MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 2
5. Ý nghĩa của vịêc nghiên cứu đề tài. 2
6. Kết cấu. 3
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LOẠI HÌNH 4
BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ 4
1.1.Đặc điểm, đặc trưng của loại hình báo in. 4
1.1.1 Tính thời sự và tính định kỳ của báo in 4
1.1.2 Sự đồng hiện thông tin và đặc trưng việc tiếp nhận thông tin của công chúng báo in 5
1.2. Đặc điểm và đặc trưng của báo điện tử 8
1.2.1. Tính thời sự và tính phi định kỳ. 8
1.2.2. Sự đồng hiện thông tin và sự tiếp nhận thông tin của công chúng báo trực tuyến. 9
1.2.2.1 Sự đồng hiện thông tin 9
1.2.2.2 Sự tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử. 13
1.2.3 Tính tương tác trên báo điện tử (Interactivity) 14
Chương 2: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM BÁO IN CHO BÁO ĐIỆN TỬ 18
2.1. Việc sử dụng tít của tác phẩm báo in cho báo điện tử. 18
2.2. Việc sử dụng sapô của tác phẩm báo in cho báo điện tử 30
2.3. Việc sử dụng chính văn và kết cấu của tác phẩm báo in cho báo điện tử. 40
Chương 3: KỸ THUẬT BIÊN TẬP TÁC PHẨM TỪ BÁO IN SANG BÁO ĐIỆN TỬ 49
2.1. Kỹ thuật chuyển tít từ báo in sang báo điện. 49
ã Một số kỹ thuật để chuyển tít của báo in sang báo điện tử đó là: 50
2.2. Kĩ thuật chuyển sapô báo in sang báo điện tử. 58
2.3. Kỹ thuật chuyển phần chính văn và kết cấu của báo in sang báo điện tử. 61
2.3.1. Kỹ thuật chuyển phần chính văn. 61
2.3.2. Kỹ thuật chuyển kết cấu. 67
C. PHẦN KẾT LUẬN 70
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2408 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Loại hình báo in và báo điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn đến bệnh ung thư gan. Tác giả nói rõ về mối quan hệ giữa viêm gan siêu vi B và ung thư gan. Cuối cùng tác giả nói đến việc có thể phòng ngừa ung thư gan bằng cách tiêm chủng phòng ngừa viêm gan siêu vi B, nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan và nói đến những con số thống kê quan trọng để chứng minh cho ý kiến này.
Cũng như ở ví dụ trên thông tin quan trọng nhất được tác giả đưa xuống hết bài, có thể điều đó không ảnh hưởng tới cách đọc của độc giả báo in do muốn tìm hiểu cặn kẽ về vấn đề, nhưng đối với những độc giả chỉ cần nhanh chóng nắm thông tin như ở báo điện tử thì thấy nó không phù hợp.
Ví dụ tiếp theo là bài đăng trên báo điện tử Tuổi trẻ:
- Người Việt giữ bao nhiêu vàng? (Chuyên mục thời sự, thứ 4, ngày 16/4/2008)
Với nội dung được lấy từ báo in Tuổi trẻ. Đây là bài viết trên báo in Tuổi trẻ với những nội dung nghiên cứu thông tin trong những tháng đầu năm 2008, đã có gần 40 tấn vàng được nhập thành trên một triệu lượng vàng SJC tung ra thị trường với các câu hỏi “Số vàng đã nhập trị giá 18 tỉ USD?”, “vàng đang ở đâu?”, “Dân còn mê vàng?”. Người đọc báo điện tử sẽ không muốn phải mất quá nhiều thời gian để đọc một bài nghiên cứu với những câu hỏi trong suốt toàn bộ bài viết như vậy. Cái họ muốn là một sự khẳng định của tác giả bài viết về việc “Người Việt giữ bao nhiêu vàng?” và người đọc báo điện tử sẽ nhanh chóng bỏ qua những bài có nội dung bắt họ phải suy nghĩ, phải chờ câu trả lời nằm dọc trong suốt quá trình đọc bài báo. Nếu có thể tác giả khi biên tập hãy nêu nên những thông tin chính cơ bản nhất và bằng một cách khái quát nhất trả lời câu hỏi mà phần tít đã đưa ra ngay trong phần đầu nội dung của bài viết.
Một ví dụ nữa về kết cấu và chính văn của bài báo in được giữ nguyên trên báo điện tử là bài:
- Xử phạt xe quá tải trên cầu Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh): Cảng “khóc”, doang nghiệp “mếu”! (Chuyên mục Đời sống đô thị, thứ 5 ngày24/4/2008).
Đây là một bài báo dài đến nghìn rưởi chữ mà không được biên tập ngắn lại cho phù hợp với yêu cầu của báo điện tử, có thể chắc chắn một điều rằng hầu hết độc giả báo điện tử sẽ không chấp nhận với sự dài dòng này, sẽ không sử dụng thời gian hạn hẹp của mình để đọc hết một bài báo dài như thế để rồi những thông tin trên bài báo trở nên vô giá trị.
Thậm chí, cả một bài báo dài như vậy mà chỉ có phân đoạn ba lần làm cho cả những người chịu khó nhất đọc hết bài báo cũng phải cảm thấy khó chịu.
Trên đây là một số ví dụ điển hình cho việc chuyển nguyên phần kết cấu và chính văn từ báo in sang báo điện tử của tờ Tuổi trẻ mà không được biên tập, chỉnh sửa cho phù hơp với đặc điểm và yêu cầu của báo điện tử làm giảm hiệu quả thông tin của bài viết.
Không chỉ báo điện tử Tuổi trẻ mà ngay cả báo điện tử Thanh niên cũng có chung tình trạng như vậy.
Ví dụ như bài:
-Tại sao phim tài liệu Việt Nam bị lãng quên? (Chuyên mục Văn hoá- nghệ thuật, thừ sáu ngày 18/4/2008)
Nội dung chính văn và kết cấu được giữ nguyên từ báo in Thanh niên cùng ngày. Trên báo in tác giả nói đến việc khán giả quay lưng lại với phim tài liệu mà không đi sâu vào giải thích vì sao lại có hiện tượng trên, vấn đề tại sao phim tài liệu Việt Nam bị lãng quên không được giải thích ngay từ đầu mà lại được tác giả nói đến ở phần sau và phần kết đó là nguyên nhân do không được tuyên truyền, quảng bá, chưa có một catalogue trên mạng dành cho phim tài liệu Việt Nam, chưa có một nơi có thể đến để gõ cửa xem phim tài liệu…
Nếu chuyển sang báo điện tử với kết cấu này sẽ là không hợp lý do nhu cầu nắm bắt thông tin nhanh của báo điện tử, vì lý do hầu hết độc giả tìm đến báo điện tử là chỉ muốn biết được thông tin nhanh chứ không phải nghiên cứu, tìm hiểu thông tin của bài viết. Đó cũng là nguyên nhân chứng tỏ vì sao bài viết trên có đến 1200 từ mà chỉ có hai chỗ được phân đoạn bởi các tít xen là không hợp lý.
Tiếp theo là bài:
-Vì sao không có kịch bản hay? (Chuyên mục Văn hoá- nghệ thuật, thứ tư ngày 9/4/2008).
Là bài trên báo điện tử Thanh niên lấy nội dung chính văn và kết cấu của bài báo in Thanh niên cùng ngày. Trên báo in về kết cấu trước hết tác giả nói về tình trạng khan hiếm kịch bản hay một cách trầm trọng mặc dù hiện nay đã có hai trại sáng tác kịch bản sân khấu đang mở, tác giả còn chỉ ra sự mâu thuẫn kịch bản của trại sáng tác dù đã được thẩm định kỹ càng, chi tiết nhưng lại bị sân khấu “chê” và nhận xét rằng những kịch bản đạt được cả hai mặt là tiêu chí thẩm định của trại sáng tác và trên sân khấu là rất hiếm. Cuối cùng tác giả mới trả lời cho câu hỏi đã đưa ra ở phần tít qua sự nhìn nhận thẳng thắn của tác giả Thu Phương, người có nhiều kịch bản đoạt giải thưởng và ăn khách hiện nay đó là “Doanh thu luôn là áp lực lớn của người làm nghề”.
Ở báo in đó là kết cấu thông thường của một bài nghiên cứu và dành cho những người đọc có nhiều thời gian suy ngẫm đi từ thực trạng tới nguyên nhân của vấn đề, nhưng ở báo điện tử người đọc lại muốn ngay lập tức biết được nguyên nhân của vấn đề, câu trả lời cho phần tít đã đặt. Chính vì vậy việc sử dụng nguyên kết cấu của báo in này có lẽ là không hợp lý.
Ngoài ra, xét về phần chính văn, cũng vẫn là những câu chữ dài dòng phù hợp cho báo in, không hề có sự phân đoạn, phân ý, không có tít xen, tít dẫn giúp người đọc có thể nắm bắt thông tin một cách rõ ràng, bài viết có thể tính được trên một nghìn chữ không phù hợp với yêu cầu ngắn gọn của bài viết báo điện tử.
Ví dụ tiếp với bài:
Bệnh viện “4 không, 2 nhanh” (Chuyên mục bạn đọc, thứ tư, ngày 16/4/2008)
Bài viết trên báo điện tử Thanh niên lấy nội dung từ báo in Thanh niên. Ở báo in tác giả nói đến những chiến công thầm lặng của các y bác sĩ bệnh viện Quân dân miền Đông với những ca cấp cứu, cứu sống nhiều bệnh nhân. Đó là sự hết lòng với người bệnh của các tập thể y, bác sĩ. Nhưng thông tin quan trọng nhất là phương châm “4 không, 2 nhanh”, (đó là không từ chối bệnh, không gây phiền hà cho bệnh nhân, không thờ ơ với bệnh nhân và không nặng lời với bệnh nhân. Còn hai nhanh đó là: Cấp cứu nhanh và nhận bệnh nhanh) đã được nêu ở phần tít gây được sự chú ý của độc giả thì lại được tác giả đưa xuống phần cuối.
Trên báo điện tử vẫn giữ nguyên phần tít như vậy khiến cho việc nếu độc giả đọc lướt sẽ không nắm được thông tin quan trọng nhất mà bài báo đưa ra. Vì vậy mà hiệu quả tuyên truyền của nó sẽ giảm sút. Người đọc có thể bỏ qua đoạ sau nếu đọc đoạn đầu mà không thấy cái mà họ muốn đọc. Nếu có thể hãy đưa những thông tin về phương châm “4 không, 2 nhanh” lên trên đầu để thu hút người đọc đối với bài báo.
Ví dụ tiếp theo trong bài báo trên báo điện tử Thanh niên:
- Có gì mới trong Yahoo! 360 Plus? (Chuyên mục Giáo dục, thứ hai, ngày 28/4/2008)
Có phần kết cấu và chính văn được chuyển từ báo in Thanh niên sang. Trong báo in tác giả phân bố thông tin theo hình chữ nhật với việc thông tin nói về những cái mới của Yahoo! 360 Plus được dàn trải trong bài viết theo hình thức liệt kê. Đầu tiên tác giả nói tới sự mới mẻ trong “giao diện độc phá” và những chi tiết của nó, sau đó là “các chức năng hoàn chỉnh của Yahoo! 360 Plus và cuối cùng là những hạn chế của nó. Với kết cấu như vậy trên báo điện tử phải đọc toàn bộ bài viết độc giả mới chắt lọc được hết tất cả những ý cơ bản, quan trọng nói về những cái mới trong Yahoo! 360 plus. Điều này sẽ làm cho độc giả cảm thấy chán nản và rất có thể họ sẽ ngừng đọc giữa chừng. Để cho độc giả không mất nhiều thời gian cho bài viết tác giả có thể biên tập lại chắt lọc những thông tin cơ bản quan trọng nhất mà cụ thể ở đây là những điểm mới trong Yahoo! 360 Plus đưa lên phần đầu để độc giả có thể nắm bắt đầy đủ và nếu có hứng thú họ sẽ đọc tiếp.
Về phần chính văn. Trong bài viết sử dụng nhiều từ chuyên môn mà không hề có giải nghĩa như “ Thank Sidebar”, “Yahoo! Mash”, “Số lượng Module”, “Sử dụng CSS”, “Blogging”, “Blogging platfrom”, “Word press”, “Comment hỗ trợ HTML”… điều này sẽ gây ra sự khó hiểu làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận của những độc giả lần đầu được tiếp nhận với những thuật ngữ này, không thể bắt độc giả phải tra cứu Internet, hay các scáh chuyên môn rồi mới có thể hiểu được thông tin mà bài báo đưa ra. Chính vì vậy tác giả báo điện tử khi biên tập cần phải chú ý giải thích rõ ràng cho độc giả hiểu.
Trên đây là một số ví dụ cụ thể về việc các tờ báo điện tử sử dụng nguyên phần chính văn và kết cấu của báo in mà không có sự biên tập chỉnh sửa cho phù hợp với đặc điểm của báo điện tử cũng như đặc điểm tiếp nhận thông tin của độc giả báo điện tử. Vì vậy có hiện tượng các bài báo khi được chuyển có nội dungquá dài, không có sự phân đoạn, phân ý, các ý đan xen chồng chéo vào nhau. Về kết cấu thì có nhiều bài thông tin quan trọng không được biên tập lại và đưa lên đầu, độc giả bắt buộc phải đọc cả bài dài mới tìm ra được cái mình muốn đọc. Về chính văn có nhiều câu chữ dài dòng, những từ khó hiểu, hay những thuật ngữ chuyên môn không được giải thích chính những điều này cản trở rất lớn đến việc tiếp nhận thông tin của độc giả báo điện tử. Tác giả của báo điện tử phải luôn có quan niệm rằng khi đọc báo điện tử là độc giả muốn đi sâu vào xem xét tìm hiểu thông tin bài viết một cách cô đọng và ngắn gọn nhất. Độc giả không thể ngồi hàng giờ để nghiên cứu thông tin của một bài báo in trên báo điện tử.
Chính vì vậy, tác giả phải có sự biên tập lại không nói dài dòng, phải nói thẳng vào chuyện chính, phải đảm bảo cái sự kiện được trình bày lại một cách cô đọng xúc tích.
Để cho một thông tin được hiểu trước hết nó phải được đọc, chính ví vậy tác giả phải biên tập lại kết cấu để độc giả có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng bằng cách nêu bật được ngay vấn đề tránh việc độc giả phải đọc cả bài báo mới nhận ra được thông tin cốt lõi. Chỉ có làm như vậy báo điện tử mới có thể giữ chân độc giả cảu mình, và thể hiện sự độc lậo về cách thưc thể hiện, về phong cách của báo điện tử so với báo in và quan trọng nhất là ohù hợp với đặc điểm của báo điện tử cũng như sự tiếp nhận thông tin của báo điện tử làm cho báo điện tử trở thành phương tiện tiếp nhận thông tin không thể thiếu đối với công chúng.
Chương 3: KỸ THUẬT BIÊN TẬP TÁC PHẨM TỪ BÁO IN SANG BÁO ĐIỆN TỬ
2.1. Kỹ thuật chuyển tít từ báo in sang báo điện.
Trung bình tít của một bài báo được đọc nhiều gấp 5 lần nội dung thông tin của bài báo đó.Chính vì vậy việc biên tập lại cho tít báo điện tử là một công việc quan trọng.
Để thu hút sự chú ý của công chúng, để khuyến khích họ đọc báo điện tử, người biên tập cũng như tác giả bài báo điện tử phải sử dụng một tổng thể các kỹ thuật bao gồm phần tít (tít dẫn, tít phụ), sapô và các minh hoạ, chú thích.
Do những đặc điểm phân tích ở trên, nhất là sự khác biệt về chức năng riêng của tít giữa loại hình báo in và báo điện tử, thì việc đặt tít cho báo điện tử hoặc khi chuyển một thông tin của tít từ báo in sang báo điện tử là một việc không dễ vì thực tế lại có nhiều tít dài (và được bổ trợ bởi nội dung hình ảnh, đồ hoạ…) chỉ phù hợp cho trường hợp đi cùng với ngữ cảnh trong báo in. Còn tít trên báo điện tử (ở trang chủ ) thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh nên việc biên tập lại là rất cần thiết. Thêm một đặc điểm lớn nhất và dễ thấy của tít dài là trông quá xấu, kể cả khi ở dạng danh mục các tin lẫn khi nằm ở đầu bài với font chữ lớn, điều này nhiều khi tạo ấn tượng không tốt về mặt thẩm mĩ cho độc giả khi đọc báo điện tử.
Tít báo điện tử phải đảm bảo “giúp độc giả lựa chọn”, nghĩa là khi độc giả đọc tít rồi sau đó có thể quay lại đọc hoặc truy cập vào nội dung của bài này. Chính vì thế tít báo phải nêu bật được chủ đề, nếu có thể được thì nêu cả góc độ của bài báo và tít báo, phải nhấn mạnh có gì mới, có gì hay đáng đọc, đáng được sự quan tâm của công chúng để công chúng có thể lựa chọn ngay khi xem lướt qua tờ báo hay trang chủ của tờ báo điện tử.
Về nguyên tắc chung, tít báo điện tử tóm tắt nội dung bài báo. Đó là một cái nhãn mang những thông tin chỉ dẫn cho phần nội dung. Nó mang lại nhận thức tức thời về thông điệp chính. Vì vậy nó rất quan trọng ở chỗ chỉ cần đọc tít, độc giả báo điện tử đã biết được cốt lõi của thông tin chứa đựng trong phần nội dung.
Nếu trên báo in không thể hoặc không muốn tóm tắt nội dung bài báo thì tác giả báo điện tử hãy đưa ra, nhặt ra chi tiết đắt nhất có giá trị nhất để truyền tải đến công chúng của mình.
Như chúng ta đã biết, tít báo là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, cho nên nó cũng có những chức năng chung của báo chí. Nhưng tít báo điện tử lại tồn tại tương đối độc lập với bài viết vì nó nằm trên trang chủ nên có những chức năng riêng, đặc thù chức năng định danh thông tin. Do vậy, để thực hiện được chức năng này, tít phải thoả mãn ít nhất 2 yêu cầu:
Một là, tít phải khái quát được nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm (đối với một vài loại tít)
Hai là, tít phải được trình bày hấp dẫn (về makét)
Xét từ yêu cầu thứ nhất, tác giả làm báo hay biên tập báo điện tử phải đảm bảo mối quan hệ rất chặt chẽ giữa tít và bài. Quan hệ ấy thể hiện ở chỗ: tít thể hiện được hết nội dung của bài, có khi tít không chỉ thể hiện hết nội dung bài mà còn có tác dụng nâng bài lên một tầm mới.
Một số kỹ thuật để chuyển tít của báo in sang báo điện tử đó là:
Khi chuyển tít sang cho báo điện tử phải đảm bảo sự sáng sủa dễ hiểu, dùng từ đơn giản cụ thể, không viết tắt. Giải thích rõ ràng nội dung của bài báo(hoặc email) bằng những ngôn ngữ gần gũi với người sử dụng.Dùng từ đơn giản không thêm chơi chữ hay thể hiện trình độ ngôn ngữ với các tít “thông minh”. Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, đỡ phải nén hoặc dãn chữ. Tít sau khi chuyển phải sao cho trình bày đẹp mắt và hợp với các phần tít khác trên trang chủ.
Cần biết tít đó được dành bao nhiêu bao nhiêu chỗ trên trang chủ và tìm số lượng từ khớp với khoảng trống đó và phải biết rõ điểm ngắt dòng là ở đâu (đối với tít dài hai ba dòng) vì đôi khi ngắt dòng không đúng chỗ sẽ làm hong cả nội dung thông tin. Hãy xem xét tới phần trình bày của trang báo và nên trao đổi trước với người dàn trang để viết tít bài báo sau khi được chuyển từ báo in phù hợp với các đầu đè khác, các đầu đề phụ và ảnh về mặt nội dung chủ đề, nội dung thông tin.
Những tít sau khi được chuyển từ báo in sang báo điện tử phải ngắn, mạnh, rõ ràng, trực tiếp loại bỏ những chi tiết phụ rườm rà. Đi thẳng vào các vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định, tránh dùng dấu chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh. Hạn chế dùng dấu chấm câu trừ dấu hai chấm, không dùng câu hỏi. Trong khi cố gắng diễn tả đầy đủ nội dung không được quên tít càng ngắn thì càng dễ đọc, cố dùng những động từ tính từ, có thể giảm bớt giới từ kèm theo. Cũng giống như đối với phần nội dung, tít sau khi chuyển tải từ báo in cần phải nhấn mạnh tính mới, tính sự kiện. Vì vậy tác giả nên sử dụng những từ cụ thể, những từ ngữ mang tính nhạy cảm hơn là những điều trừu tượng. Chỉ chú ý đừng để trượt những từ nhạy cảm hay giật gân.
Kỹ thuật làm tít của các “nhà làm tít” giống như người ta gọi các chuyên gia đặt tít trong các ấn phẩm kinh điển là ở chỗ biết khai thác thông tin một cách tối đa, đồng thời làm giàu thông tin bằng một nhãn quang, một quan điểm riêng.
Một tít báo điện tử sau khi đã được chuyển từ báo in, nếu có thể, cần phải năng động, mãnh liệt sống động. Cũng như vậy, để thu hút sự chú ý nhiều hơn người ta thích dạng chủ động và khẳng định hơn là thụ động hoặc phủ định của tít trên báo điện tử. Người làm tít cũng phải tránh các trạng từ, tính từ và các động từ nữa, trừ khi chúng ta thể hiện sự mạnh mẽ và chính xác. Người ta phải loại trừ những từ kỹ thuật và mang tính bài học.
Chính xác, trung thực, không thay thế nội dung bằng hình thức, không nói quá. Hãy giữ nguyên thông tin gốc, sau hai hay ba lần thay đổi các công thức trở nên mất giá trị. Chú ý hết sức tính chính xác của sự việc và đảm bảo giữ được sắc thái của bài báo (không thể đặt một tít buồn cười cho một tờ báo đưa thông tin buồn và ngược lại). Không phải hễ bạn tìm được kiểu chơi chữ hay là nhất thiết bạn phải sử dụng nó. Nếu cách chơi chữ đó không mang đến cho người đọc một ý niệm chính xác về thông tin được nói đến thì hãy cắt bỏ. Tít sau khi chuyển phải phản ánh trung thực nội dung thông tin, phải phù hợp với ảnh hoặc đồ hoạ kèm theo.
Phải quan tâm bài viết trên báo in về vấn đề gì và sapô của nó như thế nào? Có thể lấy ý tưởng từ sapô để viết tít nhưng không đơn thuần sao chép lại mào đầu.
Phải quan tâm báo in là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Thông tin về cá nhân hay về một chủ trương, chính sách của chính phủ? Đây là một thông tin thời sự hay một bài mang tính thông tin sâu? Hãy cố gắng viết tít theo đúng với sắc thái của câu chuyện và tính chất của bài viết. Nếu có ảnh hoặc đồ hoạ kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung ảnh hoặc đồ hoạ. Điều này đặc biệt cần trong trường hợp có ảnh kèm theo, vì các kết quả nghiên cứu cho thấy, độc giả sẽ nhìn hình ảnh trước khi đọc trang báo.
Nếu trong nội dung có thêm tít phụ thì nó phải phù hợp với cùng sắc thái với tít chính sau khi đã được chuyển, mặc dù nội dung tít chính và tít phụ là hoàn toàn khác nhau.
Tít sau khi được chuyển phải chính xác, ở đây bao gồm cả nội dung, chính tả, ngữ pháp…. Nếu tít báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai. Ngày tháng, số liệu, sự kiện…nêu trong tít phải chính xác và phù hợp với thông tin nêu trong nội dung bài viết.
Tiến hành kiểm tra và kiểm tra lại tất cả chính tả, đặc biệt là họ tên người và con số. Khi đã chuyển xong cần phải kiểm tra lại cả bài và sau cùng là kiểm tra lại tít .Vì không phải không có trường hợp đã sửa chi tiết trong bài mà lại bỏ quên khâu sửa tít. Luôn nhớ rằng kiểm tra lại một lần nữa cũng không thừa.
Khi tiến hành biên tập chuyển tít từ báo in sang báo điện tử phải lưu ý đến sự thích hợp, độc đáo, hấp dẫn. Một tít chỉ dùng cho một bài báo, tít là riêng biệt.
Bởi vì khi cùng một tít đi kèm với nhiều loại báo khác nhau thì sẽ xảy ra tình trạng mơ hồ. Hãy tránh những tít mơ hồ, ám chỉ bóng gió, chỉ có những chi tiết cụ thể có quan điểm rõ ràng, riêng biệt mới mang đến cho tít trên báo điện tử sự hấp dẫn của nó. Hãy đấu tranh chống lại những đề tài quá tổng quát hoặc trừu tượng về tính độc đáo, hấp dẫn. Tít sau khi chuyển phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng ngôn ngữ sắc xảo và hấp dẫn.
Lựa chọn từ ngữ cho tít trên báo điện tử là một vấn đề quyết định trong việc thu hút độc giả độc bài viết đó vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi tác giả đọc lại bài viết trên báo in hãy rút và viết ra những từ có thể dùng cho tít trên báo điện tử.
Vì chỗ dành cho tít trên báo điện tử là rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ. Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một, cần tránh những từ bóng bẩy khi có thể dùng đơn giản mà vẫn hiệu quả. Trên thực tế, độc giả báo điện tử là những người bình thường và rất bận rộn, họ muốn đọc những từ đơn giản dễ hiểu và không tốn thời gian để nghĩ về chúng.
Không được dùng những câu sáo rỗng. Nên nhớ điều thông tin của độc giả là nội dung thông tin. Tránh lạm dụng các cách chơi chữ vì nó có thể phản tác dụng nếu ngôn từ bạn dùng chưa thật đắt giá.
Chú ý lựa chọn những từ độc đáo. Có một số từ thường được báo in sử dụng quá nhàm trong tít. Tránh được những từ như vậy, báo điện tử sẽ hay hơn. Sắp xếp từ ngữ mạch lạc và đảm bảo rằng tít báo điện tử sau khi chuyển có ý nghĩa rõ ràng. Tránh đưa nội dung phức tạp và các con số không cần thiết vào tít báo điện tử. Nhờ đồng nghiệp góp ý kiến và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ. Nếu họ thấy rằng tít bài báo điện tử của bạn nghe hay nhưng chẳng có ý nghĩa gì thì có thể độc giả cũng cảm thấy như vậy.
Muốn có sự độc đáo, hấp dẫn cho tít báo điện tử có thể dùng các tít gây chú ý, không nhất thiết phải là phải tóm tắt các thông tin chứa đựng trong phần nội dung. Chúng nêu bật tinh thần hơn là vấn đề cụ thể, và nhằm để kích thích tính tò mò. Nhưng phải lưu ý rằng đây là một thể loại khó vì nó tuyệt đối cần phải tôn trọng cả thông tin chính lẫn quan điểm riêng.
Phù hợp với thể loại: Tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.
Trong thể loại phỏng vấn trên báo điện tử, yêu cầu thông tin lớn nhất đó là ý kiến của người được phỏng vấn. chính vì vậy, việc tìm ra một câu trích dẫn từ người được phỏng vấn mang đậm sắc thái và nội dung của cuộc phỏng vấn để làm tít chính là sự hấp dẫn, lôi cuốn của tít trên báo điện tử cho thể loại này. Cả phóng sự hay xã luận… cũng không ngoại lệ.
Không nên sử dụng cách phóng đại sự hấp dẫn để lôi kéo mọi người nhấn chuột nhằm tìm hiểu nội dung bài viết. Công chúng độc giả thực sự cảm thấy khó chịu với trò đánh lừa này khi mất thời gian chờ download một trang báo để rồi nhận ra đó không phải là cái họ muốn. trên báo in, sự tò mò có thể khiến người ta lật trang hoặc bắt đầu đọc một bài báo. Trên trang báo điện tử, điều đó sẽ khó lặp lại lần thứ hai. Do đặc điểm của công chúng là không có nhiều thời gian dành cho việc đọc báo điện tử chính vì vậy việc thông tin đầu tiên là tít ở trang chủ phải đơn giản, dễ hiểu và chứa đựng đúng những thông tin trong bài viết. Tít nào khi qua đường link phải có đúng thông tin bài viết đó, không được gây ra sự thất vọng từ phía người đọc
Lưu ý một chi tiết “nhỏ mà không nhỏ” là khi người sử dụng các công cụ tìm kiếm thì thông tin thông qua các tít sẽ xếp theo thứ tự chữ cái A,B,C. Tít tiếng Anh có thể sẽ bị mắc sai lầm và bị đưa xuống cuối bài vì việc sử dụng mạo từ “the” lên đầu câu. Tiếng việt thì không tồn tại những từ kiểu này nhưng vẫn nên lưu ý một kỹ thuật nhỏ đó là: khi biên tập tít từ báo in sang báo điện tử sử dụng những từ có chữ cái đứng đầu là những chữ cái trên cùng của bảng chữ cái A,B,C nếu có thể. Như vậy sẽ hướng được sự chú ý của người đọc trước tiên vì người đọc báo điện tử có thói quen đọc từ trên xuống khi gặp một tít hấp dẫn sẽ thực hiện click vào đường link và đọc những nội dung tiếp theo
Từ đầu tiên của tít phải là từ quan trọng nhất và mang nhiều thông tin nhất. Nó có lợi khi được xếp chỗ tốt nhất ở vị trí trong danh mục tìm kiếm và khi công chúng độc giả nhìn sẽ thấy dễ hơn. Có thể bắt đầu bằng tên của công ty, tên người trong phỏng vấn, tên địa danh trong phóng sự hay tên vấn đề nóng mà có khả năng sẽ được sự quan tâm của công chúng đề cập trong bài viết.
Không được đặt mấy tít liền bằng cùng một chữ vì như thế công chúng sẽ khó nhận rõ sự khác biết khi lướt qua một danh mục và như vậy sẽ có khả năng tất cả những tít đó dù nội dung có hay đến đâu đều sẽ bị bỏ qua.
Nên sử dụng những tít có tính thông tin hoặc tít gợi. hai loại tít này có thể trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì). Khi sử dụng tít thông tin phải chú ý loại bỏ những câu rườm ra, những từ không cần thiết, có thể dựa vào những tít khác nhất là tít lớn.
Có hai cách đặt tít loại này: chủ ngữ - động từ - bổ ngữ hoặc câu không động từ. mỗi một cách đều có cái hay riêng, kiểu đầu chỉ rõ hành động, kiểu thứ hai cô đọng nhấn mạnh từ khóa.
Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo nhưng nêu ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích độc giả đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này trong các tạp chí điện tử. Khi thông điệp chính đã được xác định, chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn.
Có vô số cách để viết tít gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một điều khó tin, một câu chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ… Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả đó là vừa dùng tít lớn có tính thông tin, vừa dùng tít có tính gợi.
Làm thế nào để thành công? Câu trả lời là chọn ra được vấn đề chính trong thông điệp cốt lõi và một tít hay là phần cốt yếu trong thông điệp này. Mình cần nói điều gì với độc giả? Trước hay sau khi viết? Đó là những câu hỏi mà tác giả phải đặt ra khi có ý định sử dụng bài báo in cho báo điện tử. Và cũng có những khi chúng ta tìm ra ngay được tít phù hợp khi chuyển nhưng thông thường phải xác định phương hướng cụ thể để chuyển bài báo in sang bài báo điện tử thì mới đến công đoạn tìm tít.
Phải đặt tít ngắn vì càng ngắn thì càng dễ đọc, rất phù hợp khi độc giả phải tiếp nhận thông tin qua màn hình vi tính rất khó chịu và tức mắt. Như vậy càng nhiều tít ngắn thì độc giả có thể đọc được nhiều tít. Từ đó càng có nhiều lựa chọn cho việc sẽ đọc bài của tít nào.
Đó là chưa kể đến việc một tít quá dài phải thực hiện ngắt dòng nhiều lần có thể gây ra sự hiểu lầm cho độc giả và sẽ gây ra ấn tượng xấu về thẩm mỹ của tít báo điện tử. chính vì vậy khi thực hiện việc biên tập từ báo in sang báo điện tử có thể áp dụng phương pháp tự ép mình vào cái chuẩn “50 ký tự”.
Khó có thể có tít tiếng Việt cực ngắn mà lại diễn tả đủ nội dung bài viết trên báo điện tử. nhưng độ dài chừng 50 ký tự là mức hoàn toàn có thể đạt được và để đạt được mức ký tự đó có thể dùng các kỹ thuật theo từng bước tuần tự như sau:
- Bỏ những từ thừa.
- Bỏ những từ có cũng như không như “của”, “về”, “được”…
- Bỏ “các”, “những” nếu có thể.
- Cắt bớt những chữ trong từ nếu được như cắt chữ “thành” trong “thành lập”, cắt chữ “sang” trong cụm từ “sang thăm”, cắt “phòng” trong cụm từ “phòng chống”, cắt chữ “tham” trong cụm từ “tham dự”…
- Tránh những câu bị động.
- Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói là Việt Nam.
Đương nhiên, phải nói luôn là có những cái tít gần như “bất khả kháng”, đa phần là do chức danh, do tên công ty, xí nghiệp quá dài, nhưng số này cũng không nhiều.
Sử dụng thêm các yếu tố phụ trợ cho tít: tiêu đề, tít phụ, tít dẫn, đề mục, lời đề dẫn.
Tiêu đề được đặt phía trên tít và được in bằng một cỡ chữ nhỏ hơn, tiêu đề làm rõ và làm phong phú thêm tít. Tiêu đề hỗ trợ cho tít bằng cách rút tít thoát khỏi yếu tố hoàn cảnh (ở đâu, khi nào) thường làm dài tít một cách vô ích. Tiêu đề cũng cho phép pha trộn tốt hơn giữa một tít gây sự chú ý với một tiêu đề mang tính thông tin nhiều hơn, hoặc ngược lại. Không được lẫn lộn với tên trên mục là phần phụ thuộc vào cách tổ chức của tờ báo điện tử chứ không phụ thuộc vào bài báo cụ thể.
Tít phụ xuất hiện ngay dưới tít chính, tít phụ - được dùng để làm rõ thông tin hoặc tăng thêm hấp dẫn – mang đến những thông tin bổ sung khi chuyển tít từ báo in sang báo điện tử.
Lời đề dẫn được đặt giữa tít và phần đầu của bài báo, lời đề dẫn là một đoạn văn ngắn mà chỉ với vài từ, nó cho phép người đọc nắm được ý chính của bài báo mà họ sẽ đọc.
Đề mục giúp mắt người đọc được nghỉ ngơi, phá vỡ sự đơn điệu và giảm bớt sự đồ sộ của tít. Khác với tít, đề mục không nhằm mục đích tóm tắt thông tin sẽ được trình bày trong mục đó, mà chỉ đưa ra một hàng mẫu để gây sự chú ý. Có độ dài một dòng, tối đa là hai dòng, đề mục được cấu thành từ những từ nhất thiết phải được trích ra từ bài báo. Những từ này sẽ được lựa chọn theo tiêu chuẩn có uy lực, có ảnh hưởng đến trí tưởng tượng. vì vậy đề mục phải cụ thể, có hình ảnh, gây ấn tượng mạnh. Cũng giống như tít, người tránh những cách diễn đạt trừu tượng. hãy soạn những đề mục khi bạn kết thúc công việc, trong khi đọc lại toàn bộ nội dung bài báo đã được chuyển từ báo in sang báo điện tử.
Phải có các hình minh họa: các bức ảnh, các tranh vẽ (bản đồ, đồ thị, biếm họa… các minh họa rất quan trọng (chứ không phải là phần thêm vào của tít) và có hiệu quả (chúng không phải chỉ xuất hiện để làm đẹp) phần minh họa này sẽ tham gia cùng với tít vào ngay từ cấp độ đọc đầu tiên nó sẽ mang đến một cách đọc khác cho thông tin của tít hoàn toàn nhạy cảm hơn.
Nhưng cần phải chú ý ngay cả khi “một bức ký họa nhỏ còn nói được nhiều điều hơn là một bài diễn văn dài”. Tuy nhiên, phần hình ảnh thường khó giải mã hơn phần chữ viết. chính vì thế, các hình ảnh minh họa đều phải có chú thích đi kèm.
2.2. Kĩ thuật chuyển sapô báo in sang báo điện tử.
Nhất thiết phải viết Sapo cho bàì báo điện tử dù cho bài báo đó được chuyển từ tờ báo in mà không có sapô và độ dài của sapô phụ thuộc vào độ dài của bài báo.
Chú ý khi biên tập phải hết sức cẩn thận với những sapô giả (không được viết) mà thực ra là phần đầu của một bài báo được trình bày đồ hoạ khác đi ở báo in khi chuyển sang báo điện tử không được giữ nguyên như vậy và phải thay đổi theo những tiêu chí của một sapô báo điện tử.
Khi viết hoặc chuyển sapô của báo in sang báo điện tử cần phải lưu ý những vấn đề về sapô đó là phải đảm bảo cho sapô của báo điện tử hoàn thiện phần tít đã đặt ở trang chủ bằng cách nói rõ chủ đề bài báo và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý, giúp độc giả hình dung được bài báo sẽ nói gì.
Sapô báo điện tử phải được biên tập sao cho nó có thể thực hiện được công việc tóm tắt thông tin bằng cách đưa ra các thông tin chủ yếu. Sapô phải có nhiệm vụ giải thích bài báo bằng cách chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. Tạo ra sự cuốn hút độc giả, giải thích vì sao độc giả nên đọc phần tiếp theo của bài báo. Ở đây cần phải vận dụng luật xa gần để giúp độc giả hiểu rằng bài báo có liên quan tới họ và họ sẽ có lợi khi đọc nó.
Sapô báo điện tử phải nêu rõ hoàn cảnh, đặc biệt với thể loại phỏng vấn và những bài viết về sự việc thời sự đã qua. Đối với một bài viết nhiều kỳ, sapô phải có tác dụng gợi lại những thông tin kỳ trước, phải là sự gắn kết giữa bài báo kỳ này với kỳ trước. Với phỏng vấn sapô có thể giới thiệu vắn tắt người được phỏng vấn và gợi vấn đề mà người đó đề cập đến.
Sapô báo điện tử phải có chức năng thông báo bố cục. Đây là một cách phát triển thông điệp cốt lõi của bài báo mà trong tít đã nhắc đến rất cần thiết cho những độc giả đọc nhanh và không nhiều thời gian như độc giả báo điện tử, vì cách này sẽ làm cho thông tin trở nên rõ ràng rành mạch.
Sapô của bài báo điện tử phải có được chức năng “mời đọc” Đó là việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong sapô sao cho độc giả cảm thấy lôi cuốn và muốn đọc tiếp những thông tin tiếp theo trong bàì báo. Nếu một sapô khô khan quá, thông tin nhạt nhẽo quá sẽ khiến độc giả cảm thấy nản và không tiến hành truy cập tiếp.
Sapô là yếu tố tác động vào mắt khán giả được độc giả tiếp nhận đầu tiên trong phần bài báo, sau khi đọc tít và thực hiện liên kết vào nội dung bài báo, nó rất quan trọng trong việc trình bày trang báo điện tử, chính vì vậy phải dùng cỡ chữ khác và to hơn chữ trong bài báo. Điều này có ý nghĩa rất lớn giúp cân bằng phần chữ, phần trắng, và phần minh hoạ một trang báo làm cho sapô nổi bật trong bài báo không bị lẫn phần chữ viết của bài báo để khi đọc độc giả không bị lầm tưởng sapô là phần bài viết từ đó tạo ra một cách đọc mạch lạc và rất cần thiết cho những người đọc lướt, họ chỉ đọc sapô, không cần chú ý đến phần nội dung mà vẫn nắm được thông tin.
Trong báo điện tử nên sử dụng hai loại sapô là sapô thông tin và sapô khơi gợi hoặc chứa đựng ít nhiều cả hai yếu tố. Giống như phần tít, sapô có tính thông tin trả lời một cách đầy đủ nhất có thể được cho các câu hỏi tham khảo, nhắc lại góc độ bài báo bằng cách làm rõ nó. Đó là loại sapô vừa giản dị vừa trung lập và nghiêm túc.
Sapô có tính khơi gợi, các sự việc đôi khi được coi là đã được biết đến. Sapo ở đây chỉ đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ và giọng điệu của bài báo, từ đó thúc đẩy độc giả đi đến quyết định sẽ phải đọc bài báo để biết rõ thêm thông tin chi tiết.
Độ dài của những sapô khác nhau thay đổi tuỳ theo độ dài của từng bài báo điện tử cụ thể nhưng sapô thường thường ít khi vượt quá ba câu.
Trong tất cả các trường hợp đều phải chú ý đến tính độc lập của các cấp độ đọc khác nhau của độc giả. Độc giả đọc báo in khác hoàn toàn so với đọc báo điện tử. Chính vì vậy các thành phần thông tin đưa ra trong phần tít và phần sapô nhất thiết phải là sự khái quát một cách cô đọng và chính xác phần nội dung, có nghĩa là phần tít và phần sapô nhất thiết phải được xuất hiện lại trong bối cảnh của phần nội dung. Vì vậy bài báo phải có thể hiểu được ngay cả khi người ta không đọc phần tít cũng như sapô và ngược lại.
Tít và sapô chỉ là phương tiện giúp cho người đọc truy cập vào bài báo tiếp tục đọc bài báo, còn trong phần nội dung nhất thiết phải có sự đồng nhất với tít và sapô. Không được để độc giả cảm thấy mình bị lừa khi đọc phần nội dung, mà không thấy cái mà họ tin rằng sẽ được thấy khi đọc phần tít và sapô của báo điện tử.
2.3. Kỹ thuật chuyển phần chính văn và kết cấu của báo in sang báo điện tử.
2.3.1. Kỹ thuật chuyển phần chính văn.
Do đặc điểm của báo in và báo điện tử đã nêu ở chương 1 có thể thấy rõ một điều đó là viết cho báo điện tử rõ ràng lại khác so với viết báo in. Vì thế, dù bạn muốn viết bài cho báo điện tử hay chuyển bài viết từ báo in sang báo điện tử thì cũng phải luôn lưu ý một số kĩ thuật cơ bản về phần chính văn và kết cấu bài viết để thu hút nhiều độc giả cũng như sự tôn trọng của họ.
Kỹ thuật đầu tiên để viết hay để chuyển một bài báo in sang báo điện tử đó là viết càng ngắn càng tốt. Vì độc giả không thể ngồi hàng giờ để nghiên cứu thông tin của một bài báo in trên trang báo điện tử nên kĩ thuật viết ngắn là một kỹ thuật quan trọng để có thể níu giữ độc giả của báo điện tử. Độc giả sẽ cảm ơn những người viết không làm họ mất thời giờ. Ngôn ngữ đơn giản trực tiếp sẽ chuyển tải suy nghĩ của người viết hiệu quả hơn là những câu khoe khoang trình độ văn học bởi nó sẽ khiến độc giả thấy chán nản vì có cảm tưởng như đang bị lên lớp.
Roy Peter Clark cây bút chuyên viết cho viện Poynter, một website nghiên cứu danh tiếng về báo chí từng tuyên bố khi viết bài cho bài báo điện tử là “ Viết cái gì thì viết nhưng phải dưới 800 chữ”
Bên cạnh những tiện ích hấp dẫn và cách thức sử dụng tiện lợi, một tờ báo điện tử chỉ thu hút người đọc khi có nhiều thông tin. Nhưng một vấn đề đặt ra đó là tác giả thì muốn bài viết dài kể chi tiết về sự vật, sự việc, hiện tượng, nhưng người đọc lại muốn đọc những bài ngắn. Có thể có người lập luận rằng bài dài thì có thể làm nhiều trang báo và thực hiện siêu liên kết các bài báo đó qua đường link. Cách làm này không sai, vấn đề này chỉ nằm ở chỗ người đọc có thực hiện liên kết hay không mà thôi. Chính vì vậy tác giả không nên chú ý nhiều đến phần chi tiết, bởi nhiều khi cho vào bài viết cũng không được độc giả đọc tới. Chính vì độc giả đọc báo điện tử không hề đọc mà chỉ lướt mắt và chỉ dành cho mỗi tin, bài một khoảng thời gian rất ngắn nên phần nội dung của báo điện tử phải đảm bảo:
Không nói dài dòng phải nói thẳng vào câu chuyện chính, phải đảm bảo các sự kiện được trình bày một cách súc tích, cô đọng. Đó là một phong cách tìm kiếm sự hiệu quả. Cần phải làm cho người đọc hiểu mình định nói gì bằng một số ít từ, tránh lan man và tác động nhanh chóng đến độc giả bởi sự thông minh cũng như sự nhạy cảm.
Để cho một thông tin được hiểu trước hết nó phải được đọc thì sự trình bày và chính văn của nó phải hấp dẫn . Một trong những nét đặc thù của chính văn báo điện tử là phải thường xuyên tính đến hiệu quả gây ấn tượng về thị giác mà bài báo sẽ có được ở lúc kết thúc.
Chính văn của báo điện tử phải đảm bảo trước hết là làm cho đa số người đọc hiểu được một cách nhanh chóng ý nghĩa của thông tin bằng cách nêu bật ngay lập tức điều chủ yếu, không cần tô điểm thêm, không do dự phải tiến thẳng tới đích. Phải viết đơn giản (simple writing) không được đánh đố vì nó sẽ làm độc giả báo điện tử cảm thấy khó chịu và không đọc tiếp.
Tác giả bài báo điện tử phải có trách nhiệm mang đến thông tin dễ hiểu và trọn vẹn của độc giả (kể cả độc giả thông thường và các chuyên gia) một cách cô đọng nhất.
Phần chính văn của báo điện tử cần tìm một cách giải thích, diễn dịch, bằng cách thay từ khác đơn giản dễ hiểu hơn. Chúng ta không nên bắt độc giả “đánh vật” với mớ từ ngữ “cao siêu” của mình.
Độc giả của báo điện tử, như đã nói ở chương một là những người bình thường nhưng có kiến thức và năng động ở nhiều lứa tuổi. Nếu độc giả của báo điện tử không phải là các “chuyên gia” thì cũng có nghĩa họ là những độc giả thông thường. Họ muốn và có quyền được thưởng thức một bài viết trên báo điện tử thật hiểu dễ nhớ.
Tóm lại, độc giả không muốn phải động não nhiều khi nhận thông tin nếu chúng ta là người viết mà để người đọc dừng lại một lúc để suy nghĩ về ý tứ của từ, của câu, hay mất công sức tìm ra “ẩn ý” của tác giả thì nghĩa là chúng ta có lỗi.
Đôi khi chúng ta loay hoay với những từ diễn đạt phức tạp những cách dùng từ trừu tượng, cách viết “đao to búa lớn’ mà lại quên đi nguyên tắc này: đơn giản chính là con đường để dẫn đến trái tim độc giả nhất.
Muốn vậy, để một thông tin có thể hiểu được nhanh chóng trên báo điện tử nó cần phải trả lời nhanh chóng sáu câu hỏi then chốt, thiếu một trong những câu trả lời này thì toàn bộ thông tin ấy có thể mất đi tính hợp lý của nó. Đó là những câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao?
Đối với báo điện tử độc giả không chỉ muốn biết ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Mà còn như thế nào? Và tại sao?
Ai: là chủ thể của thông tin
Ở đâu: trong một nước, một quận, một thành phố, một cơ sở, thậm chí trong một căn phòng nào đó. Nhưng sự chính xác địa điểm này là điều không thể thiếu được. Độc giả thường phản ứng theo luật xa gần về địa lý của thông tin.
Khi nào: hôm qua, ngày 15 tháng 3 vừa rồi, cách đây 15 ngày…Người ta không cần năm hiện tại, trừ những ngày đầu của năm mới để tránh những nhầm lẫn.
Tại sao: những nguyên nhân, những mục tiêu, những lý do của sự việc được kể lại.
Tóm lại đối với báo điện tử sử dụng cấu trúc này cho phần chính văn có hiệu quả đặc biệt đối với bài báo đưa thông tin, cho phép một độc giả bận rộn có thể liếc nhanh và hiểu được phần nội dung chính của thông tin.
Do đó, một nguyên tắc được đưa ra cho người biên tập báo điện tử là thu hút sự chú ý của độc giả ngay lúc họ lướt mắt qua các trang báo và những đầu đề cũng như nội dung đầu tiên của bài viết vì chúng ta chỉ có vài giây để thuyết phục họ đọc bài viết của chúng ta.
Để độc giả đọc, phải làm cho bài dễ xem tới mức tối đa, người ta chú ý đến văn phong, cách trình bày và minh hoạ, nhưng độc giả phải nắm được thông điệp. Vậy là bài viết phải rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu.
Tiếp theo trong phần chính văn của bài báo điện tử phải phân biệt được phần chính yếu và phần phụ.Hãy mạnh dạn tóm lược phần chính yếu của thông tin như thể bạn làm việc đó cho chính bạn. Bằng một, hai câu, không nhiều hơn.
Về câu văn của bài viết báo điện tử, tác giả phải sử dụng tối đa những câu ngắn sắc bén, dùng những câu chủ động, không lạm dụng những tính từ và phó từ.Những công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình người ta nhớ được mười hai từ trong mỗi câu. Nói chung độc giả thường nhớ nửa đầu của một câu. Hãy đặt cái chính yếu của thông tin ở đầu mỗi đoạn.
Cấu trúc cú pháp dễ hấp thụ nhất, dễ hiểu nhất là cấu trúc thông thường: Chủ ngữ - động từ - bổ ngữ. Một ý duy nhất, một thông tin duy nhất trong một câu. Hãy tránh những cấu trúc quá dài, quá cầu kỳ.
Hãy tránh những sự liệt kê nếu có thể được, hoặc lúc đó sắp xếp chúng nối tiếp nhau theo hệ thống giữa từng đoạn tường thuật. Nếu không bạn có nguy cơ làm mệt mỏi độc giả của mình.
Hãy tạo ra những đoạn viết thông thường móc nối với nhau một cách lôgíc và nhất quán, hãy xác định những chỗ nối của hai câu và cắt chúng ở đó bằng một dấu chấm, đồng thời hết sức tránh dùng: những đại từ quan hệ (mà, thì…), những liên từ phụ thuộc (khi mà, sau khi mà…), những liên từ phối hợp (nhưng, và,…), những dấu chấm phẩy.
Một nguyên tắc của các nguyên tắc khi viết phần chính của văn báo điện tử đó là hãy luôn bắt đầu bằng thông tin chính. Đó là nguyên lý “ thẳng tới đích” mà chúng ta đã nói đến, phải luôn ưu tiên cho sự chính xác và giản dị. Giản dị không có nghĩa là dễ dãi và nghèo nàn, đó trước hết là sự cô đọng ý, cần phải viết bằng từ ngữ hàng ngày và như mọi người.
Trên báo điện tử phải nhớ rằng luôn dùng từ chính xác, hãy tránh những động từ vô vị. Ngôn ngữ của bài báo phải đủ phong phú để cho phép diễn đạt một loạt những sắc thái khác nhau.
Biết chọn lựa cách diễn tả độc đáo ý kiến của mình. Nhưng cái chính, trước hết là sự chặt chẽ và chính xác trong cách diễn đạt. Làm cho độc giả hiểu mà tiết kiệm được câu chữ, đó là nghệ thuật của nghề làm báo điện tử. Ngược lại, ngôn ngữ thể chế (giáo điều, chứng nhắc), lối diễn tả văn chương (tản mạn, lộn xộn) và lôgic của giảng đường ( thuyết trình, tranh luận, kết luận) là những điều làm cho độc giả báo điện tử chán ngán.
Khi viết bài hay chuyển báo in sang báo điện tử phải chú ý một điểm quan trọng là dùng các đoạn ngắn, mỗi đoạn một ý, hãy ưu tiên những câu ngắn, làm nhiều tin cho một sự kiện.
Trong mỗi đoạn ngắn đó lại ưu tiên những câu ngắn. Hãy cô đọng, hãy loại bỏ những câu thừa và những sự lặp lại, kết nối thông tin theo cách lôgic… Hãy bỏ những lời lẽ rườm rà kiểu như: cũng cần phải nhấn mạnh- chúng ta lưu ý rằng - cần thiết phải nhận ra rằng- tất nhiên người ta có thể nghĩ rằng.
Dùng thì chủ động đó là dù viết bằng ngôn ngữ gì- tiếng Anh hay tiếng Việt thì đều nên viết “làm việc đó” chứ không phải là “ việc đó đã được làm”. Để dành thì bị động cho những tình huống mà ta không biết rõ về chủ ngữ ví dụ như các báo cáo viết về tội phạm hoặc cáo trạng của toà. Nhưng ngay cả trong nhưng trường hợp đó thì cũng nên cố gắng dùng nhiều câu ở thì chủ động. Thì chủ động giúp cho chính văn của tác giả báo điện tử trở nên trực tiếp hơn, năng động hơn.
Mỗi khi có thể được dùng thời hiện tại tốt hơn là thời quá khứ, trước hết khi tác giả kể lại một cảnh mà người ta đã gặp.
Phải tránh những cách viết mập mờ, chung chung như “làm- cái gì đó- không ai”. Tìm những từ chúnh xác và khơi gơi, nó làm nổi bật các câu văn của bạn.
Hãy sử dụng nhiều hình ảnh, những sự ẩn dụ, những từ giản dị, cụ thể sinh động- chính xác là nhiệm vụ cho người làm báo điện tử.
Đối với các tên riêng trên báo điện tử hãy viết bằng chữ in hoa nếu bài viết của bạn viết tay để tránh mọi sai sót. Ngược lại phải lưu ý để nó không bị viết bằng chữ in hoa khi đến với công chúng.
Hạn chế việc viết tắt các chữ cái đầu (trừ một số đã rất quen thuộc), trong mọi trường hợp phải nên rõ ràng tới mức tối đa. Việc viết tắt phải theo nững nguyên tắc được thống kê trong cuốn luật in ấn.
Bài báo khi được viết hay biên tập lại từ báo in cũng phải đảm bảo dành cho công chúng đông đảo nhất có thể được. Điều này quan hệ tới chính tác giả, ngay dù bài báo điện tử chỉ động chạm tới một giới độc giả hạn chế. Như vậy từ ngữ của báo phải dễ hiểu, hãy tránh những biệt ngữ (ngôn ngữ giáo điều, từ ngữ hành chính…) những từ ngữ hoặc thành ngữ hiện không còn dùng nữa, từ nước ngoài, từ địa phương.
Một kĩ thuật tiếp theo đó là viết sao cho tạo ra sự lôi cuốn và chú ý của độc giả.Trước hết độc giả phải được nhìn trước khi đọc phần chính văn của báo điện tử.Vì vậy đối với những bài dài, nên có những tiêu đề mục chứa đựng thông tin (cách này vừa tạo ra điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp).
Có thể dùng font đậm (bold) để nhấn mạnh những điểm quan trọng (nhưng chú ý không nên lạm dụng)
Dùng bullet cho các danh mục (nhìn thoáng là biết từng điểm, rất rõ ràng) để phá những khối chữ dài, xám xịt.
Muốn phần chính văn của bài báo điện tử thu hút được độc giả nó phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phần văn tự, các yếu tố phi văn tự và yếu tố âm thanh cũng như hình ảnh.
Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ, không chỉ có ý nghĩa trang trí, bởi người ta đã có câu “nhìn con bò chứ không nói con bò”. Ảnh phải được sử dụng nhiều, kích thước linh hoạt, rõ ràng, sắc nét và chứa đựng nhiều thông tin.
Hãy luôn đặt câu hỏi: “thông tin này có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa không?” (nếu thấy nên làm biểu, bảng thì phải tiến hành làm ngay).
Tiếp đến là hình ảnh động sử dụng đi kèm, có thể là các đoạn phim ngắn (video clips) hay hoạt hình (flash).
Nên sử dụng kèm theo âm thanh. Âm thanh trên báo điện tử có thể là đoạn thu âm lời nói hay tiếng động hiện trường.
Dùng các đường link để tạo ra sự kết nối trong bài viết. dùng nó để bổ sung thêm chi tiết cho phần nội dung bài viết mà không cần phải viết thêm (nhưng phải nhớ kiểm tra chắc chắn rằng đường link dẫn đến tin, bài đó). Tạo ra sự kết nối là tạo ra cơ hội để độc giả có thể liên kết sang các nội dung hỗ trợ, chi tiết bên ngoài trang chứa nội dung bài viết mà độc giả đang đọc nếu họ có nhu cầu. Nói chung các bài báo đều dẫn nguồn, nhưng lợi điểm của báo điện tử là người viết thậm chí có thể đưa độc giả đến thẳng với các nguồn tin hỗ trợ. Nên ghi lại đường dẫn của các nguồn tin khi thu thập thông tin để tạo đường link trong bài. Nên tạo đường link với các tên riêng, từ khóa hoặc một cụm từ, chứ không nên viết cả đoạn đường dẫn dài hoặc tệ hơn là kiểu yêu cầu “hãy click vào đây”.
Cuối cùng là soát lối chính tả cho phần chính văn. Hãy đọc kỹ để sửa lỗi chính tả vì độc giả sẽ rất khó chịu với sự sai sót này.
2.3.2. Kỹ thuật chuyển kết cấu.
Sau khi tất cả bài viết cho báo điện tử đã trôi chảy, mạch lạc. Nhưng một bố cục là cả một sự chuẩn bị, trong đó các thông tin được sắp xếp và tổ chức.
Đừng soạn theo trật tự những ý nghĩ đến với người viết. Cũng không theo trật tự trong quá trình khai thác những thông tin của tác giả, vì như vậy đường dây dẫn sẽ quá bấp bênh và có nguy cơ độc giả sẽ không đi theo bài viết của bạn.
Không nên viết một cách đơn giản theo trật tự logic của chuỗi ý hoặc sự việc, hiện tượng. Bạn sẽ làm độc giả buồn chán khi bạn không chọn lựa thông tin.
Một bài báo điện tử sẽ có kết quả khi tác giả của nó cố gắng xếp đặt, liên kết trong đó tất cả những yếu tố sẽ theo một sự bố trí đặc biệt. Trật tự trước hết phải đảm bảo rất tâm lý và ưu tiên đặc biệt cho xúc cảm, sự nhạy cảm, hơn là cho ý chí, đặc biệt là đối với báo điện tử.
Điều đó cắt nghĩa vì sao bố cục dùng nhiều nhất cho thông tin nói chung của báo điện tử là kiểu hình chóp đảo ngược… Người ta đi từ nguyên tắc là sự đầy đủ của một bài báo không thể có được khi đọc lướt. Để có hy vọng độc giả sẽ đọc đến nội dung (sự cạnh tranh của những bài báo khác rất khắc nghiệt!) cần phải đem vào đó cái tốt nhất (hoặc cuốn hút nhất) lúc bắt đầu. Những chi tiết khác sẽ được phát triển về sau.
Để thu hút sự chú ý của độc giả, báo điện tử có thể sử dụng kết cấu sau:
Kết cấu kim tự tháp ngược: việc đầu tiên là tập hợp thông tin. Sau đó sắp xếp chúng. Cách đơn giản nhất là theo thứ tự quan trọng giảm dần. Thông điệp cốt lõi phải được nói ngay ở đoạn đầu bài viết. Đó là bố cục điển hình dành cho những tin ngắn trên báo điện tử. Đoạn đầu tiên nêu điểm cốt yếu, phần chính của thông tin phải trả lời ngay được một cách tổng hợp những câu hỏi: ai? Cái gì? ở đâu? Như thế nào? Và không bắt buộc là “tại sao?”. Những đoạn tiếp theo phân bố những thông tin hạng hai theo một trật tự giảm dần về mức độ quan trọng. Các đoạn sau là sự phát triển các thông tin bổ sung. Nó sẽ để lộ ra diễn biến sự kiện và chi tiết.
Cách tổ chức theo thứ bậc phải ở độ cao nhất.
Độc giả đi thẳng trực tiếp vào trung tâm thông tin với kết luận của nó, ngay cả trường hợp độc giả đọc bỏ dở. Điều này sẽ tạo điều kiện cho độc giả đọc nhanh.
Đừng bao giờ giữ cái quan trọng nhất cho phần kết.
Những động giả không có nhiều thời gian như độc giả báo điện tử có thể sẽ ngưng đọc sau khi đã nắm được các thông tin chính.
Kết cấu thời gian đảo ngược: Theo cách này, chúng ta có thể bắt đầu bằng tương lai. Chúng ta có thể đi từ sự kiện (miêu tả sự việc, hoàn cảnh) để đi tới qua khứ (phân tích lý do), lại đi tới hiện tại (miêu tả những hậu quả) và thực hiện kết luận trên những viễn cảnh tương lai.
Kết cấu tổng hợp: phân tích cho báo điện tử. Là thực hiện sự miêu tả đầy đủ nhất, nhiều tham vọng nhất (đòi hỏi phải biết chế ngự và nghiêm khắc). Giới thiệu thông tin của sự kiện và những gì xung quanh nó. Kết cầu này tương tự như kết cấu một bài phát biểu về lịch sử. Chúng ta bắt đầu bằng sự việc hoặc tình trạng sau đó đi đến nguyên nhân hoặc kết quả. Kết cấu này đơn giản và logic, cho phép đề cập kĩ một vấn đề mà không làm độc giả chán.
Tóm lại mỗi loại kết cấu trên khi dành cho bài viết báo điện tử đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Cần nắm rõ mỗi loại cấu trúc để tìm ra cấu trúc thích hợp cho bài báo. Người viết có thể lựa chọn cho phù hợp với thông tin mà mình muốn truyền tải. Không thể nói kiểu kết cấu nào hay hơn nhưng tất cả đều có điểm chung là theo một lôgic nhất định để nêu bật chủ đề. Mà ít nhất nó cũng giúp cho bài viết của báo điện tử thêm mạch lạc, và độc giả báo điện tử cũng biết được điều gì đang chờ họ phía trước.
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, từ những đặc trưng riêng biệt của loại hình báo in và loại hình báo điện tử như tính thời sự và tính định kỳ, sự đồng hiện thông tin và đặc trưng của việc tiếp nhận thông tin của công chhúng cũng như tính tương tác của báo điện tử. Từ thực trạng một số báo điện tử hiện nay cụ thể là báo điện tử Tuổi trẻ và Thanh niên sử dụng nguyên bài của báo in bao gồm cả tít, sapo, phần chính văn cũng như kết cấu mà không qua biên tập, xử lý lại không phù hợp với đặc trưng, đặc trưng của báo điện tử và cách tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử, làm cho sự tiếp nhận của công chúng trở lên khó khăn hơn và từ đó cũng làm giảm hiệu quả truyền đạt thông tin của báo điện tử. Với những thực trạng trên có thể thấy tầm quan trọng của yêu cầu phải biên tập lại khi sử dụng bài của báo in cho báo điện tử. Biên tập trên cơ sở tận dụng những yếu tố hay của báo in kết hợp với những lợi thế, những điểm mạnh của báo điện tử sao cho bài viết không mất đi ý tưởng ban đầu của tác giả mà vẫn phù hợp với yêu cầu của một bài báo điện tử. Trong khuôn khổ hạn hẹp bài khoá luận chỉ ra một số kỹ thuật biên tập gồm tít, sapo, chính văn và phần kết cấu. Mong muốn góp phần nhỏ vào việc giúp các nhà làm báo điện tử có phương hướng và cách thức tiến hành việc biên tập cho bài báo điện tử phù hợp với yêu cầu, từ đó sẽ thu hút được công chúng đến với báo điện tử làm cho báo điện tử trở thành một loại hình truyền thông chủ đạo trong việc đưa thông tin một cách nhanh chóng nhất đến với công chúng và ngày càng tốt hơn vào đời sống thông tin của xã hội. Làm cho báo điện tử trở thành một tờ báo độc lập với báo in trong truyền đạt thông tin và khẳng định được rằng báo điện tử hiện nay không phải là một phiên bản rút gọn của báo in như người ta từng làm và lầm tưởng.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LBC (3).doc