc điều hoà lưu thông tiền tệ chưa được cải tiến đáng kể, các doanh nghiệp thiếu vốn nhưng không vay ngân hàng do lãi suất ngân hàng vẫn còn cao.
Những kết quả đặt được của quá trình đổi mới cơ chế và chính sách giá và chống lạm phát trong những năm qua khẳng định: đường lối chủ trương đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ đại hội VI đến nay là đúng đắn.
2. Thực trạng năm 2000-2007
Lạm phát đã được kiềm chế và giảm thấp là kết quả nổi bật của năm . Đến năm 2005 lạm phát lại gia tăng. So với hai năm gần đây tốc độ lạm phát 7 tháng đầu năm 2005ở mức cao (7 tháng đầu năm 2003 là 3, 9% và 7 tháng đầu năm2004 là 7, 2%). Lạm phát ở mức đáng lo ngại là các nguyên nhân chủ yếu sau:
Về cân đối ngân sách nhà nước.
- Tuy kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước được giao cho các Bộ, cho các dịa phương từ cuối tháng 12 năm 2004, nhưng đến nay kế hoạch thu đạt ở mức thấp. Sở dĩ như vậy là do một số nguồn thu không có cơ sở vững chắc, thất thu thuế nghiêm trọng ở một số lĩnh vực, cơ chế thiếu đồng bộ, nhất quán. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh chiếm 24% GDP nhưng chỉ nộp có 11% số thu về thuế và phí. Tình trạng tác động mạnh đến tiến độ chi ngân sách Nhà nước, đặc biệt là cho đầu tư phát triển. Thêm vào đó việc thanh toán các khoản nợ xây dựng cơ bản tập trung trong năm 2004chuyển sang lớn, một số nguồn chi phát sinh như nợ nước ngoài, chi thực hiện ngân sách xã hội... Trong khi nguồn bù đắp ngân sách bằng con đường tín dụng trong nước và quốc tế hết sức khó khăn, tạo áp lực cho việc gia tăng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế.
Về tổ chức điều hành nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ.
- Mặc dù ngân sách nhà nước có nhiều cố gắng trong việc quản lý điều hành nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ, nhưng trong những năm gần đây nổi lên một số vắn đề.
Việc thực hiện, duy trì không nghiêm ngặt tỷ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại ; việc tăng vốn tín dụngvà chậm thu hồi vốn tín dụng đến hạn phải trả của các ngân hàng thương mại làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
Việc mở rộng và phát triển các nghiệp vụ trong kinh doanh của ngân hàng thương mại và chính sách sử dụng ngoại tệ trong nền kinh tế thời gian qua vừa qua làm tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng, làm tăng hệ số tiền, do đó làm tăng tổng phương tiện thanh toán.
Mức nợ tín dụng của ngân hàng thường mại tăng quá nhanh; nhiều lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả, dàn trải, tình trạng các công trình dở dang phổ biến làm trầm trọng thêm sự mất cân đối hàng – tiền trong nền kinh tế. Hơn nữa, lượng tiền mặt trong lưu hành không còn thu hút qua kênh ngân hàng, tạo áp lực khá đối với giá cả thị trường, đặc biệt khi có sự biến động về giá cả.
Có nhiều ý kiến khác nhau khi xem xét ngyên nhân của lạm phát của nước ta trong thời gian qua. Một số ý kiến cho rằng thâm hụt ngân sách nhà nước trong thời gian qua. Một số ý kiến cho rằng thâm hụt ngân sách nhà nước, quản lý điều hành thị trường trong thời gian qua không tốt gây ra tình trạng thiếu một số mặt hàng như gạo, xi măng, giấy... ; xuất khẩu hàng lậu tăng, mở rộng quá mức hạn tín dụng của các ngân hàng thương mại... làm cho lạm phát gia tăng. Do đó cần phải làm rõ mối quan hệ của các nhân tố trên với tình trạng lạm phát gia tăng trong thời gian qua.
3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đạt mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, vấn đề chống lạm phát cần được bảo đảm và luôn duy trì ở mức hợp lý. Trong những năm gần đây, cuộc đấu tranh kiềm chế và đẩy lùi lạm phát tuy đã thu được kết quả nhất định, nhưng kết quả chưa thật vững chắc và nguy cơ tái lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn. Do đó kiềm chế và kiểm soát lạm phátvẫn là một nhiệm vụ quan trọng. Để kiềm chế và kiểm soát có hiệu quả, cần áp dụng tổng thể các giải pháp: đây mạnh phát triển sản xuất, giảm chi phí sản xuất và lưu thông, triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, tăng nhanh nguồn vốn dự trữ, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế nhằm bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế theo dự kiến, đồng thời phải đẩy mạnh cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, làm cho các yếu tố tích cực của thị trường ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Vậy để thực hiện chống lạm phát chúng ta có những chủ trương và giải pháp sau:
Tập chung mọi nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất để đẩy mạnh sản xuất. Thủ tướng chính phủ đã giao cho bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các Bộ các ngành có liên quan nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các cơ ché chính sách chung về quản lý kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững; tập chung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất với hiệu quả ngày càng cao; giữ vững chấn chỉnh hệ thống doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động có hiệu quả hơn, sắp xếp tốt mạng lưới lưu thông hàng hoá, xây dựng khối lượng dự trữ lưu thông đủ mạnh, nhất là những mặt hàng thiết yếu, để Nhà nước có khả năng can thiệp vào thị trường, bình ổn giá cả, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, tham gia cạnh tranh lành mạnh, hàng hoá lưu thông thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng.
Các giải pháp tièn tệ tài chính: Khống chế tổng phương tiện thanh toán phù hợp vơí yêu cầu của tăng trưởng kinh tế mức tăng tối đa trong khoảng 21%; dư nợ tín dụng tăng khoảng 21-26%, huy động vốn tăng 40-45%, trong đó vốn trong nước tăng 19-20%; tiếp tục điều chỉnh lãi suất và tỷ giá phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới. Để thực hiện ục tiêu trên. ngân hàng nhà nước phải phối hợp chặt chẽ với bộ kế hoạch và đầu tư. Bộ tài chính và các Bộ, các ngành có liên quan tập trung thực hiện kiên quyết một số giải pháp sau đây:
a) Tiếp tục triển khai phát triển thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị trường tín phiếu kho bạc. Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính tổ chức điều hành có hiệu quả hoạt động của các thị trường này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát nhất là trong dip tết nguyên đán.
b). Ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ phương tiện thanh toán đã dự kiến:Thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, không chê hạn mức tín dụng kiểm soát định mức dự trữ bắt buộc theo pháp lệnh Ngân hàng, loại bỏ tín phiếu kho bạc trong cơ cấu dự trữ bắt buộc và tăng tương ứng phần tiền gửi trên tài khoản của Ngân hàng nhà nước.
c. ) Ngân hàng Nhà nước cần sơ kết kinh nghiệm điều hàng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để có những sửa đổi bổ sung cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với các tổ chức kinh tế. Việc mua ngoại tệ của ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. tăng cường kiểm tra kiểm soát và từng bước thực hiện nhanh hơn chủ trương “ trên đất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt nam.
d). Bên cạnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp, cần áp dụng thành các chuyển gián tiếp để điều hành lãi suất thị trường, điều hoà lưu thông tiền tệ, mở rộng việc thanh toán. Ngân hàng nhà nước theo dõi kiểm tra tại các ngân hàng thương mại việc giảm lãi suất cho vay so với hiện nay để có phương án giảm tiếp lãi suất cho vay kích thích đầu tư.
- Các biện pháp về ngân sách nhà nước.
a. ) Phấn đấu tăng thu, thực hiện triệt để tiết kiệm chi nhằm giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng dự trữ tài chính bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước vững chắc, lành mạnh là biện pháp cơ bản để góp phần kiềm chế lạm phát. Các ngành, các cấp phải có việc chỉ đạo thu, chi ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của mình.
b) Đi đôi với việc nghiên cứu chính sách thuế. Bọ tài chính, Tỏng cục hải quan và uỷ ban nhân dân các cấp cần tăng cường công tác quản lý thu và chống thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các nghành các cấp quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, đấu tranh chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật, khai man doanh số và chầy ỳ trong việc nộp thuế. Tổ chức thanh tra và kiêmt tra việc thu thuế, cải tiến thủ tục nộp thuế, tránh phiền hà cho người nộp thuế.
c) Các Bộ ngành dịa phương và đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc chỉ thi của Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện tiết kiêm, chống lãng phí, chốngtham nhũng, chống buôn lậu, tổ chức sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả và phải chiu trách nhiệm đối với khoản chi sai chế độ làm thất thoát tài sản và những khoản chi lãng phí, phô trương hình thức.
d) Tiếp tục sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao năng suất lao động, chống thất thoát, lãng phí vồn tài sản Nhà nước. Bộ tài chính khẩ chương hoàn thành đề án đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ, triển khai rộng rãi chế độ kế toán mới trong các doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn để đưa hoạt động tài chính của doanh nghiệp đi vào nề nếp, đúng chế độ.
- Các biện pháp về điều hành cung cầu thị trường:
a) Thực hiện các biện pháp để hàng hoá lưu thông thông suốt trong cả nước nhằm ngăn chặn các hiên tượng đầu cơ, tích trữ khan hiếm giả tạo, kích giá tăng lên thiệt hại cho sản suất và đời sống. Bộ thương mại chủ trì cùng các bộ ngành liên quán sớm có đề án quản lý thị trường, tiêu thụ hàng hoá phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Xây dựng mạng lưới thương nghiệp với sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó doang nghiệp quốc doanh phải chủ động chi phối thị trường Việc quản lý thị trường phải gắn với đặc thù của từng khu vực. .
b)Bộ thương mại khẩn trương tổ chức tốt việc triển khai thực hiên quyết định số 864/ITg ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hàng hoá và điều hành và điều hành công tác suất nhập khẩu. Phối hợp với các Bộ ngành liên quan thực hiện các biện pháp để bảo đảm sự cân đối giữa lực lượng hàng hoá, dịch vụ với tổng sức mua của xã hội. Chỉ đạo và đôn đốc các doanh nghiệp suất nhập khẩu đưa đại bộ phận hàng hoá nhập khẩu về nước ngay từ những tháng đầu năm, đáp ứng kịp cho sản xuất và cân đối cung cầu hàng hoá ở trong nước. Chấn chỉnh tình trạng xuất nhập khẩu bằng việc sắp xếp đầu mối xuất nhập khẩu hợp lý, nhất là xuất khẩu lương thực. Tổ chức việc mua hàng hoá xuất khẩu có trật tự, ngăn chặn tình trạng tranh mua hàng xuất khẩu đẩy giá lên. Nghiên cứu hình thành quỹ hỗ trợ xuất nhập khẩu để có nguồn sử lý những rủi ro trong kinh doanh.
c) Để ngăn chặn ngay từ đầu những dấu hiệu dẫn đến phát sinh biến đổi giá. Ban vật giá Chính Phủ phải theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá, tiền tệ trên thị trường, từ đó đề xuất với Thủ tướng Chính Phủ những biện pháp bình ổn giá cả, giúp các Bộ ngành quản lý sản xuất, kinh doanh, hình thành các mức giá cụ thể theo định hướng của Nhà nước.
Để chặn đứng tình trạng giá cả tăng cao thường diễn ra vào những tháng đầu năm, các Bộ ngành cần nghiêm chỉnh chấp hành những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Bộ lao động thương binh xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ ngành có liên quan tổ chức tiền lương, năng suất lao động chi phí sản xuất, lưu thông và viẹc hình thành giá ở một số đơn vị sản xuất, kinh doanh các lạo hàng hoá đại diện cho các ngành kinh tế quốc dân để đề suất chính sách và biện phát giải quyết tiền lương gắn với năng suất lao động đối với khu vực sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Lạm phỏt là vấn đề mang tớnh thời sự cập nhật của mọi thời đại .Trong giai đoạn bung nổ kinh tế như hiện nay thỡ lạm phỏt càng là vấn đề đỏng quan tõm .việc nghiờn cứu đề tài này đó giỳp em hiểu thờm về lạm phỏt và cú những bài học kinh nghiệm rỳt ra sau khi làm đề ỏn .
Lạm phỏt cũng là một hiện tượng tấ yếu khỏch quan xảy ra trong nền kinh tế cỏc nước.Vỡ thế nhà nước phải cú những chớnh sỏch định hướng những biện phỏt khắc phục kịp thời để kỡm chế sự bựng nổ của lạm phỏt đặc biệt trong giai đoạn hiện nay .
Là một sinh viờn kinh tế chỳng ta càng thấy rừ được tầm quan trọng của việc nghiờn cứu vấn đề lạm phỏt .Nú làm tăng thờm vốn kiờn thức về thực tế mà mỗi nhà kinh doanh đều cần phải cú .
Trong quỏ trỡnh làm em khụng trỏnh khỏi thiếu sút mong thầy chỉ bảo thờm để em hoàn thiện vốn kiến thức của mỡnh sau này ra trường phục vụ cho chớnh sự nghiệp của mỡnh cũng như phục vụ đất nước .
Tài liệu tham khảo
1.Giỏo trỡnh kinh tế chớnh trị Mac-Lờnin
2.Tạp chớ kinh tế và phỏt triển
3.thời bỏo kinh tế Việt Nam
4.Tạp chớ Đảng Cộng Sản
5.Niờn giỏm thống kờ năm 2006
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7370.doc